You are on page 1of 11

Câu 1: Đọc hiểu tháp nhu cầu Maslow, lấy VD

 Nhu cầu tâm sinh lý


Nhu cầu tâm sinh lý là những nhu cầu cơ bản nhất, bắt buộc phải đáp ứng được để con
người có thế sống, tồn tại, hướng đến những nhu cầu tiếp theo trong tháp nhu cầu
Maslow.
Nhu cầu tâm sinh lý bao gồm các nhu cầu như hơi thở, thức ăn, nước uống, quần áo
nơi ở,..Khi những nhu cầu này được thỏa mãn thì con người mới có thể hoạt động và
phát triển tốt.
 Nhu cầu về an toàn
Nhu cầu an toàn này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần, cảm giác yên tâm không
phải lo sợ trước những nguy hiểm cận kề.
Các nhu cầu đảm bảo an toàn gồm:
- An toàn về sức khỏe
- An toàn về tài chính
- An toàn về tính mạng, không gây thương tích
 Nhu cầu về xã hội
Muốn được nằm trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè
thân hữu tin cậy.
 Nhu cầu về được tôn trọng
Cần có cảm giác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng, biểu dương, khen thưởng.
 Nhu cầu tự khẳng định
Đây là nhu cầu cao nhất của con người, nằm ở đỉnh tháp nhu cầu Maslow.
Nhu cầu tự khẳng định là nhu cầu muốn được sáng tạo, được thể hiện bản năng, thể
hiện bản thân, trình diễn mình.
 Kết luận:
 Nhu cầu của con người phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
 Khi các nhu cầu cơ bản được thỏa mãn thì mới nảy sinh các nhu cầu ở cấp bậc
cao hơn.
 Sự phân định các nhu cầu vào các cấp bậc còn tùy thuộc vào bối cảnh xã hội.
 Mức độ thỏa mãn nhu cầu của mỗi người là khác nhau.
VD: Khi mới ra trường bạn cần một công việc mức mức thu nhập đủ để trang trải nhu
cầu cuộc sống như tiền ăn, tiền nhà, xăng xe… (nhu cầu tâm sinh lý). Sau khi đã tích
lũy được một số tiền bạn cần một công việc chuyên môn hơn với đầy đủ các chế độ
bảo hiểm rõ ràng, hợp đồng đầy đủ để bảo đảm chắc chắn cho công việc này (nhu
cầu an toàn). Sau một thời gian tích lũy được kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn
bạn bắt đầu mong muốn được giao lưu, mở rộng mối quan hệ với nhiều người trong
ngành hơn (nhu cầu về xã hội), dần dần mối quan hệ được mở rộng bạn muốn được
nhiều người tôn trọng và có tiếng nói hơn bằng việc cố gắng thăng tiến để trở thành
sếp (nhu cầu được tôn trọng). Cuối cùng, khi đã đạt được mọi thứ bạn bắt đầu muốn
cống hiến, thể hiện bản thân để được mọi người ghi nhận (nhu cầu thể hiện bản
thân)

Câu 2: 5 quan điểm kinh doanh trong Marketing


a. Quan điểm tập trung vào sản xuất
Quan điểm tập trung vào sản xuất khẳng định rằng người tiêu dùng sẽ có thiện
cảm với những sản phẩm được bán rộng rãi và giá cả phải chăng, vì thế những người
lãnh đạo doanh nghiệp phải tập trung nỗ lực vào hoàn thiện sản xuất và nâng cao hiệu
quả của hệ thống phân phối.
Như vậy, doanh nghiệp theo quan điểm này sẽ sản xuất số lượng sản phẩm nhiều
và mức bán giá thấp. Tuy nhiên quan điểm này chỉ đem lại thành công cho doanh
nghiệp trong 2 trường hợp:
Thứ nhất, khi nhu cầu có khả năng thanh toán về sản phẩm vượt quá lượng cung
ứng. tình thế này buộc nhà sản xuất phải tìm kiếm mọi giải pháp để đẩy mạnh sản
xuất.
Thứ hai, khi giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất cao và nhu cầu tiêu dùng giảm
xuống. Điều này buộc các nhà doanh nghiệp phải tìm các giải pháp để tăng năng suất
lao động, nếu năng suất không tăng, chi phí sản xuất không giảm, sản phẩm khó tiêu
thụ được và kết quả là doanh nghiệp khó tồn tại và phát triển.
Ưu điểm:
- Xóa bỏ hiện tượng độc quyền
- Tăng quy mô sản xuất, giảm giá thành sản phẩm
- Đáp ứng nhu cầu thị trường
Nhược điểm:
- Không làm tăng cầu thị trường
- Nhà sản xuất dễ lâm vào tình trạng không tiêu thụ được sản phẩm vì có sự cạnh
tranh mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp.
b. Quan điểm hoàn thiện sản phẩm
Quan điểm hoàn thiện sản phẩm khẳng định người tiêu dùng sẽ ưa thích những
hàng hóa có chất lượng cao nhất, có tính năng sử dụng tốt nhất, vì vậy doanh nghiệp
phải tập trung vào việc thường xuyên hoàn thiện sản phẩm.
Kết quả của quan điểm hoàn thiện sản phẩm:
- Ít tính đến ý kiến khách hàng khi thiết kế sản phẩm
- Không nghiên cứu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
 Sản phẩm chưa thuyết phục được người tiêu dùng.
c. Quan điểm bán hàng
Quan điểm bán hàng khẳng định rằng người tiêu dùng sẽ không mua nhiều hàng
hóa của doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp không có những nỗ lực đáng kể trong
tiêu thụ và khuyến mãi.
d. Quan điểm marketing
Quan điểm marketing khẳng định điều kiện ban đầu để đạt được những mục tiêu
của doanh nghiệp là xác định được nhu cầu và mong muốn của các thị trường tiêu thụ,
đáp ứng mong muốn ấy bằng những phương thức có hiệu quả mạnh mẽ hơn so với đối
thủ cạnh tranh.
Quan điểm marketing thường được biểu hiện qua những khẩu hiệu, phương châm
hoạt động của doanh nghiệp như “Khách hàng là thượng đế”. “Uy tín quý hơn vàng”,

e. Quan điểm marketing mang tính đạo đức – xã hội
Quan điểm marketing mang tính đạo đức – xã hội khẳng định rằng nhiệm vụ của
DN là xác định nhu cầu mong muốn và lợi ích của các thị trường mục tiêu và thỏa mãn
chúng bằng những phương thức có hiệu quả hơn đồng thời giữ nguyên hay củng cố
mức sung túc cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội.
Quan điểm marketing đạo đức – xã hội, các doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết
định cần cân nhắc và kết hượp 3 loại lợi ích.
- Lợi ích công ty
- Lợi ích khách hàng
- Lợi ích xã hội
 Phân biệt quan điểm bán hàng, quan điểm Marketing
Quan điểm bán hàng Quan điểm Marketing
Xuất phát điểm Nhu cầu của người bán Nhu cầu của người mua
Cách làm Sản xuất trước rồi mới tìm Tìm hiểu nhu cầu rồi mới
cách bán sản xuất và bán
Đối tượng quan tâm chủ Hàng hóa sẵn có của công Khách hàng mục tiêu của
yếu ty doanh nghiệp cùng với
những nhu cầu và mong
muốn của họ
Các phương tiện để đạt Những nỗ lực thương mại Nỗ lực tổng hợp của
tới mục tiêu hay chỉ các biện pháp liên Marketing, Marketing mix
quan đến khâu bán hàng,
các phương pháp khuyến
khích tiêu thụ, khuyến mãi
Mục tiêu lợi nhuận Tăng lượi nhuận nhằm Tăng lợi nhuận nhờ đảm
tăng lượng hàng hóa bán bảo thỏa mãn nhu cầu của
ra người tiêu dùng

 Phân biệt quan điểm Marketing và quan điểm Marketing mang tính đạo đức
xã hội
Quan điểm Marketing Quan điểm Marketing mang tính đạo
đức, xã hội
Mục tiêu + Thỏa mãn nhu cầu KH + Thỏa mãn nhu cầu KH và của toàn xã
mục tiêu hội
+ Đạt lượi nhuận tối ưu + Hướng đến việc duy trì và củng cố lợi
ích cho toàn xã hội
+ Quan tâm đến sự phát triển bền vững
Đối tượng Nhu cầu của khách hàng + Nhu cầu và lượi ích của KH và xã hội
quan tâm mục tiêu + Các vấn đề XH như bảo vệ môi
trường

Câu 3: Mô hình 3C trong Marketing? Ví dụ


Mô hình 3C được phát triển bởi 1 trong những nhà chiến lược hàng đầu thế giới
Kenichi Ohmae. Theo đó, muốn thành công, khi xây dựng chiến lược kinh doanh,
doanh nghiệp cần phải cân nhắc 3 yếu tố cốt lõi:
- Customer (khách hàng)
- Competitors (đối thủ cạnh tranh)
- Company/Corporation (công ty)
a. Customers
 Vì khách hàng là người quyết định sự thành/bại của mỗi chiến dịch, nên mỗi hoạt
động, chính sách của doanh nghiệp đầu tiên phải hướng đến lợi ích của khách hàng
chứ không phải cổ đông. 
Theo Ohmae, một công ty hướng đến sự hài lòng của khách hàng sẽ thành công lâu dài
và bền vững hơn là một đơn vị chỉ tập trung làm hài lòng các cổ đông. 
Việc phân khúc thị trường theo mục tiêu, mức độ phủ sóng hay tái phân khúc lại thị
trường giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc tiếp cận và nghiên cứu chân dung khách
hàng để thỏa mãn tối đa nhu cầu của họ. 
Một số lưu ý về “Khách hàng” trước khi hoạch định chiến lược phát triển cho doanh
nghiệp:

 Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?


 Họ có những “nỗi đau” hay “vấn đề” gì cần được giải quyết?
 Bạn có thể thỏa mãn cho họ bằng sản phẩm hay dịch vụ nào?
 Đối tượng mục tiêu của bạn ở đâu? Địa phương đó có những đặc trưng về
phong tục, văn hóa, tôn giáo…nào ảnh hưởng đến họ?
 Họ có lối sống, thói quen, hành vi tiêu dùng như thế nào?
 Các đặc điểm về nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, thành phần gia đình, mối
quan hệ, nghề nghiệp, mức thu nhập… ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của
họ như thế nào?…

VD: Kem đánh răng Close Up hướng đến các cô gái chàng trai trẻ trong độ tuổi từ 18
– 25, sống và làm việc ở thành thị và rất quan tâm đến ngoại hình. Khi bắt đầu công
việc mới, họ trở nên thiếu tự tin trong giao tiếp, họ sợ rằng vẻ ngoài của mình chưa đủ
hấp dẫn, thiếu sự cuốn hút cần có. Việc này cản trở họ trong việc thể hiện các tính bản
thân, e dè trong cuộc sống hàng ngày và thiếu sự tự tin trong tình yêu. Khi tiếp xúc với
người mình yêu, họ e sợ về hơi thở của mình, khiến họ không thể sát lại gần nhau. Đặc
biệt, họ gặp rào cản trong việc thổ lộ tình yêu của mình, họ sợ rằng các định kiến xã
hội về giới tính, tôn giáo, địa vị xã hội,.. sẽ ảnh hưởng đến cơ hội thể hiện tình cảm
của mình. Họ cần một động lực, 1 sự khích lệ đối với thử thách này.

b. Competitors

Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp có cùng đối tượng khách hàng mục tiêu,
chủng loại sản phẩm/dịch vụ hoặc  kinh doanh cùng lĩnh vực, ngành hàng của bạn; có
những sản phẩm thay thế có khả năng sẽ chiếm lĩnh thị trường của bạn trong tương lai.

Nhiệm vụ của các nhà hoạch định chiến lược là tìm hiểu thật kỹ về các đặc điểm, điểm
mạnh, điểm yếu của các đối thủ để đưa ra những giải pháp tạo nên sự khác biệt và hiệu
quả cho doanh nghiệp.

Có 3 loại đối thủ cạnh tranh:

- Đối thủ trực tiếp: Đây là những doanh nghiệp chúng ta cần phải vượt qua. Vì
đối tượng mục tiêu của họ cũng chính là khách hàng của chúng ta. Họ có cùng
một chủng loại sản phẩm, phân khúc thị trường, chiến lược kinh doanh tương
đồng.

VD: Cocacola và Pepsi là là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực sản xuất và
kinh doanh nước giải khát có ga.

- Đối thủ gián tiếp: Những đối thủ này có thể hoạt động cùng lĩnh vực với chúng
ta nhưng có những sản phẩm và chiến lược kinh doanh không giống nhau.
- Đối thủ tiềm tàng: Những doanh nghiệp có thể đối đầu với chúng ta trong thời
gian tới. 

VD: Cocacola nhận thức Glaceu – đơn vị sản xuất nước giải khát organic có thể sẽ là
đối thủ tiềm tàng trong tương lai do thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng hướng về
các sản phẩm tự nhiên, có lợi cho sức khỏe.

Theo tiến sĩ Ohmae, có 3 cách để doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh so với đối
thủ:

 Sự khác biệt về thương hiệu và hình ảnh:


Khi bạn và đối thủ cạnh tranh có cùng một chủng loại sản phẩm, cùng hướng đến một
phân khúc thị trường, thì thắng lợi về hình ảnh thương hiệu, bao bì mẫu mã, cách trình
bày sản phẩm…sẽ quyết định tỷ lệ thành công của bạn sẽ cao hơn.

 Cấu trúc chi phí và lợi nhuận:


Một doanh nghiệp có chi phí cố định thấp hơn có thể chủ động về giá thành một cách
linh hoạt hơn. Vì cấu thành giá có bao gồm tỷ lệ chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Nên có một bộ máy kế toán thành thạo, làm việc khôn ngoan để đưa ra những giải
pháp tối ưu chi phí sẽ giúp doanh nghiệp bạn đi đến thành công nhanh hơn.

 3 từ “Hito-Kane-Mono”:
Đây là 3 từ quan trọng rất được các doanh nhân Nhật Bản yêu thích, có nghĩa là “Con
người – Tiền bạc- Cơ sở vật chất”. Các doanh nghiệp chỉ có thể đạt được thành công
khi tinh giản và sử dụng hiệu quả 3 nguồn lực trên, không thiếu nhưng cũng không dư
thừa lãng phí.

c. Corporation

Không chỉ tìm hiểu về khách hàng và đối thủ cạnh tranh, các nhà hoạch định chiến
lược cũng cần hiểu rõ về doanh nghiệp: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức mà
doanh nghiệp đang phải đối diện.

Tuy nhiên, thế mạnh cần phải liên hệ chặt chẽ với 2 chữ C còn lại. Cụ thể là thế mạnh
này cần phải mang lại giá trị và lợi ích cho người tiêu dùng, đồng thời giúp doanh
nghiệp trở nên khác biệt, đủ sức cạnh tranh với đối thủ.

VD: Sự thành công của Apple trước Nokia vào năm 2007. Dù còn thua kém Nokia
N95 về 3G và GPS, Apple tập trung vào những gì họ giỏi như tư duy thiết kế sản
phẩm khác biệt, đặt trải nghiệm cho người TD lên hàng đầu. Kết quả là 1 chiếc điện
thoại cảm ứng màn hình rộng, mang tính tương tác cao, loại bỏ bàn phím vật lý, mang
lại nhiều thuận lượi hơn thiết kế truyền thống nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của
đông đảo người tiêu dùng.

Câu 4: Môi trường Marketing vi mô

Môi trường marketing của một công ty (doanh nghiệp) là tập hợp tất cả các chủ thể,
các lực lượng bên trong và bên ngoài công ty mà bộ phận ra quyết định marketing của
công ty không thể khống chế được và chúng thường xuyên tác động, ảnh hưởng tốt
hoặc không tốt tới các quyết định marketing của công ty.

Môi trường marketing vi mô là những lực lượng, những yếu tố có quan hệ trực tiếp
với từng công ty và tác động đến khả năng phục vụ khách hàng của nó.

Có tổng cộng 6 nhân tố tồn tại trong môi trường vi mô, bao gồm: bản thân doanh
nghiệp, các nhà cung cấp, trung gian marketing, đối thủ cạnh tranh và cộng đồng.

a. Bản thân doanh nghiệp

Bản thân doanh nghiệp chính là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả Marketing.
Đây là nhân tố gần gũi nhất, và những tác động của nhân tố này có ảnh hưởng tức thì
và sâu sắc đến hướng đi của các chiến lược, kế hoạch Marketing, ngân sách, quy mô
triển khai của các chiến dịch, chương trình marketing.
Ví dụ như, nguồn tài chính của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến ngân sách, đội ngũ
nhân sự (số lượng, trình độ chuyên môn) sẽ ảnh hưởng đến nội dung các chiến lược
marketing, hiệu suất của quá trình sản xuất, cơ chế quản lý (cơ cấu phòng ban, phân
công, quy trình...) sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc của toàn bộ doanh nghiệp.

b. Nhà cung cấp

Đối với những doanh nghiệp sản xuất, nhà cung cấp là một nhân tố bắt buộc phải có để
doanh nghiệp có thể phát triển và sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của
người tiêu dùng.

Nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Chất
lượng của các nguyên vật liệu cung cấp cho doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng của thành phẩm sau quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt hay
chậm trễ trong công đoạn cung cấp nguyên vật liệu sẽ ảnh hương đến tiến độ sản xuất,
qua đó gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc giao hàng đúng thời hạn. Giá
nguyên vật liệu tăng cũng làm tăng chi phí sản xuất, từ đó khiến doanh nghiệp phải
suy xét tăng giá thành sản phẩm hoặc chịu thiệt hại về lợi nhuận.

c. Trung gian marketing

Trung gian marketing là những tổ chức hay cá nhân thay mặt, hỗ trợ doanh nghiệp
trong một hay nhiều công đoạn của quá trình mang sản phẩm/dịch vụ và những giá trị
của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng.

Trung gian marketing có thể chia làm 4 loại:

 Trung gian phân phối và vận chuyển: các tổ chức và cá nhân giúp doanh
nghiệp tìm kiếm khách hàng, phân phối sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu
dùng.

 Các trung gian tài chính: các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các công ty bảo
hiểm đóng vai trò giúp đở doanh nghiệp trong các giao dịch tài chính hoặc đảm
bảo về các rủi ro tài chính trong quá trình kinh doanh.

 Trung gian sản xuất: Một số các doanh nghiệp cung cấp nguồn lực sản xuất,
bao gồm thiết bị máy móc và nhân công để hỗ trợ các doanh nghiệp không có
đủ nguồn lực về sản xuất

 Trung gian dịch vụ marketing: Một số doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ
marketing cho các doanh nghiệp khác như nghiên cứu thị trường, quảng cáo,
truyền thông, tư vấn...

Sự phát triển của các trung gian Marketing có thể giúp gia tăng hiệu quả trong hoạt
động Marketing. Ví dụ, các trung gian phân phối sẽ giúp doanh nghiệp vận chuyển sản
phẩm đến những nơi mà doanh nghiệp chưa thể với tới; hay các trung gian tài chính có
thể giúp doanh nghiệp có thêm ngân sách để chi cho các hoạt động nghiên cứu, phát
triển sản phẩm mới; cũng như trung gian sản xuất có thể giúp doanh nghiệp gia tăng
sản lượng trong một thời gian nhất định...

d. Khách hàng
Khách hàng là nhân tố cốt lõi của môi trường vi mô. Mọi hoạt động marketing đều lấy
khách hàng/sự hài lòng hoặc thõa mãn của khách hàng làm trọng tâm. Nhu cầu, mong
muốn, khả năng tài chính, thói quen chi tiêu, hành vi tiêu dùng... chính là chìa khóa để
doanh nghiệp xây dựng các chiến lược đúng đắn nhằm mang giá trị đến với khách
hàng.
e. Đối thủ cạnh tranh
Trong một nền kinh tế thị trường, bản thân doanh nghiệp không phải là một đơn vị/tổ
chức duy nhất có thể giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đối thủ cạnh tranh là
những doanh nghiệp khác cung cấp cùng một loại sản phẩm/dịch vụ, hướng đến cùng
một tập hợp khách hàng mục tiêu.
Đối thủ cạnh tranh là nhân tố có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến doanh nghiệp.
Tích cực là vì sự cạnh tranh tạo nên động lực giúp doanh nghiệp không ngừng cải tiến
chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Trong khi đó, sự cạnh tranh để tranh giành thị phần sẽ
khiến doanh nghiệp có nguy cơ mất khách hàng vào tay đối thủ.
f. Cộng đồng
Cộng đồng trong môi trường vi mô là những cá nhân, tổ chức nằm bên ngoài thị
trường của doanh nghiệp nhưng lại có những tác động và ảnh hưởng nhất định đối với
mức độ hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.
Cộng đồng có thể được phân vào một trong các nhóm sau:

 Cộng đồng tài chính: Ảnh hưởng đến khả năng tài chính như vay vốn, huy
động vốn, của doanh nghiệp. Các cá nhân tổ chức thuộc cộng đồng tài chính
bao gồm: các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các cá nhân cho vay...
 Cộng đồng truyền thông: Ảnh hưởng đến nội thông điệp mà doanh nghiệp
muốn truyền tải đến đối tượng mục tiêu, khả năng tiếp cận của các chiến dịch
quảng cáo, truyền thông cũng như hình ảnh của doanh nghiệp trong con mắt của
công chúng.
 Cộng đồng chính phủ: Quy định các nguyên tắc chuẩn mực trong hoạt động
kinh doanh, tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, nội dung của các hình ảnh,
video, bài viết quảng cáo...
 Cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương bao gồm các cư dân đang sinh
sống và các tổ chức đang hoạt động tại địa phương của doanh nghiệp. Thông
thường, cư dân tại địa phương có xu hướng tìm việc tại các doanh nghiệp gần
nơi sinh sống của họ, hay các tổ chức có xu hướng tìm nhà cung cấp gần khu
vực hoạt động.
 Cộng đồng đại chúng: Là những cá nhân quan tâm, thường xuyên theo dõi và
cập nhật tin tức liên quan đến doanh nghiệp hay sản phẩm doanh nghiệp (Ví dụ:
iFan - Cộng động fan hâm mộ các sản phẩm của Apple).
Câu 5: Thuật ngữ dân số vàng là gì?
Thời kỳ dân số vàng (Golden population structure) được hiểu là giai đoạn phát triển vàng
của mỗi quốc gia khi tỉ lệ người lao động gấp đôi số người phụ thuộc.

Theo số liệu công bố của Tổng Cục Thống kê, năm 2019, Việt Nam có gần 11,5 triệu
người trên 60 tuổi, chiếm 11,8% dân số. Dự báo vào năm 2050, số lượng người già trên
60 tuổi tại Việt Nam gần 30 triệu người, chiếm 27,2% tổng dân số. Nhưng trước đó 10
năm, bắt đầu từ năm 2040, Việt Nam bước vào thời kỳ không mong muốn: giai đoạn dân
số già.

Theo các kết quả nghiên cứu xã hội học, thời kỳ dân số vàng của Việt Nam bắt đầu từ
năm 2006 và kết thúc vào năm 2039.

Câu 6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới trong những năm gần đây
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội của các
quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn. Trong nước,
thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống
của người dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Tuy nhiên, với những giải
pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch
bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với
việc duy trì tăng trưởng. Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai
đoạn 2011-2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một
thành công của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới. Cùng với
Trung Quốc và Mi-an-ma, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng
trưởng tích cực trong năm nay; đồng thời quy mô nền kinh tế nước ta đạt hơn 343 tỷ
USD[1], vượt Xin-ga-po (337,5 tỷ USD) và Ma-lai-xi-a (336,3 tỷ USD), đưa Việt
Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4[2] trong khu vực Đông Nam Á (sau
In-đô-nê-xi-a 1.088,8 tỷ USD; Thái Lan 509,2 tỷ USD và Phi-li-pin 367,4 tỷ USD).
TỐC ĐỘ TĂNG GDP GIAI ĐOẠN 2010-2020
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng
nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. 
Tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020. Việt Nam là một trong số ít
quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương, nhưng đại dịch đã để lại
những tác động dài hạn đối với các hộ gia đình - thu nhập của khoảng 45%
hộ gia đình được khảo sát giảm trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 1
năm 2020. Nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,6% năm 2021 nếu
Việt Nam kiểm soát tốt sự lây lan của vi-rút đồng thời các ngành sản xuất
hướng xuất khẩu hoạt động tốt và nhu cầu nội địa phục hồi mạnh mẽ. 
Theo Tổng cục Thống kê, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 4,48%, cao hơn tốc độ
tăng 3,68% của quý I/2020. Đây là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và
trên thế giới, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp.

Từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 3/2021, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại một số địa
phương, ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình kinh tế – xã hội cả nước, kết quả tăng trưởng quý
I/2021 cho thấy, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp để tiếp tục thực hiện hiệu
quả mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”.

Trong quý I/2021, cung cầu hàng hóa trong nước được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng
hóa, tiêu dùng và xuất khẩu tăng cao. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng
trưởng khá cao khẳng định chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, bảo đảm nguồn
cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu. Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ
vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quý I/2021.

Tổng cục Thống kê cho biết, trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản tăng 3,16%, đóng góp 8,34% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 6,3%, đóng góp 55,96%; khu vực dịch vụ tăng 3,34%, đóng góp
35,70% vào mức tăng trưởng chung.

Tại Indonesia: tốc độ tăng trưởng (năm so với năm) giảm từ 2,97% trong quý 1/2020 xuống -5,32%
trong quý 2/2020, sau đó tăng trưởng trở lại và đạt -3,49% trong quý 3/2020, tiếp tục tăng lên mức -
2,07% trong quý 4/2020, thấp hơn kỳ vọng của thị trường ở mức -2,0%. Tăng trưởng của quý 4 có
được chủ yếu do tiêu dùng tư nhân và đầu tư cho nhà xưởng giảm ít hơn so với quý 3, trong khi đó chi
tiêu của Chính phủ tăng. Tăng trưởng kinh tế cả năm 2020 ở mức -2,07% nhờ các biện pháp kích thích
kinh tế đã làm giảm bớt tác động của đại dịch covid-19, nhưng là mức giảm mạnh nhất kể từ cuộc
khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, giảm sâu so với mức tăng 5,02% của năm 2019.
Chỉ số PMI sản xuất có xu hướng giảm từ 49,3 điểm trong tháng 01/2020 xuống 27,5 điểm trong tháng
4 – mức thấp nhất trong lịch sử theo dõi chỉ số này do sản lương và đơn đặt hàng mới giảm mạnh, tuy
nhiên chỉ số này tăng lên 28,6 điểm trong tháng 5 và 51,3 điểm trong tháng 12/2020. Chỉ số niềm tin
tiêu dùng giảm từ 121,7 điểm trong tháng 01/2020 xuống còn 77,8 điểm trong tháng 05/2020 và tăng
lên 96,5 điểm trong tháng 12/2020; Chỉ số niềm tin kinh doanh giảm từ 104,8 điểm trong quý 1 xuống
102,9 điểm trong quý 2/2020 .

Tại Thái Lan: tăng trưởng kinh tế (năm so với năm) giảm từ -2,1% trong quý 1/2020 xuống -12,1%
trong quý 2/2020, sau đó tăng trưởng trở lại và đạt -6,4% trong quý 3/2020, -4,2% trong quý 4/2020.
Mức tăng trưởng quý 4 có được là do sự cải thiện của cả nhu cầu toàn cầu và hoạt động trong nước
(tiêu dùng tư nhân và chi tiêu của Chính phủ tăng, đầu tư cho nhà xưởng giảm ít hơn). Cả năm 2020,
tăng trưởng kinh tế của Thái Lan suy giảm 6,1%. Đây là lần thứ ba nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á
suy giảm trong thời gian gần đây. Nền kinh tế suy giảm 0,7% trong năm 2009 do khủng hoảng tài
chính toàn cầu và 7,6% vào năm 1998 trong bối cảnh khủng hoảng tài chính châu Á.

Chỉ số PMI sản xuất giảm từ 49,9 điểm trong tháng 01/2020 xuống 36,8 điểm trong tháng 4, đây là
mức thấp nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu, nhưng chỉ số này có xu hướng tăng trở lại, đạt 41,6
điểm trong tháng 5 và tăng lên 50,8 điểm trong tháng 12. Chỉ số niềm tin kinh doanh tiếp tục giảm từ
48,5 điểm trong tháng 01/2020 xuống 32,6 điểm trong tháng 4; có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5 khi
đạt 34,4 điểm và tăng lên 46,8 điểm trong tháng 12/2020. Chỉ số niềm tin tiêu dùng cũng giảm từ 67,3
điểm trong tháng 01/2020 xuống còn 47,2 trong tháng 4; nhưng đã tăng lên 48,2 điểm trong tháng 5
và 50,1 điểm trong tháng 12/2020.

Tại Malaysia: tăng trưởng kinh tế (năm so với năm) giảm từ 0,7% trong quý 1/2020 xuống mức -
17,1% trong quý 2/2020 và -2,6% trong quý 3/2020, tiếp tục giảm xuống -3,4% trong quý 4/2020, thấp
hơn kỳ vọng của thị trường là giảm 3,1%, phản ánh tác động tiêu cực của các biện pháp được thực
hiện cả trên toàn cầu và trong nước để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19. Cả tiêu dùng hộ
gia đình và đầu tư cố định đều giảm nhanh hơn. Tăng trưởng kinh tế cả năm 2020 ở mức -5,6% – mức
giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998, ngược lại so với mức tăng 4,3% của
năm 2019. Chỉ số PMI sản xuất giảm từ 48,8 điểm trong tháng 01/2020 xuống 31,3 điểm trong tháng
4; có xu hướng tăng lên 45,6 điểm trong tháng 5 và lên 49,1 điểm trong tháng 12. Chỉ số niềm tin kinh
doanh giảm từ 81 điểm trong quý 1/2020 xuống 60 điểm trong quý 2/2020; chỉ số niềm tin tiêu dùng
tăng từ 51,1 điểm trong quý 1/2020 lên 90 điểm trong quý 2/2020.

Tại Philippines: tăng trưởng kinh tế (năm so với năm) giảm từ -0,7% trong quý 1/2020 xuống -16,9
trong quý 2/2020 và -11,4% trong quý 3/2020, sau đấy nền kinh tế dần hồi phục và tăng lên mức -
8,3% trong quý 4/2020. Tính chung cả năm 2020, kinh tế Philippines suy giảm 9,5% - mức suy giảm
mạnh nhất kể từ khi dữ liệu được theo dõi từ năm 1946.

Chỉ số PMI sản xuất giảm từ 52,1 điểm trong tháng 01/2020 xuống 31,6 điểm trong tháng 4; nhưng có
xu hướng tăng trở lại lên 40,1 điểm trong tháng 5 và 49,2 điểm trong tháng 12. Chỉ số niềm tin kinh
doanh giảm từ 40,2 điểm trong quý 4/2019 xuống -5,3 điểm trong quý 3/2020, nhưng đã tăng lên 10,6
điểm trong quý 4/2020; chỉ số niềm tin tiêu dùng cũng giảm từ 1,26 điểm trong quý 1/2020 xuống -
54,5 điểm trong quý 3/2020, và tăng lên -47,9 điểm trong quý 4/2020.

Với những phục hồi tích cực kể từ quý 3 và đặc biệt là quý 4/2020, tin tưởng năm 2021 và thời gian tới
bức tranh kinh tế của các nước trong khu vực ASEAN-5 sẽ bớt u ám hơn do cuộc đua vắc–xin và triển
khai tiêm chủng tại một số quốc gia kể từ cuối năm 2020 cũng như sự phục hồi chung của kinh tế
toàn cầu. IMF (tháng 01/2021), dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực này sẽ tăng tốc và đạt mức
5,2% trong năm 2021 và 6,0% trong năm 2022./.

You might also like