You are on page 1of 9

1.

AQL: Acceptance Quality Level:


*Inspection by attribute: Kiểm tra định tính: Là việc kiểm tra mà nhờ đó
các cá thể mẫu sẽ được phân loại thành phù hợp hoặc không phù hợp với
một yêu cầu, qui định, hoặc một tập hợp các yêu cầu, qui định nào đó.
* Sự không phù hợp( nonconformmity): Là sự không đáp ứng các yêu
cầu, quy định nào đó của sản phẩm.
* Cá thể không phù hợp (nonconforming item): Là các các cá thể có chứa
một hoặc nhiều sự không phù hợp.
* Bộ phận có thẩm quyền( responsible authority): Bộ phận được ủy quyền để
đưa ra các quyết định có liên quan đến chất lượng vd như bộ phận chất lượng
thuộc tổ chức cung cấp, người mua hoặc bộ phận của tổ chức mua hàng….
* Lô sản xuất ( production lot): Số lượng sản phẩm, vật liệu hoặc dịch vụ được
hình thành trong các điều kiện đồng nhất về các yếu tố quá trình.
* Lô kiểm tra( inspection lot): Lô kiểm tra có thể gồm một hoặc nhiều lô, gồm
một phần hoặc toàn bộ các cá thể của lô sản xuất.
* cỡ lô( Lot size): Số lượng các thể có trong một lô.
*Mẫu( sample): Tập hợp một hoặc nhiều các thể được lấy ra từ lô kiểm tra
nhằm cung cấp thông tin, chất lượng về lô đó.
* cỡ mẫu(sample sỉze): số lượng cá thể có trong mẫu.
* Kế hoạch lấy mẫu( sampling plan):
+ là sự kết hợp của cỡ mẫu cần kiểm tra với mức độ kiểm tra( inspection level)
và các chuẩn mực tiếp nhận lô hàng(AQL).
+ Kế hoạch lấy mẫu một lần là quá trình kiểm tra cỡ mẫu nhằm xác định số
lượng chấp nhận/loại bỏ đối cỡ mẫu đó, quyết định chấp nhận hoặc loại bỏ được
đưa ra sau khi kiểm tra mẫu của một hoặc 2 lần lấy mẫu.
+ Kế hoạch lấy mẫu nhiều lần là quá trình kiểm tra nhiều cỡ mẫu
 Trung bình quá trình( process average): Là mức chất lượng cảu quá trỉnh
được lấy trung bỉnh trong một khoảng thời gian hoặc một lượng sản phẩm
xác định( vd theo dõi tỉ lệ lỗi trong vòng một tháng sau đó tính cộng dồn
lại sẽ ra mức trong bình sản phẩm lỗi trong quá trình đó là bao nhiêu phần
trăm).
*Giới hạn chất lượng AQL: là giới hạn hoặc một mức độ tối đa của sản
phẩm xấu nhất có thể chấp nhận đc trong một cỡ mẫu cụ thể.AQL là số
lượng sản phẩm bị lỗi tối đa cá thể chấp nhận được trong quá trình kiem63
tra cỡ mẫu.
*Kiểm tra thông thường: Normal inspection
- sử dụng kế hoạch lấy mẫu với chuẩn mực chấp nhận đã được hoạch định để
đảm bảo xác suất chấp nhận cao cho nhà sản xuất khi mức chất lượng trung
bình của lô cao hơn giới hạn chất lượng chấp nhận.
- Thường sử dụng chế độ kiểm tra thông thường khi không có nghi ngờ về
mức trung bình quá trình so với mức chấp nhận.
* Kiểm tra ngặt( tightened inspection):
- là phương pháp sử dụng kế hoạch lấy mẫu có chuẩn mực chấp nhận chặt
chẽ hơn so với chuẩn mực của kế hoạch tương ứng cho kiểm tra thông
thường.
- Kiểm tra ngặt đc áp dụng khi kế hoạch kiểm tra có nhiều lô liên tiếp trước
đó cho thấy mức trung bình quá trình kém hơn so với giới hạn chất lượng
chấp nhận AQL.
*Kiểm tra giảm(reduce inspection):
- Sử dụng kế hoạch lấy mẫu có cỡ mẫu nhỏ hơn so với phương án tương ứng
của kiểm tra thông thường dù cỡ mẫu vẫn tương ứng như trong kiểm tra
thông thường.
- Trong kiểm tra giảm khả năng để tách biệt là chấp nhận hay từ chối lô sẽ
kém hơn so với kiểm tra thông thường tức là có sai số đánh giá lớn hơn.
- Kiểm tra giảm có thể áp dụng khi kết quả kiểm tra nhiều lô liên tiếp được
xác định trước đó cho thấy mức trung bình quá trình là tốt hơn mức chất
lượng chấp nhận .
Source : https://accgroup.vn/tieu-chuan-aql/ - WP Extra
Các cấp độ kiểm tra: https://thuannhat.com.vn/tieu-chuan-aql-la-gi-cac-
buoc-ap-dung-aql/
 Phương pháp lấy mẫu kiểm tra định tính
a) Nguyên tắc lấy mẫu
- Phương pháp lấy mẫu: các cá thể phải đc lấy từ lô bằng cách lấy
ngẫu nhiên, đối với các lô phụ hoặc phân tầng thì phải dùng pp lấy
mẫu phân tầng.
- Thời điểm lấy mẫu: có thể lâý mẫu trong hoặc sau khi lô hàng đc
sản xuất.
- Khi lấy mẫu hai hoặc nhiều lần thì mẫu tiếp theo phải đc chọn từ
phần còn lại của lô đó.
b) Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên: giả sử một tổng thể có N phần tử,
pp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản là pp lấy mẫu sao cho mọi cá thể của
tổng thể có xác xuất đc chọn là như nhau p=1/N
c) Phương pháp lấy mẫu phân tầng: VD lô hàng đc sản xuất theo các
khoảng thời gian trong 1 ngày, chia thành các khoảng từ 6-12h lấy
mẫu 1 lần, 12-18h lấy tiếp 1 lần, 18-24h lấy tiếp 1 lần từ 24-6h sáng
hsau lại lấy tiếp 1 lần.
- Phân lô thành nhiều lô con theo các khoảng thời gian phù hợp để
lấy mẫu.
- Áp dụng pp lấy mẫu ngẫu nhiên cho các lô con đó đề lấy đủ số
lượng mẫu cần thiết.
d) Pp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo nguồn biến động: vd 1 lô hàng
đc sx trên 4 line A B C D, trên mỗi line ta sẽ lấy một số lượng mẫu
theo pp lấy mẫu ngẫu nhiên để đc lượng mẫu cần thiết trên tổng thể
toàn lô. Các nguồn biến động thường là các máy móc, các dây chuyền,
các nhà cung cấp.
e) Pp lấy mẫu nhiều lần: pp này các mẫu sẽ đc lấy ngẫu nhiên qua nhiều
bước. VD khi sx ra một lô hàng, trong lô hàng này có n thùng carton,
mỗi thùng carton lại chứa n sản phẩm, thì đầu tiên sẽ tiến hành lấy
mẫu ngẫu nhiên cho thùng carton, mổi thùng carton sẽ lấy ngẩu nhiên
ra 5 sp từ các tùng carton đã đc chọn.mỗi thùng lấy số lượng mẫu như
nhau.
f) Quy tắc chuyển đội chế độ kiểm tra
Gồm có 3 chế độ kiểm tra: Kiểm tra thường, kiểm tra ngặt và kiểm tra
giảm. Việc chuyển đổi qua lại giữa các lô này giúp kiểm soát chất
lượng các lô hàng, tiết kiệm đc nguồn lực khi các lô hàng có chất
lượng đáp ứng yêu cầu của tổ chức.
 PP tính giá trị điểm chuyển đổi:
*

Giải thích:
- Khi bắt đầu kiểm tra bao giờ cũng sẽ tiến hành kiểm tra thông
thường trước,vì khi mới phát triển nhà sản xuất thì hệ thống quản
lý chất lượng của các nhà cung cấp đã đc thiết kê và thẩm định là
đạt yêu cầu rồi, có đủ bằng chứng để chứng minh mức chất lượng
của quá trình tốt hơn mức AQl.khi đó k cần kta ngặt nữa.
- Sau khi kiểm tra thường, nếu có 2 trong 5 hoặc ít hơn các lô sản
phẩm liên tiếp không dc chấp nhận thì phải chuyển sang kiểm soát
ngặt.
- Nếu sau khi kiểm tra ngặt mà có 5 lô sản phẩm k dc chấp nhận thì
phải ngừng kiểm tra.( không chấp nhận lô hang từ ncc đó nữa)
- Khi đó nhà cung cấp sẽ tiền hành cải tiến sp, sau đó tiếp tục quay
lại kiểm tra ngặt.nếu có 5 lô sp liên tiếp đc chấp nhận thì tiến hành
kiểm tra thường.
- Để chuyển đổi từ ktra thường sang kiểm tra giảm khi thỏa mãn các
điều kiện sau: Giá trị hiện tại cảu điểm chuyển đổi ít nhất là 30,độ
ổn định của sản phẩm và phê duyệt của bộ phận có thẩm quyền.
- Khi thực hiện kiểm tra giảm mà xảy ra các kết quả sau: lô sản
phẩm không đc chấp nhận hoặc sản phẩm k đúng quy cách hoặc
các đk chuyển đổ khác k đạt yêu cầu thì chuyển sang chế độ ktra
thông thường.
*Bảng xác định mã chữ cái, cỡ mẫu, số loại bỏ và số chấp nhận theo kích cỡ lô và AQL
AQL 2859-1 (Bài 5/8) - YouTube
* thuật ngữ "Ac" dùng để chỉ "chấp nhận", là số lượng đơn vị bị lỗi tối đa trong lô vẫn
có thể được coi là chấp nhận được.Và "Re" đề cập đến "từ chối", đại diện cho số
lượng lô lấy mẫu bị từ chối.
h) Các bước thực hiện qui trình kiểm tra:
- lựa chọn tiêu chuẩn kiểm tra
- Xác định mức AQL
- lựa chọn mức kiểm tra:
+ các mức kiểm tra chung như GI, GII, GIII, thường được áp dụng cho kiểm tra quá trình
sản xuất và khi chất lượng đáp ứng yêu cầu.
+ các mức kiểm tra đặc biệt S-1, S-2, S-3, S-4 thường đc áp dụng cho các kiểm tra phá
hủy hoặc khi chất lượng ổn định và đáp ứng yêu cầu.
- Lựa chọn chế độ kiểm tra: Kiểm tra thường, kiểm tra ngặt, kiểm tra giảm tùy theo
mức chất lượng thực tế so với mục tiêu.
 Chú Ý:

+ Tiêu chuẩn kiểm tra, mức kiểm tra, chế độ kiểm tra và AQL cần đc xác định dựa trên thực tế chất
lượng của lô hàng cũng như yêu cầu từ khách hàng. Mức kiểm tra phải đủ chặt chẽ để có thể phát
hiện các sản phẩm không phù hợp trong lô hàng. Khi xác suất phát hiện lỗi thấp và chất lượng không
đáp ứng yêu cầu, cần điều chỉnh tham số này.

+ Giá trị cụ thể của sample size và AQL cần đc xác định phù hợp với mục tiêu chất lượng cũng như
nguồn lực của tổ chức để đảm bảo khả năng đạt đc các mục tiêu đã hoạch định với chi phí nhỏ nhất.
- Lựa chọn phương án lấy mẫu: Phương án lấy mẫu 1, 2 hoặc nhiều lần được cân nhắc
dựa trên tính đặc thù của lô hàng và tính ổn định của chất lượng của mã hàng đang
dược kiểm soát.
- Lấy mẫu theo mức độ kiểm tra, kế hoạch lấy mẫu và phương pháp lấy mẫu được phê
duyệt,
- Kiểm tra: Thực hiện các bước kiểm tra theo qui trình kỹ thuật đã được phê duyệt.
- Đán giá lô hàng, trường hợp lô hàng bị đánh giá không đạt thì lô hàng đó sẽ bị loại
bỏ. Nếu nhà cung cấp tiến hành sửa hoặc làm lại thì sau khi sửa , làm lại nên cân
nhắc kiểm tra lại lô hàng theo chế độ ngặt.
2. Confidence level
a) Kiểm định giả thuyết (Hypothesis testing)
-Kiểm định giả thuyết là quá trình thiết lập và sử dụng các tiêu chuẩn thống kê để hỗ trợ
cho việc đi đến quyết định về giá trị của giả thuyết trong điều kiện bất định. Trong
những quyết định như thế, người ta có thể may mắn lựa chọn đúng, nhưng cũng có thể
vấp phải rủi ro, tức lựa chọn sai lầm.
-Quá trình kiểm định giả thuyết có liên quan đến việc đánh giá và đưa ra các tiêu chuẩn
cho phép tối thiểu hóa khả năng đi đến quyết định sai lầm.

b) Giả thuyết vô định ( Null hypothesis) và giả thuyết thay thế(Alternative Hypothesis)

- Các giả thuyết vô định và thay thế đưa ra các câu trả lời cạnh tranh cho câu hỏi nghiên cứu của bạn.
Giả thuyết vô định nói rằng một tham số dân số (chẳng hạn như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,
v.v.) bằng với một giá trị được giả định. Giả thuyết null thường là một tuyên bố ban đầu dựa trên các
phân tích trước đó hoặc kiến thức chuyên ngành.

+ Giả thuyết vô hiệu () trả lời “Không, không có ảnh hưởng nào trong quần thể.”

+ Giả thuyết thay thế ( H a ) trả lời “Có, có một tác động trong quần thể.”

-Giả thuyết vô định là tuyên bố rằng không có ảnh hưởng nào tác động đến đối tượng nghiên cứu .

+ Nếu mẫu cung cấp đủ bằng chứng chống lại tuyên bố rằng không có ảnh hưởng nào tác động đến
đối tượng nghiên cứu ( p ≤ α), thì chúng ta có thể bác bỏ giả thuyết vô định.

- Giả thuyết thay thế nói rằng một tham số dân số nhỏ hơn, lớn hơn hoặc khác với giá trị được giả
thuyết trong giả thuyết null. Giả thuyết thay thế là những gì bạn có thể tin là đúng hoặc hy vọng
được chứng minh là đúng.

c) One-sided and two-sided hypotheses- Giả thuyết một phía và 2 phía

- Two-sided hypotheses: Sử dụng giả thuyết thay thế hai phía (còn được gọi là giả thuyết không định
hướng) để xác định xem tham số tổng thể có lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị được giả thuyết hay
không. Thử nghiệm hai phía có thể phát hiện khi tham số tổng thể khác nhau theo một trong hai
hướng, nhưng có ít hiệu quả hơn so với thử nghiệm một phía.

- One side hypothesis: Sử dụng giả thuyết thay thế một phía (còn được gọi là giả thuyết định hướng)
để xác định xem tham số tổng thể có khác với giá trị giả định theo một hướng cụ thể hay không. có
thể chỉ định hướng lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị giả định. Phép thử một phía có sức mạnh lớn hơn
phép thử hai phía, nhưng nó không thể phát hiện liệu tham số tổng thể có khác theo hướng ngược
lại hay không.

d) Alpha, p value:
- Alpha: là xác suất bác bỏ giả thuyết null khi giả thuyết null đúng, alpha nằm trong khoảng từ 0-1.

- P value: giá trị p là xác suất thu được một kết quả cực đoan bằng, hoặc cực đoan hơn, kết quả thực
sự thu được khi giả thuyết null là đúng.

e) confidence interval- Khoảng tin cậy:

- Khoảng tin cậy ( CI ) là một phạm vi ước tính cho một tham số chưa biết . Khoảng tin cậy được tính
ở mức độ tin cậy được chỉ định ; mức tin cậy 95% là phổ biến nhất, nhưng các mức khác, chẳng hạn
như 90% hoặc 99%, đôi khi được sử dụng.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ rộng của CI bao gồm cỡ mẫu , độ biến thiên của mẫu và mức độ tin
cậy. mẫu lớn hơn tạo ra khoảng tin cậy hẹp hơn, độ biến thiên lớn hơn trong mẫu tạo ra khoảng tin
cậy rộng hơn và mức độ tin cậy cao hơn tạo ra khoảng tin cậy rộng hơn.

- Mức độ tin cậy– confidence level: là tỷ lệ phần trăm số lần bạn muốn tái tạo ước tính giữa giới hạn
trên và giới hạn dưới của khoảng tin cậy và được đặt theo giá trị alpha .

Mức độ tin cậy mong muốn của bạn thường là một trừ đi giá trị alpha (α) mà bạn đã sử dụng trong
bài kiểm tra thống kê của mình :

Mức độ tin cậy = 1 − a

Vì vậy, nếu bạn sử dụng giá trị alpha p < 0,05 cho ý nghĩa thống kê thì mức độ tin cậy của bạn sẽ là 1
− 0,05 = 0,95 hay 95%.

Ví dụ về giả thuyết null, mối quan hệ giữa alpha, p value: Null & Alternative Hypotheses |
Definitions, Templates & Examples (scribbr.com)

Ví dụ về khoảng tin cậy: Understanding Confidence Intervals | Easy Examples & Formulas
(scribbr.com)

Ví dụ về P value: Understanding P-values | Definition and Examples (scribbr.com)

3) Reliability and validity-độ tin cậy và độ chuẩn xác:

- Reliability and validity là những khái niệm được sử dụng để đánh giá chất lượng của nghiên cứu. Độ
tin cậy biểu thị về tính nhất quán của một biện pháp và tính hợp lệ là về độ chuẩn xác của một biện
pháp

Độ tin cậy so với Giá trị trong Nghiên cứu | Sự khác biệt, các loại và ví dụ (www-scribbr-
com.translate.goog)

Reliability vs. Validity in Research | Difference, Types and Examples (scribbr.com)


ác loại độ tin cậy

Loại độ tin cậy Nó đánh giá cái gì? Ví dụ

Kiểm tra lại độ tin Tính nhất quán của phép đo theo thời Một nhóm người tham gia hoàn thành
cậy gian : bạn có nhận được kết quả một bảng câu hỏi được thiết kế để đo
tương tự khi lặp lại phép đo không? lường các đặc điểm tính cách. Nếu họ
lặp lại bảng câu hỏi cách nhau vài
ngày, vài tuần hoặc vài tháng và đưa
ra những câu trả lời giống nhau, điều
này cho thấy độ tin cậy của việc kiểm
tra-kiểm tra lại cao.

Sự tin cậy lẫn Tính nhất quán của một phép đo giữa Dựa trên danh sách kiểm tra các tiêu
nhau những người đánh giá hoặc người chí đánh giá, năm giám khảo đưa ra
quan sát : bạn có nhận được kết quả các kết quả khác nhau đáng kể cho
giống nhau khi những người khác cùng một dự án của học sinh. Điều
nhau tiến hành cùng một phép đo này cho thấy rằng danh sách kiểm tra
không? đánh giá có độ tin cậy giữa những
người đánh giá thấp (ví dụ, do các tiêu
chí quá chủ quan).

Thống nhất nội Tính nhất quán của phép đo : bạn có Bạn thiết kế một bảng câu hỏi để đo
bộ nhận được kết quả giống nhau từ các lòng tự trọng. Nếu bạn chia ngẫu
phần khác nhau của bài kiểm tra được nhiên các kết quả thành hai nửa, thì
thiết kế để đo cùng một thứ không? sẽ có mối tương quan chặt chẽ giữa
hai nhóm kết quả. Nếu hai kết quả rất
khác nhau, điều này cho thấy tính nhất
quán bên trong thấp.

Đảm bảo tính hợp lệ


Nếu bạn sử dụng điểm số hoặc xếp hạng để đo lường sự thay đổi của một thứ gì đó
(chẳng hạn như đặc điểm tâm lý, mức độ khả năng hoặc đặc điểm thể chất), thì điều
quan trọng là kết quả của bạn phải phản ánh những thay đổi thực tế một cách chính
xác nhất có thể. Tính hợp lệ nên được xem xét trong giai đoạn đầu tiên của nghiên
cứu của bạn, khi bạn quyết định cách bạn sẽ thu thập dữ liệu của mình.

 Lựa chọn phương pháp đo phù hợp

Đảm bảo rằng phương pháp và kỹ thuật đo lường của bạn có chất lượng cao và
được nhắm mục tiêu để đo lường chính xác những gì bạn muốn biết. Chúng nên
được nghiên cứu kỹ lưỡng và dựa trên kiến thức hiện có.
Ví dụ: để thu thập dữ liệu về đặc điểm tính cách, bạn có thể sử dụng bảng câu hỏi
tiêu chuẩn được coi là đáng tin cậy và hợp lệ. Nếu bạn phát triển bảng câu hỏi của
riêng mình, thì bảng câu hỏi đó phải dựa trên lý thuyết đã được thiết lập hoặc kết
quả của các nghiên cứu trước đây và các câu hỏi phải được diễn đạt cẩn thận và
chính xác.

 Sử dụng các phương pháp lấy mẫu thích hợp để chọn đối tượng của
bạn

Để tạo ra kết quả có giá trị và có thể khái quát hóa , hãy xác định rõ ràng dân số mà
bạn đang nghiên cứu (ví dụ: những người thuộc một độ tuổi, vị trí địa lý hoặc nghề
nghiệp cụ thể). Đảm bảo rằng bạn có đủ người tham gia và họ đại diện cho dân
số. Không làm như vậy có thể dẫn đến sai lệch lấy mẫu và sai lệch lựa chọn .

Reliability and Validity - Definitions, Steps & Examples (researchprospect.com)

You might also like