You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ




TIỂU LUẬN
Môn: Marketing cơ bản

GVHD: TS. Đinh Chí Thành

Sinh viên: Vũ Thùy Trang

Mã sinh viên: 1911020022

Lớp: K13DCKT01

TP.Hồ Chí Minh, Tháng 5 năm 2021


Câu 1: Theo bạn bản chất của Marketing là gì?
Bản chất của Marketing:
1. Nhu cầu
Là cảm giác thiếu hụt về vật chất hoặc tinh thần mà con người cảm nhận được; nhu
cầu tự nhiên được hình thành là do trạng thái ý thức của người ta về việc thấy điều gì
đó để được phục vụ cho tiêu dùng; đó là trạng thái thiếu thốn, mà con người cảm nhận
và đòi hỏi phải được thỏa mãn, và nhu cầu còn là những gì con người cần như thực
phẩm, quần áo, nhà ở…để tồn tại. Những nhu cầu này không do xã hội hay những
người làm marketing tạo ra mà xuất phát từ những nguyên nhân tâm sinh lý quy định.
2. Mong muốn
Là nhu cầu tự nhiên có dạng đặc thù đòi hòi được đáp lại bằng một hình thức đặc thù
phù hợp với trình độ văn hóa và tính cách cá nhân của cong người. Đó là hình thái nhu
cầu của cong người ở mức độ sâu hơn, cụ thể hơn. Ước muốn được hình thành dựa
trên những yếu tố như văn hóa, tôn giáo, nhà trường và cả doanh nghiệp. Nói cách
khác là ước muốn tự nhiên có dạng đặc thù, đòi hỏi được đáp ứng bằng một hình thức
đặc thù, phù hợp với các điều kiện văn hóa, nhận thức, tính cách, hành vi của con
người.
Như vậy, mong muốn cũng phát sinh từ tâm sinh lý con người nhưng có ý thức. Mong
muốn của con người thường đa dạng, phong phú hơn rất nhiều so với nhu cầu.
Marketing phải bắt đầu từ những đòi hỏi, ước muốn của con người.
3. Số cầu
Cầu là những mong muốn về sản phẩm cụ thể có tính đến khả năng và sự sẵn sàng để
mua chúng. Mong muốn sẽ trở thành số cầu khi có sức mua. Hay nói cách khác là nhu
cầu có khả năng thanh toán là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù hợp với khả năng
mua sắm.
Công ty phải đo lường không chỉ về số lượng người muốn có sản phẩm mà quan trọng
hơn là số lượng người có khả năng và sẵn sàng mua chúng.
Marketing không tạo ra nhu cầu, nhưng có thể tác động đến ước muốn. Marketing ảnh
hưởng đến số cầu bằng cách tạo ra sản phẩm thích hợp, hấp dẫn, tiện dụng…cho
khách hàng mục tiêu.
4. Sản phẩm

1
Sản phẩm là một thứ gì đó có thể được cung ứng ra thị trường để thỏa mãn một nhu
cầu hay ước muốn nào đó. Nói cách khác sản phẩm là bất cứ những gì được đưa ra thị
trường để thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng.
Khai niệm sản phẩm trong marketing bao gồm cả sản phẩm vật chất và phi vật chất.
Sản phẩm chỉ là một công cụ để giải quyết một vấn đề của khách hàng. Khách hàng
không chỉ đơn thuần mua một sản phẩm vật chất mà họ còn mua một tập hợp sự thỏa
mãn nhu cầu đối với họ.
5. Trao đổi và giao dịch
Trao đổi là hành động tiếp nhận một sản phẩm mong muốn từ một người nào đó bằng
cách đưa cho họ một thứ khác. Nói cách khác trao đổi là hành vi nhận được vật mong
muốn từ một người và đưa cho họ vật khác. Trao đổi là một trong bốn phương thức
con người dùng để có được sản phẩm. Ba phương thức còn lại là: tự sản xuất, tức đoạt
và xin của người khác.
Marketing chỉ xuất hiện khi người ta quyết định thỏa mãn nhu cầu thông qua quá trình
trao đổi. Mục tiêu của hoạt động marketing là làm cho quá trình trao đổi diễn ra, lưu
giữ được khách hàng và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng thông qua
việc đem lại giá trị vượt trội.
6. Thị trường
Thị trường bao gồm tất cả các khách hàng hiện tại và tương lai có cùng một nhu cầu,
mong muốn cụ thể, có khả năng tham gia vào trao đổi và giao dịch để thỏa mãn nhu
cầu, ước muốn nào đó. Nói cách khác, thị trường bao gồm tất cả các khách hàng có
nhu cầu hay mong muốn chưa thỏa mãn, có khả năng tham gia vào trao đổi và giao
dịch để thỏa mãn nhu cầu, mong muốn đó.
7. Khách hàng
Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà các doanh nghiệp đang hướng các nỗ
lực marketing vào. Đây là những cá nhân hay tổ chức có điều kiện quyết định mua
sắm.
8. Người tiêu dùng
Người tiêu dùng bao gồm cá nhân, hộ gia đình sử dụng hay tiêu thụ sản phẩm.

2
Câu 2: Phân tích khách hàng mục tiêu của sản phẩm Trà xanh không độ của
công ty Tân Hiệp Phát. Theo quan điểm cá nhân của bạn, sản phẩm Trà Xanh
Không độ của công ty Tân Hiệp Phát nên thay đổi gì về khách hàng mục tiêu để
phát triển tốt và bền vững hơn.

 Kích thước phân khúc:

+ Phân khúc thị trường cho sản phẩm Trà xanh không đường: Nhóm khách hàng
không uống đường, muốn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, có thể dùng thay thế
nước tinh khiết với tính năng giải nhiệt vượt trội. Nhóm khách hàng này ngày càng
tăng đần về số lượng vì người dân ngày càng có xu hướng và ý thức bảo vệ sức khỏe
của mình.

+ Phân khúc thị trường cho Trà xanh vị chanh, trà xanh mật ong: Nhóm khách hàng
thích uống nước giải khát có đường và có nguồn gốc từ thiên nhiên. Ra đời sớm nên
trong phân khúc thị trường này, trà xanh 0 độ vẫn giữ vững vị trí tiên phong

3
 Dự đoán những thay đổi:

- Các thay đổi dự kiến về nhu cầu của khách hàng mục tiêu:

+ Nhu cầu của khách hàng mục tiêu thường xuyên thay đổi

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thường xuyên thay đổi, công ty thường xuyên
khảo sát khách hàng để biết họ có nhu cầu gì nhằm tìm ra những giải pháp, những sản
phẩm mới phù hợp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

-Các thay đổi dự kiến về hành vi mua sắm:

4
Ngày nay kinh tế phát triển mạnh mẽ, cuộc sống cải thiện đã thay đổi xu hướng tiêu
dùng ở Việt Nam (mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng chuyên
dụng,...) của người Vệt Nam tăng từ 9% (2005) lên 14% vào năm 2007. Khi con
người trở nên bận rộn hơn các hành vi tieu dùng cũng thay đổi như từ mua sắm hàng
ngày từ các chợ truyền thống, chuyển sang mua sắm khối lượng lớn cho cả tuần tại
các siêu thị, trung tâm mua sắm và qua mạng Internet. Hành vi mua của họ đuọc quyết
định từ rất nhiều yếu tố và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng này giúp doanh nghiệp
kịp thời có những chiến lược về 4sp một cách hiệu quả và phù hợp.

-Các thay đổi dự kiến về nhận thức và thay đổi của khách hàng:

Khách hàng thường có sự xem xét, so sánh giữa sản phẩm của công ty với sản phảm
của đối thư cạnh tranh. Khách hàng thường quan tâm tới sự an toàn của sản phẩm và
họ thường được tiếp cận những thông tin về chất lượng, những chất độc hại có trong
sản phẩm trên các phươg tiện báo trí, truyền thông. Vì vậy họ lựa chọn những sản
phẩm mà theo họ nó là sản phẩm sạch, có độ tin cậy cao. Đối với sản phẩm không có
chất lượng tốt, dù chỉ bị nghi ngờ, người tiêu dùng sẽ có thái độ tẩy chay sản phẩm đó.

-Theo quan điểm cá nhân của em để Trà xanh không độ của Cty Tân Hiệp Phát phát
triển và bền vững tốt Cty nên sản xuất thêm các sản phẩm trà xanh với nhiều hương vị
trái cây. Các sản phẩm chiết xuất từ các loại trái cây sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức
khỏe con người. Với những lợi ích của sản phẩm trà xanh không độ, chúng ta sẽ kết
hợp với những lợi ích của các loại trái cây như: cam, ổi, bưởi, táo, lựu....

Câu 3: Trình bày 4 tiêu thức của phân khúc thị trường, cho ví dụ minh họa.
 Phân khúc nhân khẩu học:

-Phân khúc nhân khẩu học là hình thức phân khúc thị trường được sử dụng phổ biến
nhất và đòi hỏi phải phân loại thị trường của bạn dựa trên độ tuổi, giới tính, thu nhập,
nghề nghiệp, chủng tộc, v.v … Ở mức tối thiểu, hầu hết các công ty đều có ý tưởng
chung về nhân khẩu học mua sản phẩm của họ.

VD: Các shop thời trang thường sẽ phân khúc thị trường theo giới tính (thời trang
dành cho Nam, thời trang dành cho Nữ) hoặc theo độ tuổi (thời trang dành cho trẻ em,
thanh niên, người già).

5
 Phân khúc tâm lý:

-Các đặc điểm cụ thể hơn được phân loại theo ô của phân khúc tâm lý . Ít hữu hình
hơn phân khúc nhân khẩu học, phương pháp phân loại này bao gồm các chi tiết như
lối sống, tính cách, niềm tin, giá trị và tầng lớp xã hội. Đánh giá này rất quan trọng vì
hai cá nhân có thể sở hữu thông tin nhân khẩu học giống hệt nhau nhưng đưa ra quyết
định mua hàng hoàn toàn khác nhau và do đó yêu cầu tiếp thị khác nhau. Chẳng hạn,
quảng cáo về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe có thể không đi xa với những người
thích chi tiền cho trò chơi điện tử và nước tăng lực, ngay cả khi họ làm việc trong
cùng ngành và sống trong cùng một tòa nhà chung cư.

VD: Viettel phân khúc thị trường theo cường độ sử dụng:Các gói cước sinh viên,học
sinh để nhắn tin. gói cước trọn Economy dành cho khách hàng lớn tuổi ,chất lượng ổn
định hơn

 Phân đoạn hành vi

-Tại cốt lõi của nó, phân khúc hành vi là hành động phân loại khách hàng tiềm năng
dựa trên hành động của họ, thường là trong kênh tiếp thị của bạn. Chẳng hạn, khách
hàng tiềm năng đã truy cập trang đích cho một sự kiện sắp tới có thể được hưởng lợi
từ việc nhận được lời mời được cá nhân hóa. Phân khúc thị trường của bạn dựa trên
các hành vi thường được thực hiện bởi các nhà tiếp thị trong phần mềm tự động hóa
tiếp thị của họ , nhưng bất kỳ công ty nào có danh sách gửi thư đã thực hiện phân
đoạn hành vi chỉ bằng cách theo dõi khách hàng tiềm năng đã đăng ký để nhận email.

VD: Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi có thể phân khúc thị trường theo thói quen mua
hàng (khách hàng mua ít sản phẩm/ lần nhưng mua nhiều lần/ tháng, khách hàng mua
nhiều sản phẩm/ lần nhưng mua ít lần/ tháng)

 Phân khúc địa lý

-Phân khúc thị trường địa lý sẽ tính đến các địa điểm triển vọng để giúp xác định
chiến lược tiếp thị. Phân khúc địa lý tạo ra các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau
dựa trên ranh giới địa lý. Bởi vì khách hàng tiềm năng có nhu cầu, sở thích và sở thích
khác nhau theo địa lý của họ, hiểu được khí hậu và khu vực địa lý của các nhóm khách

6
hàng có thể giúp xác định nơi bán và quảng cáo, cũng như nơi mở rộng kinh doanh
của bạn.

VD: Hệ thống cửa hàng Thế giới di động phân khúc theo từng tỉnh thành của đất nước
Việt Nam.

Câu 4: Theo bạn có mấy yếu tố cấu thành lên sản phẩm hoàn hảo. Theo bạn
nhân tố nào quan trọng nhất và vì sao ? Hãy phân tích ví dụ về trường hợp về
sản phẩm Cafe bột Trung Nguyên ( lưu ý : chỉ phân tích về cà phê bột, không
phân tích Hệ thống quán café Trung Nguyên)

7
- Có 2 yếu tố cấu thành lên sản phẩm hoàn hảo đó là phần cứng và phần mềm

+ Phần cứng gồm: bao bì, giá, nguyên liệu,...

+ Phần mềm gồm: cảm nhận suy nghĩ của khách hàng

-Theo em bao bì sản phẩm là quan trọng nhất. Vì bao bì sản phẩm cũng là một cách
thức hữu hiệu trong chiến lược Marketing. Một bao bì độc đáo, đẹp và ấn tượng sẽ có
sức hút rất lớn và kích thích hành vi mua sắm của khách hàng.

Phân tích về sản phẩm cafe bột Trung Nguyên:


-Phần mềm:

 Nguyên liệu:

+ Nguyên liệu của cà phê Trung Nguyên được chọn lọc từ 4 vùng nguyên liệu ngon
nhất thế giới bao gồm: Hạt cà phê Robusta Buôn Mê Thuột nổi tiếng nhất Việt Nam

8
với khẩu vị mạnh mẽ, hương vị đậm đà và đặc trưng của vùng đất đỏ bazan. Tiếp theo
là hạt cà phê nguyên gốc đến từ quê hương của cà phê Ethiopia với mùi vị thơm nồng
và khó quên. Hạt cà phê Arabica được đánh giá là loại hạt cà phê thơm ngon đầy
quyến rũ của vùng đất Jamaica. Cuối cùng, nguyên liệu của Trung Nguyên còn có
nguồn gốc từ đất nước Brazil – Một thương hiệu nổi tiếng thế giới về cà phê xuất khẩu
hàng đầu. Tất cả các nguyên liệu được hội tụ, chắt lọc để tạo nên những sản phẩm cà
phê Trung Nguyên đặc biệt, ấn tương khó phai cho người uống.

 Bao bì:

+ Với mục tiêu tạo nên sự đột phá về hình ảnh của bao bì để ngày càng khẳng định giá
trị của thương hiệu Trung Nguyên và thúc đẩy việc xuất khẩu cà phê ra thị trường thế
giới nên trong những năm qua Công ty cà phê Trung Nguyên đã liên tục có sự thay
đổi, cải tiến về in bao bì thương hiệu, khoác lên cho các sản phẩm cà phê những bộ
“trang phục” mới.

Bao bì của cà phê Sáng tạo Trung Nguyên bao gồm 7 loại cà phê với thiết kế bao bì
hoàn toàn mới, thể hiện sự khác biệt, độc đáo so với những thương hiệu cà phê khác.
Trên bao có in biểu tượng hình mặt trời mọc trong bình minh trên nền màu nâu của cà
phê kết hợp với màu đất đỏ bazan – Một nét đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên. Với

9
sự thiết kế và phối màu của bao bì cà phê Trung Nguyên hướng đến cho khách hàng
cảm giác gần gũi nhưng vẫn không kém phần sáng tạo và là một thông điệp của Trung
Nguyên “Bắt đầy một ngày mới, với một sự khởi đầu mới tràn đầy năng lượng và
thành công với ly cà phê Trung Nguyên” gửi đến các khách hàng của mình.

 Giá:

+ Giá cả là một yếu tố quan trọng trong mô hình chiến lược marketing, đặc biệt là với
các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, người dân vẫn còn rất nhạy cảm về giá cả.
Nhận thức được điều đó, Trung Nguyên luôn chú trọng giữ mức giá trung bình để có
lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

+ Giá cả các sản phẩm của Trung Nguyên cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào loại sản
phẩm và phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu của loại sản phẩm đó. Bên cạnh
đó, Trung Nguyên cũng có các chính sách giá ưu đãi, phân biệt với từng nhóm khách
hàng.

-Phần cứng:

+ Khách hàng hài lòng với sản phẩm cafe bột Trung nguyên về giá cả phù hợp với
mọi khách hàng, chất lượng đảm bảo, mẫu mã bao bì đẹp mắt,...

10

You might also like