You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ-MARKETING

BÀI TIỂU LUẬN


THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn:Marketing Căn Bản

Sinh viên thực hiện: Phan Lê Duy Minh

Mã số sinh viên: 31221023472

Khoá lớp: K48_KMC01

Lớp học phần: Marketing căn bản-22C1MAR50300123

Giảng viên: Đinh Tiên Minh

TP.HỒ CHÍ MINH,ngày…tháng…năm 2022


MỤC LỤC

I. Thảo luận về câu hỏi:......................................................1


The buyer decision process is very principal with
marketers, you can explain why marketers use this approach?
Provide an example of a product or service that uses the buyer
decision process approach and based on the components in the
process, give your opinion that makes it effective or ineffective?

II. Thảo luận về câu hỏi:......................................................5


  Imagine you have a new brand that would be deployed in
the markets, how can you make defining market segments, next
market targeting, and choose distribution channels for the new
brand?

III. Tài liệu tham khảo .........................................................6

IV. Trang kiểm tra đạo văn ..................................................7


Quá trình quyết định mua của người tiêu dùng rất quan trọng đối với các nhà tiếp thị.
Bạn có thể giải thích tại sao các nhà tiếp thị sử dụng phương pháp này? Hãy đưa một ví
dụ về một sản phẩm hay dịch vụ mà sử dụng quá trình quyết định mua của người dùng và
dựa vào các bước của quá trình này, đưa ra ý kiến của bạn rằng quá trình này hiệu quả
hay không hiệu quả?

I.

Quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng là một trong nhưng phương thức
cơ bản mà một nhà tiếp thị cần biết để tạo ra lợi nhuận tốt nhất.

Quá trình quyết định mua hàng của khách hàng có vai trò quan trọng đối với các nhà
tiếp thị.Vì điểm đến cuối cùng của những nhà tiếp thị qua các hoạt động marketing là bán
hàng hay trao cho khách hàng những sản phẩm đồng thời nhận lại những giá trị từ họ.

Ví dụ về quá trình quyết định mua hàng của khách hàng có thể thấy qua việc tìm
hiểu và mua chiếc smartphone đầu tiên của mình.Đây là ví dụ về người anh trai của em:

 Đầu tiên,khách hàng sẽ xuất hiện nhu cầu mua một món hàng nào đó khi họ có
vấn đề mà có thể giải quyết bằng sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Ở đây khách hàng
là anh trai em xuất hiện có nhu cầu mua smartphone khi họ cần một thiết thị có thể
thõa mãn những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống như nghe, gọi và nhắn tin qua đó
có thể trao đổi thông tin với người khác. Đồng thời họ cũng có những nhu cầu cao
hơn như giải trí học tập. Những yếu tố xung quanh như là việc những người xung
quanh sử dụng smartphone có thể tăng mong muốn sở hữu một chiếc smartphone

1
của họ.Như là việc anh trai em khi đó là một sinh viên đang học năm nhất học xa
nhà nên nhu cầu liên lạc với gia đình cũng như giải trí cần được đáp ứng.

 Thứ hai, người mua sẽ bắt đầu quá trình tìm kiếm thông tin về chiếc smartphone
họ muốn mua. Những thông tin này có thể được thu thập qua những người thân
của họ, những người đã và đang sử dụng những sản phẩm qua đó có thể biết thêm
về những sự lựa chọn tương tự. Những nguồn thông tin này còn có thể thu thập
qua những kênh thông tin, những website mua sắm như Shoppee, Tiki,
Lazada,Sendo,…qua đó có thể ghi lại những thông tin cần thiết về sản phẩm cần
mua. Ở bước này, người tiếp thị có thể làm nổi bật sản phẩm của mình qua những
trang thông tin, mạng xã hội,…qua đó tạo sự chú ý với người mua. Khi anh trai
em tìm hiểu về những chiếc smartphone hiện thời, anh tìm hiểu bằng nền tảng
youtube qua những clips review smartphone đồng thời tìm hiểu về giá bán qua
shopee.

 Thứ ba, qua những thông tin thu nhập được, người mua sẽ bắt đầu chọn lọc ra sản
phẩm phù hợp cho nhu cầu của bản thân. Có thể dựa trên những yếu tố như là giá
cả, chức năng, công dụng,… của sản phẩm mang lại để có thể đáp ứng được nhu
cầu của người dùng. Ở bước này , nhà tiếp thị nên làm nổi bật thương hiệu của
mình qua những sản phẩm như công năng nổi bật của nó, đánh giá của người mua,
Q&A với người mua,… nhằm đưa cho người dùng những thông tin để từ đó quyết
định mua sản phẩm đó. Như anh của em muốn có được một sản phẩm dễ sử dụng,
camera mang lại vảm giác chụp tốt, mang lại nhiều bức ảnh có thể hỗ trợ cập nhật
liên tục và đảm bảo hiệu năng mang lại nên đã chọn dòng điện thoại iphone của
hãng Apple.Với các nhu cầu đã đề ra và so với giá thành việc ra cửa hàng để mua,
anh của em đã chọn cellphoneS là nơi để mua với những ưu đãi và bảo hành điện
thoại tốt hơn so với thị trường và chọn dòng máy iphone 12 mới ra lúc bấy giờ để
có thể có được những trải nghiệm tốt nhất.

2
 Thứ tư, là quá trình mua. Đây là bước tiến đến bước thanh toán của người mua.
Đây là bước mà người tiếp thị cần đưa ra các cách thanh toán nhằm tạo ra cho
người mua một trãi nghiệm tốt nhất mà không phải vướng phải những khúc mắt.
Bằng các cách thanh toán khác nhau như trả bằng tiền mặt, trả bằng thẻ hay trả
góp có thể tạo điều kiện chho khách hàng có được sản phẩm mà mình mong muốn.
Với anh trai của em, bằng việc thanh toán bằng cách trả góp hàng tháng giúp anh
có thể sở hữu được một chiếc iphone 12 mà anh hằng mong ước.

 Cuối cùng, là quá trình sau khi mua. Đây là bước mà nhà tiếp thị có thể tận dụng
để tối ưu hóa marketing. Bằng cách hỏi để đánh giá sản phẩm, đây là cách hữu ích
cho nhà tiếp thị nhìn nhận về sản phẩm của mình. Hơn nữa, việc khuyến khích
khách hàng tái mua hàng còn giúp tăng sản lượng mua hàng của nhà bán hàng.
Việc một sản phẩm sẽ hết giá trị sử dụng dẫn đến việc vứt bỏ là điều hiển nhiên,
điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên do các sản phẩm có sử
dụng pin lithium gây ra. Nhưng qua việc áp dụng những chương trình đổi trả hoặc
nâng cấp lên sản phẩm mới sẽ giúp người bán có một lượng khách hàng tiềm
năng. Như việc anh em sau hai năm sử dụng chiếc iphone 12 đã tham gia vào
chương trình lên đời iphone của cellphoneS để lên đời iphone 14 với những ưu đãi
được tặng kèm.

Đây là quá trình quyết định mua hàng của người mua mà theo em thấy là có hiệu quả
mà các nhà tiếp thị nên áp dụng vào chiến lược marketing của mình để tạo nên lợi nhuận
tốt nhất cho công ty của họ.

1
Hãy tưởng tượng rằng bạn có một thương hiệu mà sẽ triển khai trên thị trường. Bạn sẽ
xác định phân khúc thị trường, chọn ra thị trường mục tiêu, và chọn ra kênh phân phối
cho thương hiệu mới của bạn?
II.
Việc tạo nên và phát triển một thương hiệu cho bản thân là một quá trình dài và cần
có nhiều đầu tư vào thương hiệu mà mình đã tâm huyết tạo nên. Với bản thân em, việc
tạo ra một thương hiệu là một điều tuyệt vời nhưng cũng gắn liền với những khó khăn bất
cập. Nhưng điều đó không thể cản được ước mong tạo nên một thương hiệu qua đó có thể
cống hiến cho người Việt Nam. Với em, tạo nên một thương hiệu may mặc và đưa nó lên
thị trường với tên gọi là “Hopeful’’ với mong ước mang lại niềm tin cho giới trẻ.
Trước khi triển khai trên thị trường, ta cần phân khúc thị trường may mặc:
.

 Về mặt địa lý, Việt Nam là một quốc gia thuộc vùng nhiệt đới gió mùa và có sự
phân biệt rõ ràng giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có khí hậu đặc trưng với
bốn mùa quanh năm, trong khi miền Nam và miền Trung nước ta lại thường chỉ có
hai mùa là mùa khô và mùa mưa. Điều này đòi hỏi chất liệu vải phải phù hợp với
cả ba thị trường trong nước.
 Với hành vi người tiêu dùng, nhiều thế hệ người Việt Nam trước đây có tư duy tiết
kiệm khi Trải qua quãng thời gian khó khăn nghèo đói hậu chiến tranh nên họ sẽ
ưu tiên cho việc chọn lựa sản phẩm có giá thành phải chăng và ưu tiên giá trị mang
lại hơn là thương hiệu. Nhưng ngày nay, nhiều thế hệ người Việt Nam lại có cái
nhìn cởi mở hơn vè việc lựa chọn một thương hiệu may mặc qua đó tạo nhiều cơ
hội cho các công ty ở thị trường này.
 Về nhân khẩu học, Việt Nam có dân số thuộc nhóm tuổi lao động từ 15 64 tuổi
chiếm tỉ lệ cao, tạo nên tiềm năng để khai thác vào độ tuổi này với nhu cầu của độ

2
tuổi này cao kết hợp với tiềm lực tài chính sẵn có tạo điều kiện tốt cho các doanh
nghiệp, công ty thuộc lĩnh vực này có thể phát triển.

Vì vậy, khi nhắm đến thị trường tiềm năng, thương hiệu của em sẽ tập trung
nhắm đến độ tuổi lao động (từ 15 tuổi đến 64 tuổi) vì tiềm năng kinh tế mà thị trường
này mang lại. Thương hiệu may mặc của em sẽ tập chung khai thác chủ yếu là ở độ
tuổi học sinh, sinh viên với mong muốn có thể được phục vụ tốt nhất nhóm khách
hàng này. Với địa hình địa lý đặc thù và khí hậu thay đổi quanh năm nên chất liệu vãi
phục vụ cần có độ thông thoáng nhất định để phù hợp hơn cho nhu cầu hiện
nay.Những chất liệu này có thể phù hợp để làm những sản phẩm như là áo thun, áo
trơn và quần short. Ngoài ra, với việc thị trường miền Bắc có khí hậu se lạnh thì việc
triển khai thêm những mẫu áo khoác sẽ đa dạng hóa thị trường và tăng thêm nguồn
thu Vì nhắm đến phân khúc là học sinh - sinh viên nên giá cả các sản phẩm sẽ dao
động từ 180.000 vnđ đến 500.000 vnđ vì đây là mức giá sẽ phù hợp với túi tiền của
học sinh, sinh viên. Thương hiệu sẽ hướng đến giới tinh unisex hơn là phân ra nam,
nữ qua đó giúp mọi người có thể tiếp cận dễ dàng hơn. Qua đó, thương hiệu sẽ tập
trung hướng tới giới trẻ nhằm mang lại giá trị tốt nhất cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Việc lựa chọn kênh phân phối sản phẩm, em sẽ chú trọng phân phối qua hình
thức online để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng nhất có thể. Thương hiệu có thể
lập nên một website riêng để có thể quảng bá sản phẩm đồng thời có thể mang sản
phẩm đến tay người tiêu dùng trên khắp cả nước. Song song với việc có một website
riêng, việc tham gia thêm các website mua sắm trực tuyến như shopee, lazada,tiki,…
Qua đó có thể tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Ngoài ra, với mạng
xã hội, sản phẩm còn có thể được quảng bá và có thể tư vấn trực tiếp đến khách hàng.
Ngoài ra, các sản phẩm còn có thể được phân phối trực tiếp qua các cửa hàng của
công ty, đây là phương thức truyền thống nhưng hiệu quả hơn cả vì quần áo nên được
thử trước để có được một món đồ vừa ý nhất.

1
Tài Liệu tham khảo
1. 5 Essential Steps in the Consumer Buying Process.

https://www.powerreviews.com/blog/consumer-buying-process/, truy cập ngày


22/12/2022

2. Đặc điểm khí hậu Việt Nam.

https://luathoangphi.vn/dac-diem-khi-hau-viet-nam/ , truy cập ngày 24/12/2022

3. Chính sách lên đời điện thoại.

https://www.googleadservices.com/pagead/aclk?
sa=L&ai=DChcSEwjL06v75JL8AhWxwUwCHfMNC1AYABADGgJ0bQ&ohost=w
ww.google.com&cid=CAESauD2E5BHrq-
OxEwKtr3fscG6p3wHZLlUlkgiRB0nIxWvJcWufPEygzLHO72MNdGikZqZBFcsK
GK30_Q5QfK81bt9VkRCZZa8chLfVgYaF-
IdVVUrwk4Pp_uRzAKDcSPoawa3Kgwvui-
JaqM&sig=AOD64_0irUVc58Q7sgrJZbLlmLgPtdL_sQ&q&adurl&ved=2ahUKEwj-
qKX75JL8AhUVQd4KHf6ODNsQ0Qx6BAgKEAE , truy cập ngày 24/12/2022

4. Nhân khẩu học Việt Nam.

https://danso.org/viet-nam/ ,truy cập ngày 24/12/2022

5. Principles of Marketing, 17th edition, Philip Kotler & Gary Armstrong, Pearson.

https://lms.ueh.edu.vn/mod/resource/view.php?id=134781 , truy cập ngày 24/12/2022

2
Trang kiểm tra đạo văn

You might also like