You are on page 1of 4

MSA

I. Giới thiệu, mục đích và các thuật ngữ:


1. Chất lượng đo đạc của dữ liệu:
- Chất lượng của dữ liệu đo lường được xác định bởi các thuộc tính thống kê
của nhiều phép đo thu được từ một hệ thống đo lường hoạt động trong các
điều kiện ổn định.
Ví dụ: khách hàng yêu cầu sản xuất chỉ có độ dài là 1m, trong quá trình sản
xuất tiến hành đo độ dài mẫu chỉ, nếu kết quả đo gần với 1m thì chất lượng
cảu dữ liệu đo được cjo là cao.Nếu một số hoặc tất cả kết quả đo ở xa so với
giá trị 1m thì chat lượng của dữ liệu đo được cho là thấp.
- Các thuộc tính thống kê được sử dụng phổ biến nhất để mô tả chất lượng của
dữ liệu là độ lệch và phương sai của hệ thống đo lường. Thuộc tính được gọi
là độ lệch đề cập đến vị trí của dữ liệu so với giá trị tham chiếu (chính) và
thuộc tính được gọi là phương sai đề cập đến mức độ lan truyền của dữ liệu.
- Nguyên nhân khiến dữ liệu đo đạt có chất lượng thấp là do có quá nhiều biến
thể do tác động của môi trường lên hệ thống đo lường.
Ví dụ: đo thể tích mực nước của một hồ bơi, do ảnh hưởng của nhiệt độ trời
nên mực nước có thể sẽ bị thay đổi do sự bay hơi, dẫn đến dữ liệu đo lường
không chính xác.
- Một hệ thống đo lường có lượng biến thiên lớn có thể không phù hợp để sử
dụng trong phân tích quy trình sản xuất vì biến thể của hệ thống đo lường có
thể che lấp biến thể trong quá trình sản xuất. Phần lớn công việc quản lý một
hệ thống đo lường được hướng vào việc theo dõi và kiểm soát sự thay đổi.
Trong số những thứ khác, điều này có nghĩa là cần nhấn mạnh vào việc tìm
hiểu cách hệ thống đo lường tương tác với môi trường của nó để chỉ tạo ra
dữ liệu có chất lượng chấp nhận được.
2. Phân tích hệ thống đo lường là gì:
- Phân tích hệ thống đo lường là một loại thử nghiệm, trong đó bạn lặp đi lặp
lại cùng một mục bằng cách sử dụng những người hoặc những thiết bị khác
nhau.
- MSA được dùng để định lượng mức độ thay đổi trong một phép đo xuất phát
từ chính hệ thống đo lường chứ không phải từ sự thay đổi cảu sản phẩm
hoặc qui trình.
- Giúp xác định được những cách thức mà một hệ thống đolường cần được cải
thiện.
3. Mục đích phân tích hệ thống đo lường:
- Mục đích của phân tích hệ thống đo lường là để đủ điều kiện sử dụng một hệ
thống đo lường bằng cách định lượng độ chính xác và độ ổn định của nó.
- Phân tích hệ thống đo lường là bước quan trọng đầu tiên cần thực hiện trước
mọi quyết định dựa trên dữ liệu, bao gồm kiểm soát qui trình thống kê, phân
tích tương quan và hồi qui cũng như thiết kế thử nghiệm.\
4. Các định nghĩa:
- Độ chính xác hay còn gọi là độ lệch(Accuracy): Độ chính xác đạt được khi
giá trị đo lường có ít sai lệch so với giá trị thực tế.Độ chính xác thông
thường được kiểm tra bằng cách so sánh giá trị trung bình của các phép đo
lặp lại với giá trị tiêu chuẩn đã biết cho đơn vị đó.
- Độ lặp lại (Repeatability):Đạt được khi cùng một người thực hiện nhiều
phép đo trên cùng một vật phẩm hoặc một đặc tính cho ra cùng một kết quả
mỗi lần.
- Độ tái lặp( Reproducibility): Đạt được khi các người khác( các thiết bị
khác…) nhận được kết quả tương tự như bạn nhận được khi đo lường cùng
một vật phẩm hoặc đặc tính.
- Độ ổn định(Stability):Đề cập đến khả năng hệ thống đo lường để tạo ra các
giá trị giống nhau theo thời gian khi đo cùng một mẫu.
- Gage Repeatability and reproducibility( gage R&R): Là ước tính sự kết hợp
về độ lặp lại và khả năng tái lặp của hệ thống đo lường.Năng lực của hệ
thống đo lường tùy thuộc vào phương pháp được sử dụng có thể bao gồm
hoặc không bao gồm ảnh hưởng của thời gian.
5. Quy trình đo lường:
- Chất lượng của một hệ thống đo lường thường chỉ được xác định bởi các
thuộc tính thống kê của dữ liệu mà nó tạo ra theo thời gian.Các thuộc tính
khác, chằng hạn như chi phí, chính dễ sử dụng… cũng quan trọng ờ chỗ
chúng góp phần tạo nên tính mong muốn tổng thể của một hệ thống đo
lường. Nhưng chính các thuộc tính thông1 kê của dữ liệu được tạo ra sẽ
quyết định chất lượng của hệ thống đo lường.
- Một số thuộc tính cơ bản xác định hệ thống đo lường là tốt:
+ Thống kế phải ổn định theo thời gian.
+ Độ biến thiên nhỏ so với độ biến thiến quá trình.
+ Sự thay đổi nhỏ so với giới hạn đặc điểm kỹ thuật(dung sai)
+ Độ phân giải hoặc khả năng phân biệt của thiết bị đo lường phải nhỏ so
với giá trị nhỏ hơn của dung sai thông số kỹ thuật hoặc độ mở rộng quy trình
(biến thể). Theo nguyên tắc thông thường, hệ thống đo lường phải có độ
phân giải ít nhất bằng 1/10 giá trị nhỏ hơn của dung sai thông số kỹ thuật
hoặc khoảng cách quá trình. Nếu độ phân giải không đủ tốt, hệ thống đo
lường sẽ không nhận ra sự thay đổi của quy trình, do đó làm giảm hiệu quả
của nó.
("Quy tắc 10:1" là một hướng dẫn trong đo lường. Nói rộng ra, dụng cụ đo
bạn chọn phải chính xác (không chỉ phân biệt) đến 1/10 dung sai.
Nói cách khác, nếu bạn có một tính năng có dung sai là 0,010", dụng cụ đo
lường của bạn phải chính xác không dưới 0,001)( trang 55)
- Các nguyên tắc cơ bản về phân tích hệ thống đo lường:
+ Xác định số người thẩm định, số Sample part và số lần đọc lại.Số lượng
part lớn hơn và số lần đoc lặp lại cho ra kết quả với mức độ tin cậy cao hơn,
nhưng các con số phải được cân bằng với thời gian, chi phí và sự gián đoạn
liên quan.
+ Các thẩm định viên phải là người thường xuyên thực hiện phép đo và quen
thuộc với thiết bị và quy trình.
+ Phải đảm bảo có một quy trình được lập thành văn bản và được tất cả các
thẩm định viên tuân theo.
+ Chọn các sample part để đại diện cho toàn bộ quá trình trải rộng.Đây là
một điểm quan trọng .Nếu quá trình trãi rộng không được trình bày đầy đủ
thì mức độ sai số đo lường có thể bị cường điệu hóa.
+nên đánh dấu vị trí đo chính xác trên từng part để giảm thiểu tác động của
sự thay đổi bên trong part.
+Các bộ phận phải được đánh số và các phép đo phải được thực hiện theo
thứ tự ngẫu nhiên để người thẩm định không biết số được gán cho từng part
hoặc bất kỳ giá trị đo lường nào trước đó cho part đó.Một bên thứ ba nên ghi
lại các phép đo, người thẩm định, số thử nghiệm và số của từng part trên
cùng một bảng.
- Phân tích kết quả:Các kết quả phải được đánh giá để xác định xem thiết bị
đo có được chấp nhận cho ửng dụng dự kiến cảu nó hay không.
+ Lỗi lắp ráp hoặc cố định thiết bị đo:Khi thiết bị cố định được thiết kế
không phù hợp hoặc thiết bị đo được lắp ráp kém sẽ làm tăng sai số đo
lường.Điều này được thể hiện khi các phép đo hiển thị sự không ổn định của
quá trình hoặc các điều kiện ngoài tầm kiểm soát. Có thể là do thay đổi của
thước đo quá mức hoặc độ lặp lại kém và giá trị GRR kém.Khi đó cần xem
lại hướng dẫn lắp ráp và thiết lập để đảm bảo thiết bị đo được lắp ráp đúng
cách.
+ Lỗi vị trí: thường được xác định bằng cách phân tích độ lệch và độ tuyến
tính.Sai số của độ lệch và dộ tuyến tính của một hệ thống đo lường là không
thể chấp nhận được nếu nó khác 0 một cách đáng kể hoặc vượt quá sai số tối
đa cho phép được thiết lập bởi qui trình hiệu chuẩn thiết bị đo.
https://www.isixsigma.com/dictionary/gage-rr/

You might also like