You are on page 1of 5

ĐỀ LUYỆN TẬP II

Câu 1 (2 điểm). Tốc độ phản ứng


Tại 25oC phản ứng 2N2O5(k) 4NO2(k) + O2 (k) có hằng số tốc độ k = 1,8.10-5. s-1;
biểu thức tính tốc độ phản ứng v = k.C(N2O5). Phản ứng trên xảy ra trong bình kín thể
tích 20,0 lit không đổi. Ban đầu lượng N2O5 cho vừa đầy bình. Ở thời điểm khảo sát, áp
suất riêng của N2O5 là 0,070 atm. Giả thiết các khí đều là khí lý tưởng.
1. Tính tốc độ:
a. tiêu thụ N2O5.
b. hình thành NO2 ; O2.
2. Tính số phân tử N2O5 đó bị phân tích sau 30 giây.
3. Nếu phản ứng trên có phương trình N2O5 (k) 2 NO2 (k) + ½ O2 (k) thì trị số tốc độ
phản ứng, hằng số tốc độ phản ứng có thay đổi không? Giải thích.
Câu 2 (2 điểm). Cân bằng và phản ứng trong dung dịch, pin điện, điện phân
1. Dung dịch A là hỗn hợp của H3PO4 và NaHSO4 0,010 M, có pHA = 2,03.
a. Tính nồng độ H3PO4 trong dung dịch A.
b. Tính nồng độ HCOOH phải có trong dung dịch A sao cho độ điện li của H 3PO4 giảm
25%. Coi thể tích dung dịch không thay đổi.
Cho pKa (HSO4-) = 2; pKa (HCOOH) = 3,75 ; pKa (H3PO4) = 2,15; 7,21; 12,32.
2. Pin sạc ion liti được sử dụng trong rất nhiều thiết bị điện tử như máy tính cầm tay,
điện thoại… Sức điện động chuẩn của pin là 3,70 V.
Nửa phản ứng tại catot là: CoO2 + Li+ + e → LiCoO2
và nửa phản ứng tại anot là: LiC6 → 6C + Li+ + e.
a. Viết phương trình phản ứng tổng quát xảy ra trong pin và tính giá trị năng lượng tự
do Gibbs chuẩn của phản ứng.
b. Khi chế tạo pin, người ta dùng LiCoO2 và graphit (C) làm điện cực. Tính khối lượng
của anot khi pin đã nạp đầy và khi pin phóng điện hoàn toàn nếu ban đầu có 10,00 gam
LiCoO2 và 10,00 gam graphit (C).
Cho: Li = 6,94; Co = 58,93; O = 16,00; C = 12,01.
Câu 3 (2 điểm). Nhiệt động học và cân bằng hoá học.
1. Cho cân bằng hóa học: N2 (k) + 3H2 (k)  2NH3 (k);  = - 92 kJ
Nếu xuất phát từ hỗn hợp chứa N2 và H2 theo tỉ lệ số mol đúng bằng hệ số tỉ lượng 1: 3
thì khi đạt tới trạng thái cân bằng (450oC, 300 atm) NH3 chiếm 36% thể tích.
a. Tính hằng số cân bằng KP.
b. Giữ nhiệt độ không đổi (450oC), cần tiến hành dưới áp suất là bao nhiêu để khi đạt
tới trạng thái cân bằng NH3 chiếm 50% thể tích?
2. Phản ứng sau: Ag + ½ Cl2 = AgCl
Xảy ra dưới áp suất 1 atm và ở 25oC toả ra 1 nhiệt lượng là 126,566 kJ.
Nếu cho phản ứng đó xảy ra trong 1 nguyên tố ganvani ở P, T = const thì hoá năng sẽ
được chuyển thành điện năng và sản ra công W’ = 109,622 kJ.
Trang 1/5
Hãy chứng tỏ rằng trong cả 2 trường hợp trên, biến thiên nội năng của hệ vẫn chỉ là
một, còn nhiệt thì khác nhau và tính giá trị biến thiên nội năng đó.
Câu 4 (2 điểm). Hóa nguyên tố (Kim loại, phi kim nhóm VA, IVA)
1. X, Y là hai phi kim ở chu kỳ 3. A, B là hai chất khí của X, Y với hiđro (MA = MB).

Trung hòa số mol bằng nhau của X3 và X5 cần dùng NaOH theo tỉ lệ tương ứng 3 : 2
về số mol. Tìm công thức của A, B và hoàn thành các phương trình phản ứng.
2. Đồng sunfat CuSO4.nH2O là muối tan, có thể tạo thành những tinh thể tuyệt đẹp màu
xanh dương. Muối này thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm. Tuy nhiên có
nhiều cách để sử dụng sáng tạo nó. Một trong những công trình nghệ thuật nổi tiếng là
Roger Hiorns đã sử dụng tinh thể đồng sunfat bao phủ tòa nhà hành chính bị bỏ hoang ở
London.
Trong dung dịch, đồng sunfat phản ứng với nhiều hợp chất, tạo thành các kết tủa. Sơ đồ
sau đây biểu diễn một số tác nhân và sản phẩm (có thể sản phẩm không phù hợp với tác
nhân trong cùng 1 hàng)
Tác nhân Sản phẩm
Na2CO3 12% Cu2O
NH3 loãng Cu(OH)2.CuCO3
NaOH 3Cu(OH)2.CuSO4
Na2SO3 Cu(OH)2
a. Xác định công thức của CuSO4.xH2O biết rằng nó chứa 25,45% đồng.
b. Ghép các tác nhân với sản phẩm tạo thành. Hãy giải thích. Viết các phương trình
phản ứng.
Câu 5 (2 điểm). Phức chất
1. Cho các phức chất sau: K3[Mn(C2O4)3]; [Co(en)3](NO3)3; K3[Fe(CN)6];
[Pt(NH3)2Cl2]; [Cr(CO)6].
Xác định số phối trí, số oxi hóa của nguyên tố trung tâm (NTTT), dung lượng phối trí
của phối tử đọc tên các phức chất trên, điền vào bảng theo mẫu
Phức chất Số phối Số oxi hoá Dung lượng phối Dạng Danh pháp
trí NTTT trí của phối tử hình học

2. Xét phức chất sau: [Co(CN]6]3-


a. Vẽ giản đồ sự tách mức năng lượng trong phân tử phức.
b. Tính momen từ của phức ở đơn vị manheton Bohr.
c. Tính năng lượng bền hóa trường tinh thể Ebh
Biết: Thông số tách năng lượng phức bát diện: o = 401 kJ/mol;
Trang 2/5
Năng lượng ghép đôi: P = 251 kJ/mol).
Câu 6 (2 điểm). Đại cương hữu cơ.
Lựa chọn có giải thích các vấn đề sau đây:
a. Chất có tính axit mạnh nhất.

b. Chất tham gia phản ứng thế SN1 tốt nhất.

c. Chất có momen lưỡng cực lớn nhất

Câu 7 ( 2 điểm). Cơ chế phản ứng hóa hữu cơ.


Hãy giải thích cơ chế của các phản ứng sau:
a.

b.

c.

d.

Trang 3/5
Câu 8 (2 điểm). Sơ đồ tổng hợp.
Twistane và triquinacene là hydrocacbon đa vòng được sử dụng trong nghiên cứu lí
thuyết hóa hữu cơ và làm trung gian trong tổng hợp hóa học.
a. Twistane được tổng hợp theo sơ đồ sau:

Vẽ cấu tạo các chất A1, A2, A3, A4, A5 và A6 (không cần xét đến yếu tố lập thể).
Gọi tên theo danh pháp IUPAC hợp chất Twistane A6.
b. Triquinacene được tổng hợp theo sơ đồ sau:

Vẽ cấu tạo các chất A7, A8, A9, A10, A11 và A12.
Câu 9 (2 điểm). Xác định cấu trúc các chất hữu cơ (mô tả bằng lời dẫn).
Năm1985, các nhà khoa học Mĩ đã mô tả một hợp chất X có tính đối xứng cao,
chỉ có 2 loại carbon và 3 loại hydro. Đồng phân chính sản phẩm phản ứng Diels-Alder
được chuyển thành hợp chất G bởi phản ứng với methanol khi có xúc tác axit. Theo các
tác giả, khi ozone phân G rồi xử lí ozonide với NaBH4 thì thu được hợp chất H. Chất H
tiếp tục chuyển thành F, và cuối cùng là sản phẩm mong muốn X. Không có tính chất lí
hóa nào của F - H và X được đưa ra trong báo cáo này.
Năm 2013, các nhà khoa học Pháp đã nghiên cứu tổng hợp này cẩn thận hơn và
thấy rằng trong các điều kiện được mô tả, thay vì H thì một hợp chất tricyclic (3 vòng) I
(C17H81O5) đã được tạo thành. Tuy nhiên, khi khử bằng LiAlH4 (rồi sau đó trung hòa)
thì vẫn thu được cùng sản phẩm F. Chất F sau đó được chuyển thành X. Các nhà khoa
học Pháp đã đề xuất điều chỉnh sơ đồ tổng hợp X, theo đó chất B trước tiên bị khử bởi
LiAlH4 tạo thành C.
Các bước tổng hợp X vào các năm 1985 và 2013 được thể hiện trong sơ đồ:

Trang 4/5
Xác định cấu tạo các chất A - I và X.
Câu 10 (2 điểm). Hoá học các hợp chất thiên nhiên (Cacbohidrat và hợp chất hữu
cơ chứa Nitơ đơn giản).
1. Một trong những phương án tổng hợp Vitamin C từ glucozơ được tiến hành như sau:

a. Vitamin C có bao nhiêu nguyên tử C*, giải thích tại sao vitamin C lại có tính axit?
b. Xác định cấu trúc các chất (A), (B), (C), (D), (E), (F) trong sơ đồ trên
2. Pyrodoxin (Vitamin B6) được tổng hợp dưới đây. Hãy xác định các chất còn thiếu
trong sơ đồ

Trang 5/5

You might also like