You are on page 1of 57

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN: QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG


ODA TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2019

Họ và tên sinh viên: Bùi Trí Kiên


MSSV: 19051114
Lớp: QH-2019-E KTQT CLC 5

Hà Nội, 2021

1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 4
Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................................................4
1. Tổng quan tài liệu ...............................................................................................................................5
1.1. Tài liệu nước ngoài .....................................................................................................................5
1.2. Tài liệu trong nước .....................................................................................................................7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................8
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................................8
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................................8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................9
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................9
3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................................9
Kết cấu của đề tài .....................................................................................................................................10

DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... 11


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC - ODA ..................................................................... 12
1. Cở sở lý luận về ODA ........................................................................................ 12
1.1. Nguồn gốc ra đời của nguồn vốn ODA .....................................................................................12
1.2. Khái niệm ..................................................................................................................................13
1.3. Đặc điểm của nguồn vốn ODA..................................................................................................15
1.4. Các hình thức viện trợ ..............................................................................................................17
1.5. Vai trò của nguồn vốn ODA ......................................................................................................17
1.6. Phân loại nguồn vốn ODA.........................................................................................................20
1.7. Kinh nghiệm của các nước trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA .............................22

Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 .................................................................... 30
1. Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA ..............................................................................30
1.1. Xu hướng chung .......................................................................................................................30
1.2. Phân loại nguồn vốn ODA vào Việt Nam ..................................................................................32
1.3. Nhà tài trợ ................................................................................................................................33

2
1.4. Cơ cấu ODA các ngành .............................................................................................................35
1.5. Tình hình giải ngân nguồn vốn ODA .........................................................................................37
2. Tác động của ODA tới Việt Nam .......................................................................................................39
2.1. Tác động tích cực .....................................................................................................................39
2.2. Tác động tiêu cực .....................................................................................................................41
2.3. Đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam ....................................45

Chương 3: GIẢI PHÁP CHO NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM ................... 49
1. Những giải pháp về thể chế .............................................................................................................49
1.1. Nâng cao nhận thức và hiểu biết về bản chất của nguồn vốn ODA .........................................49
1.2. Công tác vận động tài trợ ODA phải theo đúng chiến lược thu hút và sử dụng ODA..............49
1.3. Hoàn thiện các khuôn khổ điều phối vốn ODA ........................................................................50
1.4. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá các dự án ODA ..........................................................51
1.5. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý........................................................................................51
2. Nhóm giải pháp đẩy mạnh thực hiện vốn ODA................................................................................52
2.1. Đẩy mạnh công tác đào tạo, rèn luyện, bố trí đội ngũ cán bộ trong hoạt động quản lý và sử
dụng nguồn vốn ODA ...........................................................................................................................52
2.2. Đẩy mạnh tốc độ giải ngân .......................................................................................................52
2.3. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án ODA .................................................................53
2.4. Tăng cường quan hệ đối tác và nâng cao hiệu quả viện trợ ....................................................53

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 54


TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 56

3
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trước thời kỳ đổi mới cho đến đầu những năm 1900, Việt Nam chủ yếu nhận
viện trợ từ khối các nước xã hội chủ nghĩa, quan hệ vay nợ với các tổ chức quốc tế
như Ngân hàng Thế giới (WB) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đều bị hạn chế do
lệnh cấm vận của Chính phủ Mỹ.
Các ghi chép cho thấy năm 1993 là một dấu mốc vô cùng quan trọng đới vơi
sựu phát triển của Việt Nam khi hội nghị Nhóm tư vấn Các nhà tài trợ Việt Nam
vào tháng 11 năm 1993 tại Paris, Pháp đã đánh dấu việc khai thông quan hệ tài
chính với cộng đồng quốc tế, mở ra kênh huy động vốn mới, dóng vai trò to lớn
trong công cuộc tái thiết và xây dựng nền kinh tế đất nước.
Việt Nam từ đó chính thức bước vào thời kỳ mở rộng và đa dạng hóa nguồn
vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA) cũng được đẩy
mạnh thu hút từ các nhà tài trợ song phương, đa phương, các tổ chức phi chính phủ
và các quốc gia. Được đánh giá là một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển, đặc
biệt là trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy
mạnh thì nguốn vốn đầu tư cho phát triển lại càng đóng vai tò quan trọng, quyết
định đến sự thành công hay thất bại của một quốc gia. Đối với Việt Nam, một quốc
gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh, các nguồn lực trong nước còn hạn chế,
tích lũy chưa cao thì ODA lại càng đóng một vai trò quan trọng hơn. Nguồn vốn đã
giúp cho nước ta hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, xóa đói giảm
nghèo, chuyển giao công nghệ, tiếp thu khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý
tiên tiến đến từ nhiều các quốc gia phát triển khác nhau trên thế giới, tạo ra thêm
nhiều việc làm, khơi thông các nguồn lực tiềm năng của nền kinh tế, góp phần quan
trọng vào việc thực hiện các mục tiêu, đường lối của Đảng và Nhà nước trong quá
trình đổi mới đất nước, nâng cao đời sống của nhân dân.

4
Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây, do nhiều yếu tố mà nguồn vốn ODA
tài trợ cho Việt Nam có sự giảm sút so với thời gian trước. Sau khi trở thành quốc
gia có thu nhập trung bình vào năm 2010, các nhà tài trợ đã cắt giảm nguồn tài trợ
hoặc giảm ưu tiên tài trợ đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, việc quản lý và sử dụng
nguồn vốn ODA của Việt Nam ta trong thời gian qua cũng còn gặp nhiều bất cập
như thời gian giải ngân chậm, lãng phí, sử dụng sai mục đích, tham nhũng… từ đó
gây mất lòng tin với các nhà tài trợ. Ngoài ra, việc sử dụng ODA nhiều ưu đãi luôn
đi kèm với những điều kiện rằng buộc, từ đó có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu
cực tới tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nước nhà.
Xuất phát từ mục tiêu kể trên, sinh viên chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp
trong thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019” nhằm hiểu
rõ về thực trạng trong thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong những năm gần
đây, từ đó đưa ra những dự đoán và giải pháp để tối đa hóa được nguồn vốn ODA
trong giai đoạn tiếp theo.

1. Tổng quan tài liệu


Nguồn vốn ODA đã và đang là một trong những mối quan tâm lớn trên thế giới,
đặc biệt là đối với các quốc gia được tiếp cận. Chính vì vậy mà hiện nay có rất
nhiều đề tài nghiên cứu, bài tham luận, bài viết trên các tạp chí về nguồn vốn hỗ trợ
kể trên.

1.1. Tài liệu nước ngoài


Helmut Further (1996), với nghiên cứu A history of the development assistance
committee and the development co-operation directorate in dates, names and
figures, đã cho thấy tổ chức OECD năm 1969 đưa ra khái niệm về nguồn vốn ODA
lần đầu tiên: “Nguồn vốn phát triển chính thức (viết tắt là ODA) là nguồn vốn hỗ
trợ để tăng cường phát triển kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển; thành tố
hỗ trợ chiếm một khoảng xác định trong khoản tài trợ này.” Như vậy thông qua
khái niệm này, khái niệm sơ khai đã phân biệt ODA với các nguồn vốn đầu tư khác

5
với hai đặc điểm chính: (i) Đây là khoản hỗ trợ phát triển chính thức; (ii) Có bao
gồm thành tố hỗ trợ.
Nhóm nghiên cứu DFID Bộ Phát triển Quốc tế Anh, (2004) đã tiến hành thực
hiện Báo cáo về ODA cho nông nghiệp nông thôn. Theo nhóm nhiều dự án trong
lĩnh vực này chưa đạt hiệu quả thậm chí còn không thành công do cơ chết quản lý,
điều phối yếu kém. Báo cáo nhận định trong thời gian tới các nhà tài trợ sẽ chỉ quan
tâm đến tính bền vững, chất lượng và năng suất của các dự án, chương trình ODA
nông nghiệp.
Solutions to attract ODA investment into the Southeastern economic region of
Vietnam (Nguyen Hoang Tien, 2019) đã chỉ ra tầm quan trọng của nguồn vốn ODA
với khu vực kinh tế Đông Nam Bộ nói riêng cũng như đối với nền kinh tế phát triển
của Việt Nam hiện nay, là đòn bẩy quan trọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế nước nhà
đi lên. Tác giả còn đưa ra nhiều vấn đề bất cập trong huy động, quản lý và chi tiêu
nguồn vốn ODA không hiệu quả, đồng thời đưa ra những giải pháp cải tiến, hỗ trợ
và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong tương lai, tạo ra sức bật cho
sự phát triển bền vững của nền kinh tế tại Việt Nam.
Attracting ODA investment in Binh Duong province of Vietnam. Current
situation and solutions (Nguyen Hoang Tien, 2019) đã nghiên cứu, phân tích thực
trạng sử dụng nguồn vốn ODA của Bình Dương trong giai đoạn hiện tại và cũng
nêu ra những yếu điểm của tỉnh này, những nguyên nhân mà Bình Dương chưa
thực sự trở thành một nhân tố tiềm năng để kêu gọi, thu hút nguồn vốn đầu tư từ
nước ngoài. Cuối cùng, tác giả cũng đưa ra một hướng đi mới, giải pháp nhằm giúp
Bình Dương vươn xa hơn trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế bền vững,
thay đổi những chính sách nhằm tạo niềm tin với các nhà đầu tư, tiếp tục thu hút
nguồn vốn ODA lớn trong những dự án mới.
Official Development Assistance đã chỉ ra rằng: “Interest in Official
Development Assistance has increased markedly over the last decade. This has

6
been generated in large part by international attention towards the MDGs”, cụ thể
là các mối quan tâm đến gói hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã tăng lên rõ rệt
trong thập kỷ qua, và điều này phần lớn được tạo ra bởi sự chú ý của quốc tế đối
với MDGs - Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Và theo nghiên cứu, tác giả cũng
nhận định răng vai trò của ODA trong quá trình phát triển kinh tế là vô cùng quan
trọng, ví dụ như trong năm 2010, dòng vốn ODA ròng từ các thành viên của DAC(
Ủy ban Hỗ trợ Phát triển) của OECD đạt 128,7 tỷ USD,.. Đồng thời bài nghiên cứu
cũng chỉ ra một số mặt hạn chế của những nước thành viên kém phát triển khi sử
dụng nguồn vốn ODA không hiệu quả, không đem lại dấu hiệu tích cực cho nền
kinh tế.

1.2. Tài liệu trong nước


Vai trò của ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế Việt Nam và một số vấn
đề đặt ra (Nguyễn Thị Vũ Hà, 2018) đã nêu lên các xu hướng chính của dòng vốn
ODA vào Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017. ODA đóng một vai trò quan trọng
đối với việc phát triển hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, tuy nhiên cũng tạo thành
gánh nặng nợ do vốn vay ODA thường sử dụng cho các dự án trọng yếu như giao
thông - vận tải, năng lượng. Một số vấn đề liên quan đến ODA sẽ được dùng làm
cơ sở cho việc định hướng và đưa ra giải pháp trong thu hút, sử dụng nguồn vốn
này trong thời gian tới.
Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA vào phát triển
nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng duyên hải miền Trung (Hà
Thị Thu, 2014) - Luận án tiến sĩ đã làm rõ được cơ sở lý luận của nguồn vốn ODA
đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cụ thể là đánh giá tác động của ODA
; xác định quá trình thu hút và sử dụng ODA và đưa ra các tiêu chí đánh giá thu hút
và sử dụng ODA. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích thực trạng thu hút và sử dụng
ODA tại vùng duyên hải miền Trung nói riêng và trong lĩnh vực Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn nói chung. Song, tác giả cũng chỉ ra rằng lĩnh vực này vẫn

7
chưa được chú trọng đầu tư sao cho đạt hiệu quả cao, cho nên còn nhiều hạn chế và
bất cập, đồng thời cũng chú trọng giải quyết vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực
tiễn về huy động nguồn vốn ODA cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Từ đó đề
xuất những phương hướng và các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường thu hút và
nâng cao hiệu quả sử dụng ODA vào nông nghiệp và PTNT Việt Nam và vùng
Duyên hải Miền Trung.
Một số giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
(Nguyễn Văn Tuấn, 2020) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn vốn ODA đối
với những nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam nhằm góp phần thúc đẩy phát
triển nền kinh tế và xóa đói giảm nghèo, từng bước đưa Việt Nam ngày càng phát
triển vững mạnh. Tuy nhiên, tác giả cũng thông qua những khảo sát, phân tích rõ
thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam trong giai đoạn 1993-2020 và
bộc lộ nhiều mặt hạn chế, cụ thể: tỷ lệ giải ngân còn chậm, nhiều dự án chậm tiến
độ, khả năng thu hồi vốn gặp khó khăn…từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản
nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng cũng như triển vọng thu hút nguồn vốn ODA ở
Việt Nam trong thời gian tới.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu


Bài nghiên cứu trả lời cho câu hỏi: “Thực trang thu hút và sử dụng nguồn
vốn ODA của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019”, “Những thành công và hạn
chế nào còn tồn tại?”, “Việt Nam cần làm gì để tiếp tục thúc đẩy và sử dụng nguồn
vốn này đúng với mục tiêu của nước nhà trong thời gian tới?”. Trên cơ sở đó thông
qua những phân tích, đánh giá để trả lời lần lượt những câu hỏi đặt ra ở trên.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


• Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn vốn ODA, mục đích,
vài trò, đặc điểm của ODA.

8
• Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA của Việt Nam
trong giai đoạn 2010-2019, từ đó đưa ra nhũng thành tựu nổi bật, những hạn
chế còn tồn tại, cùng nguyên nhân của những hạn chế đó trong quá trình sử
dụng và thu hút nguồn vốn của Việt Nam trong giai đoạn.
• Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả trong thu hút và sử dụng
nguồn vốn ODA trong giai đoạn tiếp theo.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của bài là các hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn
ODA của Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu


• Phạm vi không gian: Việt Nam, các quóc gia tài trợ và các tổ chức quốc tế.
• Phạm vi thời gian: 2010-2019 (tính từ thời điểm Việt Nam trở thành quốc gia
có thu nhập trung bình).

4. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phát triển bài dựa trên các
nghiên ứu cùng nhóm đề tài sẵn có.
• Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Bài nghiên cứu tiến hành thu thập các
dữ liệu về thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA thông qua các nguồn cung cấp
dữ liệu đáng tin cậy, chính thống như OECD, Ngân hàng thế giới (WB), Bộ
Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, của các đề tài đi trước… Từ đó hình thành
nên bộ dữ liệu có độ tin cậy cao, có được cái nhìn toàn cảnh về việc thu hút
và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam trong giai đoạn qua.
• Phương pháp sử lý dữ liệu
Thứ nhất, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong việc thống kế các
số liệu liên quan đến vốn ODA tại Việt Nam để từ đó rút ra những nhạn xét,

9
đánh giá khách quan nhất về thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA
tại Việt Nam.
Thứ hai, phương pháp so sánh, đối chiếu được sử dụng để so sánh việc thực
hiện thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại các quốc gia khác so với Việt
Nam qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho nước nhà trong tương lai.

Kết cấu của đề tài


Đề tài gồm có ba chương chính bao gồm:
• Chương 1: Cở sở lý luận về thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức ODA.
• Chương 2: Thực trang thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam
trong giai đoạn 2010-2019
• Chương 3: Giải pháp cho nguồn vốn ODA tại Việt Nam.

10
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1: Tổng số vốn ODA cam kết và giải ngân vào Việt Nam giai đoạn
2010-2019 (Đơn vị: tỷ USD) (Nguồn: OECD)……………………….30
Hình 2: Tốc độ tăng của nguồn vốn ODA ròng (%GNI) và ODA bình quân
đầu người tại Việt Nam giai đoạn 2011-2019 (Nguồn: World Bank)…31
Hình 3: Tỷ lệ vốn ODA (ròng) trên GDP của Việt Nam và một số quốc gia
giai đoạn 1960-2018 (Đơn vị: %)………………………………………32
Hình 4: Tỷ trọng ODA không hoàn lại và vốn vay ODA trong tổng số vốn
ODA đã giải ngân tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019 (Nguồn: OECD).33
Hình 5: Cơ cấu nguồn cung ODA của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019
(Nguồn: Tính toán dựa trên cơ sở dữ liệu từ OECD)…………………... 34
Hình 6: 10 nhà tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn 2018-
2019 (Đơn vị: triệu USD) (Nguồn: OECD)……………………………. 35
Hình 7: Phân bổ nguồn vốn ODA theo lĩnh vực giai đoạn 2018 - 2019
(Nguồn: OECD)………………………………………………………....36
Hình 8: Cam kết, Ký kết và giai ngân vốn ODA giai đoạn 2010-2010
(Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư)…………………………………………. 38
Hình 9: Giải ngân nguồn vốn ODA giai đoạn 2016 – 2018 (Đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)…………………………………………39

Bảng 1: Điều kiện vay vốn của một số nhà tài trợ lớn của Việt Nam
(Nguồn: Bộ tài chính)……………………………………………………42

11
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN HỖ
TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC - ODA

1. Cở sở lý luận về ODA

1.1. Nguồn gốc ra đời của nguồn vốn ODA


Để giúp đỡ cho các quốc gia Châu Ân có thể phục hồi được các ngành công
nghiệp bị pháp hoại do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ II, nhiều quốc gia đã
đưa ra các thỏa thuận trợ giúp cho các nước thế giới thứ ba dưới dạng viện trợ
không haofn lại hoặc cho vay với nhiều điều kiện ưu đãi, từ đó đánh dấu cho bước
đầu hình thành nên nguồn vốn ODA.
Với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng trưởng phúc lợi củ các quốc gia
với tư cách là một tổ chức trung gian tài chính, tại Hội nghị về tài chính tiền tệ tổ
chức vào tháng 7 năm 1944 tại Hoa Kỳ, ngân hàng thế giới đã được thành lập. với
tư cách là một ngân hàng chủ yếu thực hiện hoạt động đi vay theo các điều kiện
thương mại bằng cách phát hành trái phiếu để rồi cho vay tài trở đầu tư tại các quốc
gia khác.
Vào ngày 14 tháng 2 năm 1960, tại Paris, Pháp, các quốc gia đã thực hiện ký kết
thỏa thuận thành lập ra tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) với gồm 20
thành viên đầu tiên. Tổ chức đã góp phần quan trong trong việc cung cấp nguồn
vốn ODA song phương cũng như đa phương. Trong khuôn khổ cua rhowjp ác và
phát triển, các quốc gia thành viên OECD đã lập ra các Ủy ban chuyên môn trong
đó Ủy ban Hỗ trợ phát triển (DAC) với 18 thành viên ban đầu nhằm giúp các nước
đang phát triển phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. Cho tới nay, các
quốc gia thành viên của DAC gồm có 30 thành viên, tiêu biểu có thể kể đến Úc, Á
Canada, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha… Kể từ năm 1970, Liên
hợp quốc (UN) đã yêu cầu các nước phát triển chi tiêu ít nhất 0,7% GDP để viện
trợ cho các nước nghèo. Vốn ODA thể hiện mối quan hệ quốc tế giữa các nước
phát triển và các nước đang phát triển thông qua các khoản viện trợ và vay ưu đãi.
12
1.2. Khái niệm
ODA là tên viết tắt cảu Official Development Assistance, có nghĩa là Hỗ trợ
phát triển chính thức hay Viện trợ phát triển chính thức.
Theo Ngân hàng thế giới (WB), ODA là một phần của ài chính phát triển hcisnh
thức (ODF) trong đó có yếu tố viện trợ không hoàn lại cộng với cho vay ưu đãi
phải chiếm ít nhất 25% trong tổng viện trợ.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), ODA là nguồn tài chính
mà Chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các nước
phát triển, thông qua các cơ quan nhà nước, chính phủ cấp Trung ương và địa
phương, hoặc các cơ quan có thẩm quyền nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và phúc lợi
xã hội cho các quốc gia này. Vốn ODA bao gồm tất cả các khoản viện trợ không
hoàn lại, có hoàn lại và vay ưu đãi, trong đó phần viện trợ không hoàn lại và các
yếu tố ưu đãi khác chiếm ít nhất 25% vốn cung ứng.
Theo Ủy ban Hỗ trợ phát triển (DAC), ODA là nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ
bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ và cho vay với các điều kiện ưu đãi. ODA
được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển (và các tổ chức
nhiều bên) được các cơ quan chính thức của các Chính phủ Trung ương và Địa
phương hoặc các Cơ quan thừa hành của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ
tài trợ.
Theo chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc: ODA là viện trợ không hoàn
lại hoặc là cho vay ưu đã của các tổ chức nước ngoài, viws phần viện trợ không
hoàn ljai chiếm ít nhất 25% giá trị của khoản vốn vay.
Căn cứ Nghị định 56/2020/NĐ-CP về Quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài của Chính phủ ban
hành ngày 25/5/2020, Khoản 19 Điều 9 quy định: “Vốn ODA, vốn vay ưu đãi là
nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an
sinh xã hội, bao gồm: a) Vốn ODA không hoàn lại là khoản vốn ODA không phải
13
hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài; b) Vốn vay ODA là khoản vay nước ngoài
có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên
quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài
hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc. Phương
pháp tính thành tố ưu đãi nêu tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này; c) Vốn vay ưu
đãi là khoản vay nước ngoài có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng
thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA được quy định tại điểm b khoản
này.”
Từ đó, một cách khái quát, ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại, có hoàn
lại hoặc khoản vay tín dụng có ưu đãi (về lãi suất, thời gian trả nợ) đến từ các quốc
gia, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO) cho các quốc gia đang
phát triển hoặc kém phát triển. Một khoản tài trợ được coi là nguồn vốn ODA khi
đáp ứng đủ 3 điều kiện:
Thứ nhất, khoản tài trợ được các tổ chức chính thức hoặc đại diện chính thức
của các tổ chức cung cấp. Tổ chức chính thức ở đây có thể là Chính phủ của các
quốc gia, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia, các tổ chức phi chính phủ
hoạt động không lợi nhuận.
Thứ hai, mục tiêu của các khoản tài trợ là giúp cho các quốc gia đang và kém
phát triển phát triển về các mặt như kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. CÁc lĩnh
vực mà nguồn vốn sẽ được sử dụng bao gồm: xóa đói giả nghèo, cơ sở hạ tầng
phục vụ cho phát triển kinh tế như giao thông vận tải hay thông tin liên lạc, nâng
cấp chất lượng các ngành giáo dục, y tế, môi trường, năng lương; đẩy mạnh nông
nghiệp và phát triển nông thôn, giải quyết các bài toán về thất nghiệp, phong chống
dịch bệnh, công bằng trong xã hội; cải tổ hành chính, hoàn thiện bộ máy nhà nước,
các thể chế, chính sách…

14
Thứ ba, thành tố hỗ trợ phải đạt ít nhất là 25%. Đây còn được gọi là các yếu tố
không hoàn lại, là một chỉ số thể hiện tính ưu đãi của nguồn vốn ODA so với các
khoản vay thương mại với điều kiện thị trường thông thường.

1.3. Đặc điểm của nguồn vốn ODA


Nguồn vốn ODA có ba đặc điểm nổi bật, cụ thể:
Một là tính ưu đãi. Nguồn vốn ODA có thời gian ân hạn và hoàn trả vốn dài
(khoảng 10 năm cho ân hạn và khoảng 40 năm cho hoàn trả với các khoản vay đến
từ ADB, WB và JBIC). ODA thương có thành tố không hoàn lại, không được xác
định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân hạn và so sánh lãi suất viện trợ với
mức lãi suất tín dụng thương mại.
Ưu đãi của ODA còn thể hiện ở chỗ nguồn vốn này chỉ được dàn hrieeng cho
các quốc gia đang và chậm phát triển, với mục tiêu đẩy mạnh các nguồn lực phục
vụ cho sự phát triển. Một quốc gia muốn nhận được nguồn vốn hỗ trợ ODA cần đạt
được hai điều kiện:
• Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp. Những nước có tỷ lệ GDP bình quân
đầu người càng thấp thì tỷ lệ viện trợ không hoàn lại và các điều kiện ưu đãi
càng cao. Sự ưu đãi giảm khi các nước này đạt trình độ phát triển nhất định.
• Mục tiêu sử dụng vốn ODA phải phù hợp với chính sách và phương hướng
ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên tài trợ và bên được hưởng ODA.
Các quốc gia tài trợ luôn có những sự ưu tiên nhất định cho một số lĩnh vực
mà họ tập trung. Đồng thời các đối tượng này cũng sẽ thay đổi theo các giai
đoạn khác nhau.
Hai là tính rằng buộc. Vốn ODA thường đi kèm theo những ràng buộc về kinh
tế, chính trị đối với nước tiếp nhận. Các khoản viện trợ luôn chứa đựng 2 mục tiêu
thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững và giảm sự nghèo khó của các nước nhận viện
trợ, đồng thời nhằm mở mang thị trường tiêu thụ sản phẩm và vốn. Về lâu dài, các
nước viện trợ có lợi về an ninh, kinh tế và chính trị khi mà kinh tế các nước nghèo

15
tăng trưởng. Một số nước như Bỉ, Đức, Đan Mạch cung cấp ODA kèm theo điều
kiện là phải sử dụng 50% vốn để mua hàng hóa và dịch vụ tư vấn của mình. Hay
như Nhật Bản quy định vốn phải thực hiện bằng đồng Yên Nhật. Tuy nhiên, ODA
có vai trò quan trọng trong việc giải quyết một số vấn đề nhân đạo mang tính toàn
cầu như: tăng cường sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, hạn chế tốc độ gia
tăng dân số… Tính ràng buộc của ODA còn được thể hiện qua mục đích sử dụng.
Mỗi một thỏa thuận hay hiệp định vay vốn đều dành cho một lĩnh vực đầu tư cụ
thể, nước tiếp nhận ODA không thể tùy tiện thay đổi. Nếu không tuân thủ những
quy định nhăm đảm bảo mục tiêu thì thỏa thuận vay vốn có thể bị bên cho vay đơn
phương hủy bỏ.
Nhìn chung, vốn ODA không chỉ là một nguồn vốn hỗ trợ phát triển đơn thuần
mà nó còn là một công cụ hữu ích đối với các quốc gia tài trợ trong việc thực hiện
các mục đich về kinh tế, chính trị trong quá trình cung cấp vốn ODA. Những quốc
gia nhận được tài trợ trở nên phụ thuộc và buộc phải thực hiện các điều chỉnh có lợi
đối với quốc gia tài trợ, từ đó có thể gây ra những ảnh tiêu cực đến quá trình phát
triển, đi lên của đất nước trong tương lai. Vì vậy mà các cơ quan, ban ngành, Chính
phủ của các quốc giá nhận viện trợ phải thực sự tỉnh táo và cân nhắc kỹ lưỡng về
các khoản viện trợ vì lợi ích lâu dài cho đất nước.
Ba là ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ. Trong thời gian đầu tiếp nhận và
sử dụng vốn ODA, yếu tố nợ nần thường chưa xuất hiện do những điều kiện vay ưu
đãi. Một số nước đi vay chủ quan với nguồn vốn này và không sử dụng một cách
có hiệu quả. Do vậy, mặc dù đã sử dụng một lượng vốn lớn nhưng lại không tạo ra
được những điều kiện tương ứng để phát triển kinh tế (không thu hút vốn FDI và
các nguồn vốn khác cho sản xuất, kinh doanh). Nước đi vay đã không trả được lãi
và vốn vay ODA theo đúng cam kết và để lại gánh nặng nợ nước ngoài cho thế hệ
sau. Do đó, nước đi vay trước khi tiếp nhận vốn ODA thì cần phải kết hợp với

16
chính sách thu hút các nguồn vốn khác để chúng hỗ trợ nhau nhằm tăng cường tiềm
lực kinh tế.

1.4. Các hình thức viện trợ


• Hỗ trợ cơ bản: các lĩnh vực được hỗ trợ chủ yếu là về xây dựng cơ sở hạ
tầng. Các dự án được hỗ trợ thường sẽ đi kèm với những yêu cầu về thuê
chuyên gia nước ngoài để kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công trình,
qua đó báo cáo cho đối tác viện trợ.
• Hỗ trợ cán cân thanh toán: việc tài trợ sẽ thường được thực hiện thông qua
việc chuyển giao tiền tệ, đôi khi có thể là hỗ trợ hiện vật như hỗ trợ nhập
khẩu hàng hóa vào tỏng nước qua các hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán
hoặc chuyển hóa thành hỗ trợ ngân sách.
• Viện trợ phi dự án: là viện tợ khi đạt được một hiệp định với đối tác viện trở
nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho một mục đích tổng quát với thời
hạn nhất định.
• Tín dụng thương mại: với các điều khoản mang tính ưu đãi của khoản tài trợ
như với lãi suất thấp, thời hạn trả nợ dài.
• Hỗ trợ kỹ thuật: Chủ yếu tập trung vào chuyển giao các thành tựu khoa học
kỹ thuật hay tăng cường các hoạt động cố vấn, hỗ trợ trong quá tình nghiên
cứu và lập kế hoạch. Chuyển giao kỹ thuật tập trung vào việc đẩy mạnh các
hoạt động đào tạo về kỹ thuật, phân tích kinh tế, quản lý, hàng chính nhà
nước, các vấn đề xã hội khác.

1.5. Vai trò của nguồn vốn ODA


Nguồn vốn ODA được đánh giá là nguồn ngoại lực quan trọng giúp các nước
đang phát triển thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế − xã hội của mình. Vai
trò của ODA thể hiện trên các góc độ cơ bản sau:

17
1.5.1. Đối với quốc gia được nhận viện trợ
• ODA là nguồn vốn bộ sung quan trọng giúp cho các nước nghèo đảm bảo
được chi phí cho các hoạt động đầu tư tỏng nước và thực hiện các chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của mình, từ đó giảm đi gánh nặng cho nguồn ngân
sách của nhà nước.
• ODA giúp cho các quốc gia nâng cao năng lực và thể chế thông ua các
chương trình dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, hành chính và xây
dựng chính sách quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế và mục tiêu của nước
nhà trong tương lai.
• Các mục tiêu chính của ODA hướng đến đó chính là hỗ trợ phát triển các
nguồn lực phục vụ cho quá trình phát triển bền vững của một quốc gia, qua
đó ODA đóng một vai trò lớn trong cải thiện đời sống an sinh xã hội, xóa đói
giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn lao động và bảo vệ môi trường.
• Nguồn vốn ODA là một nguồn bổ sung ngoại tệ vô cùng quan trọng đối với
các quốc gia đang và chậm phát triển, đóng vai trò làm lành mạnh cán cân
thanh toán quốc tê của các nước tiếp nhận.
• ODA còn gia tăng cơ hội cho các quốc gia tiếp nhận được tiếp cận với những
công nghệ khoa học kỹ thuật mới, hiệu quả cao thông qua việc nhập khẩu
các thiết bị máy móc, nhận được sự hỗ trợ đến từ các chuyên gia nước ngoài
tù đó gia tăng hiệu quả trong các hoạt động của nước nhà.
• Nguồn vốn ODA còn giúp cho các doanh nghiệp tỏng nước tiếp nhận có
thêm vốn để hoạt động, gia tăng khả năng mở rộng quy mô doanh nghiệp.

1.5.2. Đối với các quốc gia tài trợ ODA


Các quốc gia thông qua việc thực hiện các hoạt động tài trợ cũng sẽ phần nào
đạt được những mục tiêu mà quốc gia đề ra:
Thứ nhất là mục tiêu về kinh tế. Hướng tới việc hoàn thành thực hiện các mục
tiêu kinh tế, các quốc gia cung cấp sử dụng nguồn vốn ODA như phương tiện kết

18
nối với các quốc gia đang phát triển (thị trường mới và nhiều tiềm năng), từ đó gia
tăng mức độ ảnh hưởng của mình tới các nước tiếp nhận. Đồng thời, thông qua việc
cung cấp ODA, các quốc gia cung cấp còn gia tăng khả năng xuất khẩu ra nước
ngoài, mở ra nhiều cơ hội để thâm nhập vào các thị trường mới. Các chính sách
nhập khẩu hàng hóa đến từ các nước các nước cung ứng sẽ được quốc gia tiếp nhận
ODA theo hướng có lợi cho nước cung ứng, từ đo gia tăng khả năng cạnh tranh
trong các thị trường mới (tới các quốc gia đã và đang tiếp nhận viện trợ ODA).
Mặt khác, nguồn vốn ODA khiến cho các nước tiếp nhận phải mua vật tư, thiết
bị cũ hoặc với giá đắt đến từ nước cung cấp, sử dụng chuyên gia của mình, thậm
chí là các điều kiện đấu thầu có lợi. Từ đó các quốc gia trên danh nghĩa hỗ trợ các
nước khác thông qua nguồn vốn ODA cũng đem lại được những hiệu quả nhất định
cho mình.
Đi kèm với dòng vốn ODA được đổ vào các quốc gia chính là sự gia tăng của
các dòng vốn đầu tư tư nhân đến từ nước ngoài (FDI). Việc các nước tiếp nhận
nguồn vốn hỗ trợ ODA đã mở ra cơ hội, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước
ngoài tiến vào thị trường trong nước dễ dàng hơn, theo cả hai hình thức trực và gian
tiếp. Hệ thống các cơ chế chính sách quản lý và hỗ trợ cho các nhà đầu tư trong và
ngoài nước từ đó được hình 19 thành và ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện
cho các nhà đầu tư tham gia hoạt động trong các lĩnh vực trọng điểm, tiềm năng và
có khả năng sinh lời cao.
Nguồn vốn ODA còn tạo ra sự ổn định về nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật
liệu cho các nước cung cấp ODA. Thực tế cho thấy, các nước cung cấp ODA phụ
thuộc vào các nước LCD về năng lượng (dầu lửa, than, chất đốt), các nguyên liệu,
khoáng sản và ODA trở thành phương tiện để các nước này giải quyết được sự
thiếu hụt các nguồn lực trên.
Thứ hai là các mục tiêu chính trị. Các quốc gia cấp ODA sẽ nâng cao vị thế của
mình trên trường quốc tế, biến nguồn vốn ODA trở thành công cụ để kéo thêm các

19
quốc gia đồng minh, gia tăng tầm ảnh hưởng của mình trên phạm vi toàn cầu, cũng
có thể tăng uy tín của Chính phủ nước đó với người dân hoặc tăng cường sự thuộc
của nước nhận ODA vào nước mình. Như vậy những toan tính trong chính trị cũng
là lý do mà các quốc gia cung cấp nguồn vốn ODA.
Thứ ba là các mục tiêu nhân đạo. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cũng
có nhưng mục tiêu nhằm cải thiện an sinh xã hội tại các quốc giá tiếp nhận, bao
gồm nhiều mục tiêu như hỗ trợ xóa đói giả nghèo, nâng cao chất lượng các ngành y
tế, giáo dục... Cải thiện chất lượng môi trường cũng là một trong những mục tiêu
mà nguồn vốn ODA hướng tới. Không những vậy, ODA dưới dạng viện trợ không
hoàn lại giúp cho nước nhận hỗ trợ tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học công
nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gián tiếp cải thiện chất lượng
cuộc sống cho người dung nước tiếp nhận. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
cũng có nhưng mục tiêu nhằm cải thiện an sinh xã hội tại các quốc giá tiếp nhận,
bao gồm nhiều mục tiêu như hỗ trợ xóa đói giả nghèo, nâng cao chất lượng các
ngành y tế, giáo dục... Cải thiện chất lượng môi trường cũng là một trong những
mục tiêu mà nguồn vốn ODA hướng tới. Không những vậy, ODA dưới dạng viện
trợ không hoàn lại giúp cho nước nhận hỗ trợ tiếp thu được nhiều thành tựu khoa
học công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gián tiếp cải thiện
chất lượng cuộc sống cho người dân nước tiếp nhận.
Tóm lại, không chỉ có quốc gia tiếp nhận mà cả quốc gia tài trợ nguồn vốn ODA
cũng sẽ nhận được nhiều những lợi ích đi kèm. Từ đó cho thấy nguồn vốn ODA có
đóng vai trò quan trọng đối với cả hai bên trong quá trình thực hiện, đem lại hiệu
qủa về nhiều mặt cho đôi bên, giúp các bên cùng nhau phát triển.

1.6. Phân loại nguồn vốn ODA

1.6.1. Phân loại theo tính chất


• ODA không hoàn lại (Grant Aid): Đây là nguồn vốn ODA mà các nhà tài trợ
cung cấp cho các nước nghèo không yêu cầu trả nợ. Đối với các nước đang

20
phát triển, hình thức tài trợ này thường 10 được thể hiện dưới dạng các dự án
hỗ trợ kỹ thuật hoặc chương trình xã hội, có thể là tiền hoặc hàng hóa như
thực phẩm, thuốc men và một số mặt hàng thiết yếu.
• ODA hoàn lại (Concessional Loans/Loan Aid): Bao gồm các khoản vay ưu
đãi, có thời gian hoàn lại dài và lãi suất thấp. Trong nguồn vốn ODA hoàn lại
cần có tối thiểu 25% là tài trợ không hoàn trả. Khoản đầu tư này thường
được nước sở tại nhận để đầu tư vào cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cảng,
nhà máy.
• ODA hỗn hợp (Mixed Aid): Bao gồm một phần tín dụng ưu đãi theo điều
kiện của OECD kết hợp với một phần ODA không hoàn lại.

1.6.2. Phân loại theo nguồn gốc cung cấp


• ODA song phương (Bilateral ODA): Là loại viện trợ phát triển chính thức
của Chính phủ các nước dành cho Chính phủ của nước khác. Các quốc gia
cung cấp nguồn ODA chủ yếu trên thế giới hiện nay kể đến như: Mỹ, Anh,
Pháp, Đức, Nhật Bản...
• ODA đa phương (Multilateral ODA): Bao gồm các nguồn viện trợ chính
thức đến từ các tổ chức tài chính quốc tế, khu vực hoặc từ Chính phủ nước
này đến Chính phủ nước khác thông qua các tổ chức đa phương.

1.6.3. Phân loại theo điều kiện rằng buộc


• ODA song phương (Bilateral ODA): Là loại viện trợ phát triển chính thức
của Chính phủ các nước dành cho Chính phủ của nước khác. Các quốc gia
cung cấp nguồn ODA chủ yếu trên thế giới hiện nay kể đến như: Mỹ, Anh,
Pháp, Đức, Nhật Bản...
• ODA đa phương (Multilateral ODA): Bao gồm các nguồn viện trợ chính
thức đến từ các tổ chức tài chính quốc tế, khu vực hoặc từ Chính phủ nước
này đến Chính phủ nước khác thông qua các tổ chức đa phương.

21
1.6.4. Phân loại theo mục đích
• ODA hỗ trợ cơ bản (Basic support ODA): Nguồn vốn đầu tư cho phát triển
kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng, thường là các khoản vay ưu đãi.
• ODA hỗ trợ kỹ thuật (Technical assistance ODA): Nguồn vốn đầu tư nhằm
cung cấp kiến thức, chuyển giao công nghệ, nâng cao thể chế và chất lượng
nguồn nhân lực.

1.7. Kinh nghiệm của các nước trong việc thu hút và sử dụng nguồn
vốn ODA

1.7.1. Trung Quốc


Trong giai đoạn tư năm 1998 đến năm 2005, World Bank đã cam kết hỗ trợ
Trung Quốc với tổng số vốn ODA là 39 tỷ USD, từ đó nguồn vốn đã có nhiều tác
động tích cực trong việc thúc đẩy cải cách, tăng trưởng và phát triển tại Trung
Quốc. Ngân hàng thế giới đã nhận định những nguyên nhân thành công của việc sử
dụng nguồn vốn ODA tại Trung Quốc, cụ thể:
• Trung Quốc xây dựng và triển khai các chiến lược hợp tác, các dự án tốt,
đem lại hiệu quả cao.
• Có các cơ chế điều phối và thực hiện tốt, cơ chế theo dõi và giám sát hợp lý.
Trung Quốc đặc biệt để cao vai trò của việc quản lý và giám sát. Hai cơ quan
Trung ương quản lý ODA là Bộ Tài chính (MoF) và Ủy ban cải cách và phát triển
quốc gia. MoF làm nhiệm vụ vận động tài trợ, đồng thời là cơ quan giám sát việc
sử dụng vốn. MoF còn có quyền yêu cầu Sở Tài chính của các địa phương thực
hiện công tác kiểm tra hoạt động của các dự án. Các Bộ ngành chủ quản và địa
phương có vai trò quan trọng trong thực hiện và phối hợp với MoF giám sát việc sử
dụng vốn. Đói với trả nợ vốn ODA, Trung Quốc thực hiện việc trả vốn ODA theo
hướng “người nào hưởng lơi, người đó trả nợ”, quy định này sẽ buộc người nhận
được hỗ trợ từ nguồn vốn sẽ thật sự tập trung và nghiêm túc trong việc thực hiện,
quản lý dự án đảm bảo đúng tiến độ, sinh lợi nhuận hoặc đạt được hiệu quả cao.

22
Tính tới thời điểm này, có 4 cơ quan chính tại Trung Quốc tham gia vào hoạt
động quản lý nguồn vốn ODA, bao gồm: Ủy ban kế hoạch phát triển Nhà nước
(chịu trách nhiệm về lựa chọn, sàng lọc và thẩm định các dự án đầu tư); Ngân hàng
nhân dân Trung Quốc (chịu trách nhiệm về xây dựng dự án và kêu gọi các nhà tài
trợ cấp vốn cho những dự án lựa chọn sau khi Ủy ban Kế hoạch nhà nước phê
duyệt, điều này khác với quy định của Việt Nam ở việc vận động trước, phê duyệt
sau); Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế (chịu trách nhiệm quản lý nguồn viện trợ
không hoàn lại) và Bộ tài chính (chịu trách nhiệm về nguồn vốn vay ưu đãi).
Các công tác kiểm toán và đánh giá kết quả sau dự án được nhà nước Trung
Quốc thực hiện một cách vô cùng chặt chẽ, kĩ càng ở từng khâu, trong đó, cơ quan
kiểm toán Nhà nước sẽ là bên chịu trách nhiệm chính, thực hiện nhiệm vụ kiểm
toán các dữ án trên cơ sở là các quy chế kiểm toán chủa Chính phủ. Công tác kiểm
toán này được thực hiện trong ba giai đoạn: trước khi dự án được khởi công, trong
quá trình thi công dự án và sau khi dự án đã được hoàn thành.
Trung Quốc chú trọng đặc biệt đến công tác đánh giá sau dự án và vai trò của
công tác này trong việc ra quyết định và quản lý dự án Trung Quốc nhận thấy rằng
do hầu hết các nguồn đầu tư cho dự án được huy động từ nguồn tiết kiệm trong
nước nên tính hiệu quả và hiệu dụng của đầu tư tác động rất lớn đến sự phát triển
của nền kinh tế. Trung Quốc đã hướng việc đánh giá một số dự án đã hoàn thành
vào việc ban hành các quy định áp dụng cho những dự án trên cơ sở các bài học
kinh nghiệm đã đúc kết được.

1.7.2. Ba Lan
Vốn vay không hoàn lại vẫn phải giám sát chặt chẽ. Ba Lan quan niệm để sử
dụng vốn ODA một cách hiệu quả, trước hết phải tập trung đầu tư vào nguồn nhân
lực và năng lực thể chế. Chỉnh phủ Ba Lan cho rằng, thực hiện dự án ODA mà giao
cho các bộ phận hành chính không phải là thích hợp.

23
Cơ sở luật pháp rõ ràng và chính xác trong toàn bộ quá trình là điều kiện để
kiểm soát và thực hiện thành công các dự án ODA. Ba Lan đề cao hoạt động phối
hợp với đối tác viện trợ.
Ở Ba Lan, các nguồn hỗ trợ được coi là “quỹ tài chính công”, việc mua sắm tài
sản công phải tuân theo Luật mua sắm công và theo những quy tắc kế toán chặt
chẽ.
Quá trình giải ngân khá phức tạp nhằm kiểm soát đồng tiền được sử dụng đúng
với mục đích, trong đó các nhà tài trợ có thể yêu cầu nước nhận viện trợ thiết lập
hoặc sửa đổi hệ thống thể chế và hệ thống luật pháp. Cơ quan chịu trách nhiệm
gồm có các Bộ, một số cơ quan của Chính phủ, trong đó Bộ Phát triển đóng vai trò
chỉ đạo.
Công tác kiểm soát và kiểm toán được Chinh phủ Ba Lan quản lý một cách chặt
chẽ. Công tác kiểm toán tập trung vào kiểm toán các hệ thống quản lý. Trong đó
chịu trách nhiệm gồm có kiểm toán nội bộ trong mỗi cơ quan, các công ty kiểm
toán nước ngoài được thuê và dịch vụ kiểm toán của Ủy ban Châu Âu. Khi công tác
kiểm toán phát hiện có những sai sót, sẽ thông báo các điểm không hợp lệ cho tất
cả các cơ quan.
Công tác kiểm soát tập trung vào kiểm tra tình hình hợp pháp và tính hợp thức
của các giao dịch, kiểm tra hằng năm và chứng nhận các khoản chi tiêu, kiểm tra
cuối kỳ, kiểm tra bất thường.
Chính phủ Ba Lan cho rằng, việc kiểm tra và kiể toán thường xuyên không phải
để cản trở mà là để thúc đẩy quá trình dự án.

1.7.3. Malaysia
Malaysia là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á. Cũng giống như các
quốc gia khác trong khu vực, Malaysia cũng từng là một nước thuộc địa của Anh,
sau khi dành được độc lập vào năm 1957, Malaysia phải đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức trong quá trình xây dựng đất nước hậu hòa bình như nghèo đói, tỉ

24
lệ thất nghiệp cao, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội còn yếu kém và thiếu thốn trầm
trọng cho đầu tư phát triển.
Nhận thấy nhu cầu cần được hỗ trợ về vốn, từ những năm 1970, Malaysia đã
nhận được viện trợ đến từ nhiều nguồn trong cộng đồng quốc tế, trong đó nổi bật
nhất là Nhật Bản, Liên hiệp quốc, Ngân hàng thế giới (World Bank), Ngân hàng
phát triển Châu Á (ADB). CÁc nguồn việc trợ này đã đóng một vai trò vô cùng
quan trọng đối với Malaysia trong quá trình phát triển kinh tế, xây dựng và hoàn
thiện các thể chế chính sách, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, tái phân phối lại thu
nhập.
Cho tới những năm 80 của hế kỉ XX chứng kiến những vai trò mới của ODA
đối với Malaysia. Bên cạnh những vai trò trong gia đoạn trước, ODA lúc này còn
có những đóng góp lớn tỏng việc gia tăng các kỹ năng chuyên môn trong lâp kế
hoạch, thực thi và đánh giá các dự án, phân tích chính sách, phát triển kĩ năng, kiến
thức trong công nghê và lĩnh vực nghiên cứu triển khai. Với những đóng góp vô
cùng to lớn, nguồn vốn ODA đã trở thành đòn bẩy, đẩy nhanh quá trình phát triển
của quốc gia trên nhiều lĩnh vực, đưa Malaysia vượt qua điểm xuất phát thấp của
nền kinh tế.
Thành công mà Malaysia đạt được trong quá trình sử dụng nguồn vốn ODA
xuất phát từ việc thực hiện tập trung hóa trong quản lý của nhà nước. Trong đó:
• Văn phòng Kinh tế Kế hoạch cùng với Bộ Ngân khố đóng vai trò chủ yếu
trong việc lập kế hoạch và quản lý hành chính đối với nguồn viện trợ nước
ngoài. Văn phòng này đảm nhận các chức năng chủ yếu là đưa ra mục tiêu,
chính sách, kế hoạch ở cấp trung ương; chịu trách nhiệm phê duyệt chương
trình dự án và quyết định phân bổ ngân sách phục vụ mục tiêu phát triển
quốc gia.
• Bộ Ngân khố chịu trách nhiệm điều phối những vấn đề liên quan đến tài
chính và kế toán. Việc thực hiện các dự án liên quan đến ODA, cùng việc

25
đánh giá kết quả thực hiện, cũng như có các kiến nghị thay đổi nếu cần thiết,
đều được hai cơ quan này phối hợp rất hiệu quả.
• Bộ phận lập Kế hoạch kinh tế (Bộ phận được coi là “trái tim” của Văn phòng
Kinh tế Kế hoạch). Bộ phận này tập hợp những nhân sự có trình độ và dày
dặn kinh nghiệm trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến ODA. Bộ
phận này còn đóng vai trò là Ban thư ký Chương trình Viện trợ kỹ thuật
nước ngoài của Malaysia, cố vấn cho Uỷ ban Đầu tư nước ngoài.
Trong việc phân cấp quản lý ODA, Malaysia có sự phân định rõ ràng về chức
năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý. Giữa các cơ quan này có sự phối hợp chặt
chẽ và có chung một quan điểm là tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các ban quản
lý dự án để thực hiện các dự án đúng tiến độ, áp dụng các thủ tục trình duyệt nhanh
gọn nhằm giảm bớt phí cam kết. Những hợp phần nào trong dự án khó thực hiện,
Chính phủ Malaysia chủ động đề nghị với nhà tài trợ hủy bỏ hợp phần đó.
Bên cạnh sự rõ ràng, rạch ròi trong phân cấp quản lý, Malaysia hiện nay còn
thành công tỏng việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác theo dõi, giám sát
các cơ quan liên quan đến quản lý vốn vay ODA bằn cách đưa toàn bộ các đề nghị
thanh toán lên mạng. Với cách quản lý vô cung khoa học, chặt chẽ và minh bạch,
Malaysia đã giải quyết được bài toán trong việc quản lý vốn ODA, phòng chống
tham nhũng một cách hiệu qủa, qua đó còn làm gia tăng độ tín nhiệm của chính
nước nhà với cộng đồng quốc tế.
Bên cạnh đó, việc phân cấp tốt trong quản lý tài chính cũng là một lý do tạo nên
sự thành công của Malaysia trong việc thu hút, quản lý và sử dụng ODA. Những
vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án tại Malaysia cũng được giải quyết ngay
tại các bang, do ban công tác phát triển bang và hội đồng phát triển quận, huyện xử
lý, chứ không phải trình lên tận Chính phủ, hay các bộ chủ quản. Sự phân cấp này
trong quá trình thực hiện dự án sẽ giúp cho tiến độ dự án không bị ngưng trệ vì chờ
phê duyệt. Các đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với chủ dự án khi có bất cứ

26
sai sót nào xảy ra trong quá trình thanh tra. Phân chia quyền hạn và trách nhiệm rõ
ràng như vậy không những nâng cao hiệu quả của đồng vốn ODA, mà còn giúp
nâng cao trình độ quản lý của các cán bộ ở cấp địa phương.
Bên cạnh đó, còn những nguyên nhân khác dẫn tới thành công trong quản lý và
sử dụng ODA ở Malaysia. Đó là:
(i) Sự phối hợp giữa nhà tài trợ và nước nhận viện trợ trong trong hoạt động
kiểm tra, giám sát các dự án ODA, mà nội dung đánh giá tập trung chủ
yếu vào việc so sánh hiệu quả của dự án với kế hoạch, chính sách và
chiến lược, nâng cao công tác thực hiện và chú trọng vào kết quả.
(ii) Có sự tham gia của khu vực tư nhân vào thực thi dự án đặc biệt trong các
dự án kết cấu hạ tầng, năng lượng và công nghiệp.
(iii) Văn hóa chịu trách nhiệm của các cán bộ quản lý ở Malaysia được đánh
giá vô cùng cao.

1.7.4. Bài học rút ra từ kinh nghiệm thu hút và sử dung ODA của các nước
cho Việt Nam
Thứ nhất, chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quản chủ quản và chủ đầu tư
các dự án ODA phải thống nhất nhận thức: nguồn vốn ODA là một bộ phận của
ngân sách nhà nước, là một phần nguồn lực tài chính quốc gia, do đó không thể để
xảy ra tình trạng quản lý lỏng lẻo, lãng phí và không hiệu quả nguồn vốn này.
Thứ hai, cần tăng cường tính chủ động trong tiếp nhận ODA. Thực chất vốn
ODA là sự ưu đãi của đối tác nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế dành cho các
nước có nền kinh tế kém phát triển hơn, vì thế nước tiếp nhận viện trợ cũng có thể
mạnh dạn đề nghị sửa đổi, bổ sung các điều khoản không hợp lý và đi ngược lại lợi
ích của quốc gia.
Thứ ba, có cơ chế theo dõi, giám sát chặt chẽ các dự án ODA: Từ thực tiễn quản
lý ODA ở Malaysia, việc thu hút ODA không khó bằng việc quản lý và sử dụng
hiệu quả ODA. Nếu không có cơ chế quản lý và giám sát nghiêm ngặt đối với các

27
dự án ODA, thì sẽ dẫn đến tình trạng dự án chậm tiến độ, sử dụng nguồn vốn lãng
phí, tình trạng tham nhũng xuất hiện và chất lượng các dự án ODA không cao.
Công tác quản lý, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, liên tục qua hình
thức kiểm tra định kỳ, hoặc đột xuất nhằm kiểm tra việc chấp hành các quy định về
quản lý; phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém trong việc thực hiện các quy
định của pháp luật và điều ước quốc tế về ODA.
Đánh giá dự án có thể được tiến hành vào các thời điểm khác nhau của dự án
như đánh giá ban đầu được tiến hành ngay sau khi bắt đầu thực hiện dự án; đánh
giá giữa kỳ vào giữa thời gian thực hiện chương trình, dự án; đánh giá kết thúc tiến
hành ngay sau kết thúc dự án và đánh giá tác động tiến hành trong vòng 3-5 năm kể
từ ngày đưa dự án vào khai thác, sử dụng. Thêm vào đó, việc đánh giá dự án phải
được tiến hành bởi các chuyên gia độc lập được thuê tuyển, có đủ trình độ chuyên
môn và kinh nghiệm cần thiết.
Kiểm toán là một công việc quan trọng để tăng tính giải trình, tính công khai và
minh bạch của chủ đầu tư, ban quản lý dự án để xem xét việc sử dụng vốn ODA có
tuân thủ những quy định về mua sắm công, định mức chi phí quản lý dự án... hay
không.
Thứ tư, tăng cường công tác phân cấp trong quản lý ODA: Việt Nam nên học
tập kinh nghiệm của cả hai nước Malaysia về việc huy động sự tham gia của các tổ
chức phi chính phủ (xã hội dân sự) vào quá trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA
(cụ thể là thu hút sự tham gia của các viện nghiên cứu). Thêm vào đó, việc phân
cấp quản lý phải có sự phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
các cơ quan quản lý để mỗi cấp quản lý thấy được nghĩa vụ và quyền lợi, cũng như
dám chịu trách nhiệm trước những sai sót do mình gây ra.
Thứ năm, thận trọng tiếp nhận các nguồn vay ODA: Bài học kinh nghiệm của
Malaysia cho thấy, nước này chỉ vay ODA cho các dự án thật sự cần thiết, có mục
tiêu đã được xác định là ưu tiên và ngân sách trong nước không huy động được.

28
Mặt khác, cần tăng cường năng lực các cơ quan của Chính phủ trong việc quản lý
các nguồn ODA, từ khâu thu hút đến khâu sử dụng, tuyệt đối tránh tham nhũng,
lãng phí, bởi ODA cũng là một nguồn của ngân sách nhà nước.

29
Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2019

1. Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA

1.1. Xu hướng chung


Trong giai đoạn 10 năm từ 2010 – 2019 là một giai đoạn nhiều biến cố với nền
kinh tế toàn cầu. Nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới đã chịu những tổn thất nặng
nề do cuộc khủng hoảng để lại. Nguồn cung viện trợ phát triển chính thức của các
quốc gia thành viên tổ chúc OECD – DAC dành cho các quốc gia đang phát triển
cũng có phần bị chững lại, trong khi như cầu về nguồn vốn ODA vẫn là rất cao.
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA là một nguồn lực quan trọng đối với
nền kinh tế Việt Nam kể từ khi xuất hiện vào năm 1993, đóng góp phần lớn trong
việc hỗ trợ và thúc đẩy các nguồn lực phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã -
hội và xóa đói giảm nghèo. Tính từ thời điểm năm 2010 khi Việt Nam trở thành
quốc gia có thu nhập trung bình cho đến năm 2019, Việt Nam đã tiếp nhận trên 85
tỷ USD vốn ODA và vốn vay ưu đãi, lượng giải ngân đạt gần 65 tỷ USD.

Hình 1: Tổng số vốn ODA cam kết và giải ngân vào Việt Nam giai đoạn 2010-2019 (Đơn vị: tỷ USD)
(Nguồn: OECD)
30
Lượng ODA giải ngân ở Việt Nam có xu hướng tăng lên trong giai đoạn
2010 – 2014 và có dấu hiệu suy giảm trong giai đoạn 2015 – 2019. Thêm vào đó,
bắt đầu từ 01/7/2017, Việt Nam đã chính thức tốt nghiệp ODA theo tiêu chuẩn của
WB. Điều đó có nghĩa là Việt Nam không còn nhận được các khoản vay vốn ưu đãi
từ IDA của WB mà phải chịu các khoản vay kém ưu đãi, dần tiến tới vay theo điều
kiện thị trường. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng xếp Việt Nam vào nhóm
B, nhóm đối tượng vay hỗn hợp chứ không thuộc diện chỉ nhận được các khoản
vay ưu đãi. Tuy nhiên, Việt Nam đã đàm phán và xây dựng thành công cơ chế hỗ
trợ chuyển đổi tốt nghiệp ODA trong 3 năm nhằm củng cố và phát triển bền vững
nền kinh tế trong giai đoạn đầu tốt nghiệp.

Hình 2: Tốc độ tăng của nguồn vốn ODA ròng (%GNI) và ODA bình quân đầu người tại Việt Nam giai
đoạn 2011-2019
(Nguồn: World Bank)
Tỷ lệ ODA trên tổng thu nhập quốc dân (GNI) và tỷ lệ ODA bình quân đầu
người giảm liên tục kể từ năm 2013 (tốc độ tăng dưới 0%) và giảm mạnh nhất
trong 2 năm gần đây, 2018 – 2019, ở mức trên 30% so với năm trước. Năm 2012,
ODA bình quân đầu người đạt 45,8 USD và chiếm 2,75% tổng thu nhập quốc dân,

31
tuy nhiên đến năm 2019, con số này chỉ đạt mức 11,3 USD/người và chiếm 0,44%
GNI. Tuy chỉ chiếm phần nhỏ trong GNI nhưng nguồn vốn ODA vẫn giữ một vị trí
quan trọng đối với đầu tư phát triển bởi nhu cầu đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng
kinh tế, xã hội tại Việt Nam còn rất lớn.
Trung bình giai đoạn 2010-2019, vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã đóng góp
6,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, 34,09% vốn đầu tư từ NSNN và chiếm khoảng
2,4% GDP Việt Nam.
Việt Nam đang là nước tiếp nhận nguồn vốn ODA nhiều nhất trong khối các
nước ASEAN, với khoảng 35 - 40% tổng vốn ODA vào khu vực ASEAN (2010 -
2017), với tỷ trọng ODA/GDP ở mức cao, khoảng 4% GDP trong những năm đầu
của thập niên 1990, 3% GDP trong những năm 2000-2010 và khoảng 2% GDP năm
2011-2019, so với mức chưa đến 1% GDP ở các nước ASEAN khác.

Hình 3: Tỷ lệ vốn ODA (ròng) trên GDP của Việt Nam và một số quốc gia giai đoạn 1960-2018
(Đơn vị: %)

1.2. Phân loại nguồn vốn ODA vào Việt Nam


ODA vào Việt Nam chủ yếu dưới 2 hình thức: ODA không hoàn lại (ODA
viện trợ) và ODA vay. Trong đó, dòng vốn vay ODA chiếm tỷ trọng lớn, trên 70%.
Chính vì nguồn vốn vay ODA ngày càng chiếm tỷ trọng lớn so với ODA viện trợ

32
nên số tiền trả nợ vay ODA của Việt Nam ngày càng tăng qua các năm thể hiện
gánh nặng ODA đối với nền kinh tế càng ngày càng lớn. Bên cạnh 2 hình thức
ODA viện trợ và ODA vay thì còn có một hình thức ODA vào Việt Nam nữa là
ODA đầu tư vào tài sản (Equity Investment) tuy nhiên hình thức này chiếm tỷ trọng
rất nhỏ, chỉ chiếm dưới 0,5% cho cả giai đoạn 2010 – 2019.

Hình 4: Tỷ trọng ODA không hoàn lại và vốn vay ODA trong tổng số vốn ODA đã giải ngân tại Việt Nam
giai đoạn 2010 - 2019 (Nguồn: OECD)

1.3. Nhà tài trợ


Trong bối cảnh ảm đạm nền kinh tế thế giới hậu khủng khoảng , Việt Nam
cũng như nhiều quốc gia khác cũng không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực
của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mang lại. Tuy nhiên, Việt Nam trong giai
đoạn này đã có biện pháp những ứng phó vô cùng kịp thời, giúp cho nền kinh tế
nước nhà được củng cố vững chắc trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang đang
gặp nhiều khủng hoảng và suy thoái, từ đó mà được các quốc gia, khu vực trên thế
giới đánh giá cao. Hơn nữa, những cải cách trong chính sách, môi trường thể chế,
pháp lý của Việt Nam trong giai đoạn trên đã có sự cải thiện và phù hợp hơn với

33
thông lệ quốc tế, quan hệ hợp của Việt Nam giữa các quốc gia, khu vực trên thế
giới cũng ngày càng được mở rộng và nâng cao, đặc biệt trong xu hướng toàn cầu
hóa gia tăng.
Tính đến tháng 12 năm 2020, Việt Nam đã tiếp nhận nguồn vốn ODA từ 51
nhà tài trợ trên toàn thé giới, trong đó bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23
nhà tài trợ đa phương với các chương trình ODA thường xuyên.

Hình 5: Cơ cấu nguồn cung ODA của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019
(Nguồn: Tính toán dựa trên cơ sở dữ liệu từ OECD)

Dựa trên cơ cấu của nguồn cung, dòng vốn ODA vào Việt Nam chủ yếu đến
từ các quốc gia thuộc Ủy ban Hỗ trợ phát triển OECD – DAC và các tổ chức đa
phương. Trong giai đoạn từ 2010-2015, hơn 50% số vốn ODA vào Việt Nam đến
từ các nước DAC. Tuy nhiên, kể từ nă 2016 trở đi, tỷ trọng này đã có xu hướng
giảm so với nguồn ODA đến từ các tổ chức đa phương.
Tính đến năm 2019, ODA ròng của Việt Nam đến từ các tổ chức quốc tế
chiếm tỷ trọng khoảng 63%. Đối với nguồn tài trợ đa phương thì Hiệp hội Phát

34
triển quốc tế (IDA) chiếm tỷ trọng lớn nhất (đạt 678,3 triệu USD), tiếp đó là Ngân
hàng Phát triển Châu Á (ADB) với 271,4 triệu USD.
Đối với nguồn tài trợ song phương, Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất với số
vốn đạt 662,2 triệu USD trong năm 2019 (đứng thứ 2 trong danh sách 10 nhà tài trợ
lớn nhất, sau IDA), tiếp đến là Đức với 206,4 triệu USD (đứng thứ 5 trong danh
sách 10 nhà tài trợ lớn nhất, sau ADB). Vốn từ Hàn Quốc và Hoa Kỳ cũng là nguồn
tài trợ ODA quan trọng của Việt Nam khi đạt con số trên 100 triệu USD trong cùng
giai đoạn đang xét đến.

Hình 6: 10 nhà tài trợ ODA lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn 2018-2019 (Đơn vị: triệu USD)
(Nguồn: OECD)

1.4. Cơ cấu ODA các ngành


Cơ cấu ODA giành cho các ngành, các lĩnh vực luôn có sự thay đổi qua từng
giai đoạn khác nhau. Trong gia đoạn trước từ năm 2006-2010, ODA được tập trung
chủ yếu cho các linh vực Giáo dục, Y tế thì sang tới giai đoạn 2011-2017, các hoạt
động phát triển, nâng cấp Hệ thống hạ tầng kinh tế và Năng lượng lại là những lĩnh
vực trọng tâm của nguồn vốn hỗ trợ khi mà lĩnh vực dịch vụ và cơ sở hạ tầng kinh
tế chiếm tỷ trọng cao tới 47,6%. Sang tới giai đoạn 2018-2019, sự phân bổ nguồn

35
vốn ODA đã có sự thay đổi rõ rệt khi lĩnh vực về Các dịch vụ và hạ tầng kinh tế đã
giảm đi đáng kể chỉ còn chiếm 11% tỷ trọng nguồn vốn ODA. Các dịch vụ và cơ sở
hạ tầng xã hội là nhóm ngành thu hút được nguồn tài trợ lớn nhất (chiếm 22%), tiếp
đó là nhóm Đa ngành, đa lĩnh vực và Giáo dục với tỷ trọng đạt 20%.
Ngoài ra, ODA đã hỗ trợ phát triển một số ngành trọng yếu khác của Việt Nam
như Giao thông – vận tải và kho bãi, Năng lượng, Môi trường,… với lượng vốn
vay ODA tăng theo thời gian. Riêng đối với lĩnh vực Giáo dục, nguồn ODA viện
trợ chiếm gần một nửa. ODA viện trợ cũng đóng góp hơn 30% vào lĩnh vực Môi
trường.

Hình 7: Phân bổ nguồn vốn ODA theo lĩnh vực giai đoạn 2018 - 2019 (Nguồn: OECD)
Có thể thấy sự thay đổi các lĩnh vực trọng tâm được nguồn vốn ODA hỗ trợ
được thay đổi từ hỗ trợ các nguồn lực cho tăng trường và phát triển kinh tế qua
những yếu giúp củng cố các yếu tố xã hội - môi trường, cải thiện đời sống an sinh
xã hội, chất lượng môi trường, từ đó nâng cao chất lượng sống của người dân, đưa
Việt Nam vững bước trong quá trình phát triển bền vững.

36
1.5. Tình hình giải ngân nguồn vốn ODA
Việt Nam nhận thức được rằng bên cạnh nhận được tài trợ vốn ODA từ nhiều
quốc gia, đất nước ta còn cần phải cụ thể hóa nguồn vốn kể trên thành các công
trình, các sản paharm kinh tế, xã hội để đóng góp vào quá trình phát triển đất nước
và phục vụ đời sống cho nhân dân.
Giải ngân nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi năm 2014 đạt khoảng 5,6 tỷ
USD, trong đó ODA vốn vay đạt 5,25 tỷ USD và ODA viện trợ không haofn lại đạt
350 triệu USD, cao hơn 9% so với năm 2013.
Trong tổng số vốn giải ngân năm 2014, có khoảng 2,45 tỷ USD thuộc nguồn
vốn xây dựng cơ bản, khoảng 2,1 tỷ USD thuộc nguồn vốn cho vay lại, khoảng 318
triệu USD thuộc nguồn vốn hành chính sự nghiệp và khoảng 730 triệu USD từ các
khoản hỗ trợ ngân sách.
Theo đánh giá chung, sau những biện pháp đôn đóc kiên quyết, thuong xuyên
của Ban chỉ đạo, giải ngân năm 2014 có những cải thiện đáng kể. Các nhà tài trợ
quy mô lớn vẫn tiếp tục được duy trì giải ngân cao như Nhật Bản (JICA): 1,773 tỷ
USD; WB: 1,386 tỷ USD, ADB: 1,058 tỷ USD. Một só những dự án nổi bật với
quy mô đầu tư lớn đã đóng góp vào mức giải ngân này như Dự án xây dựng Nhà ga
hành khách T2-Cảng hàng không Nội Bài, Dự án cơ sở hạ tầng giao thông ĐBSCL,
Dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Đồng bằng sông Hồng P4R,
Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ô Môn số 2 và lưới điện truyền tải khu
vực Đồng bằng sông Cứu Long. Ngoài ra, mức giải ngân của năm 2014 cao nhờ
các khoản giải ngân nhanh, hỗ trợ ngân sách như chương trình EMCC 2, Chương
trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu…

37
Hình 8: Cam kết, Ký kết và giai ngân vốn ODA giai đoạn 2010-2010
(Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư)
Trong giai đoạn tiếp theo, tính riêng trong giai đoạn 2016 - 2029, theo kế
hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2016 - 2020, vốn vay ODA và vay ưu đãi nước
ngoài được điều chỉnh theo Nghị quyết của Quốc hội là 360.000 tỷ đồng. Đến hết
năm 2019, tổng số đã giao trong dự toán NSNN của giai đoạn 2016 - 2019 là
244.300 tỷ đồng, bằng 67,9% kế hoạch điều chỉnh của cả giai đoạn. Số đã giải
ngân, lũy kế từ năm 2016 - 2019 là 133.042 tỷ đồng, bằng 54,5% kế hoạch của cả
giai đoạn 2016 - 2019, tương dương 36,96% kế hoạch trung hạn điều chỉnh giai
đoạn 2016 - 2019. Nếu so với kế hoạch ban đầu (300.000 tỷ đồng), tỷ lệ giải ngân
mới đạt 46%. Tỷ lệ giải ngân đối với các khoản vay từ nhóm 6 ngân hàng phát triển
đã giảm từ 23,1% trong năm 2014 xuống còn 11,2% trong năm 2018, thấp hơn
nhiều so với mức trung bình toàn cầu của nhóm 6 ngân hàng này. Trong đó, tỷ lệ
giải ngân toàn cầu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới
(WB) năm 2018 lần lượt là 21% và 20,2%. Tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA
chậm không chỉ làm phát sinh chi phí, ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án, mà có
thể dẫn tới tranh chấp hợp đồng với nhà thầu, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam
cũng như quyết định đầu tư của các nhà tài trợ.

38
Hình 9: Giải ngân nguồn vốn ODA giai đoạn 2016 – 2018 (Đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)
Tại cuộc họp báo thường kỳ quý II/2019 do Bộ KH&ĐT tổ chức, Vụ trưởng
Vụ Kinh tế đối ngoại Lưu Quang Khánh giải thích, phân bổ chậm là do một số bộ,
ngành, địa phương thiếu vốn đối ứng. Bên cạnh đó, một số dự án có nhu cầu vốn
lớn nhưng vẫn đang trong giai đoạn làm thủ tục đầu tư, do mức độ sẵn sàng của dự
án thấp… Ngoài ra còn do chậm hoàn thiện thủ tục đấu thầu (52% số dự án gặp
vướng mắc này), đặc biệt còn do vấn đề “thâm căn cố đế” của các dự án đầu tư là
giải phóng mặt bằng gặp khó và kéo dài (43% dự án gặp vướng mắc này).

2. Tác động của ODA tới Việt Nam

2.1. Tác động tích cực


Thứ nhất, Oda là nguồn vốn có đóng góp quan trọng cho cân đối tài chính của
quốc gia. Mặc dù chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong phát triển của Việt Nam song
nguồn vốn đã giúp cho Việt Nam đảm bảo được sự cân đối trong các chính sách vĩ
mô và bổ sung nguồn vốn vào đầu tư. Trong bối cảnh mà ngân sách của nhà nước
còn hạn hẹn thì vốn ODA trở thành một nguồn lực quan trong đối với nước ta trong

39
việc củng cố vốn đầu tư cho phát triển đất nước, phá triển nhiều lĩnh vực khác
trong nước.
Thứ hai, ODA đã góp phần quan trọng torngvieejc phát triển hệ thống chính
sách và luật pháp, xây dựng thể chế phục vụ công cuộc đổi mới và cải cách của
Việt Nam tỏng quá trình chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng.
Nguồn vốn trong giai đoạn 2010-2019 đã có nhiều đóng góp trong quá trình
cải cách cái, thay đổi các chính sách của nước nhà. Các chính sách chủ yếu hướng
tới việc phát triển nền kinh tế tiền tệ của nước nhà, mở ra nhiều cơ hội cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh, hỗ
trợ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng lại các bộ luật, quy tắc, văn
bản quy định về nhiều lĩnh vực khác nhau như đấu thầu, quản lý đất đai, quản lý nợ
công…Một số những dự án tiêu biểu trong giai đoạn phải kể đến như: Chương
trình Cải cách quản lý Thuế và Chính sách Thuế Việt Nam năm 2014 do IMF tài
trợ với tổng giá trị hơn 1,1 triệu USD; JICA hợp tác kỹ thuật thực hiện với Hải
quan điện tử tài trợ không hoàn lại 119 tỷ USD trong 4 năm từ 2012-2015.
Thứ ba, ODA hỗ trợ cho nhiều ngành và lĩnh vực phục vụ cho phát triển của
Việt Nam trên nhiều mặt như phát triển nông thông kết hợp xóa đói giảm nghèo,
năng lượng và công nghiệp, giao thông vận tải – bưu chính viễn thông và cấp thoát
nước đô thị, y tế, giáo dục đài tạo, môi trường…
Thứ tư, nguồn vốn ODA là nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương phát triển.
Các chương trình và dự án ODA đã hỗ trợ phát nhiều cơ sở hạ tầng thiết yếu cho
các tỉnh địa phương trên các lĩnh vực như giao thông, cấp thoát nước và vệ sinh
môi trường đô thị, trường học, bệnh viên, phát triển noog thông, xóa đói giảm
nghèo, tăng cường năng lực quản lý cho chính quyền của các địa phương. Trong
điều kiện ngân sách hạn hẹp, nguồn vốn ODA đã thực sự là nguồn bổ sung vốn
quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển của địa phương.

40
Khi nguồn vốn ODA được đỉ vào các tỉnh nghèo, gặp nhiều khó khăn trong
kinh tế, thường phải gánh chịu hậu quả của thiên tai đã được cải thiện đáng kể nhờ
có việc tăng cường công tác điều phối của Chính phủ cũng như nỗ lực của nhiều
bên liên quan.
Thứ năm, nguồn vốn ODA góp phần phát triển và tăng cường năng lực con
người. Thông qua các chương trình và dự án ODA, nhất là các dự án hỗ trợ kỹ
thuật, đội ngũ cán bộ, công chức, các ban ngành trên nhiều lĩnh vực được hỗ trợ
tỏng việc đào tạo và nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ sao cho phù hợp với
những yêu cầu cảu thời kỳ chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường. Thông qua tiếp
nhận nguồn vốn ODA, Việt Nam đã hình tahfnh đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và
hiểu biết về kinh tế đối ngoại, về casc thông lệ quốc tế tại các cơ quan quản lý của
nhà nước cũng như tại các địa phương, từ đó đóng góp quan trọng trong việc vạch
ra các chiến lược trong thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA.
Thứ sáu, nguồn vốn ODA góp phần phát triển thương mại và đầu tư, tăng
cường năng lực cạnh tranh quốc gia. Thông qua những hình thức hỗ trợ của nguồn
vốn ODA, nhiều nguồn lực phục vụ cho phát triển nền kinh tế Việt Nam trong giai
đoạn đã có nhiều thay đổi đáng kể, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, nguồn lao động có
trình độ và tay nghề cao, nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật mới được áp dụng…từ
đó gia tăng hiệu quả trong các hoạt động kinh tế của nước nhà. Ngoài ra, hỗ trợ
ODA cũng giúp cho Việt Nam thu hút thêm được ngày càng nhiều nguồn vốn đầu
tư đến từ nước ngoài thông qua cả hai hình thức trực tiếp và gián tiếp, đây là một
nguồn quan trọng đối với Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh mà trợ cấp ODA vào
Việt Nam đang có xu hướng giảm.

2.2. Tác động tiêu cực


Một là, ODA thực chất là các khoản nợ của nước nhà. Xét trong giai đoạn
2010-2019, nguồn vốn vay ODA của Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn tới hơn 70%.
Lãi suất của các khoản vay rơi vào khoảng 0,2% – 2%/năm. Như vậy nghĩa vụ trả

41
nợ của Việt Nam chúng ta là vô cùng lớn và gánh nặng nợ này ngày càng tăng cao
theo từng năm.
S Nhà tài trợ Lãi suất Thời Ân hạn Phí dịch vụ
T (%) gian trả (năm) (%)
T Điều kiện rằng buộc nợ
(năm)
1 WB
Các khoản Biên độ cố định: 0,45%-1,5%. 0-35 0-19,5 Phí cam kết: 0,25%/năm
vay linh Biên độ thả nổi: 0,5%-1% (tính trên số tiền chưa giải
hoạt (Tùy vào từng đồng tiền cho ngân)
vay) Phí thu xếp khoản vay:
0,25% giá trị khoản vay
Các khoản Biên độ cố định: 0,45%-1,5%. 8 3-5
vay giài Biên độ thả nổi: 0,5%-1%
ngân nhanh (Tùy vào từng đồng tiền cho
vay)
2 ADB
Nguồn vốn Cố định: tại thời điểm giải ngân 0-32 0-8 Phí cam kết: 0,15% tiền
thông hoặc bất cứ khi nào sau giải chưa giải ngân/năm.
thường- ngân. Phí theo kỳ hạn: (i)0% với
cho vay dự Thả nổi: Kỳ hạn 6 tháng+0,5% kỳ hạn 0-13 năm, (ii)0,1%
án chênh lệch hợp đồng-phí huy với 13-16 năm,
động vốn (iii)0,2%:16-19 năm

Nguồn vốn Cố định: tại thời điểm giải ngân 0-15 3 Phí cam kết: 0,15% tiền
thông hoặc bất cứ khi nào sau giải chưa giải ngân/năm.
thường- ngân.
cho vay Thả nổi: Kỳ hạn 6 tháng+0,5%
chương chênh lệch hợp đồng-phí huy
trình động vốn
Hỗ trợ khẩn Cố định: tại thời điểm giải ngân 0-32 0-8 Phí cam kết: 0,15% tiền
cấp hoặc bất cứ khi nào sau giải chưa giải ngân/ năm.
ngân. Phí theo kỳ hạn: (i)0% với
Thả nổi: Kỳ hạn 6 tháng+0,5% kỳ hạn 0-13 năm, (ii)0,1%

42
chênh lệch hợp đồng-phí huy với 13-16 năm,
động vốn (iii)0,2%:16-19 năm
Cho vay hỗ Cố định: tại thời điểm giải ngân 5-8 0-3 Phí cam kết: 0,75% tiền
trợ khủng hoặc bất cứ khi nào sau giải chưa giải ngân/năm.
hoảng theo ngân.
chu kỳ Thả nổi: Kỳ hạn 6 tháng+0,5%
chênh lệch hợp đồng-phí huy
động vốn
Cho vay Thả nổi: Kỳ hạn 6 tháng+0,5% 15 3 không
nâng cao chênh lệch hợp đồng-phí huy
tính sẵn động vốn
sàng của dự
án
Cho vay tài Thả nổi: Kỳ hạn 6 tháng+0,5% 5 Không Phí quản lý: 0,15% trên hạn
trợ các chênh lệch hợp đồng-phí huy áp dụng mức khoản vay
khoản chỉ động vốn
tiêu nhỏ
3 JICA
Thả nổi: JPY LIBOR+105bp 40 12
Cố định:1,15%/năm 30 10 Phía thu xếp khoản vay:0,2
Khoản vay Thả nổi: JPY LIBOR+85bp trị giá khoản vay.
thông Cố định:1%/năm 25 7 Giải ngân đúng thời hạn
thường Thả nổi: JPY LIBOR+75bp được hoàn lại 0,1%
Cố định:0,8%/năm 20 6
Thả nổi: JPY LIBOR+65bp
Cố định:0,6%/năm 15 5
Thả nổi: JPY LIBOR+55bp
Thả nổi: JPY LIBOR+85bp 40 12
Cố định:0,95%/năm 30 10
Thả nổi: JPY LIBOR+65bp
Khoản vay Cố định:0,8%/năm 25 7
theo điều Thả nổi: JPY LIBOR+55bp
kiện ưu đãi Cố định:0,6%/năm 20 6
Thả nổi: JPY LIBOR+45bp

43
Cố định:0,4%/năm 15 5
Thả nổi: JPY LIBOR+35bp
Khoản vay Cố định:0,1%/năm 40 12
STEP
4 KEXIM
0,2% năm 30 10
Khoản vay Đấu thầu mua sắm bị rằng buộc
thông 2%/năm 25 7
thường Đấu thầu không bị rằng buộc
Khoản vay 0,15%/năm 40 10
theo điều Đấu thầu mua sắm bị rằng buộc
kiện ưu đãi 1,5%/năm 30 10
Đấu thầu không bị rằng buộc
5 Đức 0,25%-2,5% 0-38 0-10 Phí cam kết: 0.25%/năm
Giới hạn một số lĩnh vực ưu tiên
của Chính phủ Đức
Lích trả nợ chia đều theo số vốn
cam kết.
6 Bỉ 0 10-13 1-3
7 Áo 0,75-3 15-18 3-5
8 Đan Mạch 0 10-15 Thời
gian xây
lắp
9 Hungary 0 15 3-5
Bảng 1: Điều kiện vay vốn của một số nhà tài trợ lớn của Việt Nam
(Nguồn: Bộ tài chính)
Hai là, tiếp nhận nguồn vốn ODA đi kèm với nhiều điều kiện rằng buộc. Việc
chấp nhận các nguồn vốn song phương đến từ các quốc gia trên thế giới có thể đem
đến nhiều rủi ro cho Việt Nam, không chỉ có lãi suất cao, các điều kiện liên quan
đến rằng buộc trong đấu thầu, tư vấn thiết kế, kỹ thuật thi công, nguồn mua máy
móc và nguyên vật liệu cũng sẽ có những ảnh hưởng sao cho có lợi cho bên quốc
gia tài trợ. Điều này có nghĩa chúng ta phải chịu cảnh mua nguyên nhiên vật liệu
với gia đắt đỏ, các công trình trong nước chịu nhiều ảnh hưởng của phía nhà tài trợ,
44
từ đó có thể cản trở kế hoạch phát triển của nước nhà trong quá trình xây dựng và
phát triển đất nước.

2.3. Đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Việt
Nam

2.3.1. Những thành công đã đạt được


Khung thể chế về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA đã được cải thiện trên
nhiều mặt. Cụ thể trong giai đoạn 2010-2019, Nhà nước đã ban hành hai nghị định
về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA lần lượt và các năm 2013, 2016, 2018 và
mới nhất là vào năm 2020, qua đó bổ sung, thay thế nhiều những nội dung trong
nghi định liên quan đến phạm vi điều chỉnh, lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA và
nguồn vốn vay ưu đãi, đưa ra nhiều cơ chế tạo điều kiện cho khu vực tư nhân có cơ
hội được tiếp nhận với nguồn vốn hỗ trợ, cải tiến quy trình xây dựng và phê duyệt
và phê duyệt danh mục tài trợ, phân cấp và tinh giản quy trình, thủ tục; đồng bộ hóa
với các văn bản pháp lý quy trong nước và hài hòa với quy trình, thủ tục với các
nhà tài trợ, đa dạng hóa phương thức viện trợ và các hình thức quản lý dự án; tăng
cường công tác lập kế hoạch, giám sát, đánh giá, nâng cao tính minh bạch và trách
nhiệm.
Nhờ có sự giúp sức của nguồn vốn ODA, rất nhiều dự án đã được thực hiện
và đưa vào sử dụng, qua đó nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, phục vụ cho đời
sống nhân dân và củng cố cho quá trình phát triển kinh tế của nước nhà. Trong đó
tiêu biểu như: Nhà ga T2- Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (2015), Cầu Nhật Tân
(2015), Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình (2019), Dự án tăng cường năng lực thực
hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu- Hợp phần Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn (2014), Chương trình chuyển đổi nông nghiệp bền vững (2015)…
Vai trò của Tổ công tác ODA đã được nâng cao trong việc xử lý kịp thời các
vấn đề phát sinh trong quá trình chuận bị và thực hiện các chương trình, dự án
ODA.

45
Các nhà tài trợ đã có sự liên kết chặt chẽ hơn với nhà nước trong quá trình
thực hiện dự án, chương trình ODA, đưa ra nhiều đề xuất nhằm hài hóa quy trình
và nâng cao hiệu quả của nguồn viện trợ.

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại


Thứ nhất, nhiều dự án còn chậm trễ trong thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu
tư, thẩm định, phê duyệt, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng xây lắp, công tác đền
bù và giải phóng mặt bằng... do vậy thời gian hoàn thành các dự án thường kéo dài
hơn so với hiệp định được ký kết, phải xin gia hạn làm tăng chi phí vay, giảm hiệu
quả đầu tư. Thời gian để chuẩn bị cho việc thực hiện dự án đầu tư bằng nguồn vốn
ODA thường kéo dài từ 2-3 năm dẫn đến việc dự án phải có sự điều chỉnh và chịu
nhiều tác động về giá cả, chi phí làm cho mức đầu tư tăng lên so với dự định ban
đầu. Trong điều kiện nguồn vốn ODA có đã ký kết không thay đổi sẽ gây ra sức ép
đối với tiến độ thi công của dự án, có thể gây ra những ảnh hưởng về chất lượng dự
án cũng như nguồn nhân lực
Thứ hai, năng lực của một số ban quản lý dự án còn yếu kém, hoạt động
thiếu chuyên nghiệp, công tác đào tạo cán bộ quản lý dự án ODA chưa được chuẩn
hóa; việc lập kế hoạch giải ngân vốn của các chủ đầu tư nhiều lúc chưa phù hợp với
tiến độ thực hiện dự án.
Thứ ba, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình đầu tư từ nguồn vồn
ODA chưa đầy đủ, đặc biệt là công tác theo dõi, thống kê, đánh giá hiệu quả của
công trình sau đầu tư.
Thứ tư, kết quả quản lý thường được đánh giá chỉ bằng công trình (mức độ
hoàn thành, tiến độ thực hiện) mà chưa xem xét toàn diện đến hiệu quả sau đầu tư
một khi công trình được đưa vào vận hành, khai thác.
Thứ năm, sự khác biệt về quy trình, thủ tục giữa Việt Nam và nhà tài trợ, đặc
biệt là trong hoạt động đối thầu, lựa chọn nhà cung ứng nguồn cung, chính sách về

46
an sinh xã hội… là một trong những rào cản khiến cho tiến độ thực hiện dự án bị
chậm lại.
Thứ sáu, năng lực tổ chức và quản lý ODA ở các cấp địa phương còn nhiều
hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý dự án còn chưa đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng
và thiếu đi tính linh hoạt, chuyên nghiệp trong quá trình xử lý các vấn đề xung
quanh việc thực hiện dự án khiến cho quá trình gặp nhiều khó khăn trong khâu
hoàn thiện.
Thứ bảy, một số dự án còn thiếu đi sự minh bạch. Việc sử dụng vốn ODA
mập mờ có thể khiến cho nhiều hành vi xấu như tham nhũng, tham ô, hối lộ…ảnh
hưởng đến uy tín của Việt Nam trong mắt của các quốc gia tài trợ.

2.3.3. Nguyên nhân gây ra những hạn chế


Hệ thống các văn bản quy phạm của Việt Nam trong thu hút và sử dụng
nguồn vốn ODA tuy đã có nhiều cải thiện tuy nhiên vẫn còn thiếu sự đồng bộ, chưa
nhất quá trong nhiều điểm, chưa thực sự phù hợp với các thông lệ quốc tế làm phát
sinh nhiều vướng mắc và khó khăn cho chúng ta trong quá trình thực hiện các
chương trình, dự án ODA.
Tính làm chủ của các cơ quan chủ quản, chủ chương trình, dự án ODA chưa
được phát huy đầy đủ trong quá trình chuẩn bị, thực hiện chưng trình, dự án mà chủ
yếu dựa nhiều vào các nhà tài trợ.
Quy trình và thủ tục quản lý về ODA còn chưa hài hào. Tồn tại hiện tượng
chậm xử lý, giải ngân nguồn vốn ảnh hưởng đến tình hình thực hiện các chương
trình và dự án ODA.
Hiệu lực của công tác điều phối viện trwoj của các cơ quan quản lý nhà nước
cìn nhiều hạn chế và khuyết điểm. Trong nhiều trường hợp thiếu đị sự phối hợp với
các nhà tài trợ, các nhà tài trợ và các bộ, ngành, địa phương tỏng việc lựa chọn và
xây dựng các chương trình, dự án ODA; chưa quản lý tốt việc thực hiện nghiệm
túc các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA.

47
Các điều kiện và nguồn lực của nước nhà vẫn chưa được chuẩn bị đầy đủ,
kịp thời để chuẩn bị, thực hiện và đảm bảo tính bền vững ủa chưởng trình, dự án
ODA sau khi kết thúc (vốn chuẩn bị dự án, vốn bảo trì, vốn tu dưỡng chương trình,
đôi ngũ cán bộ có năng lực…). Chưa huy động rộng rãi các tổ chức xã hội, các nhà
chuyên môn, người thụ hưởng hay bị ảnh hưởng từ dự án tham gia vào quá trình
thực hiện, theo dõi đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất cua các chương
trình, dự án ODA.
Công tác theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình và dự án
ODA, chế độ báo cáo từ cơ sở và phản hồi thông tin của các cơ quan quả lý nhà
nước về nguồn vốn ODA chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật
hiện hành.

48
Chương 3: GIẢI PHÁP CHO NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM

1. Những giải pháp về thể chế

1.1. Nâng cao nhận thức và hiểu biết về bản chất của nguồn vốn ODA
Vốn ODA chủ yếu là vốn tín dụng, hoàn toàn không phải là viện trợ không hoàn
lại như nhiều người vẫn đang lầm tưởng. Đặc biệt là sau khi trở thành một quốc gia
có thu nhập trung bình thì những ưu đãi của nguồn vốn trên cũng giảm đi, điều kiện
vay và trả nợ cũng khó khăn hơn nhiều so với giai đoạn trước. Mặt khác những
điều kiện bên nhà tài trợ ODA hầu như không được đề cập đến, nguyên nhân là do
vấn đề hạn chế trong nhận thức về ODA còn có nhiều tế nhị trong quan hệ quốc tế.
Tuy rằng ODA được coi là một nguồn lực bổ sung quan trọng tuy nhiên nó
không thể thay thế được nguồn lực chính đến từ các hoạt động kinh tế trong nước
với mọi cấp độ thụ hưởng.

1.2. Công tác vận động tài trợ ODA phải theo đúng chiến lược thu hút
và sử dụng ODA
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 56/ NĐ-CP Về Quản lý và sử
dụng Vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và Vốn vay ưu đãi của Nhà tài trợ
nước ngoài được Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 25/5/2020 quy định như sau:
“Điều 5. Ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
1. Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng để thực hiện chương trình,
dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; tăng cường năng lực; hỗ trợ
xây dựng chính sách, thể chế và cải cách; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro
thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; an sinh xã hội; chuẩn bị các dự án
đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng
thành tố ưu đãi của khoản vay.
2. Vốn vay ODA được ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong
lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu,

49
bảo vệ môi trường, hạ tầng kinh tế thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn
trực tiếp.”
Xu hướng tiếp nhận ODA cho các mục tiêu mới trong tương lai cũng giống
như với xu hướng cung cấp ODA trên toàn thế giới, tập trung vào phát triển kinh tế
bền vững, hướng tới các giá trị về đạo đức, chất lượng sống của con người, xã hội
và môi trường bên cạnh nhưng mục tiêu về phát triển kinh tế khác trong nước.
Vận động nguồn vốn ODA phải được căn cứ vào chiến lược kinh tế- xã hội,
chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của các quốc gia, chương trình đầu tư công
cộng, quy hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội…làm cơ sở để tạo lập kế hoạch thu hút sao cho phù hợp, đúng trọng tâm theo
từng thời kỳ, tránh việc tiếp nhận ồ ạt các nguồn ODA không cần thiết, gây ra gánh
năng nợ cho nước nhà.
Chủ động từ chối các dự án ODA không phù hợp với chiến lược phát triển
hoặc có những điều kiện rằng buộc ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế xã hội của
nước nhà.
Đây là một hành động phức tạp và đòi hỏi cần phải năm vững các chính
sách; khôn khéo trong khả năng ngoại giao với các quốc gia, các khu vực, tổ chức;
hiểu rõ về đường lối của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới. Trong nước, các
bộ, ngành, địa phương có thể tiến hành các hội thảo liên quan tới ODA trong các
lĩnh vực khác nhau quá đó là rõ về đường lối, thế mạnh mà Việt Nam đang có qua
đó vạch ra các chiến lược mới, phù hợp hơn. Cư các đoàn chuyên gia hoặc liên
ngành đi trao đổi, tiếp xúc trực tiếp với các đối tác về nhu cầu à khản năng hấp thụ
nguồn ODA trong tương lai, duy trì mối quan hệ giữa các nhà tài trợ.

1.3. Hoàn thiện các khuôn khổ điều phối vốn ODA
Các thủ tục hành chính cần phải có những thay đổi do quy trình quá phức tạp
làm kéo dài thời gian thực hiện của các dự án. Một hệ thống minh bạch và có hiệu

50
quả nhằm xác định trình tự ưu tiên các dự án và phân bố nguồn vốn ODA giữa các
ngành và các vùng có thể được tạo ra khi thực hiện dự án đầu tư.
Tiếp tục hài hòa các quy trình, thủ tục giưa Việt Nam và các nhà tài trợ tỏng đó
bao gồm việc rút ngăn thời gian khởi động và chuẩn bị thực hiện dự án ngay sau
khi được xét duyệt, đơn giản hóa các thủ tục bổ sung và sửa dổi các điều ước quốc
tế về ODA và vốn vay ưu đãi trong quá trình thực hiện các dự án ODA.

1.4. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá các dự án ODA
Kiểm tra và đánh giá các dự án ODA là một công đoạn vô cung quan trọng khi
sẽ làm nâng cao chất lượng thực hiện của các chương trình, dự án ODA đồng thời
còn làm giảm đi những hành vi xấu trong quá trình trên như tham ô, tham nhũng…
từ đó gây dựng lòng tin cho các nhà tài trợ ODA.
Chính vì vậy mà Chính phủ và các cơ quan ban ngành có liên quan cần phải
dành nhiều sự quan tâm cho các hoạt động kiểm tra đánh giá, chủ động kết hợp với
các đối tác, nhờ sự trợ giúp của các bên tư vấn thứ ba để qua đó nâng cao chất
lượng kiểm tra, đánh giá, dễ dàng hơn trong việc phát hiện ra các sai phạm trong
quá trình thực hiện các chương trình và dự án ODA.
Trong quá trình thực hiện dự án ODA cần phải tăng cưởng việc thực hiện quản
lý tài chính, thực hiện tốt chết độ kế toán, kiểm toán, hệ thống hóa các văn bản
pháp lý, tỏ chức đào tạo và tập huấn…để nâng cao hiệu quả thực hiện. Sau khi
hoàn thành dự án các đơn vị cần phải nghiêm túc và thường xuyên báo cáo vốn đầu
tư thực hiện và quyết toán vốn đầu tư một cách kỹ lưỡng và chính xác.

1.5. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý


Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của cá cơ quan đầu mới ở các cấp theo hướng phát
huy vai trò làm chủ và nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương
trong việc quản lý và sử dụng vốn ODA cùng vốn vay ưu đãi sao cho có hiệu quả.

51
2. Nhóm giải pháp đẩy mạnh thực hiện vốn ODA

2.1. Đẩy mạnh công tác đào tạo, rèn luyện, bố trí đội ngũ cán bộ trong
hoạt động quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA
Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm và khả năng xử lý trong việc tiếp nhận và sử
dụng nguồn vốn ODA gây ra những ảnh hưởng xấu tới quá trình thực hiện dự án và
chưởng trình ODA, từ đó ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam trong mắt các nhà
tài trợ ODA. Chính vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ của
đội ngũ cán bộ trong việc thực hiện và quản lý các dự án, chương tình ODA là vô
cùng quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng trong quá trình thực
hiện các chưong trình và dự án ODA. Để làm được như vậy, Việt Nam cần xây
dưng một chương trình đào tạo chuẩn khung với mục tiêu thay đổi nhận thức, nâng
cao chất lượng của đội ngũ cán bộ với những yêu cầu cần phải có, cụ thể:
(i) Có đầy đủ kiến thức về ODA, về các nhà tài trợ và chính sách của họ.
(ii) Thông thạo nghiệp vụ, quy trình và thủ tục của các nhà tài trợ.
(iii) Có khả năng phân tích và tổng hợp các vấn đề của mỗi chu trình dự án.
(iv) Năm vững hệ thống pháp luật trong và ngoài nước có liên quan tới ODA.
(v) Nâng cao trình độ ngoại ngữ và khả năng đàm phán, ngoại giao với các
đối tác trong nhiều trường hợp.

2.2. Đẩy mạnh tốc độ giải ngân


Giải ngân nguồn vốn ODA được coi là thước đo năng lực tiếp nhận và sử dụng
viện trợ phát triển chính thức, do vậy rất được các nhà tài trợ quan tâm. Vì vậy đẩy
nhanh tốc độ giải ngân là một nhiệm vụ quan trọng đối với Việt Nam. Trong đó ba
gồm:
• Xác định lãi suất, thời gian ân hạn, trả nợ, thời gian cho vay lại với các dự án
có vốn ODA một cách thích hợp.
• Loại bỏ những vướng mắc trong thủ tục hành chính đối với vấn đề giải ngân.
• Lành mạnh hóa các hoạt động đấu thầu triên khai dự án ODA.

52
• Nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng và hoàn trả vốn ODA.
• Phát huy nguồn nội lực cao độ để kết hợp và khai thác có hiệu quả nguồn
vốn ODA.

2.3. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án ODA


Việc thực hiện, quản lý, giám sát, đánh giá các dự án và chương trình ODA gặp
nhiều khó khăn là do năng lực của các cấp, các ban ngành từ trung ương đến địa
phương còn thấp và đang trong quá trình cải thiện. Từ đó Việt Nam cần xây dựng
kế hoạch hợp lý cho việc phân cấp ODA để dễ dàng hơn trong quá trình quản lý
giám sát. Khi số lượng các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA ngày càng tăng thì
công tác cải thiện việc thực hiện các dự án ODA trong các lĩnh vực như giải phóng
mặt bằng, tái định cư, mua sắm thiết bị, đấu thầu cũng như hoạt động của các nhà
thầu cần phải được quan tâm nhiều hơn, cần phải tăng cường kết hợp hài hòa, linh
hoạt giữa các quy định, pháp luật nước nhà với các thông lệ quốc tế.

2.4. Tăng cường quan hệ đối tác và nâng cao hiệu quả viện trợ
Nâng cao chất lượng đối thoại giauwx Chính phủ và các nhà tài trợ thông qua
việc đổi mới chương trình nghị sự và nội dung của các diễn đàn đối thoại chính
sách phát triển ở cấp quốc gia và cấp ngành, gắn hiệu quả viện trợ với hiệu quả
phát triển.

53
KẾT LUẬN
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một nguồn ngoại lực quan trọng
kể từ khi xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1993, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế -
xã hội và xóa đói giảm nghèo. Lượng ODA giải ngân ở Việt Nam có xu hướng tăng
lên trong giai đoạn 2010 – 2014 và có dấu hiệu suy giảm trong giai đoạn 2015 –
2019. Cùng với đó, Tỷ lệ ODA trên tổng thu nhập quốc dân (GNI) và tỷ lệ ODA
bình quân đầu người giảm liên tục kể từ năm 2013. Tuy chỉ chiếm phần nhỏ trong
GNI nhưng nguồn vốn ODA vẫn giữ một vị trí quan trọng đối với đầu tư phát triển
bởi nhu cầu đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội tại Việt Nam còn rất lớn.
ODA vào Việt Nam chủ yếu dưới 2 hình thức: ODA không hoàn lại (ODA viện
trợ) và ODA vay. Trong đó, dòng vốn vay ODA chiếm tỷ trọng lớn, trên 70%.
Trước năm 2016, phần lớn ODA đến từ các nước DAC, tuy nhiên tỷ trọng này có
xu hướng giảm đi so với các tổ chức đa phương. Các nhà tài trợ lớn nhất của Việt
Nam bao gồm: IDA, Nhật Bản, ADB, Đức, Pháp, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Về cơ cấu
phân bổ nguồn vốn, trong giai đoạn 2018 - 2019, 3 lĩnh vực thu hút lượng ODA lớn
phải kể đến: Các dịch vụ và cơ sở hạ tầng xã hội, Đa ngành, Đa lĩnh vực và Giáo
dục. Ngoài ra, ODA đã hỗ trợ một ngành trọng yếu khác của Việt Nam như Giao
thông – vận tải và kho bãi, Năng lượng, Môi trường,…
Trong giai đoạn 2010-2019, quá trình thực hiện thu hút và sử dụng nguồn
vốn ODA tại Việt Nam là tương đối hiệu quả. Các dự án, chương trình hoàn thiện
ngày càng nhiều với hiệu quả tương đối cao, đem lại nhiều lợi ích cho người dân,
phục vụ cho quá trình đầu tư vào các nguồn lực từ đó đẩy mạnh tăng truorng và
phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, quá trình
sử dụng và giải ngân nguồn vốn ODA của chúng ta còn tồn tại nhược điểm như tốc
độ giải ngân còn kém, lãng phí nguồn vốn hỗ trợ, từ đó ảnh hưởng đến quá trình
thực hiện các dự án, chương trình ODA, ảnh hưởng tới hình ảnh của Việt Nam
trong mắt các nhà tài trợ.

54
Từ những đánh giá trên đòi hỏi Nhà nước và các cơ quan ban ngành cần đưa
ra những giải pháp hợp lý nhằm hoàn thiện hơn nữa về thể chế, tổ chức, hàng lang
pháp lý, tổ chức bộ máy nhân sự, cải thiện các quá trình giải ngân, kiểm tra, giám
sát… từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng và thu hút nguồn vốn ODA trong tương lai,

55
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Carson, L., Schafer, M. H., Prizzon, A. & Pudussery, J., 2021, Prospects for aid
at times of crisis, Oversea Development Institute, Working paper 606.
[2] Fuhrer, H., 1996, A history of the development assistance committee and the
development co-operation directorate in dates, names and figures, OCDE/GD
(94/67).
< https://www.oecd.org/dac/1896816.pdf >
[3] Greenhild, R., Prizzon, A., Rogerson, A., 2013, The age of choice: developing
countries in the new aid landscape, Oversea Development Institute, Working paper
364.
[4] Howes, S. 2010, An overview of aid effectiveness determinants and strategies,
Professor thesis, Crawford School, Australian National University.
[5] H. T. Thu, 2014, Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng duyên
hải miền Trung, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
[6] Kharas, H. & Rogerson, A., 2012, Horizon 2025:Creative Destruction in the
Aid Industry, Oversea Development Institute, ISBN 978-1-907288-78-4. <
https://cdn.odi.org/media/documents/7723.pdf >
[7] Liên hợp quốc, Liên minh Châu Âu & Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014, Tài chính
phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam khi trở thành nước thu
nhập trung bình.
[8] Nghị định 56/2020/NĐ-CP về Quản lý và sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
[9] N. T. V. Hà, 2018, Vai trò của ODA trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế
ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia. <
https://khoahoc.neu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/khoahoc/h%E1%BB%99i
%20th%E1%BA%A3o/qu%E1%BB%91c%20gia/Ky%20yeu%20KTVN%202018/
56
19.TS.%20Nguy%E1%BB%85n%20Th%E1%BB%8B%20V%C5%A9%20H%C3
%A0..pdf > 30
[10] N. V. Tuấn, 2020, Một số giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ODA ở
Việt Nam, Tạp chí Tài chính.
[11] Oxfam, 2019, Tài chính cho phát triển tại Việt Nam sau khi tốt nghiệp quy chế
vay vốn từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), Nghiên cứu thảo luận của Oxfam.
[12] Vitalis, V., 2001, Official Development Assistance and Foreign Direct
Investment: Improving the synergies, OECD Table on Sustainable Development.
[13] Website https://data.worldbank.org/
[14] Website https://stats.oecd.org/qwids/

57

You might also like