You are on page 1of 154

1

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP


1. Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán trong các doanh nghiệp
1.1. Khái niệm: Theo luật kế toán VN : “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra,
phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và
thời gian lao động”.
1.2. Vai trò:
- Đối với nhà nước: Thông tin của kế toán là căn cứ để tổng hợp, để tính thuế, để kiểm
tra và chỉ đạo yêu cầu quản lý chung.
- Đối với DN: Thông tin của kế toán là cơ sở để lập kế hoạch, kiểm tra, đánh giá, phân
tích tình hình thực hiện kế hoạch, kiểm tra việc chấp hành luật pháp và là cơ sở để ra
quyết định.
- Đối với các đối tượng khác: Thông tin của kế toán là căn cứ để quyết định đầu tư,
mua bán, thanh toán cũng như xử lý những vấn đề liên quan đến quyền hạn, trách
nhiệm giữa DN với các bên có liên quan.
1.3. Nhiệm vụ
- Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế
toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính các nghĩa vụ thu, nộp thanh toán nợ,
kiểm tra việc quản lý sd tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa
các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu
cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật
1. Nội dung của công tác kế toán doanh nghiệp
Toàn bộ công tác kế toán tài chính trong DN bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Kế toán vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu khác
- Kế toán vật tư hàng hoá
- Kế toán TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán bán hàng, xác định kết quả và phân phối kết quả.
- Kế toán các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
- Lập hệ thống báo cáo tài chính.

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


2

Những nội dung trên của kế toán tài chính được nhà nước thống nhất từ việc lập
chứng từ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, cũng như nội dung, phương pháp
ghi chép trên các tài khoản kế toán, sổ kế toán tổng hợp và việc lập hệ thống báo cáo
tài chính phục vụ cho công tác điều hành, quản lý thống nhất trong toàn bộ nền
KTQD.
3.Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp
3.1. Tổ chức công tác hạch toán ban đầu ở đơn vị cơ sở
- Tổ chức công tác kế toán tài chính: phải đúng những quy luật kế toán và chuẩn mực
kế toán.
- Tổ chức công tác kế toán tài chính: phải phù hợp với chế độ chính sách, thể lệ văn
bản pháp quy về kế toán do nhà nước ban hành
- Tổ chức công tác kế toán tài chính: phải phù hợp với các họat động SXKD, họat
động quản lý, quy mô và địa bàn họat động của doanh nghiệp.
- Tổ chức công tác kế toán tài chính: phải phù hợp với yêu cầu và trình độ nghiệp vụ
chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kế toán.
- Tổ chức công tác kế toán tài chính: phải đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, tiết kiệm và
hiệu quả. Những nguyên tắc trên phải thực hiện một cách đồng bộ mới có thể tổ chức
thực hiện tốt và đầy đủ các nội dung tổ chức công tác kế toán tài chính trong DN.
3.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản và chứng từ kế toán
- Hệ thống tài khoản kế toán do bộ tài chính quy định nhằm phân loại các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của từng đối tượng kế
toán. Mỗi đơn vị chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức.
- Chứng từ kế toán là những giấy tờ phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã hoàn
thành làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Hệ thống chứng từ kế toán bao gồm chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn. Kế
toán cần phải thực hiện tốt các yêu cầu về nội dung, phương pháp lập, tính pháp lý của
những chứng từ bắt buộc. Còn chứng từ hướng dẫn thì tùy thuộc vào điều kiện, yêu
cầu cụ thể của doanh nghiệp mình mà lựa chọn, vận dụng cho phù hợp.
3.2.1. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán
- Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán do kế toán trưởng đơn vị quy
định. Chứng từ gốc do đơn vị lập ra hoặc từ bên ngoài vào đều phải tập trung vào bộ
phận kế toán đơn vị. Bộ phận kế toán phải kiểm tra kỹ những chứng từ đó và chỉ sau
khi kiểm tra và xác minh là đúng thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
- Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
+ Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính vào chứng từ;

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


3

+ Kiểm tra chứng từ kế toán ;


+ Ghi sổ kế toán;
+ Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

3.2.2. Nội dung của việc kiểm tra chứng từ kế toán:


- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, phản ánh trên chứng từ;
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán;
- Kiểm tra việc chấp hành qui chế quản lý nội bộ của những người lập, kiểm tra, xét
duyệt đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế. Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện
có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế, tài chính của Nhà nước và đơn
vị, phải từ chối thực hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho...), đồng thời báo ngay cho
Giám đốc và kế toán trưởng đơn vị biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành.
3.2.3. Sửa chữa sổ kế toán
Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì
không được tẩy xoá làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo
một trong các phương pháp sau:
(a) Phương pháp cải chính:
Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng
xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xoá bỏ ghi
con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán
trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này áp dụng cho các
trường hợp: Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài
khoản;
(b) Phương pháp ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ): Phương pháp này dùng để
điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút
toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để
thay thế.
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai- Phát hiện ra sai sót sau
khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền.
- Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn
hơn con số ghi đúng.

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


4

Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi
sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.
- Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.
(c) Phương pháp ghi bổ sung:
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản
nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền
ghi trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung"
để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ.
3.3. Tổ chức lựa chọn hình thức kế toán
Việc tổ chức hệ thống sổ kế toán phải căn cứ vào quy mô và đặc điểm họat động của
đơn vị cũng như việc đáp ứng các yêu cầu quản lý cụ thể. Việc tổ chức hệ thống sổ kế
toán có thể theo một trong bốn hình thức kế toán:
- Hình thức kế toán Nhật ký chung;
- Hình thức kế toán Nhật ký-sổ cái;
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
- Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ.
3.3.1.Hình thức kế toán Nhật ký chung
3.3.1.1 Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung:
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ
Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế
(định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó.Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để
ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các
loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
3.3.1.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước
hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ
Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có
mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ
phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.Trường hợp đơn vị mở các
sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
5

sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10...
ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng
sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi
đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc
biệt (nếu có).
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối
số phátsinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái
và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập
các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số
phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký
chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ
số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
*Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


6

Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán


Sổ nhật ký
chi tiết
đặc biệt

Sổ cái Bảng tổng hợp


chi tiết

Bảng cân đối


số phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi hàng ngày


Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra

3.3.2. Hình thức kế toán Nhật ký-sổ cái:


3.3.2.1 Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký-sổ cái:
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội
dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy
nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng
từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức kế toán
Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Nhật ký - Sổ Cái;
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết
- Sổ Nhật ký đặc biệt
- Chứng từ kế toán.

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


7

3.3.2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký-sổ cái:
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài
khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của mỗi
chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở
cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho
những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh
nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng
hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi
vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào
Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số
liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài
khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số
phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu
quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong
tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ
Cái.
Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng số tiền của cột Tổng số “Phát sinh” ở phần nhật ký = Nợ của tất cả các
tài khoản = Có của tất cả các tài khoản
Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát
sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của
các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên
“Bảng tổng hợp chi tiết”được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có
và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Số liệu trên
Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm
tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.
*Trình tự ghi sổ hình thức nhật ký sổ cái

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


8

3.3.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:


3.3.3.1 Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
Trong hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
vào các sổ sách kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ là loại chứng từ
dùng để tập hợp số liệu của chứng từ gốc theo từng loại sự việc và ghi rõ nội dung vào
sổ cho từng sự việc ấy (ghi Nợ tài khoản nào, đối ứng với bên Có của tài khoản nào,
hoặc ngược lại- xem mẫu chứng từ ghi sổ). Chứng từ ghi sổ có thể lập cho từng chứng
từ gốc, hoặc có thể lập cho nhiều chứng từ gốc có nội dung kinh tế giống nhau và phát
sinh thường xuyên trong tháng. Trong trường hợp thứ hai phải lập các bảng tổng hợp
chứng từ gốc. Bảng tổng hợp chứng từ gốc lập cho từng loại nghiệp vụ một và có thể
lập định kỳ 5- 10 ngày một lần hoặc lập một bảng luỹ kế cho cả tháng, trong đó các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh vừa ghi chép theo trình tự thời gian, vừa được phân loại
theo các tài khoản đối ứng. Cuối tháng (hoặc định kỳ) căn cứ vào bảng tổng hợp
chứng từ gốc lập các chứng từ ghi sổ.
Hình thức chứng từ ghi sổ kế toán gồm các sổ kế toán sau đây:
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
- Sổ thẻ kế toán chi tiết

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


9

Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế
tài chính phát sinh theo các khoản tổng hợp quy định trong chế độ kế toán. Có hai loại
sổ kế toán: sổ cái ít cột và sổ cái nhiều cột. Sổ cái ít cột được sử dụng trong những
trường hợp hoạt động kinh tế tài chính đơn giản, do đó quan hệ đối ứng của các tài
khoản cũng đơn giản. Trong trường hợp hoạt động kinh tế tài chính phức tạp, các tài
khoản có nhiều quan hệ đối ứng với các tài khoản khác thì phải sử dụng mẫu sổ cái
nhiều cột để thuận tiện cho việc đối chiếu số liệu và thu nhận chỉ tiêu cần thiết phụ vụ
yêu cầu quản lý. Trên sổ cái nhiều cột thì số phát sinh bên Nợ, số phát sinh bên Có của
mỗi tài khoản được phân tích theo các tài khoản đối ứng Có và tài khoản đối ứng Nợ
có liên quan. Mỗi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được ghi vào sổ cái hai lần:
Một lần ghi vào bên Nợ và một lần ghi vào bên Có của các tài khoản có quan hệ đối
ứng với nhau.
Sổ cái thường là sổ đóng thành quyển, mở cho từng tháng một: trong đó mỗi tài
khoản được dành riêng một trang hoặc một số trang tuỳ theo khối lượng nghiệp vụ ghi
chép ít hay nhiều. Trường hợp một tài khoản phải dùng một số trang thì cuối mỗi
trang phải cộng tổng số theo từng cột và chuyển sang đầu trang sau. Cuối mỗi tháng
phải khoá sổ, cộng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của từng tài khoản để
làm căn cứ lập bảng đối chiếu số phát sinh.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là loại sổ kế toán tổng hợp dùng để đăng ký tổng số tiền
của các chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian (nhật ký). Nội dung chủ yếu của các sổ
này có các cột: số hiêu của chứng từ ghi sổ. Ngoài mục đích đăng ký các chứng từ ghi
số phát sinh theo trình tự thời gian. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ còn dùng để quản lý
các chứng từ ghi sổ và kiểm tra đối chiếu với tổng số tiền mà kế toán đã ghi trên các
tài khoản kế toán.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ mở cho cả năm, cuối mỗi tháng kế toán tiến hành cộng
tổng số phát sinh trong cả tháng để làm căn cứ đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh.
Bảng cân đối số phát sinh được dùng để tổng hợp số phát sinh Nợ, số phát sinh Có của
tất cả các tài khoản trên sổ cái, nhằm kiểm tra lại việc tập hợp và hệ thống hoá các số
liệu trên sổ cái, đồng thời làm căn cứ để thực hiện việc đối chiếu số liệu của sổ cái với
số liệu của sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Trên bảng đối chiếu số phát sinh ngoài các cột
phản ánh số phát sinh Nợ, phát sinh Có còn có các cột phản ánh số dư đầu tháng ( dư
Nợ và dư Có) của từng tài khoản, do đó bảng này được dùng làm căn cứ để lập bảng
cân đối tài sản và các báo biểu kế toán khác.
Sổ và thẻ kế toán chi tiết trong hình thức Chứng từ ghi sổ tương tự như hình thức Nhật
ký- Sổ cái.
3.3.3.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Trình tự ghi chép kế toán trong hình thức Chứng từ ghi sổ như sau: hàng ngày, nhân
viên kế toán phụ trách từng phần hành căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra lập
các chứng từ ghi sổ. Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và thường xuyên,
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
10

chứng từ gốc sau khi kiểm tra được ghi vào bản chứng từ gốc. Cuối tháng hoặc định
kỳ, căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, lập các chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ
sau khi lập xong được chuyển đến kế toán trưởng (hoặc người được kế toán trưởng uỷ
quyền) ký duyệt rồi chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp với đầy đủ chứng từ gốc
kèm theo để bộ phận này ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sau đó ghi vào sổ cái.
Cuối tháng khoá sổ tìm ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng
trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có của
từng tài khoản trên sổ cái. Tiếp đó căn cứ vào sổ lập bảng cân đối số phát sinh của các
tài khoản tổng hợp. Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản
trên bảng cân đối số phát sinh khớp nhau và khớp với tổng số tiền của sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên bảng cân đối
số phát sinh phải khớp nhau và số dư của từng tài khoản ( dư Nợ, dư Có) trên bảng
cân đối phải khớp nhau với số dư của tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết
của phần kế toán chi tiết. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp số liệu nói trên, bảng cân
đối số phát sinh được sử dụng để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán
khác.
Đối với những tài khoản có mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì tài khoản gốc sau
khi sử dụng để lập chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ sách kế toán tổng hợp được chuyển
đến các bộ phận kế toán chi tiết có liên quan để làm căn cứ ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán
chi tiết theo yêu cầu của từng trường hợp. Cuối tháng cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi
tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với sổ cái thông qua bảng cân đối số
phát sinh. Các bảng tổng hợp chi tiết, sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu cùng với bảng
cân đối số phát sinh được dùng làm căn cứ để lập các báo biểu kế toán.
*Trình tự ghi sổ toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


11

Chứng từ kế toán

Sổ quỹ Sổ, thẻ


kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết
chứng từ kế toán
cùng loại

Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ

Bảng
Sổ cái tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối


số phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi hàng ngày


Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra

3.3.4. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ:


3.3.4.1 Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chứng từ:
- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài
khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng
Nợ.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình
tự thời gianvới việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài
khoản).

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


12

- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế
toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý
kinh tế, tàichính và lập báo cáo tài chính. Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ
gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký chứng từ; - Bảng kê; - Sổ Cái; - Sổ hoặc thẻ
kế toán chi tiết.
3.3.4.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
(1). Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực
tiếpvào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang
tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các
bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và
Nhật ký - Chứng từ có liên quan. Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn
cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ
chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký - Chứngtừ.
(2). Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu
số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi
tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp vào
Sổ Cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì
được ghi trực tiếpvào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế
toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi
tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số
chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được
dùng để lập báo cáo tài chính.
*Trình tự ghi sổ toán theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


13

3.4. Tổ chức công tác lập báo cáo kế toán


Báo cáo kế toán là thông tin tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình
hình về kết quả họat động của đơn vị. Hệ thống báo cáo kế toán cũng bao gồm 2 phân
hệ: báo cáo tài chính và báo cáo quản trị.
- Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn và tình hình
họat động của đơn vị được doanh nghiệp lập ra để cung cấp cho các đối tượng bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là báo cáo có tính chất bắt buộc.
Báo cáo tài chính phải được lập đúng theo phương pháp, đúng nội dung và phải theo
mẫu quy định.
Theo quy định hiện nay thì hệ thống báo cáo tài chính bao gồm các báo cáo:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả họat động kinh doanh
+ Báo cáo luu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh báo cáo tài chính.

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


14

- Báo cáo quản trị cũng là báo cáo tổng hợp về tình hình và kết quả họat động của
doanh nghiệp nhưng đi sâu vào từng mặt, từng giai đọan, từng bộ phận trong quá trình
họat động của doanh nghiệp. Báo cáo quản trị chỉ cung cấp và phục vụ cho yêu cầu
quản trị trong nội bộ chứ không báo cáo cho các đối tượng bên ngoài. Việc lập các báo
cáo này là tùy theo nhu cầu sử dụng thông tin cũng như khả năng và trình độ của bộ
phận thực hiện kế toán quản lý của doanh nghiệp. tuy nhiên nếu xét một cách tổng thể
thì hệ thống báo cáo kế toán quản trị bao gồm:
+ Dự toán ngân sách;
+ Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm;
+ Báo cáo cho các trung tâm trách nhiệm quản lý;
+ Báo cáo phục vụ cho việc ra quyết định.
3.5. Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện sử dụng máy vi tính
Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng tay hoặc ghi sổ kế toán bằng máy vi tính.
Trường hợp ghi sổ bằng tay phải theo một trong các hình thức kế toán và mẫu sổ kế
toán theo quy định tại Mục II - Các hình thức kế toán. Đơn vị được mở thêm các sổ kế
toán chi tiết theo yêu cầu quản lý của đơn vị.
Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì doanh nghiệp được lựa chọn mua hoặc
tự xây dựng phần mềm kế toán cho phù hợp
- Có đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu cầu kế
toán theo quy định
- Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán theo
quy định của Luật Kế toán.
3.6. Tổ chức bộ máy kế toán Việc tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ, nội
dung công tác kế toán trong doanh nghiệp do bộ máy kế toán đảm nhận. Vì vậy việc tổ
chức, cơ cấu bộ máy kế toán cho hợp lý, gọn nhẹ và họat động có hiệu quả là điều
kiện quan trọng để cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời, chính xác trung thực
và đầy đủ, hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin; đồng thời phát huy và nâng
cao trình độ nghiệp vụ, năng suất lao động của nhân viên kế toán.
Hiện nay trong các DN sản xuất, việc tổ chức bộ máy kế toán có thể định hướng theo
một trong các hình thức sau:
- Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung;
- Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán;
- Hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán;
CÂU HỎI ÔN TẬP:

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


15

1/ Hãy trình bày yêu cầu nhiệm vụ và nội dung của công tác kế toán tài chính ?
2/ Nêu ý nghĩa của công tác hạch toán ban đầu của cơ sở ?
3/ Có bao nhiêu hình thức kế toán theo Luật kế toán? Trình bày nguyên tắc và trình tự ghi sổ
của các hình thức kế toán ?
BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM:
Mỗi nhóm lựa chọn 1 doanh nghiệp (DN tư nhân hoặc Cty TNHH 1 thành viên hoặc Cty
TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Cty cổ phần), trình bày, nhận xét tổ chức bộ máy kế toán tại
doanh nghiệp, đánh giá ưu khuyết điểm của hình thức tổ chức bộ máy kế toán, rút ra kết luận
chung.

BÀI 2 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, CÁC KHOẢN PHẢI THU


1. Kế toán vốn bằng tiền
1.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán
1.1.1. Khái niệm: Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn SXKD của DN thuộc tài sản
lưu động được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong các quan hệ
thanh toán.
Vốn bằng tiền của DN bao gồm: Tiền mặt tồn quỹ, tiền gởi ngân hàng và tiền đang
chuyển (kể cả ngọai tệ, vàng bạc, đá quí, kim khí quí).
1.1.2. Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền
Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ theo các nguyên tắc, chế độ quản lý tiền tệ của
nhà nước sau đây:
- Sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam
- Các loại ngọai tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định và được theo dõi chi
tiết riêng từng nguyên tệ trên TK 007 “Ngọai tệ các loại”
- Các loại vàng bạc, đá quý, kim khí quý phải được đánh giá bằng tiền tệ tại thời điểm
phát sinh theo giá thực tế (nhập, xuất) ngoài ra phải theo dõi chi tiết số lượng, trọng
lượng, quy cách và phẩm chất của từng loại.
- Vào cuối mỗi kỳ, kế toán phải điều chỉnh lại các loại ngọai tệ theo tỷ giá thực tế.
1.2.Kế toán tiền mặt
1.2.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


16

* Khái niệm: Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ (két) của DN
bao gồm: Tiền Việt Nam, ngọai tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, tín phiếu và ngân
phiếu.
* Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền:
- Trong mỗi DN đều có lượng tiền mặt nhất định tại quỹ để phục vụ cho họat động
SXKD hàng ngày của mình. Số tiền thường xuyên tồn quỹ phải được tính toán định
mức hợp lý, mức tồn quỹ tùy thuộc vào quy mô, tính chất họat động, ngoài số tiền trên
DN phải gởi vào ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác.
- Mọi khoản thu chi, bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện.
Thủ quỹ không được trực tiếp mua bán vật tư, hàng hóa, tiếp liệu, hoặc không được
kiêm nhiệm công tác kế toán. Tát cả các khoản thu chi tiền mặt đều phải có chứng từ
hợp lệ chứng minh và phải có chữ ký của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị. Sau khi
thực hiện thu chi tiền, thủ quỹ giữ lại các chứng từ để cuối ngày ghi vào sổ quỹ kiêm
báo cáo quỹ. Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ được lập thành 2 bản, một liên lưu lại làm sổ
quỹ, một liên làm báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ thu chi gởi cho kế toán quỹ. Số
tồn quỹ cuối ngày phải khớp đúng với số dư cuối ngày trên sổ quỹ.
1.2.2. Chứng từ sổ sách kế toán
1.2.2.1.Chứng từ làm cơ sở hạch toán:
- Phiếu Thu
- Phiếu Chi
- Biên lai thu tiền
- Bảng Kiểm kê quỹ
1.2.2.2. Các loại sổ KT có liên quan:
- Sổ Quỹ Tiền mặt.
- Sổ Tiền gởi Ngân hàng
- Sổ Chi tiết quỹ TM
- Sổ theo dõi mua hàng
- Sổ theo dõi bán hàng
- Sổ Doanh thu bán hàng
- Sổ theo dõi Thuế GTGT.
1.2.3. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu
- Để phản ánh tình hình thu chi và tồn quỹ tiền mặt của DN, kế toán sử dụng TK 111
“Tiền mặt”. TK 111 có kết cấu như sau:
TK 111
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
17

- Các khoản tiền mặt, ngọai tệ, vàng - Các khoản tiền mặt, ngọai tệ, vàng bạc,
bạc,…nhập quỹ. …xuất quỹ.
- Số tiền mặt thừa phát hiện khi kiểm kê - Số tiền mặt thiếu phát hiện khi kiểm kê
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh - Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do
giá lại cuối kỳ đánh giá lại cuối kỳ
SDCK: Số tiền mặt tồn quỹ hiện có .
TK 111 có 3 TK cấp 2:
- TK 1111: Tiền Việt Nam
- TK 1112: Ngọai tệ
- TK 1113: Vàng bạc, kim khí quý, đá quý
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK liên quan khác như TK 112, TK113, TK331,
TK152, TK211, TK133,…
1.2.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Trình tự kế toán tiền mặt:
* Các nghiệp vụ thu tiền:
1) Thu tiền bán sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ, thu về hoạt động tài chính
Nợ TK 1111 – Tổng giá thanh toán
Có TK 511, 512, 515 Giá chưa thuế GTGT
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
2) Thu từ các hoạt động khác (bán TSCĐ, bán phế liệu…) về nhập quỹ
Nợ TK 1111 – Tổng giá thanh toán
Có TK 711 Giá chưa thuế GTGT
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
3) Thu hồi các khoản nợ phải thu bằng TM
Nợ TK 1111
Có TK 131, 136,138,141
4) Rút tiền gởi NH về nhập quỹ bằng TM
Nợ TK 1111
Có TK 1121
5) Thu hồi các khoản đầu tư bằng TM
Nợ TK 1111

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


18

Có TK 121, 128, 221, 222, 223, 228


6) Vay về nhập quỹ
Nợ TK 1111
Có TK 341
7) Kiểm kê phát hiện thừa quỹ tiền mặt:
Nợ TK 1111
Có TK 3381
8) Nhận vốn góp liên doanh bằng tiền mặt:
Nợ TK 1111
Có TK 411
*Các nghiệp vụ chi tiền mặt
1) Chi mua vật tư, CCDC, hàng hóa bằng tiền mặt:
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 157
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào
Có 1111
2) Chi mua TSCĐ
- Nều mua về sử dụng ngay:
Nợ TK 211
Nợ TK 133
Có TK 1111
- Nếu mua về phải trải qua lắp đặt:
Nợ TK 2411
Nợ TK 133
Có TK 1111
Sau khi lắp đặt xong đem vào sử dụng:
Nợ TK 211 : Nguyên giá
Có TK 241 : Nguyên giá
3) Chi trả nợ người bán, trả nợ vay bằng TM
Nợ TK 331, 341
Có TK 1111

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


19

4) Chi thanh toán với Nhà nước, Cán bộ công nhân viên, nội bộ bằng TM
Nợ TK 333,334, 336
Có TK 1111
5) Chi tiền gởi vào ngân hàng, gởi qua bưu điện…..
Nợ TK 1121, 1131
Có TK 1111
6) Chi tiền đầu tư
Nợ TK 121, 128, 221, 222, 223, 228
Có TK 1111
7) Chi tiền cho các hoạt động trong DN (mua vật liệu về sử dụng ngay…)
Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241…- Chi cho chi phí hoạt động SXKD
Nợ TK 133
Có TK 1111- Tiền mặt
8) Chi tiền mặt cho các hoạt động tài chính, hoạt động khác:
Nợ TK 635, 811
Có TK 1111
1.3.Kế toán tiền gửi ngân hàng
1.3.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán
Tiền gửi là số tiền mà DN gửi tại các ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc các công ty
tài chính bao gồm tiền Việt Nam, các loại ngọai tệ, vàng bạc đá quý…
*Nguyên tắc kế toán tiền gửi Ngân hàng:
- Khi nhận được các chứng từ do ngân hàng gởi đến, kế toán phải tiến hành kiểm tra
đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu kế toán
của đơn vị với ngân hàng thì vẫn phải ghi theo chứng từ của ngân hàng, số chênh lệch
được theo dõi riêng ở TK phải thu hoặc phải trả khác và thông báo cho ngân hàng đối
chiếu xác minh lại.
- Kế toán phải theo dõi chi tiết theo từng ngân hàng kho bạc, công ty tài chính để tiện
cho việc kiểm tra đối chiếu.
1.3.2. Chứng từ sổ sách kế toán
Căn cứ để ghi chép các loại tiền gởi của DN là
- Giấy báo có,
- Giấy báo nợ
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
20

- Bản sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc như ủy nhiệm chi, séc chuyển
khoản…
- Sổ tiền gửi ngân hàng.
1.3.3. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu
Kế toán sử dụng TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” để phản ánh tình hình tăng giảm và số
hiện có về các khoản tiền gửi của DN. TK 112 có kết cấu như sau:
Bên nợ: Các khoản tiền Việt Nam, ngọai tệ, vàng bạc… gửi vào ngân hàng và chênh
lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại
Bên có: Các khoản tiền Việt Nam, ngọai tệ, vàng bạc… rút ra ngân hàng và chênh
lệch giảm tỷ giá hối đoái
Số dư bên nợ: Số tiền gửi hiện còn gửi ở các ngân hàng
TK 112 được mở 3 TK cấp 2:
- TK 1121: Tiền Việt Nam
- TK 1122: Ngọai tệ
- TK 1123: Vàng bạc, kim khí quý, đá quý
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK liên quan khác
1.3.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi Việt Nam
1) Xuất quỹ tiền mặt gửi vào TK tại ngân hàng. Ghi:
Nợ TK 1121 – Tiền gửi NH
Có TK 111 – Tiền mặt
2) Nhận được tiền do khách hàng trả nợ hoặc ứng trước bằng chuyển khoản, căn
cứ vào giấy báo có của NH, ghi:
Nợ TK 1121– Tiền gửi NH
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
3) Thu hồi các khoản ký quỹ, ký cược bằng tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 1121 – Tiền gửi NH
Có TK 144, 244
4) Nhận vốn góp liên doanh, vốn góp cổ phần… bằng chuyển khoản:
Nợ TK 112 – Tiền gửi NH
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
21

5) Thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn bằng tiền gửi ngân hàng
Nợ TK 112 – Tiền gửi NH
Có TK 121, 221, 228…….
6) Thu tiền bán hàng, thu từ hoạt động tài chính và họat động khác bằng chuyển
khoản.
Nợ TK 112 – Tiền gửi NH
Có TK 511, 515- DT bán hàng, DT tài chính
Có TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
7) Thu lãi tiền gửi NH, ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi NH
Có TK 515- DT tài chính
8) Rút tiền gửi NH về nhập quỹ, ghi:
Nợ TK 1112 – Tiền mặt
Có TK 1121 – Tiền gửi NH
9) Chuyển tiền gửi NH đi cầm cố, ký cược ký quỹ, đầu tư, ghi
Nợ TK 144, 244 – Ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn
Nợ TK 121, 221, 228….
Có TK 1121– Tiền gửi NH
10) Trả tiền mua vật liệu, CCDC, hàng hóa, đã nhập kho hoặc gửi bán thẳng
bằng chuyển khoản, ủy nhiệm chi, séc, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156 – Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 1121 – Tiền gửi NH
11) Trả tiền mua TSCĐ, chi phí đầu tư XDCB bằng chuyển khoản:
Nợ TK 211, 213 – TSCĐ hữu hình, vô hình
Nợ TK 241 – XDCB dở dang
Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 112 – Tiền gửi NH
12) Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng chuyển khoản, kế toán ghi:
Nợ TK 331, 333, 334, 336, 338, 341, 342
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
22

Có TK 112 – Tiền gửi NH


13) Các khoản chiết khấu thanh toán cho người mua bằng chuyển khoản
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 112 – Tiền gửi NH
14) Thanh toán các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại cho người
mua
Nợ TK 521 – Hàng bán bị trả lại, Giảm giá hàng bán, CK
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra
Có TK 112 – Tiền gửi NH
15) Chi bằng TGNH liên quan đến các khoản chi phí sử dụng máy thi công,
chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí QLDN, chi phí hoạt động
tài chính, chi phí khác
Nợ TK 623, 627, 641, 642
Nợ TK 635, 811
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 112 – Tiền gửi NH
1.4.Kế toán tiền đang chuyển
1.4.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán
Tiền đang chuyển là khoản tiền mặt, tiền séc đã xuất khỏi quỹ của DN đã nộp vào NH,
kho bạc NN, đã gửi vào bưu điện để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy
báo của ngân hàng .
Tiền đang chuyển gồm VNĐ và ngọai tệ đang chuyển trong các trường hợp sau:
- Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng
- Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác
- Thu tiền bán hàng, nộp thuế ngay cho kho bạc nhà nước
1.4.2. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu
Để theo dõi các khoản tiền đang chuyển, kế toán sử dụng TK 113 “Tiền đang chuyển”.
Kết cấu của TK này như sau:
Bên nợ: Các khoản tiền Việt Nam, ngọai tệ, sec đã nộp vào ngân hàng, gửi qua bưu
điện và chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại
Bên có: Số kết chuyển vào TK 112 hoặc các TK liên quan và số chênh lệch giảm tỷ
giá hối đoái

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


23

Số dư bên nợ: Các khoản tiền đang chuyển


TK 113 được mở 2 TK cấp 2:
- TK 1131: Tiền Việt Nam
- TK 1132: Ngọai tệ
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK liên quan khác
1.4.3.Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1) Thu tiền bán hàng, tiền nợ của khách hàng hoặc các khoản thu nhập khác bằng
tiền mặt, sec nộp thẳng vào NH (không qua quỹ), ghi:
Nợ TK 113 – Tiền đang chuyển
Có TK 511, 512- DT bán hàng ra ngoài và nội bộ
Có TK 515, 711- DT hoạt động tài chính, Thu nhập khác
Có TK 131- Phải thu của khách hàng
2) Xuất quỹ tiền mặt gửi vào NH, nhưng chưa nhận được giấy báo có, ghi:
Nợ TK 113 – Tiền đang chuyển
Có TK 111 – Tiền mặt
3) Khách hàng trả trước hoặc thanh toán tiền mua hàng bằng sec, DN đã nộp sec
vào NH nhưng chưa nhận được giấy báo có của NH, ghi:
Nợ TK 113 – Tiền đang chuyển
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
4) Khi DN nhận được giấy báo nợ của NH về số tiền đã chuyển trả cho người
bán, người cung cấp dịch vụ, Ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 113 – Tiền đang chuyển
5) Khi DN nhận được giấy báo có các khoản tiền đang chuyển, ghi:
Nợ TK 112 – TGNH
Có TK 113 – Tiền đang chuyển
1.5.. Chứng từ sổ sách kế toán
Căn cứ để ghi chép :
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Ủy nhiệm thu

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


24

- Ủy nhiệm chi
- Giấy báo có,
- Giấy báo nợ
- Bản sao kê của ngân hàng
- Sổ tiền gửi ngân hàng.
2. Kế toán các khoản phải thu
2.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán
2.1.1. Khái niệm
Quan hệ thanh toán giữa DN với khách hàng phát sinh chủ yếu trong quá trình bán sản
phẩm, vật tư, hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ, bàn giao thanh toán khối lượng thi
công mà khách hàng đã nhận của DN nhưng chưa thanh toán tiền.
2.1.2.Nguyên tắc kế toán
Khi hạch toán các khoản phải thu của khách hàng cần tôn trọng những quy định sau:
- Phải mở sổ chi tiết theo từng đối tượng phải thu và theo từng khoản nợ và từng lần
thanh toán.
- Trường hợp bán hàng thu tiền ngay thì không phản ánh vào TK này.
- Những khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có dư nợ lớn thì định
kỳ cần phải tiến hành kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ đã phát sinh, đã thu hồi và số
còn nợ, nếu cần có thể yêu cầu khách hàng xác nhận nợ bằng văn bản.
- Phải tiến hành phân loại nợ: Loại nợ có thể trả đúng hạn, quá hạn, nợ khó đòi hoặc
không có khả năng thu hồi để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng hoặc có biện
pháp xử lý đối với các khoản nợ phải thu không đòi được.
- Trong quan hệ bán sản phẩm xây lắp, thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ theo sự
thỏa thuận giữa DN và khách hàng, nếu không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng
kinh tế thì người mua có thể yêu cầu giảm giá hoặc trả lại số hàng đã giao.
- Khoản phải thu về chi phí chờ quyết toán của từng công trình phải được theo dõi
chi tiết theo từng công trình xây dựng, khoản phí này là căn cứ để tính số trích trước
về chi phí bảo hành công trình xây dựng và chi phí bán hàng.
2.2. Kế toán phải thu của khách hàng
- Chứng từ sổ sách kế toán
+ Sổ chi tiết thanh toán với người mua,
+ Sổ chi tiết thanh toán với người bán
- Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


25

TK 131 “Phải thu của khách hàng”


Bên nợ: - Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm đã giao, dịch vụ lao vụ
đã hoàn thành được xác định là tiêu thụ (kể cả phí bảo hành bên A giữ lại)
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
Bên có: - Số tiền khách hàng đã trả nợ
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng
- Khoản giảm giá hàng bán sau khi đã giao hàng, khách hàng có khiếu nại, DT của số
hàng đã bán bị người mua trả lại
- Số thực thu về phí bảo hành công trình, xử lý số phí bảo hành công trình không thu
được.
Số dư bên nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng
Số dư bên có: phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu
của khách hàng theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể.
- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
1) DT của thành phẩm, hàng hóa xuất bán, dịch vụ đã cung cấp được xác định là
tiêu thụ, kế toán phản ánh số tiền phải thu nhưng chưa thu, ghi
Nợ TK 131 - (Tổng giá thanh toán)
Có TK 511, 512 – DT chưa có thuế GTGT
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp
2) Số tiền nhượng bán thanh lý TSCĐ chưa thu được, ghi:
Nợ TK 131- (Tổng giá thanh toán)
Có TK 711 – (Giá chưa thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
3) DT của khối lượng hàng hóa bị khách hàng trả lại trừ vào số tiền phải thu,
ghi:
Nợ TK 521- Hàng bán bị trả lại (chưa thuế)
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 131- Phải thu của khách hàng
4) Căn cứ vào văn bản xác nhận số hàng được giảm giá cho khách hàng về số
hàng không phù hợp với quy cách, chất lượng, ghi:
Nợ TK 521 – Giảm giá hàng bán
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


26

Có TK 131 hoặc TK 111, 112


5) Khi nhận được tiền do khách hàng trả (Kể cả số lãi của số nợ nếu có, hoặc
lãi trả chậm) liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131 - phải thu của KH
Có TK 515 – DT họat động tài chính
6) Khoản chiết khấu thanh toán trả cho người mua, do người mua thanh toán
sớm tiền mua hàng trước thời hạn quy định trừ vào khoản nợ phải thu, ghi:
Nợ TK 111, 112: Số tiền khách hàng thực trả
Nợ TK 635 – (Số CK thanh toán)
Có TK 131- phải thu của khách hàng
7) Trường hợp KH thanh toán theo phương thức hàng đổi hàng, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156.. – Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 131- phải thu của khách hàng
8) Nhận tiền ứng trả trước của khách hàng theo hợp đồng, ghi:
Nợ TK 111, 112 - Số tiền khách hàng ứng trước
Có TK 131- phải thu của khách hàng
2.3. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ
2.3.1. Khái niệm và phương pháp tính thuế
Là số tiền mà DN đã nộp cho Nhà Nước khi mua vật tư hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ
thông qua người bán để khi DN bán sản phẩm, hàng hóa sẽ được khấu trừ hoặc trả lại
theo luật thuế GTGT hiện hành.
Thực chất thuế GTGT được khấu trừ là một khoản phải thu của DN đối với NSNN, nó
được thanh toán bằng cách khấu trừ vào số thuế GTGT phải nộp hoặc được hoàn trả
lại bằng tiền mặt, TGNH.
Việc tổ chức phản ánh, ghi chép chính xác đầy đủ kịp thời giá mua, thuế GTGT được
khấu trừ trong giá thanh toán hàng mua là nhiệm vụ của kế toán.
2.3.2. Tài khoản sử dụng sử dụng, nội dung và kết cấu
Tài khoản sử dụng:
Sử dụng TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Kết cấu và nội dung:

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


27

Bên nợ: Số thuế GTGT được khấu trừ khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ.
Bên có: Số thuế GTGT đã được khấu trừ, hoặc hoàn trả, hoặc không được khấu
trừ.
Số dư nợ: Thuế GTGT được khấu trừ chưa được thanh toán cuối kỳ.
TK 133 mở 2 TK cấp 2
- TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ
- TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
TK 133 chỉ được mở và áp dụng cho những đơn vị áp dụng phương pháp nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng cho những đơn vị nộp thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp.
2.3.3. Chứng từ và sổ sách kế toán
- Hóa đơn GTGT
- Sổ theo dõi thuế GTGT
2.3.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yều
1) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT
Nợ TK 152, 153, 156, 211, …
Nợ TK 133 – (thuế GTGT đầu vào)
Có TK 111, 112, 331…(Tổng giá thanh toán)
2) Khi mua vật tư, dịch vụ dùng ngay (không nhập kho) vào quá trình SXKD
hàng hóa, dịch vụ có chịu thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241…(Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – (thuế GTGT đầu vào)
Có TK 111, 112, 331…(Tổng giá thanh toán)
3) Khi mua hàng hóa bán ngay (không nhập kho), ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng hóa
Nợ TK 133 –(thuế GTGT đầu vào)
Có TK 111, 112, 331…(Tổng giá thanh toán)
4) Khi nhập khẩu hàng hóa dùng vào sản xuất kinh doanh các sản phẩm chịu
thuế GTGT.
- Phản ánh trị giá hàng nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211 giá nhập (Gía mua + thuế NK+ thuế
TTĐB)
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
28

Có TK 3333, 3332 – Thuế NK, thuế TTĐB phải nộp


Có TK 111, 112, 331… Giá mua thanh toán cho người bán
- Phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, ghi:
Nợ TK 133 –(Trị giá nhập x Thuế suất)
Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng NK phải nộp
5) Cuối kỳ kế toán xác định số thuế GTGT được khấu trừ ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133 - Thuế GTGT đuợc khấu trừ
6) Nếu số thuế GTGT đã được hoàn lại, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 133 - Thuế GTGT đuợc khấu trừ (phần hoàn thuế)
7) Nếu số thuế GTGT không được khấu trừ, ghi
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (đối với vật tư, hàng hóa)
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
Nợ TK 627, 641, 642 – Nếu không được khấu trừ của TSCĐ
Có TK 133 - (phần không được khấu trừ)

2.4. Kế toán các khoản phải thu khác


2.4.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán
Là các khoản phải thu ngoài các khoản phải thu của khách hàng và thu nội bộ bao
gồm:
- Các khoản về bồi thường vật chất do các cá nhân, tập thể trong hoặc ngoài đơn vị
gây ra.
- Các khoản phải thu do đơn vị cho vay, mượn vật tư, tiền vốn tạm thời.
- Giá trị các tài sản thiếu chưa xác định được nguyên nhân, còn chờ xử lý
- Các khoản phải thu về khoản tiền nhà, điện nước, BHYT mà người lao động phải
đóng góp, phải thu hộ người lao động cho tòa án, và các án dân sự, thu khác như phí,
lệ phí.
- Các khoản chi phí đã chi vào họat động sự nghiệp, chi đầu tư XDCB, chi cho
SXKD nhưng chưa được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi chờ xử lý.

2.4.2. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu


Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
29

Tài khoản kế toán: Sử dụng TK 138 – Phải thu khác


Bên nợ:
- Giá trị TS thiếu chờ giải quyết
- Các khoản phải thu khác
Bên có:
- Giá trị TS thiếu đã được xử lý
- Số tiền thu được thuộc nợ phải thu khác
Số dư bên nợ: Các khoản nợ khác còn phải thu
TK 138 được mở 3 TK cấp 2:
TK 1381 – TS thiếu chờ xử lý
TK 1385 – Phải thu về cổ phần hoá
TK 1388- Các khoản phải thu khác
2.4.3. Chứng từ và sổ sách kế toán
- Sổ theo dõi thanh toán người mua ( S32 – DN )
- Sổ theo dõi thanh toán người bán ( S32 – DN )
- Hợp đồng
- Phiếu thanh toán
2.4.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2.4.4.1.Kế toán TS thiếu chờ xử lý:
Về nguyên tắc chỉ hạch toán vào TK này giá trị TS thiếu, mất, hư hỏng chưa xác định
được nguyên nhân còn chờ quyết định xử lý
1) TSCĐ hữu hình phát hiện thiếu, mất chưa rõ nguyên nhân còn chờ quyết định
xử lý ghi:
Nợ TK 1381 – GTCL
Nợ TK 214 – Giá trị hao mòn
Có TK 211 – NG TSCĐ
Đồng thời ghi giảm TSCĐ trên sổ chi tiết
2) Vật tư hàng hóa mất mát, hao hụt chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 1381 – TS thiếu chờ xử lý
Có TK 152, 153, 155, 156,…
3) Khi có quyết định xử lý của các cấp có thẩm quyền, ghi:
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
30

Nợ TK 111, 112, 334. – Phần cá nhân, tổ chức phải bồi thường


Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 1381 – TS thiếu chờ xử lý
2.4.1.2.Kế toán các khoản phải thu khác (1388) và phải thu về cổ phần hóa
1) Trường hợp TS thiếu đã xác định được nguyên nhân và người chịu trách
nhiệm bồi thường, ghi:
Nợ TK 1388 - Các khoản phải thu khác
Có TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, 111
2) Các khoản cho vay mượn vật tư, tiền vốn tạm thời không tính lãi, ghi:
Nợ TK 1388 - Các khoản phải thu khác
Có TK 111, 112, 152, 153 …
3) Các khoản DT của họat động tài chính, họat động khác phải thu nhưng chưa
thu được như cho thuê TS, tiền phạt, lãi đầu tư, bồi thường:
Nợ TK 1388 - Các khoản phải thu khác
Có TK 515 – DT họat động tài chính
Có TK 711 – thu nhập khác
4) Khi thu hồi các khoản phải thu khác bằng tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 1388 - Các khoản phải thu khác
5) Khi phát sinh các khoản chi liên quan đến quá trình cổ phần hóa, ghi:
Nợ TK 1385
Có TK 111, 112, 152, 331…
6) Khi kết thúc quá trình cổ phần hóa, quyết toán chi về cổ phần hóa:
Nợ TK 3385
Có TK 1385
2.5. Kế toán tạm ứng
2.5.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán
Tạm ứng là việc CB CNV trong DN ứng trước một khoản tiền hoặc vật tư để thực
hiện nhiệm vụ SXKD hoặc giải quyết một công việc đã được phê duyệt
Kế toán tạm ứng cần phải tôn trọng những quy định sau:

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


31

- Người nhận tạm ứng phải là CB CNV chức hoặc người lao động làm việc tại DN,
đối với những người nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc bộ phận cung ứng vật tư,
quản trị, hành chính) phải được giám đốc chỉ định
- Người nhận tạm ứng (cá nhân hay tập thể) phải chịu trách nhiệm với DN về số đã
nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đich và nội dung công việc
đã được phê duyệt. Số tiền tạm ứng dùng không hết phải nộp lại quỹ, nghiêm cấm
chuyển tiền tạm ứng cho người khác sử dụng
- Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng đối tượng nhận tạm ứng, theo
nội dung tạm ứng ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần
tạm ứng.
2.5.2. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu
Tài khoản sử dụng: TK 141 – Tạm ứng
Bên nợ:
- Các khoản tiền đã tạm ứng cho CNV, người lao động
- Các khoản tạm ứng để thực hiện khối lượng xây lắp nội bộ.
Bên có:
- Số tạm ứng đã thanh toán
- Số tạm ứng chi không hết nhập vào quỹ hoặc trừ vào lương
- Khoản vật tư sử dụng không hết nhập lại kho.
Số dư bên nợ: Số tiền tạm ứng chưa thanh toán
2.5.3. Chứng từ và sổ sách kế toán
- Phiếu tạm ứng
- Phiếu thanh toán các khoản tạm ứng
- Bảng kê thanh toán các khoản tạm ứng
2.5.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Trình tự kế toán tạm ứng
1) Khi nhận tạm ứng bằng tiền mặt, sec cho cán bộ đi công tác hoặc mua vật tư,
hàng hóa dịch vụ lao vụ:
Nợ 141 – Tạm ứng
Có TK 111, 112
2) Khi chi tiêu xong, người nhận tạm ứng lập bảng kê thanh toán tạm ứng kèm
theo các chứng từ gốc liên quan. Kế toán kiểm tra chứng từ, căn cứ vào bảng kê thanh
toán đã được duyệt ghi:
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
32

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước


Nợ TK 151, 152, 153, 156.
Nợ TK 211, 213, 241
Nợ TK 331
Nợ TK 611, 623, 627, 641, 642
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 141 – Tạm ứng
3) Các khoản tạm ứng chi không hết, phải nhập quỹ, hoặc trừ vào lương của
người nhận tạm ứng hoặc vật tư nhập lại ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, Vật liệu
Có TK 141 – Tạm ứng
4) Trường hợp số thực chi đã duyệt lớn hơn số đã tạm ứng, kế toán lập phiếu chi
để thanh toán cho người nhận tạm ứng, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 241, 621, 622, 627…
Có TK 111 – Tiền mặt
2.6. Kế toán các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược
2.61. Khái niệm và nguyên tắc kế toán
- Cầm cố là việc DN mang TS, tiền vốn của mình giao cho người nhận cầm cố để vay
vốn hoặc để nhận các loại bảo lãnh. Tài sản cầm cố có thể là vàng, bạc, đá quý, ô tô,
xe máy… và cũng có thể là giất tờ chúng nhận quyền sở hữu nhà đất hoặc TS.
- Ký cược là việc DN đi thuê TS giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí
quý, đá quý hoặc các vật có giá trị cao khác nhằm mục đích ràng buộc và nâng cao
trách nhiệm của người đi thuê TS phải quản lý, sử dụng tốt TS đi thuê và hoàn trả
đúng thời gian quy định
- Ký quỹ là việc DN gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các giấy tờ có
giá trị vào TK phong tỏa tại ngân hàng để đảm bảo cho việc thực hiện bảo lãnh cho
DN
Đặc điểm của cầm cố, ký cuợc, ký quỹ là các TS vẫn thuộc quyền sở hữu của DN
trong thời hạn đã thỏa thuận. Vì vậy kế toán phải ghi chép đầy đủ, rõ ràng từng khoản
cầm cố, ký cuợc, ký quỹ theo đúng thời hạn quy định, thực hiện đúng các điều khoản
cam kết tránh gây tổn thất TS do vi phạm hợp đồng.

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


33

2.7. Kế toán chi phí trả trước


2.7.1. Khái niệm và nội dung kế toán chi phí trả trước
2.7.1.1. Khái niệm :
Chi phí trả trước là những chi phí đã thực tế phát sinh ở kỳ này nhưng có liên quan
đến nhiều kỳ SXKD kế tiếp sau. Vì vậy, phải tính toán phân bổ cho nhiều kỳ nhằm
làm cho giá thành tương đối ổn định giữa các kỳ.
Chi phí trả trước ngắn hạn là những khoản chi phí thực tế phát sinh nhưng có liên
quan đến nhiều kỳ hạch toán trong 1 năm tài chính hoặc 1 chu kỳ kinh doanh.
2.7.1.2. Nội dung: Theo quy định hiện hành, chi phí trả trước bao gồm:
- Chi phí trả trước về thuê cửa hàng, nhà xưởng, nhà kho, văn phòng cho 1 năm tài
chính hoặc 1 chu kỳ kinh doanh.
- Chi phí mua các loại bảo hiểm (Bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự
chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm xe máy thi công, bảo hiểm công
trình…) các loại lệ phí mua và trả 1 lần trong năm.
- Công cụ, dụng cụ loại phân bổ một lần xuất dùng với gia trị lớn và CCDC có thời
gian sử dụng dưới 1 năm
- Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê với kỳ hạn tối đa là 1 năm tài chính
hoặc 1 chu kỳ kinh doanh.
- Chi phí mua các tài liệu kỹ thuật và các khoản chi phí trả trước ngắn hạn khác được
tính và phân bổ dần vào chi phí kinh doanh.
- Chi phí trong thời gian ngừng việc (không lường trước được)
- Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh 1 lần quá lớn phải phân bổ dần.
- Chi phí trả trước ngắn hạn khác (Như lãi tiền vay trả trước, lãi mua hàng trả chậm,
trả góp…)
2.7.2. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu
Tài khoản kế toán: Tài khoản 242 – Chi phí trả trước ngắn hạn
Bên nợ: Các khoản chi phí trả trước thực tế phát sinh
Bên có: Chi phí trả trước phân bổ vào chi phí SXKD trong kỳ
Số dư bên nợ: Chi phí trả trước chưa phân bổ vào chi phí SXKD trong kỳ
2.7.3. Chứng từ và sổ sách kế toán
- Bảng kê phân bổ chi phí trả trước
2.7.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


34

1) Khi phát sinh chi phí trả trước ngắn hạn có liên quan đến nhiều kỳ kế toán
trong 1 năm tài chính thì được phân bổ dần
- Đối với chi phí trả trước dùng vào hoạt động SXKD sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước ngắn hạn
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112
Có TK 152, 153
Có TK 331, 334, 338…
- Đối với chi phí trả trước dùng vào hoạt động SXKD sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước ngắn hạn
Có TK 111, 112, 331, 141…
2) Đối với trường hợp thuê TSCĐ là thuê họat động (văn phòng, nhà xưởng, nhà
bán hàng…) khi trả tiền cho nhiều kỳ trong một năm tài chính:
- Nếu TSCĐ cho SXKD hàng hóa thuộc diện chịu thuế GTGT phương pháp khấu trừ
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước ngắn hạn
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112
- Nếu TSCĐ cho SXKD hàng hóa thuộc diện chịu thuế GTGT phương pháp trực tiếp
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước ngắn hạn
Có TK 111, 112
3) Định kỳ tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD
Nợ TK 623, 627, 641, 642… - Tính vào chi phí
Có TK 242 – Chi phí trả trước ngắn hạn
4) Đối với CCDC xuất dùng một lần với giá trị tương đối lớn, thời gian sử dụng
phải phân bổ nhiều kỳ liên quan báo cáo tài chính của 1 năm:
- Khi xuất dùng, căn cứ phiếu xuất kho:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước ngắn hạn
Có TK 153 – CCDC

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


35

- Định kỳ (tháng, quý) tiến hành phân bổ CCDC theo tiêu thức hơp lý- căn cứ phân
bổ có thể là thời gian sử dụng hoặc khối lượng sản phẩm…
Nợ TK 623, 627, 641, 642…
Có TK 242 – Chi phí trả trước ngắn hạn
5) Trường hợp chi phí trả trước ngắn hạn là chi phí sủa chữa TSCĐ thực tế phát
sinh 1 lần quá lớn phải phân bổ dần, ghi:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước ngắn hạn
Có TK 2413 – Chi phí SCL TSCĐ
Khi phân bổ:
Nợ TK 623, 627, 641, 642…
Có TK 242 – Chi phí trả trước ngắn hạn
CÂU HỎI ÔN TẬP:
1) Kế toán vốn bằng tiền cần tuân thủ theo các quy định gì ? Trình bày đặc điểm hình
thành, sự vận động, yêu cầu quản lý các loại vốn bằng tiền.
2) Nội dung và phương pháp kế toán các loại tiền mặt; tiền gửi ngân hàng và tiền
đang chuyển.
3) Nội dung, nguyên tắc và phương pháp kế toán Phải thu của khách hàng
4) Thế nào là Thuế GTGT được khấu trừ ? Trình bày nội dung và phương pháp kế
toán thế GTGT được khấu trừ
5) Nội dung, nguyên tắc và phương pháp kế toán phải thu nội bộ
6) Nội dung , nguyên tắc và phương pháp kế toán phải thu khác
BÀI THỰC HÀNH ỨNG DỤNG
BÀI TẬP 1
Một một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình như sau:
1. Bán hàng thu tiền mặt 22.000.000đ, trong đó thuế GTGT 2.000.000đ.
2. Đem tiền mặt gởi vào NH 30.000.000đ, chưa nhận được giấy báo Có.
3. Thu tiền mặt do bán TSCĐ hữu hình 63.000.000đ, trong đó thuế GTGT
3.000.000đ.
Chi phí vận chuyển để bán TSCĐ trả bằng tiền mặt 220.000đ, trong đó thuế GTGT
20.000đ.
4. Chi tiền mặt vận chuyển hàng hóa đem bán 300.000đ.

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


36

5. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên mua hàng 10.000.000đ.
6. Nhận được giấy báo có của NH về số tiền gởi ở nghiệp vụ 2.
7. Vay ngắn hạn NH về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000đ.
8. Mua vật liệu nhập kho giá chưa thuế 50.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, đã
thanh toán bằng TGNH. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào 440.000đ trả
bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT 40.000đ.
9. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng ngay 360.000đ.
10. Nhận phiếu tính lãi tiền gửi không kì hạn ở ngân hàng 16.000.000đ.
11. Chi TGNH để trả lãi vay NH 3.000.000đ.
12. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 25.000.000đ, chi tiền mặt tạm ứng lương cho
nhân viên 20.000.000đ.
BÀI TẬP 2
Một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình như sau:
Số dư đầu tháng 12:
- TK 131: 180.000.000đ (Chi tiết khách hàng H: 100.000.000đ; khách hàng K:
80.000.000đ)
Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1. Bán hàng chưa thu tiền, giá bán chưa thuế 60.000.000đ, thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ tính 10%.
2. Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về khoản nợ của khách hàng ở nghiệp vụ 1
trả.
3. Kiểm kê hàng hóa tại kho phát hiện thiếu 1 số hàng trị giá 2.000.000đ chưa rõ
nguyên nhân.
4. Xử lý số hàng thiếu như sau: bắt thủ kho phải bồi thường 1, số còn lại tính vào
giá vốn hàng bán.
5. Nhận được biên bản chia lãi từ họat động liên doanh 10.000.000đ, nhưng chưa
nhận tiền.
6. Thu được tiền mặt do thủ kho bồi thường 1.000.000đ.
7. Chi TGNH để ứng trước cho người cung cấp 20.000.000đ.
8. Lập biên bản thanh toán bù trừ công nợ với người cung cấp 20.000.000đ.
9. Phải thu khoản tiền bồi thường do bên bán vi phạm hợp đồng 4.000.000đ.
10. Đã thu bằng tiền mặt 4.000.000đ về khoản tiền bồi thường vi phạm hợp đồng.
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
37

11. Chi tiền mặt 10.000.000đ tạm ứng cho nhân viên.
12. Nhân viên thanh toán tạm ứng:
- Hàng hóa nhập kho theo giá trên hóa đơn 8.800.000đ, gồm thuế GTGT
800.000đ.
- Chi phí vận chuyển hàng hóa 300.000đ, thuế GTGT 30.000đ.
- Số tiền mặt còn thừa nhập lại quỹ.
13. Cuối tháng có tình hình sau:
- Khách hàng H bị phá sản, theo quyết định của tòa án khách hàng H đã trả nợ cho
doanh nghiệp 50.000.000đ bằng tiền mặt, số còn lại doanh nghiệp xừ lí xóa sổ.
- Đòi được khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ từ năm ngoái 10.000.000đ bằng tiền
mặt, chi phí đòi nợ 200.000đ bằng tiền tạm ứng.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
BÀI TẬP 3
1. Thu tiền bán sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ. Theo hóa đơn GTGT, ghi: Giá bán chưa có thuế 100.000.000 đồng, thuế GTGT
10.000.000 đồng, vốn bán hàng là 80.000.000 đồng. Người mua thanh toán bằng tiền
mặt.
2. Thu về thuê TSCĐ hoạt động, theo hóa đơn GTGT ghi: Giá cho thuê chưa có thuế:
12.000.000 đồng, thuế GTGT đầu ra 10%, bên thuê đã thanh toán toàn bộ cho doanh
nghiệp bằng tiền mặt.
3. Công ty cung cấp dịch vụ vận tải, tổng giá thanh toán ghi trên vé vận tải có thuế
GTGT là 315.000.000 đồng. Dịch vụ vận tải chịu thuế GTGT là 5%. Công ty đã thu
tiền bán vé 315.000.000 đồng tiền mặt nhập quỹ.
4. Vay ngắn hạn ngân hàng bằng tiền mặt về nhập quỹ, số tiền 14.000.000 đồng.
5. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt là 50.000.000 đồng.
6. Doanh nghiệp mua lại cổ phiếu đã phát hành, trị giá cổ phiếu mua lại là:
200.000.000 đồng bằng tiền mặt
BÀI TẬP 4
1.Xuất quỹ tiền mặt trả toàn bộ tiền lương còn nợ người lao động tháng 3/N:
120.000.000đ
2.Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt đẻ trả lương tháng 4/N cho người lao
động 145.000.000đ
3.Tiền lương phải trả cho các bộ phận trong tháng:

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


38

- Bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất 80.000.000đ; - Bộ phận quản lý phân
xưởng 13.500.000đ
- Bộ phận Quản lý doanh nghiệp 18.000.000đ; - Bộ phận bán hàng 7.000.000đ
4.Các khoản phải khấu trừ vào lương của người lao động trong tháng 4/N:
-Các khoản BHXH, BHYT, BHTN
- Trừ tạm ứng vượt của ông Q 1.000.000đ
- Trừ tiền CNV phải bồi thường 800.000đ
5. Trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trong tháng vào chi phí SXKD theo
tỷ lệ quy định.
6.Trong tháng, trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất 2%
7.Nộp BHXH trích được trong tháng cho cơ quan BHXH bằng chuyển khoản
8. Nộp BHYT cho cơ quan BHYT bằng chuyển khoản
9.Chi tiêu kinh phí công đoàn bằng tiền mặt tại doanh nghiệp 500.000đ
10.Kế toán tính và trả lương tháng 4/N cho người lao động bằng tiền mặt

BÀI TẬP 5 Trích tài liệu về kế toán tiền mặt của DN A tháng 4 năm N như sau (Đvt:
1.000đ):
I. Số dư đầu tháng 4/200N :
TK 1111: 80.000
II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: 70.000 (Phiếu thu số01/PT ngày 2/4)
2. Khách hàng trả nợ tháng trước bằng tiền mặt : 24.400 (Phiếu thu số02/PT ngày 3/4)
3. Bán thành phẩm thu bằng tiền mặt 27.500 (Phiếu thu số 03/PT ngày 4/4)
4. Chi lương kỳ I cho công nhân viên bằng tiền mặt: 45.000 (Phiếu chi số
01/PC ngày 5/4)
5. Mua nguyên vật liệu về nhập kho thanh toán bằng tiền mặt: 15.000 (Phiếu chi số
02/PC ngày 5/4)
6. Công ty Y ứng trước tiền mua hàng cho doanh nghiệp số tiền: 25.000 (Phiếu thu
số04/PT ngày 6/4)
7. Chi tiền mua 10 cổ phiếu ngắn hạn, giá mua mỗi cổ phiếu là 1.000 (Phiếu chi số
03/PC ngày 10/4)

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


39

8. Trả tiền mua chịu nguyên vật liệu ở tháng trước của Công ty A số tiền 40.000
(Phiếu chi số 04/PC ngày 11/4)
9. Thu lãi cổ phiếu dài hạn khác 20.000 (Phiếu thu số 05/PT ngày 15/4)
10. Chi tiền mặt mua công cụ nhập kho, giá mua theo hoá đơn 10.000 (Phiếu chi số
05/PC ngày 16/4)
11. Trả tiền điện, nước bằng tiền mặt dùng cho phân xưởng sản xuất 4.000, dùng cho
quản lý doanh nghiệp 1.000. (Phiếu chi số06/PC ngày 20/4)
12. Chi tiền mặt nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 8.500. (Phiếu chi số 07/PC
ngày 22/4)
13. Trả nợ vay ngắn hạn 30.000. (Phiếu chi số 08/PC ngày 24/4)
14. Thu tiền nhượng bán tài sản cố định 16.000 bằng tiền mặt. (Phiếu thu số 06/PT
ngày 25/4)
15. Chi tiền mặt trả nợ đơn vị phụ thuộc 25.000. (Phiếu chi số 09/PC ngày 26/4)
16. Thanh toán tiền mua bảo hiểm y tế cho công nhân viên 12.000. (Phiếu chi
số 10/PC ngày 27/4)
17. Thu hồi khoản ký quỹ ngắn hạn tiền mặt 40.000. (Phiếu thu số 07/PT ngày 28/4)
18. Kiểm kê quỹ phát hiện thiếu 1.000 chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý. Kế toán đã
lập phiếu chi số 11/PC ngày 29/4
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
BÀI TẬP 6 Có tài liệu tại một DN như sau (đơn vị 1.000 đ):
I. Số dư đầu tháng 9/200N : TK 1111: 30.000
II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tếphát sinh nhưsau:
1. Phiếu thu số 01 (ngày 1/9) vay ngắn hạn ngân hàng bằng tiền mặt: 50.000
2. Phiếu chi số 01 (ngày 3/9) tạm ứng cho nhân viên đi công tác: 5.000
3. Phiếu chi số 02 (ngày 4/9) ký quỹ dự đấu thầu công trình A số tiền 10.000.
4. Phiếu chi số 03 (ngày 5/9) mua công cụ, dụng cụ nhập kho 25.000
5. Phiếu thu số 02 (7/9) tiền lãi cho vay 5.000
6. Phiếu chi số 04 (9/9) trả nợ vay ngắn hạn 20.000
7. Phiếu thu số 03 (10/9) thu tiền cung cấp dịch vụ 80.000
8. Phiếu chi số 05 (12/9) nộp thuế cho Nhà nước 14.000
9. Phiếu chi số 06 (13/9) chi tiền mặt 20.000 ký quỹ làm đại lý bán hàng cho Công ty
K, thời hạn của hợp đồng 1 năm.

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


40

10. Phiếu thu số 04 (14/9) khách hàng trả nợ tháng trước 18.000
11. Phiếu thu số 05 (15/9) thu phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế 10.000.
12. Phiếu chi 07 (16/9) trả lãi vay dài hạn 4.000
13. Phiếu thu số 06 (17/9) thu tiền thanh lý xe vận tải 9.000, chi phí môi giới
500 (theo phiếu chi số 08 (17/9)
14. Phiếu thu số 07 (20/9) thu tiền bán hàng hoá 150.000
15. Phiếu chi số 09 (22/9) trả tiền điện, điện thoại, nước, văn phòng phẩm sử dụng
cho quản lý doanh nghiệp 16.000.
16. Phiếu chi số10 (25/9) thanh toán tiền ăn trưa và tiền lương cho người lao động
88.000.
17. Phiếu chi số11 (26/9) trả nợ vay đến hạn trả 40.000
18. Phiếu chi số12 (28/9) trả công ty dịch vụ sửa chữa cửa hàng giới thiệu sản phẩm
15.000
19. Phiếu thu số 08 (30/9) nhận ký quỹ của công ty X 35.000 về hợp đồng cung cấp
dịch vụ dài hạn 2 năm.
20. Cuối tháng, kiểm kê quỹ phát hiện thừa 2.000 chưa rõ nguyên nhân (biên bản
kiểm kê số 05, kế toán đã lập phiếu thu số 09 ngày 30/9).
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tếphát sinh.
2. Lập các chứng từ có liên quan.

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


41

BÀI 3 KẾ TOÁN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ


1. Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ
1.1. Khái niệm
- Vật liệu là đối tượng lao động nên có đặc điểm tham gia vào một chu kỳ sản xuất,
thay đổi hình dạng ban đầu sau quá trình sử dụng, và chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị
của sản phẩm được sản xuất ra.
- Thông thường trong cấu tạo của giá thành sản phẩm thì chi phí về vật liệu chiếm tỷ
trọng khá lớn, nên việc sử dụng tiết kiệm vật liệu và sử dụng đúng mục đích, đúng kế
họach có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm và thực hiện tốt kế
họach SXKD.
1.2. Nhiệm vụ
Quản lý chặt chẽ tình hình cung cấp, bảo quản dự trữ và sử dụng vật liệu là một trong
những nội dung quan trọng trong công tác quản lý hoạt động SXKD ở DN. Để nâng
cao chất lượng và hiệu quả quản lý, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
 Phản ánh chính xác kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp vật liệu trên
các mặt: Số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp.
 Tính toán và phân bổ chính xác kịp thời, trị giá vật liệu xuất dùng cho các đối tượng
khác nhau, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức tiêu hao vật liệu, phát hiện và
ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng vật liệu sai mục đích, lãng phí.
 Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu, phát hiện kịp thời
các loại vật liệu ứ đọng, kém phẩm chất, chưa cần dùng và có biện pháp giải phóng để
thu hồi vốn nhanh, hạn chế các thiệt hại.
 Thực hiện việc kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý, lập các báo cáo về vật liệu,
tham gia công tác phân tích việc thực hiện kế họach thu mua, dự trữ, sử dụng vật liệu.

2. Phân loại, nguyên tắc và phương pháp tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ,
2.1. Phân loại vật liệu công cụ dụng cụ
Vật liệu sử dụng trong DN bao gồm nhiều loại có công dụng khác nhau, được sử dụng
ở nhiều bộ phận khác nhau, có thể được bảo quản, dự trữ trên nhiều địa bàn khác
nhau. Do vậy cần phải có cách phân loại thích ứng
*Nếu căn cứ vào công dụng chủ yếu của vật liệu thì vật liệu được chia thành:
- Nguyên vật liệu chính: bao gồm các loại nguyên liệu, vật liệu tham gia trực tiếp vào
quá trình sản xuất sản phẩm để cấu tạo nên thực thể sản phẩm.

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


42

- Vật liệu phụ: bao gồm các loại vật liệu được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để
nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất, bao gói
sản phẩm…các vật liệu này không cấu thành thực thể sản phẩm.
- Nhiên liệu: bao gồm các loại vật liệu được dùng để tạo ra năng lượng phục vụ cho
sự họat động của các loại máy móc thiết bị và dùng trực tiếp cho sản xuất (nấu, luyện,
sấy, ủi, hấp)
- Phụ tùng thay thế: : Là vật liệu được dùng cho việc thay thế, sửa chữa các loại
TSCĐ là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ…
- Vật liệu và thiết bị XDCB: Là những vật tư được dùng cho công việc XDCB và lắp
đặt cho công trình XDCB.
- Các loại vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu không thuộc các loại vật liệu đã
nêu trên như: phế liệu thu hồi được trong quá trình sản xuất và thanh lý TSCĐ.
Cần lưu ý ở cách phân loại này có những loại vật liệu là vật liệu phụ ở họat động
này hoặc ở DN này nhưng lại là vật liệu chính ở họat động khác hoặc DN khác.
*Nếu căn cứ vào nguồn cung cấp vật liệu: thì vật liệu được chia thành :
+ Vật liệu mua ngoài
+ Vật liệu tự sản xuất
+ Vật liệu có từ nguồn khác (được cấp, nhận vốn góp)
Việc phân loại trên còn mang tính tổng quát chưa đi vào từng loại, từng thứ vật liệu cụ
thể để phục vụ cho việc quản.lý chặt chẽ và thống nhất trong toàn DN.
Để phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý vật liệu thì cần phải lập bảng danh điểm vật liệu.
Trện cơ sở phân loại theo công dụng, tiến hành xác lập danh điểm theo từng loại,
nhóm, thứ vật liệu cần phải quy định thống nhất tên gọi, ký hiệu, mã hiệu, quy cách,
đơn vị tính và giá hạch toán tứng thứ vật liệu.
2.2. Nguyên tắc tính giá và phương pháp tính giá
2.2.1.Nguyên tắc tính giá:
Tính giá vật liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc hạch toán đúng đắn tình hình TS
cũng như chi phí SXKD.
Tính giá NVL phụ thuộc vào phương pháp quản lý và hạch toán vật liệu: phương pháp
kê khai thừong xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ
 Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện
nay. Mọi nghiệp vụ nhập, xuất vật liệu đều được kế toán tính toán và theo dõi một
cách thường xuyên theo quá trình sản xuất.
Giá thực tế xuất = Số lượng xuất x Đơn giá hàng xuất

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


43

 Phương pháp kiểm kê định kỳ có đặc điểm là trong kỳ kế toán chỉ theo dõi, tính
toán và ghi chép các nghiệp vụ nhập vật liệu, còn trị giá vật liệu xuất chỉ được xác
định một lần vào cuối kỳ khi có kết quả kiểm kê vật liệu hiện còn cuối kỳ
Trị giá NVL Trị giá NVL Trị giá NVL Trị giá NVL
xuất trong = hiện còn đầu + nhập trong kỳ - hiện còn cuối
kỳ kỳ kỳ
2.2.2. Tính giá vật liệu nhập
 Vật liệu mua ngoài:
Giá Giá mua ghi
Chi phi mua Khoản giảm giá
= trên hóa + -
nhập kho thực tế được hưởng
đơn

Lưu ý : NVL mua từ nước ngoài thì thuế nhập khẩu được tính vào giá nhập kho.
Khoản thuế GTGT nộp cũng được tính vào giá nhập kho nếu DN khộng thuộc diện
nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ
 Vật liệu tự sản xuất: Giá nhập kho là giá thành thực tế sản xuất vật liệu
 Vật liệu thuê ngoài chế biến
Chi phí v/c
Giá xuất vật liệu Tiền thuê
Giá nhập kho = + + bốc dỡ vật
đem chế biến chế biến
liệu đi và về
 Vật liệu được cấp:
Giá nhập Giá do đơn vị cấp Chi phí
= +
kho thông báo Vận chuyển bốc dỡ
 Vật liệu nhận góp vốn: Giá nhập kho là giá do hội đồng định giá xác định (được sự
chấp nhận của các bên có liên quan.)
 Vật liệu được biếu tặng: Giá nhập kho là giá thực tế xác định theo thời giá trên thị
trường.
2.2.3. Tính giá vật liệu xuất
DN có thể sử dụng 1 trong các phương pháp: Nhập trước xuất trước (fifo); đơn giá
bình quân gia quyền cuối kỳ.
Ví dụ: (dùng phương pháp kê khai thường xuyên)
- NVL tồn kho đầu tháng 10/2008: 200kg; giá 3.000đ/kg
- Ngày 03/10 nhập kho 500kg; 3.280 đ/kg
- Ngày 06/10 xuất kho 400 kg
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
44

- Ngày 10/10 nhập kho 300kg; 3.100đ/kg


- Ngày 15/10 xuất kho 400 kg
Xác định giá vật liệu xuất kho trong tháng
1/ Phương pháp nhập trước xuất trước: được áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn
kho được mua trước hay sản xuất trước thì được xuất trước, sau đó sẽ xuất đến hàng
tồn liền kề.
Trị giá NVL xuất trong tháng:
- Ngày 06: (200 x 3.000) + (200 x 3.280) = 600.000 + 656.000 = 1.256.000 đ
- Ngày 15: (300 x 3.280) + (100 x 3.100) = 984.000 + 310.000 = 1.294.000 đ
24/ Phương pháp đơn giá bình quân:
Tính một lần vào cuối tháng: ( Bình quân gia quyền cuối kỳ)

(200 x 3000) +(500 x 3.280) + (300 x 3.100) = 3.170


ĐGBQ =
200 + 500 + 300 đ/kg
Trị giá NVL xuất trong tháng:
- Ngày 06: 400 x 3.170 = 1.268.000 đ
- Ngày 15: 400 x 3.170 = 1.268.000 đ
Ngoài giá thực tế được sử dụng để phản ánh tình hình nhập xuất NVL, Doanh Nghiệp
còn có thể sử dụng giá hạch toán để phản ánh sự biến động của NVL trong kỳ.
Giá hạch toán (HT) là giá được xác định trước ngay từ đầu kỳ kế toán và sử dụng liên
tục trong kỳ kế toán. Có thể lấy giá kế họach hoặc giá cuối kỳ trước để làm giá hạch
toán cho kỳ này.
Giá HT chỉ được sử dụng trong hạch toán chi tiết nguyên NVL, còn trong hạch toán
tổng hợp vẫn phải sử dụng giá thực tế. Phương pháp sử dụng giá hạch toán NVL chỉ
được sử dụng trong phương pháp kê khai thường xuyên.
Khi sử dụng giá HT để phản ánh NVL thì cuối kỳ kế toán phải tính hệ số chênh lệch
giữa giá thực tế và giá hạch toán của NVL tồn và nhập trong kỳ để xác định giá thực
tế của NVL xuất trong kỳ.
3.Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
3.1. Chứng từ sổ sách kế toán sử dụng
- Phiếu nhập kho,
- Phiếu xuất kho,
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
45

- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức,


- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ,
- Bảng phân bổ vật liệu sử dụng.
3.2. Phương pháp hoạch toán kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ
Kế toán chi tiết vật liệu được thực hiện theo một trong 3 phương pháp:
- Phương pháp mở thẻ song song
- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
- Phương pháp số dư
4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
4.1. Kết cấu tài khoản sử dụng
- TK 151 “Hàng mua đang đi đường”: TK này dùng để phản ánh trị giá vật tư hàng
hóa mà DN đã mua nhưng cuối tháng chưa về đến DN
Kết cấu TK này như sau
Bên nợ: Trị giá hàng đã mua đang đi trên đường
Bên có: Trị giá hàng đã mua đã về đến DN
Số dư nợ: Trị giá hàng đã mua hiện còn đang đi trên đường
- TK 152 “Nguyên liệu, Vật liệu”: TK này dùng để phản ánh trị giá vật liệu nhập,
xuất và tồn kho
Kết cấu TK này như sau:
Bên nợ: Trị giá NVL nhập kho và tăng lên do các nguyên nhân khác
Bên có: Trị giá NVL xuất kho và giảm xuống do các nguyên nhân khác
Số dư nợ: Trị giá NVL tồn kho.
4.2. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu
4.2.1.Kế toán vật liệu nhập kho
 Khi mua NVL về nhập kho:
1) Giá mua NVL, Thuế GTGT nộp khi mua NVL và số tiền thanh toán cho
người bán:
Nợ TK 152 – Giá mua chưa thuế
Nợ TK 133 – Thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331…- Số tiền thanh toán

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


46

Nếu NVL mua DN đã trả tiền hoặc chấp nhận nhưng cuối tháng chưa về, kế toán
sẽ ghi:
Nợ TK 151 – Giá mua
Nợ TK 133 – Thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331…- Số tiền thanh toán
Sau đó khi NVL về và nhập kho, ghi:
Nợ TK 152
Có TK 151
2) Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua và nhập NNVL tính vào giá
nhập kho:
Nợ TK 152 – Giá chưa thuế GTGT
Nợ TK 133 – Thuế GTGT
Có TK 111, 112, …- Số tiền thanh toán
3) Nếu bên bán giảm giá cho số NVL đã mua thì khoản giảm giá đó được ghi
giảm giá nhập kho:
Nợ TK 331
Có TK 152
Có TK 133
4) Nếu được hưởng chiết khấu do thanh toán sớm tiền mua NNVL thì khoản
chiết khấu được hưởng tính vào thu nhập họat động tài chính
Nợ TK 111, 112, 331
Có TK 515
5) Nhập khẩu NNVL
- Trị giá mua:
Nợ TK 152 Trị giá thanh toán cho người bán
Có TK 331 Trị giá thanh toán cho người bán
- Khoản thuế nhập khẩu nộp cho nhà nước đối với NVL nhập khẩu được tính vào giá
nhập
Nợ TK 152: Giá mua x thuế xuất thuế nhập khẩu
Có TK 3333 “thuế xuất nhập khẩu”
- Khoản thuế GTGT phải nộp cho NVL nhập khẩu nhưng được khấu trừ:
Nợ TK 133
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
47

Có TK 33312 “ thuế GTGT hàng NK”


- Khoản thuế GTGT phải nộp cho NVL nhập khẩu mà không được khấu trừ
Nợ TK 152
Có TK 33312 “ thuế GTGT hàng NK”
Lưu ý: Những DN không thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
thì thuế GTGT nộp khi mua NVL được tính vào giá nhập kho
Ví dụ 1: Mua vật liệu về nhập kho và chưa trả tiền cho người bán: giá mua là
5.000.000, thuế GTGT 500.000. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ trả bằng tiền mặt là
110.000 đồng trong đó thuế GTGT 10.000 đồng
- DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ:
(a) Nợ TK 152: 5.000.000
Nợ TK 133: 500.000
Có TK 331 : 5.500.000
(b) Nợ TK 152: 100.000
Nợ TK 133 10.000
Có TK 111: 110.000
- DN không nộp thuế theo phương pháp khấu trừ:
(a) Nợ TK 152: 5.500.000
Có TK 331 : 5.500.000
(b) Nợ TK 152: 110.000
Có TK 111: 110.000
Ví dụ 2: Nhập khẩu một số NVL chưa trả tiền cho người bán, có giá trị tính ra tiền
VN là 20.000.000 thuế NK phải nộp 10%, thuế GTGT phải nộp là 10%. Chi phí vận
chuyển bốc dỡ chi trả bằng TM là 330.000đ, bao gồm thuế 10%
- DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ:
(a) Nợ TK 152: 20.000.000
Có TK 331: 20.000.000
(b) Nợ TK 152: 20.000.000 x 10% = 2.000.000
Có TK 3333: 20.000.000 x 10% = 2.000.000
(c) Nợ TK 133 : (20.000.000 + 2.000.000) x 10% = 2.200.000
Có TK 33312:(20.000.000 + 2.000.000)x 10% = 2.200.000
(d) Nợ TK152: 300.000 (= 330.000 : 1,1)
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
48

Nợ TK 133: 30.000 (= 300.000 x10%)


Có 111: 330.000
- DN không nộp thuế theo phương pháp khấu trừ:
(a), (b) Tương tự như trên
(c) Nợ TK 152: (20.000.000 + 2.000.000)x10% = 2.200.000
Có TK 33312: (20.000.000 + 2.000.000)x10% = 2.200.000
(d) Nợ TK152: 330.000
Có 111: 330.000
 Khi nhập vật liệu mà phát hiện có vật liệu thiếu hoặc thừa:
1) Đối với NVL thiếu do hao hụt trong định mức cho phép, kế toán phản ánh
trị giá NVL nhập kho đúng theo giá trị mua đã ghi trên hóa đơn
Nợ TK 152 – Giá mua
Nợ TK 133 – Thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331…- Số tiền thanh toán
2) Nếu NVL thiếu không nằm trong định mức cho phép, và chưa xác định
được nguyên nhân:
Nợ TK 152 – Trị giá thực nhập
Nợ TK 1381 “TS thiếu chờ xử lý” – Trị giá thiếu
Nợ TK 133 – Thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331…- Số tiền thanh toán
Sau đó căn cứ vào quyết định xử lý để phản ánh trị giá NVL thiếu vào các
TK có liên quan (bắt bồi thường hoặc tính vào giá vốn hàng bán)
3) Nếu NVL thừa chưa xác định được nguyên nhân và được DN nhập kho, ghi:
Nợ TK 152 – Trị giá thực nhập
Nợ TK 133 – Thuế GTGT theo hóa đơn
Có TK 111, 112, 331…- Số tiền thanh toán
Có TK 3381 “TS thừa chờ giải quyết” – Trị giá thừa

 Khi nhập NVL từ các nguồn khác, kế toán phản ánh như sau:
1) Do tự sản xuất ra: Căn cứ vào Z thực tế của NVL được sản xuất, ghi:
Nợ TK 152: Giá thành thực tế

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


49

Có TK 154 “Chi phí SXKD dở dang”


2) Nhập NVL thuê ngoài chế biến hoàn thành
- Trị giá NVL xuất giao cho người nhận chế biến
Nợ TK 154
Có TK 152
- Khoản phải thanh toán cho người nhận chế biến và các chi phí khác có liên quan:
Nợ TK 154
Có TK 111, 112, 331
- Khi nhập NVL trở lại, căn cứ vào giá thực tế của NVL đã chế biến xong ghi:
Nợ TK 152 Giá thực tế
Có TK 154 “Chi phí SXKD dở dang”
3) Nhập NVL do được cấp, nhận vốn góp, ghi:
Nợ TK 152
Có TK 411 “Nguồn vốn kinh doanh”
Có TK 111, 112…Các khoản chi phí có liên quan
4) Nhập NVL do biếu, tặng:
Nợ TK 152 : Theo giá đánh giá lại
Có TK 711 .
4.2.2. Kế toán vật liệu xuất kho:
1) Căn cứ vào chứng từ sử dụng NVL kế toán phản ánh:
Nợ TK 621: Trị giá NVL dùng để trực tiếp sản xuất sản phẩm
Nợ TK 627 : Trị giá NVL dùng ở phân xưởng
Nợ TK 641 : Trị giá NVL dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 642 : Trị giá NVL dùng cho bộ phận QLDN
Có TK 152
2) Khi xuất NVL để cấp cho đơn vị trực thuộc hoặc để cho vay mượn trong nội
bộ sẽ ghi:
- Cấp cho đơn vị trực thuộc:
Nợ TK 1361
Có TK 152

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


50

- Cho vay mượn trong nội bộ sẽ ghi:


Nợ TK 1368
Có TK 152
3) Khi xuất NVL kém phẩm chất, ứ đọng để tiêu thụ kế toán phản ánh các nội
dung:
- Trị giá NVL xuất bán:
Nợ TK 811 “Chi phí khác”
Có TK 152
- Tiền bán NVL thu được
-
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 711 “Thu nhập khác” – giá chưa thuế
Có TK 3331 – Thuế GTGT
Đối với DN không chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ kế toán sẽ ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 711
4) NVL xuất kho làm vốn góp liên doanh (nghiên cứu ở chương đầu tư tài
chính dài hạn)
Ví dụ 1: - Nhận được hóa đơn đòi tiền vế số NVL mà DN đã hợp đồng mua, giá ghi
trên hóa đơn là 10.000.000, thuế GTGT là 1.000.000. Cuối tháng số vật liệu này vẫn
chưa về đến DN.
Sang tháng sau số NVL này đã về và đã được nhập kho đầy đủ
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 151: 10.000.000
Nợ TK 133 1.000.000
Có TK331: 11.000.000
Nợ TK 152 : 10.000.000
Có TK 151: 10.000.000
Ví dụ 2: Nhập kho NVL chưa trả tiền cho người bán: giá mua là 2.000.000. Thuế
GTGT 200.000. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trả bằng tiền mặt là 50.000. Xuất
kho NVL 1.500.000 sử dụng cho các đối tượng:
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm: 1.300.000
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
51

- Phục vụ ở phân xưởng: 200.000


Kế toán định khoản như sau:
1. Nợ TK 152: 2.000.000
Nợ TK 133: 200.000
Có TK 331: 2.200.000
2. Nợ TK 152: 50.000
Có TK111: 50.000
3. Nợ TK 621 : 1.300.000
Nợ TK 627 : 200.000
Có TK 152: 1.500.000
4.2.3.Kế toán một số trường hợp khác về vật liệu
4.2.3.1. Kế toán kiểm kê vật liệu
1) Khi kiểm kê phát hiện có NVL bị thiếu, kế toán phản ánh:
- Nếu trị giá thiếu được ghi tăng giá vốn hàng bán, kế toán sẽ ghi:
Nợ TK 632
Có TK 152
- Nếu trị giá thiếu chưa xác định được nguyên nhân, ghi
Nợ TK 1381 – TS thiếu chờ xử lý
Có TK 152
Sau đó, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:
Nợ TK 1388 – Bắt bồi thường
Nợ TK 632 – Tính vào giá vốn hàng bán
Nợ TK 334 – Trừ vào lương

Có TK 1381 – TS thiếu chờ xử lý
2) Khi KK phát hiện có NVL thừa, kế toán phản ánh:
- Nếu thừa do nhầm lẫn trong tính toán, ghi chép thì kế toán căn cứ vào tình hình thực
tế được xác định để ghi:
Nợ TK 152
Có các TK có liên quan

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


52

- Nếu trị giá thừa chưa xác định được nguyên nhân, ghi
Nợ TK 152
Có TK 3381
Sau đó, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:
Nợ TK 3381
Có TK 632 – Ghi giảm giá vồn hàng bán
Có TK liên quan….
5. Kế toán công cụ dụng cụ:
5.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán
- Công cụ dụng cụ (CCDC) bao gồm các loại tư liệu lao động, được sử dụng cho các
họat động SXKD khác nhau nhưng không đủ tiêu chuẩn trở thành TSCĐ. Về đặc điểm
thì CCDC cũng có thời gian sử dụng khá dài nên giá trị cũng được chuyển dần vào chi
phí của đối tượng sử dụng trong một lần hoặc phân bổ dần trong một số kỳ nhật định
- Việc tính giá nhập, xuất CCDC cũng được thực hiện tương tự như đối với vật liệu
5.2. Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu
Kê toán CCDC sử dụng TK 153 “Công cụ, dụng cụ”
Kết cấu TK 153 như sau:
Bên nợ: Trị giá CCDC nhập kho và tăng lên do các nguyên nhân khác.
Bên có: Trị giá CCDC xuất kho và giảm xuống do các nguyên nhân khác.
Dư nợ: Trị giá CCDC tồn kho
5.3. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu
Nội dung và phương pháp phản ánh:
1) Khi nhập các loại CCDC, kế toán căn cứ vào giá nhập kho, thuế GTGT nộp
khi mua CCDC và số tiền thanh toán cho người bán, ghi:
Nợ TK 153 – Giá mua
Nợ TK 133 – ThuếGTGT
Có TK 111, 112, 331…- Số tiền thanh toán
2) Khi xuất CCDC để sử dụng, ghi:
 Nếu CCDC xuất dùng được phân bổ toàn bộ giá trị vào chi phí của đối
tượng sd trong 1 lần (phân bổ 100%), ghi:
Nợ TK 627 - Nếu dùng ở phân xưởng
Nợ TK 641 - Nếu dùng cho bộ phận bán hàng
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
53

Nợ TK 642– Nếu dùng cho bộ phận QLDN


…….
Có TK 153 – Trị giá CCDC xuất
 Nếu CCDC xuất dùng có giá trị lớn hoặc xuất dùng hàng lọat cần phải phân
bổ trong nhiều kỳ thì khi xuất dùng phải chuyển giá trị của chúng thành chi phí trả
trước:
Nợ TK 242 – Nếu phân bổ
Có TK 153 – Trị giá Công cụ, dụng cụ
Hàng tháng hoặc định kỳ, kế toán xác định mức phân bổ để tính vào chi phí
của các đối tượng sử dụng:
Căn cứ vào mức phân bổ kế toán phản ánh:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 242 – mức phân bổ
Mức phân bổ = Tổng giá trị CCDC / số kỳ dự kiến sử dụng
Mức phân bổ kỳ cuối là mức phân bổ còn lại sau khi trừ trị giá phế liệu thu
hồi
Ví dụ : Xuất kho một CCDC dùng cho phân xưởng sản xuất có trị giá 500.000
và phân bổ 2 lần. Sau đó, phân xưởng sản xuất báo hỏng CCDC, phế liệu thu hồi
nhập kho có trị giá 20.000.
Kế toán phản ánh như sau:
(a) Nợ TK 242 : 500.000
Có TK 153: 500.000
(b) Nợ TK 627 :250.000
Có TK 242: 250.000
(c) Nợ TK 627: 250.000 – 20.000 = 230.000
Nợ TK 1528: 20.000
Có TK 242: 250.000
- Khi xuất dùng bao bì luân chuyển để sử dụng cho quá trình kinh doanh hàng hóa, kế
toán cũng phản ánh tương tư như xuất dùng CCDC (Đối tượng chịu chí phí là chi phí
thu mua hàng hóa 1562, hoặc chi phí bán hàng – TK 641)
- Khi xuất đồ dùng cho thuê để kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 242

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


54

Có TK 153 (đồ dùng cho thuê


Định kỳ xác định mức hao mòn của đồ dùng để tính vào chi phí:
Nợ 811 (hoặc 632)
Có TK 242
Khi hết hạn cho thuê, nhận lại đồ dùng, căn cứ vào giá trị còn lại để ghi:
Nợ TK 153
Có TK 242
BÀI TẬP THỰC HÀNH
BÀI TẬP 1
Một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để kế toán hàng tồn
kho có tài liệu trong tháng 10/N như sau ( 1000 đ).
1. Thu mua vật liệu chính nhập kho, chưa trả tiền cho công ty X. Giá mua ghi trên
hóa đơn (cả thuế GTGT 10% ) là 440.000. Chi phí thu mua đơn vị đã thanh toán bằng
tiền gửi ngân hàng: 4.200 (cả thuế GTGT 5%).
2. Mua nguyên vật liệu của công ty K, trị giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%):
363.000 Hàng đã kiểm nhận, nhập kho đủ.
3. Phế liệu thu hồi từ thanh lý TSCĐ nhập kho: 5000.
4. Xuất kho một số thành phẩm để đổi lấy dụng cụ với công ty Y ,trị giá trao đổi (cả
thuế GTGT 10% ) 66.000. Biết giá vốn thành phẩm xuất kho 45.000. Thành phẩm đã
bàn giao, dụng cụ đã kiểm nhận, nhập kho đủ.
5. Dùng tiền mặt mua một số vật liệu phụ của công ty Z theo tổng giá thanh toán (cả
thuế GTGT 10% ) là 55.000.
6. Trả toàn bộ tiền mua vật liệu ở nghiệp vụ 1 bằng tiền gửi ngân hàng sau khi trừ
chiết khấu thanh toán được hưởng 1%.
7. Xuất kho vật liệu phụ kém phẩm chất trả lại cho công ty K theo trị giá thanh toán
77.000. (trong đó có cả thuế GTGT 7.000 ). Công ty K chấp nhận trừ vào số tiền hàng
còn nợ.
8. Xuất tiền mặt tạm ứng cho cán bộ đi thu mua nguyên vật liệu: 3.000.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ nói trên trong trường hợp DN tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ .
BÀI TẬP 2

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


55

Tài liệu về vật liệu X tại một doanh nghiệp trong tháng 2/N (biết doanh nghiệp sử
dụng phương pháp nhập trước, xuất trước để tính giá thực tế vật liệu xuất kho) như
sau:
1. Tình hình đầu tháng:
- Tồn kho: 6.000 kg, đơn giá 10.000 đồng/kg.
- Đang đi đường: 4.000 kg, đơn giá mua theo hóa đơn GTGT là 11.000 đ/kg (trong đó
thuế GTGT 1.000đ).
II. Trong tháng 2/N, vật liệu X biến động như sau:
1. Ngày 3: Xuất 5.000 kg để sản xuất sản phẩm.
2. Ngày 6: Xuất 1.000 kg để thuê Công ty H gia công, chế biến.
3. Ngày 7: thu mua nhập kho 5.000 kg, tổng giá mua ghi trên hóa đơn phải trả Công ty
K là 56.100.000 đồng (trong đó thuế GTGT 5.100.000 đ). Chi phí vận chuyển, bốc dỡ
chi bằng tiền mặt cả thuế GTGT 5% là 630.000 đ. Tiền mua vật liệu doanh nghiệp đã
trả bằng chhuyển khoản sau khi trừ 1% chiết khấu thanh toán được hưởng.
4. Ngày 10: xuất 3.000 kg để góp vốn liên doanh dài hạn tại cơ sở kinh doanh đồng
kiểm soát R với Công ty Y (mỗi bên nắm giữ 50% quyền kiểm soát). Giá trị vốn góp
được ghi nhận là 35.000.000 đồng.
5. Nhập kho số vật liệu đi đường kỳ trước (4.000 kg).
6. Ngày 15: xuất 3.000 kg để tiếp tục chế biến sản phẩm.
7. Ngày 28: Công ty H gia công xong bàn giao 1.000 kg nhập kho; tổng chi phí gia
công cả thuế GTGT 10% là 550.000đ.
8. Doanh nghiệp được biếu 2.000 kg, trị giá 20.400.000 đ.
9. Kiểm kê cuối kỳ: còn 3.800 kg tồn kho, thiếu 200 kg; trong đó, thiếu trong định
mức: 50 kg; còn lại chờ xử lý.
10. Quyết định xử lý số vật liệu thiếu: Thủ kho phải bồi thường 50%, còn lại tính vào
giá vốn hàng bán trong kỳ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ.
BÀI TẬP 3
Tại 1 doanh nghiệp SX tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tình hình nhập
– xuất vật liệu như sau:
I.Tồn đầu tháng:
Vật liệu (NVL) A: 800kg x 60.000đ, NVL B: 200kg x 20.000đ
II. Trong tháng:

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


56

1. Mua 500kg NVL A, đơn giá chưa thuế 62.000đ/kg và 300kg NVL B, đơn giá chưa
thuế 21.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT của NVL A và NVL B là 10%, NVL nhập kho
đủ, tiền chưa thanh toán. Chi phí vận chuyển NVL 176.000đ trả bằng tiền mặt,
trong đó thuế GTGT 16.000đ, phân bổ cho hai loại vật liệu theo khối lượng.
2. Xuất kho 1.000kg NVL A và 300kg NVL B trực tiếp SX sản phẩm.
3. Dùng TGNH trả nợ người bán ở nghiệp vụ 1 sau khi trừ khoản chiết khấu thanh
toán 1% giá mua chưa thuế.
4. Xuất kho 50kg NVL B sử dụng ở bộ phận QLDN.
5. Nhập kho 700kg NVL A, đơn giá chưa thuế 61.000đ và 700kg NVL B, đơn giá
chưa thuế 19.000đ do người bán chuyển đến, thuế GTGT là 10%, đã thanh toán
đủ bằng tiền chuyển khoản.
6. Xuất kho 600kg NVL A và 400kg NVL B vào trực tiếp SX sản phẩm.
Yêu cầu:
Tính toán và định khoản các nghiệp vụ kế toán trên theo hệ thống KKTX với các
phương pháp tính giá trị hàng tồn kho Bình quân gia quyền cuối kỳ.
BÀI TẬP 4
Tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ có tình liệu trong kỳ như sau (đơn vị 1.000 đ):
I. Số dư đầu kỳ:
- TK 151(A): 90.000(12 chiếc)
- TK 153: 108.800, trong ñó:
+ TK 153 A: 75.800 (10 chiếc)
+ TK 153 B: 33.000 (22 chiếc)
- Các TK khác có số dư phù hợp.
II. Tình hình nhập, xuất trong kỳ:
1. Theo hoá đơn 89895 ngày 10/5 và phiếu nhập kho 02 ngày 10/5 DN mua 15 chiếc
công cụ A, giá mua 112.500, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển số công
cụ trên là 660 (bao gồm thuế GTGT 10%) theo phiếu chi 578 ngày 10/5. DN đã thanh
toán toàn bộ tiền hàng theo phiếu chi số579 ngày 10/5 sau khi trừ chiết khấu thanh
toán 1%.
2. Ngày 18/5 theo hoá đơn 89546 DN mua công cụ B nhập kho:
- Số lượng theo hoá đơn: 25 chiếc.
- Đơn giá: 1.650 (bao gồm thuế GTGT 10%).

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


57

- Số lượng thực nhập: 30 chiếc (phiếu nhập kho số 03).


Tiền hàng DN chưa thanh toán. Số hàng thừa chưa xác định được nguyên nhân.
3. DN xuất kho 10 chiếc công cụ A và 15 chiếc công cụ B cho bộ phận SX, phân bổ 2
lần trong 2 năm theo phiếu xuất kho 05 ngày 20/5.
4. Theo phiếu xuất kho 06 ngày 25/5, DN xuất kho 2 chiếc công cụ A và 1 chiếc công
cụ B cho bộ phận văn phòng, phân bổ 3 lần trong 3 năm.
5. Mua công cụ A nhập kho theo hoá đơn 56321 ngày 22/5 và phiếu nhập kho 07:
- Sốl ượng: 10 cái
- Đơn giá: 7.500 (chưa bao gồm thuế GTGT 10%)
Tiền hàng DN đã thanh toán bằng TGNH. Hàng nhập kho, thiếu 2 chiếc chưa xác
định được nguyên nhân.
6. Bộ phận SX báo hỏng một chiếc công cụ A có giá gốc 7.500, loại phân bổ 3 lần,
trong 1 năm đã phân bổ 2 lần. Giá trị công cụ thanh lý thu bằng tiền mặt 500. Số còn
lại người phạm lỗi bồi thường.
7. Phân bổ giá trị công cụ B thuộc loại phân bổ 2 lần trong 2 năm vào chi phí kỳ này
1.000 trong đó:
- Bộ phận SX: 500
- Bộ phận QLDN: 200
- Bộ phận bán hàng: 300
8. DN xuất kho công cụ A cho bộ phận SX theo phiếu xuất kho 08 ngày 26/5, tổng trị
giá công cụ xuất dùng 75.400 phân bổ 2 lần trong 2 năm.
9. Số công cụ A mua đi đường kỳ trước về nhập kho kỳ này theo phiếu nhập kho 08
ngày 27/5. Số công cụ nhập kho thiếu 2 chiếc so với hoá đơn chưa xác định nguyên
nhân trị giá 15.000.
10. Số hàng thừa ở nghiệp vụ 2 do người bán xuất hàng nhầm, DN đã xuất hàng trả
lại.
11. DN thanh toán tiền hàng còn nợ người bán tại hoá đơn 89546 ngày 18/5 theo
phiếu chi số 45 ngày 30/5 sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1%.
12. Giá trị công cụ phân bổ trong 3 năm xuất dùng kỳ trước phân bổ cho kỳ này:
- Bộ phận SX: 15.000
- Bộ phận văn phòng: 5.000
- Bộ phận bán hàng: 3.500
Yêu cầu:

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


58

1. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ.


2. Lập các chứng từ có liên quan

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


59

BÀI 4 KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH


1. Tổng quan về TSCĐ
1.1. Khái niệm, tiêu chuẩn và đặc điểm của TSCĐ
TSCĐ là những TS có thể có hình thái vật chất cụ thể và cũng có thể chỉ tồn tại dưới
hình thái giá trị, được sử dụng để thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định
trong quá trình họat động của DN, có giá trị lớn và sử dụng trong thời gian dài.
Các TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể được gọi là TSCĐ hữu hình. Còn các TSCĐ
chỉ tồn tại dưới hình thái giá trị được gọi là TSCĐ vô hình
Theo quy định hiện nay, thì tiêu chuẩn để nhận biết TSCĐ được xác định như sau:
- Đối với TSCĐ hữu hình: mọi tư liệu lao động là từng TS hữu hình có kết cấu độc lập
hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận TS riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực
hiện một hoặc một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong
đó thì cả hệ thống không thể họat động được, nếu thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn
dưới đây thì được gọi là TSCĐ:
 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TS đó.
 Nguyên giá TS phải được xác định một cách đáng tin cây.
 Có thời hạn sử dụng từ 1 năm trở lên;
 Có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.
- Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận TS riêng lẻ liên kết với nhau trong đó
mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào
đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng họat động chính của nó và do yêu
cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận TS thì mỗi bộ
phận TS được coi là 1 TSCĐ hữu hình độc lập.
- Đối với súc vật làm việc, súc vật cho sản phẩm thì từng con súc vật được coi là một
TSCĐ hữu hình. Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn được coi là một
TSCĐ hữu hình.
- Những tư liệu lao động không hội đủ 4 điều kiện trên thì được coi là CCDC
- Đối với TSCĐ vô hình: mọi khoản chi phí thực tế mà DN đã chi ra thỏa mãn đồng
thời 4 tiêu chuẩn trên mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô
hình
Nếu những khoản chi phí này không đồng thời thỏa mãn cả 4 tiêu chuẩn nêu trên thì
được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của DN
1.2. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


60

TSCĐ là bộ phận chủ yếu của cơ sở vật chất, kỹ thuật của DN, chiếm tỷ trọng lớn
trong toàn bộ vốn SXKD. Việc trang bị, sử dụng TSCĐ ảnh hưởng trực tiếp và quan
trọng đến hiệu quả và chất lượng SXKD.
Để có được những thông tin hữu ích nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý, sử dụng
TSCĐ, kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
- Ghi chép, phản ánh chính xác đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình tăng giảm
TSCĐ của toàn DN cũng như ở từng bộ phận trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ
cấu, giá trị, đồng thời kiểm sóat chặt chẽ việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ
ở các bộ phận khác nhau nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ.
- Tính toán chính xác kịp thời số khấu hao TSCĐ đồng thới phân bổ đúng đắn chi phí
khấu hao vào các đối tượng sử dụng TSCĐ
- Phản ánh và kiểm tra chặt chẽ các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ. Tham gia lập dự
toán về chi phí sửa chữa và đôn đốc đưa TSCĐ được sửa chữa vào sử dụng 1 cách
nhanh chóng..
- Theo dõi ghi chép tra chặt chẽ quá trình thanh lý, nhượng bán TSCĐ nhằm đảm bảo
việc quản lý và sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.
Lập các báo cáo về TSCĐ, tham gia phân tích tình hình trang bị, sử dụng và bảo quản
các loại TSCĐ
1.3. Phân loại và đánh giá TSCĐ
1.3.1.Phân loại:
TSCĐ trong 1 DN rất đa dạng, có sự khác biệt về tính chất kỹ thuật, công dụng, thời
gian sử dụng… Do vậy phân loại TSCĐ theo những tiêu thức khác nhau là công việc
hết sức cần thiết nhằm quản lý thống nhất TSCĐ trong DN, phục vụ phân tích, đánh
giá tình hình trang bị, sử dụng TSCĐ cũng như để xác định các chỉ tiêu tổng hợp liên
quan đến TSCĐ. Phân loại TSCĐ là một trong những căn cứ để tổ chức kế toán
TSCĐ.
 Nếu căn cứ vào hình thái và kết cấu thì TSCĐ được phân thành:
(1) TSCĐ hữu hình: bao gồm các loại
Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc
Loại 2: Máy móc thiết bị
Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý
Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
Loại 6: Các loại TSCĐ khác
(2) TSCĐ vô hình bao gồm:
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
61

- Chi phí về đất sử dụng


- Quyền phát hành
- Bản quyền, bằng sáng chế
- Nhãn hiệu hàng hóa
- Phần mềm máy vi tính
- Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
- TSCĐ vô hình khác
 Nếu căn cứ vào mục đích và tình hình sử dụng thì TSCĐ được phân thành:
- TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh
- TSCĐ dùng cho phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng
- TSCĐ chờ xử lý
- TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ
 Nếu căn cứ vào tính chất sở hữu thì TSCĐ được phân thành:
- TSCĐ tự có
- TSCĐ đi thuê
 Ngoài ra TSCĐ còn được phân loại theo các nguồn vốn hình thành :
- TSCĐ hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu
- TSCĐ hình thành nợ phải trả.
1.3.2. Tính giá tài sản cố định
Theo quy định của nhà nước thì mọi trường hợp tăng giảm TSCĐ đều phải được tính
giá theo nguyên giá (NG)
NG TSCĐ là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để có TSCĐ cho tới khi đưa TSCĐ
vào họat động bình thường. Nói cách khác là giá trị ban đầu, đầy đủ của TSCĐ khi
đưa TSCĐ vào sử dụng.
NG TSCĐ được xác định theo quy tắc sau:
* Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình:
- TSCĐ hữu hình mua sắm
NG = Giá mua thực tế + Chi phí liên quan trước khi sử dụng
Trường hợp mua trả chậm giá mua là giá trả tiền ngay, chênh lệch giữa trả chậm và
trả ngay sẽ được phân bổ dần vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán
- TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


62

+ Trao đổi với TSCĐ không tương tự


Giá trị hợp lý Chi phí liên quan
Nguyên giá = +
TSCĐ đem về trước khi sử dụng
+ Trao đổi với TSCĐ tương tự
NG = Giá trị còn lại của TSCĐ đem đi trao đổi
-TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất
Chi phí liên quan
Giá thành chi phí không
NG = + trước khi sử -
thực tế hợp lý
dụng
- TSCĐ do đầu tư XDCB
NG = Giá quyết toán + Lệ phí trước bạ và chi phí liên quan khác
- TSCĐ được cấp hoặc được điều chuyển đến:
Nếu hạch toán độc lập
Giá trị còn lại
Chi phí liên quan
Nguyên giá = (hoặc giá đánh +
trước khi sử dụng
giá lại)
Nếu hạch toán phụ thuộc:
NG = NG TSCĐ đon vị chuyển đến (Không tính các chi phí vận chuyển,
lắp đặt…)
- TSCĐ được cho, tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp
NG = Giá trị đánh giá lại + Chi phí liên quan trước khi sử dụng
* Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình:
NG TSCĐ vô hình là toàn bộ chi phí thực tế mà DN phải chi ra để mua bằng phát
minh sáng chế, bản quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa
* Xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
NG = min(Giá trị hợp lý của TS thuê tại thời điểm khởi đầu thuê; giá hiện tại của
khoản thanh toán tiền thuê TS tối thiểu) + chi phí liên quan
* Nguyên giá của TSCĐ trong Doanh Nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường
hợp sau:
- Đánh giá lại TSCĐ theo quy định của pháp luật
- Nâng cấp TSCĐ
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ.

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


63

Khi thay đổi NG TSCĐ, DN phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định
lại các chỉ tiêu NG, giá trị còn lại, số khấu hao lũy kế trên sổ kế toán của TSCĐ và
tiến hành hạch toán theo những quy định hiện hành.
*Giá trị còn lại : là chỉ tiêu ph.ánh đúng năng lực thực tế của TSCĐ, được tính
Giá trị còn lại = NG – Số khấu hao lũy kế
Hoặc Giá trị còn lại = NG – giá trị đã hao mòn.
2. Kế toán tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
2.1. Kế toán chi tiết tài sản cố định
2.1.1.Chứng từ và sổ kế toán sử dụng
Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ sữa
chữa lớn đã hoàn thành; Biên bản kiểm kê TSCĐ; Biên bản đánh giá lại TSCĐ; Bảng
tính và phân bổ khấu hao; Các tài liệu kỹ thuật có liên quan.
TSCĐ được sử dụng và bảo quản tại nhiều bộ phận khác nhau của DN. Vì vậy kế toán
chi tiết TSCĐ phải theo dõi phản ánh và kiểm tra tình hình tăng giảm, hao mòn TSCĐ
trên phạm vi toàn DN và theo từng nơi bảo quản, sử dụng. Kế toán chi tiết phải theo
dõi TSCĐ theo các chỉ tiêu: NG, giá trị hao mòn, GTCL, đồng thời phải theo dõi chỉ
tiêu về nguồn gốc, thời gian sử dụng, công suất, số hiệu…
2.1.2.Tổ chức kế toán chi tiết tại phòng kế toán
*Thẻ TSCĐ: Theo dõi quản lý từng TSCĐ, được lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ.
Thẻ TSCĐ bao gồm 4 phần chính:
- Phản ánh các chỉ tiêu chung: Tên, ký, mã hiệu, quy cách, số hiệu, nước sản xuất,
năm sản xuất
- Phản ánh NG: NG khi đưa TSCĐ vào sử dụng, NG đánh giá lại và GTCL của TSCĐ
- Phản ánh số phụ tùng, dụng cụ, đồ nghề kèm theo
- Phần ghi giảm TSCĐ
Thẻ TSCĐ do kế toán theo dõi TSCĐ lập, có chữ ký của kế toán trưởng, được lưu ở
phòng kế toán trong suốt thời gian sử dụng.
Căn cứ để lập thẻ TSCĐ là biên bản bàn giao TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên
bản đánh giá lại TSCĐ, Bảng trích KH và các tài liệu kỹ thuật có liên quan.
*Sổ TSCĐ: Được mở để theo dõi tình hình tăng giảm, tình hình hao mòn TSCĐ của
toàn DN. Mỗi loại TSCĐ có thể được dùng riêng một số hoặc một số trang. Căn cứ để
ghi sổ là các chứng từ tăng giảm TSCĐ và các chứng từ gốc có liên quan.
2.2. Kế toán tổng hợp TSCĐ
2.2.1. Nội dung kết cấu tài khoản
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
64

Tài khoản sử dụng:


TK 211 “TSCĐ hữu hình” và các TK cấp 2:
2111 – Nhà cửa, vật kiến trúc
2112 – Máy móc thiết bị
2113 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn
2114 – Thiết bị, dụng cụ quản lý
2115 – Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
2116 – TSCĐ khác
TK213 “ TSCĐ vô hình” và các TK cấp 2
Kết cấu của 2 TK này giống nhau, được thể hiện:
Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ tăng lên (do mua sắm, xây dựng…)
Bên có: Nguyên giá TSCĐ giảm xuống (do nhượng bán, thanh lý…)
Dư nợ : Nguyên giá TSCĐ hiện có
TK 214 “Hao mòn TSCĐ”: được dùng để điều chỉnh NG TSCĐ, có kết cấu:
Bên nợ: Giá trị hao mòn giảm xuống
Bên có: Giá trị hao mòn tăng lên
Dư có : Giá trị hao mòn hiện có
TK 214 có 4 TK cấp 2:
2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình
2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
2143 - Hao mòn BĐS vô hình
2147 - Hao mòn TSCĐ đầu tư
Mối quan hệ giữa TK 211, 213, 214 như sau:
SD TK 211 – SD TK 2141 = Giá trị còn lại TSCĐ hữu hình
SD TK 213 – SD TK 2143 = Giá trị còn lại TSCĐ vô hình
TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”: Đã nghiên cứu ở chương các khoản phải thu.
TK 133 có 2 TK cấp 2:
1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ
1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
2.2.2 Kế toán tăng tài sản cố định

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


65

1) Đối với TSCĐ do mua sắm trong nước:


- Nếu TSCĐ mua dùng cho sản xuất hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ
-
Nợ TK 211, 213 – Giá mua chưa thuế
Nợ TK 1332 – Thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331... Giá thanh toán (Số tiền thanh toán)
- Nếu TSCĐ mua dùng cho sx hàng hóa dịch vụ không thuộc chịu TGTG hoặc chịu
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 211, 213 –Theo tổng giá thanh toán
Có TK 111, 112, 331... Theo tổng giá thanh toán
2) Tăng TSCĐ do nhập khẩu
- Nếu thuế GTGT hàng NK được khấu trừ:
Nợ TK 211, 213 – (giá mua+ thuế NK+Thuế TTĐB+ Chi phí khác)
Có TK 333 (3333, 3332)
Có TK 111, 112, 331... Theo tổng số tiền thanh toán
Nợ TK 1332
Có TK 33312
- Nếu thuế GTGT hàng NK không được khấu trừ:
Nợ TK 211, 213
Có TK 333 (3333, 3332, 33312)
Có TK 111, 112, 331... Theo tổng số tiền thanh toán
3) Tăng TSCĐ do mua theo phương thức trả chậm, trả góp:
- Khi mua:
Nợ TK 211, 213 – Giá mua trả tiền ngay chưa thuế (1)
Nợ TK 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ (2)
Nợ TK 242 – chênh lệch = (4) - (1) - (2)
Có TK 331 - Theo tổng số tiền thanh toán (4)
- Định kỳ thanh toán cho người bán theo thỏa thuận
Nợ TK 331
Có TK 111, 112 …
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
66

- Đồng thời phân bổ số lãi trả chậm vào chi phí tài chính trong kỳ
Nợ TK 635
Có TK 242
- Trường hợp thuế GTGT không được khấu trừ hoặc TSCĐ mua không chịu thuế
GTGT thì các định khoản trên không có TK 133- số tiền được tính vào TK 211.
- Đồng thời hạch toán điều chuyển vốn
Hoặc Nợ TK 414 – Quỹ đầu tư phát triển
Có 411 – Nguồn vốn kinh doanh
Hoặc Nợ TK 441 – Nguồn vốn đầu tư XDCB
Có 411 – Nguồn vốn kinh doanh
Hoặc Nợ TK 4312 – Quỹ phúc lợi
Có 411 – Nguồn vốn kinh doanh ( Nếu TS dùng cho SXKD)
Hoặc Nợ TK 4312 – Quỹ phúc lợi
Có TK4313 – ( Nếu TS dùng cho phúc lợi)
Nếu TSCĐ đầu tư bằng vốn vay, thì không phải điều chuyển nguồn
4) Tăng TSCĐ do mua đầu tư XDCB:
- Khi tập hợp chi phí
Nợ TK 2412
Có TK 111, 112, 334, 338, ….
- Khi công tác XDCB hoàn thành bàn giao
Nợ TK 211, 213 – NG
Có 2412 – Chi phí XDCB được tính vào NG
5) Tăng TSCĐ do tự chế
- Khi sử dụng sản phẩm tự chế chuyển thành TSCĐ hữu hình dùng cho hoạt động
SXKD:
Nợ TK 632- Theo Z sản xuất thực tế
Có TK 155 – Giá vốn thực tế sản phẩm xuất kho
Có TK 154 - Theo Z sản xuất nếu sản phẩm sản xuất xong chuyển
sử dụng ngay
- Đồng thời ghi tăng NG TSCĐ hữu hình:
Nợ TK 211, 213 – NG

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


67

Có TK 512 - Theo Z sản xuất thực tế


Có 111, 112 – Chi phí lắp đặt chạy thử
6) Tăng TSCĐ do mua dưới hình thức trao đổi
- Trao đổi TS tương tự
Nợ TK 211, 213 – NG TSCĐ đem về bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem đổi
Nợ TK 214 – Giá trị hao mỏn lũy kế của TSCĐ đem đổi
Có 211, 213 – NG TSCĐ đem đi đổi
- Trao đổi TSCĐ không tương tự
+ Khi giao TS cho bên trao đổi
Nợ TK 811 - giá trị còn lại TSCĐ đem đổi
Nợ TK 214 – Giá trị hao mòn của TS đem đổi
Có 211, 213 – NG TSCĐ đem đi đổi
+ Đồng thời ghi tăng thu nhập từ trao đổi theo hóa đơn
Nợ TK 131 – Tổng giá thanh toán thu về
Có TK 711 – Giá trị hợp lý của TS đem đi trao đổi
Có TK 3331 – Thuế GTGT
+ Khi nhận TSCĐ hữu hình do trao đổi:
Nợ TK 211 – NG (Giá trị hợp lý của TS đem về)
Nợ TK 1332– Thuế GTGT
Có TK 131 – Tổng giá phải trả cho bên đổi
+ Nếu giá trị đem trao đổi lớn hơn, sẽ thu thêm:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
Ngược lại sẽ trả thêm, hạch toán ngược lại: Nợ 131/ Có 111, 112
7) Tăng TSCĐ do điều động trong nội bộ tổng công ty:
Nợ TK 211, 213 – NG = giá trị Clai TS
Có TK 214 – Giá trị hao mỏn của TS
Có 411- giá trị còn lại của TS
8) Tăng do NN cấp hoặc nhận vốn góp liên doanh:
Nợ TK 211, 213 – NG

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


68

Có 411- Nguồn vốn kinh doanh


9) Tăng do chuyển BĐS đầu tư thành BĐS sở hữu
Nợ TK 211, 213 , 212 – NG
Có TK 217 – BĐS đầu tư
Đồng thời ghi
Nợ TK 2147 – hao mòn BĐS đầu tư
Có TK 214 – hao mòn TSCĐ (2141, 2142, 2143)
10) Tăng do nhận biếu tặng, nhận tài trợ:
Nợ TK 211, 213 – NG
Có TK 711 - Giá trị hợp lý của TS
Sau khi kết chuyển N 711/ có 911, tính thuế TNDN trên thu nhập này, ghi:
Nợ TK 821 – Chi phí thuế TNDN
Có TK 3334 - thuế TNDN
Đồng thời kết chuyển Nợ 911/ Có 821
Và ghi tăng Nguồn vốn kinh doanh số thu nhập còn lại sau khi trừ thuế.
11) Giá trị TSCĐ vô hình được hình thành trong giai đoạn triển khai:
- Chi phí không thỏa mãn, ghi:
Nợ TK 242
Nợ TK 642 (nếu chi nhỏ)
Có TK 111, 112, 152, 334, 331…
- Chi phí thỏa mãn TSCĐ vô hình:
Nợ TK 241 – XDCB dở dang
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331…
- Khi kết thúc giai đọan triển khai, bàn giao TSCĐ hoàn thành:
Nợ TK 213
Có TK 241 – XDCB dở dang
12) Tăng TSCĐ là nhà , đất -> tách vô hình, hữu hình:
Nợ TK 211
Nợ TK 213

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


69

Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331…
13) Tăng TSCĐ vô hình do mua bằng vốn cổ phần:
Nợ TK 213
Có TK 411
2.2.3. Kế toán giảm TSCĐ
14) Kế toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
- Ghi giảm TSCĐ
Nợ TK 214 – Phần đã hao mòn
Nợ TK 811 – Phần giá trị còn lại
Có TK 211, 213 - NG
- Phản ánh thu nhập:
Nợ TK 111, 112,152, 153…- Giá trị thu hồi
Có TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 3331 – thuế GTGT
- Chi phí thanh lý:
Nợ TK 811 – chí phí khác
Nợ TK 133 – thuế GTGT
Có TK TK 111, 112,152…
- Trong trường hợp việc thanh lý do bộ phận sx phụ đảm nhận:
Nợ TK 811/Có 154
15) Kế toán góp vốn bằng TSCĐ thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:
- Khi góp vốn:
Nợ TK 222 - Giá trị vốn góp được công nhận
Nợ TK 214 – Giá trị đã khấu hao
Nợ TK 811 – chênh lệch giá đánh giá lại < GTCL
Có 211, 213 – NG
Có 711 - chênh lệch giá đánh giá lại > GTCL
Có 3387 – chênh lệch giá đánh giá lại > GTCL
- Định kỳ, căn cứ vào thời gian sd hữu ích của TS, phân bổ:

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


70

Nợ 3387
Có 711 – phân bổ 1 kỳ
16) Kế toán do góp vốn vào công ty liên kết:
Nợ TK 223 - Giá trị TS đánh giá lại
Nợ TK 214 – Giá trị đã khấu hao
Nợ TK 811 – chênh lệch giá đánh giá lại < GTCL
Có 211, 213 – NG
Có 711 - chênh lệch giá đánh giá lại > GTCL
17) Kế toán chuyển BĐS chủ sở hữu thành BĐS đầu tư:
- Căn cứ hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng:
Nợ TK 217
Có TK 211, 212, 213
- Đồng thời kết chuyển hao mòn lũy kế:
Nợ TK 2141, 2142, 2143
Có 2147
18) Kế toán chuyển TSCĐ thành công cụ dụng cụ :
- TSCĐ đang dùng căn cứ vào quyết định điều chuyển TSCĐ thành CCDC:
+ Nếu GTCL của TSCĐ nhỏ:
Nợ TK 627, 641, 642… (GTCL)
Nợ TK 214 – hao mòn
Có 211 – NG
+ Nếu GTCL của TSCĐ lớn:
Nợ TK 242
Nợ TK 214 – hao mòn
Có 211 – NG
+ Đồng thời định kỳ phân bổ:
Nợ TK 627, 641, 642…Giá trị phân bổ kỳ này
Có TK TK 242
- TSCĐ còn mới khi chuyển thành CCDC:
Nợ TK 153 – Theo NG ghi sổ của TSCĐ

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


71

Có TK 211
3. Kế toán khấu hao TSCĐ
3.1. Khái niệm
- Khái niệm KH TSCĐ: KH TSCĐ là phần giá trị của TSCĐ được tính chuyển vào chi
phí SXKD phù hợp với mức độ hao mòn của TS
- Hao mòn TS: là sự giảm sút về mặt giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do tham gia
vào hoạt động của DN và do hao mòn tự nhiên, hao mòn vô hình.
3.2. Cách tính khấu hao
* Các phương pháp trích khấu hao:
a) Phương pháp khấu hao đường thẳng.
b) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
c) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
* Các trường hợp lựa chọn phương pháp khấu hao:
Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích
khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao
phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp:
(a) Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính
ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố
định tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa
không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh
chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được
trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm;
thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực
hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Trường hợp
doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử
dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức
khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập
trong kỳ.
(b) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các
doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số
dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
72

- Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
(c) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương
pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế
của tài sản cố định;
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn
100% công suất thiết kế.
Nội dung của các phương pháp trích khấu hao được quy định chi tiết tại Phụ lục 2 ban
hành kèm theo Thông tư này.
* Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao
TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý
trước khi bắt đầu thực hiện.
* Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn
và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong
suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích
khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để
đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi
một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng
văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
3.2.1.Tính KH TSCĐ:
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác động của
nhiều nguyên nhân nên TSCĐ bị hao mòn dần. Sự hao mòn này có thể chia thành hao
mòn hữu hình và hao mòn vô hình
- Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó giá trị của TSCĐ
giảm dần.
- Hao mòn vô hình là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ mà nguyên nhân chủ
yếu là do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ.
Do vậy, để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn trên, cần phải tiến hành khấu
hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ dần giá trị TSCĐ vào giá thành sản phẩm
nhằm tái sản xuất TSCĐ sau khi hết thời gian sử dụng.
Để thực hiện khấu hao TSCĐ, người ta thường áp dụng một số phương pháp chủ yếu
sau:

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


73

* PHƯƠNG PHÁP TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH


(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/ 04/2013 của Bộ Tài
chính)
3.2.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng:
(1) Nội dung của phương pháp:
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao
đường thẳng như sau:
- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức
dưới đây:

Mức trích khấu hao trung bình Nguyên giá của tài sản cố định
=
hàng năm của tài sản cố định
Thời gian trích khấu hao

- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia
cho 12 tháng.
(2) Trường hợp thời gian trích khấu hao hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi,
doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng
cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian trích khấu hao xác định lại
hoặc thời gian trích khấu hao còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian trích
khấu hao đã đăng ký trừ thời gian đã trích khấu hao) của tài sản cố định.
(3) Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian trích khấu hao tài sản cố định
được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực
hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.
(4) Ví dụ tính và trích khấu hao TSCĐ:
Ví dụ: Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 119
triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng,
chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng.
-Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian trích khấu hao của
tài sản cố định doanh nghiệp dự kiến là 10 năm (phù hợp với quy định tại Phụ lục 1
ban hành kèm theo Thông tư số ..../2013/TT- BTC), tài sản được đưa vào sử dụng vào
ngày 1/1/2013.
Nguyên giá tài sản cố định = 119 triệu - 5 triệu + 3 triệu + 3 triệu = 120 triệu đồng
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 triệu : 10 năm =12 triệu đồng/năm.
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 12 triệu đồng: 12 tháng = 1 triệu đồng/
tháng

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


74

Hàng năm, doanh nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài sản cố định đó
vào chi phí kinh doanh.

3.2.2.Kế toán KH và hao mòn TSCĐ


TK sử dụng: TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Bên nợ: Hao mòn TSCĐ giảm
Bên có : Hao mòn TSCĐ tăng
Dư có : Hao mòn TSCĐ hiện có
TK 214 có 4 TK cấp 2:
TK 2141 : KH TSCĐ hữu hình
TK 2142 : KH TSCĐ thuê tài chính
TK 2143 : KH TSCĐ vô hình
TK 2147 : KH BĐS đầu tư
3.3. Phương pháp kế toán khấu hao
1) Định kỳ trích KH TSCĐ:
Nợ TK 627, 641, 642,241…
Có TK 214
2) Đối với TS dùng cho hoạt động phúc lợi:
Nợ TK 4313
Có TK 214
3) Nhận TSCĐ đã sử dụng từ các đơn vị nội bộ có tổ chức kế toán riêng:
Nợ TK 211, 213
Có TK 214
Có TK 411
4) Giảm hao mòn do giảm TSCĐ (xem kế toán giảm TSCĐ)
4. Kế toán sửa chữa, nâng cấp TSCĐ
4.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hư hỏng hay xuống cấp. Để đảm bảo hiệu quả sử
dụng, Doanh nghiệp phải thường xuyên lên kế hoạch nâng cấp sửa chữa. Có 2 hình
thức nâng cấp, sữa chữa:
- Sửa chữa thường xuyên

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


75

- Sửa chữa lớn.


4.2. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ
1) Nếu do bộ phận có TS tự sửa chữa:
Nợ TK 627, 641, 642 (nếu chi phí nhỏ)
Nợ TK 242
Có TK 111, 152, 334 …
Nếu chi phí lớn, định kỳ sẽ phân bổ:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 242
2) Nếu do bộ phận sx phụ sửa chữa nhưng không tập hợp riêng thì hạch toán
như NV (1)
3) Nếu do bộ phận sản xuất phụ sữa chữa mà DN có tập hợp chi phí riêng cho
từng bộ phận sản xuất phụ thì phải tính Z sửa chữa, sau đó phân bổ cho bộ phận sử
dụng:
- Khi chi phí phát sinh
Nợ TK 621, 622, 627
Có TK 111, 152, 153, 334 …
- Cuối kỳ kết chuyển
Nợ TK 154 (Chi tiết phân xưởng sản xuất phụ)
Có TK 621, 622, 627
- Khi bàn giao TSCĐ hoàn thành cho bộ phận sử dụng:
Nợ TK 627, 641, 642 (nếu chi phí nhỏ)
Nợ TK 242
Có TK 154 (Chi tiết phân xưởng sản xuất phụ)
Đồng thời xác định mức phân bổ định kỳ:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 242
4) Nếu thuê ngoài:
Nợ TK 627, 641, 642
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331…

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


76

4.3. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ


TK sử dụng: TK 2413 – Sữa chữa lớn TSCĐ
1) Nếu có kế hoạch sữa chữa lớn ngay từ đầu năm:
- Hàng kỳ trích trước chi phí sữa chữa lớn theo kế hoạch:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 335 - Chi phí trả trước
- Chi phí sữa chữa lớn thực tế phát sinh:
Nợ TK 2413
Có TK 111, 112, 152, 153, 214, 334, 338…
- Sữa chữa lớn hoàn thành kết chuyển:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (Nếu số đã chi lớn hơn số trích trước)
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Số đã trích trước)
Có TK 241 - XDCB dỡ dang (2413) (Tổng chi phí thực tế phát
sinh)
Có các TK 623, 627, 641, 642 (Nếu số đã chi < số trích trước).
2) Nếu không có kế hoạch sữa chữa lớn sẽ phân bổ dần vào các đối tượng có
liên quan:
- Chi phí sữa chữa lớn thực tế phát sinh:
Nợ TK 2413
Có TK 111, 112, 152, 153, 214, 334, 338…
- Sữa chữa lớn hoàn thành kết chuyển:
Nợ TK 242
Có TK 2413
- Phân bổ từng kỳ:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK TK 242
3) Sữa chữa lớn mang tính nâng cấp, cải tạo làm tăng lợi ích kinh tế trong tương
lai từ việc sử dụng TS:
- Khi phát sinh:
Nợ TK 2412 – XDCB dở dang
Có TK 111, 112, 152, 153, 214, 334, 338…

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


77

- Sữa chữa lớn hoàn thành đưa vào sử dụng:


+ Những chi phí không thỏa mãn tiêu chuẩn ghi tăng TSCĐ:
Nợ TK 627, 641, 642 (nếu chi phí nhỏ)
Nợ TK 142, 242 (nếu chi phí lớn)
Có TK 2412 (XDCB dở dang)
+ Những chi phí thỏa mãn tiêu chuẩn ghi tăng TSCĐ
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 2412 - (XDCB dở dang)
4.4.Kế toán các nghiệp vụ khác về TSCĐ
Kế toán nghiệp vụ kiểm kê
* Kiểm kê phát hiện thiếu
- Khi phát hiện thiếu mà có quyết định xử lý ngay:
Nợ TK 214
Nợ TK 1388 – Số bắt bồi thường
Nợ TK 811 – Phần tính vào chi phí khác
Có TK 211, 213- NG
- Khi phát hiện thiếu mà chưa rõ nguyên nhân chưa có quyết định xử lý :
Nợ TK 214
Nợ TK 1381 – Gía trị còn lại
Có TK 211, 213- NG
- Khi có quyết định xử lý:
Nợ TK 1388, 811 …
Có TK 1381
* Kiểm kê phát hiện thừa
- Nếu TS thuộc sở hữu của DN
+Nếu thừa chưa rõ nguyên nhân
Nợ TK 211, 213
Có TK 3381- TS thừa chờ giải quyết
+ Khi có quyết định xử lý:
Nợ TK 3381

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


78

Có TK 338, 711, 411, 4313, 466


+ Đồng thời xác định mức độ hao mòn
Nợ TK 627, 641, 642
Hoặc Nợ TK 4313, 466
Có TK 214
BÀI TẬP THỰC HÀNH:
BÀI TẬP 1
Tại một DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 06/N có tình
hình tăng, giảm TSCĐ như sau (đơn vị 1.000đ):
1. Biên bản giao nhận TSCĐ số20 ngày 05/06, mua ba máy điều hoà nhiệt độ sử
dụng ở bộ phận QLDN, giá mua chưa có thuế GTGT 30.000/chiếc, thuế suất thuế
GTGT 10%, chưa trả tiền người bán.
2. Ngày 06/06 mua một dây chuyền SX, theo hóa đơn GTGT số17382 ngày 06/06,
giá mua chưa có thuế GTGT: 500.000, thuế GTGT: 50.000, đã thanh toán bằng
TGNH. Dây chuyền SX này phải qua quá trình lắp đặt. Chi phí lắp đặt, chạy thử
22.000 (bao gồm thuế GTGT 10%), đã thanh toán bằng tiền mặt. Ngày 14/06 biên bản
giao nhận TSCĐ số 21, bàn giao dây chuyền cho PXSX.
3. Biên bản giao nhận TSCĐ số 22 ngày 15/06, mua một thiết bị SX theo phương thức
trả góp. Theo hợp đồng, tổng số tiền phải trả góp: 470.000, trảtrong 20 tháng, mỗi
tháng 23.500 bằng tiền mặt, bắt đầu từ tháng 6. Giá mua trả ngay một lần không bao
gồm thuế GTGT: 400.000, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển đã thanh
toán bằng tiền tạm ứng: 4.400 (trong đó thuế GTGT 400).
4. Biên bản đánh giá lại TSCĐ của hội đồng liên doanh số 18 ngày 23/06, DN góp
vốn liên doanh dài hạn với công ty K quyền sử dụng đất có thời hạn, nguyên
giá: 1.500.000, số đã khấu hao: 700.000, giá do hội ñồng liên doanh đánh giá lại:
1.100.000. Biết rằng, DN nắm giữ 17% quyền biểu quyết và không có quyền đồng
kiểm soát trong liên doanh.
5. Biên bản giao nhận TSCĐ số24 ngày 27/06, nhận vốn góp liên doanh dài hạn của
công ty M một phần mềm máy tính, hội đồng liên doanh đánh giá phần mềm máy
tính trên trị giá: 380.000.
6. Biên bản giao nhận TSCĐ số25 ngày 28/06, mua một thiết bị SX, giá mua chưa có
thuế GTGT: 200.000, thuế suất thuế GTGT 10%, DN chưa trả tiền người bán. Lệ phí
trước bạ DN ñã chi bằng tiền mặt: 15.000.
7. Biên bản nhượng bán TSCĐ số 09 ngày 30/6, nhượng bán một dây chuyền SX,
nguyên giá 500.000, Đã khấu hao 140.000. Giá bán bao gồm cả thuế GTGT
10% là: 440.000, người mua ñã thanh toán bằng TGNH.
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
79

8. Biên bản thanh lý TSCĐ số 10 ngày 30/6, thanh lý một xe ô tô nguyên giá:
120.000, số đã khấu hao: 105.000. Chi phí tân trang, sửa chữa xe ô tô trên: 16.500,
trong đó thuế GTGT: 1.500, DN chưa trả tiền cho đơn vị sửa chữa. Giá trị thu hồi từ
thanh lý đã thu bằng TGNH: 55.000, trong đó thuế GTGT 5.000.
9. Biên bản kiểm kê TSCĐ số11 ngày 31/03, phát hiện thiếu một số thiết bị quản lý
dùng vào hoạt động SX kinh doanh chưa rõ nguyên nhân đang chờ xử lý, nguyên giá:
60.000, đã khấu hao 18.000.
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


80

BÀI 5 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG


1. Ý nghĩa nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1. Ý nghĩa
- Để tiến hành SXKD cần phải có 3 yếu tố cơ bản: Tư liệu lao động, đối tượng lao
động và lao động, trong đó lao động đóng vai trò quyết định.
- Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm biến đổi các vật thể tự
nhiên thành vật phẩm cần thiết thỏa mãn nhu cầu xã hội.
- Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động đã
sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình SX nhằm tái sản xuất
sức lao động.
- Mặt khác tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động tạo
ra.
- Ngoài tiền lương mà người lao động được hưởng theo số lượng và chất lượng lao
động của minh họ còn được hưởng các khoản tiền thưởng theo quy định của đơn vị
như: thưởng do phát huy sáng kiến, thưởng do thi đua tăng năng suất lao động…
1.2. Nhiệm vụ
- Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao đông của
người lao động. Tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan
khác cho người lao động.
- Tính toán, phân bổ chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các khoản trích theo
lương cho các đối tượng sử dụng có liên quan.
- Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chi
tiêu quỹ tiền lương, cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận có liên
quan.
2. Hình thức tiền lương, quỹ lương và các khoản trích theo lương
2.1. Các hình thức tiền lương
 Hình thức trả lương thời gian:
Trả theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động
F = thời gian làm việc thực tế x mức lương thời gian
Tiền lương thời gian với đơn giá tiền lương cố định gọi là tiền lương thời gian giản
đơn. Tiền lương thời gian giản đơn có thể kết hợp với chế độ tiền thưởng tạo nên
lương thời gian có thưởng.
Hình thức trả lương thời gian có nhiếu hạn chế chưa khuyến khích người lao động
chưa gắn tiền lương với kết quả và chất lượng lao động.

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


81

Hình thức trả lương theo sản phẩm


Là hình thức tiền lương tính theo số lượng và chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn
thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản
phẩm, công việc đó.
Tiền lương sản Số lượng hoăc khối Đơn giá tiền lương sản
= x
phẩm lượng công việc phẩm
Việc tính lương sản phẩm dựa trên các tài liệu về hạch toán kết quả lao động
Tiền lương sản phẩm áp dụng với lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm gọi là lương
sản phẩm trực tiếp, với lao động gián tiếp phục vụ sản xuất sản phẩm gọi là lương sản
phẩm gián tiếp
DN có thể áp dụng các đơn giá lương sản phẩm:
- Tính theo đơn giá tiền lương cố định gọi là lương sản phẩm giản đơn
- Lương sản phẩm giản đơn kết hợp tiền thưởng NSLĐ gọi là tiền lương sản phẩm có
thưởng
- Lương sản phẩm tính theo đơn giá lương sản phẩm tăng dần áp dụng theo mức độ
hoàn thành vượt mức khối lượng sản phẩm gọi là lương sản phẩm lũy tiến.
 Hình thức lương khoán (thực chất là 1 dạng của lương sản phẩm): khoán việc
hoặc khoán khối lượng, khoán sản phẩm cuối cùng, khoán quỹ lương.
Hình thức trả lương sản phẩm có nhiều ưu điểm đảm bảo nguyên tắc phân phối theo
lao động, khuyến khích người lao động quan tâm đế kết quả và chất lượng lao động

2.2. Quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN


2.2.1.Quỹ tiền lương
- Quỹ tiền lương bao gồm:
+ Tiền lương trả theo thời gian, theo sản phẩm, lương khoán
+ Các loại phụ cấp làm đêm thêm giờ và phụ cấp độc hại
+ Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ
quy định
+ Tiền lương trả cho người lao động ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan như:
đi học, hội nghị, tập quân sự, nghỉ phép…
+ Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên bổ sung
- Tiền lương chính và tiền lương phụ
Trong DN để phục vụ cho công tác hạch toán và phân tích tiền lương có thể chia tiền
lương thành tiền lương chính và tiền lương phụ.
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
82

Tiền lương chính: là tiền lương trả cho thời gian người lao động làm nhiệm vụ chính
của họ gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo.
Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho thời gian người lao động làm các nhiệm vụ khác
do DN điều động như hội họp, tập quân sự, nghỉ phép năm theo chế độ…
2.2.2. Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ và BH thất nghiệp
- Quỹ BHXH được tạo ra bằng cách trích theo tỷ lệ % trên tiền lương phải trả CNV
(lương cơ bản + các khoản phụ cấp) để tính vào chi phí sản xuất và khấu trừ vào tiền
lương CNV (theo quy định tỷ lệ này là 25,5%), dùng trong trường hợp người lao động
tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
hưu trí…sẽ được hưởng khoản trợ cấp BHXH nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc
sống
- Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản tiền chữa bệnh, thuốc chữa bệnh,
viện phí cho người lao động trong thời gian ốm đau, sanh đẻ… quỹ này được hình
thành bằng cách trích trên tổng số tiền lương cơ bản + các khoản phụ cấp của người
lao động thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích 4,5% trong đó vào chi phí sản xuất
là 3%, trừ lương người lao động là 1,5%
- Kinh phí công đoàn được trích 2% vào chi phí (không khấu trừ lương người lao
động) nộp lên công đoàn cấp trên và một phần dùng cho hoạt động cộng đoàn của đơn
vị.
- BH thất nghiệp 2% trong đó trích vào chi phí sản xuất kinh doanh 1% và trừ lương
1%
Như vậy, tổng mức trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BH thất nghiệp là 34%, trong đó DN
đưa vào chi phí là 23,5%, người lao động đóng góp bằng cách trừ vào lương là 10,5%.
3. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
3.1. Các chứng từ hạch toán lao động, tiền lương và trợ cấp BHXH
* Chứng từ hạch toán lao động:
- Bảng chấm công,
- Bảng thanh toán lương,
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành,
- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ,
- Hợp đồng giao khoán,
- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài,
- Bảng thanh lý hợp đồng giao khoán,
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương,

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


83

- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH


* Chứng từ lương và các khoản trợ cấp BHXH:
- Bảng thanh toán tiền lương,
- Danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH,
- Bảng thanh toán tiền thưởng
3.2. Tài khoản sử dụng
*TK 334 – “Phải trả người lao động”: Phản ánh các khoản tiền lương, tiền thưởng,
các khoảm thanh toán trợ cấp BHXH…và các khoản thanh toán khác có liên quan đến
thu nhập người lao động:
Kết cấu TK này như sau:
Bên nợ:
- Các khoản tiền lương và khoản khác đã trả cho người lao động
- Các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động
- Các khoản tiền lương và thu nhập của người lao động chưa lãnh chuyển sang các
khoản khác.
Bên có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và
các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động
Dư nợ (nếu có): Số tiền trả thừa cho người lao động
Dư có: Tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản
khác còn phải trả cho người lao động
TK này có 2 TK cấp 2:
- TK 3341: phải trả CNV trong DN
- TK 3348: Phải trả người lao động khác ngoài CNV của DN về các khoản tiền lương,
tiền công.
*TK 338 – “Phải trả, phải nộp khác”: phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho cơ
quan pháp luật, các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về KPCĐ, BHXH, BHYT,
BH thất nghiệp các khoản đi vay, đi mượn tạm thời, TS thừa chờ xử lý
Kết cấu TK này như sau:
Bên nợ:
- Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý.
- Khoản BHXH phải trả cho người lao động
- Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


84

- Xử lý giá trị TK thừa, các khoản đả trả, đã nộp khác.


Bên có:
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí và trừ lương CNV
- Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả đc cấp bù
- Các khoản phải trả khác.
Dư có: Các khoản còn phải trả, phải nộp, TS thừa chờ xử lý
TK này có các TK cấp 2:
3381 – TS thừa chờ xử lý
3382 – Kinh phí công đoàn
3383 – BHXH
3384 – BHYT
3385 - Phải trả về cổ phần hóa
3387 – DT chưa thực hiện
3388 - Phải trả phải nộp khác
Ngoài ra còn sử dụng một số TK 335 “chi phí phải trả”, TK 622 “chi phí nhân
công trực tiếp”, TK 627 “Chi phí sản xuất chung”; TK 111, 112, 138 … được nghiên
cứu ở các chương liên quan
3.3. Phương pháp kế toán
Trình tự kế toán các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương, các khoản trích theo
lương:
(1) Hàng tháng tính lương, các khoản phụ cấp cho người lao động …
Nợ 241: Tiền lương trả cho bộ phận XDCB
Nợ 622: Tiền lương phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất sản phẩm
Nợ 623: Tiền lương phải trả cho công nhân sử dụng máy
Nợ 627 (6271): Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý và phục vụ sản
xuất tại phân xưởng.
Nợ 641: Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng.
Nợ 642: Tiền lương phải trả cho NV các phòng ban quản lý DN.
Có 334: Tổng số tiền lương phải trả cho người lao động trong
tháng
(2) Tiền thưởng phải trả cho người lao động :
Nợ 431 (4311): Thưởng từ quỹ khen thưởng
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
85

Nợ 622, 627, 641, 642: Thưởng tính vào chi phí kinh doanh
Có 334: Tổng tiền thưởng phải trả
(3) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ hàng tháng:
Nợ 622, 627, 641, 642 - Phần tính vào chi phí kinh doanh
Nợ 334 - Phần trừ thu nhập người lao động theo tổng số phải trích lập
Có 338 (3392, 3383, 3384, 3388) – Tổng các khoản trích lập
(4) BHXH phải trả người lao động:
- Trường hợp DN được giữ lại 1 phần BHXH để chi trực tiếp tại DN, thì số phải trả
trực tiếp cho CNV, ghi:
Nợ TK 3383
Có TK 334
- Trường hợp DN nộp toàn bộ số trích, DN sẽ chi hộ cơ quan BH để trả cho CNV, và
thanh quyết toán khi nộp khoản kinh phí này
Nợ TK 1388
Có TK 334
(5) Các khoản khấu trừ vào thu nhập CNV:
Nợ TK 334
Có TK 3335 – Thuế và các khoản phải nộp khác
Có TK 141, 138
(6) Thanh toán tiền lương, BHXH cho CNV
- Nếu thanh toán bằng tiền:
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
- Nếu thanh toán bẳng vật tư hàng hóa:
+ Giá vốn thành phẩm, hàng hóa
Nợ TK 632
Có TK 155, 156
+ Ghi nhận giá thanh toán:
Nợ TK 334
Có TK 512
Có TK 3331
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
86

(7) Chuyển tiền nộp BHXH, BHYT, …:


Nợ TK 338 (3382, 3383…)
Có TK 111, 112
(8) Chi tiền KPCĐ để lại cho DN:
Nợ TK 3382
Có TK 111, 112
3.4. Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất
Để đảm bảo ổn định của Giá thành sản phẩm, DN có thể trích trước lương nghỉ phép
của công nhân trực tiếp tính vào chi phí sản xuất sản phẩm coi như một khoản chi phí
phải trả:
Mức trích trước Tiền lương chính thực tế phải
Tỷ lệ trích
lương tháng theo kế = trả cho công nhân trực tiếp x
trước
hoạch trong tháng

Tổng số tiền lương nghỉ phép theo


KH năm của DN
Tỷ lệ trích trước = x 100%
Tổng số tiền lương chính phải trả
theo KH năm của DN

- Khi trích trước lương nghỉ phép kế toán ghi:


Nợ TK 622
Có TK 335
- Thực tế khi trả lương nghỉ phép kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 334
- Đồng thời trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho khoản lương nghỉ phép này:
Nợ TK 622
Có TK 338
BÀI TẬP THỰC HÀNH ỨNG DỤNG
BÀI TẬP 1
Tại DN SX kinh doanh có tài liệu tiền lương trong tháng 1/N như sau (đơn vị
1.000 đ):

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


87

I. Tiền lương còn nợ CNV đầu tháng: 50.000


II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1/N:
1. Ngày 5/1: Giấy báo Nợ số 1225: Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt theo phiếu thu
số15 trả tiền lương cho CNV: 50.000.
2. Ngày 5/1: Trả lương còn nợ kỳ trước cho CNV: 50.000 bằng tiền mặt theo phiếu
chi số 35.
3. Ngày15/1: Trích trước lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp SX:
15.000.
4. Các khoản khấu trừ vào lương của CNV:
- Thu hồi tạm ứng thừa: 10.000.
- Khấu trừ tiền bồi thường vật chất của công nhân phạm lỗi: 5.000.
5. Ngày 31/1 tính tiền lương và các khoản khác phải trả trong tháng:
- Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp SX: 70.000 (trong đó lương
phép: 8.000); cho nhân viên phân xưởng: 20.000; cho nhân viên bán hàng:
10.000 và nhân viên QLDN: 6.000.
- Tiền thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng phải trảcho công nhân SX: 8.000, nhân viên
phân xưởng: 4.000; nhân viên bán hàng: 2.000; nhân viên QLDN: 2.000.
6. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỉ lệ quy ñịnh.
7. Ngày 31/1: Thanh toán tiền lương và thưởng cho CNV: 100.640 bằng tiền
mặt theo phiếu chi số40.
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
BÀI TẬP 2
Tại một doanh nghiệp đầu tháng 5/2008 có số dư TK334: 10.000.000đ
Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Dùng tiền mặt thanh toán toàn bộ lương tháng trước cho công nhân viên
Dùng tiền mặt tạm ứng lương tháng này cho công nhân viên 12.000.000
2. Cuối tháng, doanh nghiệp tính tổng lương phải trả cho người lao động là
50.000.000. trong đó, công nhân sản xuất 30.000.000; nhân viên phục vụ phân xưởng
5.000.000; nhân viên bán hàng 7.000.000; nhân viên quản lý doanh nghiệp 8.000.000
3. Trích BHXH,BHYT,KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí tại doanh
nghiệp
4. Khấu trừ BHXH, BHYT, BHTN vào thu nhập người lao động.
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
88

Yêu cầu: Tính toán, định khoản các nghiệp vụ.

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


89

BÀI 6 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1. Tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1. Chi phí sản xuất
1.1.1.Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất
1.1.1.1.Khái niệm: Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà DN đã
bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm
1.1.1.2.Phân loại chi phí sản xuất
- Phân loại CP SX theo yếu tố (nội dung kinh tế của chi phí): Chi phí SX phát sinh
nếu có cùng nội dung kinh tế được sắp chung vào một yếu tố, bất kể nó phát sinh ở bộ
phận nào và dùng để SX ra sản phẩm gì. Đó là 5 yếu tố chi phí:
+ Chi phí nguyên vật liệu
+ Chi phí nhân công
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí bằng tiền khác
- Phân loại chi phí SX theo khoản mục (công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh): CP
SX được xếp thành một số khoản mục có công dụng kinh tế khác nhau để tính giá
thành và phân tích thực hiện giá thành, gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
- Ngoài 2 cách phân loại trên, CP SX còn được phân theo một số tiêu thức khác như:
+ Chi phí ban đầu và chi phí chuyển đổi
+ Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
+ Chi phí bấn biến và chi phí khả biến
1.1.2.Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất
- Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng
- Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ
- Toàn bộ quy trình SX toàn doanh nghiệp
1.2. Giá thành sản phẩm
1.2.1.Khái niệm và đối tượng giá thành sản phẩm

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


90

1.2.1.1.Khái niệm: Giá thành sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động
vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hay một khối
lượng sản phẩm nhất định
1.2.1.2.Phân loại giá thành
- Theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành:
+ Giá thành sản phẩm kế hoạch: Được tính toán trên cơ sở chi phí kế hoạch và
sản lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Được tính trước khi bắt đầu sản xuất và là mục
tiêu phấn đấu của kỳ sản xuất kinh doanh là căn cứ phân tích đánh giá tình hình thực
hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
+ Giá thành định mức: Tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ tính
cho 1 đơn vị sản phẩm. Định mức chi phí được tính trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ
thuật của từng DN trong từng thời kỳ. Giá thành định mức cũng được tính trước khi
bắt đầu sản xuất kinh doanh của DN
+ Giá thành thực tế: Được tính và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất
thực tế phát sinh và tập hợp trong kỳ cũng như số sản phẩm thực tế sản xuất và tiêu
thụ trong kỳ. Z thực tế chỉ tính được khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm
và được tính cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị.
-Theo phạm vi các chi phí cấu thành:
+ Giá thành sản xuất sản phẩm : 621 + 622 + 627
+ Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ bằng giá thành sản xuất tính cho số sản
phẩm tiêu thụ + 641+642 phát sinh trong kỳ cho số sản phẩm này ( là căn cứ tính lợi
nhuận trước thuế).
* Đối tượng tính giá thành
Là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà DN đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải
tính cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị.
* Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành
- Về bản chất chi phí sản xuất và Z đều là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa đã chi ra để tiến hành hoạt động SXKD tuy nhiên có sự
khác biệt nhau:
- Sự khác nhau chi phí sản xuất là hao phí trong một thời kỳ, còn Z nói lên mối quan
hệ của chi phí với khối lượng sản phẩm đã hoàn thành, ví dụ 242 là những khoản chi
phí đã chi ra trong kỳ nhưng chỉ tính 1 phần vào Z sản phẩm kỳ đó còn lại phân bổ
cho các kỳ sau để đảm bảo Z ổn định và phù hợp với chi phí. Ngược lại có 1 số khoản
chi phí chưa xảy ra nhưng đã tính vào Z kỳ này như trích trước tiền lương, và trích
trước chi phí sửa chữa lớn
- Về mặt lượng
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
91

Z = Dđk + C - Dck
Trong đó:
Z : Là tổng giá thành sản xuất sản phẩm
Dđk: Là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
C : Là tổng chi phí phát sinh trong kỳ
Dck: Là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
1.2.2. Chứng từ sổ sách sử dụng
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
- Thẻ tính giá thành sản phẩm.
1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong
quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm xây lắp. Chúng là hai mặt khác nhau của quá trình
sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí của quá trình sản xuất còn giá thành
sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều
bao gồm các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra
trong quá trình sản xuất. Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau thì
tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Tuy nhiên, nếu
bộ phận chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ không bằng nhau thì chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm khác nhau về lượng. Điều đó được thể hiện qua sơ đồ sau:

Tổng giá thành = Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất - Chi phí
sản xuất
sản phẩm dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang
cuối kỳ

Như vậy, chi phí sản xuất luôn gắn với từng thời kỳ phát sinh chi phí còn giá thành lại
đồng thời liên quan tới cả chi phí phát sinh trong kỳ và chi phí kỳ trước (chi phí dở
dang đầu kỳ) chuyển sang. Giá thành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, công
việc, lao vụ đã sản xuất hoàn thành trong kỳ mà không tính đến chi phí đó phát sinh ở
kỳ nào. Còn chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí bỏ ra trong một kỳ sản xuất kinh
doanh mà không tính đến chi phí đó liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành
hay chưa.
1.4. Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


92

- Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo trị giá NVL sử dụng (kể cả bán thành
phẩm). Áp dụng đối với DN sản xuất sản phẩm mà trị giá NVL chiếm tỷ trọng lớn
trong Z.
- Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo trị giá NVL sử dụng kết hợp với các
loại chi phí chế biến khác theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang (tương
đương). Áp dụng đối với DN sản xuất sản phẩm mà ngoài trị giá NVL thì các loại chi
phí chế biến cũng chiếm tỷ trọng đáng kể.
- Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí định mức kế hoạch dựa vào
mức độ hoàn thành và các định mức kinh tế kỹ thuật về sử dụng các loại chi phí.
Phương pháp này áp dụng cho những DN sản xuất hàng loạt lớn.
2. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621)
 Chi phí NVL trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí về vật liệu chính, NVL
phụ và nhiên liệu được sử dụng để trực tiếp sản xuất sản phẩm
 TK sd 621 “ Chi phí NVL trực tiếp”
Bên nợ: Tập hợp chi phí NVL trực tiếp thực tế phát sinh
Bên có: - Trị giá NVL sử dụng không hết trả lại kho
- Kchuyển chi phí NVL trực tiếp vượt mức vào TK giá vốn hàng bán
- Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào tài khoản tính Z
TK này không có số dư
 Nội dung và phương pháp phản ánh:
1) Khi xuất kho NVL để trực tiếp sản xuất sản phẩm:
Nợ TK 621
Có TK 152
2) Khi NVL mua về được đưa vào sử dụng ngay không qua nhập kho:
Nợ TK 621
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
(Nếu không có hóa đơn GTGT hoặc không được khấu trừ thì không có
TK 133)
3) Vật liệu do DN sản xuất ra được đưa ngay vào sản xuất sản phẩm:
Nợ TK 621
Có TK 154 (sản xuất phụ)
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
93

4) Trường hợp cuối kỳ NVL sử dụng không hết không nhập lại kho:
- Ghi giảm chi phí bằng bút toán đỏ (ghi âm):
Nợ TK 621: Ghi số âm
Có TK 152: Ghi số âm
- Sang đầu kỳ kế toán sau ghi tăng chi phí NVL bằng bút toán thường (ghi đen)
Nợ TK 621 ghi đen
Có TK 152 ghi đen
5) Trường hợp cuối kỳ NVL sử dụng không hết nhập lại kho:
Nợ TK 152
Có TK 621
6) Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL:
Nợ TK 154: CPSX dở dang
Nợ TK 632: Phần chi phí NVL trực tiếp vượt mức bình thường.
Có TK 621 : Chi phí NVL trực tiếp
2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (TK 622)
- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến người lao
động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương phải thanh toán, các khoản trích theo
lương
- Kế toán Chi phí nhân công trực tiếp sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp ”
Bên nợ: Tập hợp Chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh
Bên có:
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp phần vượt mức vào TK giá vốn hàng bán
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK tính Z
TK này không có số dư
 Phương pháp kế toán
1) Tiền lương phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sx:
Nợ TK 622
Có TK 334
2) Trích trước lương của công nhân nghỉ phép:
Nợ TK 622
Có TK 335
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
94

3) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BH thất nghiệp của công nhân trực tiếp sản
xuất:
Nợ TK 622
Có TK 338
4) Các khoản tiền ăn giữa ca:
Nợ TK 622
Có TK 334
5) Cuối kỳ kế toán kết chuyển:
Nợ TK 632 : phần vượt KH
Nợ TK 154
Có TK 622
2.3. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất
- Thiệt hại về sản phẩm hỏng
Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm
kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp.
Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại.
+ Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là sản phẩm có thể sửa chữa được về
mặt kỹ thuật và sửa chữa có lợi về mặt kinh tế.
+ Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là sản phẩm không thể sửa chữa được
về mặt kỹ thuật hoặc sửa chữa không có lợi về mặt kinh tế.
Trong quan hệ với công tác kế hoạch sản xuất thì loại sản phẩm hỏng trên lại được chi
tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức (doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong sản
xuất) và sản phẩm hỏng ngoài định mức (sản phẩm hỏng ngoài dự kiến của nhà sản
xuất).
Sản phẩm hỏng trong định mức được hạch toán trực tiếp vào giá vốn hàng bán hay chi
phí khác. Còn thiệt hại của sản phẩm hỏng ngoài định mức được xem là khoản phí tổn
thời kỳ phải trừ vào thu nhập. Toàn bộ giá trị thiệt hại được theo dõi riêng trên tài
khoản 1381 "tài sản thiếu cho xử lý" (chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức)
(1) Hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng trong định mức
Nợ TK 632, 811
Có TK liên quan (152,153,155,334,331....)
(2) Hạch toán sản phẩm hỏng ngoài định mức
Xác định giá trị thiệt hại
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
95

Nợ TK1381:
Có TK liên quan (152, 153, 155, 334, 154......)
Xử lý giá trị thiệt hại
Nợ TK 632,415,1388...
CóTK 1381:

Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức

- Thiệt hại ngừng sản xuất


Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan
(thiên tai dịch hoạ, thiếu nguyên vật liệu.) các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số
khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ chi phí
bảo dưỡng... đó được coi là những thiệt hại khi ngừng sản xuất. Những thiệt hại ngừng
sản xuất theo kế hoạch dự kiến và ngừng sản xuất bất thường.
Đối với những khoản chi phí ngừng sản xuất. Theo dự kiến, kế toán sử dụng tài khoản
335 (Chi phí phải trả) để theo dõi. Còn những khoản chi phí ngừng sản xuất bất
thường được kế toán theo dõi riêng trên tài khoản 1381(Chi tiết thiệt hại ngừng sản
xuất). Cuối kỳ sau khi đi phần thu thu hồi (nếu có do bồi thường) giá trị thiệt hại thực
tế sẽ được tính vào giá vốn hàng bán, hay chi phí khác...
Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch hay dự kiến

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


96

Định kỳ trích trước chi phí phải trả theo kế hoạch

Nợ TK 627,622
Có TK 335 (chi tiết từng khoản): - Trích trước chi phí phải trả
Khi phát sinh chi phí phải trả trong kỳ
Nợ TK 335:
Nợ TK133: Thuế gia trị gia tăng(nếu có)
CóTK liên quan (331,241,111,112,152.....)
Cách hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch giống như phần
cách hạch toán sản phẩm hỏng ngoài định mức

Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch

2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung (TK 627)


- Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý ở phân xưởng sản xuất, được
theo dõi riêng cho từng Phân xưởng và cuối kỳ mới phân bổ và kết chuyển vào chi phí
sản xuất của các loại sản phẩm
- Kế toán Chi phí sản xuất chung sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung ”

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


97

Bên nợ: Tập hợp Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh
Bên có:
- Các khoản làm giảm chi phí Chi phí sản xuất chung
- Kết chuyển Chi phí sản xuất chung phần vượt mức vào tài khoản giá vốn hàng bán
- Phân bổ và kết chuyển Chi phí sản xuất chung vào tài khoản tính Z
TK này không có số dư
 Phương pháp kế toán:
1) Tập hợp chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương:
Nợ TK 6271
Có TK 334
Có TK 338
2) Tập hợp chi phí vật liệu:
Nợ TK 6272
Có TK 152
3) Tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất
Nợ TK 6273
Có TK 153
Có TK 242
4) Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ:
Nợ TK 6274
Có TK 214
5) Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài:
Nợ TK 6277
Có TK 111, 112, 141, 331…
6) Tập hợp chi phí khác bằng tiền
Nợ TK 6278
Có TK 111, 112, 141
7) Cuối kỳ khi phân bổ và kết chuyển Chi phí sản xuất chung vào đối tượng
tính Z:

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


98

Tiêu chuẩn để phân bổ có thể là chi phí nhân công trực tiếp, chi phí NVL trực tiếp, Dự
toán hoặc định mức Chi phí sản xuất chung, Tổng chi phí sản xuất cơ bản (chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí NVL trực tiếp)
Nợ TK 154 – phần phân bổ vào sản phẩm
Nợ TK 632 – Phần không được phân bổ vào sản phẩm
Có TK 627
2.5. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
2.5.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm:
 Cuối tháng trên cơ sở các khoản chi phí nhân công trực tiếp, chi phí NVL trực tiếp,
Chi phí sản xuất chung đã được kết chuyển, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất phát
sinh trong tháng, đồng thời đánh giá sản phẩm dở dang của tháng làm căn cứ tính Z
sản phẩm hoàn thành.
 Tài khoản sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Kết cấu của TK 154:
Bên nợ: Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh
Bên có: - Các khoản làm giảm chi phí sản xuất
- Giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành
Dư nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
 Nội dung và phương pháp hạch toán:
1) Cuối tháng khi kết chuyển các khoản chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 154
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 627
2) Sau đó xác định được giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành, ghi:
Nợ TK 155 “Thành phẩm”- nhập kho
Nợ TK 157 “Hàng gởi đi bán” – Gửi bán
Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán” – bán trực tiếp
Có TK 154 – Tổng giá thành hoàn thành
2.5.2. Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang
2.5.2.1.Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
99

* Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính (hoặc NVL
trực tiếp)
Đánh giá sản phẩm làm dở theo trị giá NVL chính thực tế sử dụng (kể cả bán
thành phẩm). Áp dụng đối với DN sản xuất sản phẩm mà trị giá NVL chiếm tỷ trọng
lớn trong Z (thường >70%)
- Sản phẩm dở dang chỉ tính cho chi phí NVL chính còn các chi phí tính hết cho sản
phẩm hoàn thành. NVL chính được xuất dùng toàn bộ ngay từ đầu quá trình sx và
mức tiêu hao NVL chính tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như
nhau
CP SXDD đầu CP NNVL chính thực tế Số lượng
CP +
kỳ sử dụng trong kỳ sản
SXDD
= Số lượng sản x phẩm dở
cuối Số lượng sản phẩm dở
phẩm hoàn + dang
kỳ dang cuối kỳ
thành trong kỳ cuối kỳ
Ví dụ:
+ Chi phí sx dd đầu tháng: 50.000.000 đồng
+ Chi phí phát sinh trong tháng là 900.000.000 đồng, trong đó chi phí NVL
chính là 750.000.000 đồng.
+ Sản phẩm hoàn thành trong tháng là 800 sản phẩm, sản phẩm dở dang cuối
tháng là 200 sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo trị giá NVL trực tiếp, lấy số liệu trên TK 621:
công thức tính toán tương tự như đánh giá theo NVL chính nhưng thay đó là NVL
trực tiếp
Ví dụ : lấy lại ví dụ trên với chi phí NVL trực tiếp là 800 triệu đồng.
* Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương
đương với mức độ hoàn thành thực tế và gắn liền với tất cả các khoản mục cấu thành
Z sản phẩm trong chi phí sản phẩm dở dang bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí ;
Từng khoản.mục được xác định trên cơ sở quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm
sản phẩm hoàn thành theo mức độ hoàn thành thực tế:

Chi CP SXDD đầu CP SX phát sinh Số lượng sản


+
phí kỳ trong kỳ phẩmdở dang
sản = Số lượng sản x cuối kỳ quy đổi
xuất Số lượng sản + thành sản
phẩmdở dang cuối
dở phẩm hoàn phẩm hoàn
kỳ quy đổi thành
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
100

dang thành trong kỳ sản phẩm hoàn thành


cuối thành
kỳ

Số lượng sản phẩm dở


Số lượng sản
dang cuối kỳ quy đổi Tỷ lệ hoàn thành
= phẩm dở dang x
thành sản phẩm hoàn được xác định
cuối kỳ
thành
Ví dụ 1 : Mức độ tiêu hao của các khoản mục chi phí tương ứng với tỷ lệ hoàn thành
của sản phẩm dở dang:
- Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng : 50.000.000 đồng
- Chi phí phát sinh trong tháng là 900.000.000 đồng.
- Sản phẩm hoàn thành trong tháng là 800 sản phẩm, sản phẩm dở dang cuối tháng là
200 sản phẩm với tỷ lệ hoàn thành 60%
Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương
đương nhưng chỉ tính đối với chi phí khác không phải là chi phí NVL chính (hoặc trực
tiếp), chi phí NVL chính (hoặc trực tiếp) được xác định mức độ tiêu hao cho đơn vị
sản phẩm dở dang và hoàn thành là như nhau (do đưa vào sử dụng ngay từ đầu trong
giai đoạn đầu của quá trình sản xuất)
Ví dụ:
- Chi phí sản phẩm dở dang đầu tháng: 15.000.000 đồng
+ Chi phí NVL trực tiếp : 8.000.000 đ
+ Chi phí nhân công trực tiếp : 3.000.000 đ
+ Chi phí sản xuất chung : 4.000.000 đ
- Chi phí phát sinh trong tháng là 900.000.000 đồng.
+ Chi phí NVL trực tiếp : 473.680.000 đ
+ Chi phí nhân công trực tiếp : 180.080.000 đ
+ Chi phí sản xuất chung : 246.240.000 đ
- Sản phẩm hoàn thành trong tháng là 800 sản phẩm, sản phẩm dở dang cuối tháng là
200 sản phẩm với tỷ lệ hoàn thành 60%
Xác định CPSX dở dang cuối tháng, biết chi phí NVL trực tiếp tính cho sản phẩm dở
dang và hoàn thành như nhau
Ví dụ 1: Z kế hoạch (hay định mức) của đơn vị sản phẩm hoàn thành bao gồm
- Chi phí NVL trực tiếp: 4.500
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
101

- Chi phí chế biến: 1.500 (Chi phí nhân công trực tiếp: 1.000; Chi phí sản xuất chung:
500)
Sản phẩm dở dang cuối tháng 200 Sản phẩm, tỷ lệ hoàn thành 60%, các loại vật liệu
trực tiếp được sử dụng hầu hết trong giai đoạn đầu của quá trình SX
Ví dụ 2: Sản phẩm SX qua 2 giai đoạn. Định mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm
của từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1:
- Chi phí NVL trực tiếp: 1.200
- Chi phí chế biến 1000 (Chi phí nhân công trực tiếp: 600; Chi phí sản xuất chung:
400)
Giai đoạn 2:
- Trị giá bán thành phẩm GĐ1 chuyển sang: 2.200
- Chi phí chế biến 800 (Chi phí nhân công trực tiếp: 500; Chi phí sản xuất chung: 300)
Sản phẩm dở dang cuối tháng ở giai đoạn 1 là 100 Sản phẩm mức độ hoàn thành 40%,
Sản phẩm dở dang cuối tháng ở giai đoạn 2 là 200 Sản phẩm mức độ hoàn thành 60%,
các loại vật liệu trực tiếp và bán thành phẩm được sử dụng hầu hết trong từ đầu của
từng giai đoạn SX
Ví dụ 3: Như ví dụ 2 nhưng sản phẩm dở dang được đánh giá theo chi phí NVL trực
tiếp (và bán thành phẩm)
3. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở các loại hình doanh
nghiệp chủ yếu
3.1. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn
3.1.1. Tính Z theo phương pháp giản đơn và Phân xưởng chỉ SX 1 loại sản phẩm
Z = Chi phí SX dở dang đầu kỳ + CP phát sinh trong kỳ - Chi phí SX dở dang
cuối kỳ
Tổng Z sản phẩm hoàn thành trong
kỳ
Z đơn vị =
Số lượng sản phẩm hoàn thành
trong kỳ

- Cuối kỳ kết chuyển:


Nợ TK 154
Có TK 621, 622, 627

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


102

- Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ:


Nợ TK 155 “Thành phẩm” nhập kho
Nợ TK 157 “Hàng gởi đi bán” – Gửi bán thẳng
Nợ TK 632 “giá vốn hàng bán” – bán trực tiếp
Có TK 154 – Tổng giá thành hoàn thành
3.1.2. Tính Z theo phương pháp giản đơn và Phân xưởng SX 2 loại sản phẩm
Trước khi kết chuyển để tổng hợp chí phí SX phát sinh và tính Z sản phẩm hoàn thành
cần phải phân bổ chí phí SX chung theo tiêu thức phù hợp
Ví dụ 1 : Phân xưởng SX ra 2 loại sản phẩm A và B. Chi phí SX trong kỳ được xác
định như sau:
- Chi phí NVL trực tiếp: 7.980.000 (Sản phẩm A: 5.120.000 ; Sản phẩm B: 860.000 )
- Chi phí nhân công trực tiếp: 2.100.000 (Sản phẩm A:1.260.000 ; Sản phẩm A:
840.000)
- Chi phí sản xuất chung: 1.800.000
- Sản phẩm SX hoàn thành trong tháng được nhập kho thành phẩm Sản phẩm A:
1.050 ; Sản phẩm B:450
- Sản phẩm dở dang cuối tháng bao gồm: 150 Sản phẩm A; 150 Sản phẩm B được
đánh giá theo chi phí NNVL trực tiếp, cho biết CPSX dở dang đầu tháng của Sản
phẩm A:400.000 ; Sản phẩm B: 200.000
- Chi phí sản xuất chung phân bổ theo tỷ lệ với chi phí nhân công trực tiếp
3.1.3. Tính Z theo phương pháp loại trừ
Tính Z theo phương pháp trực tiếp có loại trừ sản phẩm phụ gọi là phương pháp loại
trừ
- Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một quy trình SX bên cạnh sản phẩm
chính còn thu được sản phẩm phụ - sản phẩm phụ không thuộc đối tượng tính Z và
được đánh giá theo giá quy định

Tổng Z Giá trị sản


CPSX dd ĐK+ CPSX phát sinh – CP dd
sản phẩm = - phẩm phụ
CK
chính thu được

- Khi thu hồi sản phẩm phụ và nhập kho thành phẩm hoặc nhập kho NVL sẽ ghi
Nợ TK 155 – Thu hồi sản phẩm phụ

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


103

Nợ TK 152 – Thu hồi phế liệu


Có TK 154 : trị giá sản phẩm phụ
- Khi thu hồi sản phẩm phụ, bán thẳng cho khách hàng
+ Trị giá sản phẩm phụ thu được
Nợ TK 632
Có TK 154
+ Số tiền bán sản phẩm phụ thu được:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 3331
Ví dụ:
- Chi phí phát sinh trong tháng được kết chuyển vào cuối kỳ:
+ CP NNVL trực tiếp : 5.000.000 đ
+ CP NC trực tiếp : 1.550.000 đ
+ CP SXC : 1.120.000 đ
- Sản phẩm thu được trong kỳ:
+ Sản phẩm chính: 900 sản phẩm
+ Sản phẩm phụ chuyển bán ngay đã thu bằng tiền mặt: 300.000, biết lãi thu
được 10% trên giá bán
- CPSX dở dang đầu kỳ: 200.000 đ, CPSX dở dang cuối kỳ: 400.000
Hãy tính giá thành sản phẩm chính?
3.1.4. Phương pháp hệ số:
Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một quy trình SX tạo ra nhiều loại sản
phẩm chính và giữa chúng có hệ số quy đổi (quy đổi thành sản phẩm chuẩn, sản phẩm
có hệ số là 1 được xem là sản phẩm chuẩn)
Đặc điểm tổ chức kế toán: đối tượng hạch toán chi phí SX là nhóm sản phẩm, đối
tượng tính Z là từng loại sản phẩm

Tổng Z t.tế của các loại sản phẩm chính hoàn thành
Z đơn vị trong kỳ
=
chuẩn
Tổng sản phẩm chuẩn hoàn thành trong kỳ

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


104

Tổng số sản phẩm


Số lượng Hệ số quy đổi
chuẩn hoàn thành = ∑ ( x )
từng loại từng loại
trong kỳ

Ví dụ : Tính Z SX của sản phẩm A, B tại phân xưởng SX ra 2 loại sản phẩm A,B có
các số liệu sau:
- Chi phí dở dang đầu tháng: 400.000
- Chi phí phát sinh trong tháng được xác định để kết chuyển:
+ Chi phí NVL trực tiếp : 3.000.000
+ Chi phí nhân công trực tiếp : 500.000
+ Chi phí sản xuất chung : 700.000
-Sản phẩm hoàn thành trong tháng được nhập kho thành phẩm 1.000 Sản phẩm A và
500 Sản phẩm B
-Sản phẩm dở dang cuối tháng gồm 220 sản phẩm A và 150 sản phẩm B được đánh
giá theo chi phí NVL trực tiếp
- Hệ số Sản phẩm: sản phẩm A là 1; sản phẩm B 1,2
3.1.5. Phương pháp tỷ lệ:
Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một quy trình SX tạo ra nhiều loại sản
phẩm chính nhưng giữa chúng không có hệ số quy đổi. Do vậy phải xác định tỷ lệ
giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) để qua đó xác
định Z cho từng loại sản phẩm
Đặc điểm tổ chức kế toán: đối tượng hạch toán chi phí SX là nhóm sản phẩm, đối
tượng tính Z là từng loại sản phẩm
Tổng Z thực tế của các loại sản phẩm hoàn thành
trong kỳ
Tỷ lệ =
Tổng Z kế hoạch (hoặc định mức) của các loại sản
phẩm

Tổng Z thực tế Tổng Z kế hoạch (hoặc


của từng loại sản = định mức) của từng loại x Tỷ lệ
phẩm sản phẩm

Ví dụ: Phân xưởng sản xuất 2 loại sản phẩm A và B:


Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
105

- Chi phí SX dở dang đầu tháng là 800.000 đ . Trong đó:


+ CP NNVLTT : 550.000
+ CP NCTT : 110.000
+ CP SXC :140.000.
- Chi phí phát sinh trong tháng được xác định và kết chuyển :
+ CP NNVLTT : 5.000.000
+ CP NCTT : 1.600.000
+CP SXC : 2.000.000
- Sản phẩm hoàn thành trong tháng được nhập kho: sản phẩm A: 1.000 sản phẩm; sản
phẩm B: 500 sản phẩm.
- Sản phẩm dở dang cuối tháng bao gồm 200 sản phẩm A và 100 sản phẩm B có mức
độ hoàn thành 40% và đánh giá theo chi phí kế hoạch
- Z kế hoạch đơn vị sản phẩm A, B cho ở bảng sau:
Khoản mục chi phí Sản phẩm A Sản phẩm B
- CP NNVLTT 2.800 3.300
- CP NCTT 1.000 1.200
- CP SXC 1.200 1.500
Cộng 5.000 6.000
Cho biết: Các loại vật liệu trực tiếp hầu hết được sử dụng ngay từ đầu của quá trình
sản xuất. Hãy tính Z SX của các sản phẩm A và B.
BÀI TẬP THỰC HÀNH ỨNG DỤNG
BÀI TẬP 1
Một Doanh Nghiệp Sản Xuất hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên, nộp Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính trị giá xuất kho NVL
theo phương pháp Nhập trước - xuất trước. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh sau:
I/ Số dư đầu kỳ:
- TK 152 : 1000kg (đơn giá 5.000 đ/kg).
- TK 154 : 6.000.000đ, trong đó:
II/ Tình hình sản xuất:

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


106

1. Mua nhập kho chưa trả tiền người bán 800kg NVL (đơn giá chưa thuế 6.000đ/kg)
Thuế GTGT 10%, Chi phí vận chuyển chưa thuế trả bằng tiền mặt 500đ/kg, Thuế
GTGT 10%.
2. Mua nhập kho trả bằng chuyển khoản 400 kg NVL (Đơn giá chưa thuế : 7.000 đ/kg
, Thuế GTGT 10%)
3. Xuất NVL (theo thứ tự : cho sản xuất, Bộ phận phân xưởng, Bộ phận bán hàng
- Dùng cho sản xuất : 800kg .
- Chi phí cho Bộ phận phân xưởng : 300kg.
- Chi phí cho Bộ phận bán hàng : 150kg.
4. Các chi phí khác trong kỳ qua bảng sau :
BHXH-
Tiền K/H CCDC(loại
Bộ Phận BHYT - Tiền Mặt
Lương TSCĐ Pbổ 1 lần)
KPCĐ
- CN TT SX 40.000.000 - - -
- BP PX 20.000.000 Theo tỷ lệ 15.000.000 10.000.000 6.000.000
- BP BH 20.000.000 quy định. 10.000.000 8.000.000 6.000.000
- BP QLDN 10.000.000 5.000.000 - 3.000.000
Tổng cộng 90.000.000 30.000.000 18.000.000 15.000.000
5. NVL xuất dùng cho sản xuất không hết nhập lại kho: 50kg.
6. Cuối kỳ phân xưởng báo cáo: Có 1.000 thành phẩm nhập kho, Chi phí sản phẩm dở
dang cuối kỳ: 3.000.000 đồng. Kế toán tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm và
nhập kho số thành phẩm trên.
7. Xuất bán trực tiếp 600 sản phẩm. Đơn giá bán chưa thuề 500.000 đồng/Sản phẩm,
thuế GTGT 10%. Khách hàng đã trả 50% bằng chuyển khoản, 50% còn nợ lại.
Yêu cầu : Tính toán, định khoản, Xác định giá thành sản phẩm, giá thành đơn vị sản
phẩm.

BÀI TẬP 2
Tên doanh nghiệp : CÔNG TY TNHH HỒNG ANH
Địa chỉ : Số 51 - Trần Quang Khải – Q1 – TP HCM
Mã số thuế : 0312061453
Số tài khoản : 7100013421
Tại : Ngân hàng công thương Việt Nam
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
107

Sử dụng hình thức kế toán: Nhật ký chung.


Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tính trị giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
Tính giá thành theo phương pháp giản đơn.
Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Doanh nghiệp sử dụng quyển hoá đơn GTGT có số sêri VA/12P.
I. Số dư đầu tháng 1/ N của các TK như sau: (Đơn vị tính: Đồng).
TK 152 (hạt nhựa PVC: 200.000kg) 200.000.000
TK 154 60.000.000
Các khoản nợ trong thanh toán của doanh nghiệp là các khoản nợ ngắn hạn.
II. Trong tháng 1/N, Doanh nghiệp có những phát sinh sau đây:
1. Ngày 03/01, Doanh nghiệp thu tiền mặt do Công ty Công ty TNHH Thành Hưng,
trả nợ số tiền là 60.000.000,
(Phiếu thu số 01, người nộp: Đỗ Thị Hạ Du, Công ty Công ty TNHH Thành Hưng, địa
chỉ: 33 Nguyễn Đức Cảnh - Hồng Bàng - Hải Phòng,).
2. Ngày 03/01, Doanh nghiệp nhập kho 30.000 Kg hạt nhựa PVC của Công ty Đại
Kim (đơn giá nhập chưa có GTGT 10% là 1.000 đ/kg), nhập vào kho 1, trả bằng
chuyển khoản. (theo Phiếu nhập kho 01, người nhập : Thủ kho Nguyễn Hà Phương,
Người giao hàng: Trần Văn Cường).
3. Ngày 03/01, chi phí vận chuyển hạt nhựa PVC bằng tiền mặt theo, hết 2.415.000
(đã gồm cả thuế GTGT 5%),
(Phiếu chi số 01, người nhận tiền: Đặng Thị Như Nghĩa - Công ty TNHH Vận tải Vạn
Xuân (Địa chỉ 322 - Hoàng Quốc Việt - Kiến An - Hải Phòng).
4. Ngày 04/01, Doanh nghiệp xuất 100.000 Kg hạt nhựa PVC để sản xuất dép nhựa
(Theo Phiếu xuất số PX 01 . Người nhận: Quản đốc phân xưởng - Trần Văn Linh).
5. Ngày 07/01, Chi tạm ứng tiền đi công tác số tiền 2.500.000
(Phiếu chi 02, Người nhận: Nguyễn Hùng Mạnh – Phòng Kế hoạch. )
6. Ngày 08/01, Doanh nghiệp rút tiền gửi nhập quỹ tiền mặt theo Phiếu thu số 02, số tiền
25.000.000.
7. Ngày 30/01, lãi tiền gởi ngân hàng là 950.000 theo sổ chi tiết ngân hàng số 03
8. Ngày 30/01, Doanh nghiệp tính lương phải trả cho:
- Công nhân sản xuất : 10.000.000
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
108

- Nhân viên quản lý phân xưởng : 5.000.000


- Nhân viên bán hàng : 6.000.000
- Nhân viên quản lý DN : 14.000.000
9. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định
10.Ngày 30/01, trích khấu hao TSCĐ 12.000.000 trong đó:
+ Phân xưởng : 8.000.000
+ Bộ phận bán hàng : 1.000.000
+ Bộ phận QLDN : 3.000.000
11. Ngày 30/01, Doanh nghiệp nhập kho 4.000 đôi dép nhựa. Kế toán kết chuyển chi
phí sản xuất cuối kỳ. Biết cuối kỳ doanh nghiệp còn dở dang 1.000 sản phẩm.
(Theo PNK 02, Người nhập hàng, tổ trưởng tổ sản xuất: Nguyễn Thị Liên)
Yêu cầu:
1. Tính toán, định khoản, kết chuyển các khoản doanh thu, chi phí
2.Lập chứng từ cho các nghiệp vụ sau:
- Lập phiếu thu cho các nghiệp vụ có liên quan.
- Lập phiếu chi cho các nghiệp vụ có liên quan.
- Lập hóa đơn GTGT cho các nghiệp vụ có liên quan.
3. Ghi sổ nhật ký chung
4. Lập bảng tính giá thành
.

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


109

BÀI 7: KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, HÀNG HOÁ, BÁN HÀNG


VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. Kế toán thành phẩm, hàng hoá
1.1.Nhiệm vụ của kế toán
1.1.1.Khái niệm thành phẩm, hàng hoá
-Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình công
nghệ sản xuất ra sản phẩm đó, đã qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, được
nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng.
- Việc phân biệt thành phẩm và nữa thành phẩm chỉ có ý nghĩa trong DN.
Hàng hóa là những vật phẩm DN mua về để bán ra phục vụ cho nhu cầu sản xuất và
tiêu dùng của xã hội.
1.1.2.Nhiệm vụ của kế toán
Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình SXKD, đây là quá trình chuyển hóa vốn
từ hình thái vốn sản phẩm, hàng hóa sang hình thái vốn tiền tệ hoặc vốn trong thanh
toán. Vì vậy đẩy nhanh quá trình bán hàng đồng nghĩa với việc rút ngắn chu kỳ
SXKD, tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận cho DN.
Để thực hiện được quá trình bán hàng và cung cấp DV. DN phải phát sinh các khoản
chi phí làm giảm lợi ích kinh tế, đồng thời cũng thu về các khoản doanh thu và thu
nhập khác.
Sau một quá trình hoạt động DN xác định được kết quả của từng quá trình hoạt động
trên cơ sở so sánh doanh thu, thu nhập với chi phí của từng hoạt động đó. Kết quả
kinh doanh phải được phân phối và sử dụng theo đúng mục đích phù hợp với cơ chế
tài chính quy định cho từng loại hình DN cụ thể.
Để đáp ứng được các yêu cầu đó, kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biến động
của từng loại thành phẩm, hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và
giá trị.
- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản doanh thu, các khoản
giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong DN, đồng thời theo dõi và đôn
đốc các khoản phải thu của khách hàng.
- Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tình hình thực
hiện nghĩa vụ với nhà nước và tình hình phân phối kết quả của các hoạt động.
- Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và định kỳ
phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xác định và phân phối
kết quả.

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


110

1.2.Tính giá thành phẩm, hàng hoá


1.2.1.Tính giá thành phẩm, hàng hoá theo giá thực tế
* Đánh giá thành phẩm
- Đối với thành phẩm nhập kho
• Thành phẩm do DN sản xuất đánh giá theo Z SX thực tế = 621 + 622 + 627
• Thành phẩm do thuê ngoài gia công hoàn thành nhập kho được tính theo giá thực tế
gia công = chi phí NVL trực tiếp + chi phí thuê gia công + chi phí liên quan trực tiếp
khác (vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong gia công…)
• Thành phẩm đã bán bị trả lại nhập kho, đánh giá bằng giá thực tế tại thời điểm xuất
trước đây.
- Đối với thành phẩm xuất kho: Được tính theo một trong 4 phương pháp: Thực tế
đích danh, Bình quân gia quyền (1 lần và liên hoàn), Nhập trước xuất trước, Nhập sau
xuất trước
* Đánh giá hàng hóa
Về cơ bản đánh giá hàng hóa cũng giống như đánh giá vật tư. Tuy nhiên khi nhập kho
kế toán ghi theo trị giá mua thực tế của từng lần nhập hàng cho từng loại hàng, các chi
phí liên quan đến quá trình mua được tập hợp riêng, đến cuối tháng mới tính toán phân
bổ cho hàng hóa xuất kho để tính giá vốn thực tế của hàng hóa xuất kho
Vì vậy trị giá vốn của hàng xuất kho được tính bằng 2 bộ phận
Giá vốn hàng xuất = Trị giá mua hàng hóa + chi phí mua phân bổ cho hàng xuất
- Trị giá hàng xuất được tính 1 trong các phương pháp xuất kho hàng tồn
- Chi phí mua phân bổ cho hàng bán ra được tính theo công thức :

CP mua hàng của CP mua hàng của Số lượng


Chi phí mua hàng hóa tồn kho + hàng hóa phát (hoặc giá trị)
hàng phân bổ đầu kỳ sinh trong kỳ
= x hàng đã
cho hh đã bán
Hàng hóa tồn kho + Hàng đã xuất bán xuất bán
trong kỳ
cuối kỳ trong kỳ trong kỳ

Trong đó “Hàng hóa tồn kho cuối kỳ” bao gồm: Hàng hóa tồn trong kho, Hàng mua
đang đi đường, Hàng gửi đi bán
Sau đó kế toán xác định trị giá vốn cho hàng xuất kho:
Giá vốn HH xuất kho = Giá trị mua của hàng xuất + Chi phí thu mua phân bổ
cho hàng xuất
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
111

1.3. Kế toán chi tiết thành phẩm, hàng hoá


Hạch toán chi tiết sản phẩm, hàng hóa là việc hạch toán kết hợp giữa thủ kho và
phòng kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập xuất kho nhằm đảm bảo theo dõi
chặt chẽ số hiện có và tình hình biến động từng loại nhóm, thứ sản phẩm, hàng hóa về
số lượng và giá trị
Các chứng từ kế toán về vật tư: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Biên bản kiểm
nghiệm vật tư, công cụ, hàng hóa, Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ…
1.4. Kế toán tổng hợp thành phẩm, hàng hoá
Các tài khoản sử dụng: TK 155, 157
TK 155 “Thành phẩm”: Phản ánh sự biến động và số hiện có theo Z SX thực tế của
các loại thành phẩm của DN
Bên nợ:
- Trị giá thực tế của thành phẩm nhập kho
- Trị giá thực tế của thành phẩm thừa phát hiện khi kiểm kê
Bên có:
- Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho
- Trị giá thực tế của thành phẩm thiếu phát hiện khi kiểm kê
Dư nợ: Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho
TK 156 “Hàng hóa”: Phản ánh sự biến động và số hiện có của hàng hóa theo giá
mua thực tế. Kết cấu của TK :
Bên nợ:
- Trị giá vốn thực tế của hàng hóa nhập kho
- Trị giá vốn thực tế của hàng hóa thừa phát hiện khi kiểm kê
- Trị giá thực tế của hàng hóa bất động sản mua về để bán
- Giá trị còn lại của BĐS đầu tư chuyển thành h hoá tồn kho
- Chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích bán ghi tăng giá gốc
hàng hóa BĐS chờ bán
Bên có: .
- Trị giá vốn thực tế của hàng hóa xuất kho
- Trị giá vốn thực tế của hàng hóa thiếu phát hiện khi kiểm kê
- Trị giá thực tế của h.hóa BDS bán trong kỳ hay chuyển thành BĐS đầu tư
Dư nợ: Trị giá vốn thực tế của của hàng hóa còn lại cuối kỳ

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


112

TK cấp 2:
- TK 1561 – Trị giá mua hàng hóa
- TK 1562 – Chi phí mua hàng hóa
- TK 1567 – Hàng hóa bất động sản.
Hàng hóa bất động sản gồm:
- Quyền sử dụng đất, nhà hoặc nhà và quyền sử dụng đất, cơ sở hạ tầng mua để bán
trong kỳ hoạt động kinh doanh
- BĐS đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu bắt đầu triển khai cho mục
đích bán.
2. Kế toán bán hàng
2.1.Kế toán bán hàng theo phương thức trực tiếp
* DN kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
(1) Nhập kho thành phẩm
Nợ TK 155
Có TK 154
(2) Thành phẩm hoàn thành không nhập kho, bán, gửi bán,..
Nợ TK 157
Nợ TK 632
Có TK 154
(3) Nhập kho hàng hóa do mua ngoài
N156
N133
C111/112/331
(4) Nhập kho thành phẩm, hàng hóa đã bán bị trả lại:
Nợ TK 155, 156
Có TK 632
(5) Xuất bán
N632
C155/156
N111/112/131
C511
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
113

C3331

(6) Kiểm kê phát hiện thừa thiếu:


- Thiếu chưa rõ nguyên nhân:
Nợ TK 1381
Có TK 155, 1561
- Thừa chưa rõ nguyên nhân:
Nợ TK 155, 1561
Có TK 3381
Khi có quyết định xử lý, kế toán căn cứ biên bản để hạch toán cho phù hợp.
* Theo phương thức bán hàng trực tiếp
Theo phương thức này khi doanh nghiệp giao hàng, thành phẩm lao vụ cho
khách hàng đồng thời được khách hàng thanh toán ngay hay chấp nhận thanh toán,
đảm bảo các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng.
Các phương thức bán hàng trực tiếp bao gồm:
- Bán hàng thu tiền ngay
- Bán hàng được người mua chấp nhận thanh toán ngay (không lãi trả chậm)
- Bán hàng trả chậm, trả góp có lãi
- Bán hàng, đổi hàng.
-…
Để phản ánh giá vốn hàng bán, kế toán sử dụng TK 632 “Giá vốn hàng bán”
Bên nợ:
- Giá vốn của sản phẩm, hàng hoá đã xuất bán, lao vụ dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
- Chi phí 621, 622 vượt mức và 627 có định phí không phân bổ vào Z mà phải tính vào
giá vốn hàng bán trong kỳ
- Các khoản hàng hóa, mất hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm
cá nhân gây ra
- Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ trên mức bình thường không được tính vào nguyên
giá
- Chênh lệch khoản lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cuối năm nay >
khoản đã lập dự phòng cuối năm trước
- Số khấu hao bất động sản đầu tư trích trong kỳ
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
114

- Chi phí liên quan đến Bất động sản đầu tư


- Chi phí cải tạo, nâng cấp ..bất động sản đầu tư không đủ đk ghi tăng nguyên giá
- Giá trị còn lại và các chi phí bán, thanh lý bất động sản đầu tư trong kỳ.
Bên có:
- Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cuối năm trước >
mức cần lập dự phòng cuối năm nay.
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa đã xuất bán, lao vụ dịch vụ đã tiêu thụ
trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.
- Giá vốn của sản phẩm, hàng hóa đã xuất bán bị trả lại.
- Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh bất động sản đầu tư trong kỳ để xác định kết
quả.
Tài khoản 632 không có số dư
* Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu (Phương pháp kê khai thường
xuyên)
(1)Giá vốn thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán trực tiếp
Nợ TK 632
Có TK 155, 1561, 154
(2)Giao hàng tay 3 (mua bán ngay không qua thanh toán)
Nợ TK 632
Nợ TK 133
Có TK 331
(3)Định kỳ trích khấu hao bất động sản đầu tư
Nợ TK 632
Có TK 2147
(4)Các chi phí liên quan đến cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư
Nợ TK 632 (nếu chi phí phát sinh không lớn)
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331, 334
Nếu các chi phí phát sinh lớn và cần phải tính giá thành dịch vụ cho thuê bất
động sản đầu tư (xem bên phần kế toán cho thuê tài sản là thuê hoạt động)
(5)Hàng bán bị trả lại
Nợ TK 155, 156
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
115

Có TK 632
(6)Cuối kỳ phân bổ chi phí mua hàng
Nợ TK 632
Có TK 1562
(7)Hao hụt mất mát quyết định tăng giá vốn
Nợ TK 632
Có TK 152, 153, 155, 156, 1381
(8) Các chi phí sản xuất sản phẩm vượt định mức
Nợ TK 632
Có TK 621, 622, 627

(9)Chi phí xây dựng cơ bản, tự chế vượt định mức


Nợ TK 632
Có TK 241 (nếu xây dựng cơ bản)
Có TK 154 (nếu tự chế)

(10)Cuối kỳ kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh


Nợ TK 911
Có TK 632
2.2.Kế toán bán hàng theo phương thức chuyển hàng
* Theo phương thức gửi hàng: TK sử dụng TK 157 “Hàng gửi đi bán”
Bên nợ:
- Giá vốn hàng hóa, giá thành sản phẩm gửi cho khách hàng hoặc gửi cho đại lý.
- Trị giá vốn thực tế lao vụ, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được
chấp nhận.
Bên có:
- Giá vốn hàng hóa, giá thành sản phẩm gửi cho khách hàng đã được khách hàng
thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
- Giá vốn hàng hóa, giá thành sản phẩm gửi cho khách hàng, gửi cho đại lý bị khách
hàng hoặc đại lý trả lại.

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


116

Dư nợ: Giá vốn thành phẩm, hàng hóa hiện đang gửi cho khách hàng hoặc gửi
cho đại lý.
* Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
(1) Xuất thành phẩm, hàng hóa cho đại lý:
Nợ TK 157
Có TK 155, 156
(2) Nếu xuất thẳng từ phân xưởng sản xuất không qua kho:
Nợ TK 157
Có TK 154
(3) Mua hàng gửi bán thẳng không qua kho
Nợ TK 157
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
(4)Hàng gửi đã tiêu thụ -> Phản ánh giá vốn hàng bán
Nợ TK 632
Có TK 157
(5) Trường hợp thành phẩm, hàng hóa, nhưng bị khách hàng trả lại
Nợ TK 155, 1561
Có TK 157
2.3.Kế toán bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp
Trường hợp bán hàng trả góp trả chậm
*Doanh nghiệp nộp VAT khấu trừ
(1) Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 3331
Có TK 3387
(2) Khi thu các kỳ
Nợ TK 111, 112

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


117

Có TK 131
(3) Từng kỳ phân bổ 3387:
Nợ TK 3387
Có TK 515
* Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
(1) Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 3387
(2) Cuối kỳ xác định thuế phải nộp
Nợ TK 511
Có TK 3331
(3)Các bút toán còn lại hạch toán phản ánh tương tự 5a
2.4.Kế toán bán hàng đại lý
* Tại bên giao hàng (chủ hàng)
(1)Nếu đại lý thanh toán tiền cho doanh nghiệp sau khi trừ hoa hồng:
Nợ TK 641 – Tiền hoa hồng cho đại lý
Nợ TK 133 – Thuế VAT của hoa hồng
Nợ TK 111, 112 – Số tiền còn lại
Có TK 511
Có TK 3331
(2)Nếu đại lý thanh toán tiền cho doanh nghiệp toàn bộ số tiền bán hàng
Nợ TK 111, 112
Có TK 511
Có TK 3331
(3)Sau đó doanh nghiệp thanh toán lại tiền hoa hồng
Nợ TK 641 – Tiền hoa hồng cho đại lý
Nợ TK 133 – Thuế VAT của hoa hồng
Có TK 111, 112 – Số tiền còn lại

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


118

* Tại đại lý hoặc đơn vị nhận hàng bán


- Căn cứ vào hoạt động GTGT (nếu có) ghi:
Nợ TK 111, 112- (Tổng số tiền thanh toán)
Có TK 3388 - (Tổng số tiền thanh toán)
- Khi thanh toán với bên giao hàng, căn cứ vào bảng thanh toán bán hàng đại lý và
hoá đơn GTGT hoa hồng
Nợ TK 3388
Có TK 511 - Hoa hồng
Có TK 3331 - VAT hoa hồng
Có TK 111, 112 – Số tiền thực trả
2.5 Kế toán các trường hợp bán hàng khác
* Doanh thu cho thuê tài sản theo phương thức cho thuê hoạt động:
- Doanh nghiệp nộp VAT khấu trừ
+ Trường hợp thu tiền cho thuê theo định kỳ
(1)Khi phát hành hoá đơn:
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 3331
(2)Khi thu tiền ghi:
Nợ TK 111, 112…
Có TK 131
+ Trường hợp thu trước tiền cho thuê hoạt động nhiều kỳ:
(1) Khi nhận được tiền khách hàng trả trước:
Nợ TK 111, 112…
Có TK 3387
Có TK 3331
(2) Định kỳ kết chuyển:
Nợ TK 3387:
Có TK 511
(3)Số tiền phải trả cho khách hàng vì hợp đồng thuê tài sản không thực hiện tiếp
hoặc thời gian thuê < hợp đồng:
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
119

Nợ TK 3387 – Nếu chưa kết chuyển doanh thu


Nợ TK 531 – Nếu đã kết chuyển doanh thu
Nợ TK 3331 – Số thuế VAT của doanh thu không thực hiện
Có TK 111, 112, 331… Tổng số tiền trả
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT trực tiếp thì hạch toán tương tự nhưng không
có TK 3331
Chú ý: Các chi phí liên quan đến cho thuê hoạt động và cho thuê hoạt động bất động
sản:
- Định kỳ, trích khấu hao TSCĐ
Nợ TK 627 – Nếu cho thuê hoạt động tài sản
Nợ TK 632 – Nếu cho thuê bất động sản đầu tư
Có TK 214
- Định kỳ số chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến thuê hoạt động phù hợp với ghi
doanh thu:
Nợ TK 627 – Nếu cho thuê hoạt động tài sản
Nợ TK 632 – Nếu cho thuê bất động sản đầu tư
Có TK 242
* Trường hợp trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, biếu tặng
+ DN chịu thuế GTGT khấu trừ:
Nợ TK 334
Nợ TK431
Nợ TK 642
Có TK 512
Có TK 3331
+ DN chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 334, 642
Có TK 512
*Trường hợp đổi hàng:
Nếu trao đổi tương tự cả 2 bên đều phải phát hành hóa đơn:
- Doanh nghiệp nộp VAT khấu trừ:
(1)Giá vốn :

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


120

Nợ TK 632
Có TK 155
(2)Doanh thu:
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 3331
(3)Vật tư nhận về:
Nợ TK 152, 153
Nợ TK 133
Có TK 131
(4)Thanh lý hợp đồng
Nếu Giá trị thành phẩm đem đi trao đổi> giá trị vật tư đem về thì thu tiền
về:
Nợ 111, 112
Có TK 131
Ngược lại, nếu Giá trị thành phẩm đem đi trao đổi< giá trị vật tư đem về thi doanh
nghiệp phải thanh toán tiền cho khách hàng, kế toán ghi sổ ngược lại bút toán trên
Chú ý: Nếu Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì hạch toán
cũng tương tự như trên nhưng không có TK 3331 và 133.
*Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm của mình sản xuất phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh, hội chợ, triển lãm:
- Phản ánh doanh thu:

Nợ TK 627,641, 642 – dùng hoạt động sản xuất kinh doanh, hội chợ,
triển lãm
Nợ TK 211 – Nếu chuyển thành TSCĐ
Có TK 512
- Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 154, 155,
- Nếu sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế VAT xuất dùng cho hoạt động không chịu
VAT, ghi:
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
121

Nợ TK 641
Có TK 3331
Có TK 512
Đồng thời ghi: Nợ TK 632 /Có TK 155, 154
*. Khách hàng thanh toán trước hạn được hưởng chiết khấu thanh toán:
Nợ TK 111, 112 – Số thực thu
Nợ TK 635 – chiết khấu cho khách hàng
Có TK 131- Tổng số tiền phải thu
3. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
3.1. Kế toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí liên quan đế quá trình bán sản phẩm, hàng
hóa và cung cấp dịch vụ
Tài khoản sử dụng: 641 “chi phí bán hàng”
Bên nợ: tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng và kết chuyển chi phí bán hàng
để xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản 641 không có số dư
TK 641 mở chi tiết cho 7 TK cấp 2:
6411 – Chi phí nhân viên
6412 – Chi phí vật liệu
6413 – Chi phí công cụ dụng cụ
6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ
6415 – Chi phí bảo hành
6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
6418 – Chi phí bằng tiền khác
Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
(1)Tiền lương của nhân viên phục vụ khâu tiêu thụ sản phẩm và các khoản trích
theo lương
Nợ TK 6411
Có TK 334
Có TK 338 (3382, 3383, 3384)

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


122

(2)Vật liệu, bao bì xuất dùng cho bán hàng:


Nợ TK 6412
Có TK 152
(3)Công cụ dụng cụ xuất dùng cho bán hàng
3a. Loại phân bổ 1 lần
Nợ TK 6413
Có TK 153
3b. Loại phân bổ nhiều lần
- Khi xuất
Nợ TK 142
Nợ TK 242
Có TK 153
- Khi phân bổ:
Nợ TK 6413
Có TK 242
(4) Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng:
Nợ TK 6414
Có TK 214
(5)Hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (không bao gồm bảo hành
công trình xây lắp)
5a. Bán hàng có giấy bảo hành sửa chữa cho các hỏng hóc do lỗ sản xuất phát
hiện trong thời gian bảo hành:
Xác định số dự phòng phải trả về chi phí sửa chữa:
Nợ TK 6415
Có TK 352 – Dự phòng phải trả
5b. Cuối kỳ kế toán sau xác định
+ Trích thêm
Nợ TK 6415
Có TK 352 – Dự phòng phải trả
+ Hoàn nhập
Nợ TK 352
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
123

Có TK 6415
(6) Dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, vận chuyển, quảng cáo, điện thoại…
Nợ TK 6417
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331…
(7) Chi phí sửa chữa TSCĐ khâu bán hàng
7a. Nếu có trích trước
Nợ TK 6417
Nợ TK 335
Khi sửa chữa hoàn thành
Nợ TK 335
Có TK 111, 112, 331, 152… Nếu sửa chữa thường xuyên
Có TK 241 – Nếu sửa chữa lớn
7b. Nếu không trích trước
- Khi sửa chữa hoàn thành:
Nợ TK 242
Có TK 331, 241
- Phân bổ dần từng kỳ
Nợ TK 6417
Có TK 242
(8) Sản phẩm tiêu dùng nội bộ
- Nếu dùng vào hoạt động bán hàng hóa chịu thuế GTGT khấu trừ, thì không phải tính
thuế:
Nợ TK 6412, 6413, 6417, 6418
Có TK 512
- Nếu sản phẩm tiêu dùng nội bộ chịu VAT mà dùng cho hoạt động không chịu VAT:
Nợ TK 6412, 6413, 6417, 6418
Có TK 3331
Có TK 512
(9) Số tiền chí phí phải trả cho đơn vị ủy thác xuất khẩu các chi phí liên quan
đến xuất khẩu:
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
124

Nợ TK 641
Có TK 3388
(10)Hoa hồng bán hàng phải trả cho đại lý:
Nợ TK 641
Nợ TK 133
Có 131
(11)Các khoản giảm chi phí bán hàng thực tế phát sinh như phế liệu thu hồi:
Nợ TK 111, 112, 152…
Có TK 641
(12) Cuối kỳ kết chuyển sang TK 911:
Nợ TK 911
Có TK 641
3.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN):
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý
sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn
doanh nghiệp:
TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
Bên nợ:
- Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ
- Trích lập và lập thêm khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả
Bên có:
- Các khoản giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
- Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng đã trích > số phải trích kỳ tiếp theo
- Kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh
TK 642 không có số dư
TK 642 có 8 TK cấp 2:
6421 – Chi phí nhân viên quản lý
6422 – Chí phí vật liệu
6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng
6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ
6425 – Thuế, phí và lệ phí
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
125

6426 – Chi phí dự phòng


6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
6428 – Chi phí bằng tiền khác
Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
(1) Lương và các khoản trích theo lương phải trả bộ phận quản lý doanh nghiệp
Nợ TK6421
Có TK 334
Có TK 338
(2) Vật liệu xuất dùng:
Nợ TK 6422
Có TK 152
(3)Công cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng:
3a. Phân bổ 1 lần:
Nợ TK 6423
Có TK 153
3b. Phân bổ nhiều lần:
- Khi xuất dùng:
Nợ TK 242
Có TK 153
- Khi p bổ
Nợ TK 6423
Có TK 242
(4)Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 6424
Có TK 214
(5)Thuế phải nộp như: thuế môn bài, thuế nhà đất, các khoản phí, lệ phí giao
thông, cầu phà:
Nợ TK 6425
Có TK 333 (3337, 3338, 3339
Có TK 111, 112

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


126

(6). Các khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài


Nợ TK 6427
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
(7)các khoản chi bằng tiền cho hội nghị, tiếp khách, công tác phí:
Nợ TK 6428
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 141
(8)Chi sửa chữa TSCĐ dùng trong quản lý doanh nghiệp:
8a.Trích trước
Nợ TK 6427
Có TK 335
- Khi sửa chữa xong:
Nợ TK 335
Có TK 331, 241
8b.Nếu không trích:
- Khi sửa chữa:
Nợ TK 242
Có TK 331, 241
- Sau đó phân bổ từng kỳ:
Nợ TK 6427
Có TK 242
(9) Cuối kỳ kết chuyển:
Nợ TK 911
Có TK 642
4. Kế toán chi phí và doanh thu hoạt động tài chính
4.1. Nội dung chi phí và doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động tài chính là chi phí liên quan tới các hoạt động về vốn, các hoạt
động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính của doanh nghiệp.
Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được
từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán. Doanh thu hoạt động
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
127

tài chính phát sinh từ các khoản tiền lãi, tiền bản quyền, tiền cổ tức và lợi nhuận được
chia của doanh nghiệp chỉ đc ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời cả 2 điều kiện sau:
- Có khả năng thu được lợi ích từ giao dịch đó.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
2. Tài khoản sử dụng
TK 635 “ Chi phí tài chính” là các khoản chi phí hoạt động tài chính của doanh
nghiệp
Kết cấu TK này:
Bên nợ: Các khoản chi phí tài chính phát sinh trong kỳ
Bên có: - Các khoản giảm chi phí tài chính
- Kết chuyển chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh
TK 635 không có số dư
TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”
Bên nợ:
- Thuế GTGT phải nộp tính theo PP trực tiếp
- Kế chuyển các khoản doanh thu hoạt động tài chính để xđ kết quả hoạt động kinh
doanh
Bên có: các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ
TK 515 không có số dư
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK liên quan: TK 111, 112, 131, 121, 128, 221, 222,
228…
Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
* Phản ánh các khoản chi phí tài chính
(1) Khi bán chiết khấu ngắn hạn, dài hạn bị lỗ, ghi:
Nợ TK 111, 112 …(giá bán)
Nợ TK 635 Số lỗ
Có TK 121, 221, (giá gốc)
(2) Chi phí nắm giữ bán chứng khoán, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 111, 112…
(3) Chi phí cho hoạt động liên doanh đầu tư vào cơ sở đồng kiểm soát, không
tính vào vốn góp:
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
128

Nợ TK 635
Có TK 111, 112, 153, 153…
Có TK 128, 228 (Lỗ trừ vào vốn góp liên doanh)
(4) Lỗ trong hoạt động đầu tư vào công cụ tài chính, khi bán, chuyển nhượng,
thanh lý:
Nợ TK 635
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 111, 112, 152, 153…
Có TK 121, 228, 222, 223, 221
(5)Chi phí tiền lãi vay vốn kinh doanh, không được vốn hóa, chiết khấu thanh
toán:

Nợ TK 635
Có TK111, 112,131, 338…
(6) Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ:
Nợ TK 1111, 1121: tỷ giá bán
Nợ TK 635
Có TK111, 112,131…
Đồng thời ghi có TK 007
(7)Khoản lỗ ch.lệch tỷ giá :
Nợ TK 635
Có TK 413
(8) Khoản chênh lệch khi đánh giá lại các khoản có gốc ngoại tệ
Nợ TK 635
Có TK 413
(9) Chi phí hoạt động tài chính khác phát sinh:
Nợ TK 635
Có TK111, 112
(10) Cuối kỳ kết chuyển chi phí hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh
doanh
Nợ TK 911

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


129

Có TK 635
* Phản ánh các khoản chi phí tài chính
(1) Các khoản lãi được chia từ hoạt động đầu tư, cổ tức, lãi định kỳ của trái
phiếu, lãi tiền cho vay:
Nợ TK 111, 112, 152, 153, 156, 131
Nợ TK 121, 228, 223, 222, 221…(nếu đầu tư tiếp)
Có TK 515
(2) Các khoản lãi khi bán công cụ tài chính, chuyển nhượng thanh lý các khoản
đầu tư:
Nợ TK 111, 112…
Có TK 121, 221
Có TK 515
(3)Khoản chiết khấu thanh toán khi mua hàng được hưởng:
Nợ TK 111, 112, 331…
Có TK 515
(4)Khoản lãi khi bán hàng trả chậm, trả góp:
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 3331
Có TK 3387 : số lãi
Hàng kỳ kết chuyển doanh thu chưa thực hiện vào doanh thu hoạt động tài
chính trong kỳ theo nguyên tắc phù hợp:
Nợ TK 3387
Có TK 515
(5) Khoản lãi khi bán ngoại tệ, kế toán ghi:
Nợ TK1111, 1121
Có TK 1112, 1122
Có TK 515
(6) Khoản chênh lệch tỷ giá thuần (lãi bù lỗ>0) khi đánh giá lại các khoản mục
có gốc ngoại tệ vào cuối năm:

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


130

Nợ TK 413
Có TK 515
(7) Các khoản thu nhập hoạt động tài chính phát sinh:
Nợ TK 111, 112
Có TK 515
(8) Tính thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động tài chính theo phương pháp
trực tiếp (nếu có)
Nợ TK 515
Có TK 3331
(9) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh
doanh
Nợ TK 515
Có TK 911
5. Kế toán chi phí khác và thu nhập khác
5.1.Nội dung các khoản chi phí và thu nhập
Chi phí khác là các khoản chi phí của các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất
kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Đây là các khoản lỗ do các sự kiện hay
các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp
Thu nhập khác là các khoản thu nhập không phải là doanh thu của doanh
nghiệp. Đây là các khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động khác ngoài hoạt động
kinh doanh thông thường của doanh nghiệp
5.2. Tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán chi phí sử dụng TK 811”Chi phí khác”
Bên nợ: phản ánh các khoản chi phí thực tế phát sinh
Bên có: Kết chuyển chi phí khác để xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản này không có số dư
Kế toán thu nhập sử dụng TK 711 “Thu nhập khác”
Bên nợ: - Số thuế GTGT phải nộp về khoản thu nhập khác tính theo phương
pháp trực tiếp (nếu có)
- Kết chuyển các khoản thu nhập khác để tính doanh thu
Bên có: Các khoản thu nhập khác thực tế phát sinh
Tài khoản này không có số dư

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


131

Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK liên quan khác như : TK 111, 112, 152,
153…
5.3. Phương pháp kế toán 1 số nghiệp vụ chủ yếu
* Phản ánh các khoản chi phí khác
(1) Các chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK 811
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331, 152, 153…
(2)Giá trị của TSCĐ thanh lý nhượng bán:
Nợ 811: Giá trị còn lại
Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn
Có TK 211, 213 – NG
(3)Bán và thuê lại theo phương thức thuê tài chính với giá bán< giá trị còn lại
và trong trường hợp bán và thuê hoạt động với giá bán < giá trị hợp lý:
Nợ TK 811 – Giá bán
Nợ TK 214 – Giá trị hao mòn
Nợ TK 242 – Chênh lệch Giá trị còn lại> Giá bán
Có TK 211
(4)Các khoản bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt, truy nộp thuế:
Nợ TK 811
Có TK 111, 112
Có TK 333
Có TK 338
(5)Doanh nghiệp nộp nhầm thuế xuất khẩu, bị truy thu thuế trong vòng 1 năm
trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện:
Nợ TK 511 - Nếu trong niên độ kế toán có doanh thu hàng xuất khẩu
Nợ TK 811 - Nếu trong niên độ kế toán không có doanh thu hàng xuất
khẩu
Có TK 3333 – Chi tiết thuế xuất khẩu
(6) các chi phí khác phát sinh như chi phí khắc phục rủi ro như thiên tai, cháy
nổ..
Nợ TK 811
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
132

Có TK 111, 112, 152...


(7) Cuối kỳ kết chuyển chi phí khác để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911
Có TK 811
* Phản ánh các khoản thu nhập khác
(1) Bán và thuê lại tài sản theo phương thức thuê tài chính với giá bán> Giá trị
còn lại:
Nợ TK 111, 112…Tổng số tiền theo giá thanh toán
Có TK 711 – Giá trị còn lại
Có TK 3387 – Chênh lệch giá bán> Giá trị còn lại
Có TK 3331
(2)Bán và thuê lại tài sản theo phương thức thuê họat động với giá bán>Giá trị
hợp lý:
Nợ TK 111, 112…Tổng số tiền theo giá thanh toán
Có TK 711 – giá trị hợp lý
Có TK 3387 – Chênh lệch giá bán> Giá trị hợp lý
Có TK 3331
(3)Phản ánh số thu về thanh lý, nhượng bán (kể cả bán rồi thuê tài chính, thuê
hoạt động):
Nợ TK 111, 112, 152, 153, 131…
Có TK 711 – giá bán
Có TK 3331
(4)Các khoản thu do phạt, được bồi thường:
Nợ TK 111, 112 - (Nếu thu tiến)
Nợ 1388 – (Nếu chưa thu tiền)
Nợ 338, 344 – (Trừ vào tiền ký quỹ, ký cược)
Có TK 711
(5)Thu được nợ khó đòi trước đây đã xử lý:
Nợ TK 111, 112
Có TK 711
(6)Phản ánh các khoản nợ phải trả không xác định được chủ:

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


133

Nợ TK 331, 338
Có TK 711
(7)Phản ánh số thuế được Nhà nước miễn giảm (Trừ thuế thu nhập doanh
nghiệp):
Nợ TK 333 – Nếu trừ vào số phải nộp
Nợ TK 111, 112… Nếu nhận lại bắng tiền
Có TK 711
(8)Phản ánh các khoản tiền, hiện vật được biếu tặng:
Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211...
Có TK 711
(9)Phản ánh các khoản thu nhập khác như tiền thưởng, thu nhập bị bỏ quên từ
năm trước:
Nợ TK 111, 112, 152
Có TK 711
(10)Phản ánh thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp tính trên các khoản thu
nhập khác (nếu có)
Nợ TK 711
Có TK 3331
(11) Cuối kỳ kết chuyển khoản thu nhập khác để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 711
Có TK 911
* Kế toán 1 số nghiệp vụ về chi phí, thu nhập khác liên quan đến hoạt động đầu
tư góp vốn liên doanh.
(1) Khí góp vốn liên doanh bằng tiền vào cở sở liên doanh đồng kiểm soát:
Nợ TK 222
Có TK 111, 112
(2)a Khi góp bằng vật tư, hàng hóa:
Nợ TK 222
Nợ TK 811 Giá ghi sổ > giá đánh giá
Có TK 152, 153, 155, 156 – Giá ghi sổ
Có TK 711 – Giá ghi sổ < giá đánh giá lại tương ứng lợi ích của
bên khác
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
134

Có TK 3387- GTGS < Giá trị đánh giá tương ứng với lợi ích của
mình
(2)b. Trường hợp giá trị đánh giá lại > Giá trị ghi sổ bên góp vốn phải phản ánh
hoãn lại phần thu nhập khác tương ứng với tỷ lệ góp vốn của đơn vị trong liên doanh
Nợ TK 711
Có TK 3387
(2) c. Khi cơ sở đồng kiểm soát bán vật tư cho bên thứ 3 độc lập, bên góp vốn
liên doanh kết chuyển phần doanh thu chưa thực hiện được vào thu nhập khác trong
kỳ:
Nợ TK 3387
Có TK 711
(3) Trường hợp góp vốn bằng TSCĐ
(3)a. Khi góp:
Nợ TK 222- Giá thực tế thống nhất
Nợ TK 214 – Giá trị hao mòn
Nợ TK 811 Chênh lệch = Giá trị còn lại- Giá thực tế thống nhất
Có TK 211, 213
Có TK 711: GTCL < Giá trị đánh giá lại tương ứng lợi ích của bên
khác
Có 3387: GTCL < Giá trị đánh giá tương ứng với lợi ích của mình
(3)b. Trường hợp GT đánh giá lại >Giá trị còn lại bên góp vốn phải phản ánh
hoãn lại phần thu nhập khác tương ứng với tỷ lệ góp vốn của đơn vị trong liên doanh
Nợ TK 711
Có TK 3387
(2) c. Hàng năm căn cứ thời gian sử dụng hữu ích của tài sản góp vốn, phân bổ
dần:
Nợ TK 3387
Có TK 711
6. Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận
6.1. Kế toán xác định kết quả kinh doanh:
Kết quả kinh doanh = Doanh thu thuần + thu nhập – chi phí
Các tài khoản sử dụng: 911, 421 và các TK loại 5 và loại 6

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


135

6.2. Tài khoản sử dụng:


TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
TK này có 2 TK cấp 2
- TK 4211 – Lợi nhuận năm trước : Dùng để điều chỉnh tăng giảm số dư đầu năm TK
421 khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót
trọng yếu của năm trước mà năm nay mới phát hiện.
- TK 4212 – Lợi nhuận năm nay
TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
TK này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện
hành.
TK 821 có 2 TK cấp 2:
TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Nguyên tác ghi nhận TK 8212:
(1) Cuối năm tài chính kế toán phải xác định số thuế thu nhập hoãn lại phải trả
để ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoản lại. Đồng thời phải xác định tài sản thuế
thu nhập hoãn lại để ghi nhận vào thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp (Ghi giảm chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại)
(2) Kế toán không được phản ánh vào TK này tài sản thuế thu nhập hoãn lại
hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trưc tiếp
vào vốn chủ sở hữu
(3) Cuối năm tài chính, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh
bên nợ và số phát sinh bên có TK 8212 vào TK 911
TK 8212 Không có số dư
TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
TK 243 – Tài sản thuế thu nhập
6.3. Phương pháp kế toán 1 số nghiệp vụ chủ yếu:
* Phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí thuế thu
nhập hiện hành:
(1) Hàng quý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp, ghi:
Nợ TK 8211

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


136

Có TK 3334
Khi nộp thuế vào NSNN:
Nợ TK 3334
Có TK 111, 112…
(2) Cuối năm tài chính căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải
nộp:
+Nếu số phải nộp > số đã nộp, phản ánh bổ sung:
Nợ TK 8211
Có TK 3334
Khi nộp thuế vào NSNN:
Nợ TK 3334
Có TK 111, 112…
+Nếu số phải nộp < số đã nộp, ghi giảm :
Nợ TK 3334
Có TK 8211
(3) Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan
đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước < doanh nghiệp được
hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước
vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót.
+Nếu phải nộp bổ sung:
Nợ TK 8211
Có TK 111, 112
Nợ TK 8211
Có TK 3334
Khi nộp thuế vào NSNN:
Nợ TK 3334
Có TK 111, 112…
+ Nếu số phải nộp được ghi giảm :
Nợ TK 3334
Có TK 8211
(4) Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển 8211:

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


137

+ Nếu TK 8211 có số ps bên Nợ > phát sinh bên Có, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 911
Có TK 8211
+ Nếu TK 8211 có số phát sinh bên Nợ < phát sinh bên Có, thì số chênh lệch
ghi:
Nợ TK 8211
Có TK 911
* Phương pháp phản ánh các nghiệp vụ tế liên quan đến chi phí thuế thu nhập
phải trả
(1)Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch trong
năm được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: Cuối năm tài
chính, kế toán căn cứ “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” để ghi nhận thuế
thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch trong năm vào chi phí thuế thu
nhập hoãn lại:
- Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập
hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung số chênh lệch:
Nợ TK 8212
Có TK 347
- Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập
hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi giảm (hoàn nhập) số chênh
lệch:
Nợ TK 347
Có TK 8212
(2) Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố
thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm
trước: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải
trả” để ghi nhận hoặc hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao
dịch được điều chỉnh vào lợi nhuận chưa phân phối của các năm trước:
- Trường hợp phải điều chỉnh tăng số thuế thu nhập hoãn lại phải trả, ghi:
Nợ TK 421 (tăng nợ hoặc giảm có)
Có TK 347
- Trường hợp phải điều chỉnh giảm số thuế thu nhập hoãn lại phải trả, ghi:
Nợ TK 337
Có TK 421 (tăng có hoặc giảm nợ)
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
138

BÀI TẬP THỰC HÀNH ỨNG DỤNG


Bài tập 1
Tại 1 DN trong kỳ có tình hình sau :
1- Mua 1 lô hàng giá mua 15.000.000, thuế GTGT 10% tiền hàng chưa thanh toán.
Hàng về nhập kho đủ.
2- Mua 1 lô hàng giá mua 42.000.000, bao bì tính giá riêng 200.000, thuế GTGT 10%
tiền hàng đã thanh toán bằng TGNH. Hàng về nhập kho thiếu 1 số giá mua 2.000.000
chưa rõ lý do, kế toán cho nhập kho theo thực tế.
3- Bán 1 lô hàng tại kho, giá bán 19.000.000 giá mua 18.000.000, thuế GTGT 10%,
bên mua chưa thanh toán tiền.
4- Xuất kho gửi bán 1 lô hàng, giá bán 25.000.000, thuế GTGT 10%, giá xuất kho
13.500.000. Bên mua chưa nhận được hàng.
5- Nhận được 1 lô hàng do người bán gửi đến, giá mua 50.000.000, thuế GTGT 10%,
khi nhập kho phát hiện 5.000.000 không đúng quy cách trong hợp đồng, kế toán cho
nhập kho số hàng đúng quy cách, còn lại bảo quản riêng.
6- Nhập kho số hàng bán bị trả lại tháng trước, giá bán 12.000.000, giá mua
11.500.000 thuế GTGT 10%.
7- Nhận được giấy báo đã nhận được lô hàng gửi bán ở nghiệp vụ 4 của người mua.
8- Cuối tháng xác định kết quả kinh doanh nghiệp vụ bán hàng, biết chi phí bán hàng
trong tháng 700.000đ, chi phí QLDN 900.000đ.
Xác định thuế GTGT phải nộp, còn phải nộp, thuế TNDN phải nộp.
Yêu cầu :
Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế trên.
Bài tập 2
Tại 1 công ty thương mại trong tháng có tình hình :
1. Mua hàng giá mua 28.000.000, thuế GTGT 10% tiền hàng chưa thanh toán, hàng
nhập kho đủ.
2. Mua hàng, giá mua 45.000.000, thuế GTGT 10% tiền hàng chưa thanh toán khi
nhập kho phát hiện thiếu giá mua 2.000.000, chưa rõ lý do. Kế toán cho nhập kho theo
thực tế.
3. Nhập kho 1 lô hàng do bên bán gửi đến, hàng này đã thanh toán trong tháng 7, giá
mua 25.000.000, bao bì tính giá riêng 500.000 hàng nhập kho đủ.

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


139

4. Xuất kho gửi hàng đi bán, giá xuất kho 18.000.000, giá bán 20.000.000, thuế GTGT
10%, tiền hàng bên mua chưa thanh toán.
5. Bán hàng tại kho, giá bán 30.000.000đ thuế GTGT 10%, giá xuất kho 28.500.000đ
tiền hàng bên mua thanh toán bằng TGNH.
6. Nhận được giấy báo của bên mua về lô hàng gửi bán tháng trước, giá bán
18.000.000, thuế GTGT 10%, bao bì tính giá riêng 150.000, giá xuất kho 16.500.000
tiền hàng chưa thanh toán.
7. Nhận được giấy báo nhận hàng của bên mua về lô hàng gửi bán ở nghiệp vụ 4 cho
biết thiếu 1 số giá bán 2.000.000, giá xuất kho 1.800.000, bên mua chỉ đồng ý thanh
toán theo thực tế.
8. Cuối tháng xác định thuế GTGT phải nộp, được khấu trừ, xác định KQTC của DN.
Biết chi phí bán hàng trong kỳ 4%/doanh thu, chi phí QLDN 2%/doanh thu.
Yêu cầu :
Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế. Xác định thuế thu nhập DN phải nộp
biết thuế suất thuế TNDN 20%.
Bài tập 3
- Địa chỉ: Số 51- Trần Quang Khải- Hà Nội
- Mã số thuế: 0102061453
- Số tài khoản: 7100013421 Tại: Ngân hàng công thương Việt Nam
- Hình thức kế toán: Nhật ký chung
- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Đánh giá sản phẩm dở theo chi phí nguyên vật liệu chính
- Tính trị giá xuất kho: theo phương pháp nhập trước xuất trước
- Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Trong tháng 10 năm N có tài liệu sau: (VNĐ)
I. Số dư đầu tháng
* TK 112.2: 10.000 USD (Tỷ giá: 23.000VNĐ/USD)
* TK 131 : 300 USD (Tỷ giá: 21.000VNĐ/USD) – Công ty An Bình
* TK 152:
- Nguyên vật liệu chính:
+ Vải kaki: Số lượng: 4.000m Đơn giá: 80.000đ/m
+ Vải thô: Số lượng: 3.000m Đơn giá: 45.000đ/m

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


140

- Nguyên vật liệu phụ:


+ Chỉ may: Số lượng: 3.300 cuộn Đơn giá: 6.000đ/cuộn
* TK 153:
- Kéo: Số lượng: 2000 cây Đơn giá: 10.000 đ/cây
- Kim: Số lượng: 2000 hộp Đơn giá: 2.000đ/hộp
* TK 154:
Trong đó:
- Quần kaki: 5.500.000
- Quần thô: 6.200.000
* TK 155:
Quần kaki: Số lượng: 1.200 chiếc z: 150.000đ/chiếc
Quần thô: Số lượng: 1.000 chiếc z: 81.000đ/chiếc
* TK 331: 500 USD (Tỷ giá: 20.000VNĐ/USD) – Công ty Hoàng Anh
II. Số phát sinh trong tháng
1. Phiếu nhập kho số 01/10 ngày 02/10: nhập kho 3.000m vải kaki theo hóa đơn
GTGT số 521, đơn giá mua chưa thuế 78.000đ/m, thuế GTGT 10% chưa trả Công ty
Thành Đạt. Khi nhập kho phát hiện thừa 100 mét vải chưa rõ nguyên nhân nhận giữ
hộ. Chi phí vận chuyển hàng về kho thanh toán bằng tiền mặt 300.000đ theo phiếu chi
số 01/10 (Người nhận: Nguyễn Thị Lan).
2. Ngày 02/10, Nhập khẩu 1.000m vải thô của Công ty FIU theo chứng từ nhập khẩu số
112, giá CIF 2 USD/ mét, chưa thanh toán cho người bán, thuế suất thuế nhập khẩu
20%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%, đã nhập kho đủ theo phiếu nhập kho số 02/10
(Tỷ giá: 22.000VNĐ/USD).
3. Phiếu xuất kho số 01/01 ngày 4/10 xuất kho 5.000m vải kaki để may quần kaki,
2.000m vải thô để may quần thô.
4. Phiếu xuất kho số 02/02 ngày 5/10, xuất kho 2.000 cuộn chỉ may để may quần
kaki,1.000m cuộn chỉ may để may quần thô.
5. Phiếu xuất kho số 01/02DC ngày 5/10, xuất kho 500 cây kéo và 2000 hộp kim may
dùng cho sản xuất.
6. Phiếu xuất kho số 01TP ngày 7/10 xuất gửi bán cho đại lý Phương Lan 500 quần kaki theo
hóa đơn GTGT số 972, đơn giá bán chưa thuế: 250.000đ/chiếc, thuế GTGT 10%.
7. Tính lương cho công nhân may quần kaki 100.000.000đ, công nhân may quần thô:
50.000.000đ, bộ phận quản lý phân xưởng: 20.000.000đ, bộ phận bán hàng:
15.000.000đ, bộ phận QLDN: 17.000.000đ.
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
141

8. Trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí.
9. Tính khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất 50.000.000đ, bộ phận bán hàng
5.000.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp 4.000.000đ.
10. Ngày 25/10 Tiền điện phải trả theo giá chưa thuế GTGT: 6.000.000đ, thuế GTGT
10%. Trong đó dùng cho sản xuất 3.500.000đ, dùng cho bán hàng 1.000.000, quản lý
doanh nghiệp: 1.500.000đ.
11. Số lượng vải kaki sử dụng (để sản xuất quần kaki) không hết nhập vào kho: 100
mét (số vải nhập sau)
12. Phiếu nhập kho 01TP ngày 25/10, nhập kho 3.500 quần kaki, 1.500 quần thô.
Số lượng sản phẩm dở dang: 500 quần kaki, 200 quần thô.
13. Ngày 25/10 Phiếu xuất kho số 02TP, xuất bán trực tiếp 3000 quần kaki cho công
ty Hương Xuân, Hóa đơn số 00621 khách hàng chấp nhận thanh toán theo đơn giá
chưa thuế: 250.000đ/sản phẩm, thuế GTGT 10%.
14. Ngày 25/10 đại lý Phương Lan chuyển tiền gửi ngân hàng thanh toán số hàng gửi
bán ngày 7/10 sau khi trừ hoa hồng đại lý được hưởng 5% (biết hoa hồng đại lý tính
trên giá chưa thuế GTGT), đã nhận được Giấy báo có số 07.
15. Ngày 26/10, nhận được giấy báo Có số 332 của Ngân hàng về việc Công ty An
Bình chuyển trả số tiền nợ kỳ trước, đồng thời nhận được giấy báo Nợ số 189 thông
báo về việc Công ty chuyển trả thanh toán số tiền mua nguyên liệu cho công ty FIU
(Tỷ giá thực tế: 23.000VNĐ/USD).
16. Ngày 26/10 Bán 1000 cổ phiếu có mệnh giá 25.000đ/CP, giá bán 20.000đ/CP đã
nhận được giấy báo có số 00134 của ngân hàng
17. Ngày 26/10 Công ty Hương Xuân trả lại 5 quần kaki (số hàng nhập sau) bán ngày 20/10,
doanh nghiệp đã nhập kho theo phiếu NK 11. Số còn lại khách hàng thanh toán bằng chuyển
khoản, đã nhận được giấy báo có số 15 ngày 22/10.
18. Ngày 26/10 Thanh lý 1 TSCĐ có nguyên giá 200.000.000, đã khấu hao 50%. Số
tiền bán được chưa thuế nhận bằng chuyển khoản 75.000.000, thuế GTGT 10% .
19. Xác định kết quả kinh doanh, kết chuyển lãi (biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
20%).
20. Kết chuyển thuế GTGT được khấu trừ trong tháng và chi tiền mặt nộp thuế nhập
khẩu.
Yêu cầu:
1.Tính toán, định khoản, xác định kết quả kinh doanh.
2 Lập phiếu chi, hóa đơn GTGT ở nghiệp vụ 1

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


142

3.Lập bảng tính giá thành quần Kaki, quần thô (Biết chi phí sản xuất chung phân bổ
theo số lượng sản phẩm hoàn thành)
4.Ghi sổ nhật ký chung
5.Lập báo cáo kết quả kinh doanh
Bài tập 4
Doanh nghiệp Thuận Phát, địa chỉ : 309 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Bình, Q9, hạch toán
hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, áp dụng thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, có các số liệu sau:
- Vật liệu M tồn đầu tháng 01/3/2014: 200kg, đơn giá 4.100đ/kg
- Ngày 05/03: Nhập 500kg, giá mua chưa thuế 4.200đ/kg, thuế 10%, chi phí
v/c 440.000đ gồm 10% thuế GTGT.
- Ngày 10/03: Xuất kho 400kg dùng cho sản xuất sản phẩm A. Xuất cho
phân xưởng 1, người nhận: Nguyễn Văn An. Xuất tại kho số 1, phiếu xuất
số 03.
- Ngày 15/03: Nhập kho 300kg, giá mua gồm 10% thuế 4.400đ/kg, chi phí
bốc xếp 30.000đ.
- Ngày 20/03: Xuất kho 500kg
Yêu cầu:
1. Tính trị giá nhập kho, trị giá xuất kho từng ngày và trị giá tồn kho theo
phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
2. Lập phiếu xuất kho ngày 10/03/2014

Bài tập 5
Tại công ty Phúc Hải hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, xuất kho theo phương pháp nhập
trước xuất trước. có tài liệu như sau: (Đơn vị tính: đồng)
I. Số dư đầu tháng một số tài khoản:

- Vật liệu N (TK 152): 24.000kg đơn giá 5.500 đ/kg


- Chi phí sản xuất dở dang (154) : 27.300.000đ
- Thành phẩm (TK 155) : 1.250 cái đơn giá 400.000đ/sp
- Các tài khoản khác có số dư giả định hợp lý

II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:

1. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ công ty X 500.000.000.


2. Xuất kho 20.000 kg vật liệu N cho sản xuất sản phẩm P

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


143

3. Xuất kho bán 750 sản phẩm P cho công ty A chưa thu tiền, giá bán chưa thuế
460.000/chiếc, thuế GTGT 10%.
4. Mua 14.000kg vật liệu N của công ty X chưa thanh toán, đơn giá chưa thuế
5.000/kg, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển về nhập kho chi bằng tiền mặt đã bao
gồm thuế GTGT 10% là 6.600.000.
5. Xuất kho bán 500 sản phẩm P cho công ty B chưa thu tiền hàng theo giá chưa thuế
500.000đ/sp thuế GTGT 10%.
6. Thanh toán nợ cho công ty Y bằng tiền gửi ngân hàng 198.000.000 , số tiền này đã
trừ chiết khấu thanh toán 1% trên tổng số tiền thanh toán.
7. Nhận được giấy báo có ngân hàng về việc công ty B thanh toán số tiền nợ nghiệp
vụ 5
8. Xuất kho vật liệu N trực tiếp sản xuất sản phẩm P 15.000kg
9. Xuất kho công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 1 lần dùng cho bộ phận sản xuất
4.450.000
10.Khấu hao tài sản cố định trích trong kỳ: Phân bổ cho bộ phận sản xuất 15.000.000,
bộ phận bán hàng 6.000.000 và bộ phận quản lý doanh nghiệp 4.000.000
11.Dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán theo giá cả thuế GTGT 10% là 23.100.000, sử
dụng cho phân xưởng sản xuất 14.000.000, cho bộ phận bán hàng 4.000.000, cho quản
lý doanh nghiệp 3.000.000.
12.Tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất 36.000.000, nhân viên phân
xưởng 15.000.000, nhân viên bán hàng 9.000.000, quản lý doanh nghiệp 8.000.000.
Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định hiện hành (24% tính vào chi phí,
10.5% trừ vào lương công nhân).
13.Trong kỳ đã hoàn thành nhập kho 600 sản phẩm ,250 sản phẩm dở dang được đánh
giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị thành phẩm nhập kho
3. Xác định kết quả kinh doanh. Biết thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là
20%

Bài tập 6
Tại một Doanh Nghiệp có số liệu vào ngày 31/12/N như sau:
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
144

1 Tiền mặt 20,000,000

2 Tiền gửi ngân hàng 280,000,000

3 Phải thu khách hàng 100,000,000

4 Nguyên vật liệu 500,000,000

5 TSCĐ hữu hình 5,100,000,000

6 Vay ngắn hạn 200,000,000

7 Phải trả cho người bán 150,000,000

8 Phải trả phải nộp khác 50,000,000


Quỹ khen thưởng, phúc
9 lợi 30,000,000

10 Nguồn vốn kinh doanh 5,500,000,000

11 Quỹ đầu tư phát triển 70,000,000

Yêu cầu:
Hãy lập bảng cân đối kế toán tháng 12/N

Bài tập 7
A/ Giới thiệu về Công ty:
- Tên Công ty: Công ty An An
- Các chế độ kế toán áp dụng:
+ Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, các mặt hàng hóa và dịch vụ thuế suất
10%.
+ Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Tính giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.

B/ TÀI LIỆU THÁNG 1 NĂM N NHƯ SAU


I. Số dư đầu tháng một số tài khoản:
- Vật liệu V (TK 152): 30.000kg đơn giá 8.000 đ/kg
- Chi phí sản xuất dở dang (154) : 40.000.000đ
- Thành phẩm P (TK 155) : 1.200 chiếc đơn giá 420.000đ/sp
- Các tài khoản khác có số dư giả định hợp lý
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
145

II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:


1. Xuất kho 22.000 kg vật liệu V cho sản xuất sản phẩm P
2. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ công ty X 500.000.000đ
4. Xuất kho bán 500 chiếc sản phẩm P cho công ty Q chưa thu tiền, giá bán chưa thuế
600.000/chiếc, thuế GTGT 10%.
5. Mua 14.000kg vật liệu V của công ty X chưa thanh toán, đơn giá chưa có thuế
9.000/kg, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển về nhập kho chi bằng tiền mặt cả thuế
GTGT 10% là 11.000.000đ
6. Thanh toán cho công ty B bằng tiền gửi ngân hàng 198.000.000đ , số tiền này đã trừ
chiết khấu thanh toán 1% trên tổng số tiền thanh toán.
7. Xuất kho vật liệu V trực tiếp chế tạo sản phẩm P 14.000kg.
8. Xuất kho bán 400 sản phẩm P cho công ty C chưa thu tiền hàng theo giá chưa có
thuế 550.000đ/sp, thuế GTGT 10%.
9. Mua vật liệu phụ phục vụ cho sản xuất đưa vào sử dụng ngay ở phân xưởng, số
lượng 180kg, đơn giá bao gồm cả thuế 22.000/kg, thuế GTGT 10%. Thanh toán bằng
tiền mặt.
10.Nhận được giấy báo có ngân hàng công ty C thanh toán số tiền nợ nghiệp vụ 7
11.Thu nợ công ty Q bằng tiền gửi ngân hàng 330.000.000đ đã nhận được báo có.
12.Xuất kho công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 1 lần dùng cho bộ phận sản xuất
5.560.000đ
13.Khấu hao tài sản cố định trích trong kỳ: Phân bổ cho bộ phận sản xuất
15.000.000đ, bộ phận bán hàng 6.000.000đ và bộ phận quản lý doanh nghiệp
4.000.000đ
14.Dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán theo giá chưa thuế GTGT 10% là
24.000.000đ, sử dụng cho phân xưởng sản xuất 15.000.000đ, cho bộ phận bán hàng
5.000.000đ, cho quản lý doanh nghiệp 4.000.000đ
15.Tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất 40.000.000đ, nhân viên phân
xưởng 15.000.000đ, nhân viên bán hàng 10.000.000đ, nhân viên quản lý doanh nghiệp
15.000.000đ. Trích các khoản theo lương: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ
quy định hiện hành.
16.Trong kỳ đã hoàn thành nhập kho 1.000 sản phẩm , 200 sản phẩm dở dang được
đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


146

Yêu cầu:
1.Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2.Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị thành phẩm nhập kho
3. Xác định kết quả kinh doanh. Biết thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 20%

Bài tập 8
Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Hòa Phát, MST: 0307211455, Địa chỉ 194
Nguyễn Thị Minh Khai Q. 3, TP.HCM có tài liệu trong tháng 1 năm N như sau:
I. Số dư đầu kỳ của các tài khoản
Số hiệu TK Tên TK Đầu kỳ
Cấp 1 Cấp 2 Nợ có
111 Tiền mặt
1111 Tiền Việt Nam 980.782.050
112 Tiền gửi ngân hàng
1121 Tiền Việt Nam
1121.01 Tại ngân hàng nông nghiệp 100.220.000
1121.02 Tại ngân hàng BIDV 156.740.383
131 Phải thu của khách hàng
Chi tiết Công ty TNHH Tân hòa 30.510.000
Công ty cổ phần Huệ hoa 50.486.250
156 Hàng hóa
Chi tiết Điện thoạiSAMSUNG E8; SL:
20 100.843.637
Tivi LG 19 inches; số lượng 10 24.400.000
211 Tài sản cố định 1.022.000.000
214 Hao mòn TSCĐ 477.500.000
311 Vay ngắn hạn
311.01 Ngân hàng VIETCOMBANK 200.000.000
331 Phải trả cho người bán
Chi tiết Công ty TNHH Hồng Hà 100.200.000
Công ty TNHH Hà Liên 80.900.000
333 Thuế và các khoản phải nộp NN
33311 Thuế GTGT đầu ra phải nộp 12.834.091
411 Nguồn vốn kinh doanh
4111 Vốn đầu tư của CSH 1.594.548.22
9

II. Trong tháng 01/N có những nghiệp vụ phát sinh như sau:

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


147

1. Ngày 03/01/N, Nhập kho số PNK0106/01 theo Hóa đơn GTGT số 01245, ký hiệu
AB/N, ngày 02/01/2010 củaCông ty TNHH Hồng Hà. (VAT: 10%; chưathanh toán)
Tivi LG 21 inches SL: 10 ĐG: 2.700.000 (đ/cái)
Tivi LG 29 inches SL: 08 ĐG: 8.990.000 (đ/cái)
2. Ngày 04/01/N, trả lại hàng cho Công ty TNHH Hồng Hà.
Tivi LG 21inches SL: 02
3. Ngày 08/01/N Nhập kho số PNK0106/02 (chưa thanh toán) của Công ty Cổ phần
Tân Văn , thuế GTGT: 10%)
Điện thoại NOKIA N6 SL: 20 ĐG: 4.100.000 (đ/cái)
Điện thoại NOKIA N7 SL: 10 ĐG: 5.600.000 (đ/cái)
Điện thoại SAMSUNG E8 SL: 15 ĐG: 3.910.000 (đ/cái)
Điện thoại SAMSUNG D9 SL: 06 ĐG: 8.590.000 (đ/cái)
Hóa đơn GTGT số 01246, ký hiệu AC/N, ngày 03/01/N.
4.Ngày 08/01/N, hóa đơn bán hàng số BHĐ0106/01; ký hiệu BH0001 cho Công ty
TNHH Tiến Đạt ( Thuế GTGT: 10%; chưathu tiền)
Tivi LG 21inches SL: 08 ĐG: 3.200.000 (đ/cái)
Tivi LG 29 inches SL: 08 ĐG: 9.300.000 (đ/cái)
Tivi LG 19 inches SL: 06 ĐG: 3.000.000 (đ/cái)
5. Ngày 8/1/N, Nhập kho số PNK 0106/3 (chưa thanh toán) của Cty TNHH Lan Tân
giá mua chưa thuế GTGT 10%
Tủ lạnh Toshiba 60 lít SL: 12 ĐG: 3.700.000 (đ/cái)
Tủ lạnh Toshiba 110 lít SL: 14 ĐG: 6.900.000 (đ/cái)
Hóa đơn GTGT số 01247, ký hiệu AC/N, ngày 07/01/N.
6. Ngày 10/01/N, hóađơn bán hàng số BHĐ0106/02; ký hiệu BH0002 cho Công ty
TNHH Trà Anh (Thuế GTGT:10%; chưathu tiền)
Điện thoại NOKIA N6 SL: 10 ĐG: 4.800.000 (đ/cái)
Điện thoại NOKIA N7 SL: 06 ĐG: 6.300.000 (đ/cái)
Điện thoại SAMSUNG E8 SL: 08 ĐG: 4.410.000 (đ/cái)
Điện thoại SAMSUNG D9 SL: 06 ĐG: 9.390.000 (đ/cái)
7. Ngày 15/01/N, hóa đơn bán hàng số BHĐ0106/03 (chưa thu tiền) ký hiệu BH0003
cho Công ty Cổ phần Hoa Nam
Tủ lạnh TOSHIBA 60 lít SL: 10 ĐG: 4.300.000 (đ/cái)
Tủ lạnh TOSHIBA 110 lít SL: 09 ĐG: 7.500.000 (đ/cái)
8. Ngày 16/01/N, công ty TNHH Trà Anh trả lại hàng theo PNK 104/04.
Điện thoại NOKIA N6 SL: 02
9. Ngày 16/01/N hóa đơn bán hàng số BHĐ0106/04 (chưa thu tiền) ký hiệu BH0003
cho Công ty TNHH Tân hòa:
Điện thoại NOKIA N6 SL: 10 ĐG: 4.800.000 (đ/cái)
Điện thoại SAMSUNG E8 SL: 25 ĐG: 4.410.000 (đ/cái)
10. Ngày 16/01/N Dùng TGNH số chứng từ 0106/01 nộp tiền thuế GTGT tháng 12/N-
1 Số tiền: 12.834.091 (đ)

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


148

11. Ngày 16/01/N Dùng TGNH số chứng từ 0106/02 thanh toán tiền mua hàng cho
Công ty TNHH Hồng Hà theo hóa đơn ngày 03/01/N sau khi đã trừ đi số hàng trả lại.
Số tiền: 102.872.000 (đ)
12. Ngày 16/01/N Dùng TGNH số chứng từ 0106/03 thanh toán tiền mua hàng cho
Công ty TNHH Tân Văn theo hóa đơn ngày 08/01/2010. Số tiền: 273.009.000 (đ)
13. Ngày 24/01/N phiếu chi PC 0106/04 thánh toán tiền điện tháng 12/05 Số tiền:
1.560.000 (đ) (chưa thuế GTGT: 10%).
14. Ngày 24/01/N Nhận GBC thu tiền bán hàng của Công ty TNHH Tiến Đạt theo hóa
đơn bán hàng ngày 08/01/N. Số tiền: 129.800.000 (đ)
15. Ngày 24/01/N Nhận giấy báo có thu tiền bán hàng của Công ty TNHH Trà Anh
theo hóa đơn bán hàng ngày 10/01/N sau khi trừ số tiền hàng bán bị trả lại.
16. Ngày 24/01/N Giấy báo Có số BC0001 của Ngân hàng Nông nghiệp, Công ty Cổ
phần Hoa Nam thanh toán tiền hàng theo hóa đơn bán hàng ngày 15/01/2010.
17.Ngày 28/01/N tính tiền lương của công nhân viên tháng 01 số tiền: 10.000.000 (đ),
trong đó bộ phận bán hàng 6.000.000 đ; bộ phận quản lý doanh nghiệp 4.000.000 đ. và
các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định (23,5% tính vào chi phí, 10,5% trừ vào
lương người lao động)
18. Ngày 28/01/N Khấu hao TSCĐ trong tháng là 9.000.000 đ trong đó cho bán hàng
6.000.000 đ, cho quản lý doanh nghiệp 3.000.000 đ

III. YÊU CẦU:


1. Ghi Chứng từ ghi sổ, thuế suất thuế TNDN 20%.
2. Lập tờ khai thuế GTGT
(Biết rằng công ty tính giá hàng hoá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự
trữ.)

Bài tập 9
Tại DN Hoàng Tấn Phát, 163 Võ Thị Sáu Q.3 TP.HCM, MST 0304 862 517
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp KKTX. Có tài liệu trong tháng 9/N như sau (ĐVT: 1.000đ)
I. Số dư đầu kỳ của một số tài khoản
- TK 111: 82.000
- TK 112: 150.000
- TK 131 (KH K): 57.660
- TK 152: 127.840
+ VLC M1: 2.000kg, ĐG 60.000đ/kg
+ VLP N1: 560kg, ĐG 14.000đ/kg
- TK 155: 214.500

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


149

+ SPM: 1.300 SP, ĐG 130.000đ/SP


+ SPN: 700 SP, ĐG 65.000đ/SP
- TK 211: 1.800.000
- TK 214: 500.000
- TK 333: 76.000
- TK 411: 1.700.000
- TK 421: 85.000
- TK 331: 71.000 (công ty Hà Nam)
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng
1. Ngày 3, mua VLC M1 của công ty Hà Nam, hóa đơn GTGT 009451: số
lượng 10.000kg, giá mua 65.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%. DN đã nhập kho đủ
(PNK 380).
2. Ngày 3, mua VLP N1 của công ty Hưng Thịnh, hóa đơn GTGT 008581: Số
lượng 1.000kg, giá mua 10.000đ/kg, thuế GTGT 10%, hàng chưa về.
3. Ngày 4, xuất kho VLC M1 (PXK 285) để sản xuất SP M: 7.800kg và SXSP
N: 3.300kg
4. Ngày 5, nhận được hóa đơn GTGT 179081 về tiền điện. Tổng giá trị 44.000
(đã có thuế GTGT 10%). Trong đó phân bổ cho PXSX 70%, BPBH 20%, BP QLDN
10%. DN đã thanh toán bằng chuyển khoản (GBN 10040).
5. Ngày 7, sau khi NLP N1 đã về nhập kho đủ (PNK 381), DN xuất VLP N1
(PXK 286) để sản xuất SP M và N 1.216kg, cho nhu cầu khác ở phân xưởng 158kg.
6. Ngày 10, Tiền lương phải trả CN TTSXSP: 50/SPM, 30/SPN, lương NV
QLPX 14.000, lương NVQLDN 18.000, lương NVBH 15.000.
7. Ngày 12, trích các khoản tính theo lương theo tỷ lệ quy định (23,5%,
10,5%).
8. Ngày 14, Trích khấu hao TSCĐ: BPSX 41.200, BPBH 15.000, BPQLDN
6.000.
9. Ngày 16, nhập lại kho số VLC M1 sử dụng không hết từ SXSP M: 4.200, từ
SXSP N: 3.300 (PNK 382).
10. Ngày 17, nhập kho 5.000 SPM và 7.000 SPN từ SX (PNK 383).

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


150

11. Ngày 18, xuất 2.000 SPN gửi bán cho đại lý V (PXKHGB đại lý 153). Ngày
21, đại lý bán được 80% số hàng, số còn lại không bán được đã chuyển trả. DN nhập
lại kho đủ (PNK 384) và chuyển hóa đơn GTGT số 288390 cho đại lý. DN đã thu tiền
hàng bằng tiền mặt (PT 816) sau khi trừ hoa hồng đại lý (HĐGTGT 008584).
12. Ngày 21, xuất bán trực tiếp cho khách hàng K 1.200 SPM (PXK 287, HĐ
GTGT 288391).
13. Ngày 22, khách hàng trả lại 1 số SPM đã mua ở ngày 21/09 do kém phẩm
chất, số lượng 500. DN đã kiểm nhận nhập kho (PNK 385) và cấn trừ vào công nợ..
14. Ngày 22, bán 3000 SPM cho công ty S (PXK 288, HĐ GTGT 288392).
Công ty S đã thanh toán bằng chuyển khoản, DN đã chiết khấu thanh toán 1% trên
tổng giá thanh toán cho khách hàng và đã trả bằng tiền mặt.
15. Ngày 23, bán 3.200 SPN cho công ty P (PXK 289), thuế GTGT 10% (HĐ
GTGT 288393). DN chưa thu tiền.
16. Ngày 27, DN tạm nộp thuế TNDN theo kế hoạch của quý III là 45.000 bằng
tiền gửi ngân hàng. Cuối tháng, xác định kết quả kinh doanh trong tháng.
Tài liệu bổ sung:
- DN tính giá hàng xuất hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
VL xuất dùng cho SXSP M trước, còn lại xuất cho SXSP N sau.
- VLP phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tỷ lệ với chi phí VLC.
- CP SXC phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiền lương công nhân sản xuất.
- Cuối tháng còn 2.000 SPM đang trên dây chuyển, mức độ hoàn thành 50% và
1.000 SPN dở dang, mức độ hoàn thành 20%.
- Giá bán cao hơn 30% so với giá thành SP SX trong kỳ.
- Tỷ lệ hoa hồng đại lý 6% trên tổng giá thanh toán.
- SP dở dang được được đánh giá theo phương pháp sản lượng ước tính hoàn
thành tương đương.
- Thuế suất thuế TNDN là 20%.
III. Yêu cầu:
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
151

1. Ghi sổ Nhật ký chung


2. Lập tờ khai thuế GTGT

Bài tập 10
Doanh nghiệp Phước Lộc, địa chỉ 108 Nguyễn Duy Trinh Q. 2. TP.HCM, MST
0302018676, có 2 phân xưởng, phân xưởng I sản xuất SPA, phân xưởng II sản xuất
SPB. Có tài liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 12/N như sau: (ĐVT:
1.000đ)
I. Số dư đầu tháng 12/N của các tài khoản như sau:
TK 111 800.000 TK 333 200.000
TK 112 12.000.000 TK 338 88.000
TK 131 (Dư nợ) 320.000 TK 411 14.666.000
TK 331 (Dư nợ) 200.000 TK 414 1.050.000
TK 152 1.500.000 TK 415 200.000
TK 153 12.000 TK 421 3.658.000
TK 154 (SP A dở 92.000 TK 353 780.000
dang)
TK 155 710.000 TK 441
1.000.000
TK 211 8.000.000 TK 331 (Dư có) 198.000
TK 214 1.200.000 TK 131(Dư có) 500.000
TK 121 200.000 TK 311 294.000

II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12 năm N


1. Mua công cụ dụng cụ sản xuất của công ty C1 theo hoá đơn giá trị gia tăng số 30
ngày 2/12 trị giá chưa thuế 20.000, thuế GTGT 10%. Tiền mua công cụ trả bằng tiền
mặt (Phiếu chi số 200). Số công cụ trên chuyển thẳng xuống cho phân xưởng I là
12.000, phân xưởng II là 8.000. Số công cụ này sẽ sử dụng trong vòng 4 tháng
2. Mua hoá đơn, chứng từ, sổ kế toán đưa vào sử dụng ngay chi bằng tiền mặt (phiếu
chi số 201 ngày 4/12) giá chưa thuế 400, thuế GTGT 10%.
3. Mua vật liệu phụ (Hoá đơn GTGT số 50 ngày 5/12) trị giá chưa thuế 15.000, thuế
GTGT 10%. Tiền mua hàng chưa thanh toán. Số vật liệu trên chuyển thẳng cho PXI là
8.000, phân xưởng II là 4.000. Số còn lại nhập kho đủ
4. Xuất kho bán sản phẩm A (PXK số 106 ngày 6/12) cho công ty X, địa chỉ: Thành
phố Ninh Bình, giá xuất kho 100.000, giá bán chưa thuế GTGT 120.000 (Hoá đơn
GTGT số 60 ngày 6/12). Tiền bán hàng đã thu bằng tiền mặt 40.000 (phiếu thu số 106
ngày 6/12), số còn lại công ty X nhận nợ. Người nộp tiền Nguyễn Văn A.
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
152

5. Xuất kho gửi bán sản phẩm B (Phiếu xuất kho số 107 ngày 7/12) cho công ty Y, giá
xuất kho 60.000, giá bán chưa thuế 80.000, thuế GTGT 10%. Chi phí gửi hàng trả hộ
công ty Y bằng tiền mặt (Phiếu chi số 202 ngày 7/12) là 1.650
6. Xuất kho nguyên vật liệu chính cho phân xưởng I (Phiếu xuất kho số 108 ngày
8/12) để sản xuất SP A 850.000, cho phân xưởng II để sản xuất SP B 620.000.
7. Xuất kho vật liệu phụ cho PXI sản xuất SPA 25.000, cho PXII để sản xuất SPB
15.000. (Phiếu xuất kho số 109 ngày 9/12)
8. Nhận được bảng sao kê của ngân hàng số 85 ngày 10/12:
- Công ty X thanh toán số tiền còn lại ở nghiệp vụ (4) sau khi trừ đi 1% chiết
khấu thanh toán: 920.
- Công ty Y thanh toán tiền hàng và chi phí. (Hoá đơn GTGT số 70)
9. Ngày 12/12 xuất kho (Phiếu xuất kho số 110) gửi bán đại lí SP A trị giá xuất kho
120.000, SP B trị giá xuất kho 50.000. Giá bán chưa thuế GTGT của sản phẩm A
150.000, sản phẩm B 65.000. Hoa hồng đại lí 5% trên giá chưa thế GTGT, thuế GTGT
của hàng hoá và dịch vụ đại lí 10%. Chi phí vận chuyển bằng tiền mặt 660 (Hoá đơn
đặc thù, thuế GTGT 10%) (PC số 203)
10. Ngày 13/12 xuất kho công cụ sử dụng ở bộ phận văn phòng (phiếu xuất kho số
111: 2.000, dùng cho bán hàng 3.000, dùng cho PXI: 1.500, phân xưởng II: 1.000 (loại
phân bổ 1 lần)
11. Nhượng bán một TSCĐ hữu hình của PXII (Quyết định số 03 ngày 1/12 của ban
giám đốc doanh nghiệp). Theo biên bản giao nhận số 5 ngày 6/12, NG TSCĐ 60.000,
đã hao mòn 25.000. Tài sản được bán với giá chưa thuế 42.000, thuế GTGT 10%.
Tiền bán hàng thu bằng TGNH (đã báo có số 86 ngày 14/12). Chi phí nhượng bán tài
sản 300 chi bằng tiền mặt (Phiếu chi số 204)
12. Ngày 15/12 nhận sao kê của ngân hàng:
- Trả nợ người bán tiền mua hàng tháng trước 198.000 (Giấy báo nợ số 87) biết
DN được hưởng chiết khấu thanh toán 1%.
- Bên nhận đại lý thanh toán tiền biết 1/2 số SPA và 1/4 số SP B đã tiêu thụ và
số tiền này đã trừ hoa hồng và thuế GTGT của hoa hồng (Giấy báo có số 87), Hoá đơn
GTGT số 80)
13. Xuất kho sản phẩm A (Phiếu xuất kho số 112) trị giá xuất kho 380.000 bán trực
tiếp cho công ty Z, giá bán chưa thuế 456.000, chiết khấu thương mại 2%, thuế GTGT
10%. Tiền mua hàng công ty Z chưa thanh toán (Hoá đơn GTGT số 90)
14. Ngày 17/12 nhượng bán 100 trái phiếu cho DN Tư nhân Hải Hà. địa chỉ Thị xã
Tam Điệp, Ninh Bình. có mệnh gía 2000/1trái phiếu, thời hạn 9 tháng với giá 2.050/1
trái phiếu thu bằng tiền mặt. (Phiếu thu số 107). Người nộp tiền Nguyễn Văn A.

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2


153

15. Tính lương phải trả tháng 12/N cho các bộ phận như sau:
- Công nhân SXPXI: 60.000
- Công nhân SXSPII: 38.000
- Công nhân QLPXI: 15.000
- Công nhân QLPXII: 12.000
- Nhân viên bán hàng: 18.000
- Nhân viên bộ phận văn phòng: 20.000
- Trích các khoản tính theo lương theo tỷ lệ quy định (doanh nghiệp trích vào
chi phí SXKD: 23,5%; trừ vào thu nhập của người lao động 10,5%)
16. Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 12/N
- Phân bổ cho PXSX số 1: 20.000
- Phân bổ cho PXSX số 2: 16.000
- Phânbổ cho bộ phận bán hàng: 12.000
- Phân bổ cho bộ phận văn phòng: 15.000
17. Ngày 21/12 thanh toán tiền điện, nước qua TK TGNH (đã báo nợ số 88) giá chưa
thuế 26.000, thuế GTGT 10%. Trong đó dùng cho PXSX số 1: 12.000, PX số 2:
8.000, bộ phận bán hàng 2.500, bộ phận văn phòng 3.500
18. Các công việc thực hiện cuối kỳ.
- Tập hợp chi phí, tính giá thành phẩm hoàn thành và lập bảng tính giá cho từng
loại sản phẩm. Biết trong kỳ hoàn thành nhập kho 5.000 SPA, 4.000 SPB; 200 SPA và
500 SPB làm dở cuối tháng
- Thực hiện các bút toán kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh trước thuế
- Tính chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 20% trên lợi nhuận kế toán
- Xác định lợi nhuận sau thuế và kết chuyển vào tài khoản liên quan
Yêu cầu:
1. Ghi sổ nhật ký chung
2. Lập tờ khai thuế GTGT
Biết rằng:
- Sản phẩm dở dang cuối kỳ đánh gía theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp
- Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX
- Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2
154

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Thông tư 200/2014 - Bộ tài chính


- PGS.TS .Nguyễn Văn Công, Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm - Bài tập, NXB Đại học
Kinh tế Quốc dân, 2006.
- PGS.TS. Nguyễn Văn Công, Kế toán doanh nghiệp, lý thuyết - bài tập mẫu, NXB
Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006.
- GS.TS. Ngô Thế Chí, TS. Trương Thị Thủy, Giáo trình kế toán tài chính, NXB Tài
chính, 2006.
- Giáo trình kế toán thương mại, NXB Thống kê.
- Giáo trình hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp thương mại, NXB Tài chính.
- TS. Nguyễn Phú Giang, Lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính, NXB tài chính,
2010.
- Học viện tài chính, Kế toán tài chính, NXB tài chính, 2010.
- Chuẩn mực kế toán, các thông tư điều chỉnh bổ sung kế toán doanh nghiệp của bộ tài
chính ban hành.
- Các tài liệu sách, báo về kế toán, kiểm toán, tài chính..

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp 1-2

You might also like