You are on page 1of 112

TÓM TẮT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Nội dung đã làm đƣợc bao gồm các vấn đề sau:
1. Nhu cầu thực tế của đề tài
Nói đến cầu trục thì ai cũng nghĩ ngay đến đây là một thiết bị nâng hạ vô cùng
quan trọng và khá phổ biến trong nhà xƣởng, các khu công nghiệp.
Ngày nay thì các sản phẩm cầu trục đƣợc thiết kế và chế tạo theo yêu cầu thực
tế của khách hàng nên việc đảm bảo tiêu chuẩn cũng nhƣ chất lƣợng ngày càng đƣợc
nâng cao. Chính là khi nào khách hàng có nhu cầu thực sự thì nhà chế tạo mới lập kế
hoạch, lên phƣơng án sản xuất chi tiết. Thiết bị này rất hiếm thậm chí là không có
nhà sản xuất cầu trục nào mà sản xuất rao bán cầu trục đại trà nhƣ các thiết bị khác
mà cần phải có kế hoạch sản xuất phù hợp vì điều kiện và môi trƣờng làm việc của
từng thiết bị sẽ khác nhau. Hiện với sự phát triển của công nghệ và các thiết bị máy
móc thì việc sản xuất cầu trục đạt tiêu chuẩn cũng đƣợc rút ngắn lại và đảm bảo chất
lƣợng hơn.
Do đó, thiết kế cầu trục đảm bảo đƣợc nhu cầu cần thiết cho ngành công nghiệp, cần
thiết cho các nhà xƣởng các khu công nghiệp.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tốt nghiệp:
 Tính toán thiết kế cầu trục 15 tấn
3. Nội dung đề tài đã thực hiện : Thiết kế cầu trục 15 tấn
 Số trang tuyết minh: 103 trang
 Số bản vẽ: 8 Ao
4. Kết quả đã đạt đƣợc:
 Phần lý thuyết
 Giới thiệu chung về mấy nâng chuyển
 Giới thiệu về cầu trục
 Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, an toàn lao động khi
sử dụng máy
 Phần tính toán thiết kế
 Phân tích lựa chọn phương án thiết kế cầu trụ 15 tấn
 Thiết lập sơ đồ động học máy.
 Tính toán, thiết kế các thông số động lực học của các bộ phận
 Tính toán thiết kế một số cụm chi tiết có liên quan móc treo tang
,khớp nối....
 Thiết kế hệ thống điện.
Đà Nẵng, Ngày 20 tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Hoàng


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độclập - Tự do - Hạnhphúc
KHOA CƠ KHÍ

NHIỆM VỤ ĐỒ N TỐT NGHIỆP


Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Hoàng Số thẻ sinh viên: 101140224
Lớp: 14C1VA Khoa: Cơ khí Nghành: Công nghệ chế tạo máy
1- Tên đề tài tốt nghiệp: Thiết kế cầu trục 15 tấn.
2- Đề tài thuộc diện: ○ Có ký kết thỏa thuận sở hữu trí tuệ đối với kết quả thực hiện
3- Các số liệu ban đầu:
- Khối lượng lớn nhất của vật nâng: Q = 15 (tấn)
- Chiều cao nâng: H = 10 (m)
- Khẩu độ: L = 20 (m)
4- Nội dung thuyết minh và tính toán:
 Chương 1: Giới thiệu chung về máy nâng chuyển
 Chương 2: Các thông số cơ bản và phân tích lựa chọn phương án tính toán
 Chương 3: Tính toán động lực học của các bộ phận
 Chương 4: Tính kết cấu kim loại của cầu trục
 Chương 5: Hướng dẫn an toàn và vận hành máy
5- Các bản vẽ và đồ thị
 Bản vẽ giới thiệu phương án cầu trục 1Ao
 Bản vẽ sơ đồ động cầu trục 1Ao
 Bản vẽ chung tổng thể toàn cầu trục 2Ao
 Bản vẽ lắp một số bộ phận chủ yếu của cầu trục 3Ao
 Bản vẽ chế tạo một số chi tiết quan trọng của cầu trục 1Ao
6 - Ngày giao nhiệm vụ thiết kế: 20/02/2019
7 - Ngày hoàn thành thiết kế tốt nghiệp: 20/05/2019

Đà Nẵng, ngày 20 tháng 02 năm 2019


T ƣ ng Bộ m n Giáo viên hƣớng dẫn

PGS.TS.Trần Xuân Tùy


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

LỜI NÓI ĐẦU


Sau hơn ba tháng tìm hiểu và thực hiện cuối cùng em cũng đã hoàn thành tốt đồ án
tốt nghiệp của mình với đề tài “ Thiết kế cầu trục 15 tấn”. Để hoàn thành đồ án này,
ngoài sự nổ lực tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân, em cũng cần sự giúp đỡ của rất
nhiều ngƣời.
Lời đầu tiên, em xin đƣợc gửi lời cám ơn đến toàn thể các thầy cô trƣờng Đại học
Bách Khoa Đà Nẵng, những ngƣời đã tận tâm, tận tình truyền đạt những kiến thức bổ
ích suốt năm năm theo học tại trƣờng. Đây là một hành trang vô cùng to lớn và bổ ích
không chỉ giúp em hoàn thành khóa học tại trƣờng mà còn là sự chuẩn bị vững chắc
cho tƣơng lai, trong công việc sau này.
Tiếp theo,em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS.Trần Xuân Tùy,
ngƣời đã luôn tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đồ án.
Những kinh nghiệm và kiến thức bổ ích mà thầy truyền đạt sẽ giúp ích nhiều cho em
trong việc bảo vệ đồ án và cho công việc sau này.
Em cũng xin đƣợc gửi lời cám ơn đến các bạn của em, những ngƣời đã cùng em tìm
hiểu và nghiên cứu để đồ án đƣợc hoàn thiện đúng thời hạn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn đến những ngƣời thân trong gia đình em đã luôn
động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình làm đồ án.
Vì thời gian có hạn và đây là lần đầu tiên em tự tay thiết kế đề tài mang tính ứng
dụng cao nên những sai sót trong đồ án là không thể nào tránh khỏi. Em kính mong
quý thầy cô đóng góp, bổ sung để đồ án đƣợc hoàn thiện một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cám ơn!
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Hoàng

i
Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

CAM ĐOAN

Với sự hƣớng dẫn tận tình của giáo viên hƣớng dẫn và tham khảo các tài liệu em đã
hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình và xin cam kết rằng:
- Các số liệu, công thức trích dẫn đều từ các tài liệu tham khảo đáng tin cậy.
- Tuân thủ các quy định của nhà trƣờng đề ra về cách thức trình bày đồ án.
- Nội dung các phần trong đồ án đƣợc giáo viên hƣớng dẫn cụ thể và kiểm tra
thƣờng xuyên.
- Không trích dẫn, sao chép từ các nguồn tài liệu khi chƣa đƣợc sự đồng ý cũng
nhƣ các tài liệu vi phạm pháp luật.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Hoàng

ii
Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

MỤC LỤC

CAM ĐOAN....................................................................................................................ii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY NÂNG CHUYỂN,CÁC THÔNG SỐ
CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN TÍNH TOÁN ........................ 1
1.1. GIỚI THIỆU VỀ MÁY NÂNG CHUYỂN: ........................................................... 1
1.1.1. Định nghĩa và phân loại máy nâng chuyển: ........................................................ 1
1.1.2. Các thông số cơ bản của máy nâng chuyển: ........................................................ 2
1.1.3. Chế độ làm việc của máy nâng chuyển: .............................................................. 2
1.1.4. Tải trọng và các trƣờng hợp tải trọng tính toán: .................................................. 3
1.1.5. Điều kiện an toàn của máy nâng chuyển: ............................................................ 4
1.2. GIỚI THIỆU CẦU TRỤC: ..................................................................................... 5
1.2.1. Cầu trục:............................................................................................................... 5
1.2.2. Phân loại cầu trục: ............................................................................................... 7
1.2.3. Các thông số chủ yếu của cầu trục: ..................................................................... 7
1.2.4. Đặc điểm tính toán thiết kế cầu trục: ................................................................... 8
1.3. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN TÍNH
TOÁN. .......................................................................................................................... 9
1.3.1.THIẾT KẾ NGUYÊN LÝ CỦA CÁC BỘ PHẬN CẦU TRỤC: ........................ 10
1.3.1.1.Các phƣơng án thiết kế dầm chính : .................................................................. 10
1.3.2.Các phƣơng án thiết kế sơ đồ động học cơ cấu nâng: .......................................... 13
1.3.3.Các phƣơng án thiết kế sơ đồ động học cơ cấu di chuyển xe : ............................ 15
1.3.4.Các phƣơng án thiết kế sơ đồ động học cơ cấu di chuyển cầu:............................ 17
CHƢƠNG 2 TÍNH TOÁN CƠ CẤU NÂNG .............................................................. 20
2.1. CƠ CẤU NÂNG: .................................................................................................. 20
2.1.1.Số liệu thiết kế ban đầu: ....................................................................................... 20
2.1.1.1.Tính toán cơ cấu nâng: ...................................................................................... 21
2.1.2. Tính bộ phận khác của cơ cấu nâng. ................................................................... 53
CHƢƠNG 3: TÍNH TOÁN CƠ CẤU DI CHUYỂN XE CON .................................... 62
3.1. Số liệu thiết kế ban đầu: ......................................................................................... 62

v
Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

3.2.Chọn bánh xe và ray: ............................................................................................... 62


3.3.Tải trọng lên bánh xe: .............................................................................................. 63
3.4.Động cơ điện: .......................................................................................................... 65
3.5.Tỷ số truyền chung: ................................................................................................. 66
3.6.Kiểm tra động cơ điện về mômen mở máy: ............................................................ 66
3.7.Phanh: ...................................................................................................................... 67
3.8.Bộ truyền: ................................................................................................................ 67
3.10.Ổ Đỡ Trục Bánh Xe............................................................................................... 72
CHƢƠNG 4: TÍNH KẾT CẤU KIM LOẠI CỦA CẦU TRỤC ................................... 75
4.1. Tính toán thiết kế dầm ngang (dầm chính)............................................................. 75
4.1.1 Tính tải trọng. ....................................................................................................... 75
4.1.2 Xác định kích thƣớc tiết diện của dầm. ................................................................ 76
4.1.3 Ứng suất ở tiết diện giữa của dầm chính. ............................................................. 79
4.1.4 Tính độ bền của ray dƣới xe: ................................................................................ 85
4.1.5 Tính mối ghép hàn: ............................................................................................... 86
4.2 Tính dầm cuối: ........................................................................................................ 87
4.3 Tính dầm đặt ray di chuyển cầu : ........................................................................... 89
4.4. Tính toán Cơ Cấu Di Chuyển Cầu Trục ................................................................. 91
4.4.1 Các số liệu ban đầu: .............................................................................................. 91
4.4.2 Tính bánh xe và ray: ............................................................................................. 92
4.4.3 Động cơ điện: ...................................................................................................... 93
4.4.4 Tỷ số truyền chung : ............................................................................................. 94
4.4.5 Kiểm tra động cơ theo điều kiện bám : ................................................................ 94
4.4.6 Kiểm tra phanh theo điều kiện bám :................................................................... 95
4.4.7 Bộ truyền : ........................................................................................................... 96
HƢỚNG DẪN AN TOÀN VÀ VẬN HÀNH MÁY .................................................... 98

vi
Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

ANH MỤC H NH V – ẢNG

Hình 1.1: Cầu trục tại nhà xƣởng ở nhà máy Dung Quất
Hình 1.2: Cầu trục đƣợc lắp đặt trong xƣởng cơ khí.
Hình 1.3: Biểu đồ lực.
Hình 1.4: Hình phân tích lực trên dầm chính.
Hình 2.1: Kết cấu dầm dạng chữ I.
Hình 2.2: Dầm đơn chữ I.
Hình 2.3: Kết cấu dầm dạng hộp.
Hình 2.4: Dầm đôi dạng hộp.
Hình 2.5: Kết cấu dầm kiểu giàn.
Hình 2.6: Dầm dạng giàn.
Hình 2.7: Sơ đồ động học cơ cấu nâng PA.1 .
Hình 2.8: Sơ đồ động học cơ cấu nâng PA.2 .
Hình 2.9: Sơ đồ động học cơ cấu nâng PA.3).
Hình 2.10: Sơ đồ động học cơ cấu di chuyển xe con PA.1 .
Hình 2.11: Sơ đồ động học cơ cấu di chuyển xe con PA.2 .
Hình 2.12: Sơ đồ động học cơ cấu di chuyển xe con PA.3 .
Hình 2.13: Sơ đồ động học cơ cấu di chuyển cầu PA.1 .
Hình 2.14: Sơ đồ động học cơ cấu di chuyển cầu PA.2 .
Hình 2.15: Sơ đồ động học cơ cấu di chuyển cầu PA.3 .
Hình 3.1: Sơ đồ động học cơ cấu nâng.
Hình 3.2: Sơ đồ nguyên lý palăng.
Hình 3.3: Sơ đồ kích thƣớc tang.
Hình 3.4: Sơ đồ gia tải của cơ cấu nâng.
Hình 3.5: Sơ đồ phanh điện xoay chiều hai má.
Hình 3.6: Sơ đồ phân tích lực tác dụng lên trục.
Hình 3.7: Biểu đồ momen trục I.
Hình 3.8: Biểu đồ momen trục II.
Hình 3.9: Biểu đồ momen trục III.
Hình 3.10: sơ đồ móc treo.

vii
Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Hình 3.11: Móc treo.


Hình 3.12: Tính cặp cáp.
Hình 3.13: Kết cấu tang.
Hình 3.14: Biểu đồ momen.
Hình 3.15: Kết cấu trục tang.
Hình 3.16: Biểu đồ phân bố tải trọng.
Hình 3.16: Biểu đồ phân bố tải trọng.
Hình 3.17: Sơ đồ động học cơ cấu di chuyển xe con.
Hình 3.18: Sơ đồ tính tải trọng đặt tác dụng lên xe con.
Hình 3.19: Bánh xe con.
Hình 3.20: Kết cấu trục bánh dẩn.
Hình 3.21: Các tải trọng tác dụng lên ổ.
Hình 4.1 :Tiết diện ngang của dầm chính.
Hình 4.2 : Biểu đồ momen uốn do tải trọng dầm các cơ cấu khác.
Hình 4.3: Biểu đồ momen uốn lực quán tính của xe lăn và vật nâng.
Hình 4.4: Sơ đồ xác định tải trọng phụ do lực quán tính tác dụng lên dầm chính
của dầm.
Hình 4.5: Phân bố thanh giăng trên dầm chính.
Hình 4.6: Tính tiết diện gối tựa của dầm chính.
Hình 4.7: Sơ đồ tính mối ghép dầm chính.
Hình 4.8: Dầm cuối.
Hình 4.9: Sơ đồ tính dầm đặt ray.
Hình 4.10: Mặt cắt ngang dầm đặt ray di chuyển cầu.
Hình 4.11: Sơ đồ đặt ray cơ cấu di chuyển cầu.
Hình 5.1: Sơ đồ hệ thống điều khiển cầu trục lăn.

viii
Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY NÂNG CHUYỂN,CÁC THÔNG SỐ CƠ ẢN
VÀ PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƢƠNG N TÍNH TO N

1.1. GIỚI THIỆU VỀ M Y NÂNG CHUYỂN:


1.1.1. Định nghĩa và phân loại máy nâng chuyển:
Máy nâng chuyển là loại máy dùng để thay đổi vị trí của đối tƣợng công tác nhờ
thiết bị mang vật trực tiếp móc treo hoặc thiết bị mang vật gián tiếp nhƣ gầu ngoạm,
nam châm điện, băng, gầu…
Ở các nƣớc tiên tiến, ngành máy nâng chuyển là một ngành công nghiệp phát triển
ngày càng cao, về thiết bị nâng chuyển của các máy trục. Sự phát triển mạnh mẽ của
công nghiệp, luôn mong muốn nâng cao năng suất lao động, do vậy phải phát triển
không ngừng cải tiến kỹ thuật máy nâng và vận chuyển.
Công nghiệp xây dựng trƣớc kia rất ít cần trục, ngày nay thậm chí khi xây dựng nhà
nhỏ cũng không thể thiếu cần trục, chƣa kể đến việc xây dựng t a nhà cao tầng và kỹ
thuật xây lắp từng khối lớn, trong thời kỳ hội nhập lại càng chú trọng và không ngừng
cải tiến kỹ thuật để đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngành công nghiệp xây dựng.
Trong ngành công nghiệp mỏ thì cần có các loại thang tải, xe kíp băng tải, …
Trong ngành luyện kim có những cần trục nặng phục vụ kho chứa quặng và nhiên
liệu.
Máy nâng và vận chuyển phục vụ nhà ở, những nhà công cộng, các cửa hiệu lớn và
các ga tàu điện ngầm nhƣ thang máy, trong đó có thang điện cao tốc cho các nhà cao
tầng, buồng chở ngƣời và thang điện liên tục. Trong các siêu thị ngƣời ta dùng rất
nhiều các cầu thang cuốn.
Trong nhà máy hay phân xƣởng cơ khí thì ngƣời ta trang bị nhiều máy nâng chuyển
di động nhƣ cần trục, cầu trục, cổng trục dùng điện hay khí nén, thủy lực năng suất cao
để di chuyển các chi tiết máy hoặc máy.
Ngành máy nâng và vận chuyển hiện đại đang thực hiện rộng rãi việc cơ giới hóa
quá trình vận chuyển trong các ngành công nghiệp và kinh tế quốc dân. Sự phát
triển của kỹ thuật nâng – vận chuyển phải theo cải tiến các máy móc, tinh xảo hơn,

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang 1


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

giảm nhẹ trọng lƣợng, giảm giá thành, nâng cao chất lƣợng sử dụng, tăng mức sản
xuất, đơn giản hóa và tự động hóa việc điều khiển và chế tạo những máy mới nhiều
hiệu quả để thỏa mãn yêu cầu ngày một tăng của nền kinh tế quốc dân.
Ở nƣớc ta, máy nâng và vận chuyển cũng đã sử dụng rộng rãi trong một số ngành
nhƣ xếp dỡ hàng hóa ở các bến cảng nhà ga và đƣờng sắt. Trong công nghiệp xây
dựng nhà ở, trong các nhà máy luyện kim và lâm nghiệp, xây dựng công nghiệp và
quốc phòng. Trong tình hình kinh tế phát triển nhƣ hiện nay, máy nâng và vận chuyển
ngày càng trở thành nhu cầu cấp bách do nhu cầu sản xuất ngày càng cao.
Phân loại máy nâng chuyển: Căn cứ vào chuyển động chính chia làm hai loại: máy
nâng và máy vận chuyển liên tục. Căn cứ vào cấu tạo và nguyên tắc làm việc gồm có
các loại sau: cầu trục, cổng trục, cần trục tháp, cần trục quay di động (cần trục ô tô,
bánh lốp, bánh xích), cần trục cột buồm và cần trục cột quay, cần trục chân đế và cần
trục nối, cần trục cáp…
1.1.2. Các th ng số cơ bản của máy nâng chuyển:
1.1.2.1 Trọng tải (sức nâng): là trọng lƣợng lớn nhất mà máy có thể nâng
đƣợc theo tính toán thiết kế. Trọng tải có thể phải kể đến trọng lƣợng của bộ phận
mang vật.
Trọng tải đƣợc ký hiệu là Q, có đơn vị đo là Tấn hoặc KG hoặc N. Đại lƣợng này
thƣờng đƣợc tiêu chuẩn hóa.
1.1.2.2 Các thông số động học của các bộ phận công tác: Tốc độ nâng vật
(Vn), tốc độ di chuyển (Vdc), tốc độ quay của cần trục n , …
1.1.2.3 Các thông số hình học: Tùy thuộc vào thiết bị ta có: Độ cao nâng,
Khẩu độ đối với máy trục dạng cầu, Độ cao nâng, tầm với đối với các loại cầu trục.
1.1.3. Chế độ làm việc của máy nâng chuyển:
Máy trục làm việc theo chế độ ngắn hạn, lặp đi lặp lại. Bộ phận làm việc bộ phận
nâng hạ, di chuyển qua lại theo chu kỳ. Ngoài thời kỳ làm việc có thời dừng máy, tức
là động cơ tắt. Thời gian dừng dùng để sử dụng móc hay tháo vật để chuẩn bị cho các
thời kỳ tiếp theo. Ngoài ra mỗi quá trình chuyển động qua lại có thể phân ra
độ nhẹ là hệ số sử dụng trọng tải thấp, kq = 0,5. Cƣờng độ làm việc của động cơ nhỏ,
trung bình khoảng 15%, số lần mở máy trong một giờ, dƣới 60 lần và có nhiều quãng
ngắt lâu. Trong nhóm này có cơ cấu nâng và cơ cấu di chuyển của cần trục sửa chữa,

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang 2


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

cần trục đặt trong không gian máy, cơ cấu di chuyển cần các cần trục xây dựng và cần
trục cảng, .v.v.
Chế độ trung bình: Đặc điểm của các cơ cấu chế độ trung bình là chúng làm việc
với trọng tải khác nhau, hệ số sử dụng trọng tải, vận tốc làm việc trung bình. Cƣờng độ
làm việc khoảng 25%, số lần mở máy trong một giờ đến 120 lần, trong nhóm máy này
có các cơ cấu nâng và di chuyển cần trục trong các phân xƣởng cơ khí và lắp ráp.
Chế độ nặng: Đặc điểm của chế độ nặng là hệ số sử dụng tải cao, kq=1, vận tốc làm
việc lớn, cƣờng độ làm việc 40%, số lần mở máy trong 1 giờ là 240 lần. Trong nhóm
này có tất cả các cơ cấu cần trục ở phân xƣởng công nghệ, ở kho các nhà máy sản xuất
hàng loại lớn, cơ cấu nâng của cần trục xây dựng.
Chế độ rất nặng: Đặc điểm là cơ cấu thƣờng xuyên làm việc tải trọng danh nghĩa
kq=1, vận tốc cao, cƣờng độ làm việc trong khoảng 40-60%, số lần mở máy trong 1
giờ là 360 lần. Thuộc nhóm máy này là tất cả các cơ cấu cần trục ở phân xƣởng công
nghệ và các kho thuộc ngành luyện kim.
1.1.4. Tải t ọng và các t ƣờng hợp tải t ọng tính toán:
1.1.4.1. Tải trọng:
Tải trọng nâng danh nghĩa Q: Là trọng lƣợng lớn nhất mà máy có thể nâng đƣợc.
Q = Qm + Qh.
Qm: Trọng lƣợng thiết bị mang.
Qh: trọng lƣợng danh nghĩa của vật nâng mà máy có thể nâng đƣợc.
Tải trọng do trọng lƣợng bản thân: Trong khi tính toán, thiết kế máy mới thƣờng
bỏ qua trọng lƣợng các chi tiết (trừ một số chi tiết có trọng lƣợng lớn).
Tải trọng của gió: Đối với máy làm việc trong nhà thì áp lực gió không đáng kể
có thể bỏ qua.
Tải trọng phát sinh khi vận chuyển: Bao gồm các tải trọng do trọng lƣợng bản
thân và các tải trọng động phát sinh khi vận chuyển:
- Tải trọng theo phƣơng đứng khi vận chuyển trên ray lấy bằng 60% ÷
80% tải trọng do trọng lƣợng bản thân.
- Tải trọng động theo phƣơng ngang lấy bằng 80% ÷ 90% tải trọng do
trọng lƣợng của bản thân.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang 3


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Tải trọng khi dựng lắp: lúc này tải trọng do trọng lƣợng bản thân lấy tăng 15% ÷
20%. Và phải kể đến tải trọng gió cũng nhƣ các lực phát sinh trong quá trình lắp.
Tải trọng động: Để khảo sát động lực học máy cần xây dựng mô hình bài toán về
động lực học của máy. Các cơ cấu máy nên tìm cách qui về sơ đồ đơn giản nhất.
1.1.4.2. Các t ƣờng hợp tải trọng tính toán:
Trƣờng hợp 1: Tải trọng bình thƣờng trong điều kiện làm việc bình thƣờng.
Trong trƣờng hợp này các tải trọng phải kể đến là trọng tải, trọng lƣợng bản thân máy,
tải trọng gió trong điều kiện thời tiết bình thƣờng, tải trọng động bình thƣờng. Các chi
tiết máy trong trƣờng hợp này đƣợc thiết kế hay tính kiểm nghiệm theo sức bền mỏi.
Động cơ đƣợc chọn theo công suất tĩnh và đƣợc kiểm nghiệm theo điều kiện phát
nhiệt.
Trƣờng hợp 2: Tải trọng lớn nhất của trạng thái làm việc. Trong trƣờng hợp này
các tải trọng phải kể đến là trọng tải, trọng lƣợng bản thân máy, tải trọng gió trong
điều kiện thời tiết bình thƣờng, tải trọng động lớn nhất xuất hiện do phanh đột ngột.
Các chi tiết máy trong trƣờng hợp này đƣợc thiết kế hoặc tính kiểm nghiệm theo sức
bền tĩnh.
Trƣờng hợp 3: Tải trọng lớn nhất trong điều kiện không làm việc. Trong trƣờng
hợp này các tải trọng phải kể đến là trọng lƣợng bản thân máy, tải trọng gió trong điều
kiện bất bình thƣờng. Các chi tiết máy trong trƣờng hợp này đƣợc thiết kế hoặc tính
kiểm nghiệm theo độ ổn định.
1.1.5. Điều kiện an toàn của máy nâng chuyển:
Trong thực tế tần suất xảy ra tai nạn trong sử dụng máy nâng là lớn hơn rất nhiều so
với các loại máy khác. Do vậy vấn đề an toàn trong sử dụng máy nâng là vấn đề quan
trọng đƣợc đặt lên hàng đầu.
Với cầu trục lăn do có nhiều bộ phận máy lắp với nhau và đƣợc đặt trên cao do vậy
cần phải thƣờng xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện những hƣ hỏng nhƣ lỏng các mối
ghép, rạn nứt tại các mối hàn do thời gian sử dụng lâu, …
Đối với các chi tiết máy chuyển động nhƣ bánh xe, trục quay phải có vỏ bọc an toàn
nhằm ngăn những mảnh vỡ văng ra nếu có sự cố khi chi tiết máy hoạt động.
Toàn bộ hệ thống điện trong máy phải đƣợc nối đất.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang 4


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Với các động cơ đều có phanh hãm tuy nhiên phải kiểm tra phanh thƣờng xuyên
không để xảy ra hiện tƣợng kẹt phanh gây nguy hiểm khi sử dụng.
Tất cả những ngƣời điều khiển máy làm việc hay phục vụ máy trong phạm vi làm
việc của máy đều phải học tập các quy định về an toàn lao động có làm bài kiểm tra và
phải đạt kết quả.
Trong khi máy làm việc công nhân không đƣợc đứng trên vật nâng hoặc bộ phận
mang để di chuyển cùng với vật cùng nhƣ không đƣợc dùng dƣới vật nâng đang di
chuyển.
Đối với máy không không hoạt động thƣờng xuyên (nhiều ngày không sử dụng) khi
đƣa vào sử dụng phải kiểm tra toàn bộ kết cấu máy. Để kiểm tra tiến hành thử máy với
hai bƣớc là thử tĩnh và thử động.
Bƣớc thử tĩnh: treo vật nâng có trọng lƣợng bằng 1,25 lần trọng lƣợng nâng danh
nghĩa của cầu trục thiết kế và để trong thời gian từ 10 đến 20 phút. Theo dõi biến dạng
của toàn bộ các cơ cấu máy. Nếu không có sự cố gì xảy ra thì tiếp tục tiến hành thử
động.
Bƣớc thử động: Treo vật nâng có trọng lƣợng bằng 1,1 trọng lƣợng nâng danh nghĩa
sau đó tiến hành mở máy nâng, di chuyển, hạ vật, mở máy đột ngột, phanh đột ngột.
Nếu không có sự cố xảy ra thì đƣa máy vào hoạt động.
Trong công tác an toàn sử dụng cầu trục ngƣời quản lý có thể cho lắp thêm các thiết
bị an toàn nhằm hạn chế tối đa tai nạn xảy ra cho công nhân khi làm việc.
Một số thiết bị an toàn có thể sử dụng đó là: Sử dụng các công tắc đặt trên những vị
trí cuối hành trình của xe lăn hay cơ cấu di chuyển cổng trục. Các công tắc này đƣợc
nối với các thiết bị đèn hoặc âm thanh báo hiệu nhằm báo cho ngƣời sử dụng biết để
dừng máy. Đồng thời củng có thể nối trực tiếp với hệ thống điều khiển để tự động ngắt
thiết bị khi có sự cố xảy ra.
Nhƣ vậy để hạn chế tối đa tai nạn xảy ra đ i hỏi ngƣời công nhân sử dụng máy phải
có ý thức chấp hành nghiêm túc những yêu cầu đã nêu trên.
1.2. GIỚI THIỆU CẦU TRỤC:
1.2.1. Cầu t ục:
Cầu trục là loại máy nâng và vận chuyển không liên tục, sử dụng trong nhà xƣởng
phục vụ cho việc chế tạo, sửa chữa, lắp ráp. Do đƣợc bố trí trên cao nên không chiếm

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang 5


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

diện tích mặt bằng phân xƣởng. Cầu trục đƣợc trang bị các cơ cấu nâng, cơ cấu di
chuyển xe và cơ cấu di chuyển cầu nên có thể chuyển vật nâng đến bất cứ một tọa độ
nào trong không gian phân xƣởng.

Hình 1.1 Cầu trục đặt tại phân xưởng boong ở nhà máy đóng tàu Dung Quất

Hình 1.2 Cầu trục được lắp ráp trong xưởng cơ khí

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang 6


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

1.2.2. Phân loại cầu t ục:


1.2.2.1. Theo công dụng:
Cầu trục có công dụng dùng chung.
Cầu trục chuyên dụng.
1.2.2.2. Theo kết cấu dầm cầu:
Cầu trục một dầm.
Cầu trục hai dầm.
1.2.2.3. Theo cách tựa của dầm:
Cầu trục tựa.
Cầu trục treo.
1.2.2.4. Theo cách bố t í cơ cấu cơ cấu di chuyển cầu trục:
Cầu trục dẫn động chung.
Cầu trục dẫn động riêng.
1.2.3. Các th ng số chủ yếu của cầu t ục:
1.2.3.1. Tải trọng nâng Q:
Tải trọng nâng là đặc tính cơ bản của máy trục, tính bằng T hay N.
Tải trọng nâng gồm trọng lƣợng của vật cộng với trọng lƣợng của cơ cấu móc
hàng. Tải trọng nâng có giới hạn rất lớn từ vài chục T đến hàng chục ngàn N. Trong
thực tế sử dụng để thuận tiện ngƣời ta dùng đơn vị khối lƣợng: Kg, tấn.
1.2.3.2. Chiều cao nâng hàng H(m):
Chiều cao nâng là khoảng cách từ mặt sàn, bãi làm việc của máy trục đến vị trí
cao nhất của cơ cấu móc.
1.2.3.3. Tốc độ làm việc V(m/ph hay m/s):
Tốc độ làm việc xác định theo điều kiện làm việc và theo từng loại máy trục, tốc
độ nâng hàng nằm trong giới hạn từ 10-30 (m/ph).
1.2.3.4. Khẩu độ L(m):
Đây là thông số biểu thị phạm vi hoạt động của máy trục, khẩu độ L của cần trục
hay cổng trục là khoảng cách từ tâm bánh xe di chuyển này đến tâm bánh xe di chuyển
kia.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang 7


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

1.2.4. Đặc điểm tính toán thiết kế cầu t ục:


Các bƣớc tính toán:
- Xác định thông số cơ bản của cầu trục: Q, H, L, Vn, Vxe, Vcầu, CĐLV.
- Xác định sơ bộ trọng lƣợng của kết cấu kim loại dầm chính, các bộ phận lắp
đặt trên cầu nhƣ cabin, xe lăn…
- Thiết kế các cơ cấu công tác cơ cấu nâng, cơ cấu di chuyển xe con, cơ cấu di
chuyển cầu trục,…
- Tính kết cấu kim loại dầm chính.
Đặc điểm tính toán dầm chính: thỏa mãn hai điều kiện: Điều kiện bền ζ ≤ [ζb] và
điều kiện về độ võng f ≤ [f].

Hình 1.3: Biểu đồ lực.


Mômen lực lớn nhất do tải trọng gây ra tại vị trí giữa dầm:
Mumax = 1,25. [(Q + Gxe).L/8 + q.L2/8].

Ứng suất lớn nhất tại vị trí giữa dầm: .

Độ võng lớn nhất tại vị trí giữa dầm: = .

Khoảng cách hai dầm chính trong trƣờng hợp cầu trục 2 dầm xác định trên cơ sở
đảm bảo lực nén ngang của bánh xe lên thành ray không quá lớn do sự xiên lệch của
cầu trục. Sơ đồ tính nhƣ sau:

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang 8


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Hình 1.4: Hình phân tích lực trên dầm chính.

Lực nén phụ giữa thành bánh xe và ray: N = . Trong đó W là lực cản phụ do

thành bánh xe tiếp xúc với đƣờng ray. Để đảm bảo lực dẫn động mỗi bên W/2 thắng
đƣợc ma sát khi có N, thì có:

Trong tính toán lấy f = 1/5 – 1/7.


Tính trục truyền các cơ cấu di chuyển: phải thực hiện đầy đủ các phép tính trục
thông thƣờng tính sơ bộ, tính độ bền mỏi, có thể kiểm tra độ cứng xoắn và dao động
cơ.
1.3. C C THÔNG SỐ CƠ ẢN VÀ PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƢƠNG N
TÍNH TOÁN.
- Trọng tải: 15 Tấn.
- Chiều cao nâng: H = 10 m.
- Khẩu độ: L = 20 m.
- Vận tốc nâng hạ: Vn = 12 m/phút.
- Vận tốc di chuyển xe: Vx = 30 m/phút.
- Vận tốc di chuyển cầu: Vc = 45 m/phút.
- Chế độ làm việc: Trung bình.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang 9


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

1.3.1.THIẾT KẾ NGUYÊN LÝ CỦA C C Ộ PHẬN CẦU TRỤC:


1.3.1.1.Các phƣơng án thiết kế dầm chính :
1.3.1.1.1.Phƣơng án 1: Kết cấu loại một dầm.
Kết cấu dầm có dạng chữ I:

Hình 2.1: Kết cấu dầm dạng chữ I.

Hình 2.2: Dầm đơn chữ I.


Dạng kết cấu này đơn giản, dễ tính toán, chế tạo, lắp ghép đơn giản, bảo dƣõng kiểm
tra dễ dàng, nhƣng chịu tải ít. Phù hợp với những cầu trục có tải trọng nhỏ dƣới 5 tấn
và khẩu độ nhỏ.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang 10


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

1.3.1.1.2.Phƣơng án 2: Hai dầm kết cấu dạng hộp, trên dầm chính có hai
thanh ray để xe lăn di chuyển.

Hình 2.3: Kết cấu dầm dạng hộp.

Hình 2.4:Dầm đôi dạng hộp.


Kết cấu dầm dạng hộp nên việc tính toán đơn giản, thời gian chế tạo và lắp ghép
nhanh, việc bảo dƣỡng cũng đơn giản. Do đó giá thành giảm.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang 11


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

1.3.1.1.3.Phƣơng án 3: Kết cấu hai dầm kiểu giàn.


Dầm là một khung giàn gồm các thanh liên kết với nhau bằng hàn và bắt bulông.

Hình 2.5: Kết cấu dầm kiểu giàn.

Hình 2.6:Dầm dạng giàn.


Với kết cấu kiểu này thì khối lƣợng dầm nhỏ, nhƣnng phức tạp, khó chế tạo vì
nhiều chi tiết, quá trình chế tạo và lắp ráp mất thời gian, việc kiểm tra bảo dƣỡng khó
khăn. Do đó giá thành chế tạo cầu trục cao.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang 12


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Kết luận: Từ yêu cầu về số liệu ban đầu về cầu trục, nhƣ vậy ta chọn kết cấu
dầm dạng: hai dầm dạng hộp, thì đủ khả năng chịu tải và kết cấu đơn giản.
1.3.2.Các phƣơng án thiết kế sơ đồ động học cơ cấu nâng:
1.3.2.1.Phƣơng án 1: Dùng một động cơ và một hộp giảm tốc có hai đầu trục ở
hai phía.

Hình 2.7: Sơ đồ động học cơ cấu nâng PA.1 .


1. Động cơ điện.
2. Khớp nối kết hợp phanh.
3. Hộp giảm tốc.
4. Tang.
5. Bộ truyền ngoài.
Với kết cấu này động cơ truyền động đến hộp giảm tốc qua khớp nối trục ra của
hộp giảm tốc không trùng với trục tang, mà truyền qua bộ truyền bánh răng. Kết cấu
này thích hợp khi dùng palăng đơn. Kết cấu này phức tạp nhiều chi tiết, tốn nhiều ổ,
còn có bộ truyền ngoài không an toàn.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang 13


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

1.3.2.2.Phƣơng án 2:Dùng một động cơ và một hộp giảm tốc có hai đầu trục ở
cùng 1 phía,trục tang với trục ra hộp giảm tốc là một.

Hình 2.8:Sơ đồ động học cơ cấu nâng(PA.2)


1.Động cơ điện.
2.Khớp nối kết hợp phanh.
3.Hộp giảm tốc.
4.Tang.
Phƣơng án này kết cầu nhỏ gọn.Trục tang và trục ra hộp giảm tốc là một nên khó
chế tạo,lắp ráp và bảo dƣỡng.Lực phân bố trên tang không ổn định làm ảnh hƣởng đến
hộp giảm tốc.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang 14


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

1.3.2.3.Phƣơng án 3: Dùng một động cơ và một hộp giảm tốc có hai đầu trục ở
cùng một phía, trục tang nối với trục ra của hộp bằng khớp nối trục.

Hình 2.9: Sơ đồ động học cơ cấu nâng PA.3).


1. Động cơ điện. 4. Tang.
2. Khớp nối kết hợp phanh. 5. Nối trục.
3. Hộp giảm tốc.
Trƣờng hợp này giống phƣơng án 2 nhƣng có thêm khớp nối, nên cố thể khắc
phục đƣợc một số nhƣợc điểm của phƣơng án trên nhƣ: Dễ chế tạo, lắp ghép, bảo
dƣỡng.
Kết luận: Với các ƣu điểm kể trên ta chọn phƣơng án 3 để thiết kế.
1.3.3.Các phƣơng án thiết kế sơ đồ động học cơ cấu di chuyển xe :
1.3.3.1.Phƣơng án 1: Dùng một động cơ và một hộp giảm tốc, hai bánh xe cùng
phía so với hộp giảm tốc.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang 15


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Hình 2.10: Sơ đồ động học cơ cấu di chuyển xe con PA.1 .


1. Động cơ điện. 4. Nối trục.
2. Khớp nối kết hợp phanh. 5. Bánh xe
3. Hộp giảm tốc.
Phƣơng án này gọn nhẹ, đơn giản, truyền động chắc chắn có sự đồng bộ giữa hai
bánh xe cao, nhƣng khoảng cách giữa hai bánh xe bị hạn chế.
1.3.3.2.Phƣơng án 2: Dùng một động cơ và một hộp giảm tốc, hai bánh xe ở
khác phía so với hộp giảm tốc.

Hình 2.11: Sơ đồ động học cơ cấu di chuyển xe con PA.2 .


1. Động cơ điện. 4. Nối trục.
2. Khớp nối kết hợp phanh. 5. Bánh xe
3. Hộp giảm tốc.
.Phƣơng án nhỏ gọn gồm một hộp giảm tốc, một động cơ, bốn khớp nối. Truyền
động đơn giản, chiếm ít trên xe lăn thuận tiện cho việc bố trí trên các xe lăn.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang 16


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

1.3.3.3.Phƣơng án 3: : Dùng một động cơ và hai hộp giảm tốc kiểu đối xứng.

Hình 2.12: Sơ đồ động học cơ cấu di chuyển cầu PA.3 .

1. Động cơ điện. 4. Nối trục.


2. Khớp nối kết hợp phanh. 5. Bánh xe.
3. Hộp giảm tốc.
Phƣơng án này dùng một động cơ,hai hộp giảm tốc,hai phanh và nhiều khớp
nối,kết cấu phức tạp hơn.Hộp giảm tốc ở gần bánh xe nên quá trình truyền động tạo
mômen uốn trên trục nhỏ nên có thể giảm đƣờng kính trục.
Kết luận: Nhƣ đã phân tích, ta nên chọn phƣơng án 2 để thiết kế.
1.3.4.Các phƣơng án thiết kế sơ đồ động học cơ cấu di chuyển cầu:
1.3.4.1.Phƣơng án 1: Dùng một động cơ và một hộp giảm tốc, hai bánh xe ở
khác phía so với hộp giảm tốc.

Hình 2.13: Sơ đồ động học cơ cấu di chuyển cầu PA.1).


1. Động cơ điện.
2. Khớp nối kết hợp phanh.
3. Hộp giảm tốc.
4. Nối trục.
5. Bánh xe.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 17


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Phƣơng án này dùng hộp giảm tốc gần với động cơ nên khoảng cách từ hộp giảm
tốc đến bánh xe lớn nên phải dùng trục lớn.
1.3.4.2.Phƣơng án 2: Dùng một động cơ truyền động hai hộp giảm tốc kiểu
đối xứng.

Hình 2.14: Sơ đồ động học cơ cấu di chuyển cầu PA.2).


1. Động cơ điện. 4. Nối trục.
2. Khớp nối kết hợp phanh. 5. Bánh xe.
3. Hộp giảm tốc.
Phƣơng án này dùng hai hộp giảm tốc, và nhiều khớp nối, nhƣng hộp giảm tốc ở
gần bánh xe nên quá trình truyền động tạo mômen uốn trên trục nhỏ nên có thể giảm
đƣờng kính trục,p hù hợp với những cầu trục có trọng tải bé.
1.3.4.3.Phƣơng án 3: Dùng hai động cơ truyền động hai hộp giảm tốc kiểu đối xứng.

Hình 2.15: Sơ đồ động học cơ cấu di chuyển cầu PA.3).


1. Động cơ điện.
2. Khớp nối kết hợp phanh.
3. Hộp giảm tốc.
4. Nối trục.
5. Bánh xe.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trầm Xuân Tùy Trang: 18


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Phƣơng án này phải dùng nhiều động cơ và hộp giảm tốc, khó giải quyết vấn đề
đồng vận tốc ở hai bánh xe, chỉ phù hợp với những cầu trục tải trọng lớn.
Kết luận: Cầu trục thiết kế có khẩu độ lớn nên dùng phƣơng án 3 kết hợp với
điều khiển đồng bộ động cơ.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 19


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

CHƢƠNG 2
TÍNH TOÁN CƠ CẤU NÂNG

2.1. CƠ CẤU NÂNG:


2.1.1.Số liệu thiết kế ban đầu:
Các số liệu ban đầu của cơ cấu nâng:
- Trọng tải: 150000 N.
- Trọng lƣợng bộ phận mang (giả sử): 7500 N.
- Vận tốc nâng: 12 m/phút.
- Chế độ làm việc trung bình.
Sơ đồ động học cơ cấu nâng:

Hình 3.1: Sơ đồ động học cơ cấu nâng.


1. Động cơ điện.
2. Khớp nối kết hợp phanh.
3. Hộp giảm tốc.
4. Tang.
5. Nối trục.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 20


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

2.1.1.1.Tính toán cơ cấu nâng:


2.1.1.1.1.Chọn dây cáp:
Theo yêu cầu thiết kế, do cơ cấu nâng dẫn động bằng động cơ điện có tốc độ cao,
nên ta chọn cáp dây do có nhiều ƣu điểm hơn so với các loại khác nhƣ dẻo, có thể làm
việc với vận tốc cao không gây ồn, bền hơn các loại cáp xích, xích hàn trong khi trọng
lƣợng nhỏ hơn khoảng 10 lần... Trong các loại dây cáp ta chọn dây cáp thép bện kiểu
19x6 có 19 tao cáp, mỗi tao gồm 7 sợi cáp đơn bện chặt với nhau đƣợc sử dụng rộng
rãi trong công nghiệp.
2.1.1.1.2.Palăng giảm lực:
Để giảm lực căng và tăng tuổi thọ cho dây cáp của cơ cấu nâng khi nâng với tải
trọng lớn ta dùng một palăng. Palăng là một kết cấu gồm các ròng rọc di động và ròng
rọc cố định liên kết và truyền động với nhau bằng dây cáp. Các ròng rọc di động đƣợc
gắn vào bộ phận mang để mang vật. Ròng rọc cố định đƣợc cố định lên tƣờng, xe
con,… nhằm đổi hƣớng của cáp. Sơ đồ nguyên lý palăng chọn để thiết kế:

Hình 3.2: Sơ đồ nguyên lý palăng.


Lực căng lớn nhất xuất hiện trên dây cáp tính theo công thức 2.18 [1]:
Q0 (1   )
S max 
m(1  a ).t

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 21


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Trong đó: Q0 = Q + Qm = 150000+7500 = 157500 N


λ = 0,98: hiệu suất một ròng rọc với điều kiện ròng rọc đặt trên ổ
lăn, bôi trơn tốt bằng mỡ. Bảng 2-5(1).
a = 2: Bội suất của palăng.
m = 2: Số nhánh cáp cuốn lên tang.
t = 1: Số ròng rọc đổi hƣớng không tham gia tạo bội suất.
Thay vào tính đƣợc Smax = 40590 N.
So Q0 157500
Hiệu suất palăng:  p     0,97 .
Smax m.a.Smax 2.2.40590

2.1.1.2.Chọn kích thƣớc dây cáp:


Chọn đƣờng kính dây cáp theo công thức 2.10 [1]:
Sd ≥ Smax.n
Trong đó, n = 5,5: hệ số an toàn bền tra theo bảng 2.2 [1]
Smax =40590 N.
Thay vào và tính đƣợc Sd ≥ 223245 N. Tra bảng chọn cáp chọn cáp có đƣờng
kính dc = 19 mm có lực kéo đứt 233500 N với lực căng 1700 N/ mm2.
2.1.1.3.Tính chọn tang và ròng rọc:
Đƣờng kính tang và ròng rọc phải lớn hơn trị số giới hạn để tránh cáp bị mỏi do
bị uốn vòng qua tang hay ròng rọc và đảm bảo bền lâu cho cáp.
Đƣờng kính nhỏ nhất của tang xác định theo công thức 2.12 [1]:
Dt ≥ dc.(e-1).
Trong đó, e = 25: hệ số đƣờng kính tang, chọn theo Bảng 2. 4-[1].
Dt ≥ 19.(25-1) = 456 mm.
Chọn Dt = 460 mm.
Đƣờng kính ròng rọc chọn bằng đƣờng kính tang: Dr = 460 mm.
Đƣờng kính ròng rọc đổi hƣớng: Dr2 = 0,8.Dr = 368 mm.
Chiều dài tang đƣợc tính toán sao cho khi hạ vật đến sàn thì vẫn còn ít nhất 1,5
vòng cáp dự trữ theo quy định an toàn, không kể vòng cáp trong kẹp cáp.
Chiều dài tang đƣợc xác định theo công thức 2.14 [1], đối với tang kép:
L = 2.L0+ 2.L1+ 2.L2 + L3.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 22


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Hình 3.3: Sơ đồ kích thƣớc tang.


Chiều dài một nhánh cáp cuốn lên tang khi làm việc với chiều cao nâng H = 10
m và bội suất Palăng a = 2 thì chiều dài cáp có ích là:
l = H.a = 10.2 = 20 m.
Số vòng cáp phải cuốn ở một nhánh: Theo công thức trang174 [1]:
L
Z  Z '0 .
 ( Dt  d c )
Trong đó: Z’0 = 2 số vòng dữ trữ không dùng đến.
L 20
Z  Z '0   2  15 (vòng).
 ( Dt  dc ) 3,14(0, 46  0, 019)

L0 = 2.Z.t, với bƣớc rãnh cáp: t = dc+(2÷3) hoặc t ≥ 1,1.dc.


Trong đó dc đƣờng kính cáp, lấy t = 21 mm.
L’0 = Z.t = 15.21 = 315 mm.
Chiều dài L1 là phần tang để cặp đầu cáp, chọn phƣơng pháp chọn thông thƣờng
nên ta nên phải cắt thêm 3 vòng rãnh nữa trên tang, Do đó:
L1 = 3.t = 3.21 = 63 mm.
Vì tang đƣợc cắt rãnh, cáp cuốn một lớp, nên không phải làm thành bên, tuy
nhiên ở hai đầu tang trƣớc khi vào phần cắt rãnh ta để trữ lại một khoảng
L2  2dc  2.19  38

Khoảng cách L3: ngăn cách giữa hai nữa cắt rãnh:
L3 = L4 - 2.hmin.tgα Theo trang 21[1].
Trong đó: L4 khoảng cách giữa hai ròng rọc ngoài cùng giữa hai ổ móc treo.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 23


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

hmin: khoảng cách nhỏ nhất giữa trục tang với trục các ròng rọc treo
móc.
Dựa vào kết cấu đã có, có thể lấy sơ bộ:
L4 = 300 mm.
hmin = 800 mm.
tgα = 0,07: với α là góc cho phép dây cáp chạy trên tang bị lệch so với
phƣơng thẳng đứng.
L3 = 300 - 2.800.0,07 = 200 mm.
Vậy chiều dài toàn bộ của tang sẽ bằng:
L = 2.L0 + 2.L1 + 2.L2 + L3 = 2.315 + 2.63 + 2.38 + 188 = 1020 mm.
Bề dày thành tang xác định theo công thức: Trang 22- [1].
δ = 0,02.Dt+(6÷10) mm.
δ = 0,02. 460 + (6÷ 10) =17 mm.
Tang đƣợc đúc bằng vật liệu Gang (Gx 15-32) loại vật liệu thông dụng phổ biến
nhất có:
Kiểm tra sức bền của tang theo công thức: 2.15-[1].
k ..S max
n  .
 .t
Smax: Lực căng cáp lớn nhất ở nhánh cáp cuốn lên tang.
δ: Chiều dầy thành tang; t bƣớc rãnh.
k = 1: Hệ số phụ thuộc số lớp cáp cuốn lên tang. Theo trang 22-[1].
θ = 0,8: Hệ số tính đến sự sắp xếp không đều của dây cáp trên tang.
k ..S max 1.0,8.40590
n  =  90.96 (N/ mm2).
 .t 17.21
Tang đƣợc đúc bằng gang xám (GX15-32) có giới hạn bền nén là ζbn = 565N/
mm2. Ứng suất cho phép xác định theo giới hạn bền nén với hệ số an toàn k=5.
 bn 565
    113 N/mm2.
k 5
Vậy: ζn < [ζ]: tang đạt yêu cầu về nén.
2.1.1.4.Chọn động cơ điện:
Công suất tĩnh khi nâng vật bằng trọng tải đựơc xác định:

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 24


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Theo công thức 2-78 [1].


Q0 .Vn
N [kW].
60.1000.

Trong đó: η là hiệu suất của cơ cấu bao gồm:


η = ηp.ηt.η0 = 0,87.
ηp = 0,97 hiệu suất pa lăng. Tra mục 2- chƣơng I – [1].
ηt = 0,96 hiệu suất tang, tra bảng1-9- [1].
η0 = 0,94 hiệu suất của bộ truyền có kể cả khớp nối, xuất phát từ bảng
số liệu bảng 1.9 –[1], với giả thiết bộ truyền đƣợc chế tạo thành hộp giảm tốc hai cấp
bánh răng trụ.
Q0 .vn 150000.12
Vậy: N    34.48 (kW).
60.1000. 60.1000.0,87

Tƣơng ứng với chế độ trung bình, sơ bộ chọn động cơ điện AOC2-82-8 có các
đặc tính sau:
Công suất danh nghĩa: Ndc = 33 (kW).
Số v ng quay danh nghĩa: ndc = 700 (vòng/phút).
M max
Hệ số quá tải:  2, 0 .
M dn

Mô men vô lăng: (Gi.Di2)rôto = 12 Nm2.


Cosθ = 0,85.
Khối lƣợng động cơ: mdc = 415 kg.
2.1.1.5.Tỷ số truyền chung:
Tỷ số truyền chung từ trục động cơ đến trục tang theo công thức 3.15[1].
ndc
i0  .
nt

Số vòng quay của tang để đảm bảo vận tốc nâng cho trƣớc.
vn .a 12.2
nt    16 vòng/phút.
 .D0 3,14.(0, 46  0, 019)
a =2: bội suất palăng.
ndc 700
Vậy tỷ số truyền cần có: i0    43.75 .
nt 16

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 25


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

2.1.1.6.Kiểm t a động cơ điện về nhiệt:


Sơ đồ gia tải của cơ cấu nâng ở chế độ trung bình nhƣ sau:

Hình 3.4: Sơ đồ gia tải của cơ cấu nâng.


Q1 = Q; Q2 = 0,5Q; Q3 = 0,3Q và tỷ lệ thời gian làm việc với các trọng lƣợng
này là 3: 1: 1.
Động cơ điện đã chọn các công suất danh nghĩa nhỏ hơn công suất tĩnh yêu cầu
khi làm việc, do đó phải đƣợc kiểm tra về nhiệt.
Để kiểm tra đƣợc nhiệt động cơ, ta lần lƣợt xác định các thông số tính toán trong
các thời kỳ làm việc khác nhau của cơ cấu.
Các thông số cần xác định:
(1) Hiệu suất của cơ cấu không tính hiệu suất palăng khi làm việc với vật nâng
trọng lƣợng bằng trọng tải: η’ = ηt.η0 = 0,96.0,94 = 0,9.
(2) Mômen trục động cơ khi nâng vật, theo công thức 2.79- [1].
S max.D0 .m 40590.0, 479.2
Mn    493.78 Nm.
2.i0 . ' 2.43, 75.0,9

(3) Lực căng dây trên tang khi hạ vật, theo công thức 2.22 [1].
Q.(1   ). a t 1 157500.(1  0,98).0,98
Sh    38977 N.
(1   a ).m (1  0,982 ).2

(4) MÔMEN trục động cơ khi hạ vật, theo công thức 2.80 [1].
Sh .D0 .m. ' 38977.0, 479.2.0,9
Mh    384 Nm.
2.i0 2.43.75

(5) Thời gian mở máy khi nâng vật, theo công thức 3.3 [1].
  (Gi Di2 ).n1 Q0 .D02 .n1
t 
n

375( M m  M n ) 375( M m  M n ).a 2 .i02 .
m

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 26


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

G D
2
i i
≈ (GiDi2)rôto + GiDi2)khớp = 12 + 20,25 = 32,25 Nm2.

Với Mômen vô lăng: (GiDi2)rôto= 12 Nm2.


(GiDi2)khớp = 20,25 Nm2.
(với d đƣờng kính ngoài cùng của khớp nối và G trọng lƣợng của khớp nối chọn
sơ bộ d=300 mm, trọng lƣợng của khớp nối là G=500N.
(GiDi2)khớp = 0,45.G.d2 = 20.25 Nm2
Ta có: β=1,1 ÷ 1,2: Hệ số ảnh hƣởng quán tính các chi tiết trên các trục sau trục
I:
  Gi Di  1,1.32, 25  35.48Nm2 .
2

Mômen mở máy của động cơ, đối với động cơ đã chọn là động cơ điện xoay
chiều kiểu dây cuốn, mm xác định theo công thức 2-75[I].
M m max  M m min (1,8  2,5) M dn  1,1M dn
Mm    1,8M dn
2 2
Mdn: Mômen danh nghĩa động cơ:
N dc 33
M dn  9550.  9550  450 Nm
ndc 700

Mm = 1,8.450 = 810 Nm.


Do đó: khi Q1 = Q.
35, 48.700 157500.0, 4792.700
t 
n
  0, 24 s
375.(810  493, 78) 375(810  493, 78).22.43, 752.0,87
m

Gia tốc mở máy là: Q1 = Q.


vn 12
j n
  0,83m / s 2 .
60.tm 60.0, 24

Thời gian mở máy khi hạ vật: theo công thức 3.9-[1].


  (Gi Di2 ).n1 Q0 .D02 .n1
t 
h
 .
375( M m  M n ) 375( M m  M n ).a 2 .i02 .
m

35, 48.700 157500.0, 4792.700


tmh    0, 06 s.
375.810  493.78) 375(810  493, 78).22.43, 752.0,87

Trên đây trình bày cách tính toán các thông số cho trƣờng hợp Q1 =Q các trƣờng
hợp Q2; Q3 cũng tƣơng tự, kết quả phép tính các thông số cho các trƣờng hợp tải trọng
khác nhau đƣợc ghi theo bảng dƣới đây:

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 27


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

η:dựa vào bảng 2.24 (TTMT)

Các thông số cần Đơn Ghi


Q1=Q Q2=0,5.Q Q3=0,3.Q
tính vị chú
η % 0, 87 0, 84 0, 75
Sn N 40590 20295 12177
Sh N 38977 19488,5 11693,1
Qo N 157500 78750 47250
Mn Nm 493,78 246,98 148,13
Mh Nm 384 192 115,2
n
t m S 0,24 0,13 0,376
h
t m S 0,06 0,07 0,238
Bảng 3.1: Thông số tính toán cho gia tải cơ cấu nâng.
Thời gian chuyển động với vận tốc ổn định:
60.H 60.10
tv    50 s.
vn 12

Mômen trung bình bình phƣơng có thể xác định theo công thức gần đúng Nm ,
theo công thức 2-37-[1]:
M m2  t m   M t2 t v
M tb  .
t
t m : Tổng thời gian mở máy trong các thời kỳ làm việc với tải trọng khác nhau,

s.
Mt: Mômen cản tỉnh tƣơng ứng với tải trọng nhất định trong thời gian chuyển
động ổn định với tải trọng đó, Nm.
tv: Thời gian chuyển động với vận tốc ổn định khi làm việc với từng tải trọng.

 t : Toàn bộ thời gian đông cơ làm việc trong một chu kỳ bao gồm thời gian
làm việc trong các thời kỳ chuyển động ổn định và không ổn định, s.
Mm: Mômen mở máy của động cơ điện, Nm.

8102 (3.30, 24  0,13  0,112  3.0,06  0,07  0,07) 


50(3.493,782  246,892  148,132  3.3842  1922  115, 22 )
M tb  = 362 (Nm).
50.10  3.0, 24  0,13  0,11  3.0,06  0,07  0,07

Công suất trung bình của động cơ phát ra là: theo công thức 2-76 [1].

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 28


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

M tb .ndc 362.700
Ntb    26,5Kw .
9550 9550
Kết quả phép tính kiểm tra về nhiệt cho thấy động cơ điện đƣợc chọn là MT42-8
Có công suất danh nghĩa là Ndn = 33 Kw, hoàn toàn thoả mãn yêu cầu khi làm việc.
2.1.1.7.Tính và chọn phanh:
Phanh dùng để dừng từ từ hoặc điều chỉnh tốc độ cơ cấu. Tất cả các cơ cấu máy
trục đều đ i hỏi sự an toàn cao nên phải dùng thiết bị phanh hãm, nhất là các cơ cấu
làm việc vận tốc cao. Sự an toàn trong quá trình nâng hạ đều phụ thuộc vào hệ thống
phanh, do đó cơ cấu nâng của cầu trục phải trang bị thiết bị phanh hãm để đảm bảo độ
an toàn. Quá trình phanh đƣợc thực hiện bằng cách đƣa vào cơ cấu lực cản phụ dƣới
dạng ma sát nảy sinh ra mômen phanh.
Phanh có nhiều loại: phanh đai, phanh đĩa ma sát, phanh một má, phanh hai má,
phanh áp trục, phanh ly tâm, …, có thể phanh thƣờng đóng hoặc thƣờng mở, ở đây ta
chọn phanh hai má loại phanh thƣờng đóng và đƣợc bố trí trên trục động cơ. vì những
lý do sau:
- Loại phanh này có kích thƣớc nhỏ ngọn hơn các loại phanh khác do cần
mômen phanh nhỏ.
- Lực phanh tác dụng đối xứng lên trục đặt phanh.
- Đảm bảo đóng mở nhịp nhàng giữa các má phanh với bánh phanh nên độ an
toàn sẽ cao hơn cho cơ cấu nâng khi làm việc với tải trọng lớn.
- Phanh thƣờng đóng làm việc an toàn hơn phanh thƣờng mở, khi có sự cố xảy
ra thì phanh vẫn đóng vật nâng ở tƣ thế treo, không bị rơi đột ngột.
- Đặt phanh trên trục đông cơ thì mômen phanh nhỏ hơn ở các vị trí khác, do
đó kích thƣớc, trọng lƣợng của phanh sẽ nhỏ hơn và tính an toàn cũng cao hơn. để
chọn phanh làm việc có hiệu quả và an toàn ta dựa vào giá trị mômen phanh yêu cầu
Mph. Mômen phanh của cơ cấu nâng đƣợc xác định từ điều kiện giữ vật nâng treo ở
trạng thái tĩnh với hệ số an toàn n.
Mph = n. Mt ≤ [Mph]. 3.13-[1]
Trong đó: n hệ số an toàn của phanh, phụ thuộc vào chế độ làm việc đối với chế
độ làm việc nhẹ: n = 1,5; trung bình n = 1,75; nặng n = 2; rất nặng n = 2,5.
Phanh đƣợc đặt trên trục động cơ nên mômen phanh đƣợc tính:

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 29


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

n.Q0 .D0 . 1, 75.157500.0, 479.0,87


M ph    500 Nm.
2.a.i0 2.2.43.75

Trong đó: η: hiệu suất cơ cấu nâng.


n =1,75: hệ số an toàn, theo bảng 3.2 -[1].
D0: đƣờng kính tang tính đến tâm cáp.
Q0: trọng tải và trọng lƣợng bộ phận.
Dựa vào điều kiện (3.13) ta chọn loại phanh, tuy nhiên không nên chọn loại
phanh có mômen phanh danh nghĩa lớn hơn mômen phanh yêu cầu nhiều quá vì nhƣ
vậy sẽ tải trọng động lên cơ cấu khi phanh.
Qua phân tích tính toán ở trên, ta chọn loại phanh má điện xoay chiều, ký hiệu
TKT-300 đảm bảo mômen phanh danh nghĩa vừa đúng Mph=500 Nm.
Sơ đồ phanh điện xoay chiều hai má.

12 9 8 10 11 14

13 7

D 6

l 15
2
l1
L

r r

4 1

5 3

Hình 3.5: Sơ đồ phanh điện xoay chiều hai má.


1.Bánh phanh; 2, 4. Má phanh; 3, 5. Tay đ n phanh; 6. Nam châm điện; 7. Tay
đ n của cơ cấu tạo lực mở phanh; 8. Lò xo tạo phanh; 9 Lò xo phụ; 10. Đai ốc
nén lò xo; 11. Đai ốc dùng khi bảo dƣỡng hoặc thay mới má phanh; 12. Đai ốc
điều chỉnh hành trình phanh; 13. Ống bao; 14 Thanh đẩy; 15.Vít hạn chế hành
trình phanh.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 30


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

2.1.1.8.Hộp giảm tốc:


Bộ truyền là hộp giảm tốc hai cấp bánh răng trụ răng thẳng, trục vào và trục ra ở
cùng một phía có các thông số sau:
Số vòng quay trục vào: n1 = 700 vòng/phút.
Công suất động cơ trục vào: Nđc = 33 kW.
Tỷ số truyền chung: ih = 43.75.
a. Phân phối tỷ số truyền:
Hộp giảm tốc hai cấp lần lƣợt là cấp nhanh có tỷ số truyền inh, và cấp chậm có tỷ
số truyền ich. Để thỏa mãn điều kiện bôi trơn thì inh = (1,2 – 1,3).ich. Chọn inh = 1,2.ich.
Ta đƣợc: inh = 1,2.ich và inh.ich = 43,75.
Vậy tỷ số truyền tính đƣợc: inh = 7,25 và ich = 6,04.
Tính toán số vòng quay, công suất và mômen xoắn trên các trục:
Số vòng quay: n1 = n = 700 (v/ph).
n1 700
n2 =  = 96,6 (v/ph).
icn 7, 25

n2 96, 6
n3 =   16 (v/ph).
icc 6, 04

Công suất: NI = N.ηcặp ổ = 33.0,955 = 31,52 Kw.


NII = NI.ηbánh răng.ηcặp ổ = 31,52.0,97.0,955 = 29,2 Kw.
NIII = NII.ηbánh răng.ηcặp ổ = 29,2.0,97.0,955 =27,05 Kw.
NI 31,52
Mômen xoắn: M I  9,55.106  9,55.106.  430023 (N. mm).
n1 700

N II 29, 2
M II  9,55.106  9,55.106.  2886749 (N.mm) .
n2 96, 6

N III 27, 05
M III  9,55.106  9,55.106.  16145469(N.mm) .
n3 16

b. Thiết kế bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng cấp nhanh:


(1) Chọn vật liệu:
Vật liệu bánh răng nhỏ: thép C45 tôi cải thiện, phôi rèn có cơ tính:
ζb = 800 N/ mm2; ζch = 450 N/ mm2; HB = 240.
Vật liệu bánh răng lớn: thép 40 thƣờng hoá, phôi rèn có cơ tính:

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 31


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

ζb = 540 N/ mm2; ζch = 270 N/ mm2; HB = 200.


(2) Định ứng suất tiếp xúc và ứng suất cho phép:
Ứng suất tiếp xúc cho phép:
Giả thiết thời gian làm việc của cơ cấu ở chế độ trung bình là 10 năm, mỗi
ngày làm việc 2 ca mỗi ca 4 giờ.
Số chu kỳ tƣơng đƣơng của bánh lớn xác định theo công thức 3.4-[6]
3
 M 
Ntd  60.u.   .ni .Ti
 mvx 
M

Trong đó: u = 1: Số lần ăn khớp của một răng khi bánh răng quay một vòng
ni: Số vòng quay trong một phút.
Ti: Tổng số giờ làm việc.
nII = 96,6 (v/ph).
T = 10.310.2.4.1/4 = 6200 h.
3
 M  M 
  M    M I   (13+0,1093) = 1,0013.
 mvx   II 
Ntđ2 = 60.1.96,6.1,0013.6200 = 3,6.107.
⇔ Ntđ2 > N0 = 107.
Vậy số chu kỳ tƣơng đƣơng của bánh nhỏ:
Ntđ1 = Ntđ2. icn = 3,6.107.7,25 = 26,1.107.
Ntđ1 > N0.
Hệ số chu kỳ ứng xuất cho phép của bánh lớn và bánh nhỏ.
Theo công thức 3.1-[6].
[ζ]tx = [ζ]notx. kN.
Với kN = 2,6: Hệ số ứng suất tra bảng 3.9-[6].(TKCTM)
[ζ]tx2 = 2,6.200 = 520 N/ mm2.
[ζ]tx1 = 2,6.240 = 624 N/ mm2.
để tính sức bền sử dụng trị số nhỏ [ζ]tx=520 N/ mm2
Giới hạn mỏi uốn của thép 45:
[ζ]-1 = 0,43.800 = 344 N/ mm2.
Giới hạn mỏi uốn của thép 40:

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 32


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

[ζ]-2 = 0,43.540 = 232,2 N/ mm2.


Hệ số tập trung chân răng:
kζ = 1,8.
Hệ số an toàn:
n =1,5 (thép rèn).
Ứng suất uốn thay đổi theo chu kỳ mạch động và đƣợc xác định theo công
thức 3.5-[6]
 1.K n
 u 
n.K

344.1
 u1  2
 127 N/ mm .
1,5.1,8
232, 2.1
 u 2  2
 86 N/ mm .
1,5.1,8

(3) Chọn hệ số tải trọng: k = 1.3.


(4) Hệ số chiều rộng bánh răng và khoảng cách trục:
Chọn hệ số chiều rộng bánh răng: ψA = b/A = 0,4.
Tính khoảng cách trục theo công thức:
2
 1, 05.106  k .N 1 2
 1, 05.106  1,3.31,52
A ≥ icn+1). 3   . = (7,25+1) 3   . = 359 mm.
   .i   A .n2 2  520.7, 25  0, 4.96, 6
 tx 
Chọn khoảng cách sơ bộ: A = 360 mm.
Tính vận tốc v ng bánh răng và chọn cấp chính xác chế tạo:
 .d1.n1 2. . A.n1 2.3,14.360.700
V    3, 2(m / s) .
60.1000 60.1000(icn  1) 60.1000(7, 25  1)

Theo bảng 3.11-[6] chọn cấp chính xác chế tạo là cấp 8.
Xác định chính xác hệ số tải trọng:
chiều rộng bánh răng:
b = ψ.A = 0,4.360 = 144 mm. lấy b =150 mm.
đƣờng kính v ng lăn bánh răng nhỏ:
2. A 2.360
d1    87,3(mm) .
icn  1 7, 25  1

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 33


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

b 150
=>  d 1    1, 7 .
d1 87,3

Với ψd1= 1,7 tra bảng 3.12-[6] tìm đƣợc ktt bảng = 1,35 (ổ trục không đối xứng
bánh răng .
Hệ số tải trọng tập trung thực tế:
kttbang  1 1,35  1
ktt    1,175
2 2 .
Theo bảng 3.13.[6] chọn hệ số tải trọng động kd = 1,35
Hệ số tải trọng thực tế: k = kd. ktt = 1,35. 1,175 = 1,6
So với kchọn =1,3 thì sai lệch là:
1, 6  1,3
%k   18, 75% (khoảng sai lệch lớn)
1, 6

1, 6
Chọn lại khoảng cách trục: A  360 3  386mm .
1,3

Chọn A = 390 mm.


(5) Xác định chiều rộng và modun bánh răng:
Modun m = (0,01÷0,02).A = 3,9 ÷ 7,8.
Theo tiêu chuẩn lấy m = 5 mm.
Số răng bánh răng nhỏ: theo công thức 3.24-[6]:
2. A 2.390
Z1    18,9mm .
m(i  1) 5.(7, 25  1)

Lấy Z = 19 răng.
Số răng bánh lớn: Z2 = icn. Z1 = 7,25.19 = 137,8 mm.
Lấy Z 2  138
Chiều rộng bánh răng:
b = ψA. A = 0,4.390 = 156 mm.
Lấy chiều rộng bánh răng:
b1 = 148.
b2 = 156.
(6) Kiểm nghiệm sức bền uốn của răng:
Hệ số dạng răng: Bảng 3.18-[6]: y1=0,392; y2=0,517.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 34


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

19,1.106.k.N 19,1.106.1,35.31,52
 u.1  2
 2
 42,1 N/ mm2.
y1.m Z1.n.b 0,392.5 .19.700.148

Ta có: [ζ]u1 = 127 N/ mm2.


=> ζu1 < [ζ]u1 thoả mãn điều kiện bền.
y1 42,1.0.392
 44,3.  u1 
2
ζu2 = ζ1.  31.92 N/ mm .
y2 0,517

Ta có: [ζ]u2=86 N/ mm2.


=> ζu2 > [ζ]u2 => thoả mãn điều kiện bền.
(7) Kiểm nghiệm sức bền răng khi chịu quá tải đột ngột:
Ứng suất tiếp xúc cho phép khi quá tải:
Bánh 1: [ζ]Txqt = 2,5.[ζ]Notx1 = 2,5.624 = 1560 N/ mm2.
Bánh 2: [ζ]Txqt = 2,5. [ζ]Notx2 = 2,5.520 = 1300 N/ mm2.
Ứng suất uốn cho phép khi quá tải:
Bánh 1: [ζ]uq= 0,8.ζch = 0,8.450 = 360 N/ mm2.
Bánh 2: [ζ]uqt = 0,8.ζch = 0,8.270 = 216 N/ mm2.
Kiểm tra ứng suất tiếp xúc lớn nhất sinh ra:
 txqt   tx . k qt
.
Trong đó ζtx đƣợc xác định từ công thức 3.14-[6].
1,05.106 (i  1)3.k .N
 tx  .
A.i b.n2
.
và kqt = 1,3
Ta có:

1, 05.106 (7, 25  1)3 .1,3.31,52


 tx  .  458,9 N / mm2
390.7, 25 159.96, 6

Vậy ứng suất tiếp xúc quá tải sinh ra nhỏ thua ứng suất tiếp xúc quá tải cho
phép của bánh nhỏ và bánh lớn là: (1300 ÷ 1560) thoả mãn điều kiện.
Kiểm nghiệm sức bền uốn:
Bánh 1: [ζ]uqt1 = kqt. ζu = 1,3. 42,1 = 54,73N/ mm2.
Bánh 2: [ζ]uqt1 = kqt. ζu = 1,3. 31,92 = 41,5 N/ mm2.
So sánh: ζuqt1 < [ζ]uqt1 = 360 N/ mm2.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 35


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

ζuqt2 < [ζ]uqt2 = 216 N/ mm2.


(8) Các thông số chủ yếu của bộ truyền:
Modun: m = 5.
Số răng: Z1 = 19.
Z2 = 138.
Góc ăn khớp:    0  20 0 .
Đƣờng kính v ng lăn:
d1 = m.Z1 = 5.19 = 95 mm.
d2 = m.Z2 = 5.138 = 690 mm.
Khoảng cách trục:
d1  d 2 95  690
A   392mm .
2 2
Chiều rộng bánh răng:
b1 = 148 mm.
b2 = 156 mm.
Đƣờng kính v ng đỉnh:
Dc1 = d1+2.m = 95+2.5 = 105 mm.
Dc2 = d2+2.m = 690+2.5 = 700 mm.
Đƣờng kính v ng tr n chân răng:
Di1 = d1 - 2.m - 2.  .m = 95 - 2. 5 - 2.0,25.5 = 83 mm.
Di2 = d2 - 2.m - 2.  .m = 690 - 2.5 -2. 0,25.5 = 678 mm.
Tính lực tác dụng lên trục:
2.Mx 2.430023
Lực vòng: P =   9053 N.
d 95
Lực hƣớng tâm: Pr = P. tgα = 9053. tg200 = 3295 N.
Lực dọc trục Pa  0
c. Thiết kế bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng cấp chậm:
(1) Chọn vật liệu:
Vật liệu làm bánh răng nhỏ: thép 45 tôi cải thiện, phôi rèn có cơ tính:
ζb = 800 N/ mm2; ζch = 450 N/ mm2; HB = 240.
Vật liệu bánh răng lớn: thép 45, phôi rèn có cơ tính:

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 36


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

ζb = 700 N/ mm2; ζch = 350 N/ mm2; HB = 200.


(2) Định ứng suất tiếp xúc và ứng suất uốn cho phép:
Ứng suất tiếp xúc cho phép:
Giả thiết thời gian làm việc của cơ cấu là 10 năm, mỗi ngày làm việc 2 ca mỗi
ca 4 giờ. Số chu kỳ tƣơng đƣơng của bánh lớn xác định theo công thức 3.4-[6].
3
 M 
N td  60.u.   .ni .Ti .
 M mvx 
Trong đó: u = 1.
n3 = 16(v/ph).
T = 10. 310.2.4.1/4 = 6200.
3
 M  M 
  M    I   (13+0, 1093) = 1, 0013.
 mvx   M II 
Ntđ2 = 60.1.16.1,0013.6200 = 0,596.107.
KN xác định theo công thức: 3.2-[6].
N0 1
KN  6 6  1,1
Ntd 0,596

Vậy số chu kỳ tƣơng đƣơng của bánh nhỏ:


Ntđ1 = Ntđ2. icc = 6,04. 0,596. 107 = 3,6. 107 .
Ntđ1 > N0 = 107.
Vậy hệ số chu kỳ bánh nhỏ bằng 1 và bánh lớn bằng 1,2.
[ζ]tx2 = 2,6.200 = 520 N/ mm2
[ζ]tx1 = 2,6.240 = 624 N/ mm2.
Để tính sức bền chọn trị số nhỏ: [ζ]tx = 520 N/ mm2.
Ứng suất uốn cho phép:
[ζ]-1 = 0,43.800 = 344 N/ mm2.
Giới hạn mỏi uốn của thép 40:
ζ-1= 0,43.700 = 301 N/ mm2.
Hệ số tập trung ứng suất chân răng:
kζ = 1,8
Hệ số an toàn:

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 37


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

n = 1,5 (thép rèn).


Ứng suất uốn chảy thay đổi theo chu kỳ mạch động:

 u  (1,4  1,6). 1.Kn .


n.K

Ta có:

 u1  1,5.344.1  191N / mm2 .


1,5.1,8

 u 2  1,5.301.1  172 N / mm2


1,5.1,8

(3) Chọn hệ số tải trọng: k = 1.3.


(4) Hệ số chiều rộng bánh răng và khoảng cách trục:
Chọn hệ số chiều rộng bánh răng: ψA = b/A = 0,4.
Tính khoảng cách trục theo công thức:
2 2
 1,05.106  k .N  1, 05.106  1,3.27, 05
A ≥ icn-1) 3   . = (6,04-1) 3   .  398 mm.
  tx .i   A . .n3  520.6, 2  0, 4.1, 25.16
Chọn khoảng cách sơ bộ: A = 400 mm.
Tính vận tốc v ng bánh răng và chọn cấp chính xác chế tạo:
 .d1.n1 2. . A.n1 2.3,14.400.96, 6
v    0,57 (m/s).
60.1000 60.1000(i  1) 60000(6, 04  1)
Theo bảng 3.11-[6] chọn cấp chính xác chế tạo là cấp 9.
Xác định chính xác hệ số tải trọng:
Chiều rộng bánh răng: b = ψ.A = 0,4.400 = 160 mm. chọn b=160 mm
Đƣờng kính v ng lăn bánh nhỏ:
2. A 2.400
d1 =   113.6mm
i  1 6, 04  1
b 160
ψd1 =   1, 4
d1 113, 6

Với ψd1 = 1,4 tra bảng 3.12[6] tìm đƣợc kttbảng = 1,29 (ổ trục không đối xứng
bánh răng
Hệ số tải trọng tập trung thực tế:
kttbang  1 1, 29  1
ktt    1,175
2 2

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 38


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Theo bảng: 3.14-[6] chọn hệ số tải trọng động kd = 1,2.


Hệ số tải trọng thực tế: k = kd. ktt = 1,2. 1,175 = 1,41.
So với kchọn = 1,3 sai lệch
1, 41  1,3
%k   7,8% (khoảng sai lệch không lớn)
1, 41

1, 41
Chọn lại khoảng cách trục: A  400 3  410 mm.
1,3

Chọn A = 410 mm.


(5) Xác định modun, góc nghiêng và chiều rộng bánh răng:
Modun pháp: mn = (0,01÷0,02).410 = 4,1 ÷ 8,2.
Theo tiêu chuẩn bảng 3.1[6]. Lấy: mn = 5.
Sơ bộ chọn góc nghiêng răng: β = 100 => cosβ= 0,985.
Tổng số răng của cả hai bánh:
2. A.cos  2.410.0,985
Zt = Z1+Z2 =   162 .
mn 5

Số răng bánh răng:


Zt 162
Z1    23 . Lấy Z1 = 23.
i  1 6, 04  1

Z2 = i. Z1 = 6.04. 23 =138,9. Lấy Z2 = 140.


Tính chính xác góc nghiêng β:
Z .m 162.5
cos     0,987
2. A 2.410
=> β=10
Chiều rộng bánh răng:
b = ψA. A = 0,4.410 = 164 mm. Lấy b = 164 mm
Lấy chiều rộng bánh răng: b1 = 164 mm; b2=150 mm.
2,5.mn 2,5.5
Điều kiện b >   72 : thoả mãn.
sin  Sin10

(6) Kiểm nghiệm sức bền uốn của răng:


Hệ số dạng răng: tra bảng 3.18-[6] có y1=0,429; y2=0,517.
Lấy: θ=1,5. Ứng suất uốn

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 39


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

19,1.106.k.N 19,1.106.1, 41.29, 2


 u.1    137,5 N/mm2.
y1.m Z1.n.b. 0, 492.5 .23.96, 6.160.1,5
2 2

Ta có: [ζ]u1 = 191 N/mm2.


=> ζu1<[ζ]u1: thoả mãn điều kiện.
y1 0, 429
u 2  u1.  137,5.  114,1 N/mm .
2
y2 0,517

ta có: [ζ]u2=172 N/mm2.


=> ζu2<: [ζ]u2: thoả mãn điều kiện.
(7) Kiểm nghiệm sức bền răng khi chịu quá tải đột ngột:
Ứng suất tiếp xúc cho phép khi quá tải:
Bánh 1: [ζ]txqt = 2,5.[ζ]Notx = 2,5.624 = 1560 N/mm2.
Bánh 2: [ζ]txqt = 2,5.[ζ]Notx = 2,5.520 = 1300 N/mm2.
Ứng suất uốn cho phép khi quá tải:
Bánh 1: [ζ]uq1=0,8.ζch=0,8.450=360 N/mm2.
Bánh 2: [ζ]uqt = 0,8.ζch =0,8.350=280 N/mm2.
Kiểm tra ứng suất tiếp xúc lớn nhất sinh ra:
 txqt   tx . k qt .

Trong đó ζtx đƣợc xác định từ công thức 3-14[6]:

1,05.10 6 (i  1) 3 .k .N
 tx  . .
A.i .b.n2

Với kqt = 1,3.


Ta có:
1, 05.106 (6, 04  1).1, 41.29, 2
tx   334 N/mm2.
410.6, 04 1,5.160.96, 6

Vậy ứng suất tiếp xúc qúa tải sinh ra nhỏ thua ứng suất tiếp xúc quá tải cho
phép của bánh nhỏ và bánh lớn (1300 ÷ 1560) => thoả mản điều kiện.
Kiểm nghiệm sức bền uốn:
Bánh nhỏ: [ζ]uqt1 = kqt. ζ u= 1,3.137,5 = 178,75N/mm2.
Bánh 2: [ζ]uqt1 = kqt. ζu =1,3.114,1 = 148,33 N/mm2.
So sánh:

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 40


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

ζuqt1 <[ζ]uqt1 = 360 N/mm2.


ζuqt2<[ζ]uqt2 = 280 N/mm2.
(8) Các thông số hình học chủ yếu của bộ truyền:
Modun: m = 5.
Số răng: Z1 = 23; Z2= 140.
Góc ăn khớp:    0  20 0 .
Đƣờng kính v ng lăn:
mm .Z1 5.23
d1 =   117 mm.
Cos  Cos100
mm .Z 2 5.140
d2 =   705 mm.
Cos  Cos100

Khoảng cách trục:


d1  d 2 117  705
A   411 mm.
2 2
Chiều rộng bánh răng là:
b1 = 160 mm.
b2 = 150 mm.
Đƣờng kính v ng đỉnh:
Dc1 = d1+2.m = 117 + 2.5 = 127 mm.
Dc2 = d2+2.m = 705 + 2.5 = 715 mm.
Đƣờng kính v ng tr n chân răng:
Di1 = d1 - 2.m - 2.c = 117 – 2,5.5 = 105 mm.
Di2 = d2 - 2. m - 2. c = 705 – 2,5.5 = 692 mm.
Tính lực tác dụng lên trục: theo công thức: 3.50-[6].
2.M x 2.2886749
Lực vòng: P    49346 N.
d 117
Lực hƣớng tâm: Pr = P.tgα/cosβ = 49346. tg200/cos100 = 18237 N.
Lực dọc trục: Pa = P. tgα = 49346.tg100 = 8701 N.
d. Tính trục:
(1) Chọn vật liệu:
Trục đƣợc làm bằng vật liệu thép C45 tôi cải thiện có cơ tính:

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 41


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

ζb = 600 N/mm2; ζch = 300 N/mm2; b  220 HB


Tính đƣờng kính trục đƣợc tính theo công thức 7-2[6].
N
d  c.3 .
n
Trong đó: N: công suất trên trục
n: số vòng quay của trục
C: hệ số tính toán phụ thuộc [η]x. chọn C=110.
Trục I: N = 31,52 Kw.
n = 700 v/ph.
31,52
=> d1  110 3  39mm .
700
Trục II: N = 29,2 Kw.
n = 96,6 v/ph.
29, 2
=> d 2  110. 3  74mm .
96, 6

Trục III: N = 27,05 Kw.


n = 16 v/ph.
27.05
=> d3  110. 3  130mm .
16
Trong ba trị số d1; d2; d3.lấy trị số d2 = 75mm để chọn loại bi đỡ, chọn loại ổ bi
đỡ cỡ trung. Tra bảng 18P[6] chọn chiều rộng của ổ là B = 37 mm.
(2) Tính gần đúng trục:
Dựa vào bảng 7-1[6] ta chọn các kích thƣớc của hộp giảm tốc nhƣ sau:
- Khoảng cách từ nắp ổ đến mặt cạnh chi tiết quay ngoài hộp: l1=20 mm.
- Chiều cao nắp và đầu bu lông: l2=20 mm.
- Khoảng cách từ cạnh ổ đến thành trong của hộp: l3=20 mm.
- Khe hở giữa bánh răng và thành trong của hộp: l4=15 mm.
- Khe hở giữa hai chi tiết quay: l5=25 mm.
- Khoảng cách từ mặt cạnh chi tiết quay đến thành trong của hộp: l6=20 mm.
- Chiều rộng bánh răng: Bánh răng cấp nhanh: b = 156 mm; cấp chậm: b =
160mm.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 42


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

- Chiều rộng ổ: 37 mm.


Tổng hợp các kích thƣớc ta có:
a = 80+l6+l3+18,5 = 80+20+20+18,5 = 138,5mm.
b = 78+l5+80 = 78+25+80 = 183mm.
c = 78+l6+l3+18,5 = 78+20+20+18,5 = 136,5mm.
a+b=321,5mm.
b+c=319,5mm.
Sơ đồ lực tác dụng lên bộ truyền bánh răng:
b+c a

Pr2'
Pt2'

Pa2'
Pa2

Pt2 Pr2

Pr1'

Pt1' Pt1

Pr1

c a+b

Hình 3.6.Sơ đồ phân tích lực tác dụng lên trục


Trục 1 có các số liệu đã tính đƣợc:
Pr1 = 3295 N.
Pt = 9053 N.
d1 = 95 mm.
a + b = 321,5mm.
c = 136,5 mm.
Xác định phản lực tại các gối:
∑mAy=RBy(a+b+c)-Prc.c = 0.
Pr1.c 3295.136,5
RBy    982,03N
abc 458

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 43


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

=> RAy = Pr1-RBy = 3295 -982,03 = 2312,97 N.


∑mAy = RBx(a+b+c)-P1.c = 0.
P1.c 9053.136,5
RBx    2698,11N
abc 458
=> RAx = P1 - RBy = 9053 – 2698,11 = 6354,89 N.
Tính mômen uốn tại tiết diện nguy hiểm:
Tại tiết diện m-m.

M Umm  M Ux
2
 M Uy
2

Trong đó: MUx = RBx(a+b) = 2698,11.321,5 = 867442.37 Nmm.


MUy = RBy(a+b) = 982,03.321,5 = 315722,65 Nmm.

Vậy: MUmm  MUx


2
 MUy
2
 867442,372  315722,652  923112,7 Nmm .

Biểu đồ mômen trục 1:


m

A B

Muy-Nmm

31571.07
867442.45

Mux-Nmm

430023

Mx-Nmm

Hình 3.7.Biểu đồ momen trục I

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 44


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Đƣờng kính trục tại tiết diện nguy hiểm đƣợc tính theo công thức 7.3 – [6]:
M td
d 3
0,1. 

Theo bảng 7-2[6] ta có [ζ] = 80; đƣờng kính trục tại tiết diện m-m:

M td  MU2  0,75.M x2  923112,72  0,75.4300232  995402,88Nmm

995402,88
Ta có: d  3  49mm .
0,1.80

Chọn d = 50 mm.
Trục 2 có các số liệu đã tính đƣợc:
P’r1 = 3295 N; Pr2 = 18273 N.
P’t = 9053 N; Pt2 = 49346 N.
Pa2 = 8701 N.
d’c1 = 690 mm; dc2 = 117 mm.
Xác định phản lực tại các gối:
dc 2
∑mCy = P’r1. C - Pr2(b+c) + RDy(a+b+c) + Pa 2 = 0.
2
18273.319,5  3295.136,5  8701.58,5
RDy   10653,82 N .
458
∑mCx=P’t1.c + Pt2.(b+c) - RDx.(a+b+c) = 0.
9053.136,5  49346.319,5
RDx   37121, 79 N .
458
=> RCy = Pr2 –P’r1 -RDy = 9053 - 3295 – 10653,82 = 4324,18 N.
=> RCx = P’t1 + Pt2 - RDx = 9053 + 49346 – 37121,79 =21277,21 N.

Tổng mômen tổng cộng: M  M Ux


2
 M Uy
2

Tại tiết diện e-e: MUx = RCx. c = 21277,21.136,5 = 2904339,17 Nmm.


MUy = RCy. c = 4324,18.136,5 = 590250,57 Nmm.

=> MUee  MUx


2
 MUy
2
 2904339,17 2  590250,57 2  2963716,81N

Tại tiết diện i-i: MUx = RDx. a = 37212,39138,5 = 5153916 Nmm.


dc 2 8701.117
Muy  Pa 2 .  RDy .a    
2 2

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 45


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

=> MUi i  MUx


2
 MUy
2
 51539162  1984562 2  5522801N .

Biểu đồ mômen trục 2:


e i
Pa2
Pt2
Pr2

C Pr1' D

Pt1' e i

Muy-Nmm

590251
1475553

1984561
Mux-Nmm

2904338
5141368
2886749

Mx-Nmm

Hình 3.8.Biểu đồ momen trục II


Tính đƣờng kính trục tại các vị trí mặt cắt (e-e) và (i-i) theo công thức:
M td
d 3
0,1. 

Đƣờng kính trục tại tiết diện e-e:

Mtd = M u2  0,75.M x2 = 2963710,812  0,75.28867492 = 3269384 Nmm

Theo bảng 7-2[6] ta có [ζ] = 75.


3269384
d3  75,8mm
0,1.75

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 46


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Đƣờng kính trục tại tiết diện i-i

Mtd = M u2  0,75.M x2 = 55228012  0,75.28867492 = 6062286 Nm

Theo bảng 7-2[6] ta có [ζ] = 75.


6062286
d3  93 mm.
0,1.75

Từ kết quả tính ở trên chọn: de-e = 78 mm; di-i = 74 mm.


Trục 3 có các số liệu đã tính đƣợc:
P’r2 = 18237 N.
P’t2 = 49346 N.
dc1 = 705 mm.
b + c = 319,5mm.
a = 138,5 mm.
Xác định phản lực tại các gối:
d c1
∑mEy= P’r2.(b+c)+ P 'a 2 . - RFy(a+b+c) = 0.
2
18237.319,5  8701.352,5
RFy   19418 N
458
=> REy  RFy  P 'r 2  19418  18237  1181N

∑mEx = RFx(a+b+c) – P’t2.(b+c) = 0.


P 't 2 .(b  c) 49346.319,5
RFx    34423N
abc 458
=> REx = P’t2 - RFx = 49346 – 34423 = 14923 N.
Tính mômen uốn tại tiết diện nguy hiểm:
Tại tiết diện k-k.

M Uk k  M Ux
2
 M Uy
2

Trong đó: MUx = RFx. a = 34423.138,5 = 4767585 Nmm.


dc1 705
Muy  Pa 2 .  RFy .a  8701.  19418.138,5  377709 N
2 2

=> MUk k  47675852  3777092  4782523Nmm .


Biểu đồ mômen trục 3:

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 47


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Pr2'
Pt2'
E F
Pa2'
k
377594
Muy-Nmm

2689507
4767680

Mux-Nmm

16145469

Mx-Nmm

Hình 3.9.Biểu đồ momen trục III


Đƣờng kính trục tại tiết diện (k-k đƣợc tính theo công thức:
M td
d 3
0,1. 

Đƣờng kính trục tại tiết diện k-k:

M td  MU2  0,75.M x2  47825232  0,75.161454692  14777674Nmm

Theo bảng [7-26]. Ta có [ζ] = 90.


14777674
=> d  3  118mm
0,1.90

Từ kết quả tính trên chọn: d = 140 mm.


(3) Tính chính xác trục:

 n ;
n .n
Xác định hệ số an toàn theo công thức 7.5 – [6]: n
n2  n2

Trong đó, nζ, nη – hệ số an toàn xét riêng ứng xuất pháp và xoắn; [n] = 1,5 – 2,5:
hệ số an toàn cho phép.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 48


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Do các trục làm việc hai chiều, ứng suất thay đổi theo chu kỳ đối xứng nên:
 1 
n  và n  1
k . a k . a
  .   .
Với: ζ-1, η-1 là giới hạn mỏi uốn, xoắn. Với vật liệu trục thép C45 có ζb=600
thì ζ-1 = 0,45.600 = 270; η-1= 0,25.600 = 150.
MU M
 a   Max   Min  ;  a   Max  x lần lƣợt là biên độ ứng suất trong tiết
W W
diện xét.
kζ, kη: hệ số tập trung ứng suất khi uốn, xoắn.
εζ, εη: hệ số kích thƣớc xét đến kích thƣớc tiết diện.
β: hệ số tăng bền, lấy bằng 1.
Tính chính xác trục 1:
- Tại tiết diện m-m: Kích thƣớc d = 50 mm; rãnh then bxh = 16x10.
Tra bảng 7.3b – [6] có W = 10650 mm3; W0 = 22900 mm3.
923112,7 430023
Có  a   86,68 N / mm2 ;  a   18,78 N / mm2
10650 22900
Tra bảng 7.4 – [6] có εζ = 0,83, εη = 0,71.
Tra bảng 7.8 – [6] có kζ = 1,63; kη = 1,5.
 1 270  150
Ta tính đƣợc: n  = = 1,6; n  1   3, 7 .
k . a 1, 63.86, 68 k . a 1,5.18, 78
  . 0,83.1  . 0, 71.1

n .n 1,6.3,7
Vậy n    1,5 > [n]. Vậy tiết diện an toàn.
n2  n2 1,62  3,7 2

Tính chính xác trục 2 trục đƣợc tôi bằng dòng cao tần có β = 1,5:
- Tại tiết diện e-e: Kích thƣớc d = 80 mm; rãnh then bxh = 24x14.
Tra bảng 7.3b – [6] có W = 44700mm3; W0 = 9500 mm3.
2963710,81 2886749
Có  a   66,30 N / mm2 ;  a   30,39 N / mm2
44700 9500
Tra bảng 7.4 – [6] có εζ = 0,76, εη = 0,65.
Tra bảng 7.8 – [6] có kζ = 1,63; kη = 1,5.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 49


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

 1 270  150
Ta tính đƣợc: n  = = 2,8; n  1  =3,2.
k . a 1, 63.66,30 k . a 1,5.30,39
  . 0, 76.1,5  . 0, 65.1,5

n .n 2,8.3,2
Vậy n    2,1 > [n]. Vậy tiết diện an toàn.
n  n
2 2
2,82  3,2 2

Tại tiết diện i-i: Kích thƣớc d = 95 mm; rãnh then bxh = 24x14.
Tra bảng 7.3b – [6] có W = 67900 mm3; W0 = 144300 mm3.
5522801 2886749
Có  a   81,34 N / mm2 ;  a   20 N / mm2
67900 144300
Tra bảng 7.4 – [6] có εζ = 0,74, εη = 0,62.
Tra bảng 7.8 – [6] có kζ = 1,63; kη = 1,5.
 1 270  150
Ta tính đƣợc: n  = = 2,3; n  1  =4,7.
k . a 1, 63.81,34 k . a 1,5.20
  . 0, 74.1,5  . 0, 62.1,5

n .n 2,3.4,7
Vậy n   = 2 > [n]. Vậy tiết diện an toàn.
n2  n2 2,32  4,7 2

Tính chính xác trục 3:


- Tại tiết diện k-k: Kích thƣớc d = 140mm; rãnh then bxh = 36x20.
Tra bảng 7.3b – [6] có W = 172700 mm3; W0 = 364000 mm3.
4782523 16145469
Có  a   28 N / mm2 ;  a   44 N / mm2
172700 364000
Tra bảng 7.4 – [6] có εζ = 0,66, εη = 0,54.
Tra bảng 7.8 – [6] có kζ = 1,66; kη = 1,24.
 1 270  150
Ta tính đƣợc: n  = = 5,7; n  1  =2,2.
k . a 1, 66.28 k . a 1, 24.44
  . 0, 66.1,5  . 0,54.1,5

n .n 5,7.2,2
Vậy n   = 2 > [n]. Vậy tiết diện an toàn.
n2  n2 5,72  2,2 2

e. Tính then:
Tại trục 1 đặt bánh răng: d = 50 mm, kích thƣớc rãnh then bxh = 16x10.
Chiều dài then lấy: l = 0,9.d = 40,5. Chọn l = 125 mm.
Kiểm tra điều kiện bền dập và bền cắt của then theo công thức 7.11 và 7.12 – [6]:

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 50


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

2.M x 2.M x
ζd =  [ζ];  c   [η];
d .t.l d .b.l
Với t, b: kích thƣớc phần then lắp trên rãnh mayơ và bề rộng then.
[ζ]; [η]: ứng suất dập và cắt cho phép. Với vật liệu thép, [ζ]=150;
[η]=87:
2.M x 2.430023 2.M x 2.430023
ζd =   27,5 ≤ [ζ];  c    8,6 ≤ [η]. Vậy then
d .t.l 50.5.125 d .b.l 50.16.125
đủ bền.
Tại trục 2 đặt bánh răng: d = 80 mm, kích thƣớc rãnh then bxh = 24x14.
Chiều dài then lấy: l = 0,9.d = 72. Chọn l = 100 mm.
Kiểm tra điều kiện bền dập và bền cắt của then theo công thức 7.11 và 7.12 – [6]:
2.M x 2.2886749 2.M x 2.2886749
ζd =   103 ≤ [ζ];  c    30 ≤ [η].
d .t.l 80.7.100 d .b.l 80.24.100
Vậy then đủ bền.
Tại điểm đặt bánh răng: d = 95 mm, kích thƣớc rãnh then bxh = 24x14.
Chiều dài then lấy: l = 0,9.d = 86. Chọn l = 125 mm.
Kiểm tra điều kiện bền dập và bền cắt của then theo công thức 7.11 và 7.12 – [6]:
2.M x 2.2886749 2.M x 2.2886749
ζd =   69 ≤ [ζ];  c    20 ≤ [η].
d .t.l 95.7.125 d .b.l 70.24.125
Vậy then đủ bền.
Tại trục 3 đặt bánh răng: d = 140 mm, kích thƣớc rãnh then bxh = 36x10.
Chiều dài then lấy: l = 0,9.d = 126. Chọn l = 160 mm.
Kiểm tra điều kiện bền dập và bền cắt của then theo công thức 7.11 và 7.12 – [6]:
2.M x 2.16145469 2.M x 2.16145469
ζd =   144 ≤ [ζ];  c    40 ≤ [η]. Then
d .t.l 140.10.160 d .b.l 140.36.160
không đủ bền dập nên ta chọn hai then lắp đối xứng để đạt độ bền.
f. Tính toán ổ đỡ:
Các ổ lăn của các trục đều có số vòng quay n > 1 vòng/phút nên tính chọn kích
thƣớc ổ theo khả năng tải động.
Hệ số khả năng làm việc tính theo công thức 8.1 – [6]:
C = Q.(n.h)0,3 ≤ Cbảng
Với n: số vòng quay của trục,
h: thời gian phục vụ của ổ.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 51


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Q = (Kv.R + m.At).Kn.Kt
Kv = Kt = 1.
Kn = 1,1 (giả sử ổ làm việc đến 150oC).

R= Rx2  R y2 =

m: hệ số xét theo loại ổ đỡ.


At: tổng lực dọc trục (daN)
Trục 1: chọn loại ổ bi đỡ một dãy do không chịu lực dọc trục.

RA = 6354,892  2312,972 = 6762 N = 676,2 daN;

RB = 2689,112  980,032 = 2862 N = 286,2 daN;


lấy giá trị RA để tính toán.
At = 0; m = 1 (ổ bi đỡ 1 dãy)
Q = (Kv.R + m.At).Kn.Kt = 676,2.1,1 = 743,82 daN.
(n.h)0,3 = 102: tra bảng 8.7 – [6].
Tính đƣợc C = Q.(n.h)0,3 = 743,82.102= 75869.64.
Tra bảng 14P – [6] chọn ổ 408.
Trục 2: chọn loại ổ côn đỡ chặn do chịu lực dọc trục.

RC = 21277, 212  4324,182 = 21712 N = 2171,2 daN;

RD = 37121,792  10653,822 = 38620 N = 3862 daN;


Sc  1,3.RC .tg   1,3.2171, 2.0, 2867  8092 N

SD  1,3.RD .tg   1,3.38620.0, 2867  14394 N

At  SD  Pa 2  SC  14394  8701  8092  15003N  1500,3daN

Q = (Kv.R + m.At).Kn.Kt = (3862 + 1,8.1500,3).1,1 = 7219daN.


(n.h)0,3 = 55: tra bảng 8.7 – [6].
Tính đƣợc C = Q.(n.h)0,3 = 7219.55 =397045.
Tra bảng 18P – [6] chọn ổ 7615.
Trục 3: chọn loại ổ côn đỡ chặn do chịu lực dọc trục.

RE = 149232  11812 = 14970 N = 1497 daN;

RF = 344232  194182 = 39522 N = 3952,2 daN;


SE  1,3.RE .tg   1,3.14970.0, 2867  5579 N

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 52


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

SF  1,3.RF .tg   1,3.39522.0, 2867  14730 N

At  SF  SE  P 'a 2  14730  5579  8701  450 N  145daN

Q = (Kv.R + m.At).Kn.Kt = (3952,2 + 1,8.45).1,1 = 4437 daN.


(n.h)0,3 = 32: tra bảng 8.7 – [6].
Tính đƣợc C = Q.(n.h)0,3 = 4437.32 =141984
Tra bảng 18P – [6] chọn ổ 7320.
2.1.2. Tính bộ phận khác của cơ cấu nâng.
a. Tính chọn khớp nối của trục ra hộp giảm tốc với tang:
Do quá trình thiết kế và chế tạo, lắp ráp thiếu chính xác và do trục bị biến
dạng đàn hồi nên ta dùng khớp nối trục bù. Trong khớp nối này ta dùng vành răng
nhƣ trong khớp răng tiêu chuẩn. Mô men khớp nối phải truyền bằng mô men trên
tang khi làm việc với chế độ tải trọng lớn nhất, bằng .Khớp nối với trục ra hộp
giảm tốc.
D0 0,479
M  2.Smax .  2.40590.  19443Nm
2 2
Mô men tính toán đối với khớp nối sẽ là:
Mt = M.k = 19443.4 = 77772N.m
Với k=4 là hệ số tải trọng động lấy theo bảng : (9-1) [6]
Dựa vào bảng tiêu chuẩn khớp răng ta có thể dùng vành răng theo khớp nối 8 có
các thông số cơ bản sau: Bảng (9-4) [6]

Mô đun : m=4mm
Số răng : Z=62 răng
Chiều rộng bánh răng : B= 35 mm
Có thể chịu đƣợc mô men xoắn lớn nhất: Mmax = 123600 Nm
b. Móc và ổ treo móc:
- Kết cấu ổ treo móc:
Ở đây ta sẽ dùng kết cấu ổ treo móc theo hình vẽ (b) (ổ treo móc ngắn). Vì giảm
đƣợc kích thƣớc chiều dài, tăng độ tiếp cận của móc với tang, tận dụng đƣợc chiều cao
nâng.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 53


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

a. b.

Hình 3.10. Sơ đồ treo móc.


a) Ổ treo dài.
b) Ổ treo ngắn.
-Tính móc: Với số liệu cho Q = 150 KN, Móc đƣợc chọn có các thông số nhƣ sau:
D=156(mm); a=115(mm); b=90(mm); b1=18(mm); d=96mm; d1=85mm; d0=80mm ;
h= 142mm.

Hình 3.11 Móc treo

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 54


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

- Ổ lăn chặn: Xuất phát từ đƣờng kính phần cuống móc d1  85mm ta chọn ổ lăn chặn
hạng trung bình ký hiệu 8317 để đỡ dƣới đai ốc cuống móc. Ổ lăn này có đƣờng kính
ngoài D = 150 mm, bề rộng ổ b = 49 mm, ký hiệu ổ 36314. Vì trong khi làm việc ổ lăn
thƣờng không quay nên chỉ kiểm tra theo tải trọng tỉnh cho phép. Tải trọng tính lên ổ
lăn là:
Qt  Q  kd  150000 1, 2  180000 N.

Ở đây k d  1,1  1,5. (hệ số tải trọng động). Mà tải trọng tỉnh cho phép đối với ổ

lăn chặn 8317 là Qt   420000 N .

c. Bộ phận tang.
- Cặp đầu cáp trên tang. Ta dùng kiểu cặp đầu cáp trên tang thông thƣờng: ở
mỗi đầu cáp dùng 3 tấm cặp, tƣơng ứng với đƣờng kính dây cáp dc  19mm , bƣớc
cắt rảnh t = 21mm vít cấy M20.

l0

d1

Hình 3.12. Tính cặp cáp


Lực tính toán đối với cặp cáp, công thức :
Smax 40590
S0    3287 N . (2-16) [1]
e f 12,35

Trong đó Smax  40590 N .


f = 0,14 - Hệ số ma sát giữa mặt tang với cáp.
α = 4л Góc ôm của các vòng cáp dự trữ trên tang tƣơng ứng Z0 = 2

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 55


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Dựa vào bảng (2-12) [1] ta đƣợc trị số e f =12,35


Lực kéo các vít cấy.
S0 3287
P   11739 N .
2 f 2  0,14
Lực uốn các vít cấy.
P0  P  f  1644 N .

Ứng suất tổng xuất hiện trong thân vít cấy, công thức : (2-17) [1]
1,3P P l 1,3 11739 1643  26,5
   0 03    54 N / mm2 .
   d1 0,1Zd1
2
3,14 16, 75 2
0,1 3 16, 753
Z 3
4 4
Trong đó d1  16,75mm. Đƣờng kính trong của vít cấy;
l0  26,5mm . Tay đ n đặt lực p0 vào bu lông (hình c)

Vậy các vít này có thể làm bằng thép CT5 có ứng suất cho phép
   90 120 N / mm2.
-Tính trục tang:
*Kết cấu trục tang và tang có dạng nhƣ sau:
A D C B

200 884 120


Ø460
Ø432

Ø85m6 Ø95 Ø85m6


Ø95
Ø90

H7 H7/k
k6
6

Hình 3.15. Kết cấu tang


Vì sử dụng pa lăng kép nên hợp lực căng dây trên tang sẽ không thay đổi và nằm
ở điểm giữa tang.
Trị số của hợp lực này bằng

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 56


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

R = 2. Smax = 2.40590 = 81180 N.


Tải trọng ở phía bên trái điểm D )
345
RD  81180.  31682 N
884
Rc = 81152-31682=49498N
Phản lực gối tựa A :
 M B  RA .1204  RD .1004  Rc120  0
1004.RD  120.Rc
 RA   31353N
1204
Phản lực gối tựa B:
 RB  R  RA  49827 N

Mô men uốn tại D:


MuD = RA . 200 = 200.31352 = 6270600Nmm.
Mô men uốn tại C:
MuC = RB.120 = 49827 . 120 = 5979240Nmm

RD=35497,1N

200 884 120

A D C B

6270600Nmm 5979240Nmm

Hình 3.14. Biểu đồ mô men


Trục tạng không truyền mô men xoắn, chỉ chịu uốn. Đồng thời trục quay cùng
lần với tang làm việc. Nên chịu ứng suất uốn theo chu kỳ đối xứng.
Vật liệu chế tạo tang dùng thép 45 nhƣ đối với thanh ngang treo móc, cơ tính của
thép 45 nhƣ đã biết.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 57


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

 b  610 N / mm2
 c  430 N / mm 2
 1  250 N / mm2
Ứng suất uốn cho phép trong chu kỳ đối xứng xác định theo công thức :

    1  250  78N / mm2


n.k 1,6.2 (1-12) [1]
Với hệ số [n] và k lấy theo bảng (1-5) và (1-8) [1]
Tại điểm D trục phải có đƣờng kính :
Mu 6270600
d 3  93mm
0,1. 
3
0,1.78

Từ đƣờng kính tính đƣợc ta chọn d=95mm


 Ta kiểm tra các tiết diện nguy hiểm. Kết cấu trục cùng các kích thƣớc trên
hình a. Trục cần đƣợc kiểm tra tại các tiết diện có khả năng có ứng suất tập
trung lớn nhất: Các tiết diện I-I, II-II, III-III và IV-IV

III I IV II
Ø95

Ø95

Ø85
Ø92

III I II
IV

Hình 3.15. Kết cấu trục tang


+ Tiết diện I-I:
Ứng suất uốn lớn nhất:
M uD 6270600
 uD    73N / mm2
0,1d 3 0,1.953
Tuổi bền tính trung bình 15 năm, số giờ làm việc tổng cộng:
T= 15.365. 24.kn.kng =15.365.24.0,5.0,67 = 43416(h)
Với : kn : hệ số sử dụng trong năm
Kng: hệ số sử dụng trong ngày
Số chu kỳ làm việc tổng cộng :

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 58


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Z0 = 60.T.nt.CD = 60.43416.16.0,25 = 1,04.107


nt – số vòng quay của tang
CD 25%- cƣờng độ làm việc của cơ cấu ứng với chế độ làm việc là trung bình
+ Sơ đồ phân phối tải trọng.

0,75Q
0,2Q

0,6t 0,2t 0,2t


Hình 3.16 Biểu đồ phân bố tải trọng
Số chu kỳ làm việc tƣơng ứng với tải trọng
6 6
Z1  Z0  .1, 04.107  6, 24.106
10 10
2 1
Z2  .Z0  .1, 04.107  2,8.106
10 5
Z3 2 1
= Z0  .1, 04.107  2, 08.106
10 5
Số chu kỳ làm việc tƣơng đƣơng:
Ztd =6,24.106.18 +2,08.106.0,58 +2,08.106.0,38= 6,25.106
Hệ số chế độ làm việc :

107 8 107
ke = 8   1, 06
Ztd 6, 25.106

Giới hạn mỏi tính toán:


 1   , 1.ke  250.1,06  265 N / mm2

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 59


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Có   0,9 Hệ số chất lƣợng bề mặt gia công


   0,7 - Hệ số kích thƣớc lấy theo bảng

k   1 - Hệ số tập trung ứng suất

n  Hệ số an toàn đƣợc tính theo công thức sau

 1 265
n    2, 29
k  1 265
 uD  1   m  73  0
 . b 0, 7.0,9 610

Tra bảng (1-8) [1] thấy hệ số an toàn cho phép [n]=1,6. vậy thỏa mãn yêu cầu
+Tiết diện II-II:
Ứng suất lớn nhất:
M uC 5979240
 uC    70 N / mm2
0,1d 3 0,1.953
Xác định hệ số an toàn:
 1 265
n    2,39 .
k  1 1
  uc    70
  b m 0, 7  0,9

Vậy n   n

- Tính và chọn ổ trục:


Ổ trục, ổ đỡ bên trái trục tang lắp ổ lòng cầu hai dãy thanh lăn cho phép độ
không đồng tâm giửa 2 ổ và có hệ số khả năng làm việc cao. Đƣờng kính lắp ổ ở
đây là d=85mm tải trọng lớn nhất tác dụng lên ổ RB =31353 N.
Tải trọng lớn nhất tác dụng lên ổ trong trƣờng hợp không có lực chiều trục sẽ là:
Rtl = RA.kv.kt.kn = 31353.1,1.1,2.1 = 41386N
Trong đó: kv, kn lấy theo bảng tính chi tiết máy
Kt = 1,2 là hệ số tải trọng bảng : (9-3) [1]
Tải trọng này tƣơng ứng với trƣờng hợp cơ cấu làm việc với Q1=300000N. Theo
sơ đồ gia tải thì cơ cấu làm việc với 3 tải trọng khác nhau, trong đó ứng với
Q1= Q là Rt1 =41386N
Q2 = 0,5Q là Rt2 = 20693N
Q3 = 0,3Q là Rt3 = 12416N

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 60


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Vì là ổ trục tải trọng thay đổi nên tải trọng tƣơng đƣơng đƣợc xác định theo công
thức:
3, 33
1 .1 .R 13,33   2 . 2 .R 32, 33   33 .R 33,33
Rtđ =

Rtđ  3,33 0,6.1.413863,33  0, 2.1.206933,33  0.2.1.124163,33  35913N

Trong đó:  - Tỷ lệ thời gian tác dụng lên 3 tải trọng này theo sơ đồ gia tải là:
h1 6
1    0, 6
h 10
h 2
 2  2   0, 2
h 10
h 2
 3  3   0, 2
h 10
Với số vòng quay của tang coi nhƣ không đổi khi làm việc với các tải trọng khác

nhau: i  ni  1
n1

Thời gian phục vụ của ổ là A=5 năm ở chế độ trung bình đƣợc tổng số giờ:
T = 5.365.24.kn .kng = 5.365.24.0,5.0,67 = 14670 giờ
Thời gian làm việc trực tiếp của ổ:
h = T.(CD) = 14670.0,25 = 3670
Số vòng quay của ổ là n = nt = 16 vòng /phút
Hệ số khả nằng làm việc yêu cầu ổ phải có:
Cy/c = 0,1 .Rtđ (nh)0,3 = 0,1.35913.(16.3670)0,3 = 98760
Ta chọn ổ lăn l ng cầu 2 dãy có ký hiệu 1618 có:
D=180mm; d=85mm; B=60mm. với Cb =132000 (bảng 15p) [6]

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 61


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

CHƢƠNG 3 :
TÍNH TOÁN CƠ CẤU I CHUYỂN XE CON

3.1. Số liệu thiết kế ban đầu:


Trọng tải: Q = 150000 N.
Trọng lƣợng xe lăn kể cả bộ phận mang vật: G0 = 40000N.
Vận tốc di chuyển xe: vx = 30m/ph.
Chế độ làm việc trung bình.
Sơ đồ động học cơ cấu di chuyển xe con:

Hình 3.17: Sơ đồ động học cơ cấu di chuyển xe con.


1. Động cơ.
2. Khớp nối và phanh.
3. Hộp giảm tốc.
4. Khớp nối.
5. Bánh xe.
3.2.Chọn bánh xe và ray:
Chọn loại bánh xe hình trụ có hai thành bên với các kích thƣớc đƣờng kính bánh xe
sơ bộ chọn Dbx = 300 mm; đƣờng kính ngỗng trục d = 70mm bảng 9.4 – [1].

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 62


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

3.3.Tải t ọng lên bánh xe:


Tải trọng lên bánh xe gồm trọng lƣợng bản thân xe lăn G0 = 40000N và trọng lƣợng
vật nâng Q = 150000N. Trọng lƣợng xe xem nhƣ phân bố đều cho các bánh. Khi
không có vật nâng các bánh xe chịu tải trọng ít nhất Pmin bằng:
G0 40000
Pmin =   1000 N.
4 4
Khi nâng vật nâng tải trọng lên bánh xe sẽ không đều. Tổng tải trọng do trọng lƣợng
vật nâng tác dụng lên bánh dẫn:
800 800
Pd  Q  150000.  80000 N
1500 1500
Tải trọng do trọng lƣợng vật nâng tác dụng lên bánh D:
1000 1000
PD  Pd  80000.  40000 N.
2000 2000
Vậy tải trọng lớn nhất tác dụng lên bánh xe (bánh D):
Pmax = 7500 + 40000 = 47500 N.
Tải trọng tƣơng đƣơng lên bánh xe tính theo công thức 3.65 – [1]
Pbx = γ. kbx. Pmax = 0,8.1,2.47500 = 45600 N.
Trong đó: γ = 0,8 hệ số tính toán đến sự thay đổi tải trọng, bảng 3.13 – [1];
kbx = 1,2 hệ số tính toán đến chế độ làm việc của cơ cấu, bảng 3.12 – [1].
Sơ đồ tính tải trọng tác dụng lên xe con:
A B
2000.0
1000.0

D 700.0
C
1500.0

Hình 3.18: Sơ đồ tính tải trọng tác dụng lên xe con.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 63


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Tải trọng do trọng lƣợng vật nâng tác dụng lên bánh xe A:
L3 1000
PA  Pd  80000.  40000 N.
L3  L4 2000

Tổng tải trọng do trọng lƣợng vật nâng tác dụng lên hai bánh xe B và C.
Pbd = 150000 – 80000 = 70000 N.
Tải trọng tác dụng lên bánh xe C.
L3 1000
PB  Pbd  70000.  35000 N.
L3  L4 2000

Tải trọng tác dụng lên bánh xe B:


PC = Pbd – PB = 70000 -35000 = 35000 N.
Sơ đồ để tính sức bền bánh xe:
Sức bền dập bánh xe đƣợc kiểm tra theo sơ đồ hình 3.8. Bánh xe chế tạo bằng thép
đúc 55л; để đảm bảo lâu m n vành bánh đƣợc tôi đạt độ rắn HB = 300÷320.

60
Ø300

40
45

Hình 3.19: Bánh xe con.


Căn cứ kích thƣớc bánh xe theo OCT 3569-60 tƣơng ứng với Dbx  300mm chọn
thép vuông 45x45 để làm ray đặt trên cầu xe lăn
Ứng suất dập theo công thức 2.67 – [1]:

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 64


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Pbx 45600
 d  190  190  523,8 N / mm2
b.r 40.150
Trong đó: Pbx Là tải trọng tƣơng đƣơng tác dụng lên bánh xe.
b: Là chiều rộng chiều rộng mặt ray tiếp xúc với bánh xe.
r: Là bán kính bánh xe.
Ứng suất dập cho phép theo bảng 2.19 – [1] có [ζd] = 750N/mm2.
Vậy kích thƣớc bánh xe đã chọn đảm bảo hoạt động an toàn.
3.4.Động cơ điện:
Lực cản chuyển động của xe lăn gồm có lực cản do ma sát và lực cản do độ dốc
đƣờng ray.
Lực cản do ma sát tính theo công thức: 3 – 40[1].
2.  f .d 2.0,3  0, 02.70
W1  (Q  G0 )  (150000  40000).  1267 N.
Dbx 300

Trong đó: μ=0,3; f = 0,02 hệ số ma sát lăn và trƣợt. Bảng 3.7, 3.8 – [1].
d = 70 đƣờng kính ngỗng trục.
Lực cản do độ dốc đƣờng ray đặt trên cầu theo công thức 3.41 – [1].
W2 = α. Q+G0) = 0,002.(150000+40000) = 380 N.
Trong đó: α = 0,002: độ dốc đƣờng ray, tra bảng 3.9 – [1].
Lực cản gió bỏ qua do cầu trục làm việc trong nhà thì vận tốc gió không đáng kể.
Tổng lực cản tĩnh:
Wt = kt.W1+ W2 + W3 = 2,1.1267 + 380 + 0 = 3040 N.
Với kt = 2,1: hệ số tính đến ma sát thành bánh, theo bảng 3.6 – [1].
Công suất tĩnh yêu cầu đối với động cơ theo công thức 3.60 – [1].
Wt .vx 3040.30
Nt    1, 79 KW . .
60000.dc 60000.0,85

Tƣơng ứng với chế độ làm việc của cơ cấu là trung bình CĐ25%, sơ bộ chọn động
cơ điện MT11-6 có:
Công suất danh nghĩa: Ndn = 2,2 KW.
Số v ng quay danh nghĩa: ndc = 885 vòng/phút.
M max
Hệ số quá tải:  2,3 .
M min

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 65


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Mô men vô lăng: GiDi2) = 1,7 Nmm2.


Khối lƣợng vô lăng: mdc = 90 KG.
3.5.Tỷ số t uyền chung:
Số vòng quay của bánh xe:
vx 30
nbx    32 vòng/phút.
 .Dbx 3,14.0,3
Tỷ số truyền:
ndc 885
ix    27
nbx 32

3.6.Kiểm t a động cơ điện về m men m máy:


Gia tốc lớn nhất cho phép đảm bảo hệ số an toàn bám Kb = 1,2; tính cho trƣờng hợp
lực bám ít nhất (khi không có vật) theo công thức 3.51 – [1].
g Gd . d
j 0 max  (  Gd . f  Wt 0 ) .
G0 1,2 Dbx

Trong đó: θ = 0,2: hệ số bám.


Gd = 2.Pmin = 2.10000 = 20000 N: Tổng lực lên bánh dẫn khi không có vật.
W0t: tổng lực cản tĩnh khi không có vật.
G0 40000
Wt 0  Wt  3040.  640 N.
G0  Q 40000  150000

9,81 20000.0,2 70 2
Vậy j0max  (  20000.0,02 640) 0,7 m/s .
40000 1,2 300

Thời gian mở máy tối đa cho phép để không xảy ra trƣợt theo 3.54 – [1].
Wt 0 .Dbx G0 .Ddx 2
.n1   (Gi Di ).n1
2

M 0
 
2.i x . dc 375.i x2 .t m0 . dc
m
375.t m0

Với: ∑ GiDi2)= (GiDi2)rôto+(GiDi2)khơp = 1,7 + 0,225 = 1,955 Nm2.


Ở đây ta chọn khớp nối v ng đàn hồi có đƣờng kính D=100mm cho phanh TKT-
160.
Thời gian mở máy tƣơng ứng gia tốc cho phép trên là:
vx 30
tmn    0, 71 s.
60. jomax 60.0, 7

640.0,3 40000.0,32.885 1, 2.1,955.885


Vậy: M m0     31, 47 Nm .
2.27.0,85 375.27 2.0, 71.0,85 375.0, 71

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 66


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Đối với động cơ điện đã chọn có mômen danh nghĩa:


2,2
M dn  9550  23,7 Nm .
885
Mômen mở máy trung bình của động cơ xác định theo công thức:
M m  1,2. Mdn = 1,2.23,7 = 28,4 Nm.

Có Mm < Mm0. Nhƣ vậy động cơ đã chọn thoả mãn điều kiện về lực bám, động cơ
hoạt động an toàn.
3.7.Phanh:
Gia tốc khi không có vật nâng tƣơng đƣơng với tỷ lệ bánh dẫn so với so với tổng số
bánh xe là 50% với hệ số bám θ = 0,2, ta chọn jph0 = 0,75 m/s2 theo bảng 3.10 – [1].
Thời gian khi không có vật:
vx 30
tmn    0, 67 s.
60. jo max 60.0, 75
Với phanh đặt ở trục thứ nhất, mômen phanh đƣợc xác định theo 3.58 – [1]
W 0 .D G0 .Ddx 2
.n1   (Gi Di ).n1
2

M ph   t bx   .
2.i x . dc 375.i x .t m . dc
2 0
375.t m0
2.  f .d 2.0,3  0, 02.70
Với Wt 0  G0  40000.  267 N.
D 300
2
267.0,3 40000.0,3 .885. 1,2.1,955.885
Vậy M ph    2
  24.78 Nm.
2.27.0,85 375.27 .0,67 375.0,67
Căn cứ vào mômen phanh trên, ta chọn phanh má TKT-200/100 có Mph = 40 Nm.
3.8. ộ t uyền:
Theo yêu cầu cơ cấu di chuyển xe ta dùng HGT động cơ phải đảm bảo yêu cầu sau :
Với CĐ=25%
n = 885 v
p
Công suất N=1.79KW
Tỷ số truyền iX = 27
Hộp giảm tốc phù hợp với điều kiện trên là hộp giảm tốc ký hiệu PM-350 có các
đặc tính kỹ thuật sau:
n=1000 v/p
N=2.3 Kw
i=31.6

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 67


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

3.9. Các bộ phận khác của cơ cấu di chuyển xe:


Kết cấu bộ phận trục cùng bánh dẫn và hộp trục trình bầy trên hình 3.4. Bánh xe
lắp cứng trên trục bằng then, trục đặt trên ổ lăn trong các hộp trục, do đó trong quá
trình làm việc trục quay chịu uốn và xoắn. Ứng suất uốn sẽ thay đổi theo chu kỳ đối
xứng, ứng suất xoắn do tính chất làm việc hai chiều của cơ cấu nên cũng xem nhƣ thay
đổi theo chu kỳ đối xứng.
Tải trọng lớn nhất tác động lên bánh xe bánh D, hình 3.2 đã đƣợc xác định
Pmax= 47500N
Ø300

Ø65
Ø70

Ø80

Ø70

Ø50

60
110
240
410

. Hình 3.20: Kết cấu trục bánh dẫn


Tải trọng tĩnh có kể đến ảnh hƣởng tải trọng động:
Pt=Pmax. kđ =47500.1,2=57000N
kđ = 1,2  1,5 – hệ số tải trọng động
Sơ đồ tính trục cho trên hình 3.5.
Mômen uốn lớn nhất tại tiết diện giữa bánh xe:
Pt 57000.200
Mn    2850000 Nmm
4 4
Ngoài lực Pt, trong mặt phẳng ngang trục c n bị uốn bởi lực di chuyển bánh xe
~1/2 lực cản chuyển động xe lăn song trị số lực này nhỏ, nên bỏ qua.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 68


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Mômen xoắn lớn nhất truyền từ trục ra của hộp giảm tốc sang các bánh dẫn sẽ xuất
hiện khi động cơ điện phải ra mômen lớn nhất trong thời kỳ mở máy máy lớn nhất trên
trục I trục động cơ sẽ là:
Mnmax=1,8.Mdn=1,8.23,7=42,66Nm.
Mdn= 36,73- mômen danh nghĩa của động cơ tính ở mục 3.2.3.4
Mômen để thắng các lực cản tĩnh chuyển động:
1, 79
M t  9550.  19,32 Nm
885
Mômen dƣ để thắng quán tính của hệ thống:
Md=42,66-19,32=23,34Nm
Mômen để thắng lực quán tính khối lƣợng các bộ phận chuyển động thẳng:
(Gi Di2 ) 9, 7
M 'd  M d  23,34  18, 79 Nm
 (Gi .Di )
2
12, 05

Trong đó : GiDi2)tđ – Mômen vô lăng tƣơng đƣơng của các bộ phận chuyển động
thẳng thu về trục động cơ.
vx2 202
 (Gi Di )td  0,1.(G0  Q) n2  0,1.(40000  150000) 8852  9, 7 Nm
2

dc

∑ GiDi2) - tổng mômen vô lăng của hệ thống thu về trục của động cơ.
∑ GiDi2)q=1,2.[(GiDi2)roto+(GiDi2)khớp ]≈ 1,2 1,7+0,255 =2,35 Nm2.
∑ GiDi2)=[(GiDi2)td+(GiDi2)q ]≈ 9,7+2,35=12,05Nm2.
Vậy mômen lớn nhất trên trục I sẽ truyền đến các bánh dẫn:
M1=Mt+M’d=19,32+18,79=38,11Nm.
Mômen tính toán có kể đến ảnh hƣởng tải trọng động:
M1’ =M1.kd=38,11.1,2=45,73Nm.
Mômen xoắn lớn nhất trên các trục bánh dẫn:
Mbd=M1’ .i.ηdc=45,73.27. 0,85=1049,55Nm.
Ổ trục ra hộp giảm tốc, mômen này truyền sang hai bên, phân bố tỷ lệ với tải trọng
lên bánh dẫn D và A. hình 4.2 .
Bánh D chịu tải nặng nhất, trục của nó sẽ chịu mômen xoắn lớn nhất:
PD 40000
M x  M bd .  1049,55.  524780 Nmm
PD  PA 40000  40000

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 69


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Mômen tƣơng đƣơng tác dụng lên trục:

M td  M u2   M x2  28500002  15247802  2897912Nmm

Trong đó: α=1- do ứng suất xoắn thay đổi.


Ta dùng thép C45 chế tạo có giới hạn bền δb=600N/mm2, giới hạn mỏi
 1 =250Nmm2 và η-1=155N/mm2 .
Ứng suất cho phép với chu kỳ đối xứng xác định theo công thức :
 1
   
250
 71,4 N / mm 2 . (1-12) [1]
n.k 1,4.2,5

Trong đó hệ số an toàn [n] và hệ số k lấy theo bảng 1-8) [1] và (1-5) [1]
Vậy đƣờng kính trục tại tiết diện giữa bánh xe là:
M td 2897912
d 3  74, 04mm
0,1. 
3
0,1.71, 4

Đƣờng kính tại tiếp diện giữa bánh xe lấy bằng 80mm, lớn hơn giá trị tính đƣợc vì
có rãnh then.
*Kiểm t a lại hệ số an toàn theo sức bền mỏi của t ục.
Tại tiết diện nguy hiểm với d=80mm có khoét rãnh then bxh=24x14 nên
Wu=44700mm3. Bảng (7-3b) [6]
Wx=95000mm3. Bảng (7-3b) [6]
Các ứng suất uốn lớn nhất:
M u 2850000
a    63, 76 N / mm2
Wu 44700

M x 5247800
a    5,5 N / mm2
Wx 95000

-Hệ số chất lƣợng bề mặt: β=1


- Hệ số kích thƣớc : εδ=0,74; kη=0,62
- Hệ số tập trung ứng suất: kδ=1,63 và kη=1,5.
Xuất phát từ tuổi bền A=15 năm với chế độ làm việc trung bình và số chu kỳ làm việc:
T=24.365.A.kn.kng=24.365.15.0,5.0,33=21680 h.
Số chu kỳ làm việc tổng cộng của ứng suất uốn:
Z0=60.T.nbx.(CD)=60.21680.32.0,25=10,4. 106
Tải trọng lên trục:

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 70


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

-Khi nâng vật Q=Q1:


P=Pmax=47500N
- Khi nâng vật Q2=0,5Q:
P0,5
P0, 5=20000N;  0, 42
P
-Khi nâng vật Q3=0,3Q:
P0,3
P0, 3=12000N ;  0, 25
P
-Khi không nâng vật Q4=0:
P0
P0=Pmin=10000N;  0, 21
P
Số chu kỳ làm việc tƣơng ứng với tải trọng Q1; Q2; Q3; Q4 phân phối theo tỷ lệ
3:1:1:5 với giả thiết cứ mỗi chuyến đi có tải thì một chuyến về không tải, hay
ngƣợc lại . Vậy:
3 3
Z1 = Z0  10, 4.106  3,12.106 .
10 10
Z0 1
Z2=Z3=  .10, 4.106  1,04.106 .
10 10
5 5
Z3 = .Z0  .10, 4.106  5, 2.106 .
10 10
Số chu kỳ làm việc tƣơng đƣơng của ứng suất uốn:
Ztđ=3,12.106.18+1,04.106.0,428+1,04.106.0,258+5,2.106.0,218=3,12.106
Giới hạn mỏi tính toán theo uốn:

107 107
 1  250 8  250 8 6
 289, 2 N / mm2
Ztd 3,12.10

Số chu kỳ tính toán của ứng suất xoắn với số lần đóng mở trong một giờ Zm=120

Zt=T.Zm=21680.120=2,6. 106 (1-1) [1]


Giới hạn mỏi tính toán theo xoắn:

10 7 10 7
 1   ' 1 8  1558  183,42 N / mm 2 .
Zt 2,6.10 6

Hệ số an toàn theo uốn:

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 71


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

 1 289, 2
n    2, 06
k 1, 63
 .63, 76
  . a 0, 74.1

Hệ số an toàn theo xoắn:


 1 183, 42
n    13, 78 .
k 1,5
 .5,5
 .  0, 62.1

Hệ số an toàn chung:
n .n 2, 06.13, 78
n    2, 04 ≥[n] =1,5.
n2  n2 2, 062  13, 782

Hệ số an toàn cho phép chọn [n] =1,5. Bảng(1-8) [1]


3.10.Ổ Đỡ T ục Bánh Xe.
Ở các trục bánh xe ta dùng ổ con lăn côn theo ГOCT 333-59 với góc nghiêng của ổ
β≈120. Tính toán chọn ổ cho bánh dẫn chịu tải lớn nhất Bánh D, hình 3.2 . Mỗi ổ có
thể chịu tác dụng áp lực lớn nhất sau đây:

A
3
5

R S
1
Hình 3.20: Các tải trọng tác dụng lên ổ
-Tải trọng đứng hƣớng kính do trọng lƣợng xe lăn và vật nâng.
PD 40000
R1    20000 N
2 2
-Tải trọng chiều trục khi xe lăn bị lệch, tải trọng này quy ƣớc tính bằng 10% tải
trọng bánh xe:
At=0,1.PD=0,1.40000=4000N
-Tải trọng chiều trục do lực hƣớng kính và góc ghiêng của β của ổ:

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 72


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

S≈1,3.R1.tgβ=1,3.20000.tg120=5101N
Lực S xuất hiện đều ở hai ổ đối nhau và triệt tiêu nhau.
Ngoài ra c n có thể có tải trọng ngang hƣớng kính do lực di chuyền xe lăn, tuy
nhiên tải trọng này rất nhỏ nên không tính đến.
-Tải trọng tĩnh lớn nhất trên ổ là:
Qtl=(R1.kv+mAt).kt.kn=(20000.1+1,5.4000).1,4.1=36400N.
Trong đó: kv=1- hệ số xét đến v ng nào của ổ là v ng quay (8-5) [6]
m=1,5-hệ số chuyển tải trọng dọc trục về tải trọng hƣớng tâm (8-2) [6]
kn = 1 - hệ số nhiệt độ (8-4) [6]
kt = 1,4 - hệ số tải trọng động (9-3) [1]
-Ổ trục làm với tải trọng thay đổi tƣơng ứng với các tải trọng tác dụng lên bánh xe
trong từng thời gian làm việc của cơ cấu di chuyển, nhƣ đã phân tích nhƣ trên trục
bánh xe.
-Với: Q1=Q → Qtl=36400N.
Q2=O,5Q → Qt2=0,42.Qtl.
Q3=0,3Q →Qt3=0,25.Qt1.
Q4=0 →Qt4=0,21Qtl.
Thời gian làm việc của tải trọng này nhƣ đã phân tích ở trên phân bố theo tỷ lệ
3:1:1:5, do vậy có thể tính đƣợc tải trọng tƣơng ứng.

Qtd  3,33 1 1 .Qt31,33   2  2 .Qt32,33  ....   n  n .Qtn3,33

Qt 2 Q
= Qt1 3,33  1 1   2  2 ( )       n . n ( tn ) 3,33
Qt1 Qt1

=36400. 3,33 0,3.1  0,1.1.(0, 42)3,33  0,1.1.(0, 25)3,33  0,5.1.(0, 21)3,33 = 25590 N.
Trong đó:
h1
1  - Tỷ lệ làm việc với tải trọng Qi so với tổng thời gian làm việc.
h
n1
1   1 - Tỷ số v ng quay tƣơng ứng với Qti so với v ng quay của ổ làm
nm

việc trong thời gian dài nhất.Ở đây xem ni=nm=hằng số =32(v/ph).

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 73


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Thời gian phục vụ ổ lăn A=5năm tƣơng ứng với tổng số giờ T=14460giờ, và thời
gian làm việc thực tế của ổ h=3615 giờ.
Vậy hệ số khả năng cần thiết của ổ:
C=0,1.Qtd.(nh)0, 3=0,1.25590.(32.3615)0, 3=87006.
Theo bảng 15P [2] kết hợp với đƣờng kính lắp ổ lăn d=70mm ta chọn ổ lăn côn cở nhẹ ký
hiệu 7214 có hệ số khả năng làm việc là C =152000

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 74


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

CHƢƠNG 4:
TÍNH KẾT CẤU KIM LOẠI CỦA CẦU TRỤC

4.1. Tính toán thiết kế dầm ngang (dầm chính).


Số liệu ban đầu:
-Trọng tải 15T: Q = 150000N
-Trọng lƣợng xe lăn kể cả bộ phận mang: Gx=40000N
-Khẩu độ: L=20m
-Khoảng cách trục các bánh xe của xe lăn : b= 1.5 m
-Khoảng cách vết các bánh xe lăn: e = 2,0 m.
-Chế độ làm việc: Trung bình.
4.1.1 Tính tải trọng.
Kết cấu kim loại bán cổng trục đƣợc tính theo hai trƣờng hợp phối hợp tải trọng:
Trƣờng hợp phối hợp tải trọng thứ nhất: dƣới tác dụng của các tải trọng chính do
trọng lƣợng vật nâng, trọng lƣợng xe lăn và trọng lƣợng bản thân cầu gây ra.
Trƣờng hợp phối hợp tải trọng thứ hai: Dƣới tác dụng của tải trọng chính đã kể trên
và của các tải trọng phụ do lực quán tính lớn nhất có thể xảy ra khi phanh hay mở bán
cổng trục và xe lăn.
Tải trọng của xe lăn với vật nâng là tải trọng tập trung và tiếp xúc của bánh xe với
đƣờng ray. Trị số của các tải trọng này bằng:
Ở bánh xe D (hình 3.2):
Gx 40000
P’D= k2. PD+ =1,2. 40000+ = 58000 N.
4 4
Ở bánh xe C (hình 3.2):
Gx 40000
P’C= k2. PC+ =1,2. 35000+ = 52000 N.
4 4
Trong đó: k2=1,2- hệ số điều chỉnh đối với chế độ làm việc của máy trục ứng với
chế độ làm việc trung bình.
Sơ bộ lấy trọng lƣợng của dầm chính G1=50000N, trọng lƣợng của cơ cấu di
chuyển (không kể gối tựa ) G2=20000N.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 75


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Tính dầm bên cơ cấu di chuyển, tức là dầm chịu tải lớn. Tải trọng phân bố đều theo
chiều dài dầm đặt bên phía dầm cơ cấu di chuyển.
G1  G2 50000  20000
q  k1  1, 0.  3500 N / m
L 20
Trong đó: k1-hệ số điều chỉnh kể đến các hiện tƣợng va đập khi di chuyển máy
trục; khi vận tốc di chuyển v< 60 m/ph lấy k1= 1,0 và khi v> 60 m/ph lấy k1= 1,1.
Dầm đồng thời chịu mômen do trọng lƣợng cơ cấu di chuyển gây ra:
Mx=G2. e=20000.0,6=12000 Nm.
Trong đó: e = 0,6 m - khoảng cách từ trọng tâm của cơ cấu di chuyển đến trọng tâm
của tiết diện dầm.
Tải trọng trên các bánh xe C và D khi không kể đến hệ số điều chỉnh:
Gx 40000
Ở bánh xe C: P’’C= PC+ = 35000+ = 45000 N.
4 4
Gx
Ở bánh xe D: P’’D= PD+ =40000 +10000 = 50000 N.
4
Trị số lực quán tính lớn nhất khi phanh xe lăn:
-Do trọng lƣợng dầm chính khi phanh cầu:
q 3500
Pqt=   175 N .
10.2 20
-Trọng lƣợng xe lăn với vật nâng khi phanh cầu:
P ''C  P ''D 45000  50000
Pqt’=   4750 N .
10.2 20
-Khi phanh xe lăn với vật nâng chuyển động dọc cầu:
1 1
P’’qt= .P ''D  .50000  7143N .
7 7
-Lực Pqt đặt tập trung ở giữa dầm.
-Hệ số ½ tính khi nửa số bánh xe của cầu trục là bánh dẫn.
-Lực Pqt” đặt ở đầu ray của xe lăn.
-Lực P’qt và P”qt hƣớng thẳng với góc dầm.
4.1.2 Xác định kích thước tiết diện của dầm.
Chiều cao của dầm chính ở tiết diện giữa phụ thuộc vào khẩu độ của cầu trục và lấy
bằng:

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 76


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

1 1 1 1
H= (  ).L  (  )20000  1429 1111mm
14 18 14 18
Vậy lấy H=1100mm.
Chiều cao của dầm ở tiết diện gắn với dầm cuối:
H1= 0,5.H = 0,5.1100 = 550mm
Chiều dài đoạn nghiêng:
C= (0,1  0,2).L = (0,1  0,2)20000 = 2000  4000 mm
Chiều rộng của thanh biên trên và dƣới:
B0=(0,33÷0,5)H=(0,33÷0,5).1100=363÷550 mm.
Vậy chọn B0 = 500 mm.
Để đảm bảo độ cứng của dầm khi xoắn, bề rộng B giữa các thanh đứng lấy bằng:
1 1 1 1
B(  ) L  (  ).20000  500  400 mm
40 50 40 50
H 1100
Và B =  367 Vậy lấy B1=400mm.
3 3
Vật liệu của dầm chính: thép CT3 thanh biên trên của dầm dùng thép tấm dày
δ1= 16 mm, thanh biên dƣới δ2= 10 mm, chiều dài thành đứng δ3= 6 mm.
16 R35
280
150
1100

10 400
500

Hình 4.1 Tiết diện ngang của dầm chính.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 77


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Từ các kích thƣớc trên ta có thể xác định các đặc tính cơ bản của tiết diện ngang.
Diện tích tiết diện:
-Thanh biên trên: F1=B0.δ1= 500.16 = 8000 mm2.
-Thanh biên dƣới: F2=B0.δ2=500.10 = 5000mm2.
-Thanh đứng: F3=2. h1.δ3=2.1074.6= 12888 mm2.
-Tổng diện tích: F= 25888 mm2.
Trong đó: h1 chiều cao thanh đứng.
h1=H- δ1+δ2)=1100-(16+10) = 1074 mm.
Mômen tĩnh của tiết diện đối với trục x1-x1:
1 16
-Thanh biên trên: S1= F1(H- ) = 8000(1100- ) = 8736000 mm3.
2 2

S2 = F2  2 = 5000.
10
-Thanh biên dƣới: = 25000 mm3.
2 2
h1 1074
-Thanh đứng: S3 = F3(   3 ) = 12888( +6)=6998184 mm3.
2 2
-Tổng mômen tĩnh: S= 15798184 mm3.
Toạ độ trọng tâm của tiết diện đối trục x1-x1:
S 15798184
Z0    610mm
F 25888
Mômen quán tính của tiết diện đối với trục x-x:
-Thanh biên trên:
BO13 
J x1   F1 ( H  Z 0  1 ) 2
12 2
3
500.16 26
  8000(1100  610  ) 2  1,85.109 mm4
12 2
-Thanh biên dƣới:
BO 23 
J x2   F2 ( H  Z 0  2 )2
12 2
3
500.10 10
  5000(1100  605  ) 2  1, 07.109 mm4
12 2
-Thanh đứng:
2.h13 3 h
J x3   F3 ( Z 0  1   3 )2
12 2
3
2.1074 .6 1074
  12888(605   6) 2  1, 29.109 mm4
12 2

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 78


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Vậy tổng mômen quán tính Jx=4,1.109 mm4.


Mômen chống uốn của tiết diện đối với trục x-x:
- Đối với lớp kim loại ngoài cùng của thanh biên trên:
J x 4,31.109
Wx    8, 79.106 mm3 .
Z1 490

- Đối với lớp kim loại ngoài cùng của thanh biên dƣới:
J x 4,31.109
W 
x
'
  7.106 mm3
Z0 610

Trong đó: Z1= H- Z = 1100- 610 = 490


Mômen quán tính trục y-y:
-Thanh biên trên:
1.B03 26.5003
J y1    166.106 mm4
12 12
-Thanh biên dƣới:
 2 .B03 10.5003
J y2    104.106 mm4
12 12
-Thanh đứng:
h1. 33 B  1074.63 500  6 2
JY 3  2.  F3 ( 0 3 )2  2.  12888( )  670.106 mm4
12 2 12 2
Vậy tổng mômen quán tính: Jy= 940.106 mm4.
Mômen chống uốn đối với trục y-y:
2.J y 2.940.106
Wy    3, 76106 mm3 .
B0 500

Tƣơng tự ta xác định đƣợc các đặc tính của tiết diện ở đoạn cuối của dầm
- Diện tích tiết diện: F= 17988 mm2
- Trọng tâm của tiết diện: Z0= 312mm.
- Mômen quán tính đối với trục nằm ngang: Jx’= 7,96.106 mm4.
4.1.3 Ứng suất ở tiết diện giữa của dầm chính.
Xác định ứng suất ở tiết diện giữa của dầm chính do trọng lƣợng của xe lăn có
trọng lƣợng vật nâng tác dụng.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 79


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Khi hợp lực của áp lực các bánh xe của xe lăn cách tiết diện giữa của dầm một
a
đoạn (trong đó a là khoảng cách từ hợp lực đến bánh xe chịu tải lớn nằm phía bên
2
phải , ta có trị số ứng suất lớn nhất.
Phản lực A dƣới tác dụng của trọng lƣợng xe lăn và vật nâng:
La L(2b  a)
RA  PD '.  PC '. .
2L 2L
20  0, 7 (2.1,5  0, 7)
58000.  52000.  89815 N
2.20 2.20
La 20  0, 7
- M '1u  Ra .  89815.  866715 Nm
2 2
-Tải trọng dầm và cơ cấu khác .
q=3500N.m

20000mm

M2''=174785Nm

Hình 4.2 Biểu đồ momen uốn do tải trọng dầm các cơ cấu khác.
Mômen uốn:

Phản lực tựa A dƣới tác dụng của trọng lƣợng dầm và các cơ cấu:
qL 3500.20
R 'A    35000 N .
2 2
Mômen uốn:
L  a q( L  a)2 20  0, 7 3500(20  0, 7) 2
M "1u  R ' A   35000.   174785Nm
2 8 2 8
Mômen uốn tổng:
M1u=M’1u+M”1u= 866715+ 174785=1041500Nm  1.109 Nmm
Ứng suất dƣới tác dụng của các tải trọng:

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 80


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

M1u 1.109
1u   6
 121N / mm2 .
Wx 8, 27.10

Ứng suất uốn cho phép đối với chế độ làm việc trung bình tra theo bảng (5-2) [1]
[δ]1=160N/mm2.
_Lực quán tính của xe lăn và vật nâng:
P'qt=4750 (N)

20000mm

M2''=23750Nm

Hình 4.3 Biểu đồ momen uốn do lực quán tính của xe lăn và vật năng.
Mômen uốn do lực quán tính của xe lăn và vật nâng:
P 'qt .L 4750.20
M '2u    23750 Nm .
4 4
Lực quán tính này đặt ở đầu ray và tạo thành mômen xoắn phụ, do mômen này nhỏ
nên trong thực tế có thể bỏ qua.
G 2
G
P''qt
P'qt h1=850

P'qt P'qt P''qt P''qt


G2
G
1
e=720

Hình 4.4: Sơ đồ xác định tải trọng phụ do lực quán tính tác dụng
lên dầm chính của dầm.
SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 81
Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Mômen uốn do lực quán tính của trọng lƣợng bản thân dầm gây ra:
qqt .L2 3500.202
M "2u    175000 Nm .
8 8
Mômen uốn tổng cộng :
M2u=M’2u+M”2u= 23750+ 175000= 198750Nm.
Ứng suất uốn phụ:
M 2u 198, 7.106
 2u    51, 48 N / mm2 .
Wy 3,86.106

Mômen uốn do lực quán tính dọc khi phanh xe lăn:


M3u=P’’qt. h1=7143. 0,85= 6071,56 Nm.
Ứng suất phụ do mômen sinh ra:
M 3u 6, 072.106
 3u    0,906 N / mm2 .
Wx 6, 7.106

Ứng suất tổng ở tiết diện đang xét dƣới tác dụng của tải trọng chính và phụ:
δu=δ1u+δ2u+δ3u=121+51,48+0,906= 173,386 N/mm2.
Ứng suất uốn cho phép theo bảng (5-2) [1]:
[δ]u=180N/mm2> δu
Độ võng của dầm dƣới tác dụng của xe lăn và vật nâng:
( P "D  P "C ).L3 (50000  45000).200003
f    18,53mm .
48.E.J x 48.2,1.105.4,07.109

Trong đó: E=2, 1. 105N/mm2 modun đàn hồi của thép CT38
Độ võng cho phép:
L 20000
[f]=   28,57mm >18,53mm
700 700
Để bảo đảm độ ổn định cục bộ của thanh đứng dầm ta hàn những tấm thép theo
chiều cao dầm. Khoảng cách giữa các tấm thép đó lấy bằng l= 2000 mm.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 82


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

500

2000 2000 2000 2000

Hình 4.5: Phân bố thanh giăng trên dầm chính.


Ứng suất tới hạn của tấm :
2 10 2 3
 th  4390( )2 .103  4390.( ) .10  381N / mm2
h1 1074

Hệ số an toàn ổn định của thành:


 th 381
- Đối với trƣờng hợp phối hợp tải trọng thứ 1: k1    3,15 .
1u 121
 th 381
- Đối với trƣờng hợp phối hợp tải trọng thứ 2: k2    2, 2 .
 u 173,386
HỆ số an toàn nhỏ nhất cho phép: [k1]=1, 3 và [k2]=1,1.
524

1074
1100

2000

Hình 4.6 Tính tiết diện gối tựa của dầm chính.
Tiết diện này đƣợc tính theo lực cắt lớn nhất khi xe lăn ở sát gối tựa và mômen uốn
do trọng lƣợng của cơ cấu di động cầu trục gây ra.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 83


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Ra Rb
4000 b=1500
q=3500N

Pd'=58000N Pc'=52000N

20000

Hình 4.7: Sơ đồ tính mối ghép dầm chính.


Lực cắt lớn nhất:
L  l1 L  (b  l1 ) qL
Ta có: Qn  P' D .  P' C . 
L L 2
20  0,8 20  (1,5  0,8) 3500.20
Qn  58000.  52000.   136700 N .
20 20 2
Mômen tĩnh của nửa tiết diện trên đối với trục x-x:
S0= 450.16.472 + 2.16.232= 3405824 mm3
Ứng suất cắt khi J=Jx:
Qn .S p 136700.3405824
 '   5, 72 N / mm2
2 J x . 9
2.4, 07.10 .10

Mômen xoắn do cơ cấu di chuyển gây ra:


G2 .e 20000.0,6
Mx    6000 Nm .
2 2
Ứng suất tiếp:
Mx 6.106
"   1,57 N / mm2
2.F . 2 2.191172.10

Trong đó: F=356.537 =19172 mm2. Diện tích hình chữ nhật đƣợc giới hạn bằng
các trục đi qua đƣờng tâm của các thanh và thanh đứng.
Tổng ứng suất cắt:
η=η’+η”=5,72+1,57= 7,29 N/mm2.
Ứng suất cắt cho phép trong trƣờng hợp phối hợp tải trọng thứ nhất:
[η]=0,6[ζ]=0,6.160=96N/mm2 > η.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 84


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Tƣơng tự ta có thể xác định đƣợc ứng suất do lực quán tính gây ra khi tính theo
trƣờng hợp phối hợp tải trọng thứ hai. Nhƣng vì trị số của ứng suất do lực quán tính
gây ra quá nhỏ nên ở đây ta bỏ qua.
Độ ổn định của thành dầm chính ở đoạn cuối đƣợc kiểm tra theo ứng suất tiếp.
Kích thƣớc của đầu dầm chính xem hình 3.25a và 3.25b.
Khoảng cách giữa hai thanh giằng a=1200mm.
Trị số ứng suất tiếp đƣợc xác định theo công thức :
 h  
 th  1020  760( 2 ) 2  ( 2 ) 2 .103
 a  h 2

 700 2  10 2 3
 1020  760( ) ( ) .10  260 N / mm 2
 1200  700
Hệ số an toàn ổn định:
 th 292
k1    35 .
 7, 29
Hệ số an toàn ổn định cho phép theo trƣờng hợp phối hợp tải trọng thứ nhất:
[k1]=1,3
Vì trị số của các tải trọng phụ nhỏ nên ở đây không cần.
4.1.4 Tính độ bền của ray dưới xe:
Dƣới xe lăn ta đặt ray JIS 50N theo tiêu chuẩn thép ray JIS E 1103/1101, ray
đƣợc kẹp chặt trên thanh biên của dầm nhờ các tấm kẹp, do vậy ta có thể dể dàng thay
thế và sửa chữa.
Để giảm ứng suất trong ray và trong thanh biên ngƣời ta hàn thêm các tấm thép
phụ có kích thƣớc đƣợc xác định :
H 1100
H1 =   367mm .
3 3
Trong đó H=1100 mm. Chiều cao dầm.
Khoảng cách lớn nhất giữa hai thanh giằng a = 2000 mm. Mô men uốn khi bánh
xe lăn nằm giữa hai thanh giằng có kể đến độ cứng của ray và thanh biên trên:
PD, .a 50000.2000
Mu    166666667 Nmm.
6 6
Mô men chống uốn của ray đối với trục x-x:
Wx = 8.22.106mm3

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 85


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

=> Ứng suất uốn trong ray


M u 16666667
u    2, 02 N / mm2 <[  ]  160 N / mm2 (7-5) [1]
Wx 8, 22.106
4.1.5 Tính mối ghép hàn:
Các thanh biên và thanh đứng đƣợc ghép lại bằng các mối hàn chồng. Chiều cao
miệng hàn lấy bằng h=6mm. Tính mối hàn chồng giữa thanh biên trên và thanh đứng.
Lực tác dụng lên một đơn vị chiều dài mối hàn xác định nhƣ sau :
Qn .S x 136700.2174400
p =  73N / mm.
Jx 4, 07.109
Trong đó: Q n =136700 N- lực cắt lớn nhất
J x = 4,07.10 6 mm 4 - Mô men quán tính của cả tiết diện đối với trục x-x
S x - Mô men tĩnh của thanh biên đối với trục x-x:

 1 
Sx = B0 . 1  H  Z 0  
 2

 16 
= 450.16  550  240    2174400mm3.
 2
Để đảm bảo độ bền của mối hàn không kém độ bền của các chi tiết hàn làm
bằng thép CT3 có độ bền  b  380N / mm 2 ta dùng loại que hàn  42 có độ bền

 b  420N / mm 2
Ứng suất cắt cho phép của mối hàn dƣới tác dụng của các tải trọng chính:
   0,6 1  0,6.160  96N / mm2
Chiều dài mối hàn cần thiết trên một mét chiều dài dầm ở gối tựa:
p 73
l= .1000  .1000  91mm.
2.0, 7.h.  2.0, 7.6.96

Cách hàn: Vì hình hộp có tính chất đối xứng và dài nên khi hàn cần chú ý hàn
đối xứng và hàn phân đoạn. Chiều dài của mối hàn là 100mm khoảng cách giữa các
mối hàn là 100 mm.
Mối hàn thành đứng của dầm đặc cách gối tựa một đoạn l 2 = 4000mm. Các
thanh biên của dầm đƣợc nối ngoài mối nối đó để tránh các mối nối chồng lên
nhau. Mối hàn của các mối nối của thành đứng tính theo uốn khi bánh xe nằm trên
mối nối.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 86


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

4.2 Tính dầm cuối:


Dầm cuối chế tạo bằng thép CT3 và có dạng hộp theo hình vẽ.

P1=136700 P2=79200

600
700 2000 700
RD
RC

D C

P1=7143 P2=7143

Hình 3.8 Dầm cuối


Dầm cuối dƣới tác dụng của tải trọng chính đƣợc tính khi xe lăn với vật nâng
nằm ở sát nó nhất. Áp lực của dầm chính:
- Về phía cơ cấu di động :
p1  Qn  136700 N .

- Về phía giàn cấp điện :


1  1 
p2   P 'd .L  P 'c  L  a     G2  .e.G2 
L  b 
1  1 
 50000.20  45000.  20  0,8    20000  .0, 6.20000   79200 N
20  2 
Phản lực tác dụng lên gối tựa trái của dầm cuối:
l1 l l 700 700  2000
Rd  p2  p1 1 2  79200   136700   124861N
l l 3400 3400
Phản lực tác dụng kên gối tựa phải của dầm cuối:
Rc  p1  p2  Rd  (136700  79200)  124861  91039 N .

Mô men uốn lớn nhất ở tiết diện I-I:


M u  RD  l1  124681 700  87, 4.106 Nmm.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 87


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Ứng suất uốn dƣới tác dụng của tải trọng chính:
Mx=8,22.106 (N.mm)
Mu
u   10, 6 N / mm2 .
Wx

Ứng suất cho phép    160 N / mm2 . Bảng (5-2) [1]


Để đảm bảo cho dầm cuối đủ độ cứng, ứng suất uốn cho phép ở đây nên lấy
không lớn hơn 80-100 N/mm 2 .
Khi tính dầm cuối theo trƣờng hợp phối hợp tải trọng thứ hai ta tính ứng suất
theo lực quán tính lớn nhất có thể có.
Lực quán tính ở bánh xe dẫn bên phải của cầu khi phanh xe lăn ở sát gối tựa:
RB
p qt'''  .
10
Trong đó: RB - tải trọng tác dụng lên bánh xe B:
l1 l  b qL q ' L
RB  p d  pbd 1   .
2L 2 L 2.2 2.2
Mà q’ =2900N/m. – trọng lƣợng phân bố theo chiều dài của dầm chính phía bên
dàn cấp điện.
P d và P bd - tải trọng tác dụng lên bánh xe dẫn và bị dẫn:

l2 Gx 800 40000
Pd  Q.   150000.   100000 N
b 2 1500 2
l G 700 40000
Pd  Q. 1  x  150000.   90000 N
b 2 1500 2
Vậy :
700 700  1500 3500.20 2900.20
Rd  100000  90000    38700 N
2.20000 2.20000 2.2 2.2
Rd 38700
Suy ra: pqt'''    3870 N .
10 10
Tải trọng phụ trên dầm do lực Pqt''' gây ra : Ta có sơ đồ xác định tải trọng dƣới tác

dụng của lực quán tính lên dầm cuối của cầu theo hình vẽ 4.8.
L 20000
RD'  Pqt'''   3870   38700 N .
A 2000

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 88


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Trong đó: A= 2000mm- khoảng các trục các bánh xe của cầu.
Mô men uốn do tải trọng này tác dụng:
M u'  RD'  b  38700.700  27,09.106 Nmm.

Mô men chống uốn của tiết diện đối với trục thẳng đứng Wy =3.86.106 mm3
cách tính tƣơng tự nhƣ trên .
Ứng suất uốn :
M u' 27, 09.106
 
'
u  6
 7, 02 N / mm2 .
Wy 3,86.10

Tải trọng ngang trên dầm khi phanh xe lăn :


Gx 40000
PA  40000 
P1'  4  4  7143N .
7 7
Gx 40000
PD  40000 
P2'  4  4  7143N .
7 7
Phản lực gối tựa D do các tải trọng nay gây ra:
l1  l2 l 700  2000 700
RD''  p2'  p1' 1  7143  7143  7143N .
l l 3400 3400
Mô men uốn ở tiết diện I-I:
M u  RD''  l1  7143.700  5.106 Nmm.

Ứng suất uốn :


Mu 5.106
 u''   6
 1,3N / mm2 .
Wy 3,86.10

Ứng suất uốn phụ do mô men quán tính gây ra:


 uph   u'   u''  7,02  1,3  8,32 N / mm2 .

Ứng suất uốn tổng tƣơng ứng với trƣờng hợp phối hợp tải trọng thứ hai :
 ut   u   uph  10,6  8,32  18,92 N / mm2 .

Ứng suất cho phép tƣơng ứng với trƣờng hợp phối hợp tải trọng này là :
   180N / mm2 .
4.3 Tính dầm đặt ray di chuyển cầu :
Tải trọng: Q = 150000 N

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 89


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Trọng lƣợng xe lăn kể cả cơ cấu nâng: Go = 40000 N


Trọng lƣợng cầu kể cả cơ cấu di chuyển: Gc = 123000 N
Giã sử xe lăn ở vị trí đầu cầu, và cầu ở giữa dầm, thì dầm chịu lực tác dụng lớn
nhất vậy ta lất tại vị trí đó để tính tiết diện dầm
Ta chọn vật liệu là CT35, Ứng suất cho phép:    160MN / m2
Tổng tải trọng tác dụng lên dầm:
Gc 123000
P  Q  Go   150000  60000   251500 N
2 2

2000 P

P
2
Qy
P
2

Qx

P.L
4

Hình: 4.9. Sơ đồ tính dầm đặt ray


Ta có:
P 251500
Qy    125750 N
2 2
P.l 251500.4
Mx    251500 N
4 4
Trị số ứng suất lớn nhất trên mặt cắt :
Mx
 max   160.106 Nm2
Wx

Nhƣ vậy mômen chống uốn của dầm là:


Mx 251500
Wx    1,572.103 m3  1572cm3
160.10 160.106
6

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 90


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Tra bảng phụ lục 3-5) 7 ta có:


Chọn thép chữ I theo tiêu chuẩn JIS G3192 - 1990 có số hiệu mặt cắt 45 vớ các
thông số sau:
h = 400 mm ; b = 150 mm;
d = 10 mm ; t = 18 mm;
R = 17 mm ; r = 8,5 mm ;

R
d
h

r
t

H nh 4.10: ặt cắt ngang dầm đặt ray di chuyển cầu


4.4. Tính toán Cơ Cấu i Chuyển Cầu T ục
4.4.1 Các số liệu ban đầu:
- Tải trọng Q=15 tấn = 150000N
- Trọng lƣợng xe lăn G x =40000N
- Trọng lƣợng cầu kể cả cơ cấu di chuyển cầu G c = 123000N.
- Vận tốc di chuyển cầu V c =45V/p
- Chế độ làm việc trung bình

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 91


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

1 2 3

4 5

Hình 4.11 Sơ đồ sơ cấu di chuyển cầu


4.4.2 Tính bánh xe và ray:
Ta chọn loại bánh xe hình trụ có hai rảnh hai bên với các khích thƣớc theo
ГOCT- 3569-74.
- Đƣờng kính bánh xe : Dbx = 600mm
- Đƣờng kính ngõng trục lắp ổ : d=80mm
- Chiều rộng bánh xe : B= 100mm
* Tải trọng lên các bánh xe:
Bánh xe đƣợc bố trí khoảng cách nhịp cầu L=20000 mm và khoảng cách trục
B=3000mm
Tải trọng tác dụng lên bánh xe gồm : - Trọng lƣợng bản thân cầu Gc, trọng
lƣợng bản thân xe G x và trọng tải nâng Q.

Tải trọng lớn nhất tác dụng lên hai bánh ở đầu dầm bên trái:
Ll 1
Pmax  PA  P D  .G x  Q 
1
 GC
2 L 4

1 20  1,1 1
=  40000  150000  123000  120525N
2 20 4
Tải trọng nhỏ nhất tác dụng lên bánh xe A(và D) khi xe không có vật nâng tại
đầu bên phải cầu.
1 L  l 1 1 20  1, 25 1
Pmin ( A,D) = Gx  GC  40000.  123000  68250 N
2 L 4 2 20 4
Tải trọng tƣơng đƣơng lên bánh xe, công thức :

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 92


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Pbx   .kbx .Pmax  0,85.1, 2.120525  122936 N (3-65) [1]


Trong đó:   0,8 xác định theo công thức (3-65a) [1] với tỷ số :
Q 150000
  0,92 (3-13) [1]
Q0 40000  123000

kbx =1,2. Với chế độ làm việc trung bình (3-12) [1]
Bánh xe đƣợc chế tạo bằng thép đúc 55 có độ rắn HB= 300-320
-Ứng suất dập đƣợc kiểm tra theo công thức.
Pmax 120525
 d  190 = 190 = 426 N / mm2
br 80  300
Ứng suất dập cho phép tra bảng : (2-19) [1]
 d  750 N / mm2 .

Vậy kích thƣớc bánh xe đã chọn là an toàn.


4.4.3 Động cơ điện:
Lực cản truyền động do ma sát công thức : (3-40) [1]
2  fd 2.0,8  0, 02.80
W1=  G0  Q  .  (40000  123000  150000).  1669 N
Dbx 600

Trong đó   0,8 , hệ số ma sát lăn 3-7) [1]


f  0,02 , hệ số ma sát trong ổ (3-8) [1]
Lực cản do độ dốc đƣờng ray, công thức 3-41
W2 =  .  G0  Q   0,001163000  150000  313N

  0,001 (3-9) [1]


Tổng lực cản tỉnh chuyển động, công thức :
Wt = kt .W1 +W2 = 2,6.1669 +313 = 4652,4N (3-39) [1]
L 20000
kt - Lấy theo tỷ số =  6, 67 , tra bảng 3-6 lấy kt  2,6
B 3000
Công suất tỉnh yêu cầu đối với động cơ điện (3-60) [1]
Wt .Vc 4652, 4.45
Nt =   4,1Kw
60.1000.dc 60.1000.0,85

 đc= 0,85 – Hiệu suất của bộ truyền

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 93


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Tƣơng ứng với chế độ làm việc của cơ cấu là trung bình, có CD=25% sơ bộ chọn
động cơ điện kiểu A0Π2-52-8 có các đặc tính sau:
Công suất danh nghĩa : N đc =5,0KW
Số v ng quay danh nghĩa : n đc = 940 V/P

M max
Hệ số quá tải :  2,9
M dn
Mô men vô lăng : (Gi Di2 ) roto  4,1Nm 2
Khối lƣợng động cơ : m= 140kg
4.4.4 Tỷ số truyền chung :
Số vòng quay yêu cầu của bánh xe
Vc 45
nbx =   23,8v / p
 .Dbx 3,14.0,6
Tỷ số truyền chung cần có đối với bộ truyền:
nâc 940
ic =   40
nbx 23,8

4.4.5 Kiểm tra động cơ theo điều kiện bám :


Gia tốc lớn nhất để đảm bảo hệ số an toàn bám K b =1,2

g  Gd . d 
J 0 max    Gd . f  w0t  (3-5) [1]
G0  1,2 Dbx 
Trong đó:   0,2 : Hệ số bám
f  0,02 : Hệ số ma sát trƣợt.

Gd  40000N . Tổng áp lực lên bán dẫn khi không có vật.

Wt 0 - Tổng lực cản tỉnh khi không có vật, tính nhƣ sau:

Gc 123000
Wt 0  Wt  4652, 4  2096 N .
Gc  Q 123000  150000

9,8  40000.0, 2 80 
J 0 max = .  40000.0, 02.  2096   0,37 m/s2
123000  1, 2 600 
Thời gian mở máy tƣơng ứng với gia tốc cho phép trên đây là
vc 45
tm0    2( s).
60  J 0max 60  0,37

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 94


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Mô men mở máy tối đa cho phép không sảy ra trƣợt, theo công thức :
Wt 0 Dbx G0 Dbx2 n1   (Gi Di2 ) I n1
M 
0
  (3-54) [1]
2  i x dc 375  i x2 t m0 dc 375  t m0
m

2096.0, 6 123000.0, 62  940 9, 46.940


    114 Nm.
2.40.0,85 375.402.1,1.0,85 375.1,1

  (Gi Di2 ) I  1,2(Gi Di2 ) roto  (Gi Di2 ) khop   1,2(4,1  3,79)  9,46 Nm 2 .

Mô men danh nghĩa của động cơ đã chọn


N âc 5,0
Mdn = 9550.  9550.  50,7 Nm
n âc 940

Mô men mở máy trung bình của động cơ


1,8  2,5M dn  1,1M dn
Mm đc   1,7.M dn  1,7.50,7  86,3Nm < M m0  103,8Nm
2
Nhƣ vậy ta đã dùng M max =2,3 M dn động cơ vẩn có mô men mở máy nhỏ hơn
nhiều so với mô men mở máy cho phép để không bị trƣợt.
4.4.6 Kiểm tra phanh theo điều kiện bám :
Gia tốc hảm nên dùng khi không có vật nâng,theo bảng 3-10 chọn j 0ph  0,75m / s .

Tƣơng ứng với thời gian phanh khi không có vật


vx 45
t 0ph    1( s).
60  J ph 60.0,75
0

Với phanh đặt ở trục thứ nhất, nên mô men phanh xác định theo công thức :

Wt 0 Dbx G0 Dbx2 n1  dc   (Gi Di ) n1


2

M ph    (3-58) [1]
2  i x dc 375  i x2 t 0ph 375  t 0ph

2096.0, 6 123000.0, 62  940  0,85 9, 46.940


    64, 2 Nm.
2.40.0,85 375.402.1 375.1

Chọn phanh má TKT-200 có mô men phanh lớn nhất M max =160Nm, nhƣng ở
đây ta sẽ sử dụng theo yêu cầu với M ph =64,2Nm

Ta kiểm tra tình hình làm việc của phanh đã chọn.


- Hệ số an toàn bám :Với phanh đã chọn có mô men phanh gần sát trị số tính
đƣợc, nên thực tế khi phanh xe lăn không có vật nâng sẽ có t 0ph  1s và j 0ph  0,75m / s 2 ,

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 95


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

tức là phù hợp với số liệu cho trong bảng 3-10, do đó không cần kiểm tra an toàn bám
nữa.
- Gia tốc hảm khi có vật: khi có vật, thời gian phanh xác định theo công thức :
  (Gi Di2 ) I n1 (G0  Q) Dbx2 n1 dc
t ph  
375( M ph  M t* ) 375( M ph  M t* )i x2

1.9,46.940 (15000  150000).0,6 2.940.0,85


   1,3( s). (3-57) [1]
375(66,3  12,5) 375(66,3  12,5).40 2

W1  Dbx 1413,3.0,6
Trong đó: M t*    12,5 Nm.
2  i x  dc 2.40.0,85

Gia tốc hãm sẽ là:


vc 45
j ph    0,5m / s ;
60.t ph 60.1,3

Nằm trong khoảng thƣờng dùng (0,2  0,6m / s 2 ) . Nhƣ vậy phanh đã chọn hợp lý.
4.4.7 Bộ truyền :
Theo sơ đồ di chuyển cầu ở phƣơng án đã chọn, ta chọn hộp giảm tốc bánh
răng trụ răng thẳng ( hộp giảm tốc tiêu chuẩn ). Hộp giảm tốc phải thỏa mãn các yêu
cấu sau:
- Với cƣờng độ làm việc trung bình : CĐ=25%
- Số vòng quay trục vào : n= 940 v/p
- tỷ số truyền chung: i= 40
Công suất phải truyền lớn nhất là khi xe lăn có vật nâng ở một đầu cầu
PA  PD 2  101017,8
N max  N t  3,22  2,45KW .
G0  Q 115000  150000

- Vậy truyền động đƣợc công suất : N max =2,45KW


+ Chọn hộp giảm tốc tiêu chuẩn P-350-BT, có các đặc tính sau:
- Kiểu hộp: Hai cấp bánh răng trụ thẳng đứng
- Tỷ số truyền chung : i=40
- Công suất : N=3,9 KW
- Tổng khoảng cách trục
A = A1 + A2 = 150 + 200 = 350 mm

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 96


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

- Công suất truyền đƣợc với CĐ= 25%


- Số vòng quay trục vào n=1000v/p
Hộp giảm tốc chọn trên đây hoàn toàn đảm bảo yêu cầu truyền tải cũng nhƣ
yêu cầu về động học.
Các bộ phận khác của cơ cấu di chuyển cầu cũng đƣợc tính tƣơng tự nhƣ đối
với cơ cấu di chuyển xe.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 97


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

HƢỚNG ẪN AN TOÀN VÀ VẬN HÀNH M Y

 An toàn t ong sử dụng máy:


Trong thực tế tần suất xảy ra tai nạn trong sử dụng máy nâng là lớn hơn rất nhiều so
với các loại máy khác. Do vậy vấn đề an toàn trong sử dụng máy nâng là vấn đề quan
trọng đƣợc đặt lên hàng đầu.
Với cầu trục do có nhiều bộ phận máy lắp với nhau và đƣợc đặt trên cao do vậy cần
phải thƣờng xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện những hƣ hỏng nhƣ lỏng các mối
ghép, rạn nứt tại các mối hàn do thời gian sử dụng lâu…
Đối với các chi tiết máy chuyển động nhƣ bánh xe, trục quay phải có vỏ bọc an toàn
nhằm ngăn những mảnh vỡ văng ra nếu có sự cố khi chi tiết máy hoạt động.
Toàn bộ hệ thống điện trong máy phải đƣợc nối đất.
Với các động cơ đều có phanh hãm tuy nhiên phải kiểm tra phanh thƣờng xuyên
không để xảy ra hiện tƣợng kẹt phanh gây nguy hiểm khi sử dụng.
Tất cả những ngƣời điều khiển máy làm việc hay phục vụ máy trong phạm vi làm
việc của máy đều phải học tập các quy định về an toàn lao động có làm bài kiểm tra và
phải đạt kết quả.
Trong khi máy làm việc công nhân không đƣợc đứng trên vật nâng hoặc bộ phận
mang để di chuyển cùng với vật cùng nhƣ không đƣợc dùng dƣới vật nâng đang di
chuyển.
Đối với máy không không hoạt động thƣờng xuyên (nhiều ngày không sử dụng) khi
đƣa vào sử dụng phải kiểm tra toàn bộ kết cấu máy. Để kiểm tra tiến hành thử máy với
hai bƣớc là thử tĩnh và thử động.
Bƣớc thử tĩnh: Treo vật nâng có trọng lƣợng bằng 1,25 lần trọng lƣợng nâng danh
nghĩa của cầu trục thiết kế và để trong thời gian từ 10 đến 20 phút.
Theo dõi biến dạng của toàn bộ các cơ cấu máy. Nếu không có sự cố gì xảy ra thì
tiếp tục tiến hành thử động.
Bƣớc thử động: Treo vật nâng có trọng lƣợng bằng 1,1 trọng lƣợng nâng danh nghĩa
sau đó tiến hành mở máy nâng,di chuyển,hạ vật,mở máy đột ngột, phanh đột ngột. Nếu
không có sự cố xảy ra thì đƣa máy vào hoạt động.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 98


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Trong công tác an toàn sử dụng cổng trục ngƣời quản lý có thể cho lắp thêm các
thiết bị an toàn nhằm hạn chế tối đa tai nạn xảy ra cho công nhân khi làm việc.
Một số thiết bị an toàn có thể sử dụng đó là: Sử dụng các công tắc đặt trên những vị
trí cuối hành trình của xe lăn hay cơ cấu di chuyển cổng trục. Các công tắc này đƣợc
nối với các thiết bị đèn hoặc âm thanh báo hiệu nhằm báo cho ngƣời sử dụng biết để
dừng máy. Đồng thời củng có thể nối trực tiếp với hệ thống điều khiển để tự động ngắt
thiết bị khi có sự cố xảy ra.
Nhƣ vậy để hạn chế tối đa tai nạn xảy ra đ i hỏi ngƣời công nhân sử dụng máy phải
có ý thức chấp hành nghiêm túc những yêu cầu đã nêu trên.
 Hƣớng dẫn sử dụng máy.
Nhƣ đã nêu ở phần trên vấn đề an toàn trong sử dụng cầu trục là hết sức quan trọng.
Để đảm bảo an toàn trong việc vận hành cầu trục yêu cầu đối với ngƣời sử dụng ngoài
việc chấp hành đầy đủ các quy định về an toàn lao động còn phải nắm vững đƣợc
nguyên tắc hoạt động và cách điều khiển máy. Trong mục này sẽ trình bày một cách cụ
thể về hệ thống điều khiển.
Các cơ cấu của máy trục hoạt động trong điều kiện chịu tải rất lớn. Chế độ quá độ
xảy ra nhanh khi mở máy và tần số đóng ngắt lớn.
Để đảm bảo an toàn trong sử dụng máy yêu cầu hệ thống điều khiển phải đáp ứng
đƣợc yêu cầu:
Sơ đồ của hệ thống điều khiển đơn giản.
Các phân tử chấp hành trong hệ và có độ tin cậy cao và thuận lợi trong việc
thay thế và sửa chữa.
Sơ đồ điều khiển đơn giản.
Trong sơ đồ điều khiển phải có mạch bảo vệ quá tải và ngắn mạch.
Có các công tắc hành trình hạn chế hành trình tiến, lui cho các cơ cấu di
chuyển xe lăn, cầu trục. Hạn chế hành trình lên của cơ cấu nâng hạ vật.
Sơ đồ hệ thống điều khiển cổng trục đƣợc trình bày ở sơ đồ dƣới đây:
Ký hiệu:
MCB : Aptomat dùng để bảo vệ ngắn mạch
MASS : Nút dùng khẩn cấp.
K: Khởi động từ : là thiết bị dùng để cấp điện 3pha cho động cơ. Một cái
dùng chạy thuận,và một cái đảo chiều cho đc chạy ngƣợc lại.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 99


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

Li : Li1,Li2 là các đầu vào điều khiển biến tần chạy thuận và ngƣợc.: Cái này
lấy nguồn 24v tại biến tần.và khi đấu thì phải đấu 24v cho li3cố định luôn.thì bt mới
chạy.
Đô mi nô : là các đầu chờ sẳn để đấu dây ra hoặc dây vào
Altivar : Biến tần dùng để điều chỉnh tần số theo ý muốn của mình.nó là
một dạng khởi động mềm.Vì xe dầm mà ko có biến tần thì động cơ chạy rất
nhanh.khởi động là tăng đốc đột ngột.nên phải dùng biến tần để tăng tốc tăng dần.
SENSOR : Là cảm biến từ.: khi gần chạm một cẩu khác.hay hết tay thì nó lấy
tín hiệu,không cho điều khiển hƣớng đang chạy nữa.mà chỉ cho điều khiển ngƣợc
lại.
Động cơ dùng cho móc chính và móc phụ là động cơ rô to dây quấn, c n động
cơ xe con là động cơ rô to lồng sóc.

MCB-125 A
380VAC - 50HZ
L 1

L 2

L 3

1 3 5

MCB-32 A
2 4 6
3X4mm2 K K K K K K
náng lãn haû xuäúng chaûy qua chaûy vãö phuû náng phuû haû

Altivar 31-7,5 KW
Telemecanique

1 2 3 1 2 3 1 2 3

24VDC U1 V1 W 1 M M M_ Phuû
náng_haû Qua_Laiû náng_haû
Li1 Li2 Li3

7,5-KW-15A 2,2-KW-05A 5,5-KW-11A MASS


R4 R5 R3 1 3

2 4
Thuáûn Ngæåüc Chaûy
1 2 3 1 2 3
MCB- MCB-
15 A 15 A

Quaût Cabin Quaût tuí âiãûn Âeìn tuyïp


M01 M01
Y/? Y/?

220 VAC Nguäön Nguäön


2x âiãöu khiãøn Quaût - Âeìn
3,7-KW-7A GND

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 100


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

220VAC - 50HZ

EMER Khåíi âäüng Nguäön

Khåíi âäüng Dæìng Giåïi haûn âoïng cæía


2 3 4
1 R1

Âeìn baïo k.âäüng


R1

Âeìn Quay
R4 5 5

Chaûy Biãún táön


R5
R3

R1 Chaûy Tiãún-3,7 KW
SENSOR
CÁÖN TIÃÚN Giåïi haûn Tiãún R5 TIÃÚN
7 8 9 10
6 R4

Chaûy Luìi-3,7 KW
SENSOR
CÁÖN LUÌI
11
Giåïi haûn Luìi R4 LUÌI
12 13 14
R5

Ctàõc
Cáön thaí xuäúng K haû xuäúng
15 Htrçnh lãn K náng lãn
6

Cáön keïo lãn 16 K haû xuäúng K náng lãn

ÂÃÚN
6
Cáön chaûy qua ÂÄ 17 K chaûy vãö K chaûy qua
MI

Cáön chaûy vãö 18 K chaûy qua K cha?y vaò

Cáön cáøu phuû lãn 19 K cáøu phuû haû K câu phu?lên


6

c tać phu?haǹh
Cáön cáøu phuû xuäúng 20 triǹh lên K phuû lãn K câ?u phu?ha?

Contàõctoí-Âeìn pha
Cäng tàõc Âeìn pha 33
K5

Hình 5.1: Sơ đồ hệ thống điều khiển cầu trục lăn.

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 101


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

KẾT LUẬN

Trải qua thời gian làm việc miệt mài, với sự chỉ bảo tận tình của thầy hƣớng
dẫn, đến nay em đã hoàn thành xong đồ án tốt nghiệp của mình với các nội dung chính
gồm:
+ Giới thiệu chung về máy nâng chuyển.
+ Các thông số cơ bản và phân tích lựa chọn phƣơng án tính toán.
+ Tính toán động lực học các bộ phận .
+ Tính toán động học và động lực học cho cơ cấu nâng, cơ cấu di chuyển xe con,
cơ cấu di chuyển cầu, các kết cấu kim loại ...
+ Biết cách vận hành, sử dụng máy, bảo dƣỡng, cũng nhƣ an toàn lao động
Với các nội dung trên, do thời gian và tài liệu tham khảo không nhiều, cộng với
kiến thức bản thân có nhiều hạn chế nên chắc chắn sẽ có nhiều sai sót trong bài làm
của mình. Mong quý thầy cô chỉ bảo góp ý thêm để bản thiết kế này cũng nhƣ kiến
thức của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Lần nữa, xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Trần Xuân Tùy và cùng toàn thể
quý thầy, cô trong khoa Cơ khí đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và làm
đồ án tốt nghiệp này!

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 102


Đồ án tốt nghiệp:Thiết kế cầu trục 15T

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]-Tính toán máy trục -Huỳnh Văn Hoàng


- NXB khoa học kỷ thuật-1975
[2]- Máy và thiết bị nâng chuyển - TS.Trƣơng Quốc Thành
- NXB khoa học kỷ thuật-2000
[3]-Máy nâng chuyển - - Phạm Phủ Lý
- NXB Đà Nẵng-1991
[4]-Máy Nâng Chuyển và Thiết Bị Cửa Van
- TS.Nguyễn Đăng Cƣờng
- NXB Xây Dựng -2003
[5]-Chi Tiết Máy T1,2 - GS.TS.Nguyễn Trọng Hiệp
- NXBGD-1999
[6]-Thiết Kế Chi Tiết Máy - GS.TS. Nguyễn Trọng Hiệp
- NXBGD -1998
[7]-Sức Bền Vật Liệu - Bùi Trọng Lƣu
- NXBGD-2001
[8]-Dung sai Và Lắp Ghép - PGS.TS. Ninh Đức Tốn
- NXBGD -2001
[9]-Kỹ Thuật Đo -Châu Mạnh Lực
-Lƣu Đức Bình
[10]-Át lát máy nâng chuyển -NXB DHBKDN-2008

SVTH:Nguyễn Văn Hoàng_Lớp 14C1VA GVHD:PGS.TS.Trần Xuân Tùy Trang : 103

You might also like