You are on page 1of 10

NỘI DUNG BÀI GIẢNG

Môn học: Hóa Lý Mã học phần: CH3081


Giảng viên: Trần Vân Anh (Bộ môn Hóa Lý, Viện Kỹ Thuật Hóa Học)

Tuần 4:
I.3.3 Sự hòa tan của lỏng trong lỏng (tiếp)
1.3.3.1 Hệ 2 dung dịch lý tưởng hòa tan vô hạn. Cân bằng lỏng hơi
Ví dụ 2:
Ở 80oC, áp suất hơi bão hoà của các chất nguyên chất A và B lần lượt là 100 và 600 mmHg
a) Hãy vẽ đồ thị “áp suất – thành phần pha lỏng” (P-x) của dung dịch lý tưởng A-B.
b) Cho dung dịch chứa 40% mol B vào một bình kín có thể tích sao cho ở 80oC có 1/3 số
mol của dung dịch bị hoá hơi. Tính thành phần mol của pha lỏng và pha hơi cân bằng.
Hướng dẫn giải:

Chú ý: Xem lại đáp số!!!


Ví dụ 3: Xem dung dịch của CCl4 và SnCl4 là dung dịch lý tưởng. Tính thành phần mol của
dung dịch sôi ở 100oC dưới áp suất 760 mmHg và thành phần mol của bong bóng hơi đầu
tiên, biết rằng ở 100oC áp suất hơi bão hoà của CCl4 và SnCl4 lần lượt là 1450 và 500
mmHg.

1
g) Áp suất hơi trên dung dịch thực. Định luật Konovalov 2
Hệ dung dịch lý tưởng áp dụng định luật
Raoult. Nhưng khi áp dụng cho dung dịch thực
sẽ có sự sai lệch:
+ Sai lêch dương: Pddthực > Pddlý tưởng
+ Sai lệch âm: Pddthực < Pddlý tưởng
Nguyên nhân chính là lực tương tác giữa các
phân tử cùng loại và khác loại trong dung dịch.
Câu hỏi: Giản đồ áp suất - thành phần của hệ
dung dịch lỏng tan lẫn hoàn toàn sẽ như thế
nào? Nếu biết áp suất riêng phần của 1 cấu tử
trong dung dịch thực phụ thuộc vào nồng độ bên:
Hệ dung dịch lý tưởng áp dụng định luật Konovalop I. Dung dịch thực định luật Konovalop
II: Những hệ có thành phần ứng với điểm cực trị trên đường P – x thì pha lỏng và pha hơi
cân bằng có cùng thành phần.

2
y A = xA
Tại cực trị: <= Giới hạn của chưng chất vì không thể chưng cất được chất lỏng
y B = xB
nên thành phần pha hơi và thành phần pha lỏng của mỗi cấu tử bằng nhau.
Như vậy có thể nói định luật Konovalov I là cơ sở của quá trình chưng cất. Ta có thể chưng
cất nên hệ số tách (α) khác xa 1 hay áp suất hơi bão hòa của 2 cấu tử khác xa nhau ở cùng
nhiệt độ. Còn Konovalov II cho ta biết không thể tiến hành chưng cất khi nào.
Hệ có cực trị có điểm đẳng phí (cùng sôi của 2 cấu tử)

h) Sự chưng cất:
Định nghĩa: Chưng cất là quá trình tách hỗn hợp lỏng (tan lẫn hoàn toàn) thành những cấu
tử riêng biệt bằng việc hóa hơi và ngưng tụ nối tiếp.
Cơ sở phép chưng cất:
ĐL Konovalop I: α càng lớn tức là sự khác biệt thành phần pha hơi và thành phần pha lỏng
càng lớn thì chưng cất càng dễ dàng.
ĐL Konovalop II: tại điểm cực trị trên giản đồ pha áp suất thành phần (P-x) có thành phần
pha hơi và lỏng bằng nhau nên không dùng phương pháp chưng cất bình thường để tách.
Tự xem thêm:
- Chưng cất trong phòng thí nghiệm
- Chưng luyện
3
- Bài thí nghiệm về chưng cất (Hóa công)
Câu hỏi: Dựa trên giản đồ pha nhiệt độ thành phần ở dưới, tăng nhiệt độ cho hệ có thành
phần ban đầu xB, hãy chỉ ra điểm xuất hiện bong bóng hơi đầu tiên và giải thích thành phần
của hệ ở điểm này: Tsôi = ?, thành phần pha hơi yB = ?
Tương tự, cho thành phần pha khí ban đầu là yB, giải thích vị trí xuất hiện giọt lỏng đầu tiên
khi hạ nhiệt độ xuống và chỉ rõ thành phần pha lỏng (xB).
Giản độ pha nhiệt độ thành phần của hệ dung dịch lỏng lý tưởng:

𝑥𝐵 𝑦𝐵

Ví dụ 4: Một dung dịch chứa 0,5 mol propanol và 0,5 mol etanol được chưng cho đến khi
nhiệt độ sôi của dung dịch là 90oC. Áp suất hơi của phần ngưng tụ thu được là 1066 mmHg
(cũng đo ở 90oC). Xem dung dịch là lý tưởng và biết rằng ở 90oC áp suất hơi bão hòa của
propanol và etanol lần lượt là 574 và 1190 mmHg. Hãy tính:
a) Thành phần mol của dung dịch còn lại trong bình chưng
b) Thành phần mol của phần (hơi) ngưng tụ
c) Số mol etanol đã hoá hơi.
ĐS: a) xe tan ol = 0,3 ; b) ye tanol = 0,8 ; c) 0,32 mol

Hướng dẫn giải:


a) Cân bằng lỏng hơi, chất lỏng sôi khi áp suất tổng của hơi cân bằng với lỏng là
760mmHg, áp dụng định luật Raoult để tính.

4
b) Phần hơi được lấy ra để ngưng tụ thành lỏng. Vây thành phần hơi ngưng tụ này nằm
cân bằng với hơi ở áp suất tổng mới là 1066mmHg. Vì đã ngưng tụ nên phần hơi trở
thành thành phần lỏng cân bằng với hơi mới nên áp dụng định luật Raoult cho trường
hợp này là phủ hợp.
c) ) Số mol của propanol và etanol ban đầu là 0,5 mol hay
netanol = xetanol .nlỏng + yetanol .nhơi
npropanol = xpropanol .nlỏng + ypropanol .nhơi
0,5 = 0,3 .nlỏng + 0,8 .nhơi
0,5 = 0,7 .nlỏng + 0,2 .nhơi
nhơi = 0,4 (mol)
Số mol etanol trong pha hơi bằng yetanol .nhơi là 0,32 mol.
1.2.3.2 Hệ 2 hai chất lỏng hòa tan có giới hạn.
a) Tính chất hệ:
➢ Đây là hệ có tính chất trung gian giữa hệ hoàn toàn không tan lẫn và tan lẫn hoàn toàn.
➢ Hệ khá phổ biến và có ứng dụng trong thực tế như: hệ phenol - nước, hệ nước -
trimetyl amin, hệ nước – nicotin, …
➢ Yếu tố ảnh hưởng chính là nhiệt độ (thường không khảo sát theo áp suất và đặt P =
const).
Ví dụ khảo sát quá trình hoà tan butanol – nước.
Ở áp suất xác định, khi cân bằng hệ tách hai
lớp như bên gồm 2 lớp do tan lẫn có giới
hạn:
➢ Lớp butanol bão hòa hơi nước.
➢ Lớp nước bão hoà butanol
Ở đây ta sẽ chỉ xét cân bằng lỏng – lỏng:
Lòng (1 pha = đồng thể ) ↔ Lỏng (2 pha = dị thể)
Giải thích 1 pha (đồng thể) là trong suốt, nhìn xuyên qua được và rõ nhiệt kế bên trong ống
nghiệm.
2 pha (dị thể) là đục, mờ không nhìn rõ nhiệt kế.

5
Cân bằng lỏng – lỏng này có thể xét như sự hòa tan của hai cấu tử vào nhau. Ta có pha nước
sẽ có nhiều nước nên đây chính là sự hòa tan của rượu butanol trong nước. Pha butanol là sự
hòa tan của nước vào butanol. Vậy khi sự hòa tan tăng thì dần nước và butanol tan lẫn vào
nhau và tạo dung dịch lỏng đồng thể (1 pha)
Áp dung quy tắc pha Gibbs cho hệ tan lẫn có giới hạn butanol và nước: (P = const)
Số cấu tử (C) = 2 : nước, butanol
Số pha (Φ) = 2 : pha nước và pha butanol. Lưu ý trong pha nước và pha butanol đều chứa
nước và butanol.
F=C–F+n= 2–2+1=1
Vậy: ở mỗi nhiệt độ, thành phần 2 pha xác định. Khi nhiệt độ thay đổi thì thành phần 2 pha
thay đổi.
Giản đồ pha nhiệt độ thành phần tại cân bằng lỏng – lỏng có dạng:

A B

Trên đường cong cân bằng AKB ta có: độ hòa tan của butanol trong nước được thể hiện qua
đường cân bằng AK, độ hòa tan của nước trong butanol được thể hiện trên đường cân bằng
KB. Điểm K là điểm giới hạn. Nhiệt độ điểm K cho ta biết ở nhiệt độ trên điểm K, hệ luôn
đồng thể. Giản đồ pha lỏng tan lẫn có giới hạn này là giản đồ pha có tới hạn trên. Tương tự,
giản đồ pha còn có tới hạn dưới hoặc cả trên và dưới như sau:

6
Phần gạch chéo tương ứng với vùng dị thể (2 pha) và vùng trắng trống là vùng đồng thể (1
pha)
Câu hỏi: Hãy tính bậc tự do của hệ ở các vùng/miền đồng thể và dị thể.
Bài tập ở phần này chủ yếu là vẽ giản đồ pha nhiệt độ - thành phần và áp dụng quy tắc đòn
bẩy để tính lượng chất ở các pha.
Ví dụ:
Hệ 2 chất lỏng phenol và nước có bảng nhiệt độ chuyển trạng thái (từ trong sang đục) –
thành phần khối lượng như sau:

a) Lấy 10 g phenol và 20 g nước cho vào ống nghiệm và giữ ở 60oC. Xác định số pha, thành
phần và khối lượng mỗi pha trong hệ ở trạng thái cân bằng.
b) Nếu thêm vào hệ (a) 20 g nước, giữ nguyên nhiệt độ thì quan sát thấy hiện tượng gì?
Hướng dẫn giải:
Vẽ giản đồ pha nhiệt độ thành phần: Nên vẽ tay, có thể dung excel
7
Vẽ bằng excel cho kết quả như sau, nếu vẽ bằng tay nên làm mềm mà không nên nối các
điểm với nhau như đường màu cam được vẽ đè lên.

Nhiệt độ
80
70
60
50
40
30
20
10
0
10 20 30 35 40 45 50 55 60 70

Điểm của hệ là điểm chứa: 10/(10+20) = 1/3 ≈33,3%. Điểm của hệ đánh bằng dấu đỏ.
Có thể thấy điểm của hệ nằm dưới đường cân bằng:
Vậy: Số pha = ?
Xem lại quy tắc đòn bẩy ở nội dung buổi học 1.
Theo quy tắc đòn bẩy, ta có:
g Phenol 33,3(3) − 30
= = 0,154
g H 2O 55 − 33,3(3)
Tổng khối lượng là 30 g, vậy ta có
khối lượng của pha phenol g(pha phenol)  4g
khối lượng của pha nước g(pha nước)  26 g

Tương tự ví dụ trên, hãy giải ví dụ sau:


Ví dụ: Một hỗn hợp 40% phenol trong nước phân thành hai lớp. Lớp thứ nhất chứa
70% phenol và 30% nước, lớp thứ hai chứa 8% phenol và 92% nước. Xác định khối
lượng mỗi lớp, nếu lượng hỗn hợp tổng cộng là 1 kg.
ĐS: g(lớp phenol) = 0,516 kg; g(lớp nước) = 0,484 kg

8
Câu hỏi và bài tập buổi 4:
1. (Bài tập từ nội dung buổi học 3) Giả thiết rằng benzen và toluen tạo thành dung
dịch lý tưởng. Benzen tinh khiết sôi ở nhiệt độ 80oC; tại nhiệt độ này, áp suất hơi
của toluen là 350mmHg.
a) Tính áp suất riêng phần và áp suất tổng cộng của dung dịch có xbenzen= 0,2 tại
80oC.
b) Thành phần của dung dịch có nhiệt độ sôi tại 80oC, áp suất 500mmHg bằng bao
nhiêu?
2. Một dung dịch chứa 0,5 mol propanol và 0,5 mol etanol được chưng cho đến khi
nhiệt độ sôi của dung dịch là 90oC. Áp suất hơi của phần ngưng tụ thu được là
1066 mmHg (cũng đo ở 90oC). Xem dung dịch là lý tưởng và biết rằng ở 90oC áp
suất hơi bão hòa của propanol và etanol lần lượt là 574 và 1190 mmHg. Hãy tính:
a) Thành phần mol của dung dịch còn lại trong bình chưng
b) Thành phần mol của phần (hơi) ngưng tụ
c) Số mol etanol đã hoá hơi.
3. Hãy vẽ giản đồ pha cho các trường hợp sau:
a) Giản đồ pha áp suất thành phần cho 2 chất lỏng THỰC hòa tan hoàn toàn (xem
thêm tài liệu)
b) Giản đồ pha thành phần – thành phần cho trường hợp chất lỏng A dễ bay hơn
hơn nhiều so với chất lỏng B.
4. Vẽ giản đồ pha cân bằng lỏng lỏng và phân tích bậc tự do của các vùng/miền, các
điểm của hai chất lỏng tan lẫn giới hạn cho các trường hợp:
a) Có nhiệt độ tới hạn trên và dưới.
b) Có nhiệt độ tới hạn trên
c) Có nhiệt độ tới hạn dưới.
5. Hệ 2 chất lỏng phenol và nước có bảng nhiệt độ chuyển trạng thái (từ trong sang
đục) – thành phần khối lượng như sau:

9
a) Lấy 10 g phenol và 20 g nước cho vào ống nghiệm và giữ ở 60oC. Xác định số
pha, thành phần và khối lượng mỗi pha trong hệ ở trạng thái cân bằng.
b) Nếu thêm vào hệ (a) 20 g nước, giữ nguyên nhiệt độ thì quan sát thấy hiện tượng
gì?

10

You might also like