You are on page 1of 4

KINH TẾ QUỐC TẾ

Câu hỏi ôn tập

1. Quốc gia X có 1200 đơn vị lao động, có thể sản xuất hai hàng hóa A và B. Hàng hóa A
và B cần lần lượt là 3 và 2 đơn vị lao động.

a. Vẽ đường biên khả năng sản xuất của quốc gia X

b. Tính chi phí cơ hội của sản phẩm A và sản phẩm B

c. Khi không có thương mại, giá của sản phẩm A theo B thế nào

d. Ngoài quốc gia X, xét thêm quốc gia Y có lực lượng lao động 800, sản phẩm A
cần 5 đơn vị lao động, sản phẩm B cần 1 đơn vị lao động. Vẽ đường biên khả năng
sản xuất của quốc gia Y

e. Giả sử X có 2400 công nhân, tìm giá cân bằng tương đối

2. Lý thuyết TMQT: chủ nghĩa trọng thương, lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh của David
Ricardo.

3. Có số liệu về năng suất lao động (đầu ra tính bằng giờ lao động cho một sản phẩm)
như sau:

Sản phẩm Quốc gia

Pháp Nhật

Rượu vang 1 3

Đồng hồ 4 2

a. Xác định lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của các nước

b. Phân tích lợi ích thương mại (quy đổi thành giờ lao động) của 2 quốc gia và thế giới
dựa trên lợi thế tuyệt đối với tỷ lệ trao đổi là 1 đồng hồ= 2 chai vang

4. Có số liệu trong bảng dưới đây cho biết số giờ công lao động cần thiết để sản xuất 1 m
vải và 2kg thép ở Việt Nam và Nhật Bản như sau:

Sản phẩm Quốc gia


Việt Nam Nhật Bản

Vải 3h 2h

Thép 5h 2,5h

a. Xác định lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của các nước

b. Xác định tỷ lệ trao đổi quốc tế hợp lý để 2 bên cùng có lợi

5. Những cơ hội và thách thức đối với người lao động Việt Nam khi tham gia vào thị
trường lao động quốc tế

6. Trình bày nội dung lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo? Theo bạn, các sản
phẩm Việt Nam hiện nay có những lợi thế so sánh nào trên thị trường quốc tế?

7. Những rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế mà hàng hóa xuất khẩu Việt
Nam thường gặp phải? Cho ví dụ. Những loại thuế xuất khẩu, nhập khẩu mà hàng hóa
Việt Nam phải chịu trong thương mại quốc tế

8. Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, tỷ giá USD/VND sẽ thay đổi thế nào
trong các trường hợp sau:

a. Tốc độ tăng thu nhập quốc dân của Việt Nam cao hơn Mỹ

b. Lạm phát ở Việt Nam cao hơn ở Mỹ

c. Mức lãi suất của VND cao hơn của USD ở Việt Nam

d. Mỹ tăng nguồn vốn FDI vào Việt Nam

9. Tại ngân hàng Vietcombank, tỷ giá giữa đồng Canada (CAD) và đồng USD, giữa USD
và VND được niêm yết như sau:

CAD/USD= 0,936/0,946 (tức là có 1 CAD thì Ngân hàng mua vào giá 0,936 USD và bán
ra giá 0,946 USD)

USD/VND= 21000/21500 (tức là có 1 USD thì Ngân hàng mua vào giá 21.000 VND và
bán ra giá 21.500 VND)

Hãy xác định tỷ giá giữa CAD/VND (giá mua vào và giá bán ra của Ngân hàng)

10. Có số liệu trong bảng sau:


Năng suất lao động (sp/giờ) Mỹ Anh

Lúa mỳ (W) 6 1

Vải (C) 4 2

a. Phân tích, mô hình và lợi ích của mậu dịch của 2 Quốc gia
b. Mậu dịch có xảy ra không nếu 6W=18C? Tại sao? Nếu không thì Quốc gia nào
không đồng ý giao thương
c. Ở tỷ lệ trao đổi nào thì lợi ích mậu dịch của 2 quốc gia là bằng nhau

11. Có số liệu trong bảng sau:

Năng suất lao động (sp/giờ) Mỹ Anh

Lúa mỳ (W) 6 1

Vải (C) 4 2

Giả sử 1 giờ lao động ở Mỹ được trả 6 USD, 1 giờ lao động ở Anh được trả 1 GBP

Xác định khung tỷ giá hối đoái giữa 2 đồng tiền để mậu dịch xảy ra

12. Có số liệu trong bảng sau:

Năng suất lao động (sp/giờ) Mỹ Anh

Lúa mỳ (W) 6 1

Vải (C) 4 2

a. Tính chi phí cơ hội của các quốc gia ở 2 sản phẩm
b. Giả sử trong điều kiện sử dụng hết tài nguyên và với kỹ thuật đã cho là tốt nhất, 1
năm ở Mỹ sản xuất được 180 đơn vị lúa mỳ hoặc 120 đơn vị vải, Anh sản xuất
được 60 đơn vị lúa mỳ hoặc 120 đơn vị vải. Bằng đồ thị hãy phân tích lợi ích mậu
dịch của 2 mậu dịch nếu biết rằng khi chưa có mậu dịch xảy ra, các điểm tự cung
tự cấp của 2 mậu dịch lần lượt là A(90W, 60C) và A’ (40W,40C)

Câu 12. Xác định lợi thế tuyệt đối và tương đối trong trường hợp giả định sau về nhu cầu
lao động sản xuất cho 1 đơn vị sản phẩm ở 2 quốc gia như sau:

Việt Nam Campuchia


Quần áo may sẵn 3 5

Lúa gạo 2 3

Có lợi thế tuyệt đối ở quốc gia nào không? Xác định chi phí cơ hội và giá tương đối của
loại quần áo may sẵn ở mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia nên chuyên môn hóa loại hàng nào

You might also like