You are on page 1of 68

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


----------------

TIỂU LUẬN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH


ĐỀ TÀI:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC, CƠ SỞ
LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH XANH
Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Lớp tín chỉ : TCH302(GD1-HK1-2223).10

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Lan

Nhóm thực hiện : Nhóm 17

Hà Nội, tháng 9 năm 2022


i

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên Mã số sinh viên

1 Đặng Việt Hà 2111110069

2 Hà Thị Tùng Lâm 2111110144

3 Phạm Thị Thùy Nhung 2111110218


ii

TÓM TẮT
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu trở thành vấn đề có tính cấp thiết trên toàn cầu,
nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã có sự nhận thức và chuyển đổi
trong phát triển đất nước nhằm hạn chế tác động xấu của con người đến môi trường,
trong đó có chuyển hướng kinh tế sang “xanh hóa”. Để làm được điều này thì trước
hết cần phải sự thay đổi từ cốt lõi của nền kinh tế, đó chính là hệ thống tài chính. Từ
khóa “Tài chính xanh” đã từng được đề cập trong nhiều nghiên cứu trên thế giới và
ở Việt Nam nhưng thực tế ở nước ta, việc áp dụng và phát triển tài chính xanh trong
những năm vừa qua vẫn còn chậm, chưa có sự đột phá và cần phải học hỏi rất nhiều
từ các nước khác trên thế giới. Tiểu luận này nhằm tìm hiểu về lý thuyết, cơ sở thực
tiễn về phát triển tài chính xanh ở một số quốc gia đã có thành tựu ở lĩnh vực này,
đồng thời cũng đưa ra một số gợi ý giải pháp nhằm phát triển hiệu quả tài chính xanh
tại Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: Tài chính xanh, Tài chính xanh ở một số nước trên thế giới, Tài chính
xanh ở Việt Nam, Giải pháp phát triển tài chính xanh.
iii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT ......................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ v
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam ................ 5
1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu về tài chính xanh ........................................ 5
1.1.2 Những lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống trong nghiên cứu.... 9
1.3 Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 20
1.3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 20
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 21
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 22
2.1 Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 22
2.1.1 Thực trạng phát triển tài chính xanh ở Hàn Quốc .............................. 22
2.1.2 Thực trạng phát triển tài chính xanh ở Trung Quốc ........................... 30
2.1.3 Thực trạng phát triển tài chính xanh ở Bangladesh ............................ 33
2.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu..................................................................... 39
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ....................................... 40
3.1 Kết luận ......................................................................................................... 40
3.2 Bài học kinh nghiệm về phát triển tài chính xanh ở Việt Nam ............... 43
3.2.1 Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quá trình phát triển tài chính
xanh.................................................................................................................. 43
3.2.2 Gợi ý chính sách phát triển tài chính xanh tại Việt Nam .................... 50
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 60
iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Mô tả
Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc
ACCA
(Association of Chartered Certified Accountants)
DN Doanh nghiệp
Ngân hàng xanh
GB
(Green Bank)
Tổng sản phẩm quốc nội
GDP
(Gross Domestic Product)
NC&PT Nghiên cứu và phát triển
Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia
NDRC
(National Development and Reform Commission)
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế
OECD
(Organization for Economic Cooperation and Development)
Khí thải nhà kính
GNG
(Greenhouse Gas)
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
PBoC
(People's Bank of China)
PWC Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers
Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc
UNEP
(United Nations Environment Program)
TCX Tài chính xanh
Nghiên cứu và phát triển
R&D
(Research & development)
v

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1. Các khoản vay từ Quỹ môi trường nhà nước ............................................. 25
Bảng 2. Hỗ trợ tài chính cho các ngành năng lượng tái tạo ..................................... 26
Bảng 3. Các phương án phát hành trái phiếu xanh tại Hàn Quốc ............................ 28
Bảng 4. Số tiền tài chính xanh trực tiếp và gián tiếp trong năm 2016 ..................... 35
Bảng 5. Tài chính xanh trong các loại sản phẩm khác nhau (2016) ........................ 36

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Hình 1. Cơ cấu về chủ thể phát hành trái phiếu xanh tại Trung Quốc..................... 31
Hình 2. Dư nợ cho vay xanh ước tính của các ngân hàng Trung Quốc
(giai đoạn 2019 – 2022) ........................................................................................... 32
Hình 3. Tỷ lệ vốn vay ngân hàng trung bình của doanh nghiệp để phục vụ hoạt động
sản xuất kinh doanh. ................................................................................................. 48
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thế giới hiện đang đứng trước những vấn đề hết sức cấp bách và nan giải: sự
nóng lên toàn cầu dẫn đến băng tan ở hai cực, mực nước biển dâng cao nguy cơ nhấn
chìm một số quốc gia ven biển và phá hoại hệ sinh thái khu vực đe dọa đời sống sinh
vật ở đới lạnh, sự ô nhiễm môi trường, thủng tầng ozon, biến đổi khí hậu,… ảnh
hưởng trực tiếp đến sự sống của loài người. Đồng thời, để theo đuổi giấc mơ tăng
trưởng ngày càng cao, các quốc gia trên thế giới đã không ngừng khai thác tài nguyên
thiên nhiên, chặt phá rừng, với lý thuyết giả định các nguồn lực là vô hạn. Các nhà
máy, công trình xây dựng, khí thải từ các phương tiện giao thông,.. đã và đang thay
đổi cả bầu khí quyển và đe dọa sự sống toàn cầu. Với tốc độ khai thác tài nguyên
thiên nhiên tăng 80% trong vòng 30 năm gần đây, nhiều nhà khoa học dự đoán đến
năm 2050, Trái Đất sẽ không còn dự trữ tài nguyên. Sự tuyệt chủng của các loài động
vật trên thế giới đang ở mức báo động. Nồng độ CO2 cao kỉ lục ở mức 420ppm, sự
ấm lên toàn cầu và những hậu quả không lường trước của nó đang là mối quan tâm
của toàn thế giới. Các hậu quả trên đã không được dự báo trước và sự khắc phục có
phần chậm chạp của các quốc gia trên thế giới. Với các hệ lụy nghiêm trọng đó, xu
hướng mới để phát triển kinh tế mà vẫn bảo đảm bảo vệ môi trường đang được các
quốc gia theo đuổi đó là mô hình “Kinh tế xanh”. Kinh tế xanh là nền kinh tế nâng
cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng
kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Phát triển xanh (Green
Development) chính là công cụ cần thiết để hướng tới nền kinh tế xanh đó. Tăng
trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo các
nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu
cho cuộc sống của chúng ta. Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố
xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng
cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới. Những nước đi đầu trong phát triển kinh tế xanh
2

có Trung Quốc, Bangladesh, Hàn Quốc. Với những xuất phát điểm, nhận thức, văn
hóa khác biệt, định hướng phát triển kinh tế khác nhau, nhưng các quốc gia trên đều
có những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế xanh, đặc biệt trong lĩnh vực tài
chính xanh. Việc phân tích, tìm hiểu và học hỏi từ cả những thành tựu và hạn chế
của các quốc gia đi trước trong phát triển lĩnh vực tài này sẽ là việc cần thiết và quan
trọng trong việc giúp tài chính xanh nước nhà phát triển, đi lên nhanh chóng, bền
vững bắt kịp xu hướng của thế giới. Việt Nam đi theo con đường phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các ngành công nghiệp nặng tăng nhanh
trong những năm gần đây. Tuy nhiên, cũng giống với Hàn Quốc thời kỳ đầu, các
hoạt động kinh tế chưa được tối ưu nên gây ra hàng loạt những tác động tiêu cực đến
môi trường: ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, hiện
tượng phá rừng diễn ra trên quy mô lớn và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, động vật
quý hiếm đang trên nguy cơ tuyệt chủng. Theo đánh giá năm 2013 của Ngân hàng
Thế giới tại Việt Nam, với 59 điểm trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động
môi trường, Việt Nam đứng ở vị trí 85/163 các nước được xếp hạng. Các nước khác
trong khu vực như Philippines đạt 66 điểm, Thái Lan 62 điểm, Lào 60 điểm, Trung
Quốc 49 điểm, Indonesia 45 điểm,... Còn theo kết quả nghiên cứu khác vừa qua tại
Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng
không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe.
Thấy được những vấn đề nan giải đó, Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày
25/09/2012 đã xác định tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển
bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững. Theo ước tính, nhu
cầu vốn cho tăng trưởng xanh và chống biến đổi khí hậu đến năm 2020 của Việt Nam
được ước tính lên tới 30 tỷ USD. Mặc dù những hình thức tiếp cận tài chính cho tăng
trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu hiện cũng đã xuất hiện để đáp ứng nhu
cầu ngày càng gia tăng và đa dạng nhưng chủ yếu từ đầu tư công của chính phủ,
3

nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các tổ chức, các quỹ quốc tế mà
chưa có tham gia mạnh mẽ của khu vực tư nhân. Ước tính có đến 70% giá trị nguồn
tài chính cần có của Việt Nam phải huy động từ khu vực tư nhân, chủ yếu qua hệ
thống tín dụng và thị trường vốn. Tuy nhiên, tính đến năm 2018, mới chỉ có khoảng
xấp xỉ 25% dự án 2 xanh được các tổ chức tín dụng xây dựng quy trình thẩm định và
cấp vốn (theo Ngân hàng Nhà nước, 2018) hay trên thị trường vốn, tỉ trọng của trái
phiếu xanh so với quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam chỉ đạt vỏn vẹn 0,05%, cho
thấy tiềm năng tài trợ vốn cho các dự án xanh từ thị trường tài chính vẫn còn rất lớn,
cần được khai phá thêm. Một vài nghiên cứu trước đây tại Việt Nam như nghiên cứu
của Tổng cục môi trường (2013), Nguyễn Thế Chính (2014), PGS.TS. Trần Thị
Thanh Tú và nhóm tác giả Trường đại học kinh tế - ĐHQG Hà Nội (2017) cũng đã
nêu ra giải pháp học tập kinh nghiệm từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển để xây
dựng tài chính xanh tại Việt Nam, nhưng cho đến nay vẫn chưa thể thực hiện được,
bởi lẽ, mỗi một nước, mỗi một thị trường lại có cách tiếp cận khác nhau phụ thuộc
vào thể chế, nhu cầu về lượng vốn xanh cũng như cơ sở nhà đầu tư. Do đó việc phát
triển tài chính xanh tại Việt Nam nên được xem xét dựa trên các khía cạnh nội tại
của hệ thống tài chính hiện hành. Bên cạnh đó, tại Việt Nam, chưa có một nghiên
cứu nào xem xét đầy đủ các tiềm năng của các cấu phần tạo nên tài chính xanh, mà
cụ thể ở đây chính là các tổ chức trung gian tài chính và thị trường vốn. Chính vì
những lý do ở trên, tác giả đã lựa chọn chủ đề nghiên cứu về vấn đề phát triển tài
chính xanh ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển tài chính xanh áp dụng phù
hợp với thực tiễn tại Việt Nam.
Vì vậy tác giả lựa chọn chủ đề: “Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, cơ
sở lý thuyết và thực tiễn phát triển tài chính xanh ở một số nước trên thế giới và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận nhằm tìm hiểu tổng quan những nghiên cứu,
4

cơ sở lý thuyết và thực tiễn phát triển về tài chính xanh ở một số nước phát triển trên
thế giới, đã có một số thành tựu nhất định trong lĩnh vực này. Đồng thời là sự tìm
hiểu, đánh giá tổng quan về tình hình phát triển kinh tế xanh ở nước nhà trong những
năm qua, gợi ý định hướng phát triển lĩnh vực này trong những năm tiếp theo. Qua
đó, rút ra được những kinh nghiệm quý báu và là bài học trong quá trình phát triển
tài chính xanh cho Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng phát triển tài chính xanh tại ba
nước: Hàn Quốc, Trung Quốc, Bangladesh và bài học kinh nghiệm cho phát triển tài
chính xanh tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau:
- Về thời gian: các dữ liệu được nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2021 .
- Về không gian: tiểu luận nghiên cứu phát triển tài chính xanh tại Hàn Quốc,
Trung Quốc, Bangladesh và bài học kinh nghiệm cho phát triển tài chính xanh tại
Việt Nam.
4. Bố cục chính của tiểu luận
Nội dung chính của tiểu luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Kết quả và thảo luận
Chương 3: Kết luận và gợi ý chính sách
5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan nghiên cứu ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu về tài chính xanh
Xu hướng phát triển tài chính xanh là một xu hướng khá mới mẻ trong phát triển
kinh tế của toàn thế giới, trong đó phát triển kinh tế phải đảm bảo được những mục
tiêu về phát triển bền vững. Hiện nay, các nền kinh tế ngày càng chú trọng đến vấn
đề phát triển bền vững, phát triển tài chính xanh là một điều kiện cần thiết để thực
hiện mục tiêu phát triển bền vững đó. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển
tài chính xanh trong thời đại mới, đã có không ít những bài viết và những bài báo,
luận án, công trình nghiên cứu về vấn đề này. Nổi bật tiêu biểu có một số công trình
bài viết, bài báo liên quan đến phát triển tài chính xanh.
a) Tại các nước trên thế giới
Thời gian gần đây có nhiều nghiên cứu do một số tổ chức, học giả quốc tế thực
hiện đề cập tới những vấn đề về lý luận và thực tiễn để xây dựng một nền kinh tế
xanh nói chung và xây dựng hệ thống tài chính nói riêng. Các kết quả khảo sát do
Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA) và Viện Kế toán Quản trị (IMA) (2013)
thực hiện cho thấy sự lên giá nhiên liệu và năng lượng cũng như sự phổ cập của mạng
Internet được coi là những vấn đề có ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế
trong tương lai. Điều này cho thấy vấn đề cấp bách hiện nay là phải xây dựng một
nền kinh tế xanh tiết kiệm nguyên liệu và sử dụng các công nghệ hiện đại. Mô hình
kinh tế được Chương trình môi trường Liên hiệp quốc - UNEP (2011) đưa ra khi
khảo sát việc sử dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu, nhiên liệu thiên nhiên trên thế
giới. Báo cáo nghiên cứu của nhóm Climate Policy Initiative (2014) đã tập hợp số
liệu về tài chính khí hậu từ nhiều nguồn khác nhau để cung cấp cho các nhà hoạch
định chính sách thông tin tổng hợp toàn diện về quy mô nguồn vốn tài trợ, công cụ
6

tài chính được sử dụng để huy động vốn, đối tượng và hình thức sử dụng nguồn tài
trợ để thực hiện dự án giảm bớt và thích ứng với biến đổi khí hậu trên toàn cầu, hỗ
trợ chuyển đổi từ mô hình kinh tế nâu truyền thống sang nền kinh tế xanh. Để huy
động cũng như sử dụng nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động trong nền kinh tế xanh,
nhiều quốc gia đã triển khai hệ thống tài chính xanh. Báo cáo về tài chính xanh của
Ủy ban kiểm tra môi trường thuộc Quốc hội Anh (2014) đã đánh giá tiến trình thực
hiện chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh của Anh để rút ra những điều chỉnh cần
thiết. Báo cáo trình bày cơ chế tài trợ trực tiếp của chính phủ cho các dự án đầu xanh
thông qua ngân hàng đầu tư xanh, các hoạt động bảo lãnh của Chính phủ cho các dự
án cơ sở hạ tầng anh cũng như các quỹ bảo vệ môi trường. Cùng với việc tài trợ xanh,
Chính phủ Anh cũng hướng tới việc tháo gỡ những rào cản đối với đầu tư xanh thông
qua việc đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ quản trị rủi ro, phát triển kỹ năng và kinh nghiệm
trong dự án xanh. Trong phần khuyến nghị, báo cáo nhấn mạnh vai trò của Chính
phủ trong xây dựng một chiến lược tổng thể hỗ trợ quá trình chuyển đổi nhanh và
hiệu quả hơn. Nghiên cứu của PWC (2013) phân tích sự khác biệt trong hoạt động
của hệ thống ngân hàng Trung Quốc so với quốc gia khác để tìm ra nguyên nhân cản
trở khi áp dụng mô hình tài chính xanh tại Trung Quốc. Để thực hiện mục tiêu PWC
đã nêu lên những thông lệ quốc tế phù hợp nhất đối với Trung Quốc trên cơ sở nghiên
cứu những chính sách và kinh nghiệm nhiều quốc gia khi áp dụng mô hình tài chính
xanh. Nghiên cứu cũng thiết kế một loạt các công cụ và hướng dẫn mà các ngân hàng
Trung Quốc có thể vận dụng, cũng như đề xuất một số hàm ý chính sách khơi thông
dòng vốn đầu tư xanh vào các lĩnh việc như tiết kiệm năng lượng, carbon thấp. Theo
phân tích của Green Finance Task Force (2015), hệ thống tài chính xanh của Trung
Quốc cần phải hình thành những cơ chế tài chính khuyến khích đầu tư xanh; xây
dựng định chế chuyên thực hiện các hoạt động đầu tư và cho vay xanh; cung cấp
nhiều loại sản phẩm và kênh tài trợ xanh; đảm bảo sử dụng tài chính công một cách
hiệu quả để khuyến khích dòng tài chính tư nhân; hình thành cơ sở hạ tầng thông tin,
7

hỗ trợ nhà đầu tư đánh giá tác động môi trường ví dụ như chỉ số tín dụng xanh,..
Choi Yeon Ok (2012), trong tác phẩm “ Korea’s Green Growth based on OECD
Green Growth Indicators” [46] đã đưa ra khái niệm về tăng trưởng xanh, các chỉ số
tăng trưởng xanh của OECD, và tổng quan về tăng trưởng xanh Hàn Quốc. Nghiên
cứu đã phân tích các chỉ số liên quan đến tăng trưởng xanh Hàn Quốc như các chỉ số
hiệu suất môi trường và tài nguyên, các chỉ số về các chính sách kinh tế như là chi
tiêu chính phủ cho hoạt động R&D, ODA cho tăng trưởng xanh và đề tài cũng đề
cập đến việc đánh thuế môi trường trong tổng thu nhập,… Tuy nhiên đề tài vẫn tồn
tại một số hạn chế như mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các con số thống kê đối với
từng chỉ số liên quan đến tăng trưởng xanh mà chưa đưa ra những phân tích chuyên
sâu về quá trình thực hiện tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc. Kennet, Miriam (2007)
trong “Green Economics: An Introduction to Progressive Economics” [64], đăng trên
Harvard College Economics Review, Volume II, Issue 1. December, đã giới thiệu
một cách tổng quan về phát triển kinh tế xanh – một xu thế tất yếu của nền kinh tế
thế giới. Bên cạnh đó, tác phẩm này đã giúp cho người đọc có một nhận định tổng
quan về phát triển kinh tế xanh trên thế giới bằng cách đưa ra các mô hình phát triển
kinh tế xanh đã và đang được áp dụng ở một số nước. Năm 2008, Chương trình môi
trường của Liên hợp quốc (UNEP) xuất bản cuốn sách “Hướng đến nền kinh tế xanh:
Con đường phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo” (Bản dịch của Viện Chiến
lược, Chính sách tài nguyên và Môi trường). Cuốn sách đã đề cập khái niệm, sự cần
thiết và gợi mở chính sách phát triển kinh tế xanh cho các quốc gia trên thế giới;
Manish Bapna and John Talberth (2011), “What is a “Green Economy””, bài viết đã
nêu lên khái niệm của kinh tế xanh, biểu hiện của kinh tế xanh ở một số quốc gia như
Hàn Quốc, Trung Quốc, Mexico. Ngoài ra bài viết còn trình bày những điểm mới
của kinh tế xanh, kinh tế xanh khác với phát triển kinh tế bền vững như thế nào và
những thách thức khó khăn hay những khả năng và cơ hội của kinh tế xanh.
GS.Dimiter S. Lalnazov (2015), “Kinh tế xanh”, bài thuyết trình khoa học tại Viện
8

Nghiên cứu Đông Bắc Á. Trong bài thuyết trình, tác giả đã đưa ra hàng loạt các khái
niệm cũng như những ví dụ hết sức cụ thể về mô hình “kinh tế xanh” đang được áp
dụng tại Nhật Bản, những mặt tích cực và tiêu cực mà nó đem lại cũng như một số
quan điểm trái chiều của các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực về mô hình kinh tế này. Ba
nội dung chính được trình bày và thảo luận trong buổi thuyết trình là: “ kinh tế xanh”
và “tăng trưởng xanh” “ kinh tế nâu” (Brown Economy). Thực trạng của một số nước
phát triển đã và đang chuyển đổi từ nền “kinh tế nâu” sang mô hình “kinh tế xanh” (
Nhật Bản, Trung Quốc…) và những ý kiến trái chiều của các chuyên gia ở các nước
phát triển và đang phát triển về mô hình kinh tế xanh… Trong The Green Economy
Report, UNEP (Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc), (2011), đã giới thiệu nền
kinh tế xanh với khái niệm về “kinh tế xanh” năm 2008. Đặc biệt thông qua lời kêu
gọi về Thỏa thuận Xanh Toàn cầu Mới (GGND) đã đề xuất các gói đầu tư công cũng
như điều chỉnh giá cả nhằm kích hoạt sự chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đồng thời
củng cố nền kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm và nạn đói nghèo. Christos N.Pitelis,
Jack Keenan, Vicky Pryce, (2011) trong cuốn “Green Business, Green Values, and
Sustainability” [47] - Giá trị của kinh tế xanh và bền vững, Routledge, đã chỉ ra giá
trị của màu xanh để từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp, người tiêu dùng và các nhà
hoạch định chính sách có thể đóng góp vào mục tiêu tạo ra của cải toàn cầu bền vững.
Phân tích các vấn đề về chiến lược bền vững đối với kinh doanh hiện đại và khám
phá những biến đổi trong giá trị, chiến lược và thực tiễn cần thiết cho các doanh
nghiệp hiện đại để đạt được kinh doanh bền vững. Cuốn sách còn cung cấp việc
chuyển xanh trong kinh doanh của các lĩnh vực chính bao gồm tài chính, năng lượng,
bán lẻ và các giải pháp khác nhau để phát triển bền vững. Đây được xem như các
phương pháp tiếp cận bao gồm đạo đức, môi trường chiến lược thay thế, trách nhiệm
của công ty và giảm thải Cacbon.
b) Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến vấn
9

đề hệ thống tài chính xanh, tuy nhiên có một số bài báo, đề tài,.. nghiên cứu về xây
dựng một nền kinh tế xanh hay tăng trưởng xanh.
Nghiên cứu của Nguyễn Thế Chính (2014) trình bày khái niệm tăng trưởng
xanh, xem xét kinh nghiệm triển khai chiến lược xanh tại Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn
Quốc. Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế cũng như thực tiễn tại Việt Nam, tác giả đã
nêu lên một số vấn đề trọng tâm cần lưu ý khi thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh
tại Việt Nam. Những khó khăn, thuận lợi cũng như tiềm năng xây dựng nền kinh tế
xanh tại Việt Nam được phân tích trong một nghiên cứu của Tổng cục môi trường
(2012) và một số biện pháp có thể chuyển dịch hiệu quả sang nền kinh tế xanh cho
Việt Nam cũng được Trần Thanh Lâm (2013) đề xuất trong nghiên cứu của mình.
Gần đây nhất là nghiên cứu của nhóm tác giả Trường đại học kinh tế - ĐHQG Hà
Nội (2017) về kinh nghiệm quốc tế trong quá trình phát triển tài chính - ngân hàng -
kế toán xanh và đề xuất một số hàm ý chính sách, các điều kiện phát triển hệ thống
tài chính xanh và mô hình ngân hàng xanh cho Việt Nam.
1.1.2 Những lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống trong nghiên cứu.
*Lý thuyết có tính kế thừa
Tất cả các nghiên cứu đều đưa ra những luận điểm xác đáng về tính cấp thiết
của việc chuyển hướng phát triển xanh ở mọi phương diện của đời sống, làm chậm
đi sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và có được sự phát triển bền vững của
tất cả các quốc gia trên thế giới. Các nghiên cứu đã nêu ở trên đều cho thấy được ý
nghĩa tất yếu của việc chuyển đổi phát triển kinh tế sang hướng “xanh hóa” mà trong
đó không thể thiếu được đóng góp của tài chính xanh và tầm quan trọng trong việc
xây dựng một hệ thống tài chính xanh của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, có
những lý thuyết mà trong quá trình nghiên cứu, thảo luận ta có thể dễ dàng thừa nhận
để lấy đó là tiền đề phát triển các đề tài tiếp sau, đó là những lý thuyết về thế nào là
tăng trưởng xanh, tài chính xanh, định hướng tất yếu của phát triển tài chính xanh
với các quốc gia trên thế giới.
10

*Khoảng trống trong nghiên cứu


Có thể thấy rằng, các nghiên cứu đã nêu ở trên đây, về cơ bản đã tạo dựng được
hệ nhận thức về các khía cạnh khác nhau của hệ thống tài chính xanh tại các nước
trên thế giới. Tuy nhiên, việc các đề tài chỉ mới đưa ra chung nhất những những điều
tất yếu của việc phải chuyển hướng sang phát triển xanh, việc mà các nước trên thế
giới cần phải làm trong thời gian tới mà chưa cho thấy cụ thể mỗi quốc gia, khu vực
cần làm gì, định hướng cụ thể như nào trong tăng trưởng xanh, đặc biệt là tài chính
xanh. Bên cạnh đó sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia còn
lớn, nên việc áp dụng chung một định hướng là không thể, và sẽ là rất khó với những
quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hơn. Thêm vào đó, các nghiên cứu chưa làm
rõ được các thành phần quan trọng nhất của hệ thống tài chính xanh, cũng như chưa
làm nổi bật được vai trò cung cấp vốn của hệ thống tài chính xanh phục vụ cho phát
triển kinh tế xanh hay tài chính xanh tại Việt Nam. Chính vì vậy, đây là khoảng trống
nghiên cứu để đề tài tập trung làm rõ.
1.2 Cơ sở lý thuyết về tài chính xanh
1.2.1 Lý luận chung về tài chính xanh
a, Khái niệm:
Theo định nghĩa của UNEP vào năm 2016: “Tài chính xanh liên quan đến việc
đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ tài chính cung cấp bởi các định chế tài chính
hướng đến sự phát triển của quốc gia”. Bên cạnh đó, tài chính xanh còn được hiểu là
“những hỗ trợ về tài chính hướng đến tăng trưởng xanh thông qua việc cắt giảm khí
phát thải nhà kính và ô nhiễm môi trường một cách có ý nghĩa” (Chowdhury và cộng
sự, 2013). Qua đó, có thể nhận thấy rằng, tài chính xanh là một công cụ hỗ trợ để đẩy
mạnh tốc độ dòng chảy tài chính từ các phương thức khác nhau như ngân hàng, đầu
tư, bảo hiểm và tín dụng vi mô cùng với sự trợ giúp của các khu vực tư nhân, công
cộng và phi lợi nhuận cho việc phát triển bền vững. Một phần chính của công việc
này chính là để quản lý tốt hơn các rủi ro về môi trường và xã hội, có cơ hội mang
11

lại cả lợi nhuận và lợi ích cho môi trường, cắt giảm đi khí phát thải nhà kính và những
điều tiêu cực gây nên ô nhiễm môi trường. Tài chính xanh khích lệ sự phát triển và
sử dụng nguồn nhiên liệu, năng lượng mới, đầu tư và sản xuất các sản phẩm xanh
thông qua cho vay ưu đãi lãi suất đối với các doanh nghiệp; đồng thời là tăng cường
các dự án bền vững với môi trường hoặc dự án áp dụng các khía cạnh biến đổi về khí
hậu.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tài chính xanh được hiểu là “cung
cấp tài chính nhằm tạo ra một trái đất tồn tại bền vững, bao hàm các dịch vụ tài chính,
định chế tài chính, sáng kiến và chính sách ở tầm quốc gia, các sản phẩm tài chính
(trái phiếu, cổ phiếu, bảo hiểm...) giúp dòng tiền đổ vào các dự án kinh tế nhằm cải
thiện môi trường, giảm tác động của biến đổi khí hậu và nâng cao hiệu quả sử dụng
tài nguyên”. Điều này đã bao hàm việc bắt buộc các tư nhân, doanh nghiệp phải công
khai các kế hoạch hay những việc đã và đang làm gì với môi trường sinh thái cùng
với đó là các mức độ ảnh hưởng đến môi trường từ các dự án của tư nhân hay doanh
nghiệp đó.
Qua những điều trên, có thể hiểu rằng, về bản chất thì tài chính xanh chính là
chuỗi hoạt động để cung cấp dòng tiền cho sự phát triển của nền kinh tế nhưng nó lại
hướng đến sự bền vững và đảm bảo được sự cân bằng giữa hai yếu tố: bảo vệ môi
trường sinh thái và lợi nhuận kinh tế.
b, Đặc điểm:
Tài chính xanh có thể được biết đến như là một tổ hợp đầy đủ các hình thức tài
trợ cho sự phát triển công nghệ, dự án, những ngành công nghiệp, doanh nghiệp được
xây dựng theo mô hình thân thiện với môi trường. Đặc điểm cơ bản của tài chính
xanh chính là việc chú trọng đến những vấn đề của môi trường sinh thái thiên nhiên
và nguồn lực tự nhiên. Tài chính xanh tìm kiếm cách thức để cải thiện phúc lợi và
công bằng xã hội, đồng thời là giảm những rủi ro đối với môi trường và cân bằng hệ
sinh thái. Khác với hệ thống tài chính trong tăng trưởng theo mô thức “nền kinh tế
12

nâu”, tài chính xanh nhấn mạnh tới sự phát triển bền vững, phát triển nền kinh tế dựa
trên nền tảng xanh hoá các hoạt động kinh tế xã hội vì tương lai của chính con người.
Tài chính xanh chính là động lực thông qua đồng tiền liên kết các hoạt động quản lý
của chính phủ cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hướng tới
góp phần thực hiện nguyên tắc công bằng.
Về cấu trúc thì mô hình tài chính xanh cũng tương đồng với mô hình tài chính
thông thường. Sự khác biệt nằm ở đặc điểm của các thành phần tham gia vào vòng
luân chuyển vốn, cụ thể trong các hoạt động sau:
Huy động nguồn vốn xanh: Có ba vốn tài trợ chủ yếu của tài chính xanh, đó là:
(1) Nguồn vốn công cộng trong nước; (2) Nguồn vốn công cộng nước ngoài; (3)
Nguồn vốn khu vực tư nhân.
Sử dụng nguồn vốn xanh: Nguồn vốn xanh được sử dụng cho hai hoạt động
chính là tài trợ đầu tư xanh và tài trợ xây dựng chính sách xanh. Tài trợ đầu tư xanh
là cách để huy động vốn xanh từ khu vực tư nhân và nhà nước để đầu tư vào các lĩnh
cung cấp loại dịch vụ môi trường hay ngăn ngừa, giảm thiểu các tổn hại tới môi
trường hoặc khí hậu. Mặt khác, tài trợ chính sách xanh lại là việc sử dụng nguồn vốn
xanh đã huy động được để tài trợ cho các chính sách xanh cho nhà nước. Mục tiêu
của nó cũng là để huy động triển khai các dự án môi trường để giảm thiểu bớt tác
động tiêu cực đến môi trường sinh thái.
Hình thành thị trường tài chính xanh: Xây dựng thị trường tài chính xanh chính
là quá trình hình thành, tạo dựng các chính sách, những quy định về pháp luật và
thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho dòng lưu
chuyển vốn vào các hoạt động đầu tư xanh.
Hình thành trung gian tài chính xanh: Nếu thị trường tài chính xanh là một kênh
trực tiếp để dẫn nguồn vốn xanh luân chuyển trong kinh tế thì trung gian tài chính
xanh lại là một kênh gián tiếp. Quá trình hình thành nên trung gian tài chính xanh
cũng bao hàm việc thiết lập các chính sách, quy định pháp luật và thiết lập các cơ sở
13

hạ tầng phù hợp,...


c, Vai trò của tài chính xanh:
- Xây dựng nền kinh tế xanh:
Nền kinh tế xanh là nền kinh tế sử dụng tài nguyên có hiệu quả cao, có mức
phát thải thấp và hướng tới công bằng xã hội. Chương trình Môi trường Liên hợp
quốc (UNEP, 10/2008) đã đưa ra “Sáng kiến kinh tế xanh”. Năm 2011, Báo cáo
“Hướng tới nền kinh tế xanh: Con đường phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo”
đưa ra định nghĩa về kinh tế xanh được các tổ chức quốc tế sử dụng rộng rãi, đó là
“nền kinh tế xanh giúp cải thiện đời sống và công bằng xã hội, trong khi giảm đáng
kể các rủi ro môi trường và khan hiếm nguồn lực sinh thái. Một nền kinh tế xanh có
thể được coi là một nền kinh tế có lượng phát thải carbon thấp, sử dụng tài nguyên
hiệu quả và bao trùm xã hội” (UNEP, 2011). Nói cách khác, kinh tế xanh là nền kinh
tế ít phát thải cacbon, sử dụng các công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng, các
ngành/nhóm ngành công nghiệp phát triển một cách bền vững.
Khi chuyển sang nền kinh tế xanh thì các quốc gia trên thế giới phải đảm bảo
những điều cơ bản như: Đầu tư thận trọng vào vốn tài nguyên thiên nhiên; đồng thời
tạo nhiều cơ hội việc làm và bảo đảm tính công bằng xã hội; thay thế năng lượng hóa
thạch bằng các năng lượng tái tạo và công nghệ ít các-bon; khuyến khích sử dụng
nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn; thiết lập hệ thống tài chính, tài khóa cũng
như xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách hỗ trợ phù hợp cho các hoạt động đã
nêu trên.
Quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế xanh của các quốc gia cho
thấy vai trò quan trọng của việc sử dụng các nguồn vốn huy động được từ hệ thống
tài chính xanh nhằm mục tiêu xanh hóa nền kinh tế. Khi ấy, hệ thống tài chính xanh
- đóng vai trò là điều phối nguồn lực vốn, cụ thể là để xây dựng được một nền kinh
tế xanh đảm bảo phát triển bền vững.
- Giảm thiểu sự biến đổi khí hậu:
14

Theo tính toán, chỉ cần đầu tư khoảng 1,25% GDP toàn cầu vào việc nâng cao
hiệu quả sử dụng năng lượng trong các ngành và phát triển năng lượng tái tạo, bao
gồm cả nhiên liệu sinh học thế hệ mới, mức độ tiêu thụ năng lượng trên thế giới có
thể giảm đi 36% vào năm 2030 và lượng khí CO2 thải ra hàng năm sẽ giảm từ 30.6
tỷ tấn năm 2010 xuống 20 tỷ tấn vào năm 2050. Thêm vào đó, nhờ vào nông nghiệp
xanh, kịch bản kinh tế xanh ước tính có thể giảm nồng độ khí thải nhà kính xuống
450ppm vào năm 2050, một mức độ được cho là hợp lý và đủ để hạn chế sự nóng
lên toàn cầu ở ngưỡng 2oC.
- Xoá đói giảm nghèo:
Phát triển tài chính xanh được xem như là một trong những phương thức hiệu
quả nhất trong việc xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong
kịch bản đầu tư xanh, 2% GDP toàn cầu được phân bổ để “làm xanh” các lĩnh vực
năng lượng, giao thông, xây dựng, chất thải, nông - lâm - ngư nghiệp,... Công nghệ
năng lượng tái tạo và các chính sách hỗ trợ năng lượng hứa hẹn sẽ đóng góp đáng kể
trong việc cải thiện chất lượng đời sống, đảm bảo sức khoẻ về tinh thần lẫn thể lực
cho bộ phận người dân có thu nhập thấp. Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc
về phát triển bền vững, Rio+20 năm 2012, đã nhất trí thông qua một văn kiện quan
trọng có tựa đề “Tương lai mà chúng ta mong muốn”, và đặc biệt, đã quyết định dành
323 tỷ USD cho sáng kiến của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon mang tên
“Năng lượng bền vững cho tất cả”, với mục đích đảm bảo cho hơn 1.3 tỷ người tại
các nước nghèo được tiếp cận năng lượng sạch và hiệu quả vào năm 2030.
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính xanh
a. Nhận thức, hiểu biết về tài chính xanh
Phát triển tài chính xanh là phát triển các công cụ huy động vốn xanh, các trung
gian tài chính xanh và các hoạt động đầu tư và tiêu dùng xanh. Như vậy, việc phát
triển tài chính xanh là một hệ thống các chương trình, kế hoạch hành động, đòi hỏi
sự tham gia phối hợp tích cực từ chính phủ, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đến
15

người dân.
Tài chính xanh là khái niệm không mới, trên thế giới, nguồn gốc của tài chính
xanh xuất hiện từ những năm 1970, nhưng không có nhiều tiến triển cho đến năm
2015 với sự ban hành các mục tiêu phát triển bền vững và Thỏa thuận chung Paris.
Từ đó đến nay, khái niệm này dần được phổ biến toàn cầu, thể hiện qua chiến lược
tăng trưởng của các quốc gia.
Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt
Nam, nhận thức về tài chính xanh của cơ quan ban ngành, hệ thống tín dụng, doanh
nghiệp và các thành viên tham gia vào thị trường còn hết sức hạn chế. Các giải pháp
về tài chính xanh chưa thực sự thấy được hiệu quả trong chiến lược tăng trưởng xanh.
Các ngân hàng thương mại truyền thống chưa sẵn sàng cung ứng sản phẩm và dịch
vụ tài chính xanh. Không chỉ vậy, do tài chính xanh còn là một khái niệm và chuyên
môn khá mới ở Việt Nam, các ngân hàng thường gặp khó khăn khi thẩm định các dự
án tài chính xanh và đưa ra quyết định đầu tư, đặc biệt liên quan đến các rủi ro, hạn
chế về nhân sự có chuyên môn. Bên cạnh đó, quan điểm và cách thức các ngân hàng
cho vay vốn thường dựa vào tài sản thế chấp hơn là dựa vào dòng tiền; hoặc thường
tập trung vào các dự án ngắn hạn hơn là các dự án dài hạn.
Đối với các doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp khảo sát chưa thực sự
biết rõ tới quỹ đầu tư xanh hoặc vốn xanh như phát hành trái phiếu xanh, tín dụng
xanh và các công cụ huy động nợ xanh khác trong lĩnh vực tài chính hiện nay. Việc
phát triển tài chính xanh phải được doanh nghiệp nhận thức về mặt lâu dài thay vì
trong ngắn hạn, về những lợi ích tích cực của tài chính xanh, của tăng trưởng xanh
đối với chính doanh nghiệp và với nền kinh tế. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ – đối tượng chiếm số đông trong nền kinh tế Việt Nam - nhưng nguồn vốn hạn
chế, tài chính chưa vững vàng, đặc biệt trong bối cảnh dịch phục hồi sau đại dịch
Covid-19. Dù việc tái cơ cấu một công ty và đổi mới công nghệ trong giai đoạn đầu
chuyển đổi gặp nhiều khó khăn, nhưng về lâu dài, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận được
16

nhiều cơ hội thâm nhập thị trường, phát triển sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh năng
lực cạnh tranh và hội nhập. Từ các quốc gia phát triển cho thấy, đây là hướng đi đúng
đắn song, với các quốc gia đang phát triển cũng mang đến nhiều thách thức lớn trước
mắt cần vượt qua.
b. Chính sách, luật pháp liên quan đến tài chính xanh
Tài chính xanh được xác định là điểm nhấn quan trọng trong chính sách tăng
trưởng xanh của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.
Tuy nhiên, tài chính xanh không phải là một yếu tố độc lập và kéo dài trong ngắn
hạn. Đó là một chương trình lâu dài, liên tục, cần có sự phối hợp của nhiều đơn vị,
nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau để đi đến mục tiêu chung là tăng trưởng xanh
và bền vững. Tầm quan trọng của sự phối hợp hài hòa, hiệu quả giữa các bên liên
quan sẽ thể hiện rõ trong việc đưa ra được những chính sách, phương hướng thực
hiện đồng bộ và toàn diện. Với một định hướng chính sách toàn diện, thống nhất, các
cơ quan ban ngành có thể chia sẻ tầm nhìn và làm rõ những mục tiêu dài hạn về tài
chính xanh, có thể tư vấn và hợp tác, thuyết phục các bên liên quan và thúc đẩy sự
phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành. Một nền tảng tài chính xanh bền vững sẽ được
xây dựng trên cơ sở sự chủ động phối hợp của các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp.
Do vậy, một mặt, các doanh nghiệp được khuyến khích tham gia trên tinh thần
tự nguyện, để làm sao doanh nghiệp vừa duy trì được hoạt động kinh doanh có hiệu
quả nhưng vẫn đảm bảo môi trường xã hội được an toàn và bảo đảm. Mặt khác, với
sự ủng hộ của các lực lượng trên thị trường tài chính bao gồm chính sách và các quy
định pháp luật có liên quan, cùng với sự hỗ trợ của Tổ chức quốc tế, Chính phủ sẽ có
thể xây dựng và triển khai được một khuôn khổ định hướng vững chắc về tài chính
xanh cho quốc gia.
Thứ nhất, khung chính sách tài chính nhằm phát triển thị trường thị trường vốn
xanh và các sản phẩm tài chính xanh sẽ có ảnh hưởng quan trọng lên cách thức một
quốc gia phát triển tài chính xanh. Theo đó, các hoạt động trên thị trường vốn sẽ
17

được thiết lập một khung tài chính xanh như: Ban hành các quy định, điều kiện khi
niêm yết cổ phiếu (niêm yết xanh), báo cáo (trong báo cáo bền vững) và trong giám
sát (theo các tiêu chí tài chính xanh); Xây dựng các bộ chỉ số xanh để theo dõi, đánh
giá và giao dịch trên thị trường vốn; Ban hành quy chế hoặc hướng dẫn về quản trị
rủi ro môi trường xã hội cho các tổ chức thị trường, cho các thành viên thị trường là
các định chế tài chính và các DN niêm yết. Tiếp đó là việc triển khai các chính sách
thuế, phí. Nếu việc triển khai hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong việc định hướng,
khuyến khích tổ chức, cá nhân cân nhắc trong việc lựa chọn phương án đầu tư, công
nghệ, thiết bị thân thiện với môi trường, đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Thứ hai, pháp luật bao trùm lên mọi mặt, mọi vấn đề của nền kinh tế và tài chính
xanh cũng không ngoại lệ. Việc các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn liên
quan đến tài chính xanh, việc quy định tài chính xanh trong các văn bản quy phạm
pháp luật, chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đảm bảo có những điều
luật rõ ràng, cụ thể sẽ tạo nên hành lang pháp lý thuận lợi và khả thi, thúc đẩy hoạt
động cho vay đối với các dự án xanh và thân thiện với môi trường. Quy định pháp
luật cần phải tạo cơ hội cho phép các tổ chức tín dụng quảng bá sản phẩm mới, tiếp
cận các lĩnh vực mới và tiếp cận các nguồn tài trợ mới với chi phí thấp hơn, định
hướng ngành ngân hàng hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
c. Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính cũng như cách thức điều phối hiệu quả các nguồn lực trong
chiến lược và kế hoạch hành động là điều kiện quan trọng để xanh hóa thị trường tài
chính và cả nền kinh tế.
Trước hết, mỗi quốc gia sẽ cần xác định nhu cầu về nguồn lực tài chính cần thiết
cho chương trình hành động. Có nhiều cách tiếp cận để xác định nhu cầu này thông
qua các kế hoạch của từng vùng và từng lĩnh vực. Tuy nhiên, trên thế giới vẫn chưa
có một cách tiếp cận nào mang tính tổng thể, phản ánh đầy đủ, chính xác nhu cầu về
18

nguồn lực tài chính. Về cơ bản, nhu cầu về nguồn lực tài chính để tăng trưởng xanh
là rất lớn, đặc biệt với các quốc gia đang phát triển. Do vậy, ngoài nguồn lực tài chính
từ ngân sách Nhà nước được Chính phủ thông qua, việc thực hiện chiến lược phát
triển thị trường tài chính xanh còn phải huy động nguồn lực từ hệ thống ngân hàng,
khu vực tư nhân, đặc biệt là nguồn đầu tư nước ngoài song song với hỗ trợ quốc tế.
Việc phát triển thị trường tài chính xanh còn mở ra nhiều cơ hội cho khu vực tư
nhân, trong đó đầu tư của Chính phủ đóng vai trò là chất xúc tác, thu hút đầu tư từ
khu vực tư nhân. Chính phủ sẽ đầu tư nguồn lực tài chính vào các chương trình, dự
án mà tư nhân có khả năng đầu tư thông qua việc nâng cao hiệu quả hệ thống thuế,
chính sách thuế; tiết kiệm chi tiêu công, đổi mới quản lý tài chính công theo hướng
công khai, minh bạch.
Kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển trên thế giới cho thấy, trong kế hoạch
hành động của quốc gia, các tổ chức tín dụng được xem là thành phần quan trọng để
hướng dòng đầu tư vào các sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm thiểu rủi ro,
hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tín dụng
xanh là những khoản tín dụng hỗ trợ các dự án sản xuất kinh doanh không gây rủi ro
hoặc nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Thông qua việc giảm các tác động tiêu cực
tới môi trường, tín dụng xanh không những có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ
môi trường, mà còn góp phần vào quá trình phát triển bền vững của nền kinh tế.
Nguồn lực tài chính thoát khỏi tình trạng eo hẹp cũng giúp tài chính xanh thoát
khỏi tình trạng chỉ tập trung vào các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp lớn. Không
nhiều đơn vị nhỏ quan tâm đến tài chính xanh do là nguồn vốn dài hạn và lớn của
các đơn vị không đồng đều, ổn định để phục vụ các dự án như năng lượng tái tạo,
năng lượng sạch,... Bên cạnh đó, những dự án lớn, phức tạp, đòi hỏi quy trình bảo
lãnh phức tạp mà các ngân hàng nhỏ chưa áp dụng được. Các tổ chức tín dụng nhỏ
cũng không có sự hỗ trợ từ các quỹ quốc tế để cung cấp lãi suất ưu đãi cho khách
hàng xanh của họ như các tổ chức lớn. Như vậy, huy động được nguồn lực tài chính
19

có tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc triển khai tài chính xanh, mang đến cơ hội
tiếp cận tài chính xanh đồng đều cho các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp vừa và
nhỏ, giúp nền tảng tài chính xanh của một quốc gia vững chắc hơn.
d. Trình độ phát triển khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ là động lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước là yếu
tố then chốt trong nhiều hoạt động của quốc gia, trong đó bao gồm việc phát triển tài
chính xanh. Ngày nay, các quốc gia bên cạnh đạt được các mục tiêu kinh tế và phát
triển riêng còn phải đối mặt với các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu, thiếu hụt
năng lượng, nước sạch. Hay nói cách khác, các quốc gia phải phá vỡ được mắt xích
quan trọng trong ma trận tương tác giữa môi trường, kinh tế và sự phát triển. Những
giải pháp, những cách tiếp cận mới, sáng tạo dựa trên các mô hình kinh doanh mới,
có khả năng sinh lợi cao, và cách tiếp cận mang tính đột phá về tài chính và đổi mới
khoa học công nghệ là trung tâm của ma trận. Đổi mới công nghệ xanh sẽ đáp ứng,
cung cấp các giải pháp và những cách tiếp cận mới này.
Để thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững đất nước, đòi hỏi các quốc gia phải
tăng cường hoạt động nghiên cứu - phát triển và đổi mới công nghệ. Đây là quá trình
khám phá ra công nghệ mới có thể thay đổi và cải tiến những phương thức sản xuất
và tiêu thụ thông thường hay điều chỉnh để tối ưu hóa các công việc đang thực hiện.
Một ví dụ điển hình là sự ra đời và phát triển của Internet và các công nghệ truyền
thông và thông tin liên quan cũng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển tài chính
theo hướng hiện đại. Ngoài ra, đổi mới cũng thường được sử dụng khi nói đến thay
đổi sản phẩm và dịch vụ, ví dụ: Cải tiến mô hình kinh doanh, sản xuất hay thay đổi
quá trình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, đổi mới công nghệ sẽ đóng vai trò quan
trọng và có tiềm năng lớn nhất vì nó tạo ra môi trường thuận lợi cho việc hình thành
các ý tưởng, tiềm lực nghiên cứu và phát triển của một quốc gia, từ đó sẽ tạo nhiều
cơ hội để thương mại hóa và bền vững về tài chính.
20

Một cách chi tiết, công nghệ xanh sẽ tạo ra sức mạnh to lớn và chính yếu để đạt
được sự phát triển tài chính xanh cụ thể: Chính phủ sẽ đầu tư vào các lĩnh vực chiến
lược về nghiên cứu và phát triển quốc gia, như nghiên cứu cơ bản, các lĩnh vực mới
nổi về công nghệ công nghiệp và công nghệ liên quan đến các vấn đề toàn cầu. Ví
dụ Hàn Quốc sẽ trở thành quốc gia dẫn đầu trên "thị trường xanh", được cho là sẽ
đạt trị giá 3000 nghìn tỷ won (khoảng 2,5 nghìn tỷ USD) vào năm 2020, bằng cách
gia tăng hơn gấp đôi đầu tư NC&PT vào các công nghệ xanh.
Hơn nữa, chuyển giao công nghệ sẽ gia tăng khả năng tiếp thu công nghệ và
khả năng ứng dụng công nghệ, từ đó, làm gia tăng khả năng đổi mới trong nước để
đáp ứng yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng nhu cầu phát triển trong đó bao gồm
tài chính xanh. Tóm lại, không có phát triển, không có triển khai và thương mại hóa
các công nghệ được đổi mới, việc phát triển tài chính xanh ở các quốc gia sẽ đứng
trước nhiều khó khăn và thách thức lớn.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Quy trình nghiên cứu
1. Xác định đề tài nghiên cứu: “Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, cơ
sở lý thuyết và thực tiễn phát triển tài chính xanh ở một số nước trên thế giới và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam”
2. Đưa ra câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu:
• Tài chính xanh được hiểu như thế nào? Tổng quan về thực trạng phát triển tài
chính xanh trong những năm qua?
• Tài chính xanh phát triển mạnh mẽ trên thế giới đặc biệt là ba nước: Hàn Quốc,
Trung Quốc, Bangladesh. Từ những bài học kinh nghiệm đấy, Việt Nam cần có
những chính sách biện pháp đổi mới để phát triển tài chính xanh trong giai đoạn hiện
nay.
3. Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu:
4. Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu:
21

• Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu về tài chính xanh ở ba nước Hàn
Quốc, Trung Quốc, Bangladesh và thực trạng phát triển tài chính xanh của Việt Nam.
• Thu thập dữ liệu sơ cấp các số liệu có trong các bài báo, tạp chí, thông tin từ
chính phủ,... của 3 nước và Việt Nam.
• Tiến hành xử lý dữ liệu qua Microsoft Excel và Stata.
• Phân tích dữ liệu:
• Lập bảng thống kê về số liệu đã thu thập được
• Phân loại các dữ liệu
• Xét tính khả thi của dữ liệu thu được
• Đối chiếu với giả thuyết và loại bỏ đi các số liệu không cần thiết
• Đưa ra bảng tổng hợp số liệu cuối cùng
5. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu:
Bài nghiên cứu đã đưa ra được những cơ sở lý luận, lý thuyết về tài chính xanh
bao gồm định nghĩa, nhận định và cả những đặc điểm, tính chất của tài chính xanh.
Đồng thời kết quả nghiên cứu được đưa ra là những bài học kinh nghiệm từ thực
trạng phát triển tài chính xanh ở 3 nước: Hàn Quốc, Trung Quốc, Bangladesh. Từ đó,
đưa ra các khuyến nghị và đề xuất những giải pháp, chính sách nhằm phát triển tài
chính xanh ở Việt Nam.
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong tiểu luận chủ yếu là phương pháp
nghiên cứu định tính, thông qua việc thu thập, tổng hợp số liệu; phân tích, đánh giá
số liệu; so sánh số liệu và rút ra các hàm ý.
22

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


2.1 Kết quả nghiên cứu
2.1.1 Thực trạng phát triển tài chính xanh ở Hàn Quốc
Hàn Quốc là quốc gia nằm trong khu vực Đông Á đã thực hiện kế hoạch phát
triển tài chính xanh kể từ năm 2008 để từng bước chuyển từ kinh tế nâu sang kinh tế
xanh. Đây là một chiến lược tổng thể về kinh tế - xã hội - môi trường sinh thái nhằm
tạo ra sự liên kết giữa tăng trưởng bền vững và bảo vệ môi trường. Hàn Quốc là một
trong những nước đã và đang thể hiện quyết tâm rất cao trong hiện thực hóa tăng
trưởng xanh mang tầm quốc gia. Và ngay sau khi công bố, thuật ngữ “Tài chính
xanh” mới bắt đầu được công nhận tại Hàn Quốc. Chính phủ đưa ra chiến lược rằng
đặt trọng tâm vào tài chính xanh vừa mang đến cơ hội tăng trưởng nền kinh tế theo
chiều hướng tác động tích cực đến môi trường sinh thái, vừa có vai trò lớn trong việc
phát triển ngành tài chính.
Hàn Quốc đã đẩy mạnh việc thiết lập các cơ sở pháp lý thiết yếu cho việc tăng
trưởng xanh thì đã xây dựng một nền tài chính xanh hiệu quả cao, cụ thể quốc gia
này đã huy động các vốn vay từ các đa dạng loại kênh như: vay ngân hàng, bảo lãnh
tín dụng, thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Chương trình hành động gần đây
nhất là lập kế hoạch chủ động trước những chuyển biến về khí hậu theo chiều hướng
tiêu cực, được công bố vào năm 2016. Nhằm hỗ trợ chuẩn bị và thực hiện mục tiêu
đạt kết quả tốt nhất, hệ thống tài chính xanh ở Hàn đã và đang được thúc đẩy và phát
triển theo các vấn đề cơ bản sau:
* Quỹ tài trợ, đầu tư, bảo lãnh tín dụng tài chính xanh
Để đáp ứng được những nhu cầu đầu tư khủng cho sự tăng trưởng xanh, đặc
biệt là kinh tế xanh, các tổ chức tài chính ngân hàng đã vào cuộc. Do đầu tư xanh
mang tính rủi ro cao, các quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc đã lập nên kế hoạch mở
rộng tín dụng cho các đầu tư xanh từ 3 tỷ USD lên 17 tỷ USD (năm 2021) theo luật
khung về tăng trưởng xanh, carbon thấp. Thị trường vốn cũng hoạt động sôi nổi các
23

dự án đầu tư xanh. Các cơ quan chính phủ của Hàn cũng chung tay hỗ trợ cho các
doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm. Từ năm 2009, nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm xanh đã
được lập để hỗ trợ phát triển tài chính xanh.
Bên cạnh đó, khi nói để sự phát triển các quỹ đầu tư, tài trợ thì không thể không
nói đến các Quỹ tài trợ bảo vệ môi trường. Quỹ bảo vệ môi trường ở Hàn Quốc còn
có tên gọi là Quỹ môi trường nhà nước (State-owned environmental fund). Nhờ vào
quỹ này, Bộ Môi trường Hàn Quốc sẽ thực hiện các khoản tín dụng cho các
ngành/nhóm ngành công nghiệp liên quan đến môi trường, đặc biệt là năng lượng
mới và năng lượng tái tạo. Khoản vay, kỳ hạn vay, hạn mức vay sẽ luôn có sự thay
đổi tuỳ thuộc vào mục đích của khoản vay. Kênh tín dụng này như là một kênh huy
động vốn thu hút đối với các công ty, tư nhân, doanh nghiệp vì lãi suất vay này thấp
hơn khá nhiều so với lãi suất vay tín dụng thông thường. Tuy nhiên, hỗ trợ này chỉ
dưới hình thức cho vay chứ không phải là đầu tư. Bởi vậy mà Bộ Môi trường cân
nhắc việc hỗ trợ nhờ vào phương thức đầu tư để chủ động khích lệ, tăng cường các
công tác quản lý môi trường của các doanh nghiệp.
Thêm vào đó, Chính phủ cũng đã đưa ra chính sách là cung cấp các khoản hỗ
trợ về tài chính, khoản vay không để các công ty, doanh nghiệp sẵn sàng chuẩn bị,
lắp đặt và sử dụng các thiết bị tạo ra năng lượng tái tạo. Ngoài ra, còn có các khoản
vay với lãi suất thấp cho việc lắp đặt, sản xuất và vận hành các thiết bị đấy. Tính đến
năm 2016, khoản hỗ trợ tài chính này có quy mô là hơn 100 tỷ won, trong số đó thì
93% dành cho việc lắp đặt thiết bị còn 7% trong việc sản xuất và vận hành. Xét về
cả tổng quy mô của các khoản đầu tư cho năng lượng tái tạo thì đã lên đến 1,8 nghìn
tỷ won, tương đương với 1,3 triệu USD (KEA, 2017; Oh, 2018) với tổng cộng là 55
084 dự án. Chính phủ cũng đã dành một khoản đầu tư để hỗ trợ tài chính cho các
công trình nhà ở và nhà cao tầng xanh. Đó là những ngôi nhà thân thiện với môi
trường, tiêu thụ ít năng lượng, tối thiểu hoá việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng
như việc sử dụng tạo ra GHGs và các nguyên, nhiên liệu có tác động tiêu cực đến
24

môi trường, thông qua việc đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng mới và nguồn
năng lượng tái tạo như điện chạy bằng năng lượng mặt trời, nhiệt lượng mặt trời,
năng lượng địa nhiệt,... (Oh, 2018).

Hạn mức vay/


Nội dung cho vay Lãi suất vay Kỳ hạn khoản vay
Công ty (Tỷ won)

Kỳ hạn trả chậm: 3


3
năm

Kỳ hạn thanh toán: 4


Tài trợ phát triển 1
năm
ngành công nghiệp Cố định
môi trường Kỳ hạn trả chậm: 2
0.5
năm

Kỳ hạn thanh toán: 3


0.5
năm

Kỳ hạn trả chậm: 3

Quỹ cải thiện vấn năm


Cố định 5
đề môi trường Kỳ hạn thanh toán: 4
năm

Kỳ hạn trả chậm: 3


2.5
năm
Tài trợ phát triển Linh hoạt,
ngành công nghiệp thay đổi theo Kỳ bạn thanh toán: 7
1
tài chế quý năm

Kỳ hạn trả chậm: 2 0.5


25

năm

Kỳ hạn thanh toán: 3


0.5
năm

Kỳ hạn trả chậm: 5


Tài trợ lắp đặt Linh hoạt, năm
thiết bị tạo khí gas thay đổi theo 3
tự nhiên quý Kỳ hạn thanh toán:
10 năm

Bảng 1. Các khoản vay từ Quỹ môi trường nhà nước

Hạn mức vay


Mục đích Kỳ hạn vay Tỷ lệ hỗ trợ
(tỷ won)

Kỳ hạn vay trả chậm: 5

Sản xuất xanh năm


10 SME: 90%
và thiết bị xanh Kỳ hạn vay thanh toán
trong nhiều kỳ: 10 năm

Rác thải và sinh


10 Kỳ hạn trả chậm: 5 năm
học Công ty trung

Thiết bị gia Kỳ hạn thanh toán trong gian: 70%


0.1
đình nhiều kỳ: 10 năm

Kỳ hạn vay trả chậm: 1


năm Công ty lớn: 40%
Vận hành 1
(tối đa)
Kỳ hạn vay thanh toán
26

trong nhiều kỳ: 2 năm

Bảng 2. Hỗ trợ tài chính cho các ngành năng lượng tái tạo

Đặc biệt, chính phủ Hàn đã lập ra một tổ chức bảo lãnh tín dụng phi lợi nhuận
gọi là Tổng Công ty Công nghệ Tài chính (KOTEC). Đây được ví như một quỹ bảo
lãnh tín dụng, giải quyết được các vấn đề thâm hụt nguồn tài chính vì hạn chế được
về tài sản bảo đảm của tư nhân và doanh nghiệp khi vay vốn tại ngân hàng thương
mại. Hơn nữa, KOTEC là tổ chức tài chính duy nhất được đánh giá và cấp giấy phép
xanh cho các tổ chức, doanh nghiệp. Mỗi công ty nhận được giấy phép xanh có thể
áp dụng mức bảo lãnh lên đến 7 tỷ won.
* Định chế Tài chính xanh
Mô hình huy động vốn cho tài chính xanh vào các dự án xanh thông qua các
quỹ đầu tư được triển khai và phát triển mạnh mẽ tại Hàn. Cho tới năm 2017, Quỹ
Hưu trí nhà nước (National Pension Service - NPS) đã đầu tư hơn 200 tỷ won vào
vốn tư nhân xanh (Green Private Equity Funds - PEFs) nhằm đầu tư vào các cơ sở
hạ tầng xanh như máy điện năng lượng tái tạo, thiết bị xử lý rác thải,...; Hiệp hội Hỗ
trợ Kỹ sư và Nghiên cứu Hàn Quốc (Korea Scientist and Engineers Mutual - Aid
Association - SEMA) đã rót vốn 40 tỷ won vào quỹ đầu tư xanh có NPS là nhà đầu
tư lớn nhất. Ngoài ra, nhằm phát triển tài chính xanh, các tổ chức, định chế tài chính
trong và ngoài nước cũng được khuyến khích tham gia vào lĩnh vực Tài chính xanh.
Các định chế tài chính khác, cụ thể hơn là các tập đoàn tài chính trong nước như Tập
đoàn Tài chính Shinhan; Tập đoàn Tài chính KB và Công ty Quản lý tài sản KDB,
nỗ lực thành lập các quỹ đầu tư để tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo mới và
hạn chế, giảm thiểu việc sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân.
* Thị trường Tài chính xanh
- Thị trường chứng khoán:
Thị trường chứng khoán là một kênh tài chính để chính phủ Hàn Quốc huy động
27

hiệu quả được tài chính xanh cho sự phát triển kinh tế xanh. Do việc đầu tư cho kinh
tế xanh có những mức độ rủi ro nhất định nên các nhà đầu tư đã đầu tư cổ phiếu vào
thị trường chứng khoán tài sản (asset - backed securities - ABS). Hàn Quốc đã tận
dụng tối đa cho các công cụ này nhằm kích hoạt được tài chính xanh. Điều này cũng
bởi lẽ Hàn Quốc đã có các một thị trường ABS năng động và hiện đại. Khi nói đến
tài chính doanh nghiệp thì ABS chỉ đứng sau trái phiếu doanh nghiệp. Một lượng khá
nhiều công ty và doanh nghiệp đã tận dụng nguồn tài chính này để phát triển tài chính
xanh và đặc biệt là để phát triển kinh tế xanh.
* Thị trường trái phiếu xanh:
Thị trường trái phiếu xanh và bền vững của Hàn Quốc đang phát triển mạnh.
Tuy vậy, Hàn Quốc lại có những bước đầu có phát triển khá chậm. Vào năm 2013,
ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn đã bán trái phiếu đầu tiên. Sau đó, phải đến năm
2018, các tổ chức phát hành mới tung ra thị trường một cách rộng rãi. Các định chế
tài chính công đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc phát hành trái phiếu xanh để
thu hút được các nguồn tài chính cho nhiều dự án xanh. Trong số khối doanh nghiệp
và tư nhân, công ty Tài chính Hyundai (Hyundai Capital) cũng đã phát hành hơn 500
triệu USD trái phiếu xanh. Mục đích của nó là tài trợ tài chính cho việc mua các
phương tiện sử dụng động cơ hybrid vào năm 2016. Tập đoàn quốc tế Hanjin (Hanjin
International Corporation) cũng đã phát hành khoảng 300 triệu USD trái phiếu xanh
vào năm 2017 nhằm đầu tư vào các công trình thân thiện với môi trường. Và vào
năm 2019, các tổ chức cũng đã bán gần 6 tỷ USD trái phiếu xanh. Theo giao dịch
tháng 4 của LG Chem đã huy động hơn 1,5 tỷ USD, khiến nó trở thành một trong
những giao dịch xanh lớn nhất trong năm 2019. Số liệu phát hành trái phiếu tăng hơn
gấp đôi so với tổng mức tích luỹ của năm trước đó. Đồng thời, khoảng 60% tổng số
trái phiếu xanh được phát hành trong năm 2019 là do các công ty năng lượng và hoá
chất.
28

Ngày phát Quy mô


STT Tổ chức phát hành Niêm yết
hành (triệu USD)

20/2/2013 500
1 Korea Exim Bank SGX
2/2/2016 400

2 Hyundai Capital 7/3/2016 500 SGX

3 Korea Development Bank 27/6/2017 300 SGX

4 Hanjin International 25/9/2017 300 SGX

5 Korea Exim Bank 8/3/2018 400 TPEx, SGX

Korea Water Resources


6 8/3/2018 300 SGX
Corporation

7 Korea Development Bank 29/5/2018 300 KRX

Bảng 3. Các phương án phát hành trái phiếu xanh tại Hàn Quốc

Có thể nói, trái phiếu xanh tại Hàn Quốc đang phát triển theo xu hướng mở rộng
mức độ bao phủ từ góc độ phát hành trái phiếu xanh phục vụ cho các hoạt động, công
tác, dự án môi trường sang tài trợ tài chính cho các công tác, không chỉ môi trường,
mà còn là xã hội và quản trị. Do đó trái phiếu xanh tại Hàn Quốc còn được coi là trái
phiếu ESG (Environment, social, and governance).
Đây có thể xem là một sự khởi đầu, Hàn Quốc đang sở hữu rất nhiều tiềm năng
phát triển thị trường này. Quốc gia này có thể thiết lập các tiêu chuẩn, hướng dẫn và
đưa vào thực tiễn tốt nhất về xanh và bền vững cho các tổ chức phát hành. Hàn Quốc
có thể cân nhắc các ưu đãi thuế và có kế hoạch để tiếp cận với thị trường, qua đó
29

giúp bù đắp một số chi phí gia tăng để đạt được chứng nhận xanh từ bên thứ ba, cũng
như duy trì các tài liệu bổ sung để theo dõi việc sử dụng tiền thu được.
* Thị trường giao dịch phát thải:
Chính phủ Hàn Quốc đi vào việc triển khai Chương trình Giao dịch phát thải
(Emission Trading Scheme - ETS) vào đầu năm 2015 hướng tới việc giảm thiểu đi
chỉ số GHGs một cách hiệu quả tại các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế. Bộ
Tài chính và Chiến lược Hàn Quốc tái phân bổ lượng phát thải GHG cho các chủ thể
tham gia Chương trình Giao dịch phát thải theo định kì 5 năm dựa trên tổng lượng
khí thải GHG có được trong vòng 5 năm. Theo Oh, 2018, trên thị trường giao dịch
phát thải, giá của mỗi đơn vị đã tăng một khoảng là 3,6 lần so với giá khởi điểm. Từ
đấy, có thể thấy rằng theo thời gian thì áp lực giảm thiểu lượng phát thải GHG càng
trở nên căng thẳng đối với tư nhân hay các doanh nghiệp và giá các đơn vị hạn mức
phát thải được dự đoán sẽ còn tiếp tục mạnh trong thời gian sắp tới.
* Những chính sách mới của Hàn Quốc để nhằm thúc đẩy tài chính xanh
Vào năm 2021, chính phủ Hàn Quốc đã tiết lộ về kế hoạch thúc đẩy tài chính
xanh, bao gồm việc tăng trưởng vai trò cốt yếu của khu vực công, khuyến khích tăng
trưởng tài chính xanh trong khu vực tư nhân và cải thiện được các khuôn khổ quy
định.
Theo đó, các chính sách cấp thiết để tăng cường vai trò của khu vực công sẽ
bao hàm: việc chuẩn bị chiến lược đầu tư cho các tổ chức tài chính được nhà nước
hậu thuẫn nhằm tăng gấp đôi đầu tư vào lĩnh vực xanh. Đồng thời, Chính phủ cũng
xem xét việc cho vay tài chính xanh mới khi K-taxonomy cho các ngành công nghiệp
xanh đi vào hoạt động và có hiệu lực.
Ngoài ra, Hàn Quốc còn thành lập các cơ quan tham vấn về tài chính xanh giữa
các tổ chức tài chính mà đã được nhà nước hỗ trợ khác nhau với mục đích là để vạch
ra chiến lượng tổng quát về tài chính xanh, khuyến khích việc tăng cường mối quan
hệ với quốc tế trong khi chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh năm 2021.
30

Thêm vào đó, Chính phủ sẽ đưa ra những hướng dẫn thực hành tốt nhất về tài
chính xanh để áp dụng cho các lĩnh vực tài chính một cách bình đẳng và xúc tiến việc
nội bộ hoá các quy tắc sau khi đã có một khoảng thời gian điều chỉnh.
Cuối cùng, quốc gia này đã xây dựng kế hoạch quản lý chi tiết và giám sát rủi
ro khí hậu cho các tổ chức tài chính vào tháng 3 năm 2021. Từ đó tiến hành các cuộc
tổng kiểm nghiệm về tác động tiêu cực hay tích cực của việc phá giá các ngành hay
nhóm ngành sử dụng lượng carbon lớn đối với sự lành mạnh của các tổ chức tài
chính.
Đặc biệt hơn hết, Hàn Quốc cũng sẽ đẩy mạnh việc cải thiện khuôn khổ quy
định. Theo đó, quốc gia này sẽ tiến hành việc làm gia tăng việc công bố thông tin
của doanh nghiệp về các yếu tố liên quan trực tiếp đến môi trường. Đồng thời, Hàn
Quốc cũng yêu cầu tất cả các công ty niêm yết KOSPI tiết lộ dữ liệu môi trường của
họ vào năm 2030.
2.1.2 Thực trạng phát triển tài chính xanh ở Trung Quốc
Để thực hiện các mục tiêu xây dựng hệ thống tài chính xanh, Chính phủ Trung
Quốc đã phân tích sự khác biệt trong hoạt động của hệ thống tài chính của mình so
với các quốc gia khác để tìm ra nguyên nhân của những cản trở khi áp dụng mô hình
hệ thống tài chính xanh tại quốc gia này. Trên cơ sở những thông lệ quốc tế phù hợp
nhất đối với quốc gia, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt các công cụ và
hướng dẫn mà các định chế tài chính có thể vận dụng để xanh hóa hệ thống tài chính,
cũng như đề xuất một số hàm ý chính sách khơi thông dòng vốn đầu tư xanh.
*Phát triển trái phiếu xanh
Trung Quốc lần đầu tiên chính thức gia nhập thị trường trái phiếu xanh toàn cầu
là việc Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc phát hành gần 1 tỷ USD trái phiếu xanh
tại thị trường London nhằm huy động vốn cho các dự án thân thiện môi trường vào
tháng 10 năm 2015. Thị trường trái phiếu xanh nội địa được thiết lập vào tháng 12
năm 2015 với lượng trái phiếu xanh đầu tiên được phát hành trên thị trường liên ngân
31

hàng, nhằm giúp các tổ chức tín dụng tăng thêm nguồn vốn để tài trợ cho các dự án
xanh, đồng thời cũng thiết lập thị trường tạo cơ sở cho việc phát triển thị trường trái
phiếu xanh trong những năm tiếp theo. Kể từ 02 sự kiện mang tính chất thăm dò và
định hình thị trường, trái phiếu xanh Trung Quốc đã có bước phát triển mạnh mẽ
trong năm 2016. Giá trị phát hành trái phiếu xanh của Trung Quốc tăng lên đến 36.2
tỷ USD, chiếm đến 1/3 giá trị phát hành trái phiếu xanh toàn cầu, đưa Trung Quốc
vươn lên thành quốc gia dẫn đầu ở thị trường này.
Bên canh đó, các cơ quan có liên quan gồm PBoC và NDRC ban hành nhiều
chính sách ưu đãi để khuyến khích thị trường trái phiếu xanh phát triển. Trong đó,
PBoC đã chấp thuận cho các định chế tài chính sử dụng trái phiếu xanh như là một
tài sản bảo đảm để được hưởng các khoản vay lãi suất thấp từ ngân hàng trung ương.
Quy định này đã tạo động lực thúc đẩy các ngân hàng phát hành trái phiếu xanh trong
quá trình huy động vốn. Đây là một trong những lý do làm cho các ngân hàng thương
mại chiếm tỷ lệ lớn nhất, lên đến 82% trong việc phát hành trái phiếu xanh tại Trung
Quốc.

2%
16%

Doanh nghiệp

Ngân hàng thương mại


82%
Chủ thể khác

Hình 1. Cơ cấu về chủ thể phát hành trái phiếu xanh tại Trung Quốc
(Nguồn: Báo cáo Thị trường trái phiếu xanh Trung Quốc 2016)
32

*Mở rộng dư nợ xanh


Kể từ năm 2019, dư nợ cho vay xanh của các ngân hàng Trung Quốc đã tăng
trưởng theo cấp số nhân, từ 9,3 nghìn tỷ NDT (1,4 nghìn tỷ USD) trong quý đầu tiên
của năm 2019 lên 16 nghìn tỷ NDT (2,4 nghìn tỷ USD) vào cuối năm 2021, lớn nhất
trên thế giới. Dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên 22 nghìn tỷ NDT (3,3 nghìn tỷ USD) vào
cuối năm 2022. Tốc độ tăng trưởng cho các khoản vay xanh đã được tăng tốc từ quý
4/2020 và đạt mức cao kỷ lục 33% vào quý 4/2021, so với tỷ lệ tăng trưởng 12% của
tổng dư nợ cho vay trong quý đó.
Động lực chính của sự gia tăng dư nợ xanh là các ngân hàng lớn của Trung
Quốc, đã đóng góp hơn một nửa dư nợ, tăng từ 49% vào năm 2019 lên 55% vào năm
2021. Các ngân hàng chính sách cũng đóng một vai trò quan trọng trong tài chính
xanh tại Trung Quốc, với thị phần ở mức 27% vào cuối năm 2021, tiếp theo là các
ngân hàng cổ phần với mức 12%.

Hình 2. Dư nợ cho vay xanh ước tính của các ngân hàng Trung Quốc
(giai đoạn 2019 – 2022)
33

*Phát triển hoạt động bảo hiểm xanh


Tại Trung Quốc, hình thức bảo hiểm xanh chủ yếu đề cập đến bảo hiểm trách
nhiệm ô nhiễm môi trường, cụ thể là việc kinh doanh bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do bên thứ ba gây ra do tai nạn ô nhiễm. Luật Bảo vệ Môi trường
sửa đổi vào tháng 4 năm 2014 khuyến khích việc thực hiện bảo đảm trách nhiệm bảo
hiểm ô nhiễm môi trường. Trong bản “Kế hoạch cải cách tổng hợp nhằm thúc đẩy
tiến bộ sinh thái” ban hành vào tháng 9 năm 2015, có đề xuất thiết lập một hệ thống
bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc đối với ô nhiễm môi trường ở những khu vực có rủi
ro môi trường cao. Hiện tại, Trung Quốc cũng đang tiến hành một số dự án thí điểm
về bảo hiểm trách nhiệm môi trường để làm cơ sở thúc đẩy triển khai hoạt động bảo
hiểm trách nhiệm môi trường trên cả nước. Dự kiến sau những dự án thí điểm này,
Trung Quốc cũng sẽ sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, cũng như các quy định
quản lý hành chính về bảo hiểm bắt buộc ô nhiễm môi trường cho phù hợp.
Có thể nói, đặc điểm của chiến lược xây dựng hệ thống tài chính xanh của Trung
Quốc là một mô hình “từ trên xuống” và được thúc đẩy thông qua chính sách tiền tệ
và các chính sách vĩ mô thận trọng.
2.1.3 Thực trạng phát triển tài chính xanh ở Bangladesh
Bên cạnh việc phát triển tài chính xanh lấy Chính phủ và các định chế tài chính
lớn là trung tâm lan tỏa sự phát triển cả một hệ thống như Hàn Quốc và Trung Quốc,
một số quốc gia khác thực hiện thúc đẩy hệ thống tài chính xanh lấy tổ chức vi mô
làm trọng tâm, trong đó có Bangladesh. Bangladesh là một trong những nước kém
phát triển nhất, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của ô nhiễm môi trường thế giới do sự
công nghiệp hóa của các nước phương Tây. Trong mối đe dọa về môi trường cực
đoan, khu vực tài chính của Bangladesh đóng một vai trò quan trọng như một trong
những nhà đầu tư quan trọng của nền kinh tế buộc các doanh nghiệp phải xây dựng
các chiến lược, các kế hoạch hành động khác nhau.
Ngân hàng Xanh (GB) là một thành phần của sáng kiến toàn cầu của một nhóm
34

các bên liên quan để bảo vệ khí hậu, môi trường tại quốc gia này. Từ 2010, nghiên
cứu của Ullah, M.M đã chỉ ra hiện trạng của các hoạt động ngân hàng xanh bằng việc
so sánh giữa các loại hình ngân hàng (các ngân hàng thương mại quốc doanh, các
ngân hàng phát triển chuyên biệt của nhà nước (SDBs), các ngân hàng thương mại
công cộng (PCBs) và các ngân hàng thương mại nước ngoài (FCBs) hoạt động ở
Bangladesh để đánh giá các ngân hàng có áp dụng hướng dẫn ngân hàng xanh và tài
trợ một số dự án ngân hàng xanh, trong khi phần chủ động của SCB và SDBs không
đáng kể. Đây đã trở thành một vấn đề quan trọng trong ngành ngân hàng Bangladesh
trong những năm qua. Tuy nhiên các ngân hàng Bangladesh nhấn mạnh vào hoạt
động ngân hàng xanh chủ yếu và vì của sự khuyến khích và áp lực từ Ngân hàng
Trung ương Bangladesh (hay còn gọi là Ngân hàng Bangladesh).
Ngân hàng Bangladesh đã ban hành các thông tư liên quan đến vấn đề này. Các
ngân hàng đã được yêu cầu tự xây dựng các chính sách ngân hàng xanh của riêng họ.
Là ngân hàng trung ương, Ngân hàng Bangladesh vẫn là công cụ hỗ trợ chính và
nguồn tài chính xanh ở Bangladesh. Ngân hàng Bangladesh đã ban hành các hướng
dẫn ngân hàng xanh cho các ngân hàng và định chế tài chính để thúc đẩy tài chính
xanh trong thời kỳ đầu khi nhận định về hoạt động ngân hàng xanh. Điển hình như,
vào ngày 27 tháng 2 năm 2011, Ngân hàng Bangladesh đã ban hành Thông tư số 2
BRPD yêu cầu các ngân hàng thương mại áp dụng chính sách ngân hàng xanh để bảo
tồn và kiến tạo môi trường. Ngày 22 tháng 7 năm 2012, Ngân hàng Bangladesh ban
hành tiếp Thông tư số 07 BRPD nhằm hướng dẫn các ngân hàng về triển khai hoạt
động ngân hàng xanh. Cuối cùng, vào ngày 11 tháng 9 năm 2013, Ngân hàng
Bangladesh đã ban hành Thông tư số 05 GBCSRD - “Nguyên tắc chính sách Ngân
hàng xanh” - hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các chính sách cùng triển khai báo
cáo về hoạt động ngân hàng xanh.
Ngoài ra, Ngân hàng Bangladesh nhấn mạnh vào định dạng báo cáo thống nhất
để các ngân hàng báo cáo các hoạt động ngân hàng xanh, hạn mức tín dụng bắt buộc
35

là 5% tổng số tiền giải ngân cho các ngân hàng và cơ sở hạ tầng ngân hàng xanh bao
gồm quản lý chất thải rắn, thu hoạch nước mưa và việc lắp đặt các tấm pin mặt trời
trên đỉnh.
Mặc dù Bangladesh chưa có bất kỳ sự kết hợp các chiến lược tài chính xanh
gồm nào, Ngân hàng Bangladesh đã thúc đẩy tài chính xanh thông qua các chương
trình tái cấp vốn ưu đãi và hạn ngạch tín dụng cho các định chế tài chính cũng như
xây dựng các hướng dẫn cho các dự án chuyển đổi đặc thù của ngân hàng và nhà tài
trợ. Vào tháng 1 năm 2016, Ngân hàng Bangladesh đã đặt ra hạn mức tín dụng 5%
bắt buộc đối với tài chính xanh trực tiếp trong tổng số tiền giải ngân của tất cả các
ngân hàng và định chế tài chính. Tổng tài chính xanh tính đến năm 2016 là Tk 503.2
tỷ, với 38 ngân hàng và 9 định chế tài chính đã giải ngân, trong đó các ngân hàng
thương mại tư nhân (PCB) đóng góp phần lớn (80,4%). Số tiền tài chính xanh gián
tiếp (Tk 469,9 tỷ đồng) đã vượt quá tổng số tài chính xanh trực tiếp (Tk 33,4 tỷ) trong
năm 2016.

Phần trăm
Loại hình TCX trực tiếp TCX gián tiếp Tổng số
(%)

SCBs 2,013.7 1,234.5 3,248.2 0.6

DFIs 30.1 0.0 30.1 0.01

PCBs 24,597.4 379,887.5 404,485.0 80.4

FCBs 768.8 77,547.3 78,316.1 15.6

NBFIs 5,948.2 11,193.8 17,142.0 3.4

Tổng 33,358.2 469,863.1 503,221.3 100

Bảng 4. Số tiền tài chính xanh trực tiếp và gián tiếp trong năm 2016
36

Các ngân hàng thương mại tư nhân và định chế tài chính phi ngân hàng là những
người đóng vai trò chính trong việc tài trợ cho hầu hết các dự án xanh, như năng
lượng tái tạo (16%), gạch nung (21%), sản phẩm tái chế và tài chế (15%), thiết lập
các ngành công nghiệp xanh (15%) và quản lý chất thải lỏng (14%).

Sản phẩm SCBs DFIs PCBs FCBs NBFIs Tổng

Năng lượng tái tạo 44.4 4.2 1,605.0 182.0 3,660.2 5,495.7

Sử dụng năng lượng hiệu


10.1 0.0 2,394.3 0.6 125.3 2,530.3
quả

Quản lý chất thải rắn 0.0 0.0 12.2 0.0 0.0 12.2

Quản lý chất thải lỏng 26.3 0.0 4,326.5 36.2 449.0 4,838.0

Năng lượng thay thế 160.0 0.0 164.8 0.0 9.2 334.0

Gạch đốt chịu lửa 1,003.8 25.3 5,353.9 0.0 775.0 7,157.9

Gạch không chịu lửa 0.0 0.0 169.8 0.0 40.0 209.8

Hàng hóa tái chế lại và có


99.1 0.0 4,179.6 80.0 518.8 4877.4
thể tái chế

Công nghiệp xanh 380.0 0.0 4,106.2 283.6 256.0 5,025.8

An toàn nhà máy 0.0 0.0 1,817.1 34.8 95.5 1,947.4

Khác 290.1 0.6 467.9 151.7 19.3 929.6

Tổng 2,013.7 30.1 24,597.4 768.8 5,948.2 33,358.2

Bảng 5. Tài chính xanh trong các loại sản phẩm khác nhau (2016)
Tại Bangladesh, vai trò của các tổ chức tài chính vi mô được đẩy mạnh và có ý
37

nghĩa quan trọng trong phát triển hệ thống tài chính xanh. Tài chính vi mô xanh bên
cạnh việc hướng đến các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu còn hướng vào nhóm
người nghèo - đối tượng ít được trang bị nhất để đối phó với các thảm họa biến đổi
khí hậu. Vì vậy, trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động đến mọi mặt của đời sống
kinh tế, xã hội như hiện nay, tài chính vi mô xanh được đưa ra như một nỗ lực để bổ
sung các sản phẩm và dịch vụ tài chính vi mô với các chiến lược phù hợp nhằm nâng
cao khả năng thích ứng của hàng triệu người nghèo trên thế giới. Thêm vào đó, tài
chính vi mô xanh giúp họ xây dựng và đa dạng hóa tài sản, nguồn thu nhập và tăng
cường các cơ chế đối phó lâu dài thông qua các chương trình tiết kiệm và bảo hiểm
vi mô. Bằng cách này, tài chính vi mô xanh cũng gián tiếp bảo vệ hoạt động của các
tổ chức tài chính vi mô thông qua việc bảo vệ khách hàng của họ. Tài chính vi mô
xanh đầu tư vào các sản phẩm giảm thiểu khí thải nhà kính thông qua việc tài trợ
năng lượng sạch, bếp nấu cải tiến, hay Grameen Shakti ở Bangladesh. Mô hình cung
cấp tài chính vi mô xanh cho hệ thống điện mặt trời tại Bangladesh đã thành công
khi mà hệ thống điện quốc gia tiếp cận được 14.000 hộ gia đình sử dụng thì hiện nay
chương trình đã cho phép 20 triệu người Bangladesh tiếp cận điện năng.
Ngân hàng Bangladesh đã thành lập một chương trình tái cấp vốn trị giá 2 tỷ
cho các nguồn tài chính thân thiện với môi trường và năng lượng tái tạo trong năm
2009 để tạo điều kiện tài trợ cho các sản phẩm xanh, như năng lượng mặt trời, nhà
máy khí sinh học và nhà máy xử lý nước thải (ETPs). Kể từ tháng 9 năm 2016, bốn
ngân hàng và một định chế tài chính đã ký thỏa thuận tham gia với Ngân hàng
Bangladesh để tiếp cận quỹ. Từ năm 2012 đến 2016, tổng số tiền tái cấp vốn theo
chương trình này là 2678,9 triệu.
Tuy nhiên, thị trường cổ phiếu và thị trường vốn kém phát triển cũng phần nào
ngăn chặn sự phát triển của tài chính xanh. Mặc dù đã có những chính sách về ngân
hàng xanh, khả năng vận hành, điều phối các dự án xanh của ngân hàng và các tổ
chức tín dụng còn kém, dẫn đến việc ảnh hưởng đến sự thúc đẩy tài chính xanh phát
38

triển. Trong số 50 lĩnh vực được chính phủ xác định là đủ điều kiện cho tài chính
xanh trực tiếp cho đến năm 2017, hầu hết không có nhu cầu đầu tư rõ ràng và một số
ít đủ điều kiện thường không yêu cầu đầu tư nhiều hơn 5 crore taka (đơn vị tiền tệ
của Bangladesh). Trong hầu hết các trường hợp, các doanh nghiệp xanh địa phương
quy mô nhỏ gặp khó khăn trong việc chứng minh mức độ tín nhiệm của họ để từ đó
đảm bảo nguồn vốn dưới dạng vốn chủ sở hữu hoặc trách nhiệm pháp lý. Các ngân
hàng và tổ chức tài chính thường nhận được nhu cầu gọi vốn xanh từ các doanh
nghiệp quy mô nhỏ không có giấy tờ hợp lệ. Hơn nữa, yếu tố chi phí giao dịch cao
ảnh hưởng đến lợi nhuận của các dự án xanh. Do đó, dù đã có chủ trương chính sách
giải ngân tối thiểu 5% tổng danh mục cho vay cho các dự án xanh, các ngân hàng và
FIs vẫn không thể tìm đủ đề xuất dự án xanh. Đáng chú ý, vẫn còn một lượng lớn rủi
ro về việc vận hành và thị trường liên quan đến các dự án xanh. Đó không chỉ là rủi
ro trong các dự án thường liên quan đến công nghệ mới chưa được sử dụng mà còn
về phía thị trường sản phẩm xanh kém phát triển. Hơn nữa, khi các dự án xanh phụ
thuộc vào nguồn vốn thông qua các hướng dẫn hiện hành của Ngân hàng Bangladesh,
các dự án này sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách, kể cả
là một thay đổi nhỏ.
Thực tế, nguồn tài chính xanh đang không đủ, Bangladesh hướng tới tiếp cận
một lượng tài chính xanh quốc tế nhất định và ngành ngân hàng trong nước và các
định chế tài chính đang đầu tư một số lượng nhất định danh mục đầu tư của họ vào
các dự án xanh.
Tổng kết lại, việc thúc đẩy vai trò của các tổ chức tài chính vi mô có ý nghĩa
quan trọng trong phát triển hệ thống tài chính xanh và Bangladesh cũng đã đạt được
những thành công nhất định. Các tổ chức tài chính vi mô cần xây dựng chiến lược
huy động vốn xã hội từ các nhà tài trợ, nguồn hỗ trợ, tài trợ trong nước và quốc tế.
Kinh nghiệm tại Bangladesh cho thấy, với cách tiếp cận phù hợp, với sự tài trợ của
Ngân hàng thế giới, tín dụng vi mô xanh cho năng lượng tái tạo thành công hơn so
39

với cách tiếp cận của nhà nước. Một lý do nữa là, khách hàng của tài chính vi mô là
người nghèo nên nếu không có sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội, những sản phẩm
năng lượng tái tạo có giá thành cao như hệ thống năng lượng mặt trời sẽ khó tiếp cận
được. Các tổ chức tài chính vi mô nên tiếp cận và tăng cường cho vay các doanh
nghiệp siêu nhỏ, bên cạnh đối tượng truyền thống là cá nhân và hộ gia đình nghèo.
Để mô hình tài chính vi mô xanh thành công, cần có sự kết nối trực tiếp giữa các tổ
chức cung cấp tài chính vi mô với đơn vị cung cấp sản phẩm/dịch vụ xanh và các tổ
chức địa phương. Khác với cách cấp tín dụng truyền thống, các tổ chức cung cấp tín
dụng vi mô muốn thành công cần nghiên cứu mô hình hợp tác “liên minh” để tăng
khả năng tiếp cận với khách hàng và giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tài chính vi
mô.
2.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng ở ba quốc gia Hàn Quốc, Trung Quốc và Bangladesh cho
thấy sự phát triển tài chính xanh có những điểm chung và khác nhau tùy vào tình
hình từng nước, nhưng về cơ bản vẫn có sự nhất quán với các nghiên cứu đã chỉ ra
lúc trước. Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của tài chính xanh
được thể hiện rõ qua tình hình ở mỗi nước, đó là sự nhận thức, hiểu biết; khung chính
sách; nguồn vốn và cơ sở hạ tầng, sự phát triển khoa học kỹ thuật.
Tuy nhiên, ở mỗi nước, thực tiễn chứng minh tùy vào từng tình hình riêng, đều
có những vấn đề riêng mà mỗi nước phải đối mặt và giải quyết. Kết quả nghiên cứu
không phủ nhận những lý thuyết nghiên cứu đã được đặt ra lúc trước, mà bổ sung và
hoàn thiện hơn những lý thuyết nhiều nghiên cứu trước đó đã nêu ra và còn thiếu sót.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và nhiều vấn đề liên quan đến môi trường đang xảy ra
hết sức cấp thiết, những nghiên cứu mới nhìn vào đa dạng tình hình các quốc gia
khác nhau sẽ là cơ sở để vận dụng vào nghiên cứu thực trạng của nước mình, từ đó
sẽ có được nhận thức rõ ràng về cơ hội, thách thức và các giải pháp chính sách hiệu
quả.
40

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH


3.1 Kết luận
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng, tình hình vận hành và chiến lược phát
triển tài chính xanh của một số nước trên thế giới, cụ thể là 3 quốc gia đã có những
thành tựu và bài học nhất định trong lĩnh vực này, đề tài đã nhận thấy được một số
điểm cần học hỏi từ riêng mỗi quốc gia như sau:
* Kinh nghiệm từ Hàn Quốc
Hàn Quốc, ngay trong chiến lược của mình, đã khẳng định một trong những
mục tiêu của tăng trưởng xanh là xanh hóa lối sống người Hàn Quốc, nâng cao chất
lượng cuộc sống và vị thế quốc tế của quốc gia. Điều mà Hàn Quốc hướng đến là
thay đổi cả hành vi và cách suy nghĩ của mọi người, tạo ra lối sống và nền văn hóa
xanh mới. Với khẩu hiệu “Tất cả vì một cộng đồng giàu có”, Chính phủ Hàn Quốc
đã thành công đáng kể trong việc khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân
vì sự phát triển xanh của cộng đồng. Điều này được ghi nhận thông qua các dự án
như “Ngôi nhà xanh”, “Thành phố và dòng sông xanh hơn”, “Thành phố mặt trời”...
Tăng trưởng xanh sẽ thay đổi lối sống của người dân. Giáo dục, trước đây đã tăng
nhận thức và thúc đẩy sự thay đổi trong cách ứng xử, sẽ giúp Hàn Quốc trở thành
một đất nước tốt hơn để sinh sống cho những thế hệ sau.
Đặc biệt, tài chính xanh chiếm một vị thế quan trọng trong việc hoàn thành các
mục tiêu quốc gia, cụ thể hơn là phổ biến năng lượng tái tạo. Cho đến khi các dạng
năng lượng mới và tái tạo đạt được mức độ khả thi về kinh tế thì cần có những sự nỗ
lực từ chính phủ, những người tham gia thị trường và công chúng (Lee 2016a). Hỗ
trợ tài chính công từ địa phương và chính quyền trung ương nhằm mục đích phổ biến
việc sử dụng năng lượng tái tạo. Chủ yếu PEFs và trái phiếu xanh đã cung cấp các
cơ sở năng lượng tái tạo mới. Để thúc đẩy năng lượng phổ biến tái tạo, mở rộng hỗ
trợ tài chính công là rất quan trọng. Phát hành trái phiếu xanh của các công ty tư nhân
đã xuất hiện và càng ngày càng được mở rộng hơn nữa. Chính phủ cũng cung cấp cơ
41

sở hạ tầng hỗ trợ cho việc phát hành trái phiếu anh, chẳng hạn như bảo lãnh từ các
tổ chức tài chính công và các ưu đãi lớn về thuế.
Hàn Quốc cũng xem rằng tài chính xanh là động thái đầu tiên hướng tới một
cộng đồng xanh. Nó cần thiết để công chúng hiểu rằng “màu xanh” trong các hoạt
động tài chính có thể thay đổi xã hội và tham gia vào các hoạt động tài chính xanh
khác. Các nhà đầu tư sẽ thay đổi môi trường hiệu quả năng lượng, hiệu quả hoạt động
của các công ty doanh nghiệp có vốn đầu lớn vào các hoạt động có ảnh hưởng tích
cực đến môi trường và sẵn sàng rút đầu tư nếu trong chính sách của họ có hiệu suất
môi trường hay hiệu quả về năng lượng kém. Bộ Tài chính nỗ lực cung cấp cho công
chúng các lựa chọn tài chính xanh khác nhau, và Chính phủ cung cấp cho những
người tham gia tài chính xanh nhiều động lực hơn. Nếu có vấn đề trong việc giải
quyết trong chính sách, chính phủ sẽ cải thiện chính sách đủ để các công cụ tài chính
xanh trở thành được thực hiện một cách hiệu quả. Nếu các tổ chức tài chính không
sẵn sàng tham gia vào tài chính xanh, cần phải cung cấp các khuyến khích cho các
tổ chức tài chính giới thiệu tài chính xanh tốt nhất. Đã đến lúc để phát triển tài chính
xanh cho sự thực hiện tốt hơn nữa, vì mọi người coi tài chính xanh ở Hàn Quốc là
quan trọng về mặt xã hội để bắt kịp với kế hoạch hỗn hợp năng lượng quốc gia.
* Kinh nghiệm từ Trung Quốc
Kể từ khi ra mắt Kế hoạch xây dựng hệ thống tài chính xanh của Trung Quốc
tới nay, dù có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Chính phủ thể hiện qua việc ban hành
hàng loạt các chính sách hỗ trợ, tuy nhiên thực tế triển khai vẫn phải đối mặt với
hàng loạt các thách thức. Khối lượng tài chính xanh vẫn chưa đưa đạt tới quy mô
mong muốn do hàng loạt các vấn đề mà một trong số đó là việc lượng hóa tác động
của ngoại ứng vào trong giá thành dự án. Đồng thời, do những hạn chế trong các văn
bản quy phạm pháp luật và các quy định quản lý hành chính hiện hành của Trung
Quốc nên những tác động tích cực mang lại lợi ích xanh không được tính vào thu
nhập đầu tư và thiệt hại môi trường không được phản ánh đầy đủ trong chi phí đầu
42

tư, do đó chưa đưa ra được những đánh giá chính xác và toàn diện cho các dự án
xanh.
Việc thiếu sự đồng thuận về định nghĩa “xanh” cũng đang kìm hãm tốc độ tăng
trưởng xanh. Hiện tại, Trung Quốc có hai bộ tiêu chuẩn trái phiếu xanh và hai bộ tiêu
chuẩn tín dụng xanh. Ngoài ra, Trung Quốc còn có các tiêu chuẩn cho nông nghiệp
xanh, công trình xanh và sản xuất và công nghệ xanh. Mặc dù có nhiều bộ tiêu chuẩn
nhưng do không có sự phối hợp giữa những tiêu chuẩn này nên việc áp dụng trên
thực tế gặp nhiều khó khăn.
Việc công bố thông tin về tác động môi trường vẫn chưa toàn diện. Trong lĩnh
vực tài chính, khả năng phân tích rủi ro môi trường cần được tiếp tục phát triển. Đồng
thời, do thiếu công cụ để xác định và định lượng rủi ro môi trường nên một số tổ
chức tài chính đánh giá thấp những rủi ro mà các khoản đầu tư trong ngành gây ô
nhiễm có thể mang lại. Hơn nữa, hầu hết các cán bộ thẩm định còn thiếu kiến thức
chuyên môn về ngành công nghiệp xanh.
Tất cả những vấn đề này cho thấy, nhận thức về tài chính xanh nói riêng và nhận
thức về các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) nói chung vẫn chưa thực sự
trở thành nội dung được xã hội Trung Quốc thực sự quan tâm và coi trọng. Những
vấn đề này tạo thành những trở ngại cho quá trình xây dựng và phát triển hệ thống
tài chính xanh tại Trung Quốc.
* Kinh nghiệm từ Bangladesh
Bangladesh khuyến khích các nguồn tài chính có trách nhiệm với xã hội và môi
trường: thiết lập cơ chế quản lý rủi ro môi trường bắt buộc đối với hệ thống ngân
hàng thương mại, cấp vốn với lãi suất thấp cho các khoản đầu tư xanh thuộc 11 danh
mục cụ thể. Tín dụng xanh, trái phiếu xanh cũng được áp dụng tại quốc gia này. Nhà
đầu tư trong lĩnh vực tài chính xanh được xếp hạng tín dụng tốt hơn và được ưu đãi
khi mở rộng kinh doanh.
Việt Nam và Bangladesh cũng có những điểm tương đồng nhất định. Tuy vị trí
43

địa lý khác nhau, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam và Bangladesh là
hai nước có mức độ ngập lụt cao nhất, bao gồm cả những trận lũ ven sông, ven biển
và những cơn lũ quét qua do mưa lớn. Bối cảnh tương đồng của Bangladesh là cơ sở
để Việt Nam rút ra những kinh nghiệm cho việc phát triển tài chính xanh.
Kinh nghiệm tại Bangladesh cho thấy, với cách tiếp cận phù hợp, với sự tài trợ
của Ngân hàng thế giới, tín dụng vi mô xanh cho năng lượng tái tạo thành công hơn
so với cách tiếp cận của nhà nước. Một lý do nữa là, khách hàng của tài chính vi mô
là người nghèo nên nếu không có sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội, những sản phẩm
năng lượng tái tạo có giá thành cao như hệ thống năng lượng mặt trời sẽ khó tiếp cận
được. Thực tế đã chứng minh tài chính vi mô xanh là một công cụ hữu hiệu không
chỉ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần lớn vào cải thiện môi
trường của mỗi quốc gia, thông qua việc tác động đến việc thay đổi nhận thức và
hành vi của nhóm người nghèo trong xã hội.
Nhìn vào thực trạng phát triển tài chính xanh của Bangladesh, có thể thấy việc
lựa chọn hình thức phát triển phù hợp với tình hình quốc gia là yếu tố quan trọng để
phát triển tài chính xanh một cách tối ưu. Bangladesh mặc dù vẫn đang đứng trước
một số khó khăn và thách thức nhất định, nhưng đã có những thành công nhất định
khi phát triển tài chính xanh lấy tổ chức vi mô làm trọng tâm.
3.2 Bài học kinh nghiệm về phát triển tài chính xanh ở Việt Nam
3.2.1 Cơ hội và thách thức của VN trong quá trình phát triển tài chính xanh
a. Cơ hội
Phát triển tài chính xanh hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững là
con đường tất yếu mà nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam lựa chọn.
Trong bối cảnh vốn từ ngân sách Nhà nước và sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế còn
hạn chế thì đây cũng có thể xem là một cơ hội cho các tổ chức tài chính và doanh
nghiệp Việt Nam. Phát triển tài chính xanh mở ra cơ hội đem lại nhiều lợi ích bền
vững cho chính các định chế tài chính, cho các doanh nghiệp được vay vốn và cho
44

cả cộng đồng.
*Lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên vị thế, dân số, xã hội – những
tiền đề tốt cho nền kinh tế xanh, cụ thể là tài chính xanh. Việt Nam có nhiều tiềm
năng để:
- Phát triển nông nghiệp và để trở thành nhân vật chủ chốt, có “quyền lực xanh”
trong vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới trong tương lai.
- Phát triển năng lượng tái tạo (năng lượng Mặt trời, năng lượng gió, năng lượng
biển, năng lượng thủy điện, năng lượng sinh khối…), yếu tố quan trọng nhất trong
Kỷ nguyên năng lượng – khí hậu sắp tới.
- Đa dạng hóa nền kinh tế, dựa trên sự đa dạng về địa hình, khí hậu và tài nguyên,
các hệ sinh thái để khai thác thế mạnh của vốn tự nhiên.
- Phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái với nhiều cảnh quan thiên nhiên
độc đáo và đa dạng (28 di sản tự nhiên và văn hóa thế giới, 128 khu bảo tồn trên cạn,
5 khu Ramsa, 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới…).
- Phát triển vốn tự nhiên, với tính đa dạng sinh học cao (xếp thứ 16 trên thế
giới), với độ che phủ của rừng hiện nay xấp xỉ 40%, với vùng núi rừng phía Bắc và
dãy Trường Sơn chạy dọc đất nước, đảm bảo các dịch vụ hệ sinh thái cho sự phát
triển kinh tế, xã hội - văn hóa, đảm bảo an ninh nguồn nước, cung cấp nơi cư trú và
duy trì văn hóa bản địa, kiểm soát thiên tai như lũ lụt, lở đất, xói mòn và bồi tụ đất
đai.
*Hệ thống pháp luật về tài chính xanh đã được quan tâm và xây dựng:
– Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg (ngày 20/3/2014)
về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-
2020.
– Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2183/QĐ-BTC ngày 20/10/2015 về
kế hoạch hành động của ngành tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng
xanh đến năm 2020.
45

– Ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành các chính sách phát triển ngân hàng
xanh, với các sản phẩm tín dụng xanh cũng trở thành trào lưu trong lĩnh vực tài chính
tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Dưới chỉ thị của Ngân hàng nhà nước, các ngân
hàng thương mại đã cung cấp những dòng tín dụng xanh để đẩy mạnh thị trường tài
chính theo xu hướng ổn định bền vững. Ngày 7/8/2018, Ngân hàng nhà nước có Ðề
án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam theo Quyết định số 1604/QÐ-NHNN.
Ngân hàng nhà nước đã có 2 lần điều chỉnh mức lãi suất điều hành vào tháng 10 năm
2017 và tháng 9 năm 2019 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Với sự hỗ trợ về mặt lãi
suất cũng như đẩy mạnh dòng tín dụng xanh trong thị trường, Ngân hàng nhà nước
đã thể hiện rõ vai trò của mình trong quá trình phát triển tài chính xanh ở Việt Nam.
*Tạo ra ưu thế cạnh tranh: Tăng trưởng xanh ít cacbon không tránh khỏi sẽ làm
một chiến lược phát triển bắt buộc đối với nhiều quốc gia trước áp lực ngày càng gia
tăng do biến đổi khí hậu và các cuộc khủng hoảng kinh tế và môi trường diễn ra ngày
càng thường xuyên. Do đó thiết lập hệ thống tài chính xanh ngày nay sẽ vô hình
chung tạo nên ưu thế cạnh tranh trước viễn cảnh các tiêu chuẩn môi trường sẽ ngày
càng trở nên nghiêm ngặt hơn. Các doanh nghiệp và tổ chức có thể gia tăng giá trị
tài sản của mình và gia tăng lợi thế cạnh tranh bằng cách tăng cường hay công bố
cam kết của mình tham gia hệ thống tài chính xanh. Nguyên nhân là khi hoạt động
của doanh nghiệp và tổ chức trở nên “xanh hơn” sẽ hỗ trợ và thu hút được nhiều nhà
đầu tư và khách hàng có ý thức về môi trường.
*Tăng cường các triển vọng kinh tế: Khi chính phủ hỗ trợ hệ thống tài chính
xanh bằng cách thiết lập và khuyến khích thị trường trong nước sử dụng các nguồn
lực và công nghệ tái tạo, sẽ tạo thành bước đệm giảm xóc cho toàn xã hội trước viễn
cảnh nguồn lực tự nhiên dần trở nên khan hiếm. Chính phủ có thể tăng cường các
triển vọng kinh tế thông qua việc tìm kiếm những thị trường mới có tiềm năng tạo ra
nhiều việc làm. Do nhiệm vụ chính của chính phủ là tối đa hóa phúc lợi cho nhiều
thế hệ, bởi vậy cơ chế tài chính có ý nghĩa quan trọng. Nguyên nhân là hệ thống tài
46

chính xanh hỗ trợ các dự án và sáng kiến phát triển đem lại những lợi ích bền vững
đặc biệt trong trung hạn và dài hạn.
*Việt Nam có tình hình chính trị- xã hội ổn định: quan hệ quốc tế ngày càng mở
rộng, môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách thuận lợi, theo hướng đẩy mạnh “tái cơ
cấu nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng” và coi đó là nhiệm vụ hàng đầu trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn sắp tới.
*Yếu tố nguồn lực lao động, dân số của Việt Nam đang ở giai đoạn “dân số
vàng”, có truyền thống cần cù, lao động, sống giản dị và hài hòa với thiên nhiên theo
truyền thống văn hóa hương Đông, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học – công nghệ
và kỹ năng quản lý để phát triển nhân lực xanh.
*Sự giúp đỡ của các nước trên thế giới: Việt Nam đã, đang và sẽ nhận được sự
hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế (UNDP, Ngân hàng Thế giới, Đan Mạch, Thụy
Điển, Đức, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ…) trong ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng
và phát triển xanh nói chung.
b. Thách thức
Tuy đã có những sự nỗ lực và hỗ trợ chính sách ban hành từ Ngân hàng nhà
nước cũng như các đầu tư từ nước ngoài trong việc đẩy mạnh tài chính xanh song
Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức nhất định.
* Việc đổi mới tư duy theo hướng phát triển xanh của các nhà hoạch định, tư
nhân, các doanh nghiệp và dân cư chưa trở thành phổ biến.
Về phía các cơ quan hoạch định chính sách, mặc dù đã có những nhận thức ban
đầu nhưng việc xây dựng và vận hành tài chính chưa thực sự có sự đột phá nổi bật
nào. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở sự thiếu nhất quán, không có sự liên kết
giữa các chiến lược tổng thể đến các công cụ triển khai cụ thể. Sự thiếu phối hợp,
lồng ghép giữa các lĩnh vực như chính sách về năng lượng, chính sách về nông -
công - ngư nghiệp,... cũng đang gây lãng phí đến nguồn lực tài chính một khoản
tương đối lớn. Cùng một mục tiêu và nội dung song do nhiều cơ quan cùng tiến hành
47

triển khai đồng thời mà việc triển khai này đều liên quan đến chi tiêu tài chính, trong
khi sự phối hợp không hiệu lực dẫn đến một hệ luỵ nghiêm trọng là hiệu quả đi xuống
và không phát huy được tác dụng một cách lâu dài. Bên cạnh đó, hiện tượng khá phổ
biến đó là nhiều chủ thế thiếu đi năng lực để triển khai, thiếu đi sự tin cậy, liên tục,
minh bạch trong việc triển khai và đánh giá kết quả đều xảy ra thiếu sót nhưng vẫn
tham gia để “giải ngân” trong giai đoạn thực hiện các mục tiêu về kinh tế xanh.
Về phía chính quyền địa phương, tư duy về tài chính xanh chưa trở thành một
lối tư duy nhất quán và thường trực trong quá trình đưa ra các quyết định liên quan
đến quản lý xã hội. Cách thức mà các cơ quan hành chính này áp dụng thường thiên
về việc xử lý tình huống hoặc giải quyết hậu quả trước đó mà không có tính ổn định,
nhất quán qua các nhiệm kỳ. Sự yếu kém trong quản lý về vấn đề môi trường là chủ
đề thường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong các giai đoạn
gần đây.
* Hệ thống chính sách thúc đẩy thực hiện tài chính xanh chưa hình thành đầy
đủ.
Việt Nam hiện chỉ mới có chiến lược khung mang tính quốc gia về tăng trưởng
xanh còn hệ thống các chính sách cụ thể hoá chiến lược chưa thực sự rõ nét. Một số
chính sách còn triển khai khá rời rạc, dường như các giải pháp cho tăng trưởng xanh
còn thiếu thực tế, gây nhiều rào cản cho doanh nghiệp và dân cư. Từ kinh nghiệm
quốc tế, kênh tài trợ cho tài chính xanh bao hàm ngân sách nhà nước, khối tư nhân
và các thể chế tài chính trung gian ngân hàng và phi ngân hàng ngoài ra còn có các
khoản viện trợ phát triển chính thức. Tuy vậy, muốn cho sự vận hành của các chủ thể
trong kênh tài chính nói trên trở thành kênh chủ lưu của tài chính xanh thì từ hệ thống
cơ chế đến chính sách điều chỉnh quá trình vận hành phải được hình thành theo hướng
đột phá mới, có sự thống nhất chuyên nghiệp chứ không chỉ xử lý tình huống. Đây
quả là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Trong lĩnh vực
tín dụng ngân hàng, các quy định và tiêu chí thẩm định dự án còn cổ điển, đa số ngân
48

hàng thường tập trung vào tài sản thế chấp hơn là dòng tiền đánh giá đầu tư. Tiết
kiệm năng lượng không được xem như một lựa chọn hoàn trả vay có vai trò tương
đương như một tài sản thế chấp. Các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay hầu
như chưa đủ năng lực cung ứng các dịch vụ tài chính xanh. Đây là khó khăn lớn của
Việt Nam cần phải giải quyết triệt để trong tương lai để có thể đạt được những hiệu
quả nhất định trong việc phát triển tài chính xanh hay lớn hơn là tăng trưởng xanh.
Theo khảo sát thực trạng của Huệ và cộng sự (2016) về vay vốn tín dụng xanh
của doanh nghiệp cho thấy 66% doanh nghiệp chưa từng đề cập đến các dự án xanh
trong việc vay vốn ngân hàng trong khi đó nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp là rất
lớn (như hình 4). Trong nghiên cứu này, các tác giả đã đánh giá được vấn đề từ phía
doanh nghiệp thông qua sự thiếu thông tin cũng như sự phức tạp trong việc thẩm
định dự án xanh khiến cho các doanh nghiệp e ngại về nhu cầu tín dụng xanh trên thị
trường. Chưa kể các ngân hàng thương mại kinh doanh dựa trên lợi nhuận, nhưng
khi áp dụng tài chính xanh và tín dụng xanh, số lượng người tìm đến để triển khai
vay vốn dường như là rất ít sẽ gây ra thua lỗ cho hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng.

19,19%

Vay vốn trên 51%


50,50%
Vay vốn từ 31% đến 50%
31,31%
Vay vốn dưới 30%

Hình 3. Tỷ lệ vốn vay ngân hàng trung bình của doanh nghiệp để phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh.
(Nguồn: Huệ và cộng sự, 2016)
49

Cho đến năm 2019, mặc dù đã có những chính sách hỗ trợ của Ngân hàng nhà
nước, giúp cho dư nợ tín dụng xanh đạt 76% trong khoản vay trung và dài hạn của
các ngân hàng, nhưng các khoản vay này lại tốn khá nhiều thời gian để có thể hoàn
trả, chưa kể đến kết quả của dự án có khả thi hay không về yếu tố môi trường “xanh”.
Khung pháp lý còn chưa hoàn thiện về triển khai tài chính xanh của Ngân hàng nhà
nước , đặc biệt là trong khuôn khổ trái phiếu xanh, tín dụng xanh, và nhiều yếu tố
xanh khác. Trái phiếu xanh hiện giờ mới chỉ được áp dụng và phát hành bởi Chính
phủ, trong khi đó doanh nghiệp vẫn chưa có cơ chế để thực hiện và triển khai. Tín
dụng xanh còn nhiều thủ tục rườm rà, quy định không rõ ràng khiến cho việc vay
vốn để triển khai dự án xanh trở nên hạn chế và không được đầy đủ. Trong khi đó,
mục tiêu chính của ngân hàng thương mại là đạt lợi nhuận, nhưng việc đánh giá tín
dụng cho các hoạt động có ích hay gây hại cho môi trường thực sự vẫn chưa thể đánh
giá được ở thời điểm hiện tại, mà các dự án này thường là về lâu dài, vẫn có thể có
tác động tiêu cực đến môi trường.
* Bộ máy, nhân lực, nguồn tài chính hỗ trợ cho việc thực hiện hệ thống tài chính
xanh còn eo hẹp
Việc phát triển tài chính xanh bên cạnh việc đòi hỏi sự đồng bộ về mặt cơ chế
còn yêu cầu về bộ máy tổ chức thực hiện phải có đủ năng lực để quản lý sự vận động
của nguồn tài chính cũng như hướng tác động của chúng vào mục đích xanh hoá hoạt
động kinh tế. Để làm được như vậy thì ngoài am hiểu về chuyên môn quản lý lĩnh
vực tài chính thì đòi hỏi sự hiểu biết sâu mục tiêu và xu hướng vận động của các
ngành kinh tế kỹ thuật trong chuỗi giá trị mang tính quốc tế. Đây là một yêu cầu kép
đối với bộ máy vận hành. Trong quản lý hệ thống tài chính xanh hướng tới các giá
trị công bằng và bền vững đòi hỏi chủ thể trong bộ máy quản lý và tư duy của họ
cũng cần phải thích ứng thường xuyên với sự thay đổi của mô hình kinh tế. Đạt được
những điều này đòi hỏi phải có quá trình dài đào tạo và có những kinh nghiệm thực
tiễn dày dặn.
50

3.2.2 Gợi ý chính sách phát triển tài chính xanh tại Việt Nam
• Thứ nhất, nâng cao nhận thức, hiểu biết nhằm chuyển biến một cách đột phá
về tư duy của các chủ thể trong xã hội theo hướng tài chính xanh
Biện pháp cần làm ngay để nâng cao nhận thức của xã hội là thực hiện sự truyền
thông có định hướng về tài chính xanh một cách thường xuyên với tần suất cao.
Muốn vậy cần huy động sự vào cuộc đồng loạt của hệ thống các kênh truyền thông
và trong cấu trúc sản phẩm truyền thông của mỗi hệ thống truyền thông đó. Vấn đề
quan trọng hơn là phải nâng cao tần suất truyền thông và tích hợp các biện pháp
truyền thông mang tính liên tục và nhất quán. Cần khắc phục hiện tượng tuyên truyền
theo phong trào chiều hướng sai lệch về tài chính xanh. Chủ đích của truyền thông
nhằm nâng cao nhận thức của xã hội và cả chủ thể quản lý về tài chính xanh là hướng
vào trọng tâm về mặt lợi ích mà các chủ thể sẽ nhận được thì mới mong có được sự
thay đổi tư duy.
Để thực hiện được điều này, Chính phủ cần phải định hướng rõ ràng về quan
điểm tài chính xanh. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc định hướng quan điểm,
nhận thức về phát triển xanh, tăng trưởng xanh và tài chính xanh không chỉ của công
chúng, doanh nghiệp, và các nhà đầu tư trong hành vi tiêu dùng xanh, sản xuất xanh,
tích cực đầu tư xanh, mà còn của các định chế tài chính trong việc xây dựng, phát
triển, thực hiện triển khai từng bước các sản phẩm tài chính xanh hỗ trợ quá trình
hình thành và phát triển thị trường tài chính xanh tại Việt Nam. Theo đó, cần thống
nhất các khái niệm: Thế nào là tài chính xanh? Thế nào là trái phiếu xanh, cổ phiếu
xanh, chỉ số xanh,v.v. Phát triển hệ thống lưu trữ thông tin xanh nhằm cung cấp
nguồn thông tin xanh phù hợp và chất lượng cho các quy trình đánh giá doanh nghiệp
xanh, dự án xanh, thông qua đó góp phần thúc đẩy đầu tư xanh, tín dụng xanh và huy
động vốn thông qua trái phiếu xanh. Đồng thời việc cung cấp nguồn thông tin xanh
công khai sẽ giúp làm giảm mối lo ngại của các nhà đầu tư, cũng như công chúng về
tính nhất quán của các dự án xanh.
51

• Thứ hai, hoàn thiện khung chính sách cho tài chính xanh
Hệ thống tài chính xanh bao hàm những hoạt động liên quan tới huy động nguồn
tài chính xanh để sử dụng trong các hoạt động đầu tư xanh thông qua kênh thị trường
tài chính xanh và các trung gian tài chính xanh. Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc và
Trung Quốc, vai trò của Chính phủ trong phát triển hệ thống tài chính xanh chính là
vai trò dẫn dắt, tạo điều kiện để các hoạt động của hệ thống diễn ra trôi chảy, thông
suốt và hiệu quả.
Trước hết, Chính phủ cần xem xét điều chỉnh hệ thống luật pháp hiện hành và
xây dựng các quy định phù hợp để phát triển tài chính xanh. Phát triển hệ thống tài
chính xanh là một quá trình lâu dài có thể chưa mang lại lợi ích trong ngắn hạn, vì
vậy cần kết hợp với chiến lược phát triển chung của chính phủ. Mặt khác, hệ thống
tài chính xanh có nhiều đặc điểm khác biệt so với hệ thống thông thường nên Chính
phủ cũng đồng thời cần nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước và đầu
tư nhằm hỗ trợ quản lý hệ thống tài chính xanh bằng cách triển khai đào tạo nhân lực
gồm chuyên gia về tài chính xanh và tổ chức hội thảo, tọa đàm về tài chính xanh
trong nước và trong khu vực nhằm học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác.
Tiếp đó, Chính phủ cần xây dựng chiến lược, tạo dựng thị trường và tạo điều
kiện cho phát triển tài chính xanh. Cụ thể là, Chính phủ xây dựng và hoàn thiện hệ
thống luật pháp, tạo khung pháp lý cho các quan hệ kinh tế - xã hội, cho phép các
chủ thể thuộc chính quyền, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức đào tạo trong phạm vi
quyền hạn của mình sẵn sàng tạo lập một môi trường khuyến khích hoặc có khả năng
cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi chuyển
đổi từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế "xanh". Chính phủ có trách nhiệm
tạo điều kiện cho các thành phần, khu vực kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi
trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế, kiểm soát chặt chẽ và xóa bỏ độc quyền doanh
nghiệp cũng như những cơ chế, chính sách dẫn đến bất bình đẳng trong cạnh tranh.
Pháp luật và cơ chế, chính sách phải tạo thuận lợi, điều kiện nhất cho mọi người dân
52

và doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Tài nguyên, nguồn lực của quốc gia
phải được phân bổ hợp lý tới những chủ thể có năng lực sử dụng mang lại hiệu quả
cao nhất cho xã hội.
Chính phủ cần dự báo, chia sẻ và hướng dẫn trong phát triển tài chính xanh, thể
hiện trong quá trình hoạch định chính sách với tầm nhìn hệ thống để có thể phát hiện
các khả năng có thể điều hòa, cân đối những yêu cầu khác nhau về nguồn lực. Chính
phủ cần xây dựng những chính sách ưu đãi, nhất là ưu đãi về thuế, phí, cho vay tài
chính phù hợp cho khu vực doanh nghiệp nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ xanh, việc làm xanh để tạo ra thế mạnh
trong cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
• Thứ ba, xây dựng lộ trình phát triển thị trường vốn xanh và hệ thống trung gian
tài chính xanh phù hợp, khả thi, theo các giai đoạn chiến lược phát triển xanh, trong
đó đặc biệt thúc đẩy ngân hàng xanh và trái phiếu xanh để tạo nguồn lực cho mục
tiêu xanh hóa hoạt động kinh tế
Để thị trường vốn xanh, đặc biệt là thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu
trở thành kênh thu hút vốn hiệu quả nhằm đáp ứng được nhu cầu cho tài chính xanh,
bài nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị như sau: (i) Xây dựng các tiêu chuẩn đảm
bảo tính xanh của các sản phẩm trên thị trường vốn, ví dụ Tiêu chí cho Trái phiếu
xanh, để từ đó có được chuẩn mực áp dụng trên toàn thị trường. Đồng thời, có thể
phối hợp với các đối tác quốc tế là các tổ chức nước ngoài như Ngân hàng Thế giới,
UNEP, GIZ… để được tư vấn và hướng dẫn trong việc thực hiện phát hành và phát
triển trái phiếu xanh trên thị trường. Kiến thức và kinh nghiệm của các tổ chức này
trong việc phát triển xanh những năm qua sẽ rất hữu ích cho Việt Nam trong tiến
trình xây dựng và phát triển loại tài sản tài chính này. Đội ngũ chuyên gia hàng đầu
về phát triển kinh tế và môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và
tư vấn chính sách cho Chính phủ trong việc phát triển hệ thống tài chính xanh cũng
như trái phiếu xanh. (ii) Xây dựng khung pháp lý liên quan và chính sách ưu đãi
53

khuyến khích phát triển trái phiếu xanh. Các chủ thể phát hành cần cân nhắc đến tính
thanh khoản, rủi ro, khả năng sinh lời hay những ưu đãi khác dành cho người sở hữu
trái phiếu xanh để thu hút nhà đầu tư.
Tại Việt Nam, trong hệ thống trung gian tài chính xanh, hệ thống ngân hàng
xanh đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Để thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng xanh,
nghiên cứu đề xuất các kiến nghị sau: (i) Nâng cao nhận thức về rủi ro môi trường
trong hoạt động của các ngân hàng. Các ngân hàng thương mại cần xây dựng hoặc
tăng cường nhân sự cho bộ phận quản lý rủi ro môi trường, xã hội và phát triển tín
dụng xanh để góp phần vào hệ thống quản lý rủi ro vững chắc trong tương lai. (ii)
Tiếp đó, xem xét áp dụng các thông lệ quốc tế về quản lý rủi ro môi trường trong
hoạt động ngân hàng. (iii) Cuối cùng, nâng cao tính thực dụng của những nghiên cứu
liên quan đến hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam. Các nghiên cứu khoa học cần
được chú trọng, đẩy mạnh hơn ở việc thực tiễn hóa những đề xuất, kiến nghị, để từ
đó nâng cao nhận thức của cán bộ ngân hàng và thúc đẩy tiềm năng phát triển các
mô hình hoạt động ngân hàng xanh trong tương lai.
Ngoài ra, Việt Nam đang phát triển tài chính xanh lấy Chính phủ và định chế
tài chính lớn làm trung tâm. Bên cạnh đó, cần phải luôn cân bằng và có sự quan tâm
nhất định đối với các tổ chức tài chính vi mô. Cơ quan quản lý Nhà nước cần nâng
cao nhận thức về vai trò của tài chính vi mô xanh để sử dụng như một công cụ chính
sách hiệu quả nhằm phát triển tài chính xanh. Thực tế đã chứng minh tài chính vi mô
xanh là một công cụ hữu hiệu không chỉ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo mà còn
góp phần lớn vào cải thiện môi trường của mỗi quốc gia, thông qua việc tác động
đến việc thay đổi nhận thức và hành vi của nhóm người nghèo trong xã hội. Kinh
nghiệm tại Bangladesh cho thấy, với cách tiếp cận phù hợp, với tài trợ của Ngân hàng
thế giới, tín dụng vi mô xanh cho năng lượng tái tạo thành công hơn so với cách tiếp
cận của Nhà nước. Từ đó, trong bối cảnh Việt Nam, các tổ chức tài chính vi mô nên
tiếp cận và tăng cường cho vay các doanh nghiệp siêu nhỏ, bên cạnh đối tượng truyền
54

thống là cá nhân và hộ gia đình nghèo.


Để thực hiện được điều này, Chính phủ cần phải định hướng rõ ràng về quan
điểm tài chính xanh. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc định hướng quan điểm,
nhận thức về phát triển xanh, tăng trưởng xanh và tài chính xanh không chỉ của công
chúng, doanh nghiệp, và các nhà đầu tư trong hành vi tiêu dùng xanh, sản xuất xanh,
tích cực đầu tư xanh, mà còn của các định chế tài chính trong việc xây dựng, phát
triển, thực hiện triển khai từng bước các sản phẩm tài chính xanh hỗ trợ quá trình
hình thành và phát triển thị trường tài chính xanh tại Việt Nam. Theo đó, cần thống
nhất các khái niệm: Thế nào là tài chính xanh? Thế nào là trái phiếu xanh, cổ phiếu
xanh, chỉ số xanh,v.v... Phát triển hệ thống lưu trữ thông tin xanh nhằm cung cấp
nguồn thông tin xanh phù hợp và chất lượng cho các quy trình đánh giá doanh nghiệp
xanh, dự án xanh, thông qua đó góp phần thúc đẩy đầu tư xanh, tín dụng xanh và huy
động vốn thông qua trái phiếu xanh. Đồng thời việc cung cấp nguồn thông tin xanh
công khai sẽ giúp làm giảm mối lo ngại của các nhà đầu tư, cũng như công chúng về
tính nhất quán của các dự án xanh.
• Thứ hai, hoàn thiện khung chính sách cho tài chính xanh
Hệ thống tài chính xanh bao hàm những hoạt động liên quan tới huy động nguồn
tài chính xanh để sử dụng trong các hoạt động đầu tư xanh thông qua kênh thị trường
tài chính xanh và các trung gian tài chính xanh. Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc và
Trung Quốc, vai trò của Chính phủ trong phát triển hệ thống tài chính xanh chính là
vai trò dẫn dắt, tạo điều kiện để các hoạt động của hệ thống diễn ra trôi chảy, thông
suốt và hiệu quả.
Trước hết, Chính phủ cần xem xét điều chỉnh hệ thống luật pháp hiện hành và
xây dựng các quy định phù hợp để phát triển tài chính xanh. Phát triển hệ thống tài
chính xanh là một quá trình lâu dài có thể chưa mang lại lợi ích trong ngắn hạn, vì
vậy cần kết hợp với chiến lược phát triển chung của chính phủ. Mặt khác, hệ thống
tài chính xanh có nhiều đặc điểm khác biệt so với hệ thống thông thường nên Chính
55

phủ cũng đồng thời cần nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước và đầu
tư nhằm hỗ trợ quản lý hệ thống tài chính xanh bằng cách triển khai đào tạo nhân lực
gồm chuyên gia về tài chính xanh và tổ chức hội thảo, tọa đàm về tài chính xanh
trong nước và trong khu vực nhằm học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác.
Tiếp đó, Chính phủ cần xây dựng chiến lược, tạo dựng thị trường và tạo điều
kiện cho phát triển tài chính xanh. Cụ thể là, Chính phủ xây dựng và hoàn thiện hệ
thống luật pháp, tạo khung pháp lý cho các quan hệ kinh tế - xã hội, cho phép các
chủ thể thuộc chính quyền, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức đào tạo trong phạm vi
quyền hạn của mình sẵn sàng tạo lập một môi trường khuyến khích hoặc có khả năng
cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi chuyển
đổi từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế "xanh". Chính phủ có trách nhiệm
tạo điều kiện cho các thành phần, khu vực kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi
trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế, kiểm soát chặt chẽ và xóa bỏ độc quyền doanh
nghiệp cũng như những cơ chế, chính sách dẫn đến bất bình đẳng trong cạnh tranh.
Pháp luật và cơ chế, chính sách phải tạo thuận lợi, điều kiện nhất cho mọi người dân
và doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Tài nguyên, nguồn lực của quốc gia
phải được phân bổ hợp lý tới những chủ thể có năng lực sử dụng mang lại hiệu quả
cao nhất cho xã hội.
Chính phủ cần dự báo, chia sẻ và hướng dẫn trong phát triển tài chính xanh, thể
hiện trong quá trình hoạch định chính sách với tầm nhìn hệ thống để có thể phát hiện
các khả năng có thể điều hòa, cân đối những yêu cầu khác nhau về nguồn lực. Chính
phủ cần xây dựng những chính sách ưu đãi, nhất là ưu đãi về thuế, phí, cho vay tài
chính phù hợp cho khu vực doanh nghiệp nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ xanh, việc làm xanh để tạo ra thế mạnh
trong cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
• Thứ ba, xây dựng lộ trình phát triển thị trường vốn xanh và hệ thống trung
gian tài chính xanh phù hợp, khả thi, theo các giai đoạn chiến lược phát triển xanh,
56

trong đó đặc biệt thúc đẩy ngân hàng xanh và trái phiếu xanh để tạo nguồn lực cho
mục tiêu xanh hóa hoạt động kinh tế.
Để thị trường vốn xanh, đặc biệt là thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu
trở thành kênh thu hút vốn hiệu quả nhằm đáp ứng được nhu cầu cho tài chính xanh,
bài nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị như sau: (i) Xây dựng các tiêu chuẩn đảm
bảo tính xanh của các sản phẩm trên thị trường vốn, ví dụ Tiêu chí cho Trái phiếu
xanh, để từ đó có được chuẩn mực áp dụng trên toàn thị trường. Đồng thời, có thể
phối hợp với các đối tác quốc tế là các tổ chức nước ngoài như WB, UNEP, GIZ…
để được tư vấn và hướng dẫn trong việc thực hiện phát hành và phát triển trái phiếu
xanh trên thị trường. Kiến thức và kinh nghiệm của các tổ chức này trong việc phát
triển xanh những năm qua sẽ rất hữu ích cho Việt Nam trong tiến trình xây dựng và
phát triển loại tài sản tài chính này. Đội ngũ chuyên gia hàng đầu về phát triển kinh
tế và môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và tư vấn chính sách
cho Chính phủ trong việc phát triển hệ thống tài chính xanh cũng như trái phiếu xanh.
(ii) Xây dựng khung pháp lý liên quan và chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển
trái phiếu xanh. Các chủ thể phát hành cần cân nhắc đến tính thanh khoản, rủi ro, khả
năng sinh lời hay những ưu đãi khác dành cho người sở hữu trái phiếu xanh để thu
hút nhà đầu tư.
Tại Việt Nam, trong hệ thống trung gian tài chính xanh, hệ thống ngân hàng
xanh đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Để thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng xanh,
nghiên cứu đề xuất các kiến nghị sau: (i) Nâng cao nhận thức về rủi ro môi trường
trong hoạt động của các ngân hàng. Các ngân hàng thương mại cần xây dựng hoặc
tăng cường nhân sự cho bộ phận quản lý rủi ro môi trường, xã hội và phát triển tín
dụng xanh để góp phần vào hệ thống quản lý rủi ro vững chắc trong tương lai. (ii)
Tiếp đó, xem xét áp dụng các thông lệ quốc tế về quản lý rủi ro môi trường trong
hoạt động ngân hàng. (iii) Cuối cùng, nâng cao tính thực dụng của những nghiên cứu
liên quan đến hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam. Các nghiên cứu khoa học cần
57

được chú trọng, đẩy mạnh hơn ở việc thực tiễn hóa những đề xuất, kiến nghị, để từ
đó nâng cao nhận thức của cán bộ ngân hàng và thúc đẩy tiềm năng phát triển các
mô hình hoạt động ngân hàng xanh trong tương lai.
Ngoài ra, Việt Nam đang phát triển tài chính xanh lấy Chính phủ và định chế
tài chính lớn làm trung tâm nhưng cần phải luôn cân bằng và có sự quan tâm nhất
định đối với các tổ chức tài chính vi mô. Cơ quan quản lý Nhà nước cần nâng cao
nhận thức về vai trò của tài chính vi mô xanh để sử dụng như một công cụ chính sách
hiệu quả nhằm phát triển tài chính xanh. Thực tế đã chứng minh tài chính vi mô xanh
là một công cụ hữu hiệu không chỉ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo mà còn góp
phần lớn vào cải thiện môi trường của mỗi quốc gia, thông qua việc tác động đến
việc thay đổi nhận thức và hành vi của nhóm người nghèo trong xã hội. Kinh nghiệm
tại Bangladesh cho thấy, với cách tiếp cận phù hợp, với tài trợ của WB, tín dụng vi
mô xanh cho năng lượng tái tạo thành công hơn so với cách tiếp cận của Nhà nước.
58

KẾT LUẬN
Đối với Việt Nam, công cuộc đổi mới là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử
kinh tế hiện đại. Sau 30 năm đổi mới kinh tế, Việt nam đã giành được nhiều thành
tựu quan trọng, trở thành nước thu nhập trung bình và hội nhập khu vực, quốc tế một
cách hiệu quả. Tuy nhiên, do phát triển kinh tế nóng vội và chủ quan, Việt Nam cũng
đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, suy giảm nghiêm trọng nguồn
tài nguyên thiên nhiên, chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, gây tác hại
trở lại đối với người nghèo và không đảm bảo phát triển bền vững. Thúc đẩy nền
kinh tế xanh hướng đến tăng trưởng và phát triển bền vững là con đường mà Việt
Nam đã lựa chọn. Trong quá trình đó, tài chính xanh là một giải pháp quan trọng.
Đây là vấn đề còn mới mẻ tại Việt Nam trong nhận thức cũng như trong thực tiễn,
với nhiều cơ hội và thách thức trước mắt
Nhận thức được những vấn đề còn tồn tại, để có thể phát triển một cách bền
vững, có chiến lược khả quan và lâu dài thì việc cần làm không thể thiếu chính là
học hỏi được những bài học kinh nghiệm quý báu từ các quốc gia trên thế giới trong
quá trình họ xây dựng và phát triển hệ thống tài chính xanh của quốc gia mình. Phát
triển tài chính xanh trên thế giới được thực hiện theo cách thức rất khác biệt. Các
cách thức này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như đặc điểm thị trường tài chính
của từng nước, nhưng đều để lại những bài học hữu ích cho các quốc gia đi sau, như
Việt Nam. Bài viết nghiên cứu 3 trường hợp điển hình là Hàn Quốc - một quốc gia
có trình độ phát triển cao, Trung Quốc - quốc gia có sự tăng trưởng vượt trội trong
thời gian gần đây và Bangladesh - quốc gia có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt
Nam trong phát triển tài chính xanh, qua đó nhận được những bài học kinh nghiệm,
học hỏi được từ cả những kết quả và các vấn đề còn tổn tại của mỗi quốc gia.
Trên cơ sở đánh giá khách quan thực trạng phát triển tài chính xanh nước nhà,
đồng thời là sự phân tích, tìm hiểu tình hình phát triển lĩnh vực này tại 3 quốc gia
khác trên thế giới, những nước đã có những thành tựu nhất định trong phát triển tài
59

chính xanh, đề tài đã đề xuất một số giải pháp trong quá trình phát triển hệ thống tài
chính xanh tại Việt Nam. Chúng ta cần phải thực hiện những cải cách về kinh tế, tài
chính để nâng cao ý thức trách nhiệm về môi trường trong xã hội, đồng thời, xây
dựng hành lang pháp lý về tài chính xanh làm cơ sở để loại tài sản này ra đời và phát
triển trong tương lai. Bên cạnh đó, thiết lập những đơn vị độc lập, ban hành những
chính sách ưu đãi kết hợp với việc đa dạng hóa thị trường phát hành sẽ là những điều
kiện cần thiết để hệ thống tài chính xanh thực sự trở thành công cụ hữu ích trong việc
phát triển kinh tế, góp phần vào việc” xanh hóa” kinh tế Việt Nam trong tương lai.
60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu Tiếng Việt:
1. Bảo An (2020), Doanh nghiệp hướng tới phát triển xanh, bền vững. Tạp chí Năng
lượng sạch Việt Nam đăng ngày 28/05/2020.
2. Trần Thị Vân Anh (2020), Kinh nghiệm xây dựng hệ thống tài chính xanh tại
Trung Quốc. Tạp chí Ngân hàng, số 6/2020.
3. Trần Thị Vân Anh (2016), Hệ thống tài chính xanh của Anh, Trung Quốc và
Việt Nam, Tạp Chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 - tr.20-28 - ISSN.1013-
4328.
4. Bộ Tài chính (2015), Quyết định 2183/QĐ-BTC ban hành “Kế hoạch hành động
của ngành Tài chính thực hiện chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh đến năm
2020”, năm 2015.
5. Thế Bính, (2022), Phát triển tài chính xanh tại Việt Nam. Tạp chí Tài chính, phát
hành ngày 21/07/2022
6. Nguyễn Thị Minh Châu (2018), Kinh nghiệm phát triển trái phiếu xanh của Trung
Quốc cho Việt Nam. Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển.
7. Vũ Anh Dũng (2012), Tăng trưởng xanh: Bản chất, xu hướng phát triển và kinh
nghiệm Hàn Quốc. Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Thu Hà (2018), Phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc và bài học cho
Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học
viện Khoa học xã hội.
9. Nguyễn Thị Hồng (2017), Chiến lược phát triển hệ thống tài chính xanh của
Trung Quốc. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm thông tin và Dự báo Kinh tế -
xã hội quốc gia.
10. Lại Thị Thanh Loan (2019), Thị trường tài chính xanh tại Việt Nam: Thực trạng,
kinh nghiệm quốc tế và giải pháp. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 24/2019.
61

11. Hồ Hạnh Mỹ (2016), Tài chính xanh cho tăng trưởng và phát triển bền vững tại
Việt Nam. Tạp Chí Khoa học & Đào tạo ngân hàng, số 171 - tr.23-30 - ISSN.1859-
011X.
12. Hoàng Bảo Ngọc (2020), Tài chính vi mô xanh: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý
cho Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Trần Thị Thanh Tú (2020). Phát triển hệ thống tài chính xanh nhằm thúc đẩy
kinh tế xanh: Kinh nghiệm của một số nước và gợi ý cho Việt Nam. Truy cập ngày
19/9/2022, từ: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-
/2018/816408/phat-trien-he-thong-tai-chinh-xanh-nham-thuc-day-kinh-te-xanh--
kinh-nghiem-cua-mot-so-nuoc-va-goi-y-cho-viet-nam.aspx.
14. T.T..T.Tú & N.H.Minh (2020), Hệ thống tài chính xanh: Yếu tố tiên quyết cho
phát triển kinh tế xanh. Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, số 10 năm 2020.
15. Lê Thị Thùy Vân (2016), Tài chính xanh – Ngân hàng xanh trong hợp tác APEC
và thực tiễn ở Việt Nam. Tạp Chí Ngân hàng, số 12, tr.17-21 - ISSN.0866- 7462.
16. Ngô Tuấn Nghĩa, (2013), Giải pháp phát triển tài chính xanh ở Việt Nam. Tạp
chí Nghiên cứu Kinh tế, số 425, tháng 10/2013.
17. Đỗ Hồng Nhung, Trần Thị Thanh Tú & Trịnh Mai Vân (2020). Phát triển hệ
thống tài chính xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam. Đề tài nghiên
cứu khoa học, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. T.T.X.Anh & N.T.L.Anh & N.T.Hằng & T.A.Tuấn (2019), Xây dựng hệ thống
Tài chính xanh – Kinh nghiệm một số nước trên thé giới và bài học cho Việt Nam.
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số 204 – Tháng 5, 2019.
19. Vũ Thị Hải Yến (2020), Giải pháp phát triển tài chính xanh tại Việt Nam. Luận
văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại Thương.
20. Số 204 - Tháng 5, 2019 - Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng
21. Số 171 - Tháng 8, 2016 - Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng.
62

Tài liệu tiếng nước ngoài:


22. Monzur Hossain , “Green Finance in Bangladesh: Policies, institutions, and
challenges”. ADBI Working Paper Series, No. 892.
23. Burton, Jones. (2013). “Điều gì đã xảy ra với Tăng trưởng xanh?” Thời báo Hàn
Quốc, 17 Tháng
24. Aliana Florea & Nathan Morales (2021). “Green financing: A look at the history
and the options available for developers”. Truy cập ngày 20/09/2022 từ:
https://bit.ly/3r0ZJjp
25. Vien Thi Giang, (2020). Establishing Policies and Legal Frameworks for
Developing Green Finance in Vietnam, VNU Journal of Science: Economics and
Business, Vol. 36, No.1 (2020).
26. UN Environment. (2017). Green Finance Progress Report.

You might also like