You are on page 1of 4

4M;

Quy tắc 4M hướng dẫn tìm kiếm nguyên nhân gây ra vấn đề, nhằm cải tiến chất lượng
và nâng cao năng suất dựa trên nhóm các nguồn lực cơ bản trong nhà máy, bao gồm:
1. Man: Con người
Man (Con người) bao gồm tất cả các thành viên trong doanh nghiệp từ những người
lãnh đạo cấp cao nhất đến quản lý và công nhân vận hành. Con người là nhân tố chính
tạo ra lợi lợi nhuận và đóng vai trò chiến lược trong sự phát triển dài lâu của doanh
nghiệp.
2. Methods: phương thức quản trị
Methods bao gồm công nghệ, những phương pháp quản lý, phương pháp sản xuất, cách
thức điều hành, chiến lược để duy trì và phát huy hiệu quả của sản xuất. Yếu tố này
đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng, đồng thời quyết
định các yếu tố cạnh tranh của sản phẩm (chất lượng, giá cả, thời hạn….).
3. Machines: Máy móc
Machines là máy móc, thiết bị của doanh nghiệp. Chúng đóng vai trò cực kì quan trọng
trong bất kỳ nhà máy, xí nghiệp và phân xưởng nào. Trình độ hiện đại của máy móc,
thiết bị và quy trình công nghệ của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản
phẩm, đặc biệt là những doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất hàng loạt.
4. Materials: Nguyên vật liệu
Materials là nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào tham gia cấu thành sản
phẩm và hình thành chất lượng sản phẩm. Nguyên vật liệu là những yếu tố “đầu vào”
quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm ở “đầu ra”. Do đó, để có sự đồng nhất trong
sản phẩm, doanh nghiệp cần sử dụng nguyên vật liệu được cung cấp tại một số nhà cung
ứng nhất định.
5 hệ thống SXTT;
I. Hệ thống sản xuất Toyota (TPS)
TPS là một hệ thống sản xuất được phát triển bởi tập đoàn Toyota để đảm bảo
chất lượng tốt với công nghệ cao, chi phí hợp lý để tối đa hóa năng suất.
Mục tiêu chính của TPS là loại bỏ lãng phí, sự quá tải và thiếu cân bằng hoặc
không nhất quán trong quy trình.
Hai trụ cột của TPS là JIT và Jidoka dựa trên nền tảng cải tiến liên tục.
II. Hệ thống Sản Xuất Tinh Gọn
là một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những
lãng phí trong quá trình sản xuất. Lợi ích chính của hệ thống này là giảm chi phí sản
xuất, tăng sản lượng và rút ngắn thời gian sản xuất.
Nhiều khái niệm về Lean bắt nguồn từ hệ thống sản xuất Toyota (TPS).
Mục tiêu của Lean Manufacturing là nhắm đến: với cùng một mức sản lượng đầu
ra nhưng có đầu vào thấp hơn – ít thời gian hơn, ít mặt bằng hơn, ít nhân công hơn, ít
máy móc hơn, ít vật liệu hơn và ít chi phí hơn.
III. Hệ thống sản xuất linh hoạt
là một phương thức sản xuất được thiết kế để dễ dàng thích ứng với những thay
đổi về loại và số lượng sản phẩm được sản xuất.
Hệ thống sản xuất linh hoạt công nghiệp (FMS) bao gồm robot, máy được điều
khiển bằng máy tính, Máy điều khiển số máy tính (CNC), thiết bị đo, máy tính, cảm
biến và các hệ thống độc lập khác như máy kiểm tra.
Tính linh hoạt của FMS thường rơi vào hai loại: Tính linh hoạt của máy và tính
linh hoạt định tuyến
IV. Hệ thống sản xuất biến hình
Là một hệ thống được thiết kế để đpas ứng sự thay đổi nhanh chóng về cấu trúc
phần cứng và phần mềm để dể điều khiển khả năng sản xuất và chức năng bên trong
một họ chi tiết, theo sự thay đổi đợt ngột của thị trường hoặc bên trong hệ thống
V. Hệ thống sản xuất tích hợp CIM
CIM là hệ thống sản xuất tự động hoàn chỉnh có sử dụng máy tính để điều khiển
tất cả các quá trình sản xuất. Việc tích hợp này cho phép từng công đoạn đơn lẻ có thể
trao đổi thông tin với nhau trong toàn bộ hệ thống, bao gồm dòng thông tin của thiết kế
sản phẩm, kế hoạch sản xuất, thiết lập và điều chỉnh nguyên công.
7 QC;
- Phiếu kiểm soát: Đây là một phương tiện lưu trữ đơn giản giúp thống kê dữ liệu
cần thiết giúp Doanh nghiệp xác định được thứ tự ưu tiên của sự kiện. Phiếu kiểm
tra có thể là một dạng hồ sơ của các hoạt động trong quá khứ, Đây cũng là phương
tiện theo dõi cho phép bạn thấy được xu hướng hoặc hình mẫu một cách khách quan.
- Biểu đồ: Công cụ thứ 2 đó chính là biểu đồ. Đây là dạng hình vẽ giúp thể hiện được
mối tương quan giữa các số liệu hoặc các đại lượng. Có biểu đổ sẽ giúp trực quan
hóa dữ liệu để bạn có thể dễ dàng nắm bắt được vấn đề mắt thường.
- Biểu đồ nhân quả: Với dạng biểu đồ nhân quả này sẽ giúp tìm ra được những
nguyên nhân một cách nhanh nhất cho những vấn đề. Từ đó người quản lý có thể
đưa ra được những biện pháp giúp phòng ngừa và khắc phục để đảm bảo chất lượng
một cách tốt nhất. Đây là một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất trong
việc tìm kiếm ra những nguyên nhân và khuyết tật trong quá trình sản xuất. Hiện
nay các
- Biểu đồ pareto(Pareto Analysis): Đây là một trong những dạng biểu đồ được sử
dụng giúp các nhà quản trị phân loại được ra các nguyên nhân có tính đến tầm quan
trọng của chúng đối với sản phẩm. Việc sử dụng loại biểu đồ này sẽ giúp cho nhà
quản lý biết được những nguyên nhân cần phải tập trung xử lý.
- Biểu đồ mật độ phân bố: Sử dụng để theo dõi sự phân bố của các thông số của sản
phẩm/quá trình. Từ đó đánh giá được năng lực của quá trình đó (Quá trình có đáp
ứng được yêu cầu sản xuất sản phẩm hay không?). Là biểu đồ cột thể hiện tần số
xuất hiện của vấn đề (thu thập qua phiếu kiểm tra).
- Biểu đồ Phân tán (Scatter Diagram): đó là sự biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị trong
đó các giá trị quan sát được của một biến được vẽ thành từng điểm so với các giá trị
của biến kia mà không nối các điểm đó lại với nhau bằng đường nối. Biểu đồ phân
tán chỉ ra mối quan hệ giữa 2 nhân tố.
- Biểu đồ kiểm soát ( control chart): Là một biểu đồ với các đường giới hạn đã được
tính toán bằng phương pháp thống kê được sử dụng nhằm mục đích theo dõi sự biến
động của các thông số về đặc tính chất lượng của sản phẩm, theo dõi những thay đổi
của quy trình để kiểm soát tất cả các dấu hiệu bất thường xảy ra khi có dấu hiệu đi
lên hoặc đi xuống của biểu đồ.
7 lãng phí.
• Vận chuyển (Transportation): mỗi khi một sản phẩm được vận chuyển, ví dụ vận
chuyển nguyên liệu từ kho tới phân xưởng sản xuất hay giữa các công đoạn với
nhau, đều có nguy cơ xảy ra như hỏng hóc, thất thoát, bị chậm trễ,.. hơn nữa, khách
hàng không trả tiền cho việc này.
• Tồn kho (Inventory): các dạng tồn kho có thể là nguyên liệu, bán thành phẩm
(WIP) hoặc là các sản phẩm hoàn thiện. Điều này phản ánh nguồn vốn bỏ ra nhưng
chưa tạo ra doanh thu, vì vậy, tồn kho quá mức cần thiết sẽ gây ra lãng phí cho cả
nhà sản xuất và khách hàng.
• Thao tác (Motion): tương quan với vận chuyển, lãng phí do thao tác diễn ra tại nơi
sản xuất. Đó là các chuyển động tay chân hay việc đi lại không cần thiết của công
nhân không gắn liền với hoạt động sản xuất. Chẳng hạn như việc đi lại khắp xưởng
để tìm dụng cụ hay là các thao tác thực hiện thừa (do thiết kế thao tác kém, do thiết
bị bất tiện- cao quá, thấp quá,..) điều đó làm chậm tốc độ tại nơi làm việc.
• Chờ đợi (Waiting): chờ đợi là thời gian công nhân hay máy móc nhàn rỗi bởi sự
tắc nghẽn hay luồng sản xuất trong phân xưởng thiếu hiệu quả. Trong lúc đó chi phí
cho nhân công và khấu hao thiết bị vẫn phải có, dẫn đến làm tăng chi phí trên từng
đơn vị sản phẩm.
• Gia công thừa (Over Processing): gia công vượt quá yêu cầu của khách hàng, bao
gồm việc sử dụng các thành phần phức tạp hơn so với yêu cầu, hay gia công với chất
lượng vượt yêu cầu, chẳng hạn như đánh bóng bề mặt quá mức hoặc tại vị trí không
cần thiết,..
• Sản xuất thừa (Over Production): là sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn yêu cầu của
khách hàng. Điều này dẫn đến tăng chi phí khác như lưu kho, bảo quản, chi phí nhân
công,..
• Khuyết tật (Detect): khi khuyết tật xảy ra nó kéo theo một loạt các chi phí khác,
chẳng hạn như chi phí sửa chữa, thay đổi lịch sản xuất,.. và hệ quả là tăng chi phí
nhân công, thời gian bán thành sản phẩm kéo dài. Khuyết tật có thể khiến một sản
phẩm có giá gấp đôi so với ban đầu. Bên cạnh các khuyết tật trực tiếp về mặt vật lí,
khuyết tật cũng bao gồm các sai sót về giấy tờ, cung cấp thông tin sai lệch về sản
phẩm, sai quy cách,..

You might also like