You are on page 1of 14

I.

Khái niệm lãng phí trong sản xuất:


-Lãng phí trong sản xuất là những yếu tố làm tăng giá thành mà không làm tang giá trị
của sản phẩm. Nếu xét ở khía cạnh của doanh nghiệp thì lãng phí là những hoạt động gây
hao tốn nguồn lực mà không tạo ra giá trị cho khách hang. Để làm giảm lãng phí và tối
ưu lợi nhuận chủ doanh nghiệp cần nhận biết các loại lãng phí trong sản xuất và loại bỏ
chúng.
II. Khái niệm sản xuất tinh gọn:
-Lean Manufacturing, còn gọi là Lean Production (được dịch là Sản xuất tinh gọn), là
một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí
trong quá trình sản xuất. Lợi ích chính của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất, tăng sản
lượng và rút ngắn thời gian sản xuất.
*Khái niệm 3M: Trong phương thức sản xuất của Toyota (Toyota Production System –
TPS) có sử dụng khái niệm 3M. Đó là muda, mura và muri.
Muda có nghĩa là lãng phí, vô ích, là cản trở của quá trình làm tăng giá trị cho sản phẩm
hoặc dịch vụ mà khách hàng sẵn sàng trả tiền.
Mura có nghĩa là không đồng bộ, đây chính là nguyên nhân của một trong bảy loại lãng
phí trong doanh nghiệp. Nói cách khác, Mura chính là nguyên do gốc rễ dẫn đến Muda.
Muri có nghĩa là quá tải, vượt quá khả năng của một máy móc, thiết bị, hay quy trình nào
đó. Muri có thể là kết quả của Mura và trong một số trường hợp là do loại bỏ quá nhiều
Muda (lãng phí) khỏi quy trình.
III. 7 loại lãng phí trong sản xuất: Có bảy loại lãng phí trong Muda được viết tắt chữ
cái đầu tiên thành chữ TIMWOOD. Bảy lãng phí đó là
(1) Transport – Vận chuyển
(2) Inventory – Hàng tồn kho
(3) Motion – Chuyển động
(4) Waiting – Chờ đợi
(5) Overproduction – Sản xuất thừa
(6) Overprocessing – Xử lý quá mức
(7) Defects – Lãng phí do sai lỗi/khuyết tật
a. Lãng phí do vận chuyển
Vận chuyển là việc chuyên chở hoặc dời nguyên vật liệu, phụ tùng, các bán thành phẩm
hay thành phẩm từ nơi này đến nơi khác để thực hiện một công việc nào đó. Đây có thể là
nguyên nhân dẫn đến việc bố trí nơi làm việc không hợp lý.
b. Lãng phí do tồn kho hoặc bán thành phẩm dở dang trong quá trình:
Lãng phí do tồn kho nghĩa là dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm quá
mức cần thiết. Lượng tồn kho lớn dẫn đến chiếm chỗ, tốn chi phí cho bảo quản, quản lý
và đễ gây hư hỏng sản phẩm. Vì vậy, việc giảm thiểu và duy trì lượng hang tồn kho ở
mức độ “vừa đủ” không thừa cũng không thiếu cũng giống như tạo ra lợi nhuận
Các nguyên nhân phổ biến của Lãng phí tồn kho bao gồm:
‒ Sản xuất thừa hàng hóa
‒ Sự chậm trễ trong sản xuất hoặc 'lãng phí thời gian chờ đợi'
‒ Hàng tồn kho khiếm khuyết
‒ Vận chuyển quá mức
c. Lãng phí do thao tác thừa
Lãng phí do thao tác thừa là những động tác, chuyển động không cần thiết của người lao
động trong sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn như phải cúi xuống, với tay hoặc
đi khắc xưởng để lấy các chi tiết, dụng cụ, thiết bị…hay những bất tiện do quy trình thao
tác kém. Những động tác không cần thiết này có thể gây thương tích, kéo dài thời gian
sản xuất và giảm năng xuất của người lao động.
d. Lãng phí do chờ đợi:
Sự chờ đợi có thể bao gồm con người, thiết bị vật chất (chạy trước chưa kết thúc)
hoặc thiết bị nhàn rỗi (thời gian ngừng hoạt động cơ học hoặc thời gian chuyển đổi quá
mức).
Theo nhiều cách, chờ đợi đối lập với sản xuất thừa. Tuy nhiên, nó có thể được giảm
thiểu hoặc loại bỏ bằng nhiều biện pháp tương tự. Việc chờ đợi thường là kết quả
của việc thiết kế quy trình kém và có thể được giải quyết thông qua việc đo lường thời
gian thực hiện thích hợp và tạo ra công việc tiêu chuẩn.
Nguyên nhân phổ biến của việc Chờ đợi bao gồm:
‒ Thời gian ngừng hoạt động không có kế hoạch hoặc thiết bị không hoạt động
‒ Thời gian thiết lập lâu hoặc bị trì hoãn
‒ Giao tiếp quy trình kém
‒ Thiếu kiểm soát quy trình
‒ Sản xuất theo dự báo
‒ Thiết bị nhàn rỗi
e. Lãng phí do sản xuất thừa:
Sản xuất dư thừa tức là sản xuất nhiều hơn hay sớm hơn so với những gì được yêu cầu
một cách không cần thiết. Việc này làm gia tăng rủi ro, lỗi thời của sản phẩm, tang rủi ro
về sản xuất sai chủng loại sản phảm và có nhiều khả năng phải bán đi các sản phẩm này
với giá thành hay phải bỏ đi. Sản xuất dư thừa là loại lãng phí nguy cơ nhất trong nhóm
bảy loại lãng phí vì nó có khả năng gây ra các dạng lãng phí khác.
Nguyên nhân phổ biến của Sản xuất thừa bao gồm:
‒ Quy trình không đáng tin cậy
‒ Lịch trình sản xuất không ổn định
‒ Thông tin dự báo và nhu cầu không chính xác
‒ Nhu cầu của khách hàng không rõ ràng
‒ Tự động hóa kém
‒ Thời gian thiết lập lâu hoặc bị trì hoãn
g. Lãng phí do gia công/xử lý thừa:
Gia công/ xử lý dư thừa tức là tiến hành nhiều công việc hơn mức yêu cầu của khách
dưới hình thức chất lượng hay tính năng của sản phẩm. Nó có thể là thực hiện các quy
trình không được khách hàng yêu cầu, tiêu chuẩn không phù hợp như quá chặt chẽ, sản
phẩm nhiều tính năng hơn nhưng tính năng đo không được chú ý hay sử dụng tất cả
những điều này tạo ra những giá trị mà khách hàng không được quan tâm hoặc không sẵn
sàng chi trả, không đem lại lợi ích kinh doanh mà còn làm tăng thời gian và chi phí sản
xuất.
Các vận động cả tinh thần và thể chất của cá nhân không tạo ra giá trị
f. Lãng phí do sai lỗi/khiếm khuyết:
Khiếm khuyết ảnh hưởng đến thời gian, tiền bạc, nguồn lực và sự hài lòng của khách
hàng. Ví dụ về Sai sót trong môi trường sản xuất bao gồm thiếu tài liệu hoặc tiêu chuẩn
thích hợp, sự khác biệt lớn về hàng tồn kho, thiết kế kém và các thay đổi tài liệu thiết kế
liên quan và thiếu kiểm soát chất lượng tổng thể trong suốt quy trình làm việc.
Nguyên nhân khiếm khuyết cụ thể bao gồm:
‒ Kiểm soát chất lượng kém ở cấp độ sản xuất
‒ Sửa chữa máy kém
‒ Thiếu tài liệu thích hợp
‒ Thiếu tiêu chuẩn quy trình
‒ Không hiểu nhu cầu của khách hàng
‒ Mức tồn kho không chính xác
*Các cách loại bỏ lãng phí trong sản xuất:
1. Transport (Vận chuyển)
‒ Sắp xếp vị trí kho nguyên liệu đầu vào, các bộ phận lắp ráp, các dây chuyền sản xuất
sao cho khoa học nhất để hạn chế việc vận chuyển nhiều lần gây ra lãng phí.
‒ Lưu trữ các mặt hàng bán chạy nhất gần khu vực lắp ráp, thi công để tối ưu hóa thời
gian vận chuyển
‒ Giữ cho không gian làm việc luôn thông thoáng để thời gian di chuyển trong lúc làm
việc ngắn nhất có thể.
2. Inventory (Hàng tồn kho)
‒ Lên kế hoạch thu mua nguyên liệu đầu vào sao cho hợp lý, vừa giảm chi phí ban đầu,
vừa tránh gây lãng phí tồn kho.
‒ Có giải pháp tiêu thụ tốt sản lượng sản phẩm làm ra tránh tình trạng lưu kho quá
nhiều.
‒ Dùng phần mềm quản lý hàng tồn kho để theo dõi nguyên liệu, sản phẩm trong quá
trình mua sắm, sản xuất và bán hàng, giảm thiểu rủi ro tồn kho.
3. Motion (Chuyển động)
‒ Tạo ra quy trình làm việc chặt chẽ để đảm bảo nhân viên không thực hiện các thao
tác thừa gây chậm tiến độ dự án.
‒ Sắp xếp lại bố cục xưởng sản xuất.
‒ Các dụng cụ, vật dụng sản xuất phải được bố trí hợp lý sao cho không mất nhiều thời
gian để tìm kiếm chúng.
4. Waiting (Chờ đợi)
‒ Bảo trì thiết bị thường xuyên để tránh bị hỏng hóc trong quá trình sản xuất.
‒ Tránh tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào bằng cách dùng các phần mềm quản lý
kho để biết được tình trạng kho như thế nào để bổ sung hàng hóa kịp thời.
‒ Nâng cao kỹ năng làm việc của nhân viên để họ có khả năng đảm nhạn nhiều việc
khác nhau, không giới hạn bởi 1 công việc.
5. Overproduction (Sản xuất thừa)
‒ Thống kê chính xác nhu cầu của người tiêu dùng để lên số liệu sản xuất hợp lý.
‒ Tìm hiểu chi tiết về nhu cầu của thị trường tránh trường hợp sản xuất nhiều nhưng lại
không bán được bao nhiêu.
6. Overprocessing (Xử lý quá mức)
‒ Dùng các phần mềm để phát hiện, theo dõi và chi chép lại những thay đổi về nhu cầu,
thiết kế, xu hướng bán hàng
‒ Rà soát lại quy trình sản xuất có khâu nào bất hợp lý hay không để kịp thời đưa ra
phương án giải quyết, điều chỉnh máy móc, nhân lực và nguyên liệu cho phù hợp.
7. Defects (Lãng phí do sai lỗi/khuyết tật)
‒ Nên giám sát chặt chẽ khâu nguyên liệu đầu vào với nhà cung cấp để đảm bảo nhưng
vật liệu này đạt chất lượng tốt nhất.
‒ Lên lịch bảo dưỡng định kỳ cho thiết bị, dây chuyền sản xuất.
‒ Tổ chức các kháo đào tạo cho nhân viên để đảm bảo khả năng nắm bắt quy trình và
sử dụng máy móc đúng cách.
Rà soát lại quy trình sản xuất để tìm ra khâu bị lỗi và cải tiến lại quy trình.
IV. Khái niệm về KAIZEN:
‒ Kaizen là kết hợp hai từ Kai (thay đổi) và từ Zen (tốt hơn). Kaizen là những cải tiến
nhỏ thực hiện từng bước trong một khoảng thời gian dài, mang tính tăng dần là những
hoạt động cải tiến liên tục.
‒ Kaizen được áp dụng trong đời sống cá nhân, đời sống gia đình, đời sống xã hội và
môi trường làm việc. Kaizen nghĩa là cải tiến liên tục và nó đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực
liên tục của mọi người, các cán bộ quản lý cũng như mọi cán bộ công nhân viên.
*Các nguyên tắc của triết lý KAIZEN:
1. Định hướng khách hàng
‒ Nguyễn tắc bất biến: Sản xuất và cung cấp dịch vụ theo định hướng thị trường và
đáp ứng nhu cầu của khách hàng
‒ Mục tiêu: Tập chung cải tiến và quản trị chất lượng sản phẩm, tối đa hóa dự hài
lòng của khách hàng
‒ Loại bỏ mọi hoạt động không tạo nên giá trị gia tăng cho sản phẩm và không nâng
cả sự thỏa mãn của khách hàng
2. Liên tục cải tiến
‒ Nguyên tắc: Hoàn thành không có nghĩa là kết thúc công việc mà chỉ là chuẩn bị
chuyển sang giai đoạn kế tiếp
‒ Các tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã và chi phí hiện tại sẽ không đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng trong tương lai
‒ Tập trung cải tiến sản phẩm hiện tại sẽ hiệu quả hơn rất nhiều ở cả góc độ chi phí
lẫn thời gian so với việc sản xuất ra một sản phẩm mới
3. Xây dựng “văn hoá không đổ lỗi”
‒ Phương châm: “lỗi là do tôi, thành công là do tập thể”, quy trách nhiệm đúng đắn
cà phù hợp cho từng cá nhân, cá nhân phải chịu trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được
giao
‒ Khống báo cáo xin lỗi vì những lý do không chính đáng như: trời năng, trời mua,
điều kiện nghèo nàn…
‒ Dám nhìn thẳng vào sai sót để phát huy năng lực của mỗi thành viên để cùng nhay
sử lỗi, hoàn thiện sản phẩm tốt nhất có thể
4. Thúc đẩy môi trường văn hoá mở
‒ Xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo tiêu chí “doanh nghiệp duy nhất cho sản
phẩm trên thị trường”
‒ Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ, trong đó các kênh thông tin cần hỗ trợ đắc lực
để nhân viên chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm giữa các bộ phận, giữa đồng nghiệp, nhân
viên với lãnh đạo và ngược lại trong toàn công ty.
5. Phương pháp làm việc theo nhóm
‒ Tạo dựng nên các nhóm làm việc hiệu quả là một phần quan trọng trong cấu trúc
của công ty.
‒ Phân quyền, quy định nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong
nhóm
‒ Tôn trọng uy tín và cá tính của mỗi thành viên
6. Quản lý theo chức năng chéo
‒ Theo nguyên tắc này, các dự án được lập kế hoạch và thực hiện trên cơ sở sử dụng
nguồn lực kết hơp từ các bộ phận, phòng ban trong công ty, kể cả tận dụng nguồn lực
ngoài công ty.
7. Nuôi dưỡng “quan hệ hữu hảo”
‒ Không tạo dựng quan hệ đối đầu hay kẻ thù
‒ Tăng cường đầu tư các chương trình đào tạo kỹ năng giao tiếp cho nhân viên, đặc
biệt là các khoá đào tạo dành cho những người quản lý và lãnh đạo, góp phần quan trọng
để tạo dựng niềm tin cho nhân viên có long trung thành và cam kết làm việc lâu dài trong
công ty
8. Rèn luyện ý thức kỷ luật tự giác
‒ Tự nguyện thích nghi với nghi lễ, luật lệ của xã hội
‒ Hy sinh quyền lợi của bản than để có sự đồng nhất với đồng nghiệp và cương lĩnh
‒ của công ty
‒ Luôn tự soi xét để kiềm chế cá tính riêng, đặt lợi ích của công việc lên trên hết.
‒ Thông tin đến mọi nhân viên
‒ Thông tin là một yếu tố đầu vào quan trong hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh
‒ doanh hiện đại;
‒ Duy trì việc chia sẻ thông tin cho mọi nhân viên chính là một phương thức san sẻ
‒ khó khăn, thách thức của công ty cho mỗi thành viên
9. Thúc đẩy năng suất và hiệu quả
Triết lý Kaizen thúc đẩy năng suất và hiệu quả công việc của nhân viên thông qua
tổng hợp các phương pháp gồm:
‒ Đào tạo đa kỹ năng.
‒ Khuyến khích và tạo ra động cơ làm việc.
‒ Xây dựng tinh thần trách nhiệm trong công việc.
‒ Phân quyền cụ thể
‒ Phát huy khả năng làm việc chủ động và kỹ năng ra quyết định.
‒ Khả năng tiếp cận và sử dụng nguồn lực (dữ liệu thông tin, ngân sách, trí lực,
sức lực, thời gian…).
‒ Tạo điều kiện cho nhân viên chủ động đưa ra ý kiến phản hồi.
‒ Luân chuyển công việc.
‒ Khen ngợi.
*Cải tiến hiện trường sản xuất theo Kaizen:
‒ Tích lỹ các cải tiến nhỏ trở thành kết quả lớn (góp gió thành bão).
‒ Giảm các lãnh phí, tăng năng suất.
‒ Tạo động lực thúc đẩy cá nhân có các ý tưởng cải tiến.
‒ Tạo tinh thần làm việc tập thể, đoàn kết.
‒ Tạo ý thức luôn hướng tới giảm thiểu các lãng phí.
‒ Xây dựng nền văn hoá công ty.
 Giá trị thực tiện của Kaizen là rất lớn, Kaizen giúp mọi người luôn ghi nhớ những
nguyên tắc làm việc cơ bản, không bị cuốn hoàn toàn vào công việc mà quên đi những
điều quan trọng khác.
 Một trong những lợi ích trước mặt của việc áp dụng Kaizen là cảm giác quản lý
công việc khoa học và hợp lý. Quan trọng hơn, mọi người sẽ thấy gắn bó và đam mê với
công việc hơn, từ đó mang lại năng suất lao động cao hơn.
Ví Dụ bằng hình ảnh
 Lãng phí do vận chuyển

Trước khi thực hiện


Sau khi thực hiện
 Lãng phí do tồn kho

Trước khi thực hiện


Sau khi thực hiện
 Lãng phí do thao tác thừa

Trước khi thực hiện


Sau khi thực hiện
 Lãng phí do sai lỗi

Trước khi thực hiện


Sau khi thực hiện
Liên hệ thực tế để phân tích các lợi ích do quá trình loại bỏ lãng phí đem lại khi áp
dụng trong công việc học tập, sinh hoạt của sinh viên
*Quá trình loại bỏ lãng phí có thể đem lại nhiều lợi ích đáng kể trong công việc học tập
và sinh hoạt của sinh viên. Dưới đây là một số lợi ích cụ thể mà sinh viên có thể trải
nghiệm:
1. Tăng hiệu suất học tập: Khi loại bỏ các hoạt động không cần thiết hoặc lãng phí
thời gian, sinh viên có thể tập trung hơn vào việc học tập và nâng cao hiệu suất học
tập của mình. Điều này có thể bao gồm việc làm bài tập một cách có chủ đích, sắp
xếp thời gian học tập hiệu quả hơn, và tận dụng tài nguyên học tập một cách tối ưu.
2. Giảm căng thẳng: Việc giảm bớt lãng phí thời gian và năng lượng có thể giúp giảm
căng thẳng cho sinh viên. Khi có thời gian dư dả để hoàn thành các nhiệm vụ và thực
hiện các hoạt động sinh hoạt khác, sinh viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn và ít bị áp lực
hơn.
3. Tăng sự tự chủ và tự quản lý: Quá trình loại bỏ lãng phí đòi hỏi sinh viên phải tự
quản lý thời gian và tài nguyên của mình một cách có hiệu quả hơn. Điều này có thể
giúp họ phát triển kỹ năng tự chủ và tự quản lý, những kỹ năng quan trọng trong cả
học tập và cuộc sống sau này.
4. Cải thiện chất lượng công việc: Khi tập trung vào những hoạt động quan trọng và
có ý nghĩa, sinh viên có thể cải thiện chất lượng công việc của mình. Việc loại bỏ các
yếu tố lãng phí có thể dẫn đến việc sản xuất các bài tập, dự án và báo cáo tốt hơn.
5. Tiết kiệm tài nguyên: Việc loại bỏ lãng phí không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và
năng lượng của sinh viên, mà còn giúp tiết kiệm tài nguyên khác như giấy, mực in,
điện năng, và các tài nguyên khác có thể được sử dụng trong quá trình học tập.
6. Tạo ra cơ hội mới: Khi giải phóng được thời gian và năng lượng từ việc loại bỏ lãng
phí, sinh viên có thể sử dụng những nguồn lực này cho những hoạt động sáng tạo
hơn, nâng cao kỹ năng cá nhân, hoặc tham gia vào các dự án và hoạt động khác ngoài
lớp học.
 Tóm lại, việc loại bỏ lãng phí có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sinh viên,
từ việc tăng hiệu suất học tập đến việc phát triển kỹ năng tự quản lý và sáng tạo.

You might also like