You are on page 1of 7

Nói thêm một chút về mảng QA/QC: Ngoài các ý trên như Lê Thái, Phuongdoosan đã nói mình

bổ sung thêm một chút về QC (Quality control), tùy quy mô,tính chất của nhà máy mà có thể
phân ra QA hay QC. Với các công ty sản xuất thì chắc chắn phải có QC thông thường chia làm 4
loại QC.
1. IQC (incoming QC): Kiểm tra chất lượng đầu vào (cũng có thể là QA đầu vào)
2. IPQC (In process QC): Kiểm tra chất lượng trong công đoạn, nôm na là QC đứng ở dây
chuyền kiểm soát liên tục các máy đã được phân công
3. FQC (Final QC): Kiểm tra công đoạn cuối cùng của sản phẩm sau khi hoàn thành, tùy tính
chất công việc, mặt hàng,quy mô sản xuất mà có cần FQC hay không, với FQC thường kiểm tra
100% hàng thành phẩm
4. OQC (Out - going QC): Công đoạn này kiểm tra sắc xuất theo tỷ lệ phần trăm cho trước (tỷ lệ
lấy mẫu) ví dụ như ANSI/ASQL Level II 0.4

Bảy công cụ quản lý chất lượng trong sản xuất

7 Công cụ quản lý chất lượng trong sản xuất

I. Bảy công cụ dùng để quản lý chất lượng trong sản xuất:


• Biểu đồ Pareto
• Biểu đồ nguyên nhân chính
• Đồ thị
• Check sheet
• Histogram
• Biểu đồ phân bố
• Biểu đồ quản lý

7 công cụ kiểm soát chất lượng cơ bản ( 7 Basic Quality Control Tools – 7 QC Tools) được xem là
những hành trang không thể thiếu nhằm đạt được mục tiêu “Chất lượng toàn diện”, mang lại sự hài
lòng cho khách hàng với chi phí thấp nhất.
Xác định được đâu là nguyên nhân gốc của vấn đề, định ra được thứ tự ưu tiên vấn đề cần giải
quyết để đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng các nguồn lực, từ đó đưa ra được quyết định đúng
đắn để giải quyết vấn đề.

Sau đây là 1 số ví dụ trong sản xuất:


1, Phiếu kiểm tra (Check sheet): được sử dụng cho việc thu thập dữ liệu. Dữ liệu thu được từ
phiếu kiểm tra là đầu vào cho các công cụ phân tích dữ liệu khác, do đó đây bước quan trọng quyết
định hiệu quả sử dụng của các công cụ khác.
2. Biểu đồ Pareto (Pareto chart): sử dụng các cột để thể hiện các hiện tượng và nguyên nhân lỗi,
nhóm lại các dạng lỗi gây ra trong sản xuất ; Nhóm thiết bị và bộ phận gây ra lỗi .Các đường gấp
khúc được thêm vào để chỉ ra tần suất tích luỹ.
+ Các dạng lỗi gây ra trong sản xuất bản vẽ

+ Các dạng lỗi nhóm thiết bị

+ Các lỗi của các bộ phận gây ra


3. Biểu đồ nhân quả (Ishikawa diagram)́ : Chỉ mối liên hệ giữa các đặc tính mục tiêu và các yếu
tố, những yếu tố dường như có ảnh hưởng đến các đặc tính, biểu diễn bằng hình vẽ giống xương
cá.
4. Biểu đồ phân bố (Histogram): là một dạng của đồ thị cột trong đó các yếu tố biến động hay các
dữ liệu đặc thù được chia thành các lớp hoặc thành các phần và được diễn tả như các cột với
khoảng cách lớp được biểu thị qua đường đáy và tần suất biểu thị qua chiều cao.

5. Biểu đồ kiểm soát (Control chart): Biểu đồ kiểm soát là đồ thị đường gấp khúc biểu diễn giá trị
trung bình của các đặc tính, tỷ lệ khuyết tật hoặc số khuyết tật. Chúng được sử dụng để kiểm tra sự
bất thường của quá trình dựa trên sự thay đổi của các đặc tính (đặc tính kiểm soát). Biểu đồ kiểm
soát bao gồm 2 loại đường kiểm soát: đường trung tâm và các đường giới hạn kiểm soát, được sử
dụng để xác định xem qúa trình có bình thường hay không. Trên các đường này vẽ các điểm thể
hiện chất lượng hoặc điều kiện quá trình. Nếu các điểm này nằm trong các đường giới hạn và
không thể hiện xu hướng thì quá trình đó ổn định. Nếu các điểm này nằm ngoài giới hạn kiểm soát
hoặc thể hiện xu hướng thì tồn tại một nguyên nhân gốc
6. Biểu đồ phân tán (Scatter diagram): Biểu đồ phân tán chỉ ra mối quan hệ giữa 2 biến trong
phân tích bằng số. Để giải quyết các vấn đề và xác định điều kiện tối ưu bằng cách phân tích định
lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến số.

7. Biểu đồ phân vùng (Stratified diagram): Phân vùng thông thường để tìm ra nguyên nhân của
khuyết tật.

II. Áp dụng 7 công cụ kiểm soát chất lượng có hiểu quả sau đây?
Nâng cao uy tín
Chất lượng tốt hơn
Giảm chi phí liên quan đến chất lượng
Các mục tiêu chất lượng trở nên rõ ràng hơn
Giảm chi phí
Giảm thiểu các sự cố, hỏng hóc máy móc…

You might also like