You are on page 1of 16

Vâ Thµnh Viªn - 030836200241

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG

TÊN ĐỀ TÀI: Trên cơ sở vận dụng đường lối kháng chiến chống đế
quốc Mỹ xâm lược, Anh (chị) đề xuất một số giải pháp vận dụng
vào quá trình giải quyết xung đột chủ quyền biển đảo hiện nay.

Họ và tên sinh viên : Võ Thành Viên

Mã số sinh viên : 030836200241

Lớp, hệ đào tạo : ………………………

CHẤM ĐIỂM

Bằng số Bằng chữ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022

1
Vâ Thµnh Viªn - 030836200241
MỤC LỤC

BÀI LÀM.................................................................................................................2
MỤC LỤC................................................................................................................ 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................4
MỞ ĐẦU..................................................................................................................5
NỘI DUNG CHÍNH................................................................................................6
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................................6
1.1. Bối cảnh lịch sử..........................................................................................6
1.1.1. Thuận lợi..............................................................................................6
1.1.2. Khó khăn...............................................................................................6
1.1.3. Yêu cầu bức thiết của cách mạng........................................................6
1.2. Đường lối chủ trương chiến lược cách mạng Việt Nam trong giai đoạn
mới.....................................................................................................................7
1.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ đường lối của cuộc kháng chiến chống
đế quốc Mỹ......................................................................................................11
2. VẬN DỤNG ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ VÀO QUÁ
TRÌNH GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO HIỆN NAY
............................................................................................................................. 11
2.1. Tình hình biển đảo Việt Nam..................................................................11
2.2. Đề xuất của bản thân vận dụng đường lối kháng chiến chống đế quốc
Mỹ vào quá trình giải quyết xung đột chủ quyền biển đảo hiện nay..........12
3. LIÊN HỆ BẢN THÂN...................................................................................14
3.1. Là một công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam............14
3.2. Là một sinh viên.......................................................................................14
4. KẾT LUẬN:....................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................16

2
Vâ Thµnh Viªn - 030836200241
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CM: Cách mạng

CNXH: Chủ nghĩa Xã hội

ĐH: Đại học

TBCN: Tư bản Chủ nghĩa

XHCN: Xã hội Chủ nghĩa

3
Vâ Thµnh Viªn - 030836200241
MỞ ĐẦU
Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, là đội tiên
phong CM, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ và hy
sinh, giành nhiều thắng lợi có ý nghĩa chiến lược và mang tính thời đại, làm cho đất
nước, xã hội và con người Việt Nam ngày càng đổi mới sâu sắc. Lịch sử của Đảng
là một pho lịch sử bằng vàng. Hồ Chí Minh nói: "Với tất cả tinh thần khiêm tốn của
người CM, chúng ta vẫn có quyền nói rằng: Đảng ta thật là vĩ đại!"

Để không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và phát huy truyền thống vẻ vang
của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam rất coi trọng công tác nghiên cứu lịch sử Đảng
và tổng kết những bài học lịch sử trong từng thời kỳ cũng như trong toàn bộ tiến
trình lãnh đạo CM của Đảng.

Nghiên cứu và tổng kết các bài học lịch sử của Đảng là một phương pháp tốt
để nâng cao trình độ lý luận của cán bộ, đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo của
Đảng, góp phần khắc phục những xu hướng giáo điều và kinh nghiệm chủ nghĩa
trong Đảng. Trên cơ sở nghiên cứu và khái quát sâu sắc, toàn diện kinh nghiệm lịch
sử đã tích lũy được trong cuộc đấu tranh CM của Đảng, nếu không hiểu được mối
liên hệ lịch sử tất yếu và qua đó hiểu tiến trình phát triển có thể có của các sự kiện,
Đảng mới có thể đề ra được một đường lối chính trị hoàn chỉnh.

Việc nghiên cứu các bài học kinh nghiệm lịch sử qua các hội nghị, chủ trương,
đường lối của Đảng đã góp phần rất lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc trong thời bình hiện nay. Và một trong những bài học kinh nghiệm không thể
không kể đến đó là bài học được đúc kết từ đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu
nước 1954 – 1975, đây chính là đường lối linh hoạt sáng tạo, tài tình của Đảng giúp
nước ta hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiến lên CNXH.
Chính vì thế những bài học từ đường lối rất phù hợp với thời đại chung hiện tại
cũng như con đường CNXH mà nước ta đang đi theo. Đặc biệt trong tình hình biển
đảo phức tạp hiện nay, những bài học kinh nghiệm từ đường lối trên rất phù hợp để
Đảng và nhân dân ta vận dụng để có những đường lối chính sách giữ vũng chủ
quyền và phù hợp với tình hình quốc tế

4
Vâ Thµnh Viªn - 030836200241
NỘI DUNG CHÍNH

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Bối cảnh lịch sử

1.1.1. Thuận lợi

Đối với tình hình quốc tế, hệ thống XHCN ngày càng lớn mạnh về mọi mặt
(kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật), nhất là ở Liên Xô. Bên cạnh đó, phong trào
giải phóng dân tộc, tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và Mỹ la tinh,
phong trào hòa bình, dân chủ lên cao ở các nước TBCN.

Đối với tình hình trong nước, miền Bắc đã hoàn toàn được giải phóng và bắt
đầu bước vào công cuộc khỏi phục kinh tế, thực hiện các nhiệm vụ còn lại của CM
dân tộc dân chủ nhân dân nhằm tạo tiền đề đưa miền Bắc từng bước quá độ lên
CNXH. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp đã đẩy mạnh tinh thần thống
nhất đất nước, tạo động lực giải phóng dân tộc trong toàn Đảng toàn dân ta.

1.1.2. Khó khăn

Tình hình thế giới, đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế rất mạnh, âm mưu làm bá
chủ thế giới, Bên cạnh đó, thế giới đang đi vào thời kỳ chiến tranh lạnh, đẩy mạnh
cuộc chạy đua vũ trang và bắt đầu xuất hiện xu thế hòa hoãn. Hệ thống các nước
XHCN xuất hiện sự bất đồng ở Liên Xô và Trung Quốc về phương hướng đi lên của
CM thế giới.

Tình hình trong nước, sau hiệp định Giơnevơ, đất nước chia làm 2 miền với 2
chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Bên cạnh đó, mặc dù miền Bắc đã được giải
phóng nhưng kinh tế miền Bắc sau chiến tranh hết sức nghèo nàn và lạc hậu. Còn
miền Nam lại bị đế quốc Mỹ xâm lược, tương quan lực lượng quá lớn đã gây khó
khăn cho nước ta.

1.1.3. Yêu cầu bức thiết của cách mạng

Xuất phát từ tình hình chung của đất nước, yêu cầu bức thiết đặt ra cho Đảng
ta là phải vạch ra đường lối vừa phù hợp với mỗi miền, với cả nước và phù hợp với
cả quan điểm của Liên Xô, Trung Quốc và phù hợp với xu thế thời đại để tranh thủ
5
Vâ Thµnh Viªn - 030836200241
được sự ủng hộ của quốc tế. Đó là yêu cầu khách quan hết sức khó khăn, đòi hỏi
phải có quá trình tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo mới có thể đáp ứng được.

1.2. Đường lối chủ trương chiến lược cách mạng Việt Nam trong giai đoạn
mới

Tháng 9 – 1954, Bộ chính trị ra Nghị quyết về “Tình hình mới, nhiệm vụ mới
và chính sách mới của Đảng” trong đó đưa ra ý tưởng ban đầu là chuyển CM miền
Nam từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị là chính. Còn đối với miền Bắc,
đảng ta chủ trương “bước vào một giai đoạn mới”: “Từ chiến tranh chuyển sang hòa
bình: Nước nhà tạm chia làm hai miền, từ nông thôn chuyển vào thành thị, từ phân
tán chuyển đến tập trung.”

Hội nghị TW lần thứ 15 (1-1959) đã ra Nghị quyết về cách mạng miền
Nam.

Nghị quyết đã nêu rõ nhiệm vụ trước mắt của CM miền Nam là đoàn kết toàn
dân đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền liên
hiệp dân tộc, dân chủ ở miền Nam, nhằm thoát khỏi ách thống trị của đế quốc và
phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, xây dựng một nước
Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Nghị quyết nhấn mạnh: “Con đường phát triển cơ bản của CM Việt Nam ở
miền Nam là con đường CM bạo lực.” Nghị quyết chủ trương “lấy sức mạnh của
quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực
lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên
chính quyền CM của nhân dân.”

Nghị quyết đã mở đường cho CM miền Nam tiến lên, đã xoay chuyển tình thế,
dẫn đến cuộc Đồng Khởi oanh liệt của toàn miền Nam năm 1960, đồng thời đánh
dấu bước trưởng thành của Đảng ta, thể hiện sâu sắc tinh thần độc lập tự chủ, năng
động, sáng tạo trong đánh giá, so sánh lực lượng, trong vận dụng lý luận Mác-Lênin
vào CM miền Nam, góp phần hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung cho CM cả
nước, được Đảng hoàn chỉnh tại Đại hội làn thứ III (9-1960)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam III diễn ra từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960 tại
6
Vâ Thµnh Viªn - 030836200241
Hà Nội đã nêu rõ đường lối chung của CM tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ
hai chiến lược CM khác nhau ở hai miền: CM XHCN ở miền Bắc và CM dân tộc
dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhằm thực hiện mục tiêu chung trước mắt là giải
phóng miền Nam, hòa bình thống nhất đất nước. Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến
lược của CM cả nước và nhiệm vụ của từng miền; chỉ rõ vị trí, vai trò của CM từng
miền và mối quan hệ giữa CM hai miền như sau:

Nhiệm vụ cách mạng miền Bắc

Sau khi hoàn thành việc khắc phục hậu quả do cuộc Kháng chiến chống
Pháp để lại và thực hiện những nhiệm vụ bước đầu của chính quyền dân chủ nhân
dân theo kinh nghiệm của Liên Xô và Đông Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2,
Đại hội quyết định sẽ đưa miền Bắc đi lên CM XHCN, đưa ra nhận định đúng đắn
về miền Bắc trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

Đại hội đã xác định rõ miền Bắc đi lên CNXH từ một nền kinh tế nông nghiệp
lạc hậu, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN và diễn ra trong hoàn cảnh đất nước bị
chia cắt lâu dài. Chính vì thế, CM XHCN ở miền Bắc cần nhận được sự giúp đỡ của
các nước XHCN. Đại hội đã xác định rõ việc quá độ XHCN ở miền Bắc sẽ có vai trò
quyết định nhất với sự phát triển của toàn bộ CM Việt Nam và với sự nghiệp thống
nhất nước nhà.

Đại hội xác định đường lối chung của thời kỳ quá độ lên CNXH ở miền Bắc:
“Đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH”. Để thực hiện
mục tiêu trên, Đại hội đề ra Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961 – 1965. Nhiệm vụ
chủ yếu của Kế hoạch này là công nghiệp hóa XHCN, lấy phát triển công nghiệp
nặng làm nền tảng, đồng thời ra sức phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp.

Nhiệm vụ cách mạng miền Nam

Do Pháp không thực hiện Tổng tuyển cử theo Hiệp định Giơnevơ 1954 và việc


vận động thực hiện hiệp định bị chính quyền Diệm đàn áp, do sợ thất bại, nên Việt
Nam chưa thể thống nhất được. Do đó Đại hội đã quyết định sẽ tiến hành CM dân
tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và nhận định cuộc CM này sẽ có vai trò quyết
định trực tiếp với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

Quan hệ cách mạng hai miền

7
Vâ Thµnh Viªn - 030836200241
Đại hội nhận định CM hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn
nhau nhằm hoàn thành cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện
hòa bình thống nhất đất nước. Miền Bắc tăng gia sản xuất, là hậu phương cung cấp
sức người sức của cho tiền tuyến miền Nam tiến lên hoàn thành thắng lợi CM,
thống nhất toàn vẹn nước nhà.

Trong khi tiến hành đồng thời hai chiến lược CM, Đảng ta vẫn kiên trì thực
hiện con đường hòa bình thống nhất theo tinh thần Hiệp định Giơnevơ, sẵn sàng
thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử hòa bình thống nhất Việt Nam, vì đó là con
đường tránh được sự hao tổn xương máu cho dân tộc ta và phù hợp với xu hướng
chung của thế giới. Tuy nhiên, Đảng ta vẫn nhấn mạnh: “Nhưng chúng ta phải luôn
nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình thế. Nếu đế quốc Mỹ và bọn tay
sai của chúng liều lĩnh gây ra chiến tranh hòng xâm lược miền Bắc, thì nhân dân cả
nước ta sẽ kiên quyết đứng dậy đánh bại chúng, hoàn thành độc lập và thống nhất
Tổ quốc”

Đại hội III đã có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn. Thể hiện tư tưởng
chiến lược: Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, vừa phù hợp với miền
Bắc, vừa phù hợp miền Nam, phù hợp cả nước Việt Nam và tinh hình quốc tế, tranh
thủ được sự đồng tình giúp đỡ của cả Liên Xô và Trung Quốc. Do đó đã tạo ra được
sức mạnh tổng hợp là “bàn đạp” để dân tộc ta đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược,
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nghị quyết trung ương Đảng lần thứ XI (03/1965) và Nghị quyết trung
ương Đảng lần thứ XII (12/1965)

Từ năm 1964 đến đầu năm 1965, cuộc đấu tranh CM của đồng bào, chiến sĩ ở
miền Nam phát triển nhanh chóng, thu được những thắng lợi ngày càng to lớn, khiến
cho chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ bị thất bại nghiêm trọng. Trước
tình hình ấy, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược "chiến tranh cục bộ", tìm mọi cách
để giữ vững những vị trí chiến lược và lực lượng. Chúng từng bước tăng cường lực
lượng chiến đấu của quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam để quyết giữ một số vùng
chiến lược quan trọng, đồng thời, mở rộng hoạt động không quân và hải quân, ném
bom bắn phá miền Bắc để gây áp lực hòng làm giảm sức tiến công của ta ở miền
Nam.

8
Vâ Thµnh Viªn - 030836200241
Trước yêu cầu mới của CM, trong năm 1965, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã
họp Hội nghị lần thứ 11 (tháng 3-1965), ra Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cấp bách
trước mắt và Hội nghị lần thứ 12 (tháng 12-1965) với Nghị quyết về tình hình và nhiệm
vụ mới. Chủ trương của Đảng thể hiện ở nội dung cơ bản của hai Nghị quyết:

Trên cơ sở phân tích tình hình chiến trường khi Mỹ đưa quân đội viễn chinh
và quân đội của các nước phụ thuộc Mỹ trực tiếp tham chiến trên chiến trường miền
Nam, Đảng ta nhận định: tính chất cơ bản của cuộc chiến tranh của Mỹ ở miền
Nam vẫn là chiến tranh xâm lược thực dân mới. Mỹ tuy có tăng về lực lượng quân
sự nhưng lại có nhiều chỗ yếu cơ bản, nhất là về chính trị.

Hai Hội nghị Trung ương đã khẳng định quyết tâm đánh Mỹ và kiên quyết
đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào
nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam.

Hai Hội nghị đã nêu rõ nhiệm vụ cấp bách ở miền Bắc lúc này là phải: "Kịp
thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng
cường lực lượng quốc phòng cho phù hợp với tình hình mới”.

Phương châm chiến lược chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
được hai Hội nghị khẳng định là: Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng
đánh càng mạnh, cần phải cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng CM
của cả hai miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi
quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam.

Tư tưởng chỉ đạo chiến lược được xác định là giữ vững và phát triển thế tiến
công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công.

Đảng ta tiếp tục khẳng định vị trí CM của hai miền Nam - Bắc vì mối quan hệ
giữa hai miền: miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Hai nhiệm vụ
đó không tách rời nhau, mà gắn bó mật thiết với nhau thực hiện khẩu hiệu chung của
nhân dân cả nước là: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Hội nghị lần thứ 11 đã chủ trương tiếp tục xây dựng miền Bắc thành một hậu
phương lớn với định hướng XHCN trong điều kiện có chiến tranh. Đó là một chủ
trương thích hợp, bảo đảm miền Bắc tiếp tục làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn
đối với tiền tuyến lớn. Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ

9
Vâ Thµnh Viªn - 030836200241
11, CM miền Bắc đã có bước chuyển hướng kịp thời về kinh tế, quốc phòng, tư
tưởng và tổ chức để tiến lên giành thắng lợi mới trong những giai đoạn tiếp theo của
CM.

Hội nghị lần thứ 12 đã phân tích một cách khoa học so sánh lực lượng giữa ta
và địch, khẳng định thất bại tất yếu của đế quốc Mỹ, vạch rõ nhiệm vụ cụ thể cho
CM hai miền, động viên quân đội và nhân dân cả nước giữ vững chiến lược tiến
công, nêu cao ý chí tự lực tự cường và ra sức tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của bè
bạn quốc tế, tiến lên đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ xâm lược.

1.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ đường lối của cuộc kháng chiến chống
đế quốc Mỹ

Một là đề ra và thực hiện đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và
CNXH để phát huy sức mạnh toàn dân đánh Mỹ, toàn quốc đánh Mỹ.

Hai là tin tưởng vào sức mạnh dân tộc, kiên định tư tưởng – chiến lược tiến
công, quyết đánh và quyết thắng đề quốc Mỹ xâm lược

Ba là thực hiện chiến tranh nhân dân, tìm ra phương pháp cách thức chiến đấu
đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo. Đó là phương pháp tổng hợp nhiều phương pháp cụ thể
kết hợp với nhau (đi từ khởi nghĩa đến chiến tranh cách mạnh; kết hợp tiến công địch
và nổi dậy của quần chúng; đánh địch trên 3 mũi giáp công: chính trị, quân sự, ngoại
giao;…)

Bốn là trên cơ sở đường lối, chủ trương chiến lược chung đúng đắn phải có công
tác tổ chức thực hiện giỏi, năng động, sáng tạo của các cấp bộ Đảng trong Quân đội, của
các ngành, thực hiện phương châm giành thắng lợi từng bước để đi tới thắng lợi hoàn
toàn.

Năm là phải hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng CM
ở cả hậu phương và tiền tuyến, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế.

2. VẬN DỤNG ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ VÀO QUÁ


TRÌNH GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO HIỆN NAY

2.1. Tình hình biển đảo Việt Nam

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Biển

10
Vâ Thµnh Viªn - 030836200241
không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng quan hệ giao thương
với quốc tế mà còn đóng vai trò quan trọng bảo đảm an ninh, quốc phòng đồng thời là
địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy,
bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc không chỉ thể hiện tư duy của
Đảng ta trong các nghị quyết đại hội mà còn trở thành một trong những nhiệm vụ
trọng yếu, thường xuyên, lâu dài đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ
thống chính trị.

Tuy nhiên những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại
đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam: đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực
biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa, bắt sống ngư dân Việt, tấn công các tàu Việt
trên vùng biển của chính Việt Nam, ngang ngược xây dựng thành phố Tam Sa trên
quần đảo Hoàng Sa… Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm
phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các
vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải
quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với
tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao
kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.

Trước bối cảnh đó, Việt Nam đã có những phản ứng mạnh mẽ theo đường
ngoại giao, cùng tiếng nói rất đúng, kịp thời, cần thiết, không né tránh một số vấn
đề mà trước đây thường cho là nhạy cảm của các nhà khoa học, sử học, luật sư và
báo chí trong nước đã nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân;
đồng thời, qua đó các cơ quan báo chí, thông tấn lớn trên thế giới đưa tin nhiều về
vấn đề này khiến dư luận quốc tế hiểu hơn về cơ sở pháp lý, lịch sử, lập trường của
Việt Nam trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông

2.2. Đề xuất của bản thân vận dụng đường lối kháng chiến chống đế quốc
Mỹ vào quá trình giải quyết xung đột chủ quyền biển đảo hiện nay

Trước nhũng diễn biến căng thẳng của tình hình biển đảo hiện nay, vận dụng
những bài học kinh nghiệm từ đường lối kháng chiến chống đế quốc Mỹ, bản thân
em có những đề xuất như sau:

Khoảng thời gian qua, sự biến đổi phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và
11
Vâ Thµnh Viªn - 030836200241
trên biển Đông đã làm cho những nhiệm vụ quốc phòng an ninh, bảo vệ đất nước,
nhất là an ninh trên biển trở thành nhiệm vụ nhiều khó khăn, thách thức đối với đất
nước ta. Để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, điều kiện
tiên quyết đặt ra là không ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng
thế trận quốc phòng toàn dân trên biển. Trong đó, xây dựng thế trận lòng dân, đảm
bảo bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc là vấn đề chiến
lược, mang tính cấp bách, then chốt.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và
rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ
gìn lấy nó”. Khẳng định của Người không chỉ thôi thúc cả dân tộc quyết tâm đánh bại
đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc mà còn đặt trách nhiệm cho các thế hệ người
Việt Nam phải biết chăm lo phát huy lợi thế và bảo vệ vững chắc vùng trời, biển, đảo
thiêng liêng của Tổ quốc. Vì vậy, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước hiện tại, chúng ta cần phải xác định rõ hai nhiệm vụ tiên quyết đặt ra đó là: Khai
thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển để phát triển kinh tế, kết hợp với
phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển,
đảo Việt Nam, xem đó là một trong những động lực cơ bản cho sự phát triển bền
vững của đất nước.

Hiện nay mật độ dân cư trên biển, đảo và quần đảo thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế
- xã hội các vùng ven biển, trên biển và trên các đảo còn chưa hoàn thiện; khả năng
bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia còn nhiều hạn chế... Do đó, cần phải đầu tư một
cách thích đáng về mọi mặt, bảo đảm cho phát triển kinh tế và tăng cường khả năng
bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển; kết hợp chặt chẽ các yếu tố: Kinh tế,
chính trị, ngoại giao, quân sự, tạo sự liên kết giữa biển, đảo và bờ nhằm phát huy
sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Kết hợp chặt chẽ phát triển
kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển.

Tuy nhiên, trước những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt
Nam, vi phạm các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 và đi
ngược lại tinh thần và nội dung của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông,
chúng ta không thể nhân nhượng, né tránh mà buộc phải có những hành động mạnh
mẽ, quyết đoán, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, buộc Trung Quốc phải tôn trọng

12
Vâ Thµnh Viªn - 030836200241
chủ quyền biển đảo của nước ta. Đảng ta cần phải có những đường lối sáng tạo, linh
hoạt, phù hợp với từng bối cảnh quốc tế, phối hợp sức mạnh toàn dân kết hợp với sự
ủng hộ của quốc tế để lên án những hành vi sai trái, vi phạm nghiêm trọng độc lập chủ
quyền nước ta.

Bên cạnh những chính sách, chiến lược mạnh mẽ, kiên quyết bảo vệ chủ quyền
dân tộc, nước ta còn cần phải chú trọng và ưu tiên giải quyết tranh chấp biển đảo bằng
biện pháp hòa bình thông qua đàm phán, thương lượng, nhằm tìm kiếm giải pháp cơ
bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan, vì độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, vì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế. Bởi
đây là biện pháp tránh được sự thương vong, tổn thất cho nước ta cũng như hòa khí,
quan hệ ngoại giao quốc tế giữa 2 nước Việt Nam và Trung Quốc. Đây cũng là biện
pháp phù hợp với xu hướng thế giới hiện tại tranh thủ được sự ủng hộ các nước trên thế
giới.

Cuối cùng để phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, Đảng và
nhân dân ta cần phải đồng lòng phối hợp với nhau. Đảng ta cần phải có những
đường lối phát triển linh hoạt, sáng tạo phù hợp với tinh thần dân tộc cũng như xu
hướng quốc tế, cần phát động tuyên truyền tình hình biển đảo, giáo dục CM, lòng
yêu nước đối với toàn thể dân tộc đặc biệt là thế hệ trẻ, thanh niên, sinh viên ở Việt
Nam và cả ở nước ngoài. Khi đó, với việc phối hợp nhiều phương pháp, đường lối
cũng như việc kết hợp sức mạnh của toàn thể dân tộc sẽ tạo nên sức mạnh to lớn
giúp nước ta bảo vệ được chủ quyền biển đảo và phát triển lợi thế biển để phát triển
bền vững đất nước.

3. LIÊN HỆ BẢN THÂN

3.1. Là một công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Là một công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bản thân chúng
ta cần phải hiểu rõ và khẳng định rõ rằng chủ quyền đối với vùng biển và hải đảo
Quốc gia Việt Nam.

Bên cạnh đó, mỗi cá thể cần phải có cho mình cho bài học kinh nghiệm từ
những cuộc kháng chiến của cha ông cụ thể: vận dụng từ đường lối kháng chiến
chống Mỹ cứu nước để giải quyết xung đột chủ quyền biển đảo, như:

13
Vâ Thµnh Viªn - 030836200241
Một là tin tưởng tuyệt đối, thực hiện theo đường lối, chủ trương của Đảng, lên
án những thông tin sai sự thật về biển đảo để tránh gây hoang mang trong nhân dân.

Hai là giữ vững một ý chí kiên định, một lòng yêu nước nồng nàn, tin vào
công lý, luôn tự nhắc nhở bản thân về chủ quyền biển đảo của nước nhà.

Ba là luôn là một công dân tốt, có ý thức và trách nhiệm đối với quê hương, đất
nước.

Bốn là luôn giữ một thái độ thiện chí, hòa giải vì hòa bình, sẵn sàng dùng bản
thân làm cầu nối để kêu gọi sự ủng hộ của bạn bè quốc tế về vấn đề biển đảo.

3.2. Là một sinh viên

Là một sinh viên em nghĩ bản thân mình cần đi đầu trong việc tích cực tuyên
truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững
biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp
tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.

Bên cạnh đó, bản thân em sẽ cần phải nhận thức rõ được nhiệm vụ và chiến
lược của bản thân cần làm gì để phát triển chính mình và trở thành người có ích cho
xã hội, Tổ quốc. Để đạt được mục tiêu ấy, em nghĩ bản thân em phải tăng cường học
tập, nghiên cứu, có lòng quyết tâm, kiên định với mục tiêu của mình để có thể góp
phần phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển,
đảo.

Bản thân là một sinh viên, là một thế hệ trẻ, em nghĩ mỗi chúng ta đều cần
phải có tinh thần cũng như trách nhiệm tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế
quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển,
đảo. Chủ động tham gia cũng như khuyến khích bạn bè, người thân tham gia các
cuộc thi, công việc liên quan tới bảo vệ chủ quyền biển, đảo để nâng cao nhận thức.

4. KẾT LUẬN:

Đường lối kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) không chỉ mang ý nghĩa to lớn
hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đầy hy sinh gian khổ đã kéo dài hàng
trăm năm và đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và CNXH mà
còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho Đảng và dân tộc ta. Những bài
học kinh nghiệm ấy đã có những đóng góp rất to lớn giúp Đảng ta có những đường
14
Vâ Thµnh Viªn - 030836200241
lối linh động, sáng tạo, phù hợp với thời bình để có thể giữ vững nền hòa bình dân
tộc cũng như tiến nhanh phát triển bền vững đất nước. Không những thế những bài
học kinh nghiệm ấy đã góp phần giúp mỗi chúng ta có thể học hỏi và tự hoàn thiện
bản thân mình ngày càng tốt và phát triển một cách toàn diện hơn.

15
Vâ Thµnh Viªn - 030836200241
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Một số giải pháp bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới - Tạp chí Quốc
phòng toàn dân. (2022). Retrieved 17 January 2022, from http://tapchiqptd.vn/
vi/bien-dao-viet-nam/mot-so-giai-phap-bao-ve-chu-quyen-bien-dao-trong-tinh-hinh-
moi/17924.html?
fbclid=IwAR3E1FFqVMbCx10QWmcnyQfkacBUUXIwwGxv8KCFiPGbXxD78nr
OoOyyZAY

[2] Nguyễn Thị Thu Lài (2021), Silde bài giảng môn Lịch sử Đảng – lớp D06, Đại
học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

[3] Thạc sỹ Nguyễn Thị Hiền (2020). Tìm hiểu đường lối chiến lược cách mạng giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954-1975) - Trang thông tin điện tử Trường
Chính trị Tỉnh Kon Tum from https://truongchinhtri.kontum.gov.vn/vi/news/nghien-
cuu-trao-doi/tim-hieu-duong-loi-chien-luoc-cach-mang-giai-phong-mien-nam-thong
-nhat-dat-nuoc-1954-1975-159.html?fbclid=IwAR2X2frkmPdazhXfFCBfeikzzhmM
_GeVIk_GamCYWjFC233ZyxB8U0NhIxE

[4] Tum, B. (2017). Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Một số bài học về sự
lãnh đạo của Đảng. Retrieved 17 January 2022, from https://www.tuyengiaokontum
.org.vn/Lich-su/cuoc-khang-chien-chong-my-cuu-nuoc-mot-so-bai-hoc-ve-su-lanh-
dao-cua-dang-315.html

16

You might also like