You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA ĐIỆN
------

BÁO CÁO MÔN HỌC


ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG
THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
NHÓM: 18.28
Thông tin nhóm sinh viên:
Họ và tên MSSV Lớp
Trương Văn Kế 105180088 18D2
Nguyễn Trần Thức 105180113 18D2
Trương Lê Kiết Tường 105180119 18D2
Thuộc nhóm: 19

Thông tin Cán bộ hướng dẫn:


GVHD : PGS.TS. ĐINH THÀNH VIỆT

Đà Nẵng, tháng 6 năm 2022


TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
STT Họ và tên Công việc thực hiện trong thuyết minh Ghi chú
- Thuyết minh phần 1.1 - 1.2
1 Trương Văn Kế Nhóm trưởng
- Dịch tài liệu
- Thuyết minh phần 1.3 - 1.4
2 Nguyễn Trần Thức
- Word
- Thuyết minh phần 1.5
3 Trương Lê Kiết Tường
- PowerPoint
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
I. Đặt vấn đề.....................................................................................................................2
II. Giải quyết vấn đề........................................................................................................2
1.1. Giới thiệu...............................................................................................................2
1.2. Những thách thức hiện nay trong hệ thống điện và vai trò của công nghệ
chuyển đổi điện thành khí...........................................................................................6
1.3. Chi phí hydrogen và methane trong công nghệ chuyển đổi điện thành khí......9
1.4. Sử dụng hydrogen và methane trong ngành vận tải.........................................11
1.5. Kiểm định kinh tế đối với công nghệ chuyển đổi điện thành khí từ việc phát
triển công nghệ đến năm 2050...................................................................................13
III. Kết luận....................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................20
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Sự phát triển điện từ các nguồn năng lượng tái tạo biến đổi như gió và quang
điện ở EU-28.....................................................................................................................3
Hình 2. Nguyên tắc cơ bản của quá trình chuyển đổi công suất điện thành khí............3
Hình 3. Lịch sử phát triển của công nghệ chuyển đổi điện thành khí từ phòng thí
nghiệm sang máy trình diễn.............................................................................................4
Hình 4. Sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo có thể thay đổi (gió, quang
điện và thủy điện từ sông) trong một tuần mùa hè tính theo giờ so với nhu cầu............6
Hình 5. Sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo trong hơn một năm và nhu cầu
lưu trữ lâu dài...................................................................................................................7
Hình 6. Khảo sát các phương án lưu trữ tùy theo dung lượng và thời gian xả..............7
Hình 7. Dây chuyền lưu trữ điện dưới dạng hydro hoặc metan và tải điện khí hóa
thông qua tuabin khí tuần hoàn kết hợp..........................................................................8
Hình 8. Dây chuyền sản xuất khí metan và tái điện khí hóa, hiệu suất được chỉ ra năm
2016................................................................................................................................... 8
Hình 9. Tổng chi phí đầu tư vào quá trình điện phân và metan hóa phụ thuộc vào
công suất nhà máy..........................................................................................................10
Hình 10. Tổng chi phí phụ thuộc vào số giờ đầy tải......................................................10
Hình 11. Tổng chi phí sản xuất hydro và metan theo số giờ đẩy tải.............................11
Hình 12. Chuỗi sử dụng nguồn năng lượng tái tạo thông qua hydro và metan trong
lĩnh vực giao thông vận tải.............................................................................................11
Hình 13. Chi phí nhiên liệu di chuyển 100 Km tùy thuộc vào các loại nhiên liệu khác
nhau................................................................................................................................. 12
Hình 14. Tổng chi phí di chuyển trên 100 Km của các loại nhiên liệu khác nhau.......13
Hình 15. Đối với các dạng lưu trữ lớn: Viễn cảnh trong tương lai về chi phí đầu tư
của hydro và metan với tỷ lệ phát triển nhanh và chậm................................................13
Hình 16. Đối với các dạng lưu trữ nhỏ: Viễn cảnh trong tương lai về chi phí đầu tư
của hydro và metan với tỷ lệ phát triển nhanh và chậm................................................14
Hình 17. Đối với dạng lưu trữ lớn: Tổng chi phí của hydro và metan với tỷ lệ phát
triển thấp và cao đến năm 2050 (FLH = 2800)..............................................................14
Hình 18. Đối với dạng lưu trữ nhỏ: Tổng chi phí của hydro và metan với tỷ lệ phát
triển thấp và cao đến năm 2050 (FLH = 2800)..............................................................15
Hình 19. Chi phí đầu tư để lưu trữ điện lâu dài cho các loại lưu trữ lớn và nhỏ trong
tương lai.......................................................................................................................... 15
Hình 20. Tổng chi phí của một số công nghệ để lưu trữ điện lớn và nhỏ đến năm 2050
(FLH = 2800)..................................................................................................................16
Hình 21. Chi phí nhiên liệu khi di chuyển trên 100 Km dựa trên mức trung bình của
các nước EU vào năm 2050 tùy thuộc vào số giờ đầy tải...............................................16
Hình 22. Tổng chi phí trên 100 Km vào năm 2050 tùy thuộc vào số giờ hoạt động đầy
tải của quá trình điện phân để sản xuất hydro và metan...............................................17
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1. Chi phí đầu tư vào quá trình điện phân và quá trình metan hóa cũng như
tổng chi phí của hệ thống.................................................................................................9
Bảng 2. Hiệu suất chuyển đổi quá trình điện phân, nén và lưu trữ hydro.....................9
Bảng 3 Nguồn điện được lựa chọn cho các dự án vận hành khí đốt ở Châu Âu.........18
Bảng 4 Dữ liệu được sử dụng để tính toán trong Hình 13............................................18
Bảng 5 Dữ liệu được sử dụng để tính toán trong Hình 14............................................18
Bảng 6 Dữ liệu được sử dụng để tính toán trong Hình 21............................................19
Bảng 7 Dữ liệu được sử dụng để tính toán trong Hình 22............................................19
LỜI MỞ ĐẦU

C ùng tiến trình phát triển của nhân loại, năng lượng tái tạo với sự ưu việt về tính
bền vững, thân thiện với môi trường đã được chú trọng khai thác. Tuy vậy, sự
phát triển của các nguồn năng lượng tự nhiên là một cản trở để nhân loại tiến tới
nền kinh tế carbon thấp trong tương lai.
So với các nguồn năng lượng từ than, khí đốt hay điện hạt nhân, thì điện sản xuất từ gió,
mặt trời bị yếu thế hơn do thiếu tính ổn định và liên tục. Vào những ngày gió mạnh,
lượng điện sản xuất có thể vượt quá nhu cầu sử dụng, và ngược lại, đôi khi cũng xảy ra
tình trạng thiếu nguồn điện. Trong bối cảnh các trang trại gió đang được khuyến khích
lắp đặt trên toàn thế giới, thì tình trạng lượng điện dư thừa ngày càng phổ biến.
Để giải quyết vấn đề này, cần phải có cách thức lưu trữ điện năng từ các trang trại điện
gió, điện mặt trời một cách hiệu quả. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã cho ra đời
một giải pháp mới, khắc phục được tất cả những hạn chế nói trên. Công nghệ này được
gọi tên “power-to-gas” (biến điện năng thành khí), sử dụng phương pháp điện phân nước
để biến sản lượng điện thừa thành các dạng khí – giống khí nhiên liệu trong tự nhiên.

GVHD: PGS.TS Đinh Thành Việt Trang 1


NHỮNG TRIỂN VỌNG DÀI HẠN CỦA CÔNG NGHỆ CHUYỂN ĐỔI
ĐIỆN THÀNH KHÍ

I. Đặt vấn đề.


Trong những năm gần đây việc sản suất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo đã và đang
phát triển ở một số quốc gia với tốc độ cao và việc lưu trữ lâu dài trở nên cần thiết. Việc
chuyển đổi công suất điện dư thừa thành khí đốt là giải pháp tối ưu vì công suất các
đường ống dẫn khí đốt cao hơn nhiều so với công suất của các đường dây tải điện. Vấn
đề đặt ra ở đây là nghiên cứu triển vọng thị trường của hydro và metan từ việc chuyển đổi
công suất điện thành khí như một phương án lưu trữ điện lâu dài. Mối quan tâm cụ thể là
sự phát triển của chi phí đầu tư, tính kinh tế trên quy mô lớn, tác động của giá điện và
phân phối trong tương lai.
II. Giải quyết vấn đề.
1.1. Giới thiệu
Trong những năm gần đây, sự gia tăng của các nguồn năng lượng tái tạo, cùng với nhu
cầu giảm phát thải carbon đã khuyến khích các nhà nghiên cứu tìm ra các phương pháp
mới có thể được sử dụng để khai thác triệt để việc sản xuất điện từ các nguồn năng lượng
tái tạo. Mục tiêu chính của chính sách năng lượng của Ủy ban châu Âu là tăng cường sản
xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo, trong thực tế có các chính sách hỗ trợ nên
lượng chuyển đổi công suất điện thành khí trong tổng nguồn cung cấp điện đã tăng lên
đáng kể. Sự phát triển điện từ các nguồn năng lượng tái tạo như gió và quang điện đang
tăng theo cấp số nhân trong những năm gần đây.

GVHD: PGS.TS Đinh Thành Việt Trang 2


Hình 1. Sự phát triển điện từ các nguồn năng lượng tái tạo biến đổi như gió và quang
điện ở EU-28
Ở nhiều quốc gia, việc phát điện dư thừa từ các nguồn năng lượng tái tạo có thể thay đổi
như gió và mặt trời đã dẫn đến các yêu cầu về khả năng lưu trữ dài hạn. Một trong những
lựa chọn được cân nhắc nhiều nhất là công nghệ chuyển đổi điện thành khí. Ưu điểm của
phương án này là công suất của các đường ống dẫn khí đốt và kho chứa khí đốt cao hơn
nhiều so với công suất của các đường dây tải điện, nơi có thể xảy ra tắc nghẽn trong lưới
điện truyền tải. Việc chuyển đổi công suất điện thành khí bao gồm chuyển hóa điện năng
thành hydro và metan.

Hình 2. Nguyên tắc cơ bản của quá trình chuyển đổi công suất điện thành khí.

GVHD: PGS.TS Đinh Thành Việt Trang 3


Với sản lượng điện ngày càng tăng, các cuộc điều tra về lữu trữ điện dựa trên khí đốt
cho các hệ thống cung cấp điện độc lập đã được tiến hành ngay từ những năm 1990. Các
hệ thống liên quan đến việc sản xuất hydro bằng điện phân nước từ năng lượng gió và
mặt trời, lưu trữ hydro và chuyển đổi trở lại thành điện bằng pin nhiên liệu trong thời
gian thiếu điện. Sự xuất hiện của công nghệ màng lọc proton (PEM) cho phép thời gian
phản hồi máy điện phân nhanh hơn so với công nghệ kiềm có lẽ đã góp phần vào sự quan
tâm ngày càng tăng đối với hệ thống điện từ khí thành điện để ghép nối trực tiếp với các
tấm pin mặt trời hoặc tuabin gió. Việc sử dụng methanation xuất hiện trong thời kỳ này
như một giải pháp để tái sử dụng CO2 .
Việc sử dụng thực tế công nghệ chuyển đổi điện thành khí như một phương tiện để lưu
trữ điện lớn trong bối cảnh sự xâm nhập của năng lượng gió lớn đã xuất hiện vào đầu
những năm 2000. Qua quá trình nghiên cứu ta thấy hydro có tính linh động và được đánh
giá là hấp dẫn hơn về mặt kinh tế so với phát điện tĩnh nhưng vẫn không khả thi do chi
phí đầu tư máy điện phân cao và nhu cầu giá điện thấp. Tiếp theo, việc cung cấp hydro
vào lưới khí tự nhiên được đề xuất như một phương án lưu trữ và được nghiên cứu ở quy
mô phòng thí nghiệm.

Nghiên cứu lý Các thử nghiệm Thực hiện thí


thuyết về khái trong phòng thí nghiệm của kỹ
niệm P2G nghiệm và các dự án thuật P2G
thí điểm P2G
Hoạt động đầu Dự án thí điểm đầu E-Park Mainz, Dự
tiên của một hệ tiên cho cung ứng án khí điện tử
thống tái tạo khí hydrogen vào Audi và hơn 50
hydro lưới điện dự án thực hiện
thí nghiệm khác ở
Châu Âu
Thử nghiệm trong
Sự công bố đầu phòng thí nghiệm
tiên về Dự án metan
và mô hình hóa
methanation cho hóa xúc tác đầu
việc phun H2 vào
quy mô tái chế tiên ở Đức
lưới khí
CO2 trên thế giới

Dự án thí điểm đầu


tiên ở Đan Mạch cho
sử dụng hydro trong
khu dân cư

Hình 3. Lịch sử phát triển của công nghệ chuyển đổi điện thành khí từ phòng
thí nghiệm sang máy trình diễn.
Qua các cuộc điều tra, các dự án thử nghiệm đầu tiên của công nghệ chuyển đổi điện
thành khí đã được khởi động từ năm 2004 đến năm 2009 với việc thử nghiệm vận hành
các công nghệ. Dự án thử nghiệm ở Đan Mạch là một trong những thử nghiệm đầu tiên
về sản xuất và sử dụng hydro, ở quy mô trong nước với các máy điện phân siêu nhỏ và
GVHD: PGS.TS Đinh Thành Việt Trang 4
pin nhiên liệu nhiệt và điện kết hợp. Hầu hết các hoạt động nghiên cứu và phát triển công
nghiệp sau này dựa trên công nghệ chuyển đổi điện thành khí được định hướng vào hệ
thống phun lưới hoặc thiết bị di động hơn là trên các hệ thống năng lượng tự xử lí. Trong
năm 2005 và 2006, các dự án thử nghiệm chuyển đổi năng lượng thành hydro để di
chuyển và cung cấp vào lưới điện đã được khởi động lần lượt ở Anh và Hà Lan. Dự án
thử nghiệm đầu tiên về chuyển hóa năng lượng thành khí metan với quá trình hóa xúc tác
đã được khởi động sau đó vào năm 2009 tại Đức.
Các hoạt động nghiên cứu và phát triển dựa trên công nghệ chuyển đổi điện thành khí
chủ yếu tập trung ở châu Âu với khoảng 90% tổng số dự án khởi động trên toàn thế giới
kể từ năm 2004. Mặc dù Nhật Bản đặc biệt tích cực trong việc phát triển công nghệ
hydro, nhưng nước này lại tập trung vào các công nghệ tiêu thụ, chẳng hạn như pin nhiên
liệu, công nghệ dành cho phương tiện. Hoa Kỳ mới tham gia vào lĩnh vực này với dựa án
chuyển đổi điện thành khí đầu tiên được công bố vào năm 2015 để thử nghiệm việc phun
hydro trong một đường ống dẫn khí đốt tự nhiên mô phỏng.
Qua các cuộc khảo sát về các dự án ở Châu Âu. Mặc dù Đan Mạch và Hà Lan là những
nước đi tiên phong trong công nghệ chuyển đổi điện thành khí và vẫn đang hoạt động,
nhưng Đức hiện đang dẫn đầu hoạt động nghiên cứu và phát triển của Châu Âu. Số lượng
dự án lớn nhất cho đến nay nằm ở nước Đức. Khoảng 20 dự án thử nghiệm và trình diễn
đã được thực hiện ở Đức kể từ năm 2004. Sự quan tâm của Đức đối với công nghệ
chuyển đổi điện thành khí được liên kết trực tiếp với chuyển đổi năng lượng của họ và
các mục tiêu cao về sản xuất điện tái tạo, trong khi các hoạt động nghiên cứu và phát
triển ở Pháp và Vương quốc Anh ít liên quan hơn nhiều so với ở Đức.
Nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến chuyển đổi điện thành khí đã được thảo luận
trong tài liệu. Trọng tâm chính để chuyển đổi điện thành khí là quá trình metan hóa thông
qua ứng dụng hydro tái tạo. Một đánh giá về vai trò của lưu trữ trong các hệ thống năng
lượng tập trung vào công nghệ chuyển đổi điện thành khí. Nghiên cứu này đã đưa ra quan
điểm về lượng dung lượng lưu trữ cần thiết và sự so sánh hợp lý của nó với các giải pháp
thay thế có thể có để đáp ứng nó. Nhiều nghiên cứu đã phân tích đánh giá thời gian môi
trường và kinh tế công nghệ của các hệ thống công nghệ chuyển đổi điện thành khí, nhấn
mạnh rằng chỉ đầu tư vào điện tái tạo để điện phân mới mang lại lợi ích về môi trường
cho công nghệ chuyển đổi điện thành khí so với sản xuất khí thông thường. Các phân tích
kinh tế công nghệ khu vực và địa phương chi tiết hơn về vai trò tương lai của công nghệ
chuyển đổi điện thành khí trong quá trình chuyển đổi năng lượng.
Tuy nhiên, nhiều thiếu sót lớn của hầu hết các nghiên cứu về tương lai của công nghệ
chuyển đổi điện thành khí là phần lớn họ xem nhẹ tính kinh tế. Trong bối cảnh này, các
vấn đề quan trọng nhất là số giờ đầy tải có thể có và liệu có phải trả phí lưới điện hay
không. Trong chương này chúng tôi đã chỉ ra chi phí và nền kinh tế tương ứng có thể
phát triển, tùy thuộc vào quy mô kinh tế và trình độ công nghệ.
Mục tiêu chính của chương này là điều tra triển vọng thị trường trong tương lai của
công nghệ chuyển đổi điện thành khí và hydro, metan như các lựa chọn lưu trữ điện dài
hạn. Mối quan tâm cụ thể là phân tích sự phát triển trong tương lai của chi phí đầu tư,
tính kinh tế theo quy mô có thể có, và tác động của giá điện cũng như học tập kỹ thuật.

GVHD: PGS.TS Đinh Thành Việt Trang 5


1.2. Những thách thức hiện nay trong hệ thống điện và vai trò của công nghệ chuyển
đổi điện thành khí.
Động lực chính để thảo luận về các công nghệ chuyển đổi điện thành khí đến từ việc sử
dụng ngày càng nhiều các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió và năng lượng
mặt trời trong sản xuất điện. Hậu quả của việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo,
trong đó một kịch bản giả định về mức độ sản xuất điện cao từ gió, quang điện, và vận
hành của các nhà máy thủy điện trên sông trong một tuần vào mùa hè được mô tả bằng
cách sử dụng dữ liệu tổng hợp theo giờ để tính trung bình năm ở Áo. Có thể thấy, ở một
số thời điểm có sự phát sinh dư thừa nhưng tại các thời điểm khác có sự thiếu hụt.

Hình 4. Sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo có thể thay đổi (gió, quang
điện và thủy điện từ sông) trong một tuần mùa hè tính theo giờ so với nhu cầu.
Với việc sử dụng ngày càng nhiều quang điện và gió để sản xuất điện, lượng năng lượng
dư thừa rẻ hoặc thậm chí miễn phí ngày càng tăng cũng trở nên khả dụng vào những thời
điểm cụ thể trong tuần và trong năm. Sự thay đổi của sản xuất điện tái tạo dao động trong
một năm và dẫn đến nhu cầu về các phương án lưu trữ dài hạn. Khi dư thừa từ quang điện
chủ yếu có sẵn vào mùa hè, lượng điện dư thừa này có thể được lưu trữ và sử dụng sau
này để đáp ứng nhu cầu những thời điểm thiếu hụt điện năng biến đổi từ các nguồn năng
lượng tái tạo.

GVHD: PGS.TS Đinh Thành Việt Trang 6


Hình 5. Sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo trong hơn một năm và nhu cầu
lưu trữ lâu dài.
Hiện nay, có nhiều lựa chọn khác nhau để lưu trữ điện. Có thể thấy, ngoài việc tích trữ
hydro bằng bơm, hydro và metan là những lựa chọn quan trọng nhất với số lượng lớn và
thời gian lưu trữ lâu.

Hình 6. Khảo sát các phương án lưu trữ tùy theo dung lượng và thời gian xả.
Chúng ta có thể tạo ra các chuỗi khác nhau để lưu trữ điện qua hydro và metan. Hai con
đường sử dụng chính là sản xuất hydro và metan từ các nguồn năng lượng tái tạo và tái
điện khí hóa chúng theo yêu cầu, và sử dụng trực tiếp chúng trong vận chuyển. Cuối
cùng, khí metan sinh ra được điện khí hóa trở lại thông qua một tuabin khí tuần hoàn kết
hợp. Khí metan sinh ra được lưu trữ và vận chuyển qua lưới khí.

GVHD: PGS.TS Đinh Thành Việt Trang 7


Hình 7. Dây chuyền lưu trữ điện dưới dạng hydro hoặc metan và tải điện khí hóa
thông qua tuabin khí tuần hoàn kết hợp.

Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng trong tất cả các chuỗi cung ứng công nghệ chuyển đổi
điện thành là tỷ lệ chuyển đổi tổng thể thấp. Như đã thấy trong ví dụ này, hiệu quả tổng
thể của chuỗi chỉ là 33%.

Hình 8. Dây chuyền sản xuất khí metan và tái điện khí hóa, hiệu suất được chỉ ra năm
2016.
Hiệu suất tổng thể là 33% đúng với hiệu suất nhất định của các trạm biến áp trong chuỗi
quy trình từ điện thành điện và không tính đến việc sử dụng bất kỳ vị trí nhiệt thải nào.

GVHD: PGS.TS Đinh Thành Việt Trang 8


Nó cũng không tính đến khả năng sử dụng oxy từ quá trình điện phân. Hơn nữa, việc
cung cấp CO2 cũng liên quan đến việc tiêu thụ năng lượng.
1.3. Chi phí hydrogen và methane trong công nghệ chuyển đổi điện thành khí.
Phân tích và tính toán chi phí hydro và metan từ hệ thống chuyển đổi điện thành khí, tùy
thuộc vào quy mô nhà máy, số giờ đầy tải và giá điện.

Trong đó: + IC: Chi phí đầu tư.


+ CRF: Hệ số thu hồi vốn.
+ CO&M: Chi phí vận hành và bảo trì.
+ T: Số giờ đầy tải.
+ CE: Chi phí năng lượng.

+ : Hiệu suất của việc lưu trữ.


Chi phí đầu tư của nhà máy chuyển đổi điện thành khí để sản xuất hydro và metan cho
hai loại công suất 500kW và 10MW.

Bảng 1. Chi phí đầu tư vào quá trình điện phân và quá trình metan hóa cũng như
tổng chi phí của hệ thống.

Bảng 2. Hiệu suất chuyển đổi quá trình điện phân, nén và lưu trữ hydro.
Chi phí sản xuất hydro phụ thuộc vào công suất của nhà máy. Do đó đã có kế hoạch đầu
tư cho các nhà máy có công suất 10MW để giảm thiểu chi phí so với nhà máy 500kW

GVHD: PGS.TS Đinh Thành Việt Trang 9


Hình 9. Tổng chi phí đầu tư vào quá trình điện phân và metan hóa phụ thuộc vào
công suất nhà máy.
Tổng chi phí của quá trình metan hóa phụ thuộc vào số giờ đầy tải.

Hình 10. Tổng chi phí phụ thuộc vào số giờ đầy tải.
Điều quan trọng là phải tìm được sự cân bằng tối ưu giữa chi phí đầu tư của hệ thống và
số giờ đầy tải có thể có mỗi năm. Theo lí thuyết tổng chi phí khí metan thấp nhất có thể
đạt là 4500 FLH (giờ đầy tải) mỗi năm. Tuy nhiên trên thực tế chỉ tối đa 2800 FLH thì
chi phí là tối đa. Ta thấy khi đó chi phí cho Hydro là 10 cent/kWh; metan là 16 cent/kWh

GVHD: PGS.TS Đinh Thành Việt Trang 10


Hình 11. Tổng chi phí sản xuất hydro và metan theo số giờ đẩy tải
1.4. Sử dụng hydrogen và methane trong ngành vận tải.
Việc sử dụng hydro và mêtan để sản xuất điện (tái điện khí hóa) hiện còn quá xa
vời, một cơ hội khác có thể là sử dụng trực tiếp chúng trong lĩnh vực giao thông vận
tải, một trong những ngành phát thải khí nhà kính (GHG) lớn nhất. Do lượng khí thải cao,
đặc biệt trong giao thông đường bộ, việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo cho việc
di chuyển ngày càng trở nên quan trọng hơn. Hiện nay, nhiên liệu được thay thế được sử
dụng chủ yếu là nhiên liệu sinh học, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng nó vẫn tác động đến
môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản kinh tế và kỹ thuật lớn, chẳng hạn như chi
phí đầu tư cao, hạn chế việc sử dụng rộng rãi hơn các loại xe điện chạy bằng pin. Công
nghệ này hiện không cạnh tranh về mặt kinh tế việc học hỏi công nghệ và sản xuất hàng
loạt, nó có thể được quan tâm trong tương lai.

Hình 12. Chuỗi sử dụng nguồn năng lượng tái tạo thông qua hydro và metan trong
lĩnh vực giao thông vận tải.
GVHD: PGS.TS Đinh Thành Việt Trang 11
Chi phí của hydro cũng như metan phụ thuộc vào nhiên liệu sơ cấp được sử dụng để sản
xuất chúng. Để giảm giá thành hydro rẻ, có thể sử dụng năng lượng điện dư thừa từ các
nguồn năng lượng tái tạo thay đổi để điện phân. Tuy nhiên, trong trường hợp này số giờ
đầy tải phụ thuộc vào lượng điện dư thừa từ gió và pin quang điện, có tác động quan
trọng đến tổng chi phí hydro.

Hình 13. Chi phí nhiên liệu di chuyển 100 Km tùy thuộc vào các loại nhiên liệu khác
nhau.
Tổng chi phí di chuyển trên 100 Km đối với xe hơi được tính theo công thức.

Trong đó: + IC: Chi phí đầu tư cho phương tiện giao thông.
+ CRF: Hệ số thu hồi vốn.
+ CO&M: Chi phí vận hành và bảo trì.
+ skm: Số Km mà mỗi ô tô đi được trong một năm.
+ Pe: Giá năng lương bao gồm cả thuế.
+ EI: Mức tiêu thụ năng lương trong 100 Km.
Tổng chi phí di chuyển với hydro được sử dụng trong pin nhiên liệu và metan được sử
dụng khí nén trên mỗi Km lái so với ô tô thông thường chạy bằng xăng.

GVHD: PGS.TS Đinh Thành Việt Trang 12


Hình 14. Tổng chi phí di chuyển trên 100 Km của các loại nhiên liệu khác nhau.
Vì chi phí vốn của phương tiện có ảnh hưởng lớn nhất đến tổng chi phí lưu động, một
vấn đề lớn là chi phí pin nhiên liệu cao. Những chi phí này có thể được giảm đáng kể
trong tương lai thông qua việc học hỏi công nghệ và tăng cường sản xuất. Tuy nhiên, việc
sử dụng khí mêtan ở phương tiện chạy bằng khí nén có thể làm giảm đáng kể tổng chi phí
vận tải so với các loại xe chạy bằng pin và đặc biệt là pin nhiên liệu hydro.
1.5. Kiểm định kinh tế đối với công nghệ chuyển đổi điện thành khí từ việc phát
triển công nghệ đến năm 2050.
Hiệu quả kinh tế hiện tại của các phương án lưu trữ lâu dài là khá kém và không có khả
năng cạnh tranh kinh tế. Mối quan tâm hiện tại là phân tích sự phát triển của chi phí đầu
tư trong tương lai do học hỏi công nghệ, tính kinh tế theo quy mô, và sự phát triển của giá
điện. Trong tương lai của sự phát triển chi phi đầu tư của hydro và metan để lưu trữ công
suất lớn khoảng 10 MWh như sau.

Hình 15. Đối với các dạng lưu trữ lớn: Viễn cảnh trong tương lai về chi phí đầu tư
của hydro và metan với tỷ lệ phát triển nhanh và chậm.

GVHD: PGS.TS Đinh Thành Việt Trang 13


Đối với kho lưu trữ nhỏ 500 kWh sự phát triển trong tương lai như nhau.

Hình 16. Đối với các dạng lưu trữ nhỏ: Viễn cảnh trong tương lai về chi phí đầu tư
của hydro và metan với tỷ lệ phát triển nhanh và chậm.

Dựa trên sự phát triển của chi phí đầu tư ta tính toán được tổng chi phí sản xuất hydro
và metan đến năm 2050. Theo dự đoán của chúng tôi thì lượng điện dư thừa lớn nên giá
bán điện giảm từ 1,8 xuống 1,5 cent/ kWh cho đến năm 2050. Qua đó ta tính được chi phí
hydro trong 2800 giờ mang tải là khoảng 6 cent/kWh, chi phí cho metan khoảng 8-9 cent
kWh.

Hình 17. Đối với dạng lưu trữ lớn: Tổng chi phí của hydro và metan với tỷ lệ phát
triển thấp và cao đến năm 2050 (FLH = 2800).

GVHD: PGS.TS Đinh Thành Việt Trang 14


Hình 18. Đối với dạng lưu trữ nhỏ: Tổng chi phí của hydro và metan với tỷ lệ phát
triển thấp và cao đến năm 2050 (FLH = 2800).
Việc giảm giá của các công nghệ chuyển đổi điện thành khí dự kiến sẽ diễn ra chủ yếu
do hiệu quả của việc phát triển công nghệ.

Hình 19. Chi phí đầu tư để lưu trữ điện lâu dài cho các loại lưu trữ lớn và nhỏ trong
tương lai.
Tổng chi phí tương ứng cho một kWh được lưu trữ trong một phương tiện lưu trữ cụ
thể. Con số này cho thấy rõ ràng rằng các tùy chọn rẻ nhất đến năm 2050 sẽ không thấp
hơn 5 cent/kWh.

GVHD: PGS.TS Đinh Thành Việt Trang 15


Hình 20. Tổng chi phí của một số công nghệ để lưu trữ điện lớn và nhỏ đến năm 2050
(FLH = 2800).
Vào năm 2050, trong những điều kiện kiện phát triển thuận lợi nhất thì chi phí của
hydro và metan cho 1800 giờ đầy tải là 6 đến 9 cent/kWh. Qua đó ta so sánh được chi phí
năng lượng trong tương lai khi số giờ đầy tải là 2800.

Hình 21. Chi phí nhiên liệu khi di chuyển trên 100 Km dựa trên mức trung bình của
các nước EU vào năm 2050 tùy thuộc vào số giờ đầy tải.
Tổng chi phí di chuyển trên 100 Km vào năm 2050 tùy thuộc vào số giờ đầy tải của các
loại nhiên liệu. Qua đó những chiếc ô tô chạy bằng khí metan cho thấy hiệu quả kinh tế
tốt nhất trong khi những chiếc ô tô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.

GVHD: PGS.TS Đinh Thành Việt Trang 16


Hình 22. Tổng chi phí trên 100 Km vào năm 2050 tùy thuộc vào số giờ hoạt động đầy
tải của quá trình điện phân để sản xuất hydro và metan.
III. Kết luận
Việc sản xuất điện ngày càng tăng từ các nguồn năng lượng tái tạo có khả năng thay đổi
và sản xuất thừa rẻ, cơ hội cho công nghệ chuyển đổi điện thành khí đang được quan tâm
đặc biệt do nhu cầu dự trữ dài hạn lượng điện dư thừa này ngày càng tăng.
Tuy nhiên, có một số trở ngại lớn chi phí đầu tư cao, số lượng giờ đầy tải thấp và
hiệu quả tổng thể thấp trong một chuỗi chuyển đổi rất dài. Hiện tại, có vẻ như sẽ rất
khó để các công nghệ chuyển đổi điện thành khí có thể cạnh tranh trong hệ thống điện.
Tương lai có những cơ hội như sau:
 Công nghệ chuyển đổi điện thành khí có thể là giải pháp cuối cùng để hoàn thành
hệ thống điện tái tạo 100% bằng cách cung cấp điện vào các giờ cao điểm.
 Do công suất của các đường ống dẫn khí và kho chứa khí đốt cao hơn nhiều so với
công suất của lưới điện truyền tải qua công nghệ chuyển đổi điện thành khí, năng
lượng có thể được vận chuyển dễ dàng hơn và với lượng lớn hơn nhiều so với
mạng lưới điện.
 Công nghệ chuyển đổi điện thành khí có thể cung cấp điện để cân bằng thị trường
điện trong ngắn hạn.
Ngoài ra chúng còn có các ưu điểm trong lĩnh vực giao thông vận tải, giá nhiên liệu
trong giao thông đang ở mức khá cao và đang tăng, cùng với thiếu các nhiên liệu thân
thiện với môi trường để di chuyển, hydro và mêtan từ điện tái tạo có thể trở thành những
lựa chọn thay thế thực tế cho việc cung cấp nhiên liệu cho ô tô chở khách.
Vấn đề chính của việc sử dụng hydro trong vận tải là chi phí cao của việc sản xuất ra
pin nhiên liệu hydro. Tóm lại, tính kinh tế kém và mức độ chấp nhận thấp sẽ là những rào
cản lớn cần vượt qua trong vận chuyển trước khi hydro và mêtan có thể thâm nhập vào
các thị trường này với quy mô đáng kể.

GVHD: PGS.TS Đinh Thành Việt Trang 17


PHỤ LỤC

Bảng 3 Nguồn điện được lựa chọn cho các dự án vận hành khí đốt ở Châu Âu

Bảng 4 Dữ liệu được sử dụng để tính toán trong Hình 13

Bảng 5 Dữ liệu được sử dụng để tính toán trong Hình 14

GVHD: PGS.TS Đinh Thành Việt Trang 18


Bảng 6 Dữ liệu được sử dụng để tính toán trong Hình 21

Bảng 7 Dữ liệu được sử dụng để tính toán trong Hình 22

GVHD: PGS.TS Đinh Thành Việt Trang 19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ADVANCES IN ENERGY SYSTEMS. (2019). Trong Peter D. Lund, John A.
Byrne, Reinhard Haas, & Damian Flynn, The Large-scale Renewable Energy
Integration Challenge.
2. EVN. (2014, 10 24). Độc đáo công nghệ biến đổi điện năng thành khí. Được
truy lục từ EVN-TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM:
https://www.evn.com.vn/d6/news/Doc-dao-cong-nghe-bien-doi-dien-nang-
thanh-khi--6-8-13741.aspx

GVHD: PGS.TS Đinh Thành Việt Trang 20

You might also like