You are on page 1of 8

Hãy tìm hiểu "Báo cáo EBI 2021 v3.0.

pdf" của Việt Nam và 1 số thông tin trên


Internet để trả lời các câu hỏi sau:
1) Tóm tắt tình hình TMĐT của VN trong năm 2021 (chỉ phần tổng quan)? Đâu là yếu
tố mình cảm thấy ấn tượng nhất và vì sao? Đâu là vấn đề lớn nhất của TMĐT VN?
Hãy đề xuất những giải pháp?
2) Tháng 3/2021, VECOM cùng Google phối hợp với các đối tác sẽ địa chương trình
Retail University trở lại nhằm giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của
thị trường Việt Nam:
a) Xây dựng Website và Thương hiệu online chuyên nghiệp và Đo lường các chỉ số
quan trọng với Google Tag Manager
b) Phân tích hiệu quả kinh doanh và marketing với Google Analytics và Tối đa hiệu
quả quảng cáo với Google Smart Shopping
c) Tăng trưởng bán lẻ với mô hình Omni-channel và giải pháp thúc đẩy thanh toán, xử
lý đơn hàng đa kênh
Trong những phần trên bạn ấn tượng nhất chương trình nào? Hãy mô tả chi tiết về
chương trình đó.
* Ấn tượng nhất là :
1. Bán hàng đa kênh – Omnichannel là gì?
Omnichannel là giải pháp bán hàng đa kênh, tiếp thị đa điểm từ offline đến online.
Trong mô hình này, quy trình bán hàng sẽ được đồng bộ trên tất cả các kênh và quản
lý một cách tập trung trên một hệ thống duy nhất.
Chiến lược bán hàng đa kênh Omnichannel phù hợp để áp dụng với mô hình kinh
doanh nhà hàng 
Bạn cần phân biệt được sự khác biệt giữa hai mô hình Omnichannel và Multichannel.
Cũng là bán hàng trên nhiều kênh khác nhau, nhưng Multichannel không đem lại trải
nghiệm người dùng theo mô hình liền mạch, nhất quán. Mô hình Omnichannel thì
không chỉ dừng lại ở việc bán hàng, nó tạo ra sự thống nhất giữa các kênh từ cách tiếp
thị, trải nghiệm dịch vụ cho tới chăm sóc khách hàng để tạo ra trải nghiệm tốt nhất. 
2. Vì sao nên áp dụng bán hàng đa kênh – Omnichannel vào kinh doanh nhà
hàng?
Omnichannel được xem là phương thức bán lẻ đa kênh mang lại nhiều lợi ích đáng
kinh ngạc khi kinh doanh nhà hàng, quán ăn hiện nay:
Nâng cao và đồng bộ hóa trải nghiệm khách hàng
Mô hình Omnichannel là giải pháp có khả năng đáp ứng từng giai đoạn mua hàng
khác nhau của thực khách. Tất cả các kênh đều được đồng bộ và vận hành trên cùng
một hệ thống duy nhất. Vì vậy, từ lúc khách hàng bắt đầu tìm hiểu về thương hiệu, sản
phẩm cho đến khi sử dụng dịch vụ và các chương trình chăm sóc khách hàng đều
được đảm bảo nhất quán, liền mạch trong trải nghiệm. 
Nói một cách dễ hiểu hơn, cho dù thực khách biết đến bạn qua kênh thông tin online
hay qua địa chỉ cửa hàng, thực khách đặt mua online hay dùng bữa trực tiếp đều sẽ
nhận được trải nghiệm giống nhau về phong cách, thực đơn và thái độ phục vụ. 
Thúc đẩy gia tăng doanh thu hiệu quả
Khi áp dụng mô hình bán hàng đa kênh, nhà hàng có khả năng mở rộng mức độ phủ
sóng và gia tăng độ nhận biết thương hiệu trên mọi “mặt trận” bán hàng. Từ đó, lượng
khách hàng tiếp cận được tới sản phẩm của bạn cũng ngày càng đông. 

Bán hàng đa kênh giúp thúc đẩy doanh thu cho nhà hàng
Đặc biệt, lợi ích lớn nhất của mô hình Omnichannel là mang đến cho khách hàng
những trải nghiệm mua sắm tốt nhất dù họ dùng dịch vụ qua hình thức nào. Điều này
sẽ tác động mạnh tới tâm lý mua hàng, thúc đẩy khách hàng mua nhiều hơn, hình
thành tập khách hàng trung thành. Từ đó, doanh thu của nhà hàng sẽ tăng trưởng đều
đặn và bền vững. 
Thấu hiểu và chăm sóc khách hàng tốt hơn
Omnichannel cho phép nhà hàng thu thập đầy đủ thông tin cần thiết của khách hàng
cũng như thói quen mua sắm của họ. Qua đó, bạn hoàn toàn có thể phác họa chân
dung khách hàng mục tiêu để xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn. 
Hơn nữa, thông tin về lịch sử mua hàng giúp bạn hoàn toàn có thể nghiên cứu được sở
thích cũng như tâm lý mua hàng của họ. Khi dùng bữa tại nhà hàng họ thường ăn món
nào? Món nào bán chạy nhất khi bán online? Giá trị mỗi đơn hàng offline và online
dao động trong khoảng bao nhiêu? Đây là những dữ liệu đắt giá để bạn điều chỉnh kế
hoạch kinh doanh trong tương lai. 
3. Cách thức nhà hàng triển khai chiến lược bán hàng đa kênh – Omnichannel 
3.1. Bán hàng đa kênh
Với đặc thù từng sản phẩm và phân khúc, từng thương hiệu F&B sẽ có các cách tiếp
cận khách hàng trên các kênh khác nhau. Ở đâu có khách hàng, ở đó thương hiệu cũng
phải có mặt. Lĩnh vực kinh doanh ăn uống hiện nay sở hữu những kênh bán hàng
chính sau:
– Kênh offline: Dùng bữa tại nhà hàng.
– Kênh online: Mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo, Tiktok), Ứng dụng trên di
động (app tự xây dựng hoặc app của đối tác thứ 3 như GrabFood, ShopeeFood,
Baemin,…), Website (web tự thiết kế hoặc sử dụng nền tảng của đối tác công nghệ
iPOS Web order). 

Hiện nay có rất nhiều kênh bán hàng để các thương hiệu F&B mở rộng và phát triển
Nếu nhà hàng có nguồn lực nhân sự và tài chính hạn hẹp, bạn không cần ôm đồm quá
nhiều kênh cùng một lúc. Không phải xây dựng mà mở rộng càng nhiều kênh bán
hàng càng tốt, quan trọng là nhà hàng bạn có kênh nào, bạn cũng phải cố gắng tối ưu
trải nghiệm người dùng ở đó. Cho dù nhà hàng tập trung phát triển kênh nào, hãy luôn
luôn lấy khách hàng là trọng tâm để phát triển. Hãy tìm cách cải thiện hành trình mua
hàng của thực khách từ việc lựa chọn món, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng, đảm
bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ.
Để thực hiện đúng mô hình Omnichannel, nhà hàng phải tạo ra trải nghiệm khách
hàng đồng đều, nhất quán giữa các kênh. Hãy đảm bảo rằng khách hàng của bạn đều
phải nhận được một trải nghiệm đồng nhất về không gian, phong cách phục vụ, chất
lượng món ăn,… cho dù họ dùng bữa tại cửa hàng hay đặt online qua bất kỳ kênh nào.
Ví dụ, nếu bạn ưu tiên trả đơn cho các tài xế giao hàng của GrabFood trước, còn đơn
đặt hàng từ Fanpage Facebook thì phản hồi chậm, thì từ lần sau khách hàng sẽ chỉ đặt
hàng qua ứng dụng mà thôi. Khi vào ứng dụng của bên thứ 3, khách hàng sẽ có nhiều
lựa chọn khác và có thể bạn sẽ đánh mất khách hàng vào tay đối thủ. 
3.2. Tiếp thị đa điểm
Khi bán hàng đa kênh, bạn có thể thu thập dữ liệu của khách hàng từ rất nhiều nguồn
khác nhau. Những dữ liệu quý giá này sẽ hỗ trợ nhà hàng thực hiện các chương trình
tiếp thị hiệu quả hơn. Một người dùng tiềm năng sẽ chuyển đổi thành khách hàng của
bạn nếu họ được cung cấp thông tin đúng và đủ trong hoàn cảnh phù hợp. Không chỉ
cần xuất hiện trên nhiều kênh, bạn còn phải tạo ra được sự kết nối và “rượt đuổi” để
chinh phục được khách hàng. Đây còn được gọi là phương pháp Remarketing (tiếp thị
lại). 

Tiếp thị lại giúp tăng khả năng đặt hàng của thực khách
Remarketing được xem là chiêu thức giúp gia tăng doanh số một cách hiệu quả bằng
cách khơi gợi lại nhu cầu mua sắm của khách hàng. Chẳng hạn, khi khách hàng đang
xem các món ăn trên website của bạn, nhưng vì lỗi mạng nên họ bị thoát ra. Sau đó,
vào giờ ăn trưa, khi người đó đang lướt Facebook thì lại thấy quảng cáo đồ ăn của
bạn. Sự  “rượt đuổi” này sẽ khơi gợi lại ý định và thúc đẩy họ quyết định đặt món.
Ngoài ra, hãy remarketing những đối tượng đã từng sử dụng dịch vụ để nhắc nhớ họ
quay lại lần sau. 
3.3. Quản lý tập trung 
Việc xử lý riêng lẻ đơn hàng trên nhiều kênh lại mất nhiều thời gian, dễ xảy ra thông
tin sai lệch. Càng sử dụng nhiều giải pháp phần mềm vào việc vận hành nhà hàng thì
việc quản lý sẽ càng phức tạp và khó duy trì tính nhất quán. Mỗi lần bạn cập nhật giá
hoặc chạy chương trình khuyến mại sẽ phải sửa đổi nhiều lần trên nhiều hệ thống khác
nhau, vừa tốn công sức mà rất dễ dẫn đến sai sót.
Khi áp dụng mô hình Omnichannel vào kinh doanh nhà hàng, chủ quán nên sử dụng
phần mềm quản lý bán hàng có tính năng quản lý tập trung, có khả năng cập nhật, xử
lý thông tin từ nhiều kênh một cách đồng bộ và chính xác. 

Quản lý tập trung là ưu điểm khác biệt của mô hình bán hàng đa kênh Omnichannel 
Phần mềm quản lý nhà hàng iPOS sẽ giải quyết bài toán quản lý đơn hàng online đa
kênh bằng việc kết nối giải pháp iPOS Call Center. Toàn bộ đơn hàng từ các kênh
online nội bộ như điện thoại, website, Facebook, Zalo,… được tập trung xử lý tại một
nơi duy nhất. Theo đó, đơn hàng được chuyển trực tiếp đến máy POS bán hàng giúp
bạn không phải mất thời gian nhập liệu, hạn chế sai sót, quản lý dễ dàng hơn với hệ
thống đối soát tự động. Ngoài ra, phần mềm cũng tích hợp thêm các giải pháp khác
như chăm sóc khách hàng, quản lý kho, phần mềm kế toán, quản lý từ xa,… và đồng
bộ dữ liệu trên cả hệ thống. 
Phần mềm quản lý nhà hàng iPOS giúp quản lý đơn hàng đa kênh hiệu quả

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-day-kinh-doanh-truc-tuyen-cua-doanh-
nghiep-ban-le-79935.htm

https://www.pos365.vn/omnichannel-la-gi-6059.html

Khách hàng luôn có xu hướng không muốn bị ép buộc hay làm phiền một cách
quá mức khi đang mua hàng. Khi đó,càng cung cấp cho khách hàng nhiều
phương thức tương tác thích hợp, tiện lợi thì khách hàng càng dễ dàng tiếp nhận
cũng như tạo được ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. 

Việc tương tác và hỗ trợ khách hàng tốt hơn cũng giúp gia tăng mức độ mua
hàng cũng như cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất về sản phẩm. Khi
nhận được sự hỗ trợ, tư vấn kịp thời của bên bán, khách hàng sẽ dễ dàng lựa
chọn và lựa chọn đúng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Tránh những
trường hợp khách hàng lựa chọn những sản phẩm không ứng ý từ đó mà mất đi
một lượng khách một cách không đáng.
Việc để lại ấn tượng trong tâm trí khách hàng là điều vô cùng cần thiết với
những doanh nghiệp kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực bán lẻ. Hàng ngày,
khách hàng phải tiếp cận với một lượng lớn thông tin từ nhiều nền tảng khác
nhau, để tạo được điểm nhấn cho sản phẩm trong tâm trí khách hàng cần phải
cho thương hiệu, sản phẩm xuất hiện nhiều trước mặt người tiêu dùng.

Đó cũng là lý do tại sao mà doanh nghiệp hiện nay đang ngày càng gia tăng mức
độ tiếp cận với khách hàng trên nhiều kênh và nhiều cách khác nhau. Việc cung
cấp cho khách hàng những trải nghiệm nhất quán là cách tốt nhất giúp cho
khách hàng quen với thương hiệu.

Việc tương tác nhiều với khách hàng trên các kênh khác nhau sẽ giúp bạn giải
quyết nhanh và kịp thời những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải khi mua
hàng. Từ đó mà đưa ra những phản hồi cũng như sự thấu hiểu và đồng cảm với
khách hàng. 

Bên cạnh đó, việc tương tác nhiều với khách hàng giúp cho tìm ra được những
điểm thiếu sót của sản phẩm, dịch vụ từ những phản hồi của khách. Từ đó có thể
rút ra được kinh nghiệm cũng như hoàn thiện tốt hơn sản phẩm và dịch vụ của
mình sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu và trải nghiệm của khách hàng. Khi
khách hàng thấy hài lòng thì họ cũng sẽ sẵn sàng đánh giá cao hoặc giới thiệu
cho nhiều người cùng trải nghiệm dịch vụ.

You might also like