You are on page 1of 34

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

VIỆN KỸ THUẬT HUTECH

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Ô TÔ

“Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống khởi động trên xe Kia
G3LA”

Ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Văn Đạt

Sinh viên thực hiện: Vũ Phúc Đạt 1911250052


Võ Lê Trung Đức 1911255606
Nguyễn Thiên Thoại 1911251773
Lớp: 19DOTJA2

TP. Hồ Chí Minh, tháng năm 2022


LỜI MỞ ĐẦU
e&f

Trong nhiều năm gần đây cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật
và nhu cầu của con người tốc độ gia tăng số lượng và chủng loại ô tô ở nước ta khá
nhanh. Nhằm thỏa mãn càng nhiều nhu cầu về giao thông vận tải và thị hiếu của con
người. Nhiều hệ thống trang thiết bị cũ trên ô tô đã dần được thay thế bởi các hệ thống
kết cấu hiện đại. Tuy vậy chúng ta cũng gặp không ít khó khăn trong việc khai thác sử
dụng và làm quen với các hệ thống đó. Hơn nữa khi công nghệ sản xuất ô tô liên tục
được nâng lên theo xu thế cạnh tranh kéo theo sự thay đổi cơ bản trong công nghệ sửa
chữa thì một số thói quen trong sử dụng, sửa chữa cũng không còn thích hợp. Chuyển
từ việc sửa chữa chi tiết sang sửa chữa thay thế. Do đó trong quá trình khác thác nhất
thiết phải sử dụng kỹ thuật chẩn đoán.

Trên thị trường Việt Nam hiện nay đã xuất hiện nhiều chủng loại xe khác nhau
của các hãng như Toyota, Honda, Isuzu...Mỗi hãng xe khác nhau có công nghệ sản
xuất khác nhau, thậm chí cùng một hãng xe ở những dòng xe khác nhau cũng có cấu
tạo và kỹ thuật chuẩn đoán khác nhau. Do vậy để làm tốt công tác quản lý chất lượng ô
tô, có thể quyết định nhanh chóng các tác động kỹ thuật tiếp sau, cần thiết phải nắm
vững kỹ thuật chẩn đoán trên ô tô ngày nay. Chẩn đoán trên ô tô là một công tác phức
tạp cần đòi hỏi người tiến hành phải nắm được kết cấu cụ thể. Cũng để giúp cho các
sinh viên có thể tìm hiểu sâu hơn vấn đề này các giảng viên đã giao cho chúng em đề
tài về “Nghiên cứu tính toán thiết kế cầu chủ động của xe Kia Morning”.

Do thời gian ngắn, điều kiện nghiên cứ và trình độ còn nhiều hạn chế nên đồ án
môn học của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ
của các thầy giáo và bạn đọc.

Em xin chân thành cảm ơn giảng viên: Hoàng Văn Đạt đã giúp đỡ em hoàn
thành đồ án môn học này.

ii
BẢNG NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Văn Đạt

Họ và tên sinh viên: Vũ Phúc Đạt

Võ Lê Trung Đức

Nguyễn Thiên Thoại

Lớp: 19DOTJA2

Tên đề tài: Nghiên cứu tính toán thiết kế cầu chủ động của xe Kia

Morning
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Điểm đánh giá: .......................Xếp loại: .....................................................

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022

Giáo viên hướng dẫn

(ký tên và ghi rõ họ tên)

iii
BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Giáo viên hướng dẫn:

Họ và tên sinh viên: Vũ Phúc Đạt

Võ Lê Trung Đức

Nguyễn Thiên Thoại

Lớp: 19DOTJA2

Tên đề tài: Nghiên cứu tính toán thiết kế cầu chủ động của xe Kia

Morning
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Điểm đánh giá: .......................Xếp loại: .....................................................

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022

Giáo viên phản biện

(ký tên và ghi rõ họ tên)

iv
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH.........................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...................................................................................
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI...........................................................................................2
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI...........................................................................................2
1.3.1 Xây dựng bản vẽ chi tiết trên CAD 2D.......................................................2
1.3.2 Xây dựng mô hình hệ thống khởi động trên động cơ Kia G3LA..............2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................3
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.............................................................3
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu................................................................3
1.5 KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN.....................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................................
2.1 MÔ TẢ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẦU CHỦ ĐỘNG..................................5
2.1.1 Cầu chủ động................................................................................................5
2.1.2 Truyền lực chính..........................................................................................5
2.1.3 Vi sai.............................................................................................................. 6
2.1.4 Bán trục.........................................................................................................7
2.1.5 Vỏ cầu............................................................................................................ 7
2.1.4 Cấu tạo từng bộ phận...................................................................................8
2.2 Rơ le................................................................................................................... 13
2.2.1 Khái niệm....................................................................................................13
2.2.2 Cấu tạo của rơ le........................................................................................14
2.2.3 Phân loại rơ le.............................................................................................15
2.2.4 Nguyên lý hoạt động...................................................................................16
CHƯƠNG 3: THI CÔNG MÔ HÌNH (HOẶC MÔ PHỎNG)........................................
3.1 Ý TƯỞNG THIẾT KẾ.....................................................................................17
3.2 CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ..................................................................18
3.3 LẮP ĐẶT MÔ HÌNH.......................................................................................18

v
3.4 KIỂM TRA, CHẠY THỬ................................................................................19
3.4.1 Kiểm tra......................................................................................................19
3.4.2 Chạy thử......................................................................................................19
CHƯƠNG 4: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG...........................................
4.1 HIỆN TƯƠNG, NGUYÊN NHÂN, PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA VÀ BẢO
DƯỠNG................................................................................................................... 20
4.1.1 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng........................................................20
TT........................................................................................................................................
HIỆN TƯỢNG....................................................................................................................
NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG...........................................................................................
SỮA CHỮA........................................................................................................................
1...........................................................................................................................................
Đóng mạch khởi động nhưng máy khởi động không quay.............................................
- Ắc quy hỏng.................................................................................................................
- Thay thế........................................................................................................................
2...........................................................................................................................................
Máy khởi động quay chậm, đèn bị giảm độ sáng rõ rệt so với trước lúc khởi động.
.............................................................................................................................................
- Ngắn mạch cuộn dây kích thích..................................................................................
- Kiểm tra, sữa chữa hoặc thay.....................................................................................
3...........................................................................................................................................
Máy khởi động không quay, đèn bị giảm độ sáng rõ rệt so với trước lúc khởi
động.....................................................................................................................................
- Ắc quy hết điện............................................................................................................
- Nạp điện bổ xung cho ắc quy......................................................................................
4...........................................................................................................................................
Máy khởi động quay nhưng không truyền lực đến trục khuỷu......................................
- Bộ truyền lực bị hỏng do mòn các viên bi hoặc hỏng các lò xo................................
- Kiểm tra, sửa chữa hoặc thay.....................................................................................
5...........................................................................................................................................
Máy khởi động quay nhưng có tiếng va đập cơ khí.........................................................

vi
- Do bánh răng truyền động hoặc răng trên bánh đà bị hỏng nên khớp truyền
động có sự ăn khớp không đều..........................................................................................
- Kiểm tra, sửa chữa hoặc thay.....................................................................................
6...........................................................................................................................................
Sau khi khởi động xong máy khởi động không được cắt khỏi mạch điện......................
- Tiếp điểm của rơ le máy khởi động bị cháy dính vào nhau do lò xo trong rơ le
bị hỏng….............................................................................................................................
- Kiểm tra, sửa chữa hoặc thay.....................................................................................
4.1.2 Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa máy khởi động:............21
4.2 SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG MÁY KHỞI ĐỘNG:..................................21
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN..................................................................................................
TÀI LIỆU KHAM KHẢO.................................................................................................

vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- Không lạm dụng việc viết tắt trong ĐAMH. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc
thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong ĐAMH. Không viết tắt những cụm từ dài,
những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong ĐAMH. Nếu cần
viết tắt những từ thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức... thì được viết tắt sau lần viết
thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn.

- Danh mục các từ viết tắt được xếp theo thứ tự ABC.

Ví dụ:

ĐAMH Đồ án môn học

GVHD Giáo viên hướng dẫn

GVPB Giáo viên phản biện

SV Sinh viên

............ .....

viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ


Bước sang thế kỉ 21, sự tiến bộ về khoa học và kĩ thuật của nhân loại đã bước
lên một tầm cao mới. Rất nhiều những thành tựu khoa học, những phát minh sáng chế
mang đậm tính hiện đại và có ứng dụng cao.

Là một quốc gia có nền kinh tế lạc hậu, nước ta đã và đang có những cải cách
mới để thúc đẩy kinh tế. Việc tiếp thu áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến của
thế giới đang được nhà nước quan tâm, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp
mới với mục đích đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thàh một nước công
nghiệp phát triển. Trải qua nhiều năm phấn đấu cùng với sự tiếp cận các quốc gia có
nền kinh tế phát triển, chúng ta có thể giao lưu học hỏi kinh nghiệm tiếp thu những
thành tựu khoa học kĩ thuật để phát triển hơn nửa nền kinh tế trong nước.

Trong các ngành công nghiệp mới đang được nhà nước chú trong đầu tư phát
triển thì công nghiệp ô tô là một trong các ngành tiềm năng. Do sự tiến bộ của khoa
học kĩ thuật nên quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa phát triển một cách rất
nhanh, tỉ lệ với ô nhiễm môi trường nhanh theo và ngày càng tăng. Các nguồn tài
nguyên thiên nhiên như than đá, dầu mỏ, khí đốt bị khai thác bừa bãi nên ngày càng
cạn kiệt. Điều này đặt ra bài toán khó cho ngành động cơ nói chung và các ngành ô tô
nói riêng, phải đảm bảo chất lượng khí thải và tiết kiệm nhiên liệu. Các hãng xe lớn
như Ford, Toyota, Mescedes,.. đã có nhiều cải tiến để đảm bảo an toàn cho người sử
dụng, tiết kiệm nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường.

Để đáp ứng nhu cầu đó thì các hệ thống trên xe phải ngày càng được cải tiến,
khắc phục các nhược điểm sao cho chúng hoạt động một cách tối ưu nhất. Để động cơ
ô tô có thể hoạt động được thì cần có một ngoại lực bên ngoài tác động vài để truyền
cho trục khuỷu số vòng quay tối thiểu để động cơ có thể nổ được.

Từ đó hệ thống khởi động đã được sinh ra để khởi động động cơ. Ban đầu hệ
thống khởi động rất đơn giản là khởi động trực tiếp bằng sức người đến dùng các
1
phương án khởi động gián tiếp bằng khí nén,..nhưng các phương án đó đều có nhược
điểm là khởi động lâu, một số hệ thống thì cồng kềnh, đắt tiền nhưng không có sự hiệu
quả cao.

Chính vì những nhược điểm của các phương pháp trên mà các hãng xe đã
nghiên cứu đưa ra các loại máy khởi động có kết cấu nhỏ gọn, chắc chắn, có độ tin cậy
cao, khởi động động cơ dễ dàng.

Để đáp ứng cho nhu cầu học hỏi, tìm hiểu về hệ thống khởi động, nắm bắt được
kết cấu, nguyên lý hoạt động và khắc phục được một số hư hỏng của hệ thống động.
Đó là lý do chúng em thực hiện đề tài lần này.

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI


Đề tài này nhằm giúp chúng em hiểu sâu hơn về hệ thống khởi động trên ô tô và
hoàn thành được các mục tiêu:

- Thiết kế mô phỏng hoạt động của cầu chủ động.

- Xây dựng bản vẽ CAD 2D các chi tiết của cầu chủ động.

- Chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các lỗi thường gặp của cầu chủ động.

1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI


1.3.1 Xây dựng bản vẽ chi tiết trên CAD 2D
- Thực hiện tháo máy khởi động

- Đo kích thước các chi tiết bên trong

- Tiến hành vẽ trên CAD

1.3.2 Xây dựng mô hình hệ thống khởi động trên động cơ Kia G3LA
- Sơ đồ nguyên lý mạch hệ thống khởi động

- Mua linh kiện cần thiết

- Thực hiện đo kiểm và đấu mạch điện

2
- Xây dựng khung đỡ máy khởi động

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1.4.1 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Là phương pháp tác động trực tiếp vào đối tượng trong thực tế để làm bộc lộ
bản chất và quy luật vận động của đối tượng.

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Quan sát, đo đạc các thông số kết cấu.

- Bước 2: Lập phương án kiểm tra chẩn đoán hệ thống.

- Bước 3: Từ kết quả thu được của quá trình nghiên cứu, đề xuất phương pháp giải
quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống.

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu


Là phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu
các văn bản, tài liệu đã có sẵn và các thao tác tư duy logic để rút ra các kết luận khoa
học cần thiết.

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Thu thập, tìm tòi các tài liệu về hệ thống khởi động gián tiếp.

- Bước 2: Sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống logic chặt chẽ theo từng
bước, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cơ sở bản chất nhất định.

- Bước 3: Đọc, nghiên cứu các tài liệu nói về hệ thống khởi động gián tiếp, phân tích,
kết cấu nguyên lý một cách khoa học.

- Bước 4: Tổng hợp các kết quả đã phân tích được, hệ thống lại các kiến thức tạo ra
thành một hệ thống lý thuyết đầy đủ.

1.5 KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN


Đồ án gồm có 4 chương:

3
Chương 1: Giới thiệu đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Thi công mô hình (hoặc mô phỏng)

Chương 4: Bảo dưỡng, sửa chủa hệ thống

Chương 5: Kết luận

4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 MÔ TẢ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CẦU CHỦ ĐỘNG


2.1.1 Cầu chủ động
2.1.1.1 Công dụng
- Đỡ toàn bộ trọng lượng của các bộ phận đặt trên ôtô.
- Biến chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiến của ôtô nhờ
các bộ phận đặt trên cầu chủ động.
- Thay đổi tỷ số truyền nhằm mục đích tăng mômen xoắn qua cơ cấu phân chia
truyền tới bánh xe chu động nào đó (thường 900) đối với trục dọc của bánh xe.
2.1.1.2 Yêu cầu
- Phải có tỷ số truyền đủ lớn, kích thước trọng lượng nhỏ gọn đảm bảo khoảng
sáng gầm xe, qua đó đảm bảo tính năng thông qua của xe.
- Phải có hiệu suất truyền lực lớn, làm việc êm dịu và có độ bền lâu.
2.1.1.3 Phân loại
- Theo kết cấu cấu và vị trí đặt của cầu chủ động mà chia ra:
+ Cầu chủ động trước.
+ Cầu chủ động sau.
- Theo số lượng cặp bánh truyền lực chính:
+ Một cặp bánh răng có tỷ số truyền cố định.
+ Hai cặp bánh răng có tỷ số truyền cố định.

2.1.2 Truyền lực chính


2.1.2.1 Những yêu cầu cơ bản và phân loại
- Truyền lực chính (TLC) là cơ cấu biến đổi mômen trong HTTL và nằm giữa
các bánh xe chủ động của ôtô.
- Đảm bảo đặc tính động lực học và tính kinh tế nhiên liệu tối ưu cho ôtô với các
tỷ số truyền đã chọn.
+ Có hiệu suất cao, làm việc êm dịu và không ồn.
+ Đảm bảo khoảng sáng gầm xe đủ lớn.
5
+ Đảm bảo độ cứng vững của vỏ, của ổ và của trục.
- Theo số lượng bánh răng TLC Có 2 dạng: truyền lực đơn (một cặp bánh răng)
và truyền lực kép (2 cặp bánh răng).
- Trong truyền lực đơn phân loại theo dạng bánh răng:
+ TLC bánh răng côn.
+ TLC dạng hypoit.
+ TLC bánh răng trụ.
+ TLC dạng trục vít.

2.1.3 Vi sai
2.1.3.1 Công dụng
Bộ vi sai có nhiệm vụ làm cho các bánh xe chủ động có quay với các vận tốc
khác nhau trong các trường hợp ôtô quay vòng hoặc ôtô chuyển động trên đường gồ
ghề không bằng phẳng.
2.1.3.2 Yêu cầu của cụm vi sai
- Phân phối mômen xoắn giữa các bánh xe hay giữa các trục theo tỷ lệ đảm bảo
sử dụng trọng lượng bám tối đa ở các bánh xe.
- Kích thước vi sai phải nhỏ gọn.
- Hiệu suất truyền động cao.
2.1.3.3 Phân loại
- Theo công dụng chia ra:
+ Vi sai giữa các bánh xe.
+ Vi sai giữa các cầu.
+ Vi sai giữa các truyền lực cạnh.
- Theo kết cấu chia ra:
+ Vi sai dạng bánh răng nón.
+ Vi sai dạng bánh răng trụ.
+ Vi sai tăng ma sát.
- Theo đặc tính phân phối mômen xoắn:
+ Vi sai đối xứng.
+ Vi sai không đối xứng.

6
2.1.4 Bán trục
2.1.4.1 Công dụng
Các bán trục dùng để truyền mômen xoắn từ bộ vi sai đến các bánh xe chủ
động. Trên các loại bán trục không được giảm tải hoàn toàn còn được dùng để tiếp
nhận các lực từ mặt đường tác dụng lên bánh xe chủ động .
2.1.4.2 Yêu cầu
- Phải chịu được mômen lớn trong khoảng thời gian lâu dài.
- Bán trục phải có cân bằng động tốt.
- Đối với bán trục cầu dẫn hướng chủ động phải đảm bảo tính đồng tốc cho các
đoạn trục của bán trục.
- Đảm bảo độ chính xác về hình dáng hình học và kích thước.
2.1.4.3 Phân loại
- Đối với ôtô theo kết cấu các ổ tựa chia ra:
+ Bán trục chịu tải hoàn toàn, ổ tựa đặt bên trong và bên ngoài đặt trực tiếp lên
nửa trục.
+ Bán trục giảm tải 1/2: ổ trục bên trong đặt trên vỏ vi sai còn ở bên ngoài đặt
trực tiếp lên nửa trục.
+ Bán trục giảm tải 3/4: ổ tựa ở bên trong đặt lên vỏ vi sai còn ổ tựa bên ngoài
đặt trên dầm cầu và moayơ ở bánh xe không đặt trực tiếp lên trục.
+ Bán trục giảm tải hoàn toàn: ổ tựa ở bên trong đặt trên vỏ bộ vi sai còn ổ tựa
bên ngoài gồm 2 ổ bi đặt trên dầm cầu và moayơ ở bánh xe không đặt trực
tiếp lên trục.
2.1.5 Vỏ cầu
2.1.5.1 Công dụng
- Đỡ toàn bộ phần được treo tác dụng lên cầu.
- Bao kín và bảo vệ cho bộ truyền lực chính, vi sai và các bán trục để nó có thể
hoạt động tốt và lâu dài.
- Tiếp nhận và truyền các lực từ trên khung xe xuống và các lực từ mặt đường
lên.
2.1.5.2 Yêu cầu
- Vỏ cầu phải đủ cứng vững để chịu được trọng lượng của xe.
- Phải đảm bảo độ kín để bảo vệ các kết cấu bên trong.

7
- Có kích thước và khối lượng nhỏ gọn để giảm tải trọng xe và tăng khoảng sáng
gầm xe.
2.1.4 Cấu tạo từng bộ phận
2.1.4.1 Công tắc từ

Công tắc từ hoạt động như một công tắc chính của dòng điện chạy tới motor và
điều khiển bánh răng bendix bằng cách đẩy nó ăn khớp với vành răng khi bắt đầu khởi
động và kéo nó ra sau khi khởi động. Cuộn hút được quấn bằng dây có đường kính lớn
hơn cuộn giữ và lực điện từ của nó tạo ra lớn hơn lực điện từ được tạo ra bởi cuộn giữ.

Hình 2.8 Cấu tạo công tắc từ [3, tr. 23]

2.1.4.2 Phần ứng và ổ bi cầu

Phần ứng tạo ra lực làm quay mô tơ và ổ bi cầu đỡ cho lõi quay ở tốc độ cao.

8
Hình 2.9 Cấu tạo phần ứng và ổ bi cầu [7]

9
2.1.4.3 Vỏ máy khởi động

Vỏ máy khởi động này tạo ra từ trường cần thiết để cho mô tơ hoạt động. Nó
cũng có chức năng như một vỏ bảo vệ các cuộn cảm, lõi cực và khép kín các đường
sức từ. Cuộn cảm được mắc nối tiếp với phần ứng.

Hình 2.10 Cấu tạo vỏ máy khởi động [3, tr. 24]

2.1.4.4 Chổi than và giá đỡ chổi than

Chổi than được tì vào cổ góp của phần ứng bởi các lò xo để cho dòng điện đi từ
cuộn dây tới phần ứng theo một chiều nhất định. Chổi than được làm từ hỗn hợp Cu -
C nên nó có tính dẫn điện tốt và khả năng chịu mài mòn lớn. Các lò xo chổi than nén
vào cổ góp phần ứng và làm cho phần ứng dừng lại ngay sau khi máy khởi động bị
ngắt.

Nếu các lò xo chổi than bị yếu đi hoặc các chổi than bị mòn có thể làm cho tiếp
điểm điện giữa chổi than và cổ góp không đủ để dẫn điện. Điều này làm cho điện trở ở

10
chỗ tiếp xúc tăng lên làm giảm dòng điện cung cấp cho motor và dẫn đến giảm
moment.

Hình 2.11 Cấu tạo chổi than và giá đỡ chổi than [7]

2.1.4.5 Bánh răng giảm tốc

Bộ truyền giảm tốc truyền lực quay của motor tới bánh răng bendix và làm tăng
moment xoắn bằng cách làm chậm tốc độ của motor.

Bộ truyền giảm tốc làm giảm tốc độ quay của motor với tỉ số là 1/3 - 1/4 và nó
có một li hợp khởi động ở bên trong.

Hình 2.12 Cấu tạo bánh răng giảm tốc [4]

11
1. Bánh răng phần ứng; 2. Bánh răng trung gian; 3. Ổ lăn;

4. Bánh răng ly hợp; 5. Ổ lăn

2.1.4.6 Ly hợp khởi động

Ly hợp khởi động truyền chuyển động quay của motor tới động cơ thông qua
bánh răng bendix.

Để bảo vệ máy khởi động khỏi bị hỏng bởi số vòng quay cao được tạo ra khi
động cơ đã được khởi động, người ta bố trí ly hợp khởi động này. Đó là ly hợp khởi
động loại một chiều có các con lăn.

Hình 2.13 Cấu tạo ly hợp máy khởi động [4]

1. Chốt trụ; 2. Lò xo; 3. Bi đũa; 4. Bánh răng ly hợp; 5. Lò xo hoãn lực;

6. Trục Bendix; 7. Bánh răng bendix

2.1.4.7 Bánh răng khởi động và then xoắn

12
Bánh răng bendix và vành răng truyền lực quay từ máy khởi động tới động cơ
nhờ sự ăn khớp an toàn giữa chúng. Bánh răng bendix được vát mép để ăn khớp được
dễ dàng. Then xoắn chuyển lực quay vòng của motor thành lực đẩy bánh răng bendix,
trợ giúp cho việc ăn khớp và ngắt sự ăn khớp của bánh răng bendix với vành răng.

Hình 2.14 Cấu tạo bánh răng khởi động và then xoắn [3, tr. 27]

2.2 Rơ le
2.2.1 Khái niệm
Rơ le là một chuyển mạch hoạt động bằng điện. Dòng điện qua cuộn dây của rơ
le tạo ra một từ trường hút lõi sắt non làm thay đổi công tắc chuyển mạch. Dòng điện
qua cuộn dây có thể được bật hoặc tắt, vì thế rơ le có hai vị trí chuyển mạch qua lại.

Rơ le được sử dụng phổ biến ở các bo mạch điều khiển tự động, chuyên dụng
để đóng cắt những cái dòng điện lớn mà những hệ thống mạch điều khiển không thể
trực tiếp can thiệp thì người ta sẽ sử dụng rơ le để đóng cắt dòng điện cao. Rơ le có rất
nhiều hình dáng và kích thước và chân cắm khác nhau.

13
Hình 2.15 Rơ le

2.2.2 Cấu tạo của rơ le


Cấu tạo của rơ le gồm: nam châm điện, cầu dẫn động và các ngõ vào ra.

Hình 2.16 Cấu tạo rơ le [4]

14
1. Nam châm điện; 2. Cầu dẫn động; 3. Ngõ vào ra

Khi có dòng điện chạy ở cuộn dây nam châm điện, cơ năng làm đổi mạch lối ra
từ ngõ “thường đóng” (normally closed, ngõ về bên trên trong sơ đồ) sang ngõ
“thường mở” (normally open).

Các thanh đổi mạch có thể có lắp lẫy lò xo để quá trình đóng cắt diễn ra dứt
khoát.

2.2.3 Phân loại rơ le


Có nhiều loại rơ le với nguyên lý và chức năng làm việc rất khác nhau. Do vậy
có nhiều cách để phân loại rơ le.

- Phân loại theo nguyên lý làm việc:

+ Rơ le điện cơ

+ Rơ le nhiệt

+ Rơ le từ

+ Rơ le điện từ - bán dẫn, vi mạch

+ Rơ le số

- Phân loại theo nguyên lý tác động của cơ cấu chấp hành:

+ Rơ le có tiếp điểm: loại này tác động lên mạch bằng cách đóng mở các tiếp điểm.

+ Rơ le không có tiếp điểm: loại này tác động bằng cách thay đổi đột ngột các tham
số của cơ cấu chấp hành mắc trong mạch điều khiển.

- Phân loại theo đặc tính tham số:

+ Rơ le dòng điện rơ

+ Rơ le điện áp

+ Rơ le công suất

15
+ Rơ le tổng trở

- Phân loại theo cách mắc cơ cấu:

+ Rơ le sơ cấp: loại này được mắc trực tiếp vào mạch điện cần bảo vệ.

+ Rơ le thứ cấp: loại này được mắc vào mạch thông qua biến áp đo lường hay
biến dòng điện.

2.2.4 Nguyên lý hoạt động


Khi có dòng điện chạy qua rơ le, dòng điện này sẽ chạy qua cuộn dây bên trong
và tạo ra một từ trường hút. Từ trường hút này tác động lên một đòn bẩy bên trong làm
đóng hoặc mở các tiếp điểm điện và như thế sẽ làm thay đổi trạng thái của rơ le. Số
tiếp điểm điện bị thay đổi có thể là 1 hoặc nhiều tùy vào thiết kế.

Rơ le có 2 mạch độc lập nhau họạt động. Một mạch là để điều khiển cuộn dây
của rơ le: cho dòng chạy qua cuộn dây hay không hay có nghĩa là điều khiển rơ le ở
trạng thái ON hay OFF. Một mạch điều khiển dòng điện ta cần kiểm soát có qua được
rơ le hay không dựa vào trạng thái ON hay OFF của rơ le.

Dòng chạy qua cuộn dây để điều khiển rơ le ON hay OFF thường vào khoảng
30mA với điện áp 12V hoặc có thể lên tới 100mA.

16
CHƯƠNG 3: THI CÔNG MÔ HÌNH (HOẶC MÔ PHỎNG)

3.1 Ý TƯỞNG THIẾT KẾ

Mỗi kiểu mô hình đều có những ưu điểm, nhược điểm nhưng để đáp ứng mục
đích và yêu cầu của giảng viên đề ra thì bọn em có 2 ý tưởng, và sau đây là những
phương án chế tạo mô hình cụ thể và chi tiết.

+) Phương án 1: Chế tạo mô hình hệ thống khởi động trên mặt phẳng bảng nằm ngang.

Với phương án bố trí mô hình nằm ngang như trên, về hình thức máy khởi động
được đặt trên khung một cách chắc chắn, kết cấu đơn giản, đi dây cũng sẽ dễ nhìn hơn,
dễ quan sát từ mọi góc cạnh từ mọi góc nhìn, tháo lắp và vận hành đơn giản.

+) Phương án 2: Chế tạo mô hình hệ thống khởi động xuyên qua và vuông góc với mặt
phẳng bảng dựng đứng.

Với phương án bố trí mô hình có thuận lợi về việc ăn khớp giữa bánh răng
bendix và mô hình bánh đà. Máy khởi động được cố định bằng nhiều những con
bulông trước và sau mặt phẳng bảng. Phía sau mặt phẳng bảng do khối lượng máy
khởi động nặng ở phần sau nên cần được cố định thêm bằng dây rút. Việc bố trí mô
hình trên mặt phẳng bảng dựng đứng giúp cho việc di chuyển mô hình dễ dàng hơn.

+) Phương án 3 : Chế tạo mô hình hệ thống khởi động trong một hình lập phưong.

Với phương án bố trí này thì giúp người nhìn có một cách tổng quan về hệ
thống bố và đường dây cũng hệ thống. Máy khởi động được đặt trong hình lập
phương, phần đầu thì được đặt ở lỗ khoét và cố định bằng keo silicon. Việc bố trí này
giúp mô hình gọn hơn và di chuyển dễ dàng hơn

17
3.2 CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

Lựa chọn phương án thiết kế mô hình thứ ba vì để đáp ứng hết mục đích và yêu
cầu của giảng viên là phải có sự ăn khớp của bánh đà và bánh răng bendix. Tránh
trường hợp thực tế khi bánh răng bendix đi ra quay nhưng không ăn khớp với bánh đà.
Để dễ dàng hơn trong việc lắp đặt thêm bánh đà ở vị trí khi bánh răng bendix đi ra,
nhóm chúng em quyết định thực hiện phương án cho máy khởi động đặt trong hình lập
phương. Khi đó ta chỉ cần cố định bánh đà bằng một con bulông và đai ốc.

Hình 3.1 Sơ đồ đi dây của hệ thống khởi động sử dụng trên mô hình

3.3 LẮP ĐẶT MÔ HÌNH

- Theo sơ đồ cực dương ắc quy nối với cầu chì 30A và cực 30 của máy khởi động.

- Từ cầu chì 30A đến cầu chì 15A rồi tới chân B của công tắc đề.

18
- Chân ST nối với chân thứ nhất của cuộn dây rơ le, chân còn lại nối mass.

- Hai dây tiếp điểm của rơ le, một dây nối trước chân B của công tắc đề, dây còn lại
nối với cực 50 của máy khởi động.

- Cực 30 của máy khởi động nối đến dương ắc quy trước cầu chì 30A.

- Cực 50 nối với dây tiếp điểm của rơ le.

- Cực âm của ắc quy nối với mass sườn của máy khởi động.

3.4 KIỂM TRA, CHẠY THỬ

3.4.1 Kiểm tra

Đầu tiên dùng đồng hồ VOM đo điện áp ắc quy, nối cực (+) và cực (-) của đồng hồ
VOM với cực (+) và cực (-) của ắc quy: điện áp đo được là 12V.

Tiếp theo chỉnh đồng hồ VOM đo thông mạch từ (+) ắc quy đến:

+ Cực 30 của máy khởi động: đoạn mạch không đứt đồng hồ sẽ kêu.

+ Cầu chì 30A và đến cầu chì 15A: đoạn mạch tốt, không bị đứt thì đồng hồ sẽ kêu.

+ Công tắc đề: đoạn mạch không bị hở, đứt thì đồng hồ sẽ kêu.

+ Chân cuộn dây rơ le: đoạn mạch không đứt thì đồng hồ sẽ kêu.

+ Chân tiếp điểm của rơ le: đoạn mạch không đứt thì đồng hồ sẽ kêu.

+ Cực 50 của máy khởi động: đoạn mạch không đứt đồng hồ sẽ kêu.

Đủ các yếu tố trên thì mạch kín, bắt đầu khởi động cho động cơ chạy thử.

3.4.2 Chạy thử

- Chạy thử lần 1: Bánh răng bendix quay, nhưng tỷ lệ ăn khớp với bánh đà còn thấp do
vị trí đặt bánh đà chưa được căn chỉnh phù hợp để tối ưu cho việc ăn khớp. Và có một

19
vấn đề nửa đó là đoạn dây cấp mass và đoạn cây gắn từ (+) ắc quy đến cực 30 của máy
khởi động còn bé, nên xảy ra hiện tượng quá tải cháy đường dây dẫn.

- Chạy thử lần 2: Thông qua lần chạy đầu, chúng em đã thay dây dẫn loại lớn hơn và
căn chỉnh lại vị trí đặt bánh đà và phần nào cố định thông qua dây rút. Việc ăn khớp
hiệu quả hơn lần 1.

- Chạy thử lần 3: Mô hình hoạt động như ý muốn, mạch hoạt động tốt, ổn định và
không có độ trễ. Bánh răng bendix ăn khớp với bánh đà khi đi ra.

20
CHƯƠNG 4: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG

4.1 HIỆN TƯƠNG, NGUYÊN NHÂN, PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA VÀ BẢO
DƯỠNG
4.1.1 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.
TT HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG SỮA CHỮA
1 Đóng mạch khởi - Ắc quy hỏng. - Thay thế.
động nhưng máy - Do dây dẫn đứt mạch, rơ le - Kiểm tra, sữa
khởi động, cuộn dây hút giữ chữa hoặc thay
khởi động không
bị hỏng, chổi than quá mồn,
quay lò xo than yếu

2 Máy khởi động quay - Ngắn mạch cuộn dây kích - Kiểm tra, sữa
chậm, đèn bị giảm thích. chữa hoặc thay.
độ sáng rõ rệt so với - Các vít bắt cực từ bị lỏng ra - Bắt chặt các cực
chạm các phần ứng từ
trước lúc khởi động.
3 Máy khởi động - Ắc quy hết điện. - Nạp điện bổ xung
không quay, đèn bị - Cuộn dây kích thích, cuộn cho ắc quy.
dây phần ứng máy khởi động
giảm độ sáng rõ rệt -Kiểm tra, sửa
bị ngắn mạch hoặc chạm mát.
chữa hoặc thay
so với trước lúc khởi
động.
4 Máy khởi động quay - Bộ truyền lực bị hỏng do mòn - Kiểm tra, sửa
nhưng không truyền các viên bi hoặc hỏng các lò chữa hoặc thay.
lực đến trục khuỷu. xo.
5 Máy khởi động quay - Do bánh răng truyền động - Kiểm tra, sửa
nhưng có tiếng va hoặc răng trên bánh đà bị chữa hoặc thay.
đập cơ khí. hỏng nên khớp truyền động - Điều chỉnh lại.
có sự ăn khớp không đều.
6 Sau khi khởi động - Tiếp điểm của rơ le máy khởi - Kiểm tra, sửa
xong máy khởi động động bị cháy dính vào nhau chữa hoặc thay.
không được cắt khỏi do lò xo trong rơ le bị hỏng…
mạch điện
21
4.1.2 Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa máy khởi động:
- Quan sát để phát hiện các vết nứt vỡ…

- Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra thông mạch, ngắng mạch, chạm mát của các cuộn
dây.

- Dùng đồng hồ so kiểm tra độ đồng tâm của trục rô to, độ côn, ô van của cổ góp.

- Dùng thước lá và thước cặp kiểm tra chiều dài chổi than, độ mòn của bạc, trục.

- Dùng thiết bị kiểm tra hoạt động của tiết hợp một chiều (khớp một chiều).

4.2 SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG MÁY KHỞI ĐỘNG:


TT NỘI DUNG YÊU CẦU

I Chuẩn bị
- Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị.
- Chuẩn bị nơi làm việc.
- Ðảm bảo an toàn và vệ sinh công
nghiệp.
II Tháo rời máy khởi động
1 Dùng xăng, giẻ, bàn chải làm sạch Phải sạch sẽ.
bên ngoài máy khởi động.
2 Tháo rơ le máy khởi động.
3 Tháo vít xuyên tâm.
4 Tháo các chổi than. Ðánh dấu chổi than.
5 Tháo Stato.
6 Tháo chốt càng gạt và càng gạt.
7 Tháo rô to.
8 Tháo bộ liên động( cụm bánh răng
khởi động).
III Bảo dưỡng: Dùng xăng, giẻ, bàn chải Phải sạch sẽ.
làm sạch toàn bộ các bộ phận của máy

22
khởi động.
IV Kiểm tra:
1 Kiểm tra các cuộn dây Stato, rô to. Không bị đứt, chạm mát,
ngắn mạch (Ðoản mạch).
2 Kiểm tra các chổi than. Không quá mòn.
3 Kiểm tra cổ góp điện. Không cháy rỗ, quá mòn.
4 Kiểm tra giá chổi than. Không lỏng các đinh tán.
5 Kiểm tra bánh răng khởi động. Không sứt mẻ.
6 Kiểm tra rơ le khởi động. Cuộn dây không bị đứt, tiếp điểm
không bị cháy rổ
7 Kiểm tra các bạc đồng. Không bị mòn.
8 Kiểm tra bộ liên động. Làm việc theo một chiều
V Lắp các bộ phận của máy khởi
động.
Ngược lại quy trình tháo. Tránh hỏng ren, đứt dây, lắp
đúng chiều chổi than.
VI Kiểm thử:
1 Cố định máy khởi động. Phải chắc chắn.
2 Ðau dây máy khởi động với ắc quy Phải đấu đúng.
cho máy khởi động quay.
3 Lắp máy khởi động lên động cơ và Khởi động được động cơ.
khởi động.

23
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Đề tài này giúp cho chúng em củng cố kiến thức, hiểu sâu hơn về hệ thống khởi
động trên ô tô.

Trong quá trình thực hiện đề tài được giao, sự kết hợp giữa lý thuyết và thực
hành đã giúp chúng em nắm bắt kiến thức tổng quan về các bộ phận của hệ thống này.
Và kết quả đạt được là các bản vẽ chi tiết CAD 2D và mô hình mô phỏng hệ thống
khởi động. Hơn nửa, còn giúp chúng em gắn kết chặt chẽ trong quá trình làm nhóm, từ
việc lên kế hoạch, lên ý tưởng, phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên và trong quá
trình đó còn có sự sáng tạo linh hoạt hơn.

Mặc dù thời gian thực hiện đề tài này còn nhiều hạn chế nhưng được sự giúp đỡ
của thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Văn Bản đã hỗ trợ chúng em hoàn thành đề
thành đề tài được giao.

24
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
[1] ThS. Nguyễn Văn Bản, TS. Nguyễn Văn Nhanh. Hệ thống điện - điện tử ô tô. Giáo
trình Hutech, TP.HCM.

[2] PG.TS. Nguyễn Ngọc Quế. Ô tô máy kéo và xe chuyên dụng. Giáo trình, NXB Đại
học Nông nghiệp.

[3] Nguyễn Văn Việt Anh (2021). Nghiên cứu khai thác hệ thống khởi động động cơ
trên xe kia morning 2015.

[4] Bùi Công Sơn. Máy khởi động, 10/2020,

https://sites.google.com/site/sontunganh1101/bai-2-may-khoi-dhong.

[5] Đức Huy (2018). Kỹ thuật sửa chữa ô tô cơ bản, NXB Bách khoa Hà Nội, Công ty
Văn hóa Huy Hoàng.

[6]https://www.ebookbkmt.com/2018/11/tim-hieu-may-khoi-ong-su-dung-moto-
ien.html

[7] Phạm Xuân Bình. SC-BD hệ thống khởi động và đánh lửa. Giáo trình M22-26

[8] http://www.kpicanto.com/starter-428.html

25

You might also like