You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH

Môn học: Marketing Căn bản


Lớp: KMC01
GV: Đinh Tiên Minh
SV: Đoàn Thái Bảo Phúc
MSSV: 31221026604

1. The buyer decision process is very principal with marketers, you can explain
why marketers use this approach. Provide an example of a product or service
that uses the buyer decision process approach and based on the components
in the process, give your opinion that makes it effective or ineffective (5
points)

1.1 Vì sao marketers sử dụng “Qúa trình quyết định mua”

1
1.1.1 Sự chính yếu của “Quá trình quyết định mua”

Trong những thập niên gần đây, sự phát triển vượt trội của ngành công nghệ thông tin
đã tạo ra những ảnh hưởng lớn làm thay đổi diện mạo của nền kinh thế vĩ mô nói chung
và vi mô nói riêng trên toàn thế giới. Đi đôi với sự phát triển ấy, hành vi của người tiêu
dùng hàng hóa trên thị trường ngày càng trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi những người trong
ngành Marketing (Marketer) phải thay đổi liên tục để bắt kịp với những xu thế mới của
thời đại ấy. Và từ đó, sự xuất hiện hàng loạt của những phương thức tìm hiểu, nghiên cứu
và tiếp cận người dung được những Marketer tìm ra nhằm nâng cao hiệu quả marketing.
Tuy vậy, sẽ luôn luôn tồn tại những quy luật không đổi trong hành vi người tiêu dùng mà
không bị ảnh hưởng bởi bất kì yếu tố ngoại cảnh nào, và chính những yếu tố đó sẽ là gốc
rễ nền tảng để các công ty, doanh nghiệp nói chung và marketers nói riêng bám lấy, áp
dụng vào phương thức, chiến lược hành động thực tiễn. Và có một khái niệm như vậy
được gọi là “Quá trình quyết định mua”.

1.1.2 Khái niệm của “Quá trình quyết định mua”

“Quá trình quyết định mua” (tiếng Anh: Buyer Decision Process / Purchase Decision
Process) là một quá trình bao gồm năm bước tóm lược lại toàn bộ hành trình của người
tiêu dung sản phẩm, bắt đầu từ việc phát sinh nhu cầu (Need Recognition), sau đó là tìm
kiếm thông tin (Information Search), nối tiếp bởi việc đánh giá các trường hợp thay thế
(Evaluation of Alternatives) và kết thúc bởi hành động quyết định mua (Purchase Deci-
sion) và phản ứng sau khi mua (Post-purchase Behavior). Có thể thấy rằng, những hành
động mua bán hằng ngày của người tiêu dùng chúng ta bao gồm rất nhiều các bước khác
nhau theo những trình tự khác nhau và lần lượt diễn ra trong trí óc ta một cách vô thức.
Tuy nhiên, khi quy về mức độ tối giản, tất cả những suy nghĩ và hành động phức tạp ấy
đều được đưa về năm bước của “Quá trình quyết định mua”. Điều đó giúp chúng ta dễ
dàng hình dung được các bước cần thiết khi chuẩn bị đưa ra quyết định mua một món
hàng nào đó trên thị trường, đồng thời cũng giải thích được lý do vì sao các marketer lại
dựa vào quy trình này để đưa ra các chiến lược tiếp cận người dùng đến với sản phẩm của
thương hiệu của họ.
1.1.3 Chi tiết quy trình 5 bước và hành động của marketers

Để hiểu rõ hơn về quy trình năm bước của Buyer Decision Process, ta cần phải đi sâu
vào chi tiết của từng bước một, chỉ ra sự chính xác của lý thuyết khi so sánh với thực tiễn,

2
và đồng thời đưa ra những nhiệm vụ quan trọng của marketers trong việc thấu hiểu quy
trình và có những hành động cần thiết.
Trong nền kinh tế thị trường gồm nguồn cung, nguồn cầu và thị trường, mọi chuyện
bắt đầu khi người tiêu dùng phát sinh nhu cầu đối với một món hàng nào đó, và đó cũng
chính là bước đầu tiên của quy trình. Thông qua sinh hoạt và làm việc đời thường, người
tiêu dùng nhận ra rằng một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó đang thiếu hụt và cần được đáp
ứng trong một khoảng thời gian nào đó. Điều đó có thể xuất phát từ sự kích thích bên
trong (cơn đói, cơn khát, cảm giác cá nhân,…) hoặc bên ngoài (xu hướng, thị hiếu ngoài
đời hoặc trên mạng xã hội,…). Nắm bắt được điều này, các công ty, nhãn hàng cần phải
xây dựng được thương hiệu và chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng, dể rồi sản
phẩm của họ sẽ luôn nảy lên đầu tiên trong suy nghĩ của người tiêu dùng khi nhu cầu
được phát sinh.
Bước thứ hai trong “Quy trình quyết định mua” chính là việc tìm kiếm thông tin về
sản phẩm/dịch vụ mà người mua đang nhắm đến. Tất cả những thông tin cần thiết cơ bản
như giá cả, chất lượng, độ uy tín, công dụng,… của sản phẩm/dịch vụ ấy sẽ được người
tiêu dùng tìm kiếm bằng mọi phương thức (phổ biến như tìm hỏi, tham khảo ý kiến, tra
cứu trên mạng,…) và phải được đảm bảo về độ chính xác. Tại đây, marketers sẽ phải đưa
ra các chiến lược phủ sóng, quảng bá sản phẩm của nhãn hiệu qua mọi phương tiện để có
thể đến tai được càng nhiều người tiêu dùng càng tốt, kết hợp với sự tư vấn và đáp ứng
đầy đủ mọi nhu cầu về thông tin sản phẩm, đồng thời đảm bảo độ thu hút của sản phẩm
trong mắt người mua.
Sau khi đã có được đầy đủ thông tin cần thiết về các loại sản phẩm/dịch vụ đang
hướng tới, người tiêu dùng sẽ bắt đầu đưa ra sự so sánh chi tiết giữa các mặt hàng đến từ
nhiều thương hiệu khác nahu nhằm mục đích đưa ra lựa chọn tối ưu đem lại nhiều lợi ích
nhất có thể so với mức giá phải chi trả. Để sản phầm của mình có thể trở thành lựa chọn
cuối cùng của khách hàng, marketers phải bằng mọi cách chứng minh được rằng sản
phẩm, dịch vụ của họ hoàn toàn tốt hơn của những nhãn hiệu khác, và người tiêu dùng
chắc chắn sẽ cảm thấy thỏa mãn dau khi quyết định tin chọn họ. Tùy thuộc vào độ ưu tiên
của khách hàng (giá cả, mục đích sử dụng, chất lượng,…) mà marketers phải đưa ra
những chiến lược khác nhau như giảm giá, quà tặng kèm,... và các ưu đãi khác đủ sức
cạnh tranh với đối thủ trong cùng thị trường.
Đến với bước kể cuối của “Buyer Decision Process”, khoảnh khắc người tiêu dùng
quyết định trả tiền để mua sản phẩm/dịch vụ chính là mục tiêu lớn nhất của các công ty
và thương hiệu. Một khi đã có đầy đủ các thông tin cần thiết và quyết định chọn ra một
trong số các sản phẩm được đem ra so sánh, người mua sẽ tiến hành mua. Tuy vậy, đến
tới bước quyết định này, hành động của người mua hoàn toàn có thể thay đổi đột ngột
dựa vào hai yếu tố: ý kiến khách quan và những yếu tố bất ngờ. Ý kiến khách quan có thể
là lời khuyên bảo hoặc cảnh giác của người thân, đủ độ tin cậy để gạt bỏ những suy nghĩ

3
và lựa chọn đã được đưa ra từ trước của bản thân người mua. Bên cạnh đó, những yếu tố
bất ngờ không được dự đoán trước như hết hàng, bất ngờ tang giá, tình cờ tìm được lựa
chọn khác tốt hơn,… cũng hoàn toàn có thể làm thay đổi hành động của người mua vào
phút chót. Trong trường hợp này, marketers có vai trò tìm hiểu kĩ thị trường, các đối thủ
cạnh tranh và động thái của họ để đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm thu hút và giữ
chân khách hàng.
Đến với bước cuối cùng, phản ứng của người mua sau khi sử dụng và trải nghiệm sản
phẩm, dịch vụ đến từ thương hiệu cũng không hề kém phần quan trọng. Nếu như những
gì họ nhận được giống hệt, hoặc thậm chí còn tốt hơn với những gì họ kì vọng từ sản
phẩm, người mua sẽ có được cảm giác hài lòng, từ đó thương hiệu sản phẩm sẽ có được
sự tin tưởng từ người mua, sự chia sẻ và lan truyền tích cực trong cộng đồng, và dần dần
sẽ có được những người khách hàng trung thành. Ngược lại, sự thất vọng khi nhận được
sản phẩm có chất lượng thấp hơn mong đợi sẽ để lại trải nghiệm xấu cho người mua. Sẽ
có người lẳng lặng dừng sử dụng sản phẩm của thương hiệu, sẽ có người đánh giá thấp và
tẩy chay, và trường hợp xấu nhất là sẽ có người lan truyền trải nghiệm xấu ấy của họ đến
với mọi người xung quanh thông qua truyền miệng hay mạng xã hội. Để tránh viễn cảnh
ấy, các marketer cần phải đảm bảo rằng nguồn thông tin họ cung cấp cho người dùng về
sản phẩm/dịch vụ là hoàn toàn chính xác và đúng với thực tế, nếu có xảy ra trường hợp
lỗi sản phẩm thì cần phải liên hệ với người mua và có những biện pháp đền bù thỏa đáng
để thể hiện trách nhiệm và độ uy tín của cả bộ mặt thương hiệu.

1.1.4 Kết luận: vì sao marketers sử dụng cách tiếp cận người tiêu dùng này

Qua năm bước chi tiết của “Buyer Decision Process”, doanh nghiệp nói chung và
marketers nói riêng đã có được một cái nhìn bao quát hơn đối với hành trình mua hàng
của người tiêu dùng, Không chỉ giúp hiểu rõ khách hàng hơn, quy trình này còn giúp
marketers tìm ra những nhu cầu tiềm ẩn cũng như những khó khăn, chướng ngại của họ
trong quá trình đưa ra quyết định mua sản phẩm, từ đó có thể đưa ra những thay đổi nhỏ
mang độ hiệu quả cao giúp tang trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng. Dựa vào tất
cả những yếu tổ trên, “Quá trình quyết định mua” sẽ là một chìa khóa mở ra cánh cổng
dẫn đến mọi thứ về khách hàng, là nền tảng để mọi doanh nghiệp và marketer dựa vào và
đưa ra các chiến lược, hành động hợp lý nhằm thu hút và giữ chân người tiêu dùng, đem
lại lợi nhuận và sự thành công to lớn cho công ty, thương hiệu.

1.2 OPPO: ví dụ điển hình về một thương hiệu đã và đang áp dụng “Quy trình
quyết định mua” và sự thành công của họ

4
Từ trước đến nay, OPPO, đến từ Trung Quốc, đã luôn là một thương hiệu smartphone
(điện thoại thông minh) không còn quá xa lạ với người tiêu dùng sản phẩm công nghệ
nước ta. Bước chân vào thị trường Việt Nam vào năm 2013, OPPO đã thành công đạt
được vị trí số 2 trong danh sách những thương hiệu smartphone có thị phần lớn nhất, và
từ đó liên tục duy trì vị thế đó đến tận ngày nay. Để có thể đạt được thành công to lớn
này, đội ngũ marketing của công ty OPPO tại Việt Nam đã nghiên cứu và áp dụng hiệu
quả quy trình quyết định mua của người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam.

1.2.1 Sự phát sinh nhu cầu – Độ nhận diện và phủ sóng của thương hiệu OPPO

Từ khi thời đại công nghệ thông tin bùng nổ đến nay, nhu cầu sử dụng smartphone
của người dùng trên toàn thế giới liên tục tăng mạnh qua các năm. Theo thông số của Cục
Viễn thông (Bộ TT-TT), cuối năm 2021, cả nước có 91,3 triệu thuê bao điện thoại thông
minh (smartphone) và tính đến nay có thêm hơn 2 triệu thuê bao, nâng tổng số thuê bao
dùng smartphone tại Việt Nam lên 93,5 triệu và ước tính tỷ lệ người trưởng thành sử
dụng smartphone đạt khoảng 73,5%. Từ dó, có thể thấy rằng smartphone ngày nay đã trở
nên cực kì phổ biến với mọi giới tính và nhóm tuổi người tiêu dùng, và sản phẩm công
nghệ này đã không còn chỉ đóng vai trò là một thiết bị liên lạc như xưa nữa. Ngày nay,
người tiêu dùng còn mua smartphone và coi chúng như một món đồ trang trí đắt đỏ, để
“nâng cấp thế hệ” điện thoại thông minh, “bắt trend và hướng thị trường” hay thể hiện
“tiềm lực kinh tế bản thân”,…Và giữa muôn vàn các “Ông lớn” trong làng smartphone tại
Việt Nam, OPPO đã thành công xây dựng vị thế vững chắc cho riêng mình. Bên cạnh
chất lượng sản phẩm ra, OPPO từ sớm đã có được mối quan hệ hợp tác và chọn Sơn
Tùng MTP làm đại sứ thương hiệu của hang tại Việt Nam. Từ khi bắt đầu hợp tác từ năm
2013 đến nay, Sơn Tùng MTP cùng OPPO đã đưa ra vô vàn các sự kiện ra mắt và quảng
cáo hoành tráng giúp đưa thương hiệu smartphone này trở nên nổi tiếng toàn Việt Nam,
để rồi ngày nay, mỗi khi có nhu cầu mua một chiếc điện thoại thông minh thì OPPO sẽ
luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu trong lòng người tiêu dùng.

1.2.2 Tìm kiếm thông tin về các sản phẩm smartphone của OPPO ở muôn nơi

Thông tin về thông số thiết bị smartphone từ trước đến nay đã luôn là một yếu tố quan
trọng phải được làm rõ và chính xác 100% so với sản phẩm thực tế, tuy nhiên như vậy
vẫn là chưa đủ. Bằng cách hợp tác với các đại lý phân phối smartphone lớn trên toàn
quốc, cùng với muôn vàn những bài báo trên mạng, những quảng cáo trên TV,… OPPO
đã thành công trong việc đưa chi tiết thông tin về các sản phẩm được tung ra trên thị
trường đến với người tiêu đùng. Đặc biệt hơn, với sự lan tỏa nhanh chong trong cộng

5
đồng công nghệ và mạng internet, việc trả tiền quảng cáo cho các Youtuber, Reviewer
nổi tiếng để làm các bài review, unboxing sản phẩm đã giúp người tiêu dùng nắm được
những thông số chi tiết và trải nghiệm mong đợi đối với sản phẩm, dù họ chưa hể phải bỏ
tiền ra để cầm nó trên tay. Bên cạnh đó, các sản phẩm trưng bày tại cửa hàng, đại lý
smartphone cũng góp phần đem lại cảm giác ấn tượng và chân thực khi được cầm lên trải
nghiệm sản phẩm.

1.2.3 Đưa ra sự so sánh giữa các lựa chọn – Cách mà OPPO đã đánh bại những
đối thủ cạnh tranh

Một điều hiển nhiên là thị trường smartphone tại Việt Nam còn có vô vàn những
thương hiệu nổi tiếng khác làm đối thủ cạnh tranh quyết liệt. Vậy làm thế nào mà OPPO
đã có thể đánh bại hầu hết những đối thủ ấy và xây dựng được vị thế vững chắc trong
lòng người tiêu dùng?
Bằng cách phân khúc sản phẩm và chọn lựa đối tượng khách hàng nhắm đến phù hợp,
OPPO đã đưa ra những tính năng, phẩm chất đột phá hướng thẳng tới nhu cầu thị hiếu
người tiêu dùng, từ đó đánh bại những đối thủ trong cùng tầm giá. Cụ thể là với các sản
phẩm tầm thấp, OPPO có dòng A series - là dòng sản phẩm giá rẻ hướng đến nhóm khách
hàng cơ bản, trẻ trung, năng động muốn trải nghiệm các sản phẩm OPPO có thiết kế hiện
đại cùng với các công nghệ mới trong một mức giá tốt, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đầy
đủ các tính năng cần thiết trên một chiếc smartphone. Hướng đến phân khúc tầm trung
cận cao cấp, dòng OPPO Reno Series hướng đến sự hoàn mỹ, thiết kế bắt kịp xu hướng
của thời đại để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm công nghệ mới nhất. Và
cuối cùng, đến với phân khúc cao cấp, OPPO Find X Series nhắm đến sự hoàn hảo, đỉnh
cao bậc nhất trong từng sản phẩm được bán ra. Find X Series, với định hướng đến nhóm
khách hàng dư dả tài chính, muốn thể hiện sự đẳng cấp trong việc trải nghiệm những
công nghệ mới nhất, hiện đại nhất của giới smartphone.

Bên cạnh việc hướng đến những phân khúc dựa trên mức thu nhập người tiêu dùng,
các sản phẩm của OPPO còn mang trong mình hai phẩm chất đột phá làm nên tên tuổi
cuả thương hiệu, đó chính là thiết kế và camera. Dù ở bất kì phân khúc nào, smartphone
OPPO luôn đem lại một trải nghiệm tuyệt vời cho người tiêu dùng về mặt thiết kế bên
ngoài của sản phẩm và chất lượng camera tuyệt đỉnh so với các đối thủ trong cùng phân
khúc. Và điều này chính là một đặc điểm nhắm thẳng đến người tiêu dùng giới trẻ - phân
khúc chiếm phần lớn thị trường smartphone ngày nay. Hiểu rõ được đặc điểm và nhu cầu
nhóm đối tượng khách hàng tại Việt Nam: yêu thích sự trẻ trung, năng động, thiết kế bắt
mắt và khả năng quay phim, chụp ảnh “ảo ma”, OPPO đã thành công trong việc xây dựng

6
nên thương hiệu “độc quyền” tại Việt Nam. Ngày nay, mỗi khi nhắc đến nhu cầu về một
chiếc smartphone “rẻ, đẹp, chụp ảnh đẹp”, sự liên tưởng đến một sản phẩm OPPO dường
như đã thống trị trong tâm trí người tiêu dùng nước ta.

1.2.4 Khoảnh khắc người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm của OPPO

Bằng cách phân phối sản phẩm đến nhiều đại lý mua sắm trực tiếp và trực tuyến khác
nhau cùng đa dạng các phương thức thanh toán (chuyển khoản, tiền mặt, trả góp, liên kết
với các ngân hàng,…), OPPO đem lại một trải nghiệm mua hàng tuyệt vời, nhanh chóng
và tiện lợi cho tất cả các khách hàng của họ. Bên cạnh đó, những ưu đãi định kì như giảm
giá, quà tặng kèm cũng đem lại nhiều lựa chọn cho người mua, giúp tăng mạnh doanh thu
sản phẩm cho đại lý và đem lại lợi ích to lớn cho cả đôi bên. Từ đó, OPPO đã giảm thiểu
tối đa những yếu tố bất định có thể làm thay đổi quyết định của người tiêu dùng vào phút
chót và đảm bảo giao dịch được diễn ra suôn sẻ, thành công.

1.2.5 Phản ứng hậu giao dịch và cách OPPO làm hài lòng khách hàng

Đối với một sản phẩm công nghệ có giá trị lớn như smartphone thì chương trình bảo
hành luôn là một phần không thể thiếu, và OPPO đã làm rất tốt trong từng sản phẩm của
họ. Các chính sách bảo hành, đổi trả, sửa chữa, thay thế ưu đãi với thời hạn hợp lý luôn
đem lại sự an tâm cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm OPPO. Bên cạnh đó, các trung
tâm bảo hành chính hãng đều được trải dài trên khắp cả nước, và các trung tâm thành phố
lớn như TP.HCM, Hà Nội đều có nhiều hơn 2 trung tâm bảo hành chính hang, sẵn sàng
đáp ứng mọi nhu cầu chăm sóc khách hàng thường xuyên. Nhờ vậy, người tiêu dùng sẽ
luôn nhận được một trải nghiệm sử dụng sản phẩm đúng hoặc cao hơn kì vọng, và luôn
có cảm giác an tâm tuyệt đối trong quãng thời gian chính sách bảo hành còn hiệu lực. Từ
đó, các thông tin và đánh giá tích cực, chân thực được lan truyền nhanh chóng trong cộng
đồng, tạo nên một lượng lớn khách hàng trung thành cũng như đem lại số lượng khách
hàng tiềm năng vô giá cho OPPO.

1.2.6 Tổng kết ví dụ

Qua phần phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng OPPO là một ví dụ điển hình trong
việc áp dụng thành công phương pháp nghiên cứu quá trình quyết định mua của người
tiêu dùng, và sự thành công vang dội của hang smartphone Trung Quốc này tại thị trường

7
Việt Nam là một bằng chứng không thể phủ nhận. Điều này có thể đạt được là nhờ công
lớn bởi đội ngũ Marketing của công ty với những marketer sáng tạo, tài năng và không
ngừng học hỏi để đổi mới và bắt kịp xu hướng thi trường. Phát biểu dựa trên ý kiến cá
nhân, tôi tin rằng OPPO sẽ còn tiếp tục thành công vang dội và giữ vững vị thế lớn tại thị
trường Việt Nam trong tương lai, đem lại cho người tiêu dùng nước ta những trải nghiệm
tuyệt vời và những cải tiến đáng mong đợi trong tương lai.

2. Imagine you have a new brand that would be deployed in the markets, how
can you make defining market segments, next market targeting, and choose
distribution channels for the new brand?  (5 points)

2.1 BaroFoods: Thương hiệu thực phẩm cho người tập thể hình

Trong bối cảnh xã hội bộn bề, tấp nập ngày nay, một chế độ ăn với thực phẩm dinh
dưỡng tốt cho sức khỏe luôn là một điều mà nhiều người ao ước có được. Đặc biệt, đối
với giới tập thể hình, việc xây dựng chế độ ăn hợp lý đóng một vai trò to lớn trong việc
phục hồi và xây dựng cơ bắp tôi ưu sau những giờ tập luyện căng thẳng với cường độ
cao. Tuy vậy, rào cản lớn nhất đối với người tiêu dùng chính là khâu mua sắm, tính toán
và chế biến nguồn nguyên liệu thành món ăn hoàn chỉnh – vốn cả một quá trình bao gồm
nhiều công đoạn phức tạp, tiêu tốn thời gian và công sức của con người. Đối với người
tập thể hình, đó còn là trở ngại trong việc tính toán chi tiết từng chút calories nạp vào, tỉ
lệ protein - carbohydrate – fat và muôn vàn những vấn đề khác để đạt được mục đích xây
dựng cơ. Thấu hiểu được điều đó, tôi xin phép được cung cấp giải pháp cho nhóm người
tiêu dùng này bằng cách xây dựng nên thương hiệu thực phẩm dinh dưỡng BaroFoods
của mình.

Bằng cách chế biến và cung cấp thực đơn dinh dưỡng đa dạng, tiện lợi nhưng vẫn
đảm bảo tính ngon miệng, Barofoods sẽ đáp ứng các nhu cầu khác nhau liên quan đến
việc tập thể hình của khách hàng từ giảm cân, tăng cân, duy trì, xây dựng cơ bắp, ăn vặt,
…thậm chí là cả những người đang trong chế độ ăn chay. Sau đây là một số đặc điểm nổi
bật của thực phẩm BaroFoods:
- Thực đơn đa dạng bao bao gồm các món chính liên quan đến các nguồn thực phẩm
giàu protein như thịt bò, thịt gà, trứng gà, cá, rau củ, cơm, soup,… cũng như các
món tráng miệng (yogurt trái cây, protein cake, protein cookie và protein shake,
protein smoothie,…)

8
- Mọi thông số chi tiết về tổng lượng calories, thành phần dinh dưỡng chủ yếu như
lượng protein, carbonhydrate, fat, vitamin,… sẽ được tính toán chính xác và hiển
thị chi tiết với khách hàng.
- Toàn bộ thực phẩm đều được đảm bảo chất lượng về nguồn gốc, xuất xứ, khâu vận
chuyển và chế biến.
- Có thể được thưởng thức tại chỗ hoặc đóng hộp và đem đi vận chuyển trong địa
bàn TP.HCM.
- Khách hàng có thể đăng kí thông tin cá nhân, đề xuất mục tiêu nhắm đến để được
tư vấn và hỗ trợ trong việc xây dựng một thực đơn hoàn chỉnh.
Tiếp theo là phần kế hoạch chi tiết trong khâu phân khúc thị trường, lựa chọn đối
tượng khách hàng và phân phối sản phẩm.

2.2 Xác định phân khúc thị trường

Với mô hình kinh doanh nhắm đến chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng,
tôi quyết định bắt đầu khởi nghiệp bằng cách xây dựng một chi nhánh trung tâm tại
TP.HCM với mục tiêu đáp ứng nhu cầu cho người dân sinh sống trên địa bàn toàn thành
phố. Mọi công đoạn nhập nguyên liệu, chế biến, phục vụ và vận chuyển sẽ đều được thực
hiện tại đây.

2.2.1 Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học

- Giới tính: tất cả giới tính


- Độ tuổi: từ 18 – 35 tuổi, những người ở độ tuổi này đã và đang bắt đầu tập thể
hình để cải thiện vóc dáng, sức khỏe hoặc mục đích công việc.
- Nghề nghiệp: người có công việc liên quan đến thể hình như Fitness model, Fit-
ness influencer, Personal trainer,… và cả những người lao động trí thức. Họ
thường là những người bận rộn, có kiến thức và hiểu biết về chế độ ăn dinh dưỡng
song thiếu thốn về mặt thời gian và kĩ năng ẩm thực.
- Thu nhập: từ mức trung bình thấp trở lên. Nguyên liệu thực phẩm và các sản phẩm
giàu protein trên thị trường có giá thành không hề rẻ, song những nguồn dinh
dưỡng phổ biến như ức gà, trứng gà cũng là một lựa chọn phù hợp với những
người có thu nhập dưới trung bình.

2.2.2 Phân khúc thị trường theo vị trí địa lý

9
Địa điểm: toàn bộ địa bàn TP.HCM, nơi có lượng dân cư đông đúc và cuộc sống hằng
ngày bận rộn, tấp nập.

2.2.3 Khảo sát thị trường và quảng bá thương hiệu

Thực hiện các bài khảo sát định lượng và định tính quy mô lớn trong địa bàn
TP.HCM nhằm tìm ra xu hướng chung và tâm lý, mong muốn của người tiêu dùng.
Thông qua các bài đăng, bài khảo sát trên mạng xã hội, cộng đồng những người tập thể
hình lớn để thu thập thông tin, dữ liệu nhằm đưa ra những hành động và giải pháp hợp lý
nhằm xây dựng thương hiệu.
Liên kết, hợp tác với những cá nhân, tổ chức có vị thế lớn trong giới Fitness nhằm
quảng bá thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng.

2.3 Nhóm khách hàng nhắm đến

Như đã được đề cập ở trên, BaroFoods là một thương hiệu thực phẩm nhắm đến nhóm
đối tượng có nhu cầu cao đối với chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với mục đích rèn
luyện thể thao và đặc biệt là những người tập thể hình nhưng lại thiếu thốn về mặt thời
gian và kĩ năng ẩm thực.
Thực tiễn cho thấy rằng số lượng người tập thể hình tại TP.HCM còn chưa cao. Theo
thông tin của Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM, năm 2018, tỉ lệ người tập luyện thể dục
thể thao thường xuyên là 31.5%. Và chỉ số ít trong đó là những người tập thể hình và có
nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Do đó, để mở rộng nhóm đối tượng khách hàng, thương
hiệu BaroFoods sẽ cần phải có các chiến dịch quảng bá, vận động người dân kiên trì rèn
luyện sức khỏe, đồng thời loại bỏ khái niệm lỗi thời “Chỉ có những người tập gym mới
phải ăn uống hợp lý”. Thật vậy, một chế độ ăn cân bằng, giàu protein và giảm thiểu lượng
đường, chất béo hoàn toàn cần thiết để phát triển và duy trì sức khỏe với hầu hết mọi
người ở mọi lứa tuổi.

2.4 Phân phối sản phẩm trong thị trường

Ngoài việc chế biến và phục vụ khách hàng trực tiếp tại chi nhánh, BaroFoods còn
liên kết với các bên thứ 3 – các thương hiệu vận chuyển thức ăn nhanh chóng trong địa
bàn thành phố như ShopeeFood, Baemin, GrabFood,…nhằm nới rộng địa bàn hoạt động.

10
Việc hợp tác và liên kết bền vững với các thương hiệu Whey Protein, Preworkout,
nông trại thực phẩm sạch và các nguồn nguyên liệu uy tín chất lượng cao khác cũng sẽ
góp phần xây dựng mối quan hệ đôi bên cùng phát triển, đồng thời xây dựng nên độ tin
cậy và đảm bảo chất lượng sản phẩm trong lòng người tiêu dùng. Từ đó sẽ có được
những người khách hàng trung thành, mở rộng ra vô vàn các cơ hội lớn hơn về khách
hàng tiềm năng trong tương lai.
Sau một thời gian hoạt động lâu dài và có đủ nguồn lực, BaroFoods sẽ tiếp tục xây
dựng và mở rộng các chi nhánh chế biến và phục vụ trực tiếp trên các vị trí khác nhau, trở
thành một thương hiệu lớn với nhiều chi chuỗi chi nhánh phủ rộng toàn địa bàn TP.HCM.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Buyer Decision Process:
https://www.studysmarter.co.uk/explanations/marketing/customer-driven-market-
ing-strategy/buyer-decision-process/
2. Số lượng người sử dụng điện thoại thông minh tại Việt Nam:
https://www.sggp.org.vn/ca-nuoc-co-935-trieu-thue-bao-su-dung-smartphone-
post634858.html
3. Sơn Tùng MTP – đại sứ thương hiệu của OPPO tại Việt Nam:

11
https://zingnews.vn/hanh-trinh-mot-thap-ky-but-pha-cua-son-tung-m-tp-va-oppo-
post1307462.html
4. Các phân khúc sản phẩm smartphone của OPPO:
https://www.thegioididong.com/tin-tuc/tat-ca-cac-dong-dien-thoai-oppo-1396155
5. Chính sách bảo hành chính hang của OPPO:
https://support.oppo.com/vn/warranty-policy/
6. Các trung tâm bảo hành chính hãng của OPPO tại Việt Nam:
https://www.thegioididong.com/bao-hanh/oppo-tai-ha-noi
7. Tỉ lệ người tập thể dục thể thao tại TP.HCM năm 2018
https://tuoitre.vn/31-5-dan-so-tp-hcm-tap-the-duc-the-thao-thuong-xuyen-
20190312134610627.htm
8. Mô hình kinh doanh đồ ăn healthy
https://ipos.vn/kinh-doanh-do-an-healthy/

12

You might also like