You are on page 1of 15

CHƯƠNG 2

LẤY MẪU KIỂM TOÁN


1. Khái niệm:
Lấy mẫu kiểm toán: Đoạn 05(a) VSA 530 định
nghĩa “Lấy mẫu kiểm toán (sau đây gọi là “lấy
mẫu”): là việc áp dụng các thủ tục kiểm toán trên
số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một
tổng thể kiểm toán sao cho tất cả các đơn vị lấy
mẫu đều có cơ hội được lựa chọn nhằm cung
cấp cho KTV cơ sở hợp lý để đưa ra kết luận về
toàn bộ tổng thể”.
2. Phân loại lấy mẫu:
Lấy mẫu thống kê và phi thống kê:
ØLấy mẫu thống kê: là phương pháp lấy mẫu dựa vào lý
thuyết thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm cả định
lượng rủi ro.
Lấy mẫu thống kê đòi hỏi các phần tử phải được lụa chọn vào
mẫu một cách ngẫu nhiên.
ØLấy mẫu phi thống kê:là phương pháp lấy mẫu không có
hai (2) đặc điểm nêu trên.
3. Rủi ro lấy mẫu:
Là rủi ro mà kết luận của KTV đưa ra dựa trên lấy mẫu có thể khác với
kết luận đưa ra nếu kiểm tra trên toàn bộ tổng thể với cùng một thủ tục.
Rủi ro lấy mẫu có thể dẫn đến hai loại kết luận sai như sau:
ØRủi ro chấp nhận sai: là rủi ro khi kết luận rằng các thủ tục kiểm soát
có mức độ hữu hiệu cao hơn so với mức hữu hiệu thực sự của các thủ
tục kiểm soát đó hoặc kết luận rằng không có sai sót trọng yếu trong khi
thực tế lại có.
• Rủi ro này ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của cuộc kiểm toán và có thể dẫn
đến ý kiến kiểm toán không phù hợp.
ØRủi ro từ chối sai: là rủi ro khi kết luận rằng các thủ tục kiểm soát ít
hữu hiệu hơn so với mức hữu hiệu thực sự của các thủ tục kiểm soát
đó hoặc kết luận rằng có sai sót trọng yếu trong khi thực tế lại không có.
4. Rủi ro ngoài lấy mẫu:
• Rủi ro ngoài lấy mẫu: là rủi ro khi KTV đi đến một kết luận
sai vì các nguyên nhân không liên quan đến việc lấy mẫu.
• Việc gia tăng cỡ mẫu không làm giảm rủi ro ngoài lấy mẫu.
KTV hạn chế rủi ro ngoài lấy mẫu bằng cách lập kế hoạch và
giám sát hữu hiệu quá trình kiểm toán, thực hiện đầy đủ các thủ tục
kiểm soát chất lượng kiểm toán, …
5.Quy trình lấy mẫu:
5.1 Thiết kế mẫu:
Để có được một mẫu phù hợp KTV cần xác lập
mục tiêu của thử nghiệm kiểm toán, từ đó xác định sai
phạm và tổng thể.
Ø Xác định sai phạm: là nêu cụ thể những tình huống nào có thể
được xem là một sai phạm trong thử nghiệm đang xem xét.
Ø Xác định tổng thể: là xác định toàn bộ dữ liệu mà từ đó KTV lấy
mẫu kiểm tra để có thể đi đến một kết luận.
• KTV cần dựa vào mục tiêu thử nghiệm để xác định tổng thể cho phù
hợp.
5.Quy trình lấy mẫu:
5.2 Xác định cỡ mẫu:
Cỡ mẫu là số lượng các phần tử trong tổng thể được lựa
chọn theo tiêu thức nhất định vào mẫu để kiểm tra.
5.Quy trình lấy mẫu:
5.3 Lựa chọn các phần tử của mẫu:
KTV cần phải lựa chọn các phần tử của mẫu sao cho mọi đơn vị
lấy mẫu trong tổng thể đều có cơ hội được chọn. Những phương
pháp lựa chọn được áp dụng phổ biến là:
ØLựa chọn ngẫu nhiên:
• Bảng số ngẫu nhiên: là phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên dựa trên các
bảng số ngẫu nhiên đã được thiết kế sẵn, bao gồm các số độc lập được sắp
xếp thuận lợi để lựa chọn ngẫu nhiên.
• Chương trình chọn số ngẫu nhiên: để giảm nhẹ công việc và tiết kiệm thời
gian người ta đã xây dựng sẵn các chương trình máy tính có khả năng cung
cấp một dãy số ngẫu nhiên cho một tổng thể. KTV có thể sử dụng chương
trình chọn số ngẫu nhiên trong kiểm toán.
5.Quy trình lấy mẫu:
ØLựa chọn hệ thống: theo phương pháp này kể từ một điểm
xuất phát ngẫu nhiên đầu tiên được chọn, KTV sẽ chọn các
phần tử kế tiếp cách các phần tử trước một khoảng cách cố
định. Khoảng cố định này được tính bằng cách chia số phần
tử của tổng thể cho số phần tử của mẫu.
ØLựa chọn bất kỳ: là phương pháp lựa chọn mà KTV không sử
dụng kỹ thuật nêu trên. Lúc này, các phần tử sẽ được chọn
vào mẫu một cách hoàn toàn may rủi.
5.Quy trình lấy mẫu:
5.4 Thực hiện các thủ tục kiểm toán:
KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp
với những mục tiêu thử nghiệm cụ thể cho từng phần
tử được chọn.
Nếu phần tử được chọn không phù hợp với việc
áp dụng các thủ tục kiểm toán thì thủ tục kiểm toán đó
phải được thực hiện trên một phần tử thay thế.
5.Quy trình lấy mẫu:
5.5 Xem xét bản chất và nguyên nhân của sai phạm:
ØKTV cần xem xét kết quả mẫu, bản chất và nguyên nhân của
mọi sai phạm được phát hiện, cũng như ảnh hưởng có thể có
của nó đối với từng mục tiêu kiểm toán cụ thể và những phần
việc khác của cuộc kiểm toán.
ØNgay cả đối với các thử nghiệm kiểm soát, dù thử nghiệm chủ
yếu liên quan đến việc đánh giá về sự hữu hiệu của KSNB, KTV
cũng cần xem xét các vấn đề sau:
• Ảnh hưởng trực tiếp của sai phạm được phát hiện đến báo cáo tài chính.
• Sự hữu hiệu của KSNB và ảnh hưởng của nó đến phương pháp kiểm toán.
5.Quy trình lấy mẫu:
5.6 Dự đoán sai sót cuả tổng thể:
Ø Dự đoán sai sót cuả tổng thể thường được thực hiện trong kiểm tra chi
tiết.
Ø VSA 530 yêu cầu: “Đối với kiểm tra chi tiết, KTV phải dự tính sai sót
trong tổng thể dựa trên giá trị của sai sót phát hiện trong mẫu”.
Ø Khi dự đoán sai sót của tổng thể KTV cần chú ý những vấn đề sau:
• Các sai sót cá biệt cần phải loại trừ trước khi dự đoán sai sót của tổng
thể.
• Trong trường hợp có phân nhóm, sai sót dự đoán được tính riêng cho
từng nhóm. Sau đó sai sót dự đoán của từng nhóm sẽ được cộng với
sai sót cá biệt (nếu có) của từng nhóm rồi mới tổng hợp chung cho mọi
nhóm để xem xét về tổng sai sót có thể xảy ra cho toàn bộ tổng thể.
5.Quy trình lấy mẫu:
5.7 Đánh giá kết quả mẫu:
KTV cần đánh giá kết quả mẫu để kết luận xem liệu các
đánh giá ban đầu về tổng thể là đúng hay cần được điều
chỉnh cho phù hợp.
ØĐối với thử nghiệm kiểm soát: nếu tỷ lệ sai lệch của mẫu
cao hơn so với kỳ vọng có thể làm tăng rủi ro có sai sót trọng
yếu đã được đánh giá, trừ khi KTV thu thập được các bằng
chứng kiểm toán khác hỗ trợ cho đánh giá ban đầu.
5.Quy trình lấy mẫu:
5.7 Đánh giá kết quả mẫu:
ØĐối với kiểm tra chi tiết: KTV cần dự tính sai sót cho tổng thể. Sai
sót dự tính cho tổng thể thường được tính dựa trên tổng giá trị
của sai sót dự tính cộng với sai sót cá biệt (nếu có).
• Nếu sai sót dự tính tổng thể vượt quá mức sai sót có thể bỏ qua thì
mẫu được chọn không cung cấp được cơ sở hợp lý cho các kết luận
của KTV về tổng thể đã được kiểm tra.
• Nếu sai sót tổng thể dự tính lớn hơn mức sai sót mà KTV đã dự kiến
khi xác định cỡ mẫu, KTV có thể kết luận rằng rủi ro lấy mẫu không
thể chấp nhận được do sai sót thực tế của tổng thể đã vượt quá sai
sót có thể bỏ qua. Khi đó, KTV cần thực hiện một trong các biện pháp
sau hoặc kết hợp sử dụng chúng với nhau:
5.Quy trình lấy mẫu:
5.7 Đánh giá kết quả mẫu:
üĐề nghị BGĐ điều tra về những sai sót đã phát hiện được cùng với các sai
sót khác có thể xảy ra và thực hiện những điều chỉnh cần thiết.
üĐiều chỉnh kế hoạch kiểm toán.
üXem xét ảnh hưởng của vấn đề đến ý kiến kiểm toán.
• Nếu sai sót tổng thể dự tính gần mức sai sót có thể bỏ qua thì sai sót
thực tế của tổng càng có nhiều khả năng vượt quá mức sai sót có thể
bỏ qua. Việc xem xét kết quả của các thủ tục kiểm toán khác giúp KTV
đánh giá rủi ro lấy mẫu do sai sót thực tế của tổng thể vượt quá sai sót
có thể bỏ qua và rủi ro này có thể giảm đi nếu KTV thu thập được thêm
bằng chứng kiểm toán.

You might also like