You are on page 1of 1

1

BÀI TẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


HW#4
Bài 1: Cho hàm cầu và cung sản phẩm X của một quốc gia như sau:
Qd = 180 – 30P Qs = 20P – 20
P là giá (tính bằng USD); Qd là lượng cầu, Qs là lượng cung (tính bằng đơn vị sản phẩm). Quốc gia là nhỏ. Giá thế giới là
2 USD.
a) Xác định số lượng sản xuất, tiêu thụ và nhập khẩu khi thương mại tự do.
b) Chính phủ ấn định hạn ngạch 50 đơn vị. Xác định giá trong nước, tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu.
c) Xác định mức thuế quan tương đương của hạn ngạch.
d) Tính lượng thay đổi thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất.
e) Tính thu nhập tối đa của ngân sách nếu chính phủ bán đấu giá số lượng hạn ngạch.
f) Quốc gia đang áp dụng hạn ngạch. Nếu giá thế giới giảm xuống còn 1,5 USD. Điều gì sẽ xảy ra với giá trong nước,
lượng tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu.
g) Nếu cầu nội địa tăng (đường cầu dịch chuyển sang phải), điều gì sẽ xảy ra với giá trong nước, lượng tiêu dùng, sản xuất
và nhập khẩu
Diễn tả các kết quả bằng đồ thị.
Bài 2: Cho hàm cầu và cung sữa của Mỹ như sau:
Qd = 300 – 8P Qs = 2P – 20
P là giá (tính bằng USD); Qd là lượng cầu, Qs là lượng cung (tính bằng đơn vị sản phẩm).
Hàm cung sữa nhập khẩu vào Mỹ (cung xuất khẩu của các quốc gia nước ngoài): Qf = 18P – 100
a) Tìm hàm cầu và vẽ đường cầu sữa nhập khẩu của Mỹ.
b) Xác định giá và số lượng nhập khẩu, sản xuất, tiêu thụ sữa của Mỹ.
c) Mỹ áp đặt hạn ngạch nhập khẩu 100 đơn vị sữa. Xác định tác động của hạn ngạch tới giá, số lượng tiêu thụ, sản xuất và
nhập khẩu.
d) Xác định ảnh hưỏng của hạn ngạch lên thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất. Xác định thu nhập tối đa mà chính phủ
thu được nhờ bán giấy phép nhập khẩu.
Diễn tả các kết quả bằng đồ thị.
Bài 3: Cho hàm cầu và cung lúa mì của Argentina như sau: Qd = 75 – 10P Qs = 40P – 45
P là giá (tính bằng USD); Qd là lượng cầu, Qs là lượng cung (tính bằng đơn vị sản phẩm). Argentina là quốc gia nhỏ. Giá
thế giới là 3 USD.
a) Xác định giá và lượng cân bằng trong tình trạng tự cung tự cấp.
b) Xác định giá cả, số lượng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu trong điều kiện thương mại tự do.
c) Chính phủ trợ cấp 1 USD cho mỗi đơn vị lúa mì xuất khẩu. Tính giá cả trong nước, số lượng sản xuất, tiêu dùng và
xuất khẩu.
d) Xác định thay đổi thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất, chi ngân sách, thiệt hại ròng do trợ cấp.
Diễn tả các kết quả bằng đồ thị.

HW#5
Bài 4: Chi phí sản xuất vỏ xe tại Phần Lan là $100; tại Nga – $80; tại Ba Lan – $60. Phần Lan là quốc gia nhỏ so với Nga
và Ba Lan.
a) Phần Lan áp dụng thuế nhập khẩu 60% thì quốc gia có nhập khẩu vỏ xe hay không? Nếu nhập khẩu thì từ quốc gia
nào?
b) Phần Lan hạ thuế quan nhập khẩu còn 50%, hiệu ứng nào có thể xảy ra: tạo lập mậu dịch hay chuyển hướng mậu dịch?
c) Phần Lan và Nga thành lập liên hiệp thuế quan, với thuế nhập khẩu 50% với bên ngoài. Hiệu ứng nào có thể xảy ra: tạo
lập mậu dịch hay chuyển hướng mậu dịch? Liên hiệp thuế quan thuộc loại nào?
d) Sau 1 năm, Liên hiệp thuế quan giảm thuế nhập khẩu với bên ngoài xuống 40%. Hiệu ứng nào xảy ra?
e) Sau 3 năm, Liên hiệp thuế quan giảm thuế nhập khẩu với bên ngoài xuống 25%. Hiệu ứng nào xảy ra?
Bài 5:
Giả sử chi phí cho mỗi chai rượu vang là $1,5 ở A; $2,0 ở B; $2,5 ở C; $2,6 ở D. Thuế nhập khẩu rượu vang đang là 25% ở
A; 30% ở B; 100% ở C và 60% ở D.
a) Nước nào nhập khẩu rượu vang?
b) Nước nào xuất khẩu rượu vang?
c) C và D hình thành khu vực mậu dịch tự do. Các nước này xoá bỏ tất cả thuế nhập khẩu đối với mậu dịch qua lại giữa
họ, nhưng giữ nguyên thuế quan đối với nhập khẩu từ các nước khác. Mô hình mậu dịch rượu vang bây giờ như thế nào?
Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do mang lại việc tạo lập mậu dịch hay chuyển hướng mậu dịch? Liệu có khả năng mậu
dịch chuyển hướng?
d) C và D chuyển khu vực mậu dịch tự do thành liên hiệp thuế quan bằng cách thông qua thuế quan chung đối với bên
ngoài bằng 50%. Mô hình mậu dịch mới như thế nào? Sự hình hành liên hiệp thuế quan mang lại việc tạo lập mậu dịch hay
chuyển hướng mậu dịch?
e) Nếu B gia nhập liên hiệp này thì mô hình mậu dịch mới và tác động của việc mở rộng liên hiệp đối với mậu dịch như
thế nào?

You might also like