You are on page 1of 71

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN


Quá trình 30% ( Bài tập TN, 2 bài, mỗi bài 3 chương)
ktr GK 20% (100% Trắc nghiệm)
ktr CK 50% (TN, lý thuyết, bài tập) offline/online
I. LÝ THUYẾT KIỂM TOÁN
1.1 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
1/ Định nghĩa:
◦Kiểm toán là một quá trình thu thập và đánh giá bằng
chứng về những thông tin được kiểm tra.
◦Qua đó nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp
giữa các thông tin đó với các chuẩn mực được thiết lập.
1.1 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
2/ Phân loại:
2.1/ Phân loại theo mục đích:
§ Kiểm toán hoạt động: là việc kiểm tra tính hữu hiệu, hiệu quả hoạt động của
một bộ phận hay toàn bộ tổ chức từ đó đề xuất những biện pháp cải tiến.
Vd: Kiểm tra đánh giá hoạt động của phân xưởng sản xuất của công ty ABC.
§ Kiểm toán tuân thủ: là việc kiểm tra, đánh giá mức độ chấp hành một nôi quy
nào đó (như các văn bản pháp luật, các điều khoản của hợp đồng hay một quy
định nội bộ của đơn vị).
Vd: Kiểm tra về việc chấp hành nội quy làm việc tại công ty ABC.
1.1 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
2/ Phân loại:
2.1/ Phân loại theo mục đích:
§ Kiểm toán BCTC: là sự kiểm tra và trình bày ý kiến nhận xét về BCTC
của một đơn vị (doanh nghiệp).
Vd: Kiểm tra các khoản Thu - Chi thực tế trên BCTC của Doanh nghiệp A.
1.1 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
2/ Phân loại:
2.2/ Phân loại theo chủ thể kiểm toán:
§ Kiểm toán nội bộ: là loại kiểm toán do KTV nội bộ thực hiện. Thế mạnh là kiểm
toán hoạt động.
§ Kiểm toán độc lập: là loại kiểm toán được tiến hành bởi các KTV độc lập (thuộc
những Tổ chức kiểm toán độc lập). Họ thường kiểm toán BCTC và tuỳ theo nhu
cầu của khách hàng mà họ còn cung cấp các dịch vụ kiểm toán khác.
§ Kiểm toán nhà nước: là hoạt động kiểm toán do công chức của nhà nước tiến
hành kiểm toán, chủ yếu là kiểm toán tuân thủ.
1.1 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
PHÂN BIỆT: KiTo ĐỘC LẬP – KiTo NỘI BỘ – KiTo NHÀ NƯỚC
KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Tổ chức kiểm toán độc Cơ quan kiểm toán nhà Bộ phận kiểm toán
ĐƠN VỊ lập – là các Doanh nước – là Cơ quan Nhà nội bộ - Một bộ
THỰC HIỆN nghiệp nước phận trong đơn vị
Doanh nghiệp này cung Hoạt động kiểm tra của Hoạt động kiểm tra
cấp sản phẩm/dịch vụ Nhà nước đối với đơn vị của một bộ phận
BẢN CHẤT cho Doanh nghiệp kia HCSN, Doanh nghiệp. được uỷ quyền với
các bộ phận khác
trong nội bộ đơn vị
MONG MUỐN Tự nguyện/Bắt buộc Bắt buộc Bắt buộc
1.1 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
PHÂN BIỆT: KiTo ĐỘC LẬP – KiTo NỘI BỘ – KiTo NHÀ NƯỚC
KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Chủ sở hữu, Chủ nợ, Cơ quan cấp trên, Cơ KTV nội bộ - là nhân
ĐỐI TƯỢNG Nhà cung cấp, … quan chủ quản… viên của đơn vị
SỬ DỤNG
KTV của công ty kiểm KTV Nhà Nước – công KTV nội bộ - là nhân
NGƯỜI THỰC HIỆN toán chức Nhà Nước viên của đơn vị

Báo cáo tài chính và Sự tuân thủ pháp luật, Hầu hết các hoạt
ĐỐI TƯỢNG các Báo cáo khác của chính sách, chế độ sử động trong nội bộ
KIỂM TOÁN CHỦ YẾU đơn vị khách hàng dụng NSNN một đơn vị
1.1 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
3/ Hệ thống chuẩn mực kiểm toán:
3.1/ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM


Chuẩn mực kiểm soát chất lượng Năm có hiệu lực
VSQC1: Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ
đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác 2014
Chuẩn mực kiểm toán
Tên chuẩn mực
VSA 200 Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực 2014
hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
VSA 210 Hợp đồng kiểm toán 2014
VSA 220 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính 2014
VSA 230 Tài liệu, hồ sơ kiểm toán 2014
VSA 240 Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm 2014
toán báo cáo tài chính
VSA 250 Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán báo cáo tài 2014
chính
VSA 260 Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán 2014
VSA 265 Trao đổi những khiêm khuyết trong kiểm soát nội bộ với Ban quản trị và Ban 2014
giám đốc đơn vị được kiểm toán
Tên chuẩn mực
VSA 300 Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính 2014
VSA 315 Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn 2014
vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị
VSA 320 Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán 2014
VSA 330 Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá 2014
VSA 402 Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài 2014
VSA 450 Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán 2014
VSA 500 Bằng chứng kiểm toán 2014
VSA 501 Bằng chứng kiểm toán đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt 2014
VSA 505 Thông tin xác nhận từ bên ngoài 2014
VSA 510 Kiểm toán năm đầu tiên – Số dư đầu kỳ 2014
VSA 520 Thủ tục phân tích 2014
VSA 530 Lấy mẫu kiểm toán 2014
VSA 540 Kiểm toán các ước tính kế toán (bao gồm ước tính kế toán về giá trị hợp lý 2014
và các thuyết minh liên quan)
Tên chuẩn mực
VSA 550 Các bên liên quan 2014
VSA 560 Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán 2014
VSA 570 Hoạt động liên tục 2014
VSA 580 Giải trình bằng văn 2014
VSA 600 Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính tập đoàn (kể cả công việc của kiểm 2014
toán viên đơn vị thành viên)

VSA 610 Sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ 2014
VSA 620 Sử dụng công việc của chuyên gia 2014
VSA 700 Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính 2014
VSA 705 Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần 2014
VSA 706 Đoạn “vấn đề cần nhấn mạnh” và “vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán về 2014
báo các tài chính

VSA 710 Thông tin so sánh – Dữ liệu tương ứng và báo cáo tài chính so sánh 2014
VSA 720 Các thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã được kiểm toán 2014
Tên chuẩn mực
VSA 800 Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập 2014
và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt
VSA 805 Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính riêng lẻ và khi kiểm toán các 2014
yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính
VSA 810 Dịch vụ báo cáo về báo cáo tài chính tóm tắt 2014
VSA 1000 Kiểm toán báo cáo quyết toán dự toán hoàn thành 2015
VSRE 2400 Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính quá khứ 2016
VSRE 2410 Soát xét thông tin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập 2016
của đơn vị thực hiện
VSAE 3000 Hợp đồng dịch vụ đảm bảo ngoài dịch vụ kiểm toán và soát xét thông 2016
tin tài chính quá khứ
VSAE 3400 Kiểm tra thông tin tài chính tương lai 2016
VSAE 3420 Hợp đồng dịch vụ đảm bảo về báo cáo tổng hợp thông tin tài chính 2016
theo quy ước trong bản cáo bạch
VSRS 4400 Hợp đồng thực hiện các thủ tục thoả thuận trước đối với thông tin tài 2016
chính
VSRS 4410 Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính 2016
Khuôn khổ về dịch vụ đảm bảo 2016
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán 2016
1.1 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
3/ Hệ thống chuẩn mực kiểm toán:
3.2/ Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế
Hệ thống chuẩn mực quốc tế về kiểm toán, soát xét, dịch
vụ bảo đảm khác và các dịch vụ liên quan của Ủy ban quốc
tế về chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ bảo đảm (IAASB)
Chuẩn mực kiểm soát chất lượng
ISQC 1: International Standard on Quality Control 1
Các chuẩn mực kiểm toán
Nhóm 1 Những vấn đề chung
ISA 120 International Standard on Assurance
Nhóm 2 Các nguyên tắc và trách nhiệm cơ bản
ISA 200 Overall Objectives of the Independence Auditor and the Conduct of an Audit
in Accrodance with International Standards on Auditing
ISA 210 Agreeing the Terms of Engagements
ISA 220 Quality Control for an Audit of Financial Statement
ISA 230 Audit Documentation
ISA 240 The Auditor’s Responsibilities Relating to Fraud in an Audit of Financial
Statement
ISA 250 Consideration of Laws and Regulations in an Audit of Financial Statement
ISA 260 Communication with Those Charged with Governance and Management
ISA 265 Communication Deficiencies in Internal Control to Those Charged with
Governance and Management
Nhóm 3 và nhóm 4 Đánh giá rủi ro và các thủ tục đáp ứng

ISA 300 Planning an Audit of Financial Statement

ISA 310 Knowledge of the Business

ISA 315 Indentifying and Assessing the Risk of Material Misstatement through
Understanding the Entity and Its Environment
ISA 320 Materiality in Planning and Performing an Audit

ISA 330 The Auditor’s Responses to Assessed Risk

ISA 400 Risk Assessments and Internal Control

ISA 402 Audit Considerations Relating to an Entity Using a Service Organization

ISA 450 Evaluation of Misstatements Identified during the Audit


Nhóm 5 Bằng chứng kiểm toán
ISA 500 Audit Evidence
ISA 501 Audit Evidence-Specific Considerations of Selected Iterms
ISA 505 External Confirmations
ISA 510 Initial Audit Engagements-Opening Balances
ISA 520 ANALYTICAL PRODUCERS
ISA 530 Audit Sampling
ISA 540 Auditing Accounting Estimates, Including Fair Value Accounting Estimates, and
Related Disclosures

ISA 550 Related Parties


ISA 560 Subsequent Events
ISA 570 Going Concern
ISA 580 Written Representions
Nhóm 6 Sử dụng tư liệu của các bên khác
ISA 600 Special Consideration-Audits of Group Financials Statements (Including the
Work of Component Auditors)
ISA 610 Using the Work of Internal Auditors
ISA 620 Using the Work of Auditor’s Expert
Nhóm 7 Kết luận và báo cáo kiểm toán
ISA 700 Forming an Opinion and Reporting on Financial Statements
ISA 701 Key audit matters
ISA 705 Modifications to the Opinion in the Independent Auditor’s Report
ISA 706 Emphasis of Matter Paragraphs and Other Matter Paragraphs in the
Independent Auditor’s Report
ISA 710 Comparative Information-Corresponding Figures and Comparative Financial
Statements
ISA 720 The Auditor’s Responsibilities Relating to Other Information in Documents
Containing Audited Financial Statements
Nhóm 8 Những lĩnh vực đặc biệt

ISA 800 Special Considerations-Audits of Financial Statements Prepared in Accordane


with Special Purpose Framworks

ISA 805 Special Considerations-Audits of Songle Financial Statements and Specifics


Elements, Accounts or Iterm of a Financial Statement

ISA 810 Engagements to Report on Summary Financial Statement

Các chuẩn mực soát xét

ISRE 2400 Engagements to review financial statements

ISRE 2410 Review of interim financial information performed by the independent auditor of
the entity
Các chuẩn mực về dịch vụ bảo đảm khác
ISAE 3000 Assurance. Engagements Other then Audits or Reviews of Historical Financial
information

ISAE 3400 The Examination of Prospective Financial Information


ISAE 3402 Assurance Reports on Controls at a Service Organization
ISAE 3410 Assurance Engagements Report on the Complication of Pro Forma Financial
Information

ISAE 3420 Assurance Engagements to Report on the Complication of Pro Forma Financial
Information

Các chuẩn mực về dịch vụ liên quan


ISRS 4400 Engagements of Perform. Agreed-upon Procedures Regarding Financial
Information

ISRS 4410 Complication Engagements


1.1 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
4. Kiểm toán độc lập
◦ Hầu hết các Quốc gia đều đòi hỏi KTV phải có trình độ chuyên môn
và phẩm chất đạo đức nhất định. Vì thế, nếu muốn hành nghề kiểm
toán độc lập, họ thường đạt các tiêu chuẩn sau đây:
ü Được đào tạo về kế toán ở một trình độ nhất định
ü Đã có kinh nghiệm thực tiễn về kiểm toán 3 năm kinh nghiệm theo VACPA

ü Đã đậu kỳ thi quốc gia về các kiến thức kế toán, kiểm toán, luật kinh
doanh, thuế, …
1.1 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
4. Kiểm toán độc lập
oTuy có thể có sự khác biệt nhưng thông thường sau khi đạt các tiêu
chuẩn trên, họ sẽ được cấp chứng chỉ quốc gia và được đăng ký hành
nghề tại một Tổ chức kiểm toán.
oTại Việt Nam, Luật kiểm toán độc lập phân biệt KTV và KTV hành
nghề.
oKTV được hiểu là người được cấp chứng chỉ KTV theo quy định của
pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ tài chính
công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam. KTV phải có
đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1.1 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
4. Kiểm toán độc lập
Ø Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Ø Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung
thực, khách quan;
Ø Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành: Tài chính,
Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán hoặc các chuyên ngành khác theo
quy định của Bộ tài chính;
ØCó chứng chỉ KTV theo quy định của Bộ tài chính.
1.1 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
4. Kiểm toán độc lập
Để được đăng ký hành nghề, theo Điều 15 của Luật kiểm toán
độc lập, KTV cần có đủ các điều kiện sau:
• Là kiểm toán viên;
• Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ 36 (ba mươi sáu)
tháng trở lên;
•Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
1.1 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
4. Kiểm toán độc lập
◦Riêng những người có chứng chỉ nước ngoài được Bộ
tài chính công nhận, đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt
về pháp luật Việt Nam và có đủ các tiêu chuẩn tại điểm
a và b - khoản 1 - Điều 14 thì được công nhận là KTV.
1.1 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
Đăng ký hành nghề kiểm toán và không được đăng ký hành nghề
kiểm toán độc lập (trích Luật Kiểm toán độc lập – 2011)
Điều 15. Đăng ký hành nghề kiểm toán
Người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký hành nghề
kiểm toán:
a/ Là kiểm toán viên;
b/ Có thời gian thực tế làm nghề kiểm toán từ đủ 36 (ba mươi sáu)
tháng trở lên;
c/ Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
1.1 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
oNgười có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực
hiện đăng ký hành nghề kiểm toán và được cấp “Giấy chứng
nhận đăng ký hành nghề kiểm toán” theo quy định của Bộ tài
chính.
oNgười đề nghị cấp “Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm
toán” phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
o“Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán” chỉ có giá trị
khi người được cấp có “Hợp đồng lao động” làm toàn bộ thời
gian cho một Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh Doanh nghiệp
kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
1.1 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
Điều 16. Những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán
o Cán bộ, Công chức, Viên chức.
o Người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu
lực của pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một
trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xoá án;
người đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính giáo dục đưa vào Cơ sở chữa bệnh,
Cơ sở giáo dục.
o Người có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.
o Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị
xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 1 (một) năm kể từ ngày có quyết định xử phạt.
oNgười bị định chỉ hành nghề kiểm toán.
1.1 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
5. Doanh nghiệp kiểm toán
o Ở Việt Nam, theo Điều 20 - Luật Kiểm toán độc lập, các loại DN
kiểm toán được phép kinh doanh dịch vụ kiểm toán là Công ty
TNHH 2 TV trở lên & Công ty hợp danh. Riêng chi nhánh DN kiểm
toán nước ngoài tại Việt Nam được kinh doanh dịch vụ kiểm toán
theo quy định của pháp luật. hay còn gọi là DN có vốn đầu tư nước ngoài
o DN kiểm toán thường có cơ cấu tổ chức bao gồm các cấp bậc:
Chủ phần hùn, Chủ nhiệm, KTV chính và KTV phụ (trợ lý KTV).
trợ lý KTV là chưa có bằng KTV
1.1 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
5. Doanh nghiệp kiểm toán
o Chủ phần hùn: là các KTV cao cấp và có phần hùn trong công ty. Họ có thẩm quyền đại diện
Công ty kiểm toán để tiếp xúc với Khách hàng và giải quyết các ý kiến bất đồng, giám sát
nhân viên, ký báo cáo kiểm toán, …
o Chủ nhiệm: là những KTV nhiều kinh nghiệm, thường được Chủ phần hùn giao nhiệm vụ
giám sát một số “Hợp đồng kiểm toán”, như xem xét hồ sơ kiểm toán, xác định những thủ
tục kiểm toán cần thiết, thảo luận với Khách hàng, …
o Kiểm toán viên chính: là người được giao trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán, trực tiếp
điều hành cuộc kiểm toán và soạn thảo báo cáo kiểm toán trình cho cấp trên xét duyệt.
o Kiểm toán viên phụ (trợ lý Kiểm toán viên): là những trợ lý cho KTV chính và thường thực
hiện các nội dung chi tiết của chương trình kiểm toán.
1.1 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
5. Doanh nghiệp kiểm toán
Thông thường chia Doanh nghiệp (Công ty) kiểm toán thành 4 (bốn) Nhóm như sau:
1. Văn phòng kiểm toán Địa phương: chỉ gồm một hay một vài KTV và phục vụ cho Khách
hàng tại một địa phương. Dịch vụ cung cấp chủ yếu là tư vấn Thuế, Quản trị và Dịch vụ kế
toán, riêng dịch vụ Kiểm toán thường chiếm một tỷ trọng nhỏ.
2. Doanh nghiệp kiểm toán Khu vực: là những công ty có vài chục KTV trở lên, họ có văn
phòng ở một số Tỉnh, Thành phố và tỷ trọng Dịch vụ kiểm toán cung ứng nhiều hơn nhóm
trên (Địa phương).
3. Doanh nghiệp kiểm toán Quốc gia: là những công ty có chi nhánh ở nhiều Tỉnh, Thành
phố của một Quốc gia. Các công ty này có thể liên kết với những Công ty kiểm toán nước
ngoài để hoạt động trên phạm vi quốc tế, và cạnh tranh với các Công ty kiểm toán quốc tế.
1.1 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
5. Doanh nghiệp kiểm toán
4. Doanh nghiệp kiểm toán Quốc tế: là những Doanh nghiệp rất lớn, có đến hàng chục
ngàn Nhân viên với hàng trăm chi nhánh trên khắp Thế giới, có doanh thu hàng năm lên
đến vài chục tỷ đô la Mỹ. Khách hàng của họ thường là những Công ty đa quốc gia và
các Doanh nghiệp lớn, họ cung cấp rất nhiều dịch vụ bên cạnh dịch vụ kiểm toán BCTC.
• Trong các Công ty kiểm toán quốc tế, có 4 (bốn) công ty có Doanh thu và số lượng Nhân
viên lớn nhất, vượt gấp nhiều lần so với các công ty còn lại. Các công ty kiểm toán này
được gọi là “Big Four”, bao gồm: Deloitte Touche Tohmatsu (DTT), Ernst & Young (E&Y),
KPMG, PricewaterhouseCoopers (PwC).
• Bên cạnh “Big Four”, một số Công ty kiểm toán khác cũng có tầm hoạt động quốc tế
nhưng quy mô và ảnh hưởng thấp hơn.Ví dụ: BDO, Crowe Horward International, RSM,
Mazars, ...
1.1 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
6. Tổ chức nghề nghiệp
Tại các quốc gia:
• Hiệp hội Kế toán viên Công chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified Public
Accountants – AICPA)
• Hiệp hội Kế toán viên Công chứng Nhật (Japanese Institute of Certified Public
Accountants – JICPA)
• Hiệp hội Giám định viên Kế toán Anh Quốc và xứ Wales (Institute of Chartered
Accountants in England and Wales – ICAEW)
• Đoàn kiểm toán viên Đức (Wirtchaftsprferkammer – WPK)
• Liên đoàn Quốc gia các Chuyên viên Kế toán Pháp (Compagnie Nationale de
Commissaires aux Comptes – CNCC)
1.1 KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
6. Tổ chức nghề nghiệp
• Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA- Vietnam Association of
Certified Public Accountants)
• Trên thế giới: IFAC - International Federation Of Accountants - Tổ chức phi
chính phủ bao gồm các Tổ chức hành nghề của nhiều quốc gia trên thế giới.
• Hiệp hội kiểm toán nội bộ (Institute of Internal Auditors – IIA)
• Tổ chức Quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao (International Organization of
Supreme Audit Institution – INTOSAI)
• Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế (International Accounting Standards
Board – IASB).
1.2 MỤC TIÊU KIỂM TOÁN
Ø Mục tiêu của cuộc kiểm toán BCTC được chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
(Vietnamese Standards on Auditing – VSA) số 200 xác định là:
- “Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu BCTC, xét trên phương diện tổng thể, có còn
sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp KTV đưa ra ý kiến về
việc liệu BCTC có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng
trên các khía cạnh trọng yếu hay không”.
- Khuôn khổ về lập và trình bày BCTC thường bao gồm: Luật Kế toán, Chuẩn mực kế
toán, Chế độ kế toán và các Quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC.
Ø Bên cạnh mục tiêu nêu trên, VSA 200 còn xác định thêm mục tiêu của kiểm toán
BCTC là: “Lập báo cáo kiểm toán về BCTC và trao đổi thông tin theo quy định của
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của KTV”
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
1. Tóm tắt quy trình kiểm toán:
Quy trình kiểm toán BCTC bao gồm 3 (ba) giai đoạn chính là: chuẩn bị, thực hiện
và hoàn thành kiểm toán.
1.1 Chuẩn bị kiểm toán
ØTiền kế hoạch: là quá trình KTV tiếp cận khách hàng để thu thập những thông tin
cần thiết nhằm giúp cho họ hiểu về các nhu cầu của khách hàng, đánh giá khả năng
phục vụ khách hàng, … . Trên cơ sở đó, hai bên sẽ ký hợp đồng kiểm toán hoặc thư
hẹn kiểm toán.
ØLập kế hoạch kiểm toán: bao gồm việc thu thập thông tin về đặc điểm hoạt động
kinh doanh, tìm hiểu về hệ thống KSNB, xác lập mức trọng yếu, thực hiện thủ tục
đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC để lập chiến lược và kế hoạch kiểm
toán, nhờ đó sẽ nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của cuộc kiểm toán.
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
1.2 Thực hiện kiểm toán:
Là giai đoạn dựa trên kế hoạch kiểm toán đã lập để thu thập đầy đủ bằng
chứng kiểm toán thích hợp nhằm đưa ra kết luận làm cơ sở hình thành ý kiến
kiểm toán của KTV. Trong giai đoạn này, KTV sẽ thực hiện các thủ tục kiểm
toán tiếp theo (thủ tục bổ sung). Thủ tục kiểm toán tiếp theo bao gồm:
ØThử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống KSNB) là loại thử nghiệm để thu
thập bằng chứng về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.
Ví dụ: KTV có thể chọn mẫu các hoá đơn hàng tháng để kiểm tra sự xét duyệt
của người có thẩm quyền. Kết quả của thử nghiệm là bằng chứng để KTV điều
chỉnh những thử nghiệm cơ bản.
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
ØThử nghiệm cơ bản: bao gồm các thủ tục để thu thập bằng chứng nhằm phát hiện các sai
sót trọng yếu trong BCTC.
Có hai loại thử nghiệm cơ bản là: thủ tục phân tích cơ bản và kiểm tra chi tiết.
- Thủ tục phân tích cơ bản: KTV so sánh các thông tin và nghiên cứu các xu hướng để phát
hiện các biến động bất thường.
Ví dụ: so sánh số dư cuối kỳ và đầu kỳ của các khoản phải thu, hoặc tính số vòng quay nợ
phải thu có thể cho KTV biết về khả năng có sai sót trọng yếu trong số dư nợ phải thu cuối kỳ.
- Kiểm tra chi tiết (thử nghiệm chi tiết): KTV đi sâu vào việc kiểm tra các số dư, số phát sinh,
nghiệp vụ hoặc thuyết minh bằng các phương pháp thích hợp.
Ví dụ: gửi thư xác nhận các khoản phải thu - phải trả, chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho,
kiểm tra tài liệu, …
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
1.3 Hoàn thành kiểm toán:
Là giai đoạn tổng hợp và rà soát lại về những bằng chứng đã thu thập
được để KTV hình thành ý kiến kiểm toán trên báo cáo kiểm toán.
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
2. Các khái niệm về trọng yếu và rủi ro
2.1. Trọng yếu
◦ Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01”Chuẩn mực chung” định nghĩa:
“Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin
hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai sót đáng kể BCTC,
làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC. Tính
trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định
lượng và định tính”.
Như vậy, những vấn đề sau cần làm rõ khi vận dụng khái niệm trọng yếu:
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
- Một sai sót trọng yếu trên BCTC có thể hiện diện dưới hai hình thức: bỏ
sót thông tin hoặc cung cấp thông tin không chính xác trên BCTC.
Các tình huống cụ thể dẫn đến sai sót trên BCTC là:
◦ Việc thu thập hoặc xử lý dữ liệu không chính xác khi lập BCTC
◦ Bỏ sót số liệu hoặc thuyết minh cần công bố
◦ Ước tính kế toán không đúng TK 214, 242, 335
◦ Xét đoán của BGĐ về các ước tính kế toán mà KTV cho là không hợp lý
◦ Việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán của đơn vị theo KTV là không
phù hợp, ...
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
- Phải đứng trên quan điểm người sử dụng BCTC khi đánh
giá một sai sót có trọng yếu hay không.
- Phải xem xét trên cả hai phương diện định lượng và định
tính khi đánh giá trọng yếu.
- Đánh giá tính trọng yếu là một quá trình xét đoán vì độ lớn
và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được xem xét
trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Mối quan hệ giữa các mức trọng yếu
Mức trọng yếu tổng thể

Mức trọng yếu xác lập cho khoản


mục đặc biệt (nếu có)

Mức trọng yếu thực hiện xác lập Mức trọng yếu thực hiện dùng cho
cho khoản mục đặc biệt trên việc đánh giá rủi ro và thiết kế các
(nếu có) thủ thục kiểm toán

Ngưỡng sai xót không đáng kể


Ngưỡng sai xót không đáng kể
(nếu có)
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
2.2. Rủi ro
• Theo VSA 200, rủi ro kiểm toán “là rủi ro do KTV đưa ra ý kiến
không phù hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn chứa đựng sai
sót trọng yếu”.
• Ý kiến không phù hợp được hiểu là KTV cho rằng BCTC là trung
thực và hợp lý, trong khi đó chúng vẫn còn có sai sót trọng yếu.
• VSA còn nêu rằng “rủi ro kiểm toán là hệ quả của rủi ro có sai
sót trọng yếu (gồm: Rủi ro tiềm tàng và Rủi ro kiểm soát) và Rủi
ro phát hiện.
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
Ø Rủi ro tiềm tàng: là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, do khả năng cơ sở dẫn liệu của một
giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh có thể chứa đựng sai sót
trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, trước khi xem xét đến bất kỳ kiểm soát
nào có liên quan
Ø Rủi ro kiểm soát: là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp
lại, đối với cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin
thuyết minh mà KSNB của đơn vị không thể ngăn chặn hoặc không phát hiện và
sửa chữa kịp thời
Ø Rủi ro phát hiện: là rủi ro mà trong quá trình kiểm toán, các thủ tục mà KTV thực
hiện nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán xuống tới mức có thể chấp nhận được nhưng
vẫn không phát hiện được hết sai sót trọng yếu khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
Mối quan hệ giữa các loại rủi ro
AR = IR x CR x DR
Trong đó:
AR (Audit Risk): Rủi ro kiểm toán
IR (Inherent Risk): Rủi ro tiềm tàng
CR (Control Risk): Rủi ro kiểm soát
DR (Detection Risk): Rủi ro phát hiện
Có thể viết lại công thức:
DR = AR / (IR x CR)
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
Ví dụ:
Cho biết IR = 20%, CR = 50%
DR phải là bao nhiêu để AR nhỏ hơn 5%?
Ta có: DR = 5%/ (20% x 50%) = 50%
Kết quả trên cho biết mức rủi ro phát hiện (DR) ít hơn 50% sẽ
giúp giảm AR xuống mức thấp 5%.
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
Ma trận rủi ro phát hiện
Đánh giá
của KTV về
Rủi ro kiểm soát
Cao Trung bình Thấp

Đánh giá Cao Tối thiểu Thấp Trung bình


của
KTV về Trung bình Thấp Trung bình Cao
Rủi ro tiềm tàng
Thấp Trung bình Cao Tối đa
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
3. Phương pháp kiểm toán
Hệ thống phương pháp kiểm toán: bao gồm
1/ Các phương pháp kiểm toán chứng từ
◦ Kiểm toán cân đối (cân đối tổng quát và cân đối cụ thể)
◦ Đối chiếu trực tiếp
◦ Đối chiếu logic
2/ Các phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ
◦ Kiểm kê
◦ Thực nghiệm
◦ Điều tra
Hệ thống phương pháp kiểm toán

Các phương pháp kiểm toán Các phương pháp kiểm toán
chứng từ ngoài chứng từ

KT cân đối (cân đối tổng Kiểm kê


quát và cân đối cụ thể)

Đối chiếu trực tiếp Thực nghiệm

Đối chiếu logic Điều tra


II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
4. Bằng chứng kiểm toán
4.1 Khái niệm: Tài liệu, thông tin: hóa đơn, chứng từ, bảng kê,...
Theo đoạn (5c) VSA 500 “Bằng chứng kiểm toán”: Bằng chứng
kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do KTV thu thập được liên
quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này, KTV
đưa ra kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán
Báo cáo kiểm toán có
Ý kiến kiểm toán có 4 loại: Ý kiến kiểm toán chấp nhận: toàn phần, từng
phần, ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược, ý kiến từ chối (không thể
đưa ra ý kiến)
hiện hữu là số liệu trên BCTC phải có thật

II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN


- Tiêu chuẩn đối với bằng chứng kiểm toán:
◦ Thích hợp: là tiêu chuẩn thể hiện chất lượng của bằng chứng kiểm toán. Một
bằng chứng thích hợp là bằng chứng phải phù hợp với cơ sở dẫn liệu và đáng tin
cậy
◦ Đầy đủ: là tiêu chuẩn đánh giá về số lượng bằng chứng kiểm toán cần có. Số
lượng bằng chứng kiểm toán có thể được phản ánh thông qua cỡ mẫu kiểm
toán, thời gian kiểm toán hay số lượng các thủ tục kiểm toán cần thực hiện cho
một mục tiêu kiểm toán
◦ Đánh giá thích hợp và đầy đủ của bằng chứng kiểm toán: KTV phải sử dụng xét
đoán chuyên môn để xác định liệu đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán
thích hợp để làm giảm rủi ro kiểm toán đến một mức độ thấp có thể chấp nhận
được hay chưa và từ đó đưa ra kết luận làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
- Các thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán:
◦ Kiểm tra
◦ Quan sát
◦ Xác nhận từ bên ngoài
◦ Tính toán lại
◦ Thực hiện lại
◦ Thủ tục phân tích
◦ Phỏng vấn
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
4.2 Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt
• Số dư đầu kỳ trong kiểm toán năm đầu tiên
• Nợ tiềm tàng
• Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán
• Các bên liên quan
• Giả định hoạt động liên tục
• Giải trình bằng văn bản của đơn vị được kiểm toán
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
4.3 Sử dụng công việc của người khác
• Sử dụng công việc của chuyên gia
• Sử dụng kết quả công việc của KTV nội bộ
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
5. Báo cáo kiểm toán
5.1 Khái niệm:
Báo cáo kiểm toán là văn bản do KTV lập và công bố để
thể hiện ý kiến chính thức của mình về BCTC của một đơn vị
đã được kiểm toán.
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
5. Báo cáo kiểm toán
5.2 Các loại ý kiến:
§Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần:
được đưa ra khi KTV kết luận rằng BCTC được
lập trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với
khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
slide 34
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
§Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận
toàn phần:
Theo VSA 705 “Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp
nhận toàn phần”, KTV không thể đưa ra ý kiến kiểm toán
chấp nhận toàn phần trong trường hợp:
• BCTC xét trên phương diện tổng thể vẫn còn sai sót trọng yếu.
• Không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để
đưa ra kết luận rằng BCTC xét trên phương diện tổng thể
không còn sai sót trọng yếu.
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
§Ý kiến kiểm toán có đoạn “vấn đề cần nhấn
mạnh” hoặc “vấn đề khác”:
Theo VSA 706 đoạn “vấn đề cần nhấn mạnh” hoặc
“vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán về BCTC là
nhằm thu hút sự chú ý của người sử dụng (khi KTV xét
thấy cần thiết) đối với một vấn đề nào đó.
II. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
§Ý kiến kiểm toán trong một số trường hợp đặc biệt:
• Trong một số trường hợp, BCTC được lập theo hai khuôn khổ về lập và trình bày
BCTC.
Ví dụ, Chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam và Chuẩn mực lập và trình bày
BCTC quốc tế (IFRS) thì mỗi khuôn khổ phải được xem xét riêng biệt khi hình
thành ý kiến kiểm toán về BCTC.
• Nếu BCTC tuân thủ từng khuôn khổ riêng thì hai ý kiến kiểm toán được đưa ra.
• Nếu BCTC chỉ tuân thủ một trong hai khuôn khổ về lập và trình bày BCTC, KTV có
thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần là BCTC được lập và trình bày phù hợp
với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được tuân thủ đó.
• Ngoài ra, KTV có thể đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc từ chối đưa ra ý kiến.
III. HỒ SƠ KIỂM TOÁN
1. Khái niệm:
VSA 230 Tài liệu, hồ sơ kiểm toán “ định nghĩa:
- Tài liệu kiểm toán: là các ghi chép và lưu trữ trên giấy và các
phương tiện khác về các thủ tục kiểm toán đã thực hiện, các bằng
chứng kiểm toán liên quan đã thu thập và kết luận của KTV.
- Hồ sơ kiểm toán: là tập hợp các tài liệu kiểm toán do KTV thu thập,
phân loại, sử dụng và lưu trữ theo một trật tự nhất định làm bằng
chứng cho một cuộc kiểm toán cụ thể. Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán
được thể hiện trên giấy, trên phim ảnh, trên phương tiện tin học hay
bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định của pháp luật.
III. HỒ SƠ KIỂM TOÁN
2. Phân loại tài liệu, hồ sơ kiểm toán:
Tài liệu, hồ sơ kiểm toán thường được lập và lưu trữ
thành hai loại:
◦ Tài liệu, hồ sơ kiểm toán chung
◦ Tài liệu, hồ sơ kiểm toán năm (còn gọi là hồ sơ hiện hành)
III. HỒ SƠ KIỂM TOÁN
2.1 Tài liệu, hồ sơ kiểm toán chung: là các thông tin chung về khách hàng liên
quan từ hai cuộc kiểm toán trở lên và gồm một số tài liệu, hồ sơ được tập hợp
riêng.
Tài liệu, hồ sơ kiểm toán chung thường bao gồm:
• Các thông tin chung về khách hàng như: quyết định thành lập, điều lệ công ty,
các hợp đồng quan trọng như thuê tài sản, quyền chọn mua cổ phiếu, khế ước …
có hiệu lực trong nhiều năm.
• Những văn bản pháp lý về lĩnh vực hoạt động của khách hàng.
• Các tài liệu về chính sách kế toán, …
• Bảng phân tích biến động các tài khoản quan trọng như nợ dài hạn, vốn chủ sở
hữu, lợi thế thương mại, tài sản cố định, …
• Thông tin tìm hiểu về hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát như sơ đồ tổ
chức, lưu đồ, bảng câu hỏi, …
III. HỒ SƠ KIỂM TOÁN
2.2 Tài liệu, hồ sơ kiểm toán năm (hồ sơ hiện hành): bao gồm toàn bộ tài liệu,
hồ sơ kiểm toán để làm cơ sở cho việc phát hành BCKT của năm tài chính.
Tài liệu, hồ sơ kiểm toán năm thường bao gồm:
• Các thông tin về người lập, người kiểm tra hồ sơ kiểm toán.
• Những văn bản pháp lý chỉ liên quan đến một năm tài chính.
• Hợp đồng kiểm toán.
• Kế hoạch và chương trình kiểm toán.
• Các giấy tờ làm việc, các tính toán, phân tích của KTV về nghiệp vụ kinh tế
phát sinh và số dư các tài khoản.
• Các thư xác nhận của những bên thứ ba.
• Văn bản giải trình của đơn vị, ...
III. HỒ SƠ KIỂM TOÁN
3. Các thành phần của tài liệu, hồ sơ kiểm toán năm
Ø Phần quản lý kiểm toán
◦ Xét duyệt và kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán
◦ Bảng cân đối phát sinh và Báo cáo tài chính
◦ Tổng hợp các phát hiện của KTV trong quá trình kiểm toán
◦ Kế hoạch kiểm toán và quản lý quỹ thời gian.
Ø Phần hiểu biết về hệ thống tin của khách hàng
Ø Phần kiểm toán các khoản mục trên Báo cáo tài chính
Ø Phần thông tin về các vấn đề khác
III. HỒ SƠ KIỂM TOÁN
4. Các biểu cơ sở
ØBiểu liệt kê chi tiết: có nội dung là chi tiết hoá số dư cuối kỳ của
một tài khoản thành từng đối tượng chi tiết thích hợp cho việc
kiểm tra.
ØBiểu phân tích theo nghiệp vụ: được dùng để phân tích mọi
biến động tăng giảm của một tài khoản trong kỳ kiểm toán theo
từng loại nghiệp vụ, trong đó các nghiệp vụ không trọng yếu có
thể xếp chung một dòng.
ØBiểu chỉnh hợp hay biểu hoà giải: dùng để thuyết minh chi tiết
sự khác biệt giữa số liệu thu được từ các nguồn khác nhau.
III. HỒ SƠ KIỂM TOÁN
4. Các biểu cơ sở
ØBiểu tính toán: bao gồm các tính toán độc lập của KTV để
cung cấp dữ liệu cho các tài liệu kiểm toán khác.
ØCác tài liệu chứng minh: bên cạnh các biểu mẫu do KTV
thực hiện để làm bằng chứng, nếu xét thấy cần thiết KTV cũng
lưu vào hồ sơ kiểm toán về các tài liệu chứng minh như bản
sao Biên bản các cuộc họp của Hội đồng quản trị, Cổ đông,
những hợp đồng kinh tế quan trọng, …
III. HỒ SƠ KIỂM TOÁN
5. Yêu cầu đối với tài liệu, hồ sơ kiểm toán
ØTài liệu, hồ sơ kiểm toán phải có đề mục rõ ràng
◦ Tên đơn vị được kiểm toán
◦ Đối tượng kiểm toán (tài khoản, tiểu khoản, chỉ tiêu, …)
◦ Kỳ kiểm toán (ngày kết thúc niên độ kiểm toán)
ØTài liệu, hồ sơ kiểm toán phải có đầy đủ chữ ký của KTV
ØTài liệu, hồ sơ kiểm toán phải được chú thích đầy đủ về
nguồn gốc dữ liệu, ký hiệu sử dụng, …
III. HỒ SƠ KIỂM TOÁN
5. Yêu cầu đối với tài liệu, hồ sơ kiểm toán
ØTài liệu, hồ sơ kiểm toán phải đầy đủ, chính xác và thích hợp
◦ Đầy đủ: Một hồ sơ kiểm toán được xem là đầy đủ khi bao gồm các
nội dung sau:
üMọi thông tin quan trọng có liên quan đến mục tiêu của hồ sơ kiểm
toán trong sổ sách của đơn vị và trong tài liệu của KTV.
üThủ tục chọn mẫu và thủ tục kiểm toán được áp dụng.
üPhạm vi áp dụng thủ tục đó.
üSự phân biệt giữa những điều có thực và những điều mang tính chất
suy đoán.
III. HỒ SƠ KIỂM TOÁN
◦ Chính xác: Hồ sơ kiểm toán cần được chính xác, nghĩa là phải
đảm bảo các kỹ thuật tính toán: cộng ngang, cộng dọc, khớp
với các số liệu ở các hồ sơ kiểm toán khác, …
◦ Thích hợp: Hồ sơ kiểm toán cần trình bày các thông tin thích
hợp. Nghĩa là thông tin phải có quan hệ đến mục đích của hồ
sơ kiểm toán hay mục đích kiểm toán. Những thông tin không
cần thiết sẽ làm cho việc xem xét mất thời gian và khó hiểu
nên vào lúc chuẩn bị hoàn thành kiểm toán, KTV cũng nên loại
bỏ các tài liệu không thích hợp ra khỏi hồ sơ kiểm toán.
III. HỒ SƠ KIỂM TOÁN
5. Yêu cầu đối với tài liệu, hồ sơ kiểm toán
ØTài liệu, hồ sơ kiểm toán cần trình bày dễ hiểu và rõ ràng
ØTài liệu, hồ sơ kiểm toán cần được sắp xếp khoa học
III. HỒ SƠ KIỂM TOÁN
6. Vấn đề bảo mật và lưu trữ tài liệu, hồ sơ kiểm toán:
Việc bảo quản và lưu trữ tài liệu, hồ sơ kiểm toán thuộc
trách nhiệm của KTV và phải thực hiện đúng các yêu cầu sau:
• Phải bảo quản tài liệu, hồ sơ kiểm toán theo nguyên tắc an toàn và
bí mật số liệu.
• Tài liệu, hồ sơ kiểm toán thuộc quyền sở hữu và là tài sản của KTV.
• Phải lưu trữ tài liệu, hồ sơ kiểm toán đảm bảo theo đúng các yêu
cầu về mặt nghiệp vụ và pháp luật.
• Theo luật kiểm toán độc lập, tài liệu, hồ sơ kiểm toán phải lưu trữ
tối thiểu là 10 năm kể từ ngày phát hành báo cáo kiểm toán.

You might also like