You are on page 1of 133

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TEÁ Tp.HCM


---------------

NGUYỄN VĂN BA

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM


GỖ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN, THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Thương mại
Mã số: 60.34.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


GS.TS Võ Thanh Thu

TP.Hồ Chí Minh- Năm 2009


LỜI CAM ĐOAN

Kính thưa Quý thầy cô, Quý bạn đọc!


Em cam đoan rằng đề tài này là do em tự nghiên cứu. Mọi số liệu, bản biểu được
trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng. Mọi sai trái em hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
TP. Hồ Chí Minh, năm 2009
Người cam đoan

Nguyễn Văn Ba
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
5. Tính mới của đề tài
6. Bố cục của đề tài
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
KHÓ KHĂN, HƯỚNG TỚI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ
SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.1. Một số vấn đề về chiến lược và quản trị chiến lược ......................................... 1
1.1.1. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................1
1.1.1.1. Chiến lược ...........................................................................................1
1.1.1.2. Xây dựng chiến lược .......................................................................... 2
1.1.1.3. Quản trị chiến lược..............................................................................2
1.1.2. Nội dung các loại hình chiến lược chủ yếu.................................................... 2
1.1.2.1. Các chiến lược kết hợp....................................................................... 2
1.1.2.2. Chiến lược thâm nhập thị trường ....................................................... 2
1.1.2.3. Chiến lược phát triển thị trường ......................................................... 3
1.1.2.4. Chiến lược phát triển sản phẩm.......................................................... 3
1.1.2.5. Chiến lược liên doanh ........................................................................ 3
1.1.3. Vai trò của chiến lược đối với hoạt động xuất nhập khẩu ............................. 3
1.1.4. Quy trình xây dựng chiến lược ...................................................................... 3
1.1.4.1. Xác định mục tiêu chiến lược............................................................. 3
1.1.4.2. Nghiên cứu các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến ngành gỗ
xuất khẩu sang Nhật Bản ................................................................................. 3
1.1.4.2.1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô................................................ 4
1.1.4.2.2. Các yếu tố của môi trường vi mô.................................................4
1.1.4.3. Nghiên cứu tình hình nội bộ công ty.................................................. 5
1.1.5. Xây dựng các phương án chiến lược ..............................................................5
1.1.5.1. Ma trận EFE ...................................................................................... 5
1.1.5.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh............................................................... 6
1.1.5.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (ma trận IFE) ........................ 6
1.1.5.4. Ma trận SWOT ................................................................................... 6
1.1.6. Lựa chọn chiến lược........................................................................................7
1.2. Giới thiệu tổng quan về thị trường đồ gỗ Nhật Bản ......................................... 7
1.2.1. Tiềm năng của thị trường đồ gỗ Nhật Bản............................................ 7
1.2.2. Quy mô thị trường đồ gỗ Nhật Bản....................................................... 8
1.2.3. Các kênh phân phối hàng đồ gỗ nhập khẩu của Nhật Bản.................... 9
1.2.4. Nguồn nhập khẩu đồ gỗ Nhật Bản ........................................................ 9
1.2.5. Các định chế và đòi hỏi của thị trường đồ gỗ Nhật Bản ..................... 10
1.2.5.1. Các quy định pháp luật và thủ tục khi nhập khẩu........................ 10
1.2.5.2. Các quy định pháp luật khi kinh doanh đồ gỗ ............................. 10
1.2.6. Chính sách thuế quan .......................................................................... 12
1.2.7. Tình hình thị trường đồ gỗ Nhật Bản .................................................. 12
1.2.8. Sở thích của người tiêu dùng Nhật Bản đối với sản phẩm gỗ............. 13
1.3. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của các doanh
nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước .................................................. 14
1.3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc ............... 14
1.3.2. Kinh nghiệm xuất khẩu của Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành ..... 16
1.3.3. Bài học rút ra từ việc tham khảo kinh nghiệm xuất khẩu của một
số doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước .......................... 16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 17
CHUƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Giới thiệu tổng quan về ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam .............................19
2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản trong năm 2007............................................................. 20
2.2.1. Sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản so với việc xuất sang Mỹ và EU
....................................................................................................................... 25
2.2.2. Kim ngạch và tốc độ phát triển xuất sản phẩm gỗ sang Nhật qua các
năm so với Mỹ và EU .................................................................................... 25
2.2.3. Hình thức xuất khẩu sang Nhật Bản trong thời gian qua .................... 26
2.2.4. Thực trạng về Logistic cho xuất khẩu đồ gỗ trong thời gian qua ....... 27
2.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn- hạn chế, tồn tại, thách thức, triển vọng
của ngành gỗ Việt Nam khi xuất sang Nhật Bản ................................................... 28
2.3.1. Những Thuận lợi ................................................................................. 28
2.3.2. Những khó khăn- hạn chế ................................................................... 29
2.3.3. Những tồn tại....................................................................................... 31
2.3.4. Những thách thức ................................................................................ 31
2.3.5. Triển vọng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
trong năm 2009 và trong những năm sắp tới..................................................32
2.3.6. Đánh giá về chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là
Bộ Công thương) và của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ .............. 33
2.3.6.1. Đánh giá về chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại
(nay là Bộ Công thương)....................................................................... 33
2.3.6.2. Đánh giá thực trạng chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ sang
Nhật Bản của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ....................... 34
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu sang
Nhật Bản ................................................................................................................ 35
2.4.1. Phân tích môi trường bên ngoài ...............................................................
2.4.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô............................................................. 36
2.4.1.1.1. Yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội ................................................. 36
2.4.1.1.2. Yếu tố chính trị, pháp luật, chính phủ....................................... 37
2.4.1.1.3. Yếu tố khoa học, công nghệ...................................................... 39
2.4.1.1.4. Yếu tố môi trường tự nhiên....................................................... 40
2.4.1.2. Phân tích môi trường vi mô.............................................................. 40
2.4.1.2.1. Các đối thủ cạnh tranh .............................................................. 40
2.4.1.2.2. Khách hàng ............................................................................... 42
2.4.1.2.3. Nhà cung ứng nguyên liệu ........................................................ 42
2.4.1.2.4. Sản phẩm thay thế..................................................................... 43
2.4.1..3. Ma trận đánh giá các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài
Đến ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật (ma trận EFE)....................................... 44
2.4.1.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Việt Nam về đồ gỗ xuất khẩu sang
thị trường Nhật Bản so với các đối thủ.......................................................... 46
2.4.2. Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp............................................. 47
2.4.2.1. Nguồn nhân lực ................................................................................ 48
2.4.2.2. Nguồn vốn ........................................................................................ 49
2.4.2.3. Nghiên cứu và phát triển .................................................................. 49
2.4.2.4. Công tác Marketing.......................................................................... 50
2.4.2.5. Sản xuất, quản lý .............................................................................. 52
2.4.2.6. Công tác thông tin ............................................................................ 52
2.4.2.7. Ma trận đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp sản xuất và
xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản (Ma trận IEF) .................................. 53
2.4.3. Ma trận SWOT chưa đầy đủ đánh giá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm
gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản ......................................................... 54
TÓM TẮT CHƯƠNG 2......................................................................................... 56
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, HƯỚNG TỚI ĐẨY
MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN.
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất
khẩu sang thi trường Nhật Bản, hướng phát triển của ngành đồ gỗ xuất khẩu...... 58
3.1.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh
xuất khẩu thị trường Nhật Bản ...................................................................... 58
3.1.2. Phương hướng phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu ............................... 59
3.2. Ma trận SWOT- xây dựng chiến lược............................................................. 60
3.3. Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM).............................61
3.3.1. Chiến lược phát triển thị trường .......................................................... 62
3.3.1.1. Cơ sở xây dựng chiến lược phát triển thị trường ......................... 62
3.3.1.2. Nội dung chiến lược phát triển thị trường ................................... 62
3.3.2. Chiến lược phát triển sản phẩm........................................................... 64
3.3.2.1. Cơ sở xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm.......................... 64
3.3.2.2. Nội dung chiến lược phát triển sản phẩm .................................... 65
3.4. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản .. 67
3.4.1. Giải pháp giải quyết khó khăn về vốn, tạo vốn cho sản xuất và xuất
khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản.................................................................. 67
3.4.2. Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất ............................ 68
3.4.2.1. Nhóm giải pháp Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn............................................................................................................68
3.4.2.2. Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ......... 69
3.4.3. Giải pháp nâng cao, đổi mới công nghệ sản xuất................................ 70
3.4.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ................................................... 70
3.4.5. Giải pháp về Marketing, xây dựng thương hiệu ................................. 71
3.5. Kiến nghị......................................................................................................... 73
3.5.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
để giải quyết nguyên liệu cho sản xuất.......................................................... 73
3.5.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính, ngân hàng Nhà nước để giải quyết vấn đề
vốn , thuế và nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp .................... 74
3.5.3. Kiến nghị đối với Bộ Giao thông Vận tải về vấn đề phát triển cơ sở hạ
tầng phục vụ sản xuất xuất khẩu.................................................................... 75
3.5.4. Kiến nghị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực.......................................................................................................... 76
3.5.5. Kiến nghị với doanh nghiệp ................................................................ 76
3.5.6. Kiến nghị đối với các Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, các Hội ở
địa phương ..................................................................................................... 77
3.6. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ vào thị
trường Nhật Bản..................................................................................................... 78
3.7. Khuyến nghị cho nghiên cứu tiếp theo ........................................................... 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 79
KẾT LUẬN............................................................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 83
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BSL: Đối với các sản phẩm không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật JAS và luật JIS.
CIF: Cost Insurance and freight (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận tải)
CN: Công nhân
CP: Chính phủ
CSHT: Cơ sở hạ tầng.
DN: Doanh nghiệp
ĐK: Điều kiện
EU: European Union (Liên Minh Châu Âu)
EFE: External factor evaluation (ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài)
EXPO: Hội chợ đồ gỗ và thủ công Mỹ nghệ
FSC: Forest Stewardship Council (Hội đồng quản trị rừng thế giới)
FOB : Free on Board ( giao hàng qua lan can tàu)
FDI: Foreign direct investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
GDP: Gross domestic product: (tổng thu nhập quốc nội)
IFE: Internal factor evaluation (ma trận đánh giá các yếu tố bên trong)
JAS: Luật Về tiêu chuẩn hoá và dán nhãn các nông lâm sản (viết tắt là JAS) của Nhật
Bản
JIS: Luật về tiêu chuẩn cơ bản trong công nghiệp (JIS) của Nhật Bản
KT: Kinh tế
NXB: Nhà xuất bản
NB: Nhật Bản
NL: Nguyên liệu
NC: Nghiên cứu
PT: Phát triển
QL: Quản lý
SWOT: Strenghts, weakness, opportunities, Threats (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy

SGGP: Sài Gòn Giải phóng
SP: Sản phẩm
TTXVN: Thông Tấn xã Việt Nam
TT: Thị trường
USD: United States Dollars (đô la Mỹ)
WTO: World trade organization (Tổ chức Thương mại thế giới)
Vifores: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
VN: Việt Nam
XK: Xuất khẩu
DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT Tên bảng/biểu Trang


Biểu đồ 2.1 Xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ Trang 20
giai đoạn 2005-2007.
Biểu đồ 2.2 Xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Nhật Trang 22
Bản giai đoạn 2005-2007.
Biểu đồ 2.3 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam Trang 24
sang thị trường Nhật Bản so sánh với thị
trường Mỹ và EU qua các năm.
Bảng 2.1 Một số thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Trang 23
Nam năm 2007.
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam Trang 24
sang thị trường Nhật Bản so sánh với thị
trường Mỹ và EU qua các năm.
DANH MỤC PHỤ LỤC
STT Tên phụ lục Trang
Phụ lục 1 Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sản phẩm Trang 1
cửa gỗ vào Nhật Bản.
Phụ lục 2 Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam năm 2007 Trang 2
Phụ lục 3 Một số văn bản của Nhà nước có liên quan đến Trang 19
ngành đồ gỗ.
Phụ lục 4 Thống kê rừng và sản lượng gỗ khai thác qua Trang 22
các năm.
Phụ lục 5 Các chỉ tiêu về dân số và lao động sử dụng Trang 22
trong ngành gỗ.
Phụ lục 6 Thống kê nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu của Trang 22
Việt Nam từ các nước.
Phụ lục 7 Tổng quan về việc cổ phần hoá doanh nghiệp Trang 23
và thu hút vốn FDI vào ngành đồ gỗ.
Phụ lục 8 Thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu bốn tháng Trang 24
đầu năm 2008.
Phụ lục 9 Giải thích thêm về ma trận hình ảnh cạnh tranh Trang 25
Phụ lục 10 Danh mục các công ty được chọn lọc phân tích, Trang 27
đánh giá.
Phụ lục 11 Kết quả khảo sát, thống kê. Trang 30
LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại đây, ngành đồ gỗ xuất
khẩu của Việt Nam ta luôn gặt hái được nhiều thành quả rất to lớn, kim ngạch xuất
khẩu năm sau luôn lớn hơn năm trước và đã đóng góp to lớn vào sự phát triển chung
của nền kinh tế nước nhà. Đối với thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ, Nhật Bản luôn là
một trong ba thị trường xuất khẩu lớn, trọng điểm của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt
Nam. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Nhật Bản này vẫn
còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành. Bên cạnh đó,
việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản còn gặp
nhiều khó khăn về thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất, thiếu vốn, năng lực chế biến của
doanh nghiệp còn yếu… cộng với thách thức về cạnh tranh rất gây gắt trong việc giành
thị trường với các doanh nghiệp cùng ngành của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,
thách thức về áp lực thiếu hụt nguyên liệu.... Đặc biệt, trong năm 2008 và năm 2009
này, sự suy thoái kinh tế thế giới và khủng hoảng tài chính toàn cầu đang tác động xấu
đến xuất khẩu Việt Nam nói chung và mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản nói
riêng. Do đó, việc đưa ra những chiến lược và giải pháp để khắc phục khó khăn, hướng
tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong lúc
này là mang tính cấp bách và rất thiết thực. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé
kiến thức đã học, đã tìm tòi, đã xâm nhập thực tế, em đã mạnh dạng chọn đề tài
“Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, thực
trạng và giải pháp” nhằm giúp cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm
gỗ Việt Nam có được cái nhìn tổng quát lại toàn cảnh bức tranh của ngành gỗ xuất khẩu
Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Từ đó nghiên cứu, vận dụng linh hoạt các giải
pháp vào điều kiện thực tiễn, phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp mình, giải quyết khó
khăn, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường đồ gỗ Nhật Bản.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về chiến lược, làm nền tảng cho việc đưa ra
các chiến lược và giải pháp để khắc phục khó khăn, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu
sản phẩm gỗ cho các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
- Nghiên cứu kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của
các doanh nghiệp Trung Quốc, của doanh nghiệp nghiệp Việt Nam, từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm áp dụng vào điều kiện thực tiễn cho các doanh nghiệp sản xuất và
xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam khi xuất sản phẩm đồ gỗ vào Nhật Bản.
- Đánh giá một cách tổng quát về thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua. Rút ra được những giải pháp đẩy mạnh
xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản.
- Nghiên cứu xây dựng đưa ra các chiến lược và giải pháp để đẩy mạnh xuất
khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản, đưa ra các
kiến nghị đối với Hiệp hội ngành gỗ, kiến nghị với Bộ Công thương, Bộ Giao thông
Vận tải, ngân hàng Nhà nước… trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật
Bản cho các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở nền tảng lý luận về chiến lược, kết hợp với việc thu thập số liệu
sơ cấp, thứ cấp, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà Quản trị của các công ty
đang sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật, lấy số liệu từ các Niên giám Thống
kê, các tạp chí chuyên ngành đồ gỗ, sách, báo, internet…Ngoài ra, thông qua việc việc
đi khảo sát từ thực tế và bằng phương pháp thống kê, tổng hợp, chọn lọc từ 141 doanh
nghiệp, sử dụng phần mềm Exel phân tích, đánh giá, từ đó tác giả đưa ra chiến lược và
giải pháp (xin xem kết qủa khảo sát nêu ở phụ lục 10, 11).
4. Đối tượng và phạm vi của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật
Bản.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được được nghiên cứu dựa trên tình hình xuất nhập
khẩu của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản từ năm 2004 đến nay.
- Phạm vị không gian: Nghiên cứu một số doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu
sản phẩm gỗ ở hai cụm có kim ngạch xuất khẩu cao là cụm Thành Phố Hồ Chí Minh-
Bình Dương- Đồng Nai, cụm Bình Định- Tây Nguyên, nghiên cứu thị trường đồ gỗ
Nhật Bản.
- Trong phạm vi đề tài này, em chỉ tập trung vào nghiên cứu ngành gỗ xuất khẩu
Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, đưa ra chiến lược và các giải pháp mang tính vĩ
mô, để từ đó các doanh nghiệp có thể vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tiễn, phù
hợp với khả năng, thế mạnh, thuận lợi riêng ở mỗi doanh nghiệp.
5. Tính mới của đề tài
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đã nghiên cứu trước các đề tài nghiên cứu của
các tác giả sau đây:
- Nhan Phương Thy (2004), Chiến lược Marketing xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt
Nam sang thị trường EU.
- Đỗ Kim Vũ (2005), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ ở Thành Phố Hồ Chí Minh sang thị trường Hoa Kỳ.
- Đỗ Nguyễn Ngân Tuyền (2006), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho
các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ Thành Phố Hồ Chí Minh sang thị trường
EU.
- Trần Thanh Sơn (2006), Chiến lược phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt
Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015.
- Đỗ Đoan Trang (2007), Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển
ngành đồ gỗ xuất khẩu tại tỉnh Bình Dương sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
- Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), Chiến lược đạt mục tiêu kim ngạch
xuất khẩu 5.56 tỷ USD vào năm 2010 và đạt 7 tỷ USD vào năm 2020.
Các đề tài có liên quan trên chưa đề cập hoặc ít đề cập đến thị trường đồ gỗ Nhật
Bản, chưa đưa ra các chiến lược và giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản cho năm 2009 và cho những năm tới.
Đề tài này được nghiên cứu sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO và sau sự
kiện hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản đã nhấn mạnh quyết tâm đẩy mạnh quan hệ
hai bên “hướng tới xây dựng một đối tác chiến lược vì hoà bình, phồn vinh ở châu Á”
trong năm 2006 và sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm
Nhật Bản vào tháng 11 năm 2007. Tính mới của đề tài so với các đề tài thể hiện qua:
- Đánh giá lại chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là Bộ
Công thương), của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ sản xuất và xuất khẩu sản
phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản.
- Thông qua việc tổng hợp, phân tích tất cả các khía cạnh, từ những mặt thuận
lợi, khó khăn cũng như các thách thức mà ngành mà ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam ta
sang Nhật Bản đang phải đối mặt, từ đó người viết đưa ra các chiến lược: Chiến lược
phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm, và những giải pháp cụ thể, chi tiết
cho việc giải quyết vấn đề vốn cho hoạt động sản xuất, giải quyết tình trạng thiếu hụt
nguyên liệu, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới máy móc, công nghệ sản xuất, góp
phần với Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong
việc quản lý, thúc đẩy sự phát triển của ngành gỗ nói chung và đối với các doanh
nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản nói riêng, giúp doanh nghiệp
khắc phục được những khó khăn, vượt qua thách thức, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu sản
phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản.
- Đưa ra các kiến nghị với Chính Phủ, Bộ Công thương, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản
Việt Nam, Bộ Tài chính, góp phần khắc phục những khó khăn, thách thức hiện tại,
hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
cho năm 2009 và cho những năm sắp tới.
6. Bố cục của đề tài
Đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng
tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật .
Nội dung cơ bản của chương 1: Lấy cơ cở nền tảng khoa học về xây dựng chiến
lược, phân tích thị trường đồ gỗ Nhật Bản từ các khía cạnh tiềm năng, quy mô, các
kênh phân phối, các quy định về luật pháp của Nhật Bản đối với sản phẩm gỗ, phân tích
kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Trung Quốc, của
một số doanh nghiệp trong nước, để từ đó làm nền tảng cho việc xây dựng chiến lược
và đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản trong thời gian qua.
Nội dung cơ bản của chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của
Việt Nam ta sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua, nhìn lại toàn cảnh bức tranh
xuất khẩu từ tất cả các khía cạnh thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức, đánh giá chiến
lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), đánh giá chiến
lược của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị
trường Nhật Bản, phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tác động từ môi trường bên
ngoài doanh nghiệp, phân tích các nhân tố tác động từ môi trường bên trong doanh
nghiệp. Từ đó làm cơ sở cho việc đề ra chiến lược, các giải pháp thực thi chiến lược,
giải quyết khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản.
Chương 3: Những giải pháp.
Nội dung cơ bản của chương 3: Từ ma trận SWOT, xây dựng nên các chiến lược
xuất khẩu, từ ma trân QSPM lựa chọn chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát
triển sản phẩm. Từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh
xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Đồng thời đưa ra các kiến
nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, kiến nghị với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhằm khắc phục
các khó khăn, giúp ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất, vốn …và tiến tới đẩy mạnh
xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
-1-

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHĂC


PHỤC KHÓ KHĂN, HƯỚNG TỚI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
GỖ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
Để đẩy mạnh xuất khẩu một sản phẩm sang thị trường bất kỳ thì trước hết
cần phải có một chiến luợc khoa học và phù hợp. Qua quá trình nghiên cứu tình
hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, tác giả nhận thấy rằng mặt
dù Nhật Bản luôn được Chính phủ, ngành gỗ xác nhận rằng Nhật Bản luôn là một
trong ba thị trường lớn, xuất khẩu trọng điểm của sản phẩm gỗ Việt Nam trong thời
gian qua và trong những năm tới. Tuy nhiên, mức kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ
sang thị trường này vẫn còn rất khiêm tốn, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng
của ngành. Bên cạnh đó, qua quá trình thu thập dữ liệu, đi khảo sát từ thực tế, tác giả
nhận thấy rất nhiều doanh nghiệP Việt Nam chưa xây dựng được một chiến lược
khoa học và phù hợp để xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường này. Chính vì vậy,
trước khi giới thiệu về thị trường đồ gỗ Nhật Bản, đưa ra các giải pháp, tác giả xin
trình bày một số vấn đề về chiến lược và quản trị chiến lược để làm nền tảng cho
việc đưa ra các giải pháp.
1.1. Một số vấn đề về chiến lược
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Chiến lược
Định nghĩa về chiến lược của Michael E. Porter. Theo ông chiến lược là:
- Sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt.
- Sự chọn lựa, đánh đổi trong cạnh tranh.
- Việc tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của công ty.
(nguồn: M.E. Porter (1996), What is Strategy, Havard Business Review).
Theo John I Thompson, chiến lược là sự kết hợp các nguồn lực – môi trường
và các giá trị cần đạt được.
Thông qua việc bàn về một số khái niệm chiến lược của các nhà kinh tế,
chúng ta có thể định nghiã về chiến lược như sau:
Là tổng hợp các động thái cạnh tranh và phương pháp kinh doanh sử dụng
bởi những người quản lý để vận hành công ty.
Là “kế hoạch chơi” của ban quản lý để:
+ Thu hút và hài lòng khách hàng
-2-

+ Chiếm giữ một vị trí thị trường


+ Cạnh tranh thành công
+ Tăng trưởng kinh doanh
+ Đạt được mục tiêu đã đề ra
1.1.1.2. Xây dựng chiến lược
Xây dựng chiến lược (hình thành chiến lược) là quá trình thiết lập nhiệm vụ
kinh doanh, thực hiện điều tra nghiên cứu để xác định các khuyết điểm bên trong
doanh nghiệp và các nhân tố tác động bởi môi trường bên ngoài doanh nghiệp, để từ
đó đề ra các mục tiêu dài hạn và lựa chọn những chiến lược thay thế (nguồn: Fred
R. David (2006), Khái luận về Quản trị chiến lược, NXB thống kê, trang 23).
1.1.1.3. Quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và
đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được
những mục tiêu đề ra (nguồn: Fred R. David (2006), Khái luận về Quản trị chiến
lược của, NXB thống kê, trang 9).
Quá trình quản trị chiến lược gồm có ba giai đoạn: Thiết lập chiến lược, thực
hiện chiến lược và đánh giá chiến lược. Giai đoạn thiết lập chiến lược gồm việc phát
triển nhiệm vụ kinh doanh, xác định các cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp bởi
các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp, chỉ rõ các điểm mạnh,
điểm yếu bên trong doanh nghiệp, thiết lập các mục tiêu dài hạn, tạo ra các chiến
lược thay thế và chọn ra các chiến lược đặc thù để theo đuổi (nguồn: Fred R. David
(2006), Khái luận về Quản trị chiến lược , NXB thống kê, trang 9).
1.1.2. Nội dung các loại hình chiến lược chủ yếu
1.1.2.1. Các chiến lược kết hợp: Đó là các chiến lược kết hợp về phía trước, kết
hợp về phía sau, kết hợp theo chiều ngang đôi khi được xem là các chiến lược kết
hợp theo chiều dọc. Các chiến lược kết hợp theo chiều dọc cho phép một công ty có
được sự kiểm soát đối với các nhà phân phối sản phẩm, nhà cung cấp nguyên liệu và
/ hoặc đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
1.1.2.2. Chiến lược thâm nhập thị trường: Chiến lược thâm nhập thị trường nhằm
làm tăng thị phần cho các sản phẩm, dịch vụ hiện có tại các thị trường hiện có bằng
những nỗ lực tiếp thị lớn hơn.
-3-

1.1.2.3. Chiến lược phát triển thị trường: Là chiến lược liên quan đến việc đưa
những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có vào những khu vực điạ lý mới.
1.1.2.4. Chiến lược phát triển sản phẩm: Là chiến lược nhằm tăng doanh thu bằng
việc cải tiến hoặc sửa đổi những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại.
1.1.2.5. Chiến lược liên doanh: Chiến lược liên doanh là một chiến lược phổ biến
thường xảy ra khi hai hay nhiều công ty thành lập nên một hợp doanh hay một
congxooxiom tạm thời nhằm mục đích khai thác một cơ hội nào đó. Hay liên doanh
là một chiến lược phổ biến thường xảy ra khi hai hay nhiều công ty thành lập nên
một công ty thứ ba (độc lập với các công ty mẹ) nhằm mục đích khai thác một cơ
hội nào đó.
1.1.3. Vai trò của chiến lược đối với hoạt động xuất nhập khẩu.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, nếu có một chiến lược đúng sẽ giúp cho các
nhà quản lý doanh nghiệp thấy được hướng đi, hướng phát triển cho tương lai. Từ
đó đề ra các hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra, giúp cho doanh nghiệp
ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, khi có thách thức mới, nguy cơ mới sắp sảy ra,
các nhà quản lý sẽ nhanh chóng đưa ra các quyết định kịp thời, các giải pháp ứng
phó để đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển đi lên.
1.1.4. Quy trình xây dựng chiến lược
1.1.4.1. Xác định mục tiêu chiến lược
Để xây dựng chiến lược, điều quan trọng là xác định mục tiêu cho chiến lược,
xác định mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cho thị trường mà doanh nghiệp sẽ hướng
tới.
1.1.4.2. Nghiên cứu các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến doanh
nghiệp
Khái niệm môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp: Môi trường bên
ngoài tác động đến doanh nghiệp gồm những yếu tố, những lực lượng, những thể
chế… xảy ra ở bên ngoài doanh nghiệp, nhưng ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp.
Theo Fred R. David, các ảnh hưởng của môi trường bên ngoài có tác động
đến doanh nghiệp bao gồm: (1) Ảnh hưởng về kinh tế; (2) ảnh hưởng về văn hoá, xã
hội, địa lý và nhân khẩu; (3) ảnh hưởng của luật pháp, Chính phủ và chính trị; (4)
ảnh hưởng của công nghệ; (5) ảnh hưởng của cạnh tranh.
-4-

Môi trường bên ngoài doanh nghiệp được chia thành hai loại: Môi trường vĩ
mô và môi trường vi mô.
1.1.4.2.1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô
* Yếu tố kinh tế: Đó là sự tác động của các yếu tố như chu kỳ kinh tế, nạn thất
nghiệp, thu nhập quốc dân và xu hướng thu nhập quốc dân, lạm phát, lãi suất, tỷ giá
hối đoái, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ, thuế …Những diễn biến
của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau
đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng
đến chiến lược chung của ngành và doanh nghiệp.
* Yếu tố chính trị và luật pháp: Đó là sự tác động của các quan điểm, đường lối
chính trị của Chính phủ, hệ thống luật hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao
của Chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn
thế giới.
* Yếu tố văn hoá xã hội: Bao gồm những chuẩn mực, giá trị mà những chuẩn mực
và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ
thể.
* Yếu tố tự nhiên: Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan
thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoán sản trong lòng đất, tài
nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường nước và không khí ….
* Yếu tố công nghệ: Các ảnh hưởng của công nghệ cho thấy những vận hội và mối
đe doạ mà chúng phải được xem xét trong việc soạn thảo các chiến lược. Sự tiến bộ
kỹ thuật có thể tác động sâu sắc lên những sản phẩm, dịch vụ, thị trường, nhà cung
cấp, nhà phân phối, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, quá trình sản xuất, thực tiễn tiếp
thị, và vị thế cạnh tranh của những tổ chức.
1.1.4.2.2. Các yếu tố của môi trường vi mô
Có 5 yếu tố cơ bản: Đối thủ cạnh tranh, người mua (khách hàng), nhà cung
cấp, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế.
* Yếu tố đối thủ cạnh tranh: Đó là những doanh nghiệp kinh doanh những mặt
hàng cùng loại với công ty. Đối thủ cạnh tranh chia sẻ thị phần với công ty, có thể
vươn lên nếu có vị thế cạnh tranh cao hơn. Việc nhận diện được tất cả các đối thủ
cạnh tranh và xác định được các ưu thế, khuyết điểm, khả năng, vận hội, mối đe
-5-

dọa, mục tiêu và chiến lược của họ. Thu thập và đánh giá thông tin về đối thủ cạnh
tranh là rất quan trọng để có thể soạn thảo chiến lược thành công.
* Yếu tố khách hàng: Là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố tạo nên
thị trường. Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ khách hàng của mình.
* Nhà cung cấp: Nhà cung cấp là những cá nhân hoặc tổ chức (doanh nghiệp hoặc
công ty) cung cấp các nguồn lực (sản phẩm, dịch vụ, nguyên nhiên vật liệu, bán
thành phẩm, máy móc, thiết bị, nguồn tài chính, nguồn nhân lực…) cần thiết cho
hoạt động của doanh nghiệp.
* Các đối thủ tiềm ẩn: Các đối thủ tiềm ẩn là những đối thủ cạnh tranh có thể sẽ
tham gia thị trường trong tương lai hình thành những đối thủ cạnh tranh mới.
* Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế là những sản phẩm khác về tên gọi và
thành phần nhưng đem lại cho người tiêu dùng những lợi ích tương đương như sản
phẩm của doanh nghiệp. Sự xuất hiện của những sản phẩm thay thế có thể dẫn tới
nguy cơ làm giảm giá bán hoặc sụt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.1.4.3. Nghiên cứu tình hình nội bộ công ty
Khái niệm: Theo Fred R. David, đó là việc tập trung nhận định và đánh giá điểm
mạnh, điểm yếu trong kinh doanh của công ty, bao gồm: Công tác quản trị,
Marketing, tài chính, kế toán, sản xuất / thực hiện, nghiên cứu & phát triển, và hệ
thống thông tin.
1.1.5. Xây dựng các phương án chiến lược
Xây dựng chiến lược được thực hiện trên cơ sở phân tích và đánh giá môi
trường kinh doanh, nhận biết những cơ hội và nguy cơ tác động đến sự tồn tại của
doanh nghiệp. Từ đó xác định các phương án chiến lược để đạt được mục tiêu đề ra.
Việc xây dựng chiến lược phải tạo sự hài hòa và kết hợp cho được các yếu tố tác
động đến chiến lược. Để thực hiện được điều này, có thể áp dụng rất nhiều phương
pháp và công cụ hoạch khác nhau, luận văn này em chỉ chọn lọc sử dụng các công
cụ được giới thiệu sau đây:
1.1.5.1. Ma trận đánh giá các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài doanh
nghiệp (ma trận EFE)
Qua ma trận EFE, cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông
tin kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân khẩu, địa lý, chính trị pháp luật, công nghệ và cạnh
-6-

tranh… có tác động, ảnh hưởng đến việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản.
1.1.5.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh:
Trong tất cả các sự kiện và xu hướng môi trường có thể ảnh hưởng đến vị trí
chiến lược của một công ty, ảnh hưởng cạnh tranh thường được xem là quan trọng
nhất. Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng
những ưu thế và khuyết điểm đặc biệt của họ. Tổng số điểm đánh giá của các đối
thủ cạnh tranh được so với ngành mẫu. Các mức phân loại đặc biệt của những đối
thủ cạnh tranh có thể được đem so sánh với các mức phân loại của ngành mẫu. Việc
phân tích, so sánh này cung cấp các thông tin chiến lược quan trọng cho việc xây
dựng chiến lược.
1.1.5.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong doanh nghiệp (ma trận IFE)
Công cụ hình thành chiến lược này tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và
điểm yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng của công ty, và nó cũng
cung cấp những cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này.
1.1.5.4. Ma trận SWOT (Điểm mạnh- Điểm yếu- Cơ hội – Nguy cơ)
SWOT là viết tắt của 4 chữ: Strengths (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu),
Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Ma trận này giúp kết hợp các yếu tố
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đã được đánh giá từ các ma trận EFE, ma
trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận IFE để từ đó thiết lập nên các chiến lược kết
hợp.
Ma trận SWOT là công cụ hình thành chiến lược rất hữu hiệu, từ ma trận này,
có thể lựa chọn các chiến lược thích hợp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Những điểm mạnh- S Những điểm yếu- W


1. 1.
2. 2.
3. Liệt kê những điểm mạnh. 3. Liệt kê những điểm yêú
…………………………… ……………………………
Các cơ hội – O Các chiến lược SO Các chiến lược WO
1. 1. 1.
-7-

2. 2 2
3. Liệt kê các cơ hội .…………………………… .……………………………
……………………… Sử dụng các điểm mạnh để tận Vượt qua những điểm yếu
dụng cơ hội bằng cách tận dụng các cơ
hội.
Các mối đe doạ- T Các chiến lược S-T Các chiến lược W-T
1. 1. 1.
2. 2 2
3. Liệt kê các mối đe .…………………………… .……………………………
dọa Sử dụng các điểm mạnh để Tối thiểu hoá những đểm yếu
……………………… tránh các mối đe doạ. và tránh khỏi các mối đe dọa.

1.1.6. Lựa chọn chiến lược


Dựa vào các chiến lược kết hợp lập được từ ma trận SWOT, nhà quản trị xem
xét chiến lược nào phù hợp với năng lực và hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ
chức mình nhất để lựa chọn và đưa ra các giải pháp thực thi.
1.2. Giới thiệu tổng quan về thị trường đồ gỗ Nhật Bản
1.2.1. Tiềm năng của thị trường đồ gỗ Nhật Bản

Với tổng GDP năm 2006 đạt 4.375 tỷ USD, tính theo đầu người là 35.757
USD/người (xếp hạng thứ 14 - những nước có thu nhập GDP/ đầu người cao nhất
trên thế giới) (nguồn: www.vnagency.com.vn).
Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản những năm gần đây
khoảng 5.2 tỷ USD/ năm, xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam vào Nhật Bản chỉ chiếm
7.3% kim ngạch nhập khẩu của nước này, mức tiêu dùng đối với sản phẩm đồ gỗ
của người Nhật là khoảng 1000 USD/hộ/tháng. Như vậy, với nhu cầu này hàng năm,
Nhật Bản là một trong những thị trường nhập khẩu lớn của thế giới nói chung và đối
với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ Việt Nam sang Nhật nói
riêng.
Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản đạt 300.6 triệu USD (nguồn: www.vinanet.vn), với mức kim ngạch còn
khiêm tốn này, quả thật đây là một thị trường rất lớn và đầy tiềm năng. Tuy nhiên,
-8-

vấn đề là các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam phải có
chiến lược và giải pháp bài bản, phải biết chớp lấy thời cơ, cơ hội thì mới đẩy mạnh,
khai thác mạnh được thị trường đồ gỗ Nhật Bản. Ngược lại, tiềm năng thì cũng chỉ
là tiềm năng và tiềm năng cũng sẽ mất đi vì hiện có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn
như: Trung Quốc, Đài Loan cũng đang xuất sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật.
1.2.2. Quy mô thị trường đồ gỗ Nhật Bản.
Nhật Bản là thị trường mở với quy mô dân số gần 128.5 triệu nguời (năm
2007), có nền công nghiệp phát triển mạnh và đứng hàng đầu thế giới. Người Nhật
có mức sống và thu nhập bình quân đầu người thuộc hạng cao trên thế giới, với tổng
GDP năm 2006 đạt 4.375 tỷ USD, tính theo đầu người là 35.757 USD/người/năm
(xếp hạng thứ 14 - những nước có thu nhập GDP/ đầu người cao nhất trên thế giới).
Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản những năm gần đây
khoảng 5.2 tỷ USD/năm, mức tiêu dùng cho sản phẩm đồ gỗ tại Nhật Bản sấp xỉ
1000 USD/hộ/tháng. Tính đến thời điểm ngày 7/7/2007, xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt
Nam vào Nhật Bản chiếm chiếm 7.3% thị phần của nước này.
(nguồn: www.taichinhvietnam.com).
Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ việt Nam sang thị trường này 10
tháng năm 2008 đạt 297.5 triệu USD, tăng 14.5% so cùng kỳ năm ngoái và chiếm
12.99% tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ 10 tháng năm 2008
của cả nước đạt 2.29 tỷ USD.
Do đặc điểm về địa lý, Nhật Bản là một trong số những nước rất hiếm về tài
nguyên thiên nhiên, ngoại trừ nguồn hải sản, do đó hầu hết các sản phẩm gia dụng,
trang trí nội, ngoại thất đều phải nhập khẩu. Xu hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại
của người Nhật Bản ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn.
Bên cạnh đó, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn trên thế giới, đặc biệt
trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay, người Nhật ngày càng có
nhu cầu sử dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế cho vật liệu bằng sắt,
nhôm...(nguồn: www.itpc.hochiminhcity.gov.vn).
Về cơ cấu mặt hàng đồ gỗ nhập khẩu của Nhật Bản khá đa dạng gồm có mặt
hàng ghế gỗ, đồ gỗ sử dụng trong văn phòng, đồ gỗ sử dụng nhà bếp, đồ gỗ sử dụng
trong phòng ngủ…nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau như: Mỹ, Ý, Đức… Những
năm gần đây, Nhật đã chuyển hướng tăng mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài
-9-

Loan và một số nước Đông Nam Á như: Malaysia, Thái Lan và Việt Nam… Sản
phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản cũng khá đa dạng
gồm nhiều chủng loaị khác nhau và sản phẩm gỗ Việt Nam đã được người tiêu dùng
Nhật Bản tín nhiệm, ưa thích và đánh giá cao về mặt chất lượng.
1.2.3. Các kênh phân phối hàng đồ gỗ nhập khẩu của Nhật Bản
Hiện tại, Nhật Bản có khoảng trên 6.290 cửa hàng chuyên bán đồ gỗ, trong
đó khoảng 6.000 cửa hàng dạng vừa và nhỏ, với diện tích bán hàng nhỏ hơn 1.500
m2, 290 cửa hàng còn lại là các cửa hàng lớn có diện tích hơn 1.500 m2 (nguồn:
www.ecvn.com). Đây là đối tượng mà các nhà doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm
đồ gỗ cao cấp cần quan tâm.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần quan tâm tới các cửa hàng
bách khoa tổng hợp cho các mặt hàng chất lượng vừa, hàng đại trà và kể cả hàng
cao cấp. Họ có những khách hàng trung thành, có thu nhập cao và giá cả khá bình
dân nên mặt hàng bày bán khá đa dạng.
Sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản được phân phối
theo ba kênh: (a) nhà xuất khẩu- nhà nhập khẩu-nhà bán lẻ, (b) nhà xuất khẩu-nhà
thiết kế và lắp ráp Nhật-nhà bán lẻ, (c) nhà xuất khẩu-nhà bán lẻ. Tuy nhiên, sản
phẩm gỗ Việt Nam thường được phân phối theo kênh (b) vì theo kênh này các nhà
lắp ráp của Nhật sẽ nhập các bộ phận rời từ các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu
đồ gỗ Việt Nam về để lắp ráp lại thành sản phẩm hoàn chỉnh, sau đó giao lại cho
nhà bán lẻ, theo kênh này họ sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí. Những năm gần đây,
việc xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản qua kênh này luôn
chiếm tỷ trọng rất cao, thuận lợi cho các nhà xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam.
Xem thêm phụ lục 1- những điểm cần lưu ý khi xuất sản phẩm cửa gỗ vào Nhật Bản
1.2.4. Nguồn nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản
Đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản chủ yếu bao gồm đồ gỗ cao cấp
nhập từ Châu Âu,châu Mỹ như: Ý, Đức, Áo, Đan Mạch, Mỹ và một khối lượng từ
các nước ASEAN. Đồ nội thất của Mỹ và Châu Âu (đặc biệt là Ý và Đức) thu hút
người tiêu dùng Nhật Bản do kiểu cách đẹp, chất lượng tốt và uy tín nhãn hiệu hàng
hóa cao. Nhiều sản phẩm nhập từ Châu Á là sản phẩm sản xuất dưới dạng OEM
(còn gọi là “mặt hàng nhập khẩu phát triển”) từ các cơ sở của Nhật đóng gói tại
- 10 -

nước ngoài. Các sản phẩm này thay đổi ít nhiều về thiết kế so với các sản phẩm sản
xuất tại Nhật.
Trong những năm gần đây, hàng đồ gỗ xuất xứ Trung Quốc và Mỹ tăng đáng
kể ở Nhật Bản. Đài Loan chuyển từ việc xuất khẩu đồ mây tre sang Nhật bằng các
hàng nội thất đắt tiền có chất lượng cao do nguồn mây tre trong nước giảm. Thái
Lan chủ yếu cung cấp hàng đồ gỗ cao su. Các nước ASEAN đã có tiến bộ rất nhiều
về chất lượng và kiểu dáng. Tuy nhiên, các sản phẩm của các nước ASEAN trước
khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản vẫn phải trải qua các cuộc kiểm tra khắt khe.
Nói chung, đồ gỗ giá rẻ được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và các
nước ASEAN, trong khi đó đồ gỗ cao cấp được nhập từ Châu Âu, Mỹ. Nhập khẩu
từ Trung Quốc tăng mạnh trong những năm gần đây, sản phẩm nhập khẩu Thái Lan,
Indonesia, Việt Nam cũng tăng nhanh. Trong số các nước, lãnh thổ xuất khẩu hàng
đầu sản phẩm gỗ vào Nhật Bản gồm Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan
Malaysia…
1.2.5. Những định chế và đòi hỏi của thị trường đồ gỗ Nhật
1.2.5.1. Các quy định pháp luật và thủ tục khi nhập khẩu
Tại thời điểm nhập khẩu không có quy định đặc biệt trừ những đồ đạc sử
dụng những nguyên liệu bằng da của một số loại động vật quý hiếm có thể bị hạn
chế nhập theo các điều khoản của hiệp ước Washington (hiệp ước quốc tế về bán
động thực vật, thực vật quý hiếm).
1.2.5.2. Các quy định pháp luật khi kinh doanh đồ gỗ
Một số sản phẩm đồ gỗ muốn được kinh doanh trên thị trường Nhật Bản phải
đáp ứng được yêu cầu của luật “ Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hoá” và “Luật
an toàn sản phẩm”.
Mã số HS Hàng hóa Các quy định liên quan
9403 Bàn và ghế Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa
9403 Ghế, Sofa Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa
9403 tủ Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa
9403 Giường hai tầng Luật an toàn sản phẩm
9403 Tủ bếp Luật an toàn sản phẩm
9403 Tủ trẻ em Luật an toàn sản phẩm
9403 Cũi trẻ em Luật an toàn sản phẩm
9403 Ghế trẻ em Luật an toàn sản phẩm
- 11 -

+ Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hoá: Yêu cầu nhà nhập khẩu phải đảm
bảo nhãn hiệu của sản phẩm (như: Bàn, ghế, chạn, bát...) phải có đầy đủ các thông
tin cho người tiêu dùng.
+ Luật an toàn sản phẩm: Một số sản phẩm tiêu dùng mà kết cấu, vật liệu
hoặc cách sử dụng đặt ra vấn đề an toàn đặc biệt được coi là “sản phẩm đặc biệt: Có
quy định tiêu chuẩn cho từng sản phẩm đặc biệt. Luật quy định giường cho trẻ em là
sản phẩm đặc biệt loại 1. Giường phải bảo đảm các tiêu chuẩn này và phải có nhãn
hiệu S đồng thời sẽ được tiến hành kiểm tra xác nhận bởi các cơ quan chuyên trách
của Chính phủ dựa trên các tiêu chí chất lượng do luật đã đề ra. Nhà sản xuất đã
đăng ký phải có trách nhiệm tuân thủ về các quy định an toàn theo luật định, yêu cầu
các cơ quan nhà nước kiểm tra, giữ kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm bồi thường
cho người tiêu dùng nếu hàng hoá bị hư hỏng.
Từ 1/7/2003, các quy định mới về việc thải các chất hoá học dễ bay hơi, về
tiêu chuẩn nhà của Bộ Đất Đai, Cơ sở Hạ tầng và Giao thông được ban hành và có
hiệu lực tác động mạnh tới đồ gỗ nhập khẩu. Đồ gỗ nhập khẩu bắt buộc phải kiểm
tra chất Formaldehyde theo luật JAS (quy định về sản phẩm gỗ), luật JIS (quy định
về chất liệu công nghiệp) và luật BSL (đối với các sản phẩm không thuộc phạm vi
điều chỉnh của luật JAS và luật JIS). Quy định mới này được ban hành do mối lo
ngại của người Nhật về chứng “ nhà bệnh tật”, là hội chứng rối loạn sức khoẻ mà
người mua phàn nàn là do đồ gỗ thải ra quá nhiều hoá chất dễ bay hơi. Nội dung chủ
yếu của quy định mới này là:
Quy định quản lý mới về chất Chlorpyrifos và Formaldehyde trong sản phẩm
(trong tương lai danh sách các chất có thể mở rộng).
Cấm tuyệt đối sử dụng chất Chlorpyrifos.
Những hạn chế đối với việc sử dụng Formaldehyde về mức độ dẫn tới khả
năng gây ô nhiễm và các yêu cầu đối với kiểm tra quy định cho cơ quan kiểm
nghiệm.
+ Tiêu chuẩn công nghiệp tự nguyện: Một số sản phẩm đồ gỗ như: Giường
tủ, tủ đựng cốc chén, chạn đựng bát đĩa, ghế tựa phải tuân theo tiêu chuẩn hàng hoá
an toàn (nhãn hiệu SG). Sản phẩm mang nhãn hiệu SG có lỗi gây thương tích cho
người tiêu dùng thì phải trả một khoản tiền bồi thường là 100 triệu Yên cho một đầu
người.
- 12 -

Nhãn hiệu theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS: Tiêu chuẩn công
nghiệp Nhật Bản JIS là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ở Nhật.
Theo quy định của Điều 26 trong luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp, tất cả các cơ quan
của Chính phủ phải ưu tiên đối với sản phẩm được đóng dấu chất lượng JIS khi mua
hàng hoá để phục vụ cho hoạt động.
+ Chính sách thuế quan: Đối với sản phẩm đồ gỗ xuất sang Nhật Bản, hàng
hoá của Việt Nam không gặp nhiều rào cản trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt
khe của Nhật Bản như những mặt hàng khác do Nhật Bản khuyết khích nhập khẩu
đồ gổ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn trong nước. Thuế suất nhập khẩu đối với
hầu hết các mặt hàng đồ gỗ đều bằng 0%. Như vậy, đây là những thuận lợi lớn mà
các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam cần phải tận dụng và
đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.
1.2.6. Chính sách thuế quan
Đối với đồ gỗ xuất sang Nhật Bản, hàng hóa của Việt Nam không gặp nhiều
rào cản trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn quá khắt khe của Nhật Bản như những
mặt hàng khác do Nhật Bản khuyến khích nhập khẩu đồ gỗ nhằm đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ lớn trong nước. Thuế suất nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng đồ gỗ
đều bằng 0%.
1.2.7. Tình hình thị trường đồ gỗ Nhật Bản
Tờ Japan Lumper Journal có một cuộc thảo luận về triển vọng thị trường các
sản phẩm gỗ trong năm 2008 của Nhật Bản với Giám đốc Chi nhánh Thương mại
các Sản phẩm Gỗ của Tập đoàn Sumitomo Forestry. Theo ông, ba nhân tố lớn tác
động tới vấn đề nhập khẩu gỗ tròn vào thị trường Nhật Bản năm 2007 bao gồm:
Thuế xuất khẩu gỗ tròn của Nga tăng mạnh, cước phí vận chuyển tăng và những khó
khăn trong vận chuyển gỗ tròn Southsea. Theo lời ông, những vấn đề này sẽ tiếp tục
gây ảnh hưởng tới tình hình nhập khẩu gỗ tròn trong năm 2008 của Nhật Bản. Thảo
luận về xu hướng nhập khẩu các sản phẩm gỗ gia tăng kể từ mùa thu năm 2007, ông
cho biết, cơ cấu các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc như gỗ laminated, glulam,
poplar plywood, gỗ laminated và veneer và những sản phẩm khác nữa sẽ không có
nhiều thay đổi trong năm nay. Tuy nhiên, do tác động của việc Trung Quốc tăng
thuế và giá nguyên liệu thô cao, các sản phẩm của Trung Quốc sẽ không còn hấp
dẫn bằng những năm trước và Nhật Bản sẽ phải xem xét lại vị trí về cung cấp các
- 13 -

sản phẩm gỗ của Trung Quốc trên thị trường của mình. Điều cuối cùng, ông nhấn
mạnh rằng, nhu cầu sử dụng gỗ và thị trường bất động sản chắc chắn sẽ tác động rất
lớn tới thị trường nhập khẩu các sản phẩm gỗ vào thị trường Nhật Bản trong năm
2008.
Cuộc Hội thảo về mối liên hệ giữa cung và cầu mặt hàng gỗ trên thế giới của
Nhật Bản đã thu hút rất nhiều các hiệp hội về nhập khẩu gỗ cùng bàn thảo và đưa ra
dự báo cho năm 2008 về tình hình thị trường đồ gỗ của Nhật Bản. Theo kết quả của
cuộc hội thảo, nhu cầu sử dụng gỗ tròn trong năm 2008 sẽ thấp hơn 6,3% so với
năm 2007, còn nhu cầu sử dụng gỗ xẻ tăng nhẹ 0,6%. Nhu cầu sử dụng gỗ tròn
Southsea làm gỗ plywood sẽ giảm khoảng 6,9% so với năm 2007, và gỗ tròn
Southsea làm gỗ lumber sẽ giảm khoảng 6,8%.
(nguồn: www.thongtinthuongmaivietnam.vn)
1.2.8. Sở thích của người tiêu dùng Nhật Bản đối với sản phẩm gỗ
Đòi hỏi cao về chất lượng: Xét về mặt chất lượng, người tiêu dùng Nhật
Bản có yêu cầu khắt khe nhất. Do sống trong môi trường có mức sống cao nên
người tiêu dùng Nhật Bản đã đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất
lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn
một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt, yêu cầu này còn bao gồm các dịch
vụ hậu mãi như sự phân phối kịp thời của nhà sản xuất khi một sản phẩm bị trục
trặc, khả năng và thời gian sửa chữa các sản phẩm đó. Những lỗi nhỏ do sơ ý trong
khi vận chuyển cũng có thể dẫn đến tác hại lớn là làm lô hàng khó bán, ảnh hưởng
đến kế hoạch xuất khẩu lâu dài. Bởi vậy, cần có sự quan tâm đúng mức tới khâu
hoàn thiện sản phẩm, bao gói và vận chuyển sản phẩm. Hiện tại, sản phẩm gỗ của
Việt Nam đang được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng và đánh giá cao về mặt
chất lượng, mẫu mã sản phẩm cũng tương đối đa dạng.
Nhạy cảm với giá cả tiêu dùng hàng ngày: Người tiêu dùng Nhật Bản
không chỉ yêu cầu hàng chất lượng cao, bao bì đảm bảo, dịch vụ bán hàng và dịch
vụ sau bán hàng tốt mà còn muốn mua hàng với giá cả hợp lý. Khi có sự tăng giá
của một sản phẩm đã tồn tại trên thị trường, cần phải có những lời giải thích đầy đủ,
nếu không sẽ gây ra những sự hoài nghi dẫn đến giảm sức mua của người tiêu dùng.
Thị hiếu về màu sắc: Thị hiếu về màu sắc phụ thuộc rất nhiều vào lứa tuổi,
giới thanh niên Nhật Bản ngày càng thiên về xu hướng căn cứ vào chất lượng và giá
- 14 -

cả để mua hàng, còn ở các gia đình truyền thống, người ta thích màu nâu đất của
nệm rơm và sàn nhà. Thị hiếu về màu sắc cũng có sự thay đổi theo mùa. Nhật Bản
có 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông, mùa hè nóng và ẩm ướt, mùa đông lạnh và khô.
Đặc điểm khí hậu ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng và việc bao gói sản phẩm
cũng phải đảm bảo bảo vệ được sản phẩm trong những điều kiện thời tiết khắc
nghiệt nhất.
Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm: Hàng
hóa có mẫu mã đa dạng phong phú mới thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản. Bởi
vậy, nhãn hiệu hàng có kèm theo những thông tin hướng dẫn tiêu dùng là rất quan
trọng để đưa hàng của bạn tới người tiêu dùng. Tuy vậy, người Nhật lại thường chỉ
mua sản phẩm với số lượng ít vì không gian chỗ ở của họ tương đối nhỏ và còn để
tiện thay đổi cho phù hợp mẫu mã mới. Thường người Nhật giờ đây có sở thích rất
đa dạng. Họ thích các kiểu đồ gỗ mở, tức là người sử dụng có thể tùy chọn bọc da
hay bọc vải, có nệm hay không có nệm, kích cỡ có thể thay đổi to hay nhỏ… để phù
hợp với sở thích cá nhân của mình.
1.3. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của các
doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước.
Ngày nay, nói đến ngành gỗ là nói đến doanh nghiệp gỗ, Nhà nước đã không
còn thực hiện việc bao cấp cho doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp phải tự thân vận
động, tự tiềm kiếm thị trường đầu vào, thị trường đầu ra cho sản phẩm. Đối với thị
trường đồ gỗ Nhật Bản, là một trong ba thị trường lớn, xuất khẩu trọng điểm của
ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam ta trong thời gian qua và sẽ còn tiếp tục trong
những năm tới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm xuất khẩu của một số
doanh nghiệp Trung Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu thành công sản phẩm gổ
sang thị trường Nhật Bản sẽ là cần thiết và hữu ích.
1.3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc
* Về xây dựng thương hiệu cho sản phẩm
Các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ Trung Quốc sang thị trường Nhật
Bản luôn hướng đến ngay việc xây dựng thương hiệu riêng cho mình, hầu hết các
sản phẩm của doanh nghiệp họ đều có thương hiệu riêng, các doanh nghiệp sản xuất
và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Trung Quốc đều xuất trực tiếp sang thị trường Nhật
Bản, họ không bán hàng qua nhà phân phối trung gian nước ngoài.
- 15 -

* Về công nghệ cho sản xuất:


Sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ
Trung Quốc đã biết tận dụng những cơ hội tốt từ việc gia nhập WTO, đồng thời biết
nhanh chóng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, họ chuyển giao máy móc công
nghệ tiên tiến, hiện đại từ chính Nhật Bản, Đức, Ý. Từ đó họ đã sản xuất ra những
sản phẩm vừa có chất lượng tốt, giá thành rẻ, vừa có mẫu mã đẹp, đáp ứng đúng gu
yêu cầu cao về chất lượng của người tiêu dùng Nhật Bản.
* Về sản xuất sản phẩm:
Sản phẩm họ làm ra luôn có sự kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau trên
cùng một sản phẩm. Ví dụ: Bộ ghế Sofa trong phòng khách vừa kết hợp giữa
nguyên liệu chính là gỗ, bên cạnh đó mặt ghế ngồi kết hợp vải bọc nệm, thanh ghế
có kết hợp với inox, làm khách hàng Nhật rất thích thú. Chính vì vậy, mà sản phẩm
của họ vừa tiết kiệm được nguyên liệu, vừa làm tăng tính đa dạng cho sản phẩm.
Đặc biệt, là sản phẩm luôn được cách tân, tiện lợi, nhiều công dụng, mẫu mã đẹp, đa
dạng về chủng loại, thông tin trên sản phẩm được thể hiện rất chi tiết, rõ ràng về
nguyên liệu được sử dụng, điều kiện bảo hành, thời hạn bảo hành và nguôn ngữ luôn
được thể hiện bằng song Ngữ Anh - Nhật, tạo cảm giác thân thiện với người tiêu
dùng Nhật Bản. Bên cạnh đó, sản phẩm gỗ xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung
Quốc xuất sang thị trường Nhật Bản luôn có kích thước nhỏ hơn so với các sản
phẩm cùng loại xuất sang Mỹ và Châu Âu. Mặt khác, sản phẩm gỗ xuất khẩu của họ
sang Nhật Bản luôn đáp ứng đúng theo các quy định của luật pháp Nhật Bản.
* Về giá bán sản phẩm: Các doanh nghiệp Trung Quốc luôn duy trì giá bán ổn
định, rẻ.
* Về công tác Marketing tại thị trường đồ gỗ Nhật Bản
Các doanh nghiệp Trung Quốc luôn theo dõi, thu thập, nắm bắt rất chặt chẽ
sự biến động, thay đổi của thị trường đồ gỗ Nhật Bản trên tất cả các khía cạnh như:
Thị hiếu của người tiêu dùng, các phản ứng của người tiêu dùng, các xu hướng, thị
hiếu mới của khách hàng. Họ thường xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi khảo
sát thị trường đồ gỗ Nhật Bản. Đặc biệt, đối với các kỳ hội chợ về sản phẩm đồ gỗ
được tổ chức hàng năm, hai năm một lần tổ chức tại Nhật Bản như: Hội chợ về đồ
gỗ nội thất toàn cầu tổ chức hai năm một lần, Hội chợ triển lãm ngành đồ gỗ tổ chức
vào tháng 11 hàng năm, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ của Trung Quốc
- 16 -

luôn rất tích cực và chuẩn bị rất chu đáo khi tham gia. Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp của họ luôn kết hợp và liên kết chặt chẽ với các Hội về đồ gỗ của Nhật Bản
như: Hội Liên hiệp tổng công ty máy móc và chế biến gỗ Nhật Bản, Hội Liên hiệp
tổng công ty máy móc và chế biến gỗ Osaka, Hội phát triển quốc tế về công nghiệp
đồ gỗ của Nhật Bản, Hội Liên đoàn các nhà sản xuất đồ gỗ Nhật Bản, kết hợp với tổ
chức xúc tiến thương mại Jetro của Nhật Bản. Chính sự kết hợp chặt chẽ này mà sản
phẩm gỗ của các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất và khẩu sang thị trường Nhật
Bản luôn đáp ứng đúng gu người tiêu dùng.
1.3.2. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm của Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường
Thành
Đối với thị trường đồ gỗ Nhật Bản, sản phẩm của Trường Thành xuất sang
luôn được thực hiện theo phương châm “Chất lượng cao, giá cạnh tranh, giao
hàng đúng hẹn, luôn cách tân và phục vụ tốt”. Về đáp ứng nguyên liệu cho sản
xuất, họ đã tìm đến các nhà cung cấp gỗ nguyên liệu lớn, ổn định và nguyên liệu
luôn có đầy đủ chúng chỉ FSC như: Hoa Kỳ, Canada... Bên cạnh đó, Tập đoàn Kỹ
nghệ Gỗ Trường Thành cũng đã hướng đến việc tự chủ nguyên liệu cho sản xuất, họ
đã xây dựng dự án với tầm nhìn đến năm 2020 như trồng 40.000 ha rừng tại các
tỉnh, thành trong khu vực và xây dựng nhà máy tại Khu công nghiệp Nam Tân
Uyên, Bình Dương với công suất gấp 5 lần nhà máy hiện nay tại huyện Thuận An.
Về giải quyết vấn đề vốn cho sản xuất, bên cạnh việc vay vốn từ các ngân hàng
trong nước, Trường Thành đã nêm yết Cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán
Thành Phố Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu TTF, niêm yết cổ phiếu trên cả thị trường
chứng khoán Singapore. Dẫn đến vốn cho sản xuất và xuất khẩu của Trường Thành
luôn luôn mạnh.
1.3.3. Bài học rút ra từ việc tham khảo kinh nghiệm xuất khẩu của các doanh
nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước
Để đẩy mạnh được việc xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản phải hướng tới việc chủ động phát triển nguồn nguyên liệu trong nước
mới là nền tảng cơ bản, chủ yếu cho sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, duy trì ổn
định việc nhập khẩu nguyên liệu từ các nước cung cấp nguyên liệu ổn định, hoặc
đầu tư, kết hợp trồng rừng ở các nước có địa lý, khí hậu thích hợp với các nước láng
giềng như: Lào, Campuchia.
- 17 -

Phải xây dựng và phát triển thương hiệu riêng cho sản phẩm mỗi doanh
nghiệp, xây dựng các kênh phân phối sản phẩm trực tiếp, hạn chế xuất khẩu, phân
phối sản phẩm qua các nhà phân phối trung gian nước ngoài.
Đầu tư đổi mới công nghệ, tiếp cận với công nghệ mới để tạo ra các sản
phẩm có chất lượng cao, sản phẩm mang nét đặc thù riêng, mẫu mã đẹp, giá thành
hạ mới có tính cạnh tranh cao với sản phẩm cùng loại các nước. Đối với thị trường
đồ gỗ Nhật Bản- nổi tiếng là khó tính, luôn đòi hỏi chất lượng cao thì cách tốt nhất
là sử dụng công nghệ, máy móc sản xuất của chính Nhật Bản làm ra.
Ngoài sản phẩm làm từ chất liệu gỗ thuần tuý, sản phẩm gỗ xuất khẩu cũng
cần phải có sự kết hợp với các vật liệu khác như: Đay, cối, vải… dồi dào trong
nước, tạo điều kiện để tận dụng, phát triển các ngành phụ trợ có liên quan. Đồng
thời sản phẩm cũng nên kết hợp với các vật liệu bằng kim loại: Như môm, inox…,
sẽ làm nên các sản phẩm vừa có chất lượng vừa có giá bán và lợi nhuận cao.
Về công tác Marketing tại trường đồ gỗ Nhật Bản phải luôn được thực hiện
thường xuyên, liên tục và phải biết gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp, giữa doanh nghiệp với các Tổ chức, Hiệp hội trong nước, liên kết với các
Hiệp hội ngành gỗ của chính Nhật Bản. Đồng thời phải tích cực tham gia các kỳ hội
chợ về sản phẩm gỗ, triển lãm hàng năm tại nước nhà và tại Nhật Bản, thường
xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường đồ gỗ Nhật Bản để từ
đó sản xuất ra sản phẩm đáp ứng đúng gu tiêu dùng của người Nhật.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Do sự biến động thất thường ngày càng tăng lên trong môi trường kinh doanh
khắp thế giới, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, sự khủng hoảng tài
chính mới đây tại Mỹ, đã lan tỏa nhanh và làm ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt
Nam nói chung và đối với việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói
riêng. Do đó, việc nghiên cứu cơ sở khoa học về chiến lược; nghiên cứu các yếu tố
từ môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp như: Các thông tin về kinh tế,
xã hội, văn hoá, nhân khẩu, địa lý, chính trị, xã hội, luật pháp, công nghệ; nghiên
cứu tình hình nội bộ công ty; sử dụng các công cụ ma trận EFE, ma trận hình ảnh
cạnh tranh, ma trân IFE, ma trận SWOT sẽ là những yếu tố nền tảng quan trọng cho
việc xây dựng nên các chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản.
- 18 -

Thông qua việc phân tích về tiềm năng, quy mô, các kênh phân phối hàng đồ
gỗ, nguồn nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ, các định chế và đòi hỏi của thị trường đồ gỗ
Nhật Bản, các chính sách thuế quan, tình hình thị trường, sở thích của người tiêu
dùng đồ gỗ Nhật Bản… ta thấy rằng Nhật Bản là thị trường rất lớn, rất nhiều tiềm
năng đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam mà các doanh nghiệp sản xuất và
xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam cần phải xây dựng những chiến lược và đưa ra
những giải pháp cho sự phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu cho những năm sắp tới.
Qua việc tìm hiểu về thị trường đồ gỗ Nhật Bản, nghiên cứu, phân tích các
kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của các
doanh nghiệp Trung Quốc và mốt số doanh nghiệp thành công trong nước sẽ rất bổ
ích và là những cơ sở đóng góp cho việc xây dựng chiến lược và đưa ra các giải
pháp khắc phục khó khăn, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị
trường Nhật Bản cho năm 2009 này và cho những năm sắp tới.
Để hình thành chiến lược cần đánh giá xem tổ chức có thực hiện những biện
pháp đúng đắn hay không và những hoạt động hiện tại của nó có thể thực hiện hiệu
quả hơn bằng cách nào. Một tổ chức không có chiều hướng, chiến lược rõ ràng thì
khó có thể tồn tại và phát triển được trong một ngành mà có sự cạnh tranh rất gây
gắt như ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ hiện nay. Điều này sẽ được phân tích rõ,
chi tiết tại chương 2.
- 19 -

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA CÁC


DOANH VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG THỜI
GIAN QUA.
2.1. Giới thiệu tổng quan về ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam
Ngày nay, Nhà nước không còn thực hiện việc bao cấp như trước đây, cho
nên nói đến ngành gỗ là nói ngay đến doanh nghiệp. Trong đó Nhà nước chỉ tạo ra
môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động thông qua các Hiệp hội, qua cơ
chế, chính sách…, còn mỗi doanh nghiệp sẽ tự thân vận động. Trước hết, để có
được cái nhìn rõ hơn về ngành gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, chúng ta hãy
cùng nhìn lại tổng quát bức tranh mà ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam ta đã đạt
được trong thời gian qua:
* Chế biến và xuất khẩu đồ gỗ: Khẳng định đẳng cấp quốc tế.
Hiện nay, cả nước có 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu gỗ, sử
dụng 170.000 lao động. Năng lực sản xuất tăng gấp 4 lần so với năm 2003. Ngành
chế biến gỗ Việt Nam tăng mạnh không chỉ về số lượng nhà máy, quy mô sản xuất
mà còn ở việc đầu tư thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh
trên bình diện quốc tế.
* Bứt phá ngoạn mục
Năm 2004, ngành thương mại trong nước đánh dấu sự bứt phá kỳ diệu của
ngành xuất khẩu đồ gỗ với kim ngạch vượt qua cột mốc 1 tỷ USD, tăng 88% so với
năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ cả năm 2007 đạt 2,364 tỷ USD,
tăng 22,8% so với năm 2006. Các doanh nghiệp trong nước cũng tăng cường quy
mô sản suất với những tên tuổi được nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài biết tới như
Khải Vy, Trường Thành, Tiến Đạt, Đại Thành, Tiến Triển…
* Mở rộng thị trường
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, đồ gỗ Việt Nam đã xuất khẩu vào 120
quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 3 thị trường chính là Hoa Kỳ, EU và Nhật
Bản. Trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn xuất khẩu đồ gỗ trang trí sân
vườn (outdoor), nay đồ gỗ Việt Nam cạnh tranh với đồ gỗ Trung Quốc trên thị
trường xuất khẩu nhóm đồ gỗ trong nhà (indoor) như nội thất nhà ở, văn phòng.
- 20 -

* Vị thế mới
Trước đây, ít ai nghĩ rằng đồ gỗ Việt Nam có thể chen chân vào các siêu thị
lớn trên thế giới thì nay, hầu hết các siêu thị lớn trên thế giới đều có bán đồ gỗ chế
biến tại Việt Nam. Việc có nhiều nhà nhập khẩu đồ gỗ quốc tế tới tham dự hội chợ
EXPO đồ gỗ hàng năm vào tháng 10 tại TPHCM trong 4 năm qua, để tìm hiểu và ký
kết hợp đồng đã phần nào khẳng định vị thế của công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam
trên thị trường thế giới
Nguồn: www.thongtinthuongmaivietnam.vn
2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản trong năm 2007.
2.2.1. Sản phẩm, kim ngạch, tốc độ phát triển xuất khẩu sản phẩm gỗ sang
Nhật Bản so với việc xuất sang Mỹ và EU
Về thị trường xuất khẩu: Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất
của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng mạnh được duy trì. Tổng kim ngạch xuất khẩu
sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường này năm 2007 đạt 944,29 triệu USD,
tăng 27,42% so cùng kỳ năm ngoái và chiếm 39,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm gỗ.
Thế mạnh sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong năm
2007 là đồ nội thất dùng trong phòng ngủ như: Giường gỗ, tủ áo, bàn trang điểm, kệ
đầu giường… với mẫu mã phong phú, đa dạng, phù hợp với thị hiếu của khách
hàng. Chất liệu gỗ làm nên sản phẩm gồm nhiều loại là gỗ dâu, gỗ xoan đào, gỗ cao
su, gỗ thông…
- 21 -

Biểu đồ 2.1

Nguồn: www.thongtinthuongmaivietnam.vn
Tiếp đến là Nhật Bản, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị
trường này năm 2007 đạt 300,6 triệu USD, tăng 6,7% so với năm 2006. Năm
2007, Nhật Bản vẫn duy trì là nhà nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam.
Tốc độ xuất khẩu sang thị trường này sẽ tiếp tục duy trì ổn định trong năm 2008 này
và trong những năm tới.
Thế mạnh sản phẩm xuất khẩu của ta sang thị trường này là các sản phẩm đồ
gỗ nội thất (HS 9403) như: Tủ Buffee, tủ thờ Nhật Bản, tủ bếp, tủ commot, bàn ghế
trong nhà và văn phòng, đồ gỗ mỹ nghệ.
Về chất lượng của sản phẩm gỗ Việt Nam xuất sang Nhật Bản đã được người
tiêu dùng Nhật Bản đánh giá cao về mặt chất lượng, đặc biệt là người tiêu dùng
đánh giá cao và thích thú đối với các sản phẩm có kết hợp nhiều nguyên liệu khác
nhau như: Kết hợp giữa nguyên liệu gỗ với nhôm, inox, mây…trên cùng một sản
phẩm.
Về chủng loại sản phẩm xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật của các doanh
nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam cũng khá đa dạng, gồm nhiều chủng
loại với nhiều mẫu mã khác nhau.
- 22 -

Về thương hiệu của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản còn
nhiều hạn chế, theo kết quả khảo sát qua thực tế, kết quả: Trừ sản phẩm của các
doanh nghiệp đã có tên tuổi và đã khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới và
tại thị trường Nhật Bản như sản phẩm của Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, sản
phẩm của công ty Khải Vy…Còn lại sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ chưa khẳng định được tên tuổi tại thị trường Nhật Bản. Một phần là do sản
phẩm họ được làm ra theo bảng thiết kế của các công ty Nhật, hoặc mô phỏng lại từ
các sản phẩm đã có trước đó, sản phẩm của họ thiếu hẳn ấn tượng.
Về khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam tại thị trường đồ gỗ Nhật
Bản còn yếu so với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài
Loan. Trừ các sản phẩm của các doanh nghiệp của các công ty đã có tên tuổi, sản
phẩm của các công ty lớn, còn lại sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sức
cạnh tranh yếu, nguyên nhân bắt nguồn là do các doanh nghiệp này thiếu vốn, máy
móc, công nghệ còn lạc hậu so với các doanh nghiệp của Đài Loan, Trung Quốc…
Về giá cả xuất khẩu của sản phẩm gỗ Việt Nam: Nhìn chung giá cả của sản
phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tương đối hợp lý, rẻ và có nhiều mức giá khác nhau
tương ứng với từng chủng loại, đáp ứng tốt cho cả tầng lớp dân cư trung lưu và cao
cấp. Trong tháng 8 năm 2008, đơn giá xuất khẩu trung bình hàng đồ nội thất như
mặt hàng bàn trang điểm xuất khẩu vào thị trường Nhật trong tháng 8/2008 đạt 125
USD/chiếc – giá xuất FOB; Mặt hàng tủ quần áo đạt 101 USD/chiếc – FOB; Mặt
hàng tủ đầu giường đạt 55,62 USD/chiếc – FOB; Mặt hàng nôi dùng cho em bé đạt
70 USD/chiếc –FOB…Nhìn chung giá cả của các sản phẩm gỗ Việt Nam tại Nhật
Bản thì có giá ngang bằng với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan.
Về rào cản chứng chỉ rừng: Do Nhật Bản là thị trường luôn đòi hỏi khắc khe
về mặt chất lượng, tất cả nguyên liệu sử dụng phải có đầy đủ chứng chỉ FSC, thì quả
thật đây luôn là khó khăn đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ vì họ
không có nhiều vốn để nhập khẩu ổn định, ký hợp đồng dài hạn từ các nhà cung
cung gỗ nguyên liệu lớn từ Mỹ, Canada, Nga có đầy đủ chứng chỉ FSC.
- 23 -

Biểu đồ 2.2

Thống kê chung thì kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất đạt kim
ngạch xuất khẩu cao nhất và chiếm tỉ trọng áp đảo (từ 72 – 82% từng năm), đứng
thứ 2 sau Trung Quốc xuất khẩu vào Nhật Bản. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ
sang Nhật Bản đến năm 2010 là khoảng 700 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình
quân 25%/năm. Trong đó nhóm hàng đồ gỗ nội thất khoảng 550 triệu USD, tốc độ
tăng trưởng bình quân 28%/năm.
Tuy nhiên, theo ý kiến của ông Vũ Văn Trung, Tham tán Thương mại Việt
Nam tại Nhật trong cuộc hội thảo “Giao thương doanh nghiệp gỗ Việt Nam - Nhật
Bản” bên lề EXPO 2008 được tổ chức vào chiều 8-10 tại TPHCM, ông cho rằng
“chúng ta chưa có mặt hàng có thế mạnh, mà gọi là các mặt hàng chủ lực trong xuất
khẩu vào Nhật của ta hiện nay”. Do đó, đây là vấn đề mà các doanh nghiệp, Hiệp
hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cần phải gắn kết
chặt chẽ hơn nữa và phải xác định rõ lại rằng “sản phẩm đồ gỗ Việt Nam thật sự đã
có thế mạnh hay chưa? Hay mới chỉ là sản phẩm xuất khẩu chủ lực?”. Để từ đó đưa
ra chiến lược, giải pháp tập trung đẩy mạnh xuất khẩu.
Đứng thứ 3 là thị trường Anh, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
vào thị trường Anh năm 2007 đạt 196,187 triệu USD, tăng 44,81% so với năm 2006,
chiếm 8,28% tỷ trọng. Về chủng loại gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường
- 24 -

Anh gồm có ghế, sản phẩm nội thất phòng ngủ, sản phẩm mỹ nghệ và nội thất văn
phòng.
Ngoài 3 thị trường kể trên thì một số thị trường khác năm 2007 cũng có mức
tăng trưởng khá so với năm 2006 như Trung Quốc, Nga, Anh…
Bảng 2.1. Một số thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2007
ĐVT: USD
Thị trường 12T/2007 S0 12T/2006 (%)
Mỹ 944.287.533 27,42
Nhật Bản 300.600.797 6,70
Anh 196.187.260 44,81
Đức 96.602.418 38,57
Pháp 91.620.005 10,12
Trung Quốc 168.537.081 78,57
Hà Lan 50.086.217 9,20
Hàn Quốc 83.771.180 27,85
Italy 33.041.336 42,34
Australia 59.909.463 10,65
Tây Ban Nha 34.402.399 23,44
Canada 47.282.187 41,38
Bỉ 35.900.751 24,35
Đài Loan 45.414.715 -9,38
(nguồn: www. Thongtinthuongmaivietnam.vn)
Nhận xét: Nhìn vào bảng 2.1, ta thấy năm 2007, tốc độ tăng trưởng vào thị
trường Nhật Bản chỉ tăng 6.7% so với năm 2006, vẫn còn thấp so với tốc độ tăng
trưởng sang thị trường Mỹ, Anh, Pháp, Đức…. Câu hỏi đặt ra” tại sao Nhật Bản
được xác định là một trong ba thị trường lớn, trọng điểm của sản phẩm gỗ xuất khẩu
Việt Nam hàng năm nhưng lại có tốc độ tăng trưởng thấp? các doanh nghiệp sản
xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam đang gặp khó khăn nào?, sản phẩm gỗ
xuất khẩu Việt Nam còn bị hạn chế ở mặt nào?, sản phẩm gỗ nào thuận lợi, sản
phẩm đang có thế mạnh, sản phẩm gỗ nào đang gặp khó khăn? Hay công tác
- 25 -

Marketing của doanh nghiệp chưa tốt?...”. Do đó, cần phải nhanh chóng rà soát lại,
đưa ra những chiến lược và giải pháp để khắc phục tồn tại, khó khăn, rồi từ đó đẩy
mạnh xuất khẩu sang thị trường này cho năm 2009 và cho những năm sắp tới.
2.2.2. Kim ngạch và tốc độ phát triển xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản
qua các năm so với Mỹ và EU
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản trong năm 2007 đạt 300,6
triệu USD, tăng 6,7% so với năm 2006. Năm 2007, Nhật Bản vẫn duy trì là nhà
nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam. Tốc độ xuất khẩu sang thị trường
này sẽ tiếp tục duy trì, ổn định trong năm 2008 này và trong những năm tới.
Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ việt Nam sang thị trường này 10
tháng năm 2008 đạt 297.5 triệu USD, tăng 14.5% so cùng kỳ năm ngoái và chiếm
12.99% tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ 10 tháng năm 2008
của cả nước 2.29 tỷ USD. Tỷ trọng, cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường
Nhật Bản năm 2008 đã có sự thay đổi, các sản phẩm gỗ xuất khẩu nghiêng về đồ nội
thất hơn là gỗ nguyên liệu như các năm trước đây. Dự kiến hết năm 2008, kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này sẽ đạt mức 400 triệu USD và tới
năm 2010 là khoảng 700 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 25%/năm. Trong
đó nhóm hàng đồ gỗ nội thất khoảng 550 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân
28%/năm.
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản so sánh với thị trường Mỹ và EU qua các năm
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm 2006 2007 Dự kiến 2008

Thị trường
Mỹ 744 944 1100
EU 500 1119 1500
Nhật 281.7 300.6 400
(nguồn: www.vietfores.com.vn).
Biểu đồ 2.3. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản so sánh với thị trường Mỹ và EU qua các năm.
- 26 -

Kim ngạch
1500

1000
Mỹ
EU
500 Nhậ t
Năm

0
2006 2007 Dự kiế n 2008

Nhận xét: Nhìn vào bảng 2.2- tổng kết kim ngạch xuất khẩu qua các năm và
biểu đồ 2.3, ta thấy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của
năm sau luôn cao hơn năm trước và tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, kim ngạch
xuất khẩu sang thị trường này còn khiêm tốn, chưa phát triển tương xứng với tiềm
năng của ngành, tốc độ tăng trưởng còn chậm so mức kim ngạch và tốc độ tăng
trưởng sang thị trường Mỹ và EU. Những tháng cuối năm 2008 và dự báo những
tháng đầu năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới dự báo sẽ còn tác động
tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam nói chung và đối với việc xuất khẩu sản phẩm
gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng. Do đó, cần có những chiến lược và giải pháp
khắc phục khó khăn hiện tại và hướng đến việc đẩy mạnh xuất khẩu cho năm 2009
và cho những năm tới.
2.2.3. Hình thức xuất khẩu sang Nhật Bản trong thời gian qua.
Trước đây, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ nước ta chỉ xuất
khẩu gián tiếp qua các nhà trung gian phân phối nước ngoài như: Đài Loan,
Singapore, Hàn Quốc… để tái xuất khẩu sang Nhật Bản và ít ai nghĩ rằng đồ gỗ Việt
Nam có thể chen chân vào các siêu thị lớn của Nhật thì nay, hầu hết các siêu thị lớn
ở Nhật đều có bán đồ gỗ chế biến tại Việt Nam. Việc có nhiều nhà nhập khẩu đồ gỗ
quốc tế tới tham dự hội chợ EXPO đồ gỗ hàng năm vào tháng 10 tại TPHCM trong
4 năm qua, để tìm hiểu và ký kết hợp đồng đã phần nào khẳng định vị thế của công
nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới.
Theo kết quả khảo sát nêu ở phụ lục 11 ở 141 doanh nghiệp, kết quả có 85
doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 60.3 %) là xuất khẩu trực tiếp sang Nhật, 56 doanh
- 27 -

nghiệp (chiếm tỷ lệ 39.7 %) xuất khẩu sản phẩm sang Nhật bằng hình thức gián
tiếp- bán qua các trung gian nước ngoài như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…Với
tỷ lệ kết quả này cho thấy việc xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Nhật Bản chỉ mới
đạt ở mức trung bình khá, cần phải khuyến khích, hỗ trợ, phát triển thêm trong thời
gian tới và cần hạn chế đến mức tối thiểu việc xuất khẩu bằng hình thức gian tiếp
thông qua các trung gian phân phối nước ngoài (xem thêm phụ lục 11- kết quả khảo
sát).
2.2.4. Thực trạng về Logistic cho xuất nhập khẩu đồ gỗ sang Nhật trong thời
gian qua.
Logistics được hiểu là các dịch vụ hậu cần cho xuất nhập khẩu, từ khâu nhập
khẩu nguyên liệu, vận chuyển, dịch vụ thanh toán hàng xuất khẩu qua ngân hàng, hệ
thống kho bãi, dịch vụ khai thuê hải quan và các dịch vụ khác có liên quan đến việc
xuất nhập khẩu. Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm
sản Việt Nam, thừa nhận Logistics là khâu yếu nhất trong xuất nhập khẩu của ngành
gỗ của Việt Nam hiên nay, nhất là khâu nhập khẩu nguyên liệu, kho bãi chứa
nguyên liệu. Hiên nay, mỗi năm, Việt Nam cần nhập hơn 2 triệu m3 gỗ nguyên liệu
với giá trị hơn 1 tỷ USD nhưng hệ thống kho bãi chứa gỗ, phương tiện vận chuyển
gỗ nguyên liệu vốn cồng kềnh, yếu và thiếu (nguồn: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt
Nam).
Đường xá ở các tỉnh phía Nam, khu vực chiếm 70% năng lực chế biến xuất
khẩu đồ gỗ, thường quy định tải trọng cho xe tải từ 25 tấn trở xuống, nhưng các
container nguyên liệu nhập về Việt Nam lại thường trên 30 tấn. Để chuyển được
nguyên liệu về nhà máy, các doanh nghiệp phải chẻ nhỏ các container gỗ ra làm
nhiều chuyến, càng tăng thêm chi phí vận chuyển, làm tăng giá thành sản phẩm”.
Theo kết quả khảo sát đánh giá của tác giả tiến hành ở 141 doanh nghiệp cho
ý kiến đánh giá về hoạt động Logistic của Việt Nam phục vụ cho phát triển ngành
gỗ, kết quả: Có 0 doanh nghiệp cho là rất tốt (chiếm tỷ lệ 0%), 10 doanh nghiệp cho
là tốt (chiếm tỷ lệ 7.1%), 40 doanh nghiệp cho là tạm được (chiếm 28.4%), còn lại
91 doanh nghiệp cho ý kiến là “cần phải cải tiến nhanh” hoạt động Logistic để phục
vụ cho sự phát triển của ngành (chiếm tỷ lệ là 64.5%). Chính từ thực tiễn còn nhiều
yếu kém, chậm chạp của hoạt động Logistic đã làm tăng chi phí, làm tăng giá thành
sản phẩm khi sản xuất ra, dẫn đến tính cạnh tranh về giá của sản phẩm gỗ khi xuất
- 28 -

khẩu sang thị trường nước ngoài nói chung và đối với thị trường Nhật Bản nói riêng
bị yếu hẳn đi so với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan…và mức độ
đáp ứng kịp thời cho sản xuất, xuất khẩu bị giảm (xem thêm phụ lục 11- kết quả
khảo sát).
Nhận xét: Như vậy, với kết quả này, vấn đề Logistic cho việc đẩy mạnh xuất
khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật nói riêng và cho sự phát triển chung của ngành cần
phải khắc phục nhanh, đặc biệc là việc đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng như:
Đường xá, hệ thống kho bãi…
2.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn-hạn chế, tồn tại, thách thức, triển
vọng của ngành gỗ Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản.
2.3.1. Những thuận lợi
- Thứ nhất, các chính sách về đầu tư cho ngành gỗ của Đảng và Nhà nước ta
rất rõ ràng, công minh, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và đối
với các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến gỗ nói riêng. Chính
phủ luôn kêu gọi, khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào
ngành này. Đặc biệt, đối với thị trường đồ gỗ Nhật Bản, Chính phủ luôn khuyến
khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này.
- Thứ hai, nước ta ổn định về chính trị, an ninh, quốc phòng, đây là lợi thế
lớn cho các doanh nghiệp an tâm đầu tư và mở rộng đầu tư vào ngành gỗ tại nước
nhà và kể cả cho việc mời gọi các doanh nghiệp nước ngoài cùng ngành vào đầu tư
cùng liên doanh, hợp tác xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản.
- Thứ ba, đang có xu hướng hình thành các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy
mô trung bình với trình độ quản lý, thiết bị, tay nghề công nhân đuợc khách hàng
đặc biệt chú ý;
- Thứ tư, nguồn nhân lực Việt Nam dồi dào, phong phú. Nguồn tri thức của
người lao đông Việt Nam đủ sức tiếp nhận và ứng dụng nhanh các công nghệ cao
cấp, quy trình kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong ngành gỗ.
Sang năm 2009 và những năm sắp tới, những điểm thuận lợi trên vẫn sẽ tiếp
tục được duy trì và phát triển, tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm
gỗ sang Nhật Bản.
- 29 -

2.3.2. Những khó khăn- hạn chế


- Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất ngày càng gây gắt, nguồn
nguyên liệu trong nước đáp ứng cho sản xuất chỉ mới đạt khoảng 20%, 80% còn lại
phải nhập khẩu từ nước ngoài như: Campuchia, Myanma, Indonesia, Mỹ, Canađa…
và một số quốc gia khác. Mặt khác, giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu luôn biến động
theo hướng tăng dần;
- Rừng tự nhiên Việt Nam đang có xu hướng tăng dần về diện tích, nhưng
chất lượng của rừng tăng rất chậm; năng suất của rừng thấp, nhất là gỗ, thậm chí có
vùng, có nơi bị suy giảm cạn kiệt, tình trạng chặt phá rừng, khai thác gỗ lậu đang
diễn ra hằng ngày hết sức phức tạp và rất khó kiểm soát, quản lý;
- Về gỗ rừng trồng, hiện nay, cả nước có khoảng hơn hai triệu ha, trồng phân
tán ở khắp các địa phương trong cả nước. Mặc dù có quy hoạch vùng nguyên liệu
gắn với nhà máy chế biến, nhưng khi bắt tay vào trồng rừng lại thiếu diện tích đất có
quy mô tập trung, dẫn đến trồng rừng phân tán khắp nơi, thậm chí phải trồng cả trên
các sườn dốc cao, đất xấu, rất xa nhà máy, năng suất của rừng thấp đã gây khó khăn
cho việc khai thác, vận chuyển, làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá gỗ nguyên liệu,
tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ khi xuất khẩu
sang Nhật thấp;
- Năng lực chế biến của các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang
Nhật Bản còn yếu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, việc tổ chức liên kết theo chiều sâu trong
sản xuất, phân phối giữa các doanh nghiệp chưa thật sự phát triển mạnh mẽ;
- Các doanh nghiệp sản xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản bị thiếu
vốn nên thường không đủ khả năng nhận những đơn hàng lớn từ khách hàng Nhật,
thường bỏ qua cơ hội mang lại lợi nhuận cao;
- Đội ngũ lao động lành nghề có chất lượng cao phục vụ cho ngành gỗ xuất
khẩu sang Nhật còn rất hạn chế, thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chất lượng;
- Các nhà cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam như: Mỹ, Myanma,
Campuchia, Trung Quốc, Newziland, Indonesia …trong thời gian qua đang có xu
hướng giảm và phụ thuộc vào đối tác, tốn nhiều thời gian và công sức, tiền bạc để
làm thủ tục Hải quan. Trong đó chưa kể một số doanh nghiệp nhỏ thường gặp rủi ro
trong giao dịch mua bán vì không hiểu rõ luật lệ của thị trường Nhật Bản.
- 30 -

- Tình trạng làm ăn manh mún, nhỏ lẻ của các doanh nghiệp hiện còn khá
phổ biến, thiếu sự đoàn kết tạo nên sức mạnh trong cạnh tranh. Hàng nghìn doanh
nghiệp nhỏ vẫn còn kiểu “mạnh ai nấy chạy”, thấy hợp đồng nào “đắt khách” thì ào
ào thực hiện theo kiểu kéo giá xuống, nhằm giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho
doanh nghiệp của mình, làm thiệt hại chung cho ngành.
- Số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đuợc cấp chứng nhận COC-
chứng nhận đạt chuỗi hành trình sản phẩm từ khâu sử dụng nguyên liệu, sản xuất
cho đến việc phân phối, tiêu thụ còn rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng và sự
phát triển hiện tại của ngành (tính đến thời điểm cuối tháng 04 năm 2008, chỉ có 155
doanh nghiệp của Việt Nam được cấp chứng chỉ COC và 55% đồ gỗ của Việt Nam
được sản xuất từ gỗ được cấp chứng chỉ COC).
Việc Bộ Tài chính ban hành văn bản số 11270/BTC-CST ra ngày 23/9/2008,
về việc hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phải chịu
thuế xuất khẩu theo quy định. Cụ thể, mức thuế đối với mặt hàng gỗ ván sàn và một
số mặt hàng khác là 10%. Việc đánh thuế xuất khẩu 10% ngay sau khi văn bản được
ban hành mà không cần có lộ trình cho doanh nghiệp thực hiện đã làm nhiều doanh
nghiệp gặp không ít khó khăn vì đã chót ký hợp đồng với đối tác ngay từ đầu năm,
không thể thương thảo lại được.
Bước sang năm 2009, dự báo tình hình khủng hoảng tài chính thế giới vẫn sẽ
còn tác động xấu đến xuất khẩu của Việt Nam nói chung và đối với ngành gỗ xuất
khẩu sang Nhật Bản nói riêng. Trước sự "đóng băng" của thị trường nhà đất trên thế
giới thì nhu cầu về đồ gỗ nội thất sẽ giảm theo, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động
xuất khẩu của ngành này. Và tại Nhật, nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm gỗ tiếp tục sẽ
giảm đi. Trong nước, dù hiện tại, các ngân hàng thương mại đã cắt giảm lãi suất cho
vay vốn nhưng việc tiếp cận nguồn vốn vay vẫn còn khó khăn, các doanh nghiệp
xuất khẩu gỗ về nguyên tắc vẫn chưa vay được ngoại tệ chi tiêu cho các khoản chi
phí trong nước. Không chỉ khó khăn về thị trường xuất khẩu hay trong nội bộ sản
xuất của nhà máy mà các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam còn phải đối mặt với
các quy định mới của các thị trường lớn về đồ gỗ.
Theo dự báo của cá nhân tác giả, thì ít nhất đến hết năm 2009 và đến đầu
quý I năm 2010, tình hình kinh tế Mỹ sẽ khởi sắc trở lại sau khi tân Tổng thống Mỹ
Obama lên nắm quyền, cải tổ việc điều hành nền kinh tế Mỹ và tổng số tiền kế
- 31 -

hoạch giải cứu tài chính 700 tỷ USD được giải ngân dứt điểm vào cuối tháng 05
năm 2009 và sau khi cái nôi của tài chính thế giới- Mỹ được giải cứu thì tình hình
thị trường đồ gỗ Nhật Bản sẽ khá hơn và ổn định trở lại.
2.3.3. Những tồn tại
- Đã gần hai năm gia nhập WTO, nhưng đa phần các doanh nghiệp có quy
mô vừa và nhỏ tham gia sản xuất xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật có tốc độ đổi
mới công nghệ chậm, máy móc sản xuất còn lạc hậu so với máy móc, công nghệ
của các doanh nghiệp cùng ngành của Trung Quốc, Đài Loan.
- Đại đa phần các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang
Nhật vẫn phải lệ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước
ngoài, chưa thể tự chủ được nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất và xuất khẩu.
- Rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa xây dựng được chiến lược xuất khẩu rõ
ràng, dài hạn cho việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản.
- Vấn đề Logistic cho phát triển ngành gỗ xuất khẩu nói chung và cho việc
đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng vẫn còn yếu,
chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành.
2.4.2. Những thách thức
Sau gần hai năm gia nhập WTO, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản
phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật đứng trước các thách thức sau đây:
Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu
đồ gỗ sang Nhật còn yếu so với các doanh nghiệp cùng ngành của Trung Quốc, Đài
Loan...Các đối thủ này đang cạnh tranh rất quyết liệt với các sản phẩm cùng loại của
các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm gỗ nội thất (mã HS 9403).
Thứ hai, mặc dù Việt Nam có đội ngũ thợ lành nghề, cần cù sáng tạo và tài
hoa nhưng do giá nhân công rẻ, chưa thỏa đáng, nên chưa phát huy được tối đa sức
cạnh tranh về giá của sản phẩm so với giá các sản phẩm cùng loại của các doanh
nghiệp Trung Quốc.
Thứ ba, một vấn đề đặc biệt quan trọng là tạo nguồn nguyên liệu đầu vào
cho sản xuất. Theo Vifores, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu gỗ
và mặc dù giá gỗ FOB và sản lượng cung cấp trên thế giới tương đối ổn định nhưng
giá CIF lại thay đổi tương đối lớn do giá năng lượng, chi phí vận tải tăng, cộng với
một tình hình chính trị bất ổn tại các nước xuất khẩu nguyên liệu đã làm cho việc
- 32 -

nhập khẩu nguyên liệu của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn (nguồn: Theo
Vneconomy)
Thứ tư, giá nguyên liệu nhập khẩu lại tăng cao ở hầu khắp các nước. Ví dụ
tại Nam Phi, giá nguyên liệu tăng tới 30%; Nam Mỹ tăng 40%... trong khi đó, giá
sản phẩm bán ra chỉ tăng khoảng 5 – 7% nên doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật gặp
rất nhiều khó khăn.
Thứ năm, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan tỏa
rất nhanh ra nhiều nước, tại thị trường Nhật Bản, mức tiêu dùng đồ gỗ cũng giảm đi,
cùng với những khó khăn ở trong nước như thiếu vốn, lãi suất cao, chi phí đầu tư
tăng… và việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản sẽ đối mặt với nguy
cơ giảm mạnh tăng trưởng trong thời gian tới. Tín hiệu đáng mừng cho các doanh
nghiệp, ngày 20 tháng 11 năm 2008, ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành quyết
định số 2809/QĐ-NHNN điểu chỉnh mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam giảm
xuống còn 11%/năm và ngày 3 tháng 12 năm 2008 vừa qua, mức lãi suất cơ bản
bằng đồng Việt Nam tiếp tục được điều chỉnh giảm xuống còn 10%/năm, và mới
đây ngày 19 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh giảm mức
lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam còn 8.5%/năm, điều này đã phần nào làm giải
tỏa bớt căng thẳng cho doanh nghiệp trong vấn đề tiếp cận và vay vốn từ ngân hàng.
- Thứ sáu, thời gian qua, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đổ gỗ sang
Nhật đã bỏ ngỏ và không chú trọng đến thị trường nội địa, đây là một trong những
thị trường hiện có sức tiêu thụ đang gia tăng mạnh. Việc không chú trọng này, vô
tình đã tạo cơ hội cho sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia…
chiếm lĩnh và hiện các doanh nghiêp đồ gỗ Việt Nam đang cạnh tranh quyết liệt để
giành lại thị trường nội địa này. Và nguy cơ bị mất thị trường nội địa trong nước là
rất cao vì sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh giá tương đối mềm và chất
lượng tốt.
2.3.5. Triển vọng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
trong năm 2009 và trong những năm sắp tới.
Sang năm 2009 và những năm sắp tới, Nhản Bản vẫn luôn được xác định là
một trong ba trị trường xuất khẩu lớn, trọng điểm của ngành gỗ xuất khẩu Việt
Nam. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường này trong năm 2009 được
dự báo tiếp tục được tăng trưởng, duy trì và dự kiến đến năm 2010 kim ngạch xuất
- 33 -

khẩu sản phẩm gỗ sẽ đạt 700 triệu USD, trong đó nhóm hàng đồ gỗ nội thất khoảng
550 triệu USD.
2.3.6. Đánh giá về chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là
Bộ Công thương) và của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
2.3.6.1. Đánh giá về chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mạị (nay là
Bộ Công thương)
Việc Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) đưa ra chiến lược xuất khẩu
ngành gỗ Việt Nam đến năm 2010 đạt mức kim ngạch xuất khẩu 5.56 tỷ USD xét
trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới và khủng hoảng tài chính toàn cầu đang
diễn ra hiện nay là rất có khả năng không đạt được. Thực tế kết quả đã đạt được
mức kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là 2.364 tỷ USD và năm 2008 cố gắn lắm cũng
chỉ đạt 2.78 tỷ USD ( nguồn: www.vietfores.com.vn). Sang năm 2009, tình hình xuất
khẩu ngành gỗ sẽ tiếp tục còn khó khăn và Bộ Công thương cũng chỉ dự báo đến hết
năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam đạt khoảng 3.2 tỷ
USD. Đối với thị trường đồ gỗ Nhật Bản cũng được dự báo sẽ tiếp tục suy giảm
trong năm 2009 này.
Theo Bộ Công thương, hiện nguồn nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu
đang thiếu trầm trọng, hàng năm, các doanh nghiệp ngành phải nhập khẩu trên 80%
nguyên liệu gỗ, chiếm tới 37% giá thành sản phẩm. Với tổng diện tích rừng tự nhiên
và rừng trồng để sản xuất là 4,49 triệu ha, năm 2006, chúng ta chỉ khai thác được
3,23 triệu m3 (trong đó trên 3,11 triệu ha của rừng tự nhiên, chỉ được phép khai thác
230.000 m3). Năm 2007, chúng ta khai thác được 3.26 triệu m3, mà nhu cầu nguyên
liệu gỗ cho cả thị trường trong nước và chế biến đồ gỗ xuất khẩu đến năm 2010 là
11 - 12 triệu m3, trong khi đó nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được từ 20
- 30% (nguồn : www.vinanet.vn).
Nhận xét: Ưu điểm chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay
là Bộ Công thương) là đã nhận định và đưa ra mục tiêu chiến lược đạt mức kim
ngạch 5.56 tỷ USD là rất kịp thời, hoàn toàn hợp lý và đúng đắn, tương xứng với
tiềm năng và sự phát triển của ngành. Chính phủ, Bộ Thương mại luôn xác định
Nhật Bản luôn là một trong ba thị trường xuất khẩu lớn, trọng điểm của ngành. Tuy
nhiên, Chiến lược này của Bộ Thương mại có khuyết điểm lớn là khi Bộ Thương
mại đưa ra chiến lược xuất khẩu ngành gỗ đã không đưa ra mục tiêu chiến lược cụ
- 34 -

thể cho từng thị trường đến năm 2010 là bao nhiêu, trong đó thị trường Nhật Bản là
bao nhiêu thì Bộ Thương mai chưa xác nhận rõ ràng mà chỉ đưa ra ước tính, dự báo
mang tính chung chung. Bên cạnh đó, Bộ Thương mại đã không tính toán, dự báo
chính xác được sự phát triển mạnh mẽ và nhu cầu cao về nguồn nguyên liệu cho sản
xuất cho toàn ngành nói chung và nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu
sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng. Mặt khác, Bộ Thương mại khi đưa
ra chiến lược xuất khẩu của ngành đã không đề ra những giải pháp cụ thể trong việc
giải quyết vấn đề nguyên liệu, vốn cho sản xuất, giải pháp về khoa học công
nghệ…Đặc biệt, là Bộ Thương mại khi đưa ra chiến lược xuất khẩu ngành gỗ đã
không đưa đề ra các giải pháp phòng chóng rủi ro khi ngành gỗ xuất khẩu gặp khó
khăn, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu như hiện nay. Chính vì
vậy, việc đưa ra những giải pháp để khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức cho
ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật nói chung và cho các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam
sang Nhật Bản nói riêng trong lúc này là hết sức thiết thực và đáp ứng đúng nhu câù
của thực tiễn.
2.3.6.2. Đánh giá thực trạng chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản
của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
Theo nhận xét của Ông Vũ Văn Trung, Tham tán Thương mại Việt Nam tại
Nhật cho rằng “Nhìn chung đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào Nhật còn
rất yếu. Các doanh nghiệp lớn, có tên tuổi trong nước thì chú trọng nhiều vào thị
trường Mỹ, EU vì bán được những đơn hàng lớn, dễ thiết kế mẫu mã chứ ít quan
tâm thị trường Nhật. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì yếu về năng lực
tiếp thị cũng như khả năng tiếp cận thị trường Nhật - một thị trường vốn khắt khe”.
Đối với thị trường đồ gỗ Nhật Bản, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu đầu tư
có bài bản trong việc xây dựng chiến lược cho phát triển lâu dài, cho việc phân phối
sản phẩm, Marketing, xây dựng thương hiệu…, thiếu giải pháp phòng ngừa rủi ro
khi việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật gặp sự cố. Đa phần các doanh nghiệp này
chỉ đầu tư theo đơn hàng hoặc nhận lại đơn hàng từ các doanh nghiệp lớn, một phần
là do thiếu vốn, thiếu nhân lực có kinh nghiệm quản lý…Rất ít các phái đoàn doanh
nghiệp đi khảo sát, thăm dò thị truờng Nhật một cách thường xuyên, thiếu sự liên
kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với Thương vụ
Việt Nam tại Nhật Bản, giữa doanh nghiệp với tổ chức Jetro của Nhật Bản. Đặc biệt,
- 35 -

trước bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới còn đang tiếp diễn, nhu cầu tiêu dùng
về sản phẩm gỗ của người tiêu dùng Nhật Bản đã giảm đi đáng kể. Trong khi đó,
nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ vẫn chưa thể tìm ra được lối thoát để có
thể trụ vững được và đang đứng trước nguy cơ đóng cửa, bên cạnh bờ vực phá sản.
Đây là những thiếu sót rất lớn và cần phải nhanh chóng khắc phục trong giai đoạn
trước mắt và về lâu dài phải xây dựng hẳn các chiến lược mang tính dài hạn, bên
cạnh đó là các giải pháp thực thi kèm theo.
Kết luận: Qua việc đánh giá lại chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ
Thương mại (nay là Bộ Công thương) và chiến lược xuất khẩu của các doanh nghiệp
có quy mô vừa và nhỏ, chúng ta nhận thấy rằng “mặc dù Nhật Bản luôn được xác
định là một trong ba thị trường lớn, trọng điểm đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt
Nam nhưng việc đưa ra chiến lược có bài bản, mang tính lâu dài và kèm theo chiến
lược là những giải pháp thực thi, giải pháp phòng chóng rủi ro, đã gần như bị bỏ
quên, hoặc có chăng chỉ là đầu tư mang tính thời điểm, theo đơn hàng. Do đó, trong
bối cảnh khủng hoảng tài chính gần như mang tính toàn cầu đang lan toả rất nhanh,
đã và đang làm ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu nói chung và đối với mặt hàng đồ gỗ
xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nói riêng thì việc đề ra những giải pháp đẩy
khắc phục khó khăn và hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường
Nhật Bản trong lúc này luôn mang tính cấp bách và rất thiết thực.
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu
sang Nhật
2.4.1. Phân tích môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồ gỗ
xuất khẩu sang Nhật
Trong những năm gần đây, bên cạnh những thành quả đã đạt được, ngành
công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản ta vẫn còn nhiều khó
khăn đang tồn tại như: Luôn thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất, thiếu vốn, tốc dộ
đổi mới máy móc, công nghệ sản xuất còn chậm, năng suất sản xuất còn thấp, kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật còn rất khiêm tốn... Do đó, cần phải có một
sự nhìn nhận, phân tích hết sức tỉ mỉ từng các yếu tố tác động. Trong đó sự tác động
của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của
ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật. Việc phân tích các yếu tố bên ngoài
(bao gồm phân tích môi trường vĩ mô, vi mô) sẽ giúp cho chúng ta nhìn thấy rõ hơn
- 36 -

những khó khăn còn đang tồn tại, để từ đó làm cơ sở cho việc đề ra các chiến lược
và giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang
Nhật Bản.
2.4.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô
2.4.1.1.1. Yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội
Sau gần hai năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế
Việt Nam tiếp tục phát triển, quan hệ hai nước Việt Nam- Nhật Bản tiếp tục được
lãnh đạo hai nước nâng lên thành đối tác chiến lược. Bên cạnh đó, ngày 25 tháng
12 năm 2008 vừa qua, hai nước đã chính thức ký “ Hiệp định đối tác kinh tế Việt
Nam- Nhật Bản” sẽ càng tạo thêm cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất và xuất
khẩu đồ gỗ Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Nhật Bản. Tuy
nhiên, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Giá nguyên liệu gỗ đầu
vào tiếp tục tăng, lãi suất cho vay của toàn hệ thống ngân hàng đồng loạt tăng, làm
tăng chi phí tài chính đối với tất cả doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ
sang Nhật Bản. Sự liên tục tụt dốc thảm hại của thị trường chứng khoán- một trong
những kênh huy động vốn, giải quyết vốn hiệu quả cho doanh nghiệp; thị trường bất
động sản tiếp tục đóng băng, đặc biệt là giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng
liên tục và những ngày cuối tháng 07 năm 2008, giá xăng dầu trong nước cũng tiếp
tục tăng. Mới đây, ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật cũng bị ảnh hưởng
rất lớn của cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ, đang lan toả rất nhanh và
đã làm giảm sức tiêu thụ đến sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam sang Nhật. Tuy
nhiên, với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự điều hành quyết liệt,
khẩn trương có hiệu quả của Chính phủ, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế xã hội trong
năm 2007 đều đạt và vượt mức Quốc hội đề ra, nền kinh tế tiếp tục phát triển, chính
trị, văn hoá xã hội ổn định và tiếp tục phát triển. Kết quả cụ thể trong các ngành và
lĩnh vực chủ yếu cụ thể xin xem thêm ở phụ lục 2- Tình hình kinh tế –Văn hóa- Xã
hội năm 2007.

Theo dự kiến của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2008 sẽ vào
khoảng 63,5 - 64 tỷ USD, tăng 30,8 - 31,8% so với năm 2007. Đây là một kết quả ấn
tượng, đặc biệt nếu nhìn vào tình hình kinh tế thế giới trong năm qua. Điều đáng
khích lệ là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vẫn đạt cao trong khi nhập siêu được kiềm
chế. Tuy nhiên, tổng kết GDP năm 2008 của Việt Nam chỉ tăng trưởng 6.23%
- 37 -

(nguồn: TTXVN), đây là mức tăng trưởng GDP thấp nhất kể từ năm 1999 đến nay và
sang năm 2009 trước tình hình cuộc khủng hoảng tài chính thế giới sẽ còn đang tiếp
diễn, sẽ là một năm khó khăn đối với công tác xuất khẩu nói chung và đối với ngành
gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản nói riêng.

Đối với nền kinh tế Nhật Bản cũng không mấy khả quan, dự kiến tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) năm 2008 của Nhật Bản sẽ tăng ở mức 0,72%. Con số trên
được cho là mức tăng thực chất sau khi loại trừ ảnh hưởng từ sự biến động giá cả
các mặt hàng tiêu dung (nguồn: TTXVN).
Như vậy, sang năm 2009 này kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Nhật Bản sẽ
còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, điều này ít nhiều sẽ gây nhiều cản trở trong việc
xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật.
2.4.1.1.2 Yếu tố Chính trị, Pháp luật, Chính phủ
Việt Nam với một nền chính trị ổn định, được bạn bè quốc tế khen ngợi và
được xem là điểm đến đầu tư ổn định, an toàn trong khu vực và trên thế giới. Đây là
một lợi thế to lớn, thuận lợi cho doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước đầu tư vào
sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm gỗ.
Về lĩnh vực quan hệ quốc tế, Việt Nam đã được bầu làm thành viên không
thường trực của tổ chức Liên hiệp quốc nhiệm kỳ năm 2008-2009. Đây là trong
những thuận lợi, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu hiện đã vươn lên đứng thứ 5 trong nhóm các mặt
hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam, chỉ đứng sau dầu thô, dệt may, giày
dép và thủy sản và sẽ là một trong những ngành xuất khẩu trọng điểm trong những
năm tới. Ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ của nước ta nói
chung và đối với việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng
luôn được sự quan tâm, khuyến khích từ phía Chính phủ. Điều này được thể hiện
thông qua các chính sách của Chính phủ dưới đây:
- Chính phủ có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ bằng việc bãi
bỏ giấy phép nhập khẩu gỗ, hạ mức thuế nhập khẩu gỗ xuống 0%, giảm thuế VAT
xuống 5% cho mặt hàng gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên.
- Quỹ hỗ trợ phát triển, một tổ chức tài chính nhà nước được thành lập nhằm
cho vay, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các dự án xuất khẩu trong
đó có các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến mặt hàng gỗ xuất khẩu.
- 38 -

- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 19/2004/CT-TTg ngày 01/06/2004 đã
đặt ra một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ, và
các văn bản của các Bộ, ngành trong việc phát triển cho ngành xuất khẩu gổ Việt
Nam. (xem thêm phụ lục 03- một số văn bản của nhà nước có liên quan đến ngành
gỗ).
- Chính sách thưởng kim ngạch xuất khẩu.
- Hàng gỗ thủ công mỹ nghệ, hàng đồ gỗ cao cấp làm từ nhóm gỗ 1A trở lên,
đã được chế biến hoàn chỉnh vẫn được xuất khẩu. Sản phẩm này khi xuất khẩu chỉ
cần kê khai với Hải quan đầy đủ số lượng, chủng loại, không cần xuất trình nguồn
gốc gỗ. Việc kiểm tra nguồn gốc gỗ phải được thực hiện tại cơ sở sản xuất (đầu
nguyên liệu vào xưởng). Đó là nội dung nêu tại công văn số 4719/VPCP-NN ngày
22/8/2007 của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Bộ Công Thương, Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam. Cũng tại
Công văn này, Văn phòng Chính phủ chỉ đạo giao Bộ Công thương chủ trì phối hợp
với các Bộ, ngành liên quan, rà soát trình Chính phủ điều chỉnh các nội dung chính
sách xuất khẩu lâm sản chưa phù hợp để tạo điều kiện quản lý thông thoáng cho các
hoạt động xuất, nhập khẩu gỗ và các lâm sản khác, nhằm khuyến khích sản xuất
phát triển mạnh mẽ. Đây là văn bản ra sau hướng dẫn tại Thông tư số 32/2006/TT-
BNN ngày 08.5.2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn thực
hiện Nghị định 12/2006/NĐ-CP là: “Sản phẩm làm từ gỗ thuộc diện nguy cấp, quý,
hiếm thuộc nhóm 1A quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30.3.2006”
thuộc diện cấm xuất khẩu (nguồn: www.vinanet.vn).
- Văn bản số 11270/BTC-CST, ra ngày 23/9/2008 của Bộ Tài chính "Về việc
thuế xuất khẩu hàng hóa sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu". Theo đó, hàng
hóa xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phải chịu thuế xuất
khẩu theo quy định. Cụ thể, mức thuế đối với mặt hàng gỗ ván sàn và một số mặt
hàng khác là 10%. Việc đánh thuế xuất khẩu 10% ngay sau khi văn bản được ban
hành mà không cần có lộ trình cho doanh nghiệp thực hiện đã làm nhiều doanh
nghiệp không kịp xoay sở vì đã chót ký hợp đồng với đối tác ngay từ đầu năm,
không thể thương thảo lại được nữa. Đây là vấn đề mà Bộ Tài chính nên cân nhắc,
xem xét lại.
- 39 -

2.4.1.1.3. Yếu tố khoa học, công nghệ


Sau gần hai năm gia nhập WTO, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ
gỗ Việt Nam sang Nhật Bản càng có nhiều cơ hội để tiếp cận nhiều công nghệ mới.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản chỉ phát triển nhanh từ
mốc thời điểm từ năm 2004 trở lại đây nên máy móc sản xuất chế biến gỗ tương đối
được đầu tư mới, nhiều máy móc thiết bị và công nghệ mới được chuyển giao từ các
nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…
Theo kết quả thống kê từ việc thu thập số liệu thực tế ở 141doanh nghiệp (90
doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và 51 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài). Kết quả phân tích cho thấy tổng cộng có 90 doanh nghiêp có máy móc hiện
đại (chiếm 63.8%), 26 doanh nghiệp có máy móc ở mức độ trung bình (chiếm
18.4%) và 25 doanh nghiệp máy móc còn lạc hậu (chiếm 17.7%) (xem thêm ở phụ
lục 11 ).
Nhìn chung, trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến từ Đài Loan,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Hàn Quốc …và các doanh nghiệp trong nước có tên
tuổi và đã khẳng định mình ở thị trường trong nước và quốc tế như: Công ty Khải
Vy, Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, công ty Savimex, Tập đoàn Tiến
Timper…, còn lại đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác có tốc độ đổi mới máy
móc, công nghệ và trang thiết bị cho sản xuất diễn ra chậm, đầu tư máy móc chưa
đồng đều, mức đầu tư còn thấp, đầu tư chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt
mà chỉ đầu tư theo đơn hàng.
Sự hạn chế và yếu kém về công nghệ sản xuất do thiếu vốn để đầu tư đổi mới
máy móc ít nhiều cũng làm khó khăn trong việc tạo ra sản phẩm có chất lượng và có
độ bền cao, làm hạn chế khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của
Trung Quốc, Đài Loan…. Đối với thị trường Nhật Bản nổi tiếng với tiêu chuẩn khắc
khe về chất lượng, yêu cầu mẫu mã sản phẩm đa dạng, muốn chinh phục được thị
trường Nhật Bản thì chỉ có cách là phải đổi mới nhanh công nghệ sản xuất. Lời
khuyên cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nên nhập ngay máy móc, công nghệ sản
xuất của chính Nhật Bản hoặc có thể liên kết với chính các doanh nghiệp cùng
ngành của Nhật Bản đề làm ra sản phẩm và sau đó xuất sang Nhật Bản. Và hoặc đầu
tư phân xưởng sản xuất ngay tại Nhật Bản, xuất bán thành phẩm từ các doanh
nghiệp Việt Nam, sau đó hoàn thành các công đoạn còn lại và tung ra thị trường.
- 40 -

Cách làm này sẽ rất hay nhưng chi phí đầu tư mới nhà xưởng trên đất Nhật sẽ rất
cao, nhưng ngược lại sẽ nắm bắt được ngay các thay đổi về thị hiếu, nhu cầu của sản
phẩm và nếu doanh nghiệp nào đó có khả năng thực hiện được thì sẽ mang lại hiệu
qủa cao.
2.4.1.1.4. Yếu tố môi trường tự nhiên
Việt Nam ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, thích hợp cho việc trồng và phát triển
rừng nguyên liệu gỗ cho sản xuất. Trong những năm qua, mặc dù các ngành, các cấp
đã có nhiều nỗ lực trong việc trồng rừng, đã thực hiện chương trình “ 5 triệu hecta
rừng trồng”, và bảo vệ rừng nên diện tích rừng trồng ngày càng được gia tăng, diện
tích rừng bị chặt phá, bị cháy đã giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, sản lượng gỗ
khai thác vẫn chưa đủ đáp ứng cho sản xuất và vẫn phải tiếp tục nhập khẩu.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích rừng tự
nhiên hiện có của Việt Nam là 9,9 triệu ha và 2,26 triệu ha rừng trồng. Tỷ lệ vốn
rừng trên đầu người của ta còn thấp: 0,12 ha/người so với của thế giới là 0,97
ha/người. Nếu như năm 1990, Việt Nam khai thác bình quân 1,8 triệu m3 gỗ mỗi
năm thì đến năm 2000, để đảm bảo môi trường sinh thái và giữ được vốn rừng tự
nhiên, việc khai thác gỗ đã hạn chế sản lượng còn 200.000- 300.000 m3/năm và sẽ
còn giảm tiếp trong những năm tới. Diện tích rừng sản xuất có khả năng cung cấp
cho chế biến gỗ chỉ còn khoảng 5 triệu ha, sản lượng gỗ có thể khai thác hàng năm
khoảng 1 triệu m3. Nguồn nguyên liệu gỗ khai thác từ rừng tự nhiên chỉ đáp ứng
khoảng 15% công suất chế biến của toàn ngành gỗ ở Việt Nam (nguồn: Trần Thanh
Sơn (2006), Chiến lược phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường
Mỹ đến năm 2015, trang 33). (Xem thêm phụ lục 04 - Thống kê rừng và sản lượng
gỗ khai thác qua các năm).
2.4.1.2. Phân tích môi trường vi mô
2.4.1.2.1. Các đối thủ cạnh tranh
Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản những năm gần đây
khoảng 5.2 tỷ USD/ năm. Tính đến thời điểm ngày 7/7/2007, xuất khẩu sản phẩm gỗ
Việt Nam vào Nhật Bản chỉ chiếm 7,3% thị phần nhập khẩu nước này.
(nguồn: www.taichinhvietnam.com)
Mặt hàng đồ gỗ nội thất (mã HS 9403) như: Các loại tủ, bàn ghế trong nhà,
bàn ghế văn phòng xuất khẩu sang Nhật của các doanh nghiệp Việt Nam đang phải
- 41 -

cạnh tranh gây gắt với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan
và Inđônêsia… Nhìn chung các sản phẩm nội thất này cũng đa dạng về chủng loại,
giá cả tương đối hợp lý, giá ngang bằng với các sản phẩm cùng loại của các doanh
nghiệp Trung Quốc, được người tiêu dùng Nhật Bản chấp nhận và được đánh giá
cao về mặt chất lượng. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ của Việt Nam xét về khía cạnh năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, vốn…
còn yếu. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn có tên tuổi trong nước thì chú trọng
nhiều vào thị trường Mỹ, EU vì bán được những đơn hàng lớn, dễ thiết kế mẫu mã
chứ ít quan tâm thị trường Nhật. Doanh nghiệp vừa và nhỏ thì yếu về năng lực tiếp
thị, thiếu vốn cho việc đổi mới máy móc, trang thiết bị hiện đại, dẫn đến sức cạnh
tranh của sản phẩm bị yếu so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc do có ưu thế
về nguồn nguyên liệu phong phú, nhân công tương đối rẻ. Bên cạnh đó, nguồn
nguyên liệu gỗ của Việt Nam còn hạn chế về chủng loại, ta vẫn phải nhập khẩu số
lượng lớn nguyên liệu làm cho giá thành sản phẩm tăng cao, giảm sức cạnh tranh.
Ngoài ra, do Nhật Bản là nước có khí hậu rất khô nên đồ gỗ hay bị cong, biến dạng
và nứt nếu không được xử lý tốt. Để giải quyết được vấn đề này cần phải có công
nghệ, thiết bị riêng nhập khẩu từ Nhật là tốt nhất. Tuy nhiên, do thiết bị xử lý này rất
đắt nên hiện nay rất ít công ty Việt Nam trang bị các thiết bị này (chủ yếu là công ty
liên doanh, liên kết với công ty Nhật Bản đầu tư mua trang thiết bị này (nguồn:
Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản).
2.4.1.2.2. Khách hàng
Nhật Bản với tổng GDP năm 2006 đạt 4.167 tỷ USD, tính theo đầu người là
35.757 USD/người (xếp hạng thứ 14 - những nước có thu nhập GDP/ đầu người cao
nhất trên thế giới) - nguồn: www.vnagency.com.vn
Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản những năm gần đây
khoảng 5.2 tỷ USD/năm. Tính đến thời điểm ngày 7/7/2007, xuất khẩu sản phẩm gỗ
Việt Nam vào Nhật Bản chiếm chiếm 7.3% thị phần nhập khẩu của nước này.
(nguồn: www.taichinhvietnam.com). Như vậy, với nhu cầu này hàng năm, Nhật Bản
là một trong những thị trường nhập khẩu lớn của thế giới nói chung và đối với các
doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ Việt Nam nói riêng là rất lớn.
Tiêu dùng riêng cho đồ gỗ tại Nhật Bản sấp xỉ 1000USD/hộ/ tháng. Đặc biệt,
trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay, người Nhật Bản ngày
- 42 -

càng có nhu cầu sử dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế các vật liệu sắt, nhôm…
Do tình hình suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản trong thời gian rất dài, ảnh hưởng
của khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến mức sống của người
dân, đặc biệt gây ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin vào tương lai nền kinh tế của đất
nước. Điều này khiến người dân Nhật Bản hạn chế tiêu dùng hơn, cụ thể là hạn chế
chi tiêu cho những mặt hàng đắt tiền mà chú trọng hơn đến những mặt hàng rẻ tiền.
Chính tình hình này đã tạo cơ hội tốt cho các mặt hàng nhập khẩu từ các doanh
nghiệp Việt Nam với giá rẻ hơn hàng nội địa (cho dù chất lượng nhìn chung có kém
hơn) thâm nhập ngày càng nhiều vào thị trường Nhật Bản.
Do diện tích nhà ở, văn phòng ở Nhật Bản nhỏ, dẫn đến kích thước đồ dùng
trong nhà cũng phải nhỏ hơn so với sản phẩm cùng loại xuất khẩu đi Mỹ, châu
Âu…Đây là điểm chú ý đối với các nhà xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam.
Người Nhật Bản nói chung không thích gam màu chói, họ thích màu trầm,
đen, nâu…
Kích thước đồ gỗ phải đa dạng để người tiêu dùng dễ có sự lựa chọn phù
hợp. Trên một sản phẩm cần phải có sự kết hợp giữa nguyên liệu gỗ với nhiều loại
nguyên phụ liệu khác nhằm tạo sự phong phú hơn về mẫu mã.
Do diện tích sinh hoạt, làm việc rất hẹp nên người Nhật rất chú trọng đến
tính năng đa dạng của sản phẩm, vì vậy cần tạo ra những sản phẩm có thể sử dụng
nhiều mục đích.
2.4.1.2.3. Nhà cung ứng nguyên liệu
Cái khó khăn lớn nhất của ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu nói chung và đối
với thị trường Nhật Bản nói riêng hiện nay là vấn đề nguyên liệu cho sản xuất. Hơn
80% nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu từ các nước như: Malaysia, Myanma,
Campuchia, Philippines, Châu Phi, Newzeland…với kim ngạch nhập khẩu gỗ
nguyên liệu năm 2007 đạt khoảng 1022 triệu USD, tăng khoảng 31.9% so với
năm 2006 (nguồn: Tổng cục Thống kê). Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu tăng
không chỉ do các doanh nghiệp tăng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu mà còn do giá
nhập khẩu nhiều chủng loại gỗ nguyên liệu tăng so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp cũng đã chủ động mở rộng tìm thêm các nhà cung cấp khác như:
Canada, Nam Phi, Mỹ, Nga, Brazil…Tuy nhiên, phải mua số lượng rất lớn và giá
nguyên liệu gỗ của các nước này rất cao vì có chứng nhận FSC. Mặt khác, cước phí
- 43 -

vận chuyển cao, thời gian nhận hàng chậm đã làm giảm sự chủ động của doanh
nghiệp trong kế hoạch sản xuất.
Bốn tháng đầu năm 2008, Malaysia vẫn là thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu
lớn nhất cho Việt Nam (54 triệu USD), kế đến là Mỹ (36.2 triệu USD), Myanma (34
triệu USD), Trung Quốc (31.6 triệu USD), Campuchia (20.2 triệu USD), nguồn:
www.thongtinthuongmaivietnam.vn, (xem thêm phụ lục 8- thị trường nhập khẩu
nguyên liệu bốn tháng đầu năm 2008)
Vấn đề khó khăn nhất của các doanh nghiêp ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam
là nguồn nguyên liệu. Trong bối cảnh này, vấn đề phát triển và tự chủ nguồn nguyên
liệu gỗ trong nước đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
2.4.1.2.4. Sản phẩm thay thế
Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản những năm gần đây
khoảng 5.2 tỷ USD/năm, người Nhật có mức thu nhập cao, với mức tiêu dùng riêng
cho đồ gỗ tại Nhật Bản sấp xỉ 1000USD/hộ/ tháng. Đặc biệt, trong xã hội công
nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay, người Nhật Bản ngày càng có nhu cầu sử
dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế các vật liệu sắt, nhôm…. Bên cạnh đó, sản
phẩm gỗ nói chung và mặt hàng đồ gỗ nội thất nói riêng càng làm tô thêm vẻ đẹp
cho không gian sống, học tập, làm việc cho người dân Nhật Bản và xu hướng đang
lên của người tiêu dùng Nhật Bản là muốn gần gủi với thiên nhiên. Chính vì vậy,
sản phẩm đồ gỗ ngày càng trở nên rất cần thiết cho cuộc sống, lao động, học tập của
họ. Do đó, sản phẩm thay thế ít có khả năng tác động nhiều đến sản phẩm gỗ. Tuy
nhiên, do đặc điểm nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng khan hiếm, ý thức về bảo vệ
môi trường của khách hàng ngày càng tăng nên bên cạnh việc sử dụng đồ gỗ thuần
túy thì một xu hướng đang gia tăng là sử dụng đồ gỗ có kết hợp những chi tiết bằng
vật liệu khác như: Kim loại, kính, nhựa, da, vải … Việc kết hợp giữa nguyên liệu gỗ
và các vật liệu khác vừa làm tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm, vừa làm tăng giá trị
cho sản phẩm, đồng thời đáp ứng cho nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng
đối với sản phẩm gỗ đang là xu hướng ngày càng tăng. Đây là điểm cần lưu ý đối
với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đồ gỗ Việt Nam ta trong việc kết hợp nhiều
nguyên phụ liệu, vật liệu khác nhau trên cùng một sản phẩm, vừa tạo điều kiện cho
các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, tận dụng các nguyên phụ liệu rẻ tiền, dồi
- 44 -

dào trong nước như: Mây, tre, đay…, vừa góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm
xuất khẩu.
2.4.1.3. Ma trận đánh giá các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài (ma trận
EFE) đến ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật.

STT Các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài Mức độ Phân Số điểm
quan loại Quan trọng
trọng
1 Kinh tế VN trong năm 2008 gặp nhiều khó 0.05 3 0.15
khăn và năm 2009 sẽ còn tiếp tục do ảnh
hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới.
2 VN có nền chính trị ổn định, thuận lợi cho 0.10 4 0.40
đầu tư, phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu SP
gỗ sang thị trường Nhật Bản.
3 Nhật Bản có nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ hàng 0.20 3 0.60
năm rất lớn. Tuy nhiên, sang năm 2009, nhu
cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ VN tại Nhật sẽ
còn suy giảm do còn bị ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính thế giới.
4 Ngành SX và XK đồ gỗ VN sang Nhật Bản 0.10 3 0.30
đang rất được Chính phủ Việt Nam quan
tâm và tạo nhiều điều kiện phát triển mạnh,
Chính phủ Nhật Bản cũng tạo điều kiện cho
NK SP gỗ Việt Nam vào thị trường này.
5 VN có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho 0.15 3 0.45
trồng rừng, phát triển nguồn nguyên liệu, tự
chủ nguồn nguyên liệu cho SX.
6 Gần hai năm gia nhập WTO, thị trường tiêu 0.05 3 0.15
thụ sản phẩm gỗ được mở rộng, SP gỗ được
đối xử công bằng tại Nhật.
- 45 -

7 SP đồ gỗ VN đang bị cạnh tranh quyết liệt 0.05 3 0.15


với các SP cùng loại của Trung Quốc, Đài
Loan… tại thị trường Nhật Bản.
8 Nguồn nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm 0.15 2 0.30
gỗ XK sang Nhật bị thiếu, phải dựa chủ yếu
vào nhập khẩu.
9 Cơ sở hạ tầng cho phát triển, đẩy mạnh xuất 0.05 2 0.10
khẩu SP gỗ sang Nhật còn yếu.
10 Vấn đề Logistic cho phát triển ngành, đẩy 0.10 2 0.20
mạnh XK sản phẩm gỗ sang Nhật còn yếu,
chưa phát triển tương xứng với tiềm năng
của ngành.
Cộng 1.00 2.80
(nguồn: Tác giả tự tính, dựa trên cơ sở của việc phân tích các yếu tố môi trường
bên ngoài tác động đến doanh nghiệp).
Nhận xét: Từ bảng tổng kết các yếu tố của môi trường bên ngoài đã và đang
tác động đến ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật, ta thấy tổng số điểm
quan trọng đạt được 2.80 điểm > mức điểm trung bình của ngành là 2.5 điểm và đạt
tỷ lệ tương đối khá là 70% (=2.80 điểm: 4.00 điểm) so với mức điểm cao nhất của
ngành là 4.00 điểm. Với kết quả này, cho thấy rằng các yếu tố tác động từ môi
trường bên ngoài đang tác động rất tích cực đối với ngành gỗ xuất khẩu sang thị
trường Nhật Bản, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sản
phẩm gỗ sang thị trường này. Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực tác động từ các
yếu tố bên ngoài cũng còn không ít khó khăn và thách thức, một trong những khó
khăn lớn nhất hiện nay đối với ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường
Nhật Bản là vấn đề thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu, nguồn nguyên
liệu trong nước chỉ đáp ứng khoảng 20%, 80% còn lại phải dựa vào nhập khẩu. Bên
cạnh đó, vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng, Logistic cho phát triển ngành đồ gỗ xuất
khẩu, vấn đề đầu tư đổi mới công nghệ, Marketing cho việc đẩy mạnh xuất khẩu sản
phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản cũng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng
to lớn của ngành, chưa được đầu tư đúng mức. Đặc biệt, trước tình hình cuộc khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới vẫn còn đang tiếp diễn. Vì vậy, việc
- 46 -

đưa ra các chiến lược và giải pháp để khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh sản
xuất và xuất khẩu đồ gỗ cho ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật nói chung và cho các
doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản nói riêng trong lúc này là hết sức cần
thiết và mang tính cấp bách.
2.4.1.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Việt Nam về đồ gỗ xuất khẩu sang thị
trường Nhật Bản so với các đối thủ
Việt Nam Trung Quốc Đài Loan

TT Các yếu tố tác động Mức Phân Điểm Phân Điểm Phân Điểm
độ loại quan loại quan loại quan
quan trọng trọng trọng
trọng
1 Chiến lược xuất khẩu sản phẩm
gỗ của ngành sang thị trường
Nhật Bản. 0.25 2 0.50 4 1.00 3 0.75

2 Vốn cho SX và XK SP gỗ sang


Nhật. 0.15 2 0.30 3 0.45 3 0.45

3 Xây dựng thương hiệu cho SP gỗ


XK sang Nhật Bản. 0.05 3 0.15 4 0.20 4 0.20

4 Công nghệ, máy móc cho phát


triển ngành đồ gỗ XK sang Nhật. 0.15 3 0.45 4 0.60 4 0.60

5 Nguồn nhân lực cho phát triển


ngành đồ gỗ XK sang Nhật. 0.10 3 0.30 3 0.30 2 0.20

6 Vấn đề đầu tư cho nghiên cứu và


phát triển SP gỗ sang Nhật. 0.10 3 0.30 3 0.30 3 0.30

7 Vấn đề Marketing cho ngành đồ


gỗ XK sang Nhật 0.10 2 0.20 3 0.30 3 0.30

8 Chi phí nhân công cho phát triển


ngành đồ gỗ XK sang Nhật. 0.10 4 0.40 3 0.30 2 0.20

Tổng số 1.00 2.60 3.45 3.00


Nguồn: Tác giả tự tính, xin xem thêm giải thích ma trận hình ảnh cạnh tranh
ở phụ lục 10.
- 47 -

Nhận xét: Từ việc phân tích các yếu tố cạnh tranh của ma trận hình ảnh cạnh
tranh giữa Việt Nam về sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản so với
Trung Quốc, Đài Loan, kết quả cho ta thấy rằng ngành gỗ xuất khẩu của Trung
Quốc sang Nhật Bản có sức cạnh tranh mạnh hơn so với Việt Nam, Đài Loan. Tổng
điểm quan trọng năng lực cạnh tranh của Việt Nam ta đạt 2.60 điểm so với Trung
Quốc là 3.45 điểm, Đài Loan 3.00 điểm và chỉ mới đạt ngang bằng với mức tổng
điểm quan trọng trung bình của ngành là 2.5 điểm. Điều này cho thấy năng lực cạnh
tranh của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản còn rất yếu so với Trung
Quốc và Đài Loan. Thiết nghĩ, để các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm
gỗ Việt Nam sang Nhật có thể cạnh tranh mạnh mẽ và thắng lợi so với các doanh
nghiệp Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan… tại thị trường Nhật Bản này thì cần phải
gấp rút đưa ra các chiến lược và các giải pháp khắc phục ngay các khó khăn đang
tồn tại, nhất là vấn đề nguồn vốn, máy móc công nghệ cho sản xuất, vấn đề đẩy
mạnh công tác Marketing, liên doanh liên kết trong sản xuất và xuất khẩu giữa các
doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các Hiệp hội ngành gỗ trong
nước, giữa doanh nghiệp với các Hiệp hội ngành gỗ của Nhật Bản…
2.4.2. Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp
Ngày nay, nói đến ngành gỗ tức là nói đến doanh nghiệp gỗ, do Nhà nước
không còn thực hiện việc bao cấp từ yếu tố nguyên liệu đầu vào, vốn, máy móc
công nghệ và cho thị trường đầu ra của sản phẩm, mà Nhà nước chỉ tạo ra môi
trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy,
việc phân tích môi trường bên trong ngành gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
chính là việc phân tích môi trường bên trong của chính doanh nghiệp gỗ, môi trường
bên trong doanh nghiệp gồm các yếu tố sau đây:
2.4.2.1. Nguồn nhân lực
Thuận lợi:
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, nước ta hiện có dân số lên đến gần 86
triệu dân, trong đó lao động sử dụng toàn bộ nền kinh tế chiếm đến 51.54% năm
2006, riêng lao động trong ngành đồ gỗ chiếm 0.18% năm 2005 và tăng lên 0.74%
năm 2006 so với tổng số lao động toàn bộ nền kinh tế, nguồn lực lao động dư thừa
về số lượng cho các ngành công nghiệp (xem thêm phụ lục 05- các chỉ tiêu về dân số
và lao động sử dụng trong ngành đồ gỗ).
- 48 -

Thông qua cuộc khảo sát thực tế ở một số doanh nghiệp trong ngành gỗ, hiện
tại mức lương cơ bản cho người lao động có tay nghề tính theo ngày dao động từ
40.000 đồng/ngày/người đến 50.000 đồng/ngày/người. Với mức này, giá nhân công
của lao động Việt Nam ta vẫn còn đang có một lợi thế cạnh tranh lớn so với các
nước trong khu vực, đặc biệt là cạnh tranh trực tiếp với chi phí nhân công lao động
của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, trong việc làm ra sản phẩm gỗ xuất sang thị
trường Nhật Bản.
Người lao động Việt Nam nói chung và lao động cho ngành đồ gỗ nói riêng
của Việt Nam ta rất cần cù, siêng năng, chịu khó, nhanh nhẹn, sáng tạo và đặc biệt
là có khả năng tiếp thu nhanh, nắm bắt tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
Tồn tại:
Số lượng công nhân có tay nghề được đào tạo có bài bản về khai thác và chế
biến sản phẩm gỗ bị thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, dẫn đến hiện tượng các
doanh nghiệp trong ngành tranh giành nhau về lao động có tay nghề.
Tay nghề người lao động ngành chế biến gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản hầu
như đa phần là do doanh nghiệp tự đào tạo hoặc dựa vào tay nghề của đặc thù là
ngành nghề truyền thống, chứ không phải lao động được qua đào tạo qua hệ thống
trường dạy nghề tập trung, điều này dẫn đến chi phí đào tạo lao động cao, trình độ
hiểu biết khoa học kỹ thuật hiện đại của lao động còn thấp, tác phong công nghiệp
còn chậm, làm cho hiệu suất sản xuất không cao.
Theo kết quả khảo sát được nêu ở phụ lục 11 ở 141 doanh nghiệp cho thấy có
đến 95 doanh nghiệp bị áp lực thiếu lao động được qua đào tạo bài bản (chiếm
67.4%) (xem thêm phụ lục 11). Với kết quả này, để phát triển mạnh và bền vững
sang thị trường Nhật Bản, về lâu dài cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội, nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn
nhân lực phục vụ cho sự phát triển của ngành.
2.4.2.2. Nguồn vốn
Theo kết quả khảo sát nêu ở phụ lục 11 ở 141 doanh nghiệp có đến 87 doanh
nghiệp bị áp lực thiếu vốn (chiếm đến 61.7%) (xem thêm phụ lục 11
-kết quả khảo sát).
Theo Ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội Lâm sản và Gỗ Việt
Nam thì mỗi năm ngành gỗ cần trên 1.000 tỉ đồng vốn, đến năm 2010 cần có
- 49 -

15.000-16.000 tỉ đồng. Nhà nước cho vay 20%, doanh nghiệp tự có 30%, như vậy
còn thiếu 50% vốn.
Trong một báo cáo của Bộ Công thương, Bộ cho rằng nhiều doanh nghiệp đã
lớn dần lên, phát triển mạnh theo đà tăng trưởng nhanh của xuất khẩu đồ gỗ Việt
Nam, có khoảng 200 doanh nghiệp được coi là lớn, hiện có nhiều doanh nghiệp đã
đi vào sản xuất quy mô lớn với nhiều nhà máy chế biến đặt ở nhiều địa phương,
lượng công nhân vượt 1.000 người mỗi nhà máy và năng lực xuất khẩu hơn 100
container đồ gỗ mỗi tháng.
Để đạt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản đến năm
2010 là khoảng 700 triệu USD như dự kiến và để đẩy mạnh được việc xuất khẩu sản
phẩm gỗ sang Nhật Bản trong năm 2009 và trong những năm tới, đòi hỏi phải có
những chiến lược và những giải pháp cụ thể, khắc phục ngay các khó khăn đang tồn
tại, có các chính sách hỗ trợ về tài chính… đối với ngành chế biến xuất khẩu sản
phẩm gỗ (chiến lược và các giải pháp sẽ nêu ở chương 3).
2.4.2.3. Nghiên cứu và phát triển
Theo một cuộc điều tra chọn mẫu 175 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu
sản phẩm gỗ của Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Thương mại (nay là Bộ Công
thương), hoạt động nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp thì có 16% doanh
nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên, 84% doanh nghiệp
còn lại cho rằng công tác nghiên cứu thị trường không nhất thiết phải là thường
xuyên, họ chỉ tiến hành nghiên cứu khi có ý định xâm nhập thị trường. Một số liệu
điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chỉ chưa đầy 10% doanh
nghiệp là thường xuyên thăm dò thị trường nước ngoài, chủ yếu là những doanh
nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, 42 % số doanh nghiệp thỉnh thoảng mới có
cuộc đi thăm thị trường và khoảng 20% không một lần đặt chân lên thị trường ngoài
nước (nguồn: Trần Thanh Sơn (2006), Chiến lược phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu
Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015 , trang 49).
Theo kết quả khảo sát nêu ở phụ lục 11 trên 141 doanh nghiệp sản xuất và
xuất khẩu sản phẩm gỗ có đến 107 doanh nghiệp đầu tư cho công tác nghiên cứu và
phát triển (chiếm 75.9%). Từ kết quả này cho thấy các doanh nghiệp đã quan tâm và
chú trọng vào công tác nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, việc đầu tư cho công tác
nghiên cứu và phát triển trong số các doanh nghiệp nói trên đa phần là do các công
- 50 -

ty có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp lớn, có tên tuổi trong nước thực
hiện, còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chưa đầu tư bài bản.
Theo Ông Trần Quốc Mạnh, phó chủ tịch Hiệp hội mỹ nghệ và chế biến gỗ
TP. Hồ Chí Minh (Hawa) trả lời phỏng vấn của Phóng viên Báo Thương Mại: “Thời
gian gần đây, nhiều doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ đã chú ý đến
việc nghiên cứu sáng tạo mẫu mã. Sản phẩm gỗ do chính Việt Nam thiết kế đã bắt
đầu xuất hiện trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, sản phẩm gỗ “
Made in Viet Nam” đã xuất hiện ở các siêu thị lớn của Nhật. Đây là tín hiệu rất đáng
mừng”.
Cũng theo phó Chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh
Trần Quốc Mạnh: "Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chú ý đến việc nghiên cứu sáng
tạo mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm, kết hợp nhiều nguyên phụ liệu khác nhau như:
Nhôm, i-nốc, mây, tre, lá, vải... trên một sản phẩm gỗ để nâng cao giá trị gia tăng".
Thực tế, thời gian qua các sản phẩm gỗ xuất khẩu được kết hợp nhiều nguyên vật
liệu khác nhau trên cùng một sản phẩm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản xuất
hiện ngày càng nhiều và đã được người tiêu dùng Nhật Bản ưa thích và đánh giá cao
về mặt chất lượng.
2.4.2.4. Công tác Marketing
- Product (sản phẩm): Trong khi các doanh nghiệp của Trung Quốc, Đài
Loan, Malaysia, các công ty nước ngoài khác… đang hoạt động tại Việt Nam để sản
xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản đang tập trung đầu tư đáng
kể vào khâu nghiên cứu, phát triển sản phẩm thì những công ty sản xuất và xuất
khẩu có quy mô vừa và nhỏ của Việt Nam ta lại chủ yếu đi nhận hợp đồng theo bản
vẽ từ các công ty đặt hàng Nhật hoặc mô phỏng lại kiểu dáng sản phẩm sẵn có. Việc
đầu tư nghiên cứu có bài bản chưa thật sự được quan tâm đúng mức, dẫn đến tính
cạnh tranh cho sản phẩm gỗ “Made in Vietnam” bị yếu so với các sản phẩm cùng
loại của các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan…
- Place (phân phối): Việc thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm gỗ tại thị
trường Nhật Bản đang gặp nhiều khó khăn, một phần là do sản phẩm gỗ của Việt
Nam ta chỉ mới thâm nhập và phát triển nhanh từ năm 2004 trở lại đây, một phần là
do chi phí cho việc trực tiếp xây dựng các đại lý, hệ thống siêu thị quá đắt so với
khả năng tài chính nhỏ bé của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Mặt khác,
- 51 -

đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thì nguồn thông tin về thị trường
Nhật Bản có được chủ yếu qua kinh nghiêm, truyền miệng, sách báo, ít các chuyến
đi thực địa tại địa phương tiêu thụ sản phẩm. Do đó, mà hoạt động phân khúc thị
trường của các doanh nghiệp Việt Nam ở Nhật Bản còn yếu, làm giảm hiệu quả của
các hoạt động thâm nhập, mở rộng và duy trì thị trường, đặc biệt là ở những phân
khúc mới của thị trường.
- Promotion (xúc tiến): Hàng đồ gỗ của Việt Nam ít xuất hiện rộng rãi trên
các phương tiện thông tin đại chúng ở thị trường Nhật, do chi phí quảng cáo trên các
phương tiện thông tin đại chúng ở Nhật rất cao. Hạn chế này bắt nguồn từ tiềm năng
tài chính nhỏ bé của các doanh nghiệp trong nước. Một vài năm trở lại đây, nhờ sự
hỗ trợ và tuyên truyền của Hiệp Hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, Cục Xúc tiến
Thương mại Việt Nam, cơ quan Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, Tổ
chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản Jetro cung cấp form mẫu tìm kiếm khách hàng
tại Nhật Bản đã tạo điều kiện và cung cấp thông tin ngày một nhiều hơn về thị
trường đồ gỗ Nhật Bản.
Chất lượng truyền tin và xúc tiến hỗn hợp của các doanh nghiệp Việt Nam
còn ở trình độ thấp, giản đơn, của các tài liệu giới thiệu về doanh nghiệp, quảng cáo
về sản phẩm gỗ là các tập catalogue, brochure với nội dung còn đơn điệu và không
mang dấu ấn của quảng cáo chuyên nghiệp. Qua tìm hiểu thực tế một số doanh
nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, đa phần các ấn phẩm thương mại của họ chỉ viết bằng
tiếng Anh, không thể hiện bằng tiếng Nhật, điều này đôi lúc không làm hài lòng
khách hàng và đáp ứng được sự thích thú của người tiêu dùng Nhật Bản. Và đây
cũng là điều cần phải lưu ý, sửa đổi, do người Nhật chỉ thích và luôn sử dụng ngôn
ngữ của họ khi giao dịch quốc tế. Đặc biệt, trên phạm vi lãnh thổ của Nhật, họ chỉ
dùng tiếng Nhật cho mọi hoạt động, do đó có thể không cảm thấy thoải mái khi đọc
mặc dù có thể họ vẫn hiểu rõ nội dung.
Số lượng các doanh nghiệp có website riêng còn ít, thiếu sự kết nối nhau chặt
chẽ, ngôn ngữ trên trang web không thể hiện bằng tiếng Nhật, trong khi người mua
hàng đồ gỗ của Nhật lại có thói quen tìm hiểu thông tin sản phẩm đồ gỗ trên mạng
Internet trước khi quyết định đến các cửa hàng xem và mua hàng.
- Price (giá cả): Giá cả của các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam tại thị trường
Nhật Bản nhìn chung tương đối hợp lý, được người tiêu dùng Nhật Bản chấp nhận
- 52 -

và giá cả cũng tương đối đa dạng, có đủ giá cả từ bình dân cho đến cao cấp, đây là
tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, giá cả của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam ta đang cạnh
tranh rất quyết liệt với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc.
Nhận xét: Nhìn chung khâu Marketing của các doanh nghiệp sản xuất và xuất
khẩu đồ gỗ Việt Nam tại Nhật Bản chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức, chưa
phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế mà các doanh nghiệp ngành đồ gỗ
xuất khẩu Việt Nam ta có được tại thị trường Nhật Bản này. Vì vậy, để hướng tới
đạt được các mục tiêu chung mà Chính phủ đã đề ra đối với thị trường đồ gỗ nói
chung và đối với thị trường đồ gỗ Nhật Bản nói riêng thì cần phải khắc phục ngay,
đầu tư có bài bản hơn, thường xuyên và liên tục hơn.
2.4.2.5. Sản xuất, quản lý
Theo kết quả của việc khảo sát từ thực tế ở 141 doanh nghiệp, những năm
trước đây, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản chủ yếu
phát triển theo chiều rộng nay dồn vốn đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, máy
móc sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo chữ tín với khách hàng và chủ
động tìm kiếm khách hàng từ thị trường đồ gỗ Nhật Bản để mở rộng việc tiêu thụ
sản phẩm. Đồng thời "Khả năng quản lý tài chính, quản trị của doanh nghiệp ngày
càng được nâng cao, nhiều doanh nghiệp đã chú ý đến việc nghiên cứu sáng tạo mẫu
mã, đa dạng hóa sản phẩm, cũng như kết hợp nhiều nguyên phụ liệu khác nhau như:
Nhôm, i-nốc, mây, tre, lá, vải... trên cùng một sản phẩm gỗ để nâng cao giá trị gia
tăng". Trước đây, doanh nghiệp ngành gỗ thường chờ khách hàng, nay đã năng động
tìm đến các nhà phân phối trong và ngoài nước mời gọi sử dụng đồ gỗ.
Hiện nay, đã có 155 doanh nghiệp của Việt Nam được cấp chứng chỉ COC và
55% đồ gỗ của Việt Nam được sản xuất từ gỗ được cấp chứng chỉ COC. COC
(Chain of Costudy) là tiêu chuẩn về chuỗi hành trình sản phẩm do Hội đồng Quản
trị rừng thế giới (FSC - Forest Stewardship Council) ban hành lần đầu vào năm
1993. Mô hình quản lý nguồn gốc gỗ theo COC gồm 5 công đoạn cơ bản được quy
định cực kỳ nghiêm ngặt, từ khai thác cho đến chế biến, liên kết nhau thành một
chuỗi thông suốt và chặt chẽ (nguồn: SGGP- ngày phát tin: 25/04/08).
2.4.2.6. Công tác thông tin
Hiện nay, nhìn chung doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam
sang Nhật Bản còn mắc phải những hạn chế như: Thiếu thông tin, tư tưởng thụ động
- 53 -

chờ các đơn hàng còn phổ biến. Ít các doanh nghiệp hoặc phái đoàn doanh nghiệp đi
khảo sát, thăm dò thị trường đồ gỗ Nhật Bản. Đặc biệt, các doanh nghiệp ít tham gia
vào các kỳ hội chợ, triển lãm về đồ gỗ diễn ra hàng năm, hai năm một lần ở Nhật.
Đây là thiếu sót rất lớn của các doanh nghiệp, từ đó dẫn đến sản phẩm xuất khẩu
sang Nhật chưa đáp ứng sát gu tiêu dùng, thị hiếu, nhu cầu mới về sản phẩm của
người tiêu dùng Nhật. So với việc nghiên cứu thị trường đồ gỗ Nhật Bản của các
doanh nghiệp đồ gỗ Trung Quốc, Đài Loan đang hoạt động sản xuất tại Việt Nam
thì các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam còn bị lạc hậu. Hơn một
nửa các công ty thương mại đồ gỗ của Nhật có văn phòng tại Việt Nam, hoạt động
của họ rất có hiệu quả. Họ thường xuyên theo dõi nắm vững tình hình thị trường
Việt Nam. Để cải thiện và nắm bắt thông tin kịp thời về những thay đổi tại thị
trường đồ gỗ Nhật Bản thì theo ý kiến cá nhân, các doanh nghiệp Việt Nam nên và
phải làm các công việc sau đây:
- Phải tìm hiểu rõ thị trường đồ gỗ Nhật Bản;
- Nghiên cứu thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng Nhật Bản;
- Tìm kiếm các đối tác làm ăn lâu dài, hiệu quả;
- Phải thường xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát, điều tra và tích
cực tham gia hội chợ, triển lãm về đồ gỗ tổ chức hàng năm, hai năm một lần tại
Nhật;
- Liên kết để cùng phát triển công nghệ, kiểu dáng sản phẩm, v.v...
- Thường xuyên liên lạc với các tổ chức Xúc tiến thương mại để cập nhật thông
tin mới, nhờ tư vấn từ tổ chức Xúc tiến Thương mại Jetro của Nhật Bản, Cục
Xúc tiến Thương mại Vietrade của Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Nhật
Bản...
2.4.2.7. Ma trận đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp sản xuất và xuất
khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản (ma trận IEF)

TT CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN Mức độ Phân Điểm số


TRONG DOANH NGHIỆP SX & quan trọng loại quan trọng
XK SẢN PHẨM GỖ SANG NHẬT
BẢN
1 Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, tay 0.15 3 0.45
nghề của công nhân lao động SX trong
DN tương đối tốt.
- 54 -

2 Chất lượng sản phẩm XK của DN sang 0.15 4 0.60


Nhật tương đối tốt, mẫu mã, chủng loại
SP tương đối đa dạng.
3 Giá cả SP gỗ XK của DN sang Nhật 0.15 4 0.60
tương đối rẻ, đa dạng, giá cạnh tranh.
4 Nguồn vốn của DN cho sản xuất, XK 0.15 2 0.30
sản phẩm gỗ sang Nhật yếu và thiếu.
5 Công tác Marketing của DN cho đẩy 0.10 2 0.20
mạnh XK sản phẩm gỗ sang Nhật còn
yếu.
6 Công tác nghiên cứu & phát triển 0.05 2 0.10
(R&D) sản phẩm gỗ XK của DN sang
Nhật chưa được đầu tư đúng mức.
7 Công tác thông tin của DN về thị 0.05 2 0.10
trường đồ gỗ Nhật Bản yếu và thiếu.
8 Năng lực sản xuất sản phẩm gỗ XK 0.20 2 0.40
sang Nhật của DN còn yếu.
Tổng cộng 1.00 2.75
(nguồn: Tác giả tự tính)
Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng đạt được là 2.75 điểm> số điểm trung
bình là 2.5 điểm, cho thấy các yếu tố tác động từ môi trường bên trong (môi trường
nội bộ) của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản chỉ trên mức trung bình đôi chút. Do đó, doanh nghiệp cần phải tập trung
vào phát huy tối đa các thế mạnh hiện tại của doanh nghiệp, của sản phẩm gỗ mà đã
được người tiêu dùng Nhật Bản chấp nhận, ưa thích, đánh giá cao, đưa ra các giải
pháp tiếp tục phát huy các thế mạnh của doanh nghiệp, sản phẩm chủ lực, sản phẩm
hiện đang có thế mạnh, đồng thời khắc phục ngay các điểm yếu còn đang tồn tại.
2.4.3. Ma trận SWOT chưa đầy đủ đánh giá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm
gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
S- Những điểm mạnh O- Những cơ hội
1. Chi phí nhân công sản xuất sản phẩm 1. Tiềm năng thị trường đồ gỗ Nhật Bản
gỗ xuất sang Nhật còn rẻ. rất lớn, sản phẩm đồ gỗ VN không bị
2. Người lao động VN sản xuất sản đánh thuế chống bán phá giá, thuế NK
phẩm gỗ XK sang Nhật Bản có tay nghề bằng 0%.
khéo léo, sáng tạo, có khả năng tiếp thu 2. Quan hệ giữa VN và Nhật Bản đã
nhanh khoa học kỹ thuật nên chất lượng được lãnh đạo hai nước cùng nhất trí
sản phẩm được đảm bảo. đẩy mạnh và nâng lên tầm đối tác chiến
- 55 -

3. Giá bán sản phẩm gỗ XK sang Nhật lược.


Bản tương đối rẻ. 3. Sản phẩm đồ gỗ VN đang được
4. Các ngành công nghiệp phụ trợ phát người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng và
triển mạnh, góp phần làm đa dạng hoá đánh giá cao về chất lượng.
sản phẩm và làm nâng cao giá trị sản 4. Sau gần hai năm gia nhập WTO, các
phẩm xuất khẩu sang Nhật Bản. doanh nghiệp VN có nhiều cơ hội để
5. Nhiều doanh nghiệp đã có chỗ đứng chuyển giao và tiếp cận công nghệ mới,
nhất định trên thị trường Nhật. sản phẩm không bị phân biệt đối xử…
6. Ngành công nghiệp chế biến gỗ của 5. VN ổn định về chính trị, kinh tế đang
Việt Nam đang khẳng định vị trí trên thị phát triển rất nhanh, có tốc độ phát triển
trường đồ gỗ quốc tế. kinh tế đứng thứ hai khu vực.
6. Việc XK sản phẩm gỗ VN sang Nhật
Bản đang được Chính phủ tạo điều kiện,
khuyến khích phát triển.

W- Những điểm yếu T- Những nguy cơ


1. Đa phần các doanh nghiệp trong 1. Áp lực thiếu hụt nguyên liệu cho sản
nước sản xuất và XK đồ gỗ sang Nhật xuất và xuất khẩu hiện đang rất lớn, giá
Bản chưa có chiến lược đẩy mạnh phát mua nguyên liệu và chi phí nhập khẩu
triển lâu dài. tăng cao.
2. Năng lực sản xuất, vốn cho sản xuất, 2. Sản phẩm đồ gỗ của VN đang cạnh
KHKT- công nghệ cho SX và XK sản tranh rất gây gắt tại Nhật Bản vơi các
phẩm gỗ sang Nhật Bản của doanh sản phẩm cùng loại của Trung Quốc,
nghiệp còn yếu. Đài Loan, Thái Lan…
3. Mức độ liên kết theo chiều sâu giữa 3. Sản phẩm đồ gỗ VN đang bị cơ quan
các DN trong SX và XK sản phẩm gỗ điều tra môi trường phi chính phủ của
sang Nhật Bản chưa thật phát triển Anh (EIA) xuyên tạc rằng VN đã sử
mạnh. dụng nguyên liệu gỗ lậu, bất hợp pháp,
4. Thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam làm ảnh hưởng đến uy tín của các DN
tại Nhật Bản chưa phát triển mạnh. Việt Nam.
5. Vấn đề Logistic cho ngành đồ gỗ nói 4. Người tiêu dùng Nhật Bản luôn đòi
- 56 -

chung và phục vụ cho việc SX và XK hỏi về SP phải có chất lượng cao, tính
sản phẩm gỗ sang Nhật Bản chưa phát thẩm mỹ và sự đa dạng của sản phẩm.
triển tương xứng với sự phát triển của 5. Sản phẩm gỗ của VN xuất khẩu vào
ngành. Nhật Bản được kiểm soát bằng một hệ
6. Hệ thống phân phối sản phẩm sang thống luật pháp tương đối chặt chẽ.
Nhật Bản và các dịch vụ kèm theo tại
Nhật Bản còn yếu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật
trên tất cả các khía cạnh từ sản phẩm, kim ngạch, hình thức xuất khẩu, thực trạng về
Logistic, những mặt thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức, đánh giá thực trạng
chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), đánh
giá chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ, phân tích các yếu tố tác
động từ môi trường bên ngoài tác động đến ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật, phân tích
các yếu tố nội bộ doanh nghiệp, phân tích ma trận SWOT chưa đầy đủ.
Qua việc rà soát, phân tích, đánh giá lại thực trạng của ngành sản xuất và
xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản của nước ta, phân tích các yếu tố ảnh hưởng của môi
trường bên ngoài như: Kinh tế, Chính trị, Pháp luật, Văn hoá Xã hội, môi trường tự
nhiên, nhà cung cấp, người mua, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, các cơ hội,
nguy cơ đang tác động trực tiếp đến việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật…ta thấy
rằng các yếu tố trên của môi trường bên ngoài đã và đang tác động rất tích cực đến
ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản của nước ta trong thời gian qua
cũng như trong những năm sắp tới.
Thông qua phân tích ma trận SWOT chưa đầy đủ, cho thấy được toàn cảnh
bức tranh ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản của các doanh nghiệp
Việt Nam, từ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ, cho chúng thấy được sự
thành bại của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang
Nhật Bản sẽ phụ thuộc cốt lõi vào các yếu tố nội lực bên trong của chính các doanh
nghiệp như: Vốn, nguồn nhân lực, máy móc công nghệ, đầu tư và phát triển, công
- 57 -

tác Marketing…. Đặc biệt là mỗi một doanh nghiệp phải tự xây dựng, lựa chọn
được chiến lược phù hợp, đưa ra những giải pháp đồng bộ, phù hợp với khả năng,
lợi thế, thuận lợi riêng của từng doanh nghiệp.
Tất cả những khó khăn đang tồn tại, những nguy cơ, thách thức, các điểm
yếu… của các doanh nghiệp sẽ đuợc khắc phục thông qua việc phân tích tổng thể
ma trận SWOT, đưa ra từng chiến lược chi tiết và kèm theo các chiến lược là các
giải pháp thực hiện. Chi tiết cụ thể về từng chiến lược, giải pháp thực hiện sẽ được
nêu tại chương 3.
- 58 -

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, HƯỚNG TỚI
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG NHẬT BẢN
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất
khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, hướng phát triển của ngành đồ
gỗ xuất khẩu.
3.1.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh
xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản.
Thứ nhất, với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản những năm gần
đây khoảng 5.2 tỷ USD/ năm, tính đến thời điểm ngày 7/7/2007, xuất khẩu sản
phẩm gỗ Việt Nam vào Nhật Bản chỉ chiếm 7,3% thị phần nhập khẩu nước này.
(nguồn: www.taichinhvietnam.com).
Thứ hai, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản luôn tăng dần qua các năm, kim ngạch năm sau luôn cao hơn năm trước, năm
2004 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật đạt 222.1 tiệu USD,
năm 2007 đạt 300.6 triệu USD và dự kiến hết năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt
400 triệu USD (nguồn: www.vietfores.com.vn).
Thứ ba, mối quan hệ chính trị, kinh tế giữa hai nước Việt Nam- Nhật Bản
đang phát triển rất tốt đẹp, lãnh đạo hai nước đã quyết tâm nâng quan hệ hai nước
lên “tầm đối tác chiến lược”. Bên cạnh đó, ngày 25 tháng 12 năm 2008 vừa qua,
“Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (EPA) chính thức được ký kết,
thoả thuận song phương mang tính toàn diện về kinh tế, thương mại và đầu tư, càng
tạo thêm cơ hội thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang
Nhật Bản.
Thứ tư, đối với đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản, hàng hóa của Việt Nam
không gặp rào cản trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản như
những mặt hàng khác, do Nhật Bản khuyến khích nhập khẩu đồ gỗ nhằm đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ lớn trong nước. Thuế suất nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng
đồ gỗ đều bằng 0%.
Thứ năm, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án thành lập sàn
giao dịch đồ gỗ điện tử, sàn giao dịch này sẽ cung cấp thông tin cả thị trường đồ gỗ
- 59 -

trong nước và thế giới, cung cấp các thông tin về pháp luật khi các doanh nghiệp
xuất khẩu đồ gỗ ra nước ngoài.
Thứ sáu, do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế thế giới và ảnh hưởng từ
cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đã lan toả ra gần như mang tính toàn cầu, sự suy
thoái kéo dài của nền kinh tế Nhật Bản trong thời gian gần đây, đã làm ảnh hưởng
lớn đến sức mua đối với sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường này.
Thứ bảy, qua việc khảo sát thực tế, chọn lọc từ 141 doanh nghiệp, tác giả đã
nhận thấy có nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được một chiến lược khoa học và
phù hợp cho việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản này.
Chính từ những cơ sở trên, vừa thuận lợi, vừa khó khăn nên việc đưa ra các
chiến lược và giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sản
phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản trong lúc này luôn mang tính cấp bách.
3.1.2. Hướng phát triển của ngành đồ gỗ xuất khẩu
Tiến tới xây dựng thị trường đồ gỗ Việt Nam phát triển bền vững: Các lô
hàng đồ gỗ của Việt Nam xuất sang các nước nói chúng và đối với thị trường Nhật
Bản nói riêng đều phải thỏa mãn các tiêu chí nghiêm ngặt, nguyên liệu sử dụng có
đầy đủ chứng chỉ rừng FSC, chứng chỉ ISO về quản lý chất lượng, bảo vệ môi
trường.
60
3.2. MA TRẬN SWOT- XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

O- Những cơ hội T- Những nguy cơ


1. Tiềm năng thị trường đồ gỗ Nhật Bản rất lớn. 1.Áp lực thiếu hụt nguyên liệu cho SX và XK, chi
2. Quan hệ giữa VN và Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp. phí nhập khẩu tăng cao.
3. Sản phẩm đồ gỗ VN được đánh giá cao về mặt chất lượng. 2. SP đồ gỗ của VN đang cạnh tranh rất gây gắt tại
4. Gia nhập WTO, các doanh nghiệp VN có nhiều cơ hội để tiếp Nhật Bản.
SWOT cận công nghệ mới, SP không bị phân biệt đối xử… 3. Sản phẩm đồ gỗ VN đang bị xuyên tạc.
5. VN ổn định về chính trị và kinh tế đang phát triển nhanh 4. Người tiêu dùng Nhật Bản luôn đòi hỏi chất lượng
6. Việc XK sản phẩm gỗ VN sang Nhật Bản đang được Chính cao, tính thẩm mỹ của sản phẩm.
phủ tạo điều kiện, khuyến khích phát triển. 5. SP gỗ XK vào Nhật Bản được kiểm soát tương
đối chặt chẽ.
S- Những điểm mạnh Kết hợp S-O Kết hợp S-T
1. Chi phí nhân công rẻ. S1, S2, S3, S4, S5, S6 + O1, O2, O3, O4, O5, O6 S1, S2, S3, S4, S5, S6 + T1, T2 T3, T4, T5:
2. Người lao động VN tay nghề khéo léo, sáng tạo, có khả năng tiếp -> Chiến lược phát triển thị trường. -> Chiến lược phát triển sản phẩm (bao gồm nâng
thu nhanh khoa học kỹ thuật. cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm).
3. Giá bán sản phẩm tương đối rẻ.
4. Các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh.
5. Nhiều doanh nghiệp đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường Nhật.
6. Ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đang khẳng định vị trí
trên thị trường đồ gỗ quốc tế.

W- Những điểm yếu Kết hợp W-O Kết hợp W-T


1. Đa phần các doanh chưa có chiến lược đẩy mạnh phát triển lâu dài. W2, W3, W4, W6+ O1, O2, O3, O4, O5, O6: W1, W2, W3, + T1, T2, T3, T4, T5.
2. Năng lực sản xuất, vốn của doanh nghiệp chưa đủ mạnh. -> Chiến lược liên doanh, liên kết. -> Chiến lược kết hợp về phía sau.
3. Mức độ liên kết theo chiều sâu giữa các DN chưa thật chặt chẽ.
4. Thương hiệu SP gỗ Việt Nam tại Nhật Bản chưa phát triển mạnh.
5. Vấn đề Logistic cho SX và XK sản phẩm gỗ sang Nhật Bản còn yếu.
6. Hệ thống phân phối SP và các dịch vụ kèm theo chưa phát triển tốt.

(xin xem thêm ma trận SWOT chưa đầy đủ trang 54


- 61 -

3.3. Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM)
Các chiến lược có thể thay thế
Các yếu tố Phân Chiến lược Chiến lược Chiến lược
Quan trọng loại PT thị trường LD, liên kết PT sản phẩm
AS TS AS TS AS TS
Các yếu tố bên trong
1. Trình độ đội ngũ QL, CN. 3 3 9 2 6 3 9
2. Chất lượng SP, Mẫu mã… 4 3 12 2 8 4 16
3. Giá bán SP 4 3 12 - - 3 12
4. Nguồn vốn của DN 2 3 6 2 4 3 6
5. Công tác Marketing 2 4 8 - - 2 4
6. Công tác NC&PT (R&D) 2 - - 1 2 4 8
7. Công tác thông tin 2 4 8 1 2 3 6
8. Năng lực SX và XK 2 - - 3 6 - -
Các yếu tố bên ngoài
1. KT VN phát triển năng động 3 - - - - - -
2. VN có chính trị ổn định 4 - - - - - -
3. NB có NC tiêu dùng SP gỗ lớn 3 4 12 3 9 3 9
4. Ngành SX&XK đồ gỗ VN sang
NB đang rất được CP quan tâm 3 3 9 2 6 - -
5. VN có ĐK tự nhiên thuận lợi
Cho trồng rừng, PT nguồn NL. 3 - - - - - -
6. Gần 2 năm gia nhập WTO, TT
Tiêu thụ SP gỗ được mở rộng 3 3 9 1 3 3 9
7. SP gỗ VN đang bị cạnh tranh
Quyết liệt 3 - - - - 4 12
8. NL cho SX đang bị thiếu 2 - - 3 6 - -
9. CSHT cho PT, đẩy mạnh XK
SP gỗ sang Nhật còn yếu 2 2 4 2 4 - -
10. Logistic cho PT ngành yếu 2 - - - - -
Cộng tổng điểm hấp dẫn. 89 56 91
- 62 -

Nhận xét: Từ kết quả phân tích của ma trận QSPM, ta thấy tổng điểm hấp
dẫn của chiến lược phát triển sản phẩm là cao nhất, đạt 91 điểm, kế đến là chiến
lược phát triển thị trường đạt 89 điểm. Như vậy, với kết quả này chúng ta cần phải
ưu tiên, chú trọng vào việc xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó là
chiến lược mở rộng thị trường, phát triển thị trường đồ gỗ Nhật Bản, đưa sản phẩm
đến khắp nơi trên đất nước Nhật Bản.
3.3.1. Chiến lược phát triển thị trường
Chiến lược phát triển thị trường là việc sẽ đưa những sản phẩm đồ gỗ xuất
khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào những khu vực địa lý mới của Nhật Bản.
3.3.1.1. Cơ sở xây dựng chiến lược phát triển thị trường:
- Nhìn chung trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của
Việt Nam ta vào thị trường Nhật Bản có tốc độ phát triển nhanh, kim ngạch xuất
khẩu của năm sau luôn cao hơn năm trước.
- Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đồ gỗ của Nhật Bản về sản phẩm đồ gỗ rất lớn
(khoảng 5.2 tỷ USD/ năm). Bên cạnh đó, Chính phủ rất quan tâm, khuyến khích, tạo
điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư phát triển.
- Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam ta đã bắt đầu phát
triển mạnh hình thức xuất khẩu trực tiếp sang Nhật, sản phẩm đồ gỗ của các doanh
nghiệp Việt Nam ta đã được người tiêu dùng Nhật Bản chấp nhận, đánh giá cao về
mặt chất lượng, giá cả cũng tương đối hợp lý.
- Nhật Bản hiện có kênh phân phối sản phẩm gỗ rộng khắp đất nước (trên
6290 cửa hàng), với kênh phân phối này sẽ giúp cho sản phẩm đồ gỗ Việt Nam ta sẽ
có được thuận lợi trong việc đưa sản phẩm đi khắp mọi miền của Nhật Bản.
3.3.1.2. Nội dung chiến lược phát triển thị trường
* Về phía các doanh nghiệp:
- Tiếp tục đẩy mạnh và khuyến khích hình thức xuất khẩu trực tiếp sản phẩm
gỗ sang thị trường Nhật Bản và tiếp xúc trực tiếp với chính khách hàng Nhật Bản.
Hạn chế tối đa dưới hình thức xuất khẩu gián tiếp thông qua các trung gian phân
phối nước ngoài như trước đây. Các công ty có quy mô lớn, đủ mạnh về tài chính,
nhân lực, công nghệ… sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết trong sản xuất
kinh doanh. Các công ty lớn này sẽ đứng ra nhận thực hiện các hợp đồng lớn có thời
gian thực hiện dài hạn, sau đó các công ty lớn này sẽ phân phối lại cho các công ty
- 63 -

vệ tinh, công ty nhỏ ở phía sau thực hiện từng công đoạn, sau đó tập hợp về công ty
lớn để tiếp tục hoàn thiện và xuất sang Nhật.
- Thực hiện liên kết trực tiếp với các doanh nghiệp cùng ngành của nước
ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam hoặc liên doanh, liên kết với các
doanh nghiệp cùng ngành của Nhật Bản, liên doanh, liên kết với hệ thống đại lý, hệ
thống các cửa hàng của Nhật Bản. Vừa liên kết trong việc tiêu thụ sản phẩm, vừa
liên kết trong chuyển giao máy móc công nghệ trong sản xuất, để từ đó đẩy mạnh
tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tiếp tục tăng cường công tác Marketing thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng như qua mạng internet, liên tục cập nhật thông tin về sản phẩm, giá cả,
mẫu mã sản phẩm trực tiếp lên trang web, từ các kênh truyền hình của Nhật
Bản…để từ đây khách hàng có thể dễ dàng cập nhật, liên hệ khi có nhu cầu; Tích
cực, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia các kỳ hội chợ EXPO diễn ra tháng
10 hàng năm tại Việt Nam và các kỳ hội chợ về ngành đồ gỗ hàng năm của Nhật
Bản như: Hội chợ về đồ gỗ nội thất toàn cầu tổ chức hai năm một lần, Hội chợ triển
lãm ngành đồ gỗ tổ chức vào tháng 11 hàng năm. Bên cạnh đó, kết hợp và liên kết
chặt chẽ với các Hội về đồ gỗ của Nhật Bản như: Hội Liên hiệp tổng công ty máy
móc và chế biến gỗ Nhật Bản, Hội Liên hiệp tổng công ty máy móc và chế biến gỗ
Osaka, Hội phát triển quốc tế về công nghiệp đồ gỗ của Nhật Bản, Hội Liên đoàn
các nhà sản xuất đồ gỗ Nhật Bản, Hội Liên đoàn các nhà bán lẻ đồ gỗ Nhật Bản,
thông qua các Hội, Liên đoàn của Nhật này sẽ quảng bá về doanh nghiệp, sản phẩm
đồ gỗ Việt Nam.
- Xây dựng xưởng sản xuất, lắp ráp, bảo hành ngay trên đất nước Nhật Bản,
việc xây dựng này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn, đáp ứng ngay những thay
đổi về thị hiếu, nhu cầu phát sinh mới từ khách hàng Nhật.
- Lập văn phòng đại diện tại Nhật Bản, thông qua văn phòng đại diện của
mình để tìm kiếm thêm khách hàng, thăm dò, khảo sát thị trường, nắm bắt được kịp
thời các biến động về thị hiếu, nhu cầu mới về sản phẩm, các quy định mới khi xuất
sản phẩm vào Nhật Bản.
- Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc thiết lập các mối quan hệ
tốt với Cục Xúc tiến Thương Mại Việt Nam, với cơ quan Tham tán Thương mại
Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và thiết lập mối quan hệ với Tổ chức
- 64 -

Xúc tiến Thương mại Nhật Bản JETRO để nhờ chuyển tải, giới thiệu về sản phẩm
đồ gỗ Việt Nam. Hiện nay, JETRO có mẫu hướng dẫn tìm bạn hàng bên Nhật, các
doanh nghiệp có thể liên hệ nhờ giúp đỡ.
* Về phía các Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam, ngân
hang Nhà nước:
- Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt
động về tìm kiếm, sát thực, cung cấp các thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp về
các nhà cung cấp nguyên liệu, những thay đổi về các quy định của Pháp luật Nhật
Bản có liên quan đến ngành đồ gỗ, cung cấp thông tin thay đổi về sở thích, thị hiếu
từ khách hàng Nhật Bản, gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, hỗ trợ kịp thời cho
doanh nghiệp.
- Tiếp tục tăng cường vai trò của Cơ quan Tham tán Thương mại Việt Nam
tại Nhật Bản, Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam để làm nhịp cầu nối thông tin,
làm chỗ dựa cho doanh nghiệp trong việc giải mã nhu cầu từ khách hàng Nhật Bản.
- Tăng cường các hoạt động của cấp Chính phủ, thông qua các cuộc viếng
thăm thường xuyên để từ đó tăng cường hiểu biết lẫn nhau hơn, tạo điều điện cho
doanh nghiệp hai nước liên kết, hỗ trợ và cùng nhau phát triển.
- Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cân nhắc về việc tiếp tục điều chỉnh giảm
mức lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam so với mức hiện tại là 8.5%/năm. Việc
Ngận hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất cho vay như
đã làm trong thời gian qua đã làm cho không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng khốn
đốn, hết sức khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên liệu, mua máy móc sản xuất.
Chính phủ cần chỉ đạo về việc ban hành văn bản cho phép các ngân hàng cùng đồng
hành với doanh nghiệp.
3.3.2. Chiến lược phát triển sản phẩm
Chiến lược phát triển sản phẩm nhằm làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp
bằng việc cải tiến, phát triển sản phẩm đồ gỗ hiện tại hoặc dịch vụ kèm theo.
3.3.2.1. Cơ sở xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm:
- Hiện tại, các mặt hàng đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam đang được
người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng, đặc biệt là sản phẩm đồ gỗ nội thất (mã HS
9403) như: Tủ Buffee, tủ thờ Nhật Bản, tủ bếp, tủ commot, bàn ghế trong nhà, văn
phòng. Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam tương đối đa dạng, với nhiều mẫu mã, kiểu dáng
- 65 -

và giá cả khác nhau, phù hợp với nhiều tầng lớp dân cư kể cả tầng lớp trung lưu và
cao cấp. Đặc biệt, là được người tiêu dùng Nhật Bản - nổi tiếng là khó tính đã chấp
nhận và đánh giá cao về chất lượng.
- Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam đang cạnh tranh
rất quyết liệt với các doanh nghiệp cùng ngành của Trung Quốc- với ưu thế giá nhân
công tương đối rẻ, nguyên liệu cho sản xuất cũng khá dồi dào, công nghệ sản xuất
tiên tiến hơn các doanh nghiệp Việt Nam, họ làm ra sản phẩm với giá rất cạnh tranh,
chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã sản phẩm khá đa dạng.
3.3.2.2. Nội dung chiến lược phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp
Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, tập trung đầu tư vào sản xuất dòng sản
phẩm chủ lực - sản phẩm nội thất (HS 9403) bao gồm có nội thất trong nhà, nội thất
văn phòng. Ngoài ra, cũng phát triển các sản phẩm cho trường học, bệnh viện, sản
phẩm ngoài trời, sân vườn …Với kích thước phù hợp và nhỏ hơn so với các sản
phẩm cùng loại xuất đi Mỹ và Châu Âu. Bên cạnh đó, thực hiện thiết kế sản phẩm
theo dạng bộ sưu tập với phong cách khác nhau, tên gọi khác nhau và phù hợp với
từng phân khúc thị trường. Với nguồn nguyên liệu gỗ sử dụng phù hợp và đạt tiêu
chuẩn, gỗ sử dụng có đầy đủ chứng chỉ FSC với nhiều chủng loại, mỗi chủng loại có
giá cả, màu sắc, tính chất khác nhau. Mẫu mã sản phẩm luôn được đổi mới, đa dạng,
mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn. Đối với mặt hàng bàn ghế trong nhà, có
thể kết hợp gỗ với nhôm, inox, hoặc kết hợp mây tre, lá, hoặc phối hợp cả sản phẩm
thủ công mỹ nghệ với sản phẩm gỗ được khách hàng ưa thích, vừa tiết kiệm nguyên
liệu, nâng cao giá trị sản phẩm, vừa làm tăng sự đa dạng cho sản phẩm.
Sản phẩm được sản xuất ra luôn tuân theo tiêu chí “chất lượng, đẹp, bền và
luôn được duy trì”. Sản phẩm trước khi xuất khẩu sang Nhật được kiểm tra nghiêm
ngặt, tỉ mỉ, quan tâm đến từng chi tiết nhỏ nhất của sản phẩm, đảm bảo chất lượng
và giao hàng đúng hẹn. Liên kết chặt chẽ với các nhà nhập khẩu Nhật Bản để tìm
hiểu thị hiếu, phong cách tiêu dùng của người Nhật, qua đó sản xuất các sản phẩm
phù hợp.
- Tìm kiếm công nghệ, máy móc mới phù hợp khả năng mua sắm của doanh
nghiệp để thay thế máy móc, công nghệ cũ, nhằm giảm bớt tiêu hao nguyên liệu sản
xuất và chi phí nhân công. Áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất, chất lượng,
đa dạng hoá sản phẩm, để từ đó sản phẩm gỗ Việt Nam có thể đủ sức cạnh tranh trên
- 66 -

thị trường quốc tế và tại thị trường Nhật Bản. Tiến hành nghiên cứu lập xưởng bảo
hành sản phẩm ở ngay trên đất nước Nhật. Qua các xưởng bảo hành này, doanh
nghiệp sẽ nắm bắt nhanh nhu cầu của khách hàng. Hoặc để đáp ứng nhu cầu đa dạng
từ khách hàng Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam sẽ xuất phẩm thô sang Nhật, sau
đó khách hàng muốn màu gì, kiểu dáng, kích cở ra sao thì xưởng bảo hành này sẽ
làm theo đúng nhu cầu đó. Cách làm này sẽ làm tăng thêm giá trị sản phẩm và làm
hài lòng người tiêu dùng Nhật.
- Tập trung đầu tư vào công tác R&D (nghiên cứu và phát triển), thiết kế sản
phẩm mang tính độc đáo trong kiểu dáng và an toàn trong sử dụng. Đồng thời sản
phẩm làm ra được thực hiện đúng theo quy trình chuẩn để đảm bảo tính mỹ thuật, an
toàn, kinh tế của sản phẩm, phù hợp với các quy định của Luật pháp Nhật Bản về
sản phẩm đồ gỗ, đáp ứng theo quy định của “ Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng
hoá” và “Luật an toàn sản phẩm”. Luôn cải tiến liên tục dòng sản phẩm hiện hành,
việc làm này vừa mang lại cho khách hàng một hình ảnh tích cực về doanh nghiệp,
thể hiện mối quan tâm của doanh nghiệp đến các phản hồi và lợi ích của khách
hàng.
Sản phẩm sản xuất ra được kiểm tra nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu đầu
vào cho đến sản phẩm xuất bán ra, thực hiện nghiêm ngặt việc quản lý chuỗi hành
trình sản phẩm (chuỗi COC). Kiểm tra nghiêm ngặt từng công đoạn, từ khâu xử lý
nguyên liệu, khâu sản xuất, cho đến khâu hoàn thiện, đóng gói và cả khâu phân phối
đến tay người tiêu dùng Nhật Bản. Nguyên liệu sử dụng có đầy đủ chứng chỉ FSC,.
Hạn chế, tiến tới loại hẳn cách thức kinh doanh tùy tiện như: Chất lượng lô hàng đầu
tiên cao nhưng các lô sau thấp hay chất lượng không đồng đều trong lô hàng, không
đảm bảo theo thỏa thuận và mẫu ban đầu, không giao hàng đúng hẹn.
* Về đóng gói, bao bì: Đối với các sản phẩm đồ gỗ khi xuất sang Nhật yêu
cầu cần phải đóng gói, tính tỉ mỉ, chi tiết của bao bì, thì được đáp ứng đúng theo như
yêu cầu của khách hàng. Ngôn ngữ thể hiện trên bao bì được thể hiện bằng song ngữ
Anh- Nhật đúng theo tập quán về sử dụng tiếng Nhật của họ.
* Về dịch vụ hỗ trợ: Bên cạnh việc thực hiện phát triển sản phẩm là việc thực
hiện đầu tư thêm vào một số sản phẩm phụ đi kèm nhằm tạo mọi tiện ích và thỏa
mãn cho khách hành như: Dầu làm bóng, nệm dùng cho ghế các loại, phụ kiện thay
thế v..v. Thiết kế các tờ buớm hướng dẫn sử dụng, bảo quản sản phẩm, thời gian bảo
- 67 -

hành…và được kèm theo sản phẩm để mỗi sản phẩm được chuyển đến khách hàng
không chỉ là giá trị sử dụng mà còn thể hiện sự trân trọng, quan tâm đến khách hàng
và làm hài lòng khách hàng.
Tăng cường năng lực thiết kế, đồng thời tận dụng lợi thế cạnh tranh của người
lao động Việt Nam với tay nghề khéo léo, kinh nghiệm gia truyền, sản phẩm vừa kết
hợp giữa tay nghề thủ công với công nghệ hiện đại, tạo ra những sản phẩm mang
tính chuyên biệt, vừa thu hút được khách hàng, vừa không phải cạnh tranh về giá cả
với các sản phẩm cùng loại của đối thủ.
3.4. Các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sản
phẩm gỗ sang Nhật Bản.
3.4.1. Giải pháp giải quyết khó khăn về vốn, tạo vốn cho sản xuất và xuất khẩu
sản phẩm gỗ sang Nhật.
- Về phía các doanh nghiêp, ngoài kênh vay vốn truyền thống trực tiếp từ các
ngân hàng, các doanh nghiệp thực hiện liên doanh, liên kết, sáp nhập lại với nhau để
cùng hỗ trợ vốn cho nhau đầu tư mua mới máy móc, thiết bị mới, nhập khẩu nguyên
liệu gỗ cho sản xuất. Các doanh nghiệp tự rà soát, sắp xếp, phân bổ tài chính một
cách khoa học, đầu tư có trọng điểm theo thứ tự ưu tiên, lấy ngắn nuôi dài. Về lâu
dài, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần, thu hút
các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, thu hút vốn từ các doanh nghiệp khác thông qua
việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra thị trường chứng khoán trong nước và cả thị
trường chứng khoán ở nước ngoài như công ty Cổ phần Kỹ nghệ gỗ Trường Thành
đã và đang làm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng liên doanh, liên kết
với chính các đối tác nước ngoài cùng ngành đang hoạt động tại Việt Nam, liên
doanh, liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành của Nhật Bản ngay tại Nhật Bản,
liên kết với các Hiệp hội ngành gỗ quốc tế, tận dụng các chương trình tín dụng ưu
đãi của các tổ chức quốc tế.
- Về phía Chính phủ, Bộ Tài chính, ngân hàng Nhà nước tiếp tục khuyến
khích và tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho
doanh nghiêp vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể dễ dàng vay ngoại tệ để
mua nguyên liệu, mua máy móc cho sản xuất. Về lâu dài, Chính phủ cho phép các
ngân hàng đồng hành với doanh nghiệp, ngân hàng cho doanh nghiệp vay dài hạn,
có thể cho doanh nghiệp vay đến bảy, mười năm hoặc đến mười lăm năm, phù hợp
- 68 -

với chu kỳ khai thác nguyên liệu. Ngoài ra, Chính phủ cho phép ngân hàng phối hợp
cùng doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó ngân hàng đứng phía sau giữ
vai trò làm hậu phương, rót vốn cho doanh nghiệp mua nguyên liệu, mua máy móc,
còn doanh nghiệp thì trực tiếp đứng ra tổ chức hoạt động sản xuất, xuất khẩu sản
phẩm gỗ sang Nhật Bản.
3.4.2. Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất
3.4.2.1. Nhóm giải pháp Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Một là, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu và cung ứng nguyên
liệu gỗ kịp thời cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị
trường Nhật Bản, Chính phủ tiếp tục mở rộng việc ký kết với Chính phủ các nước
có nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào, ổn định, gỗ có đầy đủ chứng nhận FSC như: Hoa
Kỳ, Canada, Nga…Xúc tiến và chỉ đạo triển khai nhanh việc thành lập các trung
tâm chuyên nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Từ đó sẽ giúp
cho doanh nghiệp yên tâm hơn, đầu tư phát triển mạnh mẽ hơn, giúp hạ giá gỗ
nguyên liệu đầu vào, làm giảm giá thành sản phẩm khi xuất khẩu, nâng cao tính
cạnh tranh về giá cho sản phẩm.
Hai là, Chính phủ thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều
kiện để các doanh nghiệp trong nước có tiềm lực tài chính mạnh như Tập đoàn Tiến
Timper đã đầu tư xây dưng kho ngoại quan ở Bình Dương- nhập khẩu nguyên liệu
với số lượng lớn, đã giúp cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa tiếp cận được
nguồn nguyên liệu có xuất xứ từ nước ngoài với đầy đủ chứng chỉ FSC ngay tại
trong nước.
Ba là, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ủy ban Nhân dân các tỉnh
có đất trồng rừng tiếp tục thực hiện việc quy hoạch và cấp đất cho doanh nghiệp
trồng rừng. Đồng thời làm rõ trách nhiệm của chủ rừng, quy định cụ thể quyền lợi
của người nhận, người trồng và bảo vệ rừng với lợi ích thỏa đáng với công sức, vốn
bỏ ra.
Bốn là, Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các địa phương xúc tiến nhanh việc
hình thành ngay các trung tâm phân phối nguyên liệu gỗ hiện đại, quy mô lớn ở
những vùng sản xuất sản phẩm gỗ tập trung như: Ðồng Nai, Bình Dương, Bình
Ðịnh, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh., từ đó đáp ứng nhanh nhu cầu nguyên
liệu cho sản xuất.
- 69 -

Năm là, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục thực
hiện chỉ đạo việc rà soát, kiểm tra lại việc quy hoạch đất, sắp xếp lại các nông lâm
trường quốc doanh. Các địa phương miền núi có nhiều rừng, nhất là các tỉnh Tây
Nguyên, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục chỉ đạo, kiểm
tra sát việc triển khai mạnh mẽ Quyết định của Chính phủ về thí điểm giao rừng,
khoán rừng, bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng buôn làng là đồng bào dân
tộc thiểu số tại chỗ. Ngoài ra, đối với nguyên liệu gỗ khai thác tại các cánh rừng
trồng, rừng tự nhiện, Chính phủ hợp tác và mời Hội đồng quản trị rừng quốc tế, yêu
cầu họ cấp chứng chỉ xác nhận gỗ được khai thác hợp pháp hoặc thuê các tổ chức
của Malaysia cấp chứng chỉ cho nguyên liệu gỗ dùng chế biến xuất khẩu sản phẩm
gỗ sang Nhật.
3.4.2.2. Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
Một là, kết hợp đồng thời giữa nguyên liệu gỗ với nhiều nguyên phụ liệu
khác nhau như: Vải bọc nệm, mây, tre, nhôm, inox… trên cùng một sản phẩm, để
vừa tiết kiệm được nguyên liệu gỗ, vừa làm tăng được giá trị sản phẩm khi xuất
khẩu.
Hai là, các doanh nghiệp ngoài việc tiếp tục duy trì với các đầu mối cung ứng
gỗ từ các nước như: Campuchia, Malaysia, Hoa Kỳ…Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tập hợp vốn lại để tạo nên sức mạnh về tài chính, cùng lên kế
hoạch nhập khẩu nguyên liệu ổn định, dài hạn và tiếp tục mở rộng ra các thị trường
gỗ nguyên liệu dồi dào như: Canada, Châu Phi, Nga …, nguyên liệu gỗ sau khi được
nhập về sẽ phân chia theo tỷ lệ vốn góp, từ đó mỗi doanh nghiệp sẽ chủ động hơn về
nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, tránh được tình trạng tranh giành nhau mua, đồng
thời hạn chế được tình trạng mua gỗ lậu, ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh
nghiệp.
Ba là, các doanh nghiệp cùng liên kết đầu tư nhà máy chế biến gỗ cùng hệ
thống nhà xưởng và dây chuyền sơ chế gỗ tại nước bạn hàng thường xuyên như:
Campuchia, Malaysia, Myanma…, các nước có nguồn nguyên liệu dồi dào như:
Canada, Nam Phi, Nga … từ đó giúp tiết kiệm được chi phí khi nhập nguyên liệu,
làm giảm giá thành và nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm khi xuất sang Nhật.
- 70 -

Bốn là, các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đầu tư trồng rừng trong vùng
có nhà máy chế biến, đồng thời ngăn chặn việc khai thác cây non vì cây lớn có giá
trị cao, lại tận dụng được cành ngọn cho công nghiệp giấy.
3.4.3. Giải pháp nâng cao, đổi mới công nghệ sản xuất
- Mỗi doanh nghiệp tự tìm hiểu công nghệ từ nhiều nước khác nhau, từ đó
tìm ra cho doanh nghiệp mình công nghệ thích hợp cho sản xuất, phù hợp với khả
năng tài chính và trình độ kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Chuyển giao công nghệ từ
các doanh nghiệp cùng ngành của Nhật Bản. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp quan
hệ gắn kết với các nhà khoa học trong nước để tìm kiếm công nghệ mới với giá cả
phù hợp, hoặc các doanh nghiệp nêu rõ nhu cầu cần thiết về nhu cầu công nghệ mà
mình đang cần để các nhà khoa học có ý tưởng tạo ra công nghệ, dây chuyền sản
xuất phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thực hiên liên kết lại với nhau để
cùng chia sẻ công nghệ, kinh nghiệm. Thực hiện chuyên môn hoá trong sản xuất,
mỗi doanh nghiệp sẽ đảm trách và chuyên môn hoá trong từng công đoạn, từng
khâu, sau đó gắn kết các công đoạn, các khâu lại với nhau và cho ra sản phẩm hoàn
chỉnh. Phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành của Nhật Bản trong sản
xuất, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ xuất sản phẩm thô hoặc chỉ qua chế biến một
vài công đoạn và xuất cho các doanh nghiệp cùng ngành của Nhật Bản, sau đó các
doanh nghiệp Nhật Bản này sẽ hoàn tất các công đoạn còn lại và cung ứng ra thị
trường.
- Đối với các máy móc, công nghệ sản xuất có giá bán đắt tiền thì các doanh
nghiệp vay vốn ngân hàng hoặc mua bằng hình thức thuê tài chính hoặc đàm phán
với nhà cung cấp mua trả chậm. Hoặc cùng góp vốn mua và cùng nhau sản xuất.
3.4.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
* Về phía Nhà nước:
Nhà nước mở thêm nhiều trường công nhân kỹ thuật chuyên đào tạo cho phát
triển ngành đồ gỗ, mặt khác, đưa thêm ngành nghề sản xuất-chế biến gỗ vào các
trường công nhân kỹ thuật trên cả nước vào tuyển sinh hàng năm tại các trường bên
cạnh những ngành nghề khác. Bên cạnh đó, tuyển chọn học viên giỏi đưa đi tập
huấn, đào tạo ở nước ngoài, đưa người đi đào tạo ngay trên đất nước Nhật Bản, Mỹ,
EU… Thực hiện phương châm “xã hội hóa giáo dục theo nhu cầu thực tiễn”, phát
- 71 -

triển hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, trường trung học dạy nghề để đào tạo
lực lượng kỹ sư- công nhân có tay nghề chuyên môn cao cho ngành gỗ. Gắn kết chặt
chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp đặt hàng nhu cầu cụ
thể với nhà trường, còn nhà trường thì đào tạo theo nhu cầu thực tiễn của doanh
nghiệp. Trong thời gian đào tạo thì học viên vừa tiếp cận lý thuyết, vừa xuống trực
tiếp doanh nghiệp để thực hành theo thực tế.
* Về phía doanh nghiệp:
Để khắc phục tình trạng người lao động đang làm việc trực tiếp tại các doanh
nghiệp nhưng chưa được qua đào tạo bài bản thì các doanh nghiệp sử dụng phương
pháp đào tạo tại chỗ, bồi dưỡng kỹ năng, kỹ xảo từ những công nhân đã qua đào tạo
và có tay nghề cao, liên kết với trường dạy nghề chuyên ngành gỗ, tổ chức các lớp
đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức.
Mỗi doanh nghiệp tự xậy dựng chế độ lương, thưởng xứng đáng cho người
lao động, việc trả lương, thưởng thực hiện theo cơ chế thị trường để từ đó thu hút
lao động có tay nghề từ các ngành khác, thu hút học sinh sinh viên theo học ngành
chế biến gỗ hoặc thuê các chuyên gia nước ngoài về làm việc, tuy tốn kém nhưng
hiệu quả.
3.4.5. Giải pháp Marketing, xây dựng thương hiệu
Mỗi doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch Marketing thông
qua việc chủ động điều tra, khảo sát thị trường đồ gỗ Nhật Bản, nắm bắc thông tin
thị trường một cách thường xuyên và liên tục, luôn cập nhật những thông tin thay
đổi về nhu cầu mới sản phẩm, thị hiếu mới của khách hàng, các phản ứng của khách
hàng đối với sản phẩm gỗ của doanh nghiệp về mặt chất lượng, mẫu mã, giá cả, hệ
thống phân phối, dịch vụ hậu mãi … Nhanh chóng khắc phục khuyết điểm, đưa ra
các giải pháp đáp ứng nhanh chóng và làm thỏa mãn khách hàng.
Doanh nghiệp tăng cường giới thiệu sản phẩm gỗ trực tiếp ngay trên nước
Nhật bằng nhiều phương tiện khác nhau như: Qua mạng Internet, báo ảnh, tuần báo,
đặc san, hệ thống các kênh truyền hình cable…Đây là một trong những kênh được
đánh giá là có hiệu quả vì có thể nhằm vào đúng đối tượng khách hàng.
Giải pháp trước mắt đến năm 2010 cho doanh nghiêp vẫn là tiếp tục thực
hiện các hoạt động Marketing mạnh mẽ đến các tất cả các nơi trên đất nước Nhật
Bản thông qua việc liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với Trung tâm xúc tiến
- 72 -

Thương mại của Việt Nam, với Cục Xúc tiến Thương mại của các tỉnh, thành phố
trong cả nước. Đặc biệt, kết hợp, tranh thủ nguồn thông tin từ cơ quan Thương vụ
của Việt Nam tại Nhật Bản, của tổ chức Xúc tiến Thương mại Jetro của Nhật Bản để
thường xuyên đưa các phái đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường. Doanh nghiệp
tích cực đưa sản phẩm đồ gỗ Việt Nam tham gia các kỳ hội chợ về ngành đồ gỗ
hàng năm tại Nhật Bản như: Hội chợ về đồ gỗ nội thất toàn cầu tổ chức hai năm một
lần, Hội chợ triển lãm ngành đồ gỗ tổ chức vào tháng 11 hàng năm. Bên cạnh đó,
kết hợp và liên kết chặt chẽ với các Hội về đồ gỗ của Nhật Bản như: Hội Liên hiệp
Tổng công ty máy móc và chế biến gỗ Nhật Bản, Hội Liên hiệp Tổng công ty máy
móc và chế biến gỗ Osaka, Hội phát triển quốc tế về công nghiệp đồ gỗ của Nhật
Bản, Hội Liên đoàn các nhà sản xuất đồ gỗ Nhật Bản, Hội Liên đoàn các nhà bán lẻ
đồ gỗ Nhật Bản để qua đó đưa ngày càng nhiều sản phẩm đồ gỗ Việt Nam giới thiệu
khắp nơi trên đất nước Nhật Bản. Cổ động, khuyến khích xây dựng trang web cho
từng doanh nghiệp, trang web được xây dựng bằng song ngữ Anh- Nhật vì người
Nhật chỉ thích dùng ngôn ngữ của họ mặc dù họ có thể hiểu rất rõ về tiếng Anh. Mặt
khác, các doanh nghiệp Việt Nam chủ động thiết lập, đặt mối quan hệ với hệ thống
trên 6290 cửa hàng, đại lý phân phối và bán sản phẩm đồ gỗ rộng khắp trên đất nước
Nhật Bản, đưa ra các hình thức hợp tác hấp dẫn để họ đứng ra làm đại lý phân phối
sản phẩm cho doanh nghiệp mình. Về lâu dài, các doanh nghiệp hướng tới việc đầu
tư trực tiếp xây dựng hệ thống các cửa hàng, siêu thị ngay tại Nhật…để phân phối
và bán sản phẩm đi khắp nơi trên cả nước.
Thuê các chuyên gia, các công ty Nhật Bản thực hiện việc nghiên cứu, tư vấn
cho việc đáp ứng đúng gu nhu cầu của người tiêu dùng, đúng quy định của luật pháp
Nhật Bản. Cách làm này tuy có tốn kém nhưng về lâu dài thì mang lại hiệu quả cao.
Một doanh nghiệp Việt Nam nếu không đủ tài chính để thuê công ty tư vấn Nhật
phục vụ cho doanh nghiệp thì nhiều doanh nghiệp cùng liên kết, cùng chia sẽ chi phí
thuê. Bên cạnh đó, doanh nghiệp kết hợp với chương trình cử chuyên gia của tổ
chức JODC (Japan Overseas Development Corporation) của Nhật Bản về việc cử
chuyên gia sang giúp các nước đang phát triển trong việc giảm giá thành sản xuất,
tăng cường chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ và thiết bị, kinh nghiệm quản
lý, nghiên cứu phát triển sản phẩm và thị trường, phát triển nguồn nhân lực (chương
trình JESA-I) giành cho các doanh nghiệp với 75% chi phí do phía Nhật chịu.
- 73 -

Trong giai đoạn trước mắt đến năm 2010, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư cho
phát triển các dòng sản phẩm đồ gỗ nội thất (mã HS 9403) chủ lực hiện tại đã được
người tiêu dùng Nhật Bản chấp nhận và đánh giá cao về chất lượng như: Các loại tủ,
bàn, ghế trong nhà và văn phòng…. Về lâu dài, doanh nghiệp tiến hành đăng ký
nhãn hiệu cho sản phẩm đồ gỗ Việt Nam tại Nhật Bản. Đồng thời tận dụng khả năng
khéo léo của bàn tay người thợ Việt Nam để tạo ra các sản phẩm mới, sản phẩm vừa
mạng tính hiện đại, vừa mang tính nghệ thuật, kết hợp với tính thủ công từ bàn tay
khéo léo của người thợ, tạo ra sản phẩm với sự khác biệt, mang nét đặc trưng riêng
của Việt Nam.
3.5. Kiến nghị
3.5.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để
giải quyết vấn đề nguyên liệu cho sản xuất
Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần có chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trồng rừng. Khi giao đất, giao rừng cho doanh
nghiệp thì Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cần xác định rõ chủ
rừng là ai, trách nhiệm và quyền lợi của chủ rừng, cần có chính sách ưu đãi hơn nữa
về lãi suất và thời hạn cho vay vốn phải dài hạn từ bảy đến mười năm hoặc dài hơn
là mười lăm năm, phù hợp với chu kỳ trồng rừng. Cho phép doanh nghiệp lấy tài sản
rừng trồng đã đầu tư, cộng với vốn đối ứng của doanh nghiệp để thế chấp tài sản vay
vốn. Đối với những vùng rừng trồng ở xa, đi lại khó khăn, Chính phủ nên hỗ trợ một
phần kinh phí đầu tư hạ tầng giúp doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn trong
việc gieo trồng, chăm sóc, khai thác, vận chuyển gỗ nguyên liệu.
Về tổ chức chợ đầu mối gỗ nguyên liệu, hiện nay các tỉnh Bình Dương, Đồng
Nai đang xúc tiến hình thành các chợ đầu mối, tuy nhiên, do quy mô còn nhỏ. Do
đó, để giúp các doanh nghiệp chủ động nguyên liệu đầu vào, giảm chi phí và tránh
sự cạnh tranh không lành mạnh, đề nghị Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chính quyền địa phương cho phép các tỉnh này làm
đầu mối nhập khẩu gỗ nguyên liệu cho khu vực miền Trung và Tây nguyên. Đồng
thời để cho chính quyền các tỉnh này tự chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu gỗ. Bên cạnh đó, Chính phủ cần tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp trong nước, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài có tiềm lực tài chính mạnh đầu tư xây dựng các kho ngoại quan mang tầm cở
- 74 -

quốc gia, tầm cở quốc tế, giống như việc đầu tư kho ngoại quan ở Bình Dương của
Tập đoàn Tiến Timber đã và đang đầu tư, để nhập khẩu nguyên liệu với số lượng
thật lớn. Việc làm này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa tiếp cận
ngay nguồn nguyên liệu có xuất xứ từ nước ngoài, có đầy đủ chứng chỉ FSC, hợp
pháp ngay tại trong nước.
Đối với các khu rừng trồng thuộc dự án năm triệu ha rừng và các khu rừng
thuộc chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 – 2020 đặt mục tiêu phát triển
825.000 ha rừng nguyên liệu của ngành gỗ Việt Nam với sự kết hợp giữa các loại
cây có chu kỳ kinh doanh ngắn từ 7 năm đến 10 năm và chu kỳ kinh doanh dài từ 15
năm trở lên thì Chính phủ cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các tổ chức quốc tế và
giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo các địa phương chuẩn bị
đầy đủ thủ tục để khi bắt đầu khai thác nguyên liệu gỗ chúng ta có được chứng chỉ
FSC. Đồng thời Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban
ngành các địa phương phải thực thi nghiêm túc các tiêu chuẩn quản lý và khai thác
rừng theo tiêu chuẩn chung của thế giới. Kịch liệt và cần phải xử lý thật nghiêm
khắc đối với các địa phương đã buôn lỏng việc quản lý rừng, khai thác rừng bừa bãi,
vừa làm ảnh hưởng đến năng suất của rừng, vừa làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của
nguyên liệu gỗ có xuất xứ từ Việt Nam, tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế xuyên
tạc các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam.
Chính phủ nên đầu tư vốn cho Hiệp Hội gỗ và Lâm sản Việt Nam để tổ chức
này đầu tư vào xây dựng kho ngoại quan chiến lược mang tầm cở quốc tế, tổ chức
này sẽ đứng ra trực tiếp nhập khẩu nguyên liệu với số lượng lớn có đầy đủ chứng
chỉ FSC từ các nước có nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định, có đầy đủ chứng nhận
hợp tiêu chuẩn và theo quy định của quốc tế như: Mỹ, Canada, Nga…, sau đó Hiệp
hội này sẽ phân phối lại cho các đơn vị thành viên với giá ưu đãi. Làm được điều
này sẽ vừa tránh đi được hiện tượng các doanh nghiệp tranh nhau mua, tạo điều kiện
cho nhà cung cấp nâng gía, vừa tránh đi được việc nhập nguyên liệu gỗ lậu, không
có nguồn gốc rõ ràng, làm ảnh hưởng xấu đến ngành đồ gỗ của nước nhà.
3.5.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước để giải quyết vấn
đề vốn, thuế và nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước cần phải tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản bằng
Đồng Việt Nam, đồng thời cho phép các ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp
- 75 -

trong việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn và dài hạn, theo đó ngân
hàng sẽ đứng ra làm hậu phương, rót vốn cho doanh nghiệp, còn doanh nghiệp thì
trực tiếp tổ chức hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Tín hiệu đáng mừng cho doanh
nghiệp, mới đây ngày 19 tháng 12 năm 2008, mức lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt
Nam tiếp tục được điều chỉnh giảm xuống còn 8.5%/năm, và ngân hàng Nhà nước
có chủ trương cho ngân hàng điều chỉnh kéo dài thời gian trả nợ đối với doanh
nghiệp cho những trường hợp gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan.
Ngân hàng Nhà nước nên cho phép Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam thực
hiện chức năng giống như một ngân hàng thương mại, cho phép Hiệp hội này đứng
ra huy động vốn từ các ngành khác nhau, huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tầng
lớp dân cư, từ các doanh nghiệp khác nhau khắp nơi trong cả nước và cả việc kêu
gọi nguồn vốn từ nước ngoài. Sau đó, Hiệp hội này sẽ tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ cho
doanh nghiệp trong ngành vay lại để mua nguyên liệu, phụ liệu cho sản xuất, mua
máy móc thiết bị mới, đổi mới công nghệ sản xuất với thời hạn cho vay có thể là
trung hạn hoặc dài hạn. Khi doanh nghiệp giải toả được vấn đề vốn cho sản xuất thì
họ sẽ yên tâm hơn, định ra được mục tiêu, phương hướng và chiến lược rõ ràng hơn
cho tương lai phát triển của doanh nghiệp, đẩy mạnh việc xuất khẩu và sẽ tiến tới
chiếm lĩnh thị trường đồ gỗ Nhật Bản.
Việc Bộ Tài chính ban hành văn bản số 11270/BTC-CST ra ngày 23/9/2008
"Về việc đánh thuế xuất khẩu hàng hóa sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu".
Theo đó, hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phải
chịu thuế xuất khẩu theo quy định. Cụ thể, mức thuế đối với mặt hàng gỗ ván sàn và
một số mặt hàng khác là 10%. Việc đánh thuế xuất khẩu 10% như hiện nay cần phải
có lộ trình để các doanh nghiệp chuẩn bị, chứ áp dụng ngay lập tức như vậy, nhiều
doanh nghiệp không kịp xoay sở vì đã chót ký hợp đồng với đối tác ngay từ đầu
năm, không thể thương thảo lại được nữa.
3.5.3. Kiến nghị đối với Bộ Giao thông Vận tải về vấn đề phát triển cơ sở hạ
tầng phục vụ sản xuất, xuất khẩu.
Bộ Giao thông Vận tải cần mở rộng đầu tư nâng cấp, mở rộng thêm đường
xá, cảng, bến bãi hiện tại hoặc nếu Bộ Giao thông Vận tải không đủ tiềm lực tài
chính, hoặc bị gánh nặng nhiều vấn đề khác thì có thể kêu gọi các doanh nghiệp
trong nước và kể cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào việc mở rộng đường xá
- 76 -

phục vụ cho việc nhập khẩu, xuất khẩu nói chung và cho việc nhập khẩu và xuất
khẩu sản phẩm đồ gỗ sang thị trường Nhật Bản nói riêng, sau đó cho họ thu lại phí
trong một khoảng thời gian nhất định. Việc làm này sẽ làm giảm gánh nặng cho Bộ
Giao thông Vận tải, doanh nghiệp cả trong ngành và ngoài ngành đều được lợi.
3.5.4. Kiến nghị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực
Bô Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo các địa phương sát hơn nữa trong việc
mở rộng đầu tư thêm trường lớp đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên về chế biến gỗ,
đào tạo cán bộ quản lý phục vụ cho sự phát triển của ngành gỗ, nhất là khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và khu vực Tây Nguyên- là những
nơi có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao hàng năm. Liên kết đào tạo với các chương
trình quốc tế của các nước về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển của
ngành gỗ hoặc cho phép, khuyến khích các doanh nghiệp được phép liên kết trực
tiếp với các trường, các tổ chức nước ngoài về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành
gỗ, liên kết với tổ chức JODC của Nhật Bản (về việc cử chuyên gia sang giúp các
nước đang phát triển trong việc giảm giá thành sản xuất, tăng cường chất lượng sản
phẩm, đổi mới công nghệ và thiết bị, trao đổi kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu phát
triển sản phẩm và thị trường, phát triển nguồn nhân lực), liên kết với các tổ chức
nước ngoài chuyên đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển ngành gỗ.
3.5.5. Kiến nghị đối với doanh nghiệp
Ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam muốn
phát triển bền vững tại thị trường Nhật Bản thì doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu
sản phẩm gỗ phải đứng vững được cả ở thị trường nội địa. Đối với thị trường Nhật
thì yêu cầu gần như mang tính tuyệt đối là phải biết duy trì chất lượng sản phẩm,
phát triển sản phẩm. Mặt khác, giá bán phải ổn định, sản phẩm phải luôn được cách
tân, cải tiến và đa dạng hoá liên tục. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên mở rộng sang
các thị trường khác cũng hết sức tiềm năng như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, thị
trường các nước Đông Âu…Về lâu dài, thị trường nội địa phải được xác định là hậu
phương, là thế dựa cho tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, dường như thị
trường nội địa ít được doanh nghiệp quan tâm và thực tế trong thời gian qua, các
doanh nghịêp sản xuất đồ gỗ Việt Nam đã bỏ ngỏ và vô tình đã để cho các sản phẩm
đồ gỗ của các doanh nghiệp Trung Quốc, Malaysia … đã giành lấy thị phần và
- 77 -

chính sản phẩm của họ đang chiếm thế thượng phong ngay trên chính sân nhà của
các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp phải biết tận dụng lợi thế sân
nhà, sức mua của thị trường nội địa đang lên.
3.5.6. Kiến nghị đối với Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, các Hội ở địa
phương
Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hội Mỹ nghệ - Chế biến gỗ TPHCM, các
Hội ở địa phương nên củng cố lại hệ thống quản lý thông tin một cách khoa học hơn
và toàn diện hơn. Xây dựng kho dữ liệu để phân tích các biến động về giá cả sản
phẩm bán ra, giá cả nguyên liệu, phụ liệu, các quy định về Luật pháp có ảnh hưởng
đến sản phẩm đồ gỗ của từng thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính như: Mỹ,
Nhật Bản, EU…. Hệ thống thông tin phải được cập nhật thường xuyên, liên tục
những thay đổi từ môi trường sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm, thị trường thế
giới và những đặc tính của từng thị trường về nhu cầu, tiêu chuẩn chất lượng, xu
hướng tiêu dùng sản phẩm của ngành. Các doanh nghiệp cần thiết lập website cho
riêng mình với đa ngôn ngữ của các nước là thị những trường lớn cho đồ gỗ xuất
khẩu như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc để giới thiệu sản phẩm, thương hiệu
sản phẩm gỗ Việt Nam, đồng thời trang web này cần phải kết nối trực tiếp với trang
web Bộ Công thương.
Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam phải thể hiện tốt hơn nữa vai trò đầu mối
liên kết các doanh nghiệp với nhau nhằm xây dựng thương hiệu “chất lượng đồ gỗ
Việt Nam“. Bên cạnh đó, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cần định hướng cho
doanh nghiệp, tư vấn về việc sử dụng vốn đầu tư, phân công công đoạn sản xuất,
tránh lãnh phí đầu tư mà vẫn đạt được các mục tiêu đầu tư. Thường xuyên tổ chức
các buổi hội thảo, các cuộc triển lãm về sản phẩm và công nghệ, máy móc nhằm
giao thương, học hỏi kinh nghiệm, tạo cơ hội quảng bá sản phẩm Việt Nam.
Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam nên kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài
chính cho phép được thực hiện chức năng huy động vốn, cho vay lại, được trực tiếp
đứng ra nhập khẩu nguyên liệu và phân phối lại cho doanh nghiệp
Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam cần phải định hình và cho các doanh
nghiệp thấy được các sản phẩm nào là sản phẩm mũi nhọn, sản phẩm nào đang có
lợi thế trên thị trường đồ gỗ Nhật Bản, đó là đồ gỗ nội thất hay gỗ mỹ nghệ, ván
- 78 -

nhân tạo..., Sản phẩm nào có thế mạnh, sản phẩm nào là sản phẩm chủ lực, từ đó
hướng các doanh nghiệp tập trung vào sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu.
3.6. Khuyến nghị đối các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường
Nhật Bản
Để sản phẩm gỗ Việt Nam có được thế đứng vững chắc tại thị trường Nhật
Bản, em khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ cần nắm rõ các
điểm sau:
- Đồ gỗ là loại đồ dùng chiếm diện tích nhất trong phòng, để dễ thâm nhập
và phát triển mạnh tại thị trường đồ gỗ Nhật Bản, doanh nghiệp phải chú ý làm sản
phẩm kích thước nhỏ hơn so với sản phẩm cùng loại xuất khẩu đi Mỹ, Châu Âu…
do diện tích nhà ở, văn phòng ở Nhật Bản nói chung là nhỏ, dẫn đến kích thước đồ
dùng trong nhà cũng phải nhỏ hơn. Đây là đặc điểm nổi bật cần nắm rõ trước khi
xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản;
- Người Nhật Bản nói chung không thích gam màu chói, họ thích màu trầm
(đen, nâu…);
- Kích thước đỗ gỗ phải đa dạng để người tiêu dùng dễ có sự lựa chọn phù
hợp;
- Nên phối hợp giữa nguyên liệu gỗ với nhiều loại nguyên phụ liệu khác nhau
trên cùng một sản phẩm, để từ đó tạo sự phong phú hơn về mẫu mã, vừa làm tăng
giá trị sản phẩm, vừa tạo sự đa dạng cho sự lựa chọn của khách hàng Nhật;
- Nên tạo ra những sản phẩm có thể sử dụng nhiều công dụng khác nhau, do
diện tích sinh hoạt, làm việc rất hẹp nên người Nhật rất chú trọng đến tính năng đa
dạng của sản phẩm;
- Sản phẩm phải luôn duy trì chất lượng, trong một lô hàng bắt buộc chất
lượng của từng sản phẩm phải giống nhau, không được khác nhau;
- Trong việc phân phối sản phẩm đến thị trường Nhật Bản, đến tay người tiêu
dùng, doanh nghiệp tuyệt đối phải giao hàng đúng hẹn, không được phép trễ hẹn dù
chỉ một lần;
- Đối với các sản phẩm yêu cầu phải được bao gói thì doanh nghiệp phải hết
sức chú ý tránh để sản phẩm bị trầy sướt khi vận chuyển, dù chỉ là vết trầy nhỏ.
Thông tin của sản phẩm phải thể hiện chi tiết về nguồn gốc của nguyên liệu, kích
- 79 -

thước, điều kiện bảo hành của sản phẩm…ngôn ngữ thể hiện tốt nhất là song ngữ
Anh - Nhật, vì người Nhật chỉ yêu và thích sử dụng tiếng Nhật.
3.7. Khuyến nghị cho việc nghiên cứu tiếp theo
Trong những năm qua, thị trường đồ gỗ Nhật Bản luôn là một trong ba thị
trường xuất khẩu lớn, trọng điểm của các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam. Tuy nhiên,
kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường
này còn khiêm tốn so với mức kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU. Do
đó, việc em xây dựng nên các chiến lược và đưa ra các giải pháp khắc phục khó
khăn, đẩy mạnh xuất khẩu trong lúc này sẽ là cần thiết. Và để các chiến lược và các
giải pháp đi vào thực tiễn, rất cần công tác nghiên cứu tiếp theo cho việc thực thi
chiến lược và kiểm tra tính thực tiễn của chiến lược, giải pháp đã đưa ra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Thông qua việc phân tích các cơ sở cho việc đề xuất các chiến lược và giải
pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản, phân tích ma trận SWOT trên tất cả các khía cạnh từ điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội, nguy cơ. Rồi từ sự kết hợp hài hòa giữa các điểm mạnh với các cơ
hội, giữa các điểm mạnh với các nguy cơ, giữa các điểm yếu với các nguy cơ, giữa
các điểm yếu với các cơ hội đã xây dựng nên các chiến lược phát triển thị trường,
chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược kết hợp về phía sau, chiến lược liên
doanh liên kết. Rồi từ ma trân QSPM, chúng ta đã lựa chọn được chiến lược phát
triển sản phẩm, chiến lược phát triển thị trường được xem là hấp dẫn nhất đối với thị
trường đồ gỗ Nhật Bản. Bên cạnh các chiến lược được lựa chọn là các giải pháp để
giải quyết các vấn đề khó khăn về nguyên liệu, vốn, máy móc, công nghệ sản xuất,
phát triển nguồn nhân lực. Song hành với việc đưa ra các giải pháp là việc đưa ra
các kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, kiến nghị với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam… nhằm cải thiện, khắc
phục các khó khăn đang tồn tại cho ngành nói chung và cho các doanh nghiệp sản
xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản nói riêng.
Trước những khó khăn, bất lợi từ thị trường nội địa, bất lợi từ thị trường thế
giới đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung
và đối với thị trường Nhật Bản nói riêng. Liệu các doanh nghiệp có quy mô vừa và
nhỏ có thể trụ vững trong năm 2009 này và tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm
- 80 -

gỗ sang thị trường Nhật Bản trong những năm tới sẽ luôn là câu hỏi khó. Việc đưa
ra các chiến lược và giải pháp khắc phục khó khăn, hướng đến đẩy mạnh xuất khẩu
sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh lúc này thiết nghĩ
sẽ là những đóng góp tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt
Nam. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, thiếu thốn, khó
khăn tứ bề, có được cái nhìn lại tổng quát toàn cảnh bức tranh mà trong đó có mình,
nhìn và thấy được tất cả các khía cạnh từ thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức,
nhìn lại chính mình. Để từ đó có thể linh hoạt vận dụng vào điều kiện thực tiễn ở
mỗi doanh nghiệp.
- 81 -

KẾT LUẬN
Qua việc phân tích, nhìn lại toàn cảnh bức tranh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản, chúng ta thấy rằng ngành gỗ xuất khẩu của Việt
Nam sang Nhật có nhiều cơ hội, thuận lợi hơn là khó khăn, thách thức. Minh chứng
cho điều đã nói là trong thời gian qua, thị trường Nhật Bản luôn được xem là một
trong ba thị trường xuất khẩu lớn, trọng điểm của ngành. Ngoài ra, mối quan hệ giữa
Việt Nam- Nhật Bản đang được nâng lên tầm đối tác chiến lược, Hiệp định đối tác
kinh tế Việt Nam- Nhật Bản ( EPA) chính thức được ký kết ngày 25 tháng 12 năm
2008- thoả thuận song phương mang tính toàn diện về kinh tế, thương mại và đầu
tư, cùng sự quan tâm và tạo điều kiện từ phía Chính phủ Việt Nam, Nhật Bản…
càng tạo thêm nhiều cơ hội to lớn cho việc đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm gỗ
Việt Nam sang thị trường Nhật Bản này. Tuy nhiên, trước sự tác động xấu, bất lợi
của sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu, khủng hoảng tài chính thế giới, vẫn đang cản
bước phát triển của ngành gỗ sang Nhật, làm giảm mức tiêu thụ đối với sản phẩm
gỗ. Mặt khác, mức kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản hiện
tại vẫn còn rất khiêm tốn, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành. Vì
vậy, việc xây dựng các chiến lược và đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn,
hướng đến đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản trong lúc này hữu ích và thiết thực. Nhưng việc đẩy mạnh được việc xuất khẩu
sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản và hướng tới việc chiếm lĩnh thị trường này
quả thực không dễ và rất cần sự chung tay, cùng góp sức của Chính phủ, Ngân hàng
Nhà nước, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Gỗ
và Lâm sản Việt Nam… đặc biệt là vai trò chỉ đạo của Chính phủ đối với các Bộ
ngành trong việc tiếp tục thực hiện chính sách cắt giảm lãi suất cơ bản của Đồng
Việt Nam, ưu tiên cấp tín dụng và đảm bảo cung ứng đủ vốn cho các doanh nghiệp
gỗ thu mua nguyên liệu, mua máy móc để sản xuất, xuất khẩu. Đảm bảo duy trì tỷ
giá theo hướng có lợi cho xuất khẩu. Xem xét giảm thuế tài nguyên và thuế xuất
khẩu các mặt hàng gỗ xuất khẩu được làm từ nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu. Mở
rộng định mức cho vay và giãn thời gian trả nợ vay ngân hàng cho các doanh nghiệp
sản xuất, xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải hết sức nỗ
lực, linh hoạt vận dụng các chiến lược, các giải pháp phù hợp với đặc điểm riêng
- 82 -

của mỗi doanh nghiệp, từ đó khắc phục các khó khăn, thách thức hiện tại thì mới
mong đạt được mục tiêu chung và chinh phục được thị trường đồ gỗ Nhật Bản.
- 83 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Vũ Kim (2005), Vị thế đồ gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới, tạp chí thương
mại số 30.
2. Fred R. David (2006), Khái luận Quản trị chiến lược, NXB Thống kê.
3. TS. Nguyễn Thị Nhiễu (năm 2003), Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu
đồ gỗ Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Viện nghiên cứu thương mại,
xuất bản.
4. Trần Thanh Sơn (2006), Chiến lược phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam
sang thị trường Mỹ đến năm 2015.
5. Nhan Phương Thy (2004), Chiến lược Marketing xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt
Nam sang thị trường EU.
6. Đỗ Nguyễn Ngân Tuyền (2006), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho
các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ Thành Phố Hồ Chí Minh sang thị
trường EU.
7. Đỗ Đoan Trang (2007), Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển
ngành đồ gỗ xuất khẩu tại tỉnh Bình Dương sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
8. Nguyễn Quang Thu (2006), Ngành chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn lại
một chặn đường phát triển.
9. Đỗ Kim Vũ (2005), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ ở Thành Phố Hồ Chí Minh sang thị trường Hoa
Kỳ.
10. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2001), Chiến lược phát triển lâm
nghiệp giai đoạn 2001-2010, NXB Nông nghiệp.
11. Năm 2007, Báo Hải quan, số (44).
12. Năm 2008, Báo SGGP tháng 04.
Tiếng Anh
13. Michael E. Porter (1996), Competitive Strategy- Techniques for Analyzing
Industry ang Competion, NXB Khoa học Kỹ thuật.
14. M.E. Porter (1996), What is Strategy, Haward Business review.
Website Việt Nam
www.vnagency.com.vn
- 84 -

www.vinanet.vn
www.taichinhvietnam.com
www.itpchochiminhcity.gov.vn
www.ecvn.com
www.vneconomy.com.vn
www.gso.gov.vn
www.vietfores.com.vn
www.thongtinthuongmaivietnam.vn
www.ciem.org.vn
www.dpi.hochiminhcity.gov.vn
www.kiemlam.org.vn
www.mot.gov.vn
www.mpi.gov.vn
www.vcci.com.vn
www.vietrade.gov.vn
www.vnexpress.net
www.mofa.gov.vn
www.chebien.gov.vn
Website nước ngoài
www.worldbank.org
www.wto.org
-1-

DANH MỤC PHỤ LỤC


PHỤ LỤC 1. Những điểm cần lưu ý khi xuất sản phẩm cửa gỗ vào Nhật Bản
* Kênh phân phối và những điểm cần chú ý khi vào thị trường cửa sổ bằng gỗ
Kênh phân phối
Cửa sổ và cửa ra vào thường được những công ty kinh doanh chuyên ngành hoặc
các nhà sản xuất Nhật Bản nhập rồi bán qua mạng lưới bán lẻ hoặc qua các nhà thầu xây
dựng. Một sô công ty kinh doanh chuyên ngành cũng làm luôn việc bán lẻ.
Cửa sổ bằng gỗ thường được nhập ở dạng thành phẩm và bán thành phẩm. Đôi khi
một số nhà sản xuất Nhật Bản nhập khẩu cửa ra vào bằng gỗ chưa hoàn thiện và sau khi
hàng đến Nhật Bản họ sẽ đánh màu hoặc quét sơn.
Những điểm cần chú ý khi vào thị trường Nhật Bản.
Tuy không có yêu cầu chính thức nhưng những nhà cung cấp cửa gỗ mới bước vào
thị trường Nhật Bản phải làm quen với các thủ tục chứng nhận an toàn chống cháy để các
sản phẩm của họ phù hợp với luật tiêu chuẩn xây dựng.
Cần lưu ý những điểm sau:
* Cửa sổ ít nhất cũng có khả năng chịu nhiệt, sự ổn định và có độ bền tương xứng
với những nơi mà chúng sẽ được lắp đặt. Phải bố trí việc bổ sung và thay thế theo các
điều kiện và điều khoản yêu cầu trong hợp đồng.
* Kích cỡ đóng gói của sản phẩm cửa sổ và cửa ra vào có thể ảnh hưởng đến chi
phí vận chuyển và lưu trữ.
* Các phụ kiện lắp đặt, gắn vít chốt cửa, bản lề càng làm tăng giá trị sản phẩm, tạo
sự tin tưởng cho người tiêu dùng nên cần phải được coi trọng kể cả về hình thức và độ
bền.
Sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được phân phối theo ba kênh: (a)
nhà xuất khẩu- nhà nhập khẩu - nhà bán lẻ, (b) nhà xuất khẩu - nhà thiết kế và lắp ráp
Nhật- nhà bán lẻ, (c) nhà xuất khẩu- nhà bán lẻ. Thông thường phân phối theo kênh (b) là
có lợi nhất vì theo kênh này và nhà lắp ráp của Nhật sẽ nhập các bộ phận rời từ nước
ngoài về để lắp ráp và giao lại cho nhà bán lẻ là tiết kiệm chi phí vận chuyển.
-2-

Theo ông Vũ Văn Trung, Vụ Trưởng Vụ châu Á – Thái Bình Dương, Bộ Công
thương, để thâm nhập và phát triển bền vững vào thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp
cần lưu ý: Bàn ghế, chạn đựng bát yêu cầu nhãn hiệu sản phẩm phải có các thông tin đầy
đủ cho người tiêu dùng; một số sản phẩm tiêu dùng mà kết cấu, vật liệu được coi là "Sản
phẩm đặc biệt" có quy định tiêu chuẩn an toàn cho từng sản phẩm đặc biệt; luật quy định
giường cho trẻ em là sản phẩm đặc biệt loại 1 phải đảm bảo các tiêu chuẩn hết sức khắt
khe và phải có nhãn hiệu S; giường tầng, tủ đựng cốc chén, chạn đựng bát đĩa, ghế tựa
phải tuân thủ theo tiêu chuẩn hàng hóa an toàn (nhãn hiệu SG). Nếu sản phẩm này có lỗi
gây thương tích cho người tiêu dùng thì phải trả một khoản bồi thường là 10 triệu yên/
người; đồ gỗ nhập khẩu vào Nhật Bản bắt buộc phải được kiểm tra chất chlorpyrifos và
formaldehyde… Ngoài ra, các doanh nghiệp cần chú ý về thiết kế mẫu mã sao cho phù
hợp với những căn buồng nhỏ của người Nhật Bản và với những sàn nhà bằng Tatami
(chiếu cói) và các yếu tố văn hóa truyền thống khác của người Nhật.
Về hệ thống phân phối, các nhà xuất khẩu đồ gỗ gia dụng cần hướng tới các nhà
bán lẻ của Nhật Bản. Hiện nước này có khoảng 6.920 cửa hàng chuyên bán đồ gỗ, trong
đó khoảng 6.000 cửa hàng là thuộc nhỏ và vừa, với diện tích bán hàng nhỏ hơn 1.500m2,
920 cửa hàng còn lại là các cửa hàng lớn có diện tích 1.500m2. Ngoài ra còn hệ thống
cửa hàng bách hóa tổng hợp cho các chất lượng vừa, hàng đại trà và kể cả hàng cao cấp
với những khách tiêu dùng đa dạng.
(nguồn tin: Theo Vinanet)
PHỤ LỤC 2. Tình hình kinh tế -Văn hóa - xã hội năm 2007
1. Tổng sản phẩm trong nước
Theo ước tính sơ bộ, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 theo giá so
sánh 1994 ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8,2-8,5%), gồm
có khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,41% (kế hoạch 3,5-3,8%); khu vực
công nghiệp và xây dựng tăng 10,6% đạt kế hoạch đề ra (10,5-10,7%); khu vực dịch vụ
tăng 8,68% vượt kế hoạch đề ra (8,0-8,5%). Tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta
đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực (Theo đánh
giá của Ngân hàng Phát triển Châu Á-ADB thì năm 2007 kinh tế Trung Quốc tăng
-3-

11,2%; Việt Nam tăng 8,3%; Singapore tăng 7,5%; Philipin tăng 6,6%; In-đô-nê-xi-a
tăng 6,2%; Ma-lai-xi-a tăng 5,6%; Thái Lan tăng 4%). Năm 2007, thu nhập bình quân
đầu người đạt 835 USD/người.
2. Đầu tư phát triển
Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực tế ước tính đạt
461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% tổng sản phẩm trong nước (đạt kế hoạch đề ra 40%
GDP) và tăng 15,8% so với năm 2006, trong đó vốn khu vực Nhà nước 200 nghìn tỷ
đồng, chiếm 43,3% tổng vốn và tăng 8,1%; vốn khu vực ngoài Nhà nước 187,8 nghìn tỷ
đồng, chiếm 40,7% và tăng 24,8%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 74,1 nghìn tỷ đồng,
chiếm 16% và tăng 17,1%.
Trong vốn nhà nước, vốn đầu tư từ ngân sánh nhà nước (gồm vốn dự án và chương
trình mục tiêu) ước tính thực hiện 97 nghìn tỷ đồng, bằng 101,6% kế hoạch năm, trong đó
vốn do địa phương quản lý 64,4 nghìn tỷ đồng, bằng 107,2%, vốn trung ương quản lý đạt
thấp hơn so với dự toán, chỉ bằng 92,2%; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
ước tính 40,3 nghìn tỷ đồng, đạt kế hoạch năm và vốn của các doanh nghiệp nhà nước và
các tổ chức nhà nước khác khoảng 62,7 nghìn tỷ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục
tăng khá, ước tính năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006 và vượt
56,3% kế hoạch cả năm, trong đó vốn cấp phép mới là 17,86 tỷ USD.
3. Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2007 ước tính tăng 16,4% so với năm 2006 và
bằng 106,5% dự toán cả năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 107%; thu từ hoạt
động xuất nhập khẩu bằng 108,1%; thu viện trợ bằng 156,7%. Riêng thu từ dầu thô ước
tính chỉ bằng 102,1% so với dự toán năm và thấp hơn năm 2006, do sản lượng khai thác
dầu thô giảm.
Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2007 ước tính tăng 17,9% so với năm trước và
bằng 106,5% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển tăng 19,2% và bằng 103,2%; chi
thường xuyên tăng 15,1% và bằng 107,2%; chi trả nợ và viện trợ tăng 20,5% và đạt kế
hoạch năm. Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2007 ước tính bằng 14,8% tổng số chi và
-4-

bằng mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm, trong đó 76,1%
được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 23,9% từ nguồn vay nước ngoài.
4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Giá trị sản xuất của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2007 theo giá so
sánh 1994 ước tính đạt gần 200 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2006, trong đó nông
nghiệp tăng 2,9%; lâm nghiệp tăng 1% và thuỷ sản tăng 11%. Do ảnh hưởng của mưa
bão, lũ ở nhiều địa phương và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; chi phí đầu vào tăng,
nhất là chi phí cho chăn nuôi nên giá trị tăng thêm của khu vực này chỉ tăng 3,41% so với
năm trước, gồm có nông nghiệp tăng 2,34%; lâm nghiệp tăng 1,1% và thủy sản tăng
10,38%. Tình hình sản xuất của các ngành cụ thể như sau:
a. Nông nghiệp
Sản lượng lúa tính chung ba vụ đạt 35,87 triệu tấn, tăng 0,1% so với năm 2006, trong
đó sản lượng lúa đông xuân 17,03 triệu tấn, giảm 3,2% (diện tích giảm 0,2%, năng suất
giảm 3%); lúa hè thu 10,11 triệu tấn, tăng 4,3% (năng suất tăng 9,6% bù lại diện tích giảm;
lúa mùa 8,73 triệu tấn, tăng 1,9% (năng suất tăng 2,1%, diện tích giảm nhẹ). Năm 2007
cũng là năm được mùa ngô với sản lượng 4,11 triệu tấn, tăng tới 8,2% so với năm trước.
Tính chung cả lúa và ngô thì sản lượng lương thực có hạt năm nay đạt gần 40 triệu tấn,
tăng 0,8% so với năm 2006.
Sản lượng nhiều loại cây công nghiệp hàng năm như đay, mía, lạc đậu tương đều
tăng so với năm 2006, do tăng cả diện tích và năng suất. Sản lượng hầu hết cây có giá trị
xuất khẩu cao như cao su, hồ tiêu, điều chè tăng từ 8,3 đến 14,4% do mở rộng diện tích
và tăng năng suất. Riêng cây cà phê, tuy diện tích tăng 1,9% nhưng do sâu bệnh nên năng
suất thấp, kéo theo sản lượng giảm 2,4%.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, tốc độ chăn nuôi năm
2007 tăng không cao, chưa ổn định và thiếu đồng đều giữa các địa phương. Theo kết quả
điều tra chăn nuôi tại thời điểm 01/8/2007, cả nước có gần 3 triệu con trâu, tăng 2,6% so
với năm 2006; 6,7 triệu con bò, tăng 3,3%; 226 triệu gia cầm, tăng 5,3%. Tuy dịch lợn tai
xanh đã được khống chế và dập tắt, nhưng đàn lợn, chỉ có gần 26,6 triệu con, giảm 1,1%
so với năm trước, trong đó các địa phương giảm nhiều là Hải Dương giảm 29,6%; Long
-5-

An giảm 22,2%; Đà Nẵng giảm 17,6%; Hậu Giang giảm 17,2%; Bình Thuận giảm
16,7%; Sóc Trăng giảm 14,9%; Cần Thơ giảm 14,6%; Bắc Ninh giảm 12,8%; Hải Phòng
giảm 12,2%; Đồng Nai giảm 10,5%...
b. Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng tập trung cả năm 2007 ước tính đạt 194,7 nghìn ha, tăng 1% so
với năm trước; khoanh nuôi tái sinh 969,3 nghìn ha, tăng 1,2%; diện tích rừng được chăm
sóc 487,2 nghìn ha, giảm 4,7%. Nhờ đẩy mạnh trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng nên diện
tích rừng của cả nước năm 2007 ước tính đạt gần 12,85 triệu ha, tăng 311 nghìn ha so với
năm 2006, nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 37,9% năm 2006 lên 38,8% năm 2007 (kế hoạch
39%).
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
năm 2007 theo giá so sánh 1994
Thực hiện (Tỷ đồng)
Năm 2007 so với
Ước tính năm
Năm 2006 năm 2006 (%)
2007
TỔNG SỐ 191183 199977 104.6
Nông nghiệp 142711 146811 102.9
Trồng trọt 111613 114333 102.4
Chăn nuôi 27907 29201 104.6
Dịch vụ 3191 3277 102.7
Lâm nghiệp 6436 6503 101.0
Thủy sản 42036 46663 111.0
Nuôi trồng 25898 30181 116.5
Khai thác 16138 16482 102.1
-6-

Kết quả sản xuất lâm nghiệp năm 2007


Thực hiện
Năm 2007 so với
Ước tính
Năm 2006 năm 2006 (%)
năm 2007
Diện tích rừng trồng tập trung
(Nghìn ha) 192.7 194.7 101.0
Số cây trồng phân tán (Triệu cây) 195.5 188.3 96.3
Diện tích rừng được chăm sóc
(Nghìn ha) 511.3 487.2 95.3
Diện tích rừng khoanh nuôi tái
sinh (Nghìn ha) 957.5 969.3 101.2
Sản lượng gỗ khai thác (Nghìn
m3) 3189.1 3260.5 102.2
Sản lượng củi khai thác (Nghìn
ste) 26269.8 26047.1 99.2
Diện tích rừng bị cháy (Ha) 2386.7 4367.3 183.0
Diện tích rừng bị chặt phá (Ha) 3124.5 1350.3 43.2
c. Thủy sản
Giá trị sản xuất thủy sản năm 2007 theo giá so sánh năm 1994 ước tính đạt 46,7
nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2006, trong đó nuôi trồng tăng 16,5%; khai thác tăng
2,1%. Sản lượng thủy sản cả năm ước tính đạt 4,15 triệu tấn, tăng 11,5% so với năm
2006, trong đó nuôi trồng 2,09 triệu tấn, tăng 23,1%, do tăng cả diện tích và năng suất
(nhất là các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long); sản lượng khai thác 2,06 triệu
tấn, tăng 1,8%. Trong tổng số, sản lượng cá chiếm tỷ trọng 74%, tương đương với 3,1
triệu tấn và tăng tới 13,5%, sản lượng tôm đạt khoảng 500 ngàn tấn và chỉ tăng ở mức
7,6%.
5. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp năm 2007 tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, nhất là
khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Giá trị sản xuất công nghiệp
-7-

năm 2007 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 17,1% so với năm 2006, bao gồm khu vực
doanh nghiệp Nhà nước tăng 10,3% (Trung ương quản lý tăng 13,3%, địa phương quản lý
tăng 3%); khu vực ngoài Nhà nước, tăng 20,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng
18,2%. Nguyên nhân khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng thấp là do chúng ta đang tiếp tục
thực hiện chủ trương sắp xếp và cổ phần hoá nên số doanh nghiệp khu vực này giảm. Khu
vực ngoài Nhà nước vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ba khu vực, chủ
yếu do Luật doanh nghiệp mới đã tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.
Trong ba ngành công nghiệp cấp I, ước tính công nghiệp chế biến chiếm 87,6% giá
trị sản xuất toàn ngành, tăng 19,1%; sản xuất, phân phối điện, gas và nước chiếm tỷ trọng
5,6%, tăng 12,8%; công nghiệp khai thác mỏ chiếm 6,8%, giảm 1,1% so với năm trước,
chủ yếu do khai thác dầu thô giảm.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2007 tăng cao so với năm 2006 là: Máy
công cụ tăng 69,8%; ô tô tăng 52,8%; điều hòa nhiệt độ tăng 51,9%; động cơ điện tăng
24,3%; xe máy các loại tăng 23,9%; máy giặt tăng 21,3%; bia tăng 19,2%; quạt điện tăng
18,6%. Bên cạnh đó, có một số sản phẩm tăng không cao, thậm chí còn bị giảm như: Thủy
sản chế biến tăng 12,6%; xi măng tăng 11,8%; than sạch tăng 11,5%; thép cán tăng 10,8%;
dầu thô giảm 7,8%; khí hoá lỏng giảm 10,2%.
Những địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp trên địa bàn lớn, năm nay vẫn
đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất cao hơn mức tăng chung 17,1% của toàn ngành như: Vĩnh
Phúc tăng 41,4%; Bình Dương tăng 25,3%; Hà Tây tăng 25,1%; Cần Thơ tăng 23,4%;
Đồng Nai tăng 22,4%; Hà Nội tăng 21,4%; Đà Nẵng tăng 19,7%; Hải Phòng tăng 18,2%.
Riêng thành phố Hồ Chí Minh chỉ tăng 13,8% và Bà Rịa-Vũng Tàu giảm 1,2%.
Xuất khẩu hàng hoá tháng 12 và năm 2007
Nghìn tấn, triệu USD
Năm 2007 so
Thực hiện Ước tính Cộng dồn
với
11 tháng 2007 tháng 12/2007 cả năm 2007
năm 2006 (%)
Trị Trị Trị
Lượng Trị giá Lượng Lượng Lượng
giá giá giá
TỔNG TRỊ GIÁ 43687 4700 48387 121.5
Khu vực kinh tế trong nước 18640 1915 20555 122.3
-8-

Khu vực có vốn đầu tư NN 25047 2785 27832 120.9


Dầu thô 7592 885 8477 102.6
Hàng hoá khác 17455 1900 19355 131.2
MẶT HÀNG CHỦ YẾU
Dầu thô 13816 7592 1265 885 15081 8477 91.9 102.6
Than đá 29535 915 3000 103 32535 1018 111.0 111.3
Dệt, may 7034 750 7784 133.4
Giày dép 3573 390 3963 110.3
Túi xách, ví, va li, mũ, ô dù 570 65 635 126.2
Điện tử, máy tính 1948 230 2178 127.5
Sản phẩm mây tre, cói, thảm 198 20 218 113.6
Sản phẩm gốm sứ 295 35 330 120.4
Sản phẩm đá quý và KL quý 176 25 201 122.2
Dây điện và cáp điện 794 90 884 125.4
Sản phẩm nhựa 640 85 725 151.4
Xe đạp và phụ tùng xe đạp 71 8 79 67.4
Dầu mỡ động, thực vật 42 5 47 310.0
Đồ chơi trẻ em 70 7 77 116.3
Mỳ ăn liền 72 8 80 116.5
Gạo 4433 1432 67 22 4500 1454 96.9 113.9
Cà phê 1084 1662 110 192 1194 1854 121.8 152.3
Rau quả 274 25 299 115.4
Cao su 639 1229 80 171 719 1400 101.6 108.8
Hạt tiêu 78 252 8 30 86 282 73.4 147.8
Hạt điều 138 584 15 65 153 649 120.4 128.9
Chè 103 116 11 15 114 131 107.8 118.4
Sản phẩm gỗ 2134 230 2364 122.3
Thủy sản 3432 360 3792 112.9
6. Thương mại, giá cả và du lịch
a. Thương mại nội địa
Thương mại nội địa phát triển với nhiều hình thức kinh doanh, góp phần cải thiện cơ
cấu thị trường theo hướng đa dạng, văn minh, hiện đại phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và
tiêu dùng của dân cư. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá
thực tế năm 2007 ước tính đạt 726,1 nghìn tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2006, trong đó
kinh tế cá thể chiếm 56,2% và tăng 25,9%; kinh tế tư nhân chiếm 28,8% và tăng 30,3%;
-9-

riêng khu vực kinh tế nhà nước chiếm 10,9%, giảm 1,3%. Trong các ngành kinh doanh,
thương nghiệp chiếm 80,7% và tăng 22,6% so với năm trước; khách sạn, nhà hàng chiếm
11,9% và tăng 23,5%; dịch vụ chiếm 6,3% và tăng 30,5% và du lịch lữ hành chiếm 1,1%
và tăng 34,5%.
b. Giá cả
Giá tiêu dùng năm 2007diễn biến phức tạp và tăng cao ở các tháng cuối năm. Giá
tiêu dùng tháng 12 năm 2007 tăng 2,91% so với tháng trước.
So với tháng 12 năm 2006, giá tiêu dùng năm 2007 tăng 12,63%, trong đó nhóm
hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 18,92%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 17,12%; các
nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng từ 1,69% đến 7,27%.
Giá tiêu dùng bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng 8,3%, trong đó nhóm hàng
ăn và dịch vụ ăn uống tăng 11,16%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 11,01%; các nhóm
hàng hóa và dịch vụ khác chỉ tăng 3,18-6,15%.
c. Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 ước tính đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so
với năm 2006, trong đó tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng (kể cả xuất khẩu dầu thô
tăng 2,6%, do giá tăng). Có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD là: Dầu thô
8,5 tỷ USD, dệt may 7,8 tỷ USD, giày dép gần 4 tỷ USD, thủy sản 3,8 tỷ USD, tăng
12,9%; sản phẩm gỗ 2,4 tỷ USD, tăng 22,3%; điện tử máy tính 2,2 tỷ USD, tăng 27,5%;
cà phê 1,8 tỷ USD, tăng 52,3%; gạo 1,4 tỷ USD, tăng 13,9%; cao su cũng đạt 1,4 tỷ USD,
tăng 8,8%; than đá trên 1 tỷ USD, tăng 11,3%. Thị trường xuất khẩu hàng hoá tiếp tục
phát triển, hầu hết các thị trường lớn đều tăng so với năm trước. Năm 2007, có 10 thị
trường đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó Mỹ 10 tỷ USD, tiếp đến là EU 8,7 tỷ USD;
ASEAN 8 tỷ USD; Nhật Bản 5,5 tỷ USD và Trung Quốc 3,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, trong năm
2007 một số thị trường có xu hướng giảm như Ôx-trây-li-a, I-rắc. Sang năm 2008, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo: Năm 2008, Bộ Công thương và các tham tán thương mại phải
làm quyết liệt, chỉ đạo sát sao hơn nữa để hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu đề ra - kim ngạch
xuất khẩu đạt 59,3 tỉ USD (tăng 22% so với năm 2007).
- 10 -

Giá trị hàng hóa nhập khẩu năm 2007 ước tính đạt 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với
năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 39,2 tỷ USD, tăng 38,1% và khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,6 tỷ USD, tăng 31%. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu
cao trong năm 2007 là: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt gần 10,4 tỷ USD, tăng
56,5%; xăng dầu 7,5 tỷ USD, tăng 25,7%; sắt thép gần 4,9 tỷ USD, tăng 66,2%; vải 4 tỷ
USD, tăng 33,6%; điện tử, máy tính và linh kiện 2,9 tỷ USD, tăng 43,7%; chất dẻo 2,5 tỷ
USD, tăng 34,3%; nguyên phụ liệu dệt, may, da 2,2 tỷ USD, tăng 12,1%; hóa chất 1,4 tỷ
USD, tăng 39,1%; ô tô 1,4 tỷ USD, tăng 101%; sản phẩm hóa chất gần 1,3 tỷ USD, tăng
27,1%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu 1,1 tỷ USD, tăng 52,6%, gỗ và nguyên phụ
liệu gỗ 1 tỷ USD, tăng 31,9%.
Nhập siêu năm 2007 ở mức 12,4 tỷ USD, bằng 25,7% giá trị xuất khẩu hàng hóa và
gấp gần 2,5 lần mức nhập siêu của năm trước. Giá trị nhập khẩu hàng hóa và nhập siêu
của năm 2007 tăng cao là do (1) tăng nhu cầu nhập khẩu để phát triển nền kinh tế. Chỉ
riêng nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đã chiếm tới 17,1% tổng giá trị
hàng hóa nhập khẩu và đóng góp 23,5% vào mức tăng chung; xăng dầu cũng chiếm
12,3% và đóng góp 9,6%; (2) Giá của nhiều mặt hàng nhập khẩu chủ yếu đều tăng cao
như sắt thép tăng 23,1%; phân bón tăng 19,1%; xăng dầu tăng 12,2%; chất dẻo tăng
9,6%. Ngoài ra, giá đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới sụt giảm so với một số ngoại tệ
mạnh cũng là nhân tố làm gia tăng giá trị nhập khẩu, khi qui đổi về USD.
Giá trị xuất, nhập khẩu dịch vụ cả năm 2007 ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 21,6%
so với năm trước, trong đó giá trị xuất khẩu dịch vụ 6 tỷ USD, tăng 18,2% và giá trị nhập
khẩu dịch vụ, gồm cả phí vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 6,4 tỷ USD, tăng
24,9%.
Nhập khẩu hàng hoá tháng 12 và năm 2007
Nghìn tấn, triệu USD
Thực hiện Ước tính Cộng dồn Năm 2007 so với
11 tháng 2007 tháng 12/2007 cả năm 2007 năm 2006 (%)
Trị
Lượng Trị giá Lượng Lượng Trị giá Lượng Trị giá
giá
- 11 -

TỔNG TRỊ GIÁ 54530 6300 60830 135.5


Khu vực kinh tế trong nước 35068 4150 39218 138.1
Khu vực có vốn đầu tư NN 19462 2150 21612 131.0
MẶT HÀNG CHỦ YẾU
Ô tô(*) 1241 203 1444 201.0
Trong đó: Nguyên chiếc 23 450 5 73 28 523 223.0 245.5
Máy móc, thiết bị,
dụng cụ và phụ tùng 9376 1000 10376 156.5
Điện tử, máy tính và linh kiện 2644 300 2944 143.7
Xăng dầu 11454 6668 1100 833 12554 7501 112.0 125.7
Sắt thép 6925 4352 780 529 7705 4881 135.0 166.2
Trong đó: Phôi thép 1888 944 170 98 2058 1042 105.8 138.8
Phân bón 3393 862 400 134 3793 996 121.6 144.9
Trong đó: Urê 649 173 100 30 749 203 102.9 115.2
Chất dẻo 1489 2243 170 263 1659 2506 122.5 134.3
Hóa chất 1299 150 1449 139.1
Sản phẩm hoá chất 1155 125 1280 127.1
Tân dược 630 70 700 127.6
Thuốc trừ sâu 330 40 370 121.3
Giấy 761 541 80 54 841 595 118.5 125.1
Nguyên phụ liệu dệt, may, da 1977 210 2187 112.1
Vải 3619 370 3989 133.6
Sợi dệt 385 671 40 73 425 744 125.4 136.8
Bông 196 247 16 20 212 267 117.1 122.1
Thức ăn gia súc và NPL 1034 90 1124 152.6
Lúa mỳ 1130 311 150 59 1280 370 102.8 164.3
Gỗ và NPL gỗ 922 100 1022 131.9
Sữa và sản phẩm sữa 418 80 498 155.1
Dầu mỡ động thực vật 413 60 473 184.3
(*)
Xe máy 648 74 722 170.0
Trong đó: Nguyên chiếc 123 127 16 17 139 144 230.1 187.0

(*) Nghìn chiếc, triệu USD

d. Khách quốc tế đến Việt Nam


- 12 -

Khách quốc tế đến nước ta trong năm 2007 ước tính đạt 4,23 triệu lượt người, tăng
18% so với năm 2006. Trong đó, khách đến với mục đích du lịch nghỉ dưỡng đạt 2,61 triệu
lượt người, chiếm 61,6% và tăng 26%; đến vì công việc 673,8 nghìn lượt người, chiếm
15,9% và tăng 17%; thăm thân nhân 601 nghìn lượt người, chiếm 14,2% và tăng 7,1%;
riêng khách đến với mục đích khác giảm 7,7%.
Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu về lượng khách đến Việt Nam, ước tính đạt 574,6
nghìn lượt người, chiếm 13,6% trong tổng số khách đến và tăng 11,3% so với năm trước.
Một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta lớn vẫn giữ tốc độ tăng
trưởng ổn định là: Hàn Quốc 475,4 nghìn lượt người, tăng 12,7%; Hoa Kỳ 408,3 nghìn
lượt người, tăng 5,9%; Nhật Bản 418,3 nghìn lượt người, tăng 9%; Đài Loan 319,3 nghìn
lượt người, tăng 16,2%, Ôx-trây-li-a 224,6 nghìn lượt người, tăng 30,2%. Một số nước có
lượng khách đến tuy không lớn nhưng có mức chi tiêu cao đã đạt tốc độ tăng tương đối
khá so với năm 2006 là: Liên bang Nga tăng 50,5%, I-ta-li-a tăng 43%; Niu-di-lân tăng
39,2%; Hà Lan tăng 37,9%; Bỉ tăng 32,5%.
e. Giao thông vận tải
Vận tải hành khách năm 2007 ước tính đạt 1535,5 triệu lượt khách và 67,2 tỷ lượt
khách.km; so với năm trước tăng 8,4% về lượt khách và tăng 8,6% về lượt khách.km.
Trong đó, vận chuyển bằng đường bộ đóng vai trò quan trọng (chiếm 86,6% tổng số lượt
khách và 66,2% tổng lượt khách.km), tăng 9,4% về lượt khách và tăng 9,1% về lượt
khách.km so với năm 2006.
Vận chuyển hàng hoá ước tính đạt 378,6 triệu tấn và 95,1 tỷ tấn.km; so với năm
2006 tăng 8,1% về số tấn và tăng 7,4% về số tấn.km. Bao gồm các đơn vị do Trung ương
quản lý đạt 51,8 triệu tấn và 61,7 tỷ tấn.km, tăng 6,8% về số tấn và 7,1% về số tấn.km;
các đơn vị vận tải do địa phương quản lý đạt 326,8 triệu tấn và 33,4 tỷ tấn.km, tăng 8,3%
và tăng 7,8%.
Trong năm 2007, hoạt động vận tải gặp nhiều khó khăn như giá xăng dầu tăng cao
đã gây áp lực tăng cước phí vận tải; thiên tai, lũ lụt xảy ra liên tiếp làm ngập và sạt lở
nhiều đoạn đường sắt và tuyến quốc lộ quan trọng. Nhưng nhờ sự chỉ đạo điều hành khẩn
- 13 -

trương có hiệu quả của ngành giao thông vận tải và của các địa phương nên hoạt động
giao thông vận tải vẫn đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân.
Tuy nhiên, tai nạn giao thông đang vẫn là vấn đề bức xúc. Tính chung 11 tháng năm
2007, trên phạm vi cả nước xảy ra 13,3 nghìn vụ tai nạn giao thông, làm chết 11,9 nghìn
người và làm bị thương 9,9 nghìn người. So với cùng kỳ năm trước, tăng 0,48% về số vụ
tai nạn; tăng 3,85% về số người chết và giảm 3,45% về số người bị thương. Bình quân
mỗi ngày trong 11 tháng vừa qua, có 40 vụ tai nạn giao thông, làm chết 36 người và làm
bị thương 30 người. Nguyên nhân là do ý thức chấp hành luật giao thông của người dân
chưa tốt, chuyển biến chậm; số phương tiện giao thông đăng ký mới tăng nhanh trong khi
kết cấu hạ tầng giao thông chưa đủ điều kiện để phát triển tương xứng. Vì vậy, cần tập
trung chỉ đạo quyết liệt và triển khai đồng bộ trong hệ thống chính trị để thực hiện hiệu
quả hơn Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp
cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông.
f. Bưu chính, viễn thông
Năm 2007 hoạt động bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển mạnh. Số thuê bao
điện thoại phát triển mới trong năm 2007 ước tính đạt 18,5 triệu thuê bao (gần bằng số
thuê bao phát triển trong 3 năm 2004, 2005, 2006) nâng tổng số thuê bao trên cả nước
tính đến hết tháng 12/2007 đạt 46 triệu thuê bao. Số thuê bao internet (quy đổi) phát triển
mới năm 2007 ước tính đạt 1,18 triệu thuê bao. Đến nay đã có 18,2 triệu người sử dụng
internet, chiếm 21,4% dân số cả nước.
g. Những khó khăn của nền kinh tế quý I năm 2008
- Giá nguyên liệu, phụ liệu của nhiều mặt hàng đồng loạt tăng giá, đáng kề nhất là giá vật
liệu, sắt thép...
- Giá xăng, dầu, của thị trường thế giới tăng, dẫn đến giá xăng dầu trong nước cũng tăng,
dẫn đến giá cước vận tải tăng, góp phần đẩy giá nguyên liệu nhập khẩu gỗ cũng tăng, gây
ra không ít khó khăn cho nhà sản xuất trong nước.
- Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nâng lãi suất cho vay tăng lên, làm cho
chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng cao, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, lãi
suất tăng cao, làm khó khăn trong việc huy động vốn cho sản suất kinh doanh.
- 14 -

- Sự tụt dốc của thị trường chứng khoán, chỉ số VN Index liên lục giảm, làm nhiều nhà
đầu tư tháo chạy và quay lưng với thị trường này. Đây là một trong những kênh huy động
vốn lớn, hiệu quả cho các doanh nghiệp trước đây, giờ đây không còn hiệu quả nữa.
- Thị trường bất động sản trong nước lại đóng băng.
- Sự sụt giảm của nền kinh tế Mỹ.
Tất cả những khó khăn trên, đã ảnh hưởng rất nhiều đến tổng thể chung của nền
kinh tế nước nhà, ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu. Do vây, việc tổng
hợp, rà soát, phân tích, đánh giá từng điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi cũng như khó khăn,
để từ đó đưa ra các chiến lược, giải pháp thực hiện chiến lược cho ngành đồ gỗ xuất khẩu
là sẽ rất có ý nghĩa và rất thiết thực trong thời điểm hiện nay và trong thời gian tới.
7. Một số vấn đề văn hoá xã hội
a. Đời sống dân cư
Nhìn chung đời sống của dân cư tiếp tục ổn định và từng bước được cải thiện. Đời
sống cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương đã được cải thiện, qua
một năm thực hiện Nghị định 94/2006/NĐ-CP và Nghị định 03/2006/NĐ-CP về việc điều
chỉnh mức lương tối thiểu chung. Thu nhập bình quân một tháng của một lao động trong
khu vực Nhà nước đạt 2064,2 nghìn đồng, trong đó lao động do Trung ương quản lý
2522,6 nghìn đồng và lao động do địa phương quản lý 1764,0 nghìn đồng. Tuy nhiên,
mức thu nhập giữa các ngành, các loại hình doanh nghiệp, các địa phương không đồng
đều.
Mặc dù chịu tác động của nhiều yếu tố như giá tiêu dùng liên tục tăng, sản xuất
nông nghiệp ở một số vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, nhưng đời sống của đại
đa số dân cư ở nông thôn vẫn giữ được mức ổn định, do giá nông sản, thực phẩm tăng đã
khuyến khích nông dân sản xuất hàng hóa, tăng thêm thu nhập. Tỷ lệ hộ nghèo của cả
nước đã giảm từ 15,47% năm 2006 xuống còn 14,75% năm 2007 vượt kế hoạch đề ra
(16%). Trong các vùng của cả nước tỷ lệ hộ nghèo đều giảm, nhưng cá biệt một số tỉnh
miền núi, tại những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người số hộ nghèo vẫn
còn chiếm tỷ trọng cao: Tỷ lệ hộ nghèo của Lai Châu hiện nay là 55,32%; Điện Biên
40,77%; Hà Giang 39,44% và Bắc Kạn 37,8%.
- 15 -

Tình trạng thiếu đói vẫn xảy ra ở một số vùng bị thiên tai. Theo báo cáo của các địa
phương, năm 2007 trên địa bàn cả nước có 723,9 nghìn lượt hộ với 3034,5 nghìn lượt
nhân khẩu bị thiếu đói giáp hạt, giảm 6% số lượt hộ và giảm 11,6% số lượt nhân khẩu
thiếu đói so với năm trước.
b. Giáo dục và đào tạo
Khai giảng năm học 2007-2008: Kết quả khai giảng năm học 2007-2008, cả nước
có khoảng 438,9 nghìn trẻ em đi nhà trẻ; 2353,8 nghìn trẻ em đi học mẫu giáo; 6875,2
nghìn học sinh tiểu học; 5868,3 nghìn học sinh trung học cơ sở và 3084,5 nghìn học sinh
trung học phổ thông. Nhìn chung số học sinh mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở đều
giảm so với năm học trước, do công tác kế hoạch hoá gia đình ngày càng tốt hơn và qui
mô dân số tăng chậm hơn. Số học sinh phổ thông trung học tăng so với năm học trước.
Năm học 2007, cả nước có 346,7 nghìn giáo viên tiểu học; 313,8 nghìn giáo viên
trung học cơ sở và 132,0 nghìn giáo viên trung học phổ thông. So với định mức biên chế
giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo giáo viên tiểu học thừa 27,7 nghìn và trung học cơ
sở thừa 10 nghìn người, trong khi giáo viên trung học phổ thông thiếu khoảng 21,2 nghìn
người.
Đào tạo đại học và cao đẳng: Kỳ thi đại học, cao đẳng năm 2007 diễn ra trật tự, an
toàn và đúng quy chế. Tổng số thí sinh dự thi là 1054 nghìn người, tăng 7,5% so với năm
học trước. Chỉ tính riêng 88 trường thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, số tuyển mới vào hệ
chính quy đã lên tới 111,3 nghìn sinh viên, tăng 8% so với năm 2006, trong đó 96 nghìn
sinh viên hệ đại học, 15,3 nghìn sinh viên hệ cao đẳng.
c. Y tế và chăm sóc sức khỏe dân cư
Dịch tiêu chảy cấp xảy ra trong hai tháng 10 và 11/2007 tại nhiều địa phương trên
cả nước làm hàng nghìn người nhiễm bệnh, trong đó có 295 trường hợp dương tính với
phẩy khuẩn tả. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt và hiệu quả của Chính phủ cũng như sự tích cực
triển khai của Bộ Y tế, các Bộ, Ngành và các địa phương liên quan nên dịch bệnh đã
nhanh chóng được dập tắt; Ngày 10/12/2007, Bộ Y tế đã công bố hết dịch.
Ngành y tế đã tập trung chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, ứng cứu khi thiên tai, vệ
sinh an toàn thực phẩm, sử dụng nước sạch. Tuy nhiên trong năm qua một số bệnh gây
- 16 -

dịch thông thường như sốt xuất huyết, viêm gan vi rút, sốt rét vẫn tiếp tục xảy ra trên
nhiều địa phương.
Tình hình ngộ độc thực phẩm chưa được cải thiện. Trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra
các vụ ngộ độc tập thể với số lượng và quy mô ngày càng tăng. Trong năm 2007, cả nước đã
có gần 6,8 nghìn trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, trong đó 53 người đã tử vong. Tình trạng
thực phẩm không an toàn cũng là một trong những tác nhân quan trọng gây ra các bệnh về
đường tiêu hoá và dịch tiêu chảy cấp vừa qua.
Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng. Tính từ ca phát hiện
đầu tiên cho đến ngày 20/12/2007, trên địa bàn cả nước đã có 138,7 nghìn trường hợp
nhiễm HIV, trong đó 28,8 nghìn người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 16 nghìn
người đã tử vong do AIDS.
d. Văn hóa thông tin
Trong năm 2007, ngành Văn hóa thông tin đã tổ chức thành công các hoạt động văn
hoá có quy mô lớn phục vụ các ngày lễ trọng đại trong năm. Bên cạnh đó, các hoạt động
bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá cũng luôn được quan tâm. Phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục được đẩy mạnh và nâng cao chất
lượng, có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương.
Công tác thanh tra, kiểm tra văn hóa và phòng chống tệ nạn xã hội được triển khai tích
cực, thường xuyên và có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế tiêu cực.
e. Thể dục- thể thao
Hoạt động văn nghệ, thể thao quần chúng tiếp tục được duy trì, phát triển rộng hơn
với nhiều chương trình phong phú. Hoạt động thể thao thành tích cao năm 2007 đạt được
nhiều thành tích đáng chú ý. Tại SEA Games 24 tổ chức tại Thái Lan, Đoàn Việt Nam
đứng vị trí thứ ba trong bảng tổng sắp, sau Thái Lan và Malaysia với thành tích 204 huy
chương, trong đó có 64 huy chương vàng, 58 huy chương bạc và 82 huy chương đồng.
Ngoài ra trong năm ngành thể thao Việt Nam còn tổ chức và tham gia Vòng chung kết
cúp bóng đá Châu Á, Giải vô địch Wusu thế giới lần thứ 9 tại Bắc Kinh, giải Pencak Silat
thế giới và một số giải thi đấu quốc tế khác. Tuy nhiên, một số hiện tượng tiêu cực trong
- 17 -

thi đấu chưa được ngăn ngừa và xử lý có hiệu quả. Việc nâng cao chất lượng toàn diện
đối với vận động viên cần được quan tâm sâu sắc hơn.
f. Thiệt hại do thiên tai
Trong năm 2007, đã xảy ra 7 cơn bão và những đợt lũ lụt, mưa to, sạt lở đất,... tại 50
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Theo
báo cáo của các địa phương, thiên tai đã làm 435 người chết và mất tích; 850 người bị
thương; phá hủy trên 1,3 nghìn công trình phai, đập, cống; làm sạt lở, vỡ, cuốn trôi
khoảng 460 km đê, kè và 1176 km kênh mương; làm ngập úng, hư hại 113,8 nghìn ha
lúa; 6,9 nghìn ngôi nhà và 921 phòng học bị sập đổ, cuốn trôi; 920,9 nghìn ngôi nhà bị
ngập nước, tốc mái và nhiều công trình kinh tế-xã hội khác bị ảnh hưởng. Tổng giá trị
thiệt hại ước tính trên 11,6 nghìn tỷ đồng (khoảng 1% GDP). Chính phủ đã kịp thời trích
từ quỹ dự phòng cứu trợ cho các địa phương bị thiệt hại do thiên tai 2,5 nghìn tỷ đồng và
37,4 nghìn tấn gạo. Ngoài ra, các địa phương bị thiên tai đã nhận được sự cứu trợ của
đồng bào cả nước, các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước với tổng số tiền cứu trợ
cho các hộ dân là 880,3 tỷ đồng, 11,1 nghìn tấn gạo và khối lượng lớn các nhu yếu phẩm
khác.
g. Bảo vệ môi trường
Theo báo cáo kết quả tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, năm 2007 có 69% dân số khu vực nông thôn được
sử dụng nước sạch, cao hơn so với mục tiêu Quốc hội đề ra (67,2%). Tỷ lệ trường học và
tỷ lệ trạm y tế xã, phường trên địa bàn cả nước được sử dụng nước sạch lần lượt là 56%
và 73%. Năm 2007 có 51% hộ nông thôn có hố xí hợp vệ sinh, tỷ lệ này vẫn còn thấp hơn
so với mục tiêu đề ra (58%). Trong năm nay, tỷ lệ trường học có hố xí hợp vệ sinh đạt
57% và tỷ lệ trạm y tế xã, phường có hố xí hợp vệ sinh đạt 75%. Theo số liệu ước tính
của Bộ Tài nguyên Môi trường, tỷ lệ xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
năm 2007 đạt 49%, thấp hơn 1% so với mục tiêu Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, tình trạng ô
nhiễm môi trường nước, không khí vẫn đang báo động, nhất là các thành phố lớn, khu đô
thị, khu công nghiệp
- 18 -

Khái quát lại, năm 2007 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2006-2010, mặc dù gặp
nhiều khó khăn thách thức, trong đó có những yếu tố không lường trước được, nhưng
dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao và khẩn trương của Chính phủ, sự nỗ lực
của các ngành, các địa phương nên hầu hết các lĩnh vực kinh tế then chốt đều đạt được
những kết quả vượt trội so với năm 2006 và tạo đà cho những năm tiếp theo phát triển
mạnh hơn. Năm 2007, tổng sản phẩm trong nước tăng 8,48%, cao hơn hẳn mức tăng
7,1% của năm 2002, cũng là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2001-2005; mức tăng của
giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản và mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp
đều đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng 21,5% cao hơn mức
Quốc hội đề ra; nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp tăng nhanh; tỷ lệ hộ
nghèo của cả nước giảm từ 15,47% năm 2006 xuống còn 14,75% năm 2007. Các lĩnh vực
xã hội khác như giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao cũng có những
tiến bộ lớn, quan trọng.
Bên cạnh các kết quả tích cực đã đạt được trong năm 2007, nền kinh tế cũng đang
đứng trước những yếu kém và khó khăn.
(1) Chất lượng tăng trưởng và hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn còn hạn chế, sức
cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ thấp, trong khi phải mở cửa theo lộ trình đã cam kết làm
cho cán cân thương mại mất cân đối lớn, nhập siêu cao.
(2) Tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chậm, nhất là vốn trái phiếu Chính phủ, công
tác quản lý chất lượng xây dựng, giám sát thi công công trình còn yếu kém, gây thiệt hại,
lãng phí về vốn và mất an toàn cho người lao động. Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế
chưa cao.
(3) Giá tiêu dùng tăng nhanh, nhất là giá lương thực, thực phẩm đang tác động tiêu
cực đến sản xuất và đời sống, đặc biệt là đời sống bộ phận dân cư vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào các dân tộc thiểu số có thu nhập thấp.
(4) Một số vấn đề xã hội chậm được cải thiện như vệ sinh an toàn thực phẩm, ùn tắc
giao thông, tai nạn giao thông... cần được quan tâm giải quyết đồng bộ và dứt điểm.
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 07/2007/QH12 của Quốc hội khoá XII về kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2008 và phấn đấu hoàn thành về cơ bản một số chỉ
- 19 -

tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006-2010 vào năm 2008, chúng ta cần phải đề ra các
giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm huy động tối đa các nguồn lực, phát huy tính năng
động, sáng tạo của toàn xã hội, khắc phục có hiệu quả những yếu kém nêu trên và biến
thời cơ, thuận lợi thành sức mạnh để tiếp tục phát triển nhanh và bền vững./.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Yếu tố văn hoá tác động đến ngành sản xuất đồ gỗ
Việt Nam vốn được biết đến như một quốc gia giàu truyền thống văn hóa và sản
xuất đồ gỗ là nghề truyền thống, kết hợp với máy móc công nghệ hiện đại ngày nay nên
đã tạo ra những sản phẩm gỗ mỹ thuật-chất lượng, thể hiện sự kéo léo, tinh xảo, thu hút
được sự chú ý của thị trường Mỹ, Nhật, EU và các nước khác trên thế giới. Hơn nữa,
người Việt Nam được xem là người cần cù, chịu khó và tiếp thu nhanh khoa học công
nghệ, đó sẽ là một yếu tố thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như ngành sản xuất đồ gỗ phát
triển.
PHỤ LỤC 03. Một số văn bản của nhà nước có liên quan đến ngành gỗ
- Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1996 của Chính phủ v/v giao khoán đất sử dụng
vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
- Quyết định số 65/1998/QĐ-TTg ngày 24/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ về xuất
khẩu sản phẩm gỗ, lâm sản và nhập khẩu nguyên liệu gỗ, lâm sản.
- Quyết định số 661/1998/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng chính phủ về mục
tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (gọi tắt
là Dự án 661)
- Quyết định 136/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa
đổi một số quy định về thủ tục xuất khẩu sản phẩm gỗ, lâm sản.
- Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 về thực hiện trách nhiệm quản lý
Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.
- Quyết định số 67/QĐ- TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính
sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn và Quyết định số
148/QĐ-TTg ngày 07/7/1999 về sửa đổi, bổ sung quyết định trên.
- 20 -

- Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số
biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ gỗ rừng trồng.
- Văn bản số 743/CP-NN ngày 19/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc
cho phép các doanh nghiệp được chế biến, xuất khẩu các chi tiết sản phẩm gỗ mỹ nghệ và
sản phẩm mộc tinh chế bằng gỗ rừng tự nhiên trong nước.
- Thông tư số 122/1999/TT-BNN-PTNT ngày 27/8/1999 của Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn hướng dẫn về xuất khẩu chi tiết sản phẩm gỗ mỹ nghệ và sản phẩm mộc
tinh chế hoàn chỉnh bằng gỗ rừng tự nhiên trong nước.
- Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê
đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, các nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích
lâm nghiệp.
- Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 03/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ về bãi bỏ các loại
giáy phép trái với quy định của Luật Doanh nghiệp và Thông tư số 896/TT-BNN ngày
20/3/2000 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn văn bản trên.
- Thông tư số 02/2000/TT-TCHQ ngày 14/4/2000 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với sản
phẩm gỗ, lâm sản xuất khẩu và nguyên liệu gỗ, lâm sản nhập khẩu.
- Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 của Thủ tướng chính phủ giao thêm
nhiệm vụ tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu cho Quỹ hỗ trợ phát triển.
- Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng chính phủ về quyền
hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê nhận khoán rừng và
đất lâm nghiệp.
- Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005.
- Quyết định số 45/2002/QĐ-BTC ngày 10/4/2002 của Bộ Tài chính quy định về việc
xuất khẩu sản phẩm gỗ, lâm sản và nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
- Quyết định số 02/2003/QĐ-BTM ngày 2/1/2003 của Bộ Thương mại về chính sách
thưởng xuất khẩu.
- Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg ngày 01/06/2004 của Thủ tướng chính phủ V/v thực hiện
một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ
- 21 -

- Công văn số 800/TTg-NN ngày 16/6/2005 của Thủ tướng Chính Phủ giải quyết vướng
mắc trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu và xuất khẩu hàng gỗ.
- Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/03/2006 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường
biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép.
- Công văn số 215/CV-HHG ngày 10/08/2007) về việc giải quyết ách tắc trong việc xuất
khẩu sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có ý kiến
chỉ đạo như sau (công văn số 4719/VPCP-NN ngày 22/08/2007 của Văn phòng Chính
phủ):
1. Đối với hàng gỗ thủ công mỹ nghệ, hàng gỗ cao cấp, từ nhóm IA trở lên, đã được
chế biến hoàn chỉnh, khi xuất khẩu chỉ cần khê khai với Hải quan đầy đủ số lượng, chủng
loại, không phải xuất trình nguồn gốc gỗ. Việc kiểm tra nguồn gốc gỗ phải được thực
hiện tại cơ sở sản xuất (đầu nguyên liệu vào xưởng).
2. Giao Bộ Tài Chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ, ngành kiểm tra, giải toả ách tắc đối với các mặt hàng gỗ
thuộc các đối tượng nêu trên, xử lý nghiêm những trường hợp cố ý gây ách tắc cản trở
các doanh nghiệp trong lưu thông xuất khẩu các mặt hàng gỗ theo quy định trên.
3. Giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, trình
Chính phủ điều chỉnh các nội dung chính sách xuất khẩu lâm sản chưa phù hợp để tạo
điều kiện quản lý thông thoáng cho các hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng gỗ và lâm
sản khác, nhằm khuyến khích sản xuất phát triển mạnh mẽ.
PHỤ LỤC 04 - Thống kê rừng và sản lượng gỗ khai thác qua các năm
Đơn vị tính: Rừng trồng-nghìn ha; sản lượng gỗ khai thác- nghìn m3, diện tích rừng-ha.

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007


Chi tiết
Rừng trồng tập 190 181 184 177 184 194.7
trung
Diện tích rừng bị 12.334 7.511 4.787 6.744 2.079 4.367
cháy
- 22 -

Diện tích rừng bị 5.066 2.041 7.041 3.344 2.541 1.350


chặt phá
Sản lượng gỗ khai 2.504 2.436 628 2.996 3.011 3.260
thác
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2006-2007
PHỤ LỤC 05- các chỉ tiêu về dân số và lao động sử dụng trong ngành đồ gỗ
Đơn vị tính: Dân số- người, lao động- người, tỷ lệ -%
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006
Dân số ( A) 79,727,400 80,902,400 82,031,700 83,104,900 84,108,100
Lao động sử dụng 39,503,700 40,573,800 41,586,300 42,526,900 43,347,300
trong các thành phần
kinh tế ( B)
Lao động sử dụng 120,210 166,572 219,315 260,235 321,245
trong ngành đồ gỗ ( C)
Tỷ lệ ( B)/(A) 49.55 50.15 50.70 51.17 51.54
Tỷ lệ ( C)/(B) 0.30 0.41 0.53 0.61 0.74
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006- Tổng cục Thống kê.
PHỤ LỤC 06. Thống kê nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu của Việt Nam từ các nước.
Đơn vị tính: Ngàn USD
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Nước
Campuchia 11.698 17.580 28.022 28.900 42.693 57.790 69.216
Indonesia 20.431 22.718 14.475 17.000 11.030 13.156 21.251
Lào 36.024 34.778 36.181 45.995 59.489 69.507 74.041
Malaysia 27.560 30.438 61.448 59.500 150.865 133.034 173.510
Thái Lan 9.295 5.753 11.114 12.051 21.883 33.505 49.731
Singapore 11.018 2.779 5.222 7.564 10.373 7.433 5.213
Đài Loan 4.361 6.399 11.265 6.322 28.483 30.657 35.919
- 23 -

New 2.796 4.154 8.885 7.125 19.133 27.136 42.334


Zealand
Mỹ 745 4.934 16.658 17.300 30.757 39.202 87.366
Trung Quốc 3.214 9.787 24.743 46.402 91.187
Brazil 5.126 2.950 17.957 24.282 35.166
Myanma 2.159 3.216 7.985 30.073 44.431
Nước khác 27.654 31.779 45.918 32.255 119.777 120.113 15.583
Tổng cộng 151.582 161.312 249.687 249.964 545.168 632.290 744.948 1,022
Nguồn: Tổng cục Thống kê
PHỤ LỤC 07. Tổng quan về việc cổ phần hóa doanh nghiệp và thu hút vốn FDI vào
ngành gỗ
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tôn Quyền cho biết: Đến nay, mới chỉ có hơn 40% doanh
nghiệp ngành gỗ thực hiện xong cổ phần hoá, trong khi theo lịch trình của Chính phủ,
chậm nhất đến năm 2009 các doanh nghiệp ngành gỗ phải hoàn tất 100% cổ phần hoá.
Tiến sĩ Nguyễn Tôn Quyền cho rằng, việc cổ phần hoá các doanh nghiệp ngành gỗ diễn
ra chậm như vậy làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và thu hút vốn đầu tư.
Năm 2007, thu hút vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biến gỗ đạt trên 50% tổng
kim ngạch xuất khẩu. “Tuy nhiên, lẽ ra thu hút vốn đầu tư vào ngành gỗ còn tăng mạnh
mẽ hơn nếu chúng ta thực hiện tốt hơn các yêu cầu đổi mới”, ông Nguyễn Tôn Quyền
nói.
(Nguồn: http:// thongtinthuongmaivietnam.vn )
PHỤ LỤC 08. Thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu bốn tháng đầu năm 2008
Bốn tháng đầu năm 2008, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu đạt 359 triệu USD,
tăng 34% so với cùng kỳ 2007. Trong đó, Malaysia là thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu
lớn nhất cho Việt Nam.
Theo số liệu thống kê, 4 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ thị
trường Malaysia đạt 54 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ 2007. Kim ngạch nhập khẩu
gỗ nguyên liệu từ thị trường này từ đầu năm đến nay tăng mạnh sau khi chậm lại trong
- 24 -

vài năm trở lại đây. Hiện tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Malaysia đã
tăng từ 14% năm 2007 lên 15,1% trong 4 tháng đầu năm 2008.
Kế đến là thị trường Lào, với kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu 4 tháng đầu năm 2008
đạt 38 triệu USD, tăng 41,11% so với cùng kỳ 2007.
Tiếp theo là thị trường Mỹ, với kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu đạt 36,23 triệu USD
4 tháng đầu năm 2008, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2007.
Tiếp theo là các thị trường Trung Quốc, Myanma, Cămpuchia, Newzealand...
Thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu bốn tháng đầu năm 2008
Nước cung cấp gỗ nguyên liệu 4 tháng năm 2008 % so với 4 tháng 2007
Malaysia 54.003.232 37,76
Lào 38.791.077 41,11
Mỹ 36.231.007 52,62
Trung quốc 31.683.251 21,26
Myanma 34.093.245 200,06
Cămpuchia 20.240.990 -9,55
New Zealand 14.616.261 0,05
Thái Lan 19.333.261 1,88
PNG 7.249.165 111,73
Đài loan 10.856.088 1,58
Urugoay 7.895.190 68,34
Braxin 16.551.810 25,03
Cốtđivoa 7.042.952 2149,86
Chilê 5.172.237 74,56
Indonesia 4.545.321 -27,21
Đảo Solomon 2.140.343 -35,46
Costa Rica 2.237.471 424,31
Pháp 1.662.102 30,72
- 25 -

Ôxtrâylia 3.732.589 -56,97


Guyana 755.385 592,78
Côngô 690.269 165,50
Nam Phi 2.734.481 -24,27
Nhật Bản 2.225.175 55,18
Phần Lan 2.940.106 5,51
Đức 1.917.855 -41,00
Belize 917.990 604,58
Camơrun 2.454.556 160,25
Singapore 1.938.445 -29,46
Nguồn: http://thongtinthuongmaivietnam.vn

PHỤ LỤC 09. Giải thích thêm Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Việt Nam về đồ gỗ
xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản so với các đối thủ
Giải thích thêm về các yếu tố tác động:
Yếu tố 1- Về chiến lược xuất khẩu: Nhìn chung các doanh nghiệp vừa và nhỏ
sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản chưa có
chiến lược xuất khẩu bài bản, dài hạn (trừ các doanh nghiệp đã có tên tuổi, đã
khẳng định tên tuổi ở thị trường trong nước và trên thế giới). Do đó, mức phân loại
chỉ đạt là 2.
Yếu tố 2- Vấn đề vốn: Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản luôn trong tình trạng thiếu và yếu vốn cho hoạt
động sản xuất và xuất khẩu. Do đó, mức phân loại chỉ đạt là 2.
Yếu tố 3- Vấn đề thương hiệu: Về xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gỗ xuất
khẩu Việt Nam sang Nhật Bản: Nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam đang rất
quan tâm và đã có nhiều hoạt động hướng đến việc xây dựng thương hiệu riêng
cho sản phẩm gỗ xuất. Điều đó đã được chứng minh qua chất lượng sản phẩm xuất
sang Nhật luôn được nâng cao, mẫu mã cũng ngày càng đa dạng và đã được khách
- 26 -

hàng Nhật chấp nhận và đánh giá cao về mặt chất lượng. Vì vậy, mức phân loại
đạt 3.
Yếu tố 4- Về máy móc, công nghệ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang
Nhật Bản: Nhìn chung những năm gần đây máy móc, công nghệ sản xuất sản
phẩm gỗ xuất khẩu nói chung và đối với thị trường Nhật Bản nói riêng được doanh
nghiệp đầu tư tương đối mới, máy móc được nhập từ các nước tiên tiến như: Nhật
Bản, Đài Loan, Đức, Ý… Do đó, mức phân loại đạt 3.
Yếu tố 5- Nguồn nhân lực cho sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ: Việt Nam
có nguồn nhân lực tương đối dồi dào, tay nghề khéo léo, người lao động Việt Nam
có khả năng tiếp thu nhanh máy móc, công nghệ sản xuất mới. Tuy nhiên, trình độ
lao động sản xuất, quản lý của lao động Việt Nam chưa đạt đến mức tốt nhất. Do
đó, mức phân loại đạt 3.
Yếu tố 6- Vấn đề đầu tư cho nghiên cứu và phát triển: Những năm gần đây các
doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản đã rất chú ý và đã đầu tư vào việc nghiên cứu phát triển sản phẩm, sản phẩm
luôn được đổi mới, đa đạng. Vì vậy, mức phân loại đạt 3.
Yếu tố 7- Vấn đề Marketing: Nhìn chung công tác Marketing của đại đa phần
các doanh nghiệp vừa nhỏ đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản còn yếu, rất ít có các đoàn doanh nghiệp đi tham dò, khảo sát thị
trường đồ gỗ Nhật Bản, vấn đề phân phối sản phẩm trực tiếp tại thị trường Nhật
Bản còn nhiều khó khăn, yếu…Vì vậy, mức phân loại chỉ đạt 2.
Yếu tố 8- Chi phí nhân công: Chi phí nhân công sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu
sang Nhật Bản còn rẻ, cạnh tranh tốt với chi phí nhân công của các doanh nghiệp
cùng ngành của Trung Quốc, Đài Loan. Do đó, mức phân loại đạt 4.
PHU LỤC 10. Danh sách các công được chọn lọc phân tích, đánh giá
STT Tên công ty Địa chỉ Quốc gia
đầu tư
01 Công ty CP Kỹ nghệ gỗ Trường Thành Xã Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương Việt Nam
02 Công ty đồ gỗ Hiệp Long Áp 1B, P. An Phú, huyện Thuận An, Bình Dương Việt Nam
03 Công ty CP tổng hợp gỗ Tân Mai P. Thống Nhất, Biên Hoà, Đồng Nai Việt Nam
- 27 -

04 Công ty TNHH XNK Tài Anh Lô C3, KCN Gián Khẩu, Ninh Bình Việt Nam
05 Công ty CP công nghệ Đại Thành 90 Tây Sơn, Quy Nhơn, Bình Định Việt Nam
06 Công ty TNHH TM Ánh Việt KCN Phú Tài, Bình Định Việt Nam
07 Công ty CP XNK Việt Trang 278, Võ Thị Sáu, Q3 Việt Nam
08 Công ty TNHH gỗ Âu Châu Ấp Tân Lợi, xã Đất Cuốc, huyện Tân Uyên, BD Việt Nam
09 Công ty CP gỗ Minh Dương Ấp 1B, An Phú, Thuận An, Bình Dương Việt Nam
10 Công ty XNK Bình Định 01 Đống Đa, Quy Nhơn, Bình Định Việt Nam
11 Công ty SXĐTDV XNK Bình Định 198 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn, Bình Định Việt Nam
12 Công ty TNHH Mỹ nghệ Bông Mai Xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Việt Nam
13 Tổng công TNHH Khải Vy Số 4, Đào Trí, P.Phú Nhuận, Q7 Việt Nam
14 Công ty CP Lâm Nghiệp và XD An Khê Xã Song An, An Khê, Gia Lai Việt Nam
15 Công ty CP lâm đặc sản XK Quảng Nam Xã Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam Việt Nam
16 Công ty TNHH Trường Lâm KCN Phú Tài, Quy Nhơn, Bình Định Việt Nam
17 Công ty Sadaco 200 Bis, Lý Chính Thắng, Q3 Việt Nam
18 Công ty CP Phú Tài 278 Nguyễn Thị Định, Quy Nhơn, Bình Định Việt Nam
19 Công ty TMSX Tân Hoàng Mỹ 2/2400, Tân Phú, Q9 Việt Nam
20 Công ty CP chế biến gỗ Đức Thành 21/6D Phan Huy Ích, P14, Gò Vấp Việt Nam
21 Công ty CP Savimex 194 Nguyễn Công Trứ, Q1 Việt Nam
22 Công ty CP Nội thất Phan Ngọc 719 La Thành, Giảng Võ, Hà Nội Việt Nam
23 Công ty TNHH SX TM Dũng Kiệt Ấp Cây Dầu, P. Tân Phú, Q9 Việt Nam
24 Công ty TNHH TM DV SX Gia Mẫn Đạt 14 Trương Vĩnh Ký, P. Tân Thành, Quận Tân Việt Nam
Phú
25 Công ty TNHH Lâm sản Hào Kiệt 455, QL 13, P. Hiệp BÌnh Phước, Thủ Đức Việt Nam
26 Công ty TNHH Hiếu Thành 78/4B, Bà Hôm, P.13, Q 6 Việt Nam
27 Công ty TNHH TM DV Huỳnh Gia 202B Sư Vạn Hạnh, P.9, Q5 Việt Nam
28 Công ty TNHH Mai Quốc Điện Biên Phủ, P. 25, Q BT Việt Nam
29 Công ty CP lâm nghiệp Miền Đông 235 Lý thường Kiệt, P6, Q Tân Bình Việt Nam
30 Công ty TNHH XD TM XNK Minh Quang 253 An Dương Vương, P3, Q5 Việt Nam
31 Công ty TNHH Niềm Bội Thu 491/273 Huỳnh Văn Bánh, P13, Q. Phú Nhuận Việt Nam
32 Công ty TNHH Gỗ Nhân Hòa 42/27 Hồ Đắc Di, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú Việt Nam
33 Công ty TNHH SX TM DV Phong Mỹ 70/1C1, KP 4, P. Đông Hưng Thuận, Q. 12 Việt Nam
34 Công ty CP Phú An Imexco 52/1 đường số 400, ấp Cây Dầu, P. Tân phú, Q.9 Việt Nam
35 Công ty TNHH Phúc Vượng 210 lô C, Cư xá Thanh Đa, P.27, Q. Bình Thạnh Việt Nam
36 Công ty TNHH SX TMDV Phùng Khánh 79/29E , Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 26, Bình Thạnh Việt Nam
37 Công ty TNHH TM Quốc Tế Vina 750/1/13 Nguyễn Kiệm, P4, Phú Nhuận Việt Nam
38 Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai Xã Chưhđrông, Pleiku, Tỉnh Gia Lai Việt Nam
39 Công ty CP SXKD lâm sản Gia Lai 17 Trường Chinh, Pleiku, Tỉnh Gia Lai Việt Nam
- 28 -

40 Công ty liên doanh SCANSIA PACIFIC KCN Tân Tạo, Quận Bình Tân, VN-Đài Loan
41 Công ty TNHH Đức Duy Bình ĐỊnh KCN Phú Tài, Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định Việt Nam
42 CTY TNHH TM Tân Đại Việt (TADACO) 308/1 KP7 P. Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức Việt Nam
43 CTY TNHH TM Tấn Đạt S12-13 Bàu Cát, P.14, Q.Tân Bình Việt Nam
44 CTY TNHH TMDV - SX Quốc duy 11/19 Nguyễn Oanh, P.10, Q.GV Việt Nam
45 CTY TNHH Trí Thạnh 37 LÔ A CC Lạc Long Quân P.5, Q.11 Việt Nam
46 CTY TNHH TM An Cường 702/1K Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10 Việt Nam
47 CTY TNHH GỖ 1911 288 Nguyễn Thị Tú, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Việt Nam
Tân
48 CTY TNHH Thanh Hoa 466 Cao Thắng, P.12, Q.10 Việt Nam
49 CTY TNHH chế biến gỗ Tân Thành 17/9 QL13, P.Hiệp Bình Phước, Q.TĐ Việt Nam
50 CTY TNHH SX TM Trang trí nội thất Đông 53 Ngô Gia Tự, P.2, Q.10 Việt Nam
Gia
51 Công ty TNHH TM và CB gỗ Tân Sài Gòn KCN Tam Phước Việt Nam
52 DNTN SX TM T & T E3-E4 Nguyễn Oanh, P.17, Q.GV Việt Nam
53 CTY TNHH SX TM đồ gỗ Sơn Sang 95/2/24 Bình lợi, P.13, Q.B Việt Nam
54 CTY TNHH gỗ XK Thái Bình (SAPSIMEX) X.An Phú, H.Thuận An, BD Việt Nam
55 Đại Thịnh FUNITURE 470 Ngô Gia Tự, P.4, Q.10 Việt Nam
56 CTY TNHH Đồ gỗ Lạc Viên P.Phước Long B, Q.9 Việt Nam
57 CTY TNHH Kỹ nghệ gỗ Trường Sơn 22 LÔ A Trường Sơn, P.15, Q.10 Việt Nam
58 CTY TNHH SX TM Thanh Dũng 386 Nơ Trang Long, P.13, Q.BT Việt Nam
59 CTY TNHH K.C.T 60/30A Phan Chu Trinh, P.24, Q.BT Việt Nam
60 CTY Lâm nghiệp Sài Gòn (FORIMEX) 8 Hoàng Hoa Thám, P.7, Q.BT Việt Nam
61 CTY TNHH SX Đồ gỗ Tân Mỹ Trân 360 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3 Việt Nam
62 CTY TNHH Mỹ Lai 31 ĐƯỜNG 11, P.11, Q.GV Việt Nam
63 Công ty Cổ phần Lâm sản xuất khẩu Đà Hoà Thọ Tây, Quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng Việt Nam
Nẵng
64 Công ty Cổ phần Tân Tiến 49 Trần Cao Vân, Q. Thanh Khê, TP.Đà Nẵng Việt Nam
65 Công ty Cổ phần Vinafor Đà Nẵng 815 Ngô Quyền, Q. Sơn Trà, TP.Đà Nẵng. Việt Nam
66 Công ty Liên doanh Lâm sản Việt Lang KCN Hòa Khánh, Quận Liên Chiểu, Thành phố Việt Nam
Đà Nẵng
67 Công ty TNHH Khánh Phong 27 Phan Đăng Lưu,Q. Hải Châu, TP.Đà Nẵng. Việt Nam
68 Công ty TNHH Minh Hưng 214 Đường 2/9, TP.Đà Nẵng Việt Nam
69 Công ty TNHH Mây tre đan Triệu Phú 261 Ngô Quyền, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng Việt Nam
70 Công ty TNHH Thanh Hòa Lô C1-21 Phạm Văn Đồng, TP.Đà Nẵng. Việt Nam
71 Công ty TNHH Thái Vân 268 Nguyễn Văn Linh, TP.Đà Nẵng Việt Nam
72 Công ty TNHH Đông Huy 38 Phó Đức Chính, Q. Sơn Trà, TP.Đà Nẵng. Việt Nam
- 29 -

73 Công ty Xây dựng và trang bị nội thất nhà 524 Cách Mạng Tháng Tám, Q. Khuê Trung, Việt Nam
trường Đà Nẵng TP.Đà Nẵng
74 HTX Chế biến lâm sản Thanh Lộc 317 Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP.Đà Nẵng. Việt Nam
75 Lâm trường Sông Nam 173 Nguyễn Lương Bằng, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Việt Nam
Nẵng.
76 Xí nghiệp 991 69 - 71 đường Duy Tân, TP. Đà Nẵng Việt Nam
77 Xí nghiệp chế biến Lâm nông sản xuất khẩu Đường số 11, KCN Hoà Khánh, TP.Đà Nẵng Việt Nam
78 Xí nghiệp chế biến lâm sản Hoà Nhơn Xã Hoà Nhơn, Hoà Vang, TP. Đà Nẵng Việt Nam
79 Xí nghiệp chế biến gỗ Hoàng Gia Hoà Cầm - Hoà Vang, TP.Đà Nẵng. Việt Nam
80 Xí nghiệp chế biến lâm sản Phước Tường 546B Tôn Đản, Phước Tường - Hoà Phát, TP.Đà Việt Nam
Nẵng.
81 Công ty Đăng Long Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai Việt Nam
82 Công ty CP Lâm sản XK Quảng Nam Xã Điện Ngọc, Điện Biên, Quảng Nam Việt Nam
83 Công ty CPXD Kiến trúc AA 15 Nguyễn Huy Diệu, P. Thảo Điền Q2 Việt Nam
84 Công ty Đồng Nai KCN Biên Hòa 1, Đồng Nai Việt Nam
85 Công ty Đồ gỗ Bảo Hưng Tân Uyên, Bình Dương Việt Nam
86 Công ty đồ gỗ Hiệp Long Ấ 1B, An Phú, Thuận An, Bình Dương Việt Nam
87 DNTN Toàn Tâm KCN Tam Phước Việt Nam
88 Công ty TNHH mộc Hưng Thịnh KCN Tam Phước Việt Nam
89 Công ty CP chế biến gỗ Pisico Tam Phước KCN Tam Phước Việt Nam
90 Công ty TNHH gỗ Hạnh Phúc KCN Tam Phước Việt Nam
91 Công ty TNHH Việt Hoằng KCN Hố Nai, Đồng Nai Đài Loan
92 Công ty TNHH Việt Tín (Việt Nam) KCN Nhơn Trạch I, Đồng Nai Đài Loan
93 Công ty TNHH chế biến đồ gỗ Sen He KCN Nhơn Trạch I, Đồng Nai Đài Loan
94 Công ty TNHH Livart Vina KCN Amata, Đồng Nai Hàn Quốc
95 Công ty TNHH Shirai Việt Nam KCN Amata, Đồng Nai Nhật Bản
96 Công ty TNHH Whittier Wood Products KCN Amata, Đồng Nai Mỹ
(Việt Nam)
97 Công ty CP Nhất Nam KCN Biên Hòa I Việt Nam
98 Công ty TNHH San Lim Furniture Việt Nam KCN Bào Xéo Anh
99 Công ty TNHH Shing Mark Vina KCN Bào Xéo Đài Loan
100 Công ty TNHH công nghiệp Diing Jyuo Việt KCN Tam Phước Đài Loan
Nam
101 Công ty TNHH Johnson Wood KCN Tam Phước Đài Loan-
Malaysia
102 Công ty TNHH Tân Dương KCN Tam Phước Đài Loan
103 Công ty TNHH Shen Bao Furniture KCN Tam Phước Đài Loan
- 30 -

104 Công ty TNHH Mộc nghệ thuật KCN Tam Phước Đài Loan
105 Công ty TNHH Yuan Chang KCN Tam Phước Đài Loan
106 Công ty TNHH mộc Tai Fan KCN Tam Phước Đài Loan
107 Công ty TNHH Đại Nam Hoa KCN Tam Phước Trung Quốc
108 Công ty TNHH Pro-Concepts Việt Nam KCN Tam Phước Đài Loan
109 Công ty LD gỗ Vương Ngọc KCN Tam Phước Việt - Pháp
120 Công ty TNHH Timber Industries KCN Tam Phước Đài Loan
131 Công ty TNHH gỗ Lee Fu Việt Nam KCN Tam Phước Đài Loan
132 Công ty TNHH Huada Furniture Việt Nam KCN Tam Phước Đài Loan
133 Công ty TNHH TM quốc tế Gia Mỹ KCN Tam Phước Trung Quốc
134 Công ty TNHH Cariyan Wooden (Việt Nam) KCN Tam Phước Đài Loan
135 Công ty TNHH đồ mộc Woodcraft(Việt KCN Tam Phước Mỹ
Nam)
136 Công ty TNHH Segis (Việt Nam) KCN Tam Phước Viêt Nam, Ý
137 Công ty TNHH Vinapoly KCN Biên Hoà II Trung Quốc
138 Công ty Cheer Hope Việt Nam KCN Biên Hoà I Việt Nam- Đài
Loan
139 Công ty TNHH Fine Decor KCN Loteco Hàn Quốc
140 Công ty TNHH E & C KCN Bào Xéo Úc
141 CTY TNHH TM & SX POLYTECH KCN Tân Thới Hiệp Trần Quốc Hoàn, P.Hiệp Đài Loan
Thành, Q.12

PHỤ LỤC 11. Kết quả khảo sát, thống kê một số doanh nghiệp sản xuất và xuất
khẩu sản phẩm gỗ
Phương pháp khảo sát: Phỏng trực tiếp, qua thư và email, qua quan hệ bạn bè.
Thời gian khảo sát: Tháng 05, 06, năm 2008.
Đối tượng phỏng vấn: Các lãnh đạo trung cấp và cao cấp.
Phạm vi điều tra: Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ Việt Nam, số doanh nghiệp
gởi bảng câu hỏi và đi thực tế khảo sát: 200 doanh nghiệp, thu về và chọn lọc được 141
doanh nghiệp.
- 31 -

BẢNG CÂU HỎI


Xin chào quý công ty, chúng tôi là học viên cao học trường Đại học Kinh Tế
Thành Phố Hồ Chí Minh, ngành Thương Mại, đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên
cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản, thực trạng và giải pháp”.
Với mục đích tìm ra những chiến lược, giải pháp thực thi cụ thể gắn với thực tiễn
và đề tài mang tính thiết thực, chúng tôi thiết kế bảng câu hỏi này và mong nhận được
những ý kiến khách quan từ quý công ty. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, và phản hồi
từ quý công ty.
1. Quý công ty đã xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản bằng hình thức nào?
† Xuất khẩu trực tiếp. 85 60.3 %
† Xuất khẩu qua trung gian. 56 39.7 %
2. Sản phẩm nào hiện đang là thế mạnh của quý công ty?
† Sản phẩm gỗ thuần túy. 28 19.9 %
† Gỗ kết hợp với các loại bọc nệm. 77 54.6 %
† Gỗ kết hợp với đan mây. 15 10.6 %
† Gỗ kết hợp với kim loại (nhôm, inox) 17 12.1 %
† Sản phẩm khác: ……………………. .4 2.8 %
3. Nguồn nguyên liệu gỗ chế biến thành hàng xuất khẩu hiện nay của quý công ty là
† Tự khai thác trong nước. 7 5%
† Mua trong nước. 22 15.6 %
† Nhập khẩu. 112 79.4 %
4. Để giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng, công ty thường sử dụng hình thức:
† Catalogue, brochure. 52 36.9 %
† Thông qua các tổ chức xúc tiến
thương mại trong và ngoài nước. 27 19.1 %
† Các cuộc hội chợ, triễn lãm. 35 24.8 %
† Mạng Internet. 15 10.6 %
† Mẩu thực tế 8 5.7 %
† Hình thức khác……………………… 4 2.8 %
- 32 -

5. Công ty bạn có bị áp lực thiếu vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh?
† Có 87 61.7 %
† Không 54 38.3 %
6. Máy móc, công nghệ sản xuất cho sản phẩm xuất khẩu của công ty bạn là:
† Hiện đại 90 63.8 %
† Trung bình 26 18.4 %
† Lạc hậu 25 17.7 %
7. Công ty bạn có đang bị áp lực thiếu lao động được qua đào tạo bài bản
† Có 95 67.4 %
† Không 56 37.7 %
8. Công ty bạn có chú trọng cho công tác đầu tư và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
không?
† Có 107 75.9 %
† Không 34 24.1 %
9. Bạn đánh giá thế nào hoạt động Logistic của Việt Nam cho phát triển ngành gỗ
† Rất tốt 0 0%
† Tốt 10 7.1 %
† Tạm được 40 28.4 %
† Cần phải cải tiến nhanh 91 64.5 %
10. Để đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ qua thị trường Nhật Bản,
quý công ty sự hỗ trợ ở những mặt nào?
† Nguồn nguyên liệu đầu vào. 55 39 %
† Vốn. 30 21.3 %
† Thông tin về thị trường. 10 7.1 %
† Công nghệ, máy móc hỗ trợ sản xuất. 25 17.7 %
† Nhân lực. 15 10.6 %
† Khác ……………………… 6 4.3 %
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và những thông tin quý báo của quý công ty. Kính
chúc quý công ty thành công tốt đẹp trong công việc kinh doanh.

You might also like