You are on page 1of 43

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM

KHOA LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ Ý NGHĨA


LỊCH SỬ CỦA NÓ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ
VIỆT NAM

MÃ MÔN HỌC: LLCT220514_02

HỌC KỲ 3 – NĂM HỌC 2020-2021

Giảng viên hướng dẫn: T.S Trịnh Thị Mai Linh

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 7 năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TP. HCM, tháng 7 năm 2021

DANH SÁCH NHÓM VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HỌC KỲ III NĂM HỌC 2020-2021

1. Mã lớp môn học: LLCT220514_ 02 (Thứ 2,4 tiết 3-5)


2. Giảng viên hướng dẫn: TS. Trịnh Thị Mai Linh
3. Tên đề tài: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và ý nghĩa lịch sử của nó trong sự
phát triển của lịch sử Việt Nam
4. Danh sách nhóm viết tiểu luận cuối kỳ:
STT HỌ VÀ TÊN MSSV TỶ LỆ THAM KÍ TÊN
GIA %
1 Lê Đình Vỹ 19161328
2 Ngô Phượng Vỹ 19124351
3 Nguyễn Thị Kiều Vy 19124350
4 Đoàn Nhật Huy 19157020
5 Huỳnh Thị Kiều Trinh 19124337
6 Nguyễn Ngọc Anh Thư 19157059
7 Lê Thị Thảo Quyên 19157049
8 Lưu Thị Đông 19121005
9 Lê Hoàng Phúc 19157044

- Tỷ lệ % = 100%
- Trưởng nhóm: Lê Đình Vỹ

Nhận xét của giáo viên


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Tháng 7 năm 2021

Giáo viên chấm điểm


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CMT8: Cách mạng Tháng Tám


PGS: Phó Giáo Sư
TS: Tiến sĩ
Ths: Thạc sĩ
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................iii


MỤC LỤC................................................................................................................... iv
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu.........................................................................................1
2.1 Cách mạng tháng Tám – Ý nghĩa lịch sử và hiện thực...............................1
2.2 Cách mạng Tháng Tám: Cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc.........................2
2.3 Tầm vóc thời đại và ý nghĩa của Cách mạng tháng 8..................................3
2.4 Giá trị lịch sử và thời đại của Cách mạng Tháng tám năm 1945 ở Việt
Nam....................................................................................................................... 3
2.5 Ý nghĩa thời đại Cách mạng tháng Tám năm 1945.....................................4
2.6 Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước và sự ra dời của Đảng
Cộng sản Việt Nam..............................................................................................5
2.7 Những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.........6
2.8 Quá trình chuẩn bị cho cách mạng tháng 8 năm 1954................................7
2.9 Những điều đặc biệt của Cách mạng Tháng Tám.......................................8
2.10 Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc - Cội nguồn thắng lợi của Cách mạng
Tháng Tám năm 1945..........................................................................................8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................9
4. Mục đích nghiên cứu......................................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................9
PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................11
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CHO CÁCH MẠNG THÁNG 8
NĂM 1945...................................................................................................................11
1.1 Cao trào cách mạng 1930 –1931 đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh............11
1.1.1 Bối cảnh lịch sử.......................................................................................11
1.1.2 Diễn biến.................................................................................................11
1.1.3 Kết quả....................................................................................................13
1.2 Cao trào dân chủ đông dương 1936-1939...................................................13
1.2.1 Bối cảnh lịch sử.......................................................................................13
1.2.2 Diễn biến.................................................................................................14
1.2.3 Kết quả....................................................................................................15
1.3 Cao trào giải phóng dân tộc 1939-1945.......................................................16
1.3.1 Bối cảnh lịch sử.......................................................................................16
1.3.2 Diễn biến.................................................................................................16
CHƯƠNG 2: CUỘC TỔNG KHỞI NGHĨA CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945
..................................................................................................................................... 18
2.1 Đảng phát động cao trào chống Nhật cứu nước, dự kiến thời cơ khởi
nghĩa giành chính quyền.......................................................................................18
2.2 Đảng lãnh đạo toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền,
đưa cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng 8 năm 1945 đến thắng lợi..............................19
2.2.1 Bối cảnh lịch sử......................................................................................19
2.2.2 Điều kiện dẫn tới Cách mạng Tháng 8.................................................20
2.2.3 Diễn biến Cách mạng Tám 8.................................................................21
2.3 Nguyên nhân thắng lợi.................................................................................24
2.3.1 Nguyên nhân chủ quan..........................................................................24
2.3.2 Nguyên nhân khách quan......................................................................25
2.4 Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng 8 năm
1945 25
2.4.1 Ý nghĩa lịch sử........................................................................................25
2.4.2 Bài học kinh nghiệm..............................................................................26
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CMT8 TRONG SỰ PHÁT TRIỂN
LỊCH SỬ VIỆT NAM............................................................................................28
3.1 Kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1946-1954).....................28
3.2 Giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc(1954-1975)..............................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................35
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong quá trình bền bỉ chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nước Việt Nam;
Cách mạng tháng 8 năm 1945 là sự kiện lịch sử vĩ đại, đánh dấu một bước ngoặt lớn
trong tiến trình lịch sử: đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, trở thành tấm gương, là nguồn cổ vũ cho
các quốc gia - dân tộc đang mất độc lập tự do.

Sự thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã cho thấy sự lãnh đạo tài
tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược. Ảnh hưởng của nó tác động động sâu sắc
trên mọi mặt của chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thắng lợi của Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 là nguồn cổ vũ to lớn cho toàn thể dân tộc Việt Nam kiên cường, bất
khuất làm nên những sự kiện vĩ đại có tầm vóc đi vào lịch sử của dân tộc và gây chấn
động toàn thế giới. Tiếp nối tinh thần đó toàn dân tộc ta vẫn kiên cường, bất khuất tiếp
tục sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa
xã hội, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đưa nước ta phát triển, nâng tầm với thế
giới. Để nắm bắt rõ ràng hơn về quá trình diễn ra Cách mạng Tháng Tám cũng như
những giá trị bất diệt của nó, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài "Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 và ý nghĩa của nó trong sự phát triển của lịch sử Việt Nam" làm
mục tiêu nghiên cứu chính.

2. Lịch sử nghiên cứu

2.1 Cách mạng tháng Tám – Ý nghĩa lịch sử và hiện thực

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 dẫn tới việc khai sinh nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc ta và có ý nghĩa quốc tế sâu
sắc. Cách mạng Tháng Tám là một trong những trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất
của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng
Tám, nhân dân ta đã đập tan ách phát-xít Nhật, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp
gần 100 năm, xóa bỏ chế độ phong kiến hàng nghìn năm, đưa dân tộc Việt Nam bước
sang kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhân
dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của
mình. Ðảng ta từ khi ra đời bị khủng bố dã man, đã trở thành đảng lãnh đạo chính
quyền, lãnh đạo xã hội.

Nguồn: Cách mạng tháng Tám – Ý nghĩa lịch sử và hiện thực, Đức Sáng, truy
cập từ http://hocvienpkkq.com/tin/index.php/vi/news/Tu-lieu/Cach-mang-thang-Tam-
Y-nghia-lich-su-va-hien-thuc-1141/.

2.2 Cách mạng Tháng Tám: Cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc

Cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 thắng lợi và sự ra đời của Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, “là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước
ta”, đã đập tan xiềng xích đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp, đánh đuổi bọn quân
phiệt Nhật Bản ra khỏi đất nước, lật đổ chế độ phong kiến mấy mươi thế kỷ, đưa đất
nước ta bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc và xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Tám cũng chính là cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc
dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt
Nam. Chính hoàn cảnh lịch sử ấy đã khẳng định tầm vóc vĩ đại, giá trị vô cùng to lớn
của cuộc hồi sinh nền độc lập, tự do của dân tộc mà Cách mạng Tháng Tám đã mang
lại. Mỗi phong trào, mỗi cuộc khởi nghĩa là một ốc đảo trong vòng vây sức mạnh của
kẻ thù, nên thất bại hầu như đã được báo trước. Từ cuộc hồi sinh bởi Cách mạng
Tháng Tám Việt ngày càng “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và không ngừng giao
lưu, hội nhập với các dân tộc bạn bè, tỏa sáng trên trường quốc tế. Đã 75 năm trôi qua
nhưng tầm vóc, ý nghĩa cùng những bài học kinh nghiệm quý báu của Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục tỏa sáng trong sự nghiệp cách
mạng của đất nước.

Nguồn: Cách mạng Tháng Tám: Cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc, GS, TS Tạ
Ngọc Tấn, truy cập từ https://voh.com.vn/ngay-nay-nam-ay/cach-mang-thang-8-cuoc-
hoi-sinh-vi-dai-cua-dan-toc-374660.html.\
2.3 Tầm vóc thời đại và ý nghĩa của Cách mạng tháng 8

Cách mạng Tháng Tám là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi vì nó đã
kết thúc chế độ thuộc địa gần 100 năm của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Cách mạng
Tháng Tám đã đưa nước Việt Nam từ chỗ không có tên trên bản đồ thế giới, trở thành
một nước tự do và độc lập, nhân dân lao động được giải phóng thoát khỏi kiếp nô lệ
lầm than, trở thành công dân của một nước tự do, độc lập, nó đã xóa bỏ chế độ phong
kiến đã được thiết lập hàng nghìn năm ở Việt Nam, nhằm đem lại ruộng đất cho dân
cày, dân chủ cho nhân dân. Đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam có một vị
thế mới trên trường quốc tế. Đây thực sự là một cuộc cách mạng của dân tộc Việt
Nam, huy động được sức mạnh của toàn dân để tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, khởi nghĩa từng phần, tiến tới tổng khởi nghĩa và giành thắng lợi về tay nhân
dân

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã chứng tỏ Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta đã vận dụng nghệ thuật "thế" và "thời" rất tài tình. Thời cơ chín muồi cho tổng
khởi nghĩa là lúc Hồng quân Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật. Hơn
thế nữa thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là kết quả đấu tranh lâu dài của nhân dân
Việt Nam chống đế quốc thực dân, phát huy cao độ truyền thống yêu nước chống giặc
ngoại xâm của dân tộc đã được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử; là đỉnh cao của
ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa quyện
với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình,
dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cuối cùng nó cổ vũ
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa bị chủ nghĩa đế quốc
thực dân áp bức, thống trị trên toàn thế giới.

Nguồn: Bài báo: “Tầm vóc thời đại và ý nghĩa của Cách mạng tháng 8”, Vũ
Văn Nam, truy cập từ https://baonghean.vn/tam-voc-thoi-dai-va-y-nghia-cua-cach-
mang-thang-tam-272823.html.
2.4 Giá trị lịch sử và thời đại của Cách mạng Tháng tám năm 1945 ở Việt Nam

Cách đây 75 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới lá
cờ của Việt Minh, hơn 20 triệu người dân Việt Nam đã nhất tề nổi dậy, làm nên thắng
lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám, giành chính quyền về tay nhân dân trên
phạm vi cả nước. Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là biểu tượng sáng ngời
về sức mạnh, tinh thần, ý chí, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, đồng thời có giá trị lịch sử
và thời đại to lớn.

Giá trị lịch sử và thời đại của Cách mạng Tháng Tám được nghiên cứu và có thể
khái quát ở những vấn đề cơ bản sau đây: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm
1945 tạo bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX, đưa nhân dân
Việt Nam từ thân phận người nô lệ, bị áp bức, bóc lột trở thành người làm chủ, tự
quyết định vận mệnh và tương lai của mình, Đảng ta trở thành đảng cầm quyền. Là cơ
sở, điều kiện tiên quyết cho cách mạng nước ta tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
giành thắng lợi.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám làm sáng tỏ, bổ sung lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa trong thời đại mới.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và giành thắng lợi là mốc son chói lọi trong
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, có giá trị lịch sử và thời đại vô
cùng to lớn.

Nguồn: Giá trị lịch sử và thời đại của Cách mạng Tháng tám năm 1945 ở Việt
Nam, HSDH. Nguyễn Sỹ Họa, Học viện Lục quân, truy cập từ http://hvlq.vn/trang-
chu/hoc-tap-va-lam-theo-tu-tuong-dao-duc-phong-cach-ho-chi-minh/tu-tuong-ho-chi-
minh/gia-tri-lich-su-va-thoi-dai-cua-cach-mang-thang-tam-nam-1945.html.

2.5 Ý nghĩa thời đại Cách mạng tháng Tám năm 1945

Đối với những phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, Cách mạng tháng
Tám năm 1945 thắng lợi là tấm gương sáng, là nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc
đang mất độc lập tự do.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã chứng minh một chân lý của thời
đại: các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn,
sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập, tự do; đứng vững trên lập trường của giai
cấp công nhân và biết tranh thủ sức mạnh của thời đại thì dân tộc đó nhất định thắng
lợi.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 mang tầm vóc thời đại, góp
phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại; giáng một đòn
chí mạng vào nền móng của chủ nghĩa thực dân cũ ở vị trí xung yếu nhất.

Chứng minh tính cách mạng, khoa học của học thuyết Mác - Lênin về vấn đề
dân tộc và thuộc địa; là sự tiếp nối và là thắng lợi tất yếu sau thắng lợi của Cách mạng
xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại năm 1917.

Nguồn: Ý nghĩa thời đại Cách mạng tháng Tám năm 1945, báo” Hồ Chí Minh –
Không có gì quý hơn độc lập tự do” - cơ quan chủ quản: Ban Tuyên giáo Trung ương,
TS. Hà Sơn Thái, truy cập từ https://hochiminh.vn/tin-tuc/y-nghia-thang-loi-lich-su-
cua-cach-mang-thang-tam-nam-1945-1978.

2.6 Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước và sự ra dời của Đảng Cộng
sản Việt Nam

Ngày 5/6/1911, Người ra đi tìm đường cứu nước.

Từ 1911 đến 1917: Người bôn ba qua nhiều nước trên thế giới. Qua đó, rút ra
kết luận: ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng
bị bóc lột nặng nề.

Từ cuối năm 1917, dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn
Ái Quốc về Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp, hoạt động trong phong trào yêu nước
của Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.

-> Những nhận thức và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tuy mới bước đầu nhưng đã là
điều kiện cần thiết để Người đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường cách mạng
đúng đắn ở giai đoạn sau.
Năm 1919, Người gửi tới Hội nghị Vec-xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam
để tố cáo đế quốc.

Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương khẳng định: muốn cứu nước và
giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

Tháng 12-1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp, Người đã bỏ phiếu tán thành
Quốc tế thứ ba, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và là một trong những
người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Nguồn: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước và sự ra dời của Đảng
Cộng sản Việt Nam, truy cập từ https://vnkienthuc.com/threads/tom-tat-qua-trinh-tim-
duong-cuu-nuoc-cua-nguyen-ai-quoc-tu-nam-1911-den-nam-1920-nguyen-ai-quoc-
chon-su-nghiep-giai-phong-dan-toc-theo-con-duong-nao.80429/.

2.7 Những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi
nổi bật và vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX, là mốc son chói lọi
trong lịch sử ngàn năm của dân tộc ta. Đó chính là thắng lợi của trí tuệ, bản lĩnh và
tinh thần đấu tranh quật cường của toàn thể dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng
đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thắng lợi đó đã để lại nhiều bài học
kinh nghiệm quý báu mãi mãi soi sáng cho cách mạng Việt Nam trên con đường đổi
mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong đó có các bài học
chủ yếu là:

Thứ nhất, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giải quyết
đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và phong kiến.

Thứ hai, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, tiêu biểu cho khối đại đoàn kết
toàn dân tộc dựa trên nền tảng vững chắc của khối liên minh công - nông, đấu tranh vì
độc lập, tự do.
Thứ ba, kịp thời nắm bắt thời cơ, chủ động, sáng tạo tiến hành khởi nghĩa giành
chính quyền. Thời cơ là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong nghệ thuật chỉ
đạo cách mạng. Muốn có thời cơ thì phải biết tạo ra thời cơ và khi thời cơ đến thì phải
tận dụng và tranh thủ thời cơ, không được bỏ lỡ. Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính
quyền Tháng Tám 1945 là một minh chứng sinh động về sự nhạy bén trong nhận định
và chỉ đạo chớp thời cơ khởi nghĩa của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thứ tư, xây dựng Đảng vững mạnh, trung thành vô hạn với dân tộc và giai cấp.

Nguồn: Theo báo Thanh Hóa - Cơ quan Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh
Thanh Hóa, Lương Trọng Thành- tỉnh Ủy viên, Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh
Thanh Hóa, truy cập từ https://baothanhhoa.vn/thoi-su/nhung-bai-hoc-kinh-nghiem-
cua-cach-mang-thang-tam-nam-1945/123216.htm.

2.8 Quá trình chuẩn bị cho cách mạng tháng 8 năm 1954

Quá trình chuẩn bị về chủ trương, đường lối: Ngay từ ngày đầu mới thành lập
Đảng đã nêu chủ trương kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang tiến tới khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền và quan điểm này đã thể hiện được sức mạnh của nó
ngay ở cao trào cách mạng 1930- 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh.

Quá trình xây dựng lực lượng chính trị: Lực lượng chính trị quần chúng đóng
một vai trò rất quan trọng cho sự thành công của cách mạng tháng Tám. Để xây dựng
lực lượng chính trị quần chúng ngày càng đông đảo, mạnh mẽ thì cần phải có một đội
ngũ cán bộ trung kiên, có lý luận nắm giữ các vị trí chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo để
liên kết các phong trào đấu tranh.

Quá trình xây dựng lực lượng vũ trang: Để giành được chính quyền cách mạng,
Đảng luôn có chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang và coi đây là lực lượng nòng
cốt, trực tiếp tham gia chiến đấu, có vị trí vô cùng quan trọng và quyết định trong sự
thành công của cách mạng tháng Tám.
Quá trình xây dựng căn cứ địa cách mạng: Do có sự chênh lệch về lực lượng
giữa ta và địch cho nên Đảng ta đã thấy được tầm quan trọng, vai trò của căn cứ địa
cách mạng trong việc xây dựng, tổ chức lực lượng cách mạng để chuẩn bị khởi nghĩa.

Dự đoán đúng thời cơ khởi nghĩa: Cách mạng tháng Tám thắng lợi vẻ vang có
thể nói một phần là nhờ sự nhận định về thời cơ rất chính xác của Trung ương Đảng và
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Tất cả sự chuẩn bị của Đảng từ những năm đầu thành lập là
rất chu đáo, công phu, kiên trì, bền bỉ, đặc biệt chú ý đến sự biến đổi của tình hình thế
giới, chỉ chờ cơ hội chín muồi là tiến hành khởi nghĩa.

Nguồn: Quá trình chuẩn bị cho cách mạng tháng 8 năm 1954,Th.S Lê Na, tuy
cập từ http://truongchinhtrithanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/khoa-hoc-thong-tin-
tulieu/bai-viet-chuyen-de/su-chuan-bi-chu-dao-cua-dang-ta-cho-cach-mang-thang-
tam-1945.html.

2.9 Những điều đặc biệt của Cách mạng Tháng Tám

Những điều đặc biệt của Cách mạng Tháng Tám và Nhà nước cách mạng do
Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, có thể còn nhiều người chưa biết hoặc chưa
hiểu rõ. Ðó là cuộc cách mạng đã dẫn tới ra đời Nhà nước cách mạng tiêu biểu cho sự
đoàn kết hòa hợp dân tộc vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, của toàn dân. Cuộc Cách
mạng Tháng Tám không chỉ thay đổi chế độ chính trị mà còn in dấu ấn sự ra đời của
nền chính trị văn minh, đồng thời mang giá trị của chiều sâu văn hóa. Cuộc cách mạng
đó là sự thống nhất không thể tách rời giữa lý tưởng, mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản
với chủ nghĩa yêu nước và lợi ích quốc gia, dân tộc chân chính.

Nguồn: Những điều đặc biệt của Cách mạng Tháng Tám, PGS, TS Nguyễn
Trọng Phúc, truy cập từ https://nhandan.vn/dang-va-cuoc-song/nhung-dieu-dac-biet-
cua-cach-mang-thang-tam-368161/.

2.10 Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc - Cội nguồn thắng lợi của Cách mạng Tháng
Tám năm 1945
Đoàn kết trong Đảng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc - nhân tố
quyết định đến việc chuẩn bị và tiến hành Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra và thành
công vang dội. Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc trong Cách mạng
Tháng Tám, với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới,
trước những vận hội mới, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức đặt ra trước yêu
cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước, hơn bao giờ hết, Đảng cần tiếp tục
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững và củng cố khối đại đoàn kết
toàn dân và sự đồng thuận của toàn xã hội trong tiến trình xây đựng đất nước hiện nay.
Để đạt được mục tiêu đó, Đảng cần có những quyết sách nhằm động viên và tổ chức
mọi tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc, đưa đất
nước vượt qua thách thức để vững tin vào việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một
nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nguồn: Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc - Cội nguồn thắng lợi của Cách mạng
Tháng Tám năm 1945, Nguyễn Bảo Minh, truy cập từ https://dangcongsan.vn/tu-
tuong-van-hoa/suc-manh-dai-doan-ket-dan-toc--coi-nguon-thang-loi-cua-cach-mang-
thang-tam-nam-1945-494544.html.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài: quá trình diễn ra Cách mạng Tháng Tám năm
1945 và ý nghĩa của nó trong sự phát triển của lịch sử Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:


- Về không gian: Cách mạng Tháng Tám diễn ra trên toàn nước ta.
- Về thời gian: diễn biến cao trào của phong trào cách mạng từ năm 1930 đến cuộc
Tổng khởi nghĩa năm 1945 thắng lợi hoàn toàn.

4. Mục đích nghiên cứu

Việc tìm hiểu sự thắng lợi của Cách mạnh tháng 8 sẽ mang lại nhiều ý nghĩa đối
với nhóm nói riêng và cho toàn thể người dân Việt Nam hiện tại nói chung vì đây là
đoạn lịch sử hào hùng, vĩ đại của một dân tộc dũng cảm, kiên cường, không chịu thua
trước những thế lực đã tước đoạt sự tự do của dân tộc ta. Qua sự nghiên cứu nghiêm
túc nhóm mong muốn tìm hiểu về các giai đoạn để chuẩn bị cho Cách mạng tháng 8 và
những chiến lược đã sử dụng để từng bước giành lại độc lập dân tộc, nguyên nhân
dành được thắng lợi và hơn hết tinh thần đoàn kết truyền thống yêu nước nồng nàn,
tinh thần bất khuất, ý thức độc lập và tự cường của dân tộc. Từ đó rút ra những bài học
to lớn về sự kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,
truyền thống đoàn kết dân tộc, lao động sáng tạo của con người Việt Nam và tinh thần
nhân văn, nhân đạo, hòa hiếu của dân tộc Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài nhóm tác giả đã sử dụng một số phương pháp chính như
sau. Phương pháp lịch sử dùng để làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển và
biểu hiện, làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của cách mạng tháng 8 với các tình
hình trong nước và thế giới lúc bấy giờ. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng
hợp dùng để nghiên cứu sâu sắc cuộc cách mạng này để nhận biết các mối quan hệ bên
trong, bên ngoài và sự phụ thuộc trong sự phát triển của quá trình đó để giành lấy
thắng lợi của nó. Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp như so sánh đối chiếu,
quy nạp, …
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CHO CÁCH MẠNG THÁNG 8


NĂM 1945

1.1 Cao trào cách mạng 1930 –1931 đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh
1.1.1 Bối cảnh lịch sử
Vào năm 1929 – 1933, thế giới tư bản chủ nghĩa bị khủng hoảng kinh tế trầm
trọng. Đế quốc Pháp trút tất cả gánh nặng cuộc khủng hoảng ở Pháp lên vai các thuộc
địa. Đông Dương bị kéo vào cuộc khủng hoảng đó nên đã chịu những hậu quả thảm
khốc:

Nông dân bị phá sản, bị chết đói; công nhân ngày càng bị bóc lột nặng nề, thất
nghiệp; giai cấp tư sản vừa ra đời đã bị tư sản Pháp bóp nghẹt. Hành động đàn áp,
khủng bố của thực dân Pháp diễn ra khắp nơi gây không khí chính trị căng thẳng. Mâu
thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp ngày càng gay gắt đẩy nhân dân ta vùng lên
đấu tranh mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn với kẻ thù để giành lấy cuộc sống.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu tranh
chống đế quốc và phong kiến. Cơ sở đảng tuy chưa nhiều, song đã trở thành hạt nhân
của phong trào cách mạng.

Những tổ chức quần chúng cách mạng được thành lập ở nhiều nơi. Đường lối của
Đảng đã phản ánh đúng nguyện vọng của quần chúng, được tuyên truyền rộng rãi, làm
cho ý thức giác ngộ của quần chúng ngày một nâng cao.

Phong trào đấu tranh của quần chúng đã bùng lên mạnh mẽ dẫn đến Cao trào
cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ -Tĩnh.

1.1.2 Diễn biến


Chia làm hai thời kì:
a. Thời kì từ tháng 2 đến tháng 5/1930. Phong trào diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn
quốc.
Tháng 2/1930, hơn 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (Nam Bộ) bãi
công đòi tăng lương giảm giờ làm. Tháng 4/1930, công nhân nhà máy sợi Nam Định,
nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thủy, nhà máy xi măng Hải Phòng bãi công.

Trong nửa đầu năm cùng với phong trào của công nhân thì phong trào của nông
dân cũng diễn ra ở nhiều địa phương thuộc các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Hà Tĩnh.
Điểm mới của phong trào trong thời kì này là xuất hiện nhiều truyền đơn, cờ đỏ búa
liềm của Đảng xuất hiện ở nhiều địa phương.

Đặc biệt trong ngày quốc tế lao động 1/5/1930 lần đầu tiên công nông và quần
chúng khắp từ Bắc chí Nam đã biểu dương lực lượng của mình thông qua các cuộc mít
tinh, biểu tình. Sau ngày 1/5 phong trào tiếp tục dân cao.

b. Thời kì từ tháng 5 đến tháng 10/1930. Phong trào tiếp tục phát triển trên qui mô cả
nước nhưng đỉnh cao là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà tĩnh.

Ngày 1/5/1930( nhân ngày quốc tế lao động) công nhân nhà máy diêm và nhà
máy cưa Bến Thủy (Nghệ An) cùng hàng vạn nông dân các vùng phụ cận thị xã Vinh
biểu tình gương cao cờ đỏ búa liềm đòi tăng lương giảm giờ làm.

Ngày 1/8/1930( nhân ngày quốc tế chống chiến tranh) phong trào phát triển một
bước mới: công nhân khu công nghiệp Vinh – Bến Thủy tổng bãi công, báo hiệu thời
kì đấu tranh quyết liệt đã đến, ...

Đỉnh cao của phong trào cách mạng là cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 của 2 vạn
nông dân ở Hưng Yến biểu tình. Thực dân Pháp đàn áp làm 217 người chết; 125 người
bị thương làm cho nhân dân vô cùng căm phẩn.

Trong suốt tháng 9 và tháng 10 nông dân ở các huyện Thanh Chương, Diễn
Châu (Nghệ An), Hương Sơn( Hà Tĩnh) đã khởi nghĩa vũ trang, công nhân khu công
nghiệp Vinh- Bến Thủy tiếp tục bãi công lần thứ hai làm cho phong trào trở nên hết
sức quyết liệt.

Tháng 9-1930 “Xô viết” ra đời tại Nghệ An. Cuối năm 1930 đầu 1931 ra đời tại
Hà Tĩnh dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, Ban chấp hành Nông hội ở thôn, xã đứng
ra quản lý mọi mặt thực hiện quyền làm chủ của quần chúng dưới hình thức các quý
ban tự quản theo kiểu Xô viết. Chính sách và biện pháp của Xô viết Nghệ- Tĩnh đem
lại lợi ích cho nhân dân và điều hành mọi mặt trong đời sống xã hội, chứng tỏ bản chất
ưu việt của dân, do dân, vì dân. Song, Chính quyền tồn tại được 4-5 tháng và từ giữa
1931 phong trào trong cả nước dần lắng xuống.

1.1.3 Kết quả


Cao trào 1930 -1931 và Xô viết Nghệ -Tĩnh phản ánh đường lối chống đế quốc
và phong kiến trong Cương lĩnh của Đảng là đúng đắn. Khối liên minh giữa hai giai
cấp công nhân và nông dân đã được thiết lập trong thực tế đấu tranh. Chính quyền địch
ở một số huyện xã bị tê liệt, tan rã. Chính quyền Xô viết ra đời ở một số huyện. Đây là
lần đầu tiên nhân dân được nắm chính quyền ở một số huyện xã thuộc hai tỉnh Nghệ
An và Hà Tĩnh. Từ giữa năm 1931 phong trào lắng xuống do sự đàn áp dã man của
thực dân Pháp.

Phong trào chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên cường, oanh liệt và khả năng cách
mạng to lớn của quần chúng. Là lần tập dượt đầu tiên cho Cách mạng Tháng Tám sau
này.

1.2 Cao trào dân chủ đông dương 1936-1939


1.2.1 Bối cảnh lịch sử

Đầu những năm 30 (thế kỉ XX), chủ nghĩa phát xít xuất hiện và tạm thời thắng
thế ở một số nơi, như Tây Ban Nha, Đức, Italia, Nhật Bản. Nguy cơ chiến tranh thế
giới xuất hiện.

Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7 – 1935) xác định nhiệm vụ trước mắt của
phong trào cách mạng thế giới là chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hoà
bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.

Tháng 6/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành những cải
cách tiến bộ ở thuộc địa. Chính phủ của mặt trận nhân dân Pháp còn cử phái viên sang
điều tra và nới rộng một số quyền tự do, dân chủ tối thiểu ở các nước thuộc địa.

Ở Việt Nam, ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế (1929 – 1933) vẫn tiếp
diễn. Trong khi đó, thực dân Pháp lại tiến hành một chiến dịch khủng bố để đàn áp
phong trào cách mạng 1930 – 1931. Đời sống chính trị và kinh tế rất căng thẳng. Yêu
cầu của của mọi tầng lớp xã hội là các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống.

1.2.2 Diễn biến


a. Hội nghị Ban Chấp hànhTrung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936

Tháng 7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương do Lê Hồng Phong chủ trì ở Thượng Hải (Trung Quốc), dựa trên Nghị quyết
Đại hội 7 của Quốc tế cộng sản, đề ra đường lối và phương pháp đấu tranh. Hội nghị
xác định:
- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc
và phong kiến.

- Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống
phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

- Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất
hợp pháp. Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Tháng
3/1938, đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương (Mặt trận dân chủ Đông
Dương).

b. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu


Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ
Năm 1936, Đảng vận động và tổ chức nhân dân thảo ra bản dân nguyện gửi tới
phái đoàn chính phủ Pháp, tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội (8/1936). Các ủy ban
hành động thành lập khắp nơi, quần chúng sôi nổi tham gia mít tinh, hội họp.

Tháng 09/1936, Pháp giải tán Ủy ban hành động, cấm hội họp, tịch thu các báo.
Qua phong trào, đông đảo quần chúng được giác ngộ, đoàn kết đấu tranh đòi quyền
sống. Đảng thu được một số kinh nghiệm về phát động và lãnh đạo đấu tranh công
khai, hợp pháp.

Năm 1937, lợi dụng sự kiện đón Gô đa và Toàn quyền mới sang Đông Dương,
Đảng tổ chức quần chúng mít tinh, biểu dương lực lượng đưa yêu sách về dân sinh,
dân chủ.
Từ 1937 – 1939, nhiều cuộc mít tinh, biểu tình đòi quyền sống tiếp tục diễn ra,
nhân ngày Quốc tế lao động 01/05/1938, lần đầu tiên nhiều cuộc mít tinh tổ chức công
khai ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi khác có đông đảo quần chúng tham gia.

Đấu tranh nghị trường

Đảng đưa người của Mặt trận Dân Chủ Đông Dương ra ứng cử vào Viện dân
biểu Bắc kỳ, Trung kỳ, Hội đồng quản hạt Nam kỳ….

Mục tiêu mở rộng lực lượng Mặt trận dân chủ và vạch trần chính sách phản
động của thực dân, tay sai, bênh vực quyền lợi của nhân dân.

Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí và văn hoá - tư tưởng

Xuất bản nhiều tờ báo công khai như: Tiền phong, Tin tức, Dân chúng, Lao
động…trở thành mũi xung kích trong cuộc vận động dân chủ, dân sinh thời kì 1936 -
1939.

Xuất bản nhiều sách chính trị – lý luận, tác phẩm văn học hiện thực phê phán,
thơ cách mạng…

Cuộc đấu tranh trên lãnh vực báo chí đã thu kết quả to lớn về văn hóa - tư
tưởng. Đông đảo các tầng lớp nhân dân được giác ngộ về con đường cách mạng.

1.2.3 Kết quả

Lợi dụng thời cơ thuận lợi, Đảng đã lãnh đạo quần chúng và phát động một
phong trào đấu tranh công khai, bán công khai mạnh mẽ và rộng lớn, uy tín và ảnh
hưởng của Đảng được mở rộng.

Tổ chức Đảng có điều kiện để củng cố và phát triển sau khi phục hồi, tích lũy
được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, tổ
chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai… Đồng thời Đảng thấy được những
hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc…

Chủ nghĩa Mác-Lênin và các chủ trương, đường lối của Đảng đã được phổ biến,
tuyên truyền một cách rộng rãi và công khai trong một thời gian dài thông qua sách
báo và các hoạt động khác của phong trào dân chủ.
Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

1.3 Cao trào giải phóng dân tộc 1939-1945


1.3.1 Bối cảnh lịch sử

Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng: ngày 1 – 9 –
1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan. Hai ngày sau, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.
Tháng 6/1940, nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ phản động Pê tanh
lên cầm quyền. Tháng 6/1941, Đức tấn công Liên Xô, tính chất chiến tranh thay đổi. Ở
Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc, tién sát biên giới
Việt – Trung. Tháng 9/1940, Nhật vào Đông Dương.

Ở Đông Dương, thế lực phản động thuộc địa ngóc đầu dậy, thủ tiêu các quyền
tự do, dân chủ; thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”. Khi Nhật vào Đông Dương,
Pháp đầu hàng Nhật và cấu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương,
làm cho nhân dân Đông Dương phải chịu hai tầng áp bức.

Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai
phát triển vô cùng gay gắt. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.

1.3.2 Diễn biến

Ngày 23-9-1940, phát xít Nhật chiếm Lạng Sơn, ném bom Hải Phòng và đổ bộ
lên Đồ Sơn. Ngày 27-9-1940, Nhân dân Bắc Sơn (Lạng Sơn) dưới sự lãnh đạo của
đảng bộ đã khởi nghĩa. Đó là cuộc khởi nghĩa mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở
Đông Dương. Hội nghị lần thứ 7 của Trung ương Đảng (11-1940) tiếp tục chủ trương
giải phóng dân tộc, duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, xây dựng căn cứ địa cách
mạng. Hội nghị quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vì điều kiện chưa chín
muồi, nhưng vì lệnh đình chỉ tới chậm, khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn nổ ra vào ngày 23-11-
1940 và bị địch đàn áp đẫm máu. Ngày 13-1-1941, binh lính đồn chợ Rạng (Đô Lương
- Nghệ An) cũng nổi dậy, nhưng nhanh chóng thất bại. Các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn
và binh biến Đô Lương báo hiệu cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu của thời kỳ
đấu tranh vũ trang cách mạng ở nước ta.
Ngày 28-1-1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
trở về nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Từ ngày 10 đến
ngày 19-5-1941, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Pác Bó
(Cao Bằng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Sau khi phân tích tình hình thế giới và trong
nước, Hội nghị quyết định nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Việt
Minh để tập hợp và tổ chức lực lượng quần chúng ở Việt

Công cuộc chuẩn bị lực lượng được tiến hành chu đáo. Toàn Đảng, toàn dân sẵn
sàng đón chờ thời cơ vùng dậy Tổng khởi nghĩa.
CHƯƠNG 2: CUỘC TỔNG KHỞI NGHĨA CÁCH MẠNG THÁNG 8
NĂM 1945

2.1 Đảng phát động cao trào chống Nhật cứu nước, dự kiến thời cơ khởi nghĩa
giành chính quyền.

Cách mạng Tháng Tám thành công là mô ̣t mốc son chói lọi trong lịch sử đấu
tranh chống giă ̣c ngoại xâm hào hùng của dân tô ̣c ta. Thành quả của cuô ̣c Cách mạng
Tháng Tám được kết hợp từ nhiều yếu tố. Từ lòng yêu nước mãnh liê ̣t của dân ta và sự
lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã
dự đoán được tình hình cách mạng, bắt kịp với sự chuyển biến mau lẹ của thời cuô ̣c.
Thực hiê ̣n tốt quá trình chuẩn bị thời cơ, quyết định chớp lấy thời cơ, thực hiê ̣n hành
đô ̣ng kiên quyết đúng lúc. Điều đó đã làm nên thắng lợi vang dô ̣i của cuô ̣c Cách mạng
Tháng Tám, khai sinh ra nước Viê ̣t Nam Dân chủ Cô ̣ng hòa đem đô ̣c lâ ̣p, tự do cho
toàn dân tô ̣c Viê ̣t Nam.

Trong quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng ta coi khởi nghĩa là mô ̣t nghê ̣ thuâ ̣t.
Đó là nghê ̣ thuâ ̣t chuẩn bị thời cơ, chớp lấy thời cơ, giành thế thắng lợi trong mô ̣t thời
khắc quyết định.

Theo từ điển Bách khoa toàn thư: Thời cơ là thời gian, điều kiê ̣n, hoàn cảnh chủ
quan, khách quan thuâ ̣n lợi để tiến hành thắng lợi mô ̣t viê ̣c gì đó.
Trong chiến tranh, vấn đề thời cơ là vấn đề quan trọng. Bởi vì, bên nào nắm được thời
cơ thì chắc chắn bên đó sẽ giành được thắng lợi. Vì vâ ̣y, tự cổ chí kim vấn đề thời cơ
đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu. Trong đó có Khổng Tử, Gia Cát Lượng,
Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh…
Hồ Chí Minh đã xác định tầm quan trọng có tính khái quát của khái niệm thời cơ qua
hai câu thơ của bài thơ “Học đánh cờ” trong tác phẩm “Nhật ký trong tù”:
“Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời, một tốt cũng thành công.”
Thời cơ là một thành tố khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan của một cá nhân nào, của một tổ chức chính trị nào. Nó xuất hiện một cách
bất ngờ và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Nói như vậy không có nghĩa
là thời cơ là một cái gì đó không thể biết trước được, không thể đoán định được. Tuy
nhiên, điều lý thú là ở chỗ, nó có mà không có và ngược lại. Vì thế, không phải ai cũng
có thể dự báo được thời cơ, theo dõi, nắm bắt nó và cuối cùng là lợi dụng nó để đạt tới
cái đích của mình.

2.2 Đảng lãnh đạo toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, đưa
cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng 8 năm 1945 đến thắng lợi

2.2.1 Bối cảnh lịch sử

a. Bối cảnh thế giới

Chiến tranh thế giới đang đi đến những ngày cuối cùng. Phát xít Đức bị quân
Đồng minh đuổi cùng giết tận. Quân đội Đồng minh mà đứng đầu là Liên Xô nhanh
chóng tiêu diệt các tàn dư cuối cùng của phát xít Đức và Ý tại Châu Âu. Tại Châu Á
phát xít Nhật chật vật chống chọi với quân đồng mình tinh thần lính Nhật hoang mang
cực độ.

Ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 8 Mỹ tiến hành ném bom nguyên tử xuống hai
thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Ngày 13 tháng 8 Nhật hoàng quyết
định đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện chiến tranh thế giới thứ hai chính thức
khép lại với chiến thắng thuộc về quân đồng minh.

b. Bối cảnh trong nước

Trong nước nhân dân ta trong tình thế một cổ hai chồng vô cùng phẫn nộ ý chí
đấu tranh càng sục sôi. Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp. Đảng ta nhận định Nhật
sẽ thắng Pháp gây nên khủng hoảng và tạo ra cơ hội cho nước ta. Đảng cũng đưa ra chỉ
thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.

Không những thế Đảng ta đã trải qua nhiều cuộc khởi nghĩa với kinh nghiệm và
khả năng lãnh đạo tốt. Sau khi Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh quân Nhật tại nước
ta rệu rã mất hết tinh thần chiến đấu chỉ đợi quân Tưởng đến giải giáp quy hàng.
2.2.2 Điều kiện dẫn tới Cách mạng Tháng 8

Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra. Tháng 5 năm 1941, dựa trên
những dự đoán ban đầu của tình hình cách mạng trong nước và thế giới. Hô ̣i nghị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 đã nhâ ̣n định: Nếu như Liên Xô thắng trâ ̣n và
Trung Quốc phản công bọn phát xít Nhâ ̣t thì đây sẽ là những điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi để
Đảng ta xây dựng lực lượng tiến tới khởi nghĩa rô ̣ng lớn. Đồng thời, Đảng cũng chỉ ra
những điều kiê ̣n tạo nên thời cơ chín muồi. Đó là: Ta xây dựng được mă ̣t trâ ̣n cứu
quốc thống nhất trên toàn quốc. Nhân dân không thể sống dưới sự áp bức của Pháp -
Nhâ ̣t được nữa. Phe thống trị ở Đông Dương bước vào khủng hoảng. Và tình hình thế
giới có chuyển biến thuâ ̣n lợi cho ta như Trung Quốc thắng Nhâ ̣t, quân Đồng Minh
thắng trâ ̣n…

Từ nǎm 1942, Đảng nhận định rằng: Liên Xô chiến thắng phát xít Đức - Nhật là
điều có khả năng nhất. Tình thế sẽ diễn biến thuâ ̣n lợi cho ta. Vì vâ ̣y, Đảng xác định
chuẩn bị khởi nghĩa. Tháng 9 năm 1944, Đảng đã dự kiến rằng, mâu thuẫn Nhật -
Pháp sẽ dẫn tới Nhật đảo chính lật đổ Pháp và chỉ ra phương hướng hành động cho
toàn Đảng. Tháng 10 năm 1944, Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào toàn quốc
chuẩn bị khởi nghĩa.
Tháng 8 năm 1945, tình thế cách mạng trực tiếp đã xuất hiện. Cuô ̣c khủng
hoảng chính trị ở Đông Dương đã đến tô ̣t đô ̣. Phe phát xít thua trâ ̣n, phát xít Nhâ ̣t đã
đầu hàng đồng minh vô điều kiê ̣n. Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim hoang man cực
đô ̣. Đồng thời, ta đã xây dựng lực lượng cách mạng hùng hâ ̣u. Nhân dân ta không thể
chịu đựng bị áp bức được nữa. Quyết tâm chiến đấu để giành đô ̣c lâ ̣p tự do cho dân
tô ̣c, không khí cách mạng sôi sục. Bên cạnh đó, cách mạng phải chạy đua gấp rút với
quân Anh, Mỹ trước khi chúng vào Đông Dương giải giáp quân phát xít, mượn danh
nghĩa pháp lý để chiếm nước ta. Trong tình hình đó, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp
từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945 tại Tân Trào (Tuyên Quang). Sau khi phân
tích những điều kiện chủ quan và khách quan đã chín muồi để cuộc tổng khởi nghĩa có
thể nổ ra và thắng lợi. Hội nghị quyết định: Đảng phải kịp thời phát động và lãnh đạo
toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phátxít Nhật trước khi quân Đồng
minh vào Đông Dương. Hồ Chí Minh đã kiên quyết khẳng định: “Lúc này thời cơ
thuâ ̣n lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải
cương quyết giành cho được đô ̣c lâ ̣p”.
Hưởng ứng sự lời kêu gọi của Đảng, nhân dân cả nước đã vùng lên khởi nghĩa
giành chính quyền từ tay phát xít Nhâ ̣t và chính quyền tay sai. Chỉ trong vòng 12 ngày,
từ ngày 14 đến ngày 25 tháng 8 năm 1945, nhân dân ta đã giành được chính quyền
trong cả nước. Cách mạng Tháng Tám thành công rực rỡ.

2.2.3 Diễn biến Cách mạng Tám 8

Tháng 8 năm 1945, cuốc chiến tranh thế giới đi vào giai đoạn kết thúc. Sau khi
tiêu diệt phát xít Đức tại sào huyệt của chúng, Liên Xô quay sang tấn công tên phát xít
phương đông là Nhật Bản. Phong trào đấu tranh chống Nhật bùng lên mạnh mẽ ở các
nước phía đông và đông nam châu á. Con thú dữ ở á đông đó lâm vào tình trạng tột
cùng nguy khốn. Thời cơ cách mạng đang mở ra trước con đường giải phóng của các
dân tộc, Đảng ta đứng trước một cơ hội lịch sử ngàn năm có một, giờ phút có ý nghĩa
quyết định đối với vận mệnh của đất nước.

Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) trong 2 ngày 14
và 15 tháng 8 năm 1945 đã giải quyết vấn đề trọng đại: quyết định tổng khởi nghĩa
giành chính quyền. Đại biểu các đảng bộ từ Bắc, Trung, Nam, từ các chiến khu và khu
giải phóng về dự đông đủ. Hội nghị họp vào lúc phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng.
Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh liền thành lập "ủy ban khởi nghĩa toàn quốc"
để lãnh đạo khởi nghĩa trong cả nước. Trong tình hình hết sức khẩn trương, Đảng
quyết định phát động và lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay
phát xít Nhật và bọn bù nhìn tay sai của chúng trước khi quân đồng minh Anh, Pháp
vào nước ta.

23 giờ đêm 13 tháng 8, ủy ban khởi nghĩa ra "Quân lệnh số I" hạ lệnh tổng khởi
nghĩa. Mệnh lệnh khởi nghĩa và lời hiệu triệu cứu nước là tiếng gọi của non sông thức
tỉnh con tim mỗi người Việt Nam yêu nước hãy nhất tề đứng dậy tranh đấu giành
quyền Độc lập- Tự do.
Không khí cách mạng sôi sục trong cả nước. Nắm được thời cơ thuận lợi, nhiều
địa phương ở Quảng Ngãi, Hà Tĩnh đã nổi dậy giành chính quyền từ ngày 14-8. Ngày
18, chính quyền các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam đã về tay nhân dân.

Ngày 15, xứ ủy Bắc Kỳ trực tiếp chỉ thị cho Hà Nội khởi nghĩa. Hà Nội sống
trong những ngày rạo rực chuẩn bị nổi dậy, các tầng lớp nhân dân nhất là thanh niên,
hăng hái gia nhập các đoàn thể cứu quốc, tuyên truyền cho Việt Minh, thành lập các
đội tự vệ chiến đấu.

Chiều 17, cuộc biểu tình của Tổng hội công chức bị viến thành cuộc mít tinh
lớn của Việt Minh. Cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên tầng hai Nhà hát Thành phố, đại biểu
Việt Minh kêu gọi nhân dân đứng dậy giành chính quyền, lật đổ chính quyền bù nhìn
Trần Trọng Kim. Như một tia lửa nhen lên từ cánh đồng cỏ khô, ngọn lửa cách mạng
bùng cháy, cả Hà Nội bừng bừng khí thế đấu tranh theo lời kêu gọi của Đảng.

Cuộc biểu tình chiều 17 làm cho kẻ thù càng thêm hoảng hốt. Trái lại, quần
chúng cách mạng phấn chấn, ráo riết chuẩn bị khởi nghĩa. Sáng ngày 18, ủy ban khởi
nghĩa của thành uỷ đã chuyển từ ngoại thành vào nhà số 101 Trần Hưng Đạo để trực
tiếp chỉ đấu cuộc đấu tranh.

Từ sáng ngày 19, hàng chục vạn nhân dân thành phố rầm rập tiến về Quảng
trường Nhà hát lớn. Đúng 11 giờ trưa, cuộc mít tinh bắt đầu. Lời kêu gọi khởi nghĩa
của Đảng được quần chúng đón mừng bằng những tiếng reo hò và những khẩu hiệu hô
vang khắp quảng trường:
“Thành lập chính phủ Cộng hòa Dân chủ Việt Nam
Việt Nam hoàn toàn độc lập
Đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.”

Cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình tuần hành vĩ đại. Dòng người chia
thành nhiều ngả, có các đội tự vệ chiến đấu dẫn đầu đi chiếm các công sở và chiếm
lĩnh các vị trí xung yếu. Hai cánh cổng phủ khâm sai (nay là nhà khách chính phủ)
đónh im ỉm. Đoàn biểu tình dừng lại, nhiều người vượt qua hàng rào sắt nhảy vào bên
trong chiếm lấy trụ sở cơ quan đầu não của địch. Cờ đỏ sao vàng được kéo lên cao,
phần phật tung bay trước gió. ở trại Bảo an ninh, bọn Nhật cho xe tăng và quân lính
chặn các ngã đường. Nhưng chúng không thể ngăn cản được làn sóng người đang cuồn
cuộn tiến bước, sẵn sàng đạp bằng mọi trở ngại. Tuy còn hàng vạn tên lính với vũ khí
đây đủ, quân Nhật cũng phải lùi bước.

Nhân dân Hà Nội đã hoàn toàn làm chủ thành phố của mình Thắng lợi của cuộc
khởi nghĩa ở Hà Nội đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân, thúc đẩy các nơi nổi
dậy giành chính quyền. Cuốc khởi nghĩa ở Hà Nội có tác dụng mạnh mẽ đến phong
trào cách mạng của cả nước.

Cùng ngày 19, nhân dân các tỉnh Yên Bái, Thái Bình, Phú Yên, Thanh Hóa,
Khánh Hòa nổi dậy giành chính quyền.

Ngày 20, khởi nghĩa bùng nổ ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình.

Ngày 21, các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Sơn Tây, Nam Định, Kiến An,
Nghệ An, Ninh Thuận lật đổ chính quyền phản động ở các địa phương.

Ngày 22, khởi nghĩa thắng lợi ở Hưng Yên, Quảng Yên.

Ngày 23 tháng 8, thành phố Huế nổi dậy khởi nghĩa. Trên 15 vạn người xuống
đường biểu tình, cùng các đơn vị tự vệ đi chiếm các công sở. Trước sức mạnh như
nước vỡ bờ của cách mạng, tên vua phong kiến cuối cùng của triều Nguyễn là Bảo Đại
phải xin thoái vị. Nền quân chủ chuyên chế hoàn toàn sụp đổ.

Cùng với thắng lợi của Huế, ngày 23, các tỉnh Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng,
Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Gia lai, Tân An, Bạc Liêu... nổi dậy giành chính
quyền. Ngày hôm sau, nhân dân Hà Nam, Phú Thọ, Đắc Lác, Phú Yên, Bình Thuận,
Gò Công, Mỹ Tho khởi nghĩa thắng lợi.

Ngày 25 tháng 8, cả thành phố Sài Gòn sục sôi không khí khởi nghĩa. Từ đêm
trước, hàng vạn công dân, nông dân và thanh niên các tỉnh Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ
Tho, Biên Hòa, Thủ Dầu Một... đều đổ dồn về Sài Gòn. Sáng 25, quần chúng cách
mạng chiếm các sở công an, cảnh sát, nhà ga, bưu điện cùng nhiều vị trí xung yếu khác
trong thành phố. Quân Nhật hầu như không dám chống cự. Cuộc biểu tình của hơn
một triệu người hoan nghênh ủy ban nhân dân Nam Bộ, hô vang khẩu hiệu " Việt Nam
hoàn toàn độc lập", "Tất cả chính quyền về tay Việt Minh" đã đánh dấu thắng lợi của
cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn.

Cùng lúc với cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn, các tỉnh Lạng Sơn, Kon Tum, Đồng
Nai Thượng, Chợ Lớn, Gia Định, Sóc Trăng, Long Xuyên, Vĩnh Long, Bà Rịa, Thủ
Dầu Một, Châu Đốc, Trà Vinh, Tây Ninh, Biên Hòa, Bến Tre, Sa Đéc nổi dậy khởi
nghĩa.

Ngày 26, khởi nghĩa thắng lợi ở Hòn Gai, Sơn La, Cần Thơ.

Ngày 27, nhân dân nổi dậy giành chính quyền ở Rạch Giá, hôm sau ở Hà Tiên.

Trong vòng 10 ngày từ 19 đến 28 tháng 8 hầu hết các tỉnh và thành phố đều nổi
dậy khởi nghĩa. Bọn phát xít Nhật thua trận không dám hành động. Chế độ quân chủ bị
lật đổ. Chính quyền trong cả nước hoàn toàn về tay nhân dân.

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản
Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước nhân dân Việt Nam và thế giới nước Việt Nam
Dân chủ cộng hoà ra đời. Bản Tuyên ngôn độc lập mở đầu bằng những “lời bất hủ”
trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn nhân quyền
và dân quyền của cách mạng Pháp 1789. Sự kiện này nhằm khẳng định một chân lý
trong sự phát triển của xã hội loài người, đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Tuyên ngôn độc lập nêu tội ác của thực dân hơn 80 năm thống trị đã “lợi dụng lá cờ tự
do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”.

2.3 Nguyên nhân thắng lợi


2.3.1 Nguyên nhân chủ quan

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ do nhiều nguyên nhân,
trong đó, nguyên nhân quan trọng, có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng
suốt, khéo léo của Đảng; là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều
kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo. Đảng có
phương pháp, chiến lược, chiến thuật cách mạng phù hợp, linh hoạt; nhận thức được
thời cơ, chủ động đón thời cơ và kiên quyết chớp thời cơ, tiến hành tổng khởi nghĩa
giành chính quyền trong cả nước.

Cách mạng Tháng Tám thành công là do tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí quật
cường của các tầng lớp nhân dân ta, không chịu sống mãi kiếp nô lệ của người dân mất
nước; một lòng đi theo Đảng và được Đảng lãnh đạo qua các cuộc tổng diễn tập, đã
quyết vùng lên giành độc lập cho dân tộc. Trải qua 15 năm đấu tranh cực kỳ gian khổ
và anh dũng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã có biết bao đồng bào, chiến sĩ đã không hề
tiếc máu xương, hy sinh oanh liệt vì mục tiêu độc lập dân tộc.

2.3.2 Nguyên nhân khách quan

Cách mạng Tháng Tám được tiến hành trong bối cảnh quốc tế có những thuận
lợi nhất định. Đây là thời điểm mà kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta là Chủ nghĩa phát xít
Đức, Ý, Nhật đã bị đánh bại, phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức
và của các lực lượng tiến bộ trên thế giới phát triển mạnh. Bên cạnh đó bọn Nhật ở
Đông Dương đã tan rã, xuất hiện sự mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với chủ nghĩa
phát xít, giữa đế quốc với địa chủ.

2.4 Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng 8 năm 1945
2.4.1 Ý nghĩa lịch sử

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi to lớn đầu tiên của
nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc
Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời -
Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở
Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít.
Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ
vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành
một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng
cầm quyền. Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam bước vào kỷ
nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng
sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng Hồ
Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã
hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm thành công đầu tiên
chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây còn là quá trình phát triển
tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý chí quật
cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa quyện với chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ
và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Nó khẳng định
rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của
giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát
triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành công ở ngay
một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường
của chủ nghĩa xã hội.

2.4.2 Bài học kinh nghiệm

Cách mạng tháng 8 thành công đã để lại cho dân tộc ta nhiều kinh nghiệm quý
báu, nổi bật như:

Thứ nhất là, có một đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mác-
Lênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi
giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, có phương pháp và hình thức
đấu tranh phù hợp; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng lực lượng và tổ chức, sử dụng lực
lượng; phát huy được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng
đứng lên giành và giữ chính quyền.

Thứ hai là, vấn đề giành và giữ chính quyền. Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng
lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo
quần chúng tham gia, từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra thời
cơ cách mạng để đưa cuộc cách mạng đến thành công. Để giữ vững chính quyền, Đảng
và Nhà nước ta đã dựa chắc vào nhân dân, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để
đấu tranh thắng lợi với thù trong giặc ngoài. Đảng ta biết kiên quyết dùng bạo lực cách
mạng và sử dụng bạo lực cách mạng thích hợp và đúng lúc để đập tan bộ máy nhà
nước cũ, lập ra nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Thứ ba là, vấn đề nắm bắt được thời cơ, đề ra được những quyết định chính xác
và kịp thời. Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
việc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc thể hiện cụ thể trong
Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3/1945 “Nhật - Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta” và bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc phát đi
đêm 13/8/1945. Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của Nhân dân ta trong
Cách mạng Tháng Tám được nhân lên gấp bội, đã tiến hành tổng khởi nghĩa thành
công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn.

Thứ tư là, xây dựng và củng cố lực lượng cách mạng, phát huy sức mạnh đại
đoàn kết của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại. Từ khi mới thành lập,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm nhận thức đúng và đầy đủ về sức mạnh to lớn của
đông đảo quần chúng nhân dân, sớm đề ra đường lối chiến lược giương cao hai ngọn
cờ độc lập dân tộc và dân chủ, đáp ứng đúng nguyện vọng của đại đa số nhân dân là
độc lập, tự do, người cày có ruộng. Chính vì thế, Đảng ta đã tập hợp và phát huy được
sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công nhân - nông dân
- trí thức, khai thác và phát huy triệt để động lực tinh thần, nêu cao “ý chí Việt Nam”,
tinh thần dũng cảm, sáng tạo, sẵn sàng xông lên cứu nước cứu nhà, tạo thành nguồn
động lực to lớn để đưa Cách mạng Tháng Tám đến thắng lợi hoàn toàn.
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CMT8 TRONG SỰ PHÁT TRIỂN
LỊCH SỬ VIỆT NAM

Đảng và nhân dân ta vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm của cuộc CMT8 năm
1945 cho các giai đoạn cách mạng sau này:

3.1 Kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1946-1954)

Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi đã mở ra một bước ngoặt to lớn cho cách
mạng Việt Nam. Tuy vừa mới ra đời, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã bị bọn đế
quốc và các thế lực phản động bao vây, chống phá quyết liệt. Như quân Tưởng, Anh
với danh nghĩa đồng minh kéo vào nước ta, cạnh đó còn có quân Nhật, bọn phản cách
mạng người Việt Nam từ nước ngoài kéo vào và từ trong nươc ngóc đầu dậy cấu kết
với các thế lực xâm lược chống phá cách mạng. Trong khi đó nền kinh tế đang vô cùng
khó khăn nay càng khó khăn bội phần. Đất nước bị bao vây bốn phía. Chính quyền
cách mạng ở tình trạng “ngàn cân treo sơi tóc”. Để giữ được chính quyền và củng cố
chính quyền Trung Ương Đảng đã xác định tính chất của cuộc cách mạng Đông
Dương lúc này là “cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”. Đảng đưa ra nhiều biện pháp
về: Chính trị, Kinh tế, Tài chính, Văn hoá, giáo dục, Quân sự, Ngoại giao. Để từng
bước củng cố cho cách mạng, chuẩn bị và hội đủ điều kiện cho cách mạng sau này.
Bên cạnh đó Đảng và nhân dân ta luôn kiên trì đấu tranh chính trị hoà bình song Pháp
khiêu khích quyết cướp nước ta lần nữa, nên cuối cùng Hội Nghị Ban chấp hành Trung
Ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến, chúng ta kiên quyết đấu
tranh bằng bạo lực cách mạng : “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu
mất nước, không chịu làm nô lệ!” Trước mệnh lệnh tiến công của cách mạng giục giã
và soi đường chỉ lối, mọi người Việt nam đã đứng dậy cứu nước. Song song với hoàn
cảnh chiến tranh mở rộng, chính phủ vẫn chủ trương động viên toàn dân tăng gia sản
xuất, góp phần nâng cao tiềm lực kinh tế kháng chiến. Công tác vận động đồng bào
miền núi, đồng bào tôn giáo, bà con người Hoa dân trong vùng địch tạm chiếm đóng…
được coi trọng, kết hợp với các tổ chức cứu quốc của Việt kiều. Phong trào Bình Dân
Học Vụ được duy trì và phát triển song song với việc xoá bỏ nền văn hoá nô dịch ngu
dân của bọn thực dân Pháp.
Năm 1948 thông qua bản báo cáo: “Chủ nghĩa Mac và vấn đề văn hóa ở Việt
Nam” để phổ biến Chủ nghĩa Mác trong nhân dân, đó là đường lối kháng chiến toàn
dân, toàn diện lâu dài và tự lực cánh sinh Đặt quan hệ ngoại giao với các nước xã hội
chủ nghĩa để nâng cao uy tín của mình, kết hợp chặt chẽ với lực lượng kháng chiến
của nhân dân Lào và Cam-Pu-Chia, bao vây Pháp ở nhiều nơi.

Cuối cùng, sau 9 năm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp dã dành nhiều
thắng lợi. Đập tan ách thông trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Đông Dương, giải phóng
Miền Bắc nước ta, đưa nước ta chuyển sang một giai đoạn mới, qua đó nó cũng khẳng
định chân lý của thời đại là: Một dân tộc dù nhỏ nhưng nếu biết đoàn kết xung quanh
Đảng cộng sản và kiên quyết chiến đấu thì nhất định thắng lợi mọi kẻ thù. Từng bước
tạo được lòng tin trong nhân dân, mở rộng vai trò lãnh đạo của đảng trong việc lãnh
đạo cuộc kháng chiến sau này.

3.2 Giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc(1954-1975)

Đường lối chiến lược của cuộc cách mạng và Hiệp định GIƠ -NE -VƠ.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Bỉên Phủ, Hiệp định Giơ-Ne-Vơ được kí kết
(1954), đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền: Miền Bắc đã được giải phóng,
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cơ bản đã hoàn thành; Miền Nam vẫn còn bị đế
quốc Mỹ và tay sai thống trị. Xuất phát từ tình hình nước ta và bối cảnh lịch sử quốc tế
ngay sau cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, Đảng đã có nhiều hội nghị
quan trọng để nghiên cứu và từng bước xây dựng đường lối chủ trương, nhằm đưa
cách mạng Việt Nam tiếp tục vững bước tiến lên. Tháng 9 năm 1960, Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ III đã xác định đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam
lúc này là: Miền bắc, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Miền Bắc căn
cứ địa cách mạng của cả nước; Miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân giải phóng Miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện
thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân tộc dân chủ trong cả nước.
Đảng lãnh đạo cuộc cách mạng ở miền Nam Việt Nam

Từ tháng 7 năm 1954, đế quốc Mỹ đã giúp bọn tay sai Ngô Đình Diệm xây
dựng một chính quyền và quân đội tay sai mạnh mẽ, tiến hành cuộc trưng cầu dân ý,
giả hiệu nhằm hất cẳng Pháp ra khỏi miền Nam Việt Nam. Tiếp đó, chúng ra sức phá
hoại việc thi hành Hiệp định Giơ- Ne -Vơ, tàn sát những người yêu nước đã tham gia
chống Pháp, tàn sát lực lượng cách mạng, hòng bình định Miền Nam Việt Nam, đặt
chủ nghĩa thực dân mới lên đất Miền Nam Trước âm mưu thủ đoạn thâm độc và tàn
bạo của kẻ thù, khả năng thực hiện độc lập thống nhất đất nước bằng con đường hoà
bình không còn nữa.

Tháng 1 năm 1959, Ban chấp hành Trung Ương Đảng họp hội nghị lần thứ XV
(khoá II), chủ trương lãnh đạo nhân dân sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng.
Hội nghị cũng nêu lên một loạt biện pháp để xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng
vũ trang và tổ chức cuộc đấu tranh xây dựng cách mạng có thể phải lâu dài ở Miền
Nam. Hội nghị trung ương có ý nghĩa lịch sử to lớn, làm dấy lên phong trào “Đồng
khởi”, ở Miền Nam, mở ra bước phát triển mới, chuyển cách mạng Miền Nam sang
một thời kì phát triển mới. Sau thắng lợi của cao trào “Đồng Khởi”, miền Nam đã có
vùng giải phóng rộng lớn. Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam và quân giải
phóng miền Nam ra đời, Đảng công khai hoạt động với tên là Đảng Nhân Dân Cách
Mạng Miền Nam Việt Nam. Nhiều đơn vị nguỵ quân đã bị tiêu diệt, nhiều chính quyền
tay sai bị đánh đổ, trên 80% “ấp chiến lược” bị phá tan. Nhân dân nhiều vùng dành
được quyền làm chủ. Trước sự phá sản của “Chiến lược chiến tranh đặc biệt” của Mỹ
ở Miền Nam Việt Nam, để cứu chế độ Sài Gòn đang đứng bên bờ vực thẳm, Giôn Sơn
sau khi lên làm tổng thống, thay Kennơđi (bị ám sát) đã bị động, liều lĩnh thực hiện
“chiến tranh cục bộ”: Đem lính Mỹ trực tiếp nhảy vào tham chiến ở miền Nam và đưa
máy bay, tầu chiến ra gây chiến tranh phá hoại ở Miền Bắc. Song song với việc đánh
chiếm miền Nam, Mỹ cũng đưa máy bay ra miền bắc đánh phá. Trước thách thức
nghiêm trọng cả hai miền đều phải đương đầu trực tiếp với đế quốc Mỹ xâm lược.
Trung Ương Đảng đã họp lần thứ 11và 12 để quyết định đường lối chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân ta.
Ngày 17-7-1966, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi, động viên nhân dân ta
kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Sau này, trung ương
Đảng còn họp nhiều Hội nghị quan trọng khác để phát triển và cụ thể hoá đường lối,
chủ trương và phương pháp, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta giành
thắng lợi từng bước vững chắc.

Từ 1969, ở Mỹ Nich-Xơn lên làm tổng thống, chủ trương xâm lược Việt Nam
bằng chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh. Giữa lúc nhân dân ta đang đẩy mạnh cuộc
kháng chiên chống Mỹ cứu nước thì ngày 2-9-1969, Hồ Chí Minh qua đời, hưởng thọ
79 tuổi. Tổn thất này vô cùng to lớn đối với dân tộc Việt Nam. Đảng ta mất đi một
lãnh tụ vĩ đại, phong trào giải phóng dân tộc và cả loài người mất đi một chiến sĩ lỗi
lạc. Vĩnh biệt chúng ta, Người để lại một di sản vô cùng quý báu đó là tư tưởng Hồ
Chí Minh cùng một tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức và bản lĩnh cách mạng
cho muôn đời con cháu noi theo. Trước mất mát to lớn đó, Toàn đảng toàn dân, toàn
quân ta đã thề: nguyện nêu cao quyết tâm thực hiện tốt bản Di chúc của Người để lại,
đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi và cách mạng xã hội chủ
nghĩa đến thành công.

Tháng 1-1971, nhân dân miền Nam đã đập tan cuộc hành quân lớn mạnh của
địch ra đường 9-Nam lào. Tiếp đó, mùa xuân 1972 ta tiến công mạnh ở Quảng Trị,
Tây Nguyên và Đông Nam Bộ tiêu diệt nhiều quân nguỵ. Trước tình hình đó Mỹ đưa
máy bay chiến đấu vào miền Nam, Đưa tàu chiến cùng máy bay ra miền Bắc với
cường độ mạnh hơn rất nhiều. Cùng với thắng lợi vủa nhân dân miền Nam, quân dân
miền Bắc cũng giành thắng lợi, đập tan cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế
quốc Mỹ trên miền Bắc, đặc biệt đập tan cuộc phản kích chiến lược bằng máy bay B52
của Mỹ trong 12 ngày đêm (Từ 18 đến 30-12-1972) tại thủ đô Hà Nội, buộc Mỹ phải
chấm dứt vô điều kiện cuộc ném bom phá hoại miền Bắc và ngày 23-1-1973 phải kí
Hiệp định PaRi về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam”, đánh dấu
thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân
dân Việt Nam .

Thắng lợi sau 21 năm kháng chiến chống Mĩ là nhờ sự lãnh đạo của Đảng với
đường lối đúng đắn sáng tạo: kết hợp đồng thời giữa cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở miền Nam với cách mạng Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, kết hợp được cuộc đấu
tranh cứu nước của nhân dân ta với các lực lượng cách mạng dân chủ trên thế giới
cùng với mối quan hệ gắn bó giữa nhân dân 3 nước Đông Dương .Và còn có điều kiện
thuận lợi nữa là ta được sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc, sự ủng
hộ của loài người tiến bộ trên thế giới.
KẾT LUẬN

Cách mạng Tháng Tám 1945 đã làm nên sự khác biệt căn bản của lịch sử Việt
Nam trong thế kỷ 20 so với tất cả các thế kỷ trước đó của lịch sử dân tộc: Thiết lập
một nền dân chủ, khẳng định quyền con người, khẳng định những khát vọng của dân
tộc. Cuộc đổi thay ấy ở Việt Nam đã bắt đầu từ tháng 8-1945.Cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đã diễn ra như một tất yếu, hợp với quy luật
phát triển xã hội, với sự đồng thuận của đông đảo nhân dân mang ước vọng xây dựng
một xã hội tươi đẹp trong tương lai. Đó là sự xác lập lần đầu ở Việt Nam một nền dân
chủ bằng sự lựa chọn thể chế nhà nước sau cuộc cách mạng - thể chế Dân chủ cộng
hòa - một thành tựu phổ quát của nền chính trị nhân loại. Việc xây dựng xã hội tốt đẹp
đó là hợp với quy luật tiến lên của xã hội loài người. Cuộc nổi dậy của toàn dân Việt
Nam theo lời hiệu triệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh để
giành lại độc lập dân tộc, cuộc Tổng tuyển cử dân chủ đầu tiên được toàn dân sôi nổi
hưởng ứng, tiến hành chỉ một thời gian rất ngắn sau đó, lập nên một Chính phủ hợp
hiến, hợp lòng dân đã khẳng định điều này. Thành tựu và những thử thách suốt chặng
đường hơn bảy mươi năm qua đã minh chứng những giá trị của một cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân. Công cuộc Đổi mới được Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng, lãnh đạo từ những thập niên cuối của thế kỷ 20 cho đến nay chính là sự tiếp nối
những giá trị lịch sử và những bài học sâu sắc của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945.
Bài học phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự cường để xây dựng và bảo vệ Chính
quyền cách mạng từ những năm tháng hào hùng đó hôm nay vẫn mang nhiều giá trị.

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành
một nước tự do độc lập”. Quyền độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm
phạm. Bất cứ thế lực xâm lược nào từ bên ngoài đều bị giáng trả, bất cứ kẻ phá hoại
nào từ bên trong đều bị trừng trị. Ý chí đó chính là biểu hiện đậm nét của tư tưởng
Không có gì quý hơn độc lập tự do, được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đã đi
cùng dân tộc Việt Nam qua những năm tháng ác liệt của hai cuộc kháng chiến chống
xâm lược trong thế kỷ 20, đã làm nên những chiến công hiển hách, những thắng lợi vẻ
vang của nhân dân Việt Nam. Với ý chí đó, dân tộc Việt Nam đã đi qua chiến tranh
cách mạng gian khổ và hào hùng để bảo vệ độc lập tự do của mình. Độc lập tự do của
dân tộc là tiền đề tiên quyết để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 đã mở ra một thời đại mới cho dân tộc Việt
Nam. Chúng ta muốn xây dựng đất nước trong hòa bình và hữu nghị. Sau khi nước
Việt Nam mới ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Thông cáo về chính sách đối ngoại
của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó nêu rõ mục tiêu:
Xây dựng nền hòa bình thế giới lâu dài. Sau hai cuộc chiến tranh khốc liệt và vinh
quang, “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”, nhân dân Việt Nam tiếp tục sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước. Hôm nay nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục con đường
được mở ra từ Cách mạng Tháng Tám 1945 bằng sức mạnh dân tộc trong xu thế thời
đại mới. Trên con đường đó, Việt Nam chủ động hội nhập, Việt Nam muốn là bạn và
là đối tác tin cậy với tất cả các nước. Việt Nam muốn hợp tác để cùng phát triển, trên
cơ sở các công pháp quốc tế, nhưng cũng kiên quyết bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của
dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến trang trực thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh Cách
mạng Việt Nam 1945 - 1975 - thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2010.
2. Thời cơ và quyết định chớp lấy thời cơ trong cuô ̣c Cách mạng Tháng Tám năm
1945 – Hồ Thị Thùy Dung - Khoa Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh -
http://truongchinhtribentre.edu.vn/noi-dung/tho-i-co-va-quye-t-di-nh-cho-p-la-
y-tho-i-co-trong-cuo-c-ca-ch-ma-ng-tha-ng-ta-m-nam-1945
3. Học đánh cờ (chữ Hán: Học dịch kỳ) của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tập thơ
Nhật ký trong tù
4. Tạp chí Cộng Sản – Thời cơ trong Cách mạng Tháng Tam năm 1945 – bài học
đi cùng năm tháng – Phạm Xanh – 19/8/2009
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/1842/thoi-co-
trong-cach-mang-thang-tam-nam-1945---bai-hoc-di-cung-nam-thang.aspx#
5. Cách mạng tháng 8 năm 1945: Chớp thời cơ của Đảng Cộng Sản Việt Nam-
Nghệ thuật tranh thủ thuận lợi trong và ngoài nước của Đảng ta – 31/3/2019 -
http://dinhnghia.info/cach-mang-thang-8-nam-1945-chop-thoi-co-cua-dang-
cong-san-viet-nam/
6. Ôn lại lịch sử cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám thành công
(19/8/1945) 31-07-2020 - http://thanhtra.thainguyen.gov.vn/tin-tuc-su-
kien/-/asset_publisher/zckkicw81YfZ/content/on-lai-lich-su-cuoc-tong-khoi-
nghia-cach-mang-thang-tam-thanh-cong-19-8-1945-

7. Cách mạng Tháng Tám 1945


http://truongchinhtrikiengiang.edu.vn/userfiles/files/9%20NGUYEN%20THI
%20HUONG.pdf
8. Cách mạng tháng 8 1945 – Sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam-
http://congdoan.quangtri.gov.vn/Cac-chuyen-de/cach-mang-thang-tam-nam-
1945-su-kien-vi-dai-trong-lich-su-dan-toc-viet-nam-1899.html
9. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 - https://loigiaihay.com/lich-su-9-phong-
trao-cach-mang-1930-1931-voi-dinh-cao-xo-viet-nghe-tinh c84a12969.html
10. Đỉnh cao phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh -
https://sites.google.com/site/lichsu193039/bai-19/ii-dhinh-cao-phong-trao-xo-
viet-nghe--tinh
11. Phong trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh-
https://matran.edu.vn/lich-su/phong-trao-cach-mang-1930-1931-xo-viet-nghe-
tinh-1195.html
12. Phong trào dân chủ - https://hoc247.net/lich-su-12/bai-15-phong-trao-dan-
chu-1936-1939-l2243.html
13. Phong trào giải phóng dân tộc- https://www.baitap123.com/lich-su-12-phien-
ban-moi/lop-12/lythuyet/364/1099-phong-trao-giai-phong-dan-toc-va-tong-
khoi-nghia-thang-tam-1939-1945-nuoc-viet-nam-dan-chu-cong-hoa-ra-
doi.html
14. https://lichsu247.com/phong-trao-giai-phong-dan-toc-va-tong-khoi-nghia-
thang-tam-1939-1945-phan-1-a5005.html
15. Cách mạng tháng 8 năm 1945- http://congdoan.quangtri.gov.vn/Cac-chuyen-
de/cach-mang-thang-tam-nam-1945-su-kien-vi-dai-trong-lich-su-dan-toc-viet-
nam-1899.html
16. Ý nghĩa của cách mạng tháng 8 đối trong sự phát triển Việt Nam lịch sử ta -
https://hochiminh.vn/tin-tuc/y-nghia-thang-loi-lich-su-cua-cach-mang-thang-
tam-nam-1945-1978

You might also like