You are on page 1of 26

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ


CHÍ MINH

_________________________

NHÓM: 11

NỘI DUNG: Thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực chính trị tư tưởng
trong chiến lực diễn biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực thù địch đối với thế hệ trẻ hiện nay
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CNTP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tiểu luận giữa kỳ môn: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH 2


NỘI DUNG: Thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực chính trị tư tưởng trong
chiến lực diễn biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
đối với thế hệ trẻ hiện nay
Nhóm: 11
Danh sách sinh viên nhóm:
STT Họ và Tên Chức vụ MSSV Mức HTNV %
1 Phan Tấn Trực Nhóm trưởng 2001225698 100%
2 Lê Thị Kiều Trinh Thành viên 2005225584 100%
3 Nguyễn Thị Tố Trinh Thành viên 2001210814 100%
4 Nguyễn Thị Thùy Trang Thành viên 2005225369 100%
5 Võ Thị Trang Thành viên 2036225398 100%
6 Cao Thị Thùy Trang Thành viên 2005225357 100%
7 Võ Ngọc Thùy Trang Thành viên 2005225385 100%
8 Phạm Huy Trung Thành viên 2001225688 100%
9 Triệu Bảo Trân Thành viên 2013225478 100%

GV hướng dẫn: DH. Đỗ Văn Thuấn


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 4

MỞ ĐẦU....................................................................................................... 5
NỘI DUNG ................................................................................................... 6
CHƯƠNG I: THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG TRONG
CHIẾN LỰC DIỄN BIẾN HÒA BÌNH CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC VÀ CÁC THẾ LỰC THÙ
ĐỊCH ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY ..................................................................................... 6
1. Giới thiệu chung về chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. ............................................... 6
2. Các thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực chính trị tư tưởng ........................................................ 6
2.1. Tuyên truyền các ý kiến chống phá nhà nước và thực hiện các hoạt động phản động. ....... 6
2.2. Sử dụng các phương tiện tuyên truyền, truyền thông để tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến
quan điểm, tư tưởng của người dân. ......................................................................................... 9
2.3. Xâm nhập và tấn công các tổ chức chính trị, đánh sập chính quyền địa phương, các cơ
quan và tổ chức của đất nước. ................................................................................................. 10
3. Ảnh hưởng của thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực chính trị tư tưởng đối với thế hệ trẻ hiện
nay ................................................................................................................................................ 13
3.1. Tác động đến quan điểm, tư tưởng của thế hệ trẻ ........................................................... 13
3.2. Gây ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước và gây tổn thất cho nền kinh tế và xã
hội............................................................................................................................................. 14
3.3. Gây bất ổn, phá hoại tình hình chính trị, an ninh trật tự, tạo nên sự hoang mang, mất
độ tin cậy vào chính phủ và các tổ chức chính trị. .................................................................. 16
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI CÁC THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ TRÊN LĨNH VỰC
CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG ............................................................................................................... 19
1. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về nguy cơ chống phá trên lĩnh vực chính trị tư tưởng.
19
2. Tăng cường năng lực, trang bị cho các cơ quan an ninh, cơ quan tình báo để phòng ngừa
và đối phó với các hoạt động chống phá. .................................................................................... 20
3. Phát triển mạnh mẽ các tổ chức chính trị, tôn vinh các giá trị truyền thống .................... 21
4. Tăng cường việc giáo dục, truyền thông và nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân
dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về ý thức tự vệ, bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh quốc gia và phòng
chống các thủ đoạn chống phá. ................................................................................................... 22
5. Thúc đẩy tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống chủ nghĩa đế quốc và
các thế lực thù địch, nhất là trong lĩnh vực thông tin, truyền thông, tình báo........................... 23
6. Xây dựng và thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền,
đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ tư tưởng chính trị....................... 24

KẾT LUẬN ..................................................................................................25


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường đại học Công Nghiệp Thực Phẩm. Giáo dục quốc phòng và an ninh
2
2. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành Phố Hà Nội. 13/01/2022 .Truy cập từ:
http://www.thanhdoanhanoi.gov.vn/tin-tuc-chi-tiet/phat-huy-vai-tro-cua-
doan-thanh-nien-trong-bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang-tren-khong-
gian-mang-3288
3. Tạp Chí Cộng Sản. Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên trong bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng. 20-12-2022. Truy cập từ:
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/chinh-tri-xay-dung-dang/-
/2018/826922/view_content
4. Tạp Chí Mặt Trận. Nâng cao hiệu quả sử dụng các phương tiện truyền thông
xã hội trong tuyên truyền chính trị ở Việt Nam hiện nay. 05/01/2023. Truy
cập từ: http://tapchimattran.vn/thuc-tien/nang-cao-hieu-qua-su-dung-cac-
phuong-tien-truyen-thong-xa-hoi-trong-tuyen-truyen-chinh-tri-o-viet-nam-
hien-nay-51134.html
5. Đảng Bộ Khối Các Cơ Quan Và Doanh Nghiệp Tỉnh Bắc Ninh. Vạch trần
những thủ đoạn xuyên tạc sai sự thật về công cuộc phòng, chống đại dịch
COVID-19 của Việt Nam. 25/01/2022. Truy cập từ:
http://dbkcqdnbacninh.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/vach-tran-
nhung-thu-doan-xuyen-tac-sai-su-that-ve-cong-cuoc-phong-chong-dai-
dich-covid-19-cua-vi-283883
6. Việt Nam Ngày Nay. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ, CHIẾN SĨ QUÂN
ĐỘI TA TRONG THAM GIA BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG - VĂN
HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY!. 14/5/2022. Truy cập từ:
https://vietnamtodaynew.blogspot.com/2022/05/trach-nhiem-cua-can-bo-
chien-si-quan-oi.html
MỞ ĐẦU

Trong các chiến lực diễn biến hòa bình, các thế lực chống phá của chủ nghĩa
đế quốc và các thế lực thù địch thường tập trung vào các hoạt động chống phá trên
lĩnh vực chính trị tư tưởng. Đối với một quốc gia, việc kiểm soát tư tưởng của dân
chúng là rất quan trọng để đảm bảo sự ổn định và phát triển của đất nước. Tuy
nhiên, các thế lực chống phá lại sử dụng các thủ đoạn tinh vi nhằm phá vỡ sự ổn
định đó.

Đối với thế hệ trẻ, việc bị tác động bởi các thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực
chính trị tư tưởng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Việc bị áp đặt các tư
tưởng sai lệch, mất đi giá trị đạo đức có thể làm mất đi định hướng và ý thức của
các thế hệ trẻ về tương lai đất nước.

Một trong những thủ đoạn phổ biến là tấn công vào các giá trị tinh thần của
dân chúng, áp đặt các tư tưởng đối lập, đánh bại các giá trị văn hóa truyền thống
của đất nước. Các thế lực chống phá cũng sử dụng các phương tiện truyền thông
như phim ảnh, sách báo, mạng xã hội để phát tán các tư tưởng sai lệch và những
thông tin không chính xác. Do những ưu điểm mà vị trí địa lý mang lại mà đất nước
ta lọt vào tầm ngắm của những thế lực mạnh bạo bên ngoài.

Vì vậy, để đối phó với các thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực chính trị tư
tưởng, cần có một số giải pháp như nâng cao ý thức, tầm nhìn, kiến thức cho thế hệ
trẻ, thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về quốc phòng an ninh, văn hóa
đạo đức và giá trị dân tộc. Đồng thời, cần tăng cường công tác kiểm soát, quản lý
các phương tiện truyền thông để ngăn chặn sự lan truyền của thông tin sai lệch và
xâm phạm đến quyền lợi của quốc gia và dân tộc. Các cơ quan chức năng cần phải
tăng cường công tác phát hiện, ngăn chặn, xử lý.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ
TƯ TƯỞNG TRONG CHIẾN LỰC DIỄN BIẾN HÒA BÌNH CỦA CHỦ NGHĨA
ĐẾ QUỐC VÀ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY
1. Giới thiệu chung về chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.

Chủ nghĩa đế quốc là một chủ nghĩa cổ điển có tính chất mở rộng và chiếm
đóng. Nó xuất hiện từ thế kỷ XIX, trong bối cảnh các quốc gia phương Tây muốn
tìm kiếm thị trường và tài nguyên mới để phát triển kinh tế. Để đạt được mục tiêu
này, các quốc gia này đã sử dụng quân sự và chính trị để mở rộng lãnh thổ và kiểm
soát các vùng đất mới. Đây là một trong những nguyên nhân chính của các cuộc
xâm lược và chiến tranh toàn cầu trong lịch sử thế giới.

Các thế lực thù địch thường được coi là những tổ chức, nhóm, hoặc các quốc
gia có mục đích đối lập với quốc gia hoặc chính phủ nào đó. Các thế lực này có thể
sử dụng nhiều phương thức khác nhau để thực hiện mục đích của mình, từ việc sử
dụng vũ lực và khủng bố đến việc sử dụng các phương tiện truyền thông để phổ
biến ý kiến và tạo ra áp lực.

Những đặc điểm này đã góp phần tạo nên bức tranh chung về chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực thù địch, với các biểu hiện chống phá trên nhiều lĩnh vực khác
nhau, bao gồm cả chính trị tư tưởng, kinh tế, quân sự, xã hội và văn hóa. Việc tìm
hiểu và đối phó với những thủ đoạn này là một vấn đề cấp bách và đòi hỏi sự quan
tâm của toàn xã hội.

2. Các thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực chính trị tư tưởng

2.1. Tuyên truyền các ý kiến chống phá nhà nước và thực hiện các hoạt
động phản động.
Theo tài liệu của các nhóm tài trợ bên ngoài cho thấy các thế lực chống phá
đang sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền các ý kiến chống phá nhà nước. Theo
đó, các tài liệu đăng tải trên các trang mạng của các tổ chức, cá nhân có liên quan
cho thấy các thế lực chống phá đang tuyên truyền, xuyên tạc, lăng mạ và chế nhạo
đồng bào dân tộc, đồng thời còn sử dụng các mạng xã hội để thực hiện các hoạt
động phản động nhằm gây rối trật tự an toàn xã hội.

Các thế lực thù địch, phản động và những phần tử cơ hội chính trị đang gia
tăng các hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước ta. Đẩy mạnh công
tác đấu tranh phản bác quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, nhất là trên không
gian mạng là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cấp ủy, tổ chức đảng, cả hệ
thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên…

Thủ đoạn chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch tập trung chủ yếu
chống phá nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước. Phê phán, đả kích, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc, bóp méo sự thật về đường lối lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam; cổ xúy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang...; lợi dụng vấn
đề chống tham nhũng, nhất là sau một số vụ án tham nhũng kinh tế, các đối tượng
thù địch thông qua các trang mạng xã hội để tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự
thật về cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam; tuyên truyền những nội dung
xấu, độc, trá hình, bới móc, thổi phồng, xuyên tạc những sai lầm, khuyết điểm hoặc
lợi dụng những hạn chế, thiếu sót trong quản lý nhà nước để vu khống, bôi nhọ, hạ
thấp uy tín, vai trò của các cấp ủy, chính quyền địa phương….

Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ, chúng tạo
dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên
và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý
bức xúc, chống đối trong xã hội. Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ
bỏ ý đồ chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta, luôn toan tính tạo ra “khoảng
trống” về tư tưởng, lý luận trong đời sống chính trị - xã hội của nước ta, với âm
mưu cơ bản, lâu dài và rất thâm độc là xoay chuyển quỹ đạo phát triển của đất nước
ta đi chệch hướng XHCN.

Các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị triệt để lợi
dụng internet, mạng xã hội (Zalo, Facebook, TikTok…), các hình thức truyền thông
mới để tuyên truyền chống phá; tán dương, cổ vũ lẫn nhau trong một “thế trận” có
“kịch bản”, đánh vào nhận thức, tâm lý “đám đông” theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”,
“góp gió thành bão”. Chúng tận dụng tối đa hệ thống phát thanh, báo chí, xuất bản
ở nước ngoài, các kênh facebook, youtube... để tung thông tin xấu, độc dưới dạng
“thật như giả”, “giả như thật”. Chúng dựng lên các video clip, phóng sự có giao
diện giống như của Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Thông tấn và một số
báo, đài chính thống để đưa tin. Mánh lới của chúng là giật tít, “câu view” nhằm
đánh trúng tâm lý tò mò của nhiều người.

Có rất nhiều số liệu và sự kiện cho thấy các thế lực chống phá đang tuyên
truyền các ý kiến chống phá nhà nước và thực hiện các hoạt động phản động. Theo
báo cáo của Bộ Công an, trong năm 2020, đã xảy ra hơn 2.600 vụ vi phạm trật tự
an toàn xã hội do các thế lực chống phá gây ra. Ngoài ra, theo Thông tư số
01/2021/TT-BCA của Bộ Công an, cũng ghi nhận các hành vi chống phá nhà nước,
phá hoại đường dây điện, nước, các trạm thu phí BOT, gây rối trật tự công cộng,
tấn công cơ quan chức năng và các tổ chức kinh tế, đánh bạc, buôn lậu, tàng trữ, sử
dụng trái phép chất ma túy, tấn công các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong và ngoài
nước, tấn công tình báo và tấn công vào các cơ quan quản lý nhà nước.

Có thể thấy rõ ràng rằng chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn tìm
cách tuyên truyền các ý kiến chống phá nhà nước và thực hiện các hoạt động phản
động trong lĩnh vực chính trị tư tưởng, đặc biệt là với thế hệ trẻ. Những hoạt động
này đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội, đặc biệt là
trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

2.2. Sử dụng các phương tiện tuyên truyền, truyền thông để tạo ra ảnh
hưởng tiêu cực đến quan điểm, tư tưởng của người dân.
Sử dụng các phương tiện tuyên truyền, truyền thông để tạo ra ảnh hưởng tiêu
cực đến quan điểm, tư tưởng của người dân là sử dụng các phương tiện truyền thông
đại chúng như truyền hình, radio, báo chí, trang web và mạng xã hội để truyền tải
thông điệp tiêu cực và có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến tư tưởng và quan điểm của
người dân. Đây còn được gọi là tuyên truyền tiêu cực. Nó có thể được sử dụng để
thúc đẩy các ý kiến hoặc quan điểm sai lệch, thường là để hỗ trợ cho một chính trị,
tôn giáo hoặc nhóm xã hội nhất định.

Các thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch như:

- Sử dụng các từ ngữ khó nghe, tệ hơn là sử dụng ngôn ngữ văn hoa để tạo ra
cảm giác khó chịu, không thoải mái trong tâm trí của người xem. Sử dụng các hình
ảnh, video gây sốc, kinh hoàng, tàn nhẫn để tạo ra sự đồng cảm và xúc động của
người dân, đánh vào cảm xúc của người dân và tạo ra sự chia rẻ trong xã hội.

- Phát tán thông tin sai lệch có thể là dựa trên tin đồn hoặc tin giả, để gây nên
sự hoang mang, lo âu cho người dân và làm ảnh hưởng đến quan điểm của họ về
một vấn đề nào đó. Khuếch trương và lan truyền tư tưởng và giá trị độc hại gây
ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng

- Chủ động chi phối dư luận bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông
và quản lý tinh thần của người dân thông qua việc cản trở hoặc kiểm soát thông tin.
Việc này có thể dẫn đến sự mất niềm tin và tinh thần lạc quan của người dân.

- Sử dụng các chương trình truyền hình hoặc các trang web để truyền tải thông
điệp bất cứ lúc nào, ví dụ như sử dụng hình ảnh, âm thanh, từ ngữ hoặc trình diễn
một cách lôi cuốn tạo thông điệp chống đối với một nhóm cộng đồng hoặc đối tượng
nào đó, nhằm mục đích tạo ra sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo hoặc giới tính để đẩy
mạnh các kết luận tiêu cực về một nhóm dân chúng cụ thể.

- Tuyên truyền các quan điểm chính trị sai lệch hoặc khuyến khích người dân
trốn thuế hoặc tham gia vào những hoạt động bất hợp pháp, kích động phản động

- Sử dụng các phương tiện truyền thông để liên tục giãi bày các vấn đề riêng
tư của các nhân vật nổi tiếng, các nhân vật chính trị hoặc các nhân vật công khai
khác, tạo ra sự mất uy tín, hoặc tạo nên sự chia rẻ và phân biệt..

- Giả danh quan chức cấp cao, đánh vào sự tin tưởng của người dân vào chính
quyền. Sử dụng các trang web giả mạo hoặc các tài khoản mạo danh để phát tán các
thông tin giả mạo, đánh vào sự tin tưởng của người dân vào các phương tiện truyền
thông và chính phủ.

Tóm lại các vấn đề tuyên truyền tiêu cực liên quan đến xuyên tạc sự thật lịch
sử, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bịa đặt, vu cáo, kích
động chống Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp, kêu gọi biểu tình, tụ tập tạo
điểm nóng, đánh lừa dư luận, đưa những thông tin thất thiệt, mang tính tiêu cực,
giật gân, câu view, gây hoang mang đến dư luận xã hội đều đáng lên án vì chúng
gây hậu quả nghiêm trọng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

2.3. Xâm nhập và tấn công các tổ chức chính trị, đánh sập chính quyền
địa phương, các cơ quan và tổ chức của đất nước.
Một trong những thủ đoạn chống phá phổ biến của chủ nghĩa đế quốc và các
thế lực thù địch là xâm nhập và tấn công các tổ chức chính trị, đánh sập chính quyền
địa phương, các cơ quan và tổ chức của đất nước. Đây là những hoạt động tiềm ẩn
nguy cơ gây nên những hậu quả nghiêm trọng về mặt chính trị, kinh tế và xã hội.
Thông qua việc tấn công và xâm nhập, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
có thể kiểm soát, can thiệp vào hoạt động của các tổ chức chính trị, cản trở sự phát
triển của đất nước và tạo ra

Các hoạt động xâm nhập và tấn công của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch thường được thực hiện thông qua những phương thức đa dạng và tinh vi
như tiếp tay cho các nhóm phản động, tạo ra sự rối loạn trong cộng đồng, tiếp tay
cho các tổ chức khủng bố hoặc các cuộc đảo chính, chia rẽ và tạo mối bất hoà giữa
các đối tượng khác nhau. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với các quốc gia đang
phát triển với hệ thống chính trị chưa được vững chắc, đặc biệt là khi các tổ chức
đó chưa đủ lớn và mạnh để tự bảo vệ mình.

Để đối phó với các thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực xâm nhập và tấn công
các tổ chức chính trị, đánh sập chính quyền địa phương, các cơ quan và tổ chức của
đất nước, cần phải tăng cường sự hiểu biết và nâng cao nhận thức của người dân về
tình hình an ninh quốc phòng. Ngoài ra, cần phải xây dựng và nâng cao hệ thống
phòng thủ, củng cố sự đoàn kết của các tổ chức chính trị và cơ quan chức năng,
đồng thời tăng cường giám sát, kiểm soát và phòng chống các hoạt động phản động
và gián điệp.

2.4. Thực hiện các hoạt động gián điệp, phá hoại, tác động đến các quyết định,
chính sách của đất nước.

Hoạt động gián điệp, phá hoại và tác động đến các quyết định, chính sách
của đất nước là những hình thức tấn công cực kỳ nguy hiểm của các thế lực thù
địch. Bằng cách xâm nhập và thâm nhập vào các tổ chức chính trị, các cơ quan và
tổ chức của đất nước, các thế lực này có thể tiếp cận được với các thông tin mật và
quan trọng, từ đó thực hiện các hoạt động gián điệp nhằm phá hoại sự ổn định của
đất nước. Ngoài ra, họ còn thực hiện các hoạt động tác động đến quyết định và
chính sách của đất nước bằng cách sử dụng các phương tiện tuyên truyền, truyền
thông để tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến quan điểm, tư tưởng của người dân.

Những hoạt động gián điệp, phá hoại và tác động đến các quyết định, chính
sách của đất nước đang ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi hơn. Các thế lực thù
địch đã áp dụng các công nghệ tiên tiến như mạng máy tính, truyền thông, kỹ thuật
điện tử để thực hiện các hoạt động tấn công này. Họ sử dụng các phương tiện tuyên
truyền, truyền thông để đưa ra các thông tin sai lệch, mâu thuẫn, đồng thời tung ra
các tin tức giả mạo nhằm làm mất lòng tin của người dân đối với chính quyền, ảnh
hưởng đến sự ổn định của đất nước.

Để đối phó với các hoạt động gián điệp, phá hoại và tác động đến các quyết
định, chính sách của đất nước, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức
năng trong nước. Các cơ quan bảo vệ an ninh phải nắm vững các thông tin liên quan
đến các hoạt động tấn công của các thế lực thù địch và đưa ra các biện pháp phòng
ngừa kịp thời. Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức của người dân về tình hình an ninh
quốc phòng, thông qua các hoạt động tuyên

Chúng tìm mọi cách “phi chính trị hóa” quân đội và công an; tuyên truyền,
chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với quân đội và công an; gây mâu thuẫn
trong nội bộ lực lượng vũ trang (LLVT). Lợi dụng các mối quan hệ, tiếp xúc về QP-
AN, chúng mua chuộc cán bộ, chiến sĩ LLVT, làm chuyển hóa nội bộ LLVT về
nhân sự, tổ chức; tìm cách thâm nhập, điều tra bí mật QP-AN, bí mật quân sự, đặc
biệt là khả năng phòng thủ đất nước, trình độ, khả năng tác chiến của quân đội, tổ
chức, biên chế, trang bị của LLVT, phương án xử trí trong các tình huống QP-AN;
lôi kéo Việt Nam tham gia các liên minh quân sự. Chúng tổ chức các hoạt động tình
báo, gián điệp, gây cơ sở và phá hoại từ bên trong; kích động bạo loạn lật đổ, ly
khai; khi gặp tình huống và thời cơ thuận lợi chúng có thể tổ chức lực lượng phản
ứng nhanh, gây xung đột vũ trang để hỗ trợ cho lực lượng phản động bên trong tiến
hành bạo loạn ở những địa bàn xung yếu, tổ chức tập kích đường không vào những
mục tiêu chiến lược của ta, không loại trừ khả năng tạo cớ tiến hành chiến tranh
xâm lược khi thời cơ chín muồi. Chúng xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng,
chủ trương và chính sách đối ngoại của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, chia
rẽ, gây mâu thuẫn giữa Việt Nam với các nước láng giềng, khu vực và cộng đồng
quốc tế. Chúng sử dụng các tổ chức ngoại giao của chính phủ, tổ chức ngoại giao
nhân dân, các tổ chức phi chính phủ (NGO) để đòi Việt Nam thực hiện các giá trị
tự do, dân chủ, nhân quyền theo kiểu phương Tây.

3. Ảnh hưởng của thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực chính trị tư tưởng đối với
thế hệ trẻ hiện nay
3.1. Tác động đến quan điểm, tư tưởng của thế hệ trẻ
Trong mọi giai đoạn lịch sử, lực lượng thanh niên luôn luôn là lực lượng tiên
phong, đi đầu trong hầu hết mọi hoạt động bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Đặc biệt
là trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập thế giới như hiện nay, vai
trò của thế hệ trẻ lại càng trở nên trọng yếu hơn bao giờ hết. Bên cạnh những điều
kiện thuận lợi để phát thì cũng có những mặt bất lợi, thử thách dành cho thế hệ trẻ
ngày nay. Do những trải nghiệm cuộc sống chưa đủ để sàng lọc, đối phó trước
những vấn đề tiêu cực của xã hội và tâm lý dễ tiếp cận, thích tự do, đặc biệt là nhận
thức về chính trị - xã hội còn khá hạn hẹp nên dễ dàng bị các thế lực thù địch lợi
dụng. Chúng dùng mọi cách như tuyên truyền, kích động, mua chuộc nhằm tha hóa,
phá hoại lực lượng tiên phòng này.

Trong một thời đại phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ như hiện
nay, không khó để tuyên truyền hay phát động một vấn đề và nó lại rất dễ dàng tiếp
cận đến đại chúng. Các thế lực thù địch đánh vào tâm lý tò mò của thế hệ trẻ mà
đăng tải nhiều tài liệu có nội dung phản động, thông tin mập mờ không đúng với
bản chất, có dụng ý xấu như: phủ nhận thành quả của đất nước, dân tộc trong quá
khứ và hiện tại, vị thế uy tín của Việt Nam đối với quốc tế; tạo các diễn đàn để lôi
kéo lượng truy cập và định hướng bình luận theo hướng tiêu cực với mục đích gieo
rắc sự hoài nghi, chán nản đến mất phương hướng chính trị. Thậm chí chúng còn
phát tán các ấn phẩm đồi trụy, bạo lực, cổ súy cho lối sống tha hóa, chạy theo hưởng
lạc, không làm việc, học tập.

Các thế lực thù địch đưa ra các thông tin hạ thấp, bôi nhọ danh dự của các
cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước; khoét sâu vào vụ việc tham nhũng, tiêu cực
trong xã hội để điều hướng dư luận và lợi dụng lòng tin để kích động thế hệ trẻ tỏ
thái độ tiêu cực với những vấn đề trên. Đặc biệt ở những địa bàn nhạy cảm, hay
trước các sự kiện chính trị, xã hội lớn thì bọn chúng tăng cường tuyên truyền, xúi
giục thanh niên chống đối chính trị hoặc tham gia các hoạt động chống đối, mất trật
tự an ninh. Thật đáng tiếc, bởi thời gian gần đây đã có một số lượng tri thức trẻ, học
sinh, sinh viên đã bị ảnh hưởng và thật sự tin tưởng vào những thông tin sai lệch
kia dẫn đến hành vi kích động, hùa theo tử tưởng phản động; bám víu vào cái gọi
là “tự do ngôn luận”, “xã hội dân sự” mà nói xấu chế độ, Đảng và Nhà nước.

Quan điểm, tư tưởng của thế hệ trẻ đã bị tác động một cách nặng nề dẫn đến
các hệ quả xấu như trên hay thậm chí là bác bỏ cả lịch sử, bản chất của dân tộc, của
ông cha đã nỗ lực bảo vệ và xây dựng.

3.2. Gây ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước và gây tổn thất cho
nền kinh tế và xã hội.
Các thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch không ngừng gia tăng, chúng
đã lợi dụng những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, các sự kiện trọng đại
của đất nước, các vấn đề được dư luận quan tâm, đặc biệt là khó khăn về kinh tế -
xã hội đất nước do ảnh hưởng của các đợt bùng phát dịch Covid- 19. Chẳng hạn
như việc chỉ trích, xuyên tạc công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Đảng,
Nhà nước ta là sai lầm, vi phạm quyền con người. Chỉ trong tháng 7 và tháng 8-
2021, trên nhiều chuyên mục của đài, báo nước ngoài không có thiện chí với Việt
Nam đã có hàng trăm bài viết; còn trên các trang mạng xã hội, số lượng này lớn
hơn nhiều với nội dung cố tình bóp méo sự thật, khích bác về công tác phòng, chống
dịch bệnh COVID-19 của Việt Nam. Đó là những luận điệu như “mùa dịch COVID-
19 mà ngăn sông cấm chợ”, “chỉ biết ra lệnh phong tỏa, cách ly để mặc dân sống
cơ hàn, vật lộn với khó khăn tận cùng” hoặc chỉ trích “chống dịch kiểu Việt Nam
khiến dịch bệnh lây lan ngày càng nhiều”. Thậm chí, họ còn đưa ra luận điệu vu vạ
rằng “chính quyền bỏ mặc người dân”, “chỉ giỏi tuyên truyền sáo rỗng”, “cố tình
che giấu sự thật” về dịch bệnh COVID-19. Họ còn quy chụp Chính phủ “bỏ rơi
công dân Việt Nam ở nước ngoài”, “đóng cửa biên giới”, “bế quan tỏa cảng”, “ngăn
cản công dân Việt Nam trở về Tổ quốc, quê hương”.

Họ còn xuyên tạc và ra vẻ quan ngại rằng “đang có sự bất bình đẳng trong
khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội và hỗ trợ của chính quyền” nhằm hạ bệ uy tín
của Đảng, Nhà nước, phủ định quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong việc vừa
bảo vệ an toàn tuyệt đối tính mạng của nhân dân, vừa tập trung phát triển kinh tế;
vu cáo Việt Nam “vi phạm nhân quyền, đẩy người dân vào cảnh thiếu đói cùng cực”
trong điều hành chống dịch bệnh COVID-19. Từ đó, họ kích động nhân dân “bất
tuân dân sự”, đi ngược lại các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mà rộng hơn là
chống lại các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Không những thế,
bằng các hoạt động đầu tư, viện trợ, đào tạo, các thế lực thù địch cố tình tạo sự phát
triển chênh lệch giữa các vùng, miền, các ngành kinh tế, sự mất cân đối của nền
kinh tế quốc dân, đồng thời đặt ra những điều kiện ràng buộc về mặt chính trị gắn
với gây sức ép về chính trị để từng bước can thiệp nội bộ và tạo sự chuyển hóa theo
quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Thông qua những hoạt động đó đã gây khó khăn cho
nền kinh tế nước ta nhằm làm rối loạn thị trường và xã hội, hạ thấp uy tín của Việt
Nam trên trường quốc tế, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc từ đó làm ảnh hưởng
đến sự phát triển về kinh tế, kinh tế phát triển trì trệ. Không chỉ dừng lại ở đó, các
thủ đoạn chống phá đã phần nào đã hạ bệ uy tín của Việt Nam do đó việc viện trợ
của nước ngoài dành cho Việt Nam cũng bị hạn chế, nảy sinh các hiện tượng tiêu
cực trong xã hội. Chẳng hạn như việc lan truyền những tin đồn về Việt Nam sử
dụng vắc xin không đúng mục đích từ đó làm cho một số người dân không chấp
hành tốt việc tiêm chủng gây lây lan dịch bệnh từ đó làm cho dịch bệnh kéo dài làm
cho nền kinh tế khó có thể phục hồi và phát triển nhanh chóng.

Những thủ đoạn chống phá ấy nhằm làm giảm đi sự phát triển của kinh tế
Việt Nam, đưa kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế thị trường hướng xã hội chủ nghĩa
dần dần theo quỹ đạo kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, từng bước làm mất vai
trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Các thế lực thù địch luôn tìm cách
phủ định tính khách quan và bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa; lợi dụng, xuyên tạc chính sách và thành tựu phát triển kinh tế - xã hội
của Đảng và nhân dân ta; phủ nhận chức năng Quân đội tham gia phát triển kinh tế.
Từ đó chia rẻ sự đoàn kết của nhân ta trong việc phát triển kinh tế, gây tổn thất
nhiều cho nền kinh tế khi cứ mãi chìm trong sự trì trệ, không thể phục hồi được.

3.3. Gây bất ổn, phá hoại tình hình chính trị, an ninh trật tự, tạo nên sự hoang
mang, mất độ tin cậy vào chính phủ và các tổ chức chính trị.
Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn có mục đích tạo ra sự bất ổn,
phá hoại tình hình chính trị, an ninh trật tự của một quốc gia nhằm đánh sập chính
phủ, tạo ra sự hoang mang và mất độ tin cậy vào các tổ chức chính trị. Các hoạt
động như đánh bom, tấn công khủng bố và các vụ nổ bom tự sát thường xuyên xảy
ra, gây ra những thương vong nghiêm trọng và đặc biệt là tạo ra sự hoang mang cho
người dân. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch còn sử dụng các phương tiện truyền
thông để phát tán tin tức giả mạo, gây rối và tạo nên sự hoang mang, tăng lên sự bất
ổn trong xã hội. Những hành động này đều nhằm vào mục đích tạo ra sự mất độ tin
cậy vào chính phủ và các tổ chức chính trị, gây ra sự phân chia và mất ổn định cho
đất nước.

Sự phát triển của internet đã “tạo điều kiện” cho nhiều người sử dụng không
gian mạng để phát tán quan điểm, ý kiến, dù quan điểm, ý kiến đó không phù hợp
với thực tiễn cũng như chủ trương, đường lối của Đảng. Các đối tượng lập ra các
hội, nhóm trá hình để tuyên truyền, lôi kéo những người nhẹ dạ, tán phát các ý kiến
tiêu cực, đi ngược với chủ trương, đường lối; kích động tư tưởng, thái độ chống đối.
Các thế lực thù địch mưu toan phát triển, đưa các hội, nhóm trên không gian mạng
thành tổ chức, hoạt động dưới dạng câu lạc bộ tự do, nhằm gây nhiễu thông tin,
chống phá đất nước. Chúng xuyên tạc, bôi nhọ, đả kích bản sắc văn hóa dân tộc;
đặc biệt là truyền thống văn hóa, văn nghệ cách mạng, lối sống XHCN - những giá
trị tinh thần của chế độ XHCN; truyền bá văn hóa, lối sống tư sản phương Tây vào
nước ta - lối sống thực dụng, vụ lợi cá nhân, sùng bái đồng tiền, dâm ô, trụy lạc phi
nhân tính...; kích thích sự phục hồi, phát triển lối sống mê tín dị đoan, tôn thờ chủ
nghĩa hữu thần; tìm hiểu, móc nối, mua chuộc, lôi kéo, kích động trí thức, văn nghệ
sĩ có tư tưởng bất mãn, thù địch, cơ hội, hữu khuynh cực đoan, sa đọa về phẩm chất
đạo đức,... vào con đường phản bội, chống lại Đảng, Nhà nước và nhân dân; tìm
cách thao túng, lũng đoạn, chi phối các cơ quan, tổ chức văn hóa, văn nghệ làm cho
văn hóa, văn nghệ đi chệch định hướng XHCN. Không những vậy chúng còn lợi
dụng sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, các thế lực thù địch đã
tấn công quyết liệt vào nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước ta là chủ nghĩa Mác
- Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đả kích đường lối cách mạng của Đảng, bài xích
định hướng XHCN. Chúng phát hiện những người bất mãn trong nội bộ Đảng, Quân
đội, bộ máy nhà nước để tìm cách lôi kéo, lái những người này đi theo quan điểm
của chúng làm nòng cốt để chuyển hóa từ bên trong; kích động tâm lý hoài nghi
dẫn tới phủ định CNXH. Từ đó làm cho một số bộ phận trong đó có một số cán bộ,
đảng viên đã dao động, giảm lòng tin đối với chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh cũng như con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và dân tộc ta
đã lựa chọn. Một số kẻ cơ hội, xét lại, phản bội đã tung ra những bài viết xuyên tạc,
vu khống, bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước ta. Những việc làm ấy đã gieo hoang mang, hoài nghi
cho không ít người. Bằng cách đó, họ muốn tạo nên một sự “tự diễn biến” từ bên
trong xã hội ta, trước hết là “tự diễn biến” về nhận thức, tư tưởng, từ đó dẫn đến
những “tự diễn biến” về các mặt khác. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, sinh viên,
học sinh phai nhạt lý tưởng cách mạng, thờ ơ chính trị, giảm sút và mất lòng tin vào
thắng lợi của CNXH, vào khả năng lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng
xã hội mới, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, dẫn tới những nhận thức lệch lạc,
ngả nghiêng về bản lĩnh chính trị, lập trường quan điểm, đã phụ họa với những quan
điểm sai trái, phát ngôn theo luận điệu của các thế lực thù địch, phủ định chủ nghĩa
Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, các thế lực thù địch sử dụng “vấn đề nhân quyền” để phá hoại
về tư tưởng đối với Việt Nam, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của chúng ta,
đặt điều kiện hòng ép ta thoả hiệp, nhượng bộ về chính trị, thay đổi đường lối của
ta, đi theo quỹ đạo của chúng, núp dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” để tuyên
truyền, kích động dư luận thế giới cô lập Việt Nam, gieo rắc sự nghi ngờ trong các
công dân Việt Nam đối với Nhà nước, kích động và khơi dậy sự phản kháng của
những kẻ bất mãn, những phần tử cơ hội, thoái hóa biến chất, những người trước
đây cộng tác với chế độ cũ, hiện đang còn ở lại Việt Nam. Các thế lực thù địch còn
vu khống, xuyên tạc chính sách của Nhà nước ta về tôn giáo, dân tộc, chính sách
đối với văn nghệ sĩ. Không chỉ vậy, các thủ đoạn ấy đã làm chuyển đổi giá trị thẩm
mỹ, thị hiếu nghệ thuật, chuyển đổi các thang bậc giá trị của xã hội theo chiều hướng
xấu, làm cho lối sống thực dụng có chiều hướng gia tăng.
Đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay, một số ít đã dần quên đi những tinh hoa văn
hóa của dân tộc thay vào đó là tiếp thu những văn hóa đồi trị. Các thủ đoạn chống
phá ấy còn gây bức xúc làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước,
là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khiếu kiện đông người
ngày một tăng, kích động những người có tâm trạng bất mãn, những lực lượng xấu
trong xã hội để gây bạo loạn lật đổ chính quyền. Không chỉ dừng lại ở đó, các thế
lực chống phá thường trộn lẫn thông tin thật - giả, đúng - sai, đưa người đọc đi vào
ma trận thông tin trên không gian mạng với những cái bẫy đã giương sẵn, được dẫn
dắt bởi những bình luận, chia sẻ “chim mồi” kích động, kèm theo đó là những phân
tích, bình luận mang nặng tính suy diễn chủ quan, phiến diện, mập mờ càng gây
nhiễu thông tin, gây tâm lý hoang mang, hoài nghi cho người đọc. Nguy hiểm hơn,
sự phát tán thông tin hỗn độn, sai lệch như thế làm cho nhiều người mất niềm tin,
tẩy chay cả những thông tin tốt đẹp, hoài nghi với cả những thông tin chính thống,
sự thật.

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI CÁC THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ
TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG
1. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về nguy cơ chống phá trên lĩnh vực
chính trị tư tưởng.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về nguy cơ chống phá trên lĩnh vực chính
trị tư tưởng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm đối phó với các hoạt
động chống phá và phản động của các thế lực thù địch. Việc nâng cao nhận thức
này giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về mối nguy hại của các hoạt động chống phá, từ
đó có những biện pháp phòng ngừa và đối phó kịp thời.

Để nâng cao nhận thức của cộng đồng, truyền thông đóng vai trò quan trọng
trong việc phổ biến thông tin về nguy cơ chống phá trên lĩnh vực chính trị tư tưởng.
Các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, radio và các mạng xã hội
có thể sử dụng để đưa thông tin đến với đông đảo người dân. Việc đưa ra các tình
huống thực tế và những hậu quả nghiêm trọng của các hoạt động chống phá sẽ giúp
người dân hiểu rõ hơn về nguy cơ và tầm quan trọng của việc bảo vệ chính trị tư
tưởng.

Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, đào tạo và giáo dục nhằm
nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng là một giải pháp quan trọng. Các hoạt động
này có thể được tổ chức tại các trường học, cơ quan và tổ chức địa phương để giúp
tăng cường nhận thức của người dân về nguy cơ chống phá trên lĩnh vực chính trị
tư tưởng. Các chương trình giáo dục và đào tạo này cũng cần được thiết kế sao cho
phù hợp với đối tượng người tham gia, giúp họ hiểu rõ hơn về vấn đề này và biết
cách đối phó kịp thời.

2. Tăng cường năng lực, trang bị cho các cơ quan an ninh, cơ quan tình
báo để phòng ngừa và đối phó với các hoạt động chống phá.

Trong bối cảnh hiện nay, các thế lực chống phá trên lĩnh vực chính trị tư
tưởng đã sử dụng những phương thức, thủ đoạn rất tinh vi và ngày càng được cải
tiến để đối phó với các biện pháp đấu tranh của chính quyền. Do đó, nâng cao năng
lực và trang bị cho các cơ quan an ninh, cơ quan tình báo là một trong những giải
pháp hiệu quả để phòng ngừa và đối phó với các hoạt động chống phá.

Thứ nhất, để tăng cường năng lực cho các cơ quan an ninh, cơ quan tình báo,
chính phủ cần đầu tư nhiều hơn vào đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ
trong các cơ quan này. Đây là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực và
hiệu quả trong công tác phòng ngừa, đối phó với các hoạt động chống phá. Các cơ
quan này cần được trang bị các công cụ, kỹ thuật, công nghệ hiện đại nhất để có thể
phát hiện, đánh giá, theo dõi và đối phó với các thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực
chính trị tư tưởng.
Thứ hai, cần tăng cường sự hợp tác giữa các cơ quan an ninh, cơ quan tình
báo trong việc thu thập thông tin và đối phó với các hoạt động chống phá. Việc hợp
tác giữa các cơ quan này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả mà còn giúp tránh tình
trạng chèn ép, can thiệp vào lãnh đạo và quyền hạn của các cơ quan khác.

Cuối cùng, chính phủ cần tăng cường sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các
cơ quan an ninh, cơ quan tình báo để có thể trang bị và nâng cao năng lực cho các
cơ quan này. Cần tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan này hoạt động hiệu quả,
đồng thời cũng cần tăng cường sự kiểm soát để đảm bảo tính chính trực, trách nhiệm
trong công tác phòng ngừa, đối phó với các hoạt động chống phá trên lĩnh vực chính
trị tư tưởng.

3. Phát triển mạnh mẽ các tổ chức chính trị, tôn vinh các giá trị truyền
thống

Phát triển mạnh mẽ các tổ chức chính trị là một trong những cách hiệu quả
để đối phó với các thế lực thù địch và bảo vệ an ninh quốc gia. Việc xây dựng và
phát triển các tổ chức chính trị sẽ giúp tăng cường vai trò và năng lực của các đảng
và tổ chức chính trị trong việc tuyên truyền, giáo dục, thực hiện các chính sách,
pháp luật của nhà nước. Các tổ chức chính trị còn đóng vai trò quan trọng trong
việc tuyên truyền các giá trị văn hóa, đạo đức, tôn vinh các anh hùng, người có công
với đất nước, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và xây dựng đất nước.

Tôn vinh các giá trị là một trong những cách quan trọng để giữ vững và phát
triển bản sắc văn hóa, đạo đức của dân tộc, tạo động lực cho người dân yêu nước
và gắn bó với đất nước. Các giá trị này gồm những phẩm chất đạo đức cao, những
giá trị văn hóa truyền thống, những phẩm chất tinh thần của dân tộc, những thành
tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ của đất nước. Tôn vinh các giá trị là cách hiệu
quả để giữ vững lòng yêu nước của người dân và đẩy mạnh phong trào thi đua yêu
nước.
Các giá trị và tổ chức chính trị đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các
chính sách, pháp luật để bảo vệ chủ quyền, đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh
tế-xã hội và bảo vệ tư tưởng chính trị. Việc xây dựng và thực hiện các chính sách,
pháp luật phù hợp với thực tiễn của đất nước, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã
hội, cùng với việc tôn vinh các giá trị văn hóa, đạo đức, tinh thần của dân tộc là một
trong những cách quan trọng để bảo vệ và phát triển quốc gia, đánh bại các thế lực
thù địch.

4. Tăng cường việc giáo dục, truyền thông và nâng cao nhận thức của các
tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về ý thức tự vệ, bảo vệ chủ
quyền, giữ gìn an ninh quốc gia và phòng chống các thủ đoạn chống
phá.

Để đối phó với các thế lực thù địch và bảo vệ an ninh quốc phòng, việc tăng
cường giáo dục và nâng cao nhận thức của tất cả các tầng lớp nhân dân là cực kỳ
quan trọng. Trong thời đại công nghệ 4.0, việc sử dụng các phương tiện truyền
thông và mạng xã hội để tuyên truyền và giáo dục cũng đang trở thành xu hướng
không thể thiếu. Vì vậy, chính phủ đang tăng cường các hoạt động giáo dục, truyền
thông và nâng cao nhận thức cho nhân dân về an ninh quốc phòng.

Các hoạt động giáo dục và truyền thông được tổ chức và triển khai khắp nơi,
từ các trường học, cơ sở sản xuất, địa phương đến các trung tâm văn hóa, trung tâm
thông tin, thư viện. Các chương trình giáo dục và truyền thông tập trung vào việc
giới thiệu các chính sách, pháp luật và quy định liên quan đến an ninh quốc phòng,
nâng cao nhận thức về vai trò của các tổ chức chính trị trong việc bảo vệ chủ quyền
và an ninh quốc gia, giúp người dân hiểu rõ các nguy cơ, mối đe dọa và các biện
pháp phòng ngừa.

Đặc biệt, các hoạt động này đặc biệt quan tâm đến giới trẻ. Những chương
trình giáo dục và truyền thông đang tập trung vào việc truyền tải cho học sinh và
sinh viên về ý thức tự vệ, giữ gìn an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền, đặc biệt là về
việc phòng chống các thủ đoạn chống phá. Những thông điệp như vậy sẽ giúp học
sinh và sinh viên hiểu được vai trò của mình trong việc bảo vệ đất nước và tăng cao
ý thức trách nhiệm với đất nước.

5. Thúc đẩy tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, nhất là trong lĩnh vực thông tin,
truyền thông, tình báo.

Thúc đẩy tăng cường hợp tác quốc tế là một chiến lược được sử dụng trong
các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, an ninh và quân sự để đưa các nước và tổ chức
quốc tế cùng nhau hợp tác và đối phó với các thách thức toàn cầu. Hoạt động của
thức đẩy này bao gồm việc tăng cường quan hệ ngoại giao, đào tạo cán bộ, chuyển
giao công nghệ, hợp tác về tình báo và an ninh, cùng với việc thúc đẩy các hoạt
động truyền thông và tác động đến ý thức công chúng.

Hoạt động của thức đẩy tăng cường hợp tác quốc tế bao gồm:

- Tạo ra các liên minh, hiệp hội và tổ chức quốc tế để giải quyết các vấn
đề chung.
- Tăng cường giao lưu và trao đổi văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ
thuật giữa các quốc gia.
- Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.
- Hợp tác trong các lĩnh vực an ninh và quân sự để đối phó với các thế
lực thù địch.

Việc thực hiện thức đẩy tăng cường hợp tác quốc tế đã mang lại nhiều kết
quả tích cực trong lĩnh vực phòng chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
trong lĩnh vực truyền thông. Cụ thể, một số số liệu chứng minh như sau:
- Năm 2019, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với 10 quốc gia thành viên, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác truyền thông
giữa các quốc gia.
- Trong năm 2020, Việt Nam đã đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN và
đã thành lập Trung tâm Thông tin ASEAN để tăng cường hợp tác truyền
thông giữa các quốc gia thành viên.
- Việt Nam đã hợp tác với các quốc gia khác trong việc triển khai các
chiến lược truyền thông nhằm chống lại các thế lực thù địch, đặc biệt là các
tổ chức khủng bố và mạng lưới tội phạm.
- Việt Nam đã tham gia các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, APEC,
WTO, ASEAN và các tổ chức khác để tăng cường hợp tác truyền thông và
phòng chống chủ nghĩa đế quốc.

Tổng kết lại, thức đẩy tăng cường hợp tác quốc tế đã đóng góp tích cực vào
việc phòng chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong lĩnh vực truyền
thông. Việc tăng cường hợp tác giữa các quốc gia là cần thiết để đối phó với những
thách thức an ninh mới và đảm bảo an ninh quốc gia.

6. Xây dựng và thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến việc
bảo vệ chủ quyền, đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế-xã hội và
bảo vệ tư tưởng chính trị.

Để đảm bảo bình yên, ổn định và phát triển của đất nước, việc xây dựng và
thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền, đảm bảo
an ninh trật tự, phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ tư tưởng chính trị là vô cùng quan
trọng. Những chính sách và pháp luật này bao gồm nhiều lĩnh vực, từ đó tạo nên
một hệ thống phòng thủ chặt chẽ và hiệu quả.
Để bảo vệ chủ quyền, cần xây dựng và thực hiện các chính sách, pháp luật
về biên giới, lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế, tránh để xảy ra các tranh chấp lãnh
thổ, tranh chấp tài nguyên, đảm bảo an ninh ở khu vực biên giới. Ngoài ra, cần phải
nắm rõ tình hình quân sự, chính trị, kinh tế của các nước lân cận để có thể đưa ra
các biện pháp phòng ngừa và đối phó khi có những nguy cơ đe dọa đến chủ quyền
của đất nước.

Để đảm bảo an ninh trật tự trong nước, cần phải xây dựng và thực hiện các
chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh chống
tội phạm, tội ác, tệ nạn xã hội. Đặc biệt, cần tăng cường năng lực phòng chống
khủng bố, phòng chống đối tượng có ý định phá hoại, xâm nhập, tấn công đất nước.
Ngoài ra, cần phải đẩy mạnh công tác giám sát, quản lý, kiểm soát những hoạt động
có liên quan đến an ninh trật tự để phòng tránh bất kỳ nguy cơ nào có thể gây ảnh
hưởng đến an ninh và trật tự nội bộ của đất nước.

KẾT LUẬN
Trên thế giới hiện nay, các thế lực thù địch và chủ nghĩa đế quốc vẫn tiếp tục
sử dụng các thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực chính trị tư tưởng để thực hiện chiến
lược diễn biến hòa bình. Những thủ đoạn này gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, đặc
biệt là đối với thế hệ trẻ. Chính vì vậy, việc tìm ra giải pháp đối phó là vô cùng cần
thiết.

Các thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực chính trị tư tưởng gây ảnh hưởng lớn
đến quan điểm, tư tưởng của thế hệ trẻ. Điều này không chỉ gây ra bất ổn, phá hoại
tình hình chính trị và an ninh trật tự, mà còn gây tổn thất cho nền kinh tế và xã hội.
Vì vậy, cần có các giải pháp đối phó đúng đắn để bảo vệ chủ quyền, đảm bảo an
ninh trật tự, phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ tư tưởng chính trị.
Để đối phó với các thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực chính trị tư tưởng, việc
nâng cao nhận thức của cộng đồng về nguy cơ chống phá và tăng cường năng lực
cho các cơ quan an ninh, cơ quan tình báo là hai giải pháp quan trọng. Ngoài ra,
phát triển mạnh mẽ các tổ chức chính trị và tôn vinh các giá trị cũng là một giải
pháp quan trọng để ngăn chặn sự lan truyền của các ý kiến chống phá.

Tóm lại, việc đối phó với các thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực chính trị tư
tưởng là một vấn đề cấp bách trong thời đại hiện nay. Chỉ khi chúng ta có các giải
pháp đúng đắn và được thực hiện một cách nghiêm túc, chúng ta mới có thể ngăn
chặn được sự lan truyền của các ý kiến chống phá và bảo vệ tư tưởng chính trị của
thế hệ trẻ.

You might also like