You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021


(Phần dành cho sinh viên/ học viên)
Số báo danh: 60
Bài thi học phần:Kinh tế chính trị
Mã số đề thi: 24 Lớp: 2134RLCP1211
Họ và tên: Hoàng Huyền Thương
Ngày thi:1/6/2021

Điểm kết luận: GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

Bài làm

Câu 1:

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thống đường lối,
chủ trương chiến lược, hệ thống luật pháp, chính sách quy định xác lập cơ chế vận
hành, điều chỉnh chức năng, hoạt động, mục tiêu, phương thức hoạt động, các quan
hệ lợi ích của các tổ chức, các chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác lập đồng bộ các
yếu tố thị trường, các loại thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

* Nhận thức về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam:

Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam đã từng bước được
hình thành và phát triển.

Phát triển thể chế kinh tế thị trường là nền tảng để giải phóng và khơi thông
mọi nguồn lực, tiềm năng và sáng tạo cho phát triển. Phát triển thể chế kinh tế thị
trường là một bước đi tất yếu và là phương tiện không thể thiếu để cho nhân loại đi
đến giàu có và phồn vinh. Với những kết quả đạt được của những năm đổi mới ở
Việt Nam có thể thấy rằng phát triển thể chế kinh tế thị trường là một hướng đi

Họ tên SV/HV: Hoàng Huyền Thương Trang 1/..


LHP:2134RLCP1211
đúng.

Tư duy về thể chế kinh tế của Đảng được đổi mới bắt đầu từ chấp nhận phát
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự
quản lý của Nhà nước. Chấp nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế khác
nhau trong nền kinh tế đã tạo ra xung lực mới cho sự phát triển và đã làm cho nền
kinh tế từ nghèo khó từng bước được cải thiện và khởi sắc đi lên. Đây là sự khẳng
định đúng đắn, XHCN phải đồng nghĩa với giàu có, sung sướng, hạnh phúc chứ
không phải thứ chủ nghĩa xã hội nô dịch, đói nghèo, bần cùng.

Điểm mới trong tư duy và nhận thức về thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN chính là khẳng định sự "bình đẳng" và "phát triển lâu dài" của các thành
phần kinh tế và khẳng định việc thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả
lao động, hiệu quả kinh tế và theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và
phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội". Hơn nữa, Đảng ta
khẳng định "Phát triển kinh tế là trung tâm”; xây dựng cơ cấu kinh tế: "có hiệu quả
và bền vững". Bước tiến trong nhận thức lý luận và tư duy về thể chế kinh tế thị
trưởng ở nước ta đã và đang được thể hiện ở các chính sách kinh tế, chính sách đối
ngoại với việc đất nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thị trường
thế giới.

Bên cạnh những thành công to lớn về phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta từ khi
đổi mới đến nay, những thành tựu trong việc hợp tác kinh tế, chính trị, ngoại giao
với thế giới càng khẳng định việc lựa chọn thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam là
một lựa chọn sáng suốt. Và có thể khẳng định rằng lựa chọn thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay là một lựa chọn tất yếu và không có
cách lựa chọn khác để đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tuy nhiên thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
ta vẫn còn 1 số hạn chế: Việc hoàn thiện thể chế ở nước ta còn chậm; một số quy
định pháp luật, cơ chế, chính sách còn chồng chéo gây mâu thuẫn, thiếu ổn định;
hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong nền

Họ tên SV/HV: Hoàng Huyền Thương Trang 2/..


LHP:2134RLCP1211
kinh tế còn nhiều hạn chế; môi trường đầu tư, kinh doanh chưa thật sự thông
thoáng; một số thị trường chậm hình thành và phát triển, vận hành còn nhiều vướng
mắc kém hiệu quả; thể chế đảm bảo thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội còn
nhiều bất cập, bất bình đẳng xã hội phân hóa giàu ngheo ngày càng gia tăng xóa đói
giảm nghèo còn chưa bền vững. Do đó, cần tiếp tục thể chế kinh tế thị trường dịnh
hướng xã hội chủ nghĩa là yêu cầu khách quan.

* Ví dụ để làm rõ các nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay:

Trong giai đoạn 2016-2020, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của
Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, hệ thống pháp luật nước ta
tiếp tục được hoàn thiện cả về mặt lượng và chất. Giai đoạn này tập trung thể chế
hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, nâng cao chất lượng các văn bản quy
phạm pháp luật, nhiều văn bản được sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện để phù
hợp với tình hình mới, nhất là để triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013.

Hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế sao cho phù hợp với đặc điểm kinh tế
thị trường hiện đại và thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và thực hiện các
cam kết quốc tế là vấn đề quan trọng được nêu rõ trong dự thảo văn kiện Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng như tại Kết luận số 83-KL/TW
ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 48-
NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

Ngày 12/5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ban hành
Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh
giai đoạn 2020 - 2025. Theo đó, khẳng định rõ quan điểm “lấy doanh nghiệp, người
dân làm trung tâm, động lực phát triển KT-XH của đất nước; thúc đẩy, tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tham gia hoạt động kinh doanh; giảm

Họ tên SV/HV: Hoàng Huyền Thương Trang 3/..


LHP:2134RLCP1211
thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong việc tuân thủ các quy định
liên quan đến hoạt động kinh doanh”.

Câu 2:

(1) Tư bản ứng trước: k = c + v = 15.000.000 USD


(2) Tư bản bất biến (c) gồm: tư bản đầu tư vào nhà xưởng + máy móc + nguyên phụ
liệu
(3) Tư bản khả biến gồm (v): Giá trị sức lao động
Tư bản cố định gồm: tư bản đầu tư vào nhà xưởng + máy móc
Tư bản lưu động gồm: tư bản đầu tư nguyên phụ liệu + giá trị sức lao động

Tư bản đầu tư nhà xưởng = 0,2 x 15.000.000 = 3.000.000 (USD)

Tư bản đầu tư vào máy móc = 0,25 x 15.000.000 = 3.750.000 (USD)

Từ (1), (2) và (3) suy ra:

tư bản đầu tư nguyên phụ liệu + v = 15.000.000 – 3.000.000 -3.750.000

= 8.250.000 (USD) (4)

Theo bài cho giá trị nguyên phụ liệu gấp 2 lần giá trị sức lao động (v)

→ Tư bản đầu tư nguyên phụ liệu = 2v (5)

Từ (4) và (5) => Tư bản đầu tư nguyên phụ liệu = 5.500.000 (USD)

Giá trị sức lao động (v) = 2.750.000 (USD)

Kết luận:

Tư bản bất biến = 3.000.000 + 3.750.000 + 5.500.000 = 12.250.000 (USD)

Tư bản khả biến = v = 2.750.000 (USD)

Tư bản cố định = 3.000.000 + 3.750.000 = 6.750.000 (USD)

Tư bản lưu động = 5.500.000 + 2.750.000 = 8.250.000 (USD) .

Họ tên SV/HV: Hoàng Huyền Thương Trang 4/..


LHP:2134RLCP1211

You might also like