You are on page 1of 77

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÀNH ĐỒNG

TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN


TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC QUỐC
GIA ĐÔNG NAM Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THÀNH ĐỒNG

TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐẾN


TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC QUỐC
GIA ĐÔNG NAM Á

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng


Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho
việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập và
tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy.

Tác giả

Nguyễn Thành Đồng


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA


LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 2
1.5. Khung nghiên cứu ...................................................................................................... 3
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn ................................................................................... 4
1.7. Bố cục luận văn .......................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 6
2.1. Nợ nước ngoài ................................................................................................. 6
2.1.1. Khái niệm ................................................................................................. 6
2.1.2. Vai trò của nguồn vốn vay nước ngoài .................................................... 6
2.1.3. Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn nợ nước ngoài .................................... 9
2.2. Tăng trưởng kinh tế ....................................................................................... 15
2.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 15
2.2.2. Một số mô hình tăng trưởng kinh tế ....................................................... 16
2.3. Giá trị tới hạn của nợ nước ngoài với tăng trưởng kinh tế .......................... 23
2.4. Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ................................. 25
2.5. Tổng quan các nghiên cứu về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng
kinh tế ........................................................................................................................ 28
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 40
3.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 40
3.2. Dữ liệu nghiên cứu......................................................................................... 40
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 41
3.4. Các biến độc lập và giả thuyết nghiên cứu .................................................... 41
3.5. Mô tả dữ liệu .................................................................................................. 42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 45
4.1. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ nước ngoài với tăng trưởng kinh tế
của từng quốc gia ...................................................................................................... 45
4.1.1. Kết quả.................................................................................................... 46
4.1.2. Kiểm tra tính thích hợp của mô hình ...................................................... 47
4.2. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ nước ngoài với tăng trưởng kinh tế
các quốc gia ............................................................................................................... 52
4.2.1. Thống kê mô tả ....................................................................................... 53
4.2.2. Kết quả hồi quy ...................................................................................... 53
4.3. So sánh và nhận xét ....................................................................................... 57
4.4. Kiểm tra tính vững của mô hình .................................................................... 58
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ ........................................ 59
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 59
5.2. Một số kiến nghị chính sách .......................................................................... 60
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá an toàn nợ theo IMF........................................................ 10

Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá an toàn nợ theo WB ........................................................ 11

Bảng 2.3: Ngưỡng nợ nước ngoài theo tiêu chuẩn HIPCs ........................................... 13

Bảng 2.4: Mức ngưỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chế ..................................... 14

Bảng 2.5: Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh
tế ................................................................................................................................... 33

Bảng 3.1: Bảng mô tả các biến độc lập và giả thuyết .................................................. 41

Bảng 3.2: Bảng mô tả dữ liệu ....................................................................................... 42

Bảng 4.1: Kết quả phân tích hồi quy từng quốc gia ..................................................... 46

Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ...................................................... 53

Bảng 4.3: Kết quả hồi quy với hiệu ứng Fixed effect .................................................. 53

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy với với hiệu ứng Random effect ....................................... 55

Bảng 4.5: Đánh giá kết quả của 2 mô hình .................................................................. 56

Bảng 4.6: Đánh giá tổng hợp chung các mô hình ........................................................ 57
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Điểm cân bằng của Mô hình tăng trưởng nội sinh ....................................... 19

Hình 2.2: Đường cong Laffer về nợ ............................................................................. 27

Hình 2.3: Mối liên hệ “threshold effect” giữa nợ và tăng trưởng ............................... 30
1

CHƢƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài

Ngay cả khi thị trường chứng khoán cải thiện, thu hút nguồn vốn từ các
nhà đầu tư nước ngoài thì nợ vẫn là một trong những mối đe dọa lớn nhất với sự
ổn định kinh tế trong khu vực Đông Nam Á.

Trong những năm qua, để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong
điều kiện tiết kiệm trong nước còn hạn chế, Việt Nam cũng như các nước khác ở
khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Myanmar, Indonesia
thường thu hút các nguồn vốn nước ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau, trong
đó vay nợ là một phương thức phổ biến.

Đối với các quốc gia nói trên thì nguồn vốn vay nước ngoài đã và đang
được xem là một trong những nguồn tài chính quan trọng cho đầu tư phát triển,
xây dựng cơ sở hạ tầng và góp phần bù đắp những thiếu hụt cho các cán cân cơ
bản của nền kinh tế (như bù đắp thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách và
thâm hụt tiết kiệm - đầu tư), qua đó ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và
nâng cao vị thế của quốc gia mình trên trường quốc tế. Đồng thời, tăng trưởng
kinh tế bền vững là mối quan tâm chủ yếu của tất cả các nền kinh tế đặc biệt là
những nền kinh tế đang phát triển thường xuyên phải đối mặt với thâm hụt tài
chính, nguyên nhân thâm hụt chủ yếu là do mức độ nợ nước ngoài và thâm hụt
tài khoản vãng lai. Trong quá khứ, không ít các tập đoàn và ngân hàng không chỉ
riêng ở khu vực Đông Nam Á mà trên khắp châu Á đã sụp đổ bởi họ không có
khả năng hoàn trả các khoản vay nợ nước ngoài trong bối cảnh khủng hoảng tiền
tệ. Đồng nội tệ mất giá trị khiến các khoản nợ nước ngoài tăng giá, gây thêm áp
lực cho các nền kinh tế các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á vốn đang gặp
nhiều khó khăn. Nợ nước ngoài đang đe dọa đến đà phục hồi và sự ổn định vĩ
2

mô của các nền kinh tế trên thế giới, bức tranh của cuộc tái suy thoái toàn cầu
đang được đặt ra. Do đó, các nhà kinh tế học đã có rất nhiều nghiên cứu về mối
quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Theo thời gian, các nghiên
cứu khác nhau đã cố gắng khám phá mối quan hệ này bằng cách sử dụng những
bộ dữ liệu và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Một số các nghiên cứu đã
nhận định về tác động tiêu cực của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế, trong
khi một số nghiên cứu khác thì ngược lại.

Để tìm hiểu sâu hơn và bổ sung về vấn đề này, tác giả quyết định chọn đề
tài “Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu trường
hợp các quốc gia Đông Nam Á” làm đề tài nghiên cứu của mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu mối quan hệ tác động giữa nợ nước
ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á.

Tiếp theo, tác giả xem xét mức độ tác động giữa nợ nước ngoài đối với
tăng trưởng kinh tế tại các nước và ước lượng nó thế nào. Từ đó, tác giả rút ra
các nhận xét và đề xuất một số giải pháp an toàn nợ nước ngoài.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Dựa vào mục tiêu trên, luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu
sau:

- Nợ nước ngoài có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Đông
Nam Á hay không?

- Mức độ tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của các
quốc gia như thế nào?

1.4. Phạm vi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã nêu ở phần trên, luận văn tập
trung hướng đến phân tích định lượng mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ nước ngoài trên
3

GDP, cân đối ngân sách so với GDP với tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các nước
trong khu vực Đông Nam Á giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2014.

Luận văn không xem xét giá trị và đặc điểm của từng khoản nợ vay nước
ngoài cụ thể, mà tiếp cận tổng thể ở dạng vĩ mô về toàn bộ nợ nước ngoài và
mức độ nợ nước ngoài mà tại đó tác động của nó đối với tăng trưởng kinh tế.

1.5. Khung nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết về nợ nước ngoài và
tổng hợp các nghiên cứu về nợ nước ngoài ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Bước tiếp theo là thu thập dữ liệu để phục vụ cho các biến kinh tế. Từ dữ liệu
nghiên cứu, đề tài tiến hành xây dựng mô hình, định lượng và phân tích nghiên
cứu. Cách thức thực hiện được tác giả tóm tắt qua các bước như sau:
4

Cơ sở lý thuyết về nợ nước ngoài và


tăng trưởng kinh tế

Các nghiên cứu có liên quan

Thu thập và đánh giá dữ liệu


nghiên cứu

Xây dựng mô hình nghiên cứu

Phân tích mô hình hồi Kiểm định một số giả Phân tích kết quả
quy thuyết nghiên cứu

Đưa ra kết luận và các hàm ý chính sách

1.6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Luận văn nghiên cứu sẽ kiểm chứng tác động của nợ nước ngoài đến tăng
trưởng kinh tế và hơn nữa, thông qua dạng phương trình bậc hai - dạng phi tuyến
giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2014 để tìm ra mức độ nợ nước ngoài.

Luận văn với đề tài đề tài “Tác động của nợ nước ngoài đối với tăng
trưởng kinh tế: Nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á” khi đạt được
những mục tiêu nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học và thiết thực để tham khảo
trong quá trình phân tích và đề ra chính sách về vay nợ nước ngoài nhằm mục
tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô và phát triển một cách bền vững.
5

1.7. Bố cục luận văn

Luận văn bao gồm các chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Phần mở đầu.

Chương 2: Tổng quan nghiên cứu.

Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.


6

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Nợ nƣớc ngoài


2.1.1. Khái niệm

- Theo IMF định nghĩa: “Tổng nợ nước ngoài, tại bất kỳ thời điểm nào là
tổng dư nợ của các nghĩa vụ nợ thực tế hiện thời chưa thanh toán, không bao
gồm các nghĩa vụ nợ dự phòng, đòi hỏi bên nợ phải thanh toán nợ gốc và/hoặc
lãi tại một (hoặc một vài) thời điểm trong tương lai, và đây là khoản nợ của
người cư trú nợ người không cư trú”.

Tóm lại, nợ nước ngoài là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ,
nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay
theo phương thức tự vay, tự trả.

2.1.2. Vai trò của nguồn vốn vay nƣớc ngoài

Thứ nhất, tạo ra nguồn vốn bổ sung cho quá trình tăng trưởng và phát
triển kinh tế. Đối với các nước đang phát triển đang trong quá trình công nghiệp
hóa và thực hiện công cuộc xóa đói, giảm nghèo thì việc vay nợ nước ngoài
đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đó. Hơn nữa, việc vay vốn
còn có ý nghĩa đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia. Việc huy
động vốn đúng thời điểm sẽ giảm bớt được tình trạng căng thẳng về nguồn vốn
đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn.

Thứ hai, góp phần hỗ trợ cho các nước vay nợ tiếp thu được công nghệ
tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm quản lý của các nhà tài trợ nước ngoài. Do
trình độ phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục - khoa học ở các nước đang phát
triển rất thấp cho nên các nước này ít có khả năng nhập khẩu công nghệ mới.
Ngoài ra, khả năng nhập khẩu công nghệ, tri thức quản lý của các nước này cũng
rất thấp kém. Trong điều kiện đó, các nguồn công nghệ hiện đại được đưa vào
7

thông qua nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đóng vai trò quan trọng.
Khi cung cấp các khoản cho vay này, các nhà tài trợ đặc biệt quan tâm và ưu tiên
đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực. Các nguồn nhân lực được đào tạo này là
nền tảng để tạo ra các loại công nghệ mới, tạo nền tảng để đất nước tiến kịp với
tốc độ phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thứ ba, tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước, góp
phần thu hút, mở rộng các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế ở các nước đang
phát triển. Phần lớn các nguồn vốn vay nợ nước ngoài được đầu tư để xây dựng,
cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống luật pháp và các chính sách
kinh tế của các nước đi vay, tăng cường năng lực quản lý, do đó góp phần làm
tăng mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư ở nước con nợ. Đối với các nước
đang phát triển, do tỷ lệ tích lũy ở trong nước thấp cho nên nguồn vốn sử dụng
cho hoạt động xây dựng cơ bản, hoàn thiện khung pháp lý chủ yếu dựa vào
nguồn hỗ trợ từ bên ngoài.

Thứ tư, góp phần chuyển đổi, hoàn thiện cơ cấu kinh tế, đưa nền kinh tế
tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế và góp phần cải thiện
cán cân thanh toán quốc tế. Việc vay nợ thường được tập trung vào việc giải
quyết những vấn đề cấp bách đặt ra cho nền kinh tế đặc biệt là việc phát triển các
ngành công nghệ cao, các ngành cần vốn đầu tư lớn, hình thành nền tảng cho
việc phát triển những ngành mũi nhọn, các ngành có lợi thế so sánh và khả năng
cạnh tranh quốc tế theo chiều sâu. Hơn nữa, đối với các nước đang phát triển,
tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán thường rất lớn, việc vay vốn nước ngoài
thường sử dụng vào việc bù đắp sự thâm hụt trong cán cân này nhằm đảm bảo
cân bằng đối ngoại của các quốc gia.

Tuy nhiên, nguồn vốn vay nước ngoài có thể gây ra hạn chế nếu như ta
quản lý không tốt, cụ thể như:
8

Thứ nhất, có thể làm tăng gánh nặng nợ nần cho đất nước trong tương lai.
Một nền kinh tế phát triển hướng ngoại đến mức phụ thuộc rất lớn vào các nguồn
lực bên ngoài sẽ không được coi là một nền kinh tế phát triển bền vững. Nếu đầu
tư không có hiệu quả thì không những hoạt động đầu tư đó không mang lại hiệu
quả theo mục đích định trước mà còn mất thêm cả phần của cải mà xã hội sẽ tạo
ra. Hậu quả là nợ nước ngoài sẽ làm cho mức sống của dân cư nước con nợ vốn
đã thấp lại càng thấp hơn và uy tín của quốc gia sẽ bị giảm sút trong các quan hệ
quốc tế. Hơn nữa, nếu tỷ lệ nợ nước ngoài quá cao sẽ làm giảm lòng tin của các
nước cho vay vào khả năng quản lý của nước đi vay.

Thứ hai, nguy cơ làm giảm trách nhiệm của chính phủ và dân cư. Khi xuất
hiện nhu cầu về vay vốn nước ngoài, thay vì việc khai thác các nguồn nội lực,
các Chính phủ đi vay sẽ dễ dàng chọn phương án dựa vào các nguồn ngoại lực.
Ngoài ra, sau khi vay được nguồn vốn nước ngoài, các nước đang phát triển và
kém phát triển lại chi tiêu một cách lãng phí. Điều này làm cho các nước rơi vào
tình trạng khủng hoảng không thể vượt qua được. Nếu là các khoản nợ trong
nước, chính phủ có thể tuyên bố là luôn có khả năng trả hết nợ vì chính phủ có
thể in tiền vô hạn để trả nợ.

Còn các khoản nợ nước ngoài do phải trả bằng vàng hoặc ngoại tệ nên đã
có nhiều trường hợp Chính phủ phải tuyên bố vỡ nợ. Chính phủ được lợi là thoái
thác trách nhiệm trả nợ. Nhưng Chính phủ sẽ chịu nhiều bất lợi từ cộng đồng tài
chính quốc tế như: bị ngăn cấm không được tham gia vào hoạt động kinh tế quốc
tế, đặc biệt là thương mại quốc tế; bị tịch biên tài sản ở nước ngoài, kể cả tài sản
của Chính phủ và tài sản của công dân quốc gia đó; hầu như bị cắt hết các khoản
tài trợ quốc tế kể cả vay nợ, viện trợ và đầu tư nước ngoài (Đinh Trọng Thịnh,
2006, trang 152).

Thứ ba, gây ra sự phụ thuộc của nước con nợ vào nước chủ nợ. Các khoản
nợ nước ngoài nhất là các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) luôn
9

kèm theo những điều kiện ràng buộc về mục đích sử dụng, nguồn cung ứng, thời
hạn… Nhiều nước công nghiệp hiện đang áp dụng biện pháp này để đạt đến các
mục tiêu về chính trị đối với các nước đang phát triển. Vì vậy các chính phủ phải
có kế hoạch vay trả nợ hợp lý để tránh tình trạng quá phụ thuộc vào nguồn lực
bên ngoài.

Thứ tư, hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Nguồn
vốn đi vay nếu được sử dụng không có hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng sử
dụng lãng phí nguồn tài nguyên và còn gây ra tình trạng nợ nần trong tương lai.
Như vậy, việc vay nợ tràn lan sẽ làm cho các nước đang và kém phát triển phá
hủy nguồn tài nguyên hữu hạn của mình, đánh mất lợi thế vốn có khi tham gia
vào phân công lao động quốc tế.

2.1.3. Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn nợ nƣớc ngoài

Các chỉ số đánh giá mức độ an toàn về nợ nước ngoài được xây dựng
thành hệ thống nhằm xác định mức độ nghiêm trọng của nợ nước ngoài đối với
an ninh tài chính quốc gia. Cũng cần phải xác định lại là các chỉ tiêu đánh giá
chung về nợ nước ngoài, trong đó nợ nước ngoài của Chính phủ là chủ yếu, còn
nợ của khu vực tư nhân hầu như không đáng kể.

Theo quan điểm của IMF thì tiêu chí đánh giá an toàn nợ nước ngoài đối
với các quốc gia có thu nhập thấp dựa vào hiện giá thuần của nợ và dịch vụ nợ
(nghĩa vụ trả nợ), một chính sách nợ yếu đồng nghĩa an toàn về nợ và một chính
sách nợ mạnh đồng nghĩa với kém an toàn về nợ, thể hiện qua bảng sau:
10

Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá an toàn nợ theo IMF

Gánh nặng nợ theo tiêu chí DSF


Hiện giá của nợ so với (%) Dịch vụ nợ so với (%)
Xuất khẩu GDP Thu ngân Xuất khẩu Thu ngân
(X) sách (DBR) (%) sách (DBR)
Thể chế yếu 100 30 200 15 18
Thể chế vừa 150 40 250 20 20
Thể chế mạnh 200 50 300 25 22
(Nguồn: IMF Debt Sustainability Framework)

Tỷ lệ NPV của nợ/xuất khẩu (NPV/X): đo lường hiện giá thuần của nợ
nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia từ nguồn thu xuất khẩu;

Tỷ lệ NPV của nợ/thu ngân sách nhà nước (NPV/DBR): đo lường hiện
giá thuần của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia lấy từ
nguồn thu ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, chỉ tiêu thứ hai chỉ được sử dụng nếu như đáp ứng hai điều
kiện: (i) tỷ lệ xuất khẩu/GDP (X/GDP) phải lớn hoặc bằng 30% và (ii) tỷ lệ thu
ngân sách nhà nước/GDP (DBR/GDP) phải lớn hơn 15%. Một quốc gia được
xem là an toàn nếu như NPV/X nhỏ hơn 150%; NPV/DBR nhỏ hơn 250%.

Tỷ lệ NPV của nợ/GDP (NPV/GDP): đo lường hiện giá thuần của nợ


nước ngoài trên tổng thu nhập quốc nội; Dịch vụ nợ/xuất khẩu (TDS/X) và dịch
vụ nợ/nguồn thu ngân sách (TDS/DBR): là những chỉ tiêu đo lường thanh khoản
được Ngân hàng Thế giới và IMF đưa vào để đánh giá mức độ bền vững nợ
công. TDS/X đo lường khả năng thanh toán dịch vụ nợ từ nguồn thu xuất khẩu.
Còn TDS/DBR đo lường khả năng thanh toán dịch vụ nợ từ thu ngân sách nhà
nước. Một quốc gia đảm bảo thanh khoản, TDS/X phải thấp hơn 15% và
TDS/DBR thấp hơn 10%.

 Tiêu chí của Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá mức độ nợ của
các quốc gia vay nợ.
11

Để xếp loại các con nợ theo mức độ nợ, Ngân hàng thế giới sử dụng các
chỉ số đánh giá mức độ nợ nần của các quốc gia vay nợ như ở bảng sau.

Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá an toàn nợ theo WB

Chỉ số Mức độ bình Mức độ Mức độ trầm


thƣờng khó khăn trọng
1. Tỷ lệ % tổng nợ
nước ngoài so với GDP ≤ 30% 30 – 50% ≥ 50%

2. Tỷ lệ % tổng nợ
nước ngoài so với kim
ngạch xuất khẩu hàng ≤ 165% 165 – 200% ≥ 200%
hóa và dịch vụ
3. Tỷ lệ % nghĩa vụ trả
nợ so với kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa và ≤ 18% 18 – 30% ≥ 30%
dịch vụ
4. Tỷ lệ % nghĩa vụ trả
nợ so với kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa và ≤ 2% 2 – 4% ≥ 4%
dịch vụ so với GDP
5. Tỷ lệ % nghĩa vụ trả
lãi so với kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa và ≤ 12% 12 – 20% ≥ 20%
dịch vụ
(Nguồn: www.worldbank.org)

Dựa vào các chỉ số trên, các tổ chức tài chính quốc tế có thể đánh giá mức
độ nợ nần và khả năng tài trợ cho các nước thành viên. Các chỉ số này cũng là
căn cứ để các quốc gia vay nợ tham khảo, xác định tình trạng nợ để hoạch định
chiến lược vay nợ cho quốc gia.

Quy mô nợ và trả nợ, trả lãi so với nguồn thu trực tiếp và gián tiếp để trả
nợ thường được dùng để đánh giá mức độ nợ. Mức độ nợ cũng ngầm cho biết
khả năng trả nợ của các quốc gia trong trung và dài hạn. Các chỉ tiêu thường
dùng:
12

* Khả năng hoàn trả nợ vay nước ngoài (EDT/XGS)

Tổng nợ/Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dịch vụ: Chỉ tiêu này biểu
diễn tỷ lệ nợ nước ngoài bao gồm nợ tư nhân, nợ được chính phủ bảo lãnh trên
thu nhập xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Ý tưởng sử dụng chỉ tiêu này là nhằm
phản ánh nguồn thu xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là phương tiện mà một quốc
gia có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài.

* Tỷ lệ nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm quốc nội (EDT/GDP)

Nợ/GDP: Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ thông qua tổng sản
phẩm quốc nội được tạo ra. Hay nói cách khác, nó phản ánh khả năng hấp thụ
vốn vay nước ngoài. Thông thường các nước đang phát triển thường đánh giá
cao giá trị đồng nội tệ hoặc sử dụng chế độ đa tỷ giá dẫn tới làm giảm tình trạng
trầm trọng của nợ. Do vậy, tình trạng nợ có thể không được đánh giá đúng mức.

- Đánh giá tính ổn định nợ nước ngoài của VN theo mức ngưỡng của
HIPCs:

Đánh giá tính bền vững của nợ công được thực hiện qua các chỉ tiêu
sau:

+ Tỷ lệ NPV của nợ/xuất khẩu (NPV/X): đo lường hiện giá thuần của
nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia từ nguồn thu xuất
khẩu;

+ Tỷ lệ NPV của nợ/thu ngân sách nhà nước (NPV/DBR): đo lường


hiện giá thuần của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia
lấy từ nguồn thu ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, chỉ tiêu thứ hai chỉ được sử dụng nếu như đáp ứng hai điều
kiện: (i) tỷ lệ xuất khẩu/GDP (X/GDP) phải lớn hoặc bằng 30% và (ii) tỷ lệ
thu ngân sách nhà nước/GDP ( DBR/GDP) phải lớn hơn 15%. Một quốc gia
được xem là an toàn nếu như NPV/GDP nhỏ hơn 150%; NPV/DBR nhỏ hơn
13

250%.

Bảng 2.3: Ngƣỡng nợ nƣớc ngoài theo tiêu chuẩn HIPCs

Tỷ lệ nợ Mức ngƣỡng VN (2005)

NPV của nợ/xuất khẩu 150% 36%

NPV của nợ/thu ngân sách trừ các khoản hỗ


250% 95%
trợ

Dịch vụ nợ/xuất khẩu 15% 2%

Dịch vụ nợ/nguồn thu ngân sách trừ các


10% 6%
khoản hỗ trợ

(Nguồn: UNDP, Dự án VIE/01/010)

Dịch vụ nợ/xuất khẩu (TDS/X) và dịch vụ nợ/nguồn thu ngân sách


(TDS/DBR): là những chỉ tiêu đo lường thanh khoản được Ngân hàng Thế
giới và IMF đưa vào để đánh giá mức độ bền vững nợ công. TDS/X đo lường
khả năng thanh toán dịch vụ nợ từ nguồn thu xuất khẩu. Còn TDS/DBR đo
lường khả năng thanh toán dịch vụ nợ từ thu ngân sách nhà nước. Một quốc
gia đảm bảo thanh khoản, TDS/X phải thấp hơn 15% và TDS/DBR thấp hơn
10%.

– Đánh giá sức mạnh thể chế và chất lượng chính sách quản lý nợ
nước ngoài

Sự ổn định nợ được đánh giá dựa trên các ngưỡng chỉ tiêu nợ được tính
toán dựa vào kinh nghiệm lịch sử của các nước HIPCs, nhằm hướng đến ngăn
ngừa các cú sốc liên quan đến nợ. Tuy vậy, trong vài năm gần đây, một cách
tiếp cận mới mà Ngân hàng Thế giới đưa vào để đánh giá chất lượng quản lý
14

nợ công đó là dựa vào chất lượng chính sách và thể chế. Các quốc gia có
chính sách và thể chế tốt thì có thể chống đỡ được mức nợ cao hơn so với
mức ổn định nợ cơ bản.

Bảng 2.4: Mức ngƣỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chế

Đánh giá sức mạnh thể chế và chất lượng chính sách
Mức ngưỡng Kém Vừa Mạnh
(%) CPIA ≤3 3< CPIA <3.9 CPIA ≥ 3.9
NPV của
nợ/GDP 30% 45% 60%
NPV của
nợ/xuất khẩu 100% 200% 300%
NPV của
nợ/thu ngân
sách trừ đi các 200% 275% 350%
khoản hỗ trợ
Dịch vụ
nợ/GDP 15% 25% 35%

Dịch vụ nợ/thu
ngân sách trừ
các khoản hỗ 20% 30% 40%
trợ

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2005))

Cách tiếp cận này đưa ra giá trị mức ngưỡng dựa vào tỷ lệ nợ truyền
thống để làm cơ sở đánh giá thể chế và chính sách của quốc gia. Dựa vào giá
trị ngưỡng, Ngân hàng Thế giới phân loại 3 mức thực hiện chính sách: kém,
vừa và mạnh. Trong quá trình đánh giá chính sách, quản lý được xem là có
trọng số lớn nhất. Bảng trên cho thấy, quốc gia thực hiện chính sách mạnh có
chỉ số CPIA ≥ 3,9 được xem là có gánh nặng nợ ổn định nếu như tỷ lệ NPV
của nợ/GDP ở dưới mức thấp hơn 60%, tỷ lệ NPV của nợ/xuất khẩu thấp hơn
15

300%, tỷ lệ NPV/thu ngân sách (trừ đi các khoản hỗ trợ) thấp hơn 350%; tỷ lệ
dịch vụ nợ/xuất khẩu thấp hơn 35% tỷ lệ dịch vụ nợ/thu ngân sách (trừ đi các
khoản hỗ trợ) thấp hơn 40%. Cách tiếp cận này hiện vẫn còn nhiều tranh luận
về tính chính xác của nó.

Theo cách tiếp cận mới và với số liệu của VN về NPV của nợ ở bảng 1,
cho thấy thể chế và chính sách quản lý nợ nước ngoài của VN xếp vào chỉ số
CPIA ≤ 3, tức là ở mức kém.

2.2. Tăng trƣởng kinh tế

2.2.1. Khái niệm

Tăng trưởng kinh tế là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, mở
rộng quy mô về mặt số lượng của các yếu tố của nền kinh tế trong một thời kỳ
nhất định nhưng trong khuôn khổ giữ nguyên về mặt cơ cấu và chất lượng. Hay
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên
đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.

Tăng trưởng kinh tế được phản ánh ở nhiều chỉ tiêu nhưng chỉ tiêu thường
được sử dụng là Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân
(GNP), tổng thu nhập quốc dân (GNI), tăng trưởng vốn, lao động, sự gia tăng
dung lượng thị trường... Sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành GDP như tiêu
dùng nội địa, đầu tư, chi tiêu chính phủ và cán cân thương mại sẽ làm thay đổi
tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Quá trình tăng trưởng thể hiện các nguồn lực tăng trưởng như tài nguyên
thiên nhiên, vốn, lao động, công nghệ, quản lý, quan hệ, thị trường... được khai
thác và sử dụng có hiệu quả cao nhất. Tăng trưởng kinh tế bao hàm cả tăng
trưởng theo chiều rộng và chiều sâu, số lượng và chất lượng, ngắn hạn và dài
hạn... Nhiều công trình nghiên cứu trong ngoài nước đã lượng hoá tác động của
16

các nguồn lực tăng trưởng đến chất lượng và động thái tăng trưởng thông qua
các mô hình như mô hình tái sản xuất giản đơn của Các Mác, tái sản xuất mở
rộng của V.I. Lênin, mô hình các giai đoạn tăng trưởng kinh tế của W.Rostow
hoặc Solow... hoặc hàm sản xuất Cob Douglas.

Quá trình tăng trưởng kinh tế có thể có nhiều mô hình khác nhau như tăng
trưởng kinh tế hướng nội, tăng trưởng kinh tế hướng ngoại hoặc sự kết hợp của
cả hai mô hình này tùy điều kiện và sự lựa chọn chiến lược của các quốc gia.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế là quá trình tích lũy giá trị gia tăng của một nền
kinh tế từ các nguồn lực trong và ngoài nước và nó phải được thúc đẩy bằng
những động lực đủ mạnh của chính sách, lòng tự hào dân tộc hoặc những yếu tố
khác trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2.2. Một số mô hình tăng trƣởng kinh tế

a. Mô hình tăng trưởng ngoại sinh

Mô hình tăng trưởng Solow là một mô hình thuyết minh về cơ chế tăng
trưởng kinh tế do Robert Solow và Trevor Swan xây dựng rồi được các học giả
kinh tế khác bổ sung. Solow đã nhận được giải Nobel về kinh tế năm 1987 nhờ
cống hiến này. Mô hình này còn gọi là Mô hình tăng trưởng tân cổ điển vì một
số giả thiết của mô hình dựa theo lý luận của kinh tế học tân cổ điển. Mô hình
này còn có cách gọi khác, đó là Mô hình tăng trưởng ngoại sinh, bởi vì không
liên quan đến các nhân tố bên trong, rốt cục tăng trưởng của một nền kinh tế sẽ
hội tụ về một tốc độ nhất định ở trạng thái bền vững. Chỉ các yếu tố bên ngoài,
đó là công nghệ và tốc độ tăng trưởng lao động mới thay đổi được tốc độ tăng
trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững.

Các ký hiệu: Y là sản lượng thực tế (hoặc thu nhập thực tế)

K là lượng tư bản đem đầu tư.

L là lượng lao động.


17

y là sản lượng trên đầu lao động.

k là lượng tư bản trên đầu lao động.

S là tiết kiệm của cả nền kinh tế.

s là tỷ lệ tiết kiệm.

I là đầu tư.

i là đầu tư trên đầu lao động.

C là tiêu dùng cá nhân trong nền kinh tế.

c là tiêu dùng cá nhân trên đầu lao động.

δ là tỷ lệ khấu hao vốn tư bản.

Δ là lượng vốn tư bản tăng thêm ròng.

n là tốc độ tăng dân số, đồng thời là tốc độ tăng lực lượng lao động.

Mô hình Solow-Swan nguyên mẫu được thiết lập trong một thế giới với thời
gian liên tục, không có sự tham gia của chính phủ hay thương mại quốc tế. Một
hàng hóa (đầu ra) duy nhất được sản xuất từ hai yếu tố sản xuất là lao động (L)
và vốn (K) trong một hàm tổng sản xuất thỏa mãn điều kiện Inada, ám chỉ rằng
độ co giãn của sự thay thế phải tiệm cận bằng 1

 Y(t) =K(t)α(A(t)L(t))1-α

Với thời gian ký hiệu là t, 0<α<1 là sự co giãn của sản lượng đầu ra với vốn,
và Y(t) là tổng sản lượng. A là công nghệ nâng cao hiệu quả lao động, hay “kiến
thức”, do đó AL là lao động hiệu quả. Mọi yếu tố sản xuất đều được toàn dụng,
và các giá trị khởi đầu A(0), K(0), L(0) được cho sẵn. Dân số (lao động) và công
nghệ tăng trưởng ngoại sinh với tốc độ tương ứng là n và g.

L(t) = L(0)ent

A(t) = A(0)egt
18

Số lượng của đơn vị lao động hiệu quả, A(t) L(t), do đó sẽ tăng trưởng với
tốc độ (n+g). Trong khi đó, mức khấu hao không đổi qua tất cả các thời kì là δ.
Tuy nhiên, chỉ có một phần của sản lượng đầu ra (cY(t)) với 0 < c < 1 là được
tiêu thụ, để lại một phần tỷ lệ tiết kiệm s = 1 - c dành cho đầu tư.

K‟(t) = s. Y(t) – δ. K(t) với K‟(t) là ký hiệu của dK(t)/dt , đạo hàm của vốn
theo thời gian. Đạo hàm theo thời gian có nghĩa nó là sự thay đổi về trữ lượng
vốn - phần sản lượng mà không được tiêu thụ hay bù vào phần khấu hao là
khoản đầu tư ròng.

Bởi vì hàm sản xuất Y(K, AL) có hiệu suất không đổi theo quy mô nên nó có
thể được viết dưới dạng sản lượng trên mỗi đơn vị lao động hiệu quả:

Y(t) = = k(t)α

Điểm mấu chốt chính của mô hình là k, nguồn vốn trên mỗi đơn vị lao động
hiệu quả. Đạo hàm của nó theo thời gian được cho bởi phương trình sau đây
trong mô hình Solow-Swan:

k‟ (t) = sk (t)α – (n + g + δ) k(t)

Phần đầu sk (t)α = sy (t) là lượng đầu tư thực tế tính trên mỗi đơn vị lao
đông hiệu quả: ký hiệu s phần của sản lượng trên mỗi đơn vị lao động hiệu quả
y(t) được giữ lại để đầu tư và tiết kiệm. (n + g +δ)k(t) là điểm đầu tư hòa vốn
(break-even investment): là lượng tư bản cần đầu tư mới để giữ cho k không bị
giảm do khấu hao. Phương trình này ám chỉ rằng k(t) hội tụ về trạng thái dừng
với giá trị k*, xác định bởi phương trình: sk (t) α = (n + g+ δ) k(t), tại đó không
tăng cũng không giảm.

K* = ^
19

Tại đó, trữ lượng vốn K và lao động hiệu quả AL tăng trưởng với tốc độ
(n + g). Với giả định hiệu suất không đổi theo quy mô, sản lượng Y cũng tăng
với tốc độ đấy. Về bản chất, mô hình Solow-Swan dự đoán rằng nền kinh tế sẽ
hội tụ về một trạng thái cân bằng tăng trưởng, bất kể điểm khởi đầu của nó ở
đâu.Trong trường hợp này, sự tăng trưởng của sản lượng trên mỗi đơn vị nhân
công được xác định duy nhất bởi tốc độ tăng trưởng của tiến bộ công nghệ.

Bởi vì, bằng cách định nghĩa = k(t)1-α,

tại điểm cân bằng k* ta có:

Hình 2.1: Điểm cân bằng của Mô hình tăng trƣởng nội sinh

Do vậy, tại điểm cân bằng, tỷ lệ vốn trên đầu ra chỉ phụ thuộc vào tiết
kiệm, tăng trưởng và tỷ lệ khấu hao. Đây là phiên bản mô hình Solow-Swan với
tỷ lệ tiết kiệm vàng.

Vì α < 1 nên tại bất kì thời điểm t nào thì sản phẩm cận biên của vốn K(t)
trong mô hình Solow-Swan cũng tỷ lệ nghịch với tỷ lệ vốn trên lao động.
20

Nếu năng suất A là giống nhau ở các quốc gia, thì các quốc gia với tỷ lệ
vốn trên lao động K/L thấp hơn sẽ có sản phẩm cận biên cao hơn, dẫn đếnlợi
nhuận trên vốn đầu tư sẽ cao hơn. Như một hệ quả, mô hình dự đoán rằng trong
thế giới với các nền kinh tế thị trường mở và vốn tài chính toàn cầu, dòng vốn
đầu tư sẽ chảy từ các quốc gia giàu đến các nước nghèo hơn, đơn vị vốn trên lao
động K/L và thu nhập trên lao động Y/L sẽ bằng nhau ở tất cả các quốc gia.

Sản phẩm cận biên của nguồn vốn ở các quốc gia nghèo không cao hơn so
với các quốc gia giàu, điều này ám chỉ rằng năng suất ở các quốc gia nghèo kém
hơn. Mô hình Solow cơ bản không thể giải thích được điều trên. Lucas đã cho
rằng nguồn nhân lực trình độ thấp ở các quốc gia nghèo là lí do vì sao năng suất
lao động ở các quốc gia này thấp

Nếu cho sản phẩm cận biên của vốn bằng với tỷ suất lợi tức r
(thường được sử dụng trong kinh tế học tân cổ điển), thì

Do đó α là phần thu nhập chiếm dụng vốn. Như vậy, Solow-Swan mô


hình giả định ngay từ đầu rằng sự phân chia lao động vốn của thu nhập vẫn
không đổi.

b. Mô hình tăng trưởng nội sinh

Trong thập niên1980, một câu trả lời mới và cấp tiến hơn được đề xuất
trong tài liệu chuyên ngành. Những nhà kinh tế này ghi nhận các vấn đề đi kèm
với mô hình Solow như đã nói ở trên. Các nước nghèo đã không tăng trưởng
nhanh hơn các nước giàu, và những khác biệt trong suất sinh lợi trên vốn không
lớn như mô hình dự báo. Vốn không chảy vào thế giới đang phát triển để tận
21

dụng suất sinh lợi to lớn như Solow và sau này là Mankiw, Romer và Weil
(Lucas1988) dự báo. Họ đề xuất rằng các nước đầu tư thu nhập quốc gia với tỷ
lệ lớn hơn vào vốn vật chất và con người sẽ không chỉ đạt được thu nhập ở trạng
thái dừng cao hơn như trong mô hình Solow, mà còn tiếp tục tăng trưởng nhanh
hơn. Điều này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng dài hạn là nội sinh đối với mô
hình, nói cách khác, tốc độ tăng trưởng không đơn thuần là hình ảnh phản chiếu
của các yếu tố bên ngoài như tăng trưởng lực lượng lao động và tốc độ thay đổi
công nghệ toàn cầu.

Ý tưởng chính của lý thuyết tăng trưởng nội sinh là thay đổi công nghệ
ngăn chặn suất sinh lợi theo vốn giảm dần xảy ra khi trữ lượng vốn tăng lên.
Không có suất sinh lợi giảm dần thì không có trạng thái dừng, và do đó chúng ta
không còn kỳ vọng sự hội tụ thu nhập giữa nước giàu và nước nghèo. Có nhiều
mô hình đã được đề xuất để trình bày về khái niệm cơ bản này.

Romer (1986) dựa mô hình của mình vào quan sát cho rằng một số loại tri
thức là không có tính tranh giành, nghĩa là chúng không thể bị sử dụng hết như
hàng hóa và dịch vụ thông thường. Khi bạn uống một tách cà phê,thì tách cà phê
không còn để người khác uống (hoặc cũng không còn để bạn uống sau đó).
Không giống như tách cà phê, ý tưởng có thể được nhiều người sử dụng đồng
thời hoặc trong tương lai xa. Ví dụ, động cơ hơi nước nguyên thủy được phát
triển vào thế kỷ 18 chỉ đơn giản là thiết bị dùng để bơm nước ra khỏi các mỏ
than. Theo thời gian, các nhà phát minh cải tiến những thiết kế ban đầu này để
chế tạo ra những cỗ máy mạnh hơn, bền và hiệu quả nhiên liệu hơn, cuối cùng đã
giúp cho việc cơ giới hóa các nhà máy thành công và tăng trưởng năng suất bùng
nổ trong cuộc cách mạng công nghiệp. Do đó chi phí cố định của sự phát minh
được tưởng thưởng dưới hình thức năng suất cao hơn. Ta có thể thấy tác động
năng suất của phát minh gốc kéo dài vào tương lai, và hiện hữu trong nhiều hoạt
động không liên quan gì đến việc bơm nước ra khỏi hầm mỏ.
22

Bản chất không tranh giành của ý tưởng có nghĩa là suất sinh lợi từ một số
hoạt động đổi mới sáng tạo không hoàn toàn thuộc về người làm ra nó (hay công
ty tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển). Tri thức lan tỏa từ doanh
nghiệp này sang doanh nghiệp khác đều có giá trị kinh tế, thực tế là rất nhiều giá
trị vì mặc dù suất sinh lợi trên vốn có thể giảm dần cho mỗi doanh nghiệp, nhưng
tính tổng nền kinh tế thì nó lại không đổi hoặc tăng dần. Việc tích lũy các phát
minh sẽ tốn kém thời gian và tiền bạc, nhưng những đổi mới sáng tạo này mang
lại lợi ích cho tất cả mọi người, không chỉ cho những người đưa ra ý tưởng ban
đầu. Do đó phát minh là một dạng ngoại tác tích cực. Khi tri thức lan tỏa, các
công ty và cá nhân phát minh sẽ tận dụng để tạo ra sản phẩm mới, cải thiện sản
phẩm cũ, hoặc nâng hiệu quả sản xuất. Giả định suất sinh lợi không đổi theo quy
mô của mô hình Solow có thể không phải là mô tả chính xác các mối quan hệ
giữa lượng vốn và lao động sử dụng với năng suất lao động. Hơn nữa khác với
mô hình Solow, tốc độ thay đổi công nghệ tác động lên tốc độ tăng trưởng,
không chỉ mức thu nhập ở trạng thái dừng (không có trạng thái dừng).

Chính thức thì Romer giả định rằng năng suất lao động do trữ lượng tri
thức quyết định, sao cho sản lượng gộp được xác định bởi:

Y = f(K,L,E)=KaL1-aEn, x 14

Trong đó η<1. Một hàm ý quan trọng của mô hình Romer là các doanh
nghiệp có thể đầu tư không đủ vào nghiên cứu và phát triển vì họ không thể nắm
bắt toàn bộ lợi ích từ đổi mới sáng tạo. Điều này gợi ý rằng các chính sách
khuyến khích nghiên cứu và phát triển như miễn thuế cho chi tiêu R & D hoặc
các nghiên cứu do chính phủ tài trợ, có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.

Một cách tiếp cận khác là bỏ hẳn lao động ra khỏi mô hình và giả định
rằng vốn, gồm vốn vật chất và vốn con người, nhận tất cả thu nhập quốc gia.
Điều này có thể là những chi phí cho yếu tố sản xuất được trả cho công nghệ bao
hàm trong vốn và cho kỹ năng bao hàm trong lao động, chứ không phải bản thân
23

lao động. Mô hình „AK‟ (Rebelo 1992) giả định rằng tiến bộ công nghệ là suất
sinh lợi không đổi theo vốn vật chất và vốn con người (α=1) và không có tăng
trưởng dân số, trong đó:

Y=AF(K)=AK x15

Miễn là đầu tư lớn hơn khấu hao, thì tăng trưởng là một hàm tăng dần
theo tốc độ đầu tư. Tăng trưởng dài hạn là nội sinh trong mô hình này vì nó
không còn phụ thuộc vào số dư không xác định. Đầu tư tác động trực tiếp lên
tăng trưởng, không chỉ mức thu nhập dài hạn như trong mô hình Solow. Hàm ý
chính sách quan trọng từ mô hình này là bất kỳ điều gì làm giảm tốc độ tích tụ
vốn thì sẽ có tác động trực tiếp và lớn lên tốc độ tăng trưởng. Ví dụ, chính sách
thuế không khuyến khích đầu tư sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng và mức thu
nhập trong dài hạn.

Những phiên bản khác cũng được đề xuất. Tiếc thay chúng ta không có
cách nào để kiểm chứng những mô hình này về mặt thực nghiệm vì chúng dựa
nhiều vào những biến số mơ hồ, không quan sát được như tổng tri thức và tiến
bộ công nghệ. Nhớ lại rằng mô hình Solow không bao giờ đo lường thay đổi
công nghệ, nhưng thay vào đó giả định rằng số dư không giải thích được (nghĩa
là những thứ khác ngoài vốn và lao động) là thước đo khái quát về sự tiến bộ.

Một vấn đề khác với các mô hình tăng trưởng nội sinh là chúng ám chỉ
quá nhiều sự phân kỳ thu nhập theo thời gian. Như Solow đã chỉ ra, ngay cả một
ít suất sinh lợi theo quy mô ở tốc độ đầu tư vừa phải cũng tạo ra sản lượng quốc
gia vô hạn trong khoảng thời gian ngắn cỡ 200 năm (Solow, 1994). Mặc dù mô
hình AK tránh được vấn đề này nhờ suất sinh lợi không đổi theo quy mô, nhưng
cũng không rõ tại sao suất sinh lợi trên vốn có thể chính xác bằng 1. Bất kỳ sự
chuyển dịch nào đến suất sinh lợi giảm dần hay tăng dần theo quy mô đều hoàn
toàn triệt tiêu được các kết luận của mô hình này.

2.3. Giá trị tới hạn của nợ nƣớc ngoài với tăng trƣởng kinh tế
24

Nợ công đã tăng lên đáng kể ở hầu hết các nước đã và đang phát triển hiện
nay, đây là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Và sự gia
tăng nợ công đã dấy lên lo ngại liệu nó đang bắt đầu đạt đến mức độ mà tại đó
nó có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế. Có một "đỉnh điểm" tồn tại? Làm thế
nào tác động tăng trưởng mạnh mẽ được nếu nợ đã vượt qua ngưỡng? Điều gì sẽ
xảy ra nếu nợ vẫn ở mức cao trong một thời gian dài?

Theo nghiên cứu của Reinhart và Rogoff (2010), sử dụng biểu đồ tổng
hợp từ 44 quốc gia phát triển và đang phát triển, họ tìm thấy một ngưỡng nợ của
chính phủ trên GDP 90%, nếu vượt qúa mốc này tốc độ tăng trưởng thực tế
giảm. Ngưỡng này được xem là "điểm tới hạn" hay “ngưỡng nợ”.

Theo nghiên cứu của Mehmet Caner, Thomas Grennes và Koehler Fritzi-
Geib, các chuyên gia kinh tế của World bank (2010) bằng lý thuyết và thực
nghiệm trên mẫu là 101 quốc gia (75 quốc gia đang phát triển và 26 quốc gia
phát triển), trong đó có Việt Nam, về mối quan hệ trong dài hạn giữa nợ công và
tăng trưởng kinh tế, giai đoạn 1980-2008, phân tích này cung cấp một nền tảng
cho sự phát triển các nghiên cứu chứng minh sự tồn tại ngưỡng nợ và ước tính
ngưỡng nợ (nợ công trên GDP) cho từng quốc gia, từ đó có những chính sách
phù hợp đối phó với nguy cơ khủng hoảng nợ đang đe dọa các nước có nợ nước
ngoài cao hiện nay. Và kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tồn tại ngưỡng nợ
(Debt threshold), mức ngưỡng của tỷ lệ nợ công trung bình dài hạn so với GDP
là 77 % cho các nhóm mẫu chung (gồm các quốc gia đã phát triển và đang phát
triển) và 64% cho các các nước đang phát triển.

Nếu nợ công vượt qua mức 77%, mỗi điểm phần trăm tăng thêm trong tỷ
lệ nợ công trên GDP của nền kinh tế làm mất 0,0174 điểm phần trăm tăng trưởng
thực trung bình hàng năm. Hiệu ứng này là rất quan trọng. Dưới ngưỡng này,
mỗi điểm phần trăm tăng thêm trong tỷ lệ nợ công trên GDP của nền kinh tế làm
25

tăng 0,065 điểm phần trăm tăng trưởng thực trung bình hàng năm. Như vậy, có
sự tồn tại ngưỡng nợ, đây là giá trị tới hạn.

2.4.Tác động của nợ nƣớc ngoài đến tăng trƣởng kinh tế.

Các lý thuyết kinh tế cho rằng mức vay nợ hợp lý ở các nước đang phát
triển sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia ở giai đoạn phát triển đầu
với dung lượng vốn nhỏ hơn sẽ có những cơ hội đầu tư với tỷ suất hoàn vốn cao
hơn so với các nền kinh tế phát triển. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao mức nợ tích
lũy cao quá mức hợp lý lại có thể dẫn tới tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Sự lý giải
tốt nhất có thể xuất phát từ lý thuyết “debt overhang”. Krugman (1988) định
nghĩa “debt overhang” là tình trạng trong đó số tiền dự kiến chi trả nợ nước
ngoài sẽ giảm dần khi dung lượng nợ tăng lên.

Lý thuyết “debt overhang” cho rằng nếu như nợ trong tương lai vượt quá
khả năng trả nợ của một nước thì các chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ sẽ
kìm hãm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, từ đó ảnh hưởng xấu đến tăng
trưởng. Các nhà đầu tư tiềm năng sẽ lo sợ rằng khi quốc gia đó sản xuất càng
nhiều, họ sẽ bị các nước “chủ nợ” “đánh thuế” nặng hơn để chi trả cho các khoản
nợ nước ngoài, do đó các nhà đầu tư sẽ khó có thể bỏ các chi phí đầu tư hiện tại
để thu về sản lượng cao hơn trong tương lai. Lý thuyết “debt overhang” còn đi
đến một kết quả rộng hơn, đó là mức nợ nước ngoài quá cao sẽ làm giảm các ưu
đãi của chính phủ cho các hoạt động cải tổ cơ cấu và tài khóa do việc củng cố
tinh hình tài khóa quốc gia có thể làm tăng áp lực trả nợ cho nước ngoài. Những
bất lợi này đối với công cuộc cải tổ đang là mối quan ngại lớn ở các nước có thu
nhập thấp, nơi mà việc cải cách cơ cấu là cần thiết để duy trì tốc độ tăng trưởng
kinh tế. “Debt overhang” cũng đồng thời kìm hãm đầu tư và tăng trưởng do gây
ra “sự không chắc chắn” về các quyết định của Chính phủ. Khi quy mô nợ công
tăng lên, khó có thể chắc chắc rằng chính phủ sẽ viện tới những chính sách gì để
giải quyết các khoản nợ phải trả. Trên thực tế, ngưới ta cho rằng rằng chính phủ
26

có thể dùng các công cụ “bóp méo” đầu tư để chi trả cho các khoản nợ (theo
Agenor và Montiel 1996).

Lập luận này có thể được xem xét trong đường cong Laffer về nợ, cho
thấy rằng tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Trên phần
dốc lên của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng sẽ đi cùng với khả năng
trả nợ cũng tăng lên. Trên phần dốc xuống của đường cong, giá trị hiện tại của
nợ càng tăng lại đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm.
27

Khả năng trả nợ dự kiến

Debt

Dung lượng nợ

Hình 2.2: Đƣờng cong Laffer về nợ

Đỉnh đường cong Laffer về nợ là điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ
bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác, điểm
này có thể liên quan đến điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh hưởng ngược chiều đến
tăng trưởng. Do vậy, ở mức nợ hợp lí, vay nợ tăng lên sẽ có tác động tích cực
đến tăng trưởng. Ngược lại, tổng nợ tích lũy lớn sẽ có thể cản trở tăng trưởng.

Dung lượng nợ lớn có thể ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng do tác
động xấu đến tích lũy vốn sản xuất và tăng trưởng năng suất các nhân tổ tổng
hợp. Bên cạnh đó, môi trường chính sách của Chính phủ cũng ảnh hưởng đến
mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng.
Mặc dù mô hình “debt overhang” không trực tiếp phân tích ảnh hưởng của
nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế nhưng lại gợi ý rằng tổng nợ lớn sẽ kìm
hãm tăng trưởng do góp phần giảm đầu tư. Do vậy, ở mức nợ hợp lý, vay nợ
tăng lên sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng. Ngoài ra, tổng nợ tích lũy lớn
sẽ có thể cản trở tăng trưởng. Từ đó, có thể kết luận rằng nợ và tăng trưởng có
mối liên hệ phi tuyến. Mặc dù các lý thuyết “debt overhang” không trực tiếp giải
thích ảnh hưởng của nợ đến tăng trưởng nhưng ta có thể mở rộng và áp dụng
đường cong Laffer về nợ để mô tả đường cong Laffer về ảnh hưởng của nợ đến
28

tăng trưởng. Do đỉnh đường cong Laffer về nợ là điểm mà tại đó sự tăng lên
trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt
động khác, điểm này có thể liên quan đến điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh hưởng
ngược chiều đến tăng trưởng.

2.5. Tổng quan các nghiên cứu về tác động của nợ nƣớc ngoài đến tăng
trƣởng kinh tế

* Các nghiên cứu nước ngoài:

Nghiên cứu của tác giả Frimpong, J. M. and Oteng-Abayi, E. F., đăng
trong Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Vol 26 No.3, 12/2006 “The Impact Of
External Debt On Economic Growth In Ghana: A Cointegration Analysis”.
Trọng tâm của nghiên cứu này là đánh giá tác động của nợ nước ngoài đến tăng
trưởng kinh tế của Ghana. Tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu thời gian từ năm 1970-
1999 và phương pháp Augmented Dickey-Fuller (ADF), Phillips-Perron (PP) và
KPSS để kiểm nghiệm đơn vị và tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích đồng
tích hợp (Co-integration) của Johansen-Juselius để đo lường các mối quan hệ
trong dài hạn giữa các biến (quan hệ đồng liên kết), để tiến hành các bước thực
nghiệm. Cuối cùng, tác giả sử dụng mô hình điều chỉnh sai số VECM (Vector
Error Correction Model) để thực hiện khảo sát mối quan hệ động trong ngắn hạn
giữa các biến vĩ mô. Kết quả thực nghiệm có sự tồn tại của một phương trình
tăng trưởng dài hạn tại Ghana. Trong dài hạn, dòng nợ nước ngoài (EDT), dịch
vụ nợ (TDS) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ảnh hưởng đến tăng trưởng
GDP. Sự gia tăng dòng vốn nợ nước ngoài có tác dụng tích cực đối với tăng
trưởng GDP. Tuy nhiên, sự gia tăng dịch vụ nợ nước ngoài giảm tăng trưởng
kinh tế và có bằng chứng cho sự tồn tại của "hiệu ứng lấn át“ ở Ghana. Bên
cạnh đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ảnh hưởng tích cực và đáng
kể đến tăng trưởng GDP. Đầu tư nội địa (INV) đã bất ngờ tác động tiêu cực và
đáng kể vào sự tăng trưởng.
29

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nợ nước ngoài sẽ tác động tích cực
đến tăng trưởng cho đến một ngưỡng nợ nhất định, gọi là “threshold level”. Tuy
nhiên, khi vượt qua ngưỡng này, nợ bắt đầy tác động ngược chiều đến tăng
trưởng. Theo Cohen (1993), mối quan hệ giữa giá trị của nợ và đầu tư có thể
được mô tả tương tự với đường cong Laffer: Khi tổng nợ tăng cao hơn mức
“threshold level”, các khoản chi trả thực tế cho nợ nước ngoài sẽ giảm như đã
trình bày ở trên. Điều này ngầm ý rằng sự tăng lên trong giá trị của nợ sẽ làm
cho số tiền chi trả cho nợ tăng lên cho đến mức “threshold level”, tức là ở phía
bên trái đường cong Laffer. Ngược lại, giá trị nợ tăng lên thì số tiền thực dùng
cho việc trả nợ của quốc gia đó giảm đi tương đối. Từ đó, người ta dự đoán một
đường cong Laffer mô tả mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh
tế.

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra đó chính là mối liên hệ “threshold effect”
giữa mức nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, nợ nước ngoài có mối
liên hệ hình chữ U ngược với tăng trưởng kinh tế. Khi các nước bắt đầu vay nợ,
các khoản nợ này có xu hướng tác động tích cực đến tăng trưởng (chuyển từ
mức nợ 0 đến điểm A). Khi tỷ lệ nợ tăng lên quá điểm A, việc vay nợ gia tăng
sẽ cản trở tăng trưởng mặc dù nợ đóng góp dương trong tăng trưởng. Do đó,
điểm A được coi là điểm biểu diễn “mức nợ tối đa hóa tăng trưởng”. Khi nợ tiến
đến điểm B, nợ bắt đầu ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng, tình hình của
nền kinh tế lúc này sẽ tồi tệ hơn trước khi nước đó vay nợ.
30

Đóng góp của nợ


vào tăng trưởng
sản lượng bình A
quân đầu người

Giá trị hiện tại


của tỷ lệ nợ trên
xuất khẩu (%)

Hình 2.3: Mối liên hệ “threshold effect” giữa nợ và tăng trƣởng

Ở các nước có thu nhập trung bình, Warner (1992) kết luận rằng khủng
hoảng nợ không ảnh hưởng đến đầu tư, trong khi Greene và Vilanueva
(1991),Serven và Solimano (1993), Elbadawi, Ndulu và Ndungu (1997),
Deshpande (1997) và Chowdhury (2001) lại tìm ra các bằng chứng chứng ủng
hộ cho lý thuyết “debt overhang”. Fosu (1999) trong bài nghiên cứu cho 55
nước châu Phi cũng đã chứng minh sự tồn tại của lý thuyết “debt overhang”.
Tuy nhiên, Hansen (2001) trong nghiên cứu mẫu gồm 54 nước đang phát triển
(trong đó bao gồm 14 nước nghèo có dung lượng nợ rất cao – HIPC), đi đến kết
quả là việc đưa thêm một số biến vào mô hình như lạm phát, độ mở cửa, tình
trạng ngân sách thì lại loại bỏ tác động ngược chiều của nơ nước ngoài đến tăng
trưởng kinh tế. Tượng tự, Savvides (1992) tìm ra rằng tỷ lệ nợ trên GNP không
có ảnh hưởng nào có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng. Djikstra và Hermes
(2001) đã tóm lược một số nghiên cứu về lý thuyết “debt overhang” và kết luận
rằng các bằng chứng thực nghiệm vể vấn đề này là chưa nhất quán. Hơn nữa,
cũng có một số nghiên cứu tìm ra tỷ lệ nợ trên GNP mà tại đó bắt đầu xuất hiện
vấn đề “debt overhang”.
31

Một nghiên cứu gần đây lại tìm ra các kết quả cho thấy mối quan hệ phi
tuyến dạng đường cong Laffer như mối liên hệ “threshold level” giữa dung
lượng nợ nước ngoài và tăng trưởng. Sử dụng bộ dữ liệu cho 93 nước đang phát
triển trong giai đoạn 1969-1998, Pattillo (2002) đã chứng minh rằng ảnh hưởng
của nợ nước ngoài tác động ngược chiều đến tăng trưởng GDP bình quân đầu
người tại tỷ lệ giá trị hiện tại của nợ trên xuất khẩu là 160-170% và trên GDP là
35-40%.

Dung lượng nợ lớn có thể ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng do tác
động xấu đến tích lũy vốn sản xuất và tăng trưởng năng suất các nhân tốtổng
hợp. Trong một nghiên cứu gần đây, Pattillo (2003) đã áp dụng mô hình tăng
trưởng cho 61 nướcđang phát triển ở châu Phi, châu Á, châu Mĩ Latinh và
Trung Đông trong giai đoạn 1969-1998. Kết quả cho thấy khi nợ tăng gấp đôi
thì sẽ làm giảm 1% tăng trưởng vốn sản xuất bình quân đầu người và tăng
trưởng năng suất các nhân tốtổng hợp. Thêm vào đó, môi trường chính sách của
Chính phủ cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng.

Nợ phải trả (khác với tổng dung lượng nợ) có thể làm suy giảm đầu tư tư
nhân và thay đổi cơ cấu chi tiêu công. Nợ phải trả cao hơn có thể làm tăng các
khoản chi tiêu của Chính phủ, gây ra thâm hụt ngân sách, giảm tiết kiệm công và
do đó sẽ làm tăng lãi suất hoặc cắt giảm các khoản tín dụng cho đầu tư tư nhân,
cuối cùng sẽ tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế. Nợ phải trả cao cũng có thể
có ảnh hưởng không tốt đến cơ cấu chi tiêu công thông qua kìm hãm các nguồn
lực dành cho cơ sở hạ tầng và vốn nhân lực, từ đó cũng cản trở tăng trưởng kinh
tế. Tóm lại, theo quan điểm của một số tổ chức phi chính phủ (NGOs), nợ phải
trả cao là một trong những trở ngại lớn nhất trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ
bản của người dân ở các nước đang phát triển.

Một vài nghiên cứu thực nghiệm đã đi vào đánh giá ảnh hưởng của nợ
phải trả tới đầu tư tư nhân hoặc tới kết cấu chi tiêu công. Greene và Villanueva
32

(1991) kết luận nợ phải trả làm giảm đầu tư tư nhân, trong khi Serieux và Samy
(2001) lại tìm ra một mối liên hệ tương tự tự giữa nợ phải trả và tổng đầu tư. Đối
với mẫu nghiên cứu gồm nhiều nước đang phát triển, bao gồm cả các nước
HIPC, Savvides (1992) chứng tỏ rằng nợ phải trả khiến cho chi tiêu đầu tư công
suy giảm. Sử dụng dữ liệu gồm 24 nước HIPC ở châu Phi, Stephens (2001) đã đi
tới kết luận: Nợ phải trả tăng 1$ sẽ dẫn tới: (a) chi tiêu cho giáo dục giảm 0.33$,
(b) chi trả lương cho chính phủ giảm 0.14-0.23$, và (c) chi tiêu cho y tế tăng
0.12-0.13$. Do vậy, các kết quả này chỉ ra rằng nợ phải trả tăng lên chưa chắc đã
làm giảm vốn nhân lực (trong trường hợp này là chi tiêu cho y tế).
33

Một số nghiên cứu nổi bật gần đây về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài
và tăng trưởng kinh tế:

Bảng 2.5: Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ nƣớc ngoài và
tăng trƣởng kinh tế

Tác giả và mô Thời gian và


Năm Kết quả
hình năm gốc
Bauerfreund,
Năm gốc là Trả nợ nước ngoài làm giảm mức đầu tư ở
1989 Computable General
1985, Turkey Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 1985
Equilibrium Model
Geiger, OLS, A
1974-1986, 9 Có mối quan hệ ngược chiều giữa gánh
1990 Distributional Lag
nước Nam Mỹ nặng nợ và tăng trưởng kinh tế
Model
1960-1981 và
1982-1989, 13
1992 Warner, OLS Method Nợ nước ngoài không làm giảm đầu tư
nước đang phát
triển
1980- 1986, 43 “Debt overhang” và sự suy giảm của dòng
Savvides, OLS
1992 nước là con nợ vốn nước ngoài đổ vào ảnh hưởng ngược
Method
lớn chiều đến tỷ lệ đầu tư.
1971-1988, 20
nước đang phát
Afxentiou, Granger Có mối quan hệ ngược chiều giữa vay nợ
1993 triển có thu
Causality Tests và tăng trưởng GDP
nhập trung
bình
1965-1987, 81
Nợ nước ngoài không ảnh hưởng đến tốc
1993 Cohen, OLS Method nước đang phát
độ tăng GNP
triển
1971-1979, và
Cunnigham, Pooled, Có mối quan hệ ngược chiều giữa tăng
1980-1987 16
1993 Cross Sectional and trưởng kinh tế và gánh nặng vay nợ trong
nước là con nợ
Time Series giai đoạn 1971-1979
lớn
Chowdhury,Causality 1970-1988,8
Nợ nước ngoài không ảnh hưởng đến tốc
1994 Tests, Time Series nước đang phát
độ tăng GNP
analysis triển

Rockerbie, OLS 1965-1990, 13 Việc chi trả cho các khoản nợ nước ngoài
1994 Method, Nested and nước đang phát ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng
Non-Nested Tests triển kinh tế.

Sawada, OLS 1955-1990, các Các nước HIPC gặp phải vấn đề “debt
1994
Method, Time Series nước HIPC overhang”
34

Tác giả và mô Thời gian và


Năm Kết quả
hình năm gốc
Trong suốt những năm 1980 và đầu những
năm 1990, việc chi trả cho các khoản nợ
Mẫu số liệu
Smyth and Hsing, quốc gia kích thích tăng trưởng kinh tế,
1995 của Hoa Kỳ,
OLS Method. song trong năm 1986 và 1993, tỷ lệ nợ
1960- 1981
được dự báo là tác động xấu đến tăng
trưởng.
Với giai đoạn 1970-1980, nợ nước ngoài
không ảnh hưởng ngược chiều đến tăng
1970-1990,55
Afxentiou and trưởng kinh tế, với giai đoạn 1980-1990
1996 nước đang phát
Serletis, OLS Method mối quan hệ này là ngược chiều và với
triển
giai đoạn 1970-1990, ảnh hưởng của vấn
đề “debt overhang”
Afxentiou and 1970-1980,55
Không có mối liên hệ nhân quả giữa nợ và
1996(a) Serletis, Granger nước đang phát
thu nhập
Causality, OLS triển
Amoateng and 1971-1982 và
Amoako-Adu, 1983 -1990, 35 Tăng trưởng GDP và chi trả cho nợ nước
1996
Granger Causality‟ nước đang phát ngoài có mối liên hệ thuận chiều
Tests triển
Vấn đề “debt overhang” không quan bằng
1970-1986,Các tác động trực tiếp của giả thuyết nợ. Điều
1996 Fosu, OLS Method nước Sub- này tức là các khoản chi trả cho nợ nước
Saharan ngoài làm giảm tăng trưởng sản lượng do
trực tiếp giảm năng suất
Deshpande, OLS 1971-1991,13
Nợ nước ngoài và đầu tư có mối liên hệ
1997 Estimation for Panel nước đang là
ngược chiều
Data con nợ lớn
Chi trả cho nợ nước ngoài liên hệ ngược
1965-2001,
2002 Karagol, Causality chiều đến tăng trưởng kinh tế trong dài
Turkey
hạn
2001 Maureen 1970- Nợ nước ngoài đã tác động tiêu cực tăng
Were 1995, trưởng kinh tế thực, sự gia tăng trong tỷ lệ
Kenya dịch vụ nợ hiện tại ảnh hưởng tiêu cực
đến đầu tư tư nhân, điều này khẳng định
hiệu ứng lấn át dịch vụ nợ trên đầu tư tư
nhân
2002 Karagol, 1965- Tồn tại một mối quan hệ tiêu cực giữa nợ
Causality 2001, nước ngoài và tăng trưởng kinh tế trong
Turkey thời gian dài. Chi trả cho nợ nước ngoài
ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế trong
dài hạn. Có quan hệ nhân quả đơn hướng
chạy từ dịch vụ nợ đến tăng trưởng kinh
tế
2008 Krishna 1986- Sự gia tăng nợ nước ngoài và dịch vụ nợ
PrasadRegmi 2006, đã tác động tiêu cực, gây khó khăn trở
ngại tăng trưởng kinh tế.
35

Tác giả và mô Thời gian và


Năm Kết quả
hình năm gốc
Nepal

2010 Shahnawaz Malik, 1972- Nợ nước ngoài tác động tiêu cực đáng kể
Muhammad 2005, đến tăng trưởng kinh tế. Nợ nước ngoài là
Khizar Hayat và Pakistan nguyên nhân chính của suy giảm trong
Muhammad Umer đầu tư sẽ dẫn đến suy giảm tăng trưởng
Hayat kinh tế.

* Các nghiên cứu trong nước:

Trong nước hiện chưa có nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình định lượng
để giải thích tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, điển
hình có nghiên cứu của Ths. Đoàn Kim Thành – Viện nghiên cứu phát triển Tp.
Hồ Chí Minh (HIDS), đã thực hiện với đề tài: ”Vốn vay ODA và khả năng trả
nợ của Việt Nam, giai đoạn 1990-2005”, trình bày tại Hội nghị nhóm các nhà tư
vấn tài trợ cho Việt Nam, ngày 04/12/2008. Trọng tâm của nghiên cứu này qua
sử dụng mô hình hệ thống dạng tĩnh lược của Jamede Pines và mô hình hồi quy
bội để giải thích tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Mục đích của nghiên cứu nhằm tìm hiểu liệu nợ nước ngoài ở Việt Nam có bền
vững hay không và đóng góp của nó cho tăng trưởng kinh tế như thế nào. Tác
giả đã sử dụng số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu
Á (ADB) và Tổng Cục thống kê Việt Nam (GSO), để phân tích thực nghiệm.

Trước tiên, tác giả đã phân tích định tính tổng quan về tình hình vay vốn
ODA, đánh giá khả năng chịu đựng nợ của Việt Nam theo khung của WB và
IMF, chỉ số độ an toàn nợ của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2005.
Đánh giá chung nợ nước ngoài đối với VN cho tới thời điểm này chủ yếu là vốn
ODA với lãi suất thấp và thời gian cho vay dài, tỷ lệ vay thương mại là không
đáng kể. Các chỉ số an toàn về nợ nước ngoài cho thấy Việt Nam vẫn nằm trong
giới hạn an toàn và khó có khả năng xảy ra khủng hoảng về nợ.

Tuy nhiên đánh giá này chỉ mới thấy được tính thanh khoản trong thời
36

điểm hiện tại mà chưa dự báo tới khả năng khủng hoảng nợ trong tương lai, để
làm rõ hơn vấn đề trên tác giả tiến hành phân tích thực nghiệm mối quan hệ của
nguồn vốn ODA tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Việc phân tích tập
trung và mô hình nợ bền vững Jame de Pines và mô hình hồi quy bội.

+Mô hình hồi quy bội giải thích tăng trưởng kinh tế có dạng như sau:

gt = β0 + β1lnI t + β2lnXt + β3inft-1 + β4lnFDIt + β5 *(TDS/GDPt) +


β6 *(AID/GDPt) + ut

Trong đó: gt là biến phụ thuộc đại diện cho tăng trưởng kinh tế; biến I là
tỷ lệ đầu tư trong nước; biến X là giá trị xuất khẩu; biến Inft-1 là mức độ lạm
phát có độ trễ thời gian là 1 kỳ; biến FDI là đầu tư trực tiếp của nước ngoài; biến
TDS/GDP là tỷ lệ dịch vụ nợ trên GDP; biến AID/GDP là tỷ lệ viện trợ của nước
ngoài trên GDPt-1 (AID có độ trễ thời gian là 1 kỳ).

Kết quả chạy mô hình:

Gt = 8,486 + 0,219lnIt + 0,408lnXt - 0,001inft-1 + 0,037lnFDIt -


0,03*(TDS/GDPt) – 0,059 *(AID/GDPt) + ut

Qua số liệu từ kết quả của mô hình ta thấy, đầu tư trong nước, đầu tư
nước ngoài và xuất khẩu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam 20 năm
qua; Viện trợ có thể không trực tiếp tác động hay tác động ít (nghịch biến) đến
tăng trưởng, nhưng có thể có tác động đến tăng trưởng phúc lợi bình quân đầu
người thông qua các dự án công. Nợ có thể tác động âm đến tăng trưởng, có thể
do vay mượn và sử dụng không hiệu quả hay có thể đầu tư vào các dự án dài
hạn mà tác động của nó nằm ngoài mô hình này.

Mô hình hệ thống dạng tĩnh lược của Jame de Pines cho thấy nợ Việt
Nam đến năm 2020 vẫn bền vững (nợ trên xuất khẩu dưới 200%) nếu tốc độ
tăng trưởng nhập khẩu so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dưới 2% hàng năm.
Nợ nước ngoài có tác động âm đến tăng trưởng Việt Nam trong ngắn hạn. Cho
37

nên việc quản lý và sử dụng các khoản vay phải tính toán đến nhiều yếu tố:
Chênh lệch lãi suất và lạm phát trong và ngoài nước, thời điểm vay và thời gian
vay, ràng buộc của các khoản vay, hiệu quả kinh tế và xã hội của việc phân bổ
và sử dụng nguồn vốn đi vay, thời điểm trả nợ. Như đã phân tích ở trên, tác động
của nợ cũng như viện trợ là đến phúc lợi bình quân đầu người hơn là tăng
trưởng kinh tế. Việt Nam hiện tại và trong tương lai gần không gặp rủi ro về nợ
nước ngoài để có thể dẫn tới một sự khủng hoảng kinh tế trong trường hợp
không có sự đột biến lớn.

Bên cạnh đó, còn có nghiên cứu của Ths. Nguyễn Hoàng Phương với đề
tài “Ước lượng hiệu quả của vốn ODA đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam,
giai đoạn 1986-2007”, đăng trên tập Nguồn tài chính trong nước và nước ngoài
cho tăng trưởng ở Việt Nam, Diễn đàn Phát triển Việt Nam, NXB Lao động Xã
hội, năm 2007.

Mô hình cụ thể như sau: GY = g + skGK + (1-sl)GL

Trong đó: GY là biến phụ thuộc đại diện cho tăng trưởng kinh tế; GL là
tỷ lệ tăng trưởng của lao động, GK là tỷ lệ tăng trưởng của tổng nguồn vốn.

Kết quả ước lượng: Vốn ODA đóng một vai trò ngày càng quan trọng
trong tổng vốn tích luỹ, tổng đầu tư toàn xã hội cũng như sự tăng trưởng của nền
kinh tế: ODA đóng góp 0,73% vào tăng trưởng GDP năm 1993, tăng lên 10%
năm1999 , và sau đó ổn định ở mức 8% cho đến năm 2006; sự đóng góp của
ODA đối với tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tổng vốn tích luỹ chiếm tỷ lệ đáng
kể trong giai đoạn nghiên cứu, trung bình ở mức 15% và 11%. Tuy nhiên, kết
quả tính toán của sự đóng góp của ODA đối với sự tăng trưởng của GDP chỉ là
sự ước lượng trong ngắn hạn, và sự đóng góp dài hạn của ODA đối với sự tăng
trưởng GDP trong dài hạn vẫn chưa được xác định. Do đó, có thể khẳng định
rằng tổng đóng góp của ODA đối với sự tăng trưởng của GDP sẽ cao hơn
nhiều so với kết quả ước lượng.
38

Nghiên cứu của Mai Thu Hiền và Nguyễn Thị Như Nguyệt (2010),
“Tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam”. Tác giả đánh giá được
tình hình nợ công thông qua các chương trình đầu tư công, nợ công của Việt
Nam được chuyển tải vào các dự án đầu tư nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo
nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, tình hình sử dụng nợ
công ở Việt Nam không đạt hiệu quả cao, thể hiện ở hai khía cạnh sau:

Thứ nhất, tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn: Tình trạng chậm trễ
trong giải ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và nguồn vốn trái
phiếu Chính phủ diễn ra khá thường xuyên. Theo báo cáo của Kho bạc Nhà
nước, hết tháng 10/2009, mới giải ngân được 26.586 trong số 64.000 tỷ đồng
vốn trái phiếu Chính phủ, bằng 47,5% kế hoạch năm. Tình trạng dự án, công
trình thi công dở dang, chuyển tiếp, kéo dài, chậm tiến độ vẫn chậm được
khắc phục. Điều này cùng với sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và
trong hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước cũng như các tập đoàn lớn,
dẫn đến đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các khâu của
quá trình quản lý dự án đầu tư.

Thứ hai, hiệu quả đầu tư thấp, thể hiện qua chỉ số ICOR (xem Biểu đồ
2): Năm 2009, trong khi tổng mức đầu tư toàn xã hội lên tới 42,2% GDP, thì
tốc độ tăng trưởng lại chỉ đạt 5,2%. Chỉ số ICOR năm 2009 đã tăng tới mức
quá cao, trên 8 so với 6,6 của năm 2008. Điều này có nghĩa là, nếu năm 2001
Việt Nam cần 5,24 đồng vốn để tạo ra được 1 đồng sản lượng, thì giờ đây cần
phải đầu tư thêm gần 3 đồng vốn nữa.

Tình hình trả nợ công: Từ năm 2006 đến nay, tình hình trả nợ công
của Việt Nam không ổn định và hầu như không có sự gia tăng đáng kể về giá
trị, trung bình hàng năm Việt Nam dành ra trên 3,5% GDP để chi trả nợ và
viện trợ. Tỷ lệ trả nợ/tổng nợ công giảm dần qua các năm, từ 9,09% năm 2006
39

xuống còn 6,53% năm 2010. Trong khi đó, quy mô của các khoản nợ công
ngày càng tăng lên với tốc độ chóng mặt với gần 20%/năm; mặt khác, tình
hình sử dụng nợ công ở Việt Nam còn đang tồn tại nhiều bất cập như chậm trễ
trong giải ngân và sự kém hiệu quả trong sử dụng vốn vay vào các dự án đầu
tư. Điều này tác động tiêu cực tới khả năng trả nợ của Việt Nam trong tương
lai.
40

CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mô hình nghiên cứu

Đề tài đi vào phân tích mối quan hệ định lượng giữa nợ nước ngoài và
tăng trưởng kinh tế dựa trên phương pháp luận được Cunningham (1993) áp
dụng để chỉ ra rằng gánh nặng vay nợ nước ngoài ảnh hưởng xấu đến năng suất
vốn và lao động. Mô hình được áp dụng dưới đây nhằm tìm ra ảnh hưởng của
gánh nặng nợ, lao động và vốn đến tăng trưởng kinh tế theo dạng của hàm sản
xuất tân cổ điển. Khi thêm biến nợ nước ngoài phải trả như Cunningham (1993)
đưa ra thì hàm sản xuất tân cổ điển giả sử có dạng như sau:

GDP = β0 + β1X + β2 K + β3 L + β4 FDI+ ε (1)

Trong đó, GDP là tổng sản phẩm quốc nội, X (Debt service) là nợ phải
trả (bao gồm các khoản nợ đáo hạn và trả lãi các khoản nợ khác), K là tổng vốn
tích lũy (hay dung lượng vốn), L là lượng lao động có việc làm, FDI là nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tất cả các biến này đều được biểu diễn dưới
dạng hàm số logarith cơ số tự nhiên.

Mô hình trên được sử dụng nhằm mục đích tìm hiểu liệu có hay không
mối quan hệ trong dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế và ba đầu vào. Khả năng xảy
ra mối quan hệ trong dài hạn được kiểm định bằng kỹ thuật đồng liên kết. Giả
định nợ nước ngoài phải trả hàng năm có tác động âm tới tăng trưởng kinh tế.

3.2. Dữ liệu nghiên cứu

Tác giả thu thập số liệu nghiên cứu cho 06 quốc gia Đông Nam Á bao
gồm: Malaysia, Singapore, Thái Lan; Việt Nam; Myanmar và Indonesia trong
giai đoạn 1990 – 2014. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ ấn phẩm “Key
Indicators for Asia and the Pacific” của ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và
Ngân hàng Thế giới và báo cáo của Ban thư ký ASEAN và tổng cục thống kê
41

trong thông cáo báo chí của Asean stats. Ngoài ra, các số liệu được thu thập từ
báo cáo của Bộ tài chính (MOF), Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới
(WB).

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Ngoài việc tiếp thu có chọn lọc những kết quả liên quan đến nội dung
nghiên cứu, đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để làm rõ
các mục tiêu và giải quyết các nhiệm vụ nêu ra.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Để kiểm tra tác động của nợ nước
ngoài đến tăng trưởng kinh tế luận văn sử dụng phương pháp hồi quy phân tích
dữ liệu nhằm đánh giá tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế bằng
phần mềm Eview 7.0.

3.4. Các biến độc lập và giả thuyết nghiên cứu

Bảng 3.1: Bảng mô tả các biến độc lập và giả thuyết

Nhân tố Biến và đo lƣờng Giả thuyết

K Dung lượng vốn (+)

Nợ phải trả bao gồm các khoản nợ đáo hạn


X (-)
và trả lãi các khoản nợ khác

L L là lượng lao động có việc làm (+)

FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (+)


42

3.5. Mô tả dữ liệu

Bảng 3.2: Bảng mô tả dữ liệu

LN_GDP_ LN_X_ LN_L_ LN_K_ LN_FDI_


1. Việt Nam
Mean 10.87453 10.12192 3.758996 11.71783 8.700136
Median 10.54534 9.995567 3.676301 11.46323 8.577799
Maximum 12.12269 11.20640 5.100000 13.49641 10.51300
Minimum 10.20381 9.442777 3.380995 10.31811 7.064212
Std. Dev. 0.652120 0.490911 0.384242 1.065953 1.125783
Skewness 0.696438 0.884765 2.021986 0.318511 0.100854
Kurtosis 1.978876 2.911344 7.243218 1.712552 1.739370
Jarque-Bera 3.107081 3.269890 35.79023 2.149291 1.697785
Probability 0.211498 0.194963 0.000000 0.341419 0.427889
Sum 271.8633 253.0480 93.97489 292.9457 217.5034
Sum Sq. Dev. 10.20625 5.783836 3.543400 27.27016 30.41727
Observations 25 25 25 25 25
2. Thái Lan
Mean 12.10359 11.05201 3.443201 12.91487 10.33898
Median 12.03400 10.89955 3.434632 12.88415 10.23763
Maximum 12.90438 11.89461 3.718196 14.37456 11.82557
Minimum 11.50015 10.43071 3.174715 11.63992 9.197569
Std. Dev. 0.450308 0.451330 0.172721 0.950016 0.853518
Skewness 0.471052 0.562978 0.063689 0.131628 0.316149
Kurtosis 1.909947 2.036278 1.699195 1.571491 1.737014
Jarque-Bera 2.162267 2.288061 1.779500 2.197856 2.078059
Probability 0.339211 0.318533 0.410758 0.333228 0.353798
Sum 302.5898 276.3003 86.08002 322.8718 258.4745
Sum Sq. Dev. 4.866650 4.888760 0.715984 21.66071 17.48384
Observations 25 25 25 25 25
3. Singapore
Mean 11.77802 11.62097 0.995241 12.74990 10.23220
Median 11.62690 11.44057 1.081805 12.53109 10.19477
Maximum 12.61880 12.51563 1.324419 14.14486 11.61094
Minimum 11.23087 11.04454 0.553885 11.79048 9.190647
Std. Dev. 0.468686 0.508709 0.253996 0.784737 0.800399
Skewness 0.668630 0.658271 -0.270818 0.562386 0.331086
Kurtosis 1.973909 1.941048 1.543317 1.905666 1.720927
Jarque-Bera 2.959506 2.973608 2.515933 2.565289 2.160936
Probability 0.227694 0.226094 0.284231 0.277303 0.339437
Sum 294.4505 290.5242 24.88103 318.7476 255.8050
Sum Sq. Dev. 5.271994 6.210831 1.548335 14.77948 15.37534
Observations 25 25 25 25 25
4. Malaysia
Mean 11.90855 11.28922 12.75567 2.665831 10.35386
Median 11.82208 11.15118 12.75817 2.580217 10.35197
Maximum 12.72063 12.30001 14.26179 3.167583 11.58618
Minimum 11.37766 10.57915 11.57651 2.305581 9.328937
Std. Dev. 0.436447 0.521379 0.923581 0.245522 0.754802
Skewness 0.565229 0.768909 0.192329 0.670939 0.200305
Kurtosis 1.992685 2.417487 1.610075 2.285879 1.672951
Jarque-Bera 2.388145 2.816878 2.166514 2.406880 2.001611
Probability 0.302985 0.244525 0.338491 0.300160 0.367583
Sum 297.7138 282.2306 318.8919 66.64577 258.8465
43

LN_GDP_ LN_X_ LN_L_ LN_K_ LN_FDI_


Sum Sq. Dev. 4.571670 6.524076 20.47206 1.446740 13.67342
Observations 25 25 25 25 25
5. Myanmar
Mean 9.625547 8.749709 2.361374 7.433523 10.47267
Median 9.273691 8.418025 2.429218 7.038764 10.20978
Maximum 10.94710 10.31222 2.751748 9.386450 12.48826
Minimum 8.990442 7.802998 2.054124 6.090019 9.189292
Std. Dev. 0.710163 0.849765 0.208283 1.081019 1.165159
Skewness 0.960713 0.818259 0.044844 0.702943 0.576882
Kurtosis 2.230115 2.128932 1.758782 2.072836 1.849864
Jarque-Bera 4.463122 3.580159 1.613194 2.954323 2.764567
Probability 0.107361 0.166947 0.446375 0.228285 0.251005
Sum 240.6387 218.7427 59.03435 185.8381 261.8167
Sum Sq. Dev. 12.10396 17.33042 1.041168 28.04645 32.58227
Observations 25 25 25 25 25
6. Indonesia
Mean 12.48839 11.38630 10.69193 13.73968 3.109087
Median 12.25557 11.21855 10.44509 13.61398 3.091042
Maximum 13.68879 12.72381 12.73427 15.52934 3.574590
Minimum 11.69589 10.37426 8.594154 12.36372 2.708050
Std. Dev. 0.732190 0.834224 1.207443 1.123076 0.265074
Skewness 0.548450 0.446266 0.366495 0.333052 0.152406
Kurtosis 1.747800 1.729834 2.309188 1.649021 1.733823
Jarque-Bera 2.886658 2.510351 1.056766 2.363375 1.766786
Probability 0.236140 0.285026 0.589558 0.306761 0.413378
Sum 312.2096 284.6575 267.2983 343.4920 77.72718
Sum Sq. Dev. 12.86646 16.70232 34.99006 30.27120 1.686338
Observations 25 25 25 25 25

Các giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn
trong bảng trên, cho biết sự chênh lệch giá trị của số liệu các biến trong mô hình.
Hai giá trị thống kê giúp ta hình dung về hình dáng phân phối của số liệu là độ
nghiêng (Skewness) và độ nhọn (Kurtosis). Trongđó:

- Hệ số bất đối xứng (độ nghiêng - Skewness):

+ Nếu Skewness = 0 thì phân phối là đối xứng.

+ Nếu Skewness < 0 thì phân phối là bất đối xứng và đồ thị sẽ xuôi về bên
trái nhiều hơn.

+ Nếu Skewness > 0 thì phân phối là bất đối xứng và đồ thị sẽ xuôi về bên
phải nhiều hơn.

- Hệ số nhọn (độ nhọn - Kurtosis):

+ Nếu Kurtosis = 3 thì phân phối xác suất được tập trung ở mức bình
44

thường.

+ Nếu Kurtosis > 3 thì phân phối tập trung ở mức độ cao hơn mức bình
thường.

+ Nếu Kurtosis < 3 thì phân phối xác suất được tập trung ở mức độ thấp
hơn mức bình thường.

Mô hình luận văn thực hiện với các quan sát trong khoảng thời gian từ năm
1990 đến năm 2014 với các biến kinh tế của luận văn bao gồm LnGDP - biến
tăng trưởng kinh tế, biến LnX - nợ nước ngoài, biến LnK – tổng vốn tích lũy,
biến LnL – lực lượng lao động có việc làm, biến LnFDI - Vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
45

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ nƣớc ngoài với tăng trƣởng
kinh tế của từng quốc gia

Trên cơ sở mô hình lý thuyết ở trên, để đo lường tác động của nợ nước


ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á tác giả thực hiện mô
hình hồi quy được đề xuất cho nghiên cứu với giả định là tăng trưởng kinh tế
chịu sự tác động của nợ nước ngoài, tổng vốn tích lũy, vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài và số lượng lao động có việc làm. Mô hình được xây dựng như sau:

GDP = β0 + β1X + β2K + β3L + β4FDI + ε

Các biến chuỗi trên được chuyển sang dạng logarit ở ước lượng. Ở chừng
mực nhất định chuyển sang dạng log làm bằng phẳng hóa khuynh hướng thời
gian hơn của tập dữ liệu. Như vậy ta có các mô hình như sau:

Ln = β0 + β1Ln(X) + β2Ln(K) + β3Ln(L) + β4Ln(FDI) + ε (2)

Trong đó:

+ Ln(GDP) là logarit tự nhiên của tăng trưởng kinh tế

+ Ln(X) là logarit tự nhiên của dư nợ nước ngoài

+ Ln(K) là logarit tự nhiên của tổng vốn tích lũy

+ Ln(L) là logarit tự nhiên của lực lượng lao động có việc làm

+ Ln(FDI) là logarit tự nhiên của vốn đầu tư nước ngoài

β0 : là hằng số

β1 β2 β3 β4 là thông số độ dốc

ε là sai số hồi quy


46

4.1.1. Kết quả

Bảng 4.1: Kết quả phân tích hồi quy từng quốc gia

Biến Việt Nam Thái Lan Singapore Malaysia Myanmar Indonesia

Coefficient Prob. Coefficient Prob. Coefficient Prob. Coefficient Prob. Coefficient Prob. Coefficient Prob.

C 0.928752 0.0035 3.420234 0.0066 2.545634 0.0000 4.077967 0.0000 0.725709 0.0443 2.580190 0.0000

LnX 0.118672 0.0154 0.572378 0.0008 0.401905 0.0004 0.439249 0.0000 -0.423149 0.0003 0.772104 0.0013

LnK 1.140194 0.0000 -0.125419 0.7288 0.202890 0.0301 0.246106 0.0433 1.586043 0.0000 -0.797376 0.0281

LnL 0.137420 0.0135 0.122218 0.2052 -0.311188 0.0066 0.085250 0.5403 -0.041249 0.3547 -0.000383 0.9746

Ln FDI -0.589940 0.0001 0.117114 0.5195 0.223288 0.0269 -0.047780 0.7507 -0.477080 0.0000 0.262015 0.2060

R-squared 0.996740 0.995021 0.998656 0.996412 0.999326 0.995153

Adjusted
0.996088 0.031773 0.998387 0.995694 0.999191 0.994184
R-squared

F-statistic 1528.622 1200.161 3714.792 1388.349 7407.959 1026.660

Prob(F-
0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000
statistic)

Durbin-
1.325454 1.846266 1.862557 1.051126 1.878641 1.099367
Watson stat
47

Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phần mềm Eview7. Phân tích hồi quy
đa biến giữa biến phụ thuộc LnGDP với các biến độc lập (LnX, LnK, LnL, LnFDI),
kết quả phân tích hồi quy từng quốc gia được thể hiện ở bảng trên

4.1.2. Kiểm tra tính thích hợp của mô hình

a. Tại Việt Nam

Tra bảng thống kê Durbin – Watson để tìm dL và dU. Đại lượng thống kê
Durbin – Watson (d) = 1,32>1 nên mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy, trị thống kê F của mô hình bằng
1528.622 với mức ý nghĩa quan sát Prob(F-Statistic) = 0.000 nên có thể khẳng
định tồn tại mô hình hay tồn tại mối quan hệ giữa biến GDP với biến độc lập
khác trên tổng thể. Như vậy, phân tích hồi quy tuyến tính bội là phù hợp và có
thể sử dụng để kiểm định mô hình đề xuất.

Đồng thời qua kết quả phân tích bảng trên cho thấy R2 điều chỉnh = 0.996,
nghĩa là phương trình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tập dữ
liệu là 99,6%.
Phương trình hồi quy đã chuẩn hóa của mô hình được viết lại như sau:
Ln(GDPvietnam) = 0.928+ 0.118Ln(X) + 1.140Ln(K) + 0.137Ln(L) -
0.589Ln(FDI) + ε

Từ kết quả ở trên cho thấy, hệ số hồi quy đứng trước nợ nước ngoài, dung
lượng vốn, lực lượng lao động có việc làm của Việt Nam mang dấu dương và có
ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ rằng nợ nước ngoài tại Việt nam, dung
lượng vốn, lực lượng lao động có việc làm có tác động cùng chiều tới sự thay
đổi của tăng trưởng kinh tế. Riêng đối với hệ số hồi quy đứng trước vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài của Việt Nam mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê.

Với kết quả phân tích ở trên cho thấy, nợ nước ngoài của Việt Nam làm
gia tăng nguồn lực cho Nhà nước, từ đó tăng cường nguồn vốn để phát triển cơ
48

sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tư đồng bộ của Nhà nước. Trong giai đoạn này,
là giai đoạn mà nước ta tăng tốc phát triển nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó cơ sở hạ tầng là yếu tố có tính chất quyết định.
Muốn phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng và đồng bộ, vốn là yếu tố quan trọng
nhất. Với chính sách huy động nợ nước ngoài hợp lý, nhu cầu về vốn sẽ từng
bước được giải quyết để đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó gia tăng năng lực sản xuất
cho nền kinh tế.

b. Tại Thái Lan

Tra bảng thống kê Durbin – Watson để tìm dL và dU. Đại lượng thống kê
Durbin – Watson (d) = 1,846>1 nên mô hình không có hiện tượng tự tương
quan.

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy, trị thống kê F của mô hình bằng
1200.161 với mức ý nghĩa quan sát Prob(F-Statistic) = 0.000 nên có thể khẳng
định tồn tại mô hình hay tồn tại mối quan hệ giữa biến GDP với biến độc lập
khác trên tổng thể. Như vậy, phân tích hồi quy tuyến tính bội là phù hợp và có
thể sử dụng để kiểm định mô hình đề xuất.

Đồng thời qua kết quả phân tích bảng trên cho thấy R2 điều chỉnh = 0.995,
nghĩa là phương trình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tập dữ
liệu là 99,5%.
Phương trình hồi quy đã chuẩn hóa của mô hình được viết lại như sau:
Ln(GDPthailan) = 3.420+ 0.572Ln(X) + ε

Từ kết quả ở trên cho thấy, hệ số hồi quy đứng trước nợ nước ngoài của
Thái Lan mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ rằng nợ
nước ngoài tại Thái Lan có tác động cùng chiều tới sự thay đổi của tăng trưởng
kinh tế. Cụ thể, nếu nợ nước ngoài tăng (giảm) 1% thì kinh tế tăng trưởng
0.572%.

c. Tại Singapore
49

Tra bảng thống kê Durbin – Watson để tìm dL và dU. Đại lượng thống kê
Durbin – Watson (d) = 1.862>1 nên mô hình không có hiện tượng tự tương
quan.

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy, trị thống kê F của mô hình bằng
3714.792 với mức ý nghĩa quan sát Prob(F-Statistic) = 0.000 nên có thể khẳng
định tồn tại mô hình hay tồn tại mối quan hệ giữa biến GDP với biến độc lập
khác trên tổng thể. Như vậy, phân tích hồi quy tuyến tính bội là phù hợp và có
thể sử dụng để kiểm định mô hình đề xuất.

Đồng thời qua kết quả phân tích bảng trên cho thấy R2 điều chỉnh = 0.998,
nghĩa là phương trình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tập dữ
liệu là 99,8%.
Phương trình hồi quy đã chuẩn hóa của mô hình được viết lại như
sau:
Ln(GDPsing) = 2.545+ 0.401Ln(X) + 0.202Ln(K) - 0.311Ln(L) +
0.223Ln(FDI) + ε

Từ kết quả ở trên cho thấy, hệ số hồi quy đứng trước nợ nước ngoài, dung
lượng vốn, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore mang dấu dương và
có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ rằng nợ nước ngoài tại Singapore có tác
động cùng chiều tới sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế.

b. Tại Malaysia

Tra bảng thống kê Durbin – Watson để tìm dL và dU. Đại lượng thống kê
Durbin – Watson (d) = 1.051>1 nên mô hình không có hiện tượng tự tương
quan.

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy, trị thống kê F của mô hình bằng
1388.349 với mức ý nghĩa quan sát Prob(F-Statistic) = 0.000 nên có thể khẳng
định tồn tại mô hình hay tồn tại mối quan hệ giữa biến GDP với biến độc lập
khác trên tổng thể. Như vậy, phân tích hồi quy tuyến tính bội là phù hợp và có
50

thể sử dụng để kiểm định mô hình đề xuất.

Đồng thời qua kết quả phân tích bảng trên cho thấy R2 điều chỉnh = 0.995,
nghĩa là phương trình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tập dữ
liệu là 99,5%.
Phương trình hồi quy đã chuẩn hóa của mô hình được viết lại như sau:
Ln(GDPmalaysia) = 4.077+ 0.439Ln(X) + 0.246Ln(K) + ε

Từ kết quả ở trên cho thấy, hệ số hồi quy đứng trước nợ nước ngoài của
Malaysia mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ rằng nợ
nước ngoài tại Mlaysia có tác động cùng chiều tới sự thay đổi của tăng trưởng
kinh tế.

e. Tại Myanmar

Tra bảng thống kê Durbin – Watson để tìm dL và dU. Đại lượng thống kê
Durbin – Watson (d) = 1.878>1 nên mô hình không có hiện tượng tự tương
quan.

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy, trị thống kê F của mô hình bằng
7407.959 với mức ý nghĩa quan sát Prob(F-Statistic) = 0.000 nên có thể khẳng
định tồn tại mô hình hay tồn tại mối quan hệ giữa biến GDP với biến độc lập
khác trên tổng thể. Như vậy, phân tích hồi quy tuyến tính bội là phù hợp và có
thể sử dụng để kiểm định mô hình đề xuất.

Đồng thời qua kết quả phân tích bảng trên cho thấy R2 điều chỉnh = 0.999,
nghĩa là phương trình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tập dữ
liệu là 99,9%.
Phương trình hồi quy đã chuẩn hóa của mô hình được viết lại như sau:
Ln(GDPmyanmar) = 0.725+ 1.586Ln(X) - 0.423Ln(L) -
0.477Ln(FDI) + ε
51

Từ kết quả ở trên cho thấy, hệ số hồi quy đứng trước nợ nước ngoài của
Muanmar mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ rằng nợ
nước ngoài tại Myanmar có tác động cùng chiều tới sự thay đổi của tăng trưởng
kinh tế.

f. Tại Indonesia

Tra bảng thống kê Durbin – Watson để tìm dL và dU. Đại lượng thống kê
Durbin – Watson (d) = 1.099>1 nên mô hình không có hiện tượng tự tương
quan.

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy, trị thống kê F của mô hình bằng
1026.660 với mức ý nghĩa quan sát Prob(F-Statistic) = 0.000 nên có thể khẳng
định tồn tại mô hình hay tồn tại mối quan hệ giữa biến GDP với biến độc lập
khác trên tổng thể. Như vậy, phân tích hồi quy tuyến tính bội là phù hợp và có
thể sử dụng để kiểm định mô hình đề xuất.

Đồng thời qua kết quả phân tích bảng trên cho thấy R2 điều chỉnh = 0.994,
nghĩa là phương trình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tập dữ
liệu là 99,4%.
Phương trình hồi quy đã chuẩn hóa của mô hình được viết lại như sau:
Ln(GDPIndonesia) = 0.258 + 0.772Ln(X) - 0.797Ln(L) + ε

Từ kết quả ở trên cho thấy, hệ số hồi quy đứng trước nợ nước ngoài của
Indonesia mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ rằng nợ
nước ngoài tại Indonesia có tác động cùng chiều tới sự thay đổi của tăng trưởng
kinh tế.
52

4.2. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ nƣớc ngoài với tăng trƣởng
kinh tế các quốc gia (Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Myanmar,
Indonesia)

Trên cơ sở mô hình lý thuyết ở trên, để đo lường tác động của nợ nước


ngoài đến tăng trưởng kinh tế chung 6 quốc gia (Việt Nam, Thái Lan, Singapore,
Malaysia, Myanmar, Indonesia) tác giả thực hiện mô hình hồi quy được đề xuất
cho nghiên cứu với giả định là tăng trưởng kinh tế chịu sự tác động của nợ nước
ngoài, tổng vốn tích lũy và số lượng lao động có việc làm, vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Mô hình được xây dựng như sau:

GDP6nuoc = β0 + β1X + β2K + β3L + β4FDI+ ε

Các biến chuỗi trên được chuyển sang dạng logarit ở ước lượng. Ở chừng
mực nhất định chuyển sang dạng log làm bằng phẳng hóa khuynh hướng thời
gian hơn của tập dữ liệu. Như vậy ta có các mô hình như sau:

Ln(GDP6nuoc) = β0 + β1Ln(X) + β2Ln(K) + β3Ln(L) + β4Ln(FDI) + ε (5)

Trong đó:

+ Ln(GDPmalay) là logarit tự nhiên của tăng trưởng kinh tế của 6 nước


(Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Myanmar, Indonesia).

+ Ln(X) là logarit tự nhiên của dư nợ nước ngoài của6 nước (Việt Nam,
Thái Lan, Singapore, Malaysia, Myanmar, Indonesia).

+ Ln(K) là logarit tự nhiên của tổng vốn tích lũy của6 nước (Việt Nam,
Thái Lan, Singapore, Malaysia, Myanmar, Indonesia).

+ Ln(L) là logarit tự nhiên của lực lượng lao động có việc làm của6 nước
(Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Myanmar, Indonesia).

+ Ln(F) là logarit vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào6 nước (Việt Nam,
Thái Lan, Singapore, Malaysia, Myanmar, Indonesia).
53

β0 : là hằng số

β1 β2 β3 β4 là thông số độ dốc

ε là sai số hồi quy

4.2.1. Thống kê mô tả

Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình

LN_GDP_ LN_FDI_ LN_K_ LN_L_ LN_X_


Mean 11.46310 9.625105 12.08129 2.722288 11.01383
Median 11.68723 9.769380 12.05277 2.880554 11.12499
Maximum 13.68879 12.73427 15.52934 5.100000 14.37456
Minimum 8.990442 6.090019 9.189292 0.553885 7.802998
Std. Dev. 1.120098 1.521955 1.456404 0.939398 1.481847
Skewness -0.608615 -0.457707 0.150471 -0.676246 -0.156058
Kurtosis 2.940263 2.731777 2.595436 2.866765 2.901861

Jarque-Bera 9.282623 5.687037 1.588991 11.54367 0.669049


Probability 0.009645 0.058220 0.451809 0.003114 0.715678

Sum 1719.466 1443.766 1812.194 408.3432 1652.075


Sum Sq. Dev. 186.9383 345.1359 316.0458 131.4877 327.1848

Observations 150 150 150 150 150

4.2.2. Kết quả hồi quy

a. Phân tích hồi quy đa biến giữa biến phụ thuộc LnGDP với các biến độc
lập (LnX, LnK, LnL, LnFDI), với hiệu ứng Fixed effect, được kết quả như sau:

Bảng 4.3: Kết quả hồi quy với hiệu ứng Fixed effect

Biến Kết quả hồi quy


Coefficient Prob.
C 3.377967 0.0000
LN_X_ 0.268293 0.0000
LN_FDI_ 0.025648 0.1125
LN_L_ -0.013977 0.8335
LN_K_ 0.407356 0.0000
R-squared 0.993741
Adjusted R-squared 0.993338
Sum squared resid 1.170106
F-statistic 2469.629
54

Prob(F-statistic) 0.000000

So sánh 6 quốc gia Đông Nam Á:

Trên cơ sở xem xét mức độ tác động của các đối tượng bảng (Vietnam,
Thailan, Singapore, Malaysia, Myanmar, Indonesia) thông qua hệ số cắt ngang
của các đối tượng ta có bảng sau:

STT Nƣớc Effect


1 Vietnam -0.163005
2 Thailan 0.541502
3 Singapore -0.160047
4 Myanmar -0.523661
5 Malaysia 0.077370
6 Indonesia 0.227840

Từ kết quả phân tích hồi quy, trị thống kê F của mô hình bằng 2469.629
với mức ý nghĩa quan sát Prob(F-Statistic) = 0.000 nên có thể khẳng định tồn tại
mô hình hay tồn tại mối quan hệ giữa biến GDP với biến độc lập khác trên tổng
thể. Như vậy, phân tích hồi quy tuyến tính bội là phù hợp và có thể sử dụng để
kiểm định mô hình đề xuất.

Đồng thời qua kết quả phân tích hồi quy cho thấy R2 điều chỉnh = 0.993,
nghĩa là phương trình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tập dữ
liệu là 99,3%.
Phương trình hồi quy đã chuẩn hóa của mô hình được viết lại như sau:
Ln(GDP6nuoc) = 3.377+ 0.268Ln(X) + 0.407Ln(K) + ε

Từ kết quả ở trên cho thấy, hệ số hồi quy đứng trước nợ nước ngoài và
dung lượng vốn của các quốc gia Đông Nam Á mang dấu dương và có ý nghĩa
thống kê. Điều này chứng tỏ rằng nợ nước ngoài của 6 quốc gia (Việt Nam, Thái
Lan, Singapore, Malaysia, Myanmar, Indonesia) có tác động cùng chiều tới sự
55

thay đổi của tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, nếu biến LnX tăng (giảm) 1% thì
LnGDP tăng (giảm) tương ứng 0.268%.

b. Phân tích hồi quy đa biến giữa biến phụ thuộc LnGDP với các biến độc
lập (LnX, LnK, LnL, LnFDI), với hiệu ứng Random effect:

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy với với hiệu ứng Random effect

Biến Kết quả hồi quy


Coefficient Prob.
C 3.208037 0.0000
LN_X_ 0.313735 0.0000
LN_K_ 0.360764 0.0000
LN_L_ 0.037624 0.3262
LN_FDI_ 0.035191 0.0283
R-squared 0.971290
Adjusted R-squared 0.970499
S.E. of regression 0.103029
F-statistic 1226.398
Prob(F-statistic) 0.000000

Từ kết quả phân tích hồi quy cho thấy, trị thống kê F của mô hình bằng
1226.398 với mức ý nghĩa quan sát Prob(F-Statistic) = 0.000 nên có thể khẳng
định tồn tại mô hình hay tồn tại mối quan hệ giữa biến GDP với biến độc lập
khác trên tổng thể. Như vậy, phân tích hồi quy tuyến tính bội là phù hợp và có
thể sử dụng để kiểm định mô hình đề xuất.
Đồng thời qua kết quả phân tích, cho thấy R2 điều chỉnh = 0.970, nghĩa là
phương trình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là
97%.
Phương trình hồi quy đã chuẩn hóa của mô hình được viết lại như sau:

Ln(GDP6nuoc) = 3.208+ 0.313Ln(X) + 0.360Ln(K) + 0.035Ln(FDI) + ε

Từ kết quả ở trên cho thấy, hệ số hồi quy đứng trước nợ nước ngoài; dung
lượng vốn và đầu tư trực tiếp của nước ngoài của các quốc gia Đông Nam Á
mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ rằng nợ nước ngoài
của 6 quốc gia (Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Myanmar, Indonesia)
có tác động cùng chiều tới sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, nếu biến
56

LnX tăng (giảm) 1% thì LnGDP tăng (giảm) tương ứng 0.313%, nếu biến LnK
tăng (giảm) 1% thì LnGDP tăng (giảm) tương ứng 0.360% và nếu biến LnFDI
tăng (giảm) 1% thì LnGDP tăng (giảm) tương ứng 0.035%.

c. Bảng đánh giá kết quả của 2 mô hình

Bảng 4.5: Bảng đánh giá kết quả của 2 mô hình

BIẾN PHỤ THUỘC Mô hình 1 (Fixed Mô hình 2 (Random


effect) effect)
Constant 3.377 3.208
LnX 0.268 0.313
LnK 0.407 0.360
LnFDI - 0.028
R-squared 0.993
Adjusted R-squared 0.993
F-statistic 2469.629
Total panel (balanced) 150
observations
+ Mô hình 1: Ở mức ý nghĩa 5% chỉ có biến LnX (nợ nước ngoài) và LnK (dung lượng
vốn) tác động đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á (6 quốc gia: Việt
Nam, Thái Lan, Singapore, Myanmar, Malaysia, Indonesia).
+ Mô hình 2: Ở mức ý nghĩa 5% thì có các biến LnX (nợ nước ngoài); LnK (dung lượng
vốn) và Ln FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á (6 quốc
gia: Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Myanmar, Malaysia, Indonesia).

d. Kiểm định Hausman-test

Để kiểm định xem mô hình Fixed effect hay Random effect là mô hình
phù hợp hơn trong việc nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đế tăng trưởng
kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á, tác giả sử dụng kiểm định Hausman –
test. Kết quả cho thấy:
57

Chi-Square = 4 trong mô hình 2 so với mô hình 1 và xác suất gần bằng 1


>0.05, từ đó có thể đi đến kết luận bác bỏ giả thuyết H0: Mô hình Random
effects là phù hợp. Điều này có nghĩa là mô hình Fixed effects là mô hình phù
hợp hơn trong nghiên cứu. Ngoài ra, kết quả R2 và R2 hiệu chỉnh của mô hình
Fixed effects luôn cao hơn mô hình Random effects càng chứng tỏ cho độ mạnh
của mô hình Fixed effects trong nghiên cứu này.

4.3. So sánh và nhận xét

Từ kết quả phân tích hồi quy các mô hình được xây dựng ở trên, tác giả
đưa ra bảng đánh giá tổng hợp chung các mô hình như sau:

Bảng 4.6: Đánh giá tổng hợp chung các mô hình

Stt Mô hình hồi quy được viết lại Ghi chú


Ln(GDPvietnam) = 0.928+ 0.118Ln(X) +
1 Việt Nam
1.140Ln(K) + 0.137Ln(L) - 0.589Ln(FDI) + ε
2 Ln(GDPthailan) = 3.420+ 0.572Ln(X) + ε Thái Lan
Ln(GDPsing) = 2.545+ 0.401Ln(X) + 0.202Ln(K) -
3 Singapore
0.311Ln(L) + 0.223Ln(FDI) + ε
Ln(GDPmalaysia) = 4.077+ 0.439Ln(X) +
4 Malaysia
0.246Ln(K) + ε
Ln(GDPmyanmar) = 0.725+ 1.586Ln(X) -
5 Myanmar
0.423Ln(L) - 0.477Ln(FDI) + ε
Ln(GDPIndonesia) = 0.258 + 0.772Ln(X) -
6 Indonesia
0.797Ln(L) + ε
Ln(GDP6nuoc) = 3.377+ 0.268Ln(X) + 0.407Ln(K)
7 6 Quốc gia

Quan sát các mô hình hồi quy được viết lại từ các biến sốcóýnghĩa thống
kê trên ta thấy biến số nợ nước ngoài có tác động cùng chiều ở cácmôhình.

Đối với biến số lực lượng lao động có việc làm thì tại các quốc gia như:
Thái Lan, Malaysiabiến số này chưa giải thích được mức độ tác động.

Đối với biến số dung lượng vốn thì tại các quốc ia như: Thái Lan,
Myanmar, Indonesia biến số này chưa giải thích được mức độ tác động trong mô
hình.
58

Riêng tại Myanmar và Việt Nam thì dữ liệu thực nghiệm cho thấy, ngoài
mức độ tác động của nợ nước ngoài, thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI tác động ngược chiều đối với tăng trưởng kinh tế.

Từ phương trình hồi quy cho thấy mức độ tác động của nợ nước ngoài
đến tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia là rất khác nhau và sự hiệu quả của
việc sử dụng vốn vay nước ngoài cũng khác nhau rõ rệt. Đối với nghiên cứu tại
Việt Nam, khi tỷ lệ nợ nước ngoài tăng 1% thì kinh tế tăng trưởng 0,118% (thấp
hơn mức tăng trưởng bình quân chung của 6 quốc gia 0,268%); tại Thái Lan, khi
tỷ lệ nợ nước ngoài tăng 1% thì kinh tế tăng trưởng 0,572% (cao hơn mức tăng
trưởng bình quân chung của 6 quốc gia là 0,304%); tại Singapore tương ứng
kinh tế tăng trưởng 0,401% (cao hơn mức tăng trưởng chung là 0,13%) và
Malaysia là 0,439% (cao hơn mức tăng trưởng chung 0,171%); tại Myanmar
tương ứng tăng trưởng kinh tế 1,586% (cao hơn mức tăng trưởng chung là
1,318%); tại Indonesia tương ứng tăng trưởng kinh tế là 0,772% (cao hơn mức
tăng trưởng chung là 0,504%). Như vậy, có thể thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn
vay nước ngoài của Myanmar là cao nhất, tiếp đến là Indonesia, tiếp nữa là Thái
Lan, tiếp đến là Malaysia, kế đến là Singapore và Việt Nam.

4.4. Kiểm tra tính vững của mô hình

Tra bảng thống kê Durbin – Watson để tìm dL và dU. Đại lượng thống kê
Durbin – Watson (d) >1 nên mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

Từ kết quả phân tích hồi quy cho thấy, trị thống kê F của mô hình với
mức ý nghĩa quan sát Prob(F-Statistic) = 0.000 nên có thể khẳng định tồn tại mô
hình hay tồn tại mối quan hệ giữa biến GDP với biến độc lập khác trên tổng thể.

Đồng thời qua kết quả phân tích, cho thấy R2 điều chỉnh = 0.97, nghĩa là
phương trình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là
97%. Như vậy, phân tích hồi quy tuyến tính bội là phù hợp và có thể sử dụng để
kiểm định mô hình đề xuất.
59

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua phân tích thực trạng vay nợ nước ngoài của các nước khu vực Đông
Nam Á nghiên cứu nhận thấy mặc dù nợ nước ngoài ở các nước đang gia tăng
mạnh trong những năm gần đây nhưng so với các tiêu chí đánh giá của các tổ
chức tài chính quốc tế thì tình trạng nợ nước ngoài của Việt Nam, Thái Lai,
Singapore, Malaysia, Myanmar, Indonesia vẫn nằm trong giới hạn an toàn.

Ngoài ra nghiên cứu còn phân tích mối quan hệ định lượng giữa GDP, nợ
nước ngoài, quy mô vốn tích lũy, trong đó mục đích chính là tìm ra mối quan hệ
giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á trong giai
đoạn từ 1990-2014. Kết quả cho thấy đối với các nước nghiên cứu trong đề tài,
nợ nước ngoài tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Trên cơ sở phân tích nghiên cứu có nêu ra một số khuyến nghị về chính
sách quản lý vay nợ nước ngoài. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng sâu rộng như hiện nay, thách thức đặt ra cho Việt Nam nói riêng và các
nước Đông Nam Á khác nói chung là cần nhận thức đúng đắn vai trò vay và trả
nợ như thế nào để vừa khai thác nguồn vốn vay nước ngoài sao cho hiệu quả để
biến việc vay mượn thành một đòn bẩy phát triển kinh tế, vừa không làm gia
tăng những nguy cơ đối với an ninh tài chính và không phụ thuộc vào những can
thiệp về kinh tế chính trị từ nước ngoài.

Như vậy, luận văn có thể trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu rằng: Đối với
nghiên cứu tại Việt Nam, khi tỷ lệ nợ nước ngoài tăng 1% thì kinh tế tăng trưởng
0,118% (thấp hơn mức tăng trưởng bình quân chung của 6 quốc gia 0,268%); tại
Thái Lan, khi tỷ lệ nợ nước ngoài tăng 1% thì kinh tế tăng trưởng 0,572% (cao
hơn mức tăng trưởng bình quân chung của 6 quốc gia là 0,304%); tại Singapore
tương ứng kinh tế tăng trưởng 0,401% (cao hơn mức tăng trưởng chung là
60

0,13%) và Malaysia là 0,439% (cao hơn mức tăng trưởng chung 0,171%); tại
Myanmar tương ứng tăng trưởng kinh tế 1,586% (cao hơn mức tăng trưởng
chung là 1,318%); tại Indonesia tương ứng tăng trưởng kinh tế là 0,772% (cao
hơn mức tăng trưởng chung là 0,504%). Như vậy, có thể thấy rằng hiệu quả sử
dụng vốn vay nước ngoài của Myanmar là cao nhất, tiếp đến là Indonesia, tiếp
nữa là Thái Lan, tiếp đến là Malaysia, kế đến là Singapore và Việt Nam.

Luận văn này nghiên cứu các lý thuyết cũng như các công trình nghiên
cứu thực nghiệm phản ánh mối quan hệ giữa nợ nước ngoài với tăng trưởng kinh
tế của các quốc gia trên thế giới. Từ đó, luận văn nghiên cứu tác động của nợ
nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á
(Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Myanmar, Indonesia). Điều này giúp
gợi mở ra các hướng nghiên cứu ứng dụng cho riêng Việt Nam khi mà chúng ta
còn thiếu cả về mặt cơ sở lý luận lẫn nghiên cứu thực nghiệm đối với mối quan
hệ này. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà nợ nước ngoài ngày càng tăng
thì những nghiên cứu về vấn đề này là thực sự cần thiết. Những kết quả nghiên
cứu tin cậy sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có những lời khuyên và
hướng đi đúng đắn trong việc duy trì một mức nợ nước ngoài ở ngưỡng an toàn
với một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và một mức tăng trưởng kinh tế cao
trong dài hạn.

5.2. Một số kiến nghị chính sách

Các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, nợ nước
ngoài đã đóng góp nhất định đến công cuộc phát triển kinh tế của đất nước.
Dòng nợ nước ngoài góp phần lấp vào lỗ hổng thiếu hụt giữa tiết kiệm và đầu tư;
thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế. Đây là nguồn vốn đầu tư ổn định để
Chính phủ thực hiện thành công các chương trình đầu tư công, chương trình phát
triển kinh tế xã hội theo các mục tiêu hoạch định. Việc quản lý nợ nước ngoài
hiệu quả cần phải được nhìn nhận và đánh giá qua tính ổn định nợ nước ngoài,
61

khả năng trả nợ trong tương lai, tính công bằng về gánh nặng nợ giữa thế hệ hiện
tại và thế hệ tương lai theo các tiêu chí phù hợp với mục tiêu quản lý và thông lệ
quốc tế, từ đó hướng tới hoàn thiện thể chế, chiến lược, chính sách trong vay và
quản lý nợ nhằm tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí vay nợ trong khuôn
khổ trung và dài hạn, kiểm soát rủi ro ở mức chấp nhận được, góp phần tích cực
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị sau đây.

* Gắn kết quy mô nợ nước ngoài với tăng trưởng kinh tế:

Căn cứ nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế, lãi suất vay nợ nước ngoài
trên thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế, Chính phủ các nước có thể kiểm
soát mức bội chi ngân sách để ổn định tỷ lệ nợ vay trên GDP, không tạo gánh
nặng nợ trong tương lai. Các nước Đông Nam Á hiện đang trong thời kỳ phát
triển kinh tế, nguồn lực tài chính trong nước có hạn, trong khi nhu cầu vốn cho
đầu tư phát triển tăng cao, nên nợ nước ngoài đối với các quốc gia vẫn là nguồn
tài chính quan trọng bù đắp thâm hụt ngân sách để chi đầu tư cho các mục tiêu
tăng trưởng kinh tế là bình thường. Trên thế giới, nước nào cũng tận dụng cơ hội
vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy vậy,
vay nợ bao nhiêu là an toàn lại là một bài toán khó giải, cần có biện pháp tính
toán kiểm soát mức nợ phù hợp với nền kinh tế và kiểm soát tốt quá trình sử
dụng nguồn vốn vay. Do đó, phải gắn kết quy mô nợ nước ngoài với mục tiêu
tăng trưởng, bảo đảm tính bền vững về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ
nước ngoài, trong đó, phải xây dựng chiến lược vay và sử dụng nợ vay một cách
hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau và hạn
chế rủi ro, đồng thời phải thường xuyên đánh giá các rủi ro phát sinh từ các
khoản vay nợ chính phủ, để đảm bảo quy mô nợ vay phù hợp với tốc độ tăng
trưởng kinh tế, không làm tăng thêm gánh nặng nợ cho quốc gia.

* Hướng đến cân đối tiết kiệm- đầu tư:

Thu ngân sách không bù trừ được chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư
62

trong nước thì tốc độ vay nợ sẽ tăng. Như vậy, để giảm áp lực vay nợ nước
ngoài thì giải pháp tốt nhất đòi hỏi phải gia tăng tiết kiệm trong nước, giảm chi
tiêu dùng của nhà nước. Theo tác giả cải thiện hiệu quả đầu tư được xem là giải
pháp quan trọng để góp phần cải thiện sự chênh lệch giữa tiết kiệm nội địa và
đầu tư, và nên tập trung vào khu vực đầu tư vốn nhà nước, vì đây là khu vực có
vốn đầu tư chiếm tỷ trọng cao không chỉ ở hiện tại mà còn duy trì tỷ lệ cao trong
nhiều năm tới, nhưng hiệu quảkinh tế rất thấp.

* Hoàn thiện cơ chế quản lý nợ nước ngoài:

- Xây dựng chiến lược vay nợ an toàn: Cần xây dựng kế hoạch chiến lược về
vay nợ nước ngoài trên cơ sở và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
kế hoạch thu, chi ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn, thời kỳ. Kế hoạch
chiến lược về vay nợ nước ngoài xác định rõ mục đích vay (vay nợ để tài trợ
thâm hụt ngân sách, tái cơ cấu nợ và cho vay lại hoặc vay để tài trợ cho các
chương trình, dự án đầu tư quan trọng, hiệu quả, vay nhằm bảo đảm an ninh tài
chính quốc gia), mức huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo từng đối
tượng vay trong nước và ngoài nước, với hình thức huy động vốn và lãi suất
thích hợp. Tóm lại, vay nợ nước ngoài là một nguồn vốn cần thiết cho phát triển
kinh tế, tuy nhiên không nên vay nợ nước ngoài bằng mọi giá, càng không thể
coi việc vay nợ nước ngoài là một cứu cánh để tăng trưởng trong hiện tại mà
không chú ý đến sự phát triển bền vững trong quá trình phát triển của nền kinh
tế.

Kế hoạch chiến lược về vay nợ nước ngoài cũng cần chỉ rõ đối tượng sử dụng
các khoản vay, hiệu quả dự kiến; xác định chính xác thời điểm vay, số vốn vay
từng giai đoạn, tránh tình trạng tiền vay không được sử dụng trong thời gian dài
hoặc chưa thực sự có nhu cầu sử dụng. Đồng thời, lựa chọn hợp lý các nguồn
vay nước ngoài nhằm hướng tới nâng cao chất lượng nguồn vay. Bởi vì, mỗi
nguồn vốn có đặc điểm riêng, cần phối hợp các nguồn vay nợ nước ngoài một
63

cách thích hợp nhất theo mục đích sử dụng trên nguyên tắc khai thác triệt để các
nguồn vốn ưu đãi có thời gian dài, thời gian ân hạn dài, lãi suất thấp, tỷ lệ ưu đãi
cao như viện trợ phát triển chính thức để đầu tư phát triển cơ sở hạn tầng, vì cần
vốn đầu tư lớn, tác động đến tăng trưởng lâu dài, bền vững. Chính sách nợ nước
ngoài hiệu quả cần xem xét liệu chiến lược quản lý nợ nước ngoài có hấp thu tốt
các khoản vay cho tăng trưởng kinh tế hay không; có giảm thiểu rủi ro tài khóa
và đảm bảo ổn định nợ dài hạn hay không; nợ nước ngoài phải hướng đến duy
trì ổn định nợ và mức độ phối hợp giữa quản lý nợ nước ngoài và chính sách vĩ
mô; trong chiếnlược quản lý nợ nước ngoài, thông tin phải được cập nhật đầy đủ
và kịp thời; bộ phận quản lý nợ nước ngoài có đủ năng lực kiểm soát các khoản
nợ mới nhằm đảm bảo ổn định nợ.

- Nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay, vốn
được Chính phủ bảo lãnh

Đây là vấn đề cốt yếu bảo đảm cho khả năng trả nợ và tính bền vững của
nợ nước ngoài. Chính phủ các nước là người đứng ra vay nợ, nhưng không phải
là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay, mà là các chủ dự án, các đơn vị
thụ hưởng ngân sách, các doanh nghiệp; trong mọi trường hợp, ngân sách nhà
nước phải gánh chịu hậu quả, rủi ro trong toàn bộ quá trình vay nợ.

Để bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay cần phải tuân
thủ 2 nguyên tắc cơ bản là: không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vay thương
mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi
vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ; đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ,
thường xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản vay được Chính
phủ các nước bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như: tập
đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, các dự án đầu tư
kết cấu hạ tầng.

- Công khai minh bạch thông tin về nợ nước ngoài của quốc gia.
64

Việc công khai, minh bạch nhằm tăng cường trách nhiệm trong quản lý,
sử dụng các khoản nợ nước ngoài và trách nhiệm giải trình của các cơ quan
quản lý nợ. Việc công bố thông tin và minh bạch chính sách liên quan đến ngân
sách và nợ nước ngoài là hết sức cần thiết và quan trọng.

5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo:

Bên cạnh những kết quả đạt được luận văn vẫn còn những hạn chế nhất
định như: Mẫu quan sát tương đối nhỏ vì số liệu của các nước được phản ánh
theo năm nên kết quả định lượng có thể không chuẩn xác bằng nếu số liệu được
phản ảnh theo quý.

Do hạn chế trong việc thu thập số liệu, tiếp cận thông tin, luận văn chỉ
nghiên cứu tác động của tổng nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của khu
vực, mà chưa phân tách thành nợ nước ngoài ở khu vực công và nợ nước ngoài
của khu vực tư tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Luận văn chưa thể nghiên cứu tác động của tất cả các chỉ tiêu nợ nước
ngoài lên tăng trưởng kinh tế vào trong mô hình. Luận văn chưa ước lượng được
mức ngưỡng nợ nước ngoài tối ưu cho các quốc gia trong khu vực.

Vì hạn chế thời gian và dữ liệu nên nghiên cứu chỉ tập trung vào một số
chỉ tiêu ở gốc độ cơ bản nhất để đánh giá hiệu quả, chưa so sánh với các chỉ tiêu
khác. Để hoàn chủ đề nghiên cứu nợ nước ngoài, theo quan điểm của tác giả có
thể thực hiện thêm các chủ đề như: Thiết lập mô hình xác định ngưỡng nợ nước
ngoài;…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

Dương Thị Bình Minh & PGS.TS. Sử Đình Thành (2008), “ Phương
pháp tiếp cận đánh giá hiệu quả nợ công”, Tạp chí kinh tế Phát triển số 215;

Đoàn Kim Thành (2008), “Vốn vay ODA và khả năng trả nợ của Việt
Nam”, trình bày tại Hội nghị nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt Nam, ngày
4/12/2008;

Mai Thu Hiền và Nguyễn Thị Như Nguyệt (2010), “Tình hình nợ công
và quản lý nợ công ở Việt Nam”;

Nguyễn Hoàng Phương (2007),“ Ước lượng hiệu quả của vốn ODA đối
với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”, Nguồn tài chính trong nước và nước
ngoài cho tăng trưởng ở Việt Nam, Diễn đàn Phát triển Việt Nam;

Nguyễn Ngọc Sơn, Trần Thị Thanh Tú (2007), Nguồn tài chính trong
nước và nước ngoài cho tăng trưởng ở Việt Nam, Diễn đàn phát triển Việt
Nam, NXB Lao Động – Xã Hội;

Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), Tài chính Doanh nghiệp Hiện đại,
NSX Thống Kê;

Nguyễn Trọng Hoài (2009), “Dự báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế
và tài chính”, NXB Thống Kê;

Phạm Trí Cao, Vũ Minh Châu (2009), Kinh tế lượng ứng dụng, NXB
Thống Kê;

Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định (2008), Tài chính Quốc Tế, NXB
Thống Kê;
Tiếng Anh

Afxentiou (1993), "GNP growth and foreign indebtedness in middle-


income developing countries". Int. Econ. J., 7(3): 81-92;

Afxentiou and Serletis (1996), “Foreign indebtedness in low and


middle income developing countries”, Social and Economic Studies, Vol. 45
No. 1, pp. 133-159;

Amoateng and Amoako-Adu (1996), "Economic Growth, export and


external debt causality: The case of African countries". Appl. Econ., 28: 21-
27;

Bauerfreund, O. (1989), “External debt and economic growth: A


computable general equilibrium case study of Turkey 1985-1986”.
Unpublished Ph.D. Thesis, Duke University, Dubai.

Catherine Pattillo, Hélène Poirson and Luca Ricci (2002): “External


Debt and Growth”, Magazine Finance and Development of the IMF, June
2002, Volume 39, Number 2;

Cohen (1993), “Low investment and large LDC debt in the 1980‟s”,
American Economic Review, Vol. 83 No. 3, pp. 437-49;

Cunnigham (1993) “The effects of debt burden on economic growth in


heavily indebted nations”, Journal of Economic Development, Vol. 18 No. 1,
pp. 115-126;

Chowdhury (1994), "A structural analysis of external debt and


economic growth: Some evidence from selected countries in Asia and the
pacific". Appl. Econ., 26: 1121-1131;

Deshpande (1990), “The debt overhang and the disincentive to invest”,


Journal of Development Economics, pp. 169-187;
Elbadawi, A. I., J. B. Ndulu, and N. Ndung'u (1996) „Debt Overhang
and Economic Growth in Sub-Saharan Africa‟. Paper presented at the
IMF/World Bank Conference on External Financing for Low-income
Countries, December. Washington, DC: IMF/World Bank;

Fosu (1996), “The impact of external debt on economic growth in sub-


saharan Africa”, Journal of Economic Development, Vol. 21 No. 1, pp. 93-
118;

Frimpong, J. M. and Oteng-Abayi, E. F., (2006) “The Impact Of


External Debt On Economic Growth In Ghana: A Cointegration Analysis”;

Karagol (2002), "The Causality Analysis of External Debt Service and


GNP: The Case of Turkey", Central Bank Review 1, 39-64;

Krishna Prasad Regmi (2008): “A Study on Public Debt and its Impact
on Economic Growth in Nepal”, World Bank.

Krugman, Paul, (1988), “Financing versus forgiving a debt overhang,”


Journal of Development Economics, Washington;

Mehmet Caner, North Carolina State University,Thomas Grennes,


North Carolina State University, Fritzi Koehler-Geib, World Bank ().
“Finding the Tipping Point - When Sovereign Debt Turns Bad”;

Rockerbie (1994), "Did debt crisis cause the investment crisis? Further
evidence. Appl. Econ., 26: 721-738;

Savvides (1992), "Investment slowdown in developing countries


during the 1980s: Debt overhang or foreign capital inflows". Kyklos, 45(3):
363-378;
Sawada (1994), “Are the heavily indebted countries solvent? Tests of
inter temporal borrowing constraints”, Journal of Development Economics,
Vol. 45 No. 2, pp. 325-337;

Shahnawaz Malik, Muhammad Khizar Hayat và Muhammad Umer


Hayat (2010): “External Debt and Economic Growth: Empirical Evidence
from Pakistan”, International Research Journal of Finance and Economics -
Issue 44 (2010)

Smyth and Hsing (1995), “In search of an optimal debt ratio for
economic growth”, Contemporary Economic Policy, Vol. 13 No. 4, pp. 51-
59;

Warner (1992) “Foreign indebtedness in low and middle income


developing countries”, Social and Economic Studies, Vol. 45 No. 1, pp. 133-
159.
PHỤ LỤC 1

Kết quả hồi quy với hiệu ứng Fixed effect

Dependent Variable: LN_GDP_


Method: Panel Least Squares
Date: 06/30/16 Time: 16:05
Sample: 1990 2014
Periods included: 25
Cross-sections included: 6
Total panel (balanced) observations: 150

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 3.377967 0.125669 26.87998 0.0000


LN_X_ 0.268293 0.022166 12.10381 0.0000
LN_FDI_ 0.025648 0.016061 1.596892 0.1125
LN_L_ -0.013977 0.066370 -0.210586 0.8335
LN_K_ 0.407356 0.023354 17.44266 0.0000

Effects Specification

Cross-section fixed (dummy variables)

R-squared 0.993741 Mean dependent var 11.46310


Adjusted R-squared 0.993338 S.D. dependent var 1.120098
S.E. of regression 0.091422 Akaike info criterion -1.882330
Sum squared resid 1.170106 Schwarz criterion -1.681621
Log likelihood 151.1748 Hannan-Quinn criter. -1.800789
F-statistic 2469.629 Durbin-Watson stat 0.181470
Prob(F-statistic) 0.000000
PHỤ LỤC 2

Kết quả hồi quy với hiệu ứng Random effect


Dependent Variable: LN_GDP_
Method: Panel EGLS (Cross-section random effects)
Date: 07/01/16 Time: 09:30
Sample: 1990 2014
Periods included: 25
Cross-sections included: 6
Total panel (balanced) observations: 150
Swamy and Arora estimator of component variances

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 3.208037 0.127298 25.20105 0.0000


LN_X_ 0.313735 0.019670 15.95019 0.0000
LN_K_ 0.360764 0.018591 19.40526 0.0000
LN_L_ 0.037624 0.038189 0.985204 0.3262
LN_FDI_ 0.035191 0.015883 2.215736 0.0283

Effects Specification
S.D. Rho

Cross-section random 0.109392 0.5888


Idiosyncratic random 0.091422 0.4112

Weighted Statistics

R-squared 0.971290 Mean dependent var 1.889786


Adjusted R-squared 0.970499 S.D. dependent var 0.599842
S.E. of regression 0.103029 Sum squared resid 1.539168
F-statistic 1226.398 Durbin-Watson stat 0.150217
Prob(F-statistic) 0.000000

Unweighted Statistics

R-squared 0.932661 Mean dependent var 11.46310


Sum squared resid 12.58821 Durbin-Watson stat 0.018367

You might also like