You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2022 – 2023

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)


Bài thi học phần: Lịch sử Đảng Việt Nam Số báo danh: 55
Mã số đề thi: 11 Mã số SV/HV: 21D100309
Ngày thi: 27/05/2023. Tổng số trang: 6 Lớp: 2312HCMI0131
Họ và tên: Trần Hoàng Trung Kiên
Điểm kết luận:
GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

Bài làm
SV/HV không
được viết vào Câu 1:
cột này)
*Nguyên nhân dẫn đến đổi mới kinh tế:
Điểm từng câu,
diểm thưởng
(nếu có) và điểm a) Việt Nam:
toàn bài
Hạn chế của cơ chế quản lý kinh tế, cụ thể là cơ chế kế hoạch tập trung
GV chấm 1: bao cấp bộc lộ nhiều khuyết tật. Lợi dụng sự kiện quân tình nguyện Việt Nam
Câu 1: ……… điểm ở Campuchia các nước đã cô lập chính trị Việt Nam, ban hành các lệnh cấm
Câu 2: ……… điểm vận đối với Việt Nam. Hơn 50 người dân Việt Nam thiếu thốn lương thực kể
…………………. cả các mặt hàng như cây kim, cuộn chỉ… sản xuất cũng không đủ tiêu dùng.
…………………. Trong khi nhập khẩu thì lớn hơn rất nhiều so với xuất khẩu.
Cộng …… điểm
b) Thế giới:
GV chấm 2:
Các cuộc cách mạng KH-CN phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các
Câu 1: ……… điểm
nước XHCN đang lầm vào khủng hoảng mất ổn định đang trong quá trình cải
Câu 2: ……… điểm
tổ, cải cách đẻ giúp đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng. Ngoài ra là sự thay
………………….
………………….
đổi về xu thế của các nước, các nước đã chuyển từ đối thoại sang đối đầu.
Cộng …… điểm
Thay vì thể hiện sức mạnh của mình trong cuộc chạy đua vũ trang thì sức
mạnh của một quốc gia được thể hiện trên sự phát triển vững mạnh của một
nền kinh tế.

Họ tên SV/HV: Trần Hoàng Trung Kiên - Mã LHP:2312HCMI0131 Trang 1/6


Từ những nguyên nhân trên, Đại hội VI của Đảng đề ra rất nhiều nội chính xoay quanh
vấn đề đổi mới toàn diện. Tuy nhiên quan trọng nhất đó là nội dung đổi mới đường lối đổi mới
kinh tế. Đây là nội dung đặc biệt quan trong và là vấn đề cần được giải quyết cấp thiết.

*Nội dung đường lối đổi mới kinh tế được Đảng đề ra tại Đại hội VI (1986)

a, Đổi mới kinh tế:

Trước hết ta phải khẳng định rằng, đổi mới ở đây không phải là từ bỏ con đường đã chọn,
không phải là từ bỏ mục tiêu XHCN mà ta biến cái mục tiêu XHCN được diễn ra nhanh hơn, hiệu
quả hơn, chúng ta chỉ đổi mới về cách thức, phương pháp thực hiện và chúng ta giữ nguyên mục
tiêu XHCN. Hướng tới mục tiêu ổn đinh nền KT-XH và cụ thể là sản xuất đủ tiêu dùng và có tích
lũy.

b, Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế:

Nếu như trước đây là cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung nhà nước quản lý chủ
yếu bằng mệnh lệnh hành chính, các cơ quan nhà nước can thiệp rất sâu vào hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Quan hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ, chủ yếu là quan hệ hiện vật.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý thì cồng kềnh nhiều cấp trung gian. Nhà nước cấp phát vốn nhà
nước nhiều nhưng không hiệu quả. Rồi thì bao cấp qua giá, tem phiếu…Ở Đại hội VI, chúng ta
dứt khoát xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp kém hiệu quả
nó làm triệt tiêu động lực kinh tế, nó làm suy yếu kinh tế XHCN chuyển qua cơ chế hạch toán,
kinh doanh XHCN, kết hợp với thị trường để giải quyết vấn đề phân phối và lưu thông.

c, Năm phương hướng cơ bản của phát triển kinh tế:

Thứ nhất, Bố trí lại cơ cấu sản xuất. Tập trung nguồn lực, con người vào nông nghiệp với
ba chương trình mục tiêu về lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Về lương
thực - thực phẩm, đảm bảo lương thực đủ ăn cho toàn xã hội và có dự trữ. Đáp ứng một cánh ổn
định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm. Bên cạnh đó, mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm phải tái
sản xuất sức lao động. Về hàng tiêu dùng, sản xuất đáp ứng nhu cầu bình thường của nhân dân
thành thị và nông thôn về những sản phẩm công nghiệp thiết yếu. Về xuất khẩu, tạo được mặt
hàng chủ lực, đạt kim ngạch xuất khẩu đáp ứng được nhu cầu về nhập khẩu của những hàng hóa
và trang thiết bị cần thiết. Ba chương trình trên là nội dung chính của chặng đường đầu đi lên
công nghiệp hóa trong chặng đường đầu của thời ký quá độ.

Thứ hai, điều chỉnh cơ cấu đầu tư xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất. Với yêu cầu cấp
bách về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng đã quyết định vị trị hàng đầu của nông nghiệp.

Họ tên SV/HV: Trần Hoàng Trung Kiên - Mã LHP:2312HCMI0131 Trang 2/6


Đưa nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn nhằm tăng nhanh khối lượng và tỷ trọng hàng hóa.
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bảo vệ và sự có hiệu quả tài nguyên rừng. Hải và thủy sản nước
ngọt, nước lợ theo hướng coi trọng cả đánh bắt và nuôi trồng, đi đôi với giải quyết việc chế biến
và vận chuyển. Công nghiệp nặng và tiếu công nghiệp thủ công nghiệp phải khai thác triệt để
nguồn nguyên liệu, đầu tư phải có chiều sâu và đồng bộ. Còn với công nghiệp nặng, ưu tiên phát
triển công nghiệp năng lượng. Kết cấu hạ tầng, chú trọng phát triển giao thông vận tải và thông
tin liên lạc. Hơn nữa, để cùng cố quan hệ sản xuất ta phải làm cho nền kinh tế quốc doanh thật sự
có vai trò chủ đạo, chi phối được các thành phần kinh tế khác, cùng cố được kinh tế tập thể bằng
cách nâng cao trình độ tổ chức, quản lý và tăng cường cơ sở vật chất.

Thứ ba, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xây
dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và trình đồ phát triển của nên kinh tế. Ta sử
dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa – tiền tệ đi đôi với đó là phải quản lý nền kinh tế bằng các
phương pháp kinh tế là chủ yếu. Đổi mới thành cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán
kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Qua việc thực hiện dân chủ qua
quản lý kinh tế, đổi mới kế hoạch hóa, sự dung tốt các đòn bẩy kinh tế kết hợp với các chính giá
cả, tiền lương, tài chính-tiền tệ và cả chính sách thuế.

Thứ tư, phát huy động lực khoa học kỹ thuật. Đại hội VI xác định rõ phải áp dụng rộng rãi
thành tựu khoa học và kỹ thuật nhằm phục vụ ba chương trình về lương thực – thực phẩm, hàng
tiêu dùng và hàng sản xuất. Đảm bảo cơ sở phát triển các ngành kỹ thuật, tham gia đắc lực lý luận
Đảng. Kết hợp mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về khoa học và kỹ thuật để nhanh
chóng nắm bắt các thành tựu khoa học, kỹ thuật.

Thứ năm, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Xác định mở rộng quan hệ phân
công, hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước XHCN. Trong các quan hệ liên minh đảm bảo
cho tất cả đều có lợi và cùng phát triển. Đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, xác
định rõ các sản phẩm xuất khẩu chủ lực và mũi nhọn. Bên cạnh đó thì cơ cấu nhập khẩu phải phù
hợp và phục vụ tốt cho việc bố trí lại cơ cấu sản xuất

*Đảng xác định đổi mới trong kinh tế làm trọng tâm là vì:

Trong xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh, các cuốc gia đã có sự thay đổi việc thể hiện
sức mạnh của quốc gia mình. Các quốc gia đều tập trung phát triển phát triển kinh tế nhằm xây
dựng sức mạnh và sự ảnh hưởng của mình lên các quốc gia khác. Đảng ta đã xác định đúng đắn
đường lối phát triển, khi kinh tế là nền tảng, cơ sở tổn tại và phát triển, một nền kinh tế yếu thì ắt
chính trị - xã hội sẽ không ổn định và ngược lại. Trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà thời điểm

Họ tên SV/HV: Trần Hoàng Trung Kiên - Mã LHP:2312HCMI0131 Trang 3/6


đó đang lâm vào khủng hoảng, nền kinh tế giảm sút cùng với những sai lầm trong bố trí cơ cấu
kinh tế dẫn đến tình hình chính trị - xã hội lúc bấy giờ gặp nhiều vấn đề, chưa ổn định để Đảng
có thể tiếp tục thực hiện một cách có hiệu quả công cuộc đi lên chủ nghĩa xã hội, phát triển đất
nước nên việc đổi mới nền kinh tế là bức rất cần thiết đối với Việt Nam để có thể thực hiện được
các chính sách đường lối của Đảng và thực hiện đi lên XHCN tiến tới phát triển đất nước một
cách toàn diện bắt kịp các nước tiên tiến hiện đại tránh nghèo nàn lạc hậu bị phụ thuộc vào các
nước lớn.

Có thể thấy rằng, qua gần 40 năm kể từ ngày diễn ra Đại hội VI, việc xác định đổi mới
kinh tế làm trọng tâm của Đảng ta là một quyết định mang tính đúng đắn dẫn đến sự độc lập dân
tộc, sự phát triển và phồn thịnh của nước ta bây giờ. Em qua đây thì em luôn tin rằng bộ máy tổ
chức nhà nước ta sẽ dẫn dắt đất nước, dẫn dắt con người đến sự phồn thịnh, hạnh phúc.

Câu 2:

*Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:

a) Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó.

Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đã chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh
sang giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đế quốc) đẩy mạnh xâm lược biến các quốc gia ở châu Á,
châu Phi, châu Mỹ La Tinh thành thuộc địa. Bên trong các nước đế quốc thì tăng cường bóc lột
nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống
trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực.
Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt, phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở các nước thuộc địa.

Ngày 1-8-1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ và kéo suốt 4 năm, nó gây ra những
hậu quả đau thương cho nhân dân các nước (khoảng 10 triệu người chết và 20 triệu người tàn phế
do chiến tranh), đồng thời cũng đã làm cho chủ nghĩa tư bản suy yếu và mâu thuẫn giữa các nước
tư bản đế quốc càng tăng thêm. Tình hình đó đã tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh ở các
nước nói chung, các dân tộc thuộc địa nói riêng phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, nhất là ở châu Á.

b) Sự ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin

Đầu thế kỷ XX, V.I. Lênin đã bảo vệ và phát triển học thuyết Mác, đưa ra lý luận về đảng
vô sản kiểu mới của giai cấp công nhân, về cách mạng vô sản trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc;
về nhiệm vụ kinh tế và chính trị trong xây dựng chủ nghĩa xã hội… Sự phát triển của chủ nghĩa
Mác–Lênin đã thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển. Chủ nghĩa Mác – Lênin chi rõ

Họ tên SV/HV: Trần Hoàng Trung Kiên - Mã LHP:2312HCMI0131 Trang 4/6


muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp
công nhân phải lập ra đảng cộng sản.

c) Thắng lợi của cách mạng Tháng 10 Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản

Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Cuộc cách mạng này giúp
chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá rộng khắp, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai
cấp công nhân, nhân dân các nước và là một trong những động lực ra đời của nhiều đảng cộng
sản: Đảng Cộng sản Đức, Đảng Cộng sản Hunggari (Năm 1918), Đảng Cộng sản Mỹ (năm
1919)…Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm Gương sáng trong
việc giải phóng dân tộc bị áp bức.

Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập. Sự ra đời của Quốc tế Cộng
sản có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nó đã trở
thành bộ tham mưu chiến đấu, tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản thế giới. Sơ thảo
lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin được công bố
tại Đại hội II Quổc tế Cộng sản vào năm 1920 đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các
dân tộc thuộc địa, mở ra con đường giải phong các dân tộc bị áp bức trên lập trường cách mạng
vô sản.

Cuộc cách mạng Tân Hợi (10/1911) ở Trung Quốc, công cuộc Canh tân đất nước của Nhật
Bản cuối thế kỷ XIX; phong trào “bất bạo động“ của Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ lãnh đạo những
năm đầu thế kỷ XX đã ảnh hưởng đến tư tưởng, thu hút sự quan tâm của nhiều người yêu nước
Việt Nam.

*Chủ nghĩa Mác – Lênin ảnh hưởng đến cách mạng thế giới

Đối với cách mạng thế giới, chủ nghĩa Mác – Lênin đã đáp ứng nhu cầu khách quan cuộc
đấu tranh của giai cấp công nhân chống áp bức bóc lột. Làm rõ những nhiệm vụ chủ yếu có tính
quy luật mà chính đảng của giai cấp công nhần cần thực hiện. Từ những hệ thống lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, cuộc cách mạng Tháng Mười Nga giành được thằng lợi to lớn. Mở đưởng
cho một thời đại mới, mở đường cho một cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các
nước và là một trong những động lực ra đời của nhiều đảng cộng sản. Chủ nghĩa Mác – Lênin mở
ra một chân trời mới cho nhân dân trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

*Chủ nghĩa Mác – Lênin ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam

Đối với cách mạng Việt Nam, kể từ khi chủ nghĩa Mác - Leenin được truyền bá vào Việt
Nam, phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách

Họ tên SV/HV: Trần Hoàng Trung Kiên - Mã LHP:2312HCMI0131 Trang 5/6


mạng vô sản dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, tư tưởng và lý luận của Lênin
về cách mạng vô sản đã mở ra chân trời mới, soi đường cho nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc và tiến lên con đường xây dựng CNXH.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đề ra và kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và vấn
đề giai cấp, xây dựng lý luận cách mạng giải phóng và phát triển dân tộc theo khuynh hướng vô
sản, giải quyết thành công mối quan hệ giữa đất nước và thời đại, giữa dân tộc và quốc tế. Những
luận điểm đó có giá trị lâu dài chỉ đạo đường lối cách mạng Việt Nam, khẳng định vai trò lãnh
đạo của Đảng ta được dẫn đường bởi Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Có thể nói răng, Chủ nghĩa Mác – Lênin mà một phần không thể thiếu đối với các quốc
gia XHCN, nó là một chân trời soi sáng con đường phát triển và tồn tại của con người. Sự thành
công, chiến thắng của các cuộc cách mạng trên thế giới đặc biệt là ở Việt Nam được góp công rất
nhiều của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Em luôn tin rằng, Chủ nghĩa Mác – Lênin sẽ soi đường cho
dân tộc Việt Nam ngày càng phát triển.
---Hết---

Họ tên SV/HV: Trần Hoàng Trung Kiên - Mã LHP:2312HCMI0131 Trang 6/6

You might also like