You are on page 1of 5

CƠ SỞ LÝ THUYẾT BTMB QTSX

1.1.1 Khái niệm

Bố trí mặt bằng SX là lập một bảng thiết kế sơ đồ mặt bằng nhà máy thiết kế sơ đồ mặt bằng
nhà máy giúp cho việc sắp xếp các vật chất, thiết bị và con người tối ưu nhất cho sản
xuất.

Thiết kế mặt bằng bao gồm:


* Thiết kế tổng mặt bằng là thiết kế sơ đồ chung của cả nhà máy như việc bố trí văn
phòng, nhà kho, phòng xưởng sản xuất, bố trí các khu vực tiện ích công cộng…
* Thiết kế chi tiết mặt bằng trong 1 xưởng sản xuất, chỗ nào đặt máy nào? kho chứa ra
sao? đường vận chuyển như thế nào? …

1.1.2 Ý nghĩa

BTMBSX là chìa khóa quan trọng trong quá trình sản xuất không chỉ giúp giảm ùn tắt,
mà còn mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp trong tương lai.

Quá trình di chuyển người và nguyên vật liệu trở nên thuận lợi hơn, giảm chi phí vận
chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm. Bằng cách loại bỏ lãng phí và di chuyển dư thừa,
chúng ta tối ưu hóa quá trình sản xuất và giảm chi phí không cần thiết.

Sử dụng thiết bị vận chuyển đa dạng giúp giảm tai nạn lao động, đồng thời tăng hiệu suất
và tinh thần làm việc của nhân viên.

Mặt bằng sản xuất được thiết kế để tối ưu hóa không gian, không chỉ giảm chi phí vận
chuyển mà còn tạo điều kiện cho việc sử dụng không gian hiệu quả. Sự linh động trong
bố trí giúp dễ dàng kiểm tra, giám sát, và thuận lợi trong giao tiếp và giao dịch. Đồng
thời, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp xúc, giao nhận và đóng gói, giúp phối hợp
các hoạt động một cách hiệu quả.

1.2 CÁC YÊU CẦU KHI THIẾT KẾ MẶT BẰNG SẢN XUẤT
- Sự lưu chuyển của nguyên liệu;

- Điểm ứ đọng (bottleneck);

- Sự độc lập của máy móc;

- An toàn và tinh thần làm việc của người lao động;

- Việc chọn lựa thiết bị;

- Tính linh hoạt của hệ thống;

- Sử dụng hiệu quả nhất không gian nhà máy;

- Dễ giám sát;

- Thuận lợi cho công tác giao nhận và dễ dàng kết hợp giữa các bộ phận.

Có rất nhiều yếu tố tác động đến việc bố trí mặt bằng : sản phẩm (kích thước, loại sản
phẩm), chất lượng, thiết bị, loại hình sản xuất, nhà xưởng, địa điểm nàh máy, con người,

Các nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất


1. Tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất
2. Đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất:
3. Đảm bảo an toàn cho sản xuất và người lao động.
4. Tận dụng hợp lý không gian và diện tích
5. Đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống
6. Tránh,giảm…dòng di chuyển nguyên vật liệu đi ngược chiều

1.2. CÁC KIỂU THIẾT KẾ MẶT BẰNG SẢN XUẤT:

- 1.2.1 Thiết kế mặt bằng theo sản phẩm: là tìm cách sử dụng nhân sự và máy móc
tốt nhất trong sản xuất lặp lại hoặc liên tục để hoàn thành một công việc cụ thể.

Điều kiện áp dụng:


- Sản phẩm tiêu chuẩn hoá
- Khối lượng sản xuất cao & ổn định
- Chất lượng nguyên vật liệu và bộ phận, chi tiết đồng nhất
- QTSX liên tục, dây chuyền

Dòng di chuyển của SP: đường thẳng, chữ U, L, W, M, xương cá…

Có 02 loại dây chuyền:

- Dây chuyền lắp rắp


- Dây chuyền sản xuất.

VD: dây chuyền lắp ráp ô tô, tủ lạnh, máy giặt, chế biến thực phẩm, nước đóng
chai.... Ngoài ra còn phù hợp với các ngành dịch vụ như ngân hàng, bưu chính,
phục vụ sân bay, phục vụ đồ ăn nhanh...

Ưu điểm:

- Thời gian vận chuyển và di chuyển nguyên vật liệu giảm;


- Thời gian chuẩn bị sản xuất giảm;
- Giảm tồn kho sản phẩm dở dang;
- Hiệu quả sử dụng nguồn lực tốt hơn;
- Năng suất lao động cao; Lợi thế chi phí sản xuất/sp
- Tiêu chuẩn hóa cao, giảm thiểu chi phí
- Dễ kiểm soát; Dễ tự động hóa; Dễ tối ưu hóa hđsx
- Trách nhiệm về chất lượng được ấn định rõ ràng cho công nhân trong một
khâu cụ thể và vì vậy người công nhân không thể đổ lỗi cho các công nhân
ở công đoạn trước.
- Chuẩn hóa các hoạt động hỗ trợ như: kế toán, cung ứng, dự trữ… giảm
được chi phí.

Nhược điểm:

- Đơn điệu sẽ dễ dẫn đến nhàm chán, thiếu sáng tạo trong công việc.
- Thiếu độ mềm dẻo để thích ứng với những thay đổi của thị trường (mỗi lần
thay đổi sp  bố trí lại mặt bằng)
- Nguy cơ ngừng dây chuyền luôn luôn tiềm ẩn (nếu 1 máy hỏng hoặc 1 lao
động nghỉ việc).
- Không phát huy hết năng lực cũng như công suất của từng cá nhân, từng
thiết bị.
- Điều kiện thuận lợi để phát huy tính ỷ lại, vô trách nhiệm, không có nhu
cầu hoàn thiện công việc tốt hết mức có thể.
- Đầu tư tốn kém
- Chi phí đào tạo công nhân tăng
- 1.2.2. Mặt bằng cố định vị trí :

Sản phẩm cố định

Nguồn lực và máy móc thiết bị phải di chuyển đến khu vực làm việc

Thường dùng trong xây dựng, đóng tàu, chế tạo máy, trang trại, khai thác tài
nguyên.

Ưu:

- Hạn chế tối đa việc di chuyển sản phẩm  giảm thiểu hư hỏng và chi phí
vần chuyển
- Sản phẩm không di chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác  việc phân
công lao động được liên tục

Nhược:

- Cần có nguồn lực đa năng, lương cao


- Di chuyển đan nhau của nguồn lực và thiết bị  tăng chi phí
- Mức độ sử dụng thiết bị thấp (vì có thể chờ việc)
- Không gian hạn chế
- Bố trí phụ thuộc nguyên vật liệu
- Yêu cầu nguyên vật liệu động
- 1.2.3 Thiết kế mặt bằng theo nhóm thiết bị: là một phương pháp bố trí các
sp/chi tiết để gộp thành các nhóm sản phẩm/chi tiết có đặc tính tương tự nhau. Sản
phẩm /chi tiết trong quá trình sản xuất di chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác
theo trình tự các công đoạn.

Thường sử dụng trong các lĩnh vực dịch vụ: bệnh viện, trường học, ngân hàng, công ty cơ
khí..
Ưu điểm:
- Linh hoạt, đáp ứng cho nhiều quy trình/đáp ứng được yêu cầu đa dạng của
thị trường.
- Tính bền vững cao.
- Có nhiều cơ hôi để phát huy sáng tạo.
Nhược điểm:
- Khó tổ chức trong sản xuất.
- Hiệu quả sử dụng thiết bị không cao.
- Năng suất thấp, giá thành cao.
- Khó khăn kiểm soát chất lượng.
- Khó cho khâu chuẩn bị và điều độ sản xuất
- Phức tạp hơn trong cung ứng, kể toán.

You might also like