You are on page 1of 5

CHƯƠNG 6+7: CÂN BẰNG LỎNG-HƠI VÀ LỎNG-RẮN

Lý thuyết:

 Ôn tập cách biểu diễn nồng độ dung dịch (nồng độ phần trăm, nồng độ mol/l, nồng độ
molan, nồng độ phần mol, nồng độ đương lượng), sự giảm áp suất hơi, tăng nhiệt độ sôi,
hạ nhiệt độ đông đặc, và áp suất thẩm thấu của dung dịch chứa chất tan không bay hơi.
 Phân biệt dung dịch lý tưởng và dung dịch thực, áp suất hơi bão hòa, áp suất riêng
phần/phần, áp suất tổng.
 Định luật Henri: sự hòa tan của khí trong chất lỏng
 Định luật Raoult: sự hòa tan của chất lỏng trong chất lỏng và cân bằng dung dịch lỏng –
hơi áp dụng cho trường hợp dung dịch lý tưởng tan lẫn vô hạn, đồ thị áp suất - thành
phần, nhiệt độ - thành phần, thành phần pha lỏng – thành phần pha hơi, cách tình qua lại
giữa các đại lượng.
 Trường hợp dung dịch thực tan lẫn vô hạn: sự sai lệch dương, sai lệch âm, điểm cực trị và
ý nghĩa.
 Trường hợp hai chất lỏng hoàn toàn không tan lẫn vào nhau: sự thay đổi nhiệt độ sôi và
áp suất hơi.
 Các phương pháp tách các cấu tử khác nhau ra khỏi dung dịch.
 Nắm và giải thích được ý nghĩa, bậc tự do các vùng, sự biến đổi trong các giản đồ liên
quan sự kết tinh của 2 cấu tử
­ Khi kết tinh không tạo dung dịch rắn, không tạo hợp chất hóa học: giản đồ nhiệt độ
- thành phần, phép phân tích đa nhiệt, hỗn hợp eutecti
­ Khi kết tinh không tạo dung dịch rắn, tạo hợp chất hóa học bền.

Bài tập:
Bài 1: Băng điểm của dung dịch nước chứa một chất tan không bay hơi là -1,50C. Xác định:
a. Nhiệt độ sôi của dung dịch.
b. Áp suất hơi của dung dịch ở 250C.
Cho biết hằng số nghiệm lạnh của nước là 1,86 và hằng số nghiệm sôi của nước là 0,513. Áp suất
hơi của nước nguyên chất ở 250C là 23,76 mmHg.

Bài 2: Xác định nồng độ mol và nồng độ molan của dung dịch chứa 20g CH3COOH trong 100g
nước ở 250C. Biết ở nhiệt độ này khối lượng riêng của dung dịch 1,01 g/cm3

Bài 3: Tính nhiệt độ kết tinh, nhiệt độ sôi, áp suất thẩm thấu của dung dịch chứa 9g đường
glucose (C6H12O6) trong 100g nước ở 250C. Cho biết ở nhiệt độ này áp suất hơi của nước là
Trần Thị Nhung – nhungtt@hcmute.edu.vn
23,76mmHg, khối lượng riêng của dung dịch là 1 g/cm3, hằng số nghiệm lạnh và hằng số
nghiệm sôi của nước tương ứng 1,86 và 0,513

Bài 4: Nhiệt độ kết tinh của Benzen nguyên chất là 278,50K, nhiệt độ kết tinh của dung dịch
0,2242 gam Campho trong 30,55 gam Benzen là 278,2540K . Hằng số nghiệm lạnh của Benzen
là 5,16. Xác định khối lượng phân tử của Campho.

Bài 5: Ở 25OC áp suất hơi bão hòa của nước nguyên chất là 23,7 mmHg. Tính áp suất hơi nước
trên dung dịch chứa 10% glyxerin trong nước ở nhiệt độ đó.

Bài 6: Tính áp suất hơi bão hòa của dung dịch 5g đường glucose (C6H 12O6) trong 180g nước ở
20 ℃. Biết rằng ở nhiệt độ này áp suất hơi bảo hòa của nước 17,5 mmHg

Bài 7: Ở 50oC dung dịch lý tưởng bao gồm 1 mol chất A và 2 mol chất B có áp suất tổng cộng là
250 mmHg. Thêm 1 mol A vào dung dịch trên thì áp suất tổng cộng là 300 mmHg. Hãy xác định
áp suất hơi bão hòa của A và nguyên chất ở 500C.

Bài 8: Xem dung dịch của CCl4 và SnCl4 là dung dịch lý tưởng. Tính thành phần mol của dung
dịch sôi ở 100oC dưới áp suất 760 mmHg và tính phần mol của bong bóng hơi đầu tiên, biết rằng
ở 1000C áp suất hơi bão hòa của CCl4 và SnCl4 lần lượt là 1450 và 500 mmHg.

Bài 9: Xét dung dịch Toluen-Benzen chứa 70% khối lượng Benzen ở 30oC. Hãy xác định:
a) Các áp suất phần và áp suất tổng cộng của dung dịch
b) Thành phần mol của pha hơi nằm cân bằng với dung dịch trên
Biết rằng ở 30oC áp suất hơi bão hòa của Benzen và Toluen lần lượt là 120,2 và 36,7 mmHg

Bài 10: Ở 50℃ áp suất hơi của n - hecxan và n - pentan lần lượt là 400 và 1200 mmHg.
a. Tính áp suất hơi của dung dịch chứa 50% (khối lượng) của npentan.
b. Xác định phần mol của n - hecxan trong pha hơi.
c. Xác định thành phần của hai cấu tử trên trong pha lỏng để áp suất hơi của chúng bằng nhau

Bài 11: Một dung dịch chứa 0,5 mol propanol và 0,5 mol etanol được chưng cho đến khi nhiệt
độ sôi của dung dịch là 90℃. Áp suất hơi của phần ngưng tụ thu được là 1066 mmHg (cũng đo ở
nhiệt độ 90℃). Xem dung dịch là lý tưởng và biết rằng ở 90℃ áp suất hơi bão hòa của propanol
và etanol lần lượt là 574 và 1190 mmHg. Hãy tính:
a. Thành phần mol của dung dịch còn lại trong bình chưng
b. Thành phần mol của phần đã ngưng tụ.

Bài 12: Giản đồ kết tinh của Sb và Pb có dạng như hình vẽ. Làm lạnh 200g hệ Q.
a. Mô tả giản đồ pha của hệ hai cấu tử trên.
b. Xác định bậc tự do của vùng (I), (II) và tại điểm e.
c. Khi điểm hệ Q trùng với điểm H. Hãy xác định khối lượng của pha lỏng và pha rắn.
d. Khi hệ Q đã kết tinh hoàn toàn, hãy xác định lượng eutectic thu được.

Trần Thị Nhung – nhungtt@hcmute.edu.vn


Bài 13: Cho giản đồ nhiệt độ thành phần (T-x) của hệ nhôm-silic như hình vẽ. Căn cứ vào giản
đồ hãy xác định
a) Hệ 60% Si bắt đầu kết tinh ở nhiệt độ nào?
b) Chất nào được hóa rắn
c) Khối lượng pha rắn tạo thành khi làm lạnh 2 kg hệ 60% Si đến nhiệt độ 1073oK là bao
nhiêu
d) Quá trình kết tinh kết thúc ở nhiệt độ nào

Bài 14: Cho giản đồ nhiệt độ thành phần T-x của hệ Au-Pt như hình vẽ.
a) Hỗn hợp 75% bắt đầu hóa rắn ở nhiệt độ nào
b) Ở nhiệt độ nào hỗn hợp đó sẽ hóa rắn hoàn toàn
c) Những tinh thể đầu tiên tách ra có thành phần là bao nhiêu
d) Lượng Au và Pt sẽ là bao nhiêu ở trạng thái rắn và trạng thái lỏng nếu làm lạnh 3 kg hệ
này đến nhiệt độ 1833oK

Trần Thị Nhung – nhungtt@hcmute.edu.vn


Bài 15: Giản đồ kết tinh có dạng như hình vẽ:

Làm lạnh 100g hệ Q. Khi điểm hệ nằm ở H. Cả A và B đã kết tinh một phần. Điểm rắn chung
nằm tại R.
a) Xác định lượng A và B đã kết tinh và lượng lỏng eutecti còn lại
b) Tính lượng eutectic tối đa thu được

Bài 16: Giải thích ý nghĩa giản đồ bên dưới:

T Q1 b
d
h Q l1 l2 l3
rD rB
a RD - L L - RB

L - RD e2
RA - L

e1 RD vaø RB
RA vaø RD

A E1 D E2 B

Trần Thị Nhung – nhungtt@hcmute.edu.vn


Trần Thị Nhung – nhungtt@hcmute.edu.vn

You might also like