You are on page 1of 7

Shopee & Lazada, Giao nhận hàng mùa dịch

1. Đôi nét về Shopee và Lazada


a. Shopee
- Là ứng dụng mua sắm trực tuyến, và sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở đặt tại
Singapore, thuộc sở hữu của Sea Ltd. Shopee được giới thiệu lần đầu tại Singapore vào
năm 2015, và hiện đã có mặt tại các quốc gia: Singapore; Malaysia; Thái Lan; Đài Loan;
Indonesia; Việt Nam, Philippines và Brazil.
- Mô hình kinh doanh: Mô hình ban đầu của Shopee Việt Nam là C2C Marketplace - Trung
gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt
Nam đã trở thành mô hình lai khi có cả B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng). Shopee
đã tính phí của người bán / hoa hồng và phí đăng bán sản phẩm.
- Chiến lược Marketing “Thần thánh”
+ Quảng cáo
+ Miễn phí vận chuyển
Đây vừa là chiến lược kinh doanh vừa là chiến lược marketing cực kỳ hiệu quả của Shopee.
Từ một khảo sát, Shopee nhận thấy phí vận chuyển vẫn là một rào cản lớn đối với cả người
mua hàng và người bán hàng khi chuyển từ mua hàng truyền thông sang mua hàng online.
Từ đây, Shopee quyết định xây dựng hệ thống vận chuyển hàng hóa, giao hàng vững chắc,
chuyên nghiệp nhất. Cùng với đó là nhấn mạnh quảng cáo về yếu tố "miễn phí ship" này để
đánh trúng tâm lý thích "freeship" của khách hàng.
+ Slogan bắt tai
Các TVC quảng cáo của Shopee đều xây dựng trên nền nhạc vui nhộn cùng với những câu
slogan ngắn gọn và cực bắt tai như: “Thích shoping, lướt shopee”. Hay, lời bài hát của các
TVC quảng cáo thường rất ngắn gọn, không nhiều từ để người nghe dễ dàng nắm bắt, dễ
dàng thuộc: “Gì cũng có, mua hết ở Shopee”
+ Thánh “bắt trend” với những KOL nổi tiếng:
Câu Slogan nghe vần điệu và vui tai “Thích Shopping, lướt Shopee” được bắt nguồn
từ việc hợp tác giữa Shopee và đại sứ thương hiệu là Sơn Tùng – ca sĩ hot nhất đối với giới
trẻ Việt Nam hiện nay. Với phong cách cá tính và lượng fan hâm mộ cực kỳ đông đảo, nhất
cử nhất động của Sơn Tùng đều tạo thành hot trend được cư dân mạng truyền tai nhau
rầm rộ.
Bùi Tiến Dũng, Bảo Anh và bài hát Baby Shark. Nhắc đến đây chắc hẳn trong đầu
bạn sẽ lại văng vẳng lời bài hát “Cùng Shopee pi pi pi pi pi…”, đây có thể nói là một thành
công và là một cú nổ lớn của Shopee toàn Đông Nam Á.
Có thể thấy rằng, dù không tung ra quá nhiều TVC quảng cáo nhưng mỗi quảng cáo khi
Shopee tung ra đều đạt được kết quả như mong đợi.
+ Màu sắc nổi bật:
Nhìn thấy sắc cam là người ta nhớ ngay đến Shopee. Theo nghiên cứu của các chuyên gia
về tác động màu sắc đến thị giác của con người thi những màu sắc thuộc gam nóng, rực rỡ
sẽ dễ dàng thu hút, tạo ấn tượng mạnh và được ghi nhớ lâu hơn. Có lẽ, chính điều này mà
không phải ngẫu nhiên Shopee lại lựa chọn sắc cam làm màu sắc chủ đạo cho thương hiệu
của mình.
Có thể nói Sea group đang từng bước thực hiện tham vọng xây dựng một hệ thống sinh
thái công nghệ với Shopee Mall, ShopeePay, ShopeeFood và ShopeeExpress Instant.
b. Lazada
- Lazada Group là một công ty thương mại điện tử quốc tế được thành lập bởi Maximilian
Bittner với sự hỗ trợ của Rocket Internet vào năm 2012. Lazada Group là nền tảng thương
mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á.
- Lazada Việt Nam được thành lập vào tháng 3 năm 2012 là một sàn giao dịch thương mại
điện tử, cung cấp sản phẩm trên nhiều ngành hàng khác nhau như nội thất, điện thoại máy
tính bảng, thời trang và phụ kiện, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, đồ chơi và đồ
dùng thể thao.
- Lazada Việt Nam là một phần của Lazada Group thuộc sở hữu tập đoàn Alibaba – tập đoàn
thương mại điện tử đa quốc gia và hiện đang có chi nhánh tại Indonesia, Philippin,
Singapore, Thái Lan và Malaysia.
- Mô hình kinh doanh: Hướng đi của Lazada là mô hình marketplace – là trung gian trong
quy trình mua bán online. Như vậy, ngoại trừ một số trường hợp nhất định (như nhận được
khiếu nại của khách hàng chẳng hạn…), Lazada sẽ không kiểm soát nhiều về chất lượng nhà
bán và sản phẩm của nhà bán.
- Chiến lược Marketing: Trong lĩnh vực TMĐT, chiến lược marketing của Lazada tập trung vào
mảng performance marketing nhằm nâng cao hiệu quả quảng cáo.
Ví dụ như, khi chạy một mẩu quảng cáo của sản phẩm trên internet, họ có thể kiểm
soát được có bao nhiêu người nhìn thấy nó, nhấp vào mẫu quảng cáo đó, rồi từ quảng cáo
đó mà tiến tới mua hàng.
Performance Marketing cho phép marketer sử dụng rất nhiều dữ liệu để phân tích,
phân bổ chi phí hợp lý, tối ưu hóa kết quả kinh doanh. Đối với Lazada, mỗi click của khách
hàng đều đáng giá, họ tận dụng nó targeting và retargeting hiệu quả, đeo bám khách hàng
đã và đang quan tâm tới sản phẩm để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng.
Lazada được coi là một doanh nghiệp thành công trong chương trình tiếp thị liên kết
và phát triển khôn ngoan, phù hợp với đặc thù thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam.
Affiliate marketing (hay còn gọi là tiếp thị liên kết) là phương thức tiếp thị dựa trên nền tảng
Internet trong đó một website sẽ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhiều website khác
mà được hưởng hoa hồng từ phương thức quảng bá này thông qua lượng truy cập của
khách hàng thông qua website. Người tham gia thực hiện hoạt động tiếp thị liên kết sẽ
được thanh toán hoa hồng tiếp thị khi giới thiệu được khách hàng mua sản phẩm hoặc yêu
cầu khác hàng thực hiện một hoạt động bất kỳ theo quy định của chương trình tiếp thị.
2. Thực trạng hiện nay
● Do ảnh hưởng của dịch Covid19, nhiều nơi đã tiến hành giãn cách xã hội, người dân không
thể ra ngoài mua hàng. Điều đó trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hành vi
của người tiêu dùng. Nhiều người đã và đang có xu hướng thay đổi thói quen mua hàng
truyền thống:
- Dễ dàng mua sắm mọi thứ: từ đồ tạp hóa, điện tử, cho đến các dịch vụ giáo dục và đặt
phòng khách sạn chỉ với một cú nhấp chuột hoặc những thao tác đơn giản trên thiết bị di
động thông minh và điều quan trọng là với mức giá rất phải chăng.
- Là xu hướng mới với nhiều cải thiện vượt trội: mang đến trải nghiệm mua sắm hiện đại và
thông minh hơn cho người tiêu dùng; kéo theo là sự lên ngôi của thanh toán không tiền
mặt và dịch vụ logistics.
* Biểu đồ:
Gross order: tổng đơn hàng; Gross Merchandise Value viết tắt GMV - Tổng giá trị giao dịch
(tổng quá trị hàng hóa). Doanh thu: adjust revenue.
Nhìn vào bảng báo cáo ta có thể thấy bức tranh thị trường sôi động hơn bao giờ hết với
những con số đạt mức kỷ lục từ trước đến nay. Chỉ trong vòng 3 tháng của quý I tổng giá trị giao
dịch trên sàn tăng 74,3% đạt 6,3 tỷ đô la cùng với 429,8 triệu đơn hàng. Mức lợi nhuận sàn thu về
được đạt 314 triệu đô la và tăng hơn 110% so với năm 2019. Mức lợi nhuận thu về tăng gấp đôi so
với bình quân so với năm ngoái.
Nhìn vào số liệu đơn hàng bạn cũng có thể thấy được con số tăng đột biến hơn hẳn so với
năm vừa qua. Trong quý I 2019 trung bình mỗi ngày số đơn hàng Shopee nhận được dao động
trong khoảng 2 triệu đơn hàng. Nhưng đến năm 2020 thì con số đã đạt tới 5 triệu đơn hàng. Đây
chắc hẳn là một sự thay đổi rõ rệt trong thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam chỉ
trong vòng 3 tháng đầu năm.
● Trải qua ba làn sóng Covid-19, người dân đã làm quen với việc mua sắm các nhu yếu phẩm
cần thiết qua các kênh online thay vì lo lắng tích trữ hàng hóa quá mức như trước đây. Do
đó, so với đợt giãn cách xã hội lần đầu tiên vào đầu tháng 4-2020, ngành hàng tiêu dùng
nhanh tăng trưởng hơn gấp 3 lần. Bên cạnh đó, các mặt hàng tươi sống và đông lạnh cũng
ghi nhận mức tăng trưởng hơn 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
● Bên cạnh đó, do dịch bệnh nên nhiều tỉnh/thành phố đã và đang tiến hành giãn cách xã hội
nên cũng đã gây ra nhiều khó khăn trong việc giao nhận hàng hóa. Khó khăn về nguồn
cung, chi phí sản xuất tăng cao, chủ yếu do giá một số nguyên vật liệu cơ bản phục vụ sản
xuất như thép và các nguyên phụ liệu trong các ngành sản xuất đồ uống, thực phẩm… Bên
cạnh đó, việc phát sinh nhiều chi phí phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh cũng
ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp. Khó khăn trong giao hàng chặng cuối: do giãn cách xã
hội ở các thành phố lớn nên việc giao hàng gặp rất nhiều khó khăn
3. Sự kết nối của sàn giao dịch điện tử với người bán và người mua
Với diễn biến phức tạp của dịch Covid19, các sàn giao dịch điện tử như Shopee hay Lazada
vẫn luôn hỗ trợ và đồng hành cùng các đơn vị vận chuyển cũng như người tiêu dùng. Mọi hoạt
động vận hành và vận chuyển vẫn diễn ra bình thường, các thông tin về đơn hàng, đơn vị vận
chuyển và vận hành vẫn liên tục được cập nhật.
a. Shopee
Đối với người bán:
● Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thời gian dự kiến lấy hàng của ĐVVC sẽ khác nhau
tùy thuộc vào từng khu vực của người Bán.
- Trường hợp 1: Người Bán có địa chỉ lấy/ giao hàng thuộc khu vực tất cả đơn vị vận chuyển
tạm ngưng hoạt động.
Chi tiết:
+ Toàn bộ khu vực đối với Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
+ 8 Thành phố, Huyện, Thị xã ở Bình Dương.
+ 3 Huyện, Thành phố ở Đồng Nai.
+ Thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) và Thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp).
Chi tiết các khu vực tạm dừng hoạt động: Link 0
- Trường hợp 2: Người Bán có địa chỉ lấy/giao hàng KHÔNG THUỘC khu vực tất cả đơn vị vận
chuyển tạm dừng hoạt động: Thời gian lấy hàng dao động từ 2 đến 5 ngày kể từ khi người
bán hẹn giao hàng cho đơn vị vận chuyển tùy theo khu vực của người bán.
Chi tiết:
+ Miền Bắc: Trung bình từ 2 đến 3 ngày.
+ Miền Trung: Trung bình từ 2 đến 3 ngày.
+ Miền Nam: Trung bình từ 3 đến 5 ngày.
Chi tiết thời gian: Link
● Shopee đã có những thông báo vận hành dành cho Người Bán có địa chỉ lấy/ giao hàng
thuộc khu vực tất cả Đơn vị vận chuyển tạm dừng hoạt động.

(*) Chi tiết các khu vực tạm dừng hoạt động: Link 0
(**)"Đợi vận chuyển sau phong toả"
- Là kênh vận chuyển tạm thời dành cho các đơn hàng có Người mua hoặc Người bán ở khu
vực tất cả các ĐVVC không hoạt động được.
- Người bán không cần xử lý các đơn hàng này cho đến khi các ĐVVC hoạt động trở lại.
- Bật kênh này sẽ giúp Người bán vẫn nhận được đơn hàng mới và dễ dàng lọc ra các đơn
hàng chưa cần xử lý, tránh bị huỷ đơn hàng.
● Về thời gian xử lý đơn hàng trong mùa dịch, nhằm hỗ trợ Người bán, Shopee đã tăng thời
gian xử lý đơn hàng cho các đơn hàng phát sinh từ ngày 05/08/2021, cụ thể như sau:
- Thời hạn nhấn chuẩn bị hàng để không bị tính Tỷ lệ đơn hàng giao trễ: 3 ngày (*)
- Thời hạn nhấn chuẩn bị hàng để đơn hàng không bị HỦY: 13 ngày (*)
- Thời hạn giao hàng cho đơn vị vận chuyển để đơn hàng không bị HỦY: 23 ngày(*)
(*) Tính từ ngày đơn hàng phát sinh

Đối với người mua:


- Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, việc lấy/giao hàng của một (số) đơn vị vận chuyển tại các
khu vực bị giãn cách/cách ly có thể chậm hơn dự kiến. Shopee vẫn đang tiến hành xử lý và
thông báo định vị đơn hàng tới người mua. Trong trường hợp đơn hàng đang ở trong khu
vực bị giới hạn vận chuyển và không thể lấy/giao hàng, Shopee sẽ hỗ trợ người mua hủy
đơn hàng và được hoàn tiền về ví điện tử Shopee Pay nếu đơn hàng đã được thanh toán.
- Các chương trình Khuyến mãi hằng ngày, tích lũy Shopee Xu, xem Shopee Live, đăng bài
trên Shopee Feed,… vẫn sẽ diễn ra bình thường.
Đối với đơn vị vận chuyển:
Shopee đã cập nhật tình trạng hoạt động của các đơn vị vận chuyển trong thời gian dịch
bệnh đang diễn biến phức tạp.
Dưới đây là 2 biểu đồ về tỷ lệ % tắt tuyến ở 2 trung tâm lớn của cả nước là Hà Nội và Tp.
HCM
- Tỷ lệ tắt tuyến của các đơn vị vận chuyển tại Hà Nội
+ Giao hàng nhanh: xấp xỉ 30%
+ GHTK: xấp xỉ 17%
+ J&T: Xấp xỉ 18%
+ VPT: 100% (tắt tuyến toàn bộ)
+ Best express: khoảng 45%
+ VNP: xấp xỉ 0.34%
- Tỷ lệ tắt tuyến của các đơn vị vận chuyển tại Tp. HCM: Tất cả các đơn vị vận chuyển tắt
tuyến 100%.
Chi tiết: Link 1
b. Lazada
● Cũng giống như Shopee, Lazada liên tục cập nhật các thông tin về việc hoạt động của các
đơn vị vận chuyển theo từng khu vực đang bị dịch bệnh ảnh hưởng.

Nhìn chung, đa phần các hoạt động nhận hàng và hoàn trả hàng đều đã dừng lại, đảm bảo đúng
yêu cầu giãn cách xã hội theo quy định của nhà nước, đảm bảo an toàn mùa dịch.
● Lazada cũng đã đưa ra hướng dẫn xử lý đơn hàng dành cho các nhà bán hàng, hỗ trợ tối đa
các nhà bán hàng đang nằm trong vùng dịch cũng như ngoài vùng dịch.
Đối với các đơn hàng được tạo từ ngày 22/08/2021, Nhà bán hàng trong khu vực Đơn vị vận chuyển
dừng hoạt động có 2 lựa chọn:
- Lựa chọn 1: Duy trì hoạt động gian hàng để đảm bảo chất lượng truy cập ổn định từ sàn:
Nhà bán hàng vẫn có thể bật gian hàng và tiếp tục nhận đơn hàng mới. Tuy nhiên, Nhà bán
hàng không xử lý và không bấm Sẵn sàng giao cho các đơn này cho đến khi có thông báo
mới của Lazada về thời gian có thể xử lý đơn hàng.
- Lựa chọn 2: Tạm ngừng hoạt động vì các yếu tố bất khả kháng: Nhà bán hàng có thể bật
chế độ Nghỉ lễ hoặc liên hệ với đội ngũ PSC để được hỗ trợ khóa OVL (giới hạn đơn hàng
hằng ngày).
Đối với các Nhà bán hàng nằm trong các khu vực khác:
- Đơn hàng có địa chỉ khách hàng nằm trong khu vực ĐVVC dừng hoạt động Giao hàng: Nhà
bán hàng tạm ngừng thực hiện đơn hàng và không bấm Sẵn sàng giao cho đến khi có
thông báo mới của Lazada.
- Đơn hàng có địa chỉ khách hàng nằm trong khu vực khác: Nhà bán hàng xử lý đơn hàng
bình thường và bàn giao cho ĐVVC. Thời gian xử lý được gia hạn đến 12 nhày.
Đối với đơn vị giao hàng: Link 2

Link ppt online:


https://docs.google.com/presentation/d/1ldwWdMxrxbICKX0BDhJmlkfhKG9wzmaJ/edit?usp=drive
_web&ouid=101995459503252730385&rtpof=true

Link ppt pdf:


https://drive.google.com/file/d/1oZYGCXl8hV8s1tfQsN3Xw8l1gzVAi-UE/view

You might also like