You are on page 1of 12

Sử dụng Bảng AQL

(AQL)
Khóa học 1: Các kiến thức cơ bản về quản lý chất lượng
Cho bộ phận QA
Cập nhật ngày 05 tháng 4 năm 2013

Quy trình bài giảng

Các bước trong quy trình Hoạt động Thời gian


dự kiến

Giới thiệu Người hướng dẫn giới thiệu 5 phút

Phần 1: Hướng dẫn bằng slide 60 phút


Kế hoạch lấy mẫu và định nghĩa Thực hành
AQL

Phần 2: Hướng dẫn bằng slide 60 phút


Ứng dụng Bảng AQL Thực hành

Kiểm tra kỹ năng Kiểm tra kỹ năng 25 phút

Phương pháp kiểm hang


Việc đánh giá các đặc tính về chất lượng được thực hiện theo một số các phương
pháp. Có 6 phương pháp được liệt kê dưới đây là được sử dụng một cách rộng rãi.
· Không kiểm
· Kiểm 100%
· Lấy mẫu theo % nhất định
· Kiểm lượng hàng ngẫu nhiên
· Lấy mẫu kiểm (Tiêu chuẩn có thể chấp nhận và loại)
• Lấy mẫu có thể chấp nhận dựa vào xác suất
1. Không kiểm tra có thể được đảm bảo khi biết được khả năng và xác suất sản
phẩm lỗi là nhỏ. Trong một số trường hợp, các nguyên liệu đến từ các nhà cung cấp
khác nhau có thể không được kiểm tra bởi vì nhà cung cấp có các tính năng nổi trội
về chất lượng.
Khi không biết khả năng và mức độ chất lượng của sản phẩm, không kiểm tra
thường dẫn đến hậu quả là các chi phí tăng vì phải tái chế các sản phẩm lỗi. Khi các
sản phẩm lỗi vô tình bị giao hàng cho các đơn vị tiếp theo để sử dụng, theo đó các
công đoạn phải bị dừng lại để sửa. Khi biết được các rủi ro có thể xảy ra, phương
pháp này có thể dẫn đến các tổn thất và rắc rối đáng kể cho công ty.
2. Mặt khác, sản phẩm có thể được kiểm 100%. Trong trường hợp cụ thể, kiểm 100%
hoặc thậm chí kiểm 200% có thể cần thiết, đặc biệt khi nó liên quan đến việc sống
còn. Trong các quy trình hàng ngày, kiểm tra từng sản phẩm là rất tốn kém chi phí
và thường không đạt hiệu quả 100% và không cần thiết để đảm bảo chất lượng.
Cách kiểm 100% là một cách phân loại sản phẩm tốt khỏi sản phẩm lỗi.
3. Phương pháp lấy mẫu không khoa học, là phương pháp lấy mẫu theo % nhất định,
đây là một quy trình rất phổ biến. Tại sao không làm mọi chuyện đơn giản và chỉ lấy
10% mẫu từ một lô hàng? Vấn đề của phương pháp này là mẫu lấy từ các lô hàng
nhỏ có thể quá ít và mẫu lấy từ lô hàng lớn có thể quá lớn. Đồng thời, các rủi ro kèm
theo chúng ta không thể lường trước được. Một điểm nữa là, một mẫu lớn không
chứa đựng nhiều thông tin. Nếu số lượng mẫu là đáng kể để quyết định mức độ chất
lượng và có thể đưa ra quyết đinh chấp nhận hay loại lô hàng đó, việc lấy mẫu
nhiều hơn sẽ không cần thiết.
4. Kiểm lượng hàng ngẫu nhiên đôi khi được sử dụng khi muốn kiểm soát thống kê
một quy trình nào đó. Kiểm tra ngẫu nhiên được sử dụng để kiểm tra quy trình đang
trong quá trình kiểm soát và để báo cáo mức độ chất lượng của sản phẩm. Không
biết được rủi ro của việc lấy mẫu, cũng như phương pháp này không đảm bảo được
chất lượng đầu ra có ở mức độ có thể chấp nhận được hay không. Loại lấy mẫu này
có thể được sử dụng khi một nhà cung cấp đã được cấp chứng chỉ hoặc được chứng
nhận là luôn cung cấp một sản phẩm có chất lượng tốt nhất trong một thời gian dài
hoặc khả năng kiểm là khá tốt nên các phương pháp kiểm tra khác là không cần
thiết.
5. Lấy mẫu kiểm là việc lấy mẫu được thực hiện dựa theo các cách cơ bản thường
gặp nhưng tiêu chuẩn chấp nhận không cụ thể. Một bản báo cáo chất lượng được
tạo và các đơn vị sản xuất sẽ quyết định sẽ phải làm gì nếu sản phẩm không thể
chấp nhận. Sử dụng phương pháp lấy mẫu kiểm khi các biện pháp kiểm soát chất
lượng sản xuất được biết là được thực hiện một cách chính xác. Khả năng tiến hành
phải được biết và xác suất của các hàng lỗi theo mức kiểm tra phải rất nhỏ.
6. Lấy mẫu chấp nhận, dựa vào xác suất, nó được sử dụng hầu khắp trong ngành
công nghiệp may. Nhiều phương pháp lấy mẫu được dựng thành bảng và được phát
hành và có thể được sử dụng trong các buổi đào tạo nhỏ. Một số các ứng dụng yêu
cầu các phương pháp lấy mẫu đặc biệt duy nhất, vì thế chúng ta có thể hiểu được
phương pháp lấy mẫu được phát triển như thế nào là rất quan trọng. Trong lấy mẫu
chấp nhận, ta biết được rủi ro của việc đưa ra một quyết định sai. Khi kiểm hàng
được đánh giá bởi thái độ, (sản phẩm được phân loại theo đạt chất lượng và lỗi) sử
dụng 4 kiểu phương pháp lấy mẫu chấp nhận, với các phương pháp lấy mẫu từng lô
hàng một là phổ biến nhất. Đó là bởi vì chúng dễ thực hiện và tiến hành hơn so với
những phương pháp khác và chúng có hiệu quả.

Tất cả chúng ta biết rằng kiểm tra là công cụ được sử dụng để đánh giá sản phẩm
của chúng ta có đáp ứng được các thông số kỹ thuật và các yêu cầu của khách hàng
đề ra hay không? Mặc dù kiểm tra là quan trọng và nó cho chúng ta biết mức độ có
thể chấp nhận được của một sản phẩm nhưng nó không thể đưa ra xác xuất kiểm là
100% cho tất cả số lượng của một đơn hàng cụ thể hoặc của nhiều đơn hàng. Chủ
yếu là do các nguyên nhân sau:
· Tốn kém chi phí.
· Kiểm 100% hiếm khi đạt được độ chính xác 100% và có thể tin cậy được.
· Nó có thể không có tính thực tế vì việc xử lý số lượng hàng hóa quá lớn dẫn đến
kết quả là hàng hóa mất đi tính mới của nó.

Chúng ta biết rằng kiểm 100% có thể không là một cách làm tốt nhất, câu hỏi đề ra
là Nếu không kiểm tra 100% thì chúng ta phải kiểm bao nhiêu? Có 2 sự lựa chọn.
Lựa chọn thứ nhất là đặt ra một tỷ lệ kiểm cố định của các lô hàng sẽ được kiểm để
đạt được một mức có thể chấp nhận được của toàn bộ lô hàng. Hoặc lựa chọn thứ
hai là sử dụng quy trình Lấy mẫu chấp nhận để đạt được một phương pháp lấy mẫu
theo bảng AQL đã cho và đưa ra một quyết định chấp nhận. Lựa chọn đầu tiên là tùy
ý và nó không có tính khoa học về mặt cơ bản mà có thể cho chúng ta biết mức độ
đáng tin cậy của phương pháp kiểm này. Bởi vì các quyết định chấp nhận là các
quyết định mang tính kinh tế quan trọng nên việc có một phương pháp đáng tin và
có tính khoa học để đưa ra quyết định chấp nhận như vậy là rất quan trọng và
phương pháp này có thể tránh được rủi ro.
Lấy mẫu chấp nhận là một phương pháp khoa học và nó cũng cho chúng ta thấy
được xác suất của việc đưa ra sự đánh giá sai khi sử dụng phương pháp này.

Kế hoạch lấy mẫu


Kế hoạch lấy mẫu là gì?
 Các cách kiểm tra trên một sản phẩm, được yêu cầu kiểm tra dựa trên 2 tiêu
chí: chấp nhận hay là loại
 Một mẫu được lựa chọn và được kiểm tra dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.
 Quyết định dựa trên các tiêu chí cụ thể và số lượng lỗi hoặc loại lỗi được phát
hiện trên mẫu kiểm.
 Sản phẩm: được nhóm theo các lô hàng hoặc từng chiếc đơn lẻ từ một chuỗi
nối tiếp.

 Với các sản phẩm được nhóm theo lô hàng, chấp nhận hoặc loại toàn
bộ lô hàng đó.

 Với sản xuất liên tục, có thể đưa ra quyết định tiếp tục lấy mẫu hoặc
kiểm tra 100% các sản phẩm tiếp theo.
Lấy mẫu khi kết thúc quy trình sản xuất là tiến hành kiểm tra dù các quy trình kiểm
soát chất lượng có được thực hiện hay không. Nếu chất lượng được kiểm soát một
cách tốt, sản phẩm sẽ được chấp nhận và được chuyển đến cho các đơn vị tiếp theo
hoặc đến tay khách hàng. Nếu chất chất lượng hoặc kiểm soát chất lượng không tốt,
quy trình lấy mẫu sẽ ngăn được số lượng các sản phẩm lỗi không quá lớn. Bộ phận
sản xuất cũng có thể sử dụng phương pháp lấy mẫu này.

Tổ chức kiểm tra hoặc chức năng kiểm tra cuối chuyền có những mục tiêu sau nhằm
đạt được qua việc áp dụng các phương pháp lấy mẫu.
• Đảm bảo chất lượng nhưng không cải thiện chất lượng
• Báo cáo thực trạng chất lượng của bộ phận sản xuất cho những người quản

• Cung cấp các biện pháp an toàn thích hợp để ngăn việc vận chuyển các sản
phẩm lỗi
• Đảm bảo rằng các bộ phận sản xuất thực hiện đúng chức năng của mình
trong việc kiểm soát chất lượng

Với phương pháp lấy mẫu, có hai dạng:


Lấy mẫu đơn và lấy mẫu kép.
Một số khách hàng có thể yêu cầu lấy mẫu đơn và một số có thể yêu cầu lấy mẫu
kép, tất cả đều phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng.
Về cơ bản chúng ta đã biết được điều gì? – Những kháchh àng khác nhau sẽ có
những tiêu chuẩn chất lượng khác nhau.

Lấy mẫu đơn


Khi một lô hàng được chuyển đến để kiểm tra chất lượng hoặc vị trí kiểm tra, chúng
ta lựa chọn một lượng mẫu kiểm ngẫu nhiên từ lô hàng đó.
Nếu số lượng lỗi hoặc số áo lỗi trong mẫu vượt quá số áo lỗi có thể chấp nhận được,
lô hàng đó sẽ bị loại (không đạt).
Nếu số lượng lỗi hoặc số áo lỗi trong mẫu không vượt quá số áo lỗi có thể chấp nhận
được, lô hàng đó được chấp nhận (đạt).
Các lô hàng không đạt thường được chú thích chi tiết các nguyên nhân bị loại. Trong
một số trường hợp có thể bị loại.
Và các lô hàng đạt và chấp nhận được gửi tới tay khách hàng. Những lô hàng không
đạt sẽ được trả lại để kiểm tra lại.
Lấy mẫu kép
Một lô hàng được chuyển đến để kiểm tra chất lượng hoặc vị trí kiểm tra.
Giả sử hai lượng mẫu kiểm là n1, n2 và hai số lượng có thể chấp nhận được là c1,
c2 hoặc AN1, AN2).
Đầu tiên, lấy lượng mẫu kiểm n1.
Nếu số lượng các lỗi hoặc số số lỗi trong mẫu kiểm đầu tiên vượt quá c2, lô hàng đó
không đạt và mẫu kiểm thứ hai không cần phải kiểm.
Nếu số áo lỗi trong mẫu kiểm đầu tiên không vượt quá c1, lô hàng đạt và mẫu kiểm
thứ hai không cần phải kiểm nữa.
Nếu số áo lỗi trong mẫu kiểm đầu tiên lớn hơn c1 và nhỏ hơn hoặc bằng c2, mẫu
kiểm thứ hai (n2) sẽ phải lấy để kiểm tra.
Nếu mẫu kiểm thứ hai được kiểm:
a) và có số áo lỗi cộng với số áo lỗi của mẫu kiểm thứ nhất không vượt quá c2, lô
hàng đó được đánh giá là ĐẠT.
b) và có số áo lỗi cộng với số áo lỗi của mẫu kiểm thứ nhất vượt quá c2, lô hàng đó
được đánh giá là KHÔNG ĐẠT
i) Lô hàng không đạt được chú thích rõ ràng hoặc bị loại.
ii) Lô hàng đạt và chi tiết lô hàng không đạt được gửi tới cảng giao hàng
Ví dụ về lấy mẫu kép:

Nếu số áo lỗi Kết quả

Mẫu kiểm thứ >c2 Lô hàng không đạt, không cần kiểm
nhất: n1 mẫu kiểm thứ hai

<c1 Lô hàng đạt, không cần kiểm mẫu kiểm


thứ hai

>c1 <=c2 Tiếp tục kiểm mẫu kiểm thứ hai

Mẫu kiểm thứ n1+n2 = số áo lỗi Lô hàng đạt


hai: n2 <c2

n1+n2 =số áo Lô hàng không đạt


lỗi>c2

Kế hoạch lấy mẫu theo Bảng AQL


AQL là một thuật ngữ thường được sử dụng khi chúng ta nhắc đến chất lượng trong
ngành công nghiệp may.
Mọi người thường sử dụng thuật ngữ này một cách khá tự do.
Vậy AQL là gì?
AQL là “Acceptable Quality Level”, nghĩa là “mức độ chất lượng có thể chấp nhận
được”.
Các chuyên gia về chất lượng sử dụng kế hoạch lấy mẫu theo Bảng AQL để quyết
định chấp nhận hay loại hàng kiểm. Hàng kiểm có thể là hàng hóa thô (chưa qua xử
lý), được trao đổi, đang trong quá trình sản xuất, hàng hóa và dịch vụ cuối cùng,
trước và trong khi giao hàng, v.v…
Người kiểm tra phụ thuộc vào bảng AQL để quyết định lượng hàng cần kiểm.

Tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu với các bạn ý nghĩa của một số thuật ngữ.
1. AQL:
Là mức độ chất lượng có xác suất chấp nhận được một lô hàng cao. AQL cũng được
định nghĩa là tỷ lệ tối đa số áo lỗi trên mỗi lô hàng có thể được coi là đạt yêu cầu
như một mức độ trung bình của cả quá trình kiểm..
2. Số lượng lô hàng
Là một tập hợp các đơn vị riêng lẻ từ một nguồn chung, sở hữu những đặc điểm
chung về chất lượng và được gửi đi theo nhóm để được kiểm tra/chấp nhận cùng
một lúc. (Số lượng lô hàng= N)
3. Kế hoạch lấy mẫu:
Là kế hoạch chỉ định số lượng hàng cần được chọn từ một lô hàng để kiểm. Số lượng
mẫu và số áo lỗi có thể chấp nhận được mô tả từng kế hoạch lấy mẫu cụ thể.
4. Cấp độ kiểm:
Cấp độ kiểm quyết định mối quan hệ giữa số lượng lô hàng và số lượng mẫu kiểm.
Mức độ kiểm được sử dụng cho bất cứ yêu cầu cụ thể nào sẽ được quy định rõ.
Có mức độ kiểm là: I, II, III được cho trong Bảng 1 là thường sử dụng. Thông thường,
người ta sử dụng cấp độ kiểm II. Tuy nhiên, có 3 cấp kiểm đặc biệt khác: S-1. S-2, S-
3, S-4 cũng được cho trong cùng bảng 1 và có thể được sử dụng khi cần kiểm những
lượng mẫu tương đối nhỏ và có rủi ro lấy mẫu cao hoặc có thể bỏ qua.
Có 3 cấp độ kiểm thông thường và 4 cấp độ kiểm đặc biệt. Các cấp kiểm (từ I đến
III) thường được sử dụng cho kiểm định không tổn hại. Cấp II là cấp độ thông thường
( trừ lượng kiểm nhỏ). Cấp I chỉ yêu cầu 40% lượng kiểm của cấp II và có thể được
sử dụng cho những yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Cấp III bằng 160% lượng kiểm của
Cấp II. Cấp III sẽ có rủi ro thấp hơn trong việc chấp nhận lô hàng với số lỗi vượt quá.
Tuy nhiên, cần phải kiểm tra số lượng mẫu lớn hơn. Trừ khi trong trường hợp bị chỉ
định thì người ta mới sử dụng Cấp II để kiểm.
Các cấp độ kiểm S-1, S-2, S-3 và S-4 có thể được sử dụng khi cần kiểm những số
lượng mẫu nhỏ hoặc có rủi ro cao. Ví dụ như đây là những phương pháp kiểm tổn hại
hoặc tốn kém chi phí (mất thời gian), hoặc với các lô hàng lớn, muốn kiểm các số
lượng mẫu kiểm nhỏ và các rủi ro cao có thể bỏ qua với các quy trình lặp lại (đinh ốc
của máy, dán tem, các công đoạn bắt chốt, v.v..) được thực hiện bởi nhà cung cấp.
Số lượng mẫu kiểm lớn cho các cấp độ kiểm tăng từ S-1 đến S-4.
5. Đơn vị lỗi:
Một đơn vị lỗi là một đơn vị có một hoặc nhiều lỗi. Việc kiểm tra các đơn vị lỗi
thường đếm số lượng các đơn vị lỗi. Một ngoại lệ là các kế hoạch lấy mẫu khác nhau
cho các đơn vị lỗi để ước tính số đơn vị lỗi bằng cách đo các thông số mang tính
chất vật lý và áp dụng phân bổ thông thường. Thay vì đếm các đơn vị lỗi, chúng ta
đếm số lượng các đơn vị lỗi.
6. Lỗi nặng:
Lỗi nặng ảnh hưởng lớn đến chất lượng của sản phẩm, dẫn đến kết quả: sản phẩm
không được sử dụng đúng với mục đích mong muốn của nó. Một sản phẩm có một
hoặc nhiều lỗi nặng. Bạn có thể tự mình đưa ra một danh sách các lỗi lớn cần được
kiểm tra. Tổ chức AQF (một tổ chức chỉ tập trung vào các dịch vụ kiểm soát chất
lượng) ngầm định rằng Lỗi lớn theo AQL là 2.5.
7. Lỗi nhẹ:
Lỗi nhẹ là lỗi không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sử dụng đúng với mục đích
mong muốn của một sản phẩm; hoặc một số đặc điểm của một sản phẩm bị lỗi này
không ảnh hưởng đến khả năng sử dụng của sản phẩm. Một sản phẩm sẽ có một
hoặc nhiều lỗi nhẹ.
8. Lỗi nghiêm trọng:
Lỗi nghiêm trọng là lỗi mang tính chất nghiêm trọng hoặc không an toàn. Một sản
phẩm có thể có một hoặc nhiều lỗi quan trọng. Bạn có thể tự mình chuẩn bị một
danh sách Các lỗi quan trọng cần được kiểm tra. Tổ chức AQF (một tổ chức chỉ tập
trung vào các dịch vụ kiểm soát chất lượng) ngầm định rằng Lỗi quan trọng theo
AQL là 0.

Các bước lấy mẫu theo Bảng AQL:


1. Đầu tiên, lựa chọn kế hoạch lấy mẫu phù hợp
2. Quyết định % AQL
3. Quyết định các tham số của các kế hoạch lấy mẫu
4. Xác lập lượng mẫu kiểm, tiêu chuẩn chấp nhận và loại bỏ
5. Lựa chọn các phần cần kiểm một cách ngẫu nhiên
6. Kiểm tra từng phần theo các đặc điểm đã cho
7. Chấp nhận hoặc loại các phần còn lại.

 BẢNG I – Các ký hiệu theo số lượng mẫu kiểm

Số lượng lô Cấp độ kiểm đặc biệt Cấp độ kiểm thông


hàng thường
S-1 S-2 S-3 S-4 GI GII GIII

2 đến 8 A A A A A A B
9 đến 15 A A A A A B C

16 đến 25 A A B B B C D

26 đến 50 A B B C C D E

51 đến 90 B B C C C E F

91 đến 150 B B C D D F G

151 đến 280 B C D E E G H

281 đến 500 B C D E F H J

501 đến 1200 C C E F G J K

1201 đến 3200 C D E G H K L

3201 đến 10000 C D F G J L M

10001 đến C D F H K M N
35000
35001 đến D E G J L N P
150000
150001 đến D E G J M P Q
500000
500001 và lớn D E H K N Q R
hơn

Đây là BiỂU ĐỒ tiêu chuẩn để lấy một sản phẩm trong mức độ có chất lượng có thể
chấp nhận được.
Cấp I
Nhà cung cấo này có vượt qua hầu hết các lần kiểm tra trước đó không? Bạn có cảm
thấy tự tin về chất lượng sản phẩm của họ không? Thay vì không làm gì để kiểm
soát chất lượng, khách hàng có thể kiểm tra các mẫu kiểm ít hơn bằng cách lựa
chọn Cấp độ kiểm là Cấp I.
Tuy nhiên, kiểm hàng theo cấp độ này, để tiết kiệm thời gian/chi phí, chứa đựng
nhiều rủi ro. Nhìn chung, khả năng tìm thấy các vấn đề về chất lượng kém hơn.
Cấp II
Cấp độ này được sử dụng rộng khắp nhất, được sử dụng như một cách mặc định.
Cấp III
Nếu một nhà cung cấp thường có các vấn đề về chất lượng, cấp độ này là hợp lý.
Phải kiểm tra nhiều mẫu kiểm hơn và một lô hàng sẽ (rất có khả năng) bị loại nếu
chất lượng của lô hàng đó thấp hơn tiêu chuẩn cho phép của khách hàng.
Một số khách hàng lựa chọn cấp độ kiểm là Cấp III để có các sản phẩm có giá trị
cao. Lựa chọn cấp độ này cũng thú vị vì chỉ mất 1 ngày để kiểm tra các lô hàng có
số lượng nhỏ, bất kể lựa chọn cấp độ nào.
4 Cấp độ kiểm “đặc biệt.
Đây là các cấp độ kiểm đặc biệt, chỉ được sử dụng trong trường hợp chỉ cần kiểm tra
một số ít các mẫu kiểm. Có 4 cấp độ kiểm đặc biệt là S-1, S-2, S-3 và S-4 […] có thể
được sử dụng với lượng mẫu kiểm tương đối nhỏ và rủi ro lấy mẫu cao, hoặc có thể
bị loại/bỏ qua.
Dưới Cấp S-3, số lượng mẫu cần kiểm tra thấp hơn Cấp S-4, và tiếp tục như vậy.
Trên thực tế: Với hàng hóa tiêu dùng, kiểm soát chất lượng thường được thực hiện
dưới cấp độ thông thường.
Các cấp độ đặc được chỉ được sử dụng cho những kiểm tra nhất định vì nó mất thời
gian hoặc tổn hại các mẫu kiểm. Một trường hợp khác sử dụng các cấp độ kiểm đặc
biệt là hợp lý như kiểm soát hàng chuyển lên công-ten-nơ để kiểm tra bên trong
thùng carton, không tốn quá nhiều thời gian để kiểm tra.
Trách nhiệm của khách hàng là lựa chọn cấp độ kiểm tra – mẫu kiểm nhiều hơn để
kiểm tra. Đồng nghĩa với việc cơ hội để loại các sản phẩm cao hơn khi chúng không
đạt yêu cầu. Nhưng nó cũng có nghĩa là kiểm tra mất nhiều ngày (nhiều chi phí)
hơn.
Dựa vào số lượng đơn hàng và cấp độ kiểm, chúng ta sẽ lựa chọn chữ cái tương ứng
trên bảng trên. Ví dụ, chúng ta có một đơn hàng gồm 5000 sản phẩm và khách
hàng của chúng ta yêu cầu kiểm ở cấp độ GII (Cấp độ kiểm thông thường II). Theo
đó, chúng ta cso thể chọn ký hiệu chữ cái tương ứng với chữ “L”.

BẢNG II – các kế hoạch lấy mẫu đơn theo cách kiểm thông thường.
Bảng này chỉ ra lượng mẫu kiểm khách hàng và giới hạn chất lượng có thể chấp
nhận được, số lượng lỗi chấp nhận (Ac) và số lượng lỗi không chấp nhận (Re).
Từ Bảng I trước, chúng ta đã biết Mã ký hiệu là “L”, theo đó dựa vào giới hạn chất
lượng có thể chấp nhận được của khách hàng, ví dụ là AQL 2.5. Chúng ta sẽ có
lượng mẫu kiểm tương ứng là 200 cái và số lượng lỗi có thể chấp nhận được là 10
cái và số lượng lỗi không chấp nhận được là 11 cái.
 Mũi tên xuống : Sử dụng kế hoạch lấy mẫu đầu tiên dưới mũi tên

 Mũi tên lên : Sử dụng kế hoạch lấy mẫu đầu tiên trên mũi tên

 Ac : Số lượng lỗi chấp nhận được

 Re : Số lượng lỗi không chấp nhận được

Ví dụ 1:
Chúng ta có một đơn hàng có 500 chiếc áo và khách hàng yêu cầu Cấp độ kiểm là
GII, AQL 2.5 (lấy mẫu đơn). Theo đó, có bao nhiêu chiếc áo được nhặt ngẫu nhiên để
kiểm tra? Có bao nhiêu áo lỗi vẫn có thể chấp nhận được? Và bao nhiêu cái lỗi
không thể chấp nhận được?

You might also like