You are on page 1of 66

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CƠ ĐIỆN VÀ CÔNG TRÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN, BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG


PHANH TRÊN XE TOYOTA LAND CRUISER OVERVIEW

NGÀNH HỌC: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ


MÃ NGÀNH: 7510205

Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Văn Tùng


Sinh viên thực hiện : Trần Minh Tiến
Mã sinh viên : 1551090607
Lớp : K60 - COTO

Hà Nội, 2019
MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................... I
DANH MỤC BẢNG .................................................................................... III
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................... III
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. IV
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 2
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 3
1.1. Tình hình phát triển ngành công nghệ ô tô ............................................... 3
1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................... 3
1.1.2. Tại Việt Nam ........................................................................................ 4
1.2. Tổng quan về dịch vụ bảo dƣỡng sửa chữa ô tô tại Việt Nam hiện nay ... 9
1.3. Tổng quan về hệ thống phanh thủy lực xe ô tô land cuiser overview ..... 10
1.3.1. Nhiệm vụ, chức năng và yêu cầu của hệ thống phanh thủy lực ........... 10
1.3.2. Tiêu chuẩn về phanh ô tô .................................................................... 12
1.3.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phanh dẫn động thủy lực 14
1.3.4. Các dạng hƣ hỏng của phanh .............................................................. 16
1.3.5. Các biểu hiện của ô tô khi hƣ hỏng hệ thống phanh ............................ 22
1.4. Mục tiêu, đối tƣợng, nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu .................. 24
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................... 25
2.1. Những quy định về công tác chẩn đoán, bảo dƣỡng phanh. ................... 25
2.1.1. Khái niệm về chẩn đoán kỹ thuật ........................................................ 25
2.1.2. Khái niệm về bảo dƣỡng kỹ thuật ....................................................... 27
2.1.3 Những văn bản và quy định pháp luật về công tác chuẩn đoán bảo
dƣỡng kỹ thuật ............................................................................................. 28
2.2. Nội dung công tác chẩn đoán, bảo dƣỡng phanh .................................... 36
CHƢƠNG 3 XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN BẢO DƢỠNG KỸ
THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA LAND CRUISER
OVERVIEW ................................................................................................ 38
3.1. Xác định thông số chẩn đoán hệ thống phanh. ....................................... 38

i
3.2. Xây dựng quy trình chẩn đoán kỹ thuật hệ thống phanh trên xe Toyota
Land Cruiser................................................................................................. 40
3.2.2. Kiểm tra, bảo dƣỡng dẫn động phanh ................................................. 42
3.2.3. Kiểm tra tổng phanh, bình chứa môi chất ........................................... 44
3.2.4. Kiểm tra sự làm việc và hiệu quả phanh chính .................................... 45
3.2.5. Sự làm việc và hiệu quả của hệ thống phanh tay ................................. 46
3.3. Xây dựng quy trình bảo dƣỡng hệ thống phanh trên xe Toyota Land
Cruiser ......................................................................................................... 47
3.3.1. Bảo dƣỡng cơ cấu phanh .................................................................... 49
3.3.2. Kiểm tra và bảo dƣỡng hệ thống dẫn động phanh ............................... 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO

ii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Tình hình nhập khẩu xe ôtô nguyên chiếc năm 2018 ......................... 6
Bảng 2. Quy định đánh giá hiệu quả phanh .................................................. 13
Bảng 3. Dụng cụ chuẩn bị ............................................................................ 47
Bảng 4. Khe hở tiêu chuẩn giữa má phanh và đĩa phanh .............................. 52

iii
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Dây chuyền sản xuất ô tô ................................................................ 3


Hình 1.2. Dịch vụ bảo dƣỡng ô tô .................................................................. 9
Hình 1.3: Sơ đồ cấu tạo hệ thống dẫn động phanh thủy lực .......................... 14
Hình 1.4. Kiểm tra sự mòn của cơ cấu phanh ............................................... 16
Hình 1.5. Cơ cấu phanh đĩa .......................................................................... 18
Hình 1.6. Cơ cấu phanh tang trống ............................................................... 18
Hình 1.7. Má phanh và đĩa phanh ................................................................. 19
Hình 1.8. Bình dầu trợ lực phanh ................................................................. 20
Hình 1.9. Xylanh phanh chính ...................................................................... 20
Hình 1.10. Xy lanh bánh xe .......................................................................... 21
Hình 1.11. Hệ thống phanh thủy lực trợ lực chân không............................... 21
Hình 3.1. Điều chỉnh khe hở má phanh ........................................................ 50
Hình 3.2. Bình chứa dầu phanh .................................................................... 51
Hình 3.3. Kiểm tra khe hở má phanh và đĩa phanh ....................................... 51
Hình 3.4. Kiểm tra chất lƣợng dầu phanh. .................................................... 52
Hình 3.5. Kiểm tra bàn đạp phanh ................................................................ 54
Hình 3.6. Kiểm tra hanh trình tự do bàn đạp ................................................. 54
Hình 3.7. Kiểm tra khoảng dự trữ của bàn đạp phanh .................................. 54
Hình 3.8. Hình ảnh thực tế kiểm tra khoảng dự trữ của bàn đạp phanh ....... 55
Hình 3.9. Thao tác kiểm tra kín khít ............................................................. 55
Hình 3.10. Lắp bộ thay dầu phanh vào bình chứa xylanh phanh chính ......... 56
Hình 3.11. Bổ xung dầu phanh và xả khí với hai ngƣời ............................... 57
Hình 3.12. Các công việc xả khí với hai ngƣời ............................................. 57

iv
LỜI CẢM ƠN

Qua một thời gian làm việc khẩn trƣơng và nghiêm túc đến nay em đã
hoàn thành đề tài “Xây dựng quy trình chẩn đoán và bảo dƣỡng kỹ thuật hệ
thống phanh trên xe Toyota Land Cruiser Overview” .Đề tài đƣợc hoàn thành
với sự cố gắng nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, gia
đình và bạn bè. Nhân dịp này cho phép em đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới:
Thầy giáo TS Trần Văn Tùng đã trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo em tận
tình trong suốt quá trình làm khóa luận.
Tập thể cán bộ, giáo viên Khoa Cơ điện và Công trình đã giúp đỡ em rất
nhiều trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy cô cùng các bạn sinh viên đã
đóng góp ý kiến quý báu giúp em hoàn thành tốt bản khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Sinh Viên

TRẦN MINH TIẾN

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Với nền công nghiệp phát triển ngày càng hiện đại, các nhu cầu trong lao
động và cuộc sống con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao. Vấn đề vận chuyển
hàng hóa, đi lại của con ngƣời là trong những nhu cầu cần thiết. Chính vì thế
vài năm gần doanh số ô tô bán ra ngày càng tăng và đa dạng về chủng loại từ
những dòng xe thông dụng đến những dòng xe cao cấp. Trƣớc đây ô tô có thể
coi là một phƣơng tiện xa xỉ đối với ngƣời dân Việt Nam. Nhƣng vài năm trở
lại đây hình ảnh lái một chiếc xe ô tô đi làm đã không còn quá xa lạ đối với
những ngƣời có mức thu nhập thuộc loại khá trong xã hội.
Ô tô là một trong những phƣơng tiện di chuyển không thể thiếu của
ngƣời Việt Nam, trong đó gồm nhiều loại xe nhƣ xe tải, xe con 4 chỗ, xe
khách, xe du lịch...vv. Mỗi xe đều đƣợc thiết kế sử dụng với mục đích khác
nhau, nhƣng xe chở khách 9 chỗ là một trong những xe có số lƣợng xe đông
đảo tại Việt Nam, đặc biệt xe Toyota Land Cruiser Overview rất đƣợc nhiều
ngƣời ƣa chuộng.
Với số lƣợng lớn và tính sử dụng rộng rãi của xe Toyota Land Cruiser
Overview khi đi trên đƣờng địa hình Việt Nam, vấn đề hỏng hóc của mỗi số
xe là không thể chánh khỏi. Vì vậy muốn đáp ứng đƣợc nhu cầu sửa chửa bảo
dƣỡng xe cần một số lƣợng lớn đại lí trung tâm sửa chữa. Mỗi bƣớc sửa chữa
cần thực hiện đúng theo quy trình sửa chữa bảo dƣỡng.
Từ nhu cầu cụ thể trên, đƣợc sự đồng ý của khoa Cơ Điện và Công
Trình, bộ môn kỹ thuật cơ khí, dƣới sự hƣớng dẫn của thầy Trần Văn Tùng
em tiến hành thực hiện chuyên đề “Xây dựng quy trình chẩn đoán và bảo
dƣỡng hệ thống phanh trên xe Toyota Land Cruiser”.

2
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hệ thống phanh giữ vai trò quan trong nhất trong đảm bảo an toàn
chuyển động của ô tô, nó cho phép ngƣời lái giảm tốc độ của xe cho đến khi
dừng hẳn hoặc giảm đến một tốc độ nào đó, giữ cho xe cố định khi dừng đỗ.
Qua đó, nâng cao đƣợc vận tốc trung bình và năng suất vận chuyển của ô tô.
Đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu các hệ thống phanh đƣợc sử dụng phổ biến trên xe từ
đó rút ra đƣợc phƣơng pháp khai thác, bảo dƣỡng sửa chữa phù hợp.
1.1. Tình hình phát triển ngành công nghệ ô tô
1.1.1. Trên thế giới

Hình 1.1. Dây chuyền sản xuất ô tô


Theo số liệu công bố bởi JATO Dynamics, một chuyên trang dữ liệu về
ngành ô tô uy tín, ngành công nghiệp ô tô toàn cầu năm 2017 đã tăng trƣởng
với 86,05 triệu xe (bao gồm xe du lịch và xe thƣơng mại), tăng 2,4% tƣơng
đƣơng hơn 2,05 triệu xe so với năm 2016. Ngành công nghiệp ô tô hoạt động
tốt trong năm 2017 là nhờ các nền kinh tế vẫn duy trì đƣợc tăng trƣởng, trong
khi đó các thị trƣờng ô tô đang phát triển nhƣ Nga và Brazil tăng trƣởng trở
lại sau khi giảm sút vào năm trƣớc đó.

3
Trong đó, dòng xe SUV đóng góp đáng kể cho sự tăng trƣởng của
ngành công nghiệp ô tô khi chiếm thị phần lớn nhất ở Trung Quốc, Bắc Mỹ
và Châu Âu (ba thị trƣờng ô tô lớn nhất thế giới). Tuy nhiên, điều này lại trái
ngƣợc ở những thị trƣờng nhỏ nhƣ Châu Á - TBD, Nhật Bản, Hàn Quốc và
Mỹ Latinh. Các mẫu sedan hạng B là phân khúc phổ biến nhất ở Châu Á -
TBD và Mỹ Latinh, trong khi đó những mẫu xe đô thị cỡ nhỏ lại chiếm thị
phần lớn nhất tại Nhật Bản, cho thấy SUV vẫn có khả năng mở rộng thị phần
tại các thị trƣờng này. Những thị trƣờng ô tô tại Châu Âu, Châu Á - TBD (trừ
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) và đáng chú ý là Mỹ Latinh chính là
động lực thúc đẩy tăng trƣởng của ngành công nghiệp ô tô trong năm 2017.
Trái với mức tăng trƣởng lên tới 13% của các thị trƣờng nhƣ Nga, Thái
Lan và Argentina thì các thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ, Anh, Mexico, Hàn Quốc và
Trung Quốc đều có mức tăng trƣởng chậm.
Bƣớc sang giai đoạn công nghệ 4.0 ngành công nghiệp ô tô sẽ phát
triển theo bốn xu hƣớng chính, gồm tự động hóa, kết nối, xe điện và chia sẻ
xe nhƣ một dịch vụ. Nếu trƣớc đây, các yếu tố quyết định sự khác biệt của
những chiếc xe là động cơ, hộp số, bộ dẫn động, mức tiêu thụ nhiên liệu... thì
ngày nay, ô tô giống nhƣ một chiếc máy tính. Phần mềm và điện đã thay thế
nhiều chức năng của các yếu tố cơ học, nhiên liệu, sự tham gia của con ngƣời.
Ngành công nghiệp ô tô luôn biến đổi không ngừng, những công nghệ
an toàn hay tiện ích trƣớc đây đƣợc coi là xa xỉ thì nay đã dần trở thành những
trang bị tiêu chuẩn và ngành công nghiệp ô tô vẫn tiếp tục giữ một vai trò chủ
chốt trong nền kinh tế thế giới.
1.1.2. Tại Việt Nam
Trong giai đoạn 2011 - 2017, tăng trƣởng tiêu thụ xe ô tô của Việt Nam
đạt bình quân 7,4%/năm. Số lƣợng xe tiêu thụ tăng từ 181.545 xe năm 2011
lên mức cao nhất là 350.000 xe năm 2015 và giảm xuống còn 272.750 xe năm
2017.

4
Năm 2016, thị trƣờng ôtô Việt tiêu thụ đƣợc 304.427 xe, tăng 24% so
với năm 2015, đây là mức doanh số cao nhất trong vòng 20 năm qua. Năm
2017, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trƣờng đạt 272.750 xe, giảm 10%
so với năm 2016. Các sản phẩm xe du lịch chiếm tỷ trọng 62% (tƣơng đƣơng
với 173.485 xe), giảm 9,9% so với năm 2016; các dòng xe tải, xe khách/bus
chiếm gần 35% (khoảng 99.082 xe) trong cơ cấu xe bán ra năm 2017.
Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam đang trong giai đoạn dân số
'vàng', với sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lƣu - những khách
hàng tiềm năng lớn của dòng xe cá nhân đƣợc dự báo sẽ tăng trƣởng nhanh
trong thời gian từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Dự báo, tăng
trƣởng tiêu thụ xe của Việt Nam sẽ tăng trƣởng ở mức 22,6%/năm trong giai
đoạn 2018 - 2025 và đạt khoảng 18,5%/năm trong giai đoạn 2025 - 2035.
Tuy nhiên, thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2018
nhập khẩu ôtô nguyên chiếc sụt giảm so với năm 2017, giảm lần lƣợt 16,1%
về lƣợng và 19,8% trị giá tƣơng ứng ứng 81,6 nghìn chiếc, trị giá 1,8 tỷ USD.
Tính riêng tháng 12/2018 cả nƣớc nhập 14,17 nghìn chiếc ôtô nguyên chiếc
các loại, tổng kim ngạch đạt hơn 306 triệu USD. Kết quả này giảm nhẹ 2,5%
so với tháng 11/2018 nhƣng kim ngạch tăng 0,5%.
Trong tổng số xe nhập khẩu, xe ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống chiếm nhiều
nhất với 53.981 chiếc, tổng kim ngạch hơn 1 tỷ USD. Xe ô tô tải nhiều thứ 2
với 24.188 chiếc, tổng kim ngạch 501 triệu USD. Xe trên 9 chỗ ngồi các loại
đứng thứ 3, với 804 chiếc, tổng kim ngạch hơn 24 triệu USD.
Tốc độ sụt giảm của kim ngạch lớn hơn sản lƣợng chứng tỏ trị giá nhập
khẩu bình quân mỗi xe trong năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 trƣớc đó.
Cũng theo thống kê, tháng 12 là tháng có kim ngạch nhập khẩu ô tô lớn
nhất và số lƣợng đứng thứ 2 (sau tháng 11). Bốn tháng có số lƣợng ô tô
nguyên chiếc nhập khẩu từ 10 nghìn xe trở lên. Hai tháng đầu năm sản lƣợng
ô tô nguyên chiếc nhập khẩu ít nhất, trong đó tháng 1 có 340 xe và tháng 2 có
222 xe.
5
Bảng 1. Tình hình nhập khẩu xe ôtô nguyên chiếc năm 2018
+/- so sánh với tháng trƣớc
(%)*
Thời gian Lƣợng Trị giá Lƣợng Trị giá
Tháng 1 340 21.573.252 -97,5 -94,0
Tháng 2 222 13.732.773 -34,7 -36,3
Tháng 3 3.676 84.609.615 155,6 516,1
Tháng 4 2.624 61.219.096 -28,6 -27,6
Tháng 5 2.305 67.607.313 -12,2 10,4
Tháng 6 3.357 82.169.503 45,6 21,5
Tháng 7 6.586 134.447.603 96,2 63,6
Tháng 8 9.893 218.131.526 50,2 62,2
Tháng 9 11.507 242.293.245 16,3 11,1
Tháng 10 12.468 261.655.636 8,4 8,0
Tháng 11 14.538 304.663.055 16,6 16,4
Tháng 12 14.176 306.149.095 -2,5 0,5

Nguyên nhân, do những tháng đầu năm 2018 , các hãng xe đều gặp
vƣớng mắc trong thực hiện Nghị định 116/2017/NĐ-CP liên quan đến điều
kiện kinh doanh xe nhập khẩu (có hiệu lực ngày 1/1/2018) nên lƣợng xe nhập
khẩu đột ngột giảm mạnh.
Trong năm 2018, Việt Nam cũng chi hơn 3,5 tỷ USD để nhập khẩu linh
kiện, phụ tùng ô tô các loại. Ngoài ra, Việt Nam cũng chi 654 triệu USD nhập
khẩu xe máy và linh kiện, phụ tùng liên quan.
Về tình hình tiêu thụ, theo thông báo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô
Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng thị trƣờng ô tô Việt Nam cả năm
2018 đạt 288.683 xe, tăng gần 6% so với năm 2017. Nhƣ vậy mức tăng
trƣởng trong năm 2018 kém xa so với mục tiêu 10% đặt ra từ đầu năm.

6
Tuy không tăng trƣởng mạnh nhƣng có nhiều dấu hiệu tích cực đối với
ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Theo đó, doanh số xe
lắp ráp tăng tới 10,6% so với năm trƣớc, đạt 215.704 xe bán ra.
Bên cạnh đó, không nằm trong VAMA nhƣng Hyundai Thành Công
(HTC) cũng đã có một năm kinh doanh tăng trƣởng rất tốt. HTC đã chuyển
sang lắp ráp hầu nhƣ toàn bộ sản phẩm từ đầu năm 2018 và tính đến hết năm,
doanh số đạt đƣợc là 63.562 xe ô tô các loại, tăng gấp đôi (tăng 106%) lƣợng
xe bán ra của năm 2017.
Trong tháng 12, Accent tiếp tục giữ vị trí đầu bảng với 1,834 xe bán ra.
Grand i10 đứng thứ 2 với 1,436 xe, cộng dồn cả năm đạt 22,068 xe, là mẫu xe
bán chạy nhất của Hyundai Thành Công năm 2018.
Kona giữ vững đà tăng trƣởng với 859 xe bán ra trong tháng 12, tăng
8% so với tháng trƣớc, cộng dồn 4 tháng đạt 2,717 xe.
Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV) cũng cho hay, năm 2018, doanh
số bán hàng của họ đạt mức tăng trƣởng kỷ lục với 65.856 xe (không bao gồm
Lexus), tăng 11% so với năm 2017, nâng tổng doanh số bán tích lũy đạt
518.742 xe. Trong đó, Vios luôn là mẫu xe dẫn đầu thị trƣờng và đặc biệt
trong tháng 12 vừa qua Vios đã đạt mức kỷ lục mới với 3.600 xe. Các mẫu xe
khác nhƣ Innova và Fortuner cũng nằm trong số những mẫu xe bán chạy nhất
năm 2018.
Đáng chú ý, lƣợng xe sản xuất trong nƣớc của TMV năm qua đạt
52.662 xe, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái, nâng sản lƣợng tích lũy lên
480.735 xe. Đến nay, Toyota đã trở thành doanh nghiệp ô tô FDI có tỉ lệ nội
địa hóa cao trong ngành với trên 400 chi tiết. Số lƣợng nhà cung cấp tham gia
chuỗi cung ứng của Toyota đã tăng lên 33 nhà cung cấp, trong đó có 5 nhà
cung cấp Việt Nam. TMV cho biết, sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu nâng tỉ lệ
nội địa hóa cao hơn nữa để tăng năng lực cạnh tranh của các dòng sản phẩm
nội địa.

7
TMV đã đóng góp thuế vào ngân sách nhà nƣớc xấp xỉ 699 triệu USD
trong năm vừa qua, nâng tổng số đóng góp thuế từ ngày thành lập đến nay lên
tới gần 7,7 tỉ USD.
Trong khi đó, với Ford Việt Nam, Ranger giữ vững ngôi vị là chiếc bán
tải bán chạy nhất tại Việt Nam trong năm 2018 - năm thứ 5 liên tiếp - với
doanh số cả năm lên tới 8.675 chiếc. Trong tháng 12, doanh số bán lẻ của liên
doanh này cao kỉ lục tháng thứ 2 liên tiếp với mức tăng trƣởng tới 56% so với
cùng kì năm ngoái, tƣơng đƣơng với 3.959 xe bán ra.
Tháng kỷ lục này đƣợc thúc đẩy bởi doanh số ấn tƣợng trên toàn bộ
dòng sản phẩm của Ford tại Việt Nam, với Ranger, Everest và EcoSport đã
mang tới kết quả bán hàng theo tháng cao nhất từ trƣớc đến nay. Mẫu xe SUV
đô thị EcoSport thịnh hành cũng góp phần đáng kể vào doanh số kỷ lục của
Ford khi kết thúc năm 2018, EcoSport tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu phân khúc
SUV cỡ nhỏ với tổng doanh số cả năm tăng 22%, tƣơng đƣơng 4.844 xe bán
ra.
Nhƣ vậy, các liên doanh có vai trò cực kỳ quan trọng trong bƣớc đầu
tạo dựng nên ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong khi vai trò của các
doanh nghiệp ô tô trong nƣớc của Việt Nam là hết sức mờ nhạt.
Có thể nói, sự ra đời của 11 liên doanh trên đã cho thấy thị trƣờng xe
hơi Việt Nam là thị trƣờng đầy tiềm năng và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã rất
chú trọng đến thị trƣờng này.
Mặt khác, điều này cũng cho thấy chính sách đúng đắn của Đảng và
Nhà nƣớc ta trong việc phát triển ngành công nghiệp ô tô nƣớc nhà thông qua
việc liên doanh, liên kết với nƣớc ngoài. Điều này không những thu hút đƣợc
lƣợng vốn lớn vào Việt Nam mà còn tập trung đƣợc kỹ thuật sản xuất hiện
đại, phƣơng cách quản lí tiên tiến. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp ô tô
của hầu hết các nƣớc trên thế giới cũng đã cho thấy giai đoạn đầu phát triển
rất cần sự hỗ trợ từ bên ngoài, nhất là công nghiệp ô tô.

8
Từ đây có thể thấy, nếu nhƣ quan điểm xây dựng công nghiệp ô tô Việt
Nam thủa sơ khai là đi từ sản xuất phụ tùng cơ bản rồi nâng dần lên sản xuất
ô tô đã không có tính thực tiễn thì nay đã đƣợc thay thế bởi con đƣờng đi từ
lắp ráp ô tô rồi tiến hành từng bƣớc nội địa hoá sản xuất phụ tùng nhƣ các
nƣớc ASEAN và Châu Á đã trải qua. Nhƣ vậy, lịch sử hình thành ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam đã cho thấy sau bao năm chúng ta dò dẫm con đƣờng
phát triển ngành giờ đây con đƣờng đó đã hiện rõ hơn và hứa hẹn một triển
vọng sáng lạng trong một tƣơng lai không xa.
1.2. Tổng quan về dịch vụ bảo dƣỡng sửa chữa ô tô tại Việt Nam hiện
nay

Hình 1.2. Dịch vụ bảo dƣỡng ô tô


Bên cạnh sự phát triển của thị trƣờng ô tô. Xe ô tô cũng không còn xa
lạ với ngƣời tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là ở những thành phố lớn phát triển.
Kéo theo đó, ngành công nghệ dịch vụ sửa chữa, bảo hành xe ô tô cũng là
ngành nghề kinh doanh khá đƣợc đầu tƣ hiện nay.
Việt Nam là đất nƣớc có số lƣợng ô tô rất đông đảo và phổ biến, vì vậy
ngành dịch vụ chẩn đoán bảo dƣỡng sữa chữa ô tô tại Việt Nam đang là một
ngành kinh doanh có tiềm năng phát triển.
Nhƣng trên thực tế tại Việt Nam dịch vụ chẩn đoán sửa chữa chƣa đƣợc
chuyên môn hóa, nhiều cơ sở nhỏ lẻ có số lƣợng công nhân chƣa qua đào tạo.
Tại một số thành phố lớn đã có những cơ sơ do hãng đầu tƣ, nhƣng rất ít và
9
phân bố khá xa so với ngƣời sử dụng xe. Và đa số chia làm 2 kiểu cơ sở kinh
doanh sửa chữa bảo dƣỡng chính:
- Cơ sở sửa chứa bảo dƣỡng nhỏ lẻ do tƣ nhân là chủ. Thông thƣờng các
cơ sở này thƣờng có trình độ chuyên môn kém, nhƣng sửa chữa đa dụng về
nhiều loại xe của các hãng khác nhau. Các cơ sở này thƣờng xuất hiện rất phổ
biển khác mọi tỉnh thành do việc quản lí giấy phép kinh doanh còn lỏng lẻo.
Việc chọn sửa chứa bảo dƣỡng tại các cơ sở này thƣờng có chất lƣợng uy tín
thấp, giá thành rẻ.
- Trung tâm sửa chữa bảo dƣỡng lớn của hãng xe nhƣ: Honda, Toyora,
Mazda, Huyndai… Các cơ sở kinh doanh này thƣờng có quy mô lớn tại các
tỉnh thành lớn của đất nƣớc, chất lƣợng dịch vụ cao do đƣợc các hãng xe liên
kết và đầu tƣ. Tại đây các xe kiểm tra và bảo dƣỡng sửa chứa thay mới các
linh kiện đúng chuẩn của nhà sản xuất, với tay thợ đã đƣợc đào tạo bài bản
chuyên môn của hãng.
Nhƣ vậy theo đà phát triển của số lƣợng xe bán ra thị trƣờng thì cần có
những trung tâm, công ty và các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo dƣỡng, sửa
chữa ô tô đạt đƣợc những tiêu chuẩn và mong muốn của khách hàng. Để đáp
ứng đƣợc những yêu cầu của thị trƣờng thì phải có những quy trình chẩn
đoán, bảo dƣỡng và sửa chữa ô tô. Một trong những hệ thống quan trọng của
tổng thành là hệ thống phanh đảm bảo an toàn cho phƣơng tiện và tăng tính
ổn định. Từ đó em đi xây dựng quy trình chẩn đoán và bảo dƣỡng hệ thống
phanh thủy lực trên ô tô.
1.3. Tổng quan về hệ thống phanh thủy lực xe ô tô land cuiser overview
1.3.1. Nhiệm vụ, chức năng và yêu cầu của hệ thống phanh thủy lực
Hệ thống phanh có nhiệm vụ làm giảm tốc độ của ôtô hoặc làm dừng
hẳn sự chuyển động của ôtô. Hệ thống phanh còn đảm bảo giữ cố định xe
trong thời gian dừng. Đối với ôtô hệ thống phanh là một trong những hệ
thống quan trọng nhất vì nó đảm bảo cho ôtô chuyển động an toàn ở chế

10
độ cao, cho phép ngƣời lái có thể điều chỉnh đƣợc tốc độ chuyển động hoặc
dừng xe trong tình huống nguy hiểm.
Cơ cấu phanh đĩa gồm có trống phanh quay cùng với các bánh xe, các
guốc phanh lắp với phần không quay là mâm phanh, trên guốc có lắp các má
phanh, một đầu của guốc phanh quay quanh chốt tựa, đầu còn lại tỳ vào
piston của xilanh công tác của hệ thống dẫn động thủy lực. Sử dụng phanh
dẫn đọng thủy lực áp suất chất lỏng trong xilanh tác dụng lên các piston và
đẩy các guốc phanh ép vào tang trống thực hiện quá trình phanh
* Yêu cầu của hệ thống phanh thủy lực
Hệ thống phanh trên ô tô cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải đảm bảo nhanh chóng dừng xe khẩn cấp trong bất kỳ tình huống
nào. Khi phanh đột ngột, xe phải dừng sau quãng đƣờng phanh ngắn nhất, tức
là có gia tốc phanh cực đại.
- Phải đảm bảo phanh giảm tốc độ ô tô trong mọi điều kiện sử dụng, lực
phanh trên bàn đạp phải tỷ lệ với hành trình bàn đạp, có khả năng rà phanh
khi cần thiết. Hiệu quả phanh cao và phải kèm theo sự phanh êm dịu để đảm
bảo phanh chuyển động với gia tốc chậm dần biến đổi đều đặn giữ ổn định
chuyển động của xe.
- Tối thiểu trên ô tô phải có hai hệ thống phanh là: phanh chính và
phanh dự phòng (phanh chân và phanh tay). Hai hệ thống đều phải sẵn sàng
làm việc khi cần thiết. Dẫn động phanh tay và phanh chân làm việc độc lập
không ảnh hƣởng lẫn nhau. Phanh tay có thể thay thế phanh chân khi phanh
chân có sự cố. Phanh tay dùng để giữ nguyên vị trí xe trên đƣờng bằng cũng
nhƣ trên dốc nghiêng theo thiết kế ban đầu.
- Lực điều khiển không quá lớn và điều khiển nhẹ nhàng, dễ dàng kể cả
điều khiển bằng chân hoặc bằng tay.
- Hành trình bàn đạp phanh hoặc tay phanh phải thích hợp và nằm trong
phạm vi điều khiển có thể của ngƣời sử dụng.

11
- Hệ thống phanh cần có độ nhạy cao, hiệu quả phanh không thay đổi
nhiều giữa các lần phanh. Độ chậm tác dụng phải nhỏ và có thể làm việc
nhanh chóng tạo hiệu quả phanh ô tô ngay sau khi vừa mới thôi phanh.
- Khi phanh lực phanh phát sinh ra giữa các bánh xe cùng một cầu phải
bằng nhau, Nếu có sai lệch thì phải nhỏ trong phạm vi cho phép. Khi thử
phanh trên đƣờng phải đúng quỹ đạo mong muốn theo điều khiển.
- Các hệ thống điều khiển có trợ lực phanh, khi bị hƣ hỏng trợ lực, hệ
thống phanh vẫn đƣợc điều khiển và có tác dụng lên ô tô.
- Đảm bảo độ tin cậy sử dụng của ô tô trong cả hệ thống và các chi tiết ,
nhất là các chi tiết bao kín bằng vật liệu cao su, nhựa tổng hợp.
- Các cơ cấu phanh phải thoát nhiệt tốt, không truyền nhiệt ra các khu
vực làm ảnh hƣởng tới sự làm việc của các cơ cấu xung quanh (lốp xe, moay
ơ…) phải dễ dàng điều chỉnh, thay thế các chi tiết hƣ hỏng.
- Hạn chế tối đa hiện tƣợng trƣợt lết bánh xe khi phanh với các cƣờng
độ lực bàn đạp khác nhau.
- Có khả năng giữ cho ô tô đứng yên trong thời gian dài, kể cả trên
đƣờng dốc.
- Đảm bảo độ tin cậy của hệ thông trong khi thực hiện phanh trong mọi
trƣờng hợp sử dụng, kể cả khi một phần dẫn động điều khiển có bị hƣ hỏng.
1.3.2. Tiêu chuẩn về phanh ô tô
Theo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng của phƣơng tiện
giao thông cơ giới đƣờng bộ ban hành ngày 05 tháng 12 năm 2001 của bộ
Giao thông vận tải, quy định về phanh ô tô nhƣ sau:
- Các cụm, chi tiết đúng hồ sơ kỹ thuật, lắp ghép đúng và chắc chắn.
Đầy đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng.
- Không đƣợc rò rỉ dầu phanh hoặc khí nén trong hệ thống, các ống dẫn
dầu hoặc khí không đƣợc rạn nứt.
- Dẫn động cơ khí của phanh chính và phanh đỗ xe: Linh hoạt, nhẹ
nhàng, không biến dạng, rạn nứt, hoạt động tốt. Bàn đạp phanh phải có hành
12
trình tự do theo quy định của nhà sản xuất. Cáp phanh đỗ (nếu có) không hƣ
hỏng, không chùng lỏng khi phanh.
- Đối với hệ thống phanh dẫn động khí nén (phanh hơi): áp xuất của hệ
thống phanh hơi phải đạt áp suất quy định theo tài liệu kỹ thuật. Bình chứa
khí nén đủ số lƣợng theo hồ sơ kỹ thuật, không rạn nứt. Các van đầy đủ, hoạt
động bình thƣờng.
- Trợ lực phanh đúng theo hồ sơ kỹ thuật, kín khít, hoạt động tốt.
- Hiệu quả phanh chính và phanh khi dừng xe:
a.Hiệu quả phanh chính khi thử trên đường:
- Thử trên mặt đƣờng bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng bằng phẳng
và khô, hệ số bám φ không nhỏ hơn 0,6 .
- Hiệu quả phanh đƣợc đánh giá bằng một trong hai chỉ tiêu quãng
đƣờng phanh Sp (m) hoặc gia tốc chậm dần lớn nhất khi phanh Jp (m/s2) với
chế độ thử phƣơng tiện không tải ở tốc độ 30km/h và đƣợc quy định nhƣ sau:
Bảng 2. Quy định đánh giá hiệu quả phanh

Quãng đƣờng phanh Gia tốc phanh


Phân nhóm
Sp (m) Jpmax (m/s2)
Nhóm 1: Ô tô con, kể cả ô tô
Không nhỏ hơn
chuyên dùng đến 09 chỗ (kể Không lớn hơn 7,2
5,8
cả ngƣời lái).
Nhóm 2: Ô tô tải có trọng
lƣợng toàn bộ không lớn hơn
8.000 KG, ô tô khách trên 09 Không nhỏ hơn
Không lớn hơn 9,5
chỗ ngồi (kể cả ngƣời lái) có 5,0
tổng chiều dài không lớn hơn
7,5m.
Nhóm 3: Ô tô hoặc đoàn ô tô
có trọng lƣợng toàn bộ lớn
Không nhỏ hơn
hơn 8.000 KG, ô tô khách
Không lớn hơn 11,0 4,2
trên 09 chỗ ngồi (kể cả ngƣời
lái) có tổng chiều dài lớn hơn
7,5m .

13
- Khi phanh quỹ đạo chuyển động của phƣơng tiện không lệch quá 80
so với phƣơng chuyển động ban đầu và không lệch khỏi hành lang 3,50 m.
b.Hiệu quả phanh chính khi thử trên băng thử:
- Chế độ thử: Phƣơng tiện không tải.
- Tổng lực phanh không nhỏ hơn 50% trọng lƣợng phƣơng tiện không
tải Go đối với tất cả các loại xe.
- Sai lệch lực phanh trên một trục (giữa bánh bên phải và bên trái) :
KSL = (PF lớn – PF nhỏ ). 100% / PF lớn
KSL không đƣợc lớn hơn 25%
c. Phanh dừng xe (điều khiển bằng tay hoặc chân):
- Chế độ thử: Phƣơng tiện không tải.
- Dừng đƣợc ở dốc 20% đối với tất cả các loại xe khi thử trên dốc hoặc
tổng lực phanh PFt không nhỏ hơn 16% trọng lƣợng phƣơng tiện không tải Go
khi thử trên băng thử. Quãng đƣờng phanh không lớn hơn 6m khi thử phanh
trên đƣờng với vận tốc xe chạy 15km/h.
1.3.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phanh dẫn động thủy lực
a. Cấu tạo:

Hình 1.3: Sơ đồ cấu tạo hệ thống dẫn động phanh thủy lực
1.Bàn đạp phanh; 2.Bộ trợ lực phanh 3.Xy lanh phanh chính
4.Bình chứa dầu 5.Cơ cấu phanh trước; 6.Bộ điều chỉnh;;
7.Cơ cấu phanh sau;

14
Hệ thống phanh thủy lực sử dụng phƣơng pháp truyền năng lƣợng tĩnh
với áp suất lớn nhất trong khoảng (60 ÷ 120) bar.
b. Nguyên lý làm việc
- Tác dụng hãm của phanh dựa trên cơ sở lực ma sát. Khi chƣa đạp bàn
đạp phanh, các guốc phanh đƣợc lò xo kéo nên mặt ma sát (mặt ngoài) của
chúng tách rời khỏi mặt trong của tang trống nên bánh xe đƣợc quay tự do
trên moayơ.
- Khi phanh: Ngƣời lái tác dụng lực lên bàn đạp phanh , cán sẽ đẩy
piston của xylanh chính chuyển dịch sang phải làm tăng áp suất dầu đẩy mở
van cao áp đƣa dầu vào đƣờng ống để tới xylanh công tác của các bánh xe.
Do áp suất dầu trong các xylanh công tác tăng lên tạo lực đẩy 2 piston chạy
sang hai bên đẩy guốc phanh quay quanh các chốt để các má phanh tỳ ép và
hãm chặt tang trống phanh. Lực ma sát giữa má phanh và tang trống giữ
không cho các bánh xe quay tiếp. Lúc đó nếu bánh xe bám tốt trên mặt đƣờng
thì lực ma sát trên sẽ tạo ra mô men hãm bánh xe dừng lại.
- Ngƣời ta đã dùng các tấm amiăng ép, hợp chất của amiăng và cao su
hoặc sợi đồng và amiăng làm má phanh dán lên bề mặt ngoài của guốc phanh,
nhờ đó làm tăng lực ma sát giữa guốc và tang trống phanh.
- Ma sát giữa má và tang trống phanh sẽ tạo ra một lƣợng nhiệt lớn làm
nóng tang trống. Khi xe chạy không khí thổi qua sẽ gây tác dụng làm mát cho
tang trống phanh.
- Khi thôi phanh: Nhấc chân ra khỏi bàn đạp phanh thì áp suất trong hệ
thống sẽ giảm nhanh nhờ lò xo , các guốc phanh đƣợc kéo lại gần nhau làm
cho các piston cũng bị kéo vào đẩy dầu qua van hồi dầu trở về xylanh chính
và bể chứa, các má phanh rời khỏi mặt tiếp xúc nên mặt trong của tang phanh
tang trống không còn tác dụng.
c. Ưu và nhược điểm của phanh thủy lực
* Ƣu điểm:

15
- Có khả năng dùng trên nhiều loại ôtô khác nhau mà chỉ cần thay đổi
cơ cấu phanh.
- Thực hiện phanh đồng thời đối với các bánh xe với sự phân bố lực
phanh đều, chính xác trên các bánh xe.
- Hiệu suất cao, độ nhạy cao và có cấu tạo đơn giản.
- Phanh êm dịu, dễ bố trí các bộ phận ở vị trí xa nhau.
- Dễ dàng kết hợp với hệ thống điện điều khiển nhằm tự động hóa quá
trình phanh.
* Nhƣợc điểm:
- Lực tác dụng lên bàn đạp phanh lớn, nên chỉ áp dụng cho xe có tải
trọng nhỏ.
- Khi dầu bị rò rỉ thì hiệu quả của phanh giảm.
- Dễ bị xâm thực bởi không khí.
- Không thể làm tỷ số truyền lớn, lực tác dụng lên pedal lớn.
- Nếu bị rò rỉ thì cả hệ thống không làm việc.
- Hiệu suất dẫn động sẽ giảm ở nhiệt độ thấp.
1.3.4. Các dạng hư hỏng của phanh
a. Cơ cấu phanh.
* Mòn các cơ cấu phanh.

Hình 1.4. Kiểm tra sự mòn của cơ cấu phanh

16
- Quá trình phanh xảy ra trong các cơ cấu phanh đƣợc thực hiện nhờ ma
sát giữa phần quay và phần không quay, vì vậy sự mài mòn giữa má phanh
với tang trống hay đĩa phanh là không tránh khỏi. Sự mài mòn này làm tăng
kích thƣớc bề mặt làm việc của tang trống, giảm chiều dày má phanh. Tức là
tăng khe hở má phanh với tang trống khi không phanh. Khi đó muốn phanh
hành trình đạp phanh phải lớn lên hoặc đối với hệ thống phanh khí nén thời
gian chậm tác dụng sẽ tăng. Hậu quả của nó sẽ làm tăng quảng đƣờng phanh,
tăng thời gian phanh, giảm gia tốc chậm dần trung bình của ô tô, chúng ta
thƣờng nói mòn cơ cấu phanh sẽ làm hiệu quả phanh của ô tô.
- Nếu sự mài mòn xảy ra còn ít thì sự giảm hiệu quả phanh là không
đáng kể, nếu nhƣ sự mài mòn quá lớn thì hiệu quả phanh sẽ giảm rỏ rệt khiến
cho tài xế phải tập trung xử lí các tình huống khi phanh, sẽ làm tăng sự mệt
mỏi khi lái xe.
- Sự mài mòn quá mức của hệ thống phanh có thể dẫn tới bong tróc các
liên kết ( đinh tán hay keo dán). Giữa má phanh và guốc phanh, má phanh có
thể rơi vào không gian nằm giữa guốc và tang trống gây kẹt cứng cơ cấu
phanh.
- Sự mài mòn tang trống có thể xảy ra theo các dạng: bị cào xƣớc lớn
trên bề mặt ma sát của tang trống và làm biến động lớn momen phanh, gây
méo tang trống khi phanh và có thể nức do chịu tải trọng lớn.
- Sự mài mòn trong cơ cấu phanh thƣờng xảy ra:
+ Mòn điều giữa các cơ cấu phanh: khi phanh hiệu quả phanh sẽ
giảm,hành trình đạp phanh tăng lên( nếu là hệ thống phanh thủy lực).
+ Mòn không đều giữa các cơ cấu phanh: hiệu quả phanh giảm mạnh ô
tô bị lệch hƣớng chuyển động, nhiều khi sự giữ chặc vành lái không thể duy
trì hƣớng chuyển động mong muốn. Điều này thƣờng dẫn tới tai nạn giao
thông khi phanh gấp. Các trạng thái lệch hƣớng chuyển động thƣờng nguy
hiểm kể cả khi ô tô chuyển động thẳng và đặc biệt quan trọng hơn khi ô tô
quay vòng hoặc phanh gấp.
17
Hình 1.5 Cơ cấu phanh đĩa
* Ma sát trong cơ cấu phanh.
- Các cơ cấu phanh ngày nay thƣờng dùng ma sát khô, vì vậy nếu bề
mặt ma sát bị dính dầu, mỡ, nƣớc. Thì hệ số ma sát giữa má phanh và tang
trống sẽ giảm, tức là giảm moomen phanh sinh ra. Thông thƣờng khi vận
hành mỡ từ moay ơ, dầu từ xylanh bánh xe, nƣớc từ bên ngoài xâm nhập vào,
bề mặt tang trống bị chay cứng.... làm mất ma sát trong cơ cấu phanh.

Hình 1.6 Cơ cấu phanh tang trống


- Sự mất ma sát xảy ra không đồng thời trên cơ cấu phanh nên sẽ làm
giảm hiệu quả phanh và ô tô sẽ bị lệch hƣớng ô tô khi phanh. Trƣờng hợp nay

18
hành trình bàn đạp phanh sẽ không tăng, mặc dù tăng lực lên bàn đạp phanh
nhƣng mo men phanh vẫn không tăng đáng kể.
- Nếu bề mặt phanh bị nƣớc xâm nhập thì có thế sau một số lần phanh
nhất định, mô men phanh sinh ra sẽ phục hồi trạng thái ban đầu.
* Bó kẹt cơ cấu phanh.

Hình 1.7. Má phanh và đĩa phanh


- Cơ cấu phanh cần thiết phải tạo cho bánh xe lăn trơn khi không
phanh. Trong một số trƣờng hợp cơ cấu phanh bị bó kẹt do: bong tấm ma sát
guốc phanh, hƣ hỏng các cơ cấu hồi vị trong cơ cấu phanh, do điều chỉnh
không đúng, vật lạ rơi vào không gian làm việc. Sự bó kẹt cơ cấu phanh còn
có thế xảy ra trong cơ cấu phanh tay và phanh chân làm việc chung 1 cơ cấu
phanh.
- Sự bó kẹt trong cơ cấu phanh sẽ gây mài mòn không theo quy luật,
phá hỏng các chi tiết của cơ cấu và đồng thời làm mất khả năng chuyển động
của ô tô ở tốc độ cao. Sự bó phanh khi không phanh sẽ làm ma sát không cần
thiết, nung nóng các bề mặt phanh nên hệ số ma sát giảm, và giảm ma sát khi
cần phanh. Khi có hiện tƣợng này có thể phát hiện thông qua khi lăn trơn của
ô tô hay kích bánh xe quay trơn, qua tiếng chạm phát ra trong cơ cấu...
b. Dẫn động điều khiển phanh.
- Các hƣ hỏng của các cần điều khiển phanh là đa dạng. Phức tạp hơn là
hệ thống dẫn động điều khiển bằng thủy lực.
- Dẫn động phanh thủy lực:

19
Hình 1.8. Bình dầu trợ lực phanh
+ Khu vực xy lanh phanh chính.

Hình 1.9. Xylanh phanh chính


- Thiếu dầu phanh.
- Dầu phanh lẫn nƣớc.
- Rò rỉ dầu phanh ra ngoài, rò rỉ dầu phanh qua các joang, phớt bao kín
bên trong.
- Sai lệch vị trí các piston dầu do điều chỉnh không đúng hay các sự cố
khác.
- Nát hay hỏng các van dầu.
- Cào xƣớc hay hỏng bề mặt làm việc của xy lanh.
20
- Đƣờng ống dẫn dầu bằng kim loại hay bằng caosu.
- Tắc bên trong, bẹp bên ngoài đƣờng ống dẫn.
- Thủng hay nứt, rò rỉ dầu tại các chỗ nối.
Đƣờng ống dẫn dầu bằng kim loại hay bằng cao su:
- Tắc bên trong, bẹp bên ngoài đƣờng ống dẫn.
- Thủng hay nứt, rò rỉ dầu tại các chỗ nối.
c. Khu vực các xi lanh bánh xe:

Hình 1.10. Xy lanh bánh xe


- Rò rỉ dầu phanh ra ngoài, rò rỉ dầu phanh qua các gioăng, phớt bao kín
bên trong.
- Xƣớc hay rỗ bề mặt làm việc của xi lanh.
+ Hƣ hỏng trong cụm trợ lực: Bao gồm hƣ hỏng của:

Hình 1.11. Hệ thống phanh thủy lực trợ lực chân không

21
- Nguồn năng lƣợng trợ lực ( tùy thuộc vào năng lƣợng truyền: chân
không, thủy lực, khí nén, thủy lực- khí nén, điện...) ví dụ: hƣ hỏng bơm chân
không, máy nén khí, bơm thủy lực, nguồn điện, đƣờng ống dẫn, lƣới lọc, van
điều áp...
- Van điều khiển trợ lực: mòn, nát các bề mặt van, sai lệch vị trí, không
kín khít hoặc tắc hoàn toàn các lỗ van.
- Các xy lanh trợ lực: sai lệch vị trí không kín khít, rò rỉ...đặc biệt sự hƣ
hỏng do các màn causu, các vòng bao kín sẽ làm xy lanh trợ lực mất tác
dụng,thậm chí còn cản trở lại hoạt động vủa hệ thống.
- Các cơ cấu bộ phận liên kết các trợ lực và phần dẫn động điều khiển,
gây ra sai lệch hay phá hỏng mối tƣơng quan của các bộ phận với nhau.
- Khi xuất hiện hƣ hỏng trong phần trợ lực có thể dẫn tới tăng đáng kể
lực tác dụng lên bàn đạp, không chính xác. Trong hệ thống trợ lực phanh khi
hƣ hỏng trong hệ thống sẽ làm giảm hiệu quả phanh, gây bó kẹt thất thƣờng
cơ cấu phanh.
- Hƣ hỏng trong cụm điều hòa lực phanh: mòn, nát các bề mặt van, sai
lệch vị trí, không khín khích hay tắc hoàn toàn...
1.3.5. Các biểu hiện của ô tô khi hư hỏng hệ thống phanh
a. Phanh không ăn
- Do trợ lực không hiệu quả.
- Khe hở má phanh và tang trống lớn.
- Má phanh dính dầu, má phanh bị ƣớt, tang trống bị các vết rãnh vòng,
má phanh ép không hết lên tang trống. Má phanh bị chai cứng.
* Đối với phanh dầu:
- Lọt khí trong đƣờng ống thuỷ lực, dầu phanh bị chảy, piston của xi
lanh phanh chính bị kẹt. Piston xi lanh con bị kẹt, đƣờng ống dầu bẩn, tắc,
thiếu dầu.
* Đối với phanh khí:

22
- Áp suất trong bầu phanh không đủ, bộ điều chỉnh áp suất không làm
việc, dây đai bị chùng làm áp suất giảm, van của máy nén bị hở, séc măng của
máy nén bị mòn, lƣới lọc không khí vào máy nén bị tắc, van an toàn của máy
nén điều chỉnh sai, van của tổng phanh bị mòn, bầu phanh không kín, đƣờng
ống dẫn khí bị hở. Điều chỉnh cụm phanh không đúng, màng trong bầu phanh
bị chùng.
b. Phanh bị giật
- Lò xo kéo các guốc phanh bị gãy, má phanh bị gãy, khe hở má phanh
và trống phanh không đúng qui định nhỏ quá, gối đỡ má phanh mòn, trục trái
đào bị rơ, tang trống bị đảo, ổ bi moay ơ bị rơ.
- Bàn đạp không có hành trình tự do: không có khe hở giữa má phanh
và tang trống, piston xi lanh phanh bánh xe bị kẹt. Khe hở giữa cán piston và
piston của xi lanh chính quá lớn.
c. Phanh ăn không đều ở các bánh xe
- Piston của xi lanh bánh xe bị kẹt (phanh dầu)
- điều chỉnh sai cam nhả (phanh khí)
- má phanh và tang trống bị mòn, điều chỉnh sai khe hở tang trống, má
phanh.
d. Phanh bị bó
- Guốc phanh bị dính vào trống
- Lò xo trả guốc phanh bị gãy
- Má phanh bị tróc ra khỏi guốc phanh.
- Lỗ bổ xung dầu ở xy lanh chính bị bẩn, tắc.
- Vòng cao su của xy lanh chính bị nở ra, kẹt.
- Piston xy lanh chính bị kẹt.
e. Có tiếng kêu trong trống phanh
- Má phanh mòn quá hoặc bị chai cứng
- Lò xo trong guốc phanh bị gãy.
f. Mức dầu giảm
23
- Xy lanh chính bị chảy dầu
- Xy lanh bánh xe bị chảy dầu rò rỉ dầu qua các đƣờng ống nối.
1.4. Mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
a. Mục tiêu của đề tài
- Kiểm tra đánh giá đƣợc tình trạng kỹ thuật các thông số chính bên
trong, các thông số kết cấu của “Hệ thống phanh”.
- Đề xuất giải pháp, phƣơng án để kết nối kiểm tra, chẩn đoán, khắc
phục hƣ hỏng của “Hệ thống phanh”.
b. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: xây dựng hệ thống bài tập thực hành bảo
dƣỡng, sửa chữa các bộ phận của “Hệ thống phanh ”
- Khách thể nghiên cứu: các hệ thống phanh đã đƣợc thực hành trong
xƣởng ô tô khoa cơ điện và công trình.
c. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích đặc điểm, kết cấu, nguyên lý làm việc của “Hệ thống phanh”.
- Tổng hợp các phƣơng án kết nối, kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa và
phục hồi của “Hệ thống phanh”.
- Nghiên cứu và khảo sát các thông số ảnh hƣởng tới “Hệ thống phanh”.
- Các bƣớc thực hiện: Từ thực tiễn thực hành trên xƣởng ô tô và từ các
nguồn tài liệu lý thuyết đƣa ra quy trình công nghệ chẩn đoán, bảo dƣỡng, sửa
chữa khắc phục hƣ hỏng của “ Hệ thống phanh ”.
d. Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu

24
Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Những quy định về công tác chẩn đoán, bảo dƣỡng phanh.
2.1.1. Khái niệm về chẩn đoán kỹ thuật
Theo Quyết định số 992/2003/QĐ-BGTVT ngày 09 tháng 04 năm 2003
ban hành quy định về bảo dƣỡng kỹ thuật, sửa chữa ô tô: Chẩn đoán kỹ thuật
ôtô là công việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật của ôtô, tổng thành, hệ thống
bằng phƣơng pháp không cần tháo rời và đƣợc coi là một nguyên công công
nghệ trong bảo dƣỡng kỹ thuật, sửa chữa ôtô.
Chẩn đoán kỹ thuật dựa trên hệ thống các quy luật các tiêu chuẩn đặc
trƣng cho trạng thái kỹ thuật của ôtô để phán đoán tình trạng kỹ thuật tốt, xấu
của ôtô.
Khi chẩn đoán kỹ thuật do không phải tháo rời chi tiết nên không trực
tiếp phát hiện hƣ hỏng mà phải thông qua các triệu chứng, các thông số gián
tiếp để phát hiện những hƣ hỏng ở bên trong.
* Ý nghĩa của chẩn đoán kỹ thuật :
- Phát hiện kịp thời và dự đoán trƣớc đƣợc các hƣ hỏng có thể xảy ra,
nâng cao tính tin cậy và an toàn của máy.
- Nâng cao độ bền lâu, giảm chi phí về phụ tùng thay thế, giảm đƣợc độ
hao mòn các chi tiết do không phải tháo rời các tổng thành.
- Giảm đƣợc tiêu hao nhiên liệu, dầu bôi trơn do kịp thời điều chỉnh các
bộ phận đƣa về trạng thái tối ƣu.
- Giảm giờ công lao động cho công tác bảo dƣỡng kỹ thuật và sửa chữa.
* Các loại thông số dùng trong chẩn đoán
Một tổng thành bao gồm nhiều cụm chi tiết và một cụm bao gồm nhiều
chi tiết tạo thành. Chất lƣợng làm việc của tổng thành sẽ do chất lƣợng của
các cụm, các chi tiết quyết định.
Các thông số kết cấu là tập hợp các thông số kỹ thuật thể hiện đặc điểm
kết cấu của cụm chi tiết hay chi tiết. Chất lƣợng các cụm, các chi tiết do các
thông số kết cấu quyết định. Các thông số kết cấu đó bao gồm:
25
- Hình dáng, kích thƣớc
- Vị trí tƣơng quan
- Độ bóng bề mặt
- Chất lƣợng lắp ghép
Trạng thái tốt hay xấu của cụm chi tiết thể hiện bằng các đặc trƣng cho
tình trạng hoạt động của nó, các đặc trƣng này đƣợc gọi là thông số ra và
đƣợc xác định bằng việc kiểm tra đo đạc. Ví dụ: công suất, thành phần khí
thải, nhiệt độ nƣớc, dầu, áp suất dầu bôi trơn, lƣợng mạt kim loại trong dầu
bôi trơn, tiếng ồn, tiếng gõ, rung động, tình trạng lốp, quãng đƣờng phanh . . .
Mỗi một cụm máy đều có những thông số ra giới hạn là những giá trị
mà khi nếu tiếp tục vận hành sẽ không đảm bảo tính kinh tế kỹ thuật hoặc
không cho phép. Khi đối chiếu kết quả kiểm tra với các giá trị giới hạn, cho
phép xác định, dự báo đựơc tình trạng của cụm máy. Các thông số ra giới hạn,
do nhà chế tạo quy định hoặc xác định bằng thống kê kinh nghiệm trên loại
cụm máy đó.
Chỉ cần một thông số ra đạt giá trị giới hạn bắt buộc phải ngừng máy để
xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
* Điều kiện để một thông số ra đƣợc dùng làm thông số chẩn đoán :
- Có 3 điều kiện:
+ Điều kiện đồng tính:
Thông số ra đƣợc dùng làm thông số chẩn đoán khi nó tƣơng ứng (tỷ lệ
thuận) với một thông số kết cấu nào đó.
Ví dụ: - Hàm lƣợng mạt kim loại trong dầu bôi trơn tỷ lệ thuận với hao
mòn các chi tiết của cụm máy nên thoả mãn điều kiện đồng tính.
+ Điều kiện mở rộng vùng biến đổi:
Thông số ra đƣợc dùng làm thông số chẩn đoán khi sự thay đổi của nó
lớn hơn nhiều so với sự thay đổi thông số kết cấu mà nó đại diện
Ví dụ: - Hàm lƣợng mạt kim loại sẽ thay đổi nhiều, trong khi hao mòn
thay đổi ít nên nó đƣợc dùng làm thông số chẩn đoán hao mòn.
26
- Công suất động cơ Ne thay đổi ít khi có hao mòn nên không đƣợc
dùng làm thông số chẩn đoán hao mòn.
+ Điều kiện dễ đo và thuận tiện đo đạc: Một thông số ra đƣợc dùng làm
thông số chẩn đoán với điều kiện phép đo phải đƣợc thực hiện thuận tiện, dễ
đo và dễ lấy kết quả.
Một thông số đƣợc dùng làm thông số chẩn đoán khi nó phải đồng thời
thoả mãn ba điều kiện trên
2.1.2. Khái niệm về bảo dưỡng kỹ thuật
Theo Quyết định số 992/2003/QĐ-BGTVT ngày 09 tháng 04 năm 2003
ban hành quy định về bảo dƣỡng kỹ thuật, sửa chữa máy: Bảo dƣỡng máy là
công việc dự phòng đƣợc tiến hành bắt buộc sau một chu kỳ vận hành nhất
định trong khai thác máy theo nội dung công việc đã quy định nhằm duy trì
trạng thái kĩ thuật tốt của máy;
Chu kỳ bảo dƣỡng là quãng đƣờng xe chạy hoặc khoảng thời gian khai
thác giữa 2 lần bảo dƣỡng.
* Mục đích của công tác bảo dƣỡng:
- Mục đích của công tác bảo dƣỡng chủ yếu là kiểm tra, phát hiện
những hƣ hỏng đột xuất, ngăn ngừa chúng để đảm bảo cho cụm máy, xe vận
hành an toàn.
- Chăm sóc các hệ thống, các cơ cấu để đảm bảo chúng làm vẫn an toàn
và không bị hƣ hỏng.
- Giữ gìn hình thức bên ngoài.
* Các cấp bảo dƣỡng
Căn cứ vào chu kỳ bảo dƣỡng và nội dung công việc. Bảo dƣỡng kỹ
thuật ô tô đƣợc chia làm hai cấp:
- Bảo dƣỡng thƣờng xuyên
- Bảo dƣỡng định kỳ

27
2.1.3 Những văn bản và quy định pháp luật về công tác chuẩn đoán bảo
dưỡng kỹ thuật
a. Nghị định số 63 năm 2016 của Nghị Định Chính Phủ:
- Nội dung Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
- Nghị định này quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định
đối với ô tô, rơ moóc đƣợc kéo bởi ô tô và các loại xe tƣơng tự và việc cấp
giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe.
* Điều kiện bao gồm :
- Điều kiện cơ sở vật chất:
+ Diện tích mặt bằng của đơn vị đăng kiểm
+ Xƣởng kiểm định
+ Nhà văn phòng, bãi đỗ xe, đƣờng nội bộ
+ Thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra
+ Quy định về thiết bị thông tin, lƣu trữ, truyền số liệu
- Điều kiện nhân lực:
+ Đăng kiểm viên
+ Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên
+ Nhân viên nghiệp vụ kiểm định
+ Phụ trách dây chuyền kiểm định
+ Ngƣời đứng đầu đơn vị đăng kiểm
+ Số lƣợng đăng kiểm viên, số lƣợng xe cơ giới đƣợc kiểm định của đơn
vị đăng kiểm
* Trách nhiệm của đơn vị đăng kiểm :
+ Tuân thủ các quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan về
các điều kiện kinh doanh và hoạt động kiểm định xe cơ giới;
+ Thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ
giới theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định;
+ Duy trì điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, thiết bị kiểm tra, dụng cụ
kiểm tra, thiết bị thông tin, lƣu trữ, truyền số liệu;
28
+ Thu phí, lệ phí kiểm định và các loại phí, lệ phí khác theo quy định
của pháp luật;
+ Sau 18 tháng kể từ khi đƣợc cấp giấy chứng nhận hoạt động kiểm
định xe cơ giới, đơn vị đăng kiểm phải xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống
quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001;
+ Niêm yết công khai tại phòng chờ, xƣởng kiểm định về quy trình, nội
dung kiểm định; giá, phí, lệ phí, chu kỳ kiểm định, số điện thoại đƣờng dây nóng
của Cục Đăng kiểm Việt Nam và nội dung các thông báo khác theo quy định;
+ Thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công
tác đảm bảo an toàn giao thông, tình trạng kỹ thuật của phƣơng tiện và bảo vệ
kết cấu hạ tầng giao thông theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
+ Đảm bảo thời gian hoạt động kiểm định bình thƣờng tối thiểu 08
giờ/1 ngày và 05 ngày/1 tuần; thông báo công khai thời gian kiểm định tại trụ
sở đơn vị đăng kiểm;
+ Bảo mật thông tin về cá nhân của chủ xe và cơ sở dữ liệu kiểm định,
trừ trƣờng hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
+ Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền về điều kiện
kinh doanh và trong quá trình hoạt động kiểm định xe cơ giới;
+ Thực hiện việc truyền số liệu, báo cáo theo quy định.
b. Thông tư số 10 năm 2009 của Bộ Giao Thông Vận Tải
- Nội dung: Về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng phƣơng
tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ
Các hạng mục kiểm tra và phƣơng pháp kiểm tra:
- Kiểm tra nhận dạng, tổng quát.
- Kiểm tra khung và các thành phần gắn với khung.
- Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng.
- Khả năng quan sát của ngƣời lái.
- Kiểm tra hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu.
- Kiểm tra bánh xe.
29
- Kiểm tra hệ thống phanh :
+ Tình trạng và sự hoạt động của đồng hồ báo áp suất, bộ chỉ thị áp suất.
+ Dẫn động phanh.
+ Các van phanh.
+ Sự làm việc và hiệu quả phanh chính.
+ Sự làm việc và hiệu quả của hệ thống phanh đỗ.
- Kiểm tra hệ thống lái.
- Kiểm tra hệ thống truyền lực.
- Kiểm tra hệ thống treo.
- Kiểm tra các trang thiết bị khác.
- Kiểm tra động cơ và môi trƣờng.
c. Thông tư số 31 năm 2011 của Bộ Giao Thông Vận Tải
Quy định về kiểm tra chất lƣợng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng
xe cơ giới nhập khẩu.
- Thông tƣ này quy định về kiểm tra chất lƣợng an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trƣờng các loại xe cơ giới nhập khẩu.
- Thông tƣ này áp dụng với các tổ chức cá nhân trong nƣớc và nƣớc
ngoài nhập khẩu xe cơ giới và các tổ chức, cơ quan liên quan đến việc quản
lý, kiểm tra, thử nghiệm xe cơ giới ( ô tô, rơ móoc ).
- Kiểm tra đối với xe cơ giới đã qua sử dụng :
+ Kiểm tra tổng quát.
+ Kiểm tra thân vỏ, buồng lái, thùng hàng.
+ Kiểm tra khung xe.
+ Kiểm tra động cơ.
+ Kiểm tra hệ thống truyền lực và hệ thống chuyển động.
+ Kiểm tra hệ thống phanh.
- Nội dung kiểm tra với hệ thống phanh:
+ Có đầy đủ các bộ phận, các chi tiết theo tài liệu kỹ thuật của kiểu loại
xe đó.
30
+ Các đƣờng ống dẫn dầu, dẫn khí không nứt vỡ, không mòn, bẹp,
không rò rỉ.
+ Đồng hồ áp suất, bộ chỉ thị áp suất: đúng kiểu loại, lắp ghép chắc
chắn, làm việc ổn định, không có hƣ hỏng.
+ Phanh chân:
- Đối với hệ thống phanh dầu: sau không quá 2 lần đạp phanh thì hệ
thống phanh phải có tác dụng.
- Đối với hệ thống phanh khí nén: sau khi đạp phanh thì hệ thống phanh
phải có tác dụng. Khi đạp hết hành trình phanh, áp suất trong bình khí nén
không nhỏ hơn 5 kG/cm2.
+ Phanh tay: có tác dụng sau khi điều khiển.
+ Đầu nối phanh rơ moóc, sơ mi rơ moóc: đúng kiểu loại, lắp ghép chắc
chắn; không bị hƣ hỏng, rò rỉ.
d. Thông Tư số 56 năm 2012 của Bộ Giao Thông Vận Tải :
- Nội dung : Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trƣờng phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ.
Nội dung kiểm định : Hạng mục và phƣơng pháp kiểm tra an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trƣờng xe cơ giới khi kiểm định thực hiện theo quy định
tại Thông tƣ số 10/2009/TT-BGTVT ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ
trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trƣờng phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ (sau đây gọi tắt là
Thông tƣ số 10/2009/TT-BGTVT).
e. Thông tư số 59 năm 2013 của Bộ Giao Thông Vận Tải
- Nội dung : Quy định về việc thành lập và hoạt động của Trung tâm
đăng kiểm xe cơ giới.
Trách nhiệm của Trung tâm trong hoạt động kiểm định:
- Thực hiện việc kiểm định xe cơ giới, nghiệm thu cải tạo xe cơ giới,
kiểm tra thiết bị chuyên dùng lắp trên xe cơ giới và kiểm định xe máy chuyên
dùng để cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng, Ngƣời
31
đứng đầu Đơn vị kiểm định và ngƣời trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải
chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về kết quả kiểm định.
- Kiểm tra, bảo dƣỡng, sửa chữa và chịu trách nhiệm duy trì độ chính
xác của trang, thiết bị kiểm định theo quy định giữa các kỳ kiểm tra, đánh giá.
- Niêm yết công khai tại phòng chờ làm thủ tục kiểm định các nội dung:
quy trình, quy định, phí, lệ phí, thời gian kiểm định trong ngày và số điện
thoại đƣờng dây nóng.
- Thông báo công khai việc đình chỉ và thời gian bị đình chỉ hoặc dừng
kiểm định tại trụ sở Trung tâm.
- Lập biên bản khi gặp sự cố khách quan phải tạm ngừng hoạt động
kiểm định quá 01 ngày làm việc và báo cáo Cục Đăng kiểm Việt Nam, Sở
Giao thông vận tải tại địa phƣơng.
- Tham gia giám định sự cố, tai nạn giao thông liên quan đến an toàn kỹ
thuật xe cơ giới theo yêu cầu của các cơ quan chức năng, xác định nguyên
nhân và kiến nghị các biện pháp phòng ngừa.
- Thực hiện các hoạt động dịch vụ tƣ vấn kỹ thuật khác theo quy định;
triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động liên quan
khác khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nƣớc.
- Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng.
- Chậm nhất sau 18 tháng, kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận hoạt
động kiểm định xe cơ giới, phải có chứng chỉ áp dụng hệ thống quản lý chất
lƣợng theo ISO 9001.
f. Thông tư số 51 năm 2016 của Bộ Giao Thông Vận Tải
- Hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 63/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07
năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định
xe cơ giới.
Trách nhiệm của các đơn vị đăng kiểm :
- Báo cáo Cục Đăng kiểm Việt Nam khi có thay đổi về số lƣợng đăng
kiểm viên, phụ trách dây chuyền, lãnh đạo đơn vị, thiết bị kiểm tra.
32
- Kiểm tra, bảo dƣỡng, sửa chữa để duy trì độ chính xác, tình trạng hoạt
động của thiết bị, dụng cụ kiểm định theo quy định. Báo cáo Cục Đăng kiểm
Việt Nam và Sở Giao thông vận tải địa phƣơng khi thiết bị, dây chuyền kiểm
định ngừng hoạt động.
- Xây dựng kế hoạch tập huấn hàng năm cho đăng kiểm viên, nhân viên
nghiệp vụ trong đơn vị.
- Lập báo cáo hoạt động kiểm định trong kỳ theo mẫu quy định tại Phụ
lục 11 ban hành kèm theo Thông tƣ này và gửi về Cục Đăng kiểm Việt Nam
trƣớc thời điểm kiểm tra, đánh giá định kỳ việc duy trì các điều kiện hoạt
động kiểm định xe cơ giới.
- Rà soát và lập kế hoạch khắc phục các nội dung chƣa phù hợp để đảm bảo
điều kiện hoạt động kiểm định theo quy định tại Nghị định 63/2016/NĐ-CP.
g. Thông tư số 53 năm 2014 của Bộ Giao Thông Vận Tải
* Quy định về bảo dƣỡng, sửa chữa xe cơ giới
Điều 5. Bảo dƣỡng thƣờng xuyên
- Bảo dƣỡng thƣờng xuyên đƣợc thực hiện hàng ngày hoặc trƣớc, sau
và trong mỗi chuyến đi.
- Bảo dƣỡng thƣờng xuyên phải đƣợc chủ xe hoặc lái xe thực hiện để
đảm bảo tình trạng kỹ thuật của xe trƣớc khi xuất phát.
- Nội dung bảo dƣỡng thƣờng xuyên thực hiện theo quy định tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Thông tƣ này.
Điều 6. Bảo dƣỡng định kỳ
- Bảo dƣỡng định kỳ đƣợc thực hiện theo chu kỳ bảo dƣỡng với các cấp
bảo dƣỡng khác nhau.
- Việc bảo dƣỡng định kỳ đƣợc thực hiện tại cơ sở bảo dƣỡng, sửa chữa
theo nội dung và chu kỳ nhƣ sau:
+ Đối với xe cơ giới có quy định của nhà sản xuất: Thực hiện theo đúng
quy định của nhà sản xuất;

33
+ Đối với xe cơ giới không có quy định của nhà sản xuất: Cơ sở bảo
dƣỡng, sửa chữa phải xây dựng nội dung bảo dƣỡng phù hợp với từng loại xe.
Chu kỳ bảo dƣỡng thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo
Thông tƣ này.
+ Đối với các thiết bị chuyên dùng lắp trên xe, căn cứ vào đặc tính sử
dụng và hƣớng dẫn của nhà chế tạo để xác định chu kỳ và nội dung công việc
bảo dƣỡng cho những hệ thống, thiết bị chuyên dùng ngoài những bộ phận
của xe cơ giới đƣợc quy định tại Thông tƣ này.
+ Sau khi thực hiện bảo dƣỡng định kỳ cho xe cơ giới, cán bộ kỹ thuật
của cơ sở bảo dƣỡng, sửa chữa phải thực hiện nghiệm thu, kiểm tra đảm bảo
chất lƣợng công việc.
+ Các xe cơ giới xuất xƣởng sau khi bảo dƣỡng định kỳ phải có biên
bản giao xe, trong đó ghi rõ thời hạn và các điều kiện bảo hành chất lƣợng sau
dịch vụ. Thời hạn bảo hành không đƣợc nhỏ hơn 02 tháng hoặc 1.500 km xe
chạy tùy theo điều kiện nào đến trƣớc, tính từ thời điểm giao xe xuất xƣởng.
Điều 7. Xây dựng, quản lý quy trình bảo dƣỡng định kỳ xe cơ giới
- Các cơ sở bảo dƣỡng phải căn cứ vào nội dung, chu kỳ bảo dƣỡng để
xây dựng quy trình bảo dƣỡng phù hợp.
- Các bƣớc trong quy trình bảo dƣỡng định kỳ phải do kỹ thuật viên có
trình độ chuyên môn phù hợp đảm nhận.
Điều 8. Kiểm tra xe
- Trƣớc và sau khi tiến hành bảo dƣỡng định kỳ phải có biên bản kiểm
tra xác nhận tình trạng kỹ thuật của xe.
- Kết quả bảo dƣỡng định kỳ của cơ sở bảo dƣỡng, sửa chữa phải đƣợc
thể hiện trong Sổ bảo dƣỡng, sửa chữa.
Điều 9. Sửa chữa xe cơ giới
- Xe cơ giới bị hƣ hỏng, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trƣờng phải đƣợc đƣa đi sửa chữa để tiếp tục tham gia giao thông.

34
- Việc sửa chữa phải đƣợc thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật và yêu cầu của nhà sản xuất.
- Sau khi hoàn thành việc sửa chữa, khắc phục hƣ hỏng của xe cơ giới,
cơ sở bảo dƣỡng, sửa chữa phải kiểm tra và vận hành thử phƣơng tiện, đảm
bảo phƣơng tiện vận hành ổn định, an toàn mới cho phép xuất xƣởng để tham
gia giao thông
- Cơ sở bảo dƣỡng, sửa chữa chịu trách nhiệm bảo hành nội dung sửa
chữa trong thời hạn tối thiểu 02 tháng hoặc 1.500 km tùy theo điều kiện nào
đến trƣớc, tính từ thời điểm giao xe xuất xƣởng.
* Nội dung bảo dƣỡng thƣờng xuyên
I. Kiểm tra trƣớc khi xuất phát
1) Trƣớc khi khởi động động cơ
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài xe, biển số, dụng cụ mang theo xe, bình
cứu hỏa, búa phá cửa sự cố, giấy tờ và các trang bị khác;
- Kiểm tra mặt ngoài lốp, áp suất lốp, lắp đặt bánh xe (kể cả lốp dự
phòng);
- Kiểm tra nƣớc làm mát, nƣớc rửa kính, nhiên liệu, dầu máy, máy nén
khí, bầu lọc khí, dây cu roa;
- Kiểm tra các dây dẫn điện, máy phát điện, máy khởi động, bình ắc
quy (đổ thêm nƣớc nếu cần);
- Kiểm tra việc liên kết của các chi tiết, đƣờng ống;
- Kiểm tra hành trình tự do của vô lăng, bàn đạp ly hợp, bàn đạp phanh.
2) Sau khi khởi động động cơ
- Nghe để biết sự làm việc bình thƣờng của động cơ và hệ thống liên quan;
- Kiểm tra sự làm việc và giá trị chỉ báo của đồng hồ, đèn báo trên bảng
điều khiển;
- Kiểm tra sự làm việc của phanh chính và phanh đỗ;
- Kiểm tra tình trạng và sự làm việc của đèn chiếu sáng phía trƣớc, các
đèn tín hiệu, đèn phanh, gạt nƣớc, phun nƣớc rửa kính;
35
- Quan sát gầm xe để phát hiện sự rò rỉ của chất lỏng, khí nén.
II. Kiểm tra khi xuất phát và trong lúc vận hành xe trên đƣờng
1) Khi xe khởi hành
Chú ý kiểm tra tác dụng của ly hợp, phanh, lái.
2) Trong quá trình xe vận hành
- Chú ý các âm thanh phát ra từ sự làm việc của động cơ, các hệ thống
chuyển động và thân xe, thùng hàng để kịp thời phát hiện các tiếng kêu lạ;
- Theo dõi sự chỉ báo của các đồng hồ, đèn tín hiệu;
- Luôn chú ý đến sự làm việc và tác dụng của hệ thống phanh chính và
hệ thống lái.
III. Kiểm tra và bảo dƣỡng sau khi kết thúc hành trình
- Vệ sinh bên ngoài và dƣới gầm xe để phát hiện các hƣ hỏng sau quá
trình vận hành;
- Kiểm tra mức nhiên liệu, dầu máy, nƣớc làm mát, nƣớc rửa kính (bổ
sung nếu thiếu);
- Kiểm tra bánh xe, áp suất hơi lốp (kể cả lốp dự phòng);
- Kiểm tra các liên kết của hệ thống treo, khớp nối chữ thập (các đăng),
bắt chặt bánh xe, khớp cầu, khớp chuyển hƣớng;
- Kiểm tra cánh quạt gió, dây cu roa;
- Kiểm tra đầu nối của ống dẫn;
- Kiểm tra trục lái, hành trình tự do của vô lăng, bàn đạp ly hợp, bàn
đạp phanh;
- Kiểm tra tác dụng của phanh chính và phanh đỗ;
- Kiểm tra tình trạng của đèn chiếu sáng phía trƣớc, các đèn tín hiệu,
đèn phanh, gạt nƣớc, phun nƣớc rửa kính.
2.2. Nội dung công tác chẩn đoán, bảo dƣỡng phanh
- Việc kiểm tra, chẩn đoán hệ thống ô tô đƣợc tiến hành ở trạng thái
tĩnh ( xe không nổ máy) hoặc trạng thái động (nổ máy, có thể lăn bánh)
- Kiểm tra hệ thống phanh:
36
+ Kiểm tra, bổ xung dầu phanh.
+ Kiểm tra, siết chặt các đầu nối của đƣờng ống dẫn dầu. Đảm bảo kín
khít, không rò rỉ trong toàn bộ hệ thống
+ Kiểm tra trạng thái làm việc của bộ trợ lực phanh của hệ thống phanh
dầu có trợ lực bằng chân không.
+ Kiểm tra khe hở má phanh, đĩa phanh
+ Kiểm tra độ kín khít của xy lanh phanh chính trong hệ thống phanh
dầu. Kiểm tra mức dầu ở bầu chứa của xy lanh phanh chính.
+ Điều chỉnh khe hở hành trình và hành trình tự do của bàn đạp phanh.
+ Kiểm tra hành trình tự do của phanh tay.
- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hệ thống phanh

37
Chƣơng 3 XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN BẢO DƢỠNG KỸ
THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA LAND CRUISER
OVERVIEW
Trong quá trình sử dụng ô tô, trạng thái kỹ thuật của ô tô nói chung và
của hệ thống phanh nói riêng thƣờng thay đổi theo xu hƣớng xấu đi, dẫn tới
hay hỏng hóc và giảm độ tin cậy. Quá trình thay đổi ấy kéo dài theo thời gian
hay quá trình sử dụng và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Để duy trì tình
trạng kỹ thuật của ô tô nói chung và của hệ thống phanh nói riêng ở trạng thái
làm việc với độ tin cậy cao nhất có thể, khai thác phải luôn tác động kỹ thuật
vào đối tƣợng khai thác : Bảo dƣỡng, sửa chữa theo chu kỳ và nội dung thích
hợp. Chẩn đoán là một khâu rất quan trọng trong quá trình bảo dƣỡng và sửa
chữa.
3.1. Xác định thông số chẩn đoán hệ thống phanh.
Hệ thống phanh có nhiệm vụ giảm tốc độ của ô tô máy kéo trong khi
chuyển động và giữ cho ô tô đứng tại chỗ. Trong quá trình làm việc, hệ thống
phanh không đảm bảo việc giảm tốc độ hoặc giữ cho ô tô đứng một chỗ hoặc
quá trình hoạt động không êm dịu sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động chung của ô
tô. Một số biểu hiện của hệ thống phanh khi hƣ hỏng nhƣ:
a. Phanh không ăn, hiệu quả phanh giảm:
- Do trợ lực không hiệu quả.
- Khe hở đĩa phanh và piston phanh quá lớn
- Đĩa phanh dính dầu, bị các vết rãnh vòng, má phanh ép không hết lên
đĩa phanh. Má phanh bị chai cứng.
- Lọt khí trong đƣờng ống thuỷ lực, dầu phanh bị chảy, piston của xy
lanh phanh chính bị kẹt. Piston xy lanh con bị kẹt, đƣờng ống dầu bẩn, tắc,
thiếu dầu.

38
b. Phanh bị giật
- Lò xo hồi vị má phanh bị gãy, piston phanh bị kẹt trong xylanh phanh,
gối đỡ má phanh mòn, ổ bi moay ơ bị rơ.
- Bàn đạp không có hành trình tự do: không có khe hở giữa má phanh
và đĩa phanh, piston xy lanh phanh bánh xe bị kẹt. Khe hở giữa các piston và
xy lanh chính quá lớn.
c. Phanh ăn không đều ở các bánh xe
- Piston của xi lanh bánh xe bị kẹt, má phanh và đĩa phanh bị mòn
không đều.
- Điều chỉnh sai khe hở má phanh và đĩa phanh.
d. Phanh bị bó
- Lò xo trả piston phanh bị gãy, má phanh bị tróc.
- Lỗ bổ xung dầu ở xy lanh chính bị bẩn, tắc.
- Vòng cao su của xy lanh chính bị nở ra, kẹt.
- Piston xy lanh chính bị kẹt.
e. Có tiếng kêu trong trống phanh
- Má phanh mòn quá hoặc bị chai cứng,
- Lò xo trong xylanh phanh bị gãy.
f. Mức dầu giảm
- Xy lanh chính bị chảy dầu, xy lanh bánh xe bị chảy dầu rò rỉ dầu qua
các đƣờng ống nối.
Các hƣ hỏng nêu trên dẫn đến các hiện tƣợng:
- Quãng đƣờng phanh tăng
- Thời gian phanh tăng
- Quỹ đạo chuyển động của ô tô khi phanh bị lệch, gây hiện tƣợng mất lái
- Lực phanh tại các bánh xe không đều, giảm.
- Lực điều khiển phanh quá lớn.
- Hành trình bàn đạp phanh quá lớn

39
Đây là những thông số ra rất quan trọng của hệ thống phanh, ta có thể
chọn làm thông số chẩn đoán hệ thống phanh trên xe Toyota Land Cruiser
Overview.
3.2. Xây dựng quy trình chẩn đoán kỹ thuật hệ thống phanh trên xe
Toyota Land Cruiser
Sau khi nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống phanh trên
xe Toyota Land Cruiser và nghiên cứu về quy trình chẩn đoán kỹ thuât ô tô.
Tôi tiến hành xây dựng quy trình chẩn đoán hệ thống phanh trên xe Toyota
Land Cruiser nhƣ sau:

40
Sơ đồ Quy trình chẩn đoán kỹ thuật hệ thống phanh
Công tác chuẩn bị Kiểm tra trục bàn đạp phanh

Tình trạng bàn đạp phanh và hành


trình bàn đạp phanh
Kiểm tra đồng hồ đo áp suất
và bộ chỉ thị áp suất
Kiểm tra cần điều khiển phanh
tay

Kiểm tra dẫn động phanh Kiểm tra cần điều khiển bằng tay

Kiểm tra ống cứng, ống mềm

Kiểm tra dây cáp, thanh kéo, cần


đẩy, các liên kết

Kiểm tra cụm xylanh phanh

Kiểm tra tổng phanh và bình Kiểm tra sự làm việc chung
chứa

Kiểm tra hiệu quả phanh trên


băng thử

Kiểm tra hiệu quả phanh trên


đƣờng

Kiểm tra sự làm việc và hiệu Kiểm tra sự làm việc chung
quả phanh chính

Kiểm tra hiệu quả phanh trên


băng thử

Kiểm tra hiệu quả phanh trên


đƣờng

Kiểm tra sự làm việc và hiệu Kiểm tra sự làm việc chung
quả phanh tay

Kiểm tra hiệu quả phanh


Hoàn thiện hồ sơ, bàn giao

41
3.2.1. Kiểm tra đồng hồ áp suất, bộ chỉ thị áp suất
* Phƣơng pháp kiểm tra:
- Cho hệ thống hoạt động, quan sát tình trạng và sự hoạt động của hệ
thống.
* Các trƣờng hợp không đạt yêu cầu:
- Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;
- Làm việc sai chức năng hoặc có hƣ hỏng.
3.2.2. Kiểm tra, bảo dưỡng dẫn động phanh
a. Kiểm tra trục bàn đạp phanh
* Phƣơng pháp kiểm tra:
- Tiến hành đạp, nhả bàn đạp phanh và quan sát, kết hợp dùng tay lay
lắc.
* Các trƣờng hợp không đạt yêu cầu:
- Không đủ chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;
- Trục xoay quá chặt;
- Ổ đỡ hoặc trục quá mòn hoặc rơ
b. Tình trạng bàn đạp phanh và hành trình bàn đạp phanh
* Phƣơng pháp kiểm tra:
- Tiến hành đạp, nhả bàn đạp phanh và quan sát, kết hợp dùng tay lay
lắc. Nếu nhận thấy hành trình không đảm bảo phải dùng thƣớc đo.
* Các trƣờng hợp không đạt yêu cầu:
- Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;
- Rạn, nứt, cong vênh;
- Bàn đạp không tự trả lại đúng khi nhả phanh;
- Bàn đạp phanh không có hành trình tự do và / hoặc dự trữ hành trình;
- Mặt chống trƣợt lắp không chặt, bị mất hoặc quá mòn.
c. Cần điều khiển phanh tay
* Phƣơng pháp kiểm tra:

42
- Tiến hành kéo, nhả cần điều khiển hoặc đạp, nhả bàn đạp phanh đỗ xe
và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc.
* Các trƣờng hợp không đạt yêu cầu:
- Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;
- Rạn, nứt, cong vênh;
- Cóc hãm không có tác dụng;
- Chốt hoặc cơ cấu cóc hãm quá mòn;
- Hành trình làm việc không đúng quy định của nhà sản xuất.
d. Van phanh điều khiển bằng tay
* Phƣơng pháp kiểm tra:
- Đóng, mở van và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc
* Các trƣờng hợp không đạt yêu cầu:
- Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;
- Bộ phận điều khiển nứt, hỏng hoặc quá mòn;
- Van điều khiển làm việc sai chức năng hoặc không ổn định; Các mối
liên kết lỏng hoặc có sự rò rỉ trong hệ thống.
e. Kiểm tra ống cứng, ống mềm
* Phƣơng pháp kiểm tra:
- Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc.
* Các trƣờng hợp không đạt yêu cầu:
- Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không đúng vị trí, không chắc chắn;
- Có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe;
- Ống hoặc chỗ kết nối bị rò rỉ;
- Ống cứng bị rạn, nứt, biến dạng đƣờng ống hoặc quá mòn, mọt gỉ;
- Ống mềm bị rạn, nứt, phồng rộp, vặn xoắn đƣờng ống hoặc quá mòn,
ống quá ngắn.
f. Dây cáp, thanh kéo, cần đẩy, các liên kết
* Phƣơng pháp kiểm tra:
- Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc.
43
* Các trƣờng hợp không đạt yêu cầu:
- Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không đúng vị trí hoặc không chắc chắn;
- Có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe;
- Rạn, nứt, biến dạng hoặc quá mòn gỉ;
- Thiếu chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng;
- Cáp bị đứt sợi, thắt nút, kẹt hoặc trùng lỏng.
g. Kiểm tra xy lanh phanh
* Phƣơng pháp kiểm tra:
- Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc.
* Các trƣờng hợp không đạt yêu cầu:
- Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;
- Rạn, nứt, vỡ, biến dạng hoặc quá mòn gỉ;
- Bị rò rỉ;
- Không đủ chi tiết lắp ghép, phòng lỏng.
3.2.3. Kiểm tra tổng phanh, bình chứa môi chất
a. Tổng bơm không, bình chứa, các van an toàn, van xả.
* Phƣơng pháp kiểm tra:
- Cho hệ thống hoạt động ở áp suất làm việc. Quan sát, kết hợp dùng
tay lay lắc các bộ phận.
* Các trƣờng hợp không đạt yêu cầu:
- Không đầy đủ hoặc không đúng hồ sơ kỹ thuật hoặc lắp đặt không
chắc chắn;
- Áp suất giảm rõ rệt;
- Bình chứa rạn, nứt, biến dạng hoặc mọt gỉ;
- Các van an toàn, van xả ,… không có tác dụng.
b. Các van phanh
* Phƣơng pháp kiểm tra:
- Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc
* Các trƣờng hợp không đạt yêu cầu:
44
- Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không đúng, không chắc chắc;
- Bị hƣ hỏng hoặc rò rỉ.
c. Trợ lực phanh, xi lanh phanh chính
* Phƣơng pháp kiểm tra:
- Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc.
* Các trƣờng hợp không đạt yêu cầu:
- Không đúng kiểu loại hoặc lắp đặt không chắc chắn;
- Trợ lực hƣ hỏng hoặc không có tác dụng;
- Xi lanh phanh chính hƣ hỏng hoặc rò rỉ;
- Thiếu dầu phanh hoặc đèn báo dầu phanh sáng.
- Nắp bình chứa dầu phanh không kín hoặc bị mất.
3.2.4. Kiểm tra sự làm việc và hiệu quả phanh chính
a. Sự làm việc chung
* Phƣơng pháp kiểm tra:
- Kiểm tra trên đƣờng hoặc trên băng thử phanh. Đạp bàn đạp phanh từ
từ đến hết hành trình. Theo dõi sự thay đổi của lực phanh trên các bánh xe.
* Các trƣờng hợp không đạt yêu cầu:
- Lực phanh không tác động trên một hay nhiều bánh xe hoặc lực đạp
bàn đạp phanh không đúng quy định;
- Lực phanh biến đổi bất thƣờng;
- Chậm bất thƣờng trong hoạt động của cơ cấu phanh ở bánh xe bất kỳ.
b. Hiệu quả phanh trên băng thử
* Phƣơng pháp kiểm tra:
- Thử phanh xe không tải trên băng thử phanh. Nổ máy, tay số ở vị trí
số không. Đạp phanh đều đến hết hành trình. Ghi nhận:
- Hệ số sai lệch lực phanh giữa hai bánh trên cùng một trục KSL
- Hiệu quả phanh toàn bộ KP
* Các trƣờng hợp không đạt yêu cầu:

45
- Hệ số sai lệch lực phanh giữa hai bánh trên cùng một trục KSL1) lớn
hơn 25%;
- Hiệu quả phanh toàn bộ của xe KP 2) không đạt mức giá trị tối thiểu
quy định
* Chú thích:
KSL = (FPlớn–FPnhỏ)/FPlớn .100%;
Trong đó : FPlớn, FPnhỏ tƣơng ứng là lực phanh lớn hơn và nhỏ hơn của một
trong hai bánh trên trục;
KP = ∑ FPi /G .100%;
Trong đó : ∑ FPi - tổng lực phanh trên tất cả các bánh xe,
G - trọng lƣợng xe khi thử phanh.
c. Hiệu quả phanh trên đường
* Phƣơng pháp kiểm tra:
- Kiểm tra quãng đƣờng phanh hoặc gia tốc chậm dần khi phanh và độ
lệch quỹ đạo chuyển động. Thử phanh xe không tải ở vận tốc 30 km/h trên
mặt đƣờng bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng bằng phẳng, khô, có hệ số bám
không nhỏ hơn 0,6. Ngắt động cơ khỏi hệ truyền lực, đạp phanh đều hết hành
trình và giữ bàn đạp phanh tới khi xe dừng hẳn. Quan sát và ghi nhận quãng
đƣờng phanh SPh hoặc dùng thiết bị đo gia tốc phanh lớn nhất jPmax.
* Các trƣờng hợp không đạt yêu cầu:
- Khi phanh quỹ đạo chuyển động của xe lệch quá 80 so với phƣơng
chuyển động ban đầu và xe lệch khỏi hành lang phanh 3,50 m;
- Quãng đƣờng phanh SPh vƣợt quá giá trị tối thiểu: 7,2 m
- Gia tốc chậm dần lớn nhất khi phanh jPmax không đạt mức giá trị tối
thiểu: 5,8 m/s2
3.2.5. Sự làm việc và hiệu quả của hệ thống phanh tay
a. Kiểm tra sự làm việc chung
* Phƣơng pháp kiểm tra:
- Kiểm tra trên đƣờng hoặc trên băng thử phanh.
46
* Các trƣờng hợp không đạt yêu cầu:
- Không có tác dụng phanh trên một bên bánh xe.
b. Hiệu quả phanh
* Phƣơng pháp kiểm tra:
- Thử phanh xe không tải ở vận tốc 15 km/h trên đƣờng, điều kiện mặt
đƣờng và phƣơng pháp thử nhƣ mục 6.4.3 Phụ lục này, hoặc thử trên mặt dốc
20% hoặc trên băng thử phanh.
* Các trƣờng hợp không đạt yêu cầu:
- Thử trên đƣờng: quãng đƣờng phanh lớn hơn 6 m;
- Thử trên mặt dốc 20%: phanh đỗ không giữ đƣợc xe đứng yên trên
mặt dốc;
- Thử trên băng thử phanh: Tổng lực phanh đỗ trên các bánh xe nhỏ
hơn 16% so với trọng lƣợng của xe khi thử.
3.3. Xây dựng quy trình bảo dƣỡng hệ thống phanh trên xe Toyota Land
Cruiser
Bảng 3. Dụng cụ chuẩn bị

TT Dụng cụ Tên gọi

1
Tua vít 4 cạnh

2
Búa

3
Kìm mỏ nhọn

47
4
Kìm tháo phanh hãm

5
Dụng cụ típ

6
Tay vam 150

7 Thƣớc cặp dùng để đo


đƣờng kín trong của đĩa

8
Kìm bấm

9
Đèn pin

10
Tua vít 2 cạnh

11
Vòng và còng chẻ

12
Bộ cờ lê

13
Mỡ bò

48
3.3.1. Bảo dưỡng cơ cấu phanh
Cơ cấu phanh đƣợc chẩn đoán thông qua các biểu hiện chung khi xác
định trên toàn xe. Hiệu quả và chính xác hơn cả là nhờ việc xác định lực
phanh hay mô men phanh ở các bánh xe bằng bệ thử.
* Nội dung :
1. Làm sạch bên ngoài cơ cấu phanh.
2. Tháo rời các chi tiết, bộ phận và làm sạch.
3. Kiểm tra hƣ hỏng chi tiết.
4. Thay thế chi tiết theo định kỳ.
5. Tra mỡ vào các bộ phận và chi tiết.
6. Lắp các chi tiết của cơ cấu phanh.
7. Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp và khe hở má phanh.
* Quy trình bảo dƣỡng cơ cấu phanh
Bƣớc 1. Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc
- Bộ dụng cụ tay tháo lắp cơ cấu phanh và các dụng cụ chuyên dùng
tháo lò lo, chốt lệch tâm.
- Mỡ bôi trơn, dầu phanh và dung dịch rửa.
Bƣớc 2. Tháo rời và làm sạch các chi tiết cơ cấu phanh
- Tháo cơ cấu phanh trên ô tô.
- Tháo rời cơ cấu phanh.
- Dùng dung dịch rửa, bơm hơi, giẻ sạch để làm sạch, khô bên ngoài
các chi tiết.
Bƣớc 3. Kiểm tra bên chi tiết
- Kiểm tra bên ngoài các chi tiết: Đĩa phanh, má phanh, các đinh tán và
xi lanh.
- Kính phóng đại và mắt thƣờng.
Bƣớc 4. Lắp và bôi trơn các chi tiết
- Tra mỡ bôi trơn chốt lệch tâm, đai ốc điều chỉnh.
- Lắp các chi tiết.
49
Bƣớc 5. Điều chỉnh cơ cấu phanh
- Điều chỉnh khe hở má phanh.

Hình 3.1. Điều chỉnh khe hở má phanh


- Vệ sinh dụng cụ và nơi bảo dƣỡng sạch sẽ, gọn gàng.
* Chú ý:
- Kê kích và chèn lốp xe an toàn.
- Kiểm tra và quan sát kỹ các chi tiết bị nứt và chờn hỏng ren.
- Sử dụng dụng cụ đúng loại và vặn chặt đủ lực quy định.
- Thay thế các chi tiết theo định kỳ và bị hƣ hỏng.
- Điều chỉnh cơ cấu phanh đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Cạo rà bề mặt tiếp xúc của má phanh với tang trống.
a. Kiểm tra
- Kiểm tra sự lăn trơn bằng cách kích nâng và quay các bánh xe, xác
định sự va chạm của má phanh với đĩa phanh.
- Kiểm tra sự rò rỉ khi đạp phanh.
- Kiểm tra hiện tƣợng bó phanh bằng cách xác định nhiệt độ của đĩa
phanh sau khi thử phanh trên đƣờng, qua mùi khét cháy của tấm ma sát (mùi
khét đặc trƣng).
- Kiểm tra sự lăn trơn toàn bánh xe khi thử trên đƣờng bằng, cắt ly hợp
hay nhả số về số 0. Nhận xét và đánh giá theo kinh nghiệm sử dụng.
- Kích bánh xe, kiểm tra trạng thái bó cứng bánh xe lần lƣợt qua các
trạng thái: Phanh bằng phanh chân, phanh bằng phanh tay, khi thôi phanh.
b. Kiểm tra mức dầu phanh
50
Hình 3.2. Bình chứa dầu phanh
- Kiểm tra mức dầu trong bình chứa dầu .Nếu nằm trong khoảng MAX
và MIN thì đƣợc , con nằm dƣới phần MIN thì kiểm tra xem có rỏ rỉ không .
c. Kiểm tra và điều chỉnh khe hở giữa má phanh và đĩa phanh:
- Khe hở giữa má phanh và đĩa phanh có ảnh hƣởng đến hành trình tự
do và hiệu quả phanh, khả năng ổn định, dẫn hƣớng khi phanh.

Hình 3.3. Kiểm tra khe hở má phanh và đĩa phanh


- Kiểm tra điều chỉnh khe hở giữa má phanh và đĩa phanh.

51
- Khe hở giữa má phanh và đĩa phanh đƣợc đo phía trên và phía dƣới
(cách đầu mút khoảng 15 ÷ 20mm) của má phanh và đĩa phanh nhờ căn lá .
- Khe hở theo tiêu chuẩn:
Bảng 4. Khe hở tiêu chuẩn giữa má phanh và đĩa phanh
Loại phanh khe hở phía trên khe hở phía dƣới
Đối với phanh dầu (0,2 ÷ 0,25)mm 0,12mm
Đối với phanh hơi (0,4 ÷ 0,5)mm 0,2mm

- Nếu khe hở này không đúng quy định hoặc khác nhau ở các bánh xe
ta phải tiến hành điều chỉnh.
- Kiểm mức dầu và bổ sung dầu trong tổng bơm: mức dầu trong tổng
bơm nếu cao quá dễ trào gây lãng phí, nếu thấp khi xe lên hoặc xuống dốc dễ
làm lọt khí vào trong đƣờng ống dẫn làm phanh không ăn. Mức dầu đo từ mặt
thoáng đến mặt lỗ đổ dầu là (15 ÷ 20)mm. Nếu thiếu bổ xung dầu phanh đúng
chủng loại, mã hiệu, số lƣợng.

Hình 3.4. Kiểm tra chất lƣợng dầu phanh.


3.3.2. Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống dẫn động phanh
* Quy trình bảo dƣỡng dẫn động phanh
Bƣớc 1. Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc
- Bộ dụng cụ tháo lắp dẫn động phanh.
- Mỡ bôi trơn, dầu phanh, bình chứa dầu và dung dịch rửa.

52
Bƣớc 2. Tháo rời và làm sạch các chi tiết
- Tháo các bộ phận dẫn động phanh trên ô tô.
- Tháo rời xi lanh phanh, bộ trợ lực chân không.
Bƣớc 3. Kiểm tra bên chi tiết
- Kiểm tra bên ngoài các chi tiết : Piston , cúpben và Xy lanh.
- Kính phóng đại và mắt thƣờng.
Bƣớc 4. Lắp và bôi trơn các chi tiết
- Tra mỡ bôi trơn chốt bàn đạp, đai ốc điều chỉnh.
- Lắp các chi tiết.
Bƣớc 5. Điều chỉnh dẫn động phanh
- Điều chỉnh hành trình bàn đạp phanh.
- Điều chỉnh bộ trợ lực chân không.
Bƣớc 6. Xả không khí
- Đổ đủ mức dầu phanh.
- Xả hết bọt khí trong xy lanh và đƣờng ống.
Bƣớc 7. Kiềm tra tổng hợp và vệ sinh công nghiệp
- Vệ sinh dụng cụ và nơi bảo dƣỡng sạch sẽ, gọn gàng.
* Chú ý:
- Kê kích và chèn lốp xe an toàn.
- Kiểm tra và quan sát kỹ các chi tiết bị nứt và chờn hỏng ren.
- Sử dụng dụng cụ đúng loại và vặn chặt đủ lực quy định.
- Thay thế các chi tiết theo định kỳ và bị hƣ hỏng.
- Điều chỉnh hành trình bàn đạp phanh và xả không khí đúng yêu cầu
kỹ thuật.
a. Kiểm tra bàn đạp phanh

53
Hình 3.5. Kiểm tra bàn đạp phanh
- Kiểm tra chiều cao bàn đạp phanh : 124,3 mm – 134,3 mm. (tình từ
mặt sàn).

Hình 3. 6. Kiểm tra hanh trình tự do bàn đạp


- Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp phanh: 1- 6 mm. Nếu không
đúng kiểm tra công tắc đèn phanh : 0,5 – 2,4 mm.

Hình 3.7. Kiểm tra khoảng dự trữ của bàn đạp phanh

54
Hình 3.8. Hình ảnh thực tế kiểm tra khoảng dự trữ của bàn đạp phanh
- Kiểm tra khoảng dự trữ của bàn đạp phanh : lớn hơn 55 mm ( đạp từ
mặt sàn với lực ấn 50KG) .Nếu không đúng tiến hành kiểm tra sửa chữa lại .
b. Kiểm tra bộ trợ lực phanh :
- Kiểm tra kín khít :

Hình 3.9. Thao tác kiểm tra kín khít


+ Khởi động động cơ và tắt máy 1 đến 2 phút ,sau đó đạp bàn đạp phanh
.Nếu lần đầu nhẹ, các lần về phía sau nặng dần thì xem nhƣ là kín khít.
+ Đạp bàn đạp phanh khi động cơ đang nổ, sau đó giữ rồi tắt máy,
khoảng 30s, nếu nhƣ không có thay đổi gì về khoảng dự trữ thì xem nhƣ bầu
trợ lực kín khít .
c. Xả khí đường ống phanh (xả e)
Chuẩn bị xả khí
- Đặt một miếng giẻ bên dƣới xylanh phanh chính để ngăn không cho
dầu phanh rớt ra dính vào các bộ phận hay bề mặt sơn xung quanh.

55
- Khi lắp bộ thay dầu phanh lên bình chứa xy lanh phanh chính, hãy xả
một ít dâu phanh sao cho dầu không tràn ra.
- Lắp bộ thay dầu phanh vào bình chứa xylanh phanh chính.

Hình 3.10. Lắp bộ thay dầu phanh vào bình chứa xylanh phanh chính
c.1. Xả không khí
- Nối bộ thay dầu phanh vào máy nén khí.
- Tháo nắp đậy nút xả khí.
- Cắm ống của bộ thay dầu phanh vào nút xả khí.
- Xả bằng cách nới lỏng nút xả khí khoảng ¼ vòng.
- Xiết chặt nút xả khí sau khi không còn bọt khí trong dầu phanh chảy ra.
- Kiểm tra sao cho nút xả khí đƣợc xiết chặt và lặp lại nắp đậy.
- Lau sạch dầu phanh rò rỉ ra xung quanh nút xả khí.
c.2. Kiểm tra sau khi hoàn tất quy trình
- Kiểm tra rằng có đủ khoảng cách giữa bàn đạp phanh và sàn xe khi
đạp hết bàn đạp, và không có sự thay đổi về khoảng cách thậm chí khi bàn
đạp phanh đạp đƣợc vài lần.
* Chú ý :
- Khi cảm thấy bàn đạp phanh quá mềm hay có vẻ nhƣ không đủ khi
đạp phanh, có thể vẫn còn không khí trong đƣờng ống phanh. Hãy tiến hành
quy trình xả khí một lần nữa.
- Đổ dầu phanh mới vào bình chứa xylanh phanh chính đến mức Max.

56
- Khi động cơ chạy không tải, đạp phanh và kiểm tra xem có rò rỉ dầu
từ nút xả khí ra hay không.

Hình 3.11. Bổ xung dầu phanh và xả khí với hai ngƣời


Khi xả không khí với hai ngƣời

Hình 3.12. Các công việc xả khí với hai ngƣời


(1) Hãy để ngƣời phụ việc ngồi trên ghế lái xe và kích xe lên.
(2) Gắn ống nylông vào nút xả khí và ra hiệu cho ngƣời phụ việc khi
việc chuẩn bị đã hoàn tất.
(3) Ngƣời phụ việc sẽ đạp bàn đạp phanh vài lần.
(4) Giữ bàn đạp phanh ở vị trí đạp hoàn toàn.
57
(5) Nới lỏng nút xả khí khoảng ¼ vòng và xả không khí.
(6) Xiết chặt nhanh nút xả khí.
(7) Lặp lại các bƣớc tự (3) đến (6) cho đến khi không có bọt khí trong
dầu phanh chảy ra.
* Chú ý:
- Thực hiện các bƣớc (5) và (6) nhanh, nếu không không khí có thể lọt
vào đƣờng ống phanh.
- Hãy theo dõi mức dầu phanh của bình chứa xylanh phanh chính và đổ
thêm dầu khi thực hiện quy trình này để sao cho dầu không bị hết. Nếu dầu
phanh trong bình chứa bị hết khi xả khí, không khí sẽ lọt vào trong hệ thống
qua xylanh phanh chính, nên cần phải thực hiện quy trình xả khí một lần nữa.
(8) Kiểm tra rằng nút xả khí đƣợc xiết chặt và lắp lại nắp đậy.
* Gợi ý: Quy trình này phải đƣợc tiến hành đồng thời với việc ra hiệu cho
ngƣời kia.
(9) Tiến hành với tất cả các bánh xe còn lại.

58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau thời gian tìm hiểu về hệ thống phanh dẫn động thủy lực trên xe
Toyota Land Cruiser Overview, đến nay khóa luận đã đƣợc hoàn thành. Qua
nghiên cứu về cách xây dựng một quy trình chẩn đoán bảo dƣỡng và căn cứ
vào mục tiêu của đề tài em chọn ra phƣơng án xây dựng quy trình chẩn đoán
và bảo dƣỡng kỹ thuật hệ thống phanh trên xe Toyota Land Cruiser
Overview.
Qua quá trình xây dựng quy trình chẩn đoán và bảo dƣỡng kỹ thuật hệ
thống phanh trên xe Toyota Land Cruiser Overview em đã đƣa đƣợc ra các
bƣớc trong quá trình chuẩn đoán và bảo dƣỡng.
Bằng những các phƣớng pháp chuẩn đoán của môn học Chuẩn đoán và
bảo dƣỡng máy và kết hợp với kiến thức về môn học Cấu tạo ô tô máy kéo,
Lý thuyết ô tô máy kéo em đã thiết kế và xây dựng quy trình chuẩn và bảo
dƣỡng kỹ thuật hệ thống phanh dẫn động thủy lực trên xe Toyota Land
Cruiser Overview.
Trên đây là kết quả của bản luận văn đã đạt đƣợc.Tuy nhiên do thời gian
có hạn nên một số quy trình chi tiết em chỉ trình bày ngắn gọn, kiểm tra hoặc
chép hình chứ chƣa có điều kiện thiết kế cụ thể chính xác.
2. Kiến nghị
Việc nghiên cứu, tìm hiểu và lập quy trình chuẩn đoán và bảo dƣỡng
phanh dẫn động thủy lực trên xe Toyota Land Cruiser Overview. Nhằm đạt
đƣợc độ chính xác cao, tiết kiệm chi phí thời gian giải phóng sức lao động của
con ngƣời trong những công việc nặng nhọc, nguy hiểm ảnh hƣởng tới sức
khỏe con ngƣời là vấn đề cấp thiết. Do đó, cần có nhiều công trình nghiên cứu
hơn nữa để xây dựng quy trình tối ƣu để phục vụ cho công việc này.
Mặc dù đã đƣợc sự hƣớng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo trong
khoa đặc biệt là thầy TS. Trần Văn Tùng cùng bạn giúp đỡ song trình độ kiến

59
thức bản than còn nhiều hạn chế và lần đầu làm quen với thiết kế quy trình đề
tài vẫn còn nhiều thiếu sót, sai lầm trong lúc thực hiện.
Vì vậy rất mong đƣợc sự đóng góp của bạn bè,nhận xét đánh giá của
thầy cô để bản khóa luận đƣợc hoàn thiện và áp dụng đƣợc vào thực tế.

60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Giáo trình chẩn đoán và bảo dƣỡng máy – TS. Trần Văn Tùng
[2]. Các tài liệu về hệ thống phanh trên trang www.oto-hui.com
[3]. Kỹ thuật chẩn đoán – PGS. TS Nguyễn Khắc Trai - 2005
[4]. Bài giảng “ Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật động cơ và ô tô “ Bộ
môn ô tô ĐHBK Hà Nội 2000
[5]. Giáo trình Hệ Thống Phanh Nhiều tác giả - 2014
[6]. Lịch sử phát triển của nền công nghệp ô tô trên thế giới và tại Việt
Nam

You might also like