You are on page 1of 55

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KĨ NĂNG CHUYÊN NGHIỆP CHO KĨ SƯ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TUABIN GIÓ DẠNG TRỤ ỐNG


TRÊN CÁC ĐƯỜNG CAO TỐC CHUYỂN ĐỔI GIAO THÔNG
THÀNH NGUỒN ĐIỆN NĂNG SẠCH

NHÓM: 11 - L08

GVHD : Đặng Tuấn Khanh


SV thực hiện : Đỗ Thái Phước 1914760
Nguyễn Trung Nguyên 1910393
Võ Hoàng Khôi 1913848
Nguyễn Đình Tuấn 2010754
Thái Tăng Huy 2013329

TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2023


Lời cam đoan

Chúng tôi xin cam đoan tất cả nội dung được trình bày trong bài Báo cáo này, ngoại trừ
những phần đã được chú thích, trích nguồn rõ ràng trong phần tài liệu tham khảo, đều là do
chính bản thân nhóm thực hiện.
Lời cảm ơn

Kiến thức là vô cùng rộng lớn và đa dạng, vì vậy việc nắm bắt được kiến thức là một hành
trình gian khổ và vất vả. Trên con đường đó không có sự thành công nào mà không gắn liền với
những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt quá trình học tập
tại trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô giáo, điều đó thật đáng quý và trân trọng.
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Thầy Đặng Tuấn Khanh - giảng viên hướng
dẫn nhóm chúng em đã tận tình chỉ bảo cũng như tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng em trong
suốt quá trình làm bài nghiên cứu. Xin được chân thành cảm ơn các bạn cùng khóa đã luôn giúp
đỡ, sát cánh trong suốt quá trình, những lúc khó khăn cùng nhau bước qua quãng đời sinh viên
tươi đẹp này.
Sau cùng, chúng em xin kính chúc các thầy, các cô thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp
tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau
Mục lục

1 Tổng quan 1
1.1 Lý do chọn đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.3 Phạm vi đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.4 Cấu trúc đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2

2 Giới thiệu về năng lượng gió và ứng dụng của tuabin gió trên các đường cao tốc 3
2.1 Giới thiệu về năng lượng gió và ứng dụng của năng lượng gió hiện nay . . . . . 3
2.2 Ứng dụng của tuabin gió trên các đường cao tốc . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

3 Nhận định đánh giá khả năng áp dụng tại Việt Nam 17
3.1 Các đặc tính kỹ thuật của mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
3.2 Đề xuất địa điểm thí điểm và dự trù kinh phí . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21

4 Tổng kết 23
4.1 Kết quả đạt được . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
4.2 Hướng phát triển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
4.3 Tiến độ công việc và kinh phí dự án nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
Danh sách bảng

2.1 Bảng thông số về model . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6


2.2 Kết quả thử nghiệm của model với điện áp đầu ra . . . . . . . . . . . . . . . . 9
2.3 Tốc độ gió được ghi lại dọc theo đường cao tốc . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
2.4 Bảng số liệu tiềm năng gió tính toán dọc theo đường cao tốc . . . . . . . . . . 12

3.1 Bảng thông số thiết kế mô hình VAWT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20


3.2 Bảng báo giá thiết bị lắp ráp tuabin gió . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22

4.1 Bảng tiến độ dự án nghiên cứu hiện thực trong 8 tuần . . . . . . . . . . . . . . 24


4.2 Bảng tiến độ hoàn thành dự án nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
4.3 Bảng kinh phí dự án nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
Danh sách hình vẽ

2.1 Model turbin gió tại Ấn Độ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6


2.2 Biểu đồ thử nghiệm nhiều loại cánh quạt khác nhau . . . . . . . . . . . . . . . 7
2.3 Sơ đồ khối cấu trúc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
2.4 Tương quan giữa điện áp đầu ra và tốc độ gió . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
2.5 Tương quan giữa momen xoắn và vận tốc quay . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
2.6 Bản đồ gió hoàn chỉnh về các hành lang gió của Pakistan . . . . . . . . . . . . 10
2.7 Bản đồ đường cao tốc với các địa điểm bắt đầu và kết thúc của M-1 và M-2 . . 10
2.8 Bản đồ đường cao tốc ở Burhan Interchange . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
2.9 Bản đồ đường cao tốc ở Ghazi Barotha . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
2.10 Bản đồ đường cao tốc ở Chakri Corridors . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
2.11 Bản đồ phân loại khí hậu ở Pakistan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
2.12 Thiết kế tuabin gió trục đứng VAWT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
2.13 Thiết kế cánh quạt trong mô hình VAWT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
2.14 Trục trong mô hình VAWT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
2.15 Máy phát điện trong mô hình VAWT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
2.16 Hộp số trong mô hình VAWT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16

3.1 Mô hình cấu tạo cánh quạt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19


3.2 Mô hình khí động học của VAWT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
Danh mục viết tắt

AWEA American Wind Energy Association. 4

VAWT Vertical Axis Wind Turbine. 14–16, 19, 20

WMO World Meteorological Organization. 9


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

Chương 1

Tổng quan

Trong chương này, nhóm chúng tôi sẽ trình bày khái quát về đề tài, bao gồm những lý do để
chọn làm đề tài này, cũng như mục tiêu của đề tài này và phạm vi ứng dụng trong thực tế.

1.1 Lý do chọn đề tài


Năng lượng là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại và phát triển xã hội, đồng thời
cũng là yếu tố duy trì sự sống trên trái đất. Trong tương lai nếu chúng ta khôngsử dụng hợp lý
các nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên chúng sẽ bị cạn kiệt. Vì thế chúng ta nên nghiên
cứu tìm hiểu về các nguồn năng lượng mới và sử dụng chúng một cách có hiệu quả để góp phần
bảo vệ các nguồn năng lượng của trái đất.
Như chúng ta đã biết việc phát minh ra điện năng đã thỏa mãn nhu cầu năng lượng của con
người và đưa nền văn minh của nhân loại tiến một bước dài như hiện nay. Có nhiều cách để sản
xuất ra điện năng như: thủy điện, nhiệt điện, điện hạt nhân, v.v... Việc nghiên cứu tìm ra các
nguồn năng lượng mới và sạch đã trở thành nghiên cứu mũi nhọn của nhiều quốc gia, đặc biệt là
các nước phát triển. Trong công cuộc đi tìm nguồn năng lượng mới này con người đã đạt được
những thành công nhất định: đó là sự ra đời của các trung tâm phát điện dùng năng lượng gió và
năng lượng mặt trời với công suất lên đến hàng ngàn megaoat. Tuy nhiên, khi khai thác những
nguồn năng lượng trên còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Trong những năm gần đây phong
điện ở nước ta đã được triển khai khá mạnh mẽ.
Vì vậy chúng ta phải nghiên cứu và ứng dụng nguồn năng lượng vô tận này một cách tốt nhất
và hiệu quả nhất. Với đề tài “Ứng dụng tuabin gió trên đường cao tốc”, nhóm em mong muốn
đóng góp phần nào trong việc đẩy mạnh nghiên cứu nguồn năng lượng gió đồng nghiên cứu và
phân tích tính khả thi của mô hình tuabin gió trên đường cao tốc ở Việt Nam, cùng với ứng dụng
của nó trong thực tế. Qua đó, đóng góp vào việc nghiên cứu và phát triển các giải pháp về năng
lượng tái tạo, giúp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 1/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

1.2.1 Mục đích nghiên cứu:


Tìm hiểu, xem xét và đánh giá sự khả thi, lên đề án cho tuabin gió trên đường cao tốc tại
Việt Nam.

1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:


Tìm hiểu, đánh giá hai mô hình ở Ấn Độ và Parkistan, đưa ra nhận định về tính khả thi mô
hình nếu thí điểm tại Việt Nam, đề xuất phương án kỹ thuật, chi phí khi tiến hành thí điểm tại
Việt Nam

1.3 Phạm vi đề tài


Đề tài năng lượng gió này được nghiên cứu dựa trên lý thuyết thông qua các tài liệu, sách vở,
báo chí, và internet. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung vào một số mô hình tuabin gió trên đường
cao tốc cụ thể và không đi sâu vào các vấn đề kỹ thuật và chi tiết kỹ thuật của từng mô hình

1.4 Cấu trúc đề tài


Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Giới thiệu về năng lượng gió và ứng dụng của tuabin gió trên các đường cao
tốc

Chương 3: Nhận định đánh giá khả năng áp dụng tại Việt Nam

Chương 4: Tổng kết

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 2/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

Chương 2

Giới thiệu về năng lượng gió và ứng dụng


của tuabin gió trên các đường cao tốc

2.1 Giới thiệu về năng lượng gió và ứng dụng của năng lượng
gió hiện nay

2.1.1 Năng lượng gió là gì?


Gió là một trong những loại năng lượng được sử dụng rất lâu đời. Từ xa xưa cha ông ta đã
biết sữ dụng năng lượng gió để di chuyên thuyền buồm trên biển. Năng lượng gió là động năng
của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián
tiếp của năng lượng mặt trời. Sử dụng năng lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng xa
xưa nhất từ môi trường tự nhiên.
Năng lượng gió trong turbin là quá trình gió sử dụng hoạt động di chuyển của mình quay
tuabin gió để tạo ra năng lượng cơ học. Tuabin gió là thiết bị giúp chuyển hóa động năng thành
cơ năng. Người ta sử dụng năng lượng gió để tạo ra điện, vận dụng sự chuyển động của luồng
không khí trong không trung tạo ra chuyển động. Tuabin gió giữ trách nhiệm mang năng lượng
gió chuyển thành điện năng

2.1.2 Ứng dụng của năng lượng gió


Từ nhiều thế kỷ trước, con người đã biết tận dụng sức gió để phục vụ sản xuất và tạo ra điện.
Ngoài ra năng lượng gió còn được sử dụng để tạo công cơ học nhờ vào các cối xay gió. Trước
cách mạng công nghiệp, người ta đã biết dùng sức gió cho nhiều hoạt động kinh tế trên đất liền.
Người Hà Lan dùng quạt gió làm cạn châu thổ sông Rhin để lấn biển mở rộng lãnh thổ của họ.
Sau cách mạng công nghiệp, với sự phát triển của điện lực, người ta đã thử dùng những quạt gió
để sản xuất điện.

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 3/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

Ý tưởng dùng năng lượng gió để sản xuất điện hình thành ngay sau các phát minh ra điện và
máy phát điện. Lúc đầu nguyên tắc của cối xay gió chỉ được biến đổi nhỏ và thay vì là chuyển
đổi động năng của gió thành năng lượng cơ học thì dùng máy phát điện để sản xuất năng lượng
điện. Khi bộ môn cơ học dòng chảy tiếp tục phát triển thì các thiết bị xây dựng và hình dáng của
các cánh quạt cũng được chế tạo đặc biệt hơn. Ngày nay người ta gọi đó tuabin gió.
Vì gió không thổi đều đặn nên, để cung cấp năng lượng liên tục, năng lượng điện phát sinh
từ các tuabin gió chỉ có thể được sử dụng kết hợp chung với các nguồn năng lượng khác như
năng lượng mặt trời.
Theo AWEA (Hội năng lượng gió Hoa Kỳ) thì, năm 2009, Hoa Kỳ đã lắp đặt 9.922 MW
công suất điện gió, tăng 39% so với 2008 và nâng tổng công suất điện gió lắp đặt ở Hoa Kỳ lên
hơn 35.000 MW (công suất tương đương với công suất của 35 lò phản ứng hạt nhân cỡ trung
bình). Nước ta có trên 3.000 km chiều dài bờ biển và 90% lãnh thổ của ta là đồi núi. Có ý kiến
nói rằng tổng công suất phong năng của ta ước đạt 513.360 MW, bằng hơn 200 lần công suất
của Thủy điện Sơn La thì hơi quá. Nhưng chắc chắn địa thế của ta rất thuận lợi để khai thác
phong năng. Nông nghiệp, hơn nửa tổng số lao động của cả nước, dùng sức con người và súc
vật là chính. Vài nơi dùng động cơ máy nổ và máy điện. Đây là một thị trường lớn cho những
máy bơm nước chạy bằng sức gió cần sớm khai thác.

2.2 Ứng dụng của tuabin gió trên các đường cao tốc
Các ứng dụng của tuabin gió trên các đường cao tốc bao gồm:

• Giảm lực lưu thông gió: Khi các xe cộ di chuyển trên đường cao tốc, chúng tạo ra lực lưu
thông gió tác động lên các vật cản trong môi trường xung quanh. Nhờ vậy, các phương
tiện giao thông có thể di chuyển dễ dàng và an toàn hơn.

• Tăng hiệu quả năng lượng: Các tuabin gió có thể được sử dụng để tạo ra điện năng từ sức
gió trên đường cao tốc. Năng lượng này có thể được sử dụng để cung cấp cho các thiết bị
chiếu sáng, camera an ninh, hệ thống thông tin giao thông,...

• Giảm tiếng ồn: Các tuabin gió cũng có thể được sử dụng để giảm tiếng ồn tạo ra bởi các
xe cộ trên đường cao tốc. Chúng có thể tạo ra một vùng "yên tĩnh" xung quanh đường cao
tốc, giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiếng ồn đến môi trường xung quanh.

Để tìm hiểu rõ hơn ứng dụng tuabin gió trong thực tiễn, nhóm chọn ra 2 địa điểm đã áp dụng
thành công mô hình tuabin gió trên đường cao tốc là Pakistan và Ấn Độ. Đây là 2 nước nằm
trong khu vực Châu Á nhằm cho nhóm hiểu rõ hơn về nguyên lí của tuabin gió dạng ống trụ.
Trong phần này, nhóm sẽ tìm hiểu xem ở Ấn Độ và Pakistan có những đặc điểm tự nhiên cũng
như về sơ đồ thiết kế mô hình của tuabin của 2 nước này, làm tiền đề để đánh giá mô hình tuabin
gió khi áp dụng tại Việt Nam.

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 4/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

2.2.1 Ứng dụng tuabin gió dạng ống trụ trên các đường cao tốc ở Ấn Độ
2.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

- Vận tốc gió:


Vận tốc gió là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lắp đặt tuabin gió trên đường cao tốc
tại Ấn Độ. Để đạt được hiệu suất hoạt động và công suất sản xuất điện tối đa, việc chọn vị trí
lắp đặt tuabin gió trên đường cao tốc cần phải dựa trên nghiên cứu và phân tích sức gió tại khu
vực đó. Ở Ấn Độ, vận tốc gió trung bình thường xuyên dao động trong khoảng từ 4 đến 7,5 m/s,
tùy thuộc vào địa hình và mùa vụ. Với vận tốc gió này, các tuabin gió có thể hoạt động hiệu quả
và sản xuất điện ổn định. Tuy nhiên, nếu vận tốc gió quá thấp, tuabin gió sẽ không đạt hiệu suất
cao và không đủ để sản xuất điện. Nếu vận tốc gió quá mạnh, tuabin gió sẽ phải tự động ngừng
hoạt động để tránh các rủi ro về an toàn. Do đó, việc phân tích sức gió tại khu vực đó và lựa
chọn tuabin gió phù hợp là rất quan trọng trong việc triển khai dự án tuabin gió trên đường cao
tốc tại Ấn Độ.

- Khí hậu:
Khí hậu ở Ấn Độ rất đa dạng và ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án tuabin gió trên
đường cao tốc. Ấn Độ có khí hậu nóng, khô và ẩm ở một số khu vực, trong khi các khu vực
khác lại có khí hậu mát mẻ và ôn hòa. Vùng bắc của Ấn Độ thường trải qua mùa đông lạnh và
mưa mùa hạ, trong khi miền nam thường trải qua mùa khô và mưa mùa đông. Với một số khu
vực của Ấn Độ, gió mùa cũng có ảnh hưởng lớn đến việc triển khai các dự án tuabin gió. Các
khu vực ven biển và các đồng bằng thường có gió mạnh hơn so với các khu vực nội địa. Những
ngày gió mạnh có thể làm giảm hiệu suất của các tuabin gió hoặc đặt chúng vào rủi ro lớn hơn
nếu không được thiết kế và xây dựng đúng cách. Ngoài ra, các cơn bão, lốc xoáy, lũ lụt, và nắng
nóng cũng có thể làm giảm hiệu suất hoạt động của các tuabin gió hoặc gây ra thiệt hại đến
chúng. Việc đánh giá các yếu tố khí hậu và xây dựng các tuabin gió đủ mạnh và bền vững để
chịu đựng những tác động này là cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các dự án tuabin
gió trên đường cao tốc ở Ấn Độ.

- Vận tốc xe trên đường cao tốc:


Ấn Độ có một hệ thống đường cao tốc phát triển với tổng chiều dài khoảng 30.000 km. Tuy
nhiên, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2018, Ấn Độ là quốc gia có mức độ tai nạn
giao thông cao nhất thế giới, với hơn 200.000 người chết mỗi năm do tai nạn giao thông. Vì vậy,
khi triển khai các dự án tuabin gió trên đường cao tốc, cần phải thiết kế sao cho không ảnh hưởng
đến tốc độ xe trên đường cao tốc và đảm bảo an toàn giao thông. Vận tốc xe trên đường cao tốc
ở Ấn Độ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại đường cao tốc, tình trạng giao thông,
độ phân cách, độ dốc, thời gian trong ngày, thời tiết, vv. Theo một báo cáo năm 2021 của Tổng
cục Đường bộ Ấn Độ, vận tốc trung bình của các phương tiện giao thông trên đường cao tốc ở

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 5/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

Ấn Độ là khoảng 50-60 km/h. Tuy nhiên, trên một số tuyến đường cao tốc như Mumbai-Pune
Expressway, Yamuna Expressway, Delhi-Jaipur Expressway, Chennai-Bengaluru Expressway,
vận tốc có thể đạt tới 80-100 km/h trong một số đoạn đường. Ngoài ra, vận tốc trên đường cao
tốc ở Ấn Độ còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như tình trạng ô nhiễm, khả năng lái xe của
tài xế, lối điều khiển phương tiện của các trạm thu phí, vv. Do đó, việc tính toán vận tốc của
phương tiện và đảm bảo an toàn cho các thiết bị tuabin gió trên đường cao tốc sẽ đòi hỏi các
phương pháp đánh giá rủi ro và phân tích kỹ thuật chi tiết.

2.2.1.2 Mô hình ở Ấn Độ

- Mô tả thiết kế mô hình:
Tua-bin gió trục đứng có thể được lắp đặt trên dải phân cách giữa các tuyến đường để gió
từ hai bên dải phân cách sẽ tác động tiếp tuyến ngược chiều nhau về hai phía của tua-bin, do
đó làm tăng tốc độ gió hiệu quả tác động lên tua-bin. Luồng gió này sẽ phụ thuộc vào vận tốc
của xe, kích thước của xe và cường độ giao thông. Dựa trên các nghiên cứu đã đưa ra một thiết
kế tuabin gió tối ưu. Năng lượng gió được khai thác thông qua phương pháp này có thể được sử
dụng cho chiếu sáng đường phố, đèn tín hiệu giao thông, cổng thu phí, v.v.
Hình 2.1 là một hình mẫu model đã được thí nghiệm và các thông số của model về bán kính,
chiều cao, góc giữa 2 cánh quạt... ở Bảng 2.1

Hình 2.1: Model turbin gió tại Ấn Độ

Bảng 2.1: Bảng thông số về model

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 6/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

Sau khi thử nghiệm với nhiều loại cánh quạt khác nhau, gồm loại thẳng, cong, uốn vòng và
xoắn được thể hiện ở biểu đồ Hình 2.2 ta thấy loại xoắn cho ra tốc độ quay ổn định nhất, cho
nên model sẽ sử dụng model cánh quạt dạng xoắn.

Hình 2.2: Biểu đồ thử nghiệm nhiều loại cánh quạt khác nhau

- Đầu ra:
Đầu ra của tuabin gió trên đường cao tốc là sức đẩy gió được tạo ra bởi cánh quạt khi quay
trong sức gió, đẩy không khí đi qua đơn vị tuabin và tạo ra một luồng gió. Tuy nhiên, đầu ra cụ
thể của tuabin gió đường cao tốc ở Ấn Độ có thể khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau
như điều kiện khí hậu, độ cao của đường cao tốc, tốc độ gió trung bình. Hình 2.3 là một ví dụ
mô tả sơ đồ khối cấu trúc của một đơn vị tua bin ở Ấn Độ

Hình 2.3: Sơ đồ khối cấu trúc

Hoạt động của phần cứng:


Turbin đường cao tốc trục đứng này được đặt ở dải phân cách đường cao tốc. Khi không khí
bị ép bởi phương tiện đi qua từ cả hai phía, tốc độ gió ở vị trí trung tâm cao hơn làn đường dành
cho người đi bộ. Gió này làm cho turbin quay với tốc độ cao và nó được ghép nối với máy phát
điện để tạo ra điện và năng lượng có thể được lưu trữ trong pin và nó được sử dụng vào ban
đêm. Quá trình chuyển đổi năng lượng này được giải thích bằng một số bước sau:

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 7/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

Bước 1: Ở bước đầu tiên, gió cưỡng bức và phần giữa của đường cao tốc sẽ tác động vào
các cánh tuabin và làm quay trong đó tuabin sẽ quay theo chiều kim đồng hồ ngay cả khi
phương tiện di chuyển ở bất kỳ phía nào của đường cao tốc. Bởi vì sự sắp xếp của các
tuabin gió theo cách đó.

Bước 2: Turbin đường cao tốc trục thẳng đứng, tuabin cánh quạt được kết hợp với hai máy
phát điện. Một chiếc ở trên cùng và chiếc còn lại ở dưới cùng của cánh quạt. Khi tuabin
quay, các máy phát điện được ghép nối sẽ sản xuất điện theo cả hai hướng.

Bước 3: Do đó, năng lượng cơ học được chuyển đổi thành năng lượng điện bằng cách sử
dụng máy phát điện một chiều và năng lượng được tạo ra này một phân được lưu trữ trong
ắc-quy công suất lớn và một phần được truyền tải thẳng ra hệ thống mạng điện. Ắc-quy
công suất lớn đóng vai trò là nguồn điện dự trữ trong thời gian không có gió hoặc lượng
giao thông ít, không đủ cung cấp động lượng cho tuabin.

- Bảng số liệu thực tế:


Hình 2.4 thể hiện tương quan giữa điện áp đầu ra và tốc độ gió, cũng như momen xoắn và
vận tốc quay của cánh quạt được mô tả ở Hình 2.5

Hình 2.4: Tương quan giữa điện áp đầu ra và tốc độ gió

Hình 2.5: Tương quan giữa momen xoắn và vận tốc quay

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 8/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

Dưới đây là bảng kết quả 2.2 thử nghiệm của model với điện áp đầu ra ứng với mỗi tốc độ
quay và momen xoắn
Bảng 2.2: Kết quả thử nghiệm của model với điện áp đầu ra

2.2.2 Ứng dụng tuabin gió dạng ống trụ trên các đường cao tốc ở Pakistan
2.2.2.1 Đặc điểm tự nhiên

- Vận tốc gió:


Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), sức gió mạnh nhất tại Pakistan
thường xảy ra vào mùa đông, khi các cơn bão từ Trung Á và vùng biển Đỏ tiến đến. Theo dữ
liệu của WMO, tốc độ gió trung bình tháng mạnh nhất tại Pakistan vào tháng 1 khoảng 8-12
m/s, tương đương với khoảng 28-43 km/h.
Một bản đồ gió hoàn chỉnh về các hành lang gió của Pakistan ở Hình 2.6. Dự kiến cho kịch
bản năng lượng gió, khoảng 0,5 TW có thể được sản xuất vào cuối năm 2016. Trong các khu
vực hành lang gió Sindh, tốc độ gió đạt khoảng 5 –12 m/s (Sheikh, 2010). Pakistan có tuyến
đường ven biển Sindh, nơi có nguồn gió dồi dào với tiềm năng phát điện lên tới 20 GW. Tuy
nhiên, việc sử dụng hợp lý tiềm năng gió chỉ tồn tại trong tỉnh Sindh để phát điện, có thể đáp
ứng nhiệm vụ của cuộc khủng hoảng điện trong nước (Muneer và Asif, 2007). Qua đó thấy được
không chỉ có mỗi năng lượng điện phát ra từ các tuabin gió lớn mà còn cho thấy tiềm năng của
năng lượng gió trong các tuabin ở đường cao tốc.

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 9/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

Hình 2.6: Bản đồ gió hoàn chỉnh về các hành lang gió của Pakistan

Ngoài triển vọng gió tự nhiên, các phương tiện dọc theo đường cao tốc gây ra nhiễu loạn gió
và hiện tượng này có thể tăng cường tốc độ gió. Theo bản đồ đường cao tốc ở Hình 2.7 và số
liệu tìm được (năm 2014), có hai khu vực đường cao tốc chính ở Pakistan sử dụng tuabin gió
trên cao tốc:
M-1: bắt đầu từ Peshawar và kết thúc tại Islamabad (155 km)
M-2: bắt đầu từ Islamabad và kết thúc tại Lahore. (367 km)

Hình 2.7: Bản đồ đường cao tốc với các địa điểm bắt đầu và kết thúc của M-1 và M-2

Bản đồ gió của Pakistan thể hiện trong Hình 2.6 đã được sử dụng để xác định các vị trí
tiềm năng để đo tốc độ gió trên đường cao tốc. Dựa trên bản đồ gió, ba địa điểm tiềm năng là
Burhan Interchange (Hình 2.8), Ghazi Barotha (Hình 2.9) và Chakri Corridors (Hình 2.10) đã
được chọn để đo lường và đánh giá tiềm năng gió. Tốc độ gió được đo tại các vị trí này bằng
máy đo gió có khả năng đo từ 0,3 - 40 m/s.

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 10/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

Hình 2.8: Bản đồ đường cao tốc ở Burhan Interchange

Hình 2.9: Bản đồ đường cao tốc ở Ghazi Barotha

Hình 2.10: Bản đồ đường cao tốc ở Chakri Corridors

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 11/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

Qua mô tả Bảng 2.3 về tốc độ gió theo đường cao tốc. Nhận thấy rằng Chakri Corridors có
tiềm năng gió cao nhất với tốc độ gió trung bình là 7,5 m/s, trong khi hành lang Kênh đào Ghazi
Barotha có tiềm năng gió thấp nhất với tốc độ gió trung bình là 1,2 m/s.
Bảng 2.3: Tốc độ gió được ghi lại dọc theo đường cao tốc

⇒ Dựa trên dữ liệu được thu thập thông qua Bảng 2.4, các phép đo tại các địa điểm khác
nhau trên đường cao tốc, tiềm năng năng lượng lý thuyết của các địa điểm này được tính toán
bằng các phương trình phân tích. Kết quả phân tích này là cơ sở để lựa chọn địa điểm phù hợp
để lắp đặt cối xay gió dọc theo đường cao tốc. Tua bin tham chiếu được sử dụng cho các tính
toán này có đường kính 5m.
Bảng 2.4: Bảng số liệu tiềm năng gió tính toán dọc theo đường cao tốc

- Khí hậu:
Theo Hình 2.11, Pakistan có một loại khí hậu nhiệt đới khô hạn, với mùa hè nóng và khô,
còn mùa đông thường là lạnh và khô. Đặc điểm khí hậu này có thể ảnh hưởng đến hoạt động
của các tuabin gió trên đường cao tốc ở Pakistan.
Trong mùa hè, khí hậu nóng và khô có thể gây ra tình trạng quá tải cho các tuabin gió do
lượng khí nén tăng cao, gây ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của các tuabin gió. Ngoài ra,
nhiệt độ cao cũng có thể làm cho các vật liệu và các thiết bị trên các tuabin gió bị hư hỏng nhanh
hơn. Trong mùa đông, khí hậu lạnh có thể làm giảm hiệu suất của các tuabin gió do độ nhớt của
các dầu bôi trơn thay đổi trong điều kiện thời tiết lạnh. Điều này có thể làm giảm tuổi thọ của
các linh kiện của tuabin gió.
Tuy nhiên, sở dĩ Pakistan vẫn có thể đặt được các tuabin gió trên cao tốc nhờ vào đặc điểm
địa hình. Qua hình dưới đây, có thể thấy rằng các đường cao tốc M1 và M2 đều được lắp đặt tại
nơi có khí hậu không quá khắc nghiệt khiến cho các tuabin luôn hoạt động ở công suất tốt nhất
mà không quá lo ngại về tác động của khí hậu

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 12/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

Hình 2.11: Bản đồ phân loại khí hậu ở Pakistan

- Vận tốc xe trên đường cao tốc:


Ngoài tiềm năng gió tự nhiên, nhiễu loạn gió do xe cộ gây ra và sự gia tăng tốc độ gió do
nhiễu loạn xe cộ cũng được đo.
Tốc độ tối đa được phép trên các tuyến đường cao tốc ở Pakistan là 120 km/h. Theo đó, tỷ
lệ phương tiện vượt qua trên M-1 là 12 xe/phút và trên M-2 là 22 xe/phút với các phương tiện
nặng hơn sử dụng làn đường bên ngoài ở cả hai bên.
Người ta cũng quan sát thấy ảnh hưởng của sự xáo trộn giao thông đối với tốc độ gió tự
nhiên, điều này rất đáng kể khi lưu lượng giao thông đông đúc hơn ở các làn đường bên ngoài.
Chuyển động của phương tiện có tác động tích cực từ 0,6 đến 0,9 m/s đối với phương tiện giao
thông nhẹ và từ 0,8 đến 1,1 m/s đối với phương tiện giao thông nặng.
⇒ Mặc dù hiện tại Pakistan đã và đang triển khai tổng cộng 16 đường cao tốc ( M1 - M16),
tuy nhiên để áp dụng tuabin gió vào hoạt động ở các đường cao tốc khác. Pakistan sẽ gặp những
thách thức mà công nghệ phát điện gió phải đối mặt là:
• Diện tích dành riêng để lắp đặt tua-bin
• Dao động nguồn gió và khí hậu từng vùng miền
• Tính an toàn và hiệu quả cao
• Thiết kế cánh quạt phù hợp để thu được tối đa năng lượng gió
• Sử dụng tối ưu biến tần và các thiết bị điện khác
• Chi phí/ Vốn đầu tư

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 13/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

2.2.2.2 Mô hình ở Pakistan

- Mô tả thiết kế mô hình:
Mô hình Pakistan được mô tả thiết kế tuabin gió trục đứng VAWT có trục quay thẳng đứng so
với mặt đắt. Nói chung như thế hiện ở Hình 2.12, các thành phần chính của tuabin này bao gồm:

Hình 2.12: Thiết kế tuabin gió trục đứng VAWT

a. Cánh quạt (Rotor Blade) :


Cánh quạt Savonius là bộ phận quan trọng và cơ bản của tuabin gió, cánh quạt lấy năng
lượng từ gió và chuyển đổi động năng của nó thành chuyển động quay của trục. Các cánh quạt
thường được làm bằng các vật liệu nhẹ và bền như nhôm hoặc composite, sợi carbon... Một số
mô hình đã chọn hợp kim sợi thủy tinh vì chúng mang lại tỷ lệ giữa năng lượng mà một loại pin
cung cấp và trọng lượng của nó. Cánh quạt trên được mô tả dưới Hình 2.13, góc nghiêng được
chọn là góc 160°(tức là hướng nghiêng của cánh quạt so với trục dọc của máy là 20°) nhằm tối
ưu hóa hiệu suất vận hành của hệ thống tuabin gió khi gió thổi theo các hướng khác nhau

Hình 2.13: Thiết kế cánh quạt trong mô hình VAWT

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 14/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

b. Trục (Shaft)
Trục trong mô hình VAWT là thành phần quan trọng để giữ cho các cánh quạt quay đều và
ổn định. Trục thường được làm bằng thép và được cố định ở giữa của máy tuabin gió. Nó lần
lượt kết nối với máy phát điện trong vỏ chính. Một công cụ làm việc vững chắc đã được sử dụng
trong việc thiết kế các cánh và trục như thể hiện trong Hình 2.14. Với thiết kế đúng, trục sẽ giữ
cho cánh quạt quay đều và tránh được các trục trượt hoặc lệch hướng khi máy hoạt động.

Hình 2.14: Trục trong mô hình VAWT

c. Máy phát điện (Generator):


Việc chuyển đổi cơ năng quay thành năng lượng điện được thực hiện bởi máy phát điện. Các
loại máy phát điện khác nhau đã được sử dụng trong hệ thống năng lượng gió trong những năm
qua. Hình 2.15 mô tả một loại máy phát điện cho mô hình VAWT. Thông thường, các tua-bin
gió tạo ra điện thông qua các máy không đồng bộ được kết nối trực tiếp với lưới điện và tốc độ
quay của tuabin gió chậm hơn tốc độ quay tương đương của mạng điện - tốc độ quay điển hình
của máy phát điện gió là 5-20 vòng/phút trong khi máy được kết nối trực tiếp sẽ có tốc độ điện
từ 750-3600 vòng/phút. Điều này cũng làm giảm chi phí và trọng lượng của máy phát điện. Máy
phát điện được sử dụng cho nguyên mẫu là máy phát điện xoay chiều nam châm vĩnh cửu RPM
thấp và là máy phát điện với động cơ bước (stepper motor) có chức năng điều khiển tốc độ xoay
của cánh quạt VAWT đạt mức tối đa có dòng điện đầu ra là 5 Ampe. Máy phát điện phải được
kết nối với bộ chỉnh lưu cầu để có được dòng điện một chiều và để sạc pin.

Hình 2.15: Máy phát điện trong mô hình VAWT

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 15/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

d. Hộp số (Gearbox):
Gearbox trong mô hình VAWT kết nối trực tiếp với generator như Hình 2.16 Nó chuyển đổi
độ quay thấp của rotor thành độ quay cao hơn phù hợp với tốc độ quay cần thiết để tạo ra điện
năng. Với tốc độ quay đầu vào chậm hơn, gearbox cung cấp một tốc độ quay đầu ra cao hơn,từ
đó tăng hiệu suất hoạt động của generator bằng cách đưa tốc độ của generator lên mức tối ưu để
tạo ra điện năng đủ để sử dụng. Gearbox thường được thiết kế để có thể điều chỉnh được tốc độ
quay đầu ra để đảm bảo tốc độ quay của rotor luôn trong phạm vi hoạt động tối ưu của nó và độ
bền lâu dài.

Hình 2.16: Hộp số trong mô hình VAWT

- Đầu ra:
Mô hình VAWT ở Pakistan sử dụng cánh quạt có góc nghiêng 160 độ để tận dụng gió ở độ
cao trên cao tốc. Khi gió thổi vào cánh quạt, động lượng của gió sẽ chuyển đổi thành động lượng
của cánh quạt và quay trục quay. Trục quay này sẽ được kết nối với một hộp số để tăng tốc độ
quay và điều chỉnh tốc độ quay theo nhu cầu. Sau đó, trục quay sẽ kết nối với một máy phát điện
từ vĩnh cửu để chuyển đổi động năng thành điện năng. Đầu ra của mô hình VAWT ở Pakistan là
điện năng được tạo ra từ động cơ quay trục của cánh quạt.
Dự án Tua bin gió trục dọc đường cao tốc với máy phát điện xoáy được thiết kế để tạo ra
điện từ năng lượng gió trên đường cao tốc ở Pakistan. Tùy vào từng yếu tố như kích thước, công
suất và hiệu suất của hệ thống tua bin, tốc độ gió trên địa phương, cường độ ánh sáng và nhiệt
độ môi trường mà lượng điện tạo ra từ tua bin gió trục dọc đường cao tốc ở Pakistan sẽ khác
nhau. Theo một số báo cáo, ở các vùng có tốc độ gió trung bình từ 4 đến 5,5 m/s, đầu ra của tua
bin gió trục dọc đường cao tốc ở Pakistan có thể dao động từ vài kW đến hàng chục kW.

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 16/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

Chương 3

Nhận định đánh giá khả năng áp dụng tại


Việt Nam

Qua tìm hiểu hai mô hình ở Ấn Độ và Parkistan, nhóm thấy được rằng Việt Nam cũng có
những đặc điểm tương đồng về các thông số như tốc độ gió trung bình, vận tốc xe trung bình,
thời tiết, khí hậu,. . . .Vì vậy khả năng áp dụng mô hình này ở Việt Nam là có tính khả thi và có
thể thực hiện thí điểm được với tiềm lực đang có hiện giờ. Từ đó, thực hiện nghiên cứu về đặc
tính kỹ thuật của mô hình tua-bin gió và đề xuất địa điểm thí điểm phù hợp với mô hình

3.1 Các đặc tính kỹ thuật của mô hình


Mô hình của một tuabin gió đường cao tốc được thiết kế để hoạt động hiệu quả trong các
điều kiện gió địa phương. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về đặc tính kỹ thuật của mô hình này, nhóm đã
tìm hiểu về những thông số kỹ thuật quan trọng như nguyên lí hoạt động của tuabin gió, công
suất định mức, các bộ phận cấu thành mô hình và các thông số khác liên quan đến hoạt động
của tuabin gió đường cao tốc.

3.1.1 Nguyên lí hoạt động của Tuabin gió


Các tuabin gió hoạt động theo một nguyên lý rất đơn giản. Năng lượng của gió làm cho 2
hoặc 3 cánh quạt quay quanh 1 rotor. Mà rotor được nối với trục chính và trục chính sẽ truyền
động làm quay trục quay máy phát để tạo ra điện.
Turbin đường cao tốc trục đứng này được đặt ở dải phân cách đường cao tốc. Khi không khí
bị ép bởi phương tiện đi qua từ cả hai phía, tốc độ gió ở vị trí trung tâm cao hơn làn đường dành
cho người đi bộ. Gió này làm cho turbin quay với tốc độ cao và nó được ghép nối với máy phát
điện để tạo ra điện và năng lượng có thể được lưu trữ trong pin và nó được sử dụng vào ban
đêm. Quá trình chuyển đổi năng lượng này được giải thích bằng một số bước sau:

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 17/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

• Gió cưỡng bức và phần giữa của đường cao tốc sẽ tác động vào các cánh tuabin và làm
quay trong đó tuabin sẽ quay theo chiều kim đồng hồ ngay cả khi phương tiện di chuyển
ở bất kỳ phía nào của đường cao tốc. Bởi vì sự sắp xếp của các tuabin gió theo cách đó.
• Turbin đường cao tốc trục thẳng đứng, tuabin cánh quạt được kết hợp với hai máy phát
điện. Một chiếc ở trên cùng và chiếc còn lại ở dưới cùng của cánh quạt. Khi tuabin quay,
các máy phát điện được ghép nối sẽ sản xuất điện theo cả hai hướng.
• Do đó, năng lượng cơ học được chuyển đổi thành năng lượng điện bằng cách sử dụng máy
phát điện một chiều và năng lượng được tạo ra này được lưu trữ trong pin và được ứng
dụng sử dụng một cách khôn ngoan

3.1.2 Các bộ phận cấu thành mô hình


- Thiết kế cánh quạt:
Cánh tuabin gió có tiết diện ngang kiểu cánh quạt và có bước thay đổi. Trong khi thiết kế
kích thước của lưỡi, phải biết trọng lượng và giá thành của lưỡi. Máy phát điện gió lý tưởng có
vô số cánh mỏng vô hạn. Trong thế giới thực, nhiều cánh quạt hơn sẽ tạo ra nhiều mô-men xoắn
hơn, nhưng tốc độ chậm hơn và hầu hết các máy phát điện xoay chiều cần tốc độ khá tốt để cắt.
Thiết kế 2 cánh quạt rất nhanh (và do đó hoạt động rất tốt) và dễ chế tạo, nhưng có thể bị kêu
to hiện tượng ngáp do lực không cân bằng trên các cánh quạt. Thiết kế 3 cánh rất phổ biến và
thường là một lựa chọn rất tốt, nhưng khó chế tạo hơn thiết kế 2 cánh. Sử dụng nhiều hơn 4 cánh
dẫn đến nhiều phức tạp, chẳng hạn như các vấn đề về độ bền vật liệu với các cánh rất mỏng.
Thậm chí có thể thiết kế một cánh với đối trọng.
Con số này xác định tốc độ nhanh hơn bao nhiêu so với tốc độ gió mà các đầu lưỡi kiếm của
bạn được thiết kế để di chuyển. Lưỡi dao của bạn sẽ hoạt động tốt nhất ở tốc độ này, nhưng thực
tế sẽ hoạt động tốt ở nhiều tốc độ khác nhau. Tỷ lệ tốc độ đầu lý tưởng phụ thuộc vào đường
kính rôto, chiều rộng lưỡi, bước lưỡi, RPM cần thiết của máy phát điện và tốc độ gió. TSR cao
hơn sẽ tốt hơn cho máy phát điện xoay chiều và máy phát điện yêu cầu tốc độ vòng quay cao
nhưng đặc điểm tốc độ gió tại địa điểm cụ thể của bạn cũng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn. Nếu nghi
ngờ, hãy bắt đầu từ giữa và thay đổi thiết kế lưỡi dao của bạn tùy thuộc vào hiệu suất đo được.
- Trục tâm
Trục của tuabin bao gồm một thanh thép dài 1,5m có đường kính 25 mm. Việc sử dụng thép
thay vì kim loại nhẹ hơn như gang dựa trên sự sẵn có của vật liệu. Các đầu trên và dưới bằng
thép nhẹ có chiều dài 1 inch, mỗi đầu tương ứng được cố định để tạo độ bền cho trục rỗng. Giả
sử một trục rắn quay với tốc độ 75 vòng/phút được làm bằng thép nhẹ.
- Ổ trục
Để trục hoạt động trơn tru, cơ cấu ổ trục được sử dụng. Để giảm thiểu tổn thất do ma sát,
hai đầu trục được xoay vào một ổ trục có cùng kích thước. Vòng bi có đường kính của 2,54cm.
Vòng bi thường được cung cấp để hỗ trợ trục và hoạt động trơn tru của trục.

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 18/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

3.1.2.1 Tua bin gió

a. Lựa chọn cánh quạt


Trong thiết kế này, cánh quạt NACA 0012 được chọn. Cánh quạt được chọn là đối xứng và
bốn chữ số của bất kỳ cánh quạt NACA đều xác định biên dạng cánh như sau:
• Độ cong tối đa theo tỷ lệ phần trăm của hợp âm được mô tả bằng chữ số đầu tiên.
• Khoảng cách của độ cong tối đa từ mép trước của cánh gió tính theo phần trăm của dây
cung được mô tả bằng chữ số thứ hai.
• Độ dày tối đa của cánh gió tính theo phần trăm của dây cung được mô tả bằng hai chữ số
cuối.
Từ ba điểm trên, cấu hình cánh quạt đã chọn được mô tả như Hình 3.1, cánh quạt không có độ
cong và nó có độ dày bằng 12% so với tỷ lệ chiều dài dây cung của nó.

Hình 3.1: Mô hình cấu tạo cánh quạt

b. Các bộ phận chính trong mô hình VAWT


Sau khi chọn cánh quạt, tọa độ của nó được xuất ra phần mềm hoạt động vững chắc để thiết
kế cấu trúc cánh quạt và để thiết kế thêm theo kích thước yêu cầu.
Các bộ phận chính được thiết kế trong công việc này dành cho VAWT là các cánh hình cánh
quạt, trục tâm roto, ổ trục, giá đỡ ổ trục dưới và các khung đỡ rôto. Tất cả các thành phần này
được thiết kế riêng lẻ sau đó được lắp ráp lại với nhau để tạo thành mô hình khí động học của
VAWT (Hình 3.2). Ở đây, các lưỡi thẳng được sử dụng có bán kính gần như bằng chiều dài của
nó, những lưỡi này chịu trách nhiệm phát điện trên toàn bộ chiều dài của nó.

Hình 3.2: Mô hình khí động học của VAWT

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 19/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

c. Các vật liệu lắp ráp cho VAWT


Việc lựa chọn vật liệu để chế tạo mẫu là một trong những yêu cầu quan trọng nhất.
Nguyên mẫu thử nghiệm của VAWT được thiết kế khí động học bằng cách sử dụng thiết kế
máy CNC theo các thông số thiết kế được trình bày ở Bảng 3.1
Bảng 3.1: Bảng thông số thiết kế mô hình VAWT

Tuy nhiên, có nhiều loại vật liệu như gỗ, thép, nhôm, vật liệu sợi, sợi carbon... để thiết kế
cánh gió. Trong số các vật liệu này, một vật liệu phù hợp được chọn dựa trên đặc tính và hiệu
suất của chúng là vật liệu nhôm. Nhôm có tính chất dễ uốn có mức độ mỏi thấp. Ngoài ra, nhôm
này có độ bền kéo thấp, trọng lượng nhẹ hơn, giá thấp hơn và độ tin cậy tốt. Do đó nhôm được
sử dụng để chế tạo mô hình nguyên mẫu thử nghiệm trong phòng thí nghiệm của VAWT

3.1.2.2 Thiết bị xử lí đầu ra

Các đơn vị tuabin gió được ghép nối với nhau, cùng tạo ra nguồn điện năng mạnh mẽ để
cung cấp năng lượng, trong trường hợp này, nhóm quan tâm đến giải pháp năng lượng cho hệ
thống chiếu sáng đèn đường nên nhóm đề xuất hai giải pháp xử lý năng lượng đầu ra như sau:

Cách 1: Thay thế bóng đèn cao áp xoay chiều đang sử dụng với các bóng đèn cao áp 1
chiều. Ưu điểm của giải pháp này là tính tiết kiệm trong khâu lắp đặt, có thể trực tiếp thay
thế phần bóng đèn và nhanh chóng. Tuy nhiên, khuyết điểm của phương án này là cần
thêm một bộ ổn áp tại mỗi bóng đèn để đảm bảo dòng điện một chiều không bị sụt áp để
đảm bảo ổn định chiếu sáng, và tuổi thọ của bóng đèn một chiều thường tấp hơn bóng đèn
đa chiều.

Cách 2: Sau khi ghép nối hệ thống tuabin, tại đầu ra tổng của hệ thống, ta lắp đặt máy
biến biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều công suất lớn, từ đó đưa
dòng điện hòa vào lưới điện của hệ thống điện đèn đường.

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 20/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

Điện được tạo ra bằng cách khai thác năng lượng cơ học của gió phải đi qua một máy biến
áp để tăng điện áp và làm cho nó truyền thành công trên một khoảng cách dài. Các trạm điện và
hộp cầu chì nhận được dòng điện và sau đó biến đổi nó thành điện áp thấp hơn có thể được sử
dụng một cách an toàn.

3.2 Đề xuất địa điểm thí điểm và dự trù kinh phí


- Trong quá trình tìm kiếm địa điểm để đề xuất địa điểm thí điểm lắp tuabin gió trên đường cao
tốc ở Việt Nam, cần xem xét một số yếu tố quan trọng khi tiến hành lắp đặt turbin gió ở đường
cao tốc:

1. Sức gió: Vị trí lắp đặt tuabin gió trên đường cao tốc cần có sức gió đủ mạnh để đảm
bảo tuabin gió có thể sản xuất điện hiệu quả. Tuy nhiên, vận tốc gió quá mạnh có thể làm
hư hỏng tuabin gió, do đó cần phải lựa chọn vị trí có sức gió ổn định và phù hợp.
2. Khả năng truyền tải điện: Khi lắp đặt tuabin gió trên đường cao tốc, cần đảm bảo hệ
thống truyền tải điện đủ mạnh để đưa điện từ tuabin gió về trạm biến áp. Điều này yêu
cầu việc chọn vị trí phù hợp để tránh các rủi ro về an toàn và đảm bảo khả năng truyền tải
điện tối ưu.
3. Khoảng cách đến đường cao tốc: Vị trí lắp đặt turbine gió cần đảm bảo không ảnh
hưởng đến giao thông trên đường cao tốc. Cần đặt turbine gió đủ xa khỏi đường để không
gây cản trở hoặc mối nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
4. Độ cao: Vị trí lắp đặt turbine gió cần đảm bảo độ cao đủ để tối đa hóa hiệu suất của
turbine gió. Độ cao càng lớn, tốc độ gió càng mạnh và hiệu suất turbine gió càng cao.
5. Địa hình: Địa hình cũng là yếu tố quan trọng khi chọn vị trí lắp đặt turbine gió. Cần
đặt turbine gió trên các vùng đất cao, đồi núi hoặc các địa hình phẳng để tối đa hóa hiệu
suất.
6. Kinh tế: Việc lắp đặt tuabin gió trên đường cao tốc cần phải đảm bảo tính kinh tế, đảm
bảo chi phí lắp đặt và vận hành hợp lý, đồng thời đáp ứng được nhu cầu sản xuất điện của
khu vực đó.

Kết luận: Dựa trên các tiêu chí trên, nhóm đưa ra nhận định về một số địa điểm đường cao tốc
phù hợp ở Việt Nam và đề xuất địa điểm lắp đặt tuabin gió trên đường cao tốc Hồ Chí Minh -
Long Thành - Dầu Dây với chiều dài 55.7 km. Đây là một trong những đoạn đường cao tốc có
tốc độ gió đạt mức tối thiểu cho việc lắp đặt tuabin gió và không gây ảnh hưởng đến an toàn
giao thông. Ngoài ra, địa điểm này cũng có khả năng kết nối với lưới điện và đảm bảo thời gian
vận hành lâu dài và bền vững của hệ thống. Tuy nhiên, để thực hiện việc lắp đặt tuabin gió trên
đường cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Dây, cần phải xin phép và đảm bảo đã hoàn
thành đầy đủ các thủ tục liên quan đến các đơn vị và cơ quan có thẩm quyền

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 21/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

- Dự trù kinh phí cho 1 tuabin gió


Chi phí lắp ráp của một tuabin gió khoảng 13 triệu đồng. Số tiền này không bao gồm phí xử
lý, vận chuyển, bảo hiểm. Để bù đắp cho sự loại trừ này, chi phí cuối cùng của một tuabin được
ước tính là 14 triệu đồng
Ngoài ra, chi phí lắp ráp còn đến từ các nguồn khác như:
• Thời gian lắp tuabin: Cần 5 người để lắp 1 tuabin. Thời gian dự định có thể được thực
hiện là 1 tiếng.
• Chi phí lắp đặt: Giả định rằng một công nhân làm đường từ 0 đến 5 năm kinh nghiệm
nhận được mức lương trung bình là 10 triệu đồng mỗi tháng và làm việc 40 giờ một tuần.
Giả định rằng công nhân làm đường làm việc 160 giờ một tháng để bù cho thời gian nghỉ
phép và ốm đau. Điều này có nghĩa là một đội 5 công nhân có thể lắp đặt 8 tuabin mỗi
ngày với chi phí là 2,5 triệu đồng. Vậy chi phí lắp 1 tua-bin khoảng 300 nghìn đồng.
⇒ Chi phí lắp ráp và triển khai cho 1 tua-bin gió khoản 14,3 triệu đồng.
• Chi phí bảo trì, bảo dưỡng: Để duy trì hoạt động của các tua-bin gió, cần phải bảo trì. Việc
bảo trì bao gồm làm mới dầu của tua-bin và thay thế ổ. Dầu cần được làm mới khoảng 3
đến 4 lần một năm. Cứ sau 10 đến 20 năm, ổ bi của tua-bin cần được thay thế tùy thuộc
vào vị trí và cường độ gió.
⇒ Chi phí để bảo trì bảo dưỡng hằng tháng khoản 100 nghìn đồng
• Chi phí nghiên cứu: đội nghiên cứu gồm 5 người hoạt động trong 3 tháng. Thời gian làm
việc của đội là 4 giờ mỗi tuần, nên thời gian mỗi người bỏ ra để hoàn thành việc nghiên
cứu vào khoảng 48 tiếng. Giả định rằng các kĩ sư nhận được mức lương trung bình là 18
triệu đồng mỗi tháng. Suy ra mỗi tiếng, kĩ sư nhận được 75 nghìn đồng. Từ đó, khi xong
dự án, mỗi người nhận được 3,6 triệu đồng.
⇒ Tổng chi phí cho việc nghiên cứu của đội nghiên cứu là 18 triệu đồng.
Bảng 3.2 báo giá các thiết bị ( chưa bao gồm chi phí thuê nhân công lắp ráp ) sau khi tính thuế
VAT (10%) là 14 triệu đồng
Bảng 3.2: Bảng báo giá thiết bị lắp ráp tuabin gió

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 22/28


Chương 4

Tổng kết

Tua bin gió đường cao tốc là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật cơ
khí, đặc biệt là trong thiết kế và xây dựng các công trình giao thông vận tải.
Vì vậy việc nghiên cứu và áp dụng các hệ thống tua bin gió trên đường cao tốc là một lĩnh
vực rất tiềm năng và có thể mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Các hệ thống tua bin gió có thể
giúp tối ưu hóa sử dụng năng lượng tái tạo, giảm thiểu ô nhiễm và khí thải trong môi trường,
tăng hiệu quả vận hành và giảm chi phí điện năng.
Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống tua bin gió cũng đòi hỏi sự đầu tư về công nghệ, vật liệu
và chi phí đầu tư ban đầu không nhỏ, đòi hỏi sự nỗ lực lớn từ phía các tổ chức, doanh nghiệp
cũng như sự cho phép từ phía chính phủ. Việc nghiên cứu và phát triển các giải pháp kỹ thuật
mới cũng như tìm kiếm các nguồn tài chính hỗ trợ là cần thiết để phát triển hệ thống tua bin gió
hiệu quả.

4.1 Kết quả đạt được


Mục đích chính của bài nghiên cứu là để điều tra tính khả thi, kỹ thuật và các lợi ích kinh tế
khi sử dụng tuabin gió trên đường cao tốc. Qua phân tích và nghiên cứu đã chỉ ra được đề tài có
tính khả thi về mặt kỹ thuật và công nghệ tuy nhiên chưa hẳn đã thành công khi thực thi vì còn
nhiều yếu tố của các bên liên quan về thái độ, sự quan tâm và quyền lực của họ, khả năng thất
bại khi phải cạnh tranh với các nhà thầu muốn sử dụng không gian dọc đường cao tốc cho các
mục đích quảng cáo, điện mặt trời,. . . và chi phí cũng là một rào cản lớn khi tiến hành thực hiện
với quy mô vừa và lớn.
Qua bài nghiên cứu này, nhóm cũng đã đề ra một mô hình được thiết kế dựa trên đặc điểm
của địa hình ở Việt Nam, với sự cân nhắc đến các yếu tố như độ cao của đường cao tốc, tốc độ
gió và khả năng động cơ của tuabin gió. Các yếu tố này được tính toán và xác định để đưa ra
một mô hình phù hợp nhất với điều kiện địa hình tại Việt Nam, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả
của hệ thống tua bin gió trên đường cao tốc.
Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

4.2 Hướng phát triển


Với những nỗ lực và nghiên cứu tiếp tục, chúng ta có thể tận dụng được tiềm năng của tua
bin gió trên đường cao tốc để đóng góp vào việc xây dựng một hệ thống giao thông vận tải
và môi trường bền vững. Có một số hướng phát triển tiềm năng khi nghiên cứu về tua bin gió
đường cao tốc như sau:
- Tối ưu hóa thiết kế tua bin gió để giảm thiểu lực cản và tăng hiệu quả vận hành và hiệu
suất hoạt động của tuabin gió, giảm chi phí sản xuất và cải thiện độ bền và tuổi thọ của
tua bin gió cũng là một phần quan trọng trong việc tối ưu hóa thiết kế.

- Đề xuất xây dựng hệ thống giám sát quản lí năng lượng ở tuabin gió đường cao tốc nhằm
giúp cho việc quản lí, bảo trì và nâng cao hiệu suất hoạt động của tuabin gió trở nên dễ
dàng hơn.

Hệ thống nếu thí điểm thành công sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một nguồn năng lượng
xanh trên các tuyến đường cao tốc, góp phần bảo vệ môi trường cũng như tiết kiệm được chi phí
điện năng hao tổn.

4.3 Tiến độ công việc và kinh phí dự án nghiên cứu

4.3.1 Bảng tiến độ dự án nghiên cứu


Dự án nghiên cứu của nhóm 8 - L11 đã hoàn thành đúng thời hạn được giao với mức độ
hoàn thiện ở mức 100% Dự án được chia nhỏ ra các công việc như trong Bảng 4.1, theo đó là
tiến độ hoàn thành công việc ở mỗi tuần, cụ thể như sau:
Bảng 4.1: Bảng tiến độ dự án nghiên cứu hiện thực trong 8 tuần

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 24/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

1. Tổng quan dự án

- Tên dự án: Nghiên cứu ứng dụng tuabin gió dạng trụ ống trên đường các cao tốc chuyển
đổi giao thông thành nguồn điện năng sạch

- Mục tiêu dự án: Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của tuabin gió và khả năng ứng dụng
trên đường cao tốc, đồng thời phân tích đầu ra và đưa ra đề xuất lắp đặt phù hợp đối với
Việt Nam.

- Thời gian thực hiện dự án: Từ 30/01/2023 đến 4/4/2023

- Ngân sách dự án: 25 triệu đồng

2. Tiến độ thực hiện công việc

Trong quá trình thực hiện công việc, nhóm đã gặp một số vấn đề trong quá trình nghiên cứu,
tuy nhiên nhờ có sự đóng góp và nỗ lực khi hoạt động nhóm cùng nhau khiến cho dự án nghiên
cứu được hoàn thành một cách suôn sẻ, Bảng 4.2 thể hiện các công việc đã thực hiện và tiến độ
hoàn thành của nhóm đạt được

Bảng 4.2: Bảng tiến độ hoàn thành dự án nghiên cứu

3. Khó khăn và thách thức

- Khó khăn trong việc thu thập dữ liệu từ mô hình tuabin gió trên đường cao tốc ở Pakistan
do giới hạn về tài nguyên.

- Thách thức trong việc phân tích dữ liệu từ Pakistan và Ấn Độ để đưa ra mặt lợi và hại
của 2 nơi

4. Kết quả đạt được

- Tìm ra được một mô hình turbin gió phù hợp để có thể ứng dụng tại Việt Nam, đề xuất
phương án kỹ thuật và tính toán chi phí khi tiến hành thí điểm tại Việt Nam

- Đề xuất ra được các địa điểm khả thi có đặc điểm địa lí phù hợp để có thể lắp đặt, lên đề
án cho tuabin gió trên đường cao tốc tại Việt Nam

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 25/28


Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

4.3.2 Bảng kinh phí dự án nghiên cứu


Bảng 4.3 kinh phí dự án nghiên cứu bao gồm chi phí lương phải trả cho đội nghiên cứu, chi
phí đi lại, in ấn báo cáo ...
Bảng 4.3: Bảng kinh phí dự án nghiên cứu

Sau khi tính toán tổng cộng tất cả kinh phí nghiên cứu của dự án đã dư ra hơn 4 triệu đồng
so với với ngân sách của dự án. Số tiền này sẽ được thưởng theo hệ số của mỗi thành viên đóng
góp trong dự án đảm bảo sự công bằng và hợp lí cho từng thành viên

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 26/28


Tài liệu tham khảo

[1] Tua-bin gió trục đứng - một giải pháp công nghệ có tiềm năng thương mại hoá trong
tương lai.
Truy cập từ: https://www.most.gov.vn/vn/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=
20292&tieude=tua-bin-gio-truc-dung---mot-giai-phap-cong-nghe-co-\
tiem-nang-thuong-mai-hoa-trong-tuong-lai.aspx.

[2] Vertical Axis Wind Turbine: Aerodynamic Modelling and its Testing in Wind Tun-
nel. Truy cập từ: https://www.researchgate.net/publication/306067795_
Vertical_Axis_Wind_Turbine_Aerodynamic_Modelling_and_its_Testing_
in_Wind_.

[3] Building A Low Cost Wind Turbine in Highways For Rural House Electricity Demand.
Truy cập từ: https://www.scribd.com/document/424509271/Pdf.

[4] Design and Analysis of Highway Wind Power Generation using Vertical Axis
Wind Turbine. Truy cập từ: https://www.slideshare.net/irjetjournal/
irjet-design-and-analysis-of-highway-wind-power-generation-\
using-vertical-axis-wind-turbine.

[5] Evaluation of Wind Energy Potential alongside Motorways of Pakistan. Truy cập từ:
https://www.researchgate.net/publication/270506506_Evaluation_of_
Wind_Energy_Potential_alongside_Motorways_of_Pakistan.
Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM

THÔNG TIN LIÊN HỆ


Nhóm trưởng : Đỗ Thái Phước
SĐT liên hệ : 0349301637
Email : phuoc.do2803@hcmut.edu.vn

Kỹ năng chuyên nghiệp cho kỹ sư - HK222 Trang 28/28


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HỢP ĐỒNG THÀNH LẬP NHÓM

Các nội dung chính


Các nội dung này là kết quả thảo luận và nhất trí của nhóm trong lần họp mặt lần đầu tiên,
xác định các giá trị cốt lõi của nhóm:

• Các nguyên tắc làm việc nhóm


• Kế hoạch giao tiếp của nhóm

• Tiêu chí đánh giá thành viên

I. THÔNG TIN NHÓM


Nhóm : 11

STT MSSV Họ và Tên Gmail Chữ kí

1 1914760 Đỗ Thái Phước phuoc.do2803@hcmut.edu.vn


2 1910393 Nguyễn Trung Nguyên nguyen.nguyencreator@hcmut.edu.vn
3 1913848 Võ Hoàng Khôi khoi.vokhoi._.228@hcmut.edu.vn
4 2013329 Thái Tăng Huy huy.thai02112002@hcmut.edu.vn
5 2010754 Nguyễn Đình Tuấn tuan.nguyen081102@hcmut.edu.vn
II. CÁC NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC NHÓM
1. Những điều mọi thành viên thuộc về nhóm phải làm :
 Đi học, đi họp đúng giờ
 Nghiêm túc trong lúc hoạt động nhóm, tôn trọng tất cả thành viên trong nhóm
 Có tinh thần trách nhiệm với nhóm và hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công
 Biết lắng nghe, tích cực, chủ động xây dựng và đóng góp ý kiến
 Đoàn kết, giúp đỡ trong hoạt động nhóm đồng thời thông cảm, hỗ trợ khi có thành viên
gặp khó khăn

2. Những điều mọi thành viên thuộc về nhóm không được làm :

 Nghỉ học, nghỉ họp không có lý do, không báo trước


 Gây chia rẽ, mất đoàn kết giữa các thành viên
 Chửi tục, nói năng mất tôn trọng người khác
 Không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn mà không có lí do chính đáng (nếu có lí do
phải báo trước với các thành viên còn lại để mọi người giúp đỡ)
 Không được ba phải, phải có ý kiến riêng của mình trong lúc hoạt động nhóm

3. Những điều một thành viên thuộc về nhóm nên làm theo (không bắt buộc) :
 Tham gia các hoạt động của nhóm lúc trên lớp và khi hoạt động nhóm

 Nên có ý kiến, suy nghĩ riêng của bản thân trong lúc hoạt động nhóm

 Có thái độ tôn trọng, tinh thần trách nhiệm và đoàn kết các thành viên trong nhóm

 Nên có tinh thần học hỏi và lắng nghe ý kiến người khác
III. KẾ HOẠCH GIAO TIẾP NHÓM
Tần suất gặp mặt hàng tuần: Mỗi tuần 1 lần.

Thời gian: 9h00 sáng Chủ nhật hàng tuần

Địa điểm: Tòa H6 Trường ĐH Bách Khoa TPHCM hoặc họp online qua Google Meet (khi các
thành viên nhóm không thể gặp mặt trực tiếp )

Thông báo thông qua: Nhắn tin Zalo trong nhóm các thành viên. Nhắn tin trực tiếp SMS khi có
việc gấp

Tối thiểu thông báo trước: 1 ngày (Thông báo gấp thì trước 8 tiếng)

Thành viên khi nhận được tin nhắn thông báo phải hồi đáp lại để chứng tỏ đã nhận và đã đọc
thông báo.

Nếu thành viên không hồi đáp thông báo họp hoặc một thông báo gấp thì nhóm trưởng sẽ gọi
cho thành viên đó.

IV. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN


1. Quy tắc làm việc của nhóm

 Nếu giao công việc mà không chịu thực hiện sẽ bị sẽ bị chia 0 điểm

 Nếu giao công việc hoàn thành không đúng thời hạn hoặc làm không nghiêm túc
thì sẽ bị phạt trừ điểm tùy theo mức độ. Nếu vi phạm nhiều lần mà không có lí do
chính đáng sẽ xem xét cho 0 điểm

 Thành viên của nhóm phải làm bù phần công việc khác trong tương lai nếu như
thành viên đó có việc bận không thể hoàn thành công việc được giao

2. Quy tắc cho điểm thành viên

 Điểm được tính trên thang điểm 10.


 Lần lượt mỗi người sẽ đánh giá cho 4 người còn lại. Sau đó lấy điểm trung bình
làm điểm quá trình làm việc nhóm
 Thang điểm đánh giá được đề nghị như sau:
+ 10: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Giúp đỡ các thành viên khác. Tích
cực trong hoạt động của nhóm, có tinh thần trách nhiệm cao. Không vi
phạm điều lệ nhóm.
+ 8 – 9: Hoàn thành nhiệm vụ đúng hẹn. Tích cực trong suốt quá trình hoạt
động. Có tinh thần trách nhiệm. Không vi phạm điều lệ nhóm.
+ 6 – 7: Có cố gắng trong suốt quá trình hoạt động nhóm. Không vi phạm quá
2 lần điều lệ nhóm.
+ 4 – 5: Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm điều lệ nhóm trên 3 lần.
+ 0 – 3: Vi phạm quy tắc làm việc nhóm. Không hoạt động nhóm. Gây mâu
thuẫn trong nhóm.

Hợp đồng thành lập nhóm đã được thông qua và kí kết.

TP.HCM, ngày 11, tháng 1, năm 2023

Các thành viên kí tên:

Đỗ Thái Phước Nguyễn Trung Nguyên

Võ Hoàng Khôi Thái Tăng Huy

Nguyễn Đình Tuấn


Trường Đại Học Bách Khoa HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HCM, ngày 31 tháng 1 năm 2023

BIÊN BẢN HỌP

Tên cuộc họp Họp nhóm tuần 5 Kỹ Năng Chuyên nghiệp cho Kỹ Sư
Ngày họp 31/1/2023 Thời gian Bắt đầu 9:30 pm
Kết thúc 10:00 pm
Mục đích Triển khai lập kế hoạch dự án
cuộc họp Thành lập tiêu chí đánh giá các thành viên
Người tổ chức Đỗ Thái Phước

1. Điểm danh buổi họp


Tên Chức vụ Điểm danh
Đỗ Thái Phước Nhóm trưởng Có mặt
Nguyễn Trung Nguyên Thư kí cuộc họp Có mặt
Nguyễn Đình Tuấn Thành viên nhóm Có mặt
Thái Tăng Huy Thành viên nhóm Có mặt
Võ Hoàng Khôi Thành viên nhóm Có mặt

2. Các nội dung thảo luận trong cuộc họp


Chủ đề Nội dung
1. Lập kế hoạch cho dự án Dựa trên kết quả tìm hiểu đề tài, đề xuất và thành
lập thời gian biểu và kế hoạch chi tiết thực hiện dự
án
2. Phân bổ công việc Phân chia công việc cho 2 nhóm nhỏ thực hiện
dự án theo tiến độ
3. Thành lập các tiêu chí Đề xuất các tiêu chí đánh giá để áp dụng kể từ lần
đánh giá họp tiếp theo
3. Các hoạt động của thành viên trong cuộc họp
Công việc thực hiện Thành viên Xác nhận
(kí tên)
Đề xuất xây dựng kế hoạch thực hiện dự án Đỗ Thái Phước
Nguyễn Trung Nguyên
Nguyễn Đình Tuấn
Thái Tăng Huy
Võ Hoàng Khôi
Thành lập các tiêu chí đánh giá Đỗ Thái Phước
Nguyễn Trung Nguyên
Nguyễn Đình Tuấn
Thái Tăng Huy
Võ Hoàng Khôi
Phân chia công việc theo tiến độ dự án Đỗ Thái Phước
Nhóm trưởng đánh giá từng thành viên Đỗ Thái Phước

4. Ý kiến của các thành viên

IV. Kết luận cuộc họp:


Cuộc họp đạt được những kết quả như mục tiêu đề ra, các thành viên đều thống nhất và
đồng ý với các quyết định nhóm đề xuất.Cần cải thiện việc đóng góp ý kiến.
Cuộc họp kết thúc vào lúc 10 giờ ngày 31 tháng 1 năm 2023, nội dung cuộc họp đã
được các thành viên dự họp thông qua và cùng ký vào biên bản.
Biên bản được các thành viên nhất trí thông qua và có hiệu lực kể từ ngày ký.

THƯ KÝ CHỦ TRÌ


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

CÁC THÀNH VIÊN KHÁC


(Ký, ghi rõ họ tên)
Trường Đại Học Bách Khoa HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HCM, ngày 7 tháng 2 năm 2023

BIÊN BẢN HỌP

Tên cuộc họp Họp nhóm tuần 6 Kỹ Năng Chuyên nghiệp cho Kỹ Sư
Ngày họp 7/2/2023 Thời gian Bắt đầu 9:00 pm
Kết thúc 10:00 pm
Mục đích Báo cáo tiến độ thực hiện dự án
cuộc họp Đánh giá các thành viên dựa trên các tiêu chí đã đề xuất
Người tổ chức Đỗ Thái Phước

1. Điểm danh buổi họp


Tên Chức vụ Điểm danh
Đỗ Thái Phước Nhóm trưởng Có mặt
Nguyễn Trung Nguyên Thư kí cuộc họp Có mặt
Nguyễn Đình Tuấn Thành viên nhóm Có mặt
Thái Tăng Huy Thành viên nhóm Có mặt
Võ Hoàng Khôi Thành viên nhóm Có mặt

2. Các nội dung thảo luận trong cuộc họp


Chủ đề Nội dung
1. Báo cáo tiến độ dự án Dựa trên kết quả tìm hiểu đề tài, hai nhóm được
phân công báo cáo tiến độ thực hiện
2. Phân bổ công việc Hai nhóm tiếp tục hoàn thành công việc để tổng kết
và thực hiện tiến độ dự án vào tuần tới
3. Thành lập các tiêu chí Đánh giá các thành viên dựa trên các tiêu chí đã đề
đánh giá xuất từ lần họp trước
3. Các hoạt động của thành viên trong cuộc họp
Công việc thực hiện Thành viên Xác nhận
(kí tên)
Báo cáo kết quả đánh giá khảo sát Ấn Độ Nguyễn Trung Nguyên
Báo cáo kết quả đánh giá khảo sát Pakistan Nguyễn Đình Tuấn
Phân chia công việc theo tiến độ dự án Đỗ Thái Phước
Nhóm trưởng đánh giá từng thành viên Đỗ Thái Phước

4. Ý kiến của các thành viên

IV. Kết luận cuộc họp:


Cuộc họp đạt được những kết quả như mục tiêu đề ra, các thành viên đều thống nhất và
đồng ý với các quyết định nhóm đề xuất. Cần cải thiện việc đóng góp ý kiến.
Cuộc họp kết thúc vào lúc 10 giờ ngày 7 tháng 2 năm 2023, nội dung cuộc họp đã
được các thành viên dự họp thông qua và cùng ký vào biên bản.
Biên bản được các thành viên nhất trí thông qua và có hiệu lực kể từ ngày ký.

THƯ KÝ CHỦ TRÌ


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

CÁC THÀNH VIÊN KHÁC


(Ký, ghi rõ họ tên)
Trường Đại Học Bách Khoa HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HCM, ngày 19 tháng 2 năm 2023

BIÊN BẢN HỌP

Tên cuộc họp Họp nhóm tuần 7 Kỹ Năng Chuyên nghiệp cho Kỹ Sư
Ngày họp 19/2/2023 Thời gian Bắt đầu 9:30 pm
Kết thúc 10:00 pm
Mục đích Triển khai các công việc tiếp theo của dự án
cuộc họp Đánh giá sơ bộ các thành viên trong thời gian vừa qua
Người tổ chức Đỗ Thái Phước

1. Điểm danh buổi họp


Tên Chức vụ Điểm danh
Đỗ Thái Phước Nhóm trưởng Có mặt
Nguyễn Trung Nguyên Thư kí cuộc họp Có mặt
Nguyễn Đình Tuấn Thành viên nhóm Có mặt
Thái Tăng Huy Thành viên nhóm Có mặt
Võ Hoàng Khôi Thành viên nhóm Có mặt

2. Các nội dung thảo luận trong cuộc họp


Chủ đề Nội dung
1. Báo cáo tiến độ Báo cáo hoàn thành các công việc đã giao vào tuần
trước
2.Đánh giá và tổng kết Đánh giá tổng kết sơ bộ về đề tài: các yêu cầu về tài
liệu, kỹ thuật, nội dung, chi phí,….
3. Phân bổ công việc Phân chia công việc cho cả nhóm tiếp tục tìm hiểu và
bổ sung vào phần nội dung, chuẩn bị hoàn thiện báo
cáo
4. Đánh giá thành viên Nhận xét thái độ của các thành viên sau khi có đã có
bảng đánh giá chéo trong làm việc nhóm
3. Các hoạt động của thành viên trong cuộc họp
Công việc thực hiện Thành viên Xác nhận
(kí tên)
Báo cáo, đánh giá kết quả công việc tuần trước Đỗ Thái Phước
Nguyễn Trung Nguyên
Nguyễn Đình Tuấn
Thái Tăng Huy
Võ Hoàng Khôi
Tổng hợp và phân tích mặt lợi mặt hại của 2 Nguyễn Trung Nguyên
nơi
Nguyễn Đình Tuấn
Thái Tăng Huy
Võ Hoàng Khôi
Phân chia công việc theo tiến độ dự án Đỗ Thái Phước
Nhóm trưởng đánh giá từng thành viên Đỗ Thái Phước

4. Ý kiến của các thành viên

IV. Kết luận cuộc họp:


Cuộc họp đạt được những kết quả như mục tiêu đề ra, các thành viên đều thống nhất và
đồng ý với các quyết định nhóm đề xuất.Cần cải thiện việc đóng góp ý kiến.
Cuộc họp kết thúc vào lúc 10 giờ ngày 19 tháng 2 năm 2023, nội dung cuộc họp đã
được các thành viên dự họp thông qua và cùng ký vào biên bản.
Biên bản được các thành viên nhất trí thông qua và có hiệu lực kể từ ngày ký.

THƯ KÝ CHỦ TRÌ


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

CÁC THÀNH VIÊN KHÁC


(Ký, ghi rõ họ tên)
Trường Đại Học Bách Khoa HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HCM, ngày 26 tháng 2 năm 2023

BIÊN BẢN HỌP

Tên cuộc họp Họp nhóm tuần 8 Kỹ Năng Chuyên nghiệp cho Kỹ Sư
Ngày họp 26/2/2023 Thời gian Bắt đầu 9:30 pm
Kết thúc 10:00 pm
Mục đích Triển khai các công việc tiếp theo của dự án
cuộc họp Đánh giá sơ bộ các thành viên trong thời gian vừa qua
Người tổ chức Đỗ Thái Phước

1. Điểm danh buổi họp


Tên Chức vụ Điểm danh
Đỗ Thái Phước Nhóm trưởng Có mặt
Nguyễn Trung Nguyên Thư kí cuộc họp Có mặt
Nguyễn Đình Tuấn Thành viên nhóm Có mặt
Thái Tăng Huy Thành viên nhóm Có mặt
Võ Hoàng Khôi Thành viên nhóm Vắng

2. Các nội dung thảo luận trong cuộc họp


Chủ đề Nội dung
1. Báo cáo tiến độ Báo cáo hoàn thành các công việc đã giao vào tuần
trước
2.Đánh giá và tổng kết Đánh giá tổng kết sơ bộ về đề tài: các yêu cầu về tài
liệu, kỹ thuật, nội dung, chi phí,….
3. Phân bổ công việc Phân chia công việc cho cả nhóm tiếp tục tìm hiểu và
bổ sung vào phần nội dung, chuẩn bị hoàn thiện báo
cáo
4. Đánh giá thành viên Nhận xét thái độ của các thành viên sau khi có đã có
bảng đánh giá chéo trong làm việc nhóm
3. Các hoạt động của thành viên trong cuộc họp
Công việc thực hiện Thành viên Xác nhận
(kí tên)
Phân tích và lựa chọn mô hình thích hợp để áp Đỗ Thái Phước
dụng tại Việt Nam
Nguyễn Trung Nguyên
Nguyễn Đình Tuấn
Thái Tăng Huy
Võ Hoàng Khôi
Chọn địa điểm cao tốc ở Việt Nam Đỗ Thái Phước
Nguyễn Trung Nguyên
Nguyễn Đình Tuấn
Thái Tăng Huy
Võ Hoàng Khôi
Phương thức lắp đặt theo mô hình Ấn Độ Nguyễn Trung Nguyên
Võ Hoàng Khôi
Thiết bị cần thiết cho mô hình Ấn Độ, tìm hiểu Nguyễn Đình Tuấn
thêm các thiết bị xử lí đầu ra
Thái Tăng Huy
Phân chia công việc theo tiến độ dự án Đỗ Thái Phước
Nhóm trưởng đánh giá từng thành viên Đỗ Thái Phước

4. Ý kiến của các thành viên

IV. Kết luận cuộc họp:


Cuộc họp đạt được những kết quả như mục tiêu đề ra, các thành viên đều thống nhất và
đồng ý với các quyết định nhóm đề xuất.Cần cải thiện việc đóng góp ý kiến.
Cuộc họp kết thúc vào lúc 10 giờ ngày 26 tháng 2 năm 2023, nội dung cuộc họp đã
được các thành viên dự họp thông qua và cùng ký vào biên bản.
Biên bản được các thành viên nhất trí thông qua và có hiệu lực kể từ ngày ký.

THƯ KÝ CHỦ TRÌ


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

CÁC THÀNH VIÊN KHÁC


(Ký, ghi rõ họ tên)
Trường Đại Học Bách Khoa HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HCM, ngày 5 tháng 3 năm 2023

BIÊN BẢN HỌP

Tên cuộc họp Họp nhóm tuần 9 Kỹ Năng Chuyên nghiệp cho Kỹ Sư
Ngày họp 5/3/2023 Thời gian Bắt đầu 9:30 pm
Kết thúc 10:00 pm
Mục đích Triển khai các công việc tiếp theo của dự án
cuộc họp Đánh giá sơ bộ các thành viên trong thời gian vừa qua
Người tổ chức Đỗ Thái Phước

1. Điểm danh buổi họp


Tên Chức vụ Điểm danh
Đỗ Thái Phước Nhóm trưởng Có mặt
Nguyễn Trung Nguyên Thư kí cuộc họp Có mặt
Nguyễn Đình Tuấn Thành viên nhóm Có mặt
Thái Tăng Huy Thành viên nhóm Có mặt
Võ Hoàng Khôi Thành viên nhóm Có mặt

2. Các nội dung thảo luận trong cuộc họp


Chủ đề Nội dung
1. Báo cáo tiến độ Báo cáo tiến độ nghiên cứu 2 mô hình ở Ấn Độ và
Parkistan vào tuần trước
2. Phân bổ công việc Phân chia công việc cho 2 nhóm nhỏ thực hiện tiếp
dự án theo tiến độ
3. Đánh giá thành viên Nhận xét thái độ của các thành viên sau khi có đã có
bảng đánh giá chéo trong làm việc nhóm
3. Các hoạt động của thành viên trong cuộc họp
Công việc thực hiện Thành viên Xác nhận
(kí tên)
Báo cáo kết quả đánh giá khảo sát Ấn Độ Nguyễn Trung Nguyên
Báo cáo kết quả đánh giá khảo sát Pakistan Nguyễn Đình Tuấn
Phân chia công việc theo tiến độ dự án Đỗ Thái Phước
Nhóm trưởng đánh giá từng thành viên Đỗ Thái Phước

4. Ý kiến của các thành viên

IV. Kết luận cuộc họp:


Cuộc họp đạt được những kết quả như mục tiêu đề ra, các thành viên đều thống nhất và
đồng ý với các quyết định nhóm đề xuất.Cần cải thiện việc đóng góp ý kiến.
Cuộc họp kết thúc vào lúc 10 giờ ngày 5 tháng 3 năm 2023, nội dung cuộc họp đã
được các thành viên dự họp thông qua và cùng ký vào biên bản.
Biên bản được các thành viên nhất trí thông qua và có hiệu lực kể từ ngày ký.

THƯ KÝ CHỦ TRÌ


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

CÁC THÀNH VIÊN KHÁC


(Ký, ghi rõ họ tên)
Trường Đại Học Bách Khoa HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HCM, ngày 12 tháng 3 năm 2023

BIÊN BẢN HỌP

Tên cuộc họp Họp nhóm tuần 10 Kỹ Năng Chuyên nghiệp cho Kỹ Sư
Ngày họp 12/3/2023 Thời gian Bắt đầu 9:30 pm
Kết thúc 10:00 pm
Mục đích Triển khai các công việc tiếp theo của dự án
cuộc họp Đánh giá sơ bộ các thành viên trong thời gian vừa qua
Người tổ chức Đỗ Thái Phước

1. Điểm danh buổi họp


Tên Chức vụ Điểm danh
Đỗ Thái Phước Nhóm trưởng Có mặt
Nguyễn Trung Nguyên Thư kí cuộc họp Có mặt
Nguyễn Đình Tuấn Thành viên nhóm Có mặt
Thái Tăng Huy Thành viên nhóm Có mặt
Võ Hoàng Khôi Thành viên nhóm Có mặt

2. Các nội dung thảo luận trong cuộc họp


Chủ đề Nội dung
1. Báo cáo tiến độ Báo cáo hoàn thành các công việc đã giao vào tuần
trước
2.Đề xuất thiết bị Đề xuất các thiết bị cần thiết cho một mô hình hoàn
chỉnh
3.Thiết lập bảng kinh phí Thiết lập các chi phí cần thiết cho đề án: vật tư, nhân
công, chi phí hội họp, đi lại, phát sinh,…..
4. Phân bổ công việc Phân chia công việc cho 2 nhóm nhỏ thực hiện tiếp
dự án theo tiến độ
5. Đánh giá thành viên Nhận xét thái độ của các thành viên sau khi có đã có
bảng đánh giá chéo trong làm việc nhóm
3. Các hoạt động của thành viên trong cuộc họp
Công việc thực hiện Thành viên Xác nhận
(kí tên)
Báo cáo kết quả hoàn thành ở Ấn Độ Nguyễn Trung Nguyên
Báo cáo kết quả hoàn thành ở Pakistan Nguyễn Đình Tuấn
Phân chia công việc theo tiến độ dự án Đỗ Thái Phước
Nhóm trưởng đánh giá từng thành viên Đỗ Thái Phước

4. Ý kiến của các thành viên

IV. Kết luận cuộc họp:


Cuộc họp đạt được những kết quả như mục tiêu đề ra, các thành viên đều thống nhất và
đồng ý với các quyết định nhóm đề xuất.Cần cải thiện việc đóng góp ý kiến.
Cuộc họp kết thúc vào lúc 10 giờ ngày 12 tháng 3 năm 2023, nội dung cuộc họp đã
được các thành viên dự họp thông qua và cùng ký vào biên bản.
Biên bản được các thành viên nhất trí thông qua và có hiệu lực kể từ ngày ký.

THƯ KÝ CHỦ TRÌ


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

CÁC THÀNH VIÊN KHÁC


(Ký, ghi rõ họ tên)
Trường Đại Học Bách Khoa HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HCM, ngày 30 tháng 3 năm 2023

BIÊN BẢN HỌP

Tên cuộc họp Họp nhóm tuần 11 Kỹ Năng Chuyên nghiệp cho Kỹ Sư
Ngày họp 30/3/2023 Thời gian Bắt đầu 9:30 pm
Kết thúc 10:00 pm
Mục đích Triển khai các công việc tiếp theo của dự án
cuộc họp Đánh giá sơ bộ các thành viên trong thời gian vừa qua
Người tổ chức Đỗ Thái Phước

1. Điểm danh buổi họp


Tên Chức vụ Điểm danh
Đỗ Thái Phước Nhóm trưởng Có mặt
Nguyễn Trung Nguyên Thư kí cuộc họp Có mặt
Nguyễn Đình Tuấn Thành viên nhóm Có mặt
Thái Tăng Huy Thành viên nhóm Có mặt
Võ Hoàng Khôi Thành viên nhóm Có mặt

2. Các nội dung thảo luận trong cuộc họp


Chủ đề Nội dung
1. Báo cáo tiến độ Báo cáo hoàn thành các công việc đã giao vào tuần
trước
2.Đánh giá và tổng kết Đánh giá tổng kết sơ bộ về đề tài: các yêu cầu về tài
liệu, kỹ thuật, nội dung, chi phí,….
3. Phân bổ công việc Phân chia công việc cho cả nhóm tiếp tục tìm hiểu và
bổ sung vào phần nội dung, chuẩn bị hoàn thiện báo
cáo
4. Đánh giá thành viên Nhận xét thái độ của các thành viên sau khi có đã có
bảng đánh giá chéo trong làm việc nhóm
3. Các hoạt động của thành viên trong cuộc họp
Công việc thực hiện Thành viên Xác nhận
(kí tên)
Báo cáo kết quả bảng chi phí Võ Hoàng Khôi
Báo cáo kết quả về đề xuất thiết bị Nguyễn Đình Tuấn
Đánh giá tổng kết sơ lược Cả nhóm
Phân chia công việc theo tiến độ dự án Đỗ Thái Phước
Nhóm trưởng đánh giá từng thành viên Đỗ Thái Phước

4. Ý kiến của các thành viên

IV. Kết luận cuộc họp:


Cuộc họp đạt được những kết quả như mục tiêu đề ra, các thành viên đều thống nhất và
đồng ý với các quyết định nhóm đề xuất.Cần cải thiện việc đóng góp ý kiến.
Cuộc họp kết thúc vào lúc 10 giờ ngày 30 tháng 3 năm 2023, nội dung cuộc họp đã
được các thành viên dự họp thông qua và cùng ký vào biên bản.
Biên bản được các thành viên nhất trí thông qua và có hiệu lực kể từ ngày ký.

THƯ KÝ CHỦ TRÌ


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

CÁC THÀNH VIÊN KHÁC


(Ký, ghi rõ họ tên)
Trường Đại Học Bách Khoa HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HCM, ngày 8 tháng 4 năm 2023

BIÊN BẢN HỌP

Tên cuộc họp Họp nhóm tuần 12 Kỹ Năng Chuyên nghiệp cho Kỹ Sư
Ngày họp 8/4/2023 Thời gian Bắt đầu 9:30 pm
Kết thúc 10:00 pm
Mục đích Triển khai các công việc tiếp theo của dự án
cuộc họp Đánh giá sơ bộ các thành viên trong thời gian vừa qua
Người tổ chức Đỗ Thái Phước

1. Điểm danh buổi họp


Tên Chức vụ Điểm danh
Đỗ Thái Phước Nhóm trưởng Có mặt
Nguyễn Trung Nguyên Thư kí cuộc họp Có mặt
Nguyễn Đình Tuấn Thành viên nhóm Có mặt
Thái Tăng Huy Thành viên nhóm Có mặt
Võ Hoàng Khôi Thành viên nhóm Có mặt

2. Các nội dung thảo luận trong cuộc họp


Chủ đề Nội dung
1. Báo cáo tiến độ Báo cáo các công việc đã giao vào tuần trước
2.Hoàn thiện báo cáo Hoàn thành phần nội dung, làm latex báo cáo, ppt
3. Phân bổ công việc Phân chia công việc cho cả nhóm về việc làm word,
làm ppt và phân công thuyết trình
4. Đánh giá thành viên Nhận xét thái độ của các thành viên sau khi có đã có
bảng đánh giá chéo trong làm việc nhóm
3. Các hoạt động của thành viên trong cuộc họp
Công việc thực hiện Thành viên Xác nhận
(kí tên)
Phân chia công việc theo tiến độ dự án Đỗ Thái Phước
Nhóm trưởng đánh giá từng thành viên Đỗ Thái Phước

4. Ý kiến của các thành viên

IV. Kết luận cuộc họp:


Cuộc họp đạt được những kết quả như mục tiêu đề ra, các thành viên đều thống nhất và
đồng ý với các quyết định nhóm đề xuất.Cần cải thiện việc đóng góp ý kiến.
Cuộc họp kết thúc vào lúc 10 giờ ngày 8 tháng 4 năm 2023, nội dung cuộc họp đã
được các thành viên dự họp thông qua và cùng ký vào biên bản.
Biên bản được các thành viên nhất trí thông qua và có hiệu lực kể từ ngày ký.

THƯ KÝ CHỦ TRÌ


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

CÁC THÀNH VIÊN KHÁC


(Ký, ghi rõ họ tên)

You might also like