You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

-------------000-------------

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ


Đề tài: SỰ SỤP ĐỔ CỦA NGÂN HÀNG THUNG LŨNG SILICON
(SVB) TRONG CHƯA ĐẦY 48 GIỜ

Nhóm sinh viên thực hiện: NHÓM 10

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Huỳnh Thị Ly Na

Thành phố Hồ Chí Minh, 5/2023.


NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

Nhóm 10

Họ và tên MSSV

Nguyễn Ngọc Vân An K224101233

Tô Trần Xuân Đức K224101245

Trần Khánh Hà K224101247

Võ Phạm Bảo Hân K224101248

Dà Guốt A Kỳ K224101258

Hoàng Thị Hồng Nhung K224101278

Nguyễn Thị Phấn K224101280

Lê Thị Phương K224101282

Nguyễn Thị Mỹ Tú K224101298

Thái Thị Thu Yến K224101306

1
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, Nhóm 10 chúng em xin gửi những lời cảm ơn chân thành nhất
đến ThS. Huỳnh Thị Ly Na, giảng viên hướng dẫn bộ môn Kinh tế vĩ mô đã giúp
chúng em có được những kiến thức vô cùng quý báu về nền kinh tế thế giới nói chung
và nước nhà nói riêng.

Nhờ những kiến thức về nền kinh tế được cô truyền đạt trên lớp mà chúng em
đã có được các tư liệu quan trọng cho bài tiểu luận, hay xa hơn là một hành trang đầy
vững chắc cho chặng đường dài sau này. Chúng em xin chúc cô thật nhiều sức khỏe,
chúc cô sẽ ngày càng gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng
người, đào tạo nên nhiều lớp sinh viên tài năng khác trên giảng đường đại học. Xin
chúc cô những lời chúc tốt đẹp nhất!

2
MỤC LỤC

I. LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................5

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................5

2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................6

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................6

4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................6

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................................7

1. Khái niệm .........................................................................................................7

2. Phân loại...........................................................................................................7

2.1. Chính sách tiền tệ thu hẹp ..........................................................................8

2.2. Chính sách tiền tệ thu hẹp ..........................................................................9

3. Mục tiêu ...........................................................................................................7

4. Công cụ của chính sách tiền tệ .......................................................................7

4.1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ..................................................................................7

4.2. Lãi suất chiết khấu .....................................................................................8

4.3. Hoạt động thị trường mở............................................................................8

III. THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ ...................................................................9

1. Giới thiệu ngân hàng Thung lũng Silicon .....................................................9

2. Toàn cảnh sự sụp đổ của ngân hàng SVB...................................................11

3. Đánh giá .........................................................................................................12

3.1. Nguyên nhân của sự sụp đổ .....................................................................12

3.1.1. Nguyên nhân chủ quan ......................................................................12

3.1.2. Nguyên nhân khách quan ..................................................................13

3.2. Tác động của sự sập đổ ............................................................................14

3
3.3. Các chính sách được thực hiện nhằm cứu vãn tình hình .........................15

IV. GIẢI PHÁP ....................................................................................................17

1. Bài học kinh nghiệm .....................................................................................17

1.1. Đối với chính phủ .....................................................................................17

1.2. Đối với các công ty khởi nghiệp ...............................................................18

1.3. Đối với các tổ chức tài chính ...................................................................18

1.4. Đối với các ngân hàng đang hoạt động ...................................................19

2. Giải pháp dành cho hệ thống ngân hàng ....................................................19

4
I. LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Không giống như những gì được kỳ vọng sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc,
nền kinh tế thế giới năm 2022 chứng kiến những sự thay đổi cũng như thách thức lớn,
bao gồm sức ép lạm phát và kinh tế tăng trưởng tăng chậm lại do các tác động của
các biến động kinh tế, địa - chính trị thế giới như: xung đột chính trị Nga-Ukraine
gây ra việc khủng hoảng tăng giá năng lượng và một số hàng hóa thiết yếu, chính
sách Zero-Covid của Trung Quốc và xu hướng thắt chặt tiền tệ ứng phó với tình trạng
lạm phát tăng cao. Do tác động kéo dài của những biến động bất lợi trong năm 2022,
nền kinh tế thế giới năm 2023 dự báo sẽ bắt đầu với nhiều khó khăn, thách thức, nổi
bật là tăng trưởng kinh tế chậm dần, nhiều nước giảm sâu và thậm chí là tăng trưởng
âm.

Nhằm ứng phó với tình trạng lạm phát tăng cao trong năm 2023 này, nhiều
quốc gia đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tiêu biểu là Hoa Kỳ. Tuy nhiên, từ
tháng 3/2023 đến nay đã có ba ông lớn trong ngân hàng tài chính được đánh giá là tín
nhiệm và uy tín nhất thế giới Silicon Valley Bank (SVB), Silvergate Bank và
Signature Bank (SB) phải tuyên bố phá sản và hàng trăm ngân hàng ngân hàng ở Mỹ
cũng đang đối mặt với nguy cơ phá sản. Nếu tình hình tiếp diễn, một cuộc khủng
hoảng tài chính tương tự năm 2007-2008 sẽ có khả năng xảy ra và làm suy thoái nền
kinh tế Mỹ.

Là cường quốc hàng đầu thế giới, những vấn đề kinh tế của Mỹ luôn nhận
được sự quan tâm rất lớn. Những thắc mắc đã được đặt ra về ảnh hưởng của chính
sách tiền tệ đối với sự vận hành của các ngân hàng uy tín, nhất là trường hợp của
Silicon Valley - một trong những ngân hàng được xem là tốt nhất thế giới. Liệu chính
sách tiền tệ của Mỹ có đi đúng hướng? Và sự phá sản của hàng loạt ngân hàng ở Mỹ
- cường quốc kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam và chúng ta rút ra
được bài học gì từ sự kiện trên. Nhóm 10 đã tiến hành nghiên cứu và phân tích một
trường hợp cụ thể là sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley để giải đáp cho những
câu hỏi đầy nhức nhối phía trên.

5
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng quát: Nắm được lý thuyết về chính sách tiền tệ và hiểu được
tầm quan trọng của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế mỗi quốc gia. Từ phân tích
sự kiện sự sụp đổ ngân hàng Silicon Valley do chính sách tiền tệ của chính phủ Mỹ,
áp dụng vào phân tích chính sách tiền tệ quốc gia ảnh hưởng tới nguồn thu nhập và
đầu tư của bản thân.

Mục đích cụ thể: Phân tích nguyên nhân, những tác động của sự kiện ngân
hàng Silicon Valley sụp đổ đến tình hình ngân hàng tài chính liên quan các nước Châu
Âu, Châu Mỹ. Từ đó đánh giá chính sách tiền tệ và rút ra bài học kinh nghiệm, đưa
giải pháp.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính: Sự sụp đổ của Silicon Valley Bank.

Phạm vi nghiên cứu: Thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung
của Hoa Kỳ và thế giới.

4. Phương pháp nghiên cứu

Thu thập, thống kê số liệu từ các nguồn thông tin.

Phân tích và tổng hợp số liệu.

6
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm

Chính sách tiền tệ là một tập hợp các công cụ được sử dụng bởi Ngân hàng
Trung ương của một quốc gia để kiểm soát tổng cung tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, kiềm chế lạm phát, ổn định an ninh - quốc phòng và cải thiện đời sống của nhân
dân.

2. Mục tiêu

Ổn định giá trị tiền tệ: tăng/giảm lượng tiền trong lưu thông để phù hợp với
tình hình của quốc gia và điều chỉnh tỷ giá đối hoái, các tổ chức và hệ thống tài chính.

Kiểm soát lạm phát: Ngân hàng Nhà nước sử dụng chính sách tiền tệ để bình
ổn giá cả hàng hóa, giá cả thị trường, từ đó kiểm soát được lạm phát.

Giảm tình trạng thất nghiệp: bằng cách tăng cung tiền, mở rộng quy mô của
nền kinh tế. Các doanh nghiệp sẽ tăng cường sản xuất nên cần nhiều nhân công hơn,
từ đó tạo nhiều việc làm cho người dân, dẫn đến lệ thất nghiệp giảm.

Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp giảm thì tỷ lệ lạm phát sẽ gia tăng. Theo quan
điểm của Keynes, một trường phái chú trọng vào tổng cầu: Khi tổng cầu tăng trong
ngắn hạn, lúc này hàng hóa và dịch vụ sẽ có sản lượng lớn hơn với mức giá cao hơn.
Khi sản lượng lớn hơn đồng nghĩa rằng tạo ra nhiều việc làm hơn dẫn đến tình trạng
thất nghiệp giảm. Song kèm theo đó, khi mức giá cao hơn sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát.
Vì vậy, khi giảm tình trạng thất nghiệp thì đồng nghĩa phải chấp nhận tỷ lệ lạm phát
tăng và ngược lại.

Ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế: dựa vào sự điều chỉnh khối lượng cung
tiền, tác động tới lãi suất và tổng cầu từ đó gia tăng đầu tư, tăng sản lượng chung và
tăng GDP.

3. Công cụ của chính sách tiền tệ

3.1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Khi nền kinh tế ở trong giai đoạn suy thoái, ngân hàng trung ương sẽ giảm tỷ
lệ dự trữ bắt buộc, góp phần làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên.

7
Ngược lại, khi nền kinh tế ở trong tình trạng lạm phát quá cao, Nhà nước buộc
phải tăng tỷ lệ này để ổn định nền kinh tế.

3.2. Lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu phần lãi mà ngân hàng trung ương được hưởng khi cho các
ngân hàng khác vay.

Khi Nhà nước muốn áp dụng chính sách tiền tệ thu hẹp cho nền kinh tế, Ngân
hàng trung ương sẽ tăng lãi suất chiết khấu, người dân hạn chế cho vay mà có xu
hướng dự trữ tiền, dẫn đến lượng tiền trong lưu thông giảm nhằm làm giảm lượng
tiền trong lưu thông và ngược lại.

3.3. Hoạt động thị trường mở

Hoạt động thị trường mở là hoạt động mua bán chứng khoán của Ngân hàng
trung ương trên thị trường.

Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, Ngân hàng trung ương sẽ phát hành bán
các loại chứng khoán và giấy tờ có giá khác, giảm khả năng cho vay của ngân hàng
và giảm cung tiền, đẩy lượng tiền ngoài lưu thông vào ngân hàng nhằm giảm nguy
cơ gây ra lạm phát cao.

Tương tự, khi Nhà nước muốn mở rộng nền kinh tế, Ngân hàng trung ương sẽ
thu mua các loại chứng khoán này để đẩy tiền từ ngân hàng ra lưu thông, thúc đẩy sự
phát triển chung của quốc gia.

4. Phân loại

4.1. Chính sách tiền tệ mở rộng

Khi nền kinh tế suy thoái, tức là sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm
năng và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, Ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện chính sách
tiền tệ mở rộng bằng việc bơm tiền vào thị trường, khiến lượng tiền lưu thông tăng.
Chính sách này làm tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh,
giảm thất nghiệp nhưng hậu quả là lạm phát tăng.

8
Để thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, thông thường nhằm tăng mức cung
tiền, Ngân hàng Trung ương có thể thực hiện 1 trong 3 cách sau đây:

- Mua vào trên thị trường chứng khoán.

- Hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

- Hạ thấp mức lãi suất chiết khấu.

Trong một vài trường hợp có thể áp dụng đồng thời 2 hoặc 3 cách trên.

4.2. Chính sách tiền tệ thu hẹp

Ngược lại với chính sách tiền tệ mở rộng, chính sách tiền tệ thu hẹp sẽ tác
động làm giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ
đó làm giảm lạm phát nhưng lại khiến thất nghiệp tăng. Chính sách tiền tệ thu hẹp
được sử dụng khi nền kinh tế quá nóng, tỷ lệ lạm phát cao (sản lượng thực tế lớn hơn
sản lượng tiềm năng) gây sức ép lên nền kinh tế.

Để thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp, Ngân hàng Trung ương thường sử
dụng các biện pháp để nhằm giảm mức cung tiền:

- Bán ra trên thị trường chứng khoán.

- Tăng mức dự trữ bắt buộc.

- Tăng lãi suất chiết khấu, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng.

III. THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ


1. Giới thiệu ngân hàng Thung lũng Silicon

Ngân hàng Thung lũng Silicon (Silicon Valley Bank, viết tắt là SVB) là một
ngân hàng thương mại tư nhân khá lâu đời ở Mỹ, với trụ sở chính được đặt ở Santa
Clara, California. Ngân hàng được thành lập vào ngày 17 tháng 10 năm 1983, bởi
Bill Biggerstaff làm việc tại ngân hàng Wells Fargo và giáo sư Robert Medearis của
Đại học Stanford. Sau đó, Roger Smith - người có nhiều kinh nghiệm ở lĩnh vực được
thuê để trở thành CEO và chủ tịch đầu tiên của ngân hàng.
Ngân hàng SVB không thuộc sở hữu của Chính phủ Hoa Kỳ. Nhưng theo
Danh sách xếp hạng những ngân hàng tốt nhất tại Mỹ (America's Best Banks) được

9
đăng tải thường niên trên tạp chí Forbes, ngân hàng Thung lũng Silicon đã vinh dự
lọt top liên tục trong vòng 5 năm liên tiếp và đứng ở vị trí 20 khi America's Best
Banks được công bố vào ngày 16 tháng 2 năm 20231. Tính đến hết năm 2022, lợi
nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của SVB là 13,8%, cho thấy hiệu quả sử dụng
vốn đạt mức ổn.
Silicon Valley Bank là đối tác tài chính quan trọng trong nền kinh tế đổi mới
sáng tạo, chuyên cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công
nghệ, y tế, khoa học toàn cầu. Mục tiêu khi vừa thành lập của ngân hàng là hỗ trợ các
cá nhân, doanh nghiệp làm về high-tech ở Thung lũng Silicon, đặc biệt là những
doanh nghiệp mới startup. Ngân hàng sẽ thu nhập tiền thông qua tiền ký quỹ của
doanh nghiệp tại ngân hàng được tài trợ bởi các tổ chức hoặc các quỹ cho vay vốn
đầu tư mạo hiểm. Silicon Valley Bank được xem là ngân hàng tiên phong (trailblazer)
về lĩnh vực này, và được các ngân hàng lâu đời khác đánh giá là rủi ro quá cao. Năm
1985, ngân hàng SVB thất thoát 39,000 USD nhưng đến năm 1991, lợi nhuận ngân
hàng nhận được là 12,3 triệu USD2.
Dịch vụ của Silicon Valley Bank khá đa dạng, được chia thành 4 nhóm chính:
- Business Banking: Corporate Cards (thuận tiện cho các doanh nghiệp
quản lý chi tiêu), Lending, Online Tools & Integration (giao dịch 24/7),…
- Global Business Solutions: Global Gateway (kết nối doanh nghiệp và
các nhà đầu tư), In-Country Accounts (mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
tại các ngân hàng đối tác của SVB),...
- Liquidity Solutions: Customized Strategy (thiết kế chiến lược phù hợp
cho doanh nghiệp), Credit research (giám sát độc quyền và phân tích bởi các chuyên
gia),...
- Global Fund Banking: PE funding bank (quỹ đầu tư tư nhân), VC
funding bank (quỹ đầu tư mạo hiểm).
Ngân hàng Thung lũng Silicon được bảo hiểm tiền gửi bởi Cơ quan Bảo hiểm
Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC), được quản lý bởi Cục Bảo vệ và Đổi mới Tài chính

1
Forbes (2023), America’s Best Banks.
2
San Jose Mercury News (1994), "Banking on entrepreneurship, Smith returns to the beginning; bank
founder starts a new career with his own venture capital company."

10
California (DFPI), Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve System) và các cơ
quan giám sát tài chính khác. Như vậy, ngân hàng sẽ phải tuân thủ theo các quy định,
luật lệ của các tổ chức này và các quy định pháp lý tại các nước mà nó đang hoạt
động.
Theo Báo cáo thường niên năm 2021 (Annual Report) của SVB, ngân hàng có
56 chi nhánh ở 9 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada, Trung Quốc, Đan Mạch,
Ấn Độ, Ireland, Đức, Israel. Điều đó đã cho thấy sự phát triển vô cùng nhanh của
ngân hàng này.
Chính vì vậy, sự sụp đổ bất ngờ trong vòng chưa đầy 48 giờ trong tháng ba
năm 2023 của ngân hàng Thung lũng Silicon được cho là đầy bất ngờ. Việc ngân
hàng này phá sản đã chấm dứt sự bành trướng và “vị thế độc tôn” của nó, đơn vị cho
vay hàng đầu với các doanh nghiệp startup trong lĩnh vực công nghệ.
2. Toàn cảnh sự sụp đổ của ngân hàng SVB
Ngân hàng Silicon Valley đã từng có khoảng thời gian phát triển nhanh chóng
vào năm 2020 và 2021. Với lãi suất tiền gửi chỉ ở quanh khoảng 0% thì lượng tiền
được gửi vào SVB đã tăng lên đáng kể từ 60 tỷ USD vào năm 2020 đến hơn 189 tỷ
USD vào năm 2021. Trong số 189 tỷ USD này thì có 125 tỷ USD là tiền gửi ngắn
hạn hoặc không kỳ hạn, và gần 64 tỷ USD là tiền gửi dài hạn. Vào cuối năm 2022,
tổng tiền gửi của Ngân hàng Silicon Valley được ghi nhận vào khoảng 173 tỷ USD,
nhưng chỉ có 4% trong số đó là được bảo hiểm bởi FDIC (Công ty Bảo hiểm Ký thác
Liên bang) .
Vào năm 2022, dưới sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và xung đột giữa
Nga - Ukraine, lạm phát đã xảy ra. Vào tháng 3/2022, FED (Cục Dự trữ Liên bang
Mỹ) đã tăng lãi suất từ 0% đến 4,75% để ứng phó với tình hình lạm phát. Lãi suất
trung bình được ghi nhận vào đầu tháng 3/2023 rơi vào khoảng 4%3.
Theo đó, chỉ trong năm 2022, lãi suất tiết kiệm của SVB cũng đã tăng từ 0,14%
lên 2,33%. Ngân hàng Silicon Valley đã mua trái phiếu của Chính phủ kỳ hạn 10 năm

3
Tạp chí Ngân hàng (2023), Sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley – Những vấn đề đặt ra.

11
với mức lãi suất thấp là 1,79%, nhưng lúc bán ra thì lãi suất đó đã tăng lên đến 3,9%.
Chính vì điều này đã buộc SVB phải bán 21 tỷ USD và chịu lỗ 1,8 tỷ USD4.
Vào ngày 08/03/2023, SVB đã đưa ra thông báo rằng ngân hàng cần phải huy
động thêm 2,5 tỷ USD để cân đối. Chính động thái này đã khiến cổ phiếu của SVB
giảm từ 268,83 USD vào ngày 08/03/2023 xuống chỉ còn 104,04 USD vào ngày
09/03/2023. Cũng vào ngày 09/03/2023, Ngân hàng Silicon Valley đã phải bán tháo
cổ phiếu để tăng thêm 2,25 tỷ USD tiền vốn 5, trong khi số tiền mà khách hàng rút
khỏi SVB trong vòng 2 ngày 08-09/03/2023 lên đến 42 tỷ USD. Điều này dẫn đến
SVB buộc bị đóng băng và không được phép giao dịch cổ phiếu nào nữa vào ngày
10/03/2023. Trưa ngày 10/03/2023, Ngân hàng Silicon Valley tuyên bố sụp đổ6.
3. Đánh giá
3.1. Nguyên nhân của sự sụp đổ
Silicon Valley sụp đổ nhanh là thế nhưng thực chất nguồn cơn đã bắt đầu từ
nhiều năm trước, xuất phát từ quyết định đầu tư tài chính của ngân hàng cũng như
những chính sách kiểm soát lạm phát của FED.
3.1.1. Nguyên nhân chủ quan
Sau khi nhận được lượng tiền gửi khổng lồ lên đến gần 130 tỷ USD, SVB đã
sử dụng số tiền ấy để mua một trong những danh mục tài sản an toàn nhất trên thế
giới - trái phiếu chính phủ Mỹ. Thế nhưng vấn đề được đặt ra rằng số trái phiếu mà
SVB mua còn nhiều năm nữa mới đáo hạn và trong thời gian ấy ngân hàng đột ngột
cần thanh khoản thì phải xử lý như thế nào? Theo các báo cáo, trong tổng số 189 tỷ
USD mà ngân hàng huy động được, chỉ có khoảng 64 tỷ USD là tiền gửi với kỳ hạn
dài, còn lại 125 tỷ USD là tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn ngắn. Việc sử dụng
những khoản tiền gửi không kỳ hạn để đầu tư dài hạn thì rủi ro kỳ hạn là rất cao, chỉ
cần một sự thay đổi đột ngột bất lợi của thị trường cũng dẫn đến thua lỗ, mất khả
năng thanh toán và lây lan ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, sự sụp đổ này cũng cho thấy những rủi ro từ việc quá tập trung
vào một ngành, một tệp khách hàng. Khi lãi suất tăng lên nhanh chóng, việc đi vay

4
The Guardian (2023), Why did Silicon Valley Bank fail?
5
The Guardian (2023), Why did Silicon Valley Bank fail?
6
The Economic Times (2023), What caused Silicon Valley Bank’s failure?

12
trở nên khó khăn. Các startup “gặp nạn” khi vay vốn và bắt buộc phải rút tiền để có
thể trả lương cho nhân viên và có duy trì hoạt động. Thời điểm này SVB như đang
ngồi trên “chảo lửa” khi nợ vì trái phiếu mất giá và khách hàng thì liên tục rút tiền.
Đây là khi những quyết định tài chính sai lầm được đưa ra, SVB đã lựa chọn bán bớt
trái phiếu để có tiền cho khách hàng rút. Khi chỉ bán 21 tỷ USD, SVB đã phải chịu
khoản lỗ lên đến 1,8 tỷ USD. Trên thực tế SVB đang sở hữu tổng cộng 128 tỷ USD
trái phiếu chính phủ Mỹ nên khoản thiệt hại mà ngân hàng phải chịu là rất lớn.
Tình hình ấy chưa tệ đến mức ngân hàng phải đóng cửa thế nhưng ngày
8/3/2023, SVB đã công bố thông tin ngân hàng đã bán hàng loạt trái phiếu với mức
lỗ khổng lồ và cần huy động vốn đề cân bằng tài chính. Điều này đã khiến cho các
công ty gửi tiền trở nên lo lắng, khi càng nhiều người tới rút thì mối quan ngại rằng
ngân hàng sẽ cạn tiền càng lớn. Một làn sóng rút tiền lớn trong đám đông dã diễn ra.
Chỉ trong vòng hai ngày khách hàng đã rút khỏi SVB số tiền rất lớn lên đến 42 tỷ
USD, điều này cho thấy cùng một kiểu khách hàng rất có khả năng sẽ có những quyết
định và hành động giống nhau trong cùng một thời điểm. Việc tập trung vào một số
lĩnh vực có thể sẽ khiến bạn làm ăn tốt nếu ngành đó thịnh vượng hoặc cũng có thể
sẽ sẽ khiến bạn phải đối mặt với những rủi ro lớn khi ngành đó đi xuống. Rủi ro lãi
suất là điều được biết đến rộng rãi và không khó để xử lý nếu ngân hàng có đủ chương
trình dự phòng thì sẽ có đủ lợi nhuận để bù vào khoản lỗ liên quan đến bán trái phiếu.
Nói một cách ngắn gọn, SVB là ngân hàng có rủi ro lãi suất rất lớn nhưng lại không
có những dự phòng cho việc này, việc đánh giá cũng như đưa ra những giải pháp đã
chứng minh sự yếu kém trong công tác quản lý rủi ro đến từ các nhà lãnh đạo của
SVB.
3.1.2. Nguyên nhân khách quan
Nhìn vào sâu vấn đề, sự thay đổi đột ngột và nhanh chóng của những chính
sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã tác động rất lớn đến sự sụp đổ
của SVB. Có thể thấy từ tháng 3/2022 đến nay, FED đã tăng lãi suất cơ bản tám lần
(từ 0-0,25%/năm lên đến 4,5-4,75%/năm). Sở dĩ FED tăng lãi suất nhanh chóng như
vậy là để kiểm soát tình hình lạm phát. Đây là giải pháp hợp lý để ứng phó với tình

13
trạng lạm phát tăng cao, nhưng mà vì lãi suất tăng quá nhanh cho nên SVB không thể
ứng biến kịp thời.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, các chính sách tiền
tệ đã được nới lỏng để tạo điều kiện hồi phục nền kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh sau
đại dịch COVID-19, chính phủ đã phải bơm một lượng lớn tiền trợ cấp nhằm hỗ trợ
người dân. Đồng thời xung đột chính trị giữa Nga - Ukraine đã là cho giao thông đứt
gãy, thương mại trì trệ, giá cả hàng hóa tăng cao. Chính những yếu tố trên đã khiến
cho lạm phát tăng lên mức cao nhất trong 40 năm qua. Tình huống này khiến các
ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ một cách nhanh chóng và mạnh
mẽ để kiểm soát lạm phát. Kết quả là tăng lãi suất và giảm cung ứng dụng, áp lực tài
chính gia tăng với thị trường nói chung và các ngân hàng nói riêng. Các chuyên gia
kinh tế nhấn mạnh rằng, danh mục trái phiếu của SVB đã mất đi phần lớn giá trị khi
Cục Dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất quá nhanh.
3.2. Tác động của sự sập đổ
Sự sụp đổ của SVB và ngay sau đó là Signature Bank - một ngân hàng thương
mại hoạt động trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số cũng đã phá sản. Những sự sụp đổ liên
tiếp này cùng với việc ngân hàng Silvergate đóng cửa hồi đầu tháng 2 đã làm cho
niềm tin của giới đầu tư vào nhóm cổ phiếu này lung lay hơn bao giờ hết. Theo ước
tính của Reuters, chỉ trong vòng hai ngày các ngân hàng Mỹ đã mất đi 100 tỷ USD
giá trị vốn hóa và 50 tỷ USD giá trị vốn hóa của các ngân hàng tại Châu Âu. Các báo
cáo cho thấy các ngân hàng đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm ổn định dòng tiền của
khách hàng, trong đó có việc tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Động thái trên sẽ khiến
cho các ngân hàng giảm doanh thu nhưng sẽ phần nào sẽ làm tăng niềm tin khách
hàng. Về mặt lâu dài, sự sụp đổ của SVB đã để lại hậu quả đáng kể đối với Thung
lũng Silicon và đối với nền kinh tế của toàn bộ lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ và
đầu tư mạo hiểm nếu chính phủ không có những biện pháp can thiệp. Việc SVB sụp
đổ chính là một lời cảnh tỉnh về những vấn đề khôn lường từ quá trình nâng lãi suất
mạnh tay nhằm kiềm chế lạm phát của các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới.
Sự sụp đổ hàng loạt đã có những tác động mạnh mẽ đến tình hình tài chính
của các ngân hàng liên quan ở Châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, những sự sụp đổ ấy đã

14
không ảnh hưởng nhiều đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Bởi lẽ ở Việt Nam
không có doanh nghiệp hay ngân hàng có mối liên hệ hợp tác kinh doanh với các
ngân hàng trên, thế nhưng những ảnh hưởng về mặt tâm lý đối với khách hàng và nhà
đầu tư là điều không thể tránh khỏi. Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước đã và
đang thực hiện tốt các biện pháp quản lý ngay cả đối với những ngân hàng thuộc diện
yếu kém. Khi xảy ra vấn đề, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục quản lý, kiểm soát, theo
dõi và có các biện pháp xử lý kịp thời.
3.3. Các chính sách được thực hiện nhằm cứu vãn tình hình
Kể từ “thảm kịch” ngân hàng Mutual Washington tan rã vào năm 2008, sự sụp
đổ của ngân hàng SVB tại Mỹ được đánh giá là quá nhanh và bất ngờ.
Vào 22/3/2023, FED thông báo tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, nâng
lãi suất tham chiếu tại Mỹ lên 4,75 - 5%. Đây là mức lãi suất cao nhất kể từ tháng
9/20077. Trước đó FED đã tăng lãi suất 9 lần để kiểm soát đà tăng phi mã của lạm
phát, và lần tăng này cũng được thị trường dự báo trước. Đây thực chất chỉ là giải
pháp ngắn hạn cho sự sụp đổ chóng vánh của Ngân hàng Thung lũng Silicon và Ngân
hàng Signature trong tháng 3/2023.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã phản ứng nhanh chóng trước những thất bại của
Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) và Signature. FDIC tạo một ngân hàng bắc cầu
(bridge bank)8, và dùng hệ thống thông tin can thiệp vào toàn bộ hoạt động của ngân
hàng SVB. Ngay ngày 12/03/2023, FDIC công bố danh sách những người gửi tiền sẽ
được hoàn lại tiền. Vào ngày hôm sau, toàn bộ những khách hàng này đã được chi trả
hết số tiền gửi. Với nhóm khách hàng có số tiền gửi lớn hơn 250,000 USD, họ sẽ
nhận phần lãi trước; phần gốc sẽ được nhận sau khi bán tài sản SVB. Khả năng thu
hồi tiền từ tài sản của ngân hàng SVB rất cao (hay có thể nói là tính thanh khoản của
thị trường tài sản Mỹ rất cao), vì phần lớn là tiền gửi, tiền trái phiếu.
Ngoài ra, FED còn cho ra đời chương trình cho vay khẩn cấp - BANK TERM
FUNDING PROGRAM, nhằm giảm thiểu tổn thất được gây ra từ sự phá sản của ngân
hàng SVB. Chương trình tài trợ có kỳ hạn của ngân hàng (BTFP) là giải pháp cuối

7
VnEconomy (2023), Nhìn lại vụ SVB sụp đổ và động thái của Fed.
8
Brookings (2023), What did the Fed do after Silicon Valley Bank and Signature Bank failed?

15
cùng cho những ngân hàng đang ở trong tình trạng cấp bách. BTFP được thành lập
vào tháng 3 năm 2023, sau sự thất bại của Ngân hàng Thung lũng Silicon và Ngân
hàng Signature. Chương trình này cho các ngân hàng khác vay, cụ thể là những ngân
hàng có rủi ro cao trong việc nắm giữ một lượng lớn trái phiếu chính phủ, và có nguy
cơ bị rút tiền gửi trên quy mô lớn.
Tối ngày 26/03, FDIC cho biết ngân hàng First Citizens Bank trở thành “ông
lớn” của ngân hàng SVB. Ngay ngày hôm sau, 17 chi nhánh của SVB sẽ hoạt động
dưới tên gọi của “Silicon Valley Bank, một chi nhánh của First Citizens Bank”. Dù
vậy, các khách hàng của SVB được khuyến nghị tiếp tục sử dụng ngân hàng hiện tại
cho đến khi nhận được thông tin mới từ First Citizens Bank9.

9
VnEconomy (2023), SVB có chủ mới, khủng hoảng đã đến hồi kết?

16
IV. GIẢI PHÁP
1. Bài học kinh nghiệm

Ngân hàng Thung lũng Silicon là một ví dụ về việc sử dụng tài trợ vốn rủi ro
quá mức và tạo ra một bong bóng kinh tế. Khi bong bóng kinh tế nổ, các công ty khởi
nghiệp không thể tìm được nguồn tài trợ để tiếp tục hoạt động, gây ra làn sóng phá
sản cho nhiều công ty khởi nghiệp.

1.1. Đối với chính phủ


Sự sụp đổ của ngân hàng Silicon là một bài học quan trọng cho chính phủ về
chính sách tiền tệ và tài chính. Để tránh sự cố tương tự xảy ra trong tương lai, chính
phủ có thể áp dụng những chính sách sau:

- Kiểm soát rủi ro: Để giảm thiểu nguy cơ sụp đổ của các ngân hàng lớn,
chính phủ có thể tăng cường kiểm soát và giám sát hoạt động của các ngân hàng. Các
quy định liên quan đến vốn chủ sở hữu, quản lý rủi ro và báo cáo tài chính cần được
củng cố.
- Tăng cường cơ chế bảo hiểm tiền gửi: Chính phủ nên tăng cường các
cơ chế bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ tiền gửi của khách hàng khi một ngân hàng phá
sản. Nếu khách hàng tin tưởng vào tính an toàn của tiền gửi, họ sẽ tiếp tục gửi tiền
vào ngân hàng, giúp giữ vững hệ thống tài chính.
- Quản lý chính sách tiền tệ: Chính phủ nên duy trì một chính sách tiền
tệ ổn định và hiệu quả. Việc giữ cho lạm phát và tỷ giá hối đoái ở mức ổn định sẽ
giúp hạn chế rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng.
- Tăng cường khả năng tài trợ: Chính phủ có thể tăng cường khả năng
tài trợ của mình để có thể xử lý các vấn đề tài chính nhanh chóng khi cần thiết. Điều
này sẽ giúp giải quyết các tình huống khẩn cấp và giảm thiểu tác động tiêu cực đến
kinh tế.

Những chính sách này sẽ giúp chính phủ tăng cường khả năng kiểm soát rủi
ro tài chính và giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong trường hợp ngân
hàng phá sản.

17
1.2. Đối với các công ty khởi nghiệp
Bài học rút ra từ sự cố này là cần phải có sự cân đối trong việc sử dụng tài trợ
vốn. Việc tìm kiếm và sử dụng tài trợ vốn là rất cần thiết để giúp cho công ty phát
triển và mở rộng hoạt động. Tuy nhiên, việc sử dụng tài trợ vốn một cách không cân
đối có thể gây ra các rủi ro và có thể dẫn đến sự cố như sự cố của Ngân hàng Thung
lũng Silicon. Do đó các công ty khởi nghiệp cần đánh giá chính xác nhu cầu vốn để
sử dụng nó một cách hiệu quả và bền vững. Điều này đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng
từ phía nhà đầu tư và bên cấp vốn, thay vì chỉ tập trung vào tăng trưởng nhanh chóng
và triển vọng lợi nhuận cao. Các công ty cần tìm kiếm các nguồn tài trợ vốn đa dạng
và hợp lý, phát triển kế hoạch tài chính hiệu quả, và quản lý chi phí một cách thận
trọng. Ngoài ra, các công ty cần tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ thích hợp để đáp
ứng nhu cầu thị trường, và thiết lập các mối quan hệ đối tác vững chắc để giúp cho
công ty phát triển trong thời gian dài. Và cuối cùng, tạo ra một hoạt động kinh doanh
bền vững với mục tiêu dài hạn là một trong những bài học quan trọng cho các công
ty khởi nghiệp.

1.3. Đối với các tổ chức tài chính


Các chính sách kiểm soát cũng rất quan trọng để tránh tình trạng sử dụng tài
trợ vốn quá mức và tạo ra bong bóng kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Sự
cố của Thung lũng Silicon đã chỉ ra rõ rằng cần phải có những quy định chặt chẽ hơn
về quy mô tài trợ, đánh giá rủi ro và quản lý tín dụng của các tổ chức tài chính. Các
chính sách kiểm soát đúng đắn sẽ giúp tránh việc sử dụng tài trợ vốn không đúng mục
đích, thích ứng với sự thay đổi của kinh tế và tránh sự cố lớn. Các tổ chức tài chính
cần thực hiện các quy định khắt khe về việc cấp tín dụng để đảm bảo rằng các khoản
cho vay không vượt quá khả năng trả nợ của khách hàng và tạo ra nhiều rủi ro cho
toàn bộ ngành tài chính. Các quy định về đánh giá rủi ro và quản lý tín dụng cũng rất
cần thiết để giảm thiểu sự cố tài chính. Các tổ chức tài chính cần phải thực hiện đánh
giá rủi ro và tín dụng một cách khách quan và đáng tin cậy, và dựa trên đó áp dụng
các chính sách quản lý rủi ro phù hợp. Các tổ chức cần áp dụng các phương pháp đa
dạng hóa rủi ro và tăng cường khả năng đối phó với thị trường. Ngoài ra, các chính
sách về quy mô tài trợ cũng rất quan trọng để đảm bảo sự ổn định của toàn bộ ngành

18
tài chính. Các tổ chức tài chính cần phải thực hiện các quy định về cấp tín dụng và
kiểm soát rủi ro để tránh bong bóng kinh tế và việc cho vay quá mức.

1.4. Đối với các ngân hàng đang hoạt động


Các công ty cần học hỏi từ sự cố này để nâng cao khả năng ứng phó với tình
huống khó khăn. Để giảm thiểu rủi ro và sự phụ thuộc vào từng nhà đầu tư, các công
ty cần phải phát triển các kế hoạch dự phòng và tìm kiếm nguồn tài trợ đa dạng. Việc
phát triển kế hoạch dự phòng là rất quan trọng để giúp các công ty đối phó với những
tình huống xấu nhất có thể xảy ra, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Công ty cần
cân nhắc và đề xuất các phương án khác nhau để tăng cường vốn và giải quyết các
vấn đề tài chính khó khăn. Việc lập kế hoạch chi tiết, thích ứng nhanh chóng với tình
huống thay đổi, thực hiện kiểm soát chặt chẽ về chi phí và nhân sự, tất cả đều là những
bước quan trọng để giúp các công ty đối phó tốt hơn với những thách thức trong quá
trình phát triển và mở rộng hoạt động. Các công ty cũng cần tìm kiếm các nguồn tài
trợ đa dạng để tránh phụ thuộc vào từng nhà đầu tư. Việc đa dạng hoá nguồn tài trợ
là một giải pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro đối với một nhà đầu tư cụ thể và tăng
khả năng đáp ứng với nhu cầu tài chính của công ty. Các công ty cũng cần cẩn trọng
trong việc lựa chọn các nhà đầu tư, chú ý đến tính minh bạch, uy tín và định hướng
của nhà đầu tư, tránh tình trạng quá phụ thuộc vào một nhà đầu tư cụ thể và chịu đựng
được thay đổi và rủi ro từ thị trường.
Tóm lại, sự cố của Thung lũng Silicon đã cho chúng ta một bài học quý giá
về sự quản lý vốn bền vững và cân đối hơn trong kinh doanh, cũng như tầm quan
trọng của sự cần nhắc trong quản lý từ người đầu tư và cơ quan quản lý.

2. Giải pháp dành cho hệ thống ngân hàng

Thứ nhất, tăng cường giám sát và quản trị rủi ro. Trong số những nguyên nhân
dẫn đến sự sụp đổ của SVB, nổi bật lên đó là sự yếu kém trong kiểm soát và quản lý
rủi ro từ chính phía ngân hàng và các cơ quan khác. Do đó, các ngân hàng cũng cần
dự trữ cho các khoản đầu tư dài hạn như: Trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, nhất
là khi điều kiện thị trường bắt đầu xấu đi. Đồng thời, không nên lấy tài sản ngắn hạn
đi mua tài sản dài hạn vì rủi ro khá cao. Các ngân hàng có thể quản lý những rủi ro

19
này bằng cách đề xuất ký các hợp đồng kỳ hạn hoặc các công cụ hỗ trợ khác nhằm
tăng giá trị để bù đắp tổn thất từ việc các chính sách về trái phiếu bị thay đổi.

Thứ hai, các ngân hàng cần dự trữ sẵn tiền mặt trong trường hợp người dân rút
tiền ồ ạt. Ngoài ra, các ngân hàng nên đưa ra mức giới hạn khi cho các ngân hàng
khác vay, tăng dự trữ tiền mặt ở ngân hàng trung ương và tiến hành các bài kiểm tra
sức chịu đựng để đánh giá chính ngân hàng của họ.

Thứ ba, đừng bao giờ phụ thuộc vào một nguồn đầu tư duy nhất. Bạn cần “đa
dạng hóa” danh mục của mình, từ tệp khách hàng đến chiến lược đầu tư, không nên
tập trung quá nhiều vào các nhóm tài sản mang tính rủi ro cao. Hầu hết các ngân hàng,
đặc biệt là các ngân hàng thương mại, đặc trưng bởi tỷ lệ tiền gửi ngắn hạn cao, vì
vậy nếu một ngân hàng huy động vốn ngắn hạn cho mục đích đầu tư và cho vay trung
và dài hạn, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản.

Nhìn chung, sự sụp đổ của SVB đã gửi lời cảnh tỉnh mạnh mẽ đến khối ngân
hàng nói riêng, và toàn ngành kinh tế của thế giới nói chung. Tuy sự kiện SVB không
tạo ra hiệu ứng domino như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nhưng nó phản
ánh nội tại giới ngân hàng của Mỹ đang gặp vấn đề với nhiều lý do khác nhau và cần
ngay lập tức áp dụng những giải pháp đã được cân đo đong đếm. Riêng Việt Nam,
việc Ngân hàng Nhà nước kiểm tra sức khỏe đối với hệ thống ngân hàng cần được
thực hiện thường xuyên, định kỳ, không chỉ riêng vì sự kiện SVB mà phải xây dựng
vai trò huyết mạch để hệ thống tài chính cung ứng vốn cho ngành ngân hàng.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Forbes (2023), America’s Best Banks.
2. San Jose Mercury News (1994), "Banking on entrepreneurship, Smith returns
to the beginning; bank founder starts a new career with his own venture capital
company."
3. SVB (2023), Q4 2022 Financial Highlights.
4. Tạp chí Ngân hàng (2023), Sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley – Những
vấn đề đặt ra.
5. The Guardian (2023), Why did Silicon Valley Bank fail?
6. The Economic Times (2023), What caused Silicon Valley Bank’s failure?
7. VnEconomy (2023), Nhìn lại vụ SVB sụp đổ và động thái của Fed.
8. Brookings (2023), What did the Fed do after Silicon Valley Bank and
Signature Bank failed?
9. VnEconomy (2023), SVB có chủ mới, khủng hoảng đã đến hồi kết?

21

You might also like