You are on page 1of 5

Câu 1/ Đâu là yếu tố cần xem xét đầu tiên khi một doanh nghiệp muốn xâm nhập

vào
thị trường khi chưa xác định từ trước đó?
TL: Nền văn hóa là yếu tố cần xem xét tới đầu tiên khi mà một doanh nghiệp muốn xâm
nhập vào thị trường khi chưa được xác định từ trước đó. Vì đây là nét đặc trưng của quốc
gia và cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc quyết định đến hành vi mua hàng của
người tiêu dùng. Hãy lưu ý và thật cẩn trọng để lựa chọn chiến lược marketing phù hợp
với thị trường đó, bởi mỗi nơi đều có những nét văn hóa khác nhau
Câu 2/ Doanh nghiệp phải biết được khách hàng đánh giá các phương án như thế nào
thông qua các nhãn hiệu sản phẩm mà họ đã tìm kiếm thông tin trước đó. Họ sử dụng
tiêu chuẩn gì để lựa chọn ? Chất lượng hay giá cả cái nào quan trọng hơn ?
TL: Để hiểu sâu việc đánh giá của khách hàng như thế nào, những người làm Marketing
cần quan tâm đến những vấn đề sau: Các thuộc tính của sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng
đang quan tâm, mức độ quan trọng của những thuộc tính đó đối với khách hàng, niềm tin
của khách hàng đối với các thương hiệu, độ hữu dụng của các thuộc tính.
Câu 3/ Ưu, nhược điểm mà chương trình khuyến mãi mang lại?
Ưu điểm:
- Giúp khách hàng tương tác với chương trình cũng như là tăng độ nhận diện thương hiệu
nhiều hơn
- Kích thích sự tò mò, thu hút khách hàng quan tâm đến những ưu đãi mà nhãn hàng đưa
ra
- Đo lường được phản ứng của khách hàng, vừa có dịp tri ân, gửi gắm các thông điệp đến
họ để tăng độ gắn kết
Nhược điểm:
- Làm giảm lợi nhuận của Công ty tùy theo mức độ khuyến mãi
- Có thể thu hút khách hàng vãng lai (mua vì giá rẻ)
- Có thể thu hút các đơn hàng có giá trị trung bình
Câu 4/ Đánh giá mức độ hiệu quả mà chiến lược truyền thông Marketing tích hợp
mang lại ?
Sau khi kết thúc một chiến dịch truyền thông, doanh nghiệp có thể dựa trên những số liệu
thu thập từ khách hàng và chi phí thực hiện với những mục tiêu, ngân sách dự kiến để
đánh giá mức độ hiệu quả. Nội dung đánh giá cơ bản bao gồm:
1. Chiến dịch có tác động như thế nào? Về mặt tình cảm của khách hàng đối với thương
hiệu của doanh nghiệp.
2. Khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng mục tiêu
3. Phản hồi từ khách hàng (bao gồm tích cực lẫn tiêu cực)
4. Mức độ lan tỏa và nhận biết chiến dịch đối
5. Khả năng nhớ và sự hiểu biết thông điệp truyền thông
6. Hành vi mua hàng của khách hàng có tác động như thế nào bởi chiến dịch truyền thông
marketing tích hợp?
1.Bạn biết gì về digital marketing?
Hiểu một cách đơn giản, Digital Marketing là hoạt động marketing thông qua Internet. Hoạt
động này bao gồm Marketing qua SEO, công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, xây dựng link.
Digital Marketing yêu cầu sự hiện diện thương hiệu tại môi trường trực tuyến. Mục đích cuối
cùng là bán được hàng online qua web responsive
2. Tầm quan trọng của chiến lược Marketing
Tăng doanh số bán hàng: Chiến lược Marketing giúp đẩy mạnh quá trình phân phối hàng hóa
và dịch vụ, tạo ra lợi nhuận tốt nhất,
Duy trì sự phát triển doanh nghiệp: Một số các chiến lược được đề xuất hướng đến nhằm duy
trì cơ cấu hoạt động và định hướng phát triển doanh nghiệp.
Nghiên cứu khách hàng: Chiến lược Marketing còn được xây dựng với mục đích nghiên cứu
hành vi, sở thích của khách hàng, đưa ra những phân tích nhằm phát triển thị trường.
Đáp ứng nhu cầu khách hàng: Nghiên cứu chiến lược và thực hiện vượt xa nhu cầu khách hàng,
xây dựng sự trung thành giữa khách hàng và thương hiệu.
Củng cố thị trường mục tiêu: Việc củng cố thị trường giúp giá trị của doanh nghiệp được đảm
bảo với khách hàng mục tiêu hướng tới trong thị trường.
Định vị thương hiệu: Giá trị của một doanh nghiệp được xây dựng thông qua hình ảnh thương
hiệu. Vì vậy, doanh nghiệp cần có các hoạt động với mục đích định vị thương hiệu doanh nghiệp
với khách hàng.
3.Những yếu tố tạo nên thành công của 1 TVC Quảng Cáo( Television Commercial)
Ấn tượng và sự khác biệt
Tác động đến cảm xúc
Kết nối với thương hiệu
Thông tin truyền tải chính xác và trung thực
Tính đa dạng của TVC quảng cáo

1.Khi nghiên cứu người tiêu dùng cần nghiên cứu về các vấn đề gì:
🡪Việc nghiên cứu người tiêu dùng tập trung vào những công việc chủ chốt sau:

● Những tiêu dùng là ai? Khách hàng


● Thị trường đó mua những gì? Đối tượng
● Tại sao thị trường đó mua? Mục tiêu
● Những ai tham gia vào việc mua sắm? Tổ chức
● Thị trường đó được mua sắm như thế nào? Hoạt động
● Khi nào thị trường đó mua sắm? Đơn đặt hàng
● Thị trường đó mua hàng ở đâu? Và tại sao mua? Bán lẻ hay bán sỉ…
2. Hành vi tiêu dùng của Việt Nam như thế nào?

● Ngày nay, người Việt Nam thương ưa chuộng những mặt hàng cao cấp như
Gumac, Gucci, trái cây nhập khẩu từ nước ngoài.v.v. Và hành vi tiêu dùng này
không chỉ diễn ra ở thành phố mà còn trải dài ở nông thôn. Vì các mặt hàng này
có mẫu mã, bao bì đẹp, chất lượng… và khiến cho người tiêu dùng cảm thấy tự
tin hơn khi sử dụng chúng.
● Ngoài việc sử dụng các sản phẩm đẹp mắt, thì chất lượng, sự an toàn cũng là điều
mà người tiêu dùng Việt Nam rất quan tâm. Chính vì thế, họ sẽ tẩy chay và lên án
những sản phẩm kém chất lượng, không an toàn cho sức khỏe như đồ ăn, thức
uống…
● Cùng với sự phát triển của công nghệ, internet ngày càng trở nên gần gũi và
không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Và nhờ vào sự tiến bộ đấy, người
tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin về giá cả, đặc tính sản phẩm là gì, hàng hóa
cấp thấp, hàng hóa cấp cao hay các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh
doanh,… 

🡪Chính vì vậy, điều này trở thành một điều thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện các
quảng cáo thương hiệu qua mạng xã hội. Xu hướng mua hàng online cũng ngày càng
phổ biến trên khắp Việt Nam và dần thay thế hình thức mua hàng truyền thống.

3.  Các nhân tố tình huống tác động đến quyết định mua của khách hàng?

-Bao gồm:
● Khi nào khách hàng mua.

Các nhà Marketing cần phải biết trả lời các câu hỏi sau đây: khách hàng mua hàng theo
mùa, tuần, ngày hoặc giờ? Các nhà Marketing sẽ dựa trên khía cạnh thời gian của việc
mua hàng để lập thời gian biểu cho những chương trình xúc tiến.

● Khách hàng mua ở đâu.

Bầu không khí của nơi mua là những nét của nhân tố tình huống có thể mang lại những
cảm xúc cho khách hàng, ví dụ: ánh sáng, âm thanh, khung cảnh, thời tiết.
Ngoài ra số lượng người mua và những hoạt động ở nơi mua cũng tác động đến việc
khách hàng sẽ mua ở đâu.

● Khách hàng mua như thế nào.

Khách hàng mua như thế nào có nghĩa là nói đến những điều kiện mua bán có thể làm
vừa lòng khách, ví dụ: bán trả góp, đặt hàng qua thư, điện thoại, siêu thị trên mạng…

● Tại sao khách hàng mua.

Lý do mua hàng tác động đến việc lựa chọn hàng hoá của người tiêu dùng. Người tiêu
dùng sẽ có những quyết định mua khác nhau nếu họ mua một sản phẩm cho chính bản
thân họ hoặc mua để làm quà người khác. Các nhà Marketing cần phải biết rõ mục tiêu
của người tiêu dùng khi mua sản phẩm để có thể đưa ra những chiến lược Marketing
hỗn hợp phù hợp.

4. Tại sao phải nghiên cứu hành vi khách hàng?

-Nhắm đúng khách hàng tiềm năng

Xác định đúng khách hàng tiềm năng là hoạt động quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp
nào, quyết định tính hiệu quả của các chiến dịch Marketing và hoạt động kinh doanh. Để
làm được điều này, bên cạnh việc nghiên cứu thị trường, bạn cần nghiên cứu hành vi
khách hàng một cách kỹ lưỡng để tìm kiếm nhóm khách hàng có nhu cầu, hành vi, tính
cách phù hợp với đặc tính của sản phẩm và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

-Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Cá nhân hóa là việc doanh nghiệp sử dụng những thông tin thu thập được từ khách
hàng để tạo những chiến dịch quảng bá nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

-Tối ưu hóa các chiến dịch


Thông qua phân nhóm khách hàng, truyền tải thông điệp đến đúng đối tượng và đúng
thời điểm sẽ giúp bạn tăng cơ hội tiếp cận, tương tác với khách hàng và  tăng tính
chuyển đổi của khách hàng được tốt hơn. Ngoài ra, biết được và hiểu rõ yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định mua hàng sẽ giúp bạn dự đoán tốt và có kế hoạch điều chỉnh để
ứng phó thích hợp về những tình huống khi khách hàng thay đổi quyết định mua sắm.
Từ đó, bạn có thể tạo ra một quy trình trải nghiệm khách hàng phù hợp.

-Giữ chân khách hàng hiệu quả

Bằng cách nghiên cứu hành vi của khách hàng, bạn sẽ biết được những điều mà khách
hàng thật sự mong muốn và không mong muốn, từ đó có những giải pháp phù hợp để
loại bỏ những trở ngại trong quá trình mua sắm và khuyến khích họ sử dụng sản
phẩm/dịch vụ.

You might also like