You are on page 1of 10

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC

TỔ HÓA - SINH
ĐỀ CƯƠNG
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II LỚP 10 - NĂM HỌC 2022 – 2023
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
Bài 1: Phản ứng oxi hoá khử
Số oxi hoá
- Hiểu được khái niệm và xác định được số oxi hoá của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất và ion
Phản ứng oxi hoá khử
- Hiểu được khái niệm và ý nghĩa của phản ứng oxi hoá khử.
- Mô tả được một số phản ứng oxi hoá - khử quan trọng gắn liền với cuộc sống
- Xác định được chất khử, chất oxi hoá, quá trình khử và quá trình oxi hoá
- Cân bằng được phản ứng oxi hoá - khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
Bài 2: Năng lượng hoá học
Phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt
- Hiểu khái niệm và dự đoán được phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt.
- Hiểu được ý nghĩa của dấu và giá trị biến thiên enthalpy.
Biến thiên enthalpy của phản ứng
- Biết được điều kiện chuẩn của phản ứng.
- Hiểu khái niệm phương trình nhiệt hoá học, biến thiên enthalpy tạo thành chuẩn, biến thiên enthalpy chuẩn.
- Biết cách tính biến thiên enthalpy chuẩn dựa vào biến thiên enthalpy tạo thành và năng lượng liên kết.
Bài 3: Tốc độ phản ứng hoá học
- Hiểu khái niệm tốc độ phản ứng
- Hiểu và vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng
theo hướng có lợi trong đời sống, sản xuất.
B. CẤU TRÚC ĐỀ THI
Trắc nghiệm: 7 điểm (28 câu)
Tự luận: 3 điểm (4 câu)
C. CÂU HỎI ÔN TẬP
I. Phần tự luận
Câu 1: Cân bằng phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron
a. H2S + O2 → S + H2O b. Al + HNO 3 → Al(NO 3)3 + N2O + H2O
c. SO2 + H2O + Cl2 H2SO4 + HCl d. SO2 + KMnO4 + H2O → H2SO4 + K2SO4 + MnSO4
e. Cu + H2SO4 đặc CuSO4 + H2S + H2O. f. Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O + H2O.

g. Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O. h. Al + H 2SO4 đặc Al2(SO4)3 + SO2 + H2O.


Câu 2: Cho phản ứng trung hoà acid như sau:
2HNO3(aq) + Na2CO3(s) → 2NaNO3(aq) + H2O(l) + CO2(g)
a) Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên.
b) Tính biến thiên enthalpy của phản ứng khi sử dụng sodium carbonate để trung hoà 9,1.104 L nitric acid
15,4M ở điều kiện tiêu chuẩn
Cho biết:
Chất NaNO3(aq) HNO3(aq) H2O(l) CO2(g) Na2CO3(s)
(kJ.mol-1) –467,00 –207,16 –285,84 –393,50 –1129,60
Câu 3: Biết nhiệt tạo thành chuẩn của Al 2O3 bằng -1676 kJ/mol.
a) Viết phương trình nhiệt hoá học của phản ứng tạo thành Al 2O3 từ các đơn chất bền nhất.
b) Nếu lấy 7,437 L khí O 2 (ở đktc) thì lượng nhiệt phản ứng tỏa ra hay thu vào bằng bao nhiêu ?
Câu 4: Cho phương trình nhiệt hoá học sau:

CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g) = +178,29 kJ


a) Vẽ sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng.
b) Tính lượng nhiệt thu vào khi nung hết 40 g CaCO3.
Câu 5: Viết phương trình nhiệt hoá học của các quá trình tạo thành những chất dưới đây từ đơn chất
a) Nước ở trạng thái khí, biết rằng khi tạo thành 1 mol hơi nước toả ra 214,6 kJ nhiệt.
b) Ammonia (NH3), biết rằng sự tạo thành 2,5 g ammonia toả ra 22,99 kJ nhiệt.
Câu 6: Cho 2 phản ứng sau :

2H2(g) + O2(g)   2H2O(g) (1)

C7H16(g) + 11O2(g)  7CO2(g) + 8H2O(g) (2)


a) Dựa vào bảng năng lượng liên kết, biến thiên enthalpy của 2 phản ứng
tương ứng là bao nhiêu?
b) So sánh kết quả thu được, từ đó cho biết H2 hay C7H16 là nhiên liệu hiệu quả hơn cho tên lửa (biết trong
C7H16 có 6 liên kết C-C và 16 liên kết C-H) ?

Liên kết Eb (kJ/mol) Liên kết Eb (kJ/mol) Liên kết Eb (kJ/mol)


H–H 436 O=O 494 O–H 459
C–H 418 C–C 346 C=O 732
Câu 7: Phosgene (COCl2) được điều chế bằng cách cho hỗn hợp CO và Cl2 đi qua than hoạt tính.
Biết: Eb (Cl–Cl) = 243 kJ / mol; Eb (C–Cl) 339 kJ/mol; Eb(C=O) = 745 kJ/mol; Eb(C≡O) = 1075 kJ / mol.
Tính biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành phosgene từ CO và Cl2.
Câu 8: Xét quá trình đốt cháy khí propane C3H8(g):

C3H8(g) + 5O2(g)  3CO2(g) + 4H2O(g)


a) Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng dựa vào bảng nhiệt tạo thành của hợp chất và dựa vào dựa
vào bảng năng lượng liên kết.
Biết nhiệt tạo thành của C3H8(g); CO2(g) và H2O(g) lần lượt là : –105,00; –393,50 và –241,82 kJ/mol.
Biết EC-H = 418 kJ/mol; EC-C = 346 kJ/mol; EO=O = 494 kJ/mol; EC=O = 732 kJ/mol và EO-H = 459 kJ/mol.
b) So sánh hai giá trị đó và nếu có sự khác biệt, hãy giải thích tại sao lại có sự khác biệt đó ?
Câu 9: Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe uống rượu. Theo luật định, hàm lượng ethanol
trong máu người lái xe không vượt quá 0,02% theo khối lượng. Để xác định hàm lượng ethanol trong máu của
người lái xe cần chuẩn độ ethanol bằng K2Cr2O7 trong môi trường acid. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

Khi chuẩn độ 25 g huyết tương máu của một lái xe cần dùng 20 mL dung dịch K 2Cr2O7 0,01M. Người lái xe đó
có vi phạm luật hay không? Tại sao? Giả sử rằng trong thí nghiệm trên chỉ có ethanol tác dụng với K2Cr2O7.
Câu 10: Trong công nghiệp, sulfuric aclid được sản xuất
từ quặng pirite sắt có thành phần chính là FeS2 theo sơ đồ sau:

(a) Hoàn thành sơ đồ trên bằng phương trình hóa học, cân bằng các phản ứng đó (không yêu cầu viết
quá trình oxi hóa và quá trình khử) . Trong sơ đồ trên phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử? Chỉ rõ chất
khử, chất oxi hóa của mỗi phản ứng.
(b) Tính khối lượng H2SO4 98% điều chế từ 1 tấn quặng chứa 60% FeS2. Biết hiệu suất cả quá trình là
80%.
II. Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Phản ứng oxi hoá − khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
B. Phản ứng oxi hoá − khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố.
C. Phản ứng oxi hoá − khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố.
D. Phản ứng oxi hoá − khử là phản ứng có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng.
Câu 2: Trong một phản ứng hóa học, ion Fe3+ thu 1 electron. Đây là quá trình
A. oxi hóa. B. hòa tan. C. khử. D. phân hủy.
Câu 3: Số oxi hóa của S trong hợp chất SO3 là
A. +3. B. +6. C. -6. D. -3.
Câu 4: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử?
A. HCl + KOH → KCl + H2O. B. SO3 + H2O → H2SO4.
C. Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O. D. 2KNO3 2KNO2 + O2.
Câu 5: Quá trình oxy hoá là
A. quá trình cho electron B. quá trình nhận electron
C. quá trình tăng electron D. quá trình tăng số oxy hoá
Câu 6: Fe2O3 là thành phần chính quặng hematit đỏ, dùng để luyện gang. Số oxi hóa của iron (Fe) trong Fe2O3là
A. +3 B. 3+. C. 3. D. -3.
Câu 7: Trong hợp chất, số oxi hóa của oxygen (trừ 1 số hợp chất như OF2 và peoxide như H2O2, Na2O2) bằng
A. 0 B. -2 C. +1 D. -1
Câu 8: Số oxi hóa của đơn chất luôn bằng
A. 0 B. +1 C. -2 D. -1.
Câu 9: Trong phản ứng hoá học: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2, chất oxi hoá là
A. H2O. B. NaOH. C. Na. D. H2

Câu 10: Cho quá trình , đây là quá trình


A. oxi hóa. B. khử. C. nhận proton. D. tự oxi hóa – khử.
Câu 11: Thực hiện các phản ứng hóa học sau:

(a) (b)

(c) (d)
Số phản ứng sulfur đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 12:: Chất oxy hoá còn gọi là chất
A. chất bị khử B. chất bị oxy hoá C. Chất có tính khử D. chất đi khử.
Câu 13: Khi tham gia các phản ứng đốt cháy nhiên liệu, oxygen đóng vai trò là
A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. acid. D. base.
Câu 14: Nguyên tố S có thể có những số oxi hóa -2, 0, +4 và +6. Vậy khi tồn tại ở dạng đơn chất, sulfur thể
hiện tính chất nào sau đây ?
A. tính oxi hóa. B. tính khử.
C. vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. D. Cho proton.
Câu 15: Cho 3,16 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol
HCl bị oxi hóa là
A. 0,02 B. 0,16 C. 0,10 D. 0,05
Câu 16: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O
Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là
A. 3/14. B. 4/7. C. 1/7. D. 3/7.
Câu 17: Trong phản ứng Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O. Khẳng định nào sau đây về Chlorine là đúng
A. Là chất khử B. Là chất oxi hóa
C. Là chất oxi hóa – chất khử D. Không thể hiện tính oxi hóa - Khử
Câu 18: Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng:

Na(s) + 2H2O(l) → NaOH(aq) + H2(g) = ‒ 367,50 kJ


Phản ứng trên là phản ứng
A. thu nhiệt. B. tỏa nhiệt.
C. không có sự thay đổi năng lượng. D. có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh.
Câu 19: Điều kiện nào sau đây là điều kiện chuẩn?
A. Áp suất 1 bar và 298K. B. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 273K.
C. Áp suất 1 atm và nhiệt độ 0oC. D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K.
Câu 20: Chọn phát biểu đúng.
A. Lượng nhiệt mà phản ứng hấp thụ hay giải phóng không phụ thuộc vào điều kiện thực hiện phản ứng và
thể tồn tại của chất trong phản ứng.
B. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
C. Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều tỏa nhiệt.
D. Tất cả các phản ứng thu nhiệt đều cần khơi mào (đun hoặc đốt nóng,.)
Câu 21: Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt?
A. Phản ứng nhiệt phân muối KNO3. B. Phản ứng phân hủy khí NH3.
C. Phản ứng oxi hoá glucose trong cơ thể. D. Phản ứng hoà tan NH4Cl trong nước.
Câu 22: Phản ứng hay quá trình nào sau đây là phản ứng (quá trình) toả nhiệt?
A. Iodine (I2) thăng hoa ở nhiệt độ thường
B. Phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp tecmit (Al và Fe2O3) dùng để hàn gắn đường ray xe lửa.
C. Nung NH4Cl(s) tạo ra HCl(g) và NH3(g).
D. Phản ứng nung vôi.
Câu 23: Khi làm thí nghiệm ta có thể theo dõi sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình phản ứng bằng nhiệt kế để
biết một phản ứng là tỏa nhiệt hay thu nhiệt, phản ứng là tỏa nhiệt khi :
A. Nếu nhiệt độ của phản ứng tăng (giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt).
B. Nếu nhiệt độ của phản ứng giảm (hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt).
C. Nếu nhiệt độ của phản ứng không đổi (không giải phóng cũng không hấp thụ năng lượng dưới dạng
nhiệt).
D. Nếu nhiệt độ của phản ứng vừa tăng vừa giảm.
Câu 24: Những loại phản ứng nào sau đây cần phải cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?
(a) Phản ứng tạo gỉ kim loại. (b) Phản ứng quang hợp.
(c) Phản ứng nhiệt phân. (d) Phản ứng đốt cháy.
A. (a) và (b). B. (b) và (d). C. (a) và (d). D. (b) và (c).
Câu 25: Mỗi quá trình sau đây là thu nhiệt hay tỏa nhiệt?
(1) H2O (lỏng, ở 25oC) → H2O (hơi, ở 100oC)
(2) H2O (lỏng, ở 25oC) → H2O (rắn, ở 0oC).

(3) CaCO3 (Đá vôi)  CaO + CO2.


(4) Khí methane (CH4) cháy trong oxygen.
A. Thu nhiệt :(1), (2) và tỏa nhiệt : (3), (4).
B. Thu nhiệt :(1), (3) và tỏa nhiệt : (2), (4).
C. Thu nhiệt :(1), (4) và tỏa nhiệt : (2), (3).
D. Thu nhiệt :(2), (4) và tỏa nhiệt : (1), (3).
Câu 26: Cho các phương trình nhiệt hoá học:

(1) CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g)           = +176,0 kJ      

(2) C2H4(g) + H2(g) → C2H6(g)              = –137,0 kJ       

(3) Fe2O3(s) + 2Al(s) → Al 2O3(s) + 2Fe(s)    = –851,5 kJ


Trong các phản ứng trên, phản ứng nào toả nhiệt và phản ứng nào thu nhiệt tương ứng là ?
A. (1), (2) và (3). B. (1), (3) và (2). C. (2), (3) và (1). D. (2), (1) và (3)
Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất 1
atm và 25oC.
B. Nhiệt (toả ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298 K là biến thiên enthalpy
chuẩn của phản ứng đó.
C. Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng thu nhiệt.
D. Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh lạnh đi là do các phản ứng này thu nhiệt và lấy
nhiệt từ môi trường.
Câu 28: Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:

H2(g) + I2 (s) → HI(g) = 26,5kJ


Giá trị của phản ứng H2(g) + I2 (s) → 2HI(g) là
A. 53 kJ B. −53 kJ C. 13,25 kJ D. −13,25 kJ
Câu 29: Nồng độ đối với chất tan trong dung dịch ở điều kiện chuẩn là
A. 1,0 mol.L-1. B. 0,1 mol.L-1. C. 0,5 mol.L-1. D. 2,0 mol.L-1.
Câu 30: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?
A. Sodium (Na) phản ứng với nước.
B. Nhiệt phân ammonium chloride (NH4Cl).
C. Trung hoà sodium hydroxide (NaOH) bằng hydrochloric acid (HCl).
D. Đốt cháy methane (CH4) trong khí oxygen (O2).
Câu 31: Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO3 và P, xảy ra các phản ứng sau:
(1) 2NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g)
(2) 4P(s) + 5O2(g) → 2P2O5(s)
Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra, chứng tỏ
A. phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
B. phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt.
C. cả hai phản ứng đều toả nhiệt.
D. cả hai phản ứng đều thu nhiệt.
Câu 32: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về enthalpy?
A. Nhiệt được toả ra môi trường trong quá trình thu nhiệt.
B. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng có giá trị biến thiên enthalpy chuẩn âm.
C. Phản ứng toả nhiệt là phản ứng có giá trị biến thiên enthalpy chuẩn dương.
D. Nhiệt được toả ra môi trường trong quá trình toả nhiệt.
Câu 33: Phương trình nhiệt hóa học tạo thành chất ở điều kiện chuẩn nào sau đây không đúng?

A. . B. .

C. . D. .
Câu 34: Phương trình nhiệt hóa học cho biết thông tin nào về phản ứng hóa học :
A. Nhiệt phản ứng.
B. Trạng thái của chất đầu.
C. Trạng thái của chất sản phẩm.
D. Trạng thái của chất đầu và chất sản phẩm kèm theo nhiệt phản ứng.
Câu 35: Nung KNO3 lên 550 °C xảy ra phản ứng:

KNO3(s) → KNO2(s) +  O2(g)  ∆H
Phản ứng nhiệt phân KNO3 là
A. toả nhiệt, có ∆H < 0.          B. thu nhiệt, có ∆H > 0.
C. toả nhiệt, có ∆H > 0.          D. thu nhiệt, có ∆H < 0.
Câu 36: Phản ứng thu nhiệt có năng lượng của hệ chất phản ứng như nào so với năng lượng của hệ chất sản
phẩm ?
A. Lớn hơn. B. Nhỏ hơn. C. Bằng. D. Khác.
Câu 37: Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường?
A. Phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2. B. Phản ứng giữa H2 và O2 trong hỗn hợp khí.
C. Phản ứng giữa Zn và dụng dịch H2SO4. D. Phản ứng đốt cháy cồn.

Câu 38: Cho phản ứng: 2Na(s) + O2 (g) → Na2O(s) = −417,98 kJ.mol-1. Hãy chọn phát biểu đúng.
A. Đốt cháy 2 mol Na (s) bằng O2 (g) cần cung cấp 835,96 kJ nhiệt lượng.
B. Đốt cháy 2 mol Na (s) bằng O2 (g) tỏa ra 835,96 kJ nhiệt lượng.
C. Cần cung cấp 417,98 kJ nhiệt lượng để oxi hóa Na(s) bằng O2(g) thành 1 mol Na2O (s).
D. Nhiệt phản ứng của phản ứng trên là nhiệt tạo thành chuẩn của Na2O (s).
Câu 39: Nồng độ đối với chất tan trong dung dịch ở điều kiện chuẩn là ?
A. 0,01 mol/L. B. 0,1 mol/L. C. 1 mol/L. D. 0,5 mol/L.

Câu 40: Cho các chất sau, chất nào có ?


A. N2(g). B. S(s). C. Na(s). D. O3(g)
Câu 41: Dựa vào bảng enthalpy tạo thành chuẩn của 1 số chất dưới đây, thứ tự tăng dần độ bền nhiệt các khí
sau đây: (1) CH4 (g); (2) C2H6 (g); (3) C2H2 (g) và (4) C2H4 (g) là :

Chất Chất Chất Chất

C2H2(g
C2H6(g) –84,70 +227,00 C2H4(g) +52,47 CH4(g) –74,87
)
A. (2) < (1) < (4) < (3). B. (3) < (4) < (2) < (1).
C. (1) > (2) > (4) > (3). D. (2) > (3) > (4) > (1).
Câu 42: Khái niệm nào sau đây về enthalpy tạo thành chuẩn (nhiệt tạo thành chuẩn) là chính xác nhất ?
A. Là nhiệt kèm theo (thu vào hoặc tỏa ra) của phản ứng tạo thành 2 mol chất đó từ các đơn chất bền nhất ở
điều kiện chuẩn.
B. Là nhiệt kèm theo (thu vào hoặc tỏa ra) của phản ứng tạo thành 1 gam chất đó từ các đơn chất bền nhất ở
điều kiện chuẩn.
C. Là nhiệt kèm theo (thu vào hoặc tỏa ra) của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất bền nhất ở
điều kiện chuẩn.
D. Là nhiệt kèm theo (thu vào hoặc tỏa ra) của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất bền nhất ở
điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 43: Đơn vị của enthalpy tạo thành chuẩn (nhiệt tạo thành chuẩn) có thể là :
A. . B. . C. . D. và .
Câu 44: Phản ứng nào biểu diễn nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của CO (g)?
A. C (graphite) + O2 (g) → 2CO (g). B. C (graphite) + CO2 (g) → 2CO (g).

C. C (graphite) + O2 (g) → CO (g). D. 2CO (graphite) + O2 (g) → 2CO2 (g).


Câu 45: Cho phản ứng: 2Fe(s) + O2(g) 2FeO(s); ∆Hr,298 = −544 kJ. Nhiệt tạo thành chuẩn của FeO là
A. + 544 kJ/molk B. −544 kJ/molk C. + 272 kJ/molk D. −272 kJ/mol.
Câu 46: Chọn phát biểu không chính xác.
A. Enthalpy tạo thành chuẩn của đơn chất bền bằng không.
B. Enthalpy tạo thành chuẩn của một chất là lượng nhiệt kèm theo của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ
các đơn chất bền nhất ở điều kiện chuẩn.
C. Enthalpy tạo thành chuẩn không phụ thuộc vào trạng thái đơn chất trong phản ứng.
D. Ở điều kiện chuẩn, than chì (graphite) là đơn chất bền nhất của carbon.
Câu 47: Dựa vào bảng enthalpy tạo thành chuẩn của 1 số chất dưới đây, thứ tự giảm dần độ bền nhiệt các khí
sau đây: (1) HF (g); (2) HCl (g); (3) HBr (g) và (4) HI (g) là :

Chất Chất Chất Chất

HF(g) –273,00 HCl(g) –92,31 HBr(g) –36,30 HI(g) +25,90

A. (4) < (3) < (2) < (1). B. (1) < (2) < (3) < (4).
C. (1) > (2) > (3) > (4). D. (3) > (1) > (2) > (4).
Câu 48: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết khi các chất ở trạng thái nào?
A. Chất lỏng. B. Chất rắn. C. Chất khí. D. Plasma.

Câu 49: Biểu thức đúng tính  của phản ứng theo giá trị enthalpy tạo thành chuẩn của các chất là :

A. B.

C. D.
Câu 50: Định nghĩa nào sau đây về biến thiên enthalpy là chính xác nhất ?
A. Chính là nhiệt lượng tỏa ra của phản ứng được xác định ở điều kiện chuẩn.
B. Chính là nhiệt lượng thu vào của phản ứng được xác định ở điều kiện chuẩn.
C. Chính là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng được xác định ở điều kiện tiêu chuẩn.
D. Chính là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng được xác định ở điều kiện chuẩn.
Câu 51: Cho phương trình phản ứng sau:
2H2(g) + O2(g) 2H2O(l) ∆H = -572 kJ
Khi cho 2 g khí H2 tác dụng hoàn toàn với 32 g khí O2 thì phản ứng
A. toả ra nhiệt lượng 286 kJ. B. thu vào nhiệt lượng 286 kJ.
C. toả ra nhiệt lượng 572 kJ. D. thu vào nhiệt lượng 572 kJ.
Câu 52: Cho sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng sau:

Nhận định nào sau đây đúng?


A. Khi nhiệt phân 1,20 gam CaCO3 thì lượng nhiệt toả ra là 2,136 kJ.
B. Phản ứng trên là phản ứng toả nhiệt.
C. Phản ứng trên cần nhiệt độ cao để phản ứng có thể xảy ra.
D. Phản ứng trên dễ dàng xảy ra ở nhiệt độ thường.
Câu 53: Cho hai phản ứng đốt cháy:

(1) C(s) + O2(g) → CO2(g)    = -393,5 kJ

(2) 2Al(s) +  O2(g) → Al 2O3(s)   = -1675,7 kJ


Với cùng một khối lượng C và Al, chất nào khi đốt cháy tỏa ra nhiều nhiệt hơn?
A. Bằng nhau. B. Không thể so sánh. C. Al. D. C.
Câu 54: Phản ứng tổng hợp hydrogen chloride:
H2 (g) + Cl2 (g) → 2HCl (g) = -185 kJ.
Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của H–H và Cl–Cl lần lượt là 436 và 243. Năng lượng liên kết của H–Cl
trong ammonia là
A. 324 kJ/mol.        B. 432 kJ/mol.       
C. 342 kJ/mol.        D. 423 kJ/mol.
Câu 55: NaHCO3 (Baking soda) có trong thành phần bột nở dùng để làm bánh và cũng có trong thành phần của
thuốc đau dạ dày Nabica, xét phản ứng nhiệt phân NaHCO3 xảy ra như sau
2NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(l) có = +91,6 kJ
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phản ứng trên có .
B. Cần tránh để bột nở ở nơi có nhiệt độ cao.
C. Phản ứng trên thu vào một nhiệt bằng 91,6 kJ.
D. Nếu thay đổi trạng thái của H2O(l) bằng H2O(g) thì giá trị vẫn không đổi.
Câu 56: Phản ứng thế của methane với chlorine để thu được methyl chloride :

CH4 (g) + Cl2 (g) → CH3Cl (g) + HCl = -110 kJ.


Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của C–H, Cl–Cl, H–Cl lần lượt là 418, 243 và 432. Năng lượng liên kết
của C – Cl trong methyl chloride là
A. 265 kJ/mol.        B. 393 kJ/mol.   
C. 933 kJ/mol.        D. 339 kJ/mol
  
Câu 57: Methane là thành phần chính của khí thiên nhiên. Xét phản ứng đốt cháy methane:

CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l)           = – 890,3 kJ


Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) tương ứng là –393,5 –285,8 kJ/mol. Nhiệt tạo thành chuẩn
của khí methane là

A.  (CH4 (g)) = –74,8 kJ/mol. B.  (CH4 (g)) = +748 kJ/mol

C.  (CH4 (g)) = –748 kJ/mol D.  (CH4 (g)) = +74,8 kJ/mol


Câu 58: Dựa vào phương trình nhiệt hoá học của phản ứng sau:

N2 (g) + 3H2(g) → 2NH3 (g)  = – 91,8 kJ

Giá trị   của phản ứng: 2NH3 (g) → N2 (g) + 3H2(g)  là


A. -45,9 kJ.            B. +45,9 kJ.        C. – 91,8 kJ D. +91,8 kJ.
Câu 59: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Một phản ứng có giá trị biến thiên enthalpy nhỏ hơn 0 thì phản ứng đó là phản ứng tỏa nhiệt.
B. Đơn vị của hay đều có thể là kJ, kcal,...
C. Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào càng ít.
D. Một phản ứng có giá trị giá trị biến thiên enthalpy lớn hơn 0 thì phản ứng đó là phản ứng thu nhiệt.
Câu 60: Cho giá trị trung bình của các năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn:

Liên kết C–H C–C C=C

Eb (kJ/mol) 418 346 612

Biến thiên enthalpy của phản ứng C3H8(g) → CH4(g) + C2H4(g) có giá trị là
A. +103 kJ.        B. – 103 kJ.        C. +80 kJ.           D. – 80 kJ.
Câu 61: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?
A. Tốc độ phản ứng. B. Cân bằng hoá học.
C. Phản ứng một chiều. D. Phản ứng thuận nghịch.
Câu 62: Hoàn thành phát biểu về tốc độ phản ứng sau:
"Tốc độ phản ứng được xác định bởi độ biến thiên ...(1)... của ...(2)... trong một đơn vị ...(3)..."
A. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thể tích.
B. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thời gian.
C. (1) thời gian, (2) một chất sản phẩm, (3) nồng độ.
D. (1) thời gian, (2) các chất phản ứng, (3) thể tích.
Câu 63 Hãy cho biết trong các phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ nhanh, phản ứng nào có tốc độ chậm?
(a) Đốt cháy nhiên liệu. (b) Sắt bị gỉ. (c) Trung hoà acid – base.
A. Nhanh (a), (c); chậm (b). B. Nhanh (a), (b); chậm (c).
C. Nhanh (b), (c); chậm (a). D. Nhanh (a); chậm (b), (c).
Câu 64 Dưới đây là một số hiện tượng xảy ra trong đời sống, hãy sắp xếp theo thứ tự tốc độ giảm dần:
(1) Nướng bánh mì (2) Đốt gas khi nấu ăn
(3) Lên men sữa chua tạo sữa chua (4) Tấm tôn thiếc bị gỉ sét
A. (2) > (3) > (1) > (4). B. (2) > (4) > (3) > (1). C. (2) > (1) > (3) > (4). D. (2) > (1) > (4) > (3).
Câu 65: So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau (thực hiện ở cùng nhiệt độ, thành phần Zn như nhau) :
Zn + dung dịch CuSO4 1M (1)
Zn + dung dịch CuSO4 2M (2)
Kết quả thu được là :
A. 1 nhanh hơn 2. B. 2 nhanh hơn 1. C. như nhau. D. không xác định.
Câu 66: Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Đốt trong lò kín. B. Xếp củi chặt khít.
C. Thổi hơi nước. D. Thổi không khí khô.
Câu 67: Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch axit HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi
dùng
nhôm ở dạng nào sau đây ?
A. Dạng viên nhỏ. B. Dạng bột mịn, khuấy đều.
C. Dạng tấm mỏng. D. Dạng nhôm dây.
Câu 68: Khi cho một lượng xác định chất phản ứng vào bình để cho phản ứng hoá học xảy ra, tốc độ phản ứng
sẽ
A. không đổi cho đến khi kết thúc. B. tăng dần cho đến khi kết thúc.
C. chậm dần cho đến khi kết thúc. D. tuân theo định luật tác dụng khối lượng.
Câu 69: Nhận định nào dưới đây đúng?
A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
C. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
D. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Câu 70: Chất xúc tác là chất
A. Làm tăng tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng.
B. Làm tăng tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng.
C. Làm giảm tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng.
D. Làm giảm tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng.
Đáp án:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

0 B C B D A A B A A B

1 B A B C C D C B A B

2 C B A D B C D A A B

3 B D A D B B C D C D

4 B C D C D C C C A D

5 A C D B D D A D C C

6 A B A C B D B C A A

Bảo Lộc, ngày 22 tháng 2 năm 2023


TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

Tăng Thị Nhật Minh

You might also like