You are on page 1of 58

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tên đề tài: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CÁC


TRỤC CHÍNH CỦA THIẾT BỊ GIA CÔNG TINH BỀ MẶT BẰNG CHẤT
LỎNG PHI NEWTON
1. Sinh viên thực hiện: (không nhiều hơn 5 sinh viên)
KLTN
TT MSSV Họ và tên Lớp Ký tên
ĐATN BCTN

1 20002341 Đỗ Tấn Vũ DHCK16AVL

2 20002441 Trần Quốc Trung DHCK16AVL

3 20011111 Nguyễn Trung Kiên DHCK16AVL

4 20002521 Phạm Minh Thiện DHCK16AVL

5 20012811 Vũ Chí Thanh DHCK16AVL

Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 06 năm 2022


MỤC LỤC
1.1 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước..............................................
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước.............................................
1.2.1 Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................
1.2.2 Mục tiêu của đề tài.....................................................................................
1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................
1.2.4 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................
1.2.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................
2.1 Nguyên lý gia công tinh bề mặt......................................................................
2.2 Đặc tính của chất lỏng phi Newton................................................................
2.3 Công nghệ gia công bằng chất lỏng phi Newton............................................
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÔNG SỐ GIA
CÔNG TRONG GIA CÔNG TINH BẰNG DUNG DỊCH MÀI PHI NEWTON
...................................................................................................................................
3.1 Thiết kế chế tạo máy thực nghiệm..................................................................
3.1.1 Đề xuất phương án...................................................................................
3.1.2 Nguyên lý hoạt động của thiết bị gia công tinh bề mặt bằng chất
lỏng phi Newton................................................................................................
3.2 Chế tạo chi tiết gia công cho quá trình thực nghiệm.....................................
3.2.1 Đề xuất động cơ.......................................................................................
3.2.2 Đề xuất lựa chọn phần điều khiển...........................................................
3.2.3 Chuyển động của cụm động cơ làm việc.................................................
3.2.4 Thiết kế và chế tạo hệ thống điều khiển các trục chính của thiết bị
gia công tinh bề mặt bằng chất lỏng phi Newton..............................................
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................
4.1 Kết luận...........................................................................................................
4.2 Kiến nghị.........................................................................................................
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Cơ học của quá trình gia công bằng chất lỏng phi Newton.................12
Hình 2: Nguyên lý của phương pháp gia công bằng chất lỏng phi...................12
Hình 3: Hạt từ tính.............................................................................................14
Hình 4: Các hạt sắp xếp theo dòng từ thông.....................................................14
Hình 5: Độ nhớt của chất lỏng làm loãng cắt theo kiểu Newton và chất lỏng
làm dày khi cắt theo hàm của tốc độ cắt...........................................................15
Hình 6: Chế độ dòng chảy (còn gọi là chế độ van)...........................................17
Hình 7: Chế độ cắt.............................................................................................17
Hình 8: Chế độ bóp dòng...................................................................................17
Hình 9: Phương án thiết kế số 1........................................................................19
Hình 10: Phương án thiết kế số 2......................................................................21
Hình 11: Phương án thiết kế số 3......................................................................21
Hình 12: Phương án thiết kế số 4......................................................................22
Hình 13: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy...................................................24
Hình 14: Sơ đồ nguyên lý cơ bản phương án 4.................................................25
Hình 15: PLC MITSUBISHI FX2 – 32MT.....................................................26
Hình 16: Cấu trúc bên trong của PLC..............................................................29
Hình 17: Biến tần...............................................................................................30
Hình 18: Sơ đồ mạch điện của biến tần.............................................................31
Hình 19: Biến đổi điện áp/tần số qua biến tần..................................................31
Hình 20: Rơ le 24VDC.......................................................................................32
Hình 21: Kí hiệu các chân của Rơ le.................................................................33
Hình 22: Nguồn tổ ong 24V/5A.........................................................................34
Hình 23: Màn hình LCD Mitsubishi GS2110-WTBD 10 inch...........................35
Hình 24: Nút nhấn không duy trì Idec...............................................................36
Hình 25: Thanh ray trượt..................................................................................38
Hình 26: Cơ cấu truyền động vitme đai ốcTrục vít bánh vít.............................38
Hình 27: Bộ truyền trục vít- bánh vít.................................................................39
Hình 28: Động cơ S9I200GT-T(J87).................................................................39
Hình 29: Mô hình hoạt động động cơ servo......................................................40
Hình 30: Motor SGDM-02ADA.........................................................................41
Hình 31: Driver AC servo SGDM-02AD...........................................................43
Hình 32: Bộ truyền trục vít- bánh vít.................................................................44
Hình 33: Bộ truyền trục vít- bánh vít.................................................................46
Hình 34: Driver AC servo SGDM-02ADA........................................................48
Hình 35: Biểu đồ momen, tải trọng và sơ bộ kết cấu của trục..........................51
Hình 36: Sơ đồ kết cấu của trục........................................................................53
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước.

- Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp chất bán dẫn, thiết bị quan sát,
dụng cụ quang học và quang điện tử đã làm tăng nhu cầu đối với các bề mặt cong.
Các bề mặt cong đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của ngành sản xuất
công nghiệp như các cánh quạt của động cơ phản lực, các thấu kính quang học,
khuôn đúc trong ngành sản xuất sản phẩm nhựa, khớp hông và khớp gối nhân tạo
trong lĩnh vực cấy ghép y sinh học. Các bề mặt này đòi hỏi yêu cầu chất lượng bề
mặt rất cao và công nghệ gia công hiệu suất cao. Trước đây, quá trình gia công tinh
bề mặt được chế tạo thông qua phương pháp gia công truyền thống như tiện, phay
và kết thúc bằng mài tinh. Quá trình này yêu cầu một lượng thời gian gia công lớn
nên năng suất hạn chế. Bên cạnh đó, chất lượng bề mặt sau gia công chỉ ở một giới
hạn nhất định.

- Ngày nay có rất nhiều công nghệ gia công đã được phát triển và áp dụng để gia
công các bề mặt cong, chẳng hạn như công nghệ gia công bằng bức xạ đàn hồi, gia
công bằng cơ – hoá học, gia công bằng thuỷ động lực học, gia công bằng chất lỏng
từ biến. Phương pháp bức xạ đàn hồi có thể gia công bề mặt cong đạt chất lượng
cao nhưng hiệu suất thấp. Phương pháp gia công bằng cơ – hoá học có thể đạt hiệu
suất cao hơn, tuy nhiên chất thải hoá học sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường. Phương
pháp gia công bằng chất lỏng từ biến được áp dụng gia công các bề mặt cong với độ
chính xác bề mặt cao do được điều khiển bằng máy tính. Tuy nhiên, phương pháp
này ứng dụng hạn chế do chi phí tương đối cao.

- Vì vậy nếu muốn chất lượng bề mặt phải được nâng cao, đòi hỏi phải có một công
nghệ gia công phù hợp, đạt chuẩn chất lượng và hiệu suất cao. Các bề mặt cong
đóng vai trò cực kì quan trọng trong các lĩnh vực của ngành sản xuất công nghiệp
như các thấu kính quang học, khớp gối nhân tạo, khớp hông trong lĩnh vực cấy ghép
y sinh,… Để cải thiện hiệu suất và chất lượng bề mặt gia công thì phương pháp gia
công mài tinh bằng chất lỏng phi Newton là cần thiết và cấp bách. Trong phương
pháp này, ứng suất chất lỏng phi Newton được sử dụng để tạo nên quá trình cắt gọt

5
trong gia công. Hiệu quả của chất lỏng phi Newtơn là tạo ra ứng suất cắt nhờ sự
chuyển động của chất lỏng. Dưới tác dụng của lực chuyển động, độ nhớt của chất
lỏng phi Newtơn sẽ thay đổi và phản ứng hoàn toàn khác với chất lỏng thông
thường. Chất lỏng phi Newtơn này có khả năng gia công linh hoạt với các bề mặt
cong mà vẫn đáp ứng được yêu cầu cắt gọt và chất lượng bề mặt, trong khi đó dung
dịch mài có thể sử dụng lại sẽ không gây ảnh hưởng đến môi trường.

1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước.

Các nghiên cứu trong nước:

- Ngày nay có nhiều nghiên cứu trong nước về lĩnh vực mài bóng bề mặt:

- Bài báo của tác giả Nguyễn Đức Nam trường Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ
Chí Minh về “Nghiên cứu ứng dụng chất lỏng phi Newton trong mài tinh bề mặt
cầu”. Theo bài báo, tác giả đã sử dụng chất lỏng phi newton để dùng làm dung dịch
mài cho các bề mặt cầu phức tạp như khớp xương, thấu kính quang học,… Các bề
mặt này sau khi qua quá trình mài có thể đạt được độ chính xác cao và độ nhám
Ra=23 µm. Nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ mài, nồng độ dung dịch mài và kích
thước hạt mài đến độ nhám bề mặt chi tiết cũng dựa trên sự kết hợp chất lỏng phi
Newton với hạt mài.

- Bài báo của nhóm các tác giả Đậu Đức Tính, Hà Mạnh Thi, Nguyễn Văn Nguyên,
Nguyễn Hoàng Sơn, Vũ Hải Quân về “Mô phỏng và tính toán kiểm nghiệm các
thông số của hệ thống treo tích cực của ô tô hiện đại”. Theo bài báo, nhận biết được
các nhược điểm của hệ thống treo điều khiển truyền thống như: Tốc độ phản ứng
của cơ cấu chấp hành thấp, các đặc tính bị cố định, độ êm dịu không cao, cho thấy
rằng mức độ cấp thiết của việc thiết kế hệ thống treo có điều khiển mới là cần thiết,
trong đó hệ thống treo sử dụng bộ giảm chấn dùng dầu từ trường là một trong số đó.
Kết quả cho thấy rằng, để tránh gặp phải những dao động không cần thiết khi xuống
dốc, cần phải tăng giá trị hệ số nhớt tới 4420Ns/ 2

- Nghiên cứu của tác giả Phùng Xuân Sơn trường đại học Bách Khoa Hà Nội tập
trung nghiên cứu đến ảnh hưởng của chế độ cắt đến rung động và độ nhám bề mặt
của quá trình mài phẳng bằng đá mài.

6
- Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Đông trường đại học Bách Khoa Hà Nội thì
liên quan đến ảnh hưởng cùa chiều sâu cắt và lượng chạy dao đến chất lượng bề mặt
chi tiết khi mài thép C45 bằng đá mài xẻ rãnh.

Các nghiên cứu ngoài nước:

- Bài báo của tác giả K.Hema Latha viết về “Các khía cạnh về thiết kế và sản xuất
của ly hợp chất lỏng lưu biến từ (MRF)”. Theo bài báo, tác giả đã mô tả công trình
nghiên cứu liên quan đến các phương pháp thiết kế và chế tạo các chi tiết của ly hợp
chất lỏng lưu biến từ có một đĩa nhiều lớp và khoảng trống kích thước siêu nhỏ (1
micro mét) của chất lỏng MR cho các ứng dụng ô tô. Các thiết bị lưu biến Magneto
Fluid đang tìm ra nhiều ứng dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu thị trường mới.

- Bài báo của nhóm các tác giả Chunhui Han, Haizhe Fan, Shuaibin Li, Hao Wang
về “Phân tích phần tử hữu hạn của các cánh tuabin gió thông minh kẹp với chất
lỏng từ động cơ”. Theo bài báo, các tác giả đã trình bày một loại cánh tuabin gió
thông minh mới, mà chất lỏng từ động lực học được đưa vào trong các cánh tuabin
gió như là bánh Sandwich cánh tuabin gió. Dưới các cách bố trí chất lỏng lưu biến
từ tính khác nhau trong các lưỡi cắt và các điều kiện làm việc khác nhau, phân tích
phần tử hữu hạn sẽ được thực hiện để nghiên cứu các đặc tính rung của cánh tuabin
gió có kẹp MRF. Kết quả đạt được, các chế độ của các cánh tuabin gió thông minh
với ba dạng của MRF sẽ thay đổi theo từ trường áp dụng. Nhưng nói chung ít ảnh
hưởng đến các dạng chính của chế độ rung của lưỡi dao. Thứ tự phát sinh của chế
độ lật, chế độ trễ và chế độ xoắn của lưỡi cắt sẽ hoàn toàn không bị ảnh hưởng.

- Bài báo của nhóm các tác giả Duy Trinh Nguyễn, Jinzhong Wo, Nguyễn Minh
Quang, Lê Anh Đức, Phùng Xuân Sơn về “Áp dụng phân tích mối quan hệ xám mờ
và phương pháp Taguchi trong đánh bóng bề mặt vật liệu từ tính bằng cách sử
dụng chất lỏng từ tính”. Theo bài báo, kết quả cho thấy rằng điểm quan hệ màu xám
mờ của các yếu tố được gọi là đường kính của Ag có ảnh hưởng đáng kể nhất đến
hiệu quả đánh bóng và ảnh hưởng của đường kính CIP là không đáng kể. MRF chứa
các CIP có sẵn trên thị trường đã được ứng dụng thành công để đánh bóng bề mặt
vật liệu từ tính với độ chính xác cực cao.

7
1.2.1 Tính cấp thiết của đề tài.

- Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp quang điện tử, dụng
cụ quang học, thiết bị quan sát, dụng cụ cấy ghép y sinh học,… yêu cầu phải có các
thiết bị gia công có khả năng đáp ứng được độ tinh của các bề mặt cong, bề mặt
định hình phức tạp.

- Và các bề mặt cong đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của ngành sản xuất
công nghiệp như các cánh quạt của động cơ phản lực, các thấu kính quang học,
khuôn đúc trong ngành sản xuất sản phẩm nhựa, khớp hông, khớp gối nhân tạo
trong lĩnh vực cấy ghép y sinh học. Trước đây, quá trình gia công tinh bề mặt được
chế tạo thông qua các phương pháp gia công truyền thống như tiện, phay và kết thúc
bằng mài tinh. Quá trình này yêu cầu một lượng thời gian gia công lớn nên năng
suất hạn chế. Bên cạnh đó, chất lượng bề mặt sau gia công chỉ ở một giới hạn nhất
định. Hiện nay, có rất nhiều công nghệ gia công đã được phát triển và áp dụng để
gia công các bề mặt cong, chẳng hạn như công nghệ gia công bằng bức xạ đàn hồi,
gia công bằng cơ - hóa học, gia công bằng thủy động lực học, gia công bằng chất
lỏng từ biến. Phương pháp bức xạ đàn hồi có thể gia công bề mặt cong đạt chất
lượng cao nhưng hiệu suất thấp. Phương pháp gia công bằng cơ - hoá học có thể đạt
hiệu suất cao hơn, tuy nhiên chất thải hoá học sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường.
Phương pháp gia công bằng chất lỏng phi Newton được áp dụng gia công các bề
mặt cong với độ chính xác bề mặt cao do được điều khiển bằng việc lập trình vận
hành trên máy.

- Nhận biết được điều đó, nhóm chúng em đã thiết kế và chế tạo máy mài tinh bề
mặt ứng dụng lưu chất từ biến (MRF) là một dạng chất lỏng phi Newton điển hình
ứng dụng trong phương pháp gia công tinh bề mặt. Đề tài này mang tính cải thiện,
do một số yếu tố về truyền động chưa hoàn thiện, đề tài này nhằm cải thiện lại phần
cơ cấu của máy cũng như các thiết bị sử dụng. Đề tài này ra đời trước nhất là nhằm
mục đích thử nghiệm với các chất lỏng phi Newton, điều kiện thời gian, cách gá đặt
chi tiết, góc độ mài và tốc độ dòng chảy phù hợp để từ đó tìm ra chế độ tối ưu. So
sánh những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp này với các công nghệ mài khác
hiện nay đang có.

8
1.2.2 Mục tiêu của đề tài.

- Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu những ảnh hưởng của thông số gia công,
đến chất lượng mài tinh bề mặt chi tiết trong quá trình gia công mài bằng dung dịch
phi Newton. Từ đó có thể xác định được nhửng ảnh hưởng tác động trong quá trình
gia công.

- Đề xuất các phương án hiệu chỉnh và thiết kế - chế tạo hệ thống điều khiển các
trục chính của thiết bị gia công tinh bề mặt bằng chất lỏng phi Newton sao cho phù
hợp nhất, đảm bảo chất lượng gia công bề mặt cùng độ chính xác cao nhất.

- Thực hiện tìm hiểu thêm về một số thông tin về dung dịch mài bao gồm dung môi
và các hạt mài cũng như các phương pháp gia công mài tinh, phân tích những ảnh
hưởng trong quá trình vận hành máy để đưa ra các phương án thiết kế chế tạo tốt
hơn.

- Tiến hành thiết kế với nhiều phương án, lựa chọn phương án tối ưu và phù hợp với
điều kiện thực tế nhất.

1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thiết kế và chế tạo hệ thống điều khiển các trục
chính của thiết bị gia công tinh bề mặt bằng chất lỏng phi Newton

- Tìm hiểu về chất lỏng phi Newton, nguyên lý hoạt động của chất lỏng, ứng dụng
của chúng trong nhiều lĩnh vực.

Nghiên cứu về khả năng gia công của chất lỏng phi Newton trong gia công tinh bề
mặt.

- Tính toán thiết kế chế tạo hệ thống điều khiển các trục chính của thiết bị gia công
tinh bề mặt bằng chất lỏng phi Newton cho thiết bị gia công tinh bề mặt bằng chất
lỏng phi Newton.

- Kiểm nghiệm, phân tích điều kiện làm việc của thiết bị

- Kết luận quá trình nghiên cứu.

9
1.2.4 Phương pháp nghiên cứu.

- Nghiên cứu phân tích về mặt lý thuyết: dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài
nước để làm cơ sở lý luận khi tiến hành tính toán và thiết kế kết cấu các chi tiết của
máy. Giải quyết nội dung thực nghiệm, nhận xét và đánh giá kết quả.

- Nghiên cứu thực nghiệm: dựa trên máy mài theo nguyên lý phi Newton được chế
tạo và lắp ráp hoàn thiện sẽ tiến hành gia công thử nghiệm đánh giá chất lượng của
máy. Từ đó xác định các thông số ảnh hưởng để xem thông số nào thực sự ảnh
hưởng đến các chỉ tiêu đánh giá , xác định mức độ và quy luật ảnh hưởng của chúng
đến chỉ tiêu quan tâm.

- Thiết bị đo và phương pháp đo: ………..

- Trong quá trình thực nghiệm, độ nhám bề mặt chi tiết được đo bằng máy đo độ
nhám bề mặt SJ-A301. Máy đo độ nhám này có độ chính xác ±0,015μm.

1.2.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

- Với đề tài nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống điều khiển các trục chính của
thiết bị gia công tinh bề mặt bằng chất lỏng phi Newton này nhằm đáp ứng các yêu
cầu kĩ thuật về việc thiết kế và cải tiến máy mài sử dụng dung dịch phi Newton.
Đảm bảo giải quyết được tính đa dạng về bề mặt gia công phức tạp củng như tính
đa dạng về sản phẩm, một trong những điều khá khó khăn trong gia công tinh bề
mặt. Tăng hơn năng xuất gia công và đặc biệt là sự cải thiện chất lượng bề mặt gia
công chi tiết. Thực nghiện tìm ra những ảnh hưởng của các thông số gia công, đề
xuất các phương án tối ưu nhằm khắc phục hiệu quả, nâng cao năng xuất củng như
chất lượng gia công sản phẩm. Hướng đến những ưu tiên thiết kế gọn nhẹ, cải thiện
hơn ở một số bộ phận của máy và tối ưu hóa khả năng gia công, điều khiển.

10
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
2.1 Nguyên lý gia công tinh bề mặt.

- Trong chất lỏng Newton, độ nhớt là một hằng số đối với lực tác động, chỉ thay đổi
nếu có thay đổi nhiệt độ. Trong khi đó, độ nhớt của chất lỏng phi Newton không
phải là hằng số, có thể thay đổi theo nhiều cách khác nhau dưới tác động của một
hay nhiều yếu tố: Lực, thời gian, nhiệt độ... Khi độ nhớt thay đổi, loại chất lỏng này
phản ứng hoàn toàn khác chất lỏng thông thường: lỏng hóa rắn, rắn hóa lỏng, dầy và
xốp lên...

- Sự tương tác giữa các hạt: Khi chịu tác động của lực, khoảng cách giữa các hạt
trong hỗn hợp thay đổi. Tại vị trí chịu lực, các hạt chụm lại, tạo thành cụm có hình
dạng như tinh thể. Đây là nguyên nhân khiến dung dịch rắn lại.

- Cơ học của quá trình gia công được thể hiện trong hình 2. Đầu tiên, dung dịch mài
được cho chuyển động để tạo ra ứng suất cắt. Nếu tốc độ chuyển động và chiều sâu
cắt không đủ lớn thì quá trình cắt gọt không diễn ra. Hạt mài chỉ trượt lên trên bề
mặt gia công bởi vì lực thuỷ động tác dụng lên dung dịch mài không đạt yêu cầu.
Sau khi lực thuỷ động tác dụng lên dung dịch đủ lớn thì hiện tượng đông đặc và độ
nhớt của chất lỏng không tuân theo định luật Newton trong vùng tiếp xúc sẽ tăng
lên nhanh chóng. Lúc này, các hạt phân tán trong hỗn hợp sẽ kết hợp thành các cụm
hạt, trong đó hạt mài sẽ được bao quanh bởi các hạt kết dính (hình 2b). Kết quả là,
dung dịch mài trong vùng gia công sẽ hoạt động như một chất rắn tức thời, và một
đĩa mài linh hoạt được hình thành trong vùng tiếp xúc, và cường độ mài sẽ tăng lên
nhanh chóng tác động lên phôi để tăng tốc độ loại bỏ vật liệu (hình 2c). Để tăng tốc
độ loại bỏ vật liệu thì cần tăng tốc độ của dòng dung dịch mài và chiều sâu tiếp xúc
thì khi đó lực cắt (Fshear) sẽ lớn hơn lực cản sinh ra trên vết nhấp nhô của chi tiết
(FR). Khi bề mặt gia công được mài phẳng và lực cắt được loại bỏ thì cụm hạt kết
dính sẽ bị chia tách ra và trở về như trạng thái ban đầu như chất lỏng tuân theo định
luật Newton (hình 2d).

11
Hình 1: Cơ học của quá trình gia công bằng chất lỏng phi Newton

Hình 2: Nguyên lý của phương pháp gia công bằng chất lỏng phi

- Sau khi lực thuỷ động tác dụng lên dung dịch đủ lớn thì hiện tượng đông đặc và độ
nhớt của chất lỏng không tuân theo định luật Newton trong vùng tiếp xúc sẽ tăng
lên nhanh chóng. Lúc này, các hạt phân tán trong hỗn hợp sẽ kết hợp thành các cụm
hạt, trong đó hạt mài sẽ được bao quanh bởi các hạt kết dính (hình 2b). Kết quả là,
dung dịch mài trong vùng gia công sẽ hoạt động như một chất rắn tức thời, và một
đĩa mài linh hoạt được hình thành trong vùng tiếp xúc, và cường độ mài sẽ tăng lên
nhanh chóng tác động lên phôi để tăng tốc độ loại bỏ vật liệu (hình 2c). Để tăng tốc
độ loại bỏ vật liệu thì cần tăng tốc độ của dòng dung dịch mài vàchiều sâu tiếp xúc
thì khi đó lực cắt (Fshear) sẽ lớn hơn lực cản sinh ra trên vết nhấp nhô của chi tiết
(FR). Khi bề mặt gia công được mài phẳng và lực cắt được loại bỏ thì cụm hạt kết
dính sẽ bị chia tách ra và trở về như trạng thái ban đầu như chất lỏng tuân theo định
luật Newton. Do vậy, tính lưu động của chất lỏng phi Newton sẽ tạo ra một đĩa mài

12
linh hoạt có thể phù hợp với các bề mặt cong khác nhau. Dung dịch mài sẽ kết dính
và đông đặc trong gia công và trở lại bình thường như chất lỏng Newton một khi
lực cắt được loại bỏ. Vì vậy, có thể đạt được hiệu quả và chất lượng mài bóng cao.
Hiệu quả của phương pháp gia công này phụ thuộc vào sự chuyển động tương đối
giữa chi tiết và dung dịch đánh bóng để tạo ra quá trình đông đặc. Nguyên lý của
quá trình gia công được thể hiện ở hình 3.

Phương pháp sử dụng chất lỏng phi Newton là sự kết hợp giữa chất lỏng phi
Newton và hạt mài. Phương pháp này có ưu điểm là quá trình gia công đơn giản, hạt
mài sẽ được trộn với chất kết dính để tạo thành một hỗn hợp dung dịch mài. Hỗn
hợp dung dịch mài không tuân theo quy luật Newton khi được chuyển động mà vẫn
tạo ra ứng suất cắt cho dung dịch mài tác động lên bề mặt gia công và kích thước
hạt mài hầu như không ảnh hưởng đến độ nhám bề mặt chi tiết gia công. Tuy nhiên,
năng suất của phương pháp gia công này phụ thuộc vào độ nhớt của chất lỏng phi
Newton. Nếu tăng độ nhớt của chất lỏng thì khó điều chỉnh dòng chảy của chúng.
Đồng thời, độ nhớt sẽ thay đổi nếu thay đổi vận tốc chuyển động do đó việc điều
khiển độ nhớt chất lỏng trong quá trình gia công sẽ gặp nhiều khó khăn.

2.2 Đặc tính của chất lỏng phi Newton.

- Chất lỏng phi Newton hay chính xác là Chất lưu phi Newton (tên tiếng Anh: Non-
Newtonian fluid) là chất lỏng hay chất lưu có độ nhớt không tuân theo định luật
Newton. Độ nhớt của các chất lỏng phi Newton như oobleck, kem đánh răng, cao
su, silicon, giá trị của nó không phải là hằng số và có thể thay đổi theo nhiều cách
khác nhau. Dưới tác động của một hay nhiều yếu tố như lực, thời gian hay nhiệt độ.
Khi độ nhớt thay đổi, loại chất lỏng này phản ứng hoàn toàn khác chất lỏng thông
thường, có thể từ lỏng hóa rắn, từ rắn hóa lỏng hoặc dầy và xốp lên. Tuy nhiên
không phải loại hạt nào cũng có thể tạo được hỗn hợp phi Newton, chúng ta chỉ có
thể tạo ra thứ chất lỏng hóa rắn nhờ trộn đều chúng với các hạt có kích thước tối
thiểu 1 micron hay 0,0001 cm. Chất lỏng phi Newton có thể chuyển đổi độ nhớt
hoặc hành vi chảy (trạng thái) của chúng dưới ứng suất với cấu trúc gồm các
Hydrocarbon tổng hợp hoặc silicon kết hợp với thể huyền phù của các hạt từ tính.
Thêm vào đó, để loại bỏ sự kết tủa của các hạt có khối lượng lớn khi chất lỏng phi

13
Newton ở trạng thái lỏng, chất hoạt tính bề mặt, hạt nano từ hóa, hoặc những hạt
được phủ từ tính sẽ được thêm vào.

- Các hạt từ tính thường có hình cầu hoặc elip với kích cở micromet hoặc nanomet,
chúng lơ lửng trong dung môi và phân bố ngẫu nhiên ở dạng huyền phù trong các
trường hợp bình thường, như dưới đây.

Hình 3: Hạt từ tính

Hình 4: Các hạt sắp xếp theo dòng từ thông

- Tuy nhiên, khi một từ trường được đặt vào, các hạt cực nhỏ (thường nằm trong
khoảng 0,1–10 µm) tự sắp xếp dọc theo các đường của từ thông như bên dưới.

- Ở trạng thái bình thường, các hạt chuyển động tự do và chất lỏng biểu hiện thuộc
tính Newton như những chất lỏng bình thường khác. Tuy nhiên khi có tác dụng của
từ trường ngoài, lưu chất không còn tuân theo thuộc tính Newton nữa mà chuyển
sang thuộc tính dạng đàn hồi dẻo với ứng suất chảy dẻo (yield stress), điều đó phụ
thuộc vào độ lớn từ trường tác dụng. Lúc này, các hạt kim loại bên trong lưu chất
này gắn kết lại với nhau theo dạng của đường sức từ và có khả năng chống phá vỡ

14
liên kết. Độ bền vững của liên kết này phụ thuộc vào độ lớn của từ trường ngoài đưa

vào.

Hình 5: Độ nhớt của chất lỏng làm loãng cắt theo kiểu Newton và chất lỏng làm
dày khi cắt theo hàm của tốc độ cắt.

- Nếu bạn tác động một lực lên các chất lỏng, việc đột ngột tác động ứng xuất có thể
khiến các liên kết hạt trong chúng dày hơn và hoạt động giống như một chất rắn.
Hoặc trong một số trường hợp, nó dẫn đến hành vi ngược lại và chúng có thể chạy
nhanh hơn trước.

- Liên kết chống phá vỡ liên kết

- Trong thực tế, hầu hết các chất lỏng đều không phải Newton, có nghĩa là độ nhớt
của chúng phụ thuộc vào tốc độ cắt (Shear Thinning hoặc Thickening) hoặc lịch sử
biến dạng (chất lỏng Thixotropic). Ngược lại với chất lỏng Newton, chất lỏng phi
Newton thể hiện mối quan hệ phi tuyến tính giữa ứng suất cắt và tốc độ cắt, có ứng

15
suất chảy hoặc độ nhớt phụ thuộc vào thời gian hoặc lịch sử biến dạng (hoặc kết
hợp của tất cả ở trên).

Hành vi phi Newton của chất lỏng có thể do một số yếu tố gây ra, tất cả đều liên
quan đến tổ chức lại cấu trúc của các phân tử chất lỏng do dòng chảy. Trong các
chất nóng chảy và dung dịch polyme, chính sự liên kết của các chuỗi có tính dị
hướng cao dẫn đến giảm độ nhớt. Trong chất keo, chính sự phân tách của các pha
khác nhau trong dòng chảy gây ra hiện tượng cắt mỏng.

Khi loại bỏ ứng suất (ví dụ để chúng ngồi yên hoặc chỉ di chuyển chúng từ từ) và
lưu chất từ biến sẽ trở lại trạng thái ban đầu. Trong phương pháp này, ứng suất chất
lỏng phi Newton được sử dụng để tạo nên quá trình cắt gọt trong gia công . Cơ học
của quá trình tạo ra ứng suất chất lỏng dựa trên sự hình thành, kết dính của các hạt
tinh thể. Và chất lỏng được gọi là phi Newton khi nó không tuân theo Định luật
Newton. Điều này có nghĩa là mối quan hệ giữa ứng suất cắt và tốc độ cắt không
còn tuyến tính, tức là độ nhớt thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào các điều kiện
như:

 Điều kiện thời tiết.


 Ứng xuất cắt ứng dụng vào quá trình gia công của chi tiết.
 Tốc độ cắt.
 Thời gian gia công mẫu.
 Quá trình lịch sử động học của mẫu gia công.

2.3 Công nghệ gia công bằng chất lỏng phi Newton.

- Chất lỏng MR được sử dụng ở một trong ba chế độ hoạt động chính, đó là chế độ
dòng chảy, chế độ cắt và chế độ dòng chảy ép. Các chế độ này liên quan đến việc
chất lỏng chảy tương ứng là kết quả của gradient áp suất giữa hai tấm tĩnh; chất
lỏng giữa hai tấm chuyển động tương đối với nhau; và chất lỏng giữa hai bản
chuyển động theo phương vuông góc với mặt phẳng của chúng. Trong mọi trường
hợp, từ trường vuông góc với mặt phẳng của các tấm, để hạn chế chất lỏng theo
hướng song song với các tấm.

16
Hình 6: Chế độ dòng chảy (còn gọi là chế độ van).

Chế độ cắt.

Hình 7: Chế độ cắt

Chế độ nén.

Hình 8: Chế độ bóp dòng

- Các ứng dụng của các chế độ khác nhau này rất nhiều. Chế độ dòng chảy có thể
được sử dụng trong bộ giảm chấn và bộ giảm chấn, bằng cách sử dụng chuyển động
được điều khiển để ép chất lỏng đi qua các kênh, qua đó một từ trường được áp

17
dụng. Chế độ cắt đặc biệt hữu ích trong ly hợp và phanh - ở những nơi phải kiểm
soát chuyển động quay. Mặt khác, chế độ ép dòng thích hợp nhất cho các ứng dụng
điều khiển các chuyển động nhỏ, theo thứ tự milimet nhưng liên quan đến lực lớn.
Chế độ dòng chảy cụ thể này được điều tra ít nhất cho đến nay. Nhìn chung, giữa ba
chế độ hoạt động này, chất lỏng MR có thể được áp dụng thành công cho một loạt
các ứng dụng. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế cần đề cập ở đây.

Mặc dù chất lỏng thông minh được nhìn nhận đúng là có nhiều ứng dụng tiềm năng,
chúng bị hạn chế về tính khả thi thương mại vì những lý do sau:

 Mật độ cao, do sự hiện diện của thành phần kim loại, làm cho chúng nặng. Tuy
nhiên, khối lượng hoạt động nhỏ, vì vậy mặc dù đây là một vấn đề, nhưng nó
không phải là không thể vượt qua.
 Chất lỏng chất lượng cao đắt tiền.
 Chất lỏng có thể bị đặc lại sau khi sử dụng lâu dài và cần thay thế.
 Việc lắng các hạt mài có thể là một vấn đề đối với một số ứng dụng.
 Không thể hoạt động ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

Ảnh hưởng của các loại hạt mài đến chất lượng bề mặt gia công

Kích thước hạt mài, dung dịch hạt mài khác nhau sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bề
mặt gia công. Kích thước hạt mài càng nhỏ thì chất lượng bề mặt càng tăng lên.
Trong gia công các vật liệu có độ cứng cao thì kết quả độ nhám bề mặt tốt nhất khi
dùng dung dịch hạt mài bằng kim cương, so với việc dùng các dung dịch hạt mài
khác như nhôm ôxít (Al2O3), boron carbit (B4C), silicon carbit (SiC). Nguyên nhân
là do các hạt mài kim cương có khả năng chống lại sự biến dạng cao hơn so với các
loại hạt mài khác.

Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào tính chất bề mặt gia công, cơ lý tính của chi tiết mà ta sẽ
chọn loại hạt mài gia công phù hợp.

18
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC
THÔNG SỐ GIA CÔNG TRONG GIA CÔNG TINH BẰNG
DUNG DỊCH MÀI PHI NEWTON
3.1 Thiết kế chế tạo máy thực nghiệm.

3.1.1 Đề xuất phương án.

Dựa vào những yêu cầu và mục tiêu đã đề ra. Qua quá trình nghiêm cứu và tham
khảo, nhóm chúng em quyết định đề xuất đưa ra các phương án thiết kế chế tạo thiết
bị như sau

Phương án 1:

- Cho chi tiết sẽ được gá vào mâm cặp của máy tiện. Một đầu trục quay đóng vai trò
như là một con dao cho phép dung dịch lưu chất từ biến đi qua. Lưu chất được bơm
từ thùng chứa lên đến vòi phun, nơi nó được đẩy lên trục xoay quay như một dải
băng. Tại điểm tiếp xúc ban đầu, lưu chất là một chất lỏng sền sệt thể hiện các đặc
tính của chất lỏng Newton. Chuyển động quay của trục kéo lưu chất dưới phôi trong
vùng mà nó được tác động bởi từ trường. Lưu chất thông qua khe hở hội tụ giữa
phôi và dao, từ trường làm thay đổi tính chất phần lưu chất từ biến trong khu vực
này tạo cho nó độ đặc tùy thuộc vào cường độ trường. Chuyển động quay của đầu
dao tiếp tục kéo lưu chất từ vùng phân phối này sang vùng khác. Ở đây từ trường
không tác động nên nó lại có độ đặc như ban đầu. Lưu chất được bơm trở lại thùng
chứa nơi nó được làm mát đến nhiệt độ điểm đã đặt và tiếp tục quy trình.

Hình 9: Phương án thiết kế số 1


19
Ưu điểm:

 Dể chế tạo, cơ cấu đơn giản.


 Phương án này phù hợp cho gia công các chi tiết bề mặt phẳng và đáp ứng được
tính đa dạng về sản phẩm.

Nhược điểm:

 Nhưng vẫn hạn chế trong quá trình gia công các bề mặt cong, các kích thước lỗ
trên chi tiết củng như vùng gia công được.
 Cần sử dụng nhiều lưu chất từ biến để thực hiện gia công.

Phương án 2:
Cho chi tiết sẽ được gá chặt cố định trên eto và được liên kết với động cơ. Ta thiết
kế một trục đóng vai trò như một con dao, trên dao có rảnh để cho lưu chất từ biến
chảy qua. Tại điểm tiếp xúc ban đầu, lưu chất là một chất lỏng sền sệt với các tính
chất của chất lỏng Newton. Chuyển động quay của phôi kéo lưu chất giữa phôi và
dao trong vùng mà nó được tác động bởi từ trường. Lưu chất thông qua khe hở hội
tụ giữa phôi và dao, từ trường làm cứng phần lưu chất từ biến trong khu vực này tạo
cho nó độ đặc tùy thuộc vào cường độ trường, chuyển động xoay của chi tiết ma sát
với lưu chất hóa rắn để thực hiện gia công mài.
Ưu điểm:
 Phương án này giúp giải quyết được vấn đề gia công mài các chi tiết lổ nhỏ mà
dao khó có thể đưa đến gia công được.
 Dể chế tạo, cơ cấu đơn giản.
Nhược điểm:
 Hạn chế của phương án này là không đạt hiệu quả về tính đa dạng kích thước và
củng không đa dạng về các loại sản phẩm, chỉ phù hợp để gia công chi tiết lỗ.
 Phần dao gia công khó chế tạo.

20
Hình 10: Phương án thiết kế số 2

Phương án 3:
Cho lưu chất từ biến vào một thùng chứa lớn được lắp cố định. Chi tiết được gá cố
định vào tay kẹp liên kết với động cơ xoay. Tại điểm tiếp xúc ban đầu, lưu chất là
một chất lỏng sền sệt với độ đặc gần đúng của mật ong. Chuyển động quay của chi
tiết gá tiếp xúc với lưu chất dưới phôi trong vùng mà nó được tác động bởi từ
trường. Lưu chất thông qua khe hở hội tụ giữa phôi và lưu chất, từ trường làm cứng
phần lưu chất từ biến trong khu vực này tạo cho nó độ đặc tùy thuộc vào cường độ
trường, chi tiết xoay bởi động cơ đến tiếp xúc với lưu chất để tiến hành gia công
mài chi tiết.

Hình 11: Phương án thiết kế số 3

Ưu điểm:

21
 Phương án gia công này giải quyết được tính đa dạng về bề mặt gia công phức
tạp cũng như tính đa dạng về sản phẩm.
Nhược điểm:
 Hạn chế của phương án này là phải thiết kế một hệ thống phức tạp hơn và sử
dụng nhiều lưu chất từ biến để gia công.
Phương án 4:
Cho lưu chất từ biến vào một thùng chứa lớn, thùng chứa được gắn động cơ xoay.
Chi tiết được gá cố định vào tay kẹp liên kết với động cơ xoay. Lưu chất ban đầu
được lưu trử trong thùng chứa ở trạng thái là chất lỏng sệt, khi cấp từ trường vào
làm cho lưu chất trong thùng chuyển hóa rắn lại, chuyển động xoay đồng thời của
thùng chứa lưu chất kết hợp với chi tiết củng xoay bởi động cơ cùng lúc đến tiếp
xúc với lưu chất để tiến hành gia công mài chi tiết.

Hình 12: Phương án thiết kế số 4

Ưu điểm:

 Phương án gia công này giải quyết được vấn đề về gia công chi tiết, đảm bảo
được tính đa dạng về bề mặt gia công phức tạp củng như tính đa dạng về sản
phẩm.

22
 Tăng hơn năng xuất gia công và cải thiện hơn chất lượng bề mặt gia công chi tiết
so với phương án 3.

Nhược điểm:
 Hạn chế của phương án này là phải thiết kế một hệ thống phức tạp hơn và sử
dụng nhiều lưu chất từ biến để gia công.
Kết luận

Phân tích những ưu và nhược điểm trên nhóm chúng em chọn phương án thiết kế số
4 làm phương án thiết kế chế tạo thực nghiệm cho đề tài thiết kế và chế tạo hệ thống
điều khiển các trục chính của thiết bị gia công tinh bề mặt bằng chất lỏng phi
Newton.

3.1.2 Nguyên lý hoạt động của thiết bị gia công tinh bề mặt bằng chất lỏng phi
Newton

Cấp nguồn động cơ trục Z làm quay trục vitme điều chỉnh vị trí bàn trượt có gắn
động cơ tay khoấy (động cơ quay trục gá đặt chi tiết gia công) di chuyển theo
phương Z, cấp nguồn động cơ trục Y làm quay trục vitme điều chỉnh vị trí bàn trượt
có gắn cụm động cơ trục Z và động cơ tay khoáy di chuyển theo phương Y, cấp
nguồn động cơ trục X làm quay trục vitme làm điều chỉnh vị trí bàn trượt gắn khung
đỡ thân trên máy (thân trên máy có gắn cụm động cơ trục Z và Cụm động cơ trục
Y) di chuyển theo phương X, cấp nguồn động cơ tay khoáy, cấp nguồn động cơ
chính quay bồn chứa dung dịch làm bồn chứa dung dịch quay theo trục Z, cấp
nguồn cho nam châm điện tạo ra từ trường làm sệt lại dung dịch.

23
Hình 13: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy

- Qua quá trình thiết kế phân tích nhiều phương án khác nhau nhóm thiết kế chế tạo
thiết bị gia công tinh bề mặt bằng chất lỏng phi newton đã chọn ra đượcphương án
tối ưu nhất để thiết kế và chế tạo.

- Sơ đồ nguyên lý cơ bản - mô hình cơ cấu của máy theo phương án thiết bị.

24
Hình 14: Sơ đồ nguyên lý cơ bản phương án 4

1. Động cơ trục Y
2. Hộp giảm tốc động cơ trục Y
3. Vitme trục Y
4. Động cơ trục Z
5. Hộp giảm tốc động cơ trục Z
6. Vitme trục Z
7. Eto gắn động cơ tay khoáy
8. Động cơ tay khoáy
9. Bàn trượt
10. Tay khoáy (gá chi tiết gia cộng)
11. Cơ cấu hãm khóa chuyển động phương di trượt (phương X)
12. Thanh ray di trượt (phương X)
13. Bồn quay chứa dung dịch MRF
14. Bulong đai ốc tăng chỉnh vị trí động cơ/ hộp số
15. Động cơ trục X
16. Hộp giảm tốc động cơ trục X
17. Vitme trục X
18. Động cơ bồn quay
19. Hộp số động cơ bồn quay

25
Hình 15.Mô hình 3D cơ cấu máy phương án thiết kế

1. Hộp số động cơ bồn quay


2. Bồn quay chứa dung dịch MRF
3. Tay khoáy (gá chi tiết gia công)
4. Động cơ trục Z
5. Động cơ trục Y
6. Hộp giảm tốc động cơ trục Y
7. Vitme trục Y
8. Hộp giảm tốc động cơ trục Z
9. Động cơ trục Z
10. Vitme trục Z
11. Eto xoay gắn động cơ tay khoáy
12. Động cơ trục X
13. Hộp giảm tốc động cơ trục X
14. Vitme tục X
15. Cơ cấu hãm khóa chuyển động phương di trượt (phương X)
16. Thanh ray di trượt (phương X)
17. Động cơ bồn quay

26
18. Bulong đai ốc tăng chỉnh vị trí động cơ/ hộp số.
3.2 Chế tạo chi tiết gia công cho quá trình thực nghiệm

- Từ nguyên lý hoạt động chung của phương án thiết kế máy và đối tượng nghiên
cứu chính của đề tài là thiết kế và chế tạo hệ thống điều khiển các trục chính của
thiết bị gia công tinh bề mặt bằng chất lỏng phi Newton. Nhóm chúng em xin phân
đưa ra nhưng phương án cho phần thiết kế hệ thống điều khiển như sau.

3.2.1 Đề xuất động cơ

- Để phù hợp với yêu cầu của đề tài, mục đích đặt ra cho cụm nâng hạ cơ cấu làm
việc và cụm xoay góc độ mài có thể điều khiển chính xác được. Động cơ servo và
động cơ bước là 2 dòng động cơ phù hợp để hoạt động chính xác góc độ quay và
thường dùng trong các thiết bị máy cnc, cắt laser, cắt plasma cnc…

Động cơ Step

Ưu điểm:

 Motor step đảm bảo điều khiển chính xác góc độ quay.
 Giá thành của motor servo cao hơn nhiều so với motor step.
 Motor step vận hành tốt, êm, tuổi thọ cao.
 Motor step có thể dễ dàng tháo lắp, bố trí, thay thế mới.
 Motor step có thể phát ra sức mạnh momen xoắn lớn ở dải vận tốc trung bình,
thấp.

Nhược điểm:

 Về cơ bản dòng từ driver tới cuộn dây motor step không thể tăng hoặc giảm
trong lúc quay. Vì vậy, nếu bị quá tải làm việc thì motor step sẽ bị trượt bước.
 Ảnh hưởng độ chính xác trong vận hành.
 Motor step gây ra nhiều nhiễu tín hiệu, xung đột và rung động hơn động cơ
servo.
 Motor step không phù hợp cho các dự án yêu cầu vận tốc cao.

Động cơ Servo

Ưu điểm:

27
 Nếu tải đặt vào động cơ biến thiên, bộ điều khiển sẽ điều chỉnh dòng tới cuộn
dây motor servo giúp tiếp tục quay. Tránh hiện tượng trượt bước, mất kiểm
 Soát như trong motor step.
 Có thể vận hành ổn định, tốt ở tốc độ cao.

Nhược điểm:

 Motor servo vận hành trùng khớp với lệnh điều khiển thấp hơn motor step.
 Motor servo có giá cả đắt hơn motor step.
 Khi dừng lại, motor servo thường dao động qua lại tại vị trí dừng gây rung lắc
cho máy.

Kết luận:

Cả hai loại động cơ có những ưu khuyết điểm riêng. Từ các yêu cầu về thiết kế ở
trên, nhóm tác giả lựa chọn Động cơ Servo là phù hợp, đảm bảo đầy đủ yêu cầu đề ra
ban đầu của máy.

3.2.2 Đề xuất lựa chọn phần điều khiển

PLC MITSUBISHI – 32MT

Khái niệm:

- PLC là một thiết bị điện tử được lập trình bằng máy tính tthực hiện logic tuần tự
hoặc rời rạc trong môi trường nhà máy. Ban đầu nó được phát triển để thay thế các
rơ le cơ học, bộ đếm thời gian. PLC được sử dụng thành công để thực hiện các hoạt
động điều khiển phức tạp trong nhà máy. Mục đích của nó là theo dõi các thông số
quy trình quan trọng và điều chỉnh các hoạt động của quy trình cho phù hợp. Một
chuỗi các lệnh được người dùng lập trình vào bộ nhớ PLC và khi chương trình được
thực thi, bộ điều khiển sẽ vận hành hệ thống theo các thông số kỹ thuật vận hành
chính xác.

28
Hình 16: PLC MITSUBISHI FX2 – 32MT

- Những ưu điểm khi sử dụng bộ PLC Mitsubishi:

 Độ tin cậy, độ chính xác trong hoạt động.


 Tính linh hoạt trong các kỹ thuật điều khiển.
 Ngôn ngữ lâp trình đơn giản, đã được phổ cập trên thế giới.
 Sửa đổi chương trình trực tuyến hoặc ngoại tuyến.
 Chi phí hiệu quả để kiểm soát các hệ thống phức tạp.
 Kích thước vật lý nhỏ, thời gian dự án ngắn hơn.
 Mô phỏng và thử nghiệm nội bộ của dự án.
 Hiệu quả, năng suất cao.
 Có khả năng giao tiếp với hệ thống máy tính trong nhà máy.
 Dễ dàng bảo trì / khắc phục sự cố.

- Cấu trúc bên trong của PLC: Tất cả các PLC đều có thành phần chính là.

o CPU: là bộ não của PLC và thực hiện các hoạt động được lập trình. Các hoạt
động hoặc đầu ra này được thực hiện dựa trên các tín hiệu và dữ liệu được cung
cấp từ các đầu vào được kết nối.
o I/O modules: Mô-đun đầu vào PLC kết nối các thiết bị bên ngoài khác nhau,
chẳng hạn như cảm biến, công tắc và nút nhấn với PLC để đọc các thông số kỹ
thuật số và tương tự khác nhau, chẳng hạn như nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, tốc
độ, v.v. Mô-đun đầu ra chuyển đổi tín hiệu từ CPU thành kỹ thuật số hoặc các
giá trị tương tự để điều khiển các thiết bị đầu ra.

29
o Nguồn cấp: Bộ nguồn cung cấp năng lượng cho PLC bằng cách chuyển đổi
nguồn AC đầu vào có sẵn thành nguồn DC theo yêu cầu của CPU và các mô-
đun I / O để hoạt động bình thường.

Hình 17: Cấu trúc bên trong của PLC

Thông số kĩ thuật:
Power supply voltage : 100-230VAC
Input/output: 16 DI / 16 DO
Output type: Transistor
Program memory: 16000 bước
Communication connection: RS422, hổ trợ Board mở rộng RS485 / RS232
High speed counter: 6 chân max 60Khz 1 phase, 2 chân max 30Khz 2 phases
High speed pulse: 2 chân phát xung max 20Khz
Input/Output : 16,32,48,64,80,128 I/O
Khái niệm:

- Biến tần là thiết bị điện chuyển đổi điện áp cung cấp đầu vào một chiều ( DC)
thành điện áp xoay chiều (AC) đối xứng có thể thu được cường độ và tần số mong
muốn.

30
Hình 18: Biến tần

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của biến tần:

Cấu tạo:

o Cấu tạo cơ bản của một thiết bị biến tần bao gồm 3 bộ phận cơ bản đó là bộ phận
chỉnh lưu, bộ phận mạch một chiều trung gian, bộ phận mạch nghịch lưu và phần
điều khiển.
o Từ đó có thể tạo ra các bộ phận chính sau đây: bộ chỉnh lưu, tuyến một chiều, bộ
phận kháng (AC-DC), bộ nghịch lưu, bộ trỡ hãm, module công suất IGBT, điện
trở hãm.

Hình 19: Sơ đồ mạch điện của biến tần

Nguyên lý hoạt động:

31
o Khi có dòng điện chạy qua bộ phận chỉnh lưu cầu diode và tụ điện thì dòng điện
được biến đổi trở thành dòng điện 1 chiều (DC) phẳng. Dòng điện ban đầu được
sữ dụng là dòng điện 1 pha hay 3 pha nhưng có tần số và điện áp cố định.
o Sau khi quá trình trên được thực hiện, bộ phần nghịch lưu sẽ tiếp tục biến đổi nó
thành dòng điện áp 3 pha xoay chiều đối xứng. Dòng điện được biến đổi thành
điện áp pha xoay chiều được thực hiện bằng phương pháp độ rộng xung PWM
của bộ phận biến đổi IGBT thông qua quá trình tự kích hoạt đóng ngắt thích hợp.

Hình 20: Biến đổi điện áp/tần số qua biến tần.

Lợi ích của việc dùng biến tần:

o Duy trì tốc độ cài đặt chính xác, thay đổi tốc độ dễ dàng, điều khiển đảo chiều
động cơ nhanh chóng.
o Liên tục điều chỉnh tốc độ để duy trì trì tình huống mong muốn trong các điều
kiện hệ thống khác nhau.
o Việc sữ dụng một biến tần có thể tiết kiệm năng lượng đầu vào từ 25% đến 50%.
o Biến tần thường có tính nặng tự động bảo vệ khi xảy ra hiện tượng quá áp, thấp
áp, quá dòng nhằm bảo vệ thiết bị an toàn trong tình huống nguy hiểm.

32
Rơ le

Khái niệm:

o Rơ le là một công tắc, đóng mở mạch điện tử. Nó sử dụng điện từ học từ điện áp
nhỏ để cung cấp điện áp cao hơn.
o Nó có hai tiếp điểm cơ bản, tức là NO (Thường mở) và NC (Thường đóng). Khi
điện áp đầu vào được áp dụng trên cuộn dây của nó, NC chuyển thành NO và NO
thay đổi thành NC. Khi điện áp đầu vào được cung cấp, chúng tôi nói rằng rơle
đã được cung cấp năng lượng.
o Nó có một số tính năng, ví dụ: nó có thể được sử dụng để chuyển đổi điện áp nhỏ
hơn sang cao hơn. Nhưng nó không thể được sử dụng trong các thiết bị tiêu thụ
điện. Nó có một loạt các ứng dụng. Nó có thể được sử dụng trong các thiết bị gia
dụng, mạch điện tử cần bảo vệ, robot để điều khiển động cơ của nó theo chuyển
động thích hợp và nhiều hơn nữa.

Hình 21: Rơ le 24VDC

Các kí hiệu trên Rơ le:

o Trên rơle thương có 3 kí hiệu chính: COM, NC và NO:


o COM (common) hay còn gọi là tiếp điểm chung, thường được đấu dây với chân
NO hoặc NC. Tùy theo trạng thái hoạt động của rơ le mà chân COM được nối
với chân NC hoặc NO.
o NC ( normally close) được gọi là tiếp điểm thường đóng. Tiếp điểm COM kết nối
với NC khi cuộn dây rơle tắt.
o NO( normally open) được gọi là tiếp điểm thường mở. Tiếp điểm COM kết nối
cới NO khi cuộn dây rơle đang bật.
33
Hình 22: Kí hiệu các chân của Rơ le

Nguyên lý hoạt động

o Rơ le hoạt động theo nguyên tắc khá đơn giản:


o Ban đầu khi nguồn điện không được cấp và rơ le ở trạng thái thường mở, tiếp
điểm của nó sẽ được mở.
o Khi rơle ở trạng thái thường đóng, tiếp điểm của nó sẽ được đóng lại.
o Khi cấp điện cho cuộn dây của nó, nó được đóng điện và điều kiện thường mở
của nó được chuyển thành thường đóng và điều kiện thường đóng được chuyển
thành thường mở.
o Nếu chúng ta muốn điều khiển thiết bị thông qua rơ le thông qua một phần mềm
thì chúng ta phải gắn thiết bị này vào đầu cuối thường mở của nó.
o Khi rơ le được cấp điện, thiết bị đó sẽ được bật cho hoạt động thích hợp.
o Khi có dòng điện chạy qua rơ le, dòng điện này sẽ chạy qua cuộn dây bên trong
và tạo ra một từ trường hút. Từ trường hút này tác động lên một đòn bẩy bên
trong làm đóng hoặc mở các tiếp điểm điện và như thế sẽ làm thay đổi trạng thái
của rơ le. Số tiếp điểm điện bị thay đổi có thể là 1 hoặc nhiều, tùy vào thiết kế.

34
Nguồn tổ ong 24V/5A

Khái niệm:

- Nguồn tổ ong hay được gọi thông thường là nguồn xung. Theo như cái tên, dòng
nguồn này có hình dạng các lỗ thông hơi có chức năng thoát nhiệt hình lục giác
giống như hình dáng của những chiếc tổ ong. Bởi vậy, chúng ta còn gọi với tên gọi
nguồn tổ ong để dễ nhận dạng với các loại nguồn khác.

- Nguồn tổ ong được ứng dụng với kết quả là biến đổi nguồn điện xoay chiều sang
nguồn điện 1 chiều. Côn đoạn này được thực hiện thông qua chế độ dao động xung
được nên bằng một mạch điện tử với một biến áp xung.

- Hiện nay, không phải hầu như thiết bị điện tử nào cũng sử dụng được điện áp xoay
chiều 220V. Nguồn xung với tác dụng biến đổi nguồn điện sẽ biến đổi nguồn điện
xoay chiều thành các nguồn điện như mong muốn. Qua đó giúp thiết bị hoạt động
tốt và an toàn.

Hình 23: Nguồn tổ ong 24V/5A

Thông số kĩ thuật
Input voltage: AC110V/220V
Output voltage: DC24V
Output line: 0 ~ 5A
Net weight: 550g
Size: 200*100*45mm
Shell material: metal case/aluminum case
Safety compliance: CCC/Rohs
35
Hiệu quả về giá cả, độ tin cậy với các tiêu chuẩn ngành
Working temperature: 0 ~ 400C
Storage temperature: -20 ~ 600C
Ambient humidity: 0 ~ 95%
Màn hình HMI Mitsubishi GS2110-WTBD 10 inch

Tóm tắt đặc điểm:

10″ 800 x 480 TFT LCD

ROM Flash 9Mb, PROGRAM LOADING 100.000 T

Fanless cooling system

Hỗ trợ: USB mini, Ethernet

Multi-language support

Hình 24: Màn hình LCD Mitsubishi GS2110-WTBD 10 inch

Nhược điểm:

- Hỗ trợ tương thích rất ít dòng PLC, tương thích tốt là PLC Mitsubishi và một số
loại PLC phố biến khác như Siemens S7-200, CJ series, Keyence KV, Omron CP.
- Đã bị lược bỏ bớt một số tính năng trong phần mềm GT Designer 3 như: Q motion
monitor, Network monitor, FX Ladder monitor.

Thông số kĩ thuật

- Display Size: 10 inch TFT


- Resolution (WxH dots): 800×480
36
- Kích thước hiển thị (mm): 222×132.5
- Brightness (cd/m2): 500.0
- Longevity LCD: 50,000 H.
- Color: 65536
- Touch Type: 4-wire Resistive Type ( Tuổi thọ 1 triệu lần nhấn)

Cấu hình:

- ROM(MB): 9
- RAM (MB): 256
- USB Host: USB mini-B
- Card Slots SD: Có
- RTC Built-in
- Truyền thông, in/out:
- Ethernet: Yes
- COM1: RS232, COM2 RS422
- Source: 24 ± 20%VDC

Đặc điểm:

- Bark: Plastic
- Outer size: (WxHxD) 270 x 217 mm
- Hole size (mm): 258 x 198
- Operating temperature: 1° ~ 49°C (29° ~ 203°F)
- Mass: 1.4 Kg
- Nút nhấn Idec không duy trì

Khái niệm

Nút nhấn Idec dòng YW được sử dụng để điều khiển tín hiệu của hệ thống tủ bảng
điện công nghiệp hoặc dân dụng như: báo pha, báo lỗi, chuyển mạch, sự cố có thể
tác động trực tiếp. Nút nhấn Idec YW có vật liệu trên bề mặt thiết bị được thiết kế
để giảm khả năng phản xạ ánh sáng bên ngoài.

Thông số kĩ thuật

Kích thước lỗ: Ø22


37
Nhiệt độ hoạt động: -200C ~ 550
Độ ẩm: 40 ~ 85 RH
Tiêu chuẩn bảo vệ: Panel front IP65 (IEC 60529) Terminal IP20 (IEC 60529)
Số lần đóng mở cơ (thấp nhất): 250000 (tiếp điểm đơn)
Số lần đóng mở điện (thấp nhất): 100000 (tiếp điểm đơn)

Hình 25: Nút nhấn không duy trì Idec

3.2.3 Chuyển động của cụm động cơ làm việc

- Cụm động cơ làm việc

- Dựa trên phương án kết cấu máy của bộ cảm biến nhóm đưa ra phương án điều
khiển tự động bằng động cơ servo kết hợp với thanh ray trượt để điều khiển chuyển
động lên xuống của bộ cụm động cơ làm việc.

Hình 26: Thanh ray trượt

- Mặt khác để truyền động từ động cơ servo nhóm đề xuất sử dụng bộ truyền trục
vít đai ốc.
38
Hình 27: Cơ cấu truyền động vitme đai ốcTrục vít bánh vít

- Loại truyền động này có tỉ số truyền lớn, có khả năng hãm, làm việc êm. Nhờ vậy
nhóm quyết định sử dụng bộ truyền trục vít bánh vít để truyền động điều khiển góc
xoay của động cơ trục chính để phù hợp với phương án đề xuất.

Hình 28: Bộ truyền trục vít- bánh vít

3.2.4 Thiết kế và chế tạo hệ thống điều khiển các trục chính của thiết bị gia
công tinh bề mặt bằng chất lỏng phi Newton.

Xuất phát yêu cầu đầu vào dựa trên sơ đồ nguyên lý cũng như tham khảo quá trình
hoạt động của máy đối với các chi tiết có dạng hình cầu, chi tiết có bề mặt định hình
dạng trụ Ø20 - 40 mm các tác giả đề xuất sử dụng động cơ 3 pha xoay chiều và có
thêm phần biến tần để điều khiển tốc độ chính xác. Vậy ta chọn động cơ có thông số
sau: P=200 W; n= 200 vòng/phút. Cụ thể, sẽ sử dụng động cơ 3 pha xoay chiều
S9I200GTT(J87)

39
Hình 29: Động cơ S9I200GT-T(J87)

Cụm điều khiển nâng hạ

Dựa vào yêu cầu thiết kế nhóm quyết định sử dụng bộ truyền trục vít me đai ốc có
thông số như sau để truyền động điều khiển nâng hạ cụm làm việc của máy để phù
hợp với phương án đề xuất.

Bảng 4.1 Bảng số liệu trục vít


Tên Kí hiệu Giá trị Đơn vị
Vận tốc lớn nhất của bàn trượt VL 0.2 m/s
Độ tịnh tiến bàn trong 1 xung ΔL 0,02 mm/s
Tổng khối lượng bàn và tải m 22 kg
Ngoại lực FA 0 N
Hệ số ma sát với bàn trượt μ 0,04 -
Hiệu suất của trục vít me Η 0,9 -
Hệ số ma sát của đai ốc μo 0,3 -
Đường kính trục vít me DB 20 mm
Chiều dài tổng cộng trục vít LB 350 mm
Bước vít PB 4 mm
Vật liệu trục vít ρ 7900 kg/m3

40
Tính toán độ phân giải cần thiết:

Theo trang 16 [11]:

Độ phân giải của động cơ được tính toán từ độ phân giải cần thiết để dẫn động bàn
máy:

Xác định mô hình hoạt động:

Tốc độ lớn nhất của động cơ NM được tính theo công thức:

Tốc độ được tạo ra từ NM và chu kỳ hoạt động, cũng như thời gian tăng/giảm tốc
độ.

Hình 29: Mô hình hoạt động động cơ servo

Tính toán moment xoắn TL [N.m].

Theo công thức trang 19 [11], lực di chuyển tịnh tiến:

41
Với m: khối lượng của vật nâng mà động cơ nâng để di chuyển. Được lấy giá trị
tham khảo khi xây dựng mô hình thử nghiệm các chi tiết 3D trên phần mềm NX.
Khối lượng là tổng của toàn bộ chi tiết cụm nâng được.

- Theo công thức momen xoắn tác dụng lên trục

- Tính toán quán tính trục vít đai ốc.

Theo công thức trang 20 [11]

- Quán tính của trục vít:

[kg.mm2]

Quán tính của bàn và tải:

[kg.mm2]

Moment xoắc trục vít đai ốc:

Tính toán lựa chọ động cơ nâng hạ cho toàn bộ thân máy- động cơ servo 1.

Ta lấy hệ số an toàn Sf = 1,5

T’L= Sf TL =1,5*0,167= 0,2505 (N.m)

Quán tính trục vít

42
Công suất cần thiết của động cơ:

Chọn động cơ servo

Từ NM=3000 (vòng/phút) , Pct=78.7 W

Ta chọn động cơ có công suất 200W, chọn động cơ motor servo SGDM- 02ADA
của hãng Yaskawa với thông số: công suất P = 200W; số vòng quay lớn nhất nmax
= 3000 vòng/phút.

Hình 30: Motor SGDM-02ADA

Động cơ servo SGDM-02ADA được điều khiển bởi servopack model SGDM-
02ADA

43
Hình 31: Driver AC servo SGDM-02AD

- Bộ điều khiển servo có nhiệm vụ nhận tín hiệu lệnh từ hệ thống điều khiển,
khuếch đại tín hiệu và truyền lệnh đến động cơ servo. Mục đích là điều điều khiển
động cơ servo hoạt động theo lệnh, đồng thời nhận tín hiệu phản hồi liên tục về vị
trí và tốc độ hiện tại của động cơ từ encoder. Từ tín hiệu phản hồi về, bộ điều khiển
servo sẽ so sánh với tín hiệu lệnh và đưa ra điều chỉnh phù hợp (thay đổi tần số hoặc
độ rộng xung) đảm bảo động cơ servo hoạt động theo đúng yêu cầu.

- Có thể điều khiển tốc độ, vị trí và mô men với độ chính xác cực cao, thay đổi trạng
thái nhanh và liên tục.

- Có thể kết nối với và điều khiển tự động bằng PLC.

Cụm điều khiển góc độ xoay

Chọn bộ trục vít-bánh vít có thông số phù hợp với máy.

Do bộ trục vít bánh vít chỉ làm nhiệm vụ điều chỉnh góc độ của trục mài. Do đó
nhóm đề xuất sử dụng bộ trục vít bánh vít có kích thước với các thông số như sau:

Bảng 4.2 Thông số trục vít bánh vít

Trục vít Bánh vít


Số răng Z1= 2 Z2= 39
Đường kính vòng chia (mm) 39,5 123
Đường kính vòng đỉnh (mm) 45,5 129
Đường kính vòng đáy (mm) 32 115

44
Góc xoắn ốc vít (độ) 9°
Khoảng cách trục (mm) 80
Môđun (m) 3,15
Tỷ số truyền u 19,5

45
Hình 32: Bộ truyền trục vít- bánh vít
46
Tính toán lựa chọn động cơ cho bộ phận xoay góc độ mài- động cơ servo 2.

Ta có các thông số của trục vít – bánh vít

Z trục vít = 2 ; Z bánh vít = 39

Vậy tỉ số truyền :

Với mỗi lần răng của bánh vít ăn khớp với trục vít thì góc xoay của bánh vít là:

Ta thiết kế góc xoay lớn nhất của hộp động cơ là bội số của 9 như : 18 ;27 ;36 ;….

Nhưng để đảm bảo phôi vẫn còn trong chất lỏng MR thì ta thiết kế góc xoay lớn
nhất là:

Ta thiết kế hộp động cơ xoay góc φ = 20π/3 trong 4s, vậy vận tốc góc của hộp động
cơ là:

Vậy vận tốc của đầu ra động cơ là:

Lực ma sát giữa trục với hộp động cơ :

Với Fc: lực mài tinh giữa chất lỏng MR với phôi

d1: là khoảng cách từ tâm của trục đến tâm của hộp động cơ

d2: là khoảng cách từ tâm của trục đỡ đến tâm của phôi

mh: là khối lượng của hộp động cơ


47
Momen xoắn:

Ta chọn động cơ có công suất 200W, chọn động cơ motor servo SGDM- 02ADA
của hãng Yaskawa với thông số: công suất P = 200W; số vòng quay lớn nhất nmax
= 3000 vòng/phút.

Hình 33: Bộ truyền trục vít- bánh vít

- Động cơ servo SGDM-02ADA được điều khiển bởi servopack model SGDM-
02ADA

Hình 34: Driver AC servo SGDM-02ADA

- Bộ điều khiển servo có nhiệm vụ nhận tín hiệu lệnh từ hệ thống điều khiển,
khuếch đại tín hiệu và truyền lệnh đến động cơ servo. Mục đích là điều điều khiển

48
động cơ servo hoạt động theo lệnh, đồng thời nhận tín hiệu phản hồi liên tục về vị
trí và tốc độ hiện tại của động cơ từ encoder. Từ tín hiệu phản hồi về, bộ điều khiển
servo sẽ so sánh với tín hiệu lệnh và đưa ra điều chỉnh phù hợp (thay đổi tần số hoặc
độ rộng xung) đảm bảo động cơ servo hoạt động theo đúng yêu cầu.

- Có thể điều khiển tốc độ, vị trí và mô-men với độ chính xác cực cao, thay đổi
trạng thái nhanh và liên tục

- Có thể kết nối với và điều khiển tự động bằng PLC.

Tính toán thiết kế trục gá động cơ


Chọn vật liệu:

Chọn [σ] = 70 vật liệu chế tạo các trục là thép C45 có giới hạn bền

σb = 785 MPa

σch = 540 MPa

τ = 35 Mpa

σ−1 = 383 MPa

τ−1 = 226 MPa v

Xác định sơ bộ đường kính trục:

Theo công thức 10.9 tài liệu [12] đường kính trục 2:

Với:

Suy ra:

Bảng 10.2 [12]. Chọn d2 = 30mm

Xác định đường kính của trục


49
Theo yêu cầu cơ cấu máy nhóm xác định khoảng cách như sau:

Khoảng cách từ tâm ổ lăn đến bánh răng: lm12=25 mm

Khoảng cách từ tâm ổ lăn đến giá treo động cơ trục chính : lm13=62 mm

Khoảng cách từ giữa 2 ổ lăn: lm11=18 mm.Ta có:

Theo công thức 10.2 [11]lực tác dụng lên trục của bánh ví

50
Hình 35: Biểu đồ momen, tải trọng và sơ bộ kết cấu của trục.

51
Xác định mômen tương đương theo công thức 10.15 và 10.16 tài liệu [12]:

Công thức 10.17 [12]:

.Chọn

.Chọn

. Chọn

52
Hình 36: Sơ đồ kết cấu của trục

Phần kiểm nghiệm độ bền trục được kiểm bền bằng phương pháp CAE trình bay
phía dưới ở phần kiểm bền

Chọn loại ổ lăn

Ta có thông số đầu vào: n= 200 vòng/phút

Lℎ = 24000 giờ ; d=20 mm

Ta có:

Tại C:

Tại D:
Theo 11.17 [12]
Tải trọng hướng tâm tác dụng lên 2 ổ lăn:

53
Ta có:

Xét tỉ lệ:
Theo hướng dẫn trang 212[11] kết hợp phụ lục p2.7 [11]:
Kí hiệu d D b=T r C Co
mm mm mm mm mm kN kN
204 20 47 14 1,5 10 6,3
Kiểm nghiệm khả năng tải động

Ta có: .

Tra bảng 11.4[11] ta có e=0,34

Lập tỉ số:

Tra bảng 11.4 [12], ta có x=1 và y =0

Theo 11.3 [12]:

Q=(X.V.Fr+Y.Fa).Kt.Kd

Trong đó: v=1 do vòng trong quay

Kt=1 khi chịu nhiệt độ= 105℃

Kd=1 tra bảng 11.3 [11]

Q=(1.1.1057,41+0.1057,41).1.1=1057,41

Theo 11.1 [12]:

Trong đó m=3: bậc của đường cong mỏi

54
(Triệu vòng)

Vậy thõa mãn điều kiện tải trọng động.

Kiểm nghiệm tải trọng tĩnh

Theo 11.18 [12]:

Qt≤

Theo 11.19 [12] ta có Qt=Xo.Fr+Yo.Fa

Tra bảng 11.6 [12]: Xo=0,6 và Yo=0.5

Suy ra Qt=0,6.5820,1+0,5.1057,41=4020,765N=4,02kN≤ = 6,3 kN. Vậy thõa mãn


điệu kiện tại trọng tĩnh.

55
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận

Đề tài thiết kế và chế tạo hệ thống điều khiển các trục chính của thiết bị gia công
tinh bề mặt bằng chất lỏng phi Newton đã thực hiện được một số kết quả như sau:

Nghiên cứu đặc tính của chất lỏng phi Newton trong gia công mài tinh bề mặt.

Nghiên cứu tính toán thành phần dung dịch mài theo nguyên lý phi Newton.

Xây dựng, kiểm tra được thiết kế, nguyên lý hoạt động của hệ thống điều khiển
các trục chính của thiết bị điều kiển theo nguyên lý phi Newton.

Tiến hành chế tạo và lắp ráp hoàn thiện hệ thống điều khiển, máy mài bóng bề
mặt cầu, trụ theo nguyên lý phi Newton.

Tiến hành gia công thử nghiệm trên máy, kết quả gia công cho thấy rằng máy
được chế tạo đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của quá trình mài bề mặt cầu đặt
ra. Kết quả khi tốc độ quay của đĩa mài là 150 (vòng /phút) thì độ nhám bề mặt đạt
được Ra = 28 nm với gia công tinh bằng dung dịch hạt mài nhôm oxit (Al2O3) và
độ nhám bề mặt đạt được Ra = 52 nm trong gia công thô bằng dung dịch hạt mài
silicon carbit (SiC).

Với kết quả của đề tài, máy mài bóng bề mặt có thể sử dụng vào nghiên cứu ứng
dụng cho sinh viên và chuyển giao công nghệ sản xuất khi có nhu cầu.

4.2 Kiến nghị

Trong thời gian tới tác giả sẽ tiếp tục nghiên cải tiến và ngày cang hoàn thiện hơn
hệ thống điều khiển các trục chính của thiết bị.

Có thể tối ưu hóa, tăng năng suất lao động, tăng hiệu suất máy.

Nghiên cứu mô phỏng quá trình gia công sản phẩm bằng chất lỏng phi Newton để
thấy được quy luật tiếp xúc khi mài, tối ưu hóa những vấn đề phát sinh.

Nghiên cứu tiến hành thực nghiệm gia công cho các bề mặt cầu lõm và các bề mặt
cong phức tạp khác.

56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Đức Nam “Nghiên cứu ứng dụng chất lỏng phi Newton trong mài tinh
bề mặt cầu”. Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ tập 20 số k5 – 2017.

[2] Đậu Đức Tính, Hà Mạnh Thi, Nguyễn Văn Nguyên, Nguyễn Hoàng Sơn, vũ Hải
Quân. “Mô phỏng và tính toán kiểm nghiệm các thông số của hệ thống treo tích cực
trên ô tô hiện đại”. Tập san Sinh Viên Nghiên Cứu Khoa học, số 9, xuất bản năm
2019.

[3] Đường công truyền “Truyền động trong máy công cụ CNC ”. Truyền động và
điều khiển máy CNC (30/3/2021)

[4] Trịnh Chất- Lê Văn Uyển “Thiết kế đồ dẫn động cơ khí tập một”. Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam ( 2006).

57

You might also like