You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN


--------🙞✪🙜--------

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

Đề tài: 03

SỔ KẾ TOÁN VÀ CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN

Nhóm: 09
Lớp học phần: 2219FACC0111
Người hướng dẫn: Thầy Trần Mạnh Tường

1
MỤC LỤC
Chương 1: Lý thuyết..........................................................................................2
1.1.Sổ kế toán..................................................................................................2
1.1.1.Khái niệm và phân loại sổ kế toán..........................................................2
1.1.2 Trình tự và quy tắc ghi sổ......................................................................4
1.1.3 Các phương pháp chữa sổ kế toán........................................................6
1.2 Hình thức kế toán......................................................................................7
1.2.1 Khái niệm hình thức kế toán....................................................................7
1.2.2. Các hình thức kế toán...........................................................................7
Chương 2: Bài tập............................................................................................11
ĐỀ BÀI:........................................................................................................11
BÀI GIẢI:.....................................................................................................13
1.Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh......................................13
2.Mở TK chữ T, ghi số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, tính số dư cuối kỳ
cho các TK.................................................................................................14
3.Mở sổ nhật kí chung................................................................................17

1
Trường đại học Thương Mại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Khoa Kế Toán -Kiểm Toán Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Lớp HP 2219EFIN2811

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1

NHÓM 9

Đề tài thảo luận :Sổ kế toán và hình thức kế toán

I.Thành phần tham gia

Các tất cả thành viên nhóm 5 đều tham gia thảo luận đầy đủ

II. Nội dung buổi thảo luận

Thời gian: 20h ngày 2 tháng 4 năm 2022

1. Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm

STT Họ và Tên Nhiệm vụ

81 Vũ Thị Kim Ngân Tài liệu

82 Đỗ Hồng Ngọc Thuyết trình

83 Phạm Hồng Ngọc Power point

84 Phạm Thảo Nguyên Tài Liệu

85 Khuất Hỷ Nhi Power point

2
86 Trần Yến Nhi Thuyết trình

87 Bùi Thị Hồng Nhung Word

88 Nguyễn Thị Hồng Tài liệu


Nhung

89 Đoàn Thị Thu Word


Phương

90 Vũ Thị Minh Phương Tài Liệu

2. Lên ý tưởng ,phân chia bố cục nội dung bài thảo luận

Bố cục bài thỏa luận gồm:

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Sổ kế toán
1.1.1 Khái niệm và phân loại
1.1.2 Trình tự và quy tắc ghi sổ
1.1.3 Các phương pháp chữa sổ kế toán
1.2 Hình thức kế toán
1.2.1 Khái niệm hình thức kế toán
1.2.2 Các hình thức kế toán

PHẦN BÀI TẬP

PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

3.Thống nhất phương hướng làm bài để đạt được kết quả cao

3
II . Đánh giá của Nhóm trưởng Buổi thảo luận có sự tham gia của tất cả thành viên
với tinh thần tự giác, tích cực trao đổi, góp ý và nghiêm túc

LỜI MỞ ĐẦU
Trong các đơn vị, các tổ chức, các doanh nghiệp cùng với sự phát triển của sản
xuất, yêu cầu của công tác quản lý công tác sử dụng sổ kế toán để ghi chép và
lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo kinh tế và tình
hình, trình tự thời gian của doanh nghiệp. Mỗi loại sổ có kết cấu, phương pháp
ghi khác nhau bao gồm: hình thức kế toán nhật ký sổ cái, hình thức kế toán nhật
ký chung, hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, hình thức kế toán nhật ký chứng
từ, hình thức kế toán trên mấy vi tính. Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô,
đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ
của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, lựa chọn một hình thức
kế toán phù hợp và phải tuân thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế toán
đó. Và để hiểu rõ hơn hãy cùng nhóm 9 tìm hiểu về sổ kế toán và các hình thức
kế toán.

4
Chương 1: Lý thuyết

1.1.Sổ kế toán

1.1.1.Khái niệm và phân loại sổ kế toán


❖ Khái niệm
Sổ kế toán là những tờ sổ được thiết kế một cách khoa học, hợp lý, có mối liên hệ mật
thiết với nhau, được sử dụng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo
đúng các phương pháp kế toán tên cơ sở số liệu từ các chứng từ kế toán.
❖ Phân loại sổ kế toán
a) Theo mức độ khái quát hoặc cụ thể của thông tin trên sổ
- Sổ kế toán tổng hợp: là loại sổ dùng để ghi chép, tập hợp các nghiệp vụ kinh tế
liên quan đến các đối tượng ở dạng tổng quát, nó được mở theo các tài khoản tổng
hợp. Thước đo bắt buộc sử dụng là thước đo giá trị.
Thuộc loại sổ kế toán này gồm: sổ cái, sổ nhật ký chung, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ,..
- Sổ kế toán chi tiết: cung cấp các thông tin chi tiết, cụ thể về các nghiệp vụ kinh
tế tài chính phát sinh, đáp ứng yêu cầu quản lý. Sổ kế toán chi tiết ngoài việc sử dụng
thước đo tiền tệ, còn có thể sử dụng các loại thước đo vật lý khác nhau.
- Sổ kế toán tổng hợp kết hợp chi tiết: là loại sổ kế toán phản ánh vừa tổng hợp
vừa chi tiết, cụ thể về các nghiệp vụ kinh tế, tính hình và sự vận động của đối tượng
kế toán. Trên sổ kế toán cung cấp các thông tin vừa mang tính tổng hợp vừa mang tính
chi tiết về các nghiệp vụ kinh tế, các đối tượng kế toán…
Thuộc loại sổ kế toán tổng hợp chi tiết gồm các sổ nhật ký chứng từ số 3, 4, 5, 9, 10
trong hình thức kế toán Nhật ký- chứng từ
b) Theo phương pháp ghi chép trên sổ:
Căn cứ vào phương pháp ghi chép các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh, sổ kế toán được phân thành các loại sổ sau:
- Sổ ghi theo thời gian: là loại sổ kế toán tập hợp hệ thống hóa các nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh theo đúng trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ. Trên
sổ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thời gian phát sinh của nghiệp vụ, phát
sinh trước ghi trước và phát sinh sau ghi sau, không phân biệt đối tượng kế toán có
liên quan,...
Thuộc sổ ghi theo thời gian: Sổ Nhật ký chung, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ…
- Sổ ghi theo hệ thống: là loại sổ kế toán tập hợp hệ thống hóa các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh liên quan đến từng đối tượng kế toán riêng biệt. Trên sổ kế toán cung
cấp các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến đối tượng kế toán được
theo dõi, sổ được mở cho từng tài khoản kế toán.

5
Thuộc loại sổ ghi theo hệ thống gồm sổ cái các tài khoản theo hình thức Chứng từ ghi
sổ,...
- Sổ ghi theo hệ thống kết hợp ghi theo thời gian: là loại sổ kế toán mà thông tin
trên sổ vừa ghi theo hệ thống vừa ghi theo thời gian. Sổ được mở để theo dõi từng đối
tượng kế toán nhưng được ghi theo trình tự thời gian phát sinh của các nghiệp vụ có
liên quan đến đối tượng kế toán được quy định theo phản ánh trên sổ.
VD: sổ cái các tài khoản theo hình thức nhật ký chung, chứng từ ghi sổ, nhật ký sổ
cái,..
⮚ Ý nghĩa: phân loại theo mức tiêu thức này giúp kế toán lựa chọn sổ kế toán trong
quá trình ghi chép nghiệp vụ, theo dõi các đối tượng kế toán một cách hợp lý, thuận
tiện.
c) Theo cấu trúc
Với các tiêu thức phân loại này, căn cứ vào cấu trúc thiết kế mẫu số để phản ánh
các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính hoặc sự vận động của đối tượng kế
toán để phân loại sổ. Phân loại theo cấu trúc sổ, sổ kế toán được phân loại thành các
loại sổ sau:
- Sổ kế toán kiểu một bên: là loại sổ kế toán trên một trang sổ được thiết kế một
bên là phần thông tin chi tiết về nghiệp vụ, còn một bên phản ánh quy mô, sự biến
động của đối tượng kế toán (quan hệ đối ứng tài khoản).
- Sổ kế toán kiểu hai bên: là loại sổ kế toán trên trang sổ được chia làm hai bên,
mỗi bên phản ánh một mặt vận động của đối tượng kế toán.
- Sổ kết cấu kiểu nhiều cột: là loại sổ kế toán mà trên trang sổ được thiết kế thành
nhiều cột, mỗi cột phản ánh một mối quan hệ đối ứng tài khoản hoặc một dòng thông
tin nhất định liên quan đến đối tượng theo dõi trên sổ.
- Sổ kết cấu kiểu bàn cờ: là loại sổ kế toán trên trang sổ được thiết kế thành nhiều
cột và nhiều dòng (ô bàn cờ), số liệu trên mỗi ô bàn cờ sẽ phản ánh thông tin tổng hợp
về các đối tượng được theo dõi. Ví dụ trên nhật ký chứng từ số 8.
Việc phân loại sổ theo hình thức tiêu thức này giúp kế toán lựa chọn các mẫu số có
cấu trúc đáp ứng được yêu cầu công tác kế toán trong đơn vị.
⮚ Ý nghĩa: phân loại sổ theo tiêu thức này giúp kế toán lựa chọn các mẫu sổ có cấu
trúc đáp ứng được yêu cầu công tác kế toán trong đơn vị.
d) Theo hình thức tổ chức sổ
- Sổ tờ rơi: là những tờ sổ kế toán riêng biệt đọc sử dụng để ghi chép các nghiệp vụ
kinh tế, tình hình và sự vận động của những đối tượng kế toán hàng tháng (ví dụ nhật
ký chứng từ số 5, số 8, bảng kê sô 1,8…là sổ tờ rơi). Sử dụng sổ tờ rơi thuận tiện cho
việc phân công lao động ghi sổ kế toán, tuy nhiên việc bảo quản khso khăn dễ thất lạc
và phát sinh các hiện tượng tùy tiện thay đổi các tờ sổ.
- Sổ đóng thành quyển: là loại sổ kế toán bao gồm nhiều trang sổ được đóng thành
quyển được sử dụng để ghi chép nhiều loại nghiệp vụ kinh tế, hoặc theo dõi cho nhiều
đối tượng kinh tế, sổ có thể được mở hàng tháng hoặc theo năm (ví dụ sổ nhật ký sổ

6
cái mở theo tháng, sổ cái cái của hình thức nhật ký chứng từ mở theo năm). Mỗi
quyển sổ phải ghi rõ số trang, giữa các trang sổ phải có dấu giáp lai.
⮚ Ý nghĩa: phân loại sổ theo hình thức tổ chức sử dụng sổ có tác dụng cho việc sử
dụng và phân công lao động kế toán một cách khoa học và hợp lý trong đơn vị.
e) Theo nội dung kinh tế của thông tin trên sổ
- Sổ tài sản bằng tiền: được sử dụng để phản ánh sự biến động của các loại tài sản
bằng tiền trong đơn vị như sổ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng,...
- Sổ vật tư: được sử dụng để theo dõi tình hình biến động của các loại vật tư trong
đơn vị như sổ vật liệu, sổ công cụ dụng cụ, sổ hàng hóa thành phần,...
- Sổ tài sản cố định: được sử dụng để theo dõi tình hình biến động của các loại tài
sản cố định trong đơn vị như sổ tài sản cố định hữu hình, sổ tài sản cố định vô hình,...
- Sổ công nợ: được sử dụng để theo dõi các tài khoản công nợ phải thu, phải trả
phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị như sổ công nợ phải thu của khách
hàng, sổ công nợ phải trả nhà cung cấp,...
- Sổ thu nhập: được sử dụng để tập hợp các khoản thu nhập về tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu nhập khác đã được thực hiện trong kỳ hoạt động
của đơn vị như sổ doanh thu bán hàng, sổ thu nhập thuộc hoạt động tài chính,...
- Sổ chi phí: được sử dụng để tập hợp toàn bộ các tài khoản chi phí đơn vị đã chỉ
ra để tiến hành hoạt động trong kỳ như sổ giá vốn hàng bán, sổ chi phí bán hàng,...
- Sổ vốn- quỹ: được sử dụng để theo dõi tình hình biến động của các loại vốn chủ
sở hữu trong đơn vị như sổ vốn kinh doanh, sổ quỹ đầu tư phát triển,...

1.1.2 Trình tự và quy tắc ghi sổ


1.1.2.1 Mở sổ
Công việc mở sổ kế toán được thực hiện vào đầu kỳ kế toán (tháng, năm, quý),
khi doanh nghiệp mới thành lập, khi thay đổi hình thức sở hữu hoặc khi sáp
nhập,...Khi mở sổ đơn vị phải mở hệ thống sổ kế toán theo đúng danh mục sổ kế toán
đã được đăng ký. Số lượng sổ kế toán tùy thuộc vào số lượng tài khoản kế toán sử
dụng và yêu cầu của công tác quản lý. Các đơn vị chỉ được mở một hệ thống sổ kế
toán chính thức và duy nhất. Các sổ kế toán được mở, căn cứ vào số liệu trên sổ kế
toán cuối kỳ trước để ghi số dư đầu kỳ cho từng sổ kế toán.
Sổ kế toán phải dùng mẫu in sẵn hoặc kẻ sẵn, có thể đóng thành quyển hoặc để
rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ.
❖ Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:
Đối với sổ kế toán dạng quyển:
✔ Trang mở đầu phải ghi rõ :
● Tên đơn vị
● Tên sổ, Ngày mở sổ
● Niên độ kế toán và kỳ ghi sổ
● Họ tên của kế toán trưởng

7
● Họ tên của người đại diện theo pháp luật
● Ngày kết thúc ghi sổ
✔ Ghi số dư đầu kỳ cho sổ kế toán
✔ Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ
phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán
❖ Đối với kế toán dạng tờ rơi:
✔ Trang đầu sổ phải ghi rõ
● Tên đơn vị
● Tên sổ
● Họ tên và chữ ký của từng người ghi sổ
● Số thứ tự của từng tờ sổ
Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng doanh nghiệp có trách nhiệm ký
duyệt các sổ kế toán ghi bằng tay trước khi sử dụng, hoặc ký duyệt và sổ kế toán chính
thức sau khi in ra từ máy vi tính.
1.1.2.2 Ghi sổ
Trong kỳ kế toán khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ vào các
chứng từ kế toán đã và đã được kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp để ghi vào các sổ kế
toán. Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng máy vi tính hoặc bằng tay.
Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì doanh nghiệp được lựa chọn mua
hoặc tự xây dựng hình thức kế toán trên máy vi tính cho phù hợp. Hình thức kế toán
trên máy vi tính áp dụng tại doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu cầu
kế toán theo quy định. Các sổ kế toán tổng hợp phải có đầy đủ theo yêu cầu của chế
độ sổ kế toán.
- Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán
theo quy định luật kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành luật kế toán và quy định
tại chế độ kế toán này.
- Doanh nghiệp phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, điều kiện của phần mềm kế toán
do Bộ tài chính quy định tại thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 để lựa
chọn phần mềm kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện của doanh nghiệp.
Trường hợp ghi sổ kế toán bằng tay phải theo một trong các hình thức kế toán và
mẫu sổ theo quy định của bộ tài chính. Trong kỳ kế toán khi có các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được lập
và đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về những chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi
trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán phù hợp, hợp lý chứng minh. Quá
trình ghi sổ kế toán phải theo đúng quy tắc đã quy định.
- Phải ghi sổ kế toán bằng mực tốt, không phai, không nhòe
- Không ghi xen kẽ và ghi số đè lên nhau
- Các dòng không có số liệu phải gạch ngang giữa dòng

8
- Không được tẩy xóa trên sổ kế toán dưới bất kỳ hình thức nào, trong quá trình
ghi sổ nếu có sai sót phải tiến hành sửa chữa theo đúng phương pháp quy định.
1.1.2.3 Khóa sổ
Thời điểm để khóa sổ kế toán là cuối kỳ kinh doanh hoặc trong các trường hợp
kiểm kê tài sản, sáp nhập, phân tách hay giải thể,...phải tiến hành khóa sổ kế toán
Trước khi khóa sổ, kế toán phải tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu đã ghi chép. Khóa
sổ kế toán là việc tổng cộng số liệu đã ghi trên các sổ, tính số dư của các đối tượng
trên từng sổ kế toán. Người ghi sổ và kế toán trưởng phải ký xác nhận trên sổ kế toán.

1.1.3 Các phương pháp chữa sổ kế toán


Trong quá trình ghi sổ kế toán do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể phát sinh
các sai sót:
- Ghi sai quy mô của nghiệp vụ kinh tế nhưng vẫn đúng nội dung kinh tế của
nghiệp vụ.
- Ghi sai quan hệ đối ứng tài khoản
- Ghi trùng lặp hoặc bỏ sót nghiệp vụ kinh tế
Khi phát hiện sổ kế toán của kỳ báo cáo có sai sót thì phải sửa chữa bằng phương
pháp phù hợp với quy định của Luật kế toán. Và lưu ý các nguyên tắc chữa sổ:
- Không được làm mất sổ đã ghi sai trên sổ
- Tùy từng trường hợp ghi sai để sửa chữa theo đúng phương pháp quy định.
- Sau khi sửa chữa sai sót, người chữa sổ phải ký xác nhận vào phần số liệu được
sửa chữa
a, Đối với ghi sổ thủ công:
Phương pháp cải chính: áp dụng trong trường hợp số ghi sai được phát hiện sớm
chưa ảnh hưởng đến số tổng cộng và không sai quan hệ đối ứng tài khoản. Điều kiện
để áp dụng phương pháp này là:
- Sai trong diễn giải
- Sai về số liệu, số ghi sai phát hiện sớm chưa ảnh hưởng đến số tổng cộng và
không sai quan hệ đối ứng kế toán.
Khi phát hiện sai sót, kế toán phải tiến hành sửa chữa bằng cách gạch ngang chỗ
đã ghi bằng mực đỏ để xóa bỏ, sau đó ghi lại chữ hoặc số đúng lên phía trên bằng mực
thường.
Phương pháp ghi số âm: phương pháp này áp dụng cho các trường hợp sai sót
sau:
- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán
mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính
- Sai về số liệu, số ghi sai phát hiện sớm, đã ảnh hưởng đến số tổng cộng và không
sai quan hệ đối ứng kế toán
Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kế toán năm phát hiện ra sai
sót theo phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế toán số

9
29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót. Khi dùng phương
pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính” do
kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.
Phương pháp ghi bổ sung: phương pháp này áp dụng cho trường hợp bỏ sót
nghiệp vụ kinh tế hoặc ghi sai về số liệu, số ghi sai nhỏ hơn số ghi đúng, đã ảnh
hưởng đến số tổng cộng nhưng vẫn đúng quan hệ đối ứng tài khoản
Khi phát hiện sai sót, kế toán tiến hành sửa bằng cách ghi lại một định khoản với
số tiền đúng bằng số chênh lệch còn thiếu hoặc bỏ sót của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
b, Thực hiện kế toán trên máy vi tính
- Nếu sai sót được phát hiện khi chưa in sổ, kế toán được phép sửa chữa trực tiếp
trong sổ trên máy.
- Trường hợp đã in sổ sau đó mới phát hiện sai sót, sổ đã in được sửa chữa theo
đúng quy định của một trong ba phương pháp trên, đồng thời phải sửa lại sai sót trong
sổ trên máy và in lại tờ sổ mới. Phải lưu lại tờ sổ mới cùng tờ sổ có sai sót để đảm bảo
thuận tiện cho việc kiểm tra kiểm soát
- Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm đó phát hành thì
phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính
- Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đó phát hành thì phải
sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi
chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót
- Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính đều được thực hiện
theo “phương pháp ghi sổ âm” hoặc “phương pháp ghi bổ sung” .

1.2 Hình thức kế toán

1.2.1 Khái niệm hình thức kế toán

a, Khái niệm
Hình thức kế toán là hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán gồm số lượng , kết
cấu các loại sản phẩm mối quan hệ giữa các loại sầu trình tự và phương pháp
ghi chép tập hợp hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng
phương pháp kế toán trên cơ sở các chứng từ kế toán hợp lệ và hợp pháp

b, Ý nghĩa của các hình thức kế toán


Cung cấp thông tin đầy đủ chính xác kịp thời
Góp phần nâng cao trình độ và năng suất lao động của nhân viên kế toán

10
1.2.2. Các hình thức kế toán

● Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái


● Hình thức kế toán Nhật ký chung
● Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
● Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ

1.2.2.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung


❖ Đặc trưng
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào các sổ nhật ký theo trình tự thời
gian phát sinh và có phân tích theo tài khoản đối ứng sau đó là số liệu chi tiết sổ
nhật ký sẽ được ghi vào sổ cái
❖ Các loại sổ kế toán sử dụng
● Sổ Nhật ký chung
● Sổ nhật ký chuyên dùng
● Sổ cái TK....
● Các sổ kế toán chi tiết

❖ Trình tự ghi sổ
● Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán Ghi vào sổ nhật ký chung, sau đó
căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi vào các số cái theo các tài khoản kế
toán phù hợp F
● Đối với các đối tượng phát sinh nhiều căn cứ vào chứng từ, sẽ ghi vào các
sổ nhật ký đặc biệt, định kỳ (3 5 7 10 15) ngày hoặc cuối tháng tổng hợp
số liệu trên nhật ký đặc biệt để ghi vào sổ cái
● Đồng thời với việc đi vào các chủ nhật ký, các nghiệp vụ kinh tế và các
số chi tiết liên quan
● Cuối kỳ, căn cứ sổ chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết sau đó đối chiếu
số liệu với sổ cái căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Căn cứ
số liệu trên bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết lập các báo
cáo tài chính

❖ Ưu nhược điểm
● Ưu điểm:Thuận tiện đối chiếu số liệu, kiểm tra, phân công lao động dễ áp
dụng kế toán máy đối với hình thức này, được nhiều doanh nghiệp áp
dụng
● Nhược điểm: Ghi sổ trùng lặp ( NKC-sổ cái)
● Áp dụng: Là hình thức tương đối đơn giản, thích hợp với nhiều loại hình
doanh nghiệp và hình thức được áp dụng phổ biến nhất hiện nay

11
1.2.2.2 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
❖ Đặc trưng
Mọi nhiệm vụ kinh tế phát sinh căn cứ vào chứng từ gốc lập “Chứng từ
ghi sổ” để làm cơ sở ghi sổ tổng hợp việc ghi số tổng hợp bao gồm: ghi theo
trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi theo hệ thống trên sổ
cái của các tài khoản Chứng từ ghi sổ để đảm bảo tính pháp lý Phải có chứng từ
gốc đi kèm
❖ Các loại sổ kế toán
● Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ
● Sổ cái TK
● Các sổ thẻ kế toán chi tiết

❖ Trình tự ghi sổ
Căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng kê chứng từ gốc, kế toán lập
chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ, sau đó ghi vào sổ cái. Đối với các đối tượng cần hạch toán chi tiết căn
cứ chứng từ ghi sổ kèm theo chứng từ gốc, kế toán ghi vào các sổ thẻ chi tiết.
Cuối tháng căn cứ các số thẻ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết. Đối chiếu giữa
bảng tổng hợp chi tiết với sổ cái. Căn cứ sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh các
tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết và lập các báo cáo kế toán

❖ Ưu nhược điểm
● Ưu điểm: Dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu và phân công lao động
● Nhược điểm: Ghi sổ bị trùng lặp (phải ghi vào CTGS theo đối ứng Nợ và
Có của từng TK, và ghi vào sổ cái TK), việc đối đối chiếu kiểm tra
thường dồn vào vào thời điểm cuối kỳ làm khối lượng công việc tăng

1.2.2.3. Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái


❖ Đặc trưng
● Sử dụng nhật ký sổ cái là sổ tổng hợp duy nhất để ghi chép các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh
● Sổ nhật ký sổ cái kết hợp ghi theo trình tự thời gian và ghi theo hệ thống
● Sử dụng Nhật kí sổ cái là sổ tổng hợp duy nhất để ghi chép các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh
❖ Các loại sổ kế toán sử dụng
Sổ Nhật kí-sổ cái, các sổ và thẻ kế toán chi
tiết.
❖ Trình tự ghi sổ
Hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh căn cứ vào chứng từ kế toán đã
được lập để ghi vào sổ nhật ký -sổ cái, sau đó ghi vào sổ kế toán chi tiết. Cuối
kỳ tổng hợp số liệu của các tài khoản trên sổ nhật ký- sổ cái và bảng tổng hợp
chi tiết để lập các báo cáo tài chính

12
❖ Ưu nhược điểm
●Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra đối chiếu, sử dụng ít tài khoản kế
toán, cần ít nhân viên làm kế toán
●Nhược điểm: Có phân công lao động ,vì chỉ có một sổ tổng hợp duy
nhất, không áp dụng được cho đơn vị có hoạt động kinh tế tài chính phức
tạp nhiều tài khoản
● Áp dụng:
Cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa (vốn điều lệ dưới 10 tỷ, có
< 300 lao động) có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sử dụng ít tài khoản, trình độ
nghiệp vụ của nhân viên kế toán tương đối thấp

1.2.2.4. Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ

❖ Đặc trưng
Mọi nhiệm vụ kinh tế phát sinh được Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm
tra hợp lệ, hợp pháp để phân loại, tập hợp hệ thống hóa và các sổ nhật ký chứng
từ theo bên có của các tài khoản, kết hợp với nghề Phân tích nghiệp vụ kinh tế
đó theo các tài khoản đối ứng nợ

❖ Các loại sổ kế toán


● Sổ nhật kí chứng từ (1-10)
● Bảng kê (1-11)
● Sổ cái tài khoản
● Các sổ kế toán chi tiết.

❖ Trình tự ghi sổ
● Hàng ngày Căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra kế toán ghi vào các sổ nhật
ký chứng từ theo bên có của đối ứng tài khoản. in in đồng thời theo dõi
chi tiết trên bảng kê theo đối ứng nợ tài khoản, và các số chi tiết có liên
quan
● đối với các khoản chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh cần tính toán
phân bổ, ổ căn cứ chứng từ gốc lập các bảng phân bổ , sau đó căn cứ
bảng phân bổ để ghi bảng kê, nhật ký chứng từ
● Đối với các khoản CPSXKD Cần tính toán phân bổ, căn cứ chứng từ gốc
lập các bảng phân bổ( bảng phân bổ tiền lương, anh bảng phân bổ công
cụ dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao) sau đó căn cứ bảng phân bổ để ghi
vào các bảng kê, nhật ký chứng từ có liên quan. cuối tháng đối chiếu số
liệu giữa các nhật ký chứng từ với nhau, giữa nhật ký chứng từ với bảng
kê, sau đó căn cứ vào nhật ký chứng từ ghi sổ cái, Căn cứ chi tiết lập
bảng tổng hợp chi tiết. đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết với sổ
cái. căn cứ sổ cái bảng, tổng hợp chi tiết, bảng kê và nhật ký chứng từ lập
báo cáo tài chính
13
❖ Ưu, nhược điểm
● Ưu điểm:Tránh bị trùng lặp khi ghi sổ, giảm khối lượng ghi chép, các
việc đối chiếu số liệu tương đối chính xác ác
● Nhược điểm: Mẫu sổ kế toán phức tạp, đòi hỏi trình độ nhân viên kế
toán cao khó áp dụng tin học và kế toán
● Áp dụng: Doanh nghiệp có quy mô lớn nhiều nghiệp nghiệp, vụ nhân
viên kế toán có trình độ cao (thể hiện đầy đủ tính ưu việt của hình thức
này)

Chương 2: Bài tập

ĐỀ BÀI:
Tài liệu doanh nghiệp Sơn Trang trong tháng 1/N như sau:( Đơn vị tính:
1.000đ) 

0. Số dư đầu kỳ của các tài khoản: 

TK 111 (1111)  450.000 TK 331 (dư có)  1.447.500


-Chi tiết người bán Y1 622.500
(NBY1)
-Chi tiết người bán Y2 825.000
(NBY2)
TK 112 (1121) 1.350.000 TK 333 (3331) 375.000
TK 131 (dư nợ)  840.000 TK 338 300.000
-Chi tiết khách hàng X1 390.000
(KHX1) 
-Chi tiết khách hàng X2 450.000
(KHX2) 
TK 133 (1331) 630.000 TK 341 (3411) 555.000
TK 153 (1531) 570.000 TK 353 390.000
-Chi tiết 3531 180.000
-Chi tiết 3532 210.000
TK 156 (1561) 1.230.000 TK 414 372.000
-Chi tiết hàng hóa Q 600.000
(HHQ)
-Chi tiết hàng hóa P (HHP) 630.000

14
TK 152 360.000 TK 441 378.000
TK 211 (2111) 1.065.000 TK 411 (4111) 1.027.000
TK 214 (2141) (dư có) 121.500 TK 421 (4211) 1.530.000

II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1/N:


1. Ngày 2/1, trích tiền gửi ngân hàng để ứng trước tiền cho người bán Y1, số
tiền 165.000 (giấy báo Nợ số 0020)
2. Ngày 5/1, mua một lô hàng P, hóa đơn GTGT số 003489, ký hiệu 24MC/11H
● Giá mua chưa thuế: 300.000
● Thuế GTGT 10%: 30.000
● Tổng giá thanh toán: 330.000
Hàng về nhập kho 150.000 (phiếu nhập kho số 42), số còn lại cuối tháng
chưa về nhập kho. Tiền hàng chưa thanh toán cho người bán Y1.
3. Ngày 8/1, trích tiền gửi ngân hàng thanh toán tiền cho người bán Y2, số tiền
225.000 và thanh toán các khoản phải trả khác 180.000 (giấy báo Nợ số 0021)
4. Ngày 9/1, mua nguyên vật liệu, hóa đơn GTGT số 003281, ký hiệu
24QZ/11A, giá mua chưa thuế 150.000, thuế GTGT 10%, trừ vào số tiền đã ứng
trước cho người bán Y1. Nguyên vật liệu nhập kho đủ (phiếu nhập kho số 43)
5. Ngày 12/1, mua tài sản cố định hữu hình dùng cho bộ phận sản xuất, giá mua
chưa thuế 225.000, thuế GTGT 10%, hóa đơn GTGT số 004325, ký hiệu
24AT/11P, đã thanh toán bằng TGNH (đã có giấy báo Nợ số 0022)
6. Ngày 15/1, trích tiền gửi ngân hàng để trả lương cho nhân viên 80.000 và
thanh toán các khoản phải nộp cho Nhà nước 37.500 (giấy báo Nợ số 0023) 
7. Ngày 21/1, mua công cụ theo hóa đơn GTGT số 005612, ký hiệu 24AZ/11P,
giá mua chưa thuế 67.500, thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng chuyển khoản
(đã có giấy báo Nợ 0024). Số công cụ trên đã nhập về kho đủ (phiếu nhập kho
số 44)
8. Ngày 30/1, khách hàng X2 thanh toán tiền mua hàng kỳ trước 675.000
chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng (giấy báo Có số 0013)
Biết rằng: Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ. 
Yêu cầu:
1. Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Mở TK chữ T, ghi số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, tính số dư cuối kỳ
cho các TK
3. Mở sổ nhật ký chung

15
BÀI GIẢI:

1.Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Có 8 nghiệp vụ kinh tế phát sinh:


NV1.
NỢ TK 331(Y1):165.000
CÓ TK 112: 165.000
NV2.
NỢ TK 156(P):150.000
NỢ TK 151: 150.000
NỢ TK 133: 30.000
CÓ TK 331(Y1): 330.000

NV3.
NỢ TK 331(Y2): 225.000
NỢ TK 338: 180.000
CÓ TK 112: 405.000
NV4.
NỢ TK 152: 150.000
NỢ TK 133:15.000
CÓ TK 331(Y1): 165.000
NV5.
NỢ TK 211: 225.000
NỢ TK 133:22.500
CÓ TK 112:247.500
NV6.
NỢ TK 334:80.000
NỢ TK 333:37.500
CÓ TK 112: 117.500
NV7.
NỢ TK 153:67.500

16
NỢ TK 133:6.750
CÓ TK 112: 74.250
NV8.
NỢ TK 112: 675.000
CÓ TK 131: 675.000

2.Mở TK chữ T, ghi số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, tính số dư cuối kỳ
cho các TK.

Nợ TK 111 Có Nợ TK 112 Có
SDĐK 450.000 SDĐK: 1350K
      (1): 165 000
0 0   (3): 405 000
SDCK: 450.000 (8): 675 000 (5): 247.500
  (6): 117.500
  (7): 74.250
675 000 1009 250
SDCK: 1015 750

Nợ TK 133 Có Nợ TK 151 Có
SDĐK: 630 000   SDĐK 0
(2) 30000   (2) 150.000  
150 000 0
(4) 15000  
SDCK: 150 000
(5) 22500  
(7) 6750  
74 250 0
SDCK: 704250  

Nợ TK 152 Có Nợ TK 153 Có
SDĐK: 360.000 SDĐK: 570.000
(4) 150.000    
150 000 0 67500 0
SDCK: 510.000 SDCK: 637500

Nợ TK 156 Có

17
SDĐK: 1230 000
(2) 150.000  
150000 0
SDCK: 1380000

Nợ TK 156 (P) Có
Nợ TK 156 Q Có
SDĐK 600 000   SDĐK: 630.000
0 0 (2) 150.000  
SDCK 600 000 150 000 0
SDCK: 780.000

Nợ TK 131 (X1) Có Nợ TK 131 (X2) Có


SDĐK: 390 000   SDĐK: 450000
0 0   (8) 675 000
SDCK: 390 000 0 675 000
  SDCK: 225 000

Nợ TK 131 DN Có
SDĐK: 840000
  (8) 675 000
0 675 000
SDCK: 165000

Nợ TK 211 Có Nợ TK 214 Có
SDĐK: 1065 000   SDĐK: 121500
(5) 225.000   0 0
225 000 0   SDCK: 121500
SDCK: 1290000

Nợ TK 353 Có
SDĐK: 390 000
 
0 0
SDCK: 390 000
Nợ TK 353(3531) Có

SDĐK: 180 000


 
0 0
Nợ TK 414 Có
SDCK: 180 000
  SDĐK: 372 000
18 0 0
SDCK: 372 000
Nợ TK 353(3532) Có Nợ TK 441 Có
SDĐK: 210 000   SDĐK: 378 000
  0 0
0 0 SDCK: 378 000
SDCK: 210 000

Nợ TK 421 Có
Nợ TK 411 Có
SDĐK:1 530 000   SDĐK: 1 027 000
  0 0
0 0 SDCK: 1 027000
SDCK: 1 530 000

Nợ TK 333 Có

Nợ TK 338 Có
SDĐK:375 000   SDĐK: 300 000
  (3) 180 000
0 0 180 000 0
SDCK: 375 000 SDCK: 120 000

Nợ TK 334 Có
SDĐK: 0
 (6) 80 000
80 000 0
SDCK: 80 000

Nợ TK 331 DC Có
Nợ TK 331 DN (Y1) Có
SDĐK: 1 447 500 SDĐK: 0  
 (3) 225 000 (2) 330 000 (4) 165 000
225 000 330 000 0 165 000
SDCK: 1 552 000 SDCK: -165 000

Nợ TK 331 DC(Y1) Có

Nợ TK 331 DC(Y2) Có
SDĐK: 622 500 SDĐK: 825 000
  (2) 330 000 (3)225 000
0 330 000 225 000 0
SDCK: 292 500 SDCK: 600 000

19
3.Mở sổ nhật kí chung.

Đơn vị:
Doanh
nghiệp Sơn
Trang Mẫu sổ S03a-DN
(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-
Địa chỉ: BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 1 năm 2022
Đơn vị
tính:Đồng
Đã STT
Số hiệu
Ngày, Chứng từ Diễn giải ghi sổ dòn Số phát sinh
TK
tháng ghi cái g
sổ Ngày,
Số hiệu Nợ Có
tháng
A B C D E G H 1 2
Số trang
trước chuyển
sang
01/02/2022 Ứng trước tiền
cho người bán
01/02/2022 0020 Y1 x 1 331 165.000
01/02/2022 Trích tiền gửi
01/02/2022 ngân hàng x 2 112 165.000
01/05/2022 Mua một lô
hàng P chưa
HD0034 thuế về nhập
01/05/2022 89 kho x 3 156 150.000
01/05/2022 Hàng mua
chưa về nhập
01/05/2022 kho x 4 151 150.000
01/05/2022 Thuế GTGT
01/05/2022 10% x 5 133 30.000
01/05/2022 Tổng giá
01/05/2022 thanh toán x 6 331 330.000
01/08/2022 01/08/2022 Thanh toán x 7 331 225.000
tiền cho người

20
bán Y2
01/08/2022 Thanh toán
các khoản
01/08/2022 0021 phải trả khác x 8 338 180.000
01/08/2022 Trích tiền gửi
01/08/2022 ngân hàng x 9 112 405.000
01/09/2022 Mua nguyên x 10 152 150.000
HD0032 vật liệu nhập
01/09/2022 81 đủ kho
01/09/2022 Thuế GTGT
01/09/2022 10% x 11 133 15.000
x 12 331 165.000
01/12/2022 Mua tài sản cố
định hữu hình
HD0043 đã thanh toán
01/12/2022 25 bằng TGNH x 13 211 225.000
01/12/2022 Thuế GTGT
01/12/2022 10% x 14 133 22.500
01/12/2022 Thanh toán
01/12/2022 0022 bằng TGNH x 15 112 247.500
Trích tiền gửi
NH trả lương
15/1/2022 0023 15/1/2022 cho nhân viên x 16 334 80.000
Trích tiền gửi
NH thanh toán
khoản phải
nộp cho Nhà
15/1/2022 15/1/2022 nước x 17 338 37.500
x 18 112 117.500
Mua công cụ
đã thanh toán
HD0056 bằng chuyển
21/1/2022 12 21/1/2022 khoản x 19 153 67.500
Thuế GTGT
21/1/2022 21/1/2022 10% x 20 133 6.750
Thanh toán
bằng chuyển
21/1/2022 0024 21/1/2022 khoản x 21 112 74.250
Khách hàng
X2 thanh toán
tiền mua hàng
30/1/2022 30/1/2022 kỳ trước x 22 112 675.000
30/1/2022 0013 30/1/2022 Chuyển vào x 23 131 675.000

21
tài khoản tiền
gửi ngân hàng
Cộng chuyển
sang trang 2.179.25 2.179.25
sau 0 0

- Sổ này
có .... trang,
đánh số từ
trang số 01
đến trang ...
- Ngày mở
sổ: ...
Ngày ... tháng ... năm ...
Kế toán
Người lập biểu trưởng Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

22
KẾT LUẬN
Như vậy, sổ kế toán chính là phương tiện vật chất để thực hiện công tác kế toán
và có nhiều hình thức kế toán. Trong quá trình thu nhận và xử lý thông tin về
hoạt động kinh doanh của các đơn vị, các chứng từ chỉ phản ánh thông tin rời
rạc của từng hoạt động kinh tế riêng biệt chưa có tác dụng đối với công tác quản
lý tổng hợp, vì vậy cần tập hợp hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trên từng chứng từ vào sổ kế toán để thấy rõ tình hình, kết quả hoạt động, tình
hình sử dụng vốn của doanh nghiệp mình.

23
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn giảng viên bộ môn Nguyên lý kế toán, thầy Trần Mạnh
Tường đã giảng dạy tận tình để chúng em có đủ kiến thức và vận dụng vào bài
tiểu luận này. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ
phía thầy để bài tiểu luận hoàn thiện hơn. Một lần nữa, chúng em, Nhóm 9 xin
được chân thành cảm ơn thầy!

24

You might also like