You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO
HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023 – 2024

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH THẾ VÀ THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG


THÁNG TÁM NĂM 1945.
CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG ĐỂ CHỚP THỜI CƠ ĐÓ
Giảng viên: Hồ Thị Quốc Hồng

Sinh Viên Thực Hiện MSSV

Nguyễn Thị Diễm Hạ 2101109


Phan Tuấn Kiệt 2100645
Triệu Thị Cẩm Ngọc 2101187
La Thị Hồng Thơ 2100902
Nguyễn Mai Thanh Trúc 2101138
Đoàn Thị Tú Trinh 2100318
Nguyễn Hoa Xuân 2101525
Nguyễn Thị Thanh Xuân 2101255

Cần Thơ, 2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày ......tháng......năm 2023


Giảng viên hướng dẫn
( Ký, ghi rõ họ tên )

2
Mức Độ
Họ Và Tên Mssv
Hoàn Thành

Nguyễn Thị Diễm Hạ 2101109 100 %

Phan Tuấn Kiệt 2100645 100 %

Triệu Thị Cẩm Ngọc 2101187 100 %

La Thị Hồng Thơ 2100902 100 %

Đoàn Thị Tú Trinh 2100318 100 %

Nguyễn Mai Thanh Trúc 2101138 100 %

Nguyễn Hoa Xuân 2101525 100 %

Nguyễn Thị Thanh Xuân 2101255 100 %

3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................5
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................6
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÌNH THẾ VÀ THỜI CƠ TRƯỚC
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945.................................................6
1.1 Định nghĩa về tình thế và thời cơ.........................................6
1.2 Bối cảnh lịch sử quốc tế.........................................................7
1.3 Bối cảnh lịch sử trong nước..................................................8
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH THẾ VÀ THỜI CƠ TRONG
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945...............................................9
2.1 Nhận định và phân tích chính xác của Đảng về thời cơ đang
đến..........................................................................................................9
2.2 Chủ trương của Đảng để chớp lấy thời cơ.............................10
2.3 Hành động của Đảng để chớp lấy thời cơ..............................12
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC VÀ VẬN DỤNG THỰC TIỄN CỦA ĐẢNG
ĐỂ CHỚP LẤY THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
NĂM 1945...................................................................................................13
3.1. Bài học kinh nghiệm................................................................13
3.2. Vận dụng thực tiễn..................................................................15
3.2.1. Vận dụng vào thực tế trong phát triển kinh tế - xã hội Việt
Nam hiện nay.................................................................................15
3.2.2. Vận dụng vào bản thân của sinh viên.............................16
KẾT LUẬN............................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................20

4
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện bài tiểu luận này, chúng em xin gửi lời lời cảm ơn chân thành
đến: Trưởng Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ đã tạo điều kiện và cơ hội cho chúng
em được học bộ môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hơn bao giờ hết,
chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn và quý mến đặc biệt đến giảng viên bộ môn là
Hồ Thị Quốc Hồng . Sự nhiệt huyết và tận tâm của cô trong từng bài giảng luôn
là động lực thúc đẩy chúng em trong quá trình học tập và rèn luyện. Những kiến
thức cô truyền đạt chính là hành trang quý báu của chúng em trong hành trình
dài phía trước. Bài tiểu luận là quá trình đúc kết sự tìm hiểu của chúng em về
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.

Nguồn kiến thức là vô tận, con người ta thì nhỏ bé như hạt cát giữa sa mạc
bao la rộng lớn, quá trình trau dồi vốn tri thức có lẽ mất cả đời cũng chưa đủ.
Chính vì lẽ đó, trong quá trình tìm hiểu thông tin và hoàn thiện bài tiểu luận,
chúng em chắc hẳn sẽ mắc những thiếu sót không đáng có, những điều hiểu chưa
tường tận. Chúng em rất mong nhận được những góp ý và nhận xét của cô để
hoàn thiện bài tiểu luận tốt hơn.

Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn cô và xin chúc cô luôn mạnh
khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

5
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam là một bước ngoặt lớn trong lịch sử đất
nước. Nó đánh dấu sự kết thúc của ách thống trị của thực dân Pháp và mở ra
một kỷ nguyên mới về độc lập, tự quyết. Cách mạng Tháng Tám là một chủ đề
hay để nghiên cứu. Đây là một sự kiện tương đối gần đây, có nghĩa là vẫn còn
rất nhiều nguồn tài liệu chính có sẵn. Để nắm bắt được tình thế và thời cơ trong
chính cuộc cách của cách mạng tháng tám như thế nào và để hiểu rõ sau về Chủ
trương của đảng và nhà nước .

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÌNH THẾ VÀ THỜI CƠ TRƯỚC CÁCH


MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

1.1 Định nghĩa về tình thế và thời cơ

Định nghĩa về tình thế:


Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tình thế cách mạng là sự hợp
thành của 3 nhân tố chủ yếu sau: “Thứ nhất: Giai cấp và tầng lớp thống trị bên
trên đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, không thể kiểm soát nổi tình
hình, trở nên bất lực, không còn có chế độ thống trị như cũ được nữa. Thứ hai:
Các giai cấp và tầng lớp bị trị bên dưới cũng rơi vào tình trạng cơ cực, bị bần
cùng không thể chịu đựng được nữa, không thể sống nổi nữa. Mâu thuẫn đã gay
gắt đến cực độ và quần chúng đã sẵn sàng đi tới một hành động giải phóng. Thứ
ba: Tầng lớp trung gian như tiểu tư sản, trí thức có tư tưởng tiến bộ, những
người có tinh thần dân tộc, kể cả một bộ phận trong giai cấp hữu sản nhưng gần
với quần chúng, ngả về phía cách mạng. Tương quan lực lượng có lợi cho phía
cách mạng”.
Định nghĩa về thời cơ:
-Thời cơ là một hoàn cảnh thuận lợi đến trong một thời gian ngắn, là tình thế
xuất hiện trong thời điểm nhất định có lợi nhất có lợi nhất cho việc phát huy
mọi sức mạnh, đảm bảo một việc nào đó có thể tiến hành để giành thắng lợi.
Thời cơ, đó là một thành tố khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn
6
chủ quan của một cá nhân nào, của một tổ chức chính trị nào. Nó xuất hiện một
cách bất ngờ và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Nói như vậy
không có nghĩa là thời cơ là một cái gì đó không thể biết trước được, không thể
đoán định được. Tuy nhiên, điều lý thú là ở chỗ, nó có mà không có và ngược
lại. Vì thế, không phải ai cũng có thể dự báo được thời cơ, theo dõi, nắm bắt nó
và cuối cùng là lợi dụng nó để đạt tới cái đích của mình.
- Thời cơ cách mạng theo chủ nghĩa Mác- Lenin. Theo chủ nghĩa Mác-Lenin
thì có 3 nhân tố chủ yếu hợp thành thời cơ cách mạng:
+ Thứ nhất: Giai cấp và tầng lớp thống trị đã lâm vào một cuộc khủng hoảng
trầm
trọng, không thể kiểm soát nổi tình hình, trở nên bất lực, không còn chế độ
thống trị như cũ nữa.
+ Thứ hai: Các giai cấp và tâng lớp bị trị cũng rơi vào tình trạng cơ cực, bị
bần cùng không thể chịu đựng được nữa. Không thể sống nổi nữa. Mâu thuẫn đã
gay gắt đến cực độ và quần chúng đã sẵn sàng đi tới một hành động giải phóng.
+ Thứ ba: tầng lớp bộ phân trung gian những người trí thức yêu nước có tư
tưởng dân chủ, tiến bộ, những người có tinh thần dân tộc, nhận thức được cu thế
lịch sử, ngả về phía cách mạng, tương quan lực lượng có lợi cho phía cách
mạng. Hội đủ những điều kiện đó về cơ bản thời cơ cachs mạng đã chín muồi.

1.2 Bối cảnh lịch sử quốc tế

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng
quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải
phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Ngày
9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
Ngày 8-8-1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật.
Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, Chiến tranh thế giới lần
thứ hai kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật
đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội
Nhật. Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng minh hòng khôi phục
7
địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đúng sau các thế lực này cũng sẵn sàng
can thiệp vào Đông Dương; những phần tử phản động, ngoan cố trong chính
quyền tay sai Nhật đang âm mưu thay đổi chủ, chống lại cách mạng.

1.3 Bối cảnh lịch sử trong nước

Tình hình kinh tế


Năm 1930, do tác động khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam suy
thoái. Lúa gạo sụt giá, ruộng đất bỏ hoang. Công nghiệp sản lượng hầu hết các
ngành đều suy giảm. Thương nghiệp xuất nhập khẩu đình đốn, giá cả đắt đỏ.
Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam rất nặng nề so với các thuộc địa khác
của Pháp cũng như so với các nước trong khu vực.
Tình hình xã hội
- Khủng hoảng kinh tế làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp
nhân dân lao động.
- Xã hội Việt Nam tồn tại: hai mâu thuẫn cơ bản là:
+ Dân tộc Việt Nam >< thực dân Pháp (cơ bản).
+ Nông dân >< địa chủ phong kiến.
=> Cuối thập kỉ 20, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển
lôi kéo nhiều tầng lớp tham gia.
- Ở trong nước, sau khi đã trải qua các cuộc diễn tập tiêu biểu như cao trào cách
mạng 1930-1931, 1936-1939, phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, cụ thể
như sau:
Cao trào cách mạng (1930 – 1931) với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh: Phong
trào Xô viết Nghệ Tĩnh chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Tuy vậy đã khẳng
định được sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta.
Cao trào vận động dân chủ từ năm 1936 – 1939: mang ý nghĩa như cuộc tổng
diễn tập lần 2 chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.
Cao trào giải phóng dân tộc năm 1939 – 1945: Nghị quyết Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 - 1939 đánh dấu bước chuyển hướng
quan trọng của Đảng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân
8
dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước. Khởi nghĩa Bắc Sơn có ý
nghĩa lịch sử quan trọng, mỡ đầu phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng dân
tộc sau khi có chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng; giúp Đảng ta rút
ra những bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang, chọn thời cơ khởi nghĩa. Ngày
28 - l - 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH THẾ VÀ THỜI CƠ TRONG CÁCH


MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

2.1 Nhận định và phân tích chính xác của Đảng về thời cơ đang đến

Cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân trong Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 là minh chứng sinh động về sự nhạy bén trong nhận định
và chỉ đạo chớp thời cơ khởi nghĩa của Ðảng ta.
Có thể nói, do nhận thức được tầm quan trọng của thời cơ, Ðảng ta, đứng
đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, ngay từ những năm đầu thập niên 20 (thế kỷ
20), đã sớm đưa ra quan điểm về thời cơ cách mạng ở Ðông Dương đang đến
gần. Người viết: Ðằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Ðông Dương giấu một
cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ
đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến.
Ðến cuối năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ II nổ ra và lan rộng khắp
châu Âu. Tình hình thế giới và trong nước có những chuyển biến mau lẹ, Hội
nghị Trung ương Ðảng lần thứ 7 (11-1940) đã được tổ chức tại Ðình Bảng (Bắc
Ninh), Hội nghị nhận định về thời cơ của cách mạng Việt Nam: Một cao trào
cách mạng nhất định sẽ nổi dậy. Ðảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh
thiêng liêng: Lãnh đạo cho các dân tộc bị áp bức Ðông Dương võ trang bạo
động giành lấy quyền tự do độc lập.
Năm 1940, phát-xít Ðức tiến công nước Pháp, Pa-ri đã thất thủ rơi vào tay
quân Ðức, còn ở Việt Nam, Nhật nổ súng đánh chiếm Lạng Sơn, hai đế quốc
Nhật - Pháp tranh nhau miếng mồi Ðông Dương. Phân tích về diễn biến cuộc
chiến tranh giữa phe phát-xít và Ðồng minh, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khẳng

9
định, thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về phe dân chủ và nhận định thời cơ giải
phóng dân tộc đang đến rất gần, tình thế cách mạng sắp xuất hiện:
Ấy là dịp tốt cho ta
Nổi lên khôi phục nước nhà tổ tông.
Trên tinh thần đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (5-1941)
đánh giá, tình hình thế giới, tình hình trong nước sẽ có những biến chuyển theo
chiều hướng Liên Xô và các nước Ðồng minh sẽ chiến thắng chủ nghĩa phát-xít,
chính quyền của phát-xít Nhật lung lay, đổ nát; nhân dân ta bị bọn thực dân,
phát-xít xô đẩy vào thảm họa diệt vong, sẽ bước vào đường khởi nghĩa vũ trang
và giành thắng lợi bằng tổng khởi nghĩa. Hội nghị nhận định: Trong lúc này nếu
không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do
cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp
ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại
được.

2.2 Chủ trương của Đảng để chớp lấy thời cơ

khi phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh, quân Nhật ở Đông
Dương suy sụp nghiêm trọng, trước tình đó Hội nghị toàn quốc của Đảng họp
tại Tân Trào (8/1945) đã kịp thời điều chỉnh bổ sung về thời cơ tổng khởi nghĩa.
Hội nghị nhanh chóng quyết định phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa
giành chính quyền từ tay phát xít Nhật trước khi quân Đồng minh vào Đông
Dương. Kiên quyết chớp thời cơ, Hội nghị chỉ rõ: “Tình thế vô cùng khẩn cấp.
Tất cả mọi việc đều phải nhằm vào ba nguyên tắc: Tập trung - tập trung lực
lượng vào những việc chính; Thống nhất - thống nhất về mọi phương diện quân
sự, chính trị, hành động và chỉ huy; Kịp thời - kịp thời hành động, không bỏ lỡ
cơ hội”. Ngày 16-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Giờ quyết định cho
vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốcđồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà
tự giải phóng cho ta… Chúng ta không thể chậm trễ”
Như vậy, chủ trương của Đảng về thời cơ tổng khởi nghĩa trong Cách mạng
tháng Tám năm 1945 là một quá trình luôn có sự bổ sung, phát triển, hoàn chỉnh
10
và phù hợp với diễn biếnthực tiễn cách mạng Việt Nam. Chủ trương của Đảng
về thời cơ trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là khi Chiến tranh thế giới
thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, hàng ngũ
chỉ huy của Nhật ở Đông Dương chia rẽ đến cực điểm, quân Nhật tan rã, mất
tinh thần, bọn Việt gian thân Nhật hoảng sợ. Công tác chuẩn bị của Đảng ta về
lực lượng, đường lối, phương châm khởi nghĩa đã hoàn thành, khi mà cao trào
cứu nước của toàn dân đã phát triển tới mức cao nhất. Nhưng thời cơ này không
tồn tại vĩnh viễn, mà diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn, sau đó sẽ biến mất
khi quân Đồng minh tiến vào nước ta để tước vũ khí của phát xít Nhật. Với bản
chất phản động, hiếu chiến củathực dân đế quốc, quân Tưởng và quân Anh chắc
chắn sẽ cấu kết với lực lượng phản cách mạng mà đàn áp lực lượng cách mạng
trong cả nước, dựng ra một chính quyền tay sai bù nhìn trái với ý chí và nguyện
vọng của dân tộc ta. Trên thực tế, lúc này đế quốc Pháp dưới sự ủng hộ của
Chính phủ Anh cũng đang chuẩn bị mọi mặtquay lại để khôi phục địa vị cũ ở
Đông Dương. Bọn phản động ở trong nước cũng đang tìm cách “thay thầy đổi
chủ”, mong tìm cơ hội cho bản thân. Thời cơ cách mạng chỉ tồn tại từ khi phát
xít Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Việt Nam. Đó
là lúc kẻ thù cũ đã đứng im, nhưng kẻ thù mới chưa kịp đến, tạo thành tình thế
so sánh lực lượng có lợi nhất cho cách mạng: “Phát xít Nhật đã chết gục theo
phát xít Đức, Ý. Quân đội Nhật đang bị tan rã và bị tước khí giới ở khắp các
mặt trận. Quân Đồng minh sắp kéo vào Đông Dương. Giờ hành động quyết liệt
đã đến”.
Với chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Đảng về thời cơ tổng khởi nghĩa,
trên cơ sở Đảng chỉ đạo chuẩn bị chu đáo về lực lượng và phương án,cả dân tộc
Việt Nam đã nhất tề nổi dậy với tinh thần cao nhất “Dù có phải đốt cháy cả dãy
Trường Sơn cũng kiên quyết giành cho được độc lập”, phong trào khởi
nghĩadiễn ra đúng lúc, đúng thời cơ, cách mạng Việt Nam nhanh chóng chuyển
từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã giành
được thắng lợi “nhanh, gọn, ít đổ máu”. Một lần nữa khẳng định thắng lợi của
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thắng lợi của nhiều yếu tố, trong đó sự sáng
11
tạo của Đảng về xác định thời cơ tổng khởi nghĩa là yếu tố quan trọng hàng đầu
quyết địnhchi phối đến các yếu tố khác.

2.3 Hành động của Đảng để chớp lấy thời cơ

Với quyết tâm phải giành cho được tự do, độc lập, Ðảng chỉ đạo tích cực
xây dựng lực lượng cách mạng trước hết tập trung xây dựng lực lượng chính trị
rộng khắp của quần chúng, đồng thời xây dựng LLVT cách mạng; chủ động
đón thời cơ, nổi dậy giành chính quyền, khởi nghĩa từng phần, tiến tới tổng khởi
nghĩa. Ðể hoàn thành được nhiệm vụ đó, Ðảng quyết định thành lập Mặt trận
Việt Nam độc lập Ðồng minh (tức Việt Minh), đưa ra Chương trình Việt Minh,
kêu gọi nhân dân giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tích cực chuẩn bị lực
lượng, đứng về phe Ðồng minh chống phát-xít.
Hưởng ứng sự lời kêu gọi của Đảng, nhân dân cả nước đã vùng lên khởi
nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và chính quyền tay sai. Chỉ trong
vòng 12 ngày, từ ngày 14 đến ngày 25 tháng 8 năm 1945, nhân dân ta đã giành
được chính quyền trong cả nước. Cách mạng Tháng Tám thành công rực rỡ.
Như vậy, ta thấy rằng Đảng ta đã nhanh chóng chớp lấy thời cơ “Nghìn năm
có một” để thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng. Thời cơ của Cách mạng Tháng
Tám trực tiếp xuất hiện khi.
-Nhân dân ta không thể sống trong cảnh bị áp bức, bóc lột như thế được
nữa. Ta xây dựng được một lực lượng cách mạng hùng hậu, với ý chí quyết tâm
cao độ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Những yếu tố trên kết hợp tạo thành điều kiện thuận lợi khiến cho thời cơ để
nổ ra cuộc Cách mạng Tháng Tám đã chín muồi. Đây là thời cơ “nghìn năm có
một”, chỉ xuất hiện một lần trong lịch sử. Thời cơ không tự nhiên có mà do
chúng ta tác động nó, thúc đẩy nó ra đời. Trong suốt 15 năm Đảng ta luôn luôn
chú trọng tới việc xây dựng lực lượng, củng cố đội ngũ Đảng viên để làm nồng
cốt cho cuộc cách mạng. Thực hiện tuyên truyền, giác ngộ vận động quần
chúng nhân dân dưới mọi hình thức, trên tất cả các mặt trận. Và khi thời cơ xuất
hiện, đạt đến độ chín muồi, Đảng ta đã nhanh chóng cướp lấy cơ hội này, phát
12
động khởi nghĩa giành chính quyền. Thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, tuyên bố với nhân dân Việt Nam và thế giới, công nhận nền độc lập của
dân tộc Việt Nam, chặn đứng âm mưu xâm lược của kẻ thù.
Sự thành công của Cách mạng Tháng Tám là minh chứng hùng hồn cho
nghệ thuật tạo thời cơ, chớp lấy thời cơ, khởi nghĩa giành chính quyền của
Đảng ta. Thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, dù lúc đó mới được
15 tuổi.

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC VÀ VẬN DỤNG THỰC TIỄN CỦA ĐẢNG ĐỂ


CHỚP LẤY THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

3.1. Bài học kinh nghiệm

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 để lại nhiều bài học kinh
nghiệm quý báu, làm giàu thêm truyền thống cách mạng Việt Nam nói riêng và
góp phần bổ sung lý thuyết về cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin nói chung.
Trong đó, vấn đề thời cơ cách mạng là một trong những nội dung có giá trị lý
luận và thực tiễn sâu sắc, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh tiếp thu và phát triển sáng tạo trên nền tảng học thuyết cách mạng của chủ
nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam. Bài học đó vẫn giữ nguyên giá trị
trong việc nắm bắt và tận dụng những thời cơ của cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
Để có thể nhận thức đầy đủ những điều kiện, những thời cơ của cách mạng
ấy, Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã phải trải qua một quá trình
đấu tranh thực tiễn đầy gian khổ và tổng kết lý luận không ngừng, với sự hy sinh
của biết bao chiến sĩ, đồng bào, trên cơ sở sự vận dụng, phát triển sáng tạo lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và truyền thống đấu tranh của dân tộc, từ đó mà
xây dựng nên lý luận cách mạng Việt Nam. Đó là điều kiện quan trọng nhất để
những nhận thức về thời cơ và những dự đoán về thời cơ cách mạng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn luôn phù hợp với thực tiễn, với xu thế phát
triển của hiện thực khách quan.
13
Việc tận dụng thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã không
ngừng được phát huy, phát triển trong các thời kỳ chiến đấu và chiến thắng vẻ
vang của toàn quân, toàn dân ta, lập nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy
năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954 và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
năm 1975 mang tầm cao thời đại…Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, nhiều
cơ hội được mở ra, không bỏ qua, nhưng cũng không chờ đợi bất cứ ai, bất cứ
dân tộc nào, quốc gia nào. Quá trình toàn cầu hóa đang tạo ra những điều kiện
chưa từng có cho các quốc gia xích lại gần nhau, tăng cường hội nhập, hợp tác,
phát huy lợi thế cạnh tranh; xu hướng dân chủ hóa đời sống xã hội, đời sống
quốc tế đang tạo hành lang rộng mở cho các chủ thể, các quốc gia khẳng định
vai trò, vị trí của mình.
Vì vậy, bước vào thời kỳ mới, đất nước đứng trước những thuận lợi, thời cơ,
nhưng Vì thế cần phải “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường
hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật
tự, an toàn xã hội. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận
dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong
điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc
tế”. Mỗi thành tựu của Việt Nam trong công cuộc đổi mới đều có sự kế thừa và
phát triển những bài học kinh nghiệm quý báu được đúc kết qua các thời kỳ cách
mạng, trong đó, bài học kinh nghiệm về tạo dựng, nắm bắt và chớp thời cơ của
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 luôn luôn có giá trị lâu bền và ý nghĩa thời
đại, cần được thấm nhuần và vận dụng sáng tạo trong giai đoạn phát triển mới.

3.2. Vận dụng thực tiễn

3.2.1. Vận dụng vào thực tế trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hiện
nay

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với
muôn vàn khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, bài học nắm vững và tận dụng triệt để
14
thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng và
phát triển sáng tạo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hoàn
thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Giữa bộn bề khó khăn
của những buổi sơ khai thành lập Nước, dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt
của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác. Đó là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu”, kết thúc những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Với thắng lợi này, chúng ta đã bảo vệ và phát triển thành quả của Cách mạng
Tháng Tám, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở miền
Nam, tiến tới thống nhất đất nước.
Mặc dù hiện tại vẫn còn vô vàn khó khăn, nhưng có thể khẳng định rằng, nếu
chúng ta biết học tập, vận dụng sáng tạo bài học thành công về nhìn nhận thời cơ
và chớp thời cơ giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám 1945 của Hồ Chí
Minh; nếu chúng ta biết phân tích, dự báo tình hình trong nước và thế giới trên
cơ sở khách quan, khoa học, để xác định được nhân tố thuận lợi nảy sinh trong
khó khăn thách thức (nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, nhân công rẻ, nhiều nước
sẵn sàng chuyển giao công nghệ mới...), nếu chúng ta quyết tâm, đoàn kết, tận
dụng, tranh thủ được thời cơ... chắc chắn sẽ vượt qua mọi thách thức, tiếp tục
tiến lên, vững bước trên con đường đổi mới. Vận dụng bài học đó trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, chúng ta cần quán
triệt và thực hiện tốt một số nội dung:
 Nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo tình hình tác động đến sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới.
 Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời
đại trong củng cố, bảo vệ thành tựu sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

15
3.2.2. Vận dụng vào bản thân của sinh viên

- Bản thân là một sinh viên kinh tế, trước thời điểm nền kinh tế đang khó
khăn, mỗi năm có hàng ngàn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp,…trong khi nhiều nhà
máy, công ty thì thiếu lao động có tay nghề cao, chúng em nhận thức được rằng
việc học đại học là rất cần thiết, nhưng học như thế nào thì đó lại là điều mà mỗi
chúng ta nên quan tâm, suy nghĩ. Không phải chỉ trong thời kì kháng chiến mới
cần chớp thời cơ, mà đối với xã hội Việt Nam ngày nay thì việc nắm bắt thời cơ
lại là đều rất quan trọng, đặc biệt là sinh viên, cần nhận ra ưu điểm và nhược
điểm của mình để từ đó chọn hướng đi, ngành nghề cho bản than mình một cách
đúng đắn để có thể phát huy được những điểm mạnh của bản than, góp sức mình
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay. Vậy thì ngay từ bây giờ,
khi đang ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên cần phải nhận thức được việc học
và xác định được mục tiêu học tập rõ ràng:
+ Bản thân chúng ta là sinh viên mà lại giữ một vai trò quan trọng, là nguồn
lực chủ yếu, chúng ta có một nhiệm vụ hay giữ một trọng trách hết sức nặng nề,
những người được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, được tổ chức tốt
về kiến thức văn hóa, chính trị, đạo đức, lối sống,…
+ Trước ngưỡng cửa của thế kỷ mới hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi, chúng em
đã có lần tự hỏi: Mình đã chuẩn bị được những hành trang gì để hòa nhịp cùng
bước tiến của thời đại, phải làm gì và bằng cách nào để vươn lên làm chủ tri
thức, làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến, mở rộng tầm trước những thời cơ.
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo về phương pháp cách mạng trong Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 đã phản ánh sâu sắc bản chất nhân văn của con người Việt
Nam.Đây là bài học lớn cho thế hệ trẻ hôm nay, nhất là trong quá trình hội nhập
quốc tế cần ứng xử, giải quyết hài hòa các mối quan hệ với các nước và cộng
đồng quốc tế, tăng cường tạo dựng lòng tin, không ngừng nâng cao hình ảnh, uy
tín, vị thế của Việt Nam nhằm góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định
xây dựng và phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng. Vì vậy, nhận thức
được vị thế của mình trong xã hội, mỗi sinh viên chúng ta không ngừng học hỏi,
16
tiếp nhận kiến thức, rèn luyện cả đức lẫn tài, tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân sao
cho xứng đáng với trọng trách mà xã hội giao phó, để xây dựng nên một đất
nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”.

KẾT LUẬN

Dân tộc Việt Nam đã viết lên nhiều trang sử vẻ vang với những chiến
công chống xâm lược và chống ách thống trị của giặc ngoại xâm, trong đó
cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất,
đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Cách mạng Tháng Tám là một
sự kiện lịch sử vĩ đại trong toàn bộ lịch sử đấu tranh cách mạng để tự giải phóng
của dân tộc Việt Nam. Nó đã kết thúc vẻ vang một quá trình vận động cách
mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và đội tiền phong của nó là Đảng
Cộng sản Đông Dương, đồng thời mở ra một quá trình vận động cách mạng mới.
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là thắng lợi về chiến lược và sách lược cách
mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng.
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã dẫn tới nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà ra đời, nhà nước công nông đầu tiên được thành lập ở Đông Nam Á, đây là
đỉnh cảo cách mạng trong khu vực Đông Nam Á, và trong phong trào giải phóng
dân chủ thế giới. Cách mạng tháng Tám thắng lợi là do sự tác động, chuyển hoá,
tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó chớp thời cơ của Đảng là một nhân tố vô
cùng quan trọng. Cách mạng Tháng Tám đã chọn đúng thời cơ, nắm bắt thời cơ
và tận dụng những thuận lợi của thời cơ.Để có thể chọn đúng thời cơ, nắm bắt
đúng thời cơ và tận dụng những thời cơ thì trước hết phải tạo được thời cơ, tạo
thời cơ đó chính là quá trình xây dựng, chuẩn bị về đường lối, phương pháp và
lực lượng cách mạng… Đó là yếu tố vật chất tạo nên thực lực của cách mạng,
tạo nên sức mạnh vô địch giành thắng lợi trong giờ phút quyết định, thời cơ
tháng Tám không phải là một cơ may. Đó cũng là kết quả của 15 năm đấu tranh
(1930 – 1945) của giai cấp công nhân và của toàn dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt trong những ngày

17
này, với không khí cả nước đang vui mừng chào đón ngày Quốc Khánh, chúng
ta bồi hồi nhớ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính người là nhà kiến trúc sư thiên
tài đã tiên đoán được thời cơ và lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân để chớp
được thời cơ và tiến hành Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám thành công
khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ngày nay là Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam. Tuy có nhiều khó khăn, thách thức, nguy cơ đang cản trở
con đường phát triển của các quốc gia dân tộc: an ninh thế giới bị đe doạ nghiêm
trọng bởi các nhân tố truyền thống và phi truyền thống (bạo loạn, xung đột,
khủng bố, chiến tranh, tội phạm tài chính - tiền tệ, tội phạm công nghệ cao, thảm
hoạ môi trường…); các thế lực phản động tăng cường chiến lược diễn biến hoà
bình chống phá chủ nghĩa xã hội và nhiều chính sách khác cản trở độc lập dân
tộc, chủ quyền quốc gia của các nước trên thế giới…Nhưng trên cơ sở nhận thức
sâu sắc, đầy đủ về thời cơ và nguy cơ trong thế giới đương đại, Đảng, Nhà nước
đã chủ động xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời và tổ
chức thực hiện có hiệu quả; đã tranh thủ tốt các thời cơ, thuận lợi và ứng phó
phù hợp trước các nguy cơ, thách thức, đẩy lùi nhiều khó khăn. Nhờ vậy, đất
nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử: bảo vệ, đổi mới và phát
triển chủ nghĩa xã hội trước những thử thách nghiệt ngã của lịch sử; khắc phục
khủng hoảng, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển; chính trị xã hội
ổn định, đời sống nhân dân có nhiều bước cải thiện rõ rệt, đại đoàn kết toàn dân
tộc được củng cố; quốc phòng, an ninh vững chắc, đối ngoại rộng mở, đảm bảo
môi trường hoà bình, thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
hội nhập quốc tế…Trong từng thành tựu của công cuộc đổi mới và trong mỗi
bước phát triển của đất nước hôm nay đều khởi nguồn từ những bài học kinh
nghiệm quý báu đúc kết từ các thời kỳ cách mạng trước đây. Trong đó, việc
chớp thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 luôn luôn có giá trị lâu bền
và ý nghĩa thời đại.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/1075-
bai-hoc-ve-thoi-co-trong-cach-mang-thang-tam-va-van-dung-vao-thuc-tien-
hien-nay.html
2. https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/cach-mang-thang-tam-nam-1945-
thoi-co-va-nhung-quyet-sach-lich-su-588451.html (báo điện tử ĐCS Việt
Nam)
3. https://www.xaydungdang.org.vn/tu-tuong-ho-chi-minh/nghe-thuat-chi-dao-
chop-thoi-co-trong-cach-mang-thang-tam-cua-chu-tich-ho-chi-minh-17406
2. Tác giả: TS Nguyễn Khắc Trai [Nguồn: Khoa Lịch sử Đảng CSVN – HVCT]

19
3. Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, t.2, tr. 50 -
51
4. Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.2, tr. 219
5. Hoàng Minh Thảo: “Thế và thời trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm
1945”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8-2003, tr.7
6. Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr. 100
7. Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 425
8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.3,
tr. 596

20

You might also like