You are on page 1of 55

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN


---o0o---

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM 1

MÔN KINH TẾ HỌC SO SÁNH

ĐỀ TÀI: SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TỰ DO CỦA MỸ VỚI NỀN


KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH PHỦ CỦA NHẬT BẢN

Thành viên nhóm

1. Nguyễn Quỳnh Như 11216793

2. Trương Thị Phương Thảo 11216812

3. Vũ Thị Vân Anh 11210832

4. Lê Thị Huyền Trang 11216822

5. Phan Như Quỳnh 11216806

6. Trần Thu Phương 11216802

7. Bùi Thị Ngọc Oanh 11216794

8. Nguyễn Minh Thơm 11216814

Lớp học phần: PTKT1126 (223)_03

Giáo viên hướng dẫn: TS Lê Huỳnh Mai

Hà Nội, 2024
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN HAI NỀN KINH TẾ MỸ VÀ NHẬT BẢN.................2
1. Nền kinh tế thị trường tự do của Mỹ.......................................................................2
2. Nền kinh tế thị trường định hướng chính phủ Nhật Bản......................................4
CHƯƠNG II: SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KINH TẾ VÀ KẾT QUẢ
KINH TẾ CỦA MỸ VÀ NHẬT BẢN..........................................................................6
1. So sánh, đánh giá hệ thống kinh tế của Mỹ và Nhật Bản......................................6
2. So sánh, đánh giá kết quả kinh tế của Mỹ và Nhật Bản........................................9
2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế....................................................................................9
2.2. Hiệu quả và khả năng duy trì tăng trưởng dài hạn..............................................16
2.2.1. Cấu trúc tăng trưởng theo đầu vào..............................................................16
2.2.2. Cấu trúc tăng trưởng theo đầu ra................................................................17
2.2.3. Cấu trúc tăng trưởng theo ngành.................................................................21
2.3. Ảnh hưởng lan tỏa của tăng trưởng kinh tế........................................................23
2.3.1. Lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người..........................23
2.3.2 Lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo.........................................26
2.4. Phân phối thu nhập..............................................................................................27
2.5. Sự ổn định kinh tế...............................................................................................30
2.5.1 Tăng trưởng ổn định.....................................................................................30
2.5.2 Kiềm chế lạm phát.........................................................................................31
2.5.3 Giải quyết việc làm........................................................................................34
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC CHO
VIỆT NAM...................................................................................................................37
1. Thành tựu đạt được................................................................................................38
2. Hạn chế và nguyên nhân.........................................................................................39
2.1. Nền kinh tế thị trường tự do Mỹ.........................................................................39
2.2. Nền kinh tế định hướng chính phủ Nhật Bản.....................................................41
3. Bài học rút ra cho Việt Nam...................................................................................43
KẾT LUẬN..................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................48

1
DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Các nền kinh tế lớn nhất theo GDP (danh nghĩa) năm 2023..............................2
Hình 2: Tỷ trọng của Mỹ và đồng USD trong nền kinh tế toàn cầu và trong giao dịch
tài chính toàn cầu.............................................................................................................3
Hình 3: GDP của Nhật bản qua các năm.........................................................................4
Hình 4: Tốc độ tăng trưởng của Mỹ và Nhật Bản giai đoạn 1961 – 2021....................10
Hình 5: Thu nhập bình quân đầu người Mỹ và Nhật Bản (1960-nay)..........................18
Hình 6: Thu nhập bình quân đầu người Mỹ và Nhật Bản (1960-nay)..........................19
Hình 9: Chỉ số GHR của Mỹ và Nhật Bản Giai đoạn 1990-2021.................................25
Hình 10: Đồ thị hệ số Gini được tính dựa trên thu nhập ban đầu của gia đình (bao gồm
thu nhập từ tiền lương và thu nhập từ tài sản) và hệ số Gini của thu nhập sau khi điều
chỉnh thuế......................................................................................................................28
Hình 11: Hệ số Gini về phân phối thu nhập của các hộ gia đình Nhật Bản giai đoạn
1981-2021......................................................................................................................29
Hình 12: So sánh lạm phát giữa Mỹ và Nhật Bản giai đoạn (1960-nay)......................31
Hình 13: Tỷ lệ thất nghiệp trong lực lượng lao động của Mỹ và Nhật Bản giai đoạn
1960 – 2023...................................................................................................................34

2
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: So sánh và đánh giá hệ thống kinh tế Mỹ - Nhật Bản.......................................6


Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng bình quân TFP của Mỹ và Nhật Bản................................16
Bảng 3: Cơ cấu kinh tế của Mỹ và Nhật Bản................................................................22
Bảng 4: Sự lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người ở Mỹ và Nhật
Bản................................................................................................................................24
Bảng 5: Lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo tại Mỹ và Nhật bản.............26

3
LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử mà bất cứ nền
kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn trên con đường phát triển
và nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chính là nền kinh tế thị trường phát triển đến trình độ
phổ biến và hoàn chỉnh. Nấc thang cao hơn chính là nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa mà
giai đoạn đầu là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Để chuyển lên nấc thang này, nền kinh
tế thị trường phải phát triển hết mức, phải trở thành phổ biến trong đời sống kinh tế -xã
hội.
Các hệ thống kinh tế luôn có xu hướng biến đổi và vận động theo thời gian để
thích ứng với những thay đổi mới. Nhật Bản và Mỹ là hai trong những nền kinh tế đã
đi lên từ khó khăn của thế giới ở giai đoạn trước để trở thành các nước phát triển như
ngày nay. Trong khi nền kinh tế Mỹ được định hướng theo nền kinh tế thị trường tự do
- dựa trên cơ sở sự tự do của cá nhân và tự do của doanh nghiệp, đề cao hoạt động của
thị trường - thì Nhật Bản đề cao vai trò can thiệp tối thượng của nhà nước. Hai nền
kinh tế điển hình này là hình mẫu mà nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt
Nam đi theo và học hỏi. Vì vậy, nhằm mục đích định hướng được tư duy đúng, để từ
đó có các kiến thức về nội dung, phương pháp đánh giá, so sánh giữa hai nền kinh tế
lớn trong quá trình phát triển, để đúc kết ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam,
nhóm sinh viên đã tìm hiểu và phân tích đề tài: “So sánh nền kinh tế thị trường tự
do của Mỹ với nền kinh tế thị trường định hướng chính phủ của Nhật Bản”. Bài
của nhóm gồm 3 phần chính:
Chương I: Tổng quan hai nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản
Chương II: So sánh, đánh giá hệ thống kinh tế và kết quả kinh tế của Mỹ và Nhật
Bản
Chương III: Đánh giá thành tựu kinh tế của hai nền kinh tế và bài học cho Việt
Nam
Bài tập nhóm được hoàn thành với sự đóng góp nhiệt tình của các thành viên.
Tuy nhiên, trong quá trình viết không thể tránh khỏi sai sót nên nhóm mong muốn
nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của cô để bài viết này thêm phần hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN HAI NỀN KINH TẾ MỸ VÀ NHẬT BẢN
1. Nền kinh tế thị trường tự do của Mỹ
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ) là quốc gia cộng hòa lập hiến liên bang ở châu
Mỹ, nằm tại Tây Bán cầu, lãnh thổ bao gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang.
Với 9,8 triệu km² và hơn 340 triệu người (2023), Mỹ hiện là quốc gia lớn thứ ba cả về
diện tích cũng như về quy mô dân số. Đây còn là quốc gia đa chủng tộc và văn hóa
nhiều nhất trên thế giới do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác
nhau trên toàn cầu.
Mỹ là một nền kinh tế thị trường tự do đứng thứ 25 trên thế giới với điểm số tự
do kinh tế là 72,1 (năm 2022). Đồng thời, Mỹ cũng là nước xếp hạng thứ 3 trong tổng
số 32 quốc gia ở châu Mỹ và có điểm tổng trung bình tự do kinh tế cao nhất ở khu vực
cũng như trên thế giới. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong năm 2023, Mỹ là quốc
gia dẫn đầu trong danh sách các quốc gia có quy mô GDP danh nghĩa lớn nhất thế giới
với 26,85 nghìn tỷ USD (Hình 1) và lớn thứ hai thế giới tính theo ngang giá sức mua
(PPP) sau Trung Quốc. Sự giàu có của quốc gia này phản ánh tài nguyên thiên nhiên
phong phú và sản lượng nông nghiệp khổng lồ, tuy nhiên phần nhiều đến từ ngành
công nghiệp phát triển cao của đất nước.
Đơn vị: Nghìn tỷ USD

Hình 1: Các nền kinh tế lớn nhất theo GDP (danh nghĩa) năm 2023
Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), 2023
Trong mô hình nền kinh tế thị trường, Mỹ đề cao vai trò sở hữu tư nhân, có cơ
chế thị trường cạnh tranh, cũng như sự năng động của môi trường kinh doanh và các
chủ thể kinh doanh. Và hầu hết thì nước này luôn nằm trong bảng xếp hạng một trong
các quốc gia có nền kinh tế cạnh tranh và hoạt động hiệu quả nhất theo các báo cáo
của Ease of Doing Business. Trong đó, các doanh nghiệp tư nhân tạo ra phần lớn hàng

2
hóa và dịch vụ, chiếm 2/3 tổng sản lượng kinh tế của quốc gia cho tiêu dùng cá nhân,
1/3 còn lại là đến từ Chính phủ. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ (SBA), năm
2019 cũng cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 44% hoạt động kinh tế.
Hiện nay, Mỹ chiếm khoảng 25% GDP và 10% thương mại hàng hóa, dịch vụ toàn cầu
và các công ty tại đây cũng đang dẫn đầu các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là về máy
tính, dược phẩm, thiết bị y tế, hàng không vũ trụ và quân sự. Bên cạnh đó, thu nhập
bình quân đầu người của Mỹ năm 2023 đạt 74.500 USD (tính theo giá trị danh nghĩa)
và tăng khoảng 5,7% so với năm 2022. Mức sống của người dân nơi đây ngày càng
được nâng cao.
Ngoài ra, vào năm 2022, thị trường chứng khoán ở Hoa Kỳ chiếm gần 60% thị
trường chứng khoán thế giới. Trong đó, sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE)
và NASDAQ là những sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới. Đặc biệt, từ vị trí
thứ hai đã có tỷ lệ chênh lệch khá nhiều so với vị trí dẫn đầu là Mỹ. Cụ thể, quốc gia
có thị trường chứng khoán nằm ở vị trí thứ hai đó là Nhật Bản với 6,2%. Theo đó,
không ngạc nhiên khi đồng Đô la Mỹ (USD) có vai trò khổng lồ trong thương mại, dự
trữ ngoại hối và trao đổi tiền tệ toàn cầu. Với tầm quan trọng của Mỹ trên thị trường
tài chính và nợ toàn cầu, Đô la Mỹ tiếp tục giữ vai trò quốc tế lớn. Trong tháng
7/2023, lượng giao dịch bằng đồng Đô la Mỹ qua hệ thống chuyển tiền quốc tế
SWIFT đạt kỷ lục mọi thời đại khi chiếm tới 46,5% tổng lượng giao dịch, tăng hơn 13
điểm phần trăm so với tháng 12/2012.
Đơn vị: %

Hình 2: Tỷ trọng của Mỹ và đồng USD trong nền kinh tế toàn cầu và trong giao
dịch tài chính toàn cầu
Nguồn: Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS)
Giai đoạn từ 1960 - 2023, nền kinh tế Mỹ có nhiều biến động mạnh mẽ cùng
với nhiều sự kiện, cú sốc lớn. Ở mỗi giai đoạn, dưới mỗi thời tổng thống, chính quyền
nước này có những chính sách kinh tế khác nhau nhằm phản ứng lại trước các sự kiện,
cú sốc hoặc nhằm đạt được các mục tiêu phát triển đặt ra, theo đó nền kinh tế Mỹ đạt

3
các mức tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát khác nhau. Có giai đoạn tăng trưởng mạnh và
kéo dài, tỷ lệ lạm phát thấp, nhưng cũng có những giai đoạn tăng trưởng thấp, thậm chí
tăng trưởng âm, tỷ lệ lạm phát cao. Và trong giai đoạn tiếp theo, nền kinh tế này sẽ
phải đối mặt với nhiều thách thức ở phía trước, khi Mỹ bắt đầu bước vào tâm điểm của
chiến dịch bầu cử Tổng thống 2024, cùng những lo ngại về địa chính trị với bạo lực ở
Trung Đông và cuộc chiến Ukraine vẫn đang tiếp diễn.
2. Nền kinh tế thị trường định hướng chính phủ Nhật Bản
Nhật Bản là đảo quốc nằm ở phía Đông của Châu Á và là một nước nhiều đảo,
nghèo tài nguyên thiên nhiên, phải chu cấp với số dân lên đến trên 120 triệu người
trên một diện tích tương đối nhỏ. Tuy nhiên bất chấp những điều kiện hạn chế và
những ảnh hưởng xấu trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản không những vươn
lên là nền kinh tế thị trường xếp thứ 3 Thế Giới mà còn trở thành một trong những
quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới. Ngoài ra, Nhật Bản còn là thành viên của các
tổ chức như: APEC, WTO, OECD, G7, G20 và một số tổ chức khác.
Đồng Yên - đơn vị tiền tệ chính thức được sử dụng ở Nhật Bản. Đây là đồng
tiền dự trữ nhiều thứ 2 thế giới sau đồng USD và được sử dụng trong giao dịch quốc tế
nhiều thứ 3 trên thế giới sau USD và đồng EURO. Đây được coi là đại diện cho vị thế
và sức mạnh, sức ảnh hưởng của nền công nghiệp chế tạo và xuất khẩu của Nhật Bản.
Nhật Bản hiện đang là chủ nợ lớn nhất thế giới. Lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của
Nhật Bản đang đứng đầu toàn cầu. Nhật Bản sở hữu lượng tài sản ròng nước ngoài lớn
nhất thế giới, ước tính hơn 5 nghìn tỷ USD vào năm 2023. Nước này là chủ nợ lớn
nhất của Mỹ, nắm giữ hơn 1 nghìn tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ. Nhật Bản cũng đầu
tư mạnh vào các nước khác, đặc biệt là các nước châu Á.

Hình 3: GDP của Nhật bản qua các năm


Nguồn: World Bank
Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (World Bank), Tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của Nhật Bản đạt 4,2 nghìn tỷ đô la Mỹ trong năm 2023. Sau khi thất bại tại
4
Thế Chiến thứ 2, Nhật Bản đã bắt đầu ngay vào công cuộc tái thiết kinh tế sau chiến
tranh, những đơn đặt hàng sản xuất quân nhu, quân dụng cho quân đội Mỹ trong chiến
tranh Triều Tiên trong giai đoạn 1950 đã làm tăng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, kích
thích sản xuất, kinh doanh trong nước Nhật và tạo điều kiện cho Nhật Bản hồi phục
kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng.
Thời kì thịnh vượng của Nhật Bản bắt đầu từ giai đoạn những năm 1960 khi
nền kinh tế Nhật đều tăng trưởng mạnh mẽ trên 10% trong mỗi năm, GDP của Nhật
Bản đã tăng từ mức 44.3 tỷ USD (năm 1960) lên mức 5.5 nghìn tỷ USD vào năm
1995. Đây là giai đoạn Nhật Bản đã bắt kịp với thế giới về công nghệ sản xuất và nền
công nghiệp xe hơi trứ danh của Nhật Bản cũng bắt đầu vào thời điểm này với hàng
loạt những hãng xe hơi xuất hiện, chiếc xe hơi đầu tiên mang tên “Toyota Crown” của
gã khổng lồ Toyota cũng ra đời trong giai đoạn này (năm 1955).
Giai đoạn sau 1995, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu đi vào pha thoái trào của một
chu kì kinh tế lớn, sự sụp đổ của Bong bóng Tài sản (giai đoạn 1990) đã tàn phá và
ảnh hưởng sâu sắc đến nội tại của nền kinh tế Nhật Bản.
Giai đoạn phục hồi và tăng trưởng với tốc độ tương đối ổn định (2000 – 2005),
từ năm 2000 trải qua một thập kỷ đầy khó khăn với đất nước Nhật Bản thì bước sang
một thập kỷ mới và cũng là khởi đầu của một thiên niên kỷ mới, mặc dù nền kinh tế
Nhật Bản trong thời điểm này vẫn đang rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài.
Mới đây, theo tờ Japan Times, Nhật Bản vừa mất vị trí nền kinh tế số 3 thế giới
khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này giảm quý thứ hai liên tiếp trong giai
đoạn từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2023. Hiện Nhật Bản đã tụt xuống vị trí thứ 4 (sau
Đức) trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu. Số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
cho thấy, tính theo đồng USD, nền kinh tế Nhật Bản giảm từ mức 6.300 tỷ USD vào
năm 2012 xuống còn khoảng 4.200 tỷ USD năm 2023. Một phần nguyên nhân được
cho là do tác động của việc đồng Yên yếu đi và dân số già. Sự kiện này cho thấy, đồng
Yên dần yếu đi so với đồng USD. Đồng thời, sự suy yếu của đồng tiền Nhật Bản cũng
đang làm giảm sức mua của người tiêu dùng bằng cách góp phần gây ra lạm phát
thông qua chi phí nhập khẩu tăng.
Nhìn chung, Nhật Bản vẫn là một cường quốc kinh tế với vị thế tài chính vững
mạnh. Tuy nhiên, để duy trì vị thế này, Nhật Bản cần giải quyết các thách thức đang
phải đối mặt nền kinh tế Nhật Bản đang già hóa, ảnh hưởng đến sức tăng trưởng và
khả năng cạnh tranh, nợ công cao có thể gây ra rủi ro tài chính trong tương lai, cạnh
tranh từ các nước khác như Trung Quốc đang gia tăng.

5
CHƯƠNG II: SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KINH TẾ VÀ KẾT QUẢ
KINH TẾ CỦA MỸ VÀ NHẬT BẢN
1. So sánh, đánh giá hệ thống kinh tế của Mỹ và Nhật Bản
Bảng 1: So sánh và đánh giá hệ thống kinh tế Mỹ - Nhật Bản

Mỹ Nhật Bản

Thị trường tự do (hoạt động hoàn Thị trường định hướng chính phủ:
toàn theo cơ chế thị trường) điều tiết nền kinh tế theo định
hướng thông qua sự tác động qua lại
giữa CP với các doanh nghiệp bằng
các chính sách lương đến sự phát
triển công nghiệp.

6
Hình - Khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng - Nhiều hình thức sở hữu cùng tồn
thức lớn, điều phối hầu như các hoạt tại bao gồm: sở hữu tư nhân, cả sở
sở hữu động của nền kinh tế. hữu công cộng, trong đó khu vực sở
hữu nhà nước trở thành công cụ
Năm Tư nhân Chính phủ
quan trọng để điều tiết nền kinh tế.
2020 78.9% 21.1% - Khu vực tư nhân cũng chiếm tỷ
trọng lớn nhưng không bằng Mỹ,
2021 79.5% 20.5% chiếm khoảng 70%.

2022 80.0% 20.0%

2023 79.8% 20.2%

Nguồn: IMF

Ví dụ:
Ví dụ:
- Sở hữu tài sản: Nhật Bản cũng có
- Sở hữu tài sản: Ở Mỹ sở hữu tư
sự bảo vệ cho quyền sở hữu tư nhân,
nhân nhiều hơn so với nhật bản. Mỹ
nhưng thường có những hạn chế và
bảo vệ quyền sở hữu tư nhân và xem
quy định pháp lý nghiêm ngặt.
đó là một phần quan trọng của tự do
Chính phủ Nhật Bản thường can
cá nhân. Do đó, các cá nhân và tổ
thiệp nhiều hơn vào việc quản lý và
chức tư nhân có khả năng sở hữu và
phân phối đất đai, có thể dẫn đến sự
sử dụng đất đai một cách rộng rãi và
hạn chế trong việc sở hữu và sử
tự do, với ít sự can thiệp từ phía
dụng đất đai của các cá nhân và
chính phủ.
doanh nghiệp tư nhân.

Vai trò - Chính phủ chỉ can thiệp ở mức độ - Chính phủ đóng vai trò quan trọng
của nhất định đối với nền kinh tế: duy trì trong quá trình phát triển kinh tế:
Chính chế độ của một nền kinh tế thị Xây dựng chính sách tài khóa và
phủ trường, xây dựng một hệ thống pháp tiền tệ; Phát triển mối quan hệ
luật hiệu quả trong việc xét xử, phân thường xuyên, gần gũi giữa chính
định các tranh chấp dân sự, khắc phủ và doanh nghiệp.
phục các vấn đề môi trường.
- Ở giai đoạn đầu, các cơ quan quản - Vai trò của chính phủ giữ quyền
lý nhà nước ít can thiệp và đồng thời kiểm soát chặt chẽ với khu vực tư
cũng ít khi sử dụng các mệnh lệnh nhân thông qua trong các trung gian
hay biện pháp hành chính để can Chính phủ. Chính phủ có thể tham
thiệp vào các hoạt động kinh doanh gia sử hữu doanh nghiệp cùng với tư
của doanh nghiệp. Chính phủ Mỹ nhân để góp phần điều hướng và
cũng quan tâm đến an sinh xã hội

7
nhưng chậm hơn so với nhiều quốc điều chỉnh hoạt động kinh tế. Chính
gia khác. Bắt đầu từ những năm phủ trực tiếp tham gia vào các lĩnh
1860-1870 vai trò của nhà nước mới vực công như: khuyến khích các dự
tăng lên khá nhiều. Trong giai đoạn án công nghiệp cụ thể thông qua các
này, nhiều cơ chế chính sách can khoản vay lãi suất thấp.
thiệp thêm về vấn đề xã hội đã được
Chính phủ Mỹ đề ra.
Ví dụ: Luật an sinh xã hội (1935),
Luật lao động và việc làm (1945)

- Chính phủ Mỹ không có những kế


- Chính phủ Nhật Bản thực hiện kế
hoạch kinh tế tập thể cho toàn đất
hoạch kinh tế tập thể 5 năm một lần
nước
để điều tiết toàn bộ hoạt động chung
của nền kinh tế

- Thực hiện chính sách tài chính - Chính quyền địa phương không có
thuộc trách nhiệm của chính phủ nhiều quyền tự chủ về tài chính mà
liên bang. Chính quyền địa phương phải phụ thuộc nhiều vào thu nhập
có quyền tự chủ về tài chính chuyển gia từ ngân hàng Chính phủ
trung ương.

- Thủ tướng có quyền chính trị - Thủ tướng có rất ít quyền lực
tương đối cao. chính trị. Bộ trưởng được phân bổ
theo đảng phái chính trị và đặt dưới
quyền kiểm soát của các chính trị
gia, nhiệm kỳ không quá 1 năm.

- Với cách thức tổ chức liên bang,


pháp luật Hoa Kỳ được cho là phức - Hệ thống pháp luật của Nhật bản
tạp trong cách tổ chức quy định và xây dựng ra các cơ chế chính sách
vận hành. Pháp luật Mỹ được thể để điều tiết hoạt động của nền kinh
hiện ở hai khía cạnh dường như đối tế nhằm can thiệp các vấn đề đang
lập nhau: Đảm bảo nguyên tắc tự do diễn ra và có thể xảy ra với nền kinh
trên thị trường, bảo đảm sự điều tiết tế.
của Chính phủ.

Vai trò - Các cá nhân và các doanh nghiệp - Các doanh nghiệp và tổ chức kinh
của tư tự do lựa chọn ngành nghề kinh tế tư nhân được kiểm soát hoạt động

8
nhân doanh trong khuôn khổ pháp luật, tự bởi chính phủ, chính phủ có vai trò
do chuyển nhượng vốn, lợi nhuận, quan trọng việc định hướng và điều
cơ sở hạ tầng vật chất đề ra những chỉnh hoạt động kinh tế.
chiến lược kinh doanh riêng nhằm
cạnh tranh gay gắt trên thị trường để
tồn tại và luôn theo đuổi mục tiêu
lợi nhuận.

- Mô hình của các tập đoàn kinh tế ở


- Các doanh nghiệp tư nhân tạo ra
Nhật Bản (chủ yếu thuộc sở hữu tư
phần lớn hàng hóa và dịch vụ, và
nhân) có cấu trúc giống như kim tự
gần ⅔ tổng sản lượng kinh tế của
tháp với sự phân tầng rõ ràng, trên
quốc gia là dành cho tiêu dùng cá
đỉnh cao là những tập đoàn toàn cầu,
nhân (một phần ba còn lại được mua
dưới là các công ty lớn, công ty vừa
bởi Nhà nước Hoa Kỳ và doanh
và công ty rất nhỏ. Đây là hệ thống
nghiệp). Trên thực tế, vai trò của
thống nhất, những công ty lớn
người tiêu dùng lớn đến mức quốc
chuyển giao hợp đồng cho những
gia này thỉnh thoảng được mô tả là
công ty nhỏ hơn, tạo thành một hệ
có một “nền kinh tế tiêu dùng”.
thống kinh tế của các tập đoàn.

- Trước chiến tranh thế giới lần thứ


- Doanh nghiệp kinh doanh ở Mỹ hai, ngành công nghiệp do các công
gồm: Hộ cá thể, liên doanh, và công ty độc quyền theo ngành dọc và các
ty. Các công ty chịu sự điều phối tập đoàn liên ngành (zaibatsu) chi
của cổ đông và hoạt động như một phối (cuối chiến tranh thế giới lần
pháp nhân dưới sự điều hành của hội thứ hai, gần 4000 cty quan hệ gia
đồng quản trị. đình kiểu này nắm giữ 50% tổng số
cổ phần trong công nghiệp). Sau
chiến tranh, cổ phần trong doanh
nghiệp và ngân hàng đc phân phối
đều hơn cho dân cư, hình thành nên
tập đoàn công nghiệp mới (Keiretsu)
quyền lực hạn chế hơn trước đây
nhưng vẫn đề cao chế độ gia trưởng
- Tập đoàn Keiretsu là kiểu mạng
lưới kinh doanh được tạo thành từ
các công ty khác nhau, hoạt động
trên nhiều lĩnh vực liên kết lại với
nhau về các mặt như tài chính, nhân
lực, nguyên nhiên liệu, công nghệ,
phân phối… Keiretsu mang tính

9
chất gia đình, con cái, thế hệ sau của
tập đoàn thường kết hôn với nhau để
tăng kết nối và củng cố, gia tăng sức
mạnh.
Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp
2. So sánh, đánh giá kết quả kinh tế của Mỹ và Nhật Bản
2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Đối với Mỹ, do không bị chiến tranh tàn phá, lại thu nhiều lợi nhuận từ việc
buôn bán vũ khí (114 tỉ USD) nên phát triển rất nhanh. Sản lượng công nghiệp trung
bình hàng năm tăng 24% (vào cuối thế kỉ XIX chỉ tăng 4 %). Sản lượng nông nghiệp
tăng 27% so với thời kì 1935 – 1939. Năm 1950, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) đạt
340 tỉ USD, năm 1968 tăng đến 833 tỉ USD. Trong 20 năm đầu sau chiến tranh, nhờ
các ưu thế ban đầu, Mỹ đã vươn lên trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của
thế giới. Chiếm trên 56% sản lượng công nghiệp thế giới. Sản xuất nông nghiệp bằng
2 lần Anh, Pháp, Liên bang Đức, Ý và Nhật cộng lại. Chiếm ¾ dự trữ vàng trên thế
giới. Có trên 50 % tàu bè đi lại trên biển.
Đối với Nhật Sau khi thất bại tại Thế Chiến thứ 2, Nhật Bản đã bắt đầu ngay
vào công cuộc tái thiết kinh tế sau chiến tranh, những đơn đặt hàng sản xuất quân nhu,
quân dụng cho quân đội Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên trong giai đoạn 1950 đã làm
tăng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, kích thích sản xuất, kinh doanh trong nước Nhật và tạo
điều kiện cho Nhật Bản hồi phục kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng.

Hình 4: Tốc độ tăng trưởng của Mỹ và Nhật Bản giai đoạn 1961 – 2021
Nguồn: Worldbank
a. Từ năm 1960-1970
 Mỹ
10
Thời kỳ kinh tế tăng trưởng ngoạn mục với tốc độ cao như: giai đoạn 1961-
1969, GDP tăng 53%. Trong giai đoạn mở rộng kinh tế nhờ cắt giảm thuế vào những
năm 1960, tăng trưởng GDP thực tế trung bình là 5%, với mức tăng trưởng cao tới
8,5% trong hai quý. Biên chế của Hoa Kỳ đã tăng 32% trong những năm 1960, mức
tăng trưởng việc làm cao nhất cho đến nay trong bất kỳ thập kỷ nào trong thời kỳ hậu
chiến. Doanh thu thuế của chính phủ tăng 65% từ năm 1965 đến năm 1970. Vào năm
1965, Mỹ lại đạt được sự bùng nổ về kinh tế,chính sách cắt giảm thuế được ban hành
vào năm trước tiếp tục kích thích nền kinh tế cũng như sự phục hồi sau các cuộc đình
công ô tô vào cuối năm 1964. Hội đồng Cố vấn Kinh tế vào đầu năm 1966 cho biết
doanh số bán hàng, việc làm, thu nhập và đầu tư gia tăng tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế
khi 1965 tiến lên. CEA cho biết việc cắt giảm thuế năm 1964 đã nâng chi tiêu tiêu
dùng và đầu tư thêm 30 tỷ đô la vào cuối năm 1965.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế thiếu ổn định. Nguyên nhân là do sự
bất ổn về xã hội, thường xuyên xảy ra những cuộc phong trào đòi quyền bình đẳng
như: Phong trào đòi quyền công dân, phong trào phụ nữ, phong trào của người Mỹ La-
tinh,... Ngoài ra cùng với việc Chính phủ chi tiêu ngân sách cho quân sự Việt Nam kết
hợp với chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ, đã đẩy nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ vượt quá
mức mà nền kinh tế có thể sản xuất. Tiền lương và giá cả bắt đầu tăng dẫn đến việc
lạm phát tăng cao.

 Nhật Bản
Giai đoạn 1960-1970 là thời kỳ tăng trưởng kinh tế thần kỳ của Nhật Bản, được
gọi là "Kỳ tích kinh tế Nhật Bản". Trong giai đoạn này, nền kinh tế Nhật Bản đã tăng
trưởng với tốc độ cao nhất trong các nước tư bản ( trên 10%/năm). Tốc độ tăng trưởng
bình quân của Nhật giai đoạn này lên tới 13,5%. Nhân tố hàng đầu trong tăng trưởng
kinh tế của Nhật Bản thời kỳ này là sự phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp
chế tạo. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 4,1 tỷ USD năm 1950 lên 56,4 tỷ
USD năm 1969.Về tổng sản phẩm quốc gia (GNP) của Nhật Bản, năm 1950 mới chỉ
đạt 20 tỉ USD (bằng 1/3 Anh, 1/2 Pháp, 1/17 Mĩ), năm 1968 đã vượt các nước Tây u
chỉ sau Mĩ với 183 tỉ USD.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng thần kì này là nhờ phát huy vai trò nhân tố con
người,Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học-kĩ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh
sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. Tính đến năm 1968, Nhật Bản
đã mua bằng phát minh của nước ngoài trị giá 6 tỷ USD. Bên cạnh đó Nhật Bản còn
duy trì mức tích lũy cao thường xuyên, sử dung vốn đầu tư có hiệu quả cao. “Đất nước
mặt trời mọc” được coi là nước có tỷ lệ tích lũy vốn cao nhất trong những nước tư bản
phát triển. Tỷ lệ tích lũy vốn thường xuyên duy trì trong khoảng 30-35% thu nhập
quốc dân. Trong đó, tỷ lệ đầu tư vào tư bản cố định trong tổng sản phẩm xã hội của
Nhật Bản cao. Các chính sách đúng đắn, hiệu quả từ Chính Phủ Nhật Bản cũng được
triển khai như chính sách công nghiệp mới, kế hoạch gấp đôi thu nhập, cải cách ruộng

11
đất,... Ngoài ra không thể không nói đến vai trò của Mỹ trong sự phát triển này. Mức
tỷ giá 360 yên/1 USD được duy trì suốt 22 năm đã tạo điều kiện cho các ngành công
nghiệp xuất khẩu cạnh tranh được trên các thị trường quốc tế.Trong các cuộc chiến
tranh ở CHDCND Triều Tiên và Việt Nam, Chính phủ Mỹ đã có hàng loạt đơn đặt
hàng với các công ty của Nhật Bản về vũ khí, khí tài và các đồ quân dụng khác. Có thể
nói nhu cầu về hàng hóa của Mỹ cho các cuộc chiến tranh ở CHDCND Triều Tiên và
Việt Nam là hai “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản.
b. Từ năm 1970 – 1985
 Mỹ
Tốc độ tăng trưởng tăng nhẹ, tuy nhiên đến những năm 1973, tác động của cuộc
khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy
thoái kéo dài tới năm 1982, tốc độ tăng trưởng chạm đáy giảm xuống còn -1,8%. Lạm
phát tiền tệ giai đoạn 1975- 1983 thường xuyên ở mức hai con số từ 10 - 20%. Số
doanh nghiệp phá sản tăng 50% so với năm trước. Nông dân gặp rất nhiều khó khăn
khi xuất khẩu hàng nông nghiệp giảm sút, giá nông phẩm đi xuống và tỷ lệ lãi suất lại
tăng. Trong giai đoạn này, tăng trưởng GDP bình quân của Mỹ chỉ đạt đạt 2,3% trong
khi của Nhật Bản đạt 4,7% khủng hoảng kinh tế đi liền với khủng hoảng cơ cấu,
khủng hoảng về nguyên liệu năng lượng, khủng hoảng tài chính tiền tệ, cùng với kinh
tế giảm sút, lạm phát thất nghiệp gia tăng làm cho địa vị kinh tế của Mỹ tiếp tục giảm
so với Nhật Bản và Tây Âu.
Trong thời gian khủng hoảng, tại nhiều bang ở Mỹ mỗi người dân chỉ được
phép mua một lượng nhiên liệu nhất định, giá đã tăng trung bình 86% chỉ trong vòng
một năm từ 1973 đến 1974. Thêm vào đó, một biến cố lớn nữa xảy đến với thị trường
chứng khoán toàn cầu vào năm 1973 - 1974. Chỉ số FT30 của Sở giao dịch chứng
khoán London bốc hơi 73% giá trị, khiến USD Mỹ mất giá và làm cuộc khủng hoảng
dầu lửa thêm tồi tệ. Thị trường chứng khoán Mỹ bốc hơi 97 tỷ USD, số tiền khổng lồ
thời điểm đó, chỉ sau một tháng rưỡi. Trong suốt cuộc khủng hoảng, tại Mỹ, GDP
giảm 3,2%, tỷ lệ thất nghiệp chạm mức 9%. Suy thoái và lạm phát lan rộng gây ảnh
hưởng tới kinh tế toàn cầu cho tới tận thập niên 1980.
Nhưng suy thoái kinh tế, kết hợp với giá dầu giảm và sự kiểm soát chặt chẽ tiền và
tín dụng của Cục Dự trữ Liên bang, đã giúp kiềm chế lạm phát. Đến năm 1983, kinh tế
Mỹ bắt đầu phục hồi và phát triển, trở lại vị trí hàng đầu thế giới nhưng tỷ trọng trong
nền kinh tế thế giới giảm sút so với trước. Tỷ lệ lạm phát hàng năm vẫn ở mức dưới
5% từ năm 1983 đến năm 1987. Tốc độ tăng trưởng của giai đoạn này được coi là đạt
đỉnh đặc biệt năm 1984 đạt 7,2%.
 Nhật Bản
Từ năm 1970 đến năm 1973, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản tuy có
giảm đi nhưng vẫn đạt bình quân 7,8%, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển
khác. So với thời điểm năm 1950, năm 1973 giá trị tổng sản phẩm trong nước tăng hơn
20 lần, từ 20 tỷ USD lên 432 tỷ USD, vượt Anh, Pháp và CHLB Đức. Giao thông vận
tải, nhất là phương tiện vận chuyển tăng nhanh. Đến đầu thập kỷ 70, Nhật Bản đứng
12
đầu các nước tư bản về vận tải đường biển. Một số ngành công nghiệp then chốt đã
tăng lên với nhịp độ rất nhanh. Mặc dù Nhật Bản hầu như không có mỏ dầu nhưng đã
đứng đầu các nước tư bản về nhập và chế biến dầu thô, riêng năm 1971 đã nhập tới
186 triệu tấn dầu thô; công nghiệp sản xuất thép năm 1950 là 4,8 triệu tấn đến năm
1973 đã là 117 triệu tấn.
Sau giai đoạn phát triển thần kì, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng
thế giới, từ năm 1973 trở đi, sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thường xen kẽ với
những giai đoạn suy thoái giống với Mỹ. Những năm 1973 – 1974 và 1979 – 1980, tốc
độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm xuống nhanh, nguyên nhân chủ yếu là
do khủng hoảng dầu mỏ. Vào thời kỳ nửa sau của những năm 1980, Ngân hàng Nhật
Bản duy trì lãi suất thấp để kích thích nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm
1973. Từ đó, các nhà đầu tư đổ xô vào thị trường bất động sản, tin rằng giá sẽ tiếp tục
tăng. Điều này đã làm cho giá bất động sản và cổ phiếu ở Nhật Bản tăng lên mức kỷ
lục tạo thành bong bóng kinh tế, các ngân hàng và nhà đầu tư vay nợ quá mức để đầu
cơ. Cuối cùng khi “bong bóng vỡ” dẫn đến sụt giảm mạnh giá tài sản.Sự sụp đổ của
bong bóng đã gây ra suy thoái kinh tế kéo dài, được gọi là "Thập kỷ mất mát".
c. Giai đoạn 1985 - 2000
 Mỹ
Các vấn đề của nông dân vẫn tiếp diễn, hạn hán nghiêm trọng vào năm 1986 và
1988. Thâm hụt ngân sách liên bang tăng vọt . Từ 74 nghìn triệu đô la năm 1980, thâm
hụt ngân sách liên bang đã tăng lên 221 nghìn triệu đô la vào năm 1986 trước khi giảm
xuống còn 150 nghìn triệu đô la vào năm 1987. Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ đạt
mức kỷ lục 152 nghìn triệu đô la cùng năm đó. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán
vào mùa thu năm 1987 khiến nhiều người đặt câu hỏi về sự ổn định của nền kinh tế.
Nền kinh tế Hoa Kỳ đã chậm lại và rơi vào suy thoái vào năm 1991, sau đó bắt đầu
phục hồi chậm vào năm 1992. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất là -0,1% vào năm
1991 và cao nhất là 4,8% vào năm 1999. Do nền kinh tế chậm lại và các yếu tố khác,
thâm hụt ngân sách liên bang bắt đầu tăng trở lại. Mặc dù thị trường chứng khoán phục
hồi, nhưng ngành tài chính đặc biệt gặp nhiều vấn đề, với nhiều tổ chức tiết kiệm, cũng
như một số ngân hàng và công ty bảo hiểm, hoặc sụp đổ hoặc rơi vào tình trạng lung
lay đến mức chính phủ liên bang phải tiếp quản chúng. Vào những năm 1990, thị
trường tín dụng và các vấn đề khác vẫn tiếp diễn. Ngược lại, các lĩnh vực khác của nền
kinh tế, chẳng hạn như máy tính, hàng không vũ trụ và công nghiệp xuất khẩu nhìn
chung có dấu hiệu tiếp tục tăng trưởng
 Nhật Bản
Tỷ lệ % tăng GDP của Nhật Bản đã bị sụt giảm đáng kể xuống chỉ còn 4.6%
vào năm 1987. Trong giai đoạn 1987-1990, tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản khá ổn
định với 5.5%(1990). Bong bóng kinh tế đã đột ngột kết thúc khi Sở giao dịch chứng
khoán Tokyo sụp đổ vào năm 1990–92 khiến giá bất động sản đạt đỉnh vào năm
1991.Sau đó là thời kỳ khủng hoảng trầm trọng với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt mức 2.9
vào năm 1991 và giảm xuống còn 1.2% vào năm 2000. Không những thế vào năm

13
1998, do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng, con số này chạm đáy -1.9%.Giai đoạn
này, Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề như giá dầu tăng cao, đồng Yên tăng giá,
xung đột thương mại với Hoa Kỳ ở những mặt hàng như dệt, sắt, thép; cạnh tranh từ
các nước công nghiệp mới khiến lợi nhuận của các ngành sụt giảm…Nhật Bản vốn lệ
thuộc lớn vào nguồn cung cấp năng lượng của nước ngoài. Dầu hỏa chiếm đến 2/3 nhu
cầu năng lượng của Nhật Bản.
Có thể thấy, sau khi bong bóng kinh tế vỡ đầu thập niên 1990, kinh tế Nhật Bản
chuyển sang thời kỳ trì trệ kéo dài. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân hàng
năm của giai đoạn 1991-2000 chỉ là 0,5% - thấp hơn rất nhiều so với các thời kỳ
trước.Các nguồn lực được phân bổ một cách không tối ưu. Khi bong bóng nổ đã gây
thiệt hại một khối lượng của cải lớn kèm theo một giai đoạn kinh tế bất ổn định. Nợ
đọng (bao gồm nợ khó đòi và nợ xấu) đã làm phương hại nền kinh tế Nhật Bản theo
hướng làm cho việc phân phối nguồn lực bị bóp méo. Thêm vào đó, nợ đọng tự nó
mang những nhân tố khiến cho tình trạng nợ kéo dài. Từ sự suy thoái đã làm bộc lộ ra
những điểm yếu trong hệ thống tài chính của Nhật Bản.
d. Giai đoạn 2000 - 2010
 Mỹ
Năm 2000 Mỹ vẫn dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng GDP trong nhóm G7 với
4.07%. Nước Mỹ hiện đang trong tháng tăng trưởng thứ 110 liên tiếp vượt kỷ lục trước
đây trong thập kỷ 60. Nguyên nhân nền kinh tế Mỹ có tốc độ tăng cao, trước hết và do
mức tiêu dùng của tư nhân trong nước tăng ở mức 8,3%, ngoài ra còn do sự đóng góp
quan trọng của lĩnh vực công nghệ thông tin và dịch vụ Internet, lĩnh vực này đã đóng
góp gần 1/3 vào sự tăng trưởng kinh tế và 1/2 sự tăng trưởng năng suất.
Tuy nhiên, vào 11/9/2001, thảm kịch thứ Ba đen tối của Mỹ diễn ra ghi nhận
thiệt hại nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng lên kinh tế - xã hội,vụ khủng bố đã gây
ra thiệt hại cho toàn nước Mỹ lên đến con số 3,3 nghìn tỷ USD,vụ tấn công năm 2001
cũng khiến Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (chỉ số Dow) giảm gần 700 điểm
và góp phần kéo dài cuộc suy thoái kinh tế Mỹ năm 2001, đồng thời dẫn đến chiến
dịch Chiến tranh chống khủng bố - một trong những hoạt động quân sự tiêu tốn ngân
sách công lớn nhất trong lịch sử nước này. Nhiều doanh nghiệp cũng suy sụp khi cổ
phiếu giảm tới hơn 10%.Vụ khủng bố 11/9 đã “đổ dầu vào lửa” cuộc suy thoái kinh tế
năm 2001 vốn bắt đầu từ tháng 3 do bong bóng dot-com vỡ trên thị trường chứng
khoán. Đang trên đà phục hồi và tăng trưởng, đến năm 2008, chịu ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Mỹ rơi vào hố sâu suy thoái, tốc độ tăng trưởng GDP
giảm 2,59%. Cuộc khủng hoảng này đi kèm với bong bóng bất động sản và bong bóng
nợ được cho rằng là đang ngày một nhiều lên bởi tỷ lệ nợ của các hộ gia đình trên
GDP đã tăng lên mức kỷ lục từ 70% vào quý 1 năm 2001 lên 99% vào quý 1 năm
2008. Đỉnh điểm vào năm 2008, tập đoàn Lehman Brothers phải tuyên bố phá sản
cùng với việc nhiều tổ chức tài chính khác phải kêu gọi sự cứu giúp. Cục Dự trữ liên
bang Mỹ (Fed) đã quyết định hạ lãi suất cơ bản lần thứ tám xuống còn từ 0% đến
0,25%, mức lãi suất thấp kỷ lục trong vòng hơn 50 năm qua, nhằm ngăn chặn một

14
cuộc suy thoái tồi tệ nhất của nền kinh tế nước này kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai.
 Nhật Bản
Giai đoạn từ năm 2000 - 2005 là giai đoạn nền kinh tế có sự phục hồi, tuy nhiên
rất chậm. Lịch sử kinh tế Nhật Bản của thời kỳ này là những khoản nợ khó đòi và sự
khủng hoảng trong mô hình phát triển của Nhật. Vào năm 2001, thủ tướng Nhật Bản là
Koizumi đã lập tức tiến hành việc giải quyết những khoản nợ khó đòi này bằng rất
nhiều những biện pháp khác nhau. Có thể nêu ra một số những biện pháp mà chính
phủ Nhật sử dụng như: xóa nợ, sáp nhập và mua lại các ngân hàng cũng như những tổ
chức tài chính làm ăn thua lỗ. Đến giai đoạn 2006-2010 Nhật Bản lại tiếp tục bước vào
cuộc suy thoái nghiêm trọng. Chịu sự ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu,
tốc độ tăng trưởng liên tục giảm và đạt âm vào 2 năm 2008 ( -1,2%) và 2009 ( -5,7%)
e. Giai đoạn 2010 - nay
 Mỹ
Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Bush (2001-2009) và Obama (2009- 2017),
các chương trình cứu trợ tài chính và gói kích thích tăng trưởng kinh tế mang tên
Keynesian đã được áp dụng thông qua các khoản chi lớn từ ngân sách chính phủ đồng
thời Cục Dự trữ Liên Bang duy trì chính sách các khoản vay với lãi suất gần như là
không đồng. Các biện pháp kể trên đã khôi phục được nền kinh tế khi mà các hộ gia
đình đã gần như trả được hết nợ trong giai đoạn 2009- 2012. Tốc độ tăng trưởng GDP
của Mỹ tương đối ổn định với mức tăng trên 2% mỗi năm.
Tuy nhiên trong những tháng đầu năm 2020, nền kinh tế toàn cầu nói chung và
nền kinh tế Mỹ nói riêng đang phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực do đại dịch
Covid-19 gây ra. Đến tháng 3/2020, doanh thu bán lẻ đã giảm 8,7%, mức giảm mạnh
nhất kể từ khi Chính phủ nước này thống kê số liệu bán lẻ vào năm 1992. Bên cạnh đó,
sản xuất công nghiệp tháng 3/2020 của Hoa Kỳ đã giảm 5,4%. Đây là mức suy giảm
lớn nhất kể từ năm 1945, khi Hoa Kỳ tái định hướng sản xuất sang trang thiết bị quân
đội. Tờ Wall Street Journal cho rằng, các ngành sản xuất của Hoa Kỳ có thể bị thiệt
hại 1.500 tỷ USD trong năm 2020 do dịch Covid-19. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
(Fed) đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ thông qua việc sử dụng tổng hợp các công cụ
khác nhau, bao gồm cắt giảm lãi suất cơ bản xuống còn 0 - 0,25%, áp dụng chương
trình nới lỏng định lượng (QE) thông qua việc mua trái phiếu chính phủ và chứng
khoán có đảm bảo bằng tài sản thế chấp, hạ lãi suất cho vay chiết khấu từ 1,5% xuống
còn 0,25% và hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc về 0%. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ đã ghi nhận mức
tăng trưởng dương trở lại với tỉ lệ 5,94% vào năm 2021 cho thấy tín hiệu tích cực của
nền kinh tế Mỹ.
 Nhật Bản
Nhờ nỗ lực thực hiện những biện pháp chống khủng hoảng nên đến tháng 4
năm 2009, kinh tế Nhật Bản bắt đầu nhìn thấy được sự dừng lại của suy thoái. Các
hoạt động sản xuất và xuất khẩu được trở lại đặc biệt phải để đến thành công và vai trò
của ngành điện máy và ô tô. Nhật Bản nhận được các đơn đặt hàng của nước ngoài cho
15
các sản phẩm linh kiện và phụ tùng. Sự hồi phục kinh tế Nhật Bản đã được phản ánh
rõ nét thông qua sự tăng trưởng thị giá chứng khoán Nhật Bản. Theo đó, bước sang
đầu năm 2018, giá cổ phiếu đã lên đến mức 24.000 Yên, đây cũng là lần đầu tiên trong
khoảng 26 năm giá chứng khoán Nhật tăng đến mức cao như vậy. Chứng tỏ đây chính
là dấu hiệu của sự thoát khỏi giảm phát ngày càng rõ nét. Trước hiệu quả hoạt động
khả quan của các công ty Nhật Bản, bắt đầu xuất hiện những nhận xét cho rằng, dường
như giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao độ của Nhật Bản đang một lần nữa được tái hiện
lại.
Tuy nhiên không tránh khỏi được những ảnh hưởng từ COVID 19. Tính chung
cả tài khóa 2020, GDP thực tế của Nhật Bản giảm 4,6% so với tài khóa trước đó. Đây
là mức sụt giảm mạnh nhất kể từ khi Nhật Bản bắt đầu thu thập dữ liệu về GDP vào
năm 1955 và là năm thứ hai liên tiếp nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này rơi vào suy
thoái. Mức sụt giảm mạnh nhất trước đó là 3,6% được ghi nhận trong tài khóa 2008,
chủ yếu do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Nguyên nhân chính khiến GDP của Nhật Bản sụt giảm là các biện pháp phòng,
chống dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiêu dùng cá nhân, yếu tố chiếm
hơn 50% GDP của Nhật Bản. Riêng quý I/2021, do tác động của đại dịch Covid-19,
Chính phủ Nhật Bản hai lần phải ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh
lân cận, sau đó mở rộng ra 11 trong số 47 tỉnh, thành phố ở nước này.Theo giới phân
tích, việc hạn chế người dân ra ngoài cùng với việc nhà hàng, khách sạn và du lịch bị
giới hạn hoạt động... đã khiến tiêu dùng cá nhân giai đoạn này sụt giảm 1,4%. Cùng
với đó, đầu tư cố định cũng giảm 1,4% thay vì tăng 1,1% như dự báo. Khó khăn chồng
chất khiến GDP Nhật Bản suy giảm mạnh, bất chấp xuất khẩu tăng 2,3% nhờ nhu cầu
tiêu thụ ô tô và thiết bị điện tử trên toàn cầu phục hồi. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng
của Nhật Bản cũng dần được phục hồi từ tăng trưởng âm 4,1% năm 2020 lên mức
2,6% năm 2021 và 1% năm 2022.
KẾT LUẬN: Quy mô kinh tế của Mỹ và Nhật Bản đều nằm trong nhóm nước
quy mô lớn nhất thế giới. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của hai quốc gia Mỹ
và Nhật Bản có xu hướng tăng giảm chu kì giống nhau và đặc biệt cùng chịu rất nhiều
đợt suy thoái trong giai đoạn 1980-2010. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của Nhật thiếu
ổn định hơn Mỹ. Thời gian đầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản tăng nhanh
và cao hơn Mỹ. Tuy nhiên, giai đoạn sau có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Nhật lại sụt giảm mạnh hơn Mỹ do sự thất bại của thị trường tài chính ở Nhật. Tốc độ
tăng trưởng của Mỹ và Nhật giai đoạn sau đều giảm dần do sự lớn lên về quy mô của
nền kinh tế. Khi quy mô nền kinh tế càng lớn thì để đạt tốc độ tăng trưởng cao càng
khó. Đến giai đoạn cuối thì tốc độ tăng trưởng của Mỹ đã cao hơn Nhật .
2.2. Hiệu quả và khả năng duy trì tăng trưởng dài hạn
2.2.1. Cấu trúc tăng trưởng theo đầu vào
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng bình quân TFP của Mỹ và Nhật Bản
ĐVT: %

16
Giai đoạn Mỹ Nhật Bản

1970-1975 0,5 0,8

1975-1980 0,8 1,5

1980-1985 1,0 1,4

1985-1990 0,6 1,7

1990-1995 0,9 -0,2

1995-2000 1,1 0,4

2000-2005 0,8 0,7

2005-2010 0,1 -0,3

2010-2015 0,4 0,9

2015-2019 0,4 0,2

2019-2020 -0,5 -4,8

2020-2021 2,5 1,9

Nguồn: APO Productivity Database 2023

 Về Mỹ
Trong giai đoạn đầu của nền kinh tế Mỹ, yếu tố TFP đóng góp tới 51% vào
tăng trưởng kinh tế do Mỹ đã lựa chọn theo tăng trưởng theo chiều sâu. Tuy nhiên,
trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ lại giảm. Đến giữa và cuối giai
đoạn thì tốc độ GDP có xu hướng tăng trong khi yếu tố TFP đóng góp vào tăng trưởng
giảm. Có thể nói rằng, việc nền kinh tế Mỹ đã lựa chọn tăng trưởng theo chiều sâu
trong giai đoạn đầu không hợp lý. Sau năm 1975, Mỹ lựa chọn chuyển đổi mô hình
tăng trưởng. Một số ngành tăng trưởng theo chiều rộng ví dụ dầu mỏ, khai khoáng, gỗ,
công nghiệp chế biến,... số ngành tăng trưởng theo chiều sâu như công nghiệp hóa
chất, điện tử, sản xuất ô tô,... Tổng hòa TFP dường như là tăng trưởng theo chiều rộng.
Khi này, Mỹ đã tận dụng được tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi
dào, khoa học công nghệ nên GDP đã tăng. Nhìn chung lại, cấu trúc tăng trưởng theo
đầu vào của nền kinh tế Mỹ cơ bản đạt được những hiệu quả nhất định.
 Về Nhật Bản
Về mặt xuất phát điểm ban đầu thì tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng
kinh tế của Nhật Bản cao hơn so với Mỹ. Giai đoạn 1970-1990, tốc độ tăng trưởng
TFP của Nhật Bản tăng khá cao so với Mỹ. Sở dĩ Nhật Bản định hướng phát triển theo
chiều sâu bởi vấn đề liên quan đến nguồn lực. Khi đất nước này chỉ có duy nhất nguồn
nhân lực, chính vì thế chính phủ Nhật Bản tận dụng về lợi thế khoa học công nghệ vào
các ngành công nghiệp của mình, và có những cơ chế, chính sách kinh tế thích hợp để
thúc đẩy sự phát triển kinh tế sau những hậu quả, tàn dư chiến tranh thế giới thứ hai để
lại. Và kết quả đến những năm 80 thì Nhật Bản đã trở thành cường quốc thứ hai trên
thế giới. Giai đoạn phát triển thần kỳ đó đã khiến các quốc gia trên thế giới thán
phục.
17
KẾT LUẬN: Có thể thấy rằng, Tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế
của Nhật Bản cao hơn so với Mỹ. Giai đoạn đầu hai quốc gia đều lựa chọn tăng trưởng
kinh tế theo chiều sâu, nhưng trong khi Nhật Bản vẫn duy trì tăng trưởng nền kinh tế
theo chiều sâu thì Mỹ lại lựa chọn tăng trưởng theo chiều rộng cho nền kinh tế.
Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến nguồn lực sẵn có giữa các quốc gia, trong khi Mỹ
có nguồn lực về nhân lực, tài nguyên thiên nhiên thì Nhật Bản chỉ có duy nhất nguồn
nhân lực. Chính vì thế để phù hợp với nguồn lực hiện có thì cả hai nước có những
hướng đi khác nhau. Điều này cho thấy cho thấy các quốc gia trên đã làm tốt việc thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế dựa vào khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực là vốn
và lao động. Bên cạnh đó còn phải kể đến sự đóng góp đáng kể của khoa học kĩ thuật
ngày càng tiến bộ, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và từ đó dẫn tới nâng cao
chất lượng nền kinh tế.
.
2.2.2. Cấu trúc tăng trưởng theo đầu ra
a. Thu nhập bình quân đầu người

Hình 5: Thu nhập bình quân đầu người Mỹ và Nhật Bản (1960-nay)
Nguồn: World Bank
 Về Mỹ
Thu nhập bình quân đầu người của cả Mỹ và Nhật Bản đều có xu hướng tăng.
Đặc biệt là Mỹ, vẫn giữ trạng thái tăng đều từ năm 1960, mặc dù có chịu tác động của
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ năm
2020 là -2,77%, giảm 5,06% so với năm 2019 do tác động của dịch covid - 19. Tuy
nhiên đã nhanh chóng phục hồi vào những năm tiếp theo Tốc độ tăng trưởng GDP của
Hoa Kỳ năm 2022 là 2,06%, giảm 3,88% so với năm 2021. Tốc độ tăng trưởng GDP
của Hoa Kỳ năm 2021 là 5,95%, tăng 8,71% so với năm 2020.
 Về Nhật Bản
Trước chiến tranh Thế giới thứ 2, Nhật Bản đã là một nước công nghiệp phát
triển. Do hậu quả chiến tranh nặng nề, sau 15 năm khôi phục kinh tế, GDP/người của
Nhật Bản năm 1960 là 480 USD, thuộc nước thu nhập trung bình . Tuy nhiên đến
1977, GDP/người của Nhật Bản đã đạt 6.340 USD, trở thành nước thu nhập cao (theo

18
phân loại của Ngân hàng Thế giới năm 1987 là 6.000 USD/người). Và chỉ 18 năm sau,
1995, GDP/người đã đạt 44.200 USD, gấp 4,7 lần ngưỡng nước thu nhập cao năm
1995 (9.385 USD) gấp hơn 92 lần 35 năm trước đó (480 USD năm 1960). Từ năm
1995 Nhật Bản đã là nước thu nhập rất cao. Năm 1960, GDP/người của Mỹ là 3.000
USD, gấp 6,4 lần của Nhật Bản (470 USD). Năm 1985, GDP/người của Mỹ là 18.200
USD, gấp 1,5 lần GDP/người của Nhật Bản (11.600 USD, Hình 1). Nhưng chỉ 10 năm
sau, năm 1995 GDP/người của Nhật Bản là 44.200 USD, gấp 1,5 lần của Mỹ (28.700
USD). Có thể thấy trong 35 năm, 1960-1995, tăng trưởng kinh tế của Nhật đã qua 3
giai đoạn như sau:
+ 1960-1970: Tăng trưởng kinh tế tương đối chậm, GDP/người tăng bình quân 1
năm là 158 USD.
+ 1970-1985: Tăng trưởng kinh tế nhanh, GDP/người tăng bình quân một năm là
636 USD, gấp hơn 4 lần mức tăng giai đoạn 1960-1970.
+ 1985-1995: Tăng trưởng kinh tế rất nhanh, GDP/người tăng bình quân một năm
là 3.260 USD, gấp hơn 5 lần mức tăng giai đoạn 1970-1995 và gấp hơn 20 lần
mức tăng giai đoạn 1960-1970.
Sau 10 năm, 2005, GDP/người của Mỹ (44.100 USD) mới bằng Nhật Bản năm
1995 (44.200 USD). Đây chính là kỳ tích kinh tế của Nhật Bản mà không nước nào
khác đạt được sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tuy nhiên thần kỳ kinh tế (1960-1995)
đã ngay lập tức chấm dứt ở đỉnh cao 1995. Năm 1996, GDP/người đã giảm từ 44.200
USD năm 1995 xuống còn 39.150 USD tức giảm 11,4%. Trong 10 năm, 1996-2005,
GDP/người bình quân chỉ là 36.160 USD, bằng 82% mức năm 1995. Lúc đó giới học
giả gọi là thập niên mất mát (lost decade). Trong suốt gần 30 năm sau 1995, 1996-
2022, GDP/người của Nhật Bản trì trệ, nằm trong khoảng 32.400 USD và 49.150
USD, bình quân 1996-2022 là 37.200 USD, bằng 84% năm 1995. GDP/người năm
2022 là 32.800 USD chỉ bằng 74,2% năm 1995. Năm 2022, GDP/người của Mỹ là
63.500 USD, gấp hơn 1,9 lần của Nhật Bản (32.800 USD). GDP/người năm 2023 ước
là 35.400 USD, bằng 80% năm 1995. GDP của Nhật Bản năm 1995 là 5.546 tỉ USD,
song năm 1998 là 4.100 tỉ USD, bình quân giai đoạn 1996-2022 là 4.920 tỉ USD, bằng
89% năm 1995. Tức là thực tế không chỉ diễn ra một thập niên mất mát sau 1995 mà
đến nay đã là gần 3 thập niên mất mát (28 năm).
KẾT LUẬN: Mỹ và Nhật Bản đều là những nước nằm trong nhóm có mức thu
nhập bình quân cao trên thế giới, nhưng Mỹ có mức thu nhập bình quân đầu người cao
hơn nhiều so với Nhật Bản. Một số nguyên nhân chính có thể do nền kinh tế Nhật Bản
đã tăng trưởng chậm trong nhiều thập kỷ cùng với đó Đồng Yên đã mất giá so với
đồng USD trong những năm gần đây.
b. Cán cân thương mại

19
Hình 6: Thu nhập bình quân đầu người Mỹ và Nhật Bản (1960-nay)
Nguồn: World Bank
 Về Mỹ
Từ năm 1970, cán cân thương mại của Hoa Kỳ luôn ở trong tình trạng thâm hụt.
Giai đoạn 2014 đến nay, khoảng cách giữa nhập khẩu và xuất khẩu của Hoa Kỳ có xu
hướng ngày càng gia tăng. Tính đến tháng 10 năm 2021, cán cân thương mại (hàng
hóa và dịch vụ) của Hoa Kỳ chạm mốc thâm hụt 80,9 tỷ USD lần đầu tiên trong lịch
sử, tăng 10,36% so với mức kỷ lục nhập siêu 73,2 tỷ USD vào tháng 6 năm 2021.
Trước đó, vào tháng 9 năm 2021, theo số liệu của Cục Phân tích kinh tế Hoa Kỳ
(BEA), cán cân thương mại hàng hóa Hoa Kỳ cũng đạt mức thâm hụt kỷ lục 96,3 tỷ
USD.Thâm hụt thương mại Mỹ đã giảm xuống còn 779,8 tỷ USD vào năm 2023, từ
mức 951,2 tỷ USD vào năm 2022.Theo Bộ Thương mại Mỹ, đấy là mức giảm mạnh
nhất kể từ năm 2009. Mức thâm hụt này tương đương 2,9% Tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của Mỹ, giảm từ mức 3,7% GDP năm 2022. Trên thực tế, thâm hụt cán cân
thương mại không phải là vấn đề quá mới đối với quốc gia này.

Dưới góc nhìn của lý thuyết kinh tế vĩ mô, cán cân thương mại của Hoa Kỳ
thâm hụt là do USD là phương tiện thanh toán và cất trữ giá trị toàn cầu. Do đó, các
quốc gia khác trên thế giới luôn có nhu cầu cao trong việc nắm giữ USD và trái phiếu
Chính phủ Hoa Kỳ. Từ đó, khoảng cách giữa tiết kiệm quốc gia và đầu tư của Hoa Kỳ
ngày càng tăng. Hay nói cách khác, cán cân thương mại của Hoa Kỳ luôn thâm hụt vì
lý do khách quan. Việc thâm hụt ngân sách nhà nước cũng là một lý do dẫn đến việc
tăng thâm hụt cán cân thương mại. Ngoài ra, Mỹ có quy mô dân số lớn, thu nhập bình

20
quân và nhu cầu tiêu dùng cao hơn, người Mỹ sống phóng khoáng, tiêu dùng nhiều, có
ít rào cản liên quan đến xuất nhập khẩu vì đi theo thị trường tự do, nên thường xuyên
xảy ra tình trạng nhập siêu, phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu. Đó cũng là một
trong những lí do chính khiến cán cân thương mại Mỹ luôn trong tình trạng thâm hụt.
Vì vậy, để cân bằng được cán cân thương mại, Chính phủ Hoa Kỳ cần xúc tiến việc
sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy xuất khẩu, đồng thời với việc
giảm thâm hụt ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, độ mở của nền kinh tế Mỹ đã dần không theo kịp so với các nước
khác. Tính từ 1970 đến 2021, độ mở trung bình của nền kinh tế Mỹ là 21,72% với mức
tối thiểu là 10,76% vào năm 1970 và tối đa là 30,84% vào năm 2011. Giá trị mới nhất
vào năm 2021 là 25,48% khá thấp so với các nước trên toàn thế giới.
 Về Nhật Bản
Xuất khẩu ròng của Nhật có xu hướng ổn định hơn so với Mỹ. Chỉ vào khoảng
những năm 2012-2014 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Nhật Bản thâm hụt trong cán
cân thương mại. Nhưng có thể thấy, Nhật Bản thường trong tình trạng xuất siêu, ít
nhập khẩu do phong cách tiêu dùng trái ngược Hoa Kỳ. Người Nhật có lối sống tiết
kiệm, giản dị. Nhật Bản có chính sách hạn chế nhập khẩu một cách tối đa, đánh thuế
nhập khẩu cao. Ví dụ, có tới 66 mặt hàng hạn chế nhập khẩu cần hạn ngạch nhập khẩu
là vật nuôi, cây cối, các sản phẩm qui định trong công ước Washington. Bên cạnh đó,
Nhật Bản đặt ra rào cản kĩ thuật lớn, tiêu chuẩn cao khiến các nước xuất khẩu khó đáp
ứng. Nhật Bản có những yêu cầu rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng cũng như quy
chuẩn kỹ thuật mà rất ít doanh nghiệp đáp ứng được. Ví dụ, ở Nhật sử dụng nguồn điện
110V trong khi thế giới thường dùng 220V. Phần khác xuất phát từ tập quán thương mại,
hầu hết nhà nhập khẩu Nhật Bản chỉ ưu tiên nhập sản phẩm và phân phối dưới tên thương
hiệu Nhật Bản. Điều này khiến các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài không quảng bá
được thương hiệu riêng và giá trị lợi nhuận trên sản phẩm thấp. Ví dụ, qua tìm hiểu, các
tiêu chuẩn mà đối tác Nhật Bản đặt ra cao hơn so với các thị trường khác. Với hàng thực
phẩm chế biến dùng để ăn trực tiếp người Nhật Bản quan tâm nhiều đến nguồn gốc
nguyên liệu, chỉ tiêu vi sinh, bao bì đóng gói. Do đó, nhập khẩu vào Nhật Bản rất thấp
trong khi xuất khẩu cao khiến cán cân thương mại của Nhật ít bị thâm hụt hơn so với
Hoa Kỳ.
Tuy có nhiều rào cản kĩ thuật cũng như các chính sách hạn chế nhập khẩu, độ
mở kinh tế Nhật Bản vẫn khá hơn nhiều so với Mỹ. Từ năm 1970 đến 2022. Giá trị
trung bình độ mở kinh tế là 24,87% với mức tối thiểu là 15,72% vào năm 1993 và tối
đa 46,7% vào năm 2022. Tất cả các giá trị trên đều lớn hơn so với Mỹ.

21
KẾT LUẬN: Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, cán cân thương mại của
Mỹ và Nhật Bản đều bị thâm hụt, nhưng mức thâm hụt của Mỹ lớn hơn Nhật Bản.
Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại ngày càng mở rộng có tác động tiêu cực đối
với nền kinh tế Mỹ bởi vì nó không chỉ kìm hãm tốc độ tăng trưởng GDP mà nó còn
làm gia tăng nỗi quan ngại của các nhà đầu tư, giới kinh doanh và người tiêu dùng Mỹ
về tác động xấu của việc giá dầu thế giới tăng cao đối với nền kinh tế nước này bởi vì
nó làm tăng mạnh chi phí nhập khẩu trong khi Mỹ lại là nước nhập khẩu dầu ròng và
tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Đồng thời, thâm hụt thương mại của Nhật Bản tăng cao
kỷ lục trong những năm gần đây là do đồng yên mất giá khiến giá hàng hóa nhập khẩu
đắt hơn. Ngoài ra, việc giá dầu mỏ và khí đốt cùng với nhiều loại nguyên, vật liệu thô
khác tăng do tác động của xung đột Nga - Ukraine, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung
cùng với sự đứt gãy của một số chuỗi cung ứng đã khiến cho kim ngạch nhập khẩu của
Nhật Bản tăng mạnh, dẫn tới thâm hụt thương mại tăng. Bên cạnh đó, Nhật Bản có độ
mở kinh tế lớn hơn so với Mỹ dù nhiều rào cản và chính sách hạn chế nhập khẩu và
Mỹ là kinh tế thị trường tự do và tình trạng nhập siêu vẫn tiếp diễn.
2.2.3. Cấu trúc tăng trưởng theo ngành

Bảng 3: Cơ cấu kinh tế của Mỹ và Nhật Bản


1980 1990 2000 2010 2021

Mỹ Nhật Mỹ Nhật Mỹ Nhật Mỹ Nhật Mỹ Nhật


Bản Bản Bản Bản Bản

Nông 2,2 3,5 1,6 2,4 1,0 1,5 1,1 1,2 0,9 1,0
nghiệp

Công 21,0 27,4 17,7 26,5 15,1 22,2 12,3 20,7 10,7 19,5
nghiệp

Dịch vụ 66,9 57,7 72,7 59,4 76,6 67,1 79,1 71,6 81,3 72,1

Khác 9,9 11,4 8,0 11,6 7,3 9,1 7,6 6,5 7,1 7,4
Nguồn: APO Productivity databook 2023
 Về Mỹ
Mỹ là quốc gia công nghiệp hóa cao độ với mức năng suất lớn và công nghệ hiện
đại. Điều đó dẫn đến ngành dịch vụ ở Mỹ ngày càng nắm xu thế phát triển cao hơn, trở
thành lĩnh vực hàng đầu ở Mỹ. Cơ cấu ngành kinh tế của Mỹ có sự chuyển dịch tương
đối rõ ràng đó là dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp. Từ rất sớm, các ngành dịch vụ ở
Mỹ luôn chiếm tỷ trọng cao trong GDP và có xu hướng tăng dần theo thời gian. Dịch
vụ tăng từ 66,9% năm 1980 đến năm 2021 đã chiếm 81,3% trên tổng cơ cấu nền kinh
tế. Ngành dịch vụ của Mỹ bao gồm ngân hàng, bất động sản, khách sạn và kế toán

22
chiếm hơn 80% các hoạt động kinh tế của Mỹ. Một số loại dịch vụ khác là bán buôn
và bán lẻ, giao thông vận tải, chăm sóc y tế, pháp luật, khoa học, dịch vụ quản lý, giáo
dục, nghệ thuật, giải trí, tiêu khiển, khách sạn và dịch vụ chỗ ở, nhà hàng, quầy rượu
và các dịch vụ khác về thực phẩm và đồ uống. Ngành Dịch vụ tài chính của Mỹ phát
triển đứng đầu thế giới. Trong đó phải kể đến sàn giao dịch chứng khoán New York
được đặt tại thành phố New York là sàn giao dịch lớn nhất thế giới tính về giá trị giao
dịch. Vị trí thứ hai là ngành công nghiệp tỷ trọng cũng giảm dần. Đến năm 2021 chỉ
còn 10,7% , các ngành công nghiệp chính của Hoa Kỳ hiện nay bao gồm: dầu lửa, sắt
thép, ô tô, hàng không, viễn thông, hóa chất, điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu
dùng, khai thác gỗ, khai khoáng. Các ngành chế tạo hàng không, điện tử, tin học,
nguyên tử, vũ trụ, hóa chất là những ngành công nghiệp mũi nhọn của Hoa Kỳ.các
ngành sản xuất chế tạo, khai mỏ,…Ngành nông lâm-ngư nghiệp bắt đầu có xu hướng
giảm từ trong quá trình công nghiệp hóa trước chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng xu
hướng giảm tỷ trọng của ngành công nghiệp chỉ diễn ra trong khoảng 20 năm cuối thế
kỷ XX. Có thể thấy ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhất trong ba ngành chỉ đóng
góp 0,9% tỷ trọng cơ cấu kinh tế nhưng với những lợi thế về vùng đất ôn đới rộng lớn,
kết hợp những tiến bộ về kỹ thuật canh tác nông nghiệp, và chính sách trợ giá nông
nghiệp, Mỹ kiểm soát gần một nửa lượng xuất khẩu lúa gạo của thế giới. Các sản
phẩm bao gồm lúa mì, ngô, các loại hạt khác, hoa quả, rau, bông, thịt bò, thịt lợn, gia
cầm, sản phẩm từ sữa, lâm sản và cá. Tuy ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ
nhưng Mỹ vẫn là nhà xuất khẩu ròng về lương thực.

 Về Nhật Bản
Cơ cấu nền kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng dịch vụ- công nghiệp- nông
nghiệp. Từ bảng so sánh trên, ta có thể thấy rõ tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp từ
năm giảm dần nhường chỗ cho các ngành dịch vụ phát triển. Về nông nghiệp từ năm
1980 đến năm 2021 đã giảm 2,5% tỷ trọng cơ cấu ngành. Do nguồn tài nguyên đất sử
dụng để phát triển nông nghiệp rất hạn chế, buộc người Nhật phải nghiên cứu, ứng
dụng các kỹ thuật hiện đại và tối ưu hóa việc sử dụng đất đai cũng như nguồn
nước.Nhìn chung, nông nghiệp Nhật Bản tập trung đa dạng nhiều loài cây trồng với
các ngành chính gồm trồng lúa, rau, trái cây như táo, cam, quýt, lê và chăn nuôi gia
súc, gia cầm. Về công nghiệp, Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp có hàm
lượng kỹ thuật cao sẽ phù hợp với điều kiện tự nhiên và đặc điểm nguồn lao động. Hạn
chế được việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và tận dụng triệt để nguồn lao động, từ
đó đem lại nguồn lợi nhuận cao cho phát triển kinh tế. Các lĩnh vực công nghiệp như
các lĩnh vực gia công kim loại, đóng tàu, cơ khí điện tử hóa dược, công nghiệp hàng
không vũ trụ… cũng được chú trọng phát triển. Các ngành khác như công nghệ robot,
công nghệ sinh học, công nghệ Nano, công nghệ thông tin hay kỹ thuật tài chính,…
của Nhật Bản cũng được đánh giá cao. Dịch vụ tính đến năm 2021 chiếm tới 72,1%
bao gồm các loại hình như: ngân hàng, bảo hiểm, bán lẻ, vận tải và viễn thông. Đất
nước này cũng có một ngành du lịch quan trọng, tăng trưởng đáng kể trong những năm
gần đây
Kết luận: Từ những phân tích trên, ta thấy rằng, Nhật Bản và Mỹ có xu
hướng cấu trúc tăng trưởng theo hướng dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp. Tuy nhiên,
tỷ trọng dịch vụ ở Mỹ ( hơn 80%) cao hơn so với Nhật Bản ( hơn 70%). Vấn đề này có
thể nhìn nhận trên khía cạnh nguồn lực giữa hai quốc gia. Trong khi Mỹ có nhiều
nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, lại có nhiều chính sách thu hút vốn nhân lực khắp
nơi trên thế giới, tỷ trọng dịch vụ của Mỹ sẽ cao hơn một quốc gia khá hạn chế vào

23
nguồn lực. Dù vậy, đến thời điểm hiện tại sự phát triển của Nhật rất mạnh mẽ, nằm
trong những nước phát triển, có mức thu nhập bình quân đầu người cao và sánh ngang
với Mỹ.
2.3. Ảnh hưởng lan tỏa của tăng trưởng kinh tế
2.3.1. Lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người
Hệ số tăng trưởng vì con người (GHR) được đưa ra nhằm đánh giá tác động của
tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người. Hệ số này đo độ co giãn của thành tựu
phát triển con người đối với tăng trưởng kinh tế. GHR được tính thông qua tốc độ thay
đổi thu nhập bình quân đầu người (%ΔGNI/người) và tốc độ thay đổi chỉ số phát triển
con người (%ΔHDI).
GHR = ΔHDI/Δy

24
Bảng 4: Sự lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người ở Mỹ và
Nhật Bản
Quốc
NHẬT BẢN MỸ
gia
GHR
GNI/ %∆GNI GNI/ %∆GNI GHR
Năm HDI %∆HDI Nhật HDI %∆HDI
người /người người /người Mỹ
Bản
1990 0,845 - 35,579 - - 0,872 - 37,472 - -
1991 0,849 0,473 36,650 3,010 0,157 0,873 0,115 38,998 4,072 0,028
1992 0,85 0,118 36,898 0,677 0,174 0,878 0,573 39,677 1,741 0,329
1993 0,855 0,588 36,606 -0,791 -0,743 0,88 0,228 40,069 0,988 0,231
1994 0,861 0,702 36,177 -1,172 -0,599 0,884 0,455 41,280 3,022 0,150
1995 0,863 0,232 37,027 2,350 0,099 0,885 0,113 42,183 2,188 0,052
1996 0,868 0,579 38,090 2,871 0,202 0,887 0,226 43,534 3,203 0,071
1997 0,871 0,346 38,271 0,475 0,727 0,89 0,338 45,257 3,958 0,085
1998 0,871 0,000 37,789 -1,259 0,000 0,893 0,337 47,253 4,410 0,076
1999 0,872 0,115 37,534 -0,675 -0,170 0,889 -0,448 48,806 3,287 -0,136
2000 0,877 0,573 38,375 2,241 0,256 0,891 0,225 50,421 3,309 0,068
2001 0,88 0,342 38,484 0,284 1,204 0,892 0,112 50,701 0,555 0,202
2002 0,882 0,227 38,355 -0,335 -0,678 0,893 0,112 50,937 0,465 0,241
2003 0,884 0,227 38,783 1,116 0,203 0,895 0,224 51,602 1,306 0,172
2004 0,888 0,452 39,556 1,993 0,227 0,898 0,335 53,069 2,843 0,118
2005 0,889 0,113 40,080 1,325 0,085 0,9 0,223 54,305 2,329 0,096
2006 0,892 0,337 40,408 0,818 0,412 0,904 0,444 55,681 2,534 0,175
2007 0,895 0,336 40,891 1,195 0,281 0,906 0,221 55,543 -0,248 -0,893
2008 0,895 0,000 39,575 -3,218 0,000 0,906 0,000 54,095 -2,607 0,000
2009 0,896 0,112 37,855 -4,346 -0,026 0,908 0,221 52,795 -2,403 -0,092
2010 0,898 0,223 39,153 3,429 0,065 0,911 0,330 54,265 2,784 0,119
2011 0,899 0,111 38,863 -0,741 -0,150 0,913 0,220 54,950 1,262 0,174
2012 0,905 0,667 39,328 1,197 0,558 0,916 0,329 56,403 2,644 0,124
2013 0,91 0,552 40,275 2,408 0,229 0,917 0,109 56,905 0,890 0,123
2014 0,914 0,440 40,483 0,516 0,851 0,919 0,218 58,314 2,476 0,088
2015 0,918 0,438 41,874 3,436 0,127 0,92 0,109 59,683 2,348 0,046
2016 0,921 0,327 42,421 1,306 0,250 0,922 0,217 59,969 0,479 0,454
2017 0,922 0,109 43,041 1,462 0,074 0,924 0,217 61,186 2,029 0,107
2018 0,923 0,108 43,087 0,107 1,015 0,927 0,325 62,626 2,353 0,138
2019 0,924 0,108 43,376 0,671 0,162 0,93 0,324 63,615 1,579 0,205
2020 0,923 -0,108 41,487 -4,355 0,025 0,92 -1,075 61,462 -3,384 0,318
2021 0,925 0,217 42,274 1,897 0,114 0,921 0,109 64,765 5,374 0,020
Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp
Có thể nhận thấy, luôn tồn tại mối quan hệ đồng thuận giữa tăng trưởng kinh tế
và phát triển con người. Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) liên tục tăng lên,
kéo theo đó là sự cải thiện giá trị của HDI theo hướng tích cực, tức là trình độ phát

25
triển con người gia tăng. Hệ số GHR đa phần nhận được giá trị dương (+) phản ánh sự
tác động tích cực của tăng trưởng đến phát triển con người. Thu nhập tăng thêm cũng
được dành những phần tương ứng để đầu tư, chi tiêu cho các khía cạnh phát triển con
người (y tế, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ...).

Hình 6: Chỉ số GHR của Mỹ và Nhật Bản Giai đoạn 1990-2021


Nguồn: Nhóm sinh viên tự tổng hợp
Nhìn chung, trong giai đoạn 1990-2021, GHR của Mỹ và Nhật Bản đều có sự
biến động, tuy nhiên cả hai nước vẫn duy trì được chỉ số GHR dương ở hầu hết các
năm. Đa số ở cả hai nước những lần GHR âm đều là do sự sụt giảm của thu nhập bình
quân đầu người do chịu sự tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế còn chỉ số HDI
vẫn tăng đều qua từng năm chứng tỏ các nước đều có những chính sách đúng đắn
hướng đến việc phát triển con người ví dụ như đưa ra các chính sách về trợ cấp xã hội,
bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí, các chính sách phát triển giáo
dục,..
Có thể thấy cả Mỹ và Nhật đều có rất nhiều chính sách xã hội, tạo phúc lợi cho
người dân, chi cho các chính sách xã hội chiếm phần lớn trong GDP cũng như ngân
sách của chính phủ. Tuy nhiên với Mỹ, khu vực tư nhân được can thiệp vào chế độ bảo
hiểm khá nhiều trong khi Nhật Bản thì quản lý chặt chẽ hơn, không cho các công ty vì
lợi nhuận không được phép sở hữu hoặc vận hành các bệnh viện. Về các chế độ hưởng
phúc lợi từ trợ thất nghiệp thì bên nước Mỹ có chế độ rộng hơn, áp dụng cho nhiều đối
tượng hơn. Ở Mỹ để hưởng khoản trợ cấp thất nghiệp với yêu cầu đơn giản là người
đó xin nghỉ việc, không bị ràng buộc bởi việc người đó có khoản tiền tiết kiệm nào hay
không.Trong khi ở Nhật để được nhận trợ cấp thất nghiệp, người yêu cầu nhận trợ cấp
bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng.

26
Bên cạnh đó, trong giai đoạn 1991 - 2021, mặc dù Mỹ vẫn duy trì được sự gia
tăng của HDI khi thu nhập bình quân đầu người tăng, nhưng HDI tăng chậm hơn rất
nhiều so với sự gia tăng của thu nhập bình quân đầu người (GNI/người). Do đó, ta
thấy GHR của Mỹ tuy dương nhưng nhận giá trị thấp cũng đồng nghĩa mức độ lan tỏa
của tăng trưởng kinh tế đến phát triển con người đang có mối quan hệ tích cực nhưng
mức độ đồng thuận có xu hướng giảm dần theo thời gian. Còn đối với Nhật, GHR của
Nhật Bản nhìn chung cao hơn GHR của Mỹ So sánh GHR cao nhất của Nhật Bản
(1,204) gấp khoảng 2,65 lần so với GHR của Mỹ (0,454). Năm 2021 lần đầu tiên, Nhật
Bản vượt Mỹ về chỉ số phát triển con người HDI (0,925 của Nhật và 0,921 ở Mỹ). Từ
đó ta có thể thấy Nhật Bản là nước chú trọng đến phát triển con người, có sự quan tâm
đến phát triển con người cao hơn Mỹ. Các chính sách liên quan đến phúc lợi xã hội
của Nhật Bản tương đối hiệu quả.
2.3.2 Lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo
Giai đoạn từ năm 2011-2021, tỷ lệ nghèo ở Mỹ gần như có xu hướng giảm dần
trong giai đoạn này. Tuy nhiên tỷ lệ nghèo giảm thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng
kinh tế, cho thấy người nghèo hưởng ít thành quả trong tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt
trong hai năm 2020 và 2021, mặc dù nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng đáng kể bởi dịch
bệnh COVID-19, tuy nhiên tỷ lệ nghèo ở Mỹ vẫn duy trì ở mức thấp so với những năm
trước. Lý do tỷ lệ nghèo của Mỹ vẫn ổn định là vì trong năm 2020 và 2021 Chính phủ
liên bang đã cấp cho người Mỹ một số tiền lên tới 1,9 nghìn tỷ USD, chính phủ Mỹ
đưa ra gói trợ cấp lớn như vậy một phần lớn trong phản ứng của Mỹ đối với COVID19
là củng cố mạng lưới an sinh hiện có hoặc cung cấp các khoản cứu trợ cho những loại
chi tiêu cụ thể, như thực phẩm hoặc nhà ở. Phiếu thực phẩm / trợ cấp SNAP (dinh
dưỡng bổ sung) được nâng giá trị, người đi thuê nhà được đảm bảo và hỗ trợ trong hơn
một năm. Trong ba vòng - vào tháng 3 và tháng 12/2020, tháng 3/2021 - hầu hết người
Mỹ trưởng thành nhận được 3.200 USD mỗi người và hầu hết trẻ em Mỹ nhận được
2.500 USD. Sau đó, bắt đầu từ tháng 7/2021, hầu hết trẻ em Mỹ bắt đầu nhận được
250 USD/tháng, trẻ nhỏ nhận được 300 USD/tháng.
Bảng 5: Lan tỏa của tăng trưởng kinh tế đến giảm nghèo tại Mỹ và Nhật bản
Năm Mỹ Nhật Bản

Tỷ lệ Mức giảm gGDP Tỷ lệ Mức giảm gGDP


nghèo (%) nghèo (%) (%) nghèo (%) nghèo (%) (%)

2011 15 - 1,5 - - 0

2012 15 0 2,3 16,1 -0,5 1,4

2013 14,8 -0,2 1,8 - -0,5 2

2014 14,8 0 2,3 - -0,5 0,3

2015 13,5 -1,3 2,7 15,6 -0,2 1,6

27
2016 12,7 -0,8 1,7 - -0,2 0,8

2017 12,3 -0,4 2,2 - -0,2 1,7

2018 11,8 -0,5 2,9 15,4 +0,3 0,6

2019 10,5 -1,3 2,3 - +0,3 -0,2

2020 11,5 +1 -2,8 - +0,3 -4,5

2021 11,6 +0,1 5,9 15,7 1,7


Nguồn: OECD
Các nhà nghiên cứu tại Columbia ước tính rằng dự luật cứu trợ tháng 12/2020
(áp dụng lại chi phiếu thất nghiệp bổ sung và gửi ngân phiếu 600 USD cho mỗi người
dân) giúp giảm tỷ lệ nghèo vào năm 2021 từ 13,6% xuống 11,6%; “Gói kích thích
Biden”, bao gồm chi phiếu 1.400 USD, hỗ trợ thất nghiệp bổ sung và tín thuế trẻ em
được tăng cường, đã cắt giảm thêm tỷ lệ nghèo xuống còn 8,5%. Nếu không có những
biện pháp can thiệp này, tỷ lệ nghèo sẽ cao hơn năm 2018 chứ không phải thấp hơn.
Tỷ lệ nghèo của Nhật Bản cũng có xu hướng giảm, nhưng chỉ giảm nhẹ trong
giai đoạn 2011-2021. Tuy nhiên trong những năm từ 2019-2020, tăng trưởng kinh tế
của Nhật Bản đạt giá trị âm và tỷ lệ nghèo có xu hướng tăng lên trong những năm này.
Lý giải cho việc tỷ lệ nghèo đói của Nhật Bản có xu hướng tăng trong những năm gần
đây là do ảnh hưởng của COVID-19 đang làm gia tăng tình trạng thất nghiệp ở những
người có thu nhập thấp, ở Nhật Bản trong năm 2020 có khoảng 40% người lao động
đang làm những công việc "không thường xuyên" với đồng lương thấp và dễ bị cắt
hợp đồng. Nhiều người cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận với phúc lợi xã hội, hơn
10 triệu người Nhật Bản sống với mức thu nhập dưới 19.000 USD một năm, trong khi
cứ 6 người thì một người sống trong tình trạng "tương đối nghèo" với mức thu nhập
thấp hơn một nửa so với mức trung bình cả nước.
KẾT LUẬN: Nhìn chung tỷ lệ đói nghèo cả ở Mỹ và Nhật Bản đều có xu
hướng giảm trong giai đoạn từ năm 2010- nay, tuy nhiên qua bảng số liệu của 2 quốc
gia Mỹ và Nhật Bản có thể nhận thấy sự đối lập trong tác động lan tỏa của tăng trưởng
kinh tế đến xóa đói giảm nghèo của 2 quốc gia trong giai đoạn này. Nếu như ở Nhật
Bản, tăng trưởng kinh tế phần đa không có tác động tích cực đến xóa đói giảm nghèo
hay nói cách khác là chính phủ của Nhật Bản vẫn chưa có các Chính sách hợp lý trong
việc xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn này, kèm theo ảnh hưởng của COVID-19
cuối năm 2019 khiến tỷ lệ nghèo đói ở Nhật đang có xu hướng tăng trở lại trong những
năm gần đây, thì ở Mỹ lại hoàn toàn ngược lại, tăng trưởng của Mỹ vẫn luôn có sức
lan tỏa tích cực đến việc xóa đói giảm nghèo kèm theo các Chính sách hỗ trợ hợp lý
của chính phủ Mỹ đã giúp Mỹ giảm tỷ lệ nghèo từ 15% năm 2011 xuống còn 11,6%
năm 2021.
2.4. Phân phối thu nhập

28
 Mỹ

Hình 7: Đồ thị hệ số Gini được tính dựa trên thu nhập ban đầu của gia đình (bao
gồm thu nhập từ tiền lương và thu nhập từ tài sản) và hệ số Gini của thu nhập
sau khi điều chỉnh thuế
Nguồn: Cơ sở dữ liệu phân phối thu nhập từ OECD
Hệ số GINI của Mỹ tính theo thu nhập trước thuế giai đoạn từ 2013-2021 đều
duy trì ở mức rất cao > 0,5. Hệ số Gini vào khoảng từ [0,3; 0,45] là phạm vi an toàn và
hợp lý cho các quốc gia theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Đối
với hệ số GINI tính theo thu nhập sau khi phân phối lại của Mỹ tuy vẫn duy trì ở trong
mức an toàn quanh 0,4 tuy nhiên vẫn rất cao so với các nước phát triển khác. Hệ số
GINI tính theo thu nhập trước thuế của Mỹ luôn đứng đầu trong khối G7. Như vậy có
thể thấy hệ thống thuế ở Mỹ chưa làm tốt được công tác phân phối thu nhập nhằm thu
hẹp khoảng cách bất bình đẳng.
Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) đã công bố một ước tính cho thấy giới siêu giàu nước này
có thể đã che giấu khoảng 20% thu nhập chịu thuế. Theo IRS, nếu nhóm 1% giàu nhất
nước Mỹ khai báo tất cả các khoản thu nhập chịu thuế, Bộ Tài chính sẽ có thêm 175 tỷ
USD vào nguồn thu ngân sách mỗi năm. Một nghiên cứu độc lập khác đăng trên Tạp
chí Thuế Quốc gia cho hay nhóm 1% này chiếm tới hơn 1/3 các hiện tượng che giấu,
báo cáo sai lệch thu nhập chịu thuế được ghi nhận hàng năm.
Việc che giấu thu nhập chịu thuế ở giới siêu giàu đồng nghĩa hiện tượng bất
bình đẳng giàu nghèo thực tế có thể tồi tệ hơn nhiều so với ước tính của các chuyên
gia. Theo Cục Dự trữ Liên bang (Fed), tính riêng năm 2020, nhóm 1% giàu nhất nước
Mỹ ghi nhận tổng tài sản ròng tăng khoảng 4 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, con số này ở
nhóm 50% nghèo nhất chỉ là 471 tỷ USD, tương đương khoảng 4% mức tổng mức
tăng trong toàn nền kinh tế.
Sự chênh lệch thu nhập ở Mỹ là một vấn đề phức tạp và đa dạng, không chỉ
giữa các tầng lớp mà còn giữa các khu vực và nhóm dân tộc khác nhau: Theo Báo cáo
của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Institute for Economic and Policy
29
Research), khoảng 40% người Mỹ có thu nhập thấp hơn mức cần thiết để sống đủ với
chi phí cơ bản cho một hộ gia đình. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại cao hơn đối với người dân
da đen và người nhập cư. Các khu vực thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch
thu nhập khá lớn. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, các thành
phố lớn như New York, Los Angeles và Chicago đều có mức chênh lệch thu nhập lớn.
 Nhật Bản

Hình 8: Hệ số Gini về phân phối thu nhập của các hộ gia đình Nhật Bản giai đoạn
1981-2021
Nguồn: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản
Cuộc khảo sát năm 2017 cho thấy hệ số Gini được tính dựa trên thu nhập ban
đầu của gia đình (bao gồm thu nhập từ tiền lương và thu nhập từ tài sản) là 0,5594 và
hệ số Gini của thu nhập sau khi điều chỉnh thuế là 0,3712. Có thể thấy, chính sách thuế
đã làm giảm bất bình đẳng thu nhập một cách hiệu quả.
Xét từ góc độ lịch sử, cơ chế thuế và tái phân phối của Nhật Bản đã rất hiệu quả
trong việc kiềm chế bất bình đẳng thu nhập hộ gia đình.
Có thể thấy rằng cơ chế phân phối lại thu nhập dựa trên thuế đã làm hệ số Gini
(cột màu đỏ) khá đồng đều. Năm 1981, hệ số Gini dựa trên thu nhập lần đầu là 0,3491,
trong khi hệ số Gini dựa trên tái phân phối thu nhập là 0,3143.
Với sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản, hệ số Gini dựa trên thu nhập lần
đầu của các hộ gia đình tiếp tục được nới rộng, hệ số Gini tính trên thu nhập lần đầu
đạt mức cao 0,5704 vào năm 2014, cao hơn 63% so với hệ số Gini trên thu nhập lần
đầu năm 1981. Tuy nhiên, hệ số Gini dựa trên thu nhập được phân phối lại năm 2014
là 0,3759, chỉ cao hơn 20% so với hệ số Gini dựa trên thu nhập được phân phối lại
năm 1981.
Hệ số Gini dựa trên thu nhập được phân phối lại năm 2017 thấp hơn 4,2% so
với năm 2005. Có ba lý do chính khiến hệ số Gini phân phối lại giảm từ mức đỉnh vào
năm 2005:

30
(1) Chính phủ Nhật Bản tăng tỷ lệ đóng quỹ hưu trí đối với người lao động từ
8,67% tiền lương năm 1997 lên 9,15% năm 2020.
(2) Đảng Dân chủ lên nắm quyền vào năm 2008 và thực hiện trợ cấp tiền mặt
hàng tháng 20.000 yên/người (khoảng 180 USD) cho trẻ vị thành niên.
(3) Giảm khấu trừ thuế đối với các gia đình có thu nhập hàng năm từ 10 triệu
yên trở lên (khoảng 90,000 USD). Ở Nhật Bản, những gia đình có thu nhập hàng năm
từ 10 triệu yên trở lên thuộc tầng lớp có thu nhập cao. Tầng lớp này luôn là mục tiêu bị
đánh thuế cao hơn.
Khi thu thuế từ những nhóm người có thu nhập cao và giàu có, chính phủ có
trách nhiệm và nghĩa vụ cung cấp cho những gia đình có thu nhập thấp những khoản
trợ cấp thu nhập để thực hiện mục đích của tái phân phối thu nhập. Các khoản thanh
toán chuyển giao của chính phủ Nhật Bản cho những gia đình có thu nhập thấp bao
gồm trợ cấp sinh hoạt tối thiểu, trợ cấp nhà ở, trợ cấp y tế và trợ cấp giáo dục. Hàng
năm, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố mức sống tối thiểu của các
vùng khác nhau, những gia đình không đạt tiêu chuẩn này có thể nhận được trợ cấp
tiền mặt trực tiếp từ chính phủ.
Tuy nhiên, cũng có sự chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp tại Nhật Bản.
Theo Báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Institute for Economic and
Policy Research), khoảng 15% người Nhật có thu nhập thấp hơn mức cần thiết để sống
đủ với chi phí cơ bản cho một hộ gia đình. Ngoài ra, cũng có sự chênh lệch thu nhập
giữa các khu vực và ngành nghề khác nhau. Các ngành công nghiệp truyền thống của
Nhật Bản như ô tô, điện tử và máy móc có mức lương cao hơn so với các ngành khác,
các ngành nghề khác như dịch vụ và nông nghiệp thường có mức lương thấp hơn.
KẾT LUẬN: Ở Mỹ, phân phối thu nhập có sự chênh lệch lớn hơn so với Nhật
Bản, với khoảng cách thu nhập giữa những người giàu nhất và người nghèo nhất là rất
lớn. Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, trong năm 2021, thu nhập trung bình của
người Mỹ là khoảng 68.000 USD/năm, nhưng mức thu nhập của người giàu nhất (top
1%) là khoảng 540.000 USD/năm, trong khi mức thu nhập của người nghèo nhất
(bottom 20%) chỉ khoảng 13.000 USD/năm. Trong khi đó, ở Nhật Bản, phân phối thu
nhập có sự đồng đều hơn. Mức thu nhập trung bình của người dân Nhật Bản không
cao bằng so với Mỹ, nhưng lại không có sự chênh lệch lớn giữa các tầng lớp. Các
chính sách hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản cho người lao động và các tầng lớp có thu
nhập thấp cũng giúp giảm sự chênh lệch thu nhập. Tuy nhiên, cả hai nền kinh tế đều
còn tồn tại sự chênh lệch thu nhập giữa các ngành nghề và tầng lớp khác nhau. Một
nước có phân phối thu nhập tốt sẽ tạo ra một xã hội bình đẳng hơn, tăng tính công
bằng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho toàn bộ dân cư
2.5. Sự ổn định kinh tế
2.5.1 Tăng trưởng ổn định
Nhìn chung về độ tăng trưởng ổn định cả hai nền kinh tế đều trải qua chu kì
kinh tế khá giống nhau, khoảng 10 năm một lần. Tính từ sau năm 1970 xu hướng tăng
trưởng của cả hai nước cũng gần như là tương đồng. Cả hai nước đều đã trải qua rất
31
nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế. Đối với Mỹ có thể kể đến cuộc khủng hoảng kinh tế
đi kèm với khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng năng lượng kéo dài đến năm 1982, cuộc
suy thoái đi kèm với khủng bố năm 2000, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Đối
với Nhật Bản là khủng hoảng sau khi bong bóng kinh tế vỡ đầu những năm 1990 hay
còn gọi là thập niên mất mát. Cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 1973-1975 cũng
được đánh giá là có sức phá hoại lớn thứ hai đối với nền kinh tế Nhật Bản. Còn đối với
phục hồi sau những cuộc khủng hoảng, dựa trên tốc độ tăng trưởng có thể đánh giá Mỹ
là quốc gia có tốc độ khắc phục và phục hồi nhanh hơn.
2.5.2 Kiềm chế lạm phát

Hình 9: So sánh lạm phát giữa Mỹ và Nhật Bản giai đoạn (1960-nay)
Nguồn: World Bank
 Về Mỹ
Trước năm 1965, lạm phát ổn định trong nhiều năm, dao động quanh hoặc
dưới 2%. Nhưng vào khoảng thời gian đó, Tổng thống Lyndon Johnson và các đồng
minh của ông trong Quốc hội đã bắt đầu thực hiện tăng chi tiêu lớn, phục vụ chương
trình chống đói nghèo và cuộc chiến leo thang ở Việt Nam. Điều đó đồng nghĩa thâm
hụt ngân sách cao hơn, và chi tiêu tăng lên dẫn đến giá cả cao hơn. Chính quyền
Johnson vẫn không có ý định hạn chế chi tiêu; Chiến tranh Việt Nam và chương trình
nghị sự chống đói nghèo của ông là những ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, lạm phát cứ dần
dần tăng cao hơn nữa.
Giai đoạn 1970-1980: Nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng lạm phát. Tình trạng
này buộc FED phải thực hiện hai nhiệm vụ vào năm 1977 là: ổn định giá cả và tạo việc
làm. Lượng cung tiền có sự thắt chặt và mức lãi suất khoản vay tăng lên khá cao.
Năm 1980-1990: FED duy trì tình trạng lạm phát ở mức thấp và có những đợt
suy thoái. Chính sách tiền tệ có sự nới lỏng, mức lãi suất khoản vay có sự gia tăng
nhằm tăng trưởng kinh tế. - Cho đến khi ông Alan Greenspan lên nắm quyền điều hành
FED vào những năm 1990, FED mới bắt đầu thực hiện điều chỉnh lãi suất tại các cuộc
họpcủa Ủy ban thị trường mở Liên bang (FOMC) và phải đến những năm 2000, ngân
hàng này mới bắt đầu thắt chặt và nới lỏng lãi suất theo chu kỳ.

32
Những thay đổi lớn cũng diễn ra vào năm 2008, dưới sự lãnh đạo của ông Ben
Bernanke. Đó là khi FED phản ứng với cuộc Đại suy thoái bằng cách ban hành một
chính sách gây bất ngờ: Giảm lãi suất 1 điểm phần trăm, xuống gần bằng 0% và ngân
hàng này duy trì mức lãi suất đó cho đến năm 2015. Nền kinh tế Mỹ đã duy trì tỷ lệ
lạm phát ở mức thấp trong một thời gian, tuy nhiên kể từ tháng 4-2021, tỷ lệ lạm phát
(CPI) liên tục tăng, từ 2,6% vào tháng 3-2021 lên 4,2% trong tháng 4-2021 và không
có dấu hiệu dừng lại. Trong những tháng đầu tiên của năm 2022, tỷ lệ lạm phát vượt
mốc 7% và đạt mức 7,3% trong tháng 1-2022. Đây là mức lạm phát cao nhất của Mỹ
kể từ tháng 2-1982, do chi phí năng lượng gia tăng mạnh mẽ cùng với tình trạng thiếu
hụt lao động và sự gián đoạn nguồn cung, trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao sau khi
các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 được nới lỏng. Tỷ lệ lạm phát của
Mỹ ở mức đỉnh điểm là 9,1% (mức cao nhất kể từ tháng 11-1981). Trong đó, giá năng
lượng tăng 41,6%, giá thực phẩm tăng 10,4%. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng cùng với
những tác động kéo dài của các gói kích thích tài khóa đã khiến tỷ lệ lạm phát ở Mỹ
leo thang.
Năm 2022, tỷ lệ lạm phát trung bình đạt 8% - mức lạm phát hằng năm cao nhất
kể từ năm 1981. Ngày 14/12/2022, FED ra quyết định nâng biên độ lãi suất cơ bản
thêm 50 điểm, lên khoảng 4,25% đến 4,5%. Ðây là đợt tăng lãi suất nhỏ nhất kể từ
tháng 6/2022 khi FED cố gắng kiềm chế lạm phát mà không làm ảnh hưởng khả năng
phục hồi kinh tế. Dù vậy, các hộ gia đình Mỹ vẫn sẽ chứng kiến lãi suất tăng cao đối
với các khoản thế chấp, cho vay mua ô-tô và thẻ tín dụng thời gian tới. Các nhà lãnh
đạo FED cam kết giữ mức lãi suất cao cho đến khi lạm phát được kiềm chế.Tỷ lệ này
đã giảm xuống 5% vào tháng 3-2023 và tiếp tục giảm xuống 3% vào tháng 6-2023 -
mức thấp nhất kể từ tháng 3-2021.
 Về Nhật Bản
Không giống như các quốc gia khác lo lắng về tỉ lệ lạm phát cao thì Nhật Bản
lại đối mặt với tình trạng giảm phát kéo dài. Có thể thấy, duy nhất có giai đoạn đầu ở
Nhật Bản vào những năm 70 – 75 thì lạm phát lên tới hai con số xấp xỉ 23%. Giai đoạn
này cũng liên quan đến những năm 60 – 70 Nhật Bản phát triển nóng thì thường kèm
theo yếu tố lạm phát gia tăng. Kết thúc giai đoạn tăng trưởng nóng thì chỉ số lạm phát
lại giảm xuống. Trong những năm 1980, nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng
trung bình hằng năm (tính theo GDP) là 3,89%, cao hơn so với Mỹ lúc ấy là 3,07%.
Tuy nhiên, kinh tế Nhật Bản rơi vào khủng hoảng kể từ khi bong bóng tài sản tại Nhật
bùng nổ đầu thập niên 1990.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã mắc một số sai lầm trong việc kéo
dài những tác động tiêu cực của việc vỡ bong bóng cổ phiếu và bất động sản. Điển
hình như việc Nhật Bản đã giảm nguồn cung tiền vào những năm cuối 1980 khiến
bong bóng cổ phiếu bị vỡ. Khi giá trị vốn sở hữu giảm, Ngân hàng Trung ương Nhật
Bản tiếp tục tăng lãi suất do vẫn còn quan ngại về giá trị bất động sản vẫn đang tăng.
Lãi suất cao giúp chấm dứt tình trạng giá đất tăng, nhưng chúng đẩy nền kinh tế Nhật
Bản vào vòng xoáy suy thoái. Vào năm 1991, khi giá cổ phiếu và đất đai giảm, Ngân

33
hàng Trung ương Nhật Bản đã đảo ngược đường lối và cắt giảm lãi suất một cách đáng
kể. Song, chính sách thắt chặt tiền tệ đã khiến nền kinh tế Nhật chính thức rơi vào
giảm phát năm 1998.
Trong 2 thập kỷ từ 1990 đến 2010, mặc dù nguồn cung tiền tăng ở ổn định ở
mức 3% một năm, Nhật Bản vẫn không thoát khỏi tình trạng giảm phát. Người dân tiết
kiệm ngày một nhiều. Chi tiêu ít ỏi, khiến lợi nhuận doanh nghiệp giảm, các doanh
nghiệp trở nên muốn giữ tiền mặt hơn là đầu tư kéo theo là sự giảm tổng cầu. Sau đó,
mặc dù có một số giai đoạn giá cả hàng hóa tăng cao, tỷ lệ lạm phát CPI vẫn nằm dưới
mức 0% trong khoảng 15 năm. Trong năm 2012, giá cả hàng hóa tại Nhật giảm mạnh
nhất kể từ năm 1958, xuống còn 2,6%. Để thoát khỏi tình trạng này, Ngân hàng Trung
ương Nhật Bản đã giới thiệu chính sách nới lỏng tiền tệ QQE (Quantitative and
Qualitative Monetary Easing) vào tháng 4/2013. Chính sách bao gồm 2 mục tiêu
chính: (1) cam kết đạt được mục tiêu bình ổn giá với mức độ tăng trưởng CPI đạt 2%
một năm; (2) tiến hành thu mua quy mô lớn trái phiếu chính phủ từ ngắn hạn đến dài
hạn để giảm lãi suất dài hạn. QQE đã phát huy tác dụng nhờ điều kiện kinh tế thuận
lợi lúc bấy giờ. Lãi suất danh nghĩa giảm đáng kể, kỳ vọng về lạm phát ngày một tăng,
lãi suất thực ngắn hạn và dài hạn đã giảm xuống mức thấp hơn nhiều so với lãi suất tự
nhiên. Kết quả là, nền kinh tế được cải thiện đáng kể và tỷ lệ lạm phát tăng lên. Lần
đầu tiên sau khoảng 15 năm, nền kinh tế Nhật Bản không còn trong tình trạng giảm
phát. Điều này cho thấy những tác động đáng kể của QQE.
Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát vẫn dưới 1% và nguy cơ giảm phát vẫn còn tồn lại.
Việc nới lỏng tiền tệ đã thúc đẩy nguồn cầu, thông qua việc giảm lãi suất thực tế.
Song, dù đáp ứng đủ nhu cầu ở hiện tại, nhưng vẫn cần nhiều thời gian để khắc phục
tình trạng lạm phát thấp.
Từ năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Nhật Bản gặp khó khăn
trong vấn đề thực hiện mục tiêu đưa lạm phát lên mức 2%. Các biện pháp phong tỏa
ngăn đại dịch lây lan và giá dầu giảm khiến giá cả hàng hóa giảm, đẩy nền kinh tế
Nhật Bản rơi vào suy thoái lần đầu sau 5 năm.
Vào tháng 10/2021, tỷ lệ lạm phát ở Nhật đang ở mức 0,1%, thậm chí là âm nếu
loại đi sự biến động về giá cả của thực phẩm và năng lượng. Ngân hàng Trung ương
Nhật Bản đã đưa ra mức lạm phát cho tài khóa 2021 (kết thúc vào tháng 3/2022) là
0%. Với các gói kích cầu kinh tế đã được thông qua trong năm 2021, nền kinh tế Nhật
Bản cũng đã có dấu hiệu tăng trưởng. Từ đầu năm 2022, Nhật Bản đã chứng kiến giá
và lương tăng trên quy mô lớn. "Những thay đổi như vậy cho thấy nền kinh tế đang
đến bước ngoặt sau 25 năm chống giảm phát. Cơ hội thoát giảm phát có thể đang mở
ra", chính phủ Nhật Bản cho biết trong một báo cáo hôm 29/8. Đây là tín hiệu nền kinh
tế lớn thứ ba thế giới sắp chấm dứt thời kỳ tăng trưởng trì trệ kéo dài. Lạm phát lõi
(không tính giá nhiên liệu và lương thực thường xuyên biến động) của Nhật Bản đã lên
4,2% trong tháng 1. Đây là mức cao nhất 4 thập kỷ. Đến nay, lạm phát lõi đã cao hơn
mục tiêu 2% của chính phủ Nhật Bản trong 16 tháng liên tiếp, khi chi phí nguyên liệu
đầu vào của các doanh nghiệp tăng.

34
KẾT LUẬN: Nhìn chung, Mỹ và Nhật Bản phần lớn duy trì được mức lạm phát
khá ổn định phần lớn đều duy trì dưới 2 con số, không có sự dao động quá lớn qua các
năm. Những năm gần đây Mỹ được ghi nhận là có mức lạm phát cao kể từ năm 1981,
trong khi đó Nhật Bản đang phải đưa ra các gói kích cầu kinh tế, nền kinh tế NHật Bản
đang tiến đến bước ngoặt sau 25 năm chống giảm phát khi tình trạng này đang có
những chuyển biến tích cực từ năm 2022.
2.5.3 Giải quyết việc làm
Nhìn chung từ năm 1960 đến nay, Nhật Bản đã duy trì được mức thất nghiệp ở
mức khá thấp và ổn định hơn so với Mỹ. Giai đoạn 1960 - 1973 là giai đoạn nền kinh
tế Nhật Bản tăng trưởng thần kì. Đây cũng là khoảng thời gian quy mô nền kinh tế
được mở rộng liên tục chính vì vậy, tỉ lệ thất nghiệp ở thời điểm này rất thấp, bình
quân chỉ 1,2%/năm ( cao nhất là 1,7% năm 1960 và thấp nhất là 1,1% năm 1970).
Trong các giai đoạn tiếp theo, Nhật Bản đã trải qua thời kỳ kinh tế suy thoái kéo dài
với hàng loạt cuộc khủng hoảng như khủng hoảng năng lượng ( 1973) , sự kiện vỡ
bong bóng kinh tế vào những năm đầu thập niên 1990. Thị trường tài sản của Nhật
Bản sụp đổ và các khoản nợ tồn đọng tăng vọt, khiến chỉ tiêu phát triển đình trệ, buộc
các doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô và sa thải bớt nhân viên. Chính vì vậy, tỷ lệ
thất nghiệp ở Nhật Bản có tăng đặc biệt là giai đoạn 1991 - 2002 tỷ lệ thất nghiệp liên
tục tăng qua từng năm. Tuy nhiên tăng vẫn trong mức được kiểm soát tốt và thấp hơn
so với các nền kinh tế phát triển khác. Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản đạt đỉnh vào
năm 2002 với mức 5,4% nhưng chỉ bằng một nửa so với mức cao nhất của Mỹ vào
năm 1982 (9,7%). Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp được
giữ ở mức ổn định 2-3/ năm. Đến năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản chạm mức
2,4% là mức thấp nhất sau 26 năm kể từ năm 1993. Cũng tính đến năm 2019, tỷ lệ thất
nghiệp của Nhật Bản thấp nhất trong G7. Tỷ lệ việc làm cho dân số trong độ tuổi lao
động (15-64) của Nhật Bản là cao nhất trong G7.Cả kể sau ảnh hưởng của đại dịch
covid, tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản cũng chỉ tăng nhẹ lên mức 2,8% chứng tỏ các
chính sách về giải quyết việc làm của Nhật được thực hiện khá tốt và hiệu quả.

35
Hình 10: Tỷ lệ thất nghiệp trong lực lượng lao động của Mỹ và Nhật Bản giai
đoạn 1960 – 2023
Nguồn: Worldbank
Một vài chính sách nổi bật được Nhật Bản áp dụng có thể kể đến năm 2008,
Chính phủ Nhật Bản đề ra ‘chiến lược tuyển dụng mới” với chủ trương “tạo dựng một
cộng đồng mà từng người đều có vai trò riêng”. Chủ trương sẽ được thực hiện trong ba
năm “một cách khẩn trương”, hỗ trợ việc tăng cường việc làm theo ba nhóm: thanh
niên, phụ nữ và người lớn tuổi.Chìa khóa của chiến lược để giúp đỡ người lao động có
được sự cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống sự cân bằng công việc và cuộc
sống của từng cá nhân được xem là quan trọng, tạo điều kiện cho người lao động có
được cuộc sống phong phú hơn. Điều này được xem là cần thiết để ngăn ngừa ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe, làm chậm lại tốc độ suy giảm tỉ lệ sinh, duy trì an sinh xã
hội, tăng tỉ lệ công ăn việc làm,… Ngoài ra, chiến lược còn chú trọng tăng năng suất
lao động bằng cách cải thiện hiệu quả hơn lề lối làm việc.Bên cạnh đó, Chính Phủ chú
trọng xây dựng mạng lưới an toàn với chính sách “Việc làm trọn đời”. Hầu hết nhân
viên trong ngành công nghiệp và kinh doanh hiện đại của Nhật Bản đều được đảm bảo
về công việc của mình một khi họ đã được vào biên chế. Việc trợ cấp cho những người
lao động cũng được đề cao. Đề trợ cấp cho những người thất nghiệp sau khủng hoảng
tài chính năm 2008, Chính Phủ Nhật Bản đã cấp khoản ngân sách khoảng 2.000 tỉ yên
để giải quyết việc làm trong ba năm tới cùng với việc dự kiến cung cấp hỗ trợ cơ bản
việc làm cho 1,6 triệu lao động.
Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp thấp không phải “niềm vui” của Nhật Bản khi số
người trong độ tuổi lao động giảm dần gây nên tình trạng thiếu hụt lao động. Đầu năm
2023, trước Quốc hội Nhật Bản, Thủ tướng Kishida Fumio khẳng định, tỷ lệ sinh năm
2022 giảm xuống dưới 800 nghìn trẻ lần đầu trong lịch sử là vấn đề ưu tiên hàng đầu
cần giải quyết của Chính phủ nước này. Tình trạng già hóa dân số nhanh khiến các
khoản chi cho nhiều chương trình phúc lợi xã hội ở Nhật Bản tăng cao, tạo gánh nặng
thiếu hụt ngân sách cho nền kinh tế thứ 3 thế giới.

36
Viện nghiên cứu Recruit Works dự báo, Nhật Bản có thể thiếu hơn 10 triệu lao
động vào năm 2040, chủ yếu là do tỷ lệ sinh giảm cùng tình trạng già hóa dân số. Theo
đó, ngoại trừ thủ đô Tokyo, tất cả các địa phương khác đều đang phải đối mặt bài toán
thiếu hụt lao động. Đáng lo ngại là có tới 18 trong số 47 tỉnh, thành phố ở Nhật Bản có
tỷ lệ thiếu hụt lao động ở mức hơn 20%, thậm chí ở các tỉnh như Kyoto, Niigata và
Nagano là hơn 30%. Các chuyên gia dự báo, từ nay tới năm 2040, Nhật Bản cần tăng
số lượng lao động nước ngoài lên 6,74 triệu người, tăng gần 300% so với số 1,72 triệu
hiện nay nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 1,24%/năm mà chính phủ nước này đặt
ra.
Trước tình hình đó, Chính Phủ Nhật Bản cũng có những chính sách để nỗ lực
giải quyết vấn đề trên. Chính phủ Nhật đã đề xuất dự thảo với mục tiêu: những lao
động từ 65 tuổi sẽ được khuyến khích tiếp tục làm việc, nhằm giảm áp lực về lương
hưu cho nhà nước. Cùng theo đó, cho phép người dân được trì hoãn thời điểm nghỉ
hưu tới 70 tuổi và Chính Phủ cũng khuyến khích họ tiếp tục làm việc khi đã nghỉ hưu
nếu sức khỏe cho phép. Bên cạnh đó, tháng 4/2023, Nhật Bản thành lập Cơ quan trẻ
em và gia đình, một phần trong những nỗ lực chưa từng có của Chính phủ đất nước
mặt trời mọc nhằm tăng tỷ lệ sinh, thông qua trợ cấp cho hộ gia đình nuôi con và hỗ
trợ tài chính cho người lao động nghỉ thai sản, chú trọng việc mang thai và nuôi dạy
con cái, bao gồm chăm sóc sau sinh, trung tâm chăm sóc trẻ em; phân phối trợ cấp
nuôi con, hỗ trợ trẻ em và gia đình gặp khó khăn.
Tại Mỹ, thất nghiệp có xu hướng tăng, giảm khá giống với Nhật Bản. Tỷ lệ thất
nghiệp sẽ tăng trong giai đoạn suy thoái và giảm khi kinh tế tăng trưởng. Trong giai
đoạn năm 1960 – 1969, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ chủ yếu là giảm, giảm từ 5,5% năm
1960 xuống 3,2% vào năm 1969. Tuy nhiên đến năm 1975, tỷ lệ thất nghiệp có xu
hướng tăng cao đạt mức 8,5% sau tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Cuộc cách
mạng tại Iran đã đẩy giá dầu thế giới tăng với tốc độ chóng mặt trong thập niên 70.
Đây chính là tiền đề cho cuộc khủng hoảng kéo dài 30 tháng tại Mỹ và được coi là lần
suy thoái tồi tệ nhất kể từ đại khủng hoảng 1930. Giá năng lượng đi lên kéo theo lạm
phát gia tăng, đạt đỉnh 13,5% trong năm 1980, đã buộc Cục Dự trữ Liên bang (FED)
phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ.Cuộc suy thoái đầu những năm 1980 cũng
đã làm tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng một cách đáng lo ngại với từ mức 5,6% của tháng
5/1979 lên 7,5% một năm sau đó. Bất kể kinh tế bắt đầu hồi phục trong năm 1981, tỷ
lệ thất nghiệp vẫn được duy trì ở mức cao kỷ lục 7,5% và đạt mức lịch sử 10,8% trong
năm 1982. Hậu quả của suy thoái lên ngành công nghiệp xe hơi, nhà đất, và sản xuất
thép tồi tệ đến nỗi các ngành trên liên tục sụt giảm trong 10 năm sau, cho tới tận khi
cuộc khủng hoảng tiếp theo kết thúc. Đây cũng là lần suy thoái kéo dài qua hai nhiệm
kỳ tổng thống, ông Jimmy Carter từ 1977 đến 1981, và Ronald Reagan, từ 1981 tới
1989.
Những năm sau tỷ lệ thất nghiệp giảm dần, nhờ việc chính phủ Mỹ đã nhanh
chóng đưa ra những chính sách giải quyết việc làm để giảm thiểu tối đa tỷ lệ thất
nghiệp. Đến giai đoạn 2007-2010 trước ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tỷ lệ
thất nghiệp tại mỹ lại một lần nữa tăng lên nhanh chóng và đạt đỉnh tại mức 9,6% vào
37
năm 2010. Số việc làm bị mất đi ước tính trong khoảng thời gian này lên đến gần 9
triệu việc làm. Ngày 17/2/2009, Tổng thống Obama đã ký ban hành Luật tái đầu tư và
Khôi phục nước Mỹ, với trị giá 787 tỷ USD. Gói kích thích này sẽ giúp tạo ra và bảo
vệ 3,5 triệu việc làm trong hai năm tới, với 90% việc làm nằm trong khu vực tư nhân.
Tuy nhiên, ông Obama lại không giành được sự ủng hộ cho các nỗ lực kích thích lớn
hơn sau đó. Đến năm 2010, Quốc hội Mỹ giao lại cho Fed nhiệm vụ xử lý đà phục hồi
kinh tế khi đó vẫn còn yếu. Chính việc giảm chi tiêu công sớm đã khiến cho Mỹ 5 năm
sau tỷ lệ thất nghiệp mới được giảm phần nào.
Đến đầu cuối quý I đầu quý II năm 2020, Mỹ bắt đầu hứng chịu những ảnh
hưởng sâu sắc của đại dịch COVID 19, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt từ 3,5% lên đến
14,7%. Chưa kể, thống kê tỉ lệ thất nghiệp 14,7% nói trên chỉ bao gồm những người
đang chủ động tìm việc và những người tạm thời bị cho nghỉ việc. Nếu tính cả những
người mất việc nhưng không tìm việc và những người phải làm bán thời gian trong khi
mong muốn làm toàn thời gian, tỉ lệ tăng lên thành 22,8% lực lượng lao động. Cả nước
Mỹ gần như đứng im trong hơn một tháng phong tỏa chống dịch, tàu bay nằm im lìm
trên sân đỗ, đường phố vắng tanh, hàng quán cửa đóng then cài,...
Sau khi gỡ bỏ chính sách đóng cửa, nền kinh tế Mỹ dần khôi phục lại, tỷ lệ thất
nghiệp cũng theo đó giảm dần. Báo cáo việc làm mới được công bố gần đây nhất cho
thấy nền kinh tế Mỹ đã tạo ra được 223.000 việc làm mới trong tháng cuối cùng của
năm 2022. Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm sâu xuống mức thấp nhất kể từ năm 1969.
KẾT LUẬN: Nhìn chung cả hai nước đều có những chính sách được đưa ra để
giảm thiểu tối đa tỷ lệ thất nghiệp tuy nhiên Nhật Bản là nước đã làm được tốt hơn.Tỷ
lệ thất nghiệp ở Nhật Bản được duy trì ở mức thấp và ổn định hơn so với Mỹ. Tỉ lệ thất
nghiệp của Mỹ luôn có xu hướng cao hơn tỉ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản từ 3-4 lần. Bên
cạnh đó, thời gian Mỹ xử lí vấn đề tỉ lệ thất nghiệp tăng cao sau những lần chịu ảnh
hưởng của các khủng hoảng kinh tế cũng lâu hơn so với Nhật Bản do thiếu sự can
thiệp của Chính Phủ. Tuy nhiên Nhật Bản lại đang đứng trước thách thức về thiếu hụt
lực lượng lao động và cần được giải quyết trong thời gian tới.

38
pPCHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC CHO
VIỆT NAM
1. Thành tựu đạt được
 Mỹ
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định dù quy mô nền kinh tế lớn nhất
thế giới, có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định ở mức 2-3% hằng năm. Mỹ tăng
trưởng mạnh trong bối cảnh lạm phát, lãi suất tăng và lo ngại về suy thoái. Có được
điều này là bởi Mỹ đã đưa ra một số chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh
tế. Đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới, những thay đổi này được cho là
sẽ có tác động nhất định tới nền kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng không nhỏ đến các
nước, trong đó có Việt Nam.
Tăng trưởng theo đầu ra, thu nhập bình quân trên người (GDP/người) tăng khá
ổn định, luôn nằm trong các nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trên thế
giới.
Lạm phát phần lớn nằm trong mức ổn định. Trước năm 1965, lạm phát ổn định
trong nhiều năm, dao động quanh hoặc dưới 2%. Trải qua nhiều cuộc khủng hoảng
kinh tế lạm phát duy trì mức 5-6%. Điều này đạt được là do các chính sách tiền tệ nhà
nước Mỹ đã áp dụng, chấp nhận suy thoái để đưa lạm phát trở về ổn định.
Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo đúng quy luật thị trường với ngành dịch
vụ là lĩnh vực hàng đầu, mũi nhọn phát triển của kinh tế Mỹ, khoảng 70% sản lượng
của nền kinh tế Mỹ, thực chất đến từ các lĩnh vực dịch vụ. Tiếp đến ngành công nghiệp
bao gồm các ngành sản xuất chế tạo, khai mỏ,…và chiếm tỉ trọng thấp nhất là nông-
ngư nghiệp. Số liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank) năm 2020 cho thấy trong
cơ cấu nền kinh tế Hoa Kỳ, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 80,1% trong
cơ cấu GDP. Tiếp đến là công nghiệp, xây dựng, chiếm 18,4%. Ngành nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp chỉ chiếm khoảng 1,1% trong cơ cấu GDP.

39
Mỹ đưa ra những chính sách giải quyết việc làm để giảm thiểu tối đa tỷ lệ thất
nghiệp nền kinh tế Mỹ dần khôi phục lại, tỷ lệ thất nghiệp cũng theo đó giảm dần. Báo
cáo việc làm mới được công bố gần đây nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tạo ra được
223.000 việc làm mới trong tháng cuối cùng của năm 2022. Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục
giảm sâu xuống mức thấp nhất kể từ năm 1969.
 Nhật Bản
Tốc độ tăng trưởng: Nhật Bản đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế phi thường,
được mệnh danh là "kỳ tích kinh tế Nhật Bản".Thời kì thịnh vượng của Nhật Bản bắt
đầu từ giai đoạn những năm 1960 khi nền kinh tế Nhật đều tăng trưởng mạnh mẽ trên
10% trong mỗi năm, cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác. GDP của Nhật
Bản đã tăng từ mức 44.3 tỷ USD (năm 1960) lên mức 5.5 nghìn tỷ USD vào năm
1995.
Cấu trúc tăng trưởng theo ngành: Nhật đã đưa ra chính sách hiện đại hóa nông
nghiệp, mở rộng xuất khẩu, đồng thời chuyển từ hình thức công nghiệp nhẹ sang công
nghiệp nặng, hóa chất và sản phẩm công nghệ cao, nâng cao chất lượng kỹ thuật công
nghệ. Hướng đến tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, và tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ
tăng dần phát triển nhanh chóng chủ chốt của nền kinh tế.
Phát triển con người: Nhật Bản là một trong những nước có chỉ số phát triển
con người khá cao. Từ năm 1980-2014, HDI của Nhật Bản tăng từ 0,769 lên tới 0,891,
tăng 15,8%; bình quân mới năm tăng khoảng 0,43%. Nhật Bản vào năm 2014 thuộc
nhóm nước có chỉ số phát triển HDI rất cao đưa đất nước lên vị trí số 20 trong tổng số
188 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia xếp hạng. Cho đến nay, tỉ số này vẫn đang
tăng khá ổn định.
Sự thành công của các chính sách thất giảm thất nghiệp đã cải thiện đáng kể
tình hình kinh tế nước nhà. Một vài chính sách nổi bật được Nhật Bản áp dụng có thể
kể đến năm 2008, Chính phủ Nhật Bản đề ra ‘chiến lược tuyển dụng mới” với chủ
trương “tạo dựng một cộng đồng mà từng người đều có vai trò riêng”. Chủ trương sẽ
được thực hiện trong ba năm “một cách khẩn trương”, hỗ trợ việc tăng cường việc làm
theo ba nhóm: thanh niên, phụ nữ và người lớn tuổi. Chính Phủ chú trọng xây dựng
mạng lưới an toàn với chính sách “Việc làm trọn đời”. Hầu hết nhân viên trong ngành
công nghiệp và kinh doanh hiện đại của Nhật Bản đều được đảm bảo về công việc của
mình một khi họ đã được vào biên chế. Việc trợ cấp cho những người lao động cũng
được đề cao. Đề trợ cấp cho những người thất nghiệp sau khủng hoảng tài chính năm
2008, Chính Phủ Nhật Bản đã cấp khoản ngân sách khoảng 2.000 tỉ yên để giải quyết
việc làm trong ba năm tới cùng với việc dự kiến cung cấp hỗ trợ cơ bản việc làm cho
1,6 triệu lao động.
2. Hạn chế và nguyên nhân
2.1. Nền kinh tế thị trường tự do Mỹ
a. Hạn chế

40
(1) Các thế lực ngầm và các khối lợi ích lớn đứng sau đã khiến các thế lực phi
pháp muốn thao túng thị trường
Bằng cách ép buộc người mua hay người bán trái với nguyện vọng của họ và
các hành vi lạm dụng độc quyền, bởi các hành vi này xóa bỏ sự cạnh tranh ngày càng
trở nên mạnh mẽ, nhưng không phải là vi phạm công khai, mà thông qua sự vận động
hành lang mà hình thành hệ thống luật lệ và thuế phức tạp, cuối cùng đạt được mục
đích thao túng và xóa bỏ cạnh tranh. Tư nhân hóa hàng nghìn doanh nghiệp nhà nước;
làm hàng chục nghìn doanh nghiệp nhỏ phá sản; tài nguyên quốc gia lọt vào tay tư bản
nước ngoài.
(2) Nền kinh tế thị trường tự do làm nổi cộm lên bất bình đẳng, khoảng cách
giàu nghèo lớn, vấn nạn xã hội ngày càng phổ biến
Vốn dư thừa mà giới nhà giàu có để đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng đã làm
gia tăng sự giàu có của họ nhiều hơn những người không có vốn đầu tư và đặc biệt là
những người đang phải vật lộn kiếm sống. Giới nhà giàu có tiền để mua lại nhà cửa bị
thế nợ với giá rẻ và kiếm lời khi mà thị trường nhà ở phục hồi sau đó. Với cách này,
họ sẽ càng trở nên giàu có hơn, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng. Hơn nữa, một vài
chính sách của Washington đã giúp cho giới nhà giàu kiếm bội tiền từ khủng hoảng, ví
dụ như chính sách lãi suất 0% của Cục Dự Trữ Liên Bang và trợ cấp của chính phủ
cho hệ thống ngân hàng vào thời điểm suy thoái. Sự trượt dốc của xã hội đã khiến
chính phủ cho phép các loại hành vi có tác động xấu đến gốc rễ đạo đức của xã hội, ví
dụ việc lạm dụng các sản phẩm khiêu dâm, tục tĩu, gây nghiện, kích thích, mại dâm, cá
cược. Mặc dù hầu hết các bang của Hoa Kỳ đều quy định mại dâm là phạm pháp,
nhưng các sản phẩm khiêu dâm và mại dâm vẫn tràn ngập và có thể có được không
mấy khó khăn. Việc cá cược được bình thường hóa thông qua các loại hình casino, cá
cược trên mạng, và xổ số. Chuyện chất gây nghiện và giải phóng tình dục lại càng là
một vấn nạn nghiêm trọng đối với thế hệ trẻ.
(3) Tăng trưởng kinh tế chưa ổn định, ảnh hưởng bởi nhiều cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu
Cơ chế điều tiết nền kinh tế của Mỹ là hoàn toàn dựa vào thị trường đã gây ra
nhiều biến động, không kiểm soát được dẫn đến khủng hoảng kinh tế.Cơ chế điều tiết
kinh tế Mỹ hoàn toàn dựa vào thị trường, nhà nước can thiệp ở mức độ khá hạn chế. Vì
thế, không thể tránh khỏi ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng lớn nhỏ trên thế giới.
b. Nguyên nhân
(1) Các chính sách kinh tế chưa hiệu quả
Kinh tế Mỹ đề cao hoạt động tự do của thị trường vì thế chưa đưa ra các chính
sách hạn chế sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng như các chính sách bảo vệ
người tiêu dùng. Điều này dẫn đến cạnh tranh thiếu lành mạnh ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của nền kinh tế. Việc xảy ra hiện tượng các doanh nghiệp yếu thế liên kết
với nhau gây ra tình trạng độc quyền đã khiến giá hàng hóa gia tăng nhưng vẫn không
đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân gây ra tổn thất phúc lợi xã hội
và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Các doanh nghiệp cạnh tranh khốc
41
liệt trên thị trường chỉ chăm chú vào mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận, đem lợi nhuận
làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình mà bỏ qua tiếng nói, sự an toàn của
người tiêu dùng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận hành của nền kinh tế,
gây ra những cuộc khủng hoảng không đáng có trong giai đoạn này. Kinh tế Mỹ đề
cao hoạt động tự do của thị trường do đó chính phủ can thiệp mức độ nhất định để duy
trì chế độ kinh tế thị trường, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp phát triển.
Tuy nhiên, một số chính sách đưa ra vẫn chưa cải thiện vấn đề cũng như mang lại hiệu
quả tốt. Chẳng hạn, một số chính sách tài khóa, tiền tệ đã đưa ra nhằm cải thiện tình
trạng lạm phát leo thang tuy nhiên vẫn chưa có nhiều cải thiện khi năm 2022, tỷ lệ lạm
phát trung bình đạt 8% - mức lạm phát hằng năm cao nhất kể từ năm 1981. Hay là việc
cán cân thương mại đang thâm hụt khá lớn cùng với đó là độ mở thương mại Mỹ chưa
theo kịp thế giới.
(2) Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế là hạn hẹp
Mỹ là một trong các quốc gia đại diện cho phe tư bản chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích
của nhóm nhỏ người trong xã hội tư bản, không đề cao việc bảo vệ lợi ích cho toàn bộ
tầng lớp trong xã hội. Việc Mỹ theo đuổi mô hình thị trường tự do chính là nguyên
nhân chính khiến vai trò của Chính phủ chịu nhiều hạn hẹp hơn so với các nền kinh tế
thị trường khác. Có thể thấy có rất nhiều vấn đề mà thị trường không giải quyết được
yêu cầu Chính phủ phải đứng ra để khắc phục. Tuy nhiên việc Chính phủ Mỹ chịu
nhiều hạn chế đã khiến những khó khăn trong quá trình hoạt động của nền kinh tế gia
tăng ít nhiều khi Chính phủ gần như không có khả năng thực hiện chức năng phân phối
lại thu nhập, khắc phục những khuyết tật của thị trường và ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngoài ra, việc Chính phủ Mỹ chịu nhiều hạn chế cũng gián tiếp khiến cho nhóm nhỏ
thành phần tư bản chủ nghĩa bành trướng, có nhiều quyết định gây ảnh hưởng tiêu cực
đến sự hoạt động của nền kinh tế trong nước. Bởi với những nhà tư bản này sẽ chỉ
quan tâm đến lợi ích mà họ nhận được chứ không phải là sự phát triển của toàn bộ nền
kinh tế.
(3) Cơ chế điều tiết nền kinh tế của Mỹ là hoàn toàn dựa vào thị trường đã gây
ra nhiều biến động, không kiểm soát được dẫn đến khủng hoảng kinh tế
Như đã nêu ở trên, có rất nhiều vấn đề mà thị trường không thể tự khắc phục
hay giải quyết được vì thế việc áp dụng cơ chế tự điều tiết thị trường đã khiến Mỹ gặp
nhiều trở ngại trong quá trình phát triển kinh tế. Có thể nói Mỹ là một quốc gia đi theo
nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến các nước trên thế giới nên trong giai
đoạn khủng hoảng, nền kinh tế Mỹ cũng khiến cho nhiều quốc gia chịu tác động
nghiêm trọng, tạo nên cuộc khủng hoảng toàn cầu.
2.2. Nền kinh tế định hướng chính phủ Nhật Bản
a. Hạn chế
(1) Nợ công cao
Năm 2023, tỷ lệ nợ công trên GDP của Nhật Bản là 255% đứng đầu thế giới với
tỷ lệ này ở mức trên 100% trong suốt hai thập kỷ qua, nợ công của nước này đã chạm
ngưỡng kỷ lục 1.286,45 nghìn tỷ yên (tương đương khoảng 8,6 nghìn tỷ USD). Tính
42
đến ngày 31-12, tổng nợ của Nhật Bản bao gồm 1.146,06 nghìn tỷ yên trái phiếu chính
phủ, 48,09 nghìn tỷ yên vay và 92,3 nghìn tỷ yên trong tín phiếu tài chính. Trong khi
đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản là khoảng 600 nghìn tỷ yên tính theo
danh nghĩa. Gánh nặng nợ công có thể gây ra các vấn đề về tài chính trong tương lai,
như hạn chế khả năng chi tiêu cho các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế và an sinh xã
hội của quốc gia này.
(2) Doanh nghiệp Nhật Bản thiếu linh hoạt
Các doanh nghiệp Nhật Bản thường ít đầu tư vào nghiên cứu và phát triển so
với các đối thủ quốc tế, dẫn đến việc thiếu sự đổi mới trong sản phẩm và dịch vụ của
họ. Điều này có thể làm giảm sức cạnh tranh và khả năng tạo ra giá trị mới cho khách
hàng. Đồng thời, họ thường mất thời gian để thích nghi với các biến động trong môi
trường kinh doanh, bao gồm thay đổi trong nhu cầu thị trường, công nghệ mới và quy
định pháp lý. Họ có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh và
quy trình sản xuất để đáp ứng nhanh chóng với yêu cầu mới. Do sự ưu ái cho các
doanh nghiệp lớn và việc bảo vệ các ngành công nghiệp truyền thống, đã làm cản trở
sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới và hạn chế sự cạnh tranh.
(3) Thị trường việc làm cứng nhắc
Thị trường lao động Nhật Bản thường có các hệ thống tuyển dụng và quản lý
lao động cứng nhắc, gồm các mô hình tuyển dụng như tuyển dụng trực tiếp từ trường
đại học và mô hình làm việc lâu dài tại một công ty, thậm chí khuyến khích người lao
động làm việc cho một công ty trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên khi rời công ty cũ người
lao động thường khó khăn thích nghi và tìm kiếm công việc mới. Điều này có thể làm
giảm sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc điều chỉnh cấu trúc lao động theo nhu
cầu thị trường.
(4) Giảm phát kéo dài
Một loạt các cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra vào các năm 1973-1975, 1981-
1982 và 1985-1986 do cú sốc dầu lửa cũng như đồng Yên lên giá đã giảm tốc tăng
trưởng của Nhật Bản. Thế rồi cú sốc bong bóng thị trường đổ vỡ thập niên 1980-1990
đã làm nền kinh tế đình trệ kéo dài suốt nhiều thập niên với lạm phát ở mức thấp. Sau
cú sốc bong bóng thập niên 1970-1980, lạm phát Nhật Bản luôn ở mức thấp do người
dân ngại chi tiêu. Hệ quả là tỷ lệ lạm phát suốt vài thập niên không đạt được mức mục
tiêu của BoJ và đi kèm với đó là nguy cơ giảm phát. Năm 2021, Nhật Bản đang phải
đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế do tình trạng giảm phát kéo dài. Khi giảm
phát diễn ra, giá cả giảm và đồng tiền có giá hơn, nhà đầu tư sẽ muốn giữ nhiều tiền
mặt và tiêu ít hơn. Điều này tạo cú sốc cho nền kinh tế khi mà nền kinh tế bị thiếu vốn
luân chuyển. Điều này cũng không khuyến khích việc vay mượn với viễn cảnh phải
tốn nhiều tiền để trả lại số tiền đã vay mượn, do đồng tiền ngày càng mạnh lên. Giảm
phát thúc đẩy giảm lương người lao động khi mà hoạt động kinh doanh cần phải điều
tiết trở lại cho những thua lỗ do việc giảm giá gây ra.
b. Nguyên nhân
(1) Sự điều tiết chặt chẽ của Nhà nước
43
Kinh tế Nhật Bản chịu sự điều tiết khá chặt chẽ của Nhà nước thông qua cả các
công cụ trực tiếp lẫn các công cụ gián tiếp như các chương trình, chiến lược và kế
hoạch kinh tế khác nhau cũng như các thủ tục cấp phép kinh doanh. Nền kinh tế luôn
được vận hành theo một lộ trình do Nhà nước vạch ra và lộ trình này được xây dựng
trên cơ sở hợp tác chặt chẽ (bắt buộc hoặc tự nguyện) giữa chính phủ, các doanh
nghiệp và người lao động. Do sự bảo vệ của Chính phủ một số doanh nghiệp Nhật Bản
thiếu động lực để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động, dẫn đến việc tụt hậu so với
các doanh nghiệp nước ngoài.
(2) Chính sách của chính phủ Nhật Bản
Chính sách tài chính của Nhật Bản không được thiết kế với mục tiêu tối đa hóa
tác động vĩ mô của nó. Đáng lẽ, các gói kích cầu phải chủ yếu dành cho chi tiêu vào
mạng lưới an sinh xã hội và giảm thuế tiêu dùng, chứ không nên dựa vào chi cho các
công trình công cộng và giảm thuế chung chung như chính phủ Nhật Bản đã thực hiện.
Phần chi tiêu công cộng do các chính quyền địa phương triển khai không đủ mức đề ra
do các chính quyền này đã dùng một phần gói kích cầu để bù đắp thâm hụt ngân sách
địa phương. Giá trị các gói kích cầu nhỏ, không đủ vực dậy nền kinh tế. Chính phủ
Nhật Bản sử dụng chính sách tài khóa kích thích kinh tế trong nhiều năm để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, dẫn đến việc tăng chi tiêu ngân sách và vay nợ lớn. Chính phủ
thực hiện các biện pháp giảm thuế và tăng chi tiêu cho các chương trình phúc lợi xã
hội, an sinh xã hội, y tế,... cũng góp phần làm tăng nợ công. Cùng với những sai lầm
trong giải quyết vấn đề nợ xấu, Nhật Bản đã tiếp tục rơi sâu hơn vào vòng xoáy giảm
phát. Tình trạng giảm phát do thắt chặt tiền tệ, kéo theo gánh nặng nợ nần và đổ vỡ
của các ngân hàng thương mại trong những năm 1990 được các nhà kinh tế gọi là tình
trạng giảm phát - nợ
(3) Công ty, doanh nghiệp Nhật Bản
Các công ty Nhật Bản lại coi trọng lợi ích của các nhà quản lí và nhân công hơn
là lợi ích của các cổ đông. Điều này dẫn tới việc các công ty Nhật Bản tồn tại và phát
triển mang nặng tính chất "gia đình" dưới sự lãnh đạo của người đứng đầu công ty và
coi trọng việc xây dựng và duy trì quan hệ bền vững với khách hàng hơn là việc tăng
cường lợi ích của các cổ đông. Bên cạnh đó, còn là sự bảo thủ trong các công ty Nhật
Bản: Các nhà quản lí và kinh doanh Nhật Bản đã chậm hơn rất nhiều so với các đồng
nghiệp Mỹ của họ cả về tốc độ và quy mô trong việc đối phó và thích ứng với những
biến đổi diễn ra trong nền kinh tế thế giới. Vào những năm 80, khi nền kinh tế "bong
bóng" đang thả sức bành trướng theo chiều rộng, các doanh nghiệp Nhật Bản đã không
hề để ý tới nhu cầu phải thay đổi phương thức quản lí doanh nghiệp nhằm thích ứng
với tình hình mới. Kết quả cuối cùng là, cái gọi là "phương thức quản lí kinh doanh
Nhật Bản" mang những đặc điểm nổi bật như việc các công ty nắm giữ cố định một
phần cổ phiếu của nhau, chế độ lương bổng cứng nhắc và tuyển nhân công suốt đời,
việc coi trọng phát triển về số lượng hơn chất lượng, đã tiếp tục tồn tại mà không chịu
bất kì một sức ép thay đổi nào.Bước vào thập kỉ 90, sự sụp đổ của nền kinh tế "bong

44
bóng" đã phá vỡ cơ cấu thị trường truyền thống từng nuôi dưỡng và bảo vệ các doanh
nghiệp Nhật Bản trong một thời kỳ dài kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
3. Bài học rút ra cho Việt Nam
Qua phân tích nền kinh tế thị trường tự do của Mỹ với nền kinh tế thị trường
định hướng chính phủ của Nhật Bản, ta thấy bên cạnh những ưu điểm thì cả hai mô
hình này đều còn tồn tại những điểm hạn chế nhất định. Từ những ưu điểm và hạn chế
đó, bài học dành cho Việt Nam là cn phải cân đối hài hòa giữa vai trò của nhà nước
với vai trò của thị trường để có thể đảm bảo ổn định cho nền kinh tế.
Thứ nhất, cần chú ý đầu tư cho giáo dục, hình thành nguồn vốn nhân lực,
khuyến khích và bồi dưỡng nhân tài, lấy con người làm trung tâm của mọi sự phát
triển. Cần học tập Mỹ và Nhật Bản trong việc tận dụng hiệu quả các nguồn lực trong
nền kinh tế, đặc biệt là vốn nhân lực. Thực tế cho thấy đầu tư cho giáo dục của Việt
Nam còn thấp trong so sánh quốc tế, cả về giáo dục phổ thông và đại học. Các kết quả
phân tích cho thấy, quyết toán chi ngân sách Nhà nước cho GD&ĐT (nếu loại trừ học
phí là phần đóng góp của người học) chưa khi nào đáp ứng được 20% tổng chi ngân
sách Nhà nước như mục tiêu. Bên cạnh đó nguồn vốn tư nhân cho giáo dục chỉ chiếm
khoảng 25% tổng chi tiêu cho giáo dục năm 2023. Do vốn đầu tư cho giáo dục thấp
nên kinh phí đầu tư cho các ngành học, cấp học rất thấp so với các nước trong khu vực
và cả thế giới. Trong khi Việt Nam đầu tư khoảng 0,23% GDP cho giáo dục đại học
thì những nước ở trong khu vực có mức đầu tư thấp như Indonesia cũng chi ngân sách
gấp đôi (khoảng 0,57%); Trung Quốc gấp 3 lần (0,87%); Australia gấp 5 lần (1,5%
GDP); Phần Lan gấp 6 lần là 1,89%.
Trong thời gian tới Việt Nam cần tăng cường hơn nữa mức đầu tư cho giáo dục
ở tất cả các cấp, đặc biệt đối với giáo dục đại học. Đối với chi cho giáo dục nói chung
cần đạt mục tiêu tối thiểu 20% tổng chi ngân sách Nhà Nước. Đối với giáo dục đại
học cần tăng từ 0,23% lên ít nhất 0,8% - 1% GDP trước năm 2030; với hai mục đích
sử dụng chính: hỗ trợ thường xuyên, ổn định cho các cơ sở giáo dục đại học công lập;
hỗ trợ tài chính cho sinh viên và cải cách hệ thống tín dụng sinh viên. Đồng thời nên
đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư giáo dục, đặc biệt huy động nguồn lực cho giáo dục từ
doanh nghiệp, khu vực tư nhân thông qua đối tác công tư (PPP) và đa dạng hóa nguồn
thu, với ba giải pháp chính gồm cập nhật hệ thống chính sách cho mô hình PPP trong
giáo dục, tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho các trường tư, nâng cao năng lực thể
chế, gỡ bỏ rào cản liên quan tới tiếp cận các nguồn tín dụng trong và ngoài ngân sách.
Thứ hai, Việt Nam cần ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản
xuất, lấy đó làm nhân tố nòng cốt tạo nên sự tăng trưởng nhanh về kinh tế. Ở Việt
Nam, nhìn một cách tổng quan, hiện nay phần lớn doanh nghiệp Việt Nam vẫn là
doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiềm lực còn hạn chế nên việc đầu tư cho KHCN&ĐMST
còn nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất cho hoạt động KHCN của doanh nghiệp còn nhiều
hạn chế do thiếu vốn đầu tư hoặc không thuê được mặt bằng để xây dựng, mở rộng cơ
sở sản xuất, kinh doanh. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng chưa thực sự hiệu
quả và còn khó tiếp cận. Năng lực của các nhà khoa học còn hạn chế, thiếu những nhà

45
khoa học hàng đầu; số lượng bằng sáng chế và số lượng tác phẩm được công bố trên
các tạp chí quốc tế có danh tiếng còn ít. Thiếu những sản phẩm khoa học mới mang
tính đột phá. Ngoài ra việc nhập khẩu và sử dụng các thiết bị công nghệ cũng chưa
thực sự hiệu quả khi theo số liệu điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI), trên 60% DN hiện nay vẫn đang sử dụng công nghệ cũ có tuổi đời ngoài
6 năm. Điều này đang làm giảm sức cạnh tranh của DN.
Để cải thiện vấn đề này, trong thời gian tới Việt Nam cần tăng chi đầu tư từ
ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ ở mức từ 2% và tăng dần qua các năm.
Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho R&D tại các trường đại học, tương xứng với tỉ
trọng nhân lực và tiềm năng nghiên cứu - mức đề xuất là nâng từ 13% - 18% hiện tại
lên tối thiểu 30% trước năm 2026. Đặc biệt hơn không chỉ thúc đẩy sử dụng nguồn
vốn nhà nước cho khoa học công nghệ mà nên đẩy mạnh hơn nữa các nguồn vốn tư
nhân. Doanh nghiệp tư linh hoạt hơn có thể nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng các
công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới và chấp nhận rủi ro cao hơn so với khu vực
nhà nước trong việc triển khai các ý tưởng sáng tạo mới. Tuy nhiên hiện nay doanh
nghiệp tư nhân vẫn gặp một số khó khăn như thiếu thông tin, thiếu vốn nên sẽ không
thể vực dậy khi gặp rủi ro.Vì vậy cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh
nghiệp tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ và đẩy mạnh liên kết giữa khu
vực công và khu vực tư nhân; giữa các tổ chức nghiên cứu khoa học trong và ngoài
nước, các doanh nghiệp nước ngoài. Sớm hoàn thiện hành lang pháp lý về Quỹ phát
triển khoa học và công nghệ quốc gia; trong đó nghiên cứu rà soát để đề xuất sửa đổi
các quy định pháp luật liên quan. Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ khoa học và công
nghệ, nhất là dịch vụ tư vấn, môi giới, đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ,
các dịch vụ sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.
Thứ ba, Việt Nam cần nâng cao năng lực của khu vực tư nhân. Ở Việt Nam
hiện nay có tới hơn 96% là doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ , 2% doanh nghiệp quy mô
vừa và 2% doanh nghiệp lớn. Tỷ trọng DN phải ngừng hoạt động kinh doanh, giải thể,
phá sản vẫn rất cao. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của các DN thuộc khu vực này
chậm được cải thiện, phần lớn vẫn hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ như
nhà hàng, khách sạn. Các chủ thể của kinh tế tư nhân thiếu năng lực cho đổi mới sáng
tạo, phát triển các công nghệ, quy trình sản xuất mới do đó tốc độ tăng năng suất lao
động của khu vực kinh tế tư nhân còn thấp, chỉ bằng 34% năng suất lao động của khu
vực DNNN và khoảng 69% năng suất lao động của DN FDI. Các DN Việt Nam chưa
chú trọng cải thiện khả năng liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh để tham gia chuỗi
giá trị khu vực và toàn cầu, chỉ có khoảng 21% DN nhỏ và vừa tham gia được một
phần chuỗi giá trị toàn cầu, 14% thành công trong việc liên kết với đối tác nước ngoài.
Bên cạnh đó đầu tư tư nhân vẫn còn nhiều bất cập, có những biểu hiện của hiện tượng
đầu tư nước ngoài và đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân trong nước. Trong nhiều ngành,
như điện tử, ô-tô, xe máy,... sự tham gia rộng khắp của các DN FDI không là nhân tố
trợ giúp và xúc tác sự phát triển của các DN khu vực tư nhân trong nước, mà ngược
lại, các DN FDI cạnh tranh và lấn át các DN khu vực tư nhân trong nước.

46
Để cải thiện vấn đề này, cần tạo môi trường thuận lợi để khu vực kinh tế tư
nhân nói chung và các DN khu vực tư nhân nói riêng phát triển đồng thời với việc rà
soát, xóa bỏ các rào cản đối hoạt động của DN khu vực tư nhân theo hướng giảm thiểu
việc DN ngừng hoạt động, phá sản. Việt Nam với lợi thế là nguồn tài nguyên thiên
nhiên giàu có, lao động di dào, an ninh quốc gia và hệ thống hệ thống luật pháp chặt
chẽ, khả năng đổi mới sáng tạo tốt, Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng các lợi thế này
trong việc thu hút đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh từ cả nguồn trong và
ngoài nước. Tạo lập các nguồn vốn hỗ trợ cho các DN mới thành lập và tạo lập môi
trường để doanh nhân khởi nghiệp. Việc thu hút FDI cần gắn liền với việc thu hút các
DN sản xuất, phân phối đầu đàn để thu hút, hấp thụ khu vực tư nhân trong nước. Đặc
biệt, cần chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh DN và
năng lực cạnh tranh ngành hàng. Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện để kinh tế tư
nhân tích cực tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đổi mới sáng tạo.
Việt Nam nên xem xét giảm phí, chi phí trung gian và chi phí không chính thức
giúp giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp (bằng những quy định cứng, rõ ràng,
minh bạch và có kiểm tra thường xuyên). Đặc biệt, giảm thuế cho doanh nghiệp, nhất
là ở những lĩnh vực cần đầu tư phát triển, sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, giảm giá đầu
ra, giảm lạm phát. Một điều ngạc nhiên là chúng ta mới chỉ giảm thuế xuất nhập khẩu,
còn thuế thu nhập doanh nghiệp không được quan tâm, thậm chí bị lờ đi. Ở Mỹ, thậm
chí họ còn hoàn lại cho người tiêu dùng, doanh nghiệp hàng chục tỷ USD, để tăng kích
cầu đầu tư. Việt Nam nên phát triển một thị trường vốn đa dạng hơn và có tính thị
trường thực chất hơn, bao gồm các loại công ty và quỹ đầu tư, trong đó có nhiều loại
quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ bảo lãnh, kể cả quỹ tư nhân. Điều hành chính sách tiền tệ
linh hoạt, đặc biệt cần giảm chi phí trung gian của khu vực ngân hàng để tăng tính chia
sẻ trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp.
Cuối cùng, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển hệ thống tài chính. Việc phát
triển thị trường tài chính là rất quan trọng, chúng ta có thể nhìn từ Mỹ và Nhật Bản
những lần sụp đổ hệ thống tài chính đều đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề mà
cả hai nước đều cần rất nhiều năm để phục hồi. Hiện nay, quy mô thị trường tài chính
tại Việt Nam còn nhỏ so với các quốc gia trong khu vực. Quy mô thị trường tài chính
Việt Nam tính theo thông lệ quốc tế đến hết tháng 9/2022 tương đương khoảng 295%
GDP năm 2022; trong đó, hệ thống ngân hàng (tính bằng tổng tài sản các TCTD ngân
hàng và phi ngân hàng) giữ vai trò chủ đạo, chiếm khoảng 64,7% quy mô tài sản hệ
thống tài chính, thấp hơn nhiều so với mức bình quân 320% GDP của 5 quốc gia có hệ
thống tài chính tốt nhất khu vực Đông Nam Á. Chưa có ngân hàng nào của Việt Nam
thuộc top 100 ngân hàng lớn nhất châu Á. Quy mô các bộ phận khác của hệ thống tài
chính cũng nhỏ hơn đáng kể so với các quốc gia trong khu vực. Thị trường cổ phiếu có
quy mô vốn hóa chỉ bằng 1/3 so với mức trung bình của các quốc gia khu vực châu Á -
Thái Bình Dương (124,45%). Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng chỉ
bằng 1/2 quy mô bình quân các thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại châu Á.
Một vấn đề rất lớn của thị trường tài chính năm 2022 là sự nguy hiểm đến từ thị
trường trái phiếu doanh nghiệp với các vụ việc như “Vạn Thịnh Phát”, “Tân Hoàng

47
Minh”. Chất lượng cung cấp thông tin và minh bạch trên thị trường chứng khoán Việt
Nam còn khoảng cách khá xa so với các tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, chuẩn mực
kế toán Việt Nam vẫn còn nhiều khác biệt, chưa theo kịp với chuẩn mực kế toán quốc
tế, tạo kẽ hở để một số tổ chức lợi dụng hạch toán sai bản chất giao dịch. Niềm tin suy
giảm, kết hợp với thanh khoản dòng tiền trả nợ trái phiếu của nhiều doanh nghiệp gặp
khó khăn đã khiến thị trường này gia tăng rủi ro. Không chỉ vậy, sự tăng lên của
những vụ lừa đảo qua hệ thống tài chính cũng tăng lên đáng kể cũng là nỗi lo đối với
người tiêu dùng. Ngoài ra, mức độ áp dụng công nghệ thông tin của hệ thống tài chính
còn thấp và có khoảng cách khá xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới,
chưa theo kịp với những đòi hỏi của thực tế ứng dụng và phát triển công nghệ thông
tin.
Đối với lĩnh vực ngân hàng, quá trình xử lý nợ xấu gặp khó khăn do các quy
định về tài sản bảo đảm và giao dịch bảo đảm được quy định tại nhiều văn bản quy
phạm pháp luật khác nhau, có tình trạng xung đột, chồng chéo, mâu thuẫn và thiếu
đồng bộ với nhau.
Giải pháp cho các vấn đề trên của Việt Nam trong giai đoạn tới thứ nhất, sớm
hoàn thiện hành lang pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới trong nền kinh tế số và
tài chính - tiền tệ số và tài chính xanh (bao gồm cơ chế quản lý thử nghiệm -
Regulatory Sandbox), nhằm tạo điều kiện cho hoạt động của các công ty Fintech, các
mô hình kinh doanh mới như kinh tế chia sẻ, ứng dụng Blockchain, AI, điện toán đám
mây, chia sẻ thông tin - dữ liệu. Thứ hai cần hoàn thiện khung pháp lý đối với hệ
thống tài chính. Thứ ba hoàn thiện mô hình giám sát hệ thống tài chính. Với các nguy
cơ rủi ro hệ thống ngày càng gia tăng do tác động lan truyền của khu vực tài chính,
việc chọn lựa mô hình giám sát hệ thống tài chính phù hợp ngày càng quan trọng. Mục
tiêu của hệ thống giám sát tài chính tập trung vào bảo đảm sự ổn định, lành mạnh, an
toàn, vận hành thông suốt; bảo đảm giữ đạo đức kinh doanh và tính liêm chính; và bảo
vệ người tiêu dùng.Thứ tư, nâng cao chất lượng công bố thông tin và minh bạch hóa
thị trường tài chính. Tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát thường
xuyên, liên tục; rà soát việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin, quản trị đối với công
ty đại chúng. Phối hợp xử lý nghiêm sai phạm về báo cáo tài chính.

KẾT LUẬN
48
Qua phân tích chúng ta cũng có thể thấy rõ được sự khác biệt cơ bản của kinh tế
chính phủ định hướng Nhật Bản và nền kinh tế thị trường tự do Mỹ. Mặc dù có những
bước phát triển vượt bậc trong giai đoạn 1960 - 1990 nhưng cả hai nền kinh tế Mỹ và
Nhật Bản vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Từ những sai lầm trong quá trình
phát triển kinh tế của hai siêu cường này, các quốc gia trên thế giới đã đúc kết được
những bài học cần thiết trên con đường xây dựng đất nước phát triển, đặc biệt là Việt
Nam với những bước đi thận trọng để tiến tới xây dựng một nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa tiến bộ, rút ra được những ưu, nhược điểm trong từng chế
độ của mỗi nước, và bài học quan trọng cho Việt Nam để phát triển mở rộng quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hóa, giúp đất nước tăng trưởng mạnh mẽ.

49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huỳnh Mai (2023-2024), Bài giảng Kinh tế hoc so sánh, Trường Đại
học Kinh tế Quốc Dân.
2. World Bank, https://data.worldbank.org/
3. Worldbank (2023), GDP Indicator online,
[http://publications.worldbank.org/GDP/].
4. Worldbank (2023), GDP per capita Indicator online,
[http://publications.worldbank.org/GDP/người/].
5. Worldbank (2023),"Inflation, consumer prices online",
[http://publications.worldbank.org/CPI/].
6. Worldbank (2023), "Unemployment, total online",
[http://publications.worldbank.org/ILO/].
7. Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), https://data.oecd.org/
8. United Nations Development Programme (UNDP) - Chương trình Phát
triển Liên Hiệp Quốc, Chỉ số phát triển con người (HDI)
https://hdr.undp.org/data- center/human-development-index.
9. APO productivity databook 2023, https://www.apo-tokyo.org/wp
content/uploads/2023/12/APO-Productivity-Databook-2023.pdf
10. University of Groningen - Humanities Computing (2012), "The Economy
in US in the 1980s and 1990s, American History from Revolution to
Reconstruction and beyond", từ <
http://www.let.rug.nl/usa/outlines/economy-1991>
11. Revolution to reconstruction and bejond, (1991),“Outlines of American
History, Government, Literature and Economy", từ
[https://www.saga.vn/nhungcuoc-suy-thoai-trong-lich-su-kinh-te my-va-
bai-hoc-de-lai]
12. Edward A. Hudson and Dale W. Jorgenson (1974), "U. S. Energy Policy
and Economic Growth 1975-2000", Publishing House RAND
Corporation, từ < https://www.jstor.org/stable/3003118>
13. International Nuclear Energy Development of Japan (JINED) (2022), "Bộ
Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản ề xuất phát triển nhà máy
iện hạt nhân quy mô lớn thế hệ tiếp theo", từ https://vinatom.gov.vn/bo-
kinh-te-thuong-mai-va-cong-nghiep-nhat-ban-de-xuatphat-trien-nha-may-
dien-hat-nhan-quy-mo-lon-the-he-tiep-theo/ >

50
14. Bank of Japan, (1980-2020), "Japan Reserve Requirement Ratio,
CEICDATA", từ [https://www.ceicdata.com/en/indicator/japan/reserve-
requirement-ratio]
15. Inequality of incomes before and after taxes and transfers, (2012), "OCED
Income Distribution Database", từ
<https://ourworldindata.org/grapher/inequalityof-incomes-before-and-
after-taxes-and-transfers?time=2012&country-JPN>
19. Michael Nacht (1991), "The U.S. and Japan: Building a New Relationship",
từ < https://www.jstor.org/stable/45316510>
20. Edward J. Lincoln, Troubled Times, (1999), "U.S.-Japan Trade Relations
in the 1990s", State Publishing House Washington, D.C từ
<https://books.google.com.vn/books?>

51

You might also like