You are on page 1of 4

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI MÔN HÓA HỌC LỚP 11

KHU VỰC DUYÊN HÀI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Thời gian làm bài:180 phút
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HÒA, T. HÀ NAM (Đề thi gồm có 04 trang)

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Câu 1: Tốc độ phản ứng – Cân bằng hóa học


1. Phân hủy nhiệt của 1,3-diphenylpropane tạo ra các sản phẩm chủ yếu là toluene và styrene cùng với các
sản phảm phụ ethylbenzene và những hydrocarbon khác. Người ta đề nghị cơ chế sau đây cho phản ứng này:

(1) (chậm)

(2)

(3)

(4)

a. Áp dụng sự gần đúng nồng độ dừng đối với gốc 2 hãy rút ra định luật tốc độ cho phản ứng tạo thành
ethylbenzene.
b. Tìm tỉ số các nồng độ dừng của các gốc 1 và 3?
Ngoài ra, hai gốc tự do có thể kết hợp với nhau với hằng số tốc độ kR được xem là không đổi với các gốc
khác nhau:.

c. Vì sao trong các phương trình nồng độ dừng của 1 và 2 có thể bỏ qua tốc độ của các phản ứng này?
d. Tìm định luật tốc độ của sự hình thành toluene, xác định bậc phản ứng. Biểu diễn năng lượng hoạt động
hóa của phản ứng chung qua các năng lượng hoạt động hóa của các phản ứng sơ cấp.
2. Iot là một nguyên tố vi lượng quan trọng trong cuộc sống và là nguyên tố nặng nhất mà các cơ thể sống
cần được cung cấp mỗi ngày. Ở nhiệt độ cao cân bằng giữa I2(k) và I(k) được thiết lập.
Bảng sau ghi lại áp suất đầu của I2(k) và áp suất chung khi hệ đạt đến cân bằng ở nhiệt độ khảo sát.
T (K) 1073 1173
P(I2) (atm) 0.0631 0.0684
Pchung (atm) 0.0750 0.0918
a. Tính H°, G°và S°ở 1100 K. (Cho rằng H° và S° đều không phụ thuộc nhiệt độ trong khoảng nhiệt
độ khảo sát.)

1
b. Tính phần mol của I(k) trong hỗn hợp cân bằng trong trường hợp trị số K p lúc này bằng một nửa áp suất
chung.
c. Biết I2(k) và I(k) đều là khí lý tưởng. Tính năng lượng phân ly liên kết của I2 ở 298 K.
Câu 2: Cân bằng trong dung dịch điện li
Dung dịch X gồm Na2S 0,010M, KI 0,060M, Na2SO4 0,050M.
1. Tính pH của dung dịch X.
2. Thêm dần Pb(NO3)2 vào dung dịch X cho đến nồng độ 0,090M thì thu được kết tủa A và dung dịch B.
a) Cho biết thành phần hoá học của kết tủa A và dung dịch B.
b) Tính nồng độ các ion trong dung dịch B (không kể sự thuỷ phân của các ion, coi thể tích dung dịch không
thay đổi khi thêm Pb(NO3)2).
Câu 3: Điện hóa học
Cho các giá trị thế khử E o(Ag+/Ag) = 0,80 V; Eo(AgI/Ag) = –0,15 V; Eo(Au3+/Au+) = 1,26 V; Eo(Fe2+/Fe) = –
0,037 V; Eo(Fe3+/Fe) = 0,44 V.
1.
a. Lập sơ đồ pin xác định tích số tan của AgI. Viết phương trình mỗi điện cực và phản ứng xảy ra trong pin.
b. Tính độ tan (S) của AgI trong nước ở 25oC.
2. Thiết lập pin có sự oxi hóa Fe2+ thành Fe3+, khử Au3+ về Au+. Tính Kcb và ∆Eopin.
Câu 4: Nitơ – Photpho, Cacbon – Silic và hợp chất
1. a. Nguyên tố phi kim X phản ứng với Cl2 cho chất lỏng không màu A (tonóng chảy = -94 oC). Chất A tác dụng
với Cl2 dư trong dung môi CCl4 khan cho B (chất rắn màu trắng, tothăng hoa = 160 oC). Cho biết khối lượng
phân tử của B bằng 1,516 lần khối lượng phân tử của A. Hãy xác định A, B và vẽ cấu trúc phân tử của
chúng.
b. Một hợp chất dị vòng của X với cấu trúc phẳng do J. Liebig và F. Wohler tổng hợp từ năm 1834 được tạo
thành từ NH4Cl với một chất pentacloro của X có công thức phân tử là (NXCl 2)3, sản phẩm phụ của phản
ứng này là một khí dễ tan trong nước và phản ứng như một axit mạnh. Hợp chất vô cơ này có tính chất khác
thường khi bị đun nóng: nó sôi ở 256oC khi bị đun nóng nhanh, nếu đun nóng chậm nó bắt đầu nóng chảy ở
250oC, làm nguội nhanh chất lỏng này ta được một chất tương tự cao su. Hãy viết phương trình phản ứng,
xác định cấu tạo của chất (NXCl2)3 và giải thích tính chất đặc biệt này
2. Năm 1851, S. Cannizzarro và F. Close đã tổng hợp thành công một chất mới B. Cuối thế kỉ 19, một
phương pháp tổng hợp B trong công nghiệp được ứng dụng và phát triển. Các chất D và F được sử dụng như
nguyên liệu đầu:

Chất Tonc (oC) Tos (oC) Tỉ khối Dung môi hòa tan
A -6 12,7 1,1860 CCl4, C6H6...
B 44 140 1,0729 H2O, C2H5OH, (C2H5)2O...
C 132,7 - 1,3350 H2O, C2H5OH
Xác định A đến F, viết phương trình phản ứng
Câu 5: Phức chất, trắc quang
1. Ion phức bis(terpyridyl)coban(II) tồn tại một phần ở trạng thái spin cao, một phần ở trạng thái spin thấp
phụ thuộc vào các ion liên kết trực tiếp với nguyên tử trung tâm ClO4-/Cl-/NCS-/Br-.
a. Cho biết ba dạng hình học có thể có của phức
b. Dựa vào thuyết trường phối tử hãy vẽ giản đồ obitan cho các trường hợp phức spin cao và thấp
c. Tính momen từ (M.B) của các phức trên

2
d. Xét các phức sau: [Co(CN)6]3-, [Co(CO3)2(NH3)2]-, [Co(CO3)3]3- and [Co(NO2)6]3-. Màu của các ion phức
này sẽ là: xanh, vàng, cam và da trời (không nhất thiết là phải ở cùng dạng với các phức trên) . Hãy cho biết
tên của từng phức và xác định màu của chúng:
2. Hệ số hấp thụ phân tử gam của anilin (C 6H5NH2) ở bước sóng 280 nm là 1,48.103 mol.l-1.cm-1. Dạng
proton hóa của anilin C6H5NH3+ không hấp thụ ở bước sóng này. Độ truyền quang của anilin 2,10 -4 M trong
cuvet l =20 mm cũng ở bước sóng này là 0,92. Tính pH của dung dịch chứa C6H5NH3+
Cho biết: Ka (C6H5NH3+) = 10-4,8

Câu 6: (2 điểm) Quan hệ giữa hiệu ứng cấu trúc và tính chất
Cho các công thức cấu tạo sau:

1. Hãy viết công thức các đồng phân lập thể ứng với cấu tạo A
2. Ứng với công thức cấu tạo B có bao nhiêu đồng phân lập thể, vì sao? Dùng các kí hiệu thích hợp để chỉ rõ
cấu hình mỗi đồng phân đó
3. Hãy viết cơ chế phản ứng để giải thích vì sao C và D khi tương tác với dung dịch NaOH thì đều tạo natri
3-metyl-4-nitrobenzoat
4. Chỉ rõ trạng thái lai hóa của từng nguyên tử N trong cấu tạo E và ghi giá trị pKa (ở 25oC): 1,8; 6,0; 9,2 vào
từng trung tâm axit trong công thức tương ứng với E và giải thích
Câu 7: (2 điểm) Hiđrocacbon
Một số hiđrocacbon X có công thức phân tử C10H16 và có các tính chất sau: tác dụng với H 2 (dư)/Ni ở 120oC
cho C10H22; tác dụng với Br2/CCl4 cho C10H16Br6; 1 mol X tác dụng với ozon rồi thủy phân khử (nhờ Zn/HCl)
hoặc thủy phân oxi hóa (nhờ H2O2) đều cho 2 mol một sản phẩm hữu cơ duy nhất Y có công thức phân tử là
C5H8O; không thể tách X và Y thành các đối quang được. Hãy xác định công thức lập thể có thể có của X và
viết phương trình hóa học xảy ra với một trong số các công thức tìm được của X
Câu 8: (2 điểm) Xác định cấu trúc + đồng phân lập thể + danh pháp
Hợp chất A có công thức phân tử CHON, ở thể khí độ dài liên kết CN bằng 121 pm, CO bằng 117 pm. A tan
trong nước tạo thành dung dịch axit với K a = 1,2.10-4. Trong dung dịch đặc A tự biến đổi thành X có vòng 6
cạnh với độ dài liên kết CN bằng 135 pm. Cho biết độ dài liên kết trung bình ở các hợp chất như sau
Liên kết C-C C-N C-O C=N C=O C≡N Cacbon oxit
Độ dài, pm 154 147 143 130 123 116 112
1. Xác định công thức cấu tạo của A ở thể khí
2. Dùng công thức cấu tạo viết phương trình phản ứng điện li của A trong dung dịch nước và giải thích vì
sao lực axit của nó lớn hơn của axit axetic
3. Viết phương trình phản ứng tạo thành và công thức cấu tạo của X
Câu 9: (2 điểm) Cơ chế phản ứng
Đề xuất cơ chế để giải thích quá trình tạo ra sản phẩm của các phản ứng sau
1.

2.

3
3.

4.

Câu 10: (2 điểm) Tổng hợp các hợp chất hữu cơ


Erythronolit B là chất đầu của quá trình sinh tổng hợp của chất kháng sinh erythromixin. Để tổng hợp
erythronolit B người ta tiến hành phân tích tổng hợp lùi và thấy rằng cần xuất phát từ tiền chất A’. Tiền chất
A’ có công thức

Rất lý thú là A’ được tổng hợp từ nguyên liệu đớn giản là 2,4,6-trimetylphenol theo sơ đồ sau:

----------------HẾT----------------
Họ và tên thí sinh………………………………………SBD………………………

Họ và tên giám thị số 1………………………………………………………………


Họ và tên giám thị số 2 …………………………………………………………….

You might also like