You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM



BÁO CÁO ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH

ĐỀ TÀI:

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KHÍ HÓA THAN

Giảng viên hướng dẫn: Võ Thị Thu Như

Lớp: TINO322903_22_1_01

Nhóm thực hiện: Nhóm 8

TP.HCM, 10 tháng 10 năm 2022


TÊN THÀNH VIÊN

STT Tên thành viên MSSV

1 Đặng Quang Hưng 20128121

2 Nguyễn Thiện Thanh 20128150

3 Ao Văn Đức Thành 20128151

4 Hồ Nguyễn Minh Quang 20128022

5 Nguyễn Trần Tín 20128077

6 Nguyễn Lam Trường 20128166

7 Phạm Đức Tài 20128148


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

.......................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................

Ngày … tháng … năm …

GVHD

MỤC LỤ
C
I. Mở đầu.....................................................................................................................................3

II. Lịch sử hình thành và phát triển khí hóa than....................................................................4

1. Tình hình khí hóa than ở trên thế giới:............................................................................4

2. Khí hóa than ở Việt Nam:..................................................................................................5

III. Tổng quan về công nghệ sản xuất khí hóa than...............................................................5

1. Cở sở lý thuyết:...................................................................................................................5

2. Nguyên lý chung:................................................................................................................6

IV. Xử lý nguyên liệu................................................................................................................6

1. Xử lý kích thước..................................................................................................................6

2. Xử lý độ ẩm.........................................................................................................................6

V. Quy trình khí hoá than.......................................................................................................7

1. Khí hóa than tầng cố định..................................................................................................9

2. Khí hóa than tầng sôi........................................................................................................12

3. Lò khí hoá dòng cuốn.......................................................................................................14


a. Nguyên lý khí hóa than dạng lôi cuốn.........................................................................14
b. Giới thiệu cấu trúc một số lò khí hóa kiểu dòng lôi cuốn:.........................................15

4. Khí hóa than dạng vận chuyển........................................................................................21

VI. Nhận xét và đánh giá........................................................................................................22

1. Đánh giá quy trình sản xuất............................................................................................22

2. Tính an toàn cho lò khí hóa.............................................................................................24


I. Mở đầu
Khí hoá than là loại khí áp dụng công nghệ chuyển đổi các sản phẩm có thành phần từ giàu
Cacbon như than, lốp xe, nước thải, mạt cưa, gỗ và nhựa thải tổng hợp thành khí tổng hợp để
sử dụng cho các mục đích sau này. Thành phần chủ yếu của sản phẩm khí bao gồm CO, CO2,
H2, CH4 và các tạp chất khác như H2S và NH3. Khác với việc đốt than trực tiếp thì công nghệ
hoá than sử dụng khí O2 và không khí trong điều kiện đảm bảo về áp suất và nhiệt độ để phản
ứng hoá khí có thể xảy ra.

Sau khi tổng hợp, khí thành phẩm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như làm nguyên liệu
cho các turbin trong nhà máy nhiệt điện để sản xuất điện năng; làm nguyên liệu cho các quá
trình tổng hợp các chất hoá học khác như Amoniac, Methanol, DME, MTBE, … hoặc trực
tiếp sử dụng làm nguyên liệu cho các turbin phát điện, là nguổn nhiên liệu Hydro sạch cho xe
tương lai…Hơn thế nữa, hoá than khí được coi là một trong số những ngành công nghiệp sôi
nổi nhất thế giới. Hiện nay có khoảng 128 nhà máy sản xuất đang hoạt động với 336 lò phản
ứng và sản xuất khoảng 42700 MW khí tổng hợp. Ngoài ra tiềm năng hoạt động của những
nhà máy đang được xây dựng rất lớn ước tính tới 27000 MW. Nhìn chung, khả năng sản xuất
một cách hiệu quả điện năng, hydro và các nguyên liệu hoá chất khác, cũng như khả năng cắt
giảm khí gây ô nhiễm, đang làm cho công nghệ khí hoá than trở thành một trong những công
nghệ hứa hẹn nhất cho các ngành năng lượng và hoá chất của tương lai, nhất là khi giá của
các nguồn nguyên liệu dầu khí có xu hướng dao động mạnh trước những biến động kinh tế,
chính trị trên thế giới và ngày càng trở nên khan hiếm hơn. Ngoài việc sản xuất các nguyên
liệu đầu vào thì hiện nay một trong những sản phẩm của quá trình hoá than khí đó là sản xuất
điện năng thông qua quy trình IGCC (Intergratd Gasification Combined Cycle). Điện năng
được sản xuất theo quy trình IGCC được coi là loại năng lượng sạch hơn và có hiệu quả hơn
so với cách đốt than truyền thống vì thế sản xuất năng lượng theo phương thức này có thể sẽ
là một bước ngoặc quan trọng của việc sử dụng lượng than còn lại trong tương lai.

II. Lịch sử hình thành và phát triển khí hóa than


1. Tình hình khí hóa than ở trên thế giới:

- Mặc dù than đã được sử dụng rộng rãi để làm nguyên liệu từ rất lâu về trước nhưng mãi
tới những năm cuối của thế kỉ XVIII thì việc sản xuất khí hóa than mới bắt đầu phát triển.
Vào năm 1792, kỹ sư người Scotland William Murdock đã phát hiện ra cách chuyển hóa
than thành khí đốt từ than cốc. Và vào năm 1816 công ty sản xuất khí hóa than đã được
thành lập. Đến năm 1850 thì quy trình sản xuất khí hóa than có nước được phát minh ở
Châu Âu. Than và cốc được chuyển hóa hoàn toàn thành khí bằng phản ứng với không
khí và hơi nước nhưng ở thời điểm này. Khí được sản xuất ra có khả năng cung cấp nhiệt
lượng khi đốt rất thấp chỉ vào khoảng 3500-6000 kJ/m3. Năm 1970 sau cuộc khủng hoảng
dầu mở thì khí hóa than được coi như là giải pháp thay thế khí thiên nhiên từ đó phát
triển lên ngành công nghiệp khí hóa than trên khắp thế giới. Hiện nay ở Trung Quốc các
nhà máy sản xuất tổng hợp NH3 đi từ than rất nhiều như là Nhà máy hóa chất Liễu Hà,
Hà Trì, An Hóa và Thạch Gia Trang … Các nhà máy này vẫn sử dụng các loại khí hóa
kiểu cũ (LURGI) để khí hóa than. Ngoài ra có một số nhà máy sử dụng loại khí hóa than
theo công nghệ TEXACO như là Nhà máy hóa chất Lỗ Nam, Ngô Kinh … Ở Mỹ đang
khuyến khích áp dụng công nghệ khí hóa than như một cách để giảm thiểu mức độ ô
nhiễm môi trường cho các nhà máy nhiệt điện đốt than. Ngoài ra chính phủ Mỹ còn đầu
tư 2 tỷ USD cho chương trình nghiên cứu “Công nghệ than sạch”. Đánh dấu sự phát triển
và mở đường cho các nhà máy tổng hợp, vừa sản xuất điện vừa sản xuất được các hóa
chất đi từ khí tổng hợp như là NH3 và CH3OH.

2. Khí hóa than ở Việt Nam:

Bằng công nghệ sản xuất khí hóa than người ta có thể chuyển hóa các loại nhiên liệu rắn
chất lượng thấp, chứa nhiều ẩm, tro, nhiệt cháy thấp thành nhiên liệu khí có chất lượng
cao hoặc tạo thành khí tổng hợp dùng trong công nghệ hóa học. Do nguyên liệu có thể sử
dụng các loại than có chất lượng thấp để sản xuất khí than có giá trị công nghiệp nên
công nghệ sản xuất khí hóa than sẽ mở ra triển vọng tốt cho các vùng than có chất lượng
thấp phát triển công nghiệp. Đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc nơi có nhiều than cám, than
bụi (Quảng Ninh) cũng như các vùng than nhỏ khác ở Tây Bắc chúng ta cũng có thể
nghiên cứu trữ lượng để đưa vào sản xuất.

III. Tổng quan về công nghệ sản xuất khí hóa than
1. Cở sở lý thuyết:
Khí hóa than là quá trình dùng oxy (hoặc không khí, hoặc không khí giàu oxy, hoặc oxy
thuần, hơi nước hoặc hydro, nói chung gọi là chất khí hóa) phản ứng với than ở nhiệt độ cao
chuyển nhiên liệu từ dạng rắn sang dạng nhiên liệu khí. Nhiên liệu này được gọi chung là khí
than với thành phần cháy được chủ yếu là CO, H2, CH4... dùng làm nhiên liệu khí dân dụng,
trong công nghiệp hoặc sử dụng làm nguyên liệu cho tổng hợp NH3, tổng hợp CH3OH...

2. Nguyên lý chung:
Khi chọn quy trinh công nghệ người ta cần cân nhắc 2 yếu tố là về loại than vào chất lượng
than, không phải loại than nào cũng phù hợp cho quy trinh khí hóa ,vì vậy các công nghệ khí
hóa có các nhu cầu về nguyên liệu khác nhau được quyết định bởi hàm lượng tro; độ ẩm của
than, nhiết độ nóng chảy của tro; kích thước của hạt.

- Than cục to, đường kính 10 – 100mm: thích hợp kiểu công nghệ khí hóa than tầng cố định.

- Than cục nhỏ, đường kính 0 – 10mm: thích hợp công nghệ khí hóa than tầng sôi.

- Than cám, đường kính 0 – 2mm: thích hợp công nghệ khí hóa than dòng cuốn (khô và ướt).

IV. Xử lý nguyên liệu


1. Xử lý kích thước
Than trước khi được đưa đi hóa khi thi than phải được sấy khô và nghiền nhỏ than với
các đường kính thích hợp. Về phần quy trình sấy thì thông thường than được sấy dựa trên
nhiệt và khí tự nhiên làm nhiên liệu đối với khí hóa than, điều này tương đương với việc
làm sạch than. Sau khi sấy thì than được đưa vào máy nghiền để nghiền. Đối với thiết bị
khi hóa tầng chuyển động, điều này có thể bị hạn chế ở việc nghiền than sau đó sàng lọc
ra các cục cần thiết để hóa khi. Đối với than cốc cần có kích thước mịn hơn, điều này cần
thiết với các thiết bị khi hóa dòng chảy thì cần phải đưa vào máy nghiền con lăn để sử
dụng nghiền.

2. Xử lý độ ẩm
Nếu độ ẩm của nhiên liệu cao thì sẽ tiêu tốn nhiệt vào quá trình bốc hơi ẩm và đốt nóng
hơi ẩm đến nhiệt độ khí và làm giảm chất lượng khí than. Do đó các loại nhiên liệu có độ
ẩm cao như củi gỗ, than bùn ... muốn chuyển chúng thành nhiên liệu khí bằng quá trình
khí hóa thường phải thực hiện sấy sơ bộ. Quy trình sấy khô thông thường dựa trên nhiệt
và thường sử dụng khí tự nhiên làm nhiên liệu. Đối với thiết bị khi hóa than, điều này
tương đương với việc sử dụng khí sạch để làm khô than.

Nói chung nếu độ ẩm của nhiên liệu khoảng 50-60% thì nhiệt độ khí ra khỏi lớp nhiên
liệu thường thấp, nếu nhiệt độ ấy chỉ đạt 80-90 0C thì sẽ tương ứng với nhiệt độ điểm
sương và ngưng tụ hơi nước và nhựa than xuất hiện, quá trình khí hóa bị cản trở.

V. Quy trình sản xuất khí hoá than


Khí hóa than là quá trình dùng oxy (hoặc không khí, hoặc không khí giàu oxy,hoặc oxy
thuần, hơi nước hoặc hydro, nói chung gọi là chất khí hóa) phản ứng với than ở nhiệt độ cao
chuyển nhiên liệu từ dạng rắn sang dạng nhiên liệu khí; nhiên liệu này được gọi chung là khí
than với thành phần cháy được chủ yếu là CO, H2, CH4... dùng làm nhiên liệu khí dân dụng,
trong công nghiệp.

Sơ đồ quy trình khí hoá than

Sau quá trình khí hoá trong lò phản ứng với tác nhân oxy và nước thu được syngas (CO/H2),
CO2/H2S và xỉ.
-Raw Syngas trải qua quá trình steam reforming để tăng tỉ lệ CO/H2. Sau đó được làm
sạch và tách CO/H2 cho các quá trình tổng hợp methanol, methane hay amoniac,…

-S và CO2 được thu hồi.

-Xỉ than được thải ra và loại bỏ.

Theo chiều chuyển động của tác nhân khí hóa, trong lò hình thành 6 tầng sinh khí: tầng
tro xỉ, tầng oxy hóa (tầng lửa), tầng hoàn nguyên chính và phụ, tầng chưng cất khô, tầng
không (tầng trống rỗng).

Các tầng khí trong lò khí hoá than cố định thuận dòng
VI- vùng xỉ. Xỉ than nóng gặp chất khí hóa, nâng nhiệt độ chất khí hóa từ khoảng 60 oC
lên khoảng 420 oC, bản thân xỉ nguội xuống nhiệt độ trước khi thải ra ngoài.
V- vùng oxy hóa. Vùng này xảy ra phản ứng cháy giữa than và oxy trong chất khí hóa tạo
thành CO2. Do phản ứng tỏa nhiệt nên nhiệt độ tăng nhanh chóng tới mức gần nhiệt độ
hóa mềm của xỉ.
C + O2 → CO2
IV- vùng khử chính. Ở đây xảy ra phản ứng giữa hơi nước và than. CO2 tạo thành do
phản ứng bị khử bởi C . Hầu hết các phản ứng này đều thu nhiệt. Đặc điểm dễ thấy là
hàm lượng H2O, CO2 trong khí giảm, nhiệt độ tầng than giảm. Syngas được tạo ra tại
vùng IV
C + H2O → CO + H2
C + H2O → CO2 + 2H2
C + CO2 → 2CO

III- vùng khử phụ. Ở đây tiếp tục phản ứng khử CO2 và xảy ra một loạt phản ứng thứ cấp
quanh miền 700 oC - 800 oC.
C + CO2 → 2CO
CO + H2O ↔ CO2 + H2

II- vùng chưng than. Ở đây xảy ra quá trình chưng khô than thường gọi là vùng chuẩn bị.
Đỉnh vùng chuẩn bị là vùng sấy
I- Trên cùng là vùng không gian tự do, than sau quá trình chưng khô sẽ sinh ra một số
chất dễ bay hơi như phenol và hỗn hợp H2, CO, CO2, H2O và một số tạp chất sẽ tạo ra khí
than ở tầng trên và thoát ra.
1. Khí hóa than tầng cố định

Than được nạp từ đỉnh lò xuống phía dưới, gió (kk, hơi nước,…) đi vào lò bắt đầu từ
đáy còn sản phẩm khí đi ra tại cửa lò phía trên. Như thế gió và nguyên liệu sẽ đi
ngược chiều và quá trình sẽ có 1 số đặc điểm như sau:
-Trong quá trinh này lò sẽ được chia làm nhiều vùng: vị trí các vùng theo thứ tự từ
đáy đi lên:

+ Vùng 1: Vùng xỉ. Vùng này chủ yếu là chứa xỉ để chuẩn bị đưa ra khỏi lò, nhiệt
độ ở đây tương đối thấp, tuy nhiên oxy cũng có phản ứng với phần than còn lại
trong xỉ còn nóng nên hàm lượng oxy giảm đi chút ít. Ở vùng này chủ yếu không
khí được gia nhiệt để đi tiếp vào vùng cháy.

+ Vùng 2: Vùng oxy hóa.

Trong vùng cháy xảy ra phản ứng: C + O2 → CO + CO2

CO vừa tạo ra lại phản ứng tiếp với oxy tự do của gió để tạo ra CO2 

2CO + O2 → 2CO2

Trong vùng này nhiệt toả ra mạnh, lượng nhiệt này dùng để cung cấp cho các
phản ứng trong vùng khử và các vùng khác.

+ Vùng 3: Vùng khử. vùng khử chính. Trong vùng này  CO2 và hơi nước đi từ
vùng cháy vào có thể gây ra các phản ứng sau:
C  +  CO2 →   2CO
C  +  H2O  →   CO  +  H2
C  +  2H2O  →   CO2 +  2H2
Đây là 3 phản ứng quan trọng nhất ở vùng khử vì chính 3 phản ứng này tạo ra các
khí có thể hoặc dùng làm khí đốt hoặc dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp
tổng hợp hóa học (CO và H2) trong sản xuất phân đạm và các hóa chất khác…
+ Vùng 4: Vùng bán cốc (khử phụ). Khí ra khỏi vùng khử có nhiệt độ thấp hơn
vùng khử do nhiệt phải cấp cho các phản ứng khử. Nhiệt của khí  (nhiệt độ
khoảng 500 Â¸ 700oC) được cung cấp cho than ở vùng bán cốc. Nếu than dùng
cho khí hóa là than biến tính thấp  (như than nâu, than bùn…) thì khi bị bán cốc
hóa, các sản phẩm phân huỷ của than chứa nhiều hydrocacbon và khí  CO2… Kết
quả là khí sản phẩm không chỉ chứa CO, H2, CO2 mà còn có cả các hợp chất hữu
cơ khác và sản phẩm khí này chỉ thuận lợi khi dùng làm nhiên liệu chứ không
thuận lợi cho các quá trình tổng hợp hóa học.
+ Vùng 5: Vùng chưng than (vung sấy). Ở đây xảy ra quá trình chưng khô than
thường gọi là vùng chuẩn bị. Đỉnh vùng chuẩn bị là vùng sấy (đôi khi coi vùng II,
III là vùng chuẩn bị).

+ Vùng 6: Không gian tự do. Ở đây xảy ra quá trình chưng khô than thường gọi là
vùng chuẩn bị. Đỉnh vùng chuẩn bị là vùng sấy (đôi khi coi vùng II, III là vùng
chuẩn bị).

-Do có sự phân bố các vùng phản ứng như vậy nên nếu đi từ dưới lên thì vùng cháy có
nhiệt độ cao nhất, tiếp đó là vùng khử có nhiệt độ thấp hơn do có các phản ứng thu nhiệt,
vùng bán cốc có nhiệt độ thấp hơn nữa và tiếp đó là vùng sấy có nhiệt độ càng thấp hơn
nữa do phải tiêu tốn nhiệt vào quá trình bốc hơi nước.

Có thể tóm tắt nhiệt độ các vùng như sau:

to vùng oxy hóa > to vùng khử > to vùng bán cốc > to vùng sấy

-Khi đi từ trên xuống dưới, trọng lượng và kích thước hạt than giảm dần vì than đã tham
gia vào các phản ứng phân huỷ nhiệt  (bán cốc), phản ứng khử, phản ứng cháy. Hàm
lượng cacbon còn lại trong xỉ còn lại tương đối ít. Tại vùng xỉ, hàm lượng tác nhân  O2 và
H2O lại cao do gió vào từ đáy lò và chuyển động ngược chiều với than.

Trên đây là một số đặc điểm của quá trinh khí hóa thuận, ngoài ra còn quá trinh khí hóa
nghịch và khí hóa liên hợp.

-Quá trinh khí hóa thuận: Quá trình khí hóa nghịch được tiến hành trong các lò khí hóa, ở
đó than đổ từ trên đỉnh lò xuống dưới, gió cũng đi từ phía trên của lò và đi cùng chiều với
than xuống phía dưới. Sản phẩm khí của quá trình khí hóa thoát ra ở phía đáy lò. Do sự
khí hóa thực hiện khác nên sự phân bố trong các vung của lò cũng sẽ thay đổi

-Khí hóa liên hợp: Quá trình khí hóa liên hợp là quá trình kết hợp phương pháp khí hóa
thuận và phương pháp khí hóa nghịch trên cùng một thiết bị. Quá trình khí hóa nghịch có
ưu điểm là trong sản phẩm có hàm lượng nhựa rất bé, nhưng khuyết điểm là có một phần
than chưa tham gia hoàn toàn vào các phản ứng khí hóa đã bị thải đi. Quá trình khí hóa
thuận có ưu điểm là than tham gia hoàn toàn vào các phản ứng cháy và khử.

* Ưu điểm của quá trinh khí hóa tầng cố định:


Nhờ sắp xếp các vùng phản ứng trong lò, vùng nọ kế tiếp vùng kia, nên nhiệt độ trong lò
giảm dần từ dưới lên trên, than càng đi xuống dưới càng nóng.

Phương pháp khí hóa tầng cố định, nhất là phương pháp khí hóa nghịch hoặc liên hợp, có
ưu điểm là có thể sử dụng được tất cả các loại nhiên liệu ban đầu khác nhau  (về độ ẩm và
độ tro) mà không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng khí than. Than đi từ vùng sấy qua
vùng bán cốc nên ẩm và chất bốc đã thoát hết, do vậy khi đến vùng khử và vùng cháy
than vẫn giữ được nhiệt độ cần thiết cho các phản ứng khử và phản ứng cháy, vì thế chất
lượng khí sản phẩm ở đây vẫn tốt.

Chính vì vậy phương pháp này cho phép khí hóa được tất cả các loại than, từ than non
đến than già, kể cả loại đá dầu có hàm lượng tro cao  (đến khoảng 50% tro) và củi gỗ, 
(có độ ẩm đến 30%). Phương pháp không dùng được đối với các loại than cám và than
bụi.

Phương pháp này cho phép sản xuất khí than có chứa nhiều hidrocacbon vậy nên khí sản
phẩm có nhiệt cháy cao, rất có lợi khi sử dụng làm khí đốt.

2. Khí hóa than tầng sôi

Trong khai thác than ở các mỏ, khối lượng than cám và than bụi khá nhiều, có thể tới
50% tổng số lượng than khai thác. Vì vậy việc áp dụng các công nghệ thích hợp để sử
dụng các loại than có kích thước hạt nhỏ là rất cần thiết.
Than cám và than bụi có kích thước hạt khá nhỏ 0 – 10mm và 0 – 2mm, nếu xếp các loại
than này vào lò khí hóa thì trở lực của lớp than sẽ khá lớn. Vì vậy nếu khí hóa ở dạng
chặt tầng cố định thì phải dùng tốc độ gió lớn mới khắc phục được trở lực đó để đảm bảo
cho lò có năng suất nhất định. Nhưng nếu tăng tốc độ gió sẽ không tránh khỏi có một số
hạt than “sôi” lên, một số hạt có kích thước nhỏ hơn lại bay lơ lửng trong khí hoặc bay ra
ngoài lò phản ứng. Như vậy chế độ khí hóa kiểu tầng cố định không còn giữ nguyên chế
độ hoạt động. Do vậy đối với các loại than cám, than bụi phải áp dụng phương pháp khí
hóa khác, đó là phương pháp khí hóa than theo phương pháp tầng sôi và dạng dòng cuốn.

* Đặc điểm và ưu điểm:

- Than liên tục chuyển vào lò khí hóa.

- Than được đảo trộn trong lớp sôi nên quá trình truyền nhiệt rất cao, điều đó làm cho sự
phân bố nhiệt độ đồng đều theo chiều cao lò.

- Cấu tạo lò đơn giản, chi phí thấp.

- Khi thổi gió vào lò, các hạt lớn sẽ tập trung ở đáy lò. Các hạt nhỏ ở phía trên và dễ dàng
bay ra ngoài lò theo gió. để làm giảm lượng bụi than bay theo gió ra ngoài người ta đưa
than gió bậc 2 ở khoảng giữa lò để tăng cường quá trình khí hóa. Nhưng gió bậc 1 thổi từ
dưới đáy lò lên vẫn là chủ yếu .

- Khi khí hóa tầng sôi, nhiên liệu và gió đi cùng một hướng từ dưới đáy lò, như vậy than
được tiếp xúc ngay với vùng có nhiệt độ cao. Quá trình sấy, bán cốc cùng xảy ra trong
vùng này. Lượng chất bốc sinh ra gặp oxy trong gió sẽ cháy hết thành CO2 và H2O, một
phần nhỏ khác bị nhiệt phân. Vì vậy khí sản phẩm ra khỏi đỉnh lò không có các sản phẩm
lỏng, không có các loại hyđrocacbon nên khí ra sạch, dùng cho tổng hợp hóa học rất có
lợi.
- Vì khí hóa tầng sôi nên các hạt than luôn chuyển động và trong lò không có ranh giới rõ
rệt giữa các vùng phản ứng  (như vùng cháy, vùng khử, vùng nhiệt phân… trong khí hóa
tầng cố định) và nhiệt độ trung bình của lò giảm xuống. Vì đặc điểm này nên nhiệt độ của
lò trong phương pháp khí hóa tầng sôi chỉ đạt từ 900 đến  1000oC.
* Nhược điểm:
- Để nâng cao nhiệt độ lò, có thể dùng thêm oxy và hơi nước vào gió, tuy thế cũng không
thể nâng nhiệt độ phản ứng cao quá 1150oC, nhiệt độ có thể làm chảy xỉ. Do nhiệt độ lò
không nâng cao được nên các loại than già, than antraxit có tốc độ phản ứng của C với
các tác nhân khí không đủ lớn thì không thích hợp cho quá trình khí hóa tầng sôi. Phương
pháp khí hóa tầng sôi dùng than có độ biến tính thấp như than nâu, than bùn hoặc một vài
loại than đá có đặc tính thích hợp.

- Các loại than biến tính thấp và các loại than có tính chảy dẻo, khi nâng cao nhiệt độ
chúng bị bết lại và tạo thành các cục to nên không thể dùng cho khí hóa tầng sôi.

3. Lò khí hoá dòng cuốn


a. Nguyên lý khí hóa than dạng lôi cuốn

Khí hóa than dòng cuốn tương tự như khí hóa than tầng sôi ở nhiệt độ cao, nhưng
sử dụng cho than bụi, cám có đường kính 0 ÷ 2mm. Theo công nghệ này người ta
phải tăng áp ở cửa vào lò dòng cuốn. Trong quá trình khí hóa áp suất tăng lên.

Dưới đây nêu một phương pháp khí hóa than dạng cuốn kiểu Koppers – Totzek:

Theo phương pháp này thì nguyên liệu có thể là than hoặc nguyên liệu chứa
cacbon thể rắn hoặc lỏng. Người ta khí hóa than bằng oxy và hơi nước ở áp suất
khí quyển.

Quy trình này có thời gian được coi như là phương pháp điển hình để khí hóa than
dạng dòng cuốn (bụi). Đến những năm 1970 trên thế giới đã có 37 lò khí hóa kiểu
này được xây dựng.

Than nguyên liệu, có thể có độ tro < 40%, được nghiền mịn đến kích thước <
0,1mm, độ ẩm không quá 6 – 8% đối với than nâu, 1 – 2% với than đá. Sấy và
nghiền được thực hiện cùng một công đoạn.

Lò khí hóa là thiết bị tròn nằm ngang, phía trong được lót bằng vật liệu chịu nhiệt.
Vòi phun để chuyển nhiên liệu, oxy, hơi nước (còn gọi là đầu khí hóa) được bố trí
đối diện nhau.
Than bụi được chuyển vào Bunke nạp liệu 1, 3 nhờ dòng khí nitơ, từ đó được vít
xoắn chuyển vào vòi phun cùng với oxy và hơi nước. Tỷ lệ oxy, than bụi và hơi
nước sao cho nhiệt lò cao hơn nhiệt độ chảy lỏng của tro, từ 1500 – 1600 oC. Khí
hóa trong điều kiện như thế đạt được mức chuyển cacbon cao. Khi sản phẩm tạo
thành có hàm lượng CO rất cao. Than khi vào lò trước hết tác dụng với oxy để tạo
nhiệt độ cao cho các phản ứng khử khác. Hơi nước khi khí hóa là 1m 3 oxy là ~
0,05kg đối với than nâu và 0,5kg đối với than đá.

Hình (1): Quá trình khí hóa than dạng cuốn

Hiện nay phương pháp khí hóa dạng cuốn (bụi) kiểu Koppers - Totzek được dùng để
sản xuất khí tổng hợp amiac. Phương pháp khí hóa ở nhiệt độ cao đạt hiệu suất nhận
khí tổng hợp cao, do khi đó tất cả các chất hữu cơ của than chuyển thành CO 2, CO,
H2, H2O. Do đó khi làm lạnh khí không cần có công đoạn tách các chất nhựa, dầu,
benzen, phenol... Nhờ đó quá trình làm sạch khí nói chung đơn giản

Lò khí có trang bị vỏ áo để làm lạnh tường lò do khí hóa ở áp lực cao thì càng tăng
được năng suất lò vì năng suất của lò khí hóa tăng lên tỷ lệ với tăng áp suất. Do nhiệt
độ lò phản ứng cao nên phải làm lạnh tường phía trong của lò để khỏi bị quá nhiệt.
Thường làm lạnh bằng vỏ áo nước hay ống nước xếp cạnh tường lò.

b. Giới thiệu cấu trúc một số lò khí hóa kiểu dòng lôi cuốn:
Khởi đầu công nghệ này là lò của Đức: KT.Koppers – Totzek.

Hình (2): Cấu tạo của loại lò của Đức và dây chuyền công nghệ

1. Ống dẫn khí than, nồi hơi;

2. Bunke than;

3. Bộ phận làm lạnh xỉ;

4. Thùng chứa xỉ;

5. Tháo xỉ;

Hình (3): Dây chuyền công nghệ


1. Bunke than;

2. Bộ phận phát sinh hơi nước;

3. Lò Koppers Totzek;

4. Nồi hơi nhiệt thừa;

5. Tháp rửa làm sạch khí;

6. Làm lạnh khí

Với loại lò này nguyên liệu dưới dạng bột than hoặc bùn cùng chất khí hóa được
phun và đỉnh vào đỉnh lò được tạo ngọn lửa cháy khá mạnh, nhiệt độ tâm lưới lửa
có thể lên tới 2000oC. Trong dòng chảy hạt ở thế huyền phù. Kích thước hạt than
cở 0,1mm. Toàn bộ phá trình khí hóa kết thúc trong miền cự ly 0,5m cách miệng
phun, thời gian phản ứng cở 1 giây. Ở đây thực sự tạo một dòng chảy liên tục. Xỉ
hóa lỏng được phun nước làm lạnh tạo viên, 70% tách ra khỏi đáy lò, còn 30%
theo khí, lò làm việc ở áp suất thường.

Quá trình khí hóa này tiêu thụ oxy là 0,39 – 0,45 m3/1m3 hỗn hợp CO + H2 . Hiệu
suất của quá trình khí hóa tính theo tỉ số của nhiệt cháy hỗn hợp khí sản phẩm CO
+ H2 cho nhiệt cháy của than là 72%.

Thành phần khí theo quá trình sản xuất khí dạng dòng cuốn (bụi) kiểu Koppers –
Totzek: CO ( 57,2%); H2 (30,7%); CO2 (10,5%); CH4 (0,1%); N2 (1,2%); H2S
+SO2 (0,3%)

Nhiệt cháy của khí Q = 11,2 kJ/m.

Hiện nay nhiều công ty cải tiến nhằm nâng cao cường độ và năng suất của lò. Có
5 dạng công nghệ khí hóa than kiểu dòng cuốn đang được sử dụng rộng rãi ngày
nay, đó là công nghệ của các hãng DOW, TEXACO, GSP, PREFLO, SHELL.
Mỗi công nghệ có các đặc trưng và yêu cầu riêng về nguyên liệu và các chế độ
vận hành. Phương pháp nạp liệu kiểu vữa than trong công nghệ của DOW -
TEXACO với sự xoay chiều của dòng vữa khác nhau (công nghệ DOW vữa được
phun từ dưới lên còn công nghệ TEXACO vữa phun từ trên xuống). Công nghệ
mà 3 hãng còn lại (GSP, PREFLO, SHELL) áp dụng là dùng nguyên liệu bột than
nghiền khô và các chiều của dòng than cấp vào cũng khác nhau (công nghệ
PREFLO và SHELL dòng nguyên liệu đi từ dưới lên còn GSP nguyên liệu đi từ
trên xuống.

Dây chuyền công nghệ SHELL:

Hình (3) Cấu tạo lò Shell – Coppers làm việc ở áp suất cao

1. Thân lò đốt

2. Cụm vòi phun

3. Vòi phun oxy

4. Nước làm lạnh

5. Nước làm lạnh ra

6. Gạch chịu lửa

7. Buồng làm lạnh

8. Bộ phận chứa xỉ

9. Thùng trộn than tạo bùn than

Dây chuyền công nghệ TEXACO:

Hiện TEXACO là hãng có phạm vi ứng dụng nhiều nhất và đang có tới 4
khu vực hoạt động tại Mỹ, đức, Nhật và Nam Phi, công suất mỗi nhà máy
cỡ 1000 tấn than/ ngày trên cơ sở sử dụng công nghệ làm lạnh khí tổng
hợp thu được bằng khí. Trong 5 năm qua, TEXACO chiếm tới 75% thị
phần toàn cầu.

Hình (4): Dây chuyền công nghệ TEXACO

1. Gầu than 7. Buồng làm lạnh

2. Bunke 8. Xỉ

3. Thùng bụi than 9. Nồi hơi

4. Bình trộn 10. Tháp rửa

5. Bơm cao áp 11. Gom buồn

6. Buồng đốt

Theo công nghệ này than được nghiền mịn tạo bùn có nồng độ cao đôi
khi còn pha thêm một số phụ gia như đá vôi, dolomit nhằm nâng cao nhiệt
độ nóng chảy của xỉ, cùng oxy phun vào lò qua một vòi phun, thường
dùng loại vòi phun có 3 lớp. Ống trung tâm pha 15% lượng oxy, khe ống
là bún than, vỏ ngoài phun 85% oxy còn lại.

Thành lò lát gach chịu nhiệt lửa đặc biệt: Nhiệt độ cao, chịu bào mòn chịu
ăn mòn của xỉ. Qua phản ứng nhiệt độ lên tới 2600oC. Xỉ hóa lỏng; Khí
than hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp làm lạnh xuống 700 oC để sản xuất hơi
nước cao cấp – qua nồi hơi hạ nhiệt tiếp từ 700oc xuống 300oC, sau đó
dùng nước làm lạnh trực tiếp xuống 200oC.

Năng suất thường ở cỡ 6,35 tấn than/giờ, hiệu suất cháy của than đạt
98% ÷ 99%.

* Ưu nhược điểm của quá trình khí hóa dòng lôi cuốn:

- Than cám, than bụi có giá thành rẻ so với than cục.

- Có thể sử dụng nhiều loại than, kể cả than có tính kết dính cao.

- Sản phẩm khí không chứa sản phẩm như (nhựa, dầu, phenol, axit béo...)
nên không cần thiết phải làm tinh chế.

- Có thể thay thế than bằng các nhiên liệu hyđrocacbon lỏng hay khí.

Ta thấy phương pháp khí hoá than theo dạng dòng cuốn có nhiều ưu điểm, khí có
thể dùng cho mục đích dân dụng hoặc cho tổng hợp hóa học. Phương pháp này
được dùng nhiều ở Mỹ. Cấu tạo thiết bị đã được cải tiến và có thể đáp ứng được
nhu cầu sản xuất khí tổng hợp cho công nghiệp sản xuất amoniac và ure dùng cho
công nghiệp.

4. Khí hóa than dạng vận chuyển


Bộ khí hóa vận chuyển dựa trên trường thủy động lực học tồn tại trong công nghệ
Cracking xúc tác của Kellongg, Brown and Root (KBR). Nó có khả năng tiếp xúc
khí – chất rắn tuyệt vời và khả năng truyền khối lượng rất thấp giữa chất khí và
chất rắn. Nó có bầu không khí hỗn loạn cao cho phép sản lượng than cao và tốc
độ tỏa nhiệt cao ở nhiệt độ thấp, tránh được các vấn đề xử lý xỉ và xói mịn lớp lót.

Phản ứng vận chuyển là các tầng sôi tuần hoàn có thủy động lực học phức tạp hơn
so với các lò phản ứng tầng sôi cố định hoặc tầng sôi sủi bọt. Trong loại phản ứng
này, cả khí dư và chất rắn dư đều được đưa vào bình phản ứng ở đó vận tốc khí
lớn mang chất rắn đi lên. Các chất rắn dư thừa có xu hướng hình thành các cụm
hoạt động giống như các hạt lớn và rơi trở lại tầng dậy thấp hơn, nơi chúng vỡ ra
và bắt đầu tăng trở lại. Các lò phản ứng này có sự trộn lẫn khí và chất rắn tốt hơn
dẫn đến vận chuyển giữa các pha tốt hơn và chuyển hóa than tốt hơn. Ngoài ra,
chuyển động cơ hóa của các chất rắn đối với nhau về cơ bản sẽ làm sạch tro bụi
khỏi các hạt.
Nạp liệu của lò là than mịn nên tốc độ khí hoá rất nhanh, hiệu suất chuyển hoá
cao hơn hai loại lò trên.

VI. Nhận xét và đánh giá

Hiện nay, tại Việt Nam, hầu hết các lò khí hoá than đang sử dụng trong các công ty, nhà
máy do Trung Quốc sản xuất được nhập khẩu qua các tập đoàn, công ty như Công ty cổ
phần Tân Phát, Công ty Minh An. Các đơn vị đang sử dụng lò khí hoá than như : nhà
máy thép An Khánh, Nhíp (Hà Nội), Việt Đức (Vĩnh Phúc), Xuân Hưng, Thành Lợi (Đà
Nẵng),Trường Thành, Prime, Đồng Tâm (Quảng Nam )... Vì vậy, ta nhận thấy rằng lò khí
hoá than hiện nay chủ yếu được sử dụng ở các nhà máy thép, nhà máy gốm, sứ, gạch
men...

Đối với Việt Nam chúng ta, việc nghiên cứu lò khí hoá than đã được nhiều nhà khoa học
nghiên cứu, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một đơn vị nào chế tạo được một hệ thống khí
hóa hoàn chỉnh.

1. Đánh giá quy trình sản xuất

a. Lò khí hóa kiểu cố định:

Lò khí hóa kiểu cố định hiện đang rất phổ biến trong dây chuyền sản xuất khí hóa
than hiện nay bởi có cấu tạo đơn giản,công suất lớn(>1000 tấn than/ngày) chi phí
đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả cao. Với ưu thế về mặt nhiệt động lực học,
lò khí hóa trên có thể đáp ứng được nhiều loại nguyên liệu đầu vào khác nhau mà
hiệu quả không đổi. Tuy nhiên, với than có kích thước nhỏ (than bụi và than tro),
hiệu quả của phương pháp trên không cao. Sản phẩm sinh ra trong phương pháp
trên chứa nhiều hydrocacbon, thích hợp cho các quy trình sử dụng khí hóa than
làm nhiên liệu. Một nhược điểm nữa là sự thất thoát nhiệt lớn do dòng xỉ thoát ra,
vì vậy hiệu suất sử dụng nhiệt không cao. Tóm lại, lò khí hóa kiểu tầng cố định
thích hợp cho các quy trình thô sơ, không yêu cầu về độ tinh khiết cao cũng như
các dây chuyền sử dụng khí hóa than làm nhiên liệu.

b. Lò khí hóa kiểu tầng sôi

Cũng như lò khí hóa than kiểu tầng cố định, lò khí hóa than kiểu tầng sôi có cấu
tạo đơn giản, chi phí đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả cao. Lò khí hóa kiểu
tầng sôi có thể tận dụng tốt lượng nhiệt sử dụng, tuy nhiên việc sử dụng nhiệt
cũng chính là nhược điểm của phương pháp trên. Lò khí hóa trên không chia ranh
giới giữa các vùng, bởi vậy nhiệt độ trong lò cũng sẽ giảm xuống, từ đấy công
suất của lò cũng thấp hơn phương pháp tầng cố định(720 tấn than/ ngày).Loại
than sử dụng trong quy trình trên chỉ là than tro, than bụi với kích thước hạt nhỏ,
một hạn chế trong khâu nguyên liệu. Mặc dù vậy, sản phẩm đầu ra không chứa
sản phẩm lỏng cũng như hydrocacbon, rất thích hợp cho các quy trình tổng hợp
hóa học.

c. Lò khí hóa kiểu dòng cuốn

Đây là dây chuyền hóa khí hiện đại, phức tạp với vốn đầu tư cao, được ứng dụng
trong các dây chuyền sản xuất ở các nước phát triển. Với nguyên liệu đầu vào là
than bụi hay các nhiện liệu lỏng hoặc khí, sản phẩm cho ra là hoàn toàn vượt trội
so với 2 phương pháp trước. Sản phẩm đầu ra không chứa các sản phẩm phụ, vì
vậy đáp ứng rất tốt với các yêu cầu của sản xuất và thương mại. Đây là quy trình
tối ưu nhiệt tốt, hiệu suất nhiệt cao giúp giảm thiểu chi phí vận hành. Hiện nay,
quy trình trên có thể đạt công suất tối đa lên đến 1000 tấn than/ngày, đáp ứng nhu
cầu sử dụng cũng như sản xuất.

2. Tính an toàn cho lò khí hóa

Trong lò hoá khí than, việc đảm bảo an toàn khi vận hành là cực kỳ quan trọng, an toàn
xuất phát từ an toàn thiết bị (khách quan) và an toàn vận hành (chủ quan). Vì vậy, trong
lò khí hoá cần phải bố trí các thiết bị an toàn.

You might also like