You are on page 1of 47

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI


KHOA CƠ KHÍ

ĐỒ ÁN MÔN HỌC THIẾT KẾ VỊ TRÍ VÀ MẶT BẰNG


HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI
THIẾT KẾ VỊ TRÍ MẶT BẰNG NHÀ MÁY
SẢN XUẤT BÌNH GIỮ NHIỆT

Họ tên: PHAN VĂN THỊNH


Lớp: 62CK-QLM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TH.S. NGUYỄN TRỌNG DŨNG

HÀ NỘI – 2023
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

LỜI CẢM ƠN
Đồ án môn học là một trong những học phần quan trọng trong chương trình đào tạo tại
trường đại học. Đồ án môn học giúp sinh viên có thời gian nghiên cứu, hệ thống lại những
kiến thức đã học và biết cách áp dụng kiến thức đó vào đề tài của mình. Trước khi trình
bày nội dung đồ án môn học của mình em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô khoa
Cơ Khí nói riêng và các thầy cô trong Trường Đại học Thủy Lợi nói chung đã dạy dỗ để
em có nền tảng thực hiện đồ án này.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TH.S. NGUYỄN TRỌNG
DŨNG đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức hữu ích để em có thể hoàn
thành đồ án này.
Do thời gian có hạn cũng như vốn kiến thức thực tế của em còn hạn chế, vì vậy không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô. Đó sẽ là
những kiến thức rất bổ ích giúp đỡ cho em rất nhiều đến quá trình em thực hiện đồ án tốt
nghiệp cũng như công tác sau này.
Em kính chúc thầy cô có sức khỏe dồi dào và thành công trong sự nghiệp cao quý!
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Thịnh
Phan Văn Thịnh

SVTH: Phan Văn Thịnh 2 Lớp: 62CK-QLM


Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN
THIẾT KẾ VỊ TRÍ VÀ MẶT BẰNG HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP

1- Tên đề tài
Tính toán, thiết kế vị trí mặt bằng sản xuất bình giữ nhiệt
2- Số liệu ban đầu
Thông số, thông tin cần thiết của dây chuyền sản xuất.
3- Yêu cầu kết quả
Thuyết minh: 01 quyển thuyết minh (khoảng 30 trang A4)
- Chương 1: Tổng quan
+ Mục đích ý nghĩa của thiết kế mặt bằng
+ Tổng quan về Phương pháp thiết kế mặt bằng sử dụng
+ Tổng quan về dây chuyền sản xuất lựa chọn
+ Các thông số, thông tin về dây chuyền sản xuất
- Chương 2: Tính toán thiết kế
+ Bố trí mặt bằng: thiết bị máy móc, đường đi lối lại, vận chuyển dòng vật tư,

+ Thiết kế kiến trúc nhà xưởng: chọn kết cấu nhà, thông gió, chiếu sáng, điện
nước,….
+ Thiết kế kết cấu nhà xưởng: tính toán bền sơ bộ, lựa chọn cấu kiện.
+ Thống kê vật tư xây dựng nhà xưởng
Bản vẽ:
- Bản vẽ mặt bằng
- Bản vẽ kiến trúc
- Bản vẽ kết cấu

4- Ngày giao nhiệm vụ thiết kế: 05/09/2023

Giảng viên hướng dẫn

Nguyễn Trọng Dũng

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

SVTH: Phan Văn Thịnh 3 Lớp: 62CK-QLM


Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

1.1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA BÀI TOÁN MẶT BẰNG:

1.1.1. Mục đích của thiết kế mặt bằng

Đối với bài toán mặt bằng, hầu hết mục tiêu đặt ra cho các mô hình dạng toán học là
cực tiểu hóa chi phí nâng chuyển vật tư, là một hệ số định lượng quan trọng. Bên cạnh đó,
các mục tiêu khác cả định lượng lẫn định tính như sử dụng hiệu quả không gian, sử dụng
hiệu quả nhân lực, loại bỏ điểm nghẽn, thuận lợi trong giao tiếp, tương tác giữa công nhân
với nhà quản lý hay giữa nhà quản lý với khách hàng, giảm thời gian chu kỳ sản xuất hay
thời gian phục vụ khách hàn, loại bỏ lãng phí, thuận tiện trong việc di chuyển, sắp đặt
nguyên vật liệu, sản phẩm hay con người,an toàn, tăng chất lượng phục vụ hay sản phẩm,
tiện lợi cho hoạt động bảo trì, dễ dàng kiểm soát các hoạt động vận hành của hệ thống,
linh hoạt, và nhanh chóng thích ứng với các thay đổi, yêu cầu mới, tăng năng lực sản
xuất……có thể được xem xét.

Thông thường, bài toán mặt bằng đặt ra nhiều hơn một mục tiêu và các mục tiêu này
thường có tính mâu thuẫn lẫn nhau, tác động lẫn nhau và kết quả là cần phải ra các quyết
định đánh đổi giữa các mục tiêu. Bên cạnh đó, điều hiển nhiên là bài toán này được xem
xét với một tập hợp các giới hạn hay giàng buộc khác nhau về nguồn lực, về nhu cầu, về
các mối quan hệ,…Vì vậy, có thể nói bài toán mặt bằng là bài toán tối ưu đa mục tiêu với
nhiều ràng buộc và nhiều chi phí, lợi ích có thể cũng như không thể định lượng được.
Việc xác định phương án hay lời giản tối ưu rất khó và gần như không thể tìm được.
Chúng ta hi vọng sẽ tìm được lời giải “tốt”, lời giải đáp thỏa mãn cũng như hi sinh các
mục tiêu ở mức độ tốt nhất để chấp nhận được.

Ngoài ra, khi xác định phương án thiết kế mặt bằng, cần xem xét các khía cạnh quan
tâm của chủ dự án, khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên….

1.1.2. Ý nghĩa của thiết kế mặt bằng

Xác định cấu trúc hữu hình của hệ thống sản xuất được xem như là bài toán bố trí
mặt bằng. Định ví trí cho các thiết bị trên mặt bằng và đạt hiệu quả từ công việc thiết kế
này là bài toán rất quan trọng và đầy thách thức trong sản xuất công nghiệp.
Theo các chuyên gia, chi phí dành cho nâng chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm
chiếm khoảng 20-50% chi phí sản xuất trong nhà máy công nghiệp. Nếu thiết kế mặt bằng
tốt, chi phí này còn khoảng 2-15% chi phí sản xuất. Theo ước lượng, ví dụ, có khoảng 8%
tổng sản lượng thu nhập quốc nội Mỹ đầu tư vào thiết kế mặt bằng mới trong mỗi năm kể
từ năm 1955. Ngày nay, năng suất tăng hơn 300% so với 20 năm trước. Do đó, một kinh
phí đầu tư rất lớn đã và đang được dùng trong nghiên cứu và phát triển mặt bằng mới và
hiệu quả. Vì vậy bài toán bố trí mặt bằng là một trong những lĩnh vực rất hữa hẹn và đầy
thú vị cho các nhà nghiên cứu, hoạch định cũng như các nhà ra quyết định.

SVTH: Phan Văn Thịnh 4 Lớp: 62CK-QLM


Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

Hình 1.1 Tổng mặt bằng nhà máy Hình 1.2 Tổng mặt bằng nhà máy bia

1.2. CÁC HÌNH THỨC BỐ TRÍ MẶT BẰNG CƠ BẢN

Dòng sản xuất càng được sắp xếp hợp lý thì sự lãng phí về thời gian hay nguồn lực
càng giảm, thậm chí không còn. Lãng phí về thời gian có thể bao gồm lãng phí trong công
việc vận chuyển không cần thiết, một loại lãng phí cơ bản nhất trong sản xuất. Lãng phí
trong sự di chuyển có thể là sự lãng phí về nhân lực, vật tư hay nguồn lực di chuyển sang
các bộ phân khác không cần thiết. Để tránh sự di chuyển không cần thiết này, cần thiết kế
một mặt bằng tốt.

Có bốn hình thức bố trí mặt bằng cơ bản:

1.2.1. Mặt bằng theo sản phẩm

Mặt bằng này còn gọi là mặt bằng theo dây chuyền sản xuất và sử dụng khi các quá
trình xử lý được bố trí theo trình tự gia công sản phẩm. Nguyên vật di chuyển trực tiếp từ
trạm làm việc này sang trạm làm việc kế tiếp bên cạnh.

Hình 1.3 Ví dụ mặt bằng theo sản phẩm với ba dây chuyền sản xuất và dây chuyền sản xuất thực

 Điểm mạnh
- Dòng di chuyển nhịp nhàng, đơn giản, theo trình tự và trực tiếp
- Năng suất cao
- Chi phí trên đơn vị thấp

SVTH: Phan Văn Thịnh 5 Lớp: 62CK-QLM


Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

- Độ hữu dụng của máy móc hay nhân lực cao


- Chi phí nâng chuyển vật liệu thấp
- Yêu cầu về tay nghề nhân công thấp
- Tồn kho bán phẩm tốt
 Điểm yếu
- Độ hữu dụng của thiết bị cao đồng nghĩa với rủi ro
- Năng suất hệ thống quyết định bởi điểm nghẽn
- Không đáp ứng tính linh hoạt khi thay đổi số lượng và thiết kế sản phẩm
- Sự hứng khởi của nhân công giảm
- Đòi hỏi mức đầu tư lớn

1.2.2. Mặt bằng theo qui trình

Mặt bằng là tập hợp các khu vực xử lý theo chức


năng hay qui trình. Tất cả các máy cùng xử lý một
chức năng hay thực hiện cùng qui trình được nhóm
lại với nhau trong cùng một kh vực. Các qui trình
tương tự hay giống nhau được nhóm lại với nhau.
Hình 1.4 Mặt bằng sản xuất theo quy trình

Hình 1.5 Ví dụ mặt bằng bố trí theo quy trình Hình 1.6 Ví dụ dòng di chuyển vật tư
 Điểm mạnh
- Các thiết bị đa năng có thể được sử dụng
- Tăng tính hữu dụng của máy móc thiết bị
- Linh hoạt trong bố trí nhân lực và thiết bị
- Mạnh trong việc đối phó với việc hỏng hóc của máy móc, trong sự thay
đổi số lượng và thiết kế của sản phẩm
 Điểm yếu
- Đòi hỏi yêu cầu về nâng chuyển vật tư
- Tăng WIP
- Dòng sản phẩm dài hơn
- Khó khăn trong việc điều độ công việc
- Đòi hỏi kỹ năng cao hơn
- Khó khăn trong việc phân tích qui trình vận hành

SVTH: Phan Văn Thịnh 6 Lớp: 62CK-QLM


Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

1.2.3. Mặt bằng theo nhóm công nghệ

Dễ dàng nhận thấy rằng những điểm mạnh của mặt bằng thep sản phẩm là điểm yếu
của mặt bằng qui trình và ngược lại. Một mặt bằng thoả hiệp có thể dược sử dụng khi sản
lượng sản xuất từng loại sản phẩm không đủ lớn để tiến hành bố trí mặt bằng theo sản
phẩm nhưng có thể bằng cách nhóm các sản phẩm theo họ sản phẩm và thực hiện gia
công chúng trong một khu vực. Các nhóm sản phẩm theo khu vực này được gọi là các ô
và mặt bằng khi đó được gọi là mặt bằng theo ô hay mặt bằng theo nhóm. Phương pháp
hay cách thức nhóm các chi tiết hay sản phẩm được gọi là công nghệ nhóm.

Hình 1.7 Ví dụ mặt bằng theo nhóm công nghệ Hình 1.8 Mặt bằng theo nhóm công nghệ

 Điểm mạnh
- Kết hợp các lợi ích của mặt bằng theo sản phẩm và theo quá trình
- Độ hữu dụng của thiết bị cao
- Dòng di chuyển nhịp nhàng và khoảng cách ngắn
- Tạo không gian làm việc nhóm
- Thiết bị đa năng
 Điểm yếu
- Yêu cầu kĩ năng quản lí chung
- Đòi hỏi đáp ứng kỹ năng ở một mức độ cần
- Cân bằng các khu vực (Ô) sản xuất khó khăn hơn, sự mất cân bằng ở các
khu vực có thể tăng WIP

(Work-in-Progress , viết tắt: WIP) là một thuật ngữ thường dùng trong quản lý chuỗi
cung ứng và sản xuất. Thuật ngữ WIP mô tả hàng hóa đang được thực hiện trên dây
chuyền sản xuất (bán thành phẩm) và chờ hoàn thành sản phẩm hoàn thiện.

1.2.4. Mặt bằng theo dự án

Đối với các dạng bố trí mặt bằng đề cập trên, dòng di chuyển chủ yếu là dòng
nguyên vật liệu, bán phẩm hay thậm chí cả thành phẩm. Trong một số trường hợp như sản
phẩm quá lớn để có thể di chuyển qua từng trạm xử lý thì sự di chuyển này không khả thi
hay không có tính kinh tế.

SVTH: Phan Văn Thịnh 7 Lớp: 62CK-QLM


Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

Hình 1.9 Ví dụ mặt bằng theo dự án Hình 1.10 Xưởng đóng tàu

1.3. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ MẶT BẰNG

1.3.1. Phương pháp hoạch định mặt bằng theo hệ thống

Là phưng pháp có tính thực tế và được tổ chức tốt nhất trong tái thiết mặt bằng sẵn
có hay thiết kế mặt bằng mới.

Kỹ thuật này được phát triển bởi Richart Muther và các cộng sự vào năm 1973. Nó
là sự kết hợp của các phép đo định lượng dòng di chuyển của các nguyên vật tư với việc
xem xét các yếu tố khác như độ ồn, nhiệt độ, giám sát, giao tiếp, sự tiện lợi và di chuyển
của công nhân,…

Một đặc điểm nổi bật của phương pháp này là cấu trúc chặt chẽ có tính logic, dữ liệu
đầu vào và đầu ra thể hiện rõ ràng ở từng bước.

- Quy trình gồm 11 bước được thực hiện theo trình tự, thứ bậc rõ ràng.

- Các bước gồm 3 nhóm chính: phân tích , tìm kiếm và chọn lựa.

Hình 1.11 Quy trình hoạch định mặt bằng theo hệ thống

SVTH: Phan Văn Thịnh 8 Lớp: 62CK-QLM


Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

1.4. TỔNG QUAN VỀ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT LỰA CHỌN

Dây chuyền sản xuất là 1 tập hợp các hoạt động theo tuần tự đã được thiết lập sẵn tại
nhà máy mà vật liệu được đưa vào quá trình tinh chế để nhằm tạo ra một sản phẩm tiêu
dùng cuối cùng; hoặc các bộ phận được lắp ráp để chế tạo thành phẩm.

Bình giữ nhiệt là sản phẩm tiện lợi và ưa chuộng sử dụng hiện nay. Nắm rõ các
thông tin về sản xuất bình giữ nhiệt và sử dụng giúp sử dụng bình hiệu quả và an toàn
hơn.

1.4.1. CÁC THÔNG SỐ, THÔNG TIN VỀ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT

1.4.1.1. Cấu tạo của bình giữ nhiệt

- Bình giữ nhiệt có tác dụng rất nhiều trong các hoạt động đời sống. Điều làm nên
tác dụng giữ nhiệt chính là nhờ cấu tạo đặc biệt của bình.

- Cấu tạo bình giữ nhiệt cơ bản gồm 2 phần là: nắp bình và thân bình.

Hình 1.12 Cấu tạo của bình giữ nhiệt

SVTH: Phan Văn Thịnh 9 Lớp: 62CK-QLM


Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

a) Nắp bình

- Nắp bình có tác dụng giữ nhiệt nóng và giữ lạnh tốt nhất cho bình.
- Cấu tạo nắp bình giữ nhiệt gồm 2 tầng nắp chính.
- Để bình giữ được lâu hơn và không bị rò rỉ nước ra bên ngoài, nắp thường được
làm bằng bằng nhựa cao cấp hoặc nhựa nguyên sinh có kèm ron cao su giúp miết
chặt phần miệng bình.
- Cấu tạo nắp bình giữ nhiệt, thân bình giữ nhiệt là các yếu tố quan trọng để tạo
nên hiệu quả giữ ấm cho sản phẩm. Ngày nay, cấu tạo của bình giữ nhiệt sử
dụng các vật liệu khác nhau như: nhựa, inox, tre, trúc… Những đặc điểm cấu tạo
chính trên cũng được áp dụng trong sản xuất ly giữ nhiệt. Chỉ khác nhau giữa
kích thước của ly so với bình.

SVTH: Phan Văn Thịnh 10 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

Hình 1.13 Cấu tạo nắp và thân bình


b) Thân Bình
- Phần thân bình là bộ phận quan trọng để giữ nước và giữ nhiệt.
- Cấu tạo thân bình gồm 3 lớp như sau:
 Lớp bên ngoài sản xuất từ inox cao cấp.
 Lớp giữa: Đây là môi trường chân không, có tác dụng không truyền nhiệt hay
cách nhiệt.
 Lớp trong cùng: Đây là lớp
inox 304 tráng bạc, có tác
dụng giúp chống dính và
phản xạ nhiệt vào bên
trong.

1.4.1.2. Nguyên lý hoạt động:

Bình giữ nhiệt hoạt động


dựa trên nguyên tắc kín hơi, do ở
môi trường chân không, không thể
truyền nhiệt và lớp tráng phủ có tác
dụng phản xạ nhiệt vào bên trong
khiến cho nước bên trong giữ được
nhiệt độ lâu.
Cụ thể hơn, bình sẽ ngăn chặn
được mọi hình thức trao đổi nhiệt,
cho dù đó là cả dẫn nhiệt, đối lưu và
bức xạ nhiệt.
Môi trường chân không giữa vỏ bình và ruột có nhiệm vụ ngăn chặn không khí ra,
vào bình, ngăn chặn hiện tượng đối lưu xảy ra.
Nhờ vậy, nhiệt không thoát ra khỏi bình và giúp giữ nhiệt của nước nóng trong
nhiều giờ đồng hồ.

SVTH: Phan Văn Thịnh 11 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

Hình 1.14 Nguyên lý hoạt động của bình giữ nhiệt

1.4.1.3. Nhà máy dự kiến

- Quy mô:

+ Diện tích: 2000


+ Nhân công: 100 lao động
+ Công suất thiết kế: 10.000 bình/tháng
- Hoạt động của nhà máy:
+ Tiếp nhận nhiệm vụ, đơn hàng
+ Nhập nguyên liệu
+ Gia công sản xuất
+ Kiểm tra thành phẩm
+ Đóng gói và lưu kho
+ Xuất hàng
+ Sản phẩm: Bình giữ nhiệt

1.5. Quy trình sản xuất bình giữ nhiệt

SVTH: Phan Văn Thịnh 12 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

- Quy trình sản xuất bình giữ nhiệt không hề đơn giản, từ khâu lựa chọn vật liệu
thô đến thiết kế sản phẩm và đưa vào sử dụng đều phải thực hiện theo tiêu chuẩn
nghiêm ngặt.

SVTH: Phan Văn Thịnh 13 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

- Do bình giữ nhiệt có mục đích sử


dụng là giữ nhiệt thực phẩm nên độ
an toàn về mặt sự khoẻ người dùng
được đặt lên hàng đầu.

Hình 1.15 Quy trình sản xuất bình giữ nhiệt

 Chuẩn bị các nguyên liệu thô, nguyên


liệu: thường sử dụng là thép không
gỉ.

Hình 1.16 Vật liệu

 Cắt ống thép không gỉ: Đo kích thước ốngvà vạch dấu, sau đó đưa vào máy
cắt, khi đã đưa ống vào máy cắt và điều chỉnh đúng điểm cần cắt, công nhân

sẽ tiến hành kiểm tra lại và cắt

SVTH: Phan Văn Thịnh 14 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

Hình 1.17 Cắt ống thép


 Tạo hình sâu: Sau khi đã cắt thành
từng ống với kích thước chỉ định,
công nhân sẽ đưa vào máy đã lập
trình sẵn để tạo thành hình như
mong muốn.

Hình 1.18 Tạo hình


 Cắt thành 2 miếng.

 Tạo hình miệng.

Hình 1.20-1.21 Tạo hình miệng


 Hàn thành ngoài và thành trong bình
giữ nhiệt sau đó hàn laser miệng
bình.

SVTH: Phan Văn Thịnh 15 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

Hình 1.22 Hàn thành ngoài và trong

 Hàn nắp đáy với phần đính kèm.

Hình 1.23-1.24 Hàn nắp


 Thực hiện hút chân không bên trong
để tạo lớp cách nhiệt giữa 2 lớp inox.
 Kiểm tra hút chân không

Hình 1.25 Hút chân không

 Thực hiện điện phân cho mặt trong


của bình : Quá trình điện phân có tác
dụng làm sạch bụi bẩn để có bề mặt
đẹp, đồng thời tạo một lớp lên bề
mặt bên trong để chống ăn mòn.
 Kiểm tra chất lượng điện phân

Hình 1.26 Thực hiện điện phân

SVTH: Phan Văn Thịnh 16 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

 Đánh bóng bề mặt thành ngoài: Quá


trình này được thực hiện bằng cách
sử dụng các tác nhân bên ngoài tác
động lên bề mặt inox nhằm tạo ra bề
mặt sản phẩm đúng mục đích sản
xuất, có thể thực hiện trên phôi thô
ban đầu hoặc bước cuối cùng cho ra
sản phẩm hoàn thiện.
 Kiểm tra chất lượng đánh bóng.

Hình 1.27-1.28 Đánh bóng và kiểm tra


 Phun sơn tĩnh điện bề mặt: để tạo ra
một vật liệu phủ khó khăn hơn so với
sơn thông thường. Lớp phủ sơn tĩnh điện có khả năng chống sứt mẻ, trầy xước và
ăn mòn. Sơn tĩnh điện được sử dụng chủ yếu cho lớp phủ kim loại.

Hình 1.29 Phun sơn tĩnh điện

 In chuyển nhiệt, in logo, in khắc


laser,…: với sự phát triển của máy
móc hiện đại, bình giữ nhiệt có thể
được in khắc một cách tinh xảo và
nhanh chóng. Chỉ cần bản mẫu thiết
kế, các loại thiết bị in sẽ thực hiện
việc in khắc số lượng lớn chỉ trong
thời gian ngắn.

Hình 1.30 In chuyển nhiệt, in logo, in khắc laser

 Lắp ráp nắp đậy, làm sạch, kiểm tra


và đóng gói: Sau khi hoàn thành các công đoạn ở trên thì sản phẩm cơ bản đã hoàn

SVTH: Phan Văn Thịnh 17 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

thiện, sẽ được tiến hành kiểm tra chất lượng trước khi được đóng gói và chuyển
giao cho các đơn vị phân phối hoặc khách hàng. Nếu sản phẩm bị lỗi sẽ được thay
thế bằng cách lặp
lại quy trình.

Hình 1.31-1.32 Lắp ráp


nắp đậy, làm sạch, kiểm
tra và đóng gói

Các loại máy móc, thiết bị ( đơn vị: m )

Hình 1.33 Máy Cắt (1,2 x 0,76 x 1,4) Hình 1.34 Máy đột dập (1,4 x 1,44 x 1,5)

SVTH: Phan Văn Thịnh 18 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

Hình 1.36 Máy tiện


miệng bình (1,2 x 1,2 x 1,5)
Hình 1.35 Máy đánh bóng
(100 x 100 x 140)

Hình 1.37 Bơm hút chân


không (1 x 0,91 x 1,3) Hình 1.38
Máy hàn laser miệng, thành bình (1,2 x 1 x 1,5)

Hình 1.39 Máy phun sơn (0,73 x 0,41 x 1,3) Hình 1.40 Máy in khắc laser (1,1 x 0,72 x 1,4)

1.6. Quy trình công nghệ gia công bình giữ


nhiệt

STT Công đoạn Máy thực hiện Kích thước máy Thời gian
(m) (s)
01 Cắt ống thép Máy cắt 1,2 x 0,76 x 1,4 32
02 Cắt thành 2 đoạn Máy cắt 1,2 x 0,76 x 1,4 32
03 Tạo hình Máy đột dập 1,4 x 1,44 x 1,5 34
04 Tạo hình miệng Máy tiện hình 1,2 x 1,2 x 1,5 32
05 Hàn thành ngoài và trong Máy hàn 1,2 x 1 x 1,5 34
06 Hàn nắp đáy Máy hàn 12, x 1 x 1,5 25

SVTH: Phan Văn Thịnh 19 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

07 Hút chân không Máy bơm hút chân 1 x 0,91 x 1,3 33


không
08 Kiểm tra hút chân không 23
09 Điện phân cho mặt trong bình 25
10 Kiểm tra điện phân 15
11 Đánh bóng bề mặt ngoài Máy đánh bóng 1 x 1 x 1,4 30
12 Kiểm tra chất lượng đánh bóng 12
13 Phun sơn tĩnh điện Máy phun sơn 0,73 x 0,41 x 1,3 20
14 In chuyển nhiệt, in logo, in Máy in khắc laser 1,1 x 0,72 x 14 26
khắc laser
15 Lắp ráp 15
16 Làm sạch 10
17 Kiểm tra 11
18 Bao bì và đóng hộp 20
Tổng 429

Bảng 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất bình giữ nhiệt

 Tác dụng của bình giữ nhiệt trong đời sống:

- Sản phẩm bình giữ nhiệt có thiết kế đẹp, sang trọng, tiện ích và nhiều mẫu mã.
Người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn cho mình những sản phẩm ưng ý nhất
cho bản thân cũng như làm quà tặng cho bạn bè, người thân, thầy cô.... Với thiết kế
nhỏ gọn, có nắp vặn giúp bạn có thể mang theo đến bất kỳ đâu, rất tiện lợi trong
cuộc sống hàng ngày.

- Việc sản xuất bình giữ nhiệt còn rất thân thiện với môi trường, thay vì người tiêu
dùng sử dụng những cốc nhựa không rõ nguồn gốc người tiêu dùng có thể chọn
bình giữ nhiệt vừa sạch lại an toàn, vừa thân thiện với môi trường hơn.

 Sử dụng bình giữ nhiệt hiệu quả và an toàn:

1. Tránh va đập mạnh

- Tuy sản xuất bình giữ nhiệt được thiết kế bằng inox chống gỉ và đảm bảo an toàn
sức khỏe cho người sử dụng nhưng việc va đập mạnh cũng có thể gây ra tình trạng
móp, chóc méo bình giũ nhiệt.

- Vì thế nên người sử dụng cần cẩn thận hơn tránh những va đập mạnh nhất để đảm
bảm chất lượng cũng như vẻ đẹp của bình.

SVTH: Phan Văn Thịnh 20 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

2. Vệ sinh thường xuyên bình giữ nhiệt

- Với thiết kế ruột bình là inox 201 chống gỉ trong sản xuất bình giữ nhiêt nhưng các
bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh bình giữ nhiệt của mình hơn, để đảm bảo an
toàn và sạch sẽ khi sử dụng qua đó cũng phần nào loại bỏ những vi khuẩn có hại
của những lần sử dụng đồ ăn thức uống trước.

3. Cách để bình giữ nhiệt có thể giữ nhiệt tốt hơn

- Chiều rộng củ bình nhỏ hơn, nhiệt lượng đi qua miệng bình nhỏ hơn sẽ ít bị thoát
nhiệt hơn.

- Thiết kế thành đôi với nhiều bọt bên trong có thể cải thiện khả năng giữ nhiệt bằng
cách ngăn nhiệt đi qua nắp bình.

- Lớp mạ đồng bên thành trong của bình giữ nhiệt có thể tăng cường khả năng giữ
nhiệt bằng cách khoả nhiệt bên tròng bình.

- Bình có thể tích lớn hơn có thể giữ nhiệt tốt hơn bình nhỏ vì lượng nhiệt bên trong
bình nhiều hơn.
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ

2.1. BỐ TRÍ MẶT BẰNG

2.1.1. Dòng di chuyển trong mặt bằng


Một yếu tố ảnh hưởng rất lớn và có tính chất quyết định đến thiết kế mặt bằng và
định vị trí thiết bị là các dòng di chuyển trên mặt bằng. Dòng di chuyển này có thể là
dòng di chuyển vật tư như nguyên liệu, bán phẩm, sản phẩm không đạt, thành phẩm, phế
liệu dòng di chuyển thiết bị, dòng di chuyển nhân công hay thông tin.
Dòng di chuyển được bố trí theo nguyên tắc từ dưới lên hay từ nhỏ đến lớn. Trước
tiên dòng di chuyển hay các mô hình di chuyển tại các trạm làm việc cần phải được thiết
kế. Chú ý đến các tính chất như:

 Tính đồng bộ: kết hợp việc sử dụng bàn tay, cánh tay và chân.
 Tính đối xứng: kết hợp các chuyển động với trọng tâm cơ thể.
 Tính tự nhiên: di chuyển liên tục, theo đường cong và sử dụng động năng.
 Nhịp nhàng và theo thói quen: dòng di chuyển cho phép các hoạt động thực
hiện theo một trình tự tự động và theo cách thức phù hợp. Nên giảm sự suy
nghĩ, quan sát, cố gắng hay gắng sức về cơ bắp.

SVTH: Phan Văn Thịnh 21 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

Hình 2.3

Sau khi mô hình dòng di chuyển tại các trạm làm việc được xác định, không gian
yêu cầu cho các trạm làm việc được tính trên cơ sở đó. Mô hình dòng di chuyển trên các
bộ phận cần được thiết kế. Đó là dòng di chuyển giữa các trạm làm việc với nhau trên
cùng một bộ phận chức năng. Ta chọn dòng di chuyển:

Dòng di chuyển nhỏ sẽ xuất hiện giữa các trạm làm việc. Đồng thời chúng xuất hiện
giữa các trạm làm việc và lối đi trong bộ phận chức năng. Thiết kế các dòng di chuyển
này tùy thuộc vào các yếu tố như sự tương tác giữa các trạm làm việc, không gian sẵn có
hay kích thước vật tư nâng chuyển.
Cuối cùng là hoạch định dòng di chuyển giữa các bộ phận chức năng. Thông thường
dòng di chuyển là sự kết hợp của các mô hình dòng di chuyển theo chiều ngang và cần
xem xét đến đầu vào và đầu ra
của hệ thống.
Hoạch định dòng di chuyển
hiệu quả cần kết hợp các dòng di
chuyển như đã đề cập, xác định
lối đi hợp lí để thực hiện quá
trình di chuyển từ đầu đến cuối.
Bằng cách cực đại hóa số đường di chuyển trực tiếp, giảm dòng di chuyển và cực tiểu hóa
chi phí dòng di chuyển, chúng ta có thể đạt dòng di chuyển hiệu quả. Dòng di chuyển trực
tiếp là một đường di chuyển không bị gián đoạn khi thực hiện quá trình từ đầu đến cuối.

2.1.2. Bố trí mặt bằng sản xuất


a) Kí hiệu các thiết bị sử dụng trong dây chuyển

TT Thiết bị Ký hiệu Kích thước DxRxC


(m)

SVTH: Phan Văn Thịnh 22 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

1 Máy cắt 1,2 x 0,76 x 1,4

2 Máy đột dập 1,4 x 1,44 x 1,5

3 Máy tiện 1,2 x 1,2 x 1,5

4 Máy hàn 1,2 x 1 x 1,5

5 Máy bơm hút chân 1 x 0,91 x 1,3


không

6 Máy đánh bóng 1 x 1 x 1,4

SVTH: Phan Văn Thịnh 23 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

7 Máy phun sơn 0,73 x 0,41 x 1,3

8 Máy in khắc laser 1,1 x 0,72 x 1,4

9 Băng chuyền Dài x 100 x 0,75

10 Ghế ngồi 0,75 x 0,35 x 0,45

Bảng 2.1 Kí hiệu các thiết bị sử dụng trong dây chuyển

b) Diện tích đây chuyền

S=DxR

Trong đó: D là chiều dài dây chuyền tính đến vị trí xa nhất
R là chiều rộng của dây chuyền

- Chiều dài dây chuyền:


 Chiều dài của máy cắt ( 2 máy )
a1 là chiều dài của máy cắt (120cm)
b1 là khoảng cách từ máy cắt đến đầu băng chuyền (25cm)
 Như vậy ta có chiều dài từ máy cắt đến đầu băng chuyền: D1 = 2 x (120 + 25) =
290 (cm)

 Chiều dài của máy đột dập (1 máy )


a2 là khoảng cách từ đầu băng chuyền tới công nhân (50cm)

SVTH: Phan Văn Thịnh 24 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

b2 là khoảng cách từ công nhân đến máy (25cm)


c2 là chiều dài máy (140cm)
 Như vậy ta có chiều dài làm việc của máy đột
dập:
D2 = 50 + 25 + 140 = 215 (cm)

 Chiều dài của máy tiện (1 máy)


a3 là khoảng cách từ máy đột dập đến máy tiện
(80cm)
b3 là chiều dài máy tiện (120cm)
 Như vậy ta có chiều dài làm việc của máy tiện:
D3 = 80 + 120 = 200 (cm)

 Chiều dài của máy hàn (1 máy)


a4 là khoảng cách từ máy tiện đến máy hàn (80cm)
b4 là chiều dài máy hàn (120cm)
 Như vậy ta có chiều dài làm việc máy hàn:
D4 = 80 + 120 = 200 (cm)
 Chiều dài máy bơm hút chân không (1 máy)
a5 là khoảng cách từ máy hàn đến máy bơm hút chân không
(80cm)
b5 là chiều dài máy bơm hút chân không (100cm)
 Như vậy chiều dài làm việc của máy bơm hút chân không:
D5 = 80 + 100 = 180 (cm)

 Chiều dài làm việc của máy đánh bóng (2 máy)

SVTH: Phan Văn Thịnh 25 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

a6 là khoảng cách từ máy bơm hút chân không đến máy đánh bóng (80cm)
b6 là chiều dài máy đánh bóng (100cm)
 Như vậy ta được chiều dài làm việc của máy đánh bóng:
D6 = 2 x (80 + 100 ) = 360 (cm)

 Chiều dài máy phun sơn (2 máy)


a7 là khoảng cách từ máy đánh bóng đến máy phun sơn (80cm)
b7 là chiều dài máy phun sơn (73cm)
 Như vậy ta được chiều dài làm việc của máy phun sơn:
D7 = 2 x (80 + 73) = 306 (cm)

 Chiều dài máy in khắc laser (1 máy)


a8 là khoảng cách từ máy phun sơn đến máy in khắc laser
(80cm)
b8 là chiều dài máy in khắc laser (110cm)
 Như vậy ta dược chiều dài làm việc của máy in khắc laser:
D8 = 80 + 110 = 190 (cm)
 Chiều dài băng chuyền thực hiện các công đoạn 15 –
18:
D9 = 500 (cm)
 Tổng chiều dài dây chuyền:
D = D1 + D2 + D3 + D4 + D5 + D6 + D7 + D8 + D9
= 290 + 215 + 200 + 200 + 180 + 360 + 306 + 190 +
500
= 2441 (cm) = 24,41 (m)

- Chiều rộng dây chuyền:

SVTH: Phan Văn Thịnh 26 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

a: là chiều rộng máy có kích thước lớn


nhất ( máy đột dập 144cm )
b: là chiều rộng băng chuyền (10cm)
c: là khoảng cách từ băng chuyền đến máy
(30cm)
 Tổng chiều rộng dây chuyền:
r = 2a + b + 2c = 2 x 144 + 100 + 2 x 30 = 448(cm)
- Ngoài ra còn có các khoảng cách khác được bố trí như sau:
 Chiều dài khu tập kết nguyên vật liệu đầu vào là 500 (cm)
 Chiều dài khu vực chứa hàng sau sản xuất là 300(cm)
 Cuối chuyền cách tường là 200(cm)
 Đầu chuyền cách tường là 200(cm)

SVTH: Phan Văn Thịnh 27 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

 Khoảng cách từ tường đến máy theo chiều rộng mỗi bên cách tường là
300(cm)
 Chiều dài xưởng: D = 2400 + 200 + 200 + 500 + 300 = 3600 (cm)
 Chiều rộng xưởng: R = 500 + 300 + 300 = 1100 (cm)

 Diện tích xưởng: S = D x R = 3600 x 1100 = 3960000 (c ) = 396 ( )

2.1.3. Kết quả


Bản vẽ phác thảo 2D bằng phần mềm Autocad

2.2. THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ XƯỞNG


2.2.1. Kết cấu nhà xưởng
- Hiện nay, có rất nhiều phương pháp thiết kế nhà xưởng công nghiệp:
 Phương pháp thiết kế kết cấu nhà xưởng dạng 1 tầng
 Phương pháp thiết kế kết cấu nhà xưởng dạng 2 tầng

SVTH: Phan Văn Thịnh 28 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

 Phương pháp thiết kế kết cấu nhà xưởng dạng 3 tầng


- Ta lựa chọn thiết kế kết cấu nhà xưởng dạng 1 tầng. Kết cấu nhà xưởng dạng 1
tầng mang lại những lợi ích sau:
 Dễ thiết kế với thời gian thiết kế nhanh chóng, đảm bảo tiến độ kinh doanh.
 Nhà xưởng 1 tầng đem lại tính ứng dụng cao, giải quyết được nhu cầu làm
nhà xưởng, làm khu sản xuất
 Đáp ứng được những vấn đề về chi phí, chi phí sản xuất khá thấp, nguồn
vốn bỏ ra cho doanh nghiệp được tiết kiệm.

Hình 2.5: kết cấu nhà


xưởng dạng 1
tầng
2.2.2. Hệ thống
thông gió
- Xưởng sản xuất là nơi các công nhân lao động phải trải qua ít nhất 8 tiếng/1 ngày.
Do vậy thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng hợp lí rất cần thiết, sẽ góp phần ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất, tạo ra môi trường làm việc an toàn, nâng cao
năng suất lao động và đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
- Hiện nay, có rất nhiều phương pháp thông gió cho các nhà công nghiệp:
 Phương pháp thông gió nhà xưởng tự nhiên.

SVTH: Phan Văn Thịnh 29 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

 Phương pháp thông gió công nghiệp sử dụng quạt hút.


 Phương pháp thông gió công nghiệp bằng quạt đẩy khí.
 Phương pháp thông gió công nghiệp bằng tấm Cooling Pad.
 Phương pháp thông gió công nghiệp kết hợp.

- Với xưởng sản xuất bình giữ nhiệt có quy mô trung bình, không có quá nhiều máy
móc, thiết bị, ít công nhân làm việc bên trong, ta sử dụng phương pháp thông gió
nhà xưởng tự nhiên.
- Thông gió tự nhiên là phương pháp thông gió công nghiệp đơn giản nhất hiện nay.
Phương pháp này tạo sự thông thoáng cho môi trường làm việc bằng cách bố trí
cửa lấy gió và thoát gió một cách hợp lí giúp cho không khí lưu thông tốt nhất.
- Phương pháp: bố trí lam gió, lấy gió và thoát gió đối xứng nhau để tạo hiệu quả tốt
nhất. Lam gió phải được bố trí hợp lí với tường và đặc biệt phải che được mưa. Có
thể sử dụng quả cầu gắn trên mái để tăng cường đối lưu không khí
- Hệ thống thông gió tự nhiên mang lại những lợi ích sau:
 Tạo môi trường làm việc thông thoáng, tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và
vận hành.
 Cải thiện chất lượng không khí bên trong.
 Tăng năng suất làm việc.
 Thi công lắp đặt dễ dàng, ít ảnh hưởng đến cấu trúc và kiến trúc bên trong
nhà máy.
 Không gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường.

- Sơ đồ thiết kế hệ thống thông gió tự nhiên


nhà xưởng:

Hình 2.5:
Sơ đồ thiết kế hệ thống thông gió tự nhiên
2.2.3. Hệ thống chiếu sáng

SVTH: Phan Văn Thịnh 30 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

- Trong hệ thống nhà xưởng, việc cung cấp đầy đủ ảnh sáng là điều vô cùng quan
trọng và cần thiết. Mọi hoạt động trong nhà máy chỉ được diễn ra ổn định khi
nguồn sáng được đảm bảo. Do đó, việc thiết kế chiếu sáng nhà xưởng là khâu vô
cùng quan trọng đến sự vận hành và năng suất của công nhân.
- Một số phương pháp chiếu sáng phổ biến hiện nay:
 Phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà xưởng từng điểm.
 Phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà xưởng gần chính xác.
 Phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà xưởng bằng hệ số sử dụng Ksd…

- Trong quá trình thiết kế hệ thông chiếu sáng nhà xưởng cần đảm bảo các tiêu chí
trong tiêu chuẩn chiếu sáng như sau:
 Đảm bảo chỉ số hoàn màu của hệ thống đèn. Đảm bảo vùng làm việc được
chiếu sáng trên mọi bề mặt
 Đảm bảo mật độ công suất và sử dụng năng lượng tối ưu. Đáp ứng quy
chuẩn kỹ thuật Quốc Gia QCVN 09:2013/BXD.
 Thiết bị chiếu sáng, tiết kiệm, thân thiện với môi trường. Các sản phẩm có

hiệu suất cao, đáp ứng chất lượng và thích hợp với các không gian nhà
xưởng. Đặc biệt, trong môi trường khắc nghiệt vẫn đảm bảo chiếu sáng tốt
 Sản phẩm chiếu sáng có dải nhiệt rộng. Đảm bảo phản ánh chân thật màu
sắng của vật được chiếu sáng
 Không gian được chiếu dáng không bị chói lóa

- Với xưởng sản xuất bình giữ nhiệt có quy mô trung bình, không có quá nhiều máy
móc, thiết bị .Với các đặc thù của xưởng sản xuất bình giữa nhiệt ta chọn phương
pháp chiếu sáng từng điểm.
 Ưu điểm : đây là phương pháp đáp
ứng tốt yêu cầu khắt khe về điều
kiện chiếu sáng. Cũng là phương
pháp được nhiểu chủ doanh ngiệp ưa
chuộng và áp dụng bởi nó có cách
tính đơn giản dễ hiểu
 Nhược điểm: yêu cầu người thiết kế
có kiến thức chuyên môn cao

Hình 2.6: Ví dụ hệ thống chiếu sáng nhà xưởng


2.2.4. Hệ thống cửa

SVTH: Phan Văn Thịnh 31 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

- Nhà xưởng có các loại cửa như cửa chính, cửa chớp, cửa sổ, cửa thoát hiểm,…Mỗi
loại có các mẫu cửa nhà xưởng khác nhau. Dựa vào chức năng cũng như nhu cầu
nhà xưởng mà ta cần chọn kích thước, kết cấu và vật liệu phù hợp.
 Cửa chính: là không gian ra vào nhà xưởng cho các phương tiện cấp, lấy
hàng hóa, hay người lao động. Cửa chính nên có kích thước lớn nhất so với
các loại cửa khác trong xưởng.
- Hiện nay, có rất nhiều loại cửa để chọn làm cửa chính cho các nhà công nghiệp
như: cửa trượt, cửa lùa, cửa cuốn,…
 Đối với xưởng sản xuất bình giữ nhiệt có kích thước không quá lớn, ta lựa
chọn sử dụng cửa lùa nhà xưởng dạng trượt ngang. Loại cửa này không chỉ
mang lại tính thẩm mỹ cao mà còn giúp tận dụng tối đa không gian xưởng.

Hình 2.7: Cửa lùa


2 cánh

 Cửa thoát hiểm: là cửa phụ, chúng cũng phục vụ cho nhu cầu ra vào phân
xưởng nhưng ít được sử dụng. Tuy vậy cửa thoát hiểm lại không thể thiếu
khi thiết kế và xây dựng nhà xưởng. Chúng đảm bảo an toàn cho tính mạng
nhân viên trong các tình huống bất ngờ như cháy, cửa chính bị hỏng hóc,…

SVTH: Phan Văn Thịnh 32 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

Hình 3.2 Cửa thoát hiểm

Hình 2.8: Cửa


thoát hiểm

 Cửa sổ: có vai trò tận


dụng ánh sáng tự
nhiên cho công
trình nhà xưởng cũng
như giúp nhà xưởng
điều hòa không khí,
giúp lấy không khí tươi vào trong nhà xưởng, đồng thời thoát lượng không
khí cũ ra ngoài làm cho xưởng thông thoáng hơn.

SVTH: Phan Văn Thịnh 33 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

Hình 2.9: Cửa sổ

 Cửa chớp: được thiết kế để nâng cao sự thông thoáng. Cửa chớp được thiết
kế cố định và đảm bảo yêu cầu chống hắt nước, thoáng mát và an toàn.

Hình 2.10: Cửa chớp

2.2.4. Kết cấu bao che nhà xưởng


- Ta sử dụng kết cấu bao che kết hợp tường gạch và vách tôn

SVTH: Phan Văn Thịnh 34 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

2.2.4.1. Tường gạch


- Tường gạch trong kết cấu bao che nhà xưởng, nhà công nghiệp có thể là tường
chịu lực hoặc tường không chịu lực.
- Trong nhà khung tường gạch gắn liền với cột bê tông hay cột thép bằng cốt thép
chừa sẵn trong cột. Khi
xây tường người ta để các
thép đó vào giữa các khe
tường và tiếp tục xây.
- Ưu điểm: giá thành rẻ,
thông dụng, cách nhiệt
tốt,…
- Tường có thể xây cao quá
mái. Tuy nhiên, trong trường hợp này ta kết hợp tường gạch và vách tôn. Do đó ta
xây dựng tường gạch có chiều cao 2,5m so với nền nhà xưởng.
2.2.4.2. Vách tôn
- Vách tôn là loại vách thông dụng với những ưu điểm sau:
 Rẻ, có thể rẻ nhất trong các loại vách.
 Thi công nhanh.
 Dễ lấy sáng khi kết hợp với tôn sáng.
 Dễ dàng thông gió khi kết hợp với lam.
 Dễ bảo trì, sửa chữa, thay mới.
 Dễ dàng kết hợp với các loại vật liệu cách nhiệt như PU, polynum,…khi cần
thiết.

SVTH: Phan Văn Thịnh 35 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

Hình 2.11

2.3 THIẾT KẾ KẾT CẤU NHÀ XƯỞNG

2.3.1. Móng

- Móng là một phần rất quan trọng đối với mọi công trình. Để có một dự án nhà
xưởng chất lượng cao, đảm bảo an toàn và thời gian sử dụng bền lâu với thời gian
thì yếu tố tiên quyết phải có là một nền móng chắc chắn.
- Trong xây dựng có 4 loại móng phổ biến:

 Móng đơn: thường dùng cho cột nhà dân dụng, nhà công nghiệp,…Khi gặp
những trường hợp chịu tải trọng lớn cần mở rộng đáy móng ta phải đồng
thời tăng chiều dài móng và chiều sâu chôn móng. Đây là một nhược điểm
của móng đơn. Vì vậy móng đơn thì nên dùng trong trường hợp đất nền có
sức chịu tải tốt, tải trọng ngoài không lớn lắm.
 Móng băng: móng băng là loại móng chạy dọc suốt bên dưới các tường chịu
lực hoặc tạo thành các dải dài dưới chân hệ thống cột chịu lực. Móng băng
giúp cho sự liên kết giữa tường và cột chắc chắn hơn theo phương thẳng
đứng. Bên cạnh đó loại móng này còn có tác dụng làm giảm lực đáy móng,
giúp cho việc truyền tải trọng lượng của công trình xuống phía dưới được
đều hơn

SVTH: Phan Văn Thịnh 36 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

Hình 2.12: Móng đơn

Hình 2.13: Móng băng

 M
óng bè:
hay còn
gọi là móng toàn diện. Móng bè thuộc loại móng nông được trải dài trên
khắp bề mặt nền đất, các cột móng có thể theo dạng dải, ca rô hay đơn lẻ.

SVTH: Phan Văn Thịnh 37 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

Với ưu điểm của móng bè là phân bố đồng đều tải trọng của các công trình
lên nền đất, giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.

Hình 2.14: Móng bè

 Móng cọc: có 2
loại chính là móng cọc đài thấp và đài cao. Đối với công trình nhà kho, nhà
xưởng, móng đơn và móng băng là 2 kết cấu được sử dụng rộng rãi.

Hình 2.15: Móng cọc

 Với những đặc điểm nếu trên,


ta lựa chọn sử dụng móng đơn cho công trình này.
2.3.2. Kết cấu cột

SVTH: Phan Văn Thịnh 38 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

- Cột thép nhà xưởng hiểu một cách đơn giản là một kết cấu theo phương thẳng
đứng của khung, chịu các tải trọng từ mái, dầm và các thiết bị vận chuyển nâng,
tường treo,…truyền vào móng.
2.3.3. Mái và cửa mái
- Trong hệ thống cấu trúc nhà xưởng công nghiệp, mái nhà chiếm một vị trí quan
trọng. Chúng góp phần quyết định độ bền vững của tòa nhà, hình thành đặc điểm
không gian bên trong và bộ mặt bên ngoài của nhà.
- Mái nhà công nghiệp có nhiều. Việc lựa chọn kiểu mái cho nhà công nghiệp cần
phải căn cứ vào yêu cầu của công nghệ sản xuất, tuổi thọ công trình, yêu cầu về
chế độ vi khí hậu trong phòng, giải pháp tổ chức thoát nước mái, khả năng vật liệu,
yêu cầu tổ hợp kiến trúc và so sánh kinh tế.
- Nhìn chung cấu tạo mái nhà xưởng công nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
 Có độ bền vững cao phù hợp với công trình, biến dạng nhỏ, có khả năng
chống xâm thực và cháy nổ.
 Có khả năng chống thấm tốt, thoát nước nhanh.
 Phù hợp với đặc điểm công nghệ và chế độ vi khí hậu phòng.
 Phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa xây dựng.
 Có chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật hợp lí.
- Cửa mái được bố trí trên các nhịp giữa của nhà nhiều nhịp, của các xưởng có khẩu
độ lớn, có yêu cầu lấy ánh sáng cao. Nhiệm vụ chính của cửa mái để thông gió,
thải nhiệt thừa và chiếu sáng những chỗ làm việc cách xa cửa sổ.
- Hiện nay có nhiều loại cửa mái nhà công nghiệp với nhiều kiểu dáng và ưu điểm
khác nhau , tùy vào mục đích và tính chất riêng của từng nhà xưởng mà ta chọn
loại cửa mái sao cho phù hợp nhất:
 Cửa mái có tiết diện hình chữ M
 Cửa mái hình răng cưa
 Cửa mái hình tam giác
 Cửa mái hình chữ T

SVTH: Phan Văn Thịnh 39 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

- Đối với nhà xưởng sản xuất bình giữ nhiệt ta chọn cửa mái có tiết diện hình chữ
M
- Cửa mái có tiết diện hình chữ M có tác dụng giúp thông gió, làm cho không khí
trong nhà xưởng được thông thoáng qua hai băng cửa mái. Cửa mái hình chữ M có
kết cấu khung riêng hoặc do phần cột kèo thêm từ đỉnh dầm đỡ mái tạo nên.

Hình 2.16 : Nhà xưởng có cửa mái hình chữ M

2.3.4. Khung nhà xưởng


- Hệ kết cấu khung của nhà xưởng bao gồm khung ngang, dầm cầu trục ( nếu có) và
hệ giằng. Trong đó kết cấu chịu lực chính là khung ngang.
- Kết cấu nhà công nghiệp phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản về sử dụng và
kinh tế. Trong đó yêu cầu về sử dụng là quan trọng nhất được thể hiện ở các điểm
sau:
 Kết cấu phải có đủ độ bền , độ cứng và tuổi thọ theo thiết kế. Điều này phụ
thuộc vào đặc điểm của tải trọng tác dụng lên công trình, ngoài ra, cần kể
đến các tác động của môi trường sản suất như nhiệt độ, các tác nhân ân mòn
như hóa chất, độ ẩm ,…
 Việc lắp đặt các thiết bị máy móc phải thuận tiện. Đảm bảo tốt các điều kiện
chiếu sáng, thông gió,…

SVTH: Phan Văn Thịnh 40 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

 Ngoài yêu cầu sử dụng là yêu cầu cơ bản nhất thì yêu cầu kinh tế cũng là
một tiêu chí quan trọng trong thiết kế nhằm mục đích giảm thiểu tối đa chi
phí cho công trình.

2.3.4.1 Hệ giằng của nhà xưởng


- Hệ giằng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ cứng của không gian nhà
xưởng, giảm chiều dài tính toán của xà và cột khung theo phương ngoài mặt
phẳng, từ đó tăng khả năng ổn định tổng thể theo khung ngang. Hệ giằng nhà
xưởng sử dụng thép nhẹ gồm hai bộ phận chính là hệ giằng mái và hệ giằng cột.
 Hệ giằng mái: sử dụng thép nhẹ và được bố trí theo phương ngang nahf tại
hai gian đầu hồi( hoặc gần đầu hồi) sao cho khoảng cách giữa các giằng bố
trí không quá năm bước cột. Bản bụng của hai xà ngang cạnh nhau được nối
bởi các thanh giằng chéo chữ thập

 Chọn thép tròn có đường kính 20mm để làm hệ giằng mái.

 Hệ giằng cột: có tác dụng đảm bảo độ cứng dọc nhà và giữ ổn định cho cột,
tiếp nhận và chuyền xuống móng các tải trọng tác dụng theo phương dọc
nhà như tải trọng gió lên tường hồi. Hệ giằng gồm các thanh giằng chéo
được bố trí trong phạm vi cột trên và cột dưới tại những gian có hệ giằng
mái.

 Chọn thép tròn có đường kính 25mm để làm hệ giằng cột.


2.4. XÀ GỒ
2.4.1. Thiết kế xà gồ mái
- Xà gồ mái trong khung thép nhẹ thường dùng thép tạo hình nguội thành mỏng, tiết
diện chữ C hoặc chữ Z. Vì xà gồ có độ cứng nhỏ khi chịu uốn theo phương trong
mặt phẳng mái nên thường cấu tạo thêm hệ giằng xà gồ bàng thép tròn, đường kính
không nhỏ hơm 12mm.
- Vai trò: liên kết các khung với nhau tạo thành hệ kết cấu không gian công trình, đỡ
kết cấu bao che và truyền tải trọng ngoài lên khung ngang.

SVTH: Phan Văn Thịnh 41 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

- Với hệ thống khung thép nhà xưởng sản xuất bình giữ nhiệt ta chọn thép hình thiết
diện chữ C để làm xà gồ.
a) Số liệu tính toán
- Chiều rộng nhịp :L = 11 m t

- Khoảng cách xà gồ : = 1.5 m H

- Độ dốc mái :i = 15 %
L
- Góc dốc : W

b) Tiết diện xà gồ Loại C175x50x20x2


- Chiều cao : H = 175 mm
- Bề rộng cánh trên : W = 50 mm
- Chiều dài cạnh bo : L = 20 mm
- Bề dày bản :t=2 mm
c) Đặc trưng hình học
- Diện tích :F = 6.14 cm2
- Momen quán tính : Jx = 275.319 cm4
Jy = 21.188 cm4
- Momen chống uốn : Wx = 15.733 cm3
Wy = 6.132 cm3
- Trọng lượng bản thân :G = 4.82 Kg/m
d)Tải trọng
- Tĩnh tải : 10 Kg/m2 n=1
- Hoạt tải : 10 Kg/m2 n=1

- Tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên xà gồ : = 65.58 Kg/m2

SVTH: Phan Văn Thịnh 42 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

- Tổng tải trên xà gồ : = 66.07 Kg/m

- Phân ra 2 thành phần : = 10.36 Kg/m

= 64.76 Kg/m

= 10.44 Kg/m

= 65.24 Kg/m

e) Vật liệu thép


- Mô đun đàn hồi của thép : E = 2.1E+06 Kg/cm2
- Cường độ tính toán của thép : R = 2100 Kg/cm2
f) Kiểm tra ứng suất
- Phương X:

Momen uốn quanh trục x : Mx = = 986.69 Kg.m

- Phương Y:

Momen uốn quanh trục y: My = = 157.87 Kg.m

- Momen lớn nhất

< = 2100 Kg/cm2

g) Kiểm tra độ võng

SVTH: Phan Văn Thịnh 43 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

- Phương X: cm

- Phương Y: cm

f= cm

- Độ võng toàn phần : f/L = 0.0045 cm


- Độ võng cho phép : [f/L] = 0.005 cm
 OK
2.5. THIẾT KẾ KHUNG NHÀ XƯỞNG
2.5.1. Các số liệu hình học của xưởng
- Chiều rộng nhịp : L = 11 (m)
- Chiều dài nhà : b = 36 (m)

- Chiều cao cột : (m)

- Bước cột :B=6 (m)


- Độ dốc mái : i = 0.15 (15%)
2.5.2. Tải trọng thiết kế
2.5.2.1. Tĩnh tải
a) Tĩnh tải tiêu chuấn
- Trọng lượng tôn + hệ xà gồ mái : g1 = 10 (kg/m2)
- Trọng lượng hệ khung thép : Do chương trình tự tính (SAP 2000 V16)
- Trọng lượng hệ khung trần : g2 = 4,6 (kg/m2)

- Tổng giá trị tĩnh tải tác dụng : = 14,6 (kg/m2)

b) Tính tải tính toán

SVTH: Phan Văn Thịnh 44 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

- Hệ số vượt tải : n1 = 1,2

=> (kg/m2)

- Qui tải tác dụng lên xà: (kg/m)

2.5.2.2. Hoạt tải


a) Hoạt tải tiêu chuẩn
- Hoạt tải sửa chữa trên mái : p1 = 30 (kg/m2)
- Trọng lượng thiết bị CS, KT : p2 = 0 (kg/m2)

- Tổng giá trị hoạt tải tác dụng : (kg/m2)

b) Hoạt tải tính toán


- Hệ số vượt tải : n2 = 1,2

=> (kg/m2)

- Qui tải tác dụng lên xà: (kg/m)

( Hoạt tải được chia làm 02 trường hợp tác dụng là hoạt tải trái và hoạt tải phải )

2.5.2.3. Gió
- Địa điểm xây dựng công trình: huyện Thái Thuỵ – Thái Bình, thuộc vùng gió
IV-B, có các thông số sau:

Áp lực gió : (daN/m2) (Tra bảng 4 TCVN 2737-1995)

Hệ số độ tin cậy :

Hệ số ảnh hưởng độ cao : K = 1,08 (Tra bảng 5 TCVN 2737-1995)

 Tải trọng gió tính toán : (daN/m2)

SVTH: Phan Văn Thịnh 45 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

- Tính toán hệ số khí động

(m)

L = 11 (m)

/L = 6,5/11= 0,59

b/L = 36/11= 3,27

Tra bảng 6 trang 18 TCVN 2737-1995, ta có:

- Tính toán hệ số

+ Với

+ Với

+ Với

- Tính toán hệ số

Hình 2.17: Sơ đồ tải trọng gió

- Tính toán hệ số

+ Với b/L <= 1.0

SVTH: Phan Văn Thịnh 46 Lớp: 62CK-


QLM
Đồ án Thiết kế vị trí và mặt bằng Ngành: Kỹ thuât cơ khí

+ Với b/L >= 2

+ Với b/L = 3.27

- Ứng với mỗi hệ số, ta có các giá trị tải trọng tác động khác nhau.(Giá trị này được
thể hiện trên sơ đồ tải trọng gió)

+ Phía đón gió : (daN/m)

+ Phía hút gió : (daN/m)

+ Vùng gió : (daN/m)

+ Vùng gió : (daN/m)

+ Cột nhà : (daN/m)

+ Mái nhà : (daN/m)

SVTH: Phan Văn Thịnh 47 Lớp: 62CK-


QLM

You might also like