You are on page 1of 15

CHƯƠNG 1

Câu 1: Trình bày nguyên tắc của phương pháp kết tinh để tách và tinh chế các chất hữu cơ?

- Dựa trên nguyên tắc:

+ các chất khác nhau có độ hòa tan khác nhau trong cùng một dung môi.

+ Dung môi thích hợp được lựa chọn thường là dung môi trong đó độ hòa tan của

chất rắn cần tinh chế tăng khá nhanh theo nhiệt độ.

+ Bằng cách tạo dung dịch bão hòa ở nhiệt độ cao (thường là nhiệt độ sôi của dung

môi) sau đó để nguội dung dịch thu được, chất rắn tinh chế sẽ kết tinh xuống đáy bình (hay

đáy cốc) các chất tạp sẽ ở lại trong dung dịch. Bằng cách kết tinh lại một số lần trong cùng

một dung môi, hoặc trong các dung môi khác nhau, người ta có thể thu được tinh thể chất

cần tinh chế ở dạng khá tinh khiết.

+ Cũng có khi người ta dùng một dung môi có độ hòa tan với tạp chất nhiều hơn để

loại tạp chất khỏi chất rắn cần tinh chế.

Câu 2: Trình bày phương pháp chưng cất phân đoạn để tách và tinh chế các chất hữu cơ.

- Phương pháp này để tách hai hay nhiều chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau tan lẫn

hoàn toàn trong nhau dựa trên nguyên tắc là có sự phân bố khác nhau về thành phần các cấu

tử giữa hai pha lỏng và pha hơi ở trạng thái cân bằng (ở cùng nhiệt độ)

- Nếu hai chất lỏng không tương tác với nhau, có thể biểu diễn sự phụ thuộc của

nhiệt độ sôi của chất lỏng và nhiệt độ ngưng tự của hơi phụ thuộc vào thành phần hỗn hợp

hai chất đó

Câu 3

Đốt cháy 1,5 mg một chất A tạo thành 0,9 mg H2O, 1,76 mg CO2 và 0,224

ml N2 ( quy về điều kiện tiêu chuẩn). Xác định công thức tổng quát của A.

-nH2O=0,05 nCO2=0,04 nN2=0,01=>nN=0,02

-BTKL: mO=1,5- 0.1.1-0,04.12-0,02.14=0,64=>nO=0,04

-nC:nH:nO:nN=0,04:0,1:0,04:0,02= 2:5:2:1

CTTQ: ( C2H5O2N)n
Câu 4: Trong các phản ứng hữu cơ có các loại tác nhân nào? Trình bày về sự hình thành tác nhân
nucleophyl.

- Trong các phản ứng hữu cơ có 3 loại tác nhân là:

+ tác nhân nucleophyl

+ tác nhân electrophyl

+ tác nhân gốc.

-sự hình thành tác nhân nucleophyl là:

Là tác nhân giàu electron (thường là các anion) hay phân tử còn đôi electron không

chia thể hiện tính chất bazo kiểu Lewis. Ví dụ:

Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng tất cả những phân tử có đôi electron không chia có

thể là tác nhân nucleophyl, nhưng đó là điều kiện cần có thể tiến hành phản ứng nucleophyl,

nhưng chưa phải là điều kiện đủ để tiến hành phản ứng, còn phải xét để khả năng nhiệt động

của quá trình

Câu 6

a. Phân biệt đồng phân hình học và đồng phân quang học;

Đồng phân hình học

- Do sự có mặt của liên kết đôi trong anken xuất hiện 1 loại đồng phân lập thể, đó là

đồng phân hình học.

- Đặc điểm của loại đồng phân này là 2 nhóm đính ở 2 cacbon mang nôi đôi ở cùng

về 1 phía hoặc khác phía đối với nối đôi, thực chất là sự cùng phía hay khác phía đối với

mặt phẳng Л của liên kết đôi.

b. Nêu nguyên tắc của một phương pháp tách, tinh chế các chất hữu cơ mà

anh (chị) biết.

4. Cất lôi cuốn theo nước

- Phương pháp này dựa trên nguyên tắc là:

+ khi hai hay nhiều chất lỏng không trộn lẫn với nhau nằm trong một hỗn hợp thì áp

suất chung của chúng bằng tổng áp suất riêng phần p1 + p2 , nghĩa là nó luôn luôn lớn hơn
áp suất riêng phần của từng cấu tử bất kì nào. Do đó nhiệt độ sôi của hỗn hợp sẽ thấp hơn

nhiệt độ sôi của cấu tử sôi thấp nhất.

+ Tỷ lệ hơi cất sang bình ngưng (về số mol) sẽ bằng tỉ lệ áp suất hơi riêng phần của

chúng ở nhiệt độ sôi của hỗn hợp. Nhờ vậy ta có thể tính toán được lượng nước cần thiết để

lôi cuốn hết chất cần tinh chế.

CHƯƠNG 2

Câu 7 Nêu bản chất các loại liên kết ,  trong hợp chất hữu cơ?

-Liên kết xích ma: do 1 cặp electron chung tạo nên và được biểu diễn bằng 1gạch nối giữa 2 nguyên tử,
là liên kết bền.

-Liên kết pi: là liên kết cộng hóa trị được tạo nên khi 2 thùy của obitannguyên tử tham gia xen thùy với 2
thùy của electron khác tham gia liên kết.

Liên kết pi kém bền hơn liên kết xích ma.

CHƯƠNG 3

Câu 8 Trình bày về hiệu ứng liên hợp C trong các hợp chất hữu cơ. Lấy ví dụ minh hoạ

- Hệ liên hợp là hệ các liên kết đơn xen kẽ liên kết đôi; các electron π ở liên kết bội này xen phủ với các
electron π ở liên kết bội khác thì gọi là sự liên hợp π – π.

-Ví dụ: CH2=CH-CH=CH2 hệ liên hợp π – π

Câu 9

Cho biết tính chất, đặc điểm của Hiệu ứng cảm ứng và lấy ví dụ minh họa

tính chất đó.

Đặc điểm của hiệu ứng cảm ứng :

- Hiệu ứng cảm ứng đặc trưng cho sự dịch chuyển các e σ dọc theo chiều dài của liên kết σ

- Hiệu ứng cảm ứng tắt rất nhanh khi mạch σ kéo dài
Câu 10

Hãy phân loại các tác nhân trong phản ứng hữu cơ. Nêu sự hình thành một trong các tác nhân đó.

-Phân loại:

+Tác nhân gốc tự do(R)

+Tác nhân nucleophile(Nu-)

+Tác nhân electropil(E)

Câu 11

Trình bày nội dung thuyết Axit- bazơ theo Bronsted. Lấy ví dụ

Axit là những chất có khả năng cho H+ (proton).

- Bazơ là những chất có khả năng nhận H+ (proton).

- Ví dụ: CH3COOH + H2O ⇔ CH3COO- + H3O+ (1)

NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH- (2)

CHƯƠNG 4

Câu 12

Cho n-butan phản ứng với Cl2 theo tỉ lệ 1:1 có chiếu sáng thu được hỗn

hợp A và hỗn hợp khí B. Để hấp thụ hết khí HCl trong B vừa đủ 1,6l dung dịch

NaOH 1,25M.

a. Viết phương trình phản ứng thế của n-butan với Cl2 theo tỉ lệ 1:1;

b. Tính khối lượng hỗn hợp A;

c. Sản phẩm chính trong phản ứng thế ở trên chiếm 72,72% khối lượng

hỗn hợp A. Tính khối lượng của sản phẩm chính và phụ.
Câu 13

Người ta chuyển hóa 100g CH4 thành CH3Cl với hiệu suất 40%. Số metyl clorua này cho tác dụng với
natri để thu etan (hiệu suất phản ứng 50%). Brom hóa etan thu được 60% Brometan. Hỏi lượng
Brometan thu được là bao nhiêu?

2CH4 -> 2CH3Cl -> C2H6 -> C2H5Br

6,25.........................................3,125

mC2H5Br = 3,125.109.40%.50%.60%=40,875 g

Câu 15: Hãy trình bày tối thiểu ba phương pháp điều chế n- butan trong phòng thí nghiệm.

Cách 1:

n-C4H9COONa + NaOH --> n-C4H10 + Na2CO3 ( xúc tác CaO, nhiệt độ)

Cách 2:

2C2H5Cl + Na ----> n-C4H10 + 2NaCl ( cần nhiệt độ)

Cách 3

2C2H2 ----> C4H4 (xúc tác CuCl, NH4Cl, nhiệt)

C4H4 +2H2---> n-C4H10 ( nhiệt, xúc tác Ni)

CHƯƠNG 6
Câu 24

a) So sánh nhiệt độ sôi của 2-propanol, propanon và 2-metylpropen. Giải

thích.

- 2-propanol(82)>propanol(56)>2-metylpropen(-7)

- 2-propanol tạo được liên kết hidro liên phân tử nên có nhiệt độ sôi cao.

- Propanon(C3H6O) không tạo được liên kết hidro liên phân tử nhưng do sự phân cực liên kết CO nên có
nhiệt độ sôi trung bình.

- 2-metylpropen không tạo được liên kết hidro liên phân tử, không phân cực nên có nhiệt độ sôi thấp
nhất.

b) So sánh tính axit của ancol và phenol. Nêu phản ứng chứng minh và giải

thích.

- Phenol là axit yếu, hằng số axit Ka=1,10^-10, phenol bị trung hòa (tạo muối) bởikiềm mạnh.
C6H5OH + NaOH -> C6H5Ona + H2O

-Ancol có tính axit yếu hơn phenol hàng triệu lần: Ka=10^-16 – 10^-19, vì vậy ancol không thể trung hòa
bằng NaOH.

-Tính axit của phenol yếu hơn so với các axit vô cơ, hữu cơ, lớn hơn so với H2O, ancol:

HCl > RCOOH > H2CO3 > C6H5OH > H2O > ROH.

Câu 28

Nêu khái niệm Ancol, Phenol và trình bày 4 phương pháp điều chế

monoancol no, viết phản ứng minh họa.

-Ancol là hợp chất có nhóm hydroxyl (OH) liên kết trực tiếp với nguyên tửcacbon no.

- Phenol là một hợp chất hữu cơ thơm có công thức phân tử là C6H5OH.Phân tử bao gồm một nhóm
phenyl (−C6H5) liên kết với một nhóm hydroxyl (-OH).

- 4 pp điều chế:

+ Hydrat hóa anken, phản ứng dùng xúc tác axit H2SO4:
+ Thủy phân dẫn xuất halogen RX:

+ Khử andehit, xeton hoặc ete vòng:

+ Tác dụng hợp chất cơ magie (tác nhân Grignard) với andehit, xeton hoặc etevòng : (Với andehit formic,
tạo ancol bậc 1):

Câu 29

a. Giải thích ancol có 2,3 C tan vô hạn trong nước, tính tan giảm khi tăng

số C.

-Khi tăng gốc hidrocacbon, tính háo nước giảm, tính kị nước tăng, nghĩa là tínhtan trong nước giảm, tính
tan trong hidrocacbon tăng.

b. So sánh nhiệt độ sôi của các chất sau: pentan; 1-pentanol; 1-clopentan

pentan< 1-clopentan<1-pentanol
Do giữa các phân tử 1-pentanol có liên kết hidro, 1-clopentan có tương tác lưỡngcực-lưỡng cực.

CHƯƠNG 7

Câu 34

a) Xác định nhóm chức của anđehit và xeton, tại sao gọi là hợp chất oxo?

Nhóm chức andehit: Nhóm −CH=O

- Nhóm chức xeton: Nhóm -C=O-

- Thuật ngữ oxo dùng để chỉ một nhóm chức có chứa một nguyên tử oxy.Nói chung, các nhóm oxo
có thể được quan sát thấy trong các hợp chất cacbonyl nơi một nguyên tử oxy liên kết với một
nguyên tử cacbon thông qua một liên kết đôi. Đây là một nhóm chức năng và chúng ta có thể viết
tắt nó là “= O”.

- Liên kết C = O trong nhóm oxo là một liên kết có cực, và độ âm điện lớn của nguyên tử oxy khiến
nó hút các electron liên kết về phía mình, làm cho nguyên tử cacbon mang điện tích dương nhẹ. Do
đó, các nguyêntử cacbon được gắn vào nhóm oxo trở thành một electrophin.

b) Phân loại anđehit và xeton. Nêu sự giống và khác nhau giữa anđehit và

xeton về cấu trúc.

Câu 35

Từ etan và các chất vô cơ thích hợp tổng hợp ra các chất sau:

a) CH3CHO;

b) CH3COCH3;

c) 2-butanon;

d) 2-metylpropanol.
CHƯƠNG 8

Câu 36

Nêu khái niệm và phân loại axit cacboxylic. Trình bày 4 phương pháp điều

chế axit cacboxylic mà anh(chị) biết.

.- Axit cacboxylic là dẫn xuất của hydrocacbon có chứa nhóm cacboxyl –COOH.

- Phân loại:

+ Theo số nhóm chức:

• Nếu trong phân tử có 1 nhóm cacboxyl thì có axit cacboxylic đơn chức haymonocacboxylic.

• Nếu trong phân tử có 2 nhóm cacboxyl thì có axit dicacboxylic

+ Tùy theo mạch cacbon có chứa liên kết đôi hay không mà có axit nohoặc không no.

• Axit mạch thẳng gọi là axit béo như axit béo cao: palmitic, stearic.

• Axit mạch thẳng chứa liên kết đôi gọi là axit không no như axit oleic

- Phương pháp điều chế:

+ Thủy phân hợp chất nitrilo:

+ Thủy phân este, cloanhydric hoặc amit của axit:

+ Oxy hóa các hợp chất hữu cơ khác nhau như ancol, andehit, xeton, anken:

+ Tác dụng của hợp chất cơ kim với dioxyt cacbon:


CHƯƠNG 9

Câu 40

a. Nguyên nhân gây ra tính bazơ của amin.

b. So sánh nhiệt độ sôi của: n-butylamin; dietylamin; etyldimetylamin. Giải

thích.

Câu 45

a) Nêu khái niệm Amin, phân biệt amin bậc 1, bậc 2 và bậc 3. Lấy các ví dụ

minh họa.

Amin là những chất thu được do thay thế nguyên tử hydro trong amoniacbằng gốc hydrocacbon. Tùy
thuộc số nguyên tử hydro trong NH3 bị thay thếmà ta có các bậc amin khác nhau.
b) So sánh tính chất vật lý của amin thẳng và amin thơm.

Amin thẳng:

+ Metylamin, dimetylamin, trimetylamin là những chất khí. Những amin cóphân tử lượng nhỏ còn lại
là những chất lỏng có mùi đặc trưng củaamoniac.

+ Những amin phân tử lượng lớn là chất rắn, không tan trong nước vàkhông có mùi. Nhiệt độ nóng chảy
của amin bậc 1 tương đối thấp so vớiancol tương ứng.

+ Tương tự amoniac, các phân tử thấp tan được nước tạo dd môi trườngkiềm. Amin có phân tử lượng
càng lớn thì càng khó tan trong nước.

-Amin thơm:

+ Là những chất lỏng hoặc rắn, không màu, dễ bị oxy hóa ngoài không khíthành màu vàng nhạt cho đến
nâu, sôi ở nhiệt độ cao, có mùi đặc trưng, rấtđộc đối với máu và thần kinh, ít tan trong nước, có tỷ trọng
xấp xỉ bằng 1.

CHƯƠNG 10

Câu 47

Nêu khái niệm aminoaxit. Nêu phương pháp điều chế -aminoaxit, lấy ví

dụ minh hoạ.

-Aminoaxit hay axitamin là những hợp chất mà trong phân tử của chúng cóchứa đồng thời cả nhóm
amino – NH2 và nhóm chức cacboxyl –COOH. Số lượng2 loại nhóm này có thể là 1 hoặc hơn.

-Phương pháp điều chế:


c. Từ este có chứa nguyên tử hydro linh động như este malonic, este axetoaxetat etyl…

CHƯƠNG 12

Câu 49: Nêu khái niệm chung về hợp chất dị vòng? Phân loại hợp chất dị vòng 5 cạnh, lấy ví dụ minh họa.

-Khái niệm: Hợp chất dị vòng là những hợp chất mà trong phân tử có chứanhững vòng được tạo bởi
không những nguyên tử cacbon mà còn từ nhữngnguyên tử khác.
-Phân loại:

1. Hợp chất dị vòng 5 cạnh có 1 dị tố

2. Hợp chất dị vòng 5 cạnh có 2 dị tố

3. Hợp chất dị vòng 5 cạnh có 3 dị tố trở lên

Câu 50 :Nêu đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học của Furan

Đặc điểm cấu tạo: các nguyên tử trong furan được đánh số như sau:

- TCHH:

+ Furan mặc dù là hợp chất không no nhưng rất khó tham gia phản ứng cộng.Furan có thể khử thành
tetrahydro furan bằng hydro có Ni hoặc oxyt paladi làmxúc tác.

+ Tính chất quan trọng nhất của furan là tính thơm, giống benzen, đó là phản ứngthế dễ dàng vào nhân
thơm mà chủ yếu ở 2 vị trí α và α’ cùng một lúc.

- VD: khi brom hóa furan thu được α,α’-dibrom furan (2,5-dibromfuran)
+ Khi oxy hóa, furan bị phá vòng và cho axit malic:

+ Dưới tác dụng của NH3, có xúc tác là Al2O3 ở 450oC, furan chuyển hóa thànhpyrol. Nếu thay NH3
bằng H2S thì thu được thiofen:

Câu 51: Trình bày cấu tạo và tính chất của hợp chất dị vòng 6 cạnh: Pyridin

- Cấu tạo: pyridin tương tự như benzen. Nhóm CH của benzen được thay thếbằng nguyên tử nito. Cặp
điện tử không liên kết của N chiếm một obitonsp^2 và thẳng hóc với hệ thống điện tử pi của vòng

.- Tính chất:

+ Có hệ thống liên hợp giống benzen nên có tính chất của hidrocacbonthơm.

+ Có tính Bazo

+ Là chất lỏng không màu, rất bền, sôi ở 115-116, có mùi hôi đặc trưng.
Câu 53: Khái niệm về thuốc nhuộm. So sánh thuốc nhuộm trực tiếp và hoàn nguyên.

Khái niệm: Thuốc nhuộm là ion hay phân tử phân cực mạnh chứa hệthống nối đôi liên hợp (nhóm chức
C=C ; N=N ; C=O.... nhóm cromopho), trong 2 đầu phân tử hay ion phải có 2 nhóm hút và đẩy điện tử để
gây nên sự chuyển dịch điện tử trong phân tử.

You might also like