You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH DOANH UEH


KHOA QUẢN TRỊ

  

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN


MÔN HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11, năm


2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC UEH – TRƯỜNG KINH DOANH UEH
KHOA QUẢN TRỊ

  

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN


MÔN HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn : TS. Hà Quang An


Sinh viên thực hiện : Đinh Việt Dũng
MSSV : 31201021831
Lớp : KM003
Khóa : 46
Email : dungdinh.31201021831@st.ueh.edu.vn

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11, năm


2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài “Tiểu luận cá nhân môn học quản trị kinh doanh quốc tế” này
là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Tất cả các số liệu, tài liệu được sử dụng trong bài luận hoàn toàn trung thực, chính
xác và có nguồn gốc rõ ràng. Các thông tin và nội dung tham khảo đều được trích dẫn đầy
đủ trong danh mục tài liệu tham khảo.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước giảng viên bộ môn, khoa và nhà trường về
sự cam đoan này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2021

Sinh viên thực hiện

Đinh Việt Dũng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
CÂU 1: “ANTI-DUMPING CASE OF VIETNAM CATFISH IN US MARKET”........5
1.1. Giới thiệu.................................................................................................................... 6
1.2. Phân tích “Cuộc chiến cá da trơn”...........................................................................6
1.2.1. Những người được hưởng lợi từ mức thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ.......6
1.2.2. Những người chịu thiệt hại từ mức thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ...........7
1.2.3. Mức thuế này có phải được căn cứ trên lợi ích tốt nhất cho Hoa Kỳ không?.....9
CÂU 2: TRƯỜNG HỢP CỦA UBER KHI THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT
NAM.................................................................................................................................... 10
2.1. Giới thiệu về Uber....................................................................................................10
2.2. Hoạt động kinh doanh quốc tế của Uber và Uber Việt Nam................................11
2.2.1. Hoạt động kinh doanh quốc tế của Uber..........................................................11
2.2.2. Uber tại thị trường Việt Nam............................................................................11
2.3. Những vấn đề nảy sinh trong quá trình kinh doanh của Uber tại Việt Nam......12
2.3.1. Về hệ thống pháp luật.......................................................................................12
2.3.2. Về văn hóa, xã hội............................................................................................14
2.4. Giải pháp đề xuất cho hoạt động kinh doanh quốc tế của Uber...........................15
KẾT LUẬN.........................................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................18
MỞ ĐẦU
Nền kinh tế của các quốc gia đang ngày càng phát triển với các hoạt động giao
thương không biên giới và sự hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự suy giảm dần của các
rào cản thương mại, hội nhập khu vực với cơ sở hạ tầng thương mại quốc tế được cải
thiện và sự xuất hiện của các thị trường mới trên toàn cầu đã tạo ra một bối cảnh cạnh
tranh khác nhau cho các tổ chức. Một mặt, các quốc gia, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp
cận hơn với các thị trường mới, tìm kiếm được nhiều nguồn cung cấp hơn và nhận ra các
cơ hội mới để tăng trưởng trong tương lai. Mặt khác, toàn cầu hóa gia tăng đang làm cho
mọi thứ trở nên khó khăn hơn do sự khác biệt giữa các thị trường và sự phức tạp của cạnh
tranh toàn cầu. Do vậy, để làm rõ những vấn đề cũng như các thách thức trong bối cảnh
kinh doanh quốc tế, nội dung của bài tiểu luận sẽ được trình bày bao gồm 3 phần tương
ứng với 3 chủ đề khác nhau. Mỗi chủ đề sẽ đề cập đến các khía cạnh khác biệt của quá
trình kinh doanh quốc tế và những tác động của các khía này đến quá trình tồn tại và phát
triển của mỗi quốc gia, doanh nghiệp.

1
CÂU 1: Hãy mô tả những xu hướng thay đổi của nền kinh tế toàn cầu trong 30 năm gần
đây. Những xu thế này tạo ra các cơ hội và thách thức gì cho các doanh nghiệp kinh
doanh ở Việt Nam
1.1 Xu hướ ng thay đổ i củ a nền kinh tế toà n cầ u trong 30 nă m gầ n đâ y
Nền kinh tế toàn cầu đã chứng kiến nhiều sự thay đổi đáng kể trong vòng 30 năm qua.
Chúng ta đang dần rời ra một thế giới mà ở đó các quốc gia là những thực thể tương đối
khép kín, bị cô lập với nhau bởi những rào cản đối với thương mại và đầu tư xuyên biên
giới.
1.1.1 Sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới nổi
Sự tồn tại của các nền kinh tế mới nổi ngày càng gia tăng, là động lực thúc đẩy quá
trình toàn cầu hóa kinh tế. Trong 30 năm qua đã chứng kiến sự chuyển dịch của trọng tâm
kinh tế thế giới từ khu vực châu Âu-Đại Tây Dương sang Ấn độ Dương-Thái Bình Dương.
Giai đoạn 2001-2010 đánh dấu sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới nổi như nhóm BRICS
(bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc).

Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới năm 2012, trong vòng 20 năm tới nhóm các nền
kinh tế mới nổi này sẽ chiếm hơn một nửa tăng trưởng toàn cầu và mũi nhọn thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế thế giới. Các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ có triển vọng
thay thế nhóm G7 (nhóm 7 nước công nghiệp lớn trên thế giới) về quy mô kinh tế và trở
thành khu vực kinh tế lớn nhất thế giới.
1.1.2 Sự phát triển và bành trướng của các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia (MNCs)
Cùng với sự tiến bộ trong công nghệ và toàn cầu hóa, nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn
đã thay đổi quy trình sản xuất, đầu tư vào các nước nhỏ hơn để giảm chi phí sản xuất và
tối đa hóa lợi nhuận, từ đó kích hoạt sự tăng trưởng GDP ở các nước nhỏ hơn. Kể từ chiến
tranh lạnh, sự nới lỏng về những rào cản thương mại cũng như sự phát triển khoa học kỹ
thuật đã tạo điều kiện cho các công ty xuyên quốc gia phát triển về số lượng. Nếu năm
1980 chỉ có 20.000 công ty xuyên quốc gia thì qua đến năm 2005, con số này là gần
70.000 với khoảng 500 công ty chủ yếu tập trung ở các nước phát triển. Ví dụ như có
khoảng 27% linh kiện của hãng xe Ford của Mỹ được sản xuất bởi nước khác, hay hãng
sản xuất máy bay nổi tiếng của Mỹ Boeing liên kết với hơn 600 công ty ở nhiều nước khác
nhau để sản xuất linh kiện máy bay của mình.
Các công ty xuyên quốc gia còn đóng vai trò chính trong quá trình chuyển giao khoa
học công nghệ cũng như luân chuyển dòng chảy nguồn vốn đầu tư FDI giữa các quốc gia.
Sự phát triển của các MNCs còn góp phần liên kết các nền kinh tế với nhau, góp phần làm
sâu sắc hóa quá trình phân công lao động quốc tế.
1.1.3 Nền kinh tế tri thức trên nền tảng khoa học công nghệ
Nền kinh tế tri thức với nền tảng là sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã tạo động lực
mạnh mẽ cho sự phát triển của khu vực tài chính trên phạm vi toàn cầu. Nền kinh tế tri
thức, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với tri thức phục vụ công nghiệp
hóa-hiện đại hóa, mặt khác kết nối các nền kinh tế với nhau. Sự bùng nổ của cách mạng
khoa học-công nghệ, trong đó nổi bật là công nghệ thông tin, đã thúc đẩy các quốc gia đầu
2
tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, đồng thời nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm thông qua việc ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã có những tác động đáng kể đến lực lượng
sản xuất và hiệu quả kinh tế, giúp cho các quốc gia tạo được nhiều sản phẩm hơn với chi
phí tối thiểu còn chất lượng thì ngày càng nâng cao. Việc ứng dụng, đổi mới công nghệ
cũng giúp cải thiện năng suất và chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả của chuỗi cung
ứng toàn cầu, chi phí về thương mại và vận chuyển giảm, dẫn đến hạ thấp giá thành sản
phẩm, thúc đẩy tiêu dùng. Ngoài ra, thế giới đã và đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ
của thương mại điện tử dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Người
tiêu dùng trên toàn cầu đang có xu hướng ngày càng gia tăng mua sắm thông qua các sàn
thương mại điện tử hoặc các trang web mua sắm trực tuyến của cửa hàng, giúp tiết kiệm
thời gian cũng như chi phí trong giao dịch mua bán. Như vậy, những tiến bộ về khoa học
công nghệ cũng như ứng dụng những tiến bộ này trong thương mại sẽ là động lực thúc đẩy
phát triển thương mại toàn cầu.
1.2 Cơ hộ i và thá ch thứ c đố i vớ i cá c doanh nghiệp kinh doanh tạ i Việt Nam
1.2.1 Cơ hội
Kể từ chính sách Đổi mới của Đảng năm 1986, Việt Nam đã chủ trương hội nhập quốc
tế sâu rộng, tham gia vào thương mại quốc tế. Hội nhập quốc tế đã và đang mang lại nhiều
lợi ích kinh tế cho Việt Nam trong việc giải phóng các nguồn lực và thúc đẩy chuyển
nhượng vốn xuyên quốc gia.
Với việc ký kết thành công 2 Hiệp định FTA là CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam -
Liên minh châu Âu), Việt Nam được đánh giá là sẽ có nhiều thuận lợi trong thương mại
quốc tế, qua đó tạo thêm việc làm và tạo cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu tại Việt Nam

Với việc phát triển của nền kinh tế tri thức và thành tựu về công nghệ thông tin trên
nền tảng số sẽ thúc đẩy Việt Nam trao đổi tri thức, chuyển giao công nghệ với cái nước
phát triển, tham gia vào những bậc thang cao hơn của chuỗi giá trị toàn cầu, qua đó thu
hẹp khoảng cách giữa Việt Nam với các nước phát triển.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam
ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất, kinh doanh.
Chẳng hạn như các doanh nghiệp áp dụng dây chuyền tự động hóa trong sản xuất sẽ giúp
nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí thuê nhân công. Ngoài ra cách
mạng công nghiệp
4.0 cũng sẽ tăng nhu cầu việc làm với các ngành đòi hỏi trí tuệ, tính sáng tạo bởi những
công việc lao động chân tay sẽ dần bị máy móc thay thế.
1.1.1 Thách thức
Nền kinh tế Việt Nam là “rất mở”, gây ra thách thức dễ bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế
thế giới. Chẳng hạn như chiến tranh Mỹ-Trung và đại dịch Covid-19 đã gây ra đứt gãy
chuỗi cung ứng toàn cầu năm 2021 cũng khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất Việt Nam bị
đình trệ và thậm chí là ngừng sản xuất, làm gián đoạn dòng chảy hàng hóa.
Việc tự do hóa thương mại cũng đặt ra áp lực cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp
3
nước ngoài khi xuất hiện ngày càng nhiều các hàng hóa chất lượng cao chất lượng cao từ
châu Âu. Quy mô doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ, tiềm lực chưa đủ mạnh
sẽ khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực tài chính lớn mạnh, quy
mô sản xuất lớn và có uy tín trong ngành. Việc dần xóa bỏ hàng rào thuế quan sẽ là con
dao hai lưỡi, dù tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam
qua đó đa dạng hóa sản phẩm nhưng lại gây áp lực cạnh tranh lớn cho các doanh
nghiệp nội địa, dẫn đến nguy cơ bị phá sản, nhiều lao động bị mất việc.
Khuôn khổ pháp lý tại Việt Nam còn chưa hoàn thiện, chưa đồng nhất cũng như chưa
bắt kịp với những xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu, gây khó khăn cho quá
trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Ngoài ra để thực thi cam kết trong CPTPP thì
pháp luật Việt Nam cũng cần phải điều chỉnh các quy định về thương mại, sở hữu trí tuệ,
hải quan…

4
CÂU 2: TRƯỜNG HỢP CỦA UBER KHI THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG
VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu về Uber


Uber là một công ty đa quốc gia đến từ Mỹ, công ty cung cấp các dịch vụ giao
thông vận tải thông qua ứng dụng công nghệ và có trụ sở tại San Francisco. Uber hiện
đang có mặt tại hơn 900 khu vực và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Đến tháng 05 năm
2020, Uber đã được định giá hơn 80 tỷ USD sau khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công
chúng (IPO), mặc dù giá trị này thấp hơn kỳ vọng nhưng công ty vẫn đem lại hàng tỉ
USD cho các nhà đầu tư. Uber là một trong những cái nổi bật trong nền kinh tế chia sẻ và
sự ra đời của Uber còn tạo ra một xu hướng mới được gọi là "Uberification" (Uber hóa).
Tính đến năm 2019, Uber ước tính có hơn 110 triệu người dùng trên toàn cầu. Tại Hoa
Kỳ, vào đầu năm 2019, thị phần chia sẻ xe của Uber chiếm 67% và thị phần giao thực
phẩm trong năm 2018 là 24%.

Ý tưởng thành lập Uber xuất phát từ việc Travis Kalanick và Garrett Camp, hai
doanh nhân trẻ không tìm được phương tiện đi lại trong một đêm tuyết ở Paris, Pháp vào
2008. Chính từ kinh nghiệm trong việc gặp khó khăn khi gọi taxi, cả hai doanh nhân đã
nảy ra suy nghĩ về ý tưởng “điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể yêu cầu một chuyến xe từ
chiếc điện thoại của chính mình?”. Khi trở lại San Francisco, Garrett Camp đã mua tên
miền UberCab.com và thuyết phục Kalanick đảm nhận vai trò điều hành công ty. Sau vụ
việc trên, họ đã phát triển một ứng dụng điện thoại thông minh cho phép mọi người đi xe
chỉ bằng một nút bấm. Vào tháng 3 năm 2009, tức chỉ ba tháng kể từ khi phát triển ứng
dụng, Uber đã được ra mắt tại San Francisco. Việc đặt xe dễ dàng và đơn giản đã ngày
càng thúc đẩy sự phổ biến của ứng dụng. Chỉ với một nút bấm, khách hàng có thể đặt một
chuyến đi, GPS xác định vị trí và chi phí sẽ tự động được tính vào thẻ trên tài khoản
người dùng. Từ đây, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại San Francisco nhanh chóng trở
thành một trong những công ty nổi tiếng với tốc độ phát triển nhanh chóng. Và chưa đầy
hai năm sau, vào năm 2011, Uber đã ra mắt thị trường quốc tế tại Paris, nơi ý tưởng về nó
lần đầu tiên bén rễ. Là một công ty thành lập sớm nhất trong lĩnh vực kinh doanh này,
Uber đã tận dụng cơ hội để mở rộng quy mô kinh doanh. Bằng cách áp dụng các chính
sách mở rộng mạnh mẽ, hoạt động kinh doanh của Uber đã mở rộng ra sáu lục địa trong
vòng bảy năm để có mặt tại 75 quốc gia và hơn 500 thành phố. Cho đến nay, dù trải qua

5
rất nhiều những khó

6
khăn kèm theo đó là hàng loạt các vụ kiện, tai tiếng, nhưng những thành công mà Uber
đạt được là điều không thể phủ nhận. Uber hiện vẫn đang là một trong những cái tên
được nhắc đến như một thương hiệu vận tải thành công nhất thế giới.

2.2. Hoạt động kinh doanh quốc tế của Uber và Uber Việt Nam
2.2.1. Hoạt động kinh doanh quốc tế của Uber

Quá trình kinh doanh quốc tế của Uber bắt đầu từ năm 2011 với địa điểm đầu tiên
là Paris, Pháp. Đây cũng chính là nơi mà những nhà sáng lập nảy ra ý tưởng hình thành
Uber. Sau đó một năm, Uber bắt đầu ra mắt tại London và tiếp theo là Sydney. Đối với
khu vực châu Á, vào đầu năm 2013, Singapore là quốc gia đầu tiên mà Uber đặt chân
đến. Uber cho biết lý do chọn Singapore vì đây là quốc gia đã chào đón sự đổi mới từ lâu
và là trung tâm công nghệ của khu vực. Sau Singapore, các điểm đến tiếp theo cho sự mở
rộng của Uber là Đài Bắc ở Đài Loan và Seoul ở Hàn Quốc. Đến tháng 2, năm 2014,
Uber chính thức hoạt động tại Manila. Cùng năm, Uber cũng bắt đầu hoạt động tại Trung
Quốc, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan. Trong giai đoạn 2015 - 2016, Uber nỗ lực tăng
cường dịch vụ tại thị trường châu Á với nhiều đổi mới để gia tăng khả năng cạnh tranh.
Năm 2017, Uber đã ra mắt dịch vụ của mình tại Campuchia và Myanmar. Tuy nhiên, một
năm sau đó, dịch vụ của Uber đã phải rời khỏi Đông Nam Á kể từ khi bị Grab, một đối
thủ cạnh tranh tại khu vực châu Á mua lại.

2.2.2. Uber tại thị trường Việt Nam

Vào năm 2014, Uber đã quyết định triển khai hoạt động đầu tiên tại 2 thành phố
lớn của Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Việc lựa chọn hai hai địa điểm
trên là bởi vì đây là những thành phố lớn, dân cư đông đúc, nhu cầu đi lại cao nên sẽ
mang lại nhiều cơ hội cho Uber. Tháng 7 năm 2014 được xem là thời điểm Uber chính
thức thâm nhập thị trường Việt Nam. Công ty đã sử dụng hình thức thâm nhập là đầu tư
trực tiếp. Tại Việt Nam, Uber được đăng kí kinh doanh dưới hình thức công ty hoạt động
trên lĩnh vực công nghệ. Chỉ vài tháng sau khi có mặt ở Việt Nam, Uber dường như đã
trở thành một hiện tượng trong mảng kinh doanh vận tải. Đội ngũ tài năng trẻ và năng
động đã nâng tầm Uber Việt Nam trở thành một trong những thị trường phát triển nhanh
nhất của Uber trên toàn cầu trong vòng một năm hoạt động. Đến tháng 4/2016, Uber đã
chính thức ra mắt dịch vụ xe ôm Uber Moto tại Việt Nam. Một năm sau đó, Uber tiếp tục
mở rộng hoạt động kinh doanh ra các khu vực khác của Việt Nam bao gồm Nha Trang và
7
Đà Nẵng.

8
Mặc dù có tốc độ phát triển nhanh chóng trong thời gian đầu, nhưng Uber vẫn phải
đối mặt với nhiều thách thức khi bước vào thị trường hấp dẫn như Việt Nam. Ngành giao
thông vận tải Việt Nam khác với bất kỳ ngành giao thông vận tải nào trên thế giới. Đó là
sự pha trộn giữa phong cách vận tải truyền thống và hiện đại cùng với sự cạnh tranh gay
gắt đã gây ra nhiều khó khăn cho một người chơi mới như Uber. Bên cạnh đó, trong thời
gian hoạt động tại Việt Nam, Uber cũng liên tục vấp phải nhiều vấn không hay. Đầu tiên
phải kể đến đó là những lùm xùm liên quan đến việc lách thuế, nợ thuế. Với việc đăng kí
kinh doanh trên lĩnh vực công nghệ, Uber cho rằng mình chỉ là một ứng dụng kết nối
giữa tài xế và khách hàng chứ không phải là doanh nghiệp vận tải. Kết hợp với việc kết
quả kinh doanh của công ty luôn trong tình trạng lỗ nên Uber sẽ không có nghĩa vụ phải
đóng thuế. Tuy nhiên sau quá trình thanh tra, rà soát, cơ quan thuế TP.HCM đã ra quyết
định truy thu gần 67 tỷ đồng đối với Uber. Ngoài ra, trong suốt quá trình hoạt động Uber
liên tục vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ đến từ các hãng taxi truyền thống. Các hãng xe
truyền thống cho rằng có nhiều sự bất bình đẳng trong chính sách quản lý giữa họ và
Uber. Những phản ứng này đã gay gắt đến mức vào tháng 3/2017, Hiệp hội taxi cả 3
miền kêu cứu Thủ tướng và đề nghị dừng khẩn cấp việc thí điểm xe công nghệ. Và những
vấn đề kể trên đã phần nào ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu và hoạt động kinh doanh
của Uber tại Việt Nam. Cuối cùng, đến tháng 3/2018, Uber thông báo sẽ bán toàn bộ
mảng kinh doanh của họ tại thị trường Đông Nam Á cho đối thủ Grab. Và đến ngày
8/4/2018, Uber chính thức chấm dứt hoạt động tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có
Việt Nam.

2.3. Những vấn đề nảy sinh trong quá trình kinh doanh của Uber tại Việt Nam
2.3.1. Về hệ thống pháp luật
Một trong những vấn đề chính mà Uber gặp phải khi thâm nhập thị trường châu Á
nói chung và Việt Nam nói riêng là thích ứng với chính sách của các quốc gia sở tại. Khi
thâm nhập vào thị trường Việt Nam, Uber vẫn áp dụng nguyên mô hình One-Size-Fits
All như đã từng áp dụng tại quê nhà mà không quan tâm đến sự khác biệt giữa các quốc
gia. Và với mô hình này, Uber đã vạch ra chiến lược với mục tiêu phát triển nhanh chóng
và càng chiếm lĩnh được thị phần càng tốt, còn những khía cạnh về pháp lý, luật pháp sẽ
được giải quyết sau. Tuy nhiên, Uber đã không có cái nhìn sâu sắc về bối cảnh của từng
quốc gia mà nó đặt chân đến. Tại quê nhà Mỹ hay các thị trường khác như Anh,..đều là

9
những quốc gia sử dụng thông luật và các án lệ, những phán quyết cuối cùng đều phụ
thuộc vào

10
quyết định của thẩm phán. Nhưng tại các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam là nơi
áp dụng hệ thống dân luật, vốn dựa trên nhiều quy tắc khuôn mẫu và ít có khả năng thay
đổi. Chính vì lẽ đó, Uber đã liên tục gặp nhiều vấn đề đối với các chính sách pháp luật tại
Việt Nam. Vì vậy, theo Bugador (2019), câu thần chú “get in and think later” của Uber đã
được chứng minh là không mang lại sự thành công.

Cụ thể, một trong những vấn đề pháp lý lớn mà Uber vấp phải tại Việt Nam là liên
quan đến những tranh cãi giữa Uber và các hãng taxi truyền thống. Đã có những cáo buộc
về việc cạnh tranh không lành mạnh của Uber gây ra những tổn hại đối với nhiều hãng
taxi tại Việt Nam. Theo tranh luận từ các hãng xe truyền thống, Uber đang hoạt động như
một doanh nghiệp vận tải hành khách nhưng lại không phải thực hiện các nghĩa vụ có liên
quan. Đại diện phía Uber cho rằng công ty của họ đang kinh doanh về mảng công nghệ
theo Giấy phép hoạt động đã được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và họ không
phải là doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Uber không chỉ đơn
thuần là kinh doanh phần mềm, cung cấp các giải pháp công nghệ mà Uber còn đang lấn
sân sang cả lĩnh vực kinh doanh taxi. Uber đang trực tiếp triển khai những hoạt động của
một công ty taxi như tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, quản lý thông tin của các lái xe,
quyết định hành trình và giá cước xe, thực hiện các hoạt động khuyến mại,…Vì vậy, có
thể thấy ở khía cạnh pháp lý, Uber đang vi phạm pháp luật Việt Nam. Cụ thể, theo các
Điều 66, 67 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày
10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô quy
định thì “loại hình kinh doanh xe taxi là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đơn vị
kinh doanh phải đáp ứng những điều kiện nhất định như: đăng ký kinh doanh, bảo đảm số
lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với loại hình kinh doanh;
xe phải gắn thiết bị giám sát hành trình, phải có phù hiệu taxi, logo của hãng và lắp đồng
hồ tính cước...”. Những điều kiện này đều mang tính bắt buộc đối với một công ty taxi
hoạt động tại Việt Nam.

Từ đó, có thể thấy rằng Uber dường như đang phớt lờ những khác biệt về hệ thống
pháp luật giữa các quốc gia cũng như không có sự tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng đối
với luật pháp Việt Nam. Theo nhiều phân tích cho thấy, Uber đang áp dụng tư tưởng và
thái độ của ngành dịch vụ phương Tây là sự “phục tùng” của các cấp phục vụ và tối đa
hóa lợi ích. Mặt khác, Grab - một đối thủ của Uber lại triển khai rất tốt những hoạt động
của họ.
11
Nhờ vào việc nhanh chóng nhận thức được vấn đề đối với pháp luật Việt Nam, Grab đã
tích cực, chủ động hoàn tất các thủ tục pháp lý để hợp thức hóa hoạt động kinh doanh và
thực hiện nghĩa vụ có liên quan. Chính những chính sách mềm mỏng và thấu hiểu, thích
nghi với pháp luật Việt Nam đã phần nào tạo nên thành công rực rỡ của Grab. Do đó, có
thể kết luận rằng việc thiếu am hiểu về thị trường cũng như không có sự linh hoạt, thích
nghi với luật pháp của Việt Nam đã khiến Uber liên tục vấp phải nhiều chỉ trích, tranh
chấp, kiện tụng và dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho hoạt động kinh doanh của công ty.

2.3.2. Về văn hóa, xã hội


Ngoài việc phải đối diện với các vấn đề về pháp luật, Uber cũng gặp một số trở
ngại liên quan đến các đặc điểm về văn hóa, xã hội, thói quen của con người Việt Nam.
Mặc dù những tiến bộ về công nghệ đã giúp các doanh nghiệp trực tuyến như Uber dễ
dàng triển khai các chiến lược tiếp thị tiên tiến như truyền thông mạng xã hội, tuy nhiên
Uber vẫn gặp một số khó khăn. Theo Douglas Ma (phỏng vấn 2016), đối với người dân
Việt Nam việc di chuyển bằng xe ô tô ở thời điểm đó vẫn được xem là xa xỉ và đắt đỏ.
Bên cạnh đó, người dân Việt Nam đã có thói quen sử dụng các phương tiện cá nhân, cụ
thể là xe máy để tham gia giao thông. Điều này xuất phát từ những lợi ích mà xe máy
mang lại như sự thuận tiện, chủ động, nhanh chóng khi đi lại, đặc biệt là tại một quốc gia
có cơ sở hạ tầng chưa được hoàn chỉnh, thường xuyên bị ùn tắc như Việt Nam. Chính
những phương tiện thay thế như xe máy đã phần nào trở thành nguy cơ tiềm ẩn đối với
hoạt động của Uber. Và mặc dù là sau một thời gian thâm nhập Việt Nam, Uber đã nhận
thấy được tiềm năng và bắt đầu triển khai hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe máy
để tiếp cận thị trường, nhưng Uber vẫn chậm một bước so với đối thủ cạnh tranh của họ
là Grab. Ở thời điểm mà Uber đang loay hoay, tìm kiếm các giải pháp triển khai dịch vụ
xe ôm thì Grab đã cho ra đời GrabBike thành công và thu hút được nhiều khách hàng sử
dụng.

Trở ngại tiếp theo của Uber tại Việt Nam chính là sự không phù hợp với sở thích,
thói quen tiêu dùng của người dân địa phương. Ứng dụng của Uber được thiết kế và vận
hành tương tự nhau ở các quốc gia. Tuy nhiên, một số chức năng của ứng dụng Uber như
thanh toán bằng thẻ tín dụng lại không phù hợp với các quốc gia châu Á, trong đó có Việt
Nam. Uber không hiểu rằng hầu hết người dân Đông Nam Á vẫn sử dụng tiền mặt trong
cuộc sống hàng ngày của họ (Desmond-Ng, 2018). Phần lớn, người dân Việt Nam ưa

12
chuộng việc thanh toán bằng tiền mặt do hệ thống thẻ tín dụng tại Việt Nam chưa phát
triển

13
mạnh mẽ. Uber đã không lường trước được những vấn đề về cách thức thanh toán này lại
rất quan trọng ở các thị trường như Việt Nam. Mặt khác, theo Bugador (2019), đối thủ
cạnh tranh tại địa phương, những người biết chính xác sở thích của mọi người, sau đó đã
giới thiệu một ứng dụng gọi xe đáng tin cậy hơn Uber. Cụ thể, Grab đã bổ sung các tính
năng thanh toán bằng tiền mặt vào ứng dụng của họ. Vì vậy, có thể thấy rằng Uber đã
không xem vấn đề thanh toán là một điểm quan trọng khi họ thâm nhập vào Việt Nam.
Từ đó dẫn đến tình trạng không phải tất cả mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam đều tiếp
cận được Uber và chỉ có rất ít người dùng thực sự mới có thể sử dụng ứng dụng này.

Cuối cùng, vấn đề mà Uber vấp phải cũng có thể được xem như một sai lầm trong
hoạt động “toàn cầu hoá” chính là cách thức thâm nhập vào Việt Nam. Mặc dù nền kinh
tế chia sẻ thường dựa vào mối quan hệ chia sẻ ngang hàng, nhưng Uber lại không quan
tâm đến quan điểm của chính quyền sở tại và các động thái san sẻ lợi ích chung của nhiều
doanh nghiệp ở châu Á. Thay vì làm việc và hợp tác với các bên để tạo ra một hệ sinh
thái cộng sinh (chính phủ, người dùng, tài xế,…) để giảm bớt sự cạnh tranh và tăng thêm
giá trị, chính sách của Uber lại đi ngược lại. Uber không lựa chọn cách thức thâm nhập
thị trường Việt Nam thông qua hợp tác với các hãng taxi địa phương mà tự thành lập hệ
thống độc lập. Lối tiếp cận chủ động, mạnh mẽ, và phần nào đó là “hiếu chiến” này của
Uber phù hợp hơn với văn hoá Mỹ, nơi đề cao cạnh tranh và chủ nghĩa cá nhân và nó
cũng khó để được yêu thích tại Việt Nam, quốc gia thường ưu tiên các lợi ích của tập thể.
Cũng chính cách tiếp cận theo kiểu đối đầu trực diện với các hãng taxi truyền thống đã
khiến Uber gây ra những mâu thuẫn, xung đột với một nhóm lợi ích hùng hậu và đặt
chính phủ Việt Nam vào thế khó xử dưới áp lực của các hiệp hội taxi, vận tải địa phương.

2.4. Giải pháp đề xuất cho hoạt động kinh doanh quốc tế của Uber

Đối với các vấn đề liên quan đến pháp luật, giải pháp đề xuất chính là đội ngũ của
Uber cần phải quan tâm nhiều hơn đến góc độ pháp lý khi bắt đầu thâm nhập vào thị
trường của các quốc gia khác nhau. Ở các quốc gia khác nhau thì hệ thống luật pháp cũng
sẽ có những đặc điểm khác nhau, tuy nhiên việc cần thiết phải tuân thủ luật pháp thì hoàn
toàn là yêu cầu tương tự nhau nếu các doanh nghiệp muốn thực hiện kinh doanh quốc tế.
Vì vậy, để có thể thâm nhập hiệu quả vào một thị trường, Uber trước hết phải xin và được
cấp giấy phép để bắt đầu hoạt động. Các yêu cầu cấp phép khác nhau giữa các quốc gia
và giữa các ngành nghề, chi phí và thời gian để có được giấy phép cũng có thể gây khó
14
khăn cho

15
Uber. Do đó điều quan trọng là phải hiểu rõ các yêu cầu áp dụng cho ngành nghề của
Uber. Trong trường hợp này, biện pháp tốt nhất là Uber nên tìm kiếm và hợp tác với các
cố vấn, luật sư có kinh nghiệm về các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài để xác định các
vấn đề có thể gây cản trở cho công ty. Việc sử dụng các chuyên gia tư vấn pháp lý ở nước
ngoài này sẽ giúp Uber tiết kiệm thời gian hoàn tất các thủ tục cũng như hiểu rõ hơn về
các quy tắc quản lý, luật pháp tại nước sở tại, từ đó góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh
doanh quốc tế diễn ra một cách thuận lợi nhất.

Đối với các vấn đề về văn hóa, xã hội, đội ngũ Uber cần có sự tìm hiểu, nghiên
cứu và thấu hiểu văn hóa cũng như các đặc điểm của khách hàng tại nước sở tại. Có thể
thấy, sự khác biệt về văn hóa, xã hội đang là một trong những yếu tố khiến Uber gặp khó
khăn khi mở rộng kinh doanh quốc tế. Điển hình là trường hợp của Uber tại Việt Nam,
chúng ta dễ dàng nhận ra rằng vẫn có một khoảng cách rất lớn giữa văn hóa và con người
giữa phương Tây và phương Đông. Và khoảng cách này khiến cho việc phân tích tư duy
của khách hàng trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Do đó, điều cần thiết nhất mà Uber phải
thực hiện đó chính là nghiên cứu và thấu hiểu các chuẩn mực văn hóa, thói quen của con
người tại thị trường quốc tế mà Uber muốn thâm nhập vào. Bên cạnh đó, Uber cũng có
thể tiếp cận với các chuyên gia hay những người bản địa dù họ có thể ở các vị trí nhân
viên hay đối tác. Bằng cách này, Uber có thể dễ dàng chia sẻ, trao đổi cũng như có những
trải nghiệm thực tế liên quan đến vấn đề văn hóa, thói quen, sở thích của khách hàng tại
địa phương. Và điều quan trọng cuối cùng, Uber cần phải trang bị sự linh hoạt, thích ứng
với từng thị trường riêng biệt. Sự thích nghi sẽ giúp Uber nhanh chóng nắm bắt vấn đề
cũng như tiến hành điều chỉnh các hoạt động của họ để phù hợp với nhu cầu và các đặc
điểm văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia. Có thể thấy, sự thành công trong kinh doanh trên
phạm vi quốc tế phần lớn là nhờ vào sự thấu hiểu thị trường mới và triển khai các hoạt
động để đảm bảo rằng công ty đang thích ứng với nền văn hóa địa phương. Do vậy, hiểu
rõ các vấn đề văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia sẽ là nền tảng giúp Uber triển khai kinh
doanh quốc tế một cách thành công.

KẾT LUẬN
Tóm lại, kinh doanh quốc tế được xem là một quá trình vô cùng phức tạp. Kinh
doanh toàn cầu có thể là cơ hội to lớn để phát triển tổ chức nhưng nó cũng luôn đi kèm
với những thách thức riêng. Một doanh nghiệp nếu muốn mở rộng ra nước ngoài thì cần

16
có các

17
chiến lược kinh doanh quốc tế tỉ mỉ, phù hợp với quốc gia muốn thâm nhập cũng như
chuẩn bị kỹ lưỡng về thời gian và nguồn lực để thiết lập, mở rộng hoạt động kinh doanh
toàn cầu. Mặt khác, việc thực hiện chiến lược trên khắp các thị trường thế giới còn đòi
hỏi sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa quốc gia và xu hướng quốc tế. Muốn quá trình kinh
doanh quốc tế diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp cần phải có khả năng diễn giải các sự kiện
quốc tế và đánh giá tầm quan trọng của chúng trong bối cảnh quốc gia, khu vực hoặc trên
toàn thế giới. Sự tích lũy không ngừng về kiến thức thị trường trên toàn thế giới sẽ là dấu
hiệu cho một kết quả kinh doanh quốc tế thành công.

--Hết--

18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amalia R. Walton, Comment, Catfish Wars: Vietnam's Fight for Free Trade in the
U.S. Court of International Trade, 13 Pac. Rim L & Pol'y J. 471 (2004).
2. Bugador, R. (2019). The global expansion of Uber in Asian markets. International
Journal of Supply Chain Management, 8(2), 569-575.
3. Cuyvers, L., Dumont, M., & Van Binh, T. (2008). The Impact of US anti-dumping
measures during the “Catfish War” on Vietnamese Pangasius exports.
4. Gupta, S. D. (2015). Comparative advantage and competitive advantage: an
economics perspective and a synthesis. Athens Journal of Business and
Economics, 1(1), 9-22.
5. Kinnucan, H. W. (2003). Futility of targeted fish tariffs and an alternative. Marine
Resource Economics, 18(3), 211-224.
6. Nguyen, M. D., & Kinnucan, H. (2008). Effects of US Antidumping under the
Byrd Amendment: The Case of Catfish.
7. Sapienza, H. J., Autio, E., George, G., & Zahra, S. A. (2006). A capabilities
perspective on the effects of early internationalization on firm survival and
growth. Academy of management review, 31(4), 914-933.
8. Van Binh, T., & Nhut, N. H. H. (2014). Investigation on the Impact of US Anti-
dumping Measures during the “Catfish War” on Vietnamese Pangasius Exports.
Journal of Economics and Development, 16(2).
9. Tung, N. T., Thanh, N. V., & Phillips, M. (2004). Policy research-implications of
liberalisation of fish trade for developing countries. A case study of Vietnam.
10. Nguyễn Khắc Giang. (2018). Bài học từ sự thất bại của Uber ở Đông Nam Á.
Truy xuất ngày 20 tháng 12 năm 2021, tại: https://zingnews.vn/bai-hoc-tu-su-that-
bai- cua-uber-o-dong-nam-a-post829471.html.
11. Trần Hoài Nam. (2015). Hiện tượng “taxi Grab/Uber” và vấn đề nhận diện chính
sách. Truy xuất ngày 20 tháng 12 năm 2021, tại:
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208515.
12. Ngô Minh. (2018). Uber để lại gì sau 4 năm đến Việt Nam? Truy xuất ngày 20
tháng 12 năm 2021, tại: https://zingnews.vn/uber-de-lai-gi-sau-4-nam-den-viet-
nam-post831051.html.

19
13. Hoàng Minh. (2018). 4 năm hành trình dang dở của Uber tại Việt Nam. Truy xuất
ngày 20 tháng 12 năm 2021, tại: https://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/4-nam-hanh-
trinh-dang-do-cua-uber-tai-viet-nam-1031913.html#p-12.
14. Hoàng Minh. (2018). 4 năm hành trình dang dở của Uber tại Việt Nam. Truy xuất
ngày 20 tháng 12 năm 2021, tại: https://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/4-nam-hanh-
trinh-dang-do-cua-uber-tai-viet-nam-1031913.html#p-12.
15. Q & Me. (2015). Khảo sát Ứng dụng taxi trên điện thoại di động ở Việt Nam.
Truy xuất ngày 20 tháng 12 năm 2021, tại: https://qandme.net/en/report/Taxi-
mobile- apps-in-Vietnam.html.
16. Trung tâm tin tức VTV24. (2018). Tại sao Uber rút khỏi thị trường Đông Nam Á?
Truy xuất ngày 20 tháng 12 năm 2021, tại: https://vtv.vn/kinh-te/tai-sao-uber-rut-
khoi-thi-truong-dong-nam-a-20180313103944736.htm.
17. https://vi.wikipedia.org/wiki/Uber.

20

You might also like