You are on page 1of 2

Bài tập phần 3: CÂN BẰNG PHA VÀ DUNG DỊCH

1. Ở 46oC, áp suất hơi bão hoà của chất A dạng lỏng là 50 mmHg, của chất A dạng rắn là 49,5 mmHg. Ở
45oC, áp suất hơi bão hoà của A lỏng lớn hơn của A rắn là 1 mmHg. Tính nhiệt nóng chảy, nhiệt thăng
hoa và nhiệt độ nóng chảy của chất A; biết rằng nhiệt hóa hơi của nó là 9 kcal/mol và xem thể tích
riêng của hai dạng A lỏng và A rắn là xấp xỉ nhau.
Đáp số: 2,32 kcal/mol; 11,32 kcal/mol; 56,9oC.

2. Tính nhiệt độ sôi của nước ở 2 atm, biết nhiệt hóa hơi của nó là hh = 9685,8 (cal/mol) (coi nhiệt hóa
hơi không thay đổi trong khoảng từ 1 atm đến 2 atm).
Hướng dẫn:
Áp dụng phương trình Clausius - Clapeyron: ( )

3. Tính nhiệt nóng chảy của 1 mol diphenylamin nếu 1kg diphenylamin nóng chảy làm tăng thể tích lên
9,58.10-5m3 cho biết dT/dP = 2,67.10-7 K.m2/N. Nhiệt độ nóng chảy của diphenylamin là 540C, khối
lượng mol của chất này là 169.
Hướng dẫn:
dT T.DV
=
Áp dụng phương trình Clausius - Clapeyron: dP l

4. Một dung dịch ban đầu chứa 0,5 mol propanol và 0,5 mol etanol được chưng cho đến nhiệt độ sôi
của dung dịch là 90oC. Áp suất hơi của phần ngưng tụ thu được là 1066 mmHg (cũng đo ở 90oC). Xem
dung dịch là lý tưởng và biết rằng ở 90oC áp suất hơi bão hòa của propanol và etanol lần lượt là 574 và
1190 mmHg. Hãy tính:
a) Thành phần mol của dung dịch trong bình chưng
b) Thành phần mol của phần (hơi) ngưng tụ

5. Hoà tan 0,645 g naphtalen C10H8 trong 43,25 g dioxan C4H8O2 thì dung dịch có độ tăng điểm sôi là
0,364oC. Hoà tan 0,748 g chất A vào 45,75 g dioxan thì độ tăng điểm sôi là 0,255oC. Biết rằng dioxan có
nhiệt độ sôi là 100,8oC.
a) Hãy xác định nhiệt hoá hơi của dioxan.
b) Tính hằng số nghiệm sôi của dioxan.
c) Xác định phân tử khối của chất A.

6. Hỗn hợp hai chất A và B tạo thành dung dịch lý tưởng. Ở 90 oC, áp suất hơi bão hòa của A và B lần
lượt là 362mmHg và 1112 mmHg.
a) Xác định thành phần của dung dịch A –B sôi ở 90oC, áp suất 760 mmHg
b) Xác định thành phần pha hơi nằm cân bằng với dung dịch ở điều kiện trên

7. a) Trộn 10 ml dung dịch I2 trong CCl4 với nồng độ I2 là 288.10-4 mol/lít với 120 ml nước cất. Lắc kỹ
đến cân bằng, nồng độ của I2 trong lớp nước là 3.10-4 mol/lít. Tính hằng số phân bố của I2 trong CCl4 và
nước.
b) Thêm 10 ml dung dịch I2/CCl4 nữa vào bình trên, lắc tiếp đến cân bằng thì nồng độ I2/H2O là bao
nhiêu?
c) Tách lớp nước từ bình của thí nghiệm 1 (ý a), sau một thời gian có m gam nước bị bay hơi (I2
chưa bị bay hơi), dung dịch còn lại có áp suất thẩm thấu là 7,5 mmHg (đo ở 28oC). Tính m?

8. Hệ 2 chất lỏng phenol và nước có bảng nhiệt độ chuyển trạng thái (từ trong sang đục) – thành phần
khối lượng như sau
% phenol 10 20 30 35 40 45 50 55 60 70
o
tC 42 52 60 67 66 65 63 60 50 28
a) Vẽ giản đồ nhiệt độ - thành phần của hệ phenol - nước
b) ấy 10 g phenol và 20 g nước cho vào ống nghiệm và giữ ở 60oC. Xác định số pha, thành phần và
khối lượng mỗi pha trong hệ ở trạng thái cân bằng.

c) ếu thêm vào hệ (a) 20g nước, giữ nguyên nhiệt độ thì quan sát thấy hiện tượng gì?


9. Benzen đông đặc ở 5,42oC và sôi ở 80,1OC. hiệt hóa hơi riêng tại điểm sôi bằng 399J/g. Dung dịch
chứa 12,8 g aphtalen (C8H10) trong 1 kg benzene đông đặc ở 4,918oC.
a) Xác định nhiệt độ sôi của dung dịch trên.
b) Tính áp suất hơi của benzene trên dung dịch ở 80,1oC.
c) Tính nhiệt nóng chảy riêng của benzen

10. Tại 35oC, đo áp suất hơi riêng phần của các cấu tử trong hỗn hợp axeton - clorofom (hệ tan lẫn
hoàn toàn). Kết quả thu được như sau
x (clorofom) 0,0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0
P (clorofom) mmHg 0 35 82 142 219 293
P (axeton) mmHg 347 270 185 102 37 0
a) Vẽ giản đồ sự phụ thuộc áp suất hơi bão hòa vào thành phần hỗn hợp.
b) Từ đồ thị xác định hằng số Henry của axeton và clorofom.

You might also like