You are on page 1of 24

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


KHOA HÓA HỌC
--------

QUYỂN BÁO CÁO

ĐỀ TÀI:

NĂNG LƯỢNG HYDRO

Mentor: Trần Thị Thúy Kiều


Nhóm 32 – Thất tinh hội tụ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến khoa Hóa học, trường Đại
học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM đã tạo cơ hội để chúng em tiếp cận với bộ
môn giới thiệu ngành này. Xin gửi lời cảm ơn đến khoa đã sắp xếp cơ sở vật chất
phù hợp, thời gian hợp lý tạo môi trường học tập tốt nhất cho chúng em. Cùng với
đó, chúng em bày tỏ lòng biết ơn đến khoa vì đã huy động đội ngũ giảng viên đông
đảo để hỗ trợ chúng em trong suốt quá trình thực hiện bài báo cáo.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Trương Lâm Sơn Hải, cô Nguyễn Thị
Thanh Mai, thầy Nguyễn Quốc Chính, thầy Phạm Hoàng Quân, cô Nguyễn Tuyết
Phương, thầy Nguyễn Triều Trung đã dìu dắt và khơi dậy nguồn cảm hứng từ những
kinh nghiệm quý báu của các thầy cô. Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng
dẫn, những kiến thức chuyên môn đa dạng của các thầy cô đã truyền đạt lại, những
điều này đã giúp chúng em hoàn thành thành công bài báo cáo. Sự giúp đỡ của các
thầy cô đã thực sự cải thiện hành trình học tập và nghiên cứu của chúng em.

Ngoài ra, chúng em vô cùng cảm kích vì đã có cơ hội đặc biệt được làm việc
trực tiếp với Cô Trần Thị Thúy Kiều cùng với sự quan tâm của Cô trong việc giám
sát chặt chẽ báo cáo của chúng em. Những hướng dẫn sâu sắc của Cô không chỉ
giúp chúng em hiểu rõ hơn về dự án nghiên cứu khoa học mà còn khuyến khích
chúng em vượt qua những thách thức khác nhau gặp phải trong suốt quá trình học
tập.

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến nhóm 32 – Thất tinh hội tụ đã cùng nhau cố
gắng, dìu dắt nhau vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu dự án. Xin
cảm ơn vì sự hỗ trợ tận tình và động viên không ngừng của các bạn. Được làm việc
cùng với những cá nhân tài năng như vậy càng khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu
khoa học của chính mỗi người trong chúng ta và truyền cho mỗi người nguồn năng
lượng nhiệt huyết hơn.

i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH ẢNH.........................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................iv
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................v
1. BỐI CẢNH NĂNG LƯỢNG HYDRO..................................................................1
1.1. Năng lượng không tái tạo.................................................................................1
1.2. Năng lượng tái tạo............................................................................................3
2. TÍNH CHẤT CỦA HYDRO...................................................................................4
2.1. Tính chất vật lý.................................................................................................4
2.2. Tính cháy..........................................................................................................4
2.3. Mật độ năng lượng của hydro...........................................................................6
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT HYDRO HIỆN NAY...................................8
3.1. Công nghệ Reforming/Khí hóa khí thiên nhiên................................................8
3.2. Công nghệ khí hóa than..................................................................................10
3.3. Công nghệ điện phân nước.............................................................................10
3.4. Phân loại Hydro..............................................................................................11
4. ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG HYDRO..............................................................14
4.1. Pin nhiên liệu hydro........................................................................................14
4.1.1. Nguyên lý hoạt động...................................................................................14
4.1.2. Giao thông vận tải.......................................................................................15
4.1.3. Lưu trữ năng lượng......................................................................................17
4.2. Hydro được sử dụng làm nhiên liệu (chất đốt)...............................................17
4.2.1. Nhiên liệu động cơ tên lửa.......................................................................18
4.2.2. Tua bin đốt hydro.....................................................................................18

ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hiệu ứng nhà kính......................................................................................1
Hình 1.2. Năng lượng tái tạo......................................................................................3
Hình 2.1. Ngọn lửa hydro...........................................................................................5
Hình 2.2. Tính cháy của hydro...................................................................................6
Hình 2.3. Mật độ năng lượng hydro...........................................................................7
Hình 2.4. Mật độ năng lượng metan...........................................................................7
Hình 2.5. Phương pháp hóa lỏng hydro.....................................................................8
Hình 3.1. Nhà máy sản xuất hydro bằng phương pháp SMR.....................................9
Hình 3.2. Nhà máy sản xuất hydro bằng công nghệ khí hoá than............................10
Hình 3.3. Nhà máy sản xuất hydro bằng công nghệ điện phân nước.......................11
Hình 3.4. Các loại năng lượng hydro hiện nay........................................................12
Hình 3.5. Phân biệt màu hydro từ các phương pháp sản xuất.................................13
Hình 4.1. Nguyên lý hoạt động của PEMFC............................................................14
Hình 4.2. Cấu tạo của xe sử dụng pin nhiên liệu hydro...........................................15
Hình 4.3. Tàu Alstom Coradia iLint.........................................................................16
Hình 4.4. Tàu Energy Observer................................................................................16
Hình 4.5. Hệ thống H2One tại ga Musashi-Mizonokuchi........................................17
Hình 4.7. Bể chứa hydro tại trung tâm vũ trụ Kenedy.............................................18
Hình 4.8. Tuabin khí chạy bằng hydro đầu tiên trên thế giới...................................19

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
Thu giữ và lưu trữ
CCS Carbon Capture and Storage
Cacbon
Pin nhiên liệu màng điện
PEMFC Polymer electrolyte membrane fuel cells
phân polymer
Reforming metan bằng
SMR Steam - Methane Reforming
hơi nước

iii
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, công nghệ kĩ thuật trên thế giới ngày càng phát
triển. Đó là cơ hội để chúng ta tiếp cận với những nguồn năng lượng sạch, những kĩ
thuật tiên tiến từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Và năng lượng hydro là một
nguồn năng lượng sạch chúng ta đã và đang nghiên cứu, bởi lẽ đây là một nguồn
năng lượng có nhiều ưu điểm mà nếu tận dụng thành công, ta có thể thay thế năng
lượng hóa thạch thành năng lượng hydro để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực
ảnh hưởng đến môi trường.

Thông qua bài báo cáo này, chúng em hứa hẹn sẽ mang đến những phần kiến
thức thú vị về năng lượng sạch, năng lượng tái tạo nói chung cũng như năng lượng
hydro nói riêng.

Để hiểu rõ hơn về chủ đề năng lượng hydro, chúng em đã biên soạn thành 4
phần chính:

 Bối cảnh năng lượng


 Tính chất hydro
 Các phương pháp sản xuất hydro
 Ứng dụng năng lượng hydro

Vì lượng kiến thức và trình độ chuyên môn có hạn nên tài liệu không tránh
khỏi những sai sót, nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý, phản hồi tích cực
từ thầy cô và các bạn.

NHÓM 32 – THẤT TINH HỘI TỤ

iv
1. BỐI CẢNH NĂNG LƯỢNG HYDRO.

1.1. Năng lượng không tái tạo.

Năng lượng hóa thạch: Năng lượng từ các nguồn hóa thạch như dầu mỏ, than
đá và khí tự nhiên chiếm một phần lớn nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu. Các
loại năng lượng này được sử dụng trong việc sản xuất điện, vận chuyển và sử dụng
trong các ngành công nghiệp khác.

Báo cáo của Viện Năng lượng Anh cho thấy nhiên liệu hóa thạch chiếm 82%
tổng mức tiêu thụ năng lượng của thế giới năm 2022 và vẫn sẽ tăng theo từng năm
[1]. Các nguồn năng lượng hóa thạch chính bao gồm than đá, dầu mỏ, khí đốt và các
năng lượng trên đều là năng lượng hữu hạn, một điều rất đáng để chúng ta lưu tâm
nếu con người cứ tiếp tục sử dụng loại năng lượng này.

Sử dụng năng lượng hóa thạch sẽ gây ra biến đổi khí hậu và ô nhiễm không
khí, môi trường và ảnh hưởng đến con người:

 Tăng nhiệt độ toàn cầu: Việc sử dụng than đá và các nguồn năng lượng hóa
thạch như dầu mỏ, khí đốt sẽ tạo ra một lượng lớn khí nhà kính, mang lại nhiều hệ
quả xấu cho môi trường. Cụ thế như, quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ tạo ra
một lượng lớn khí CO 2 và các chất gây ô nhiễm CH 4, NO 2 , SO 2, CFC, bụi mịn, các
kim loại nặng,... góp phần làm tăng nhiệt độ toàn cầu là nguyên nhân gây ra hiệu
ứng nhà kính, băng tan ở Bắc Cực.

Hình 1.1. Hiệu ứng nhà kính

1
 Biến đổi thời tiết: Gây ra biến đổi thời tiết đột ngột, tăng cường cảnh báo về
sự cần thiết của việc chuyển đổi sang nguồn năng lượng tái tạo. Các chất như NO 2
và SO2 là nguyên nhân chính gây nên mưa axit gây nên phá hoại mùa màng và các
công trình xây dựng.

Trong quá trình khai thác và xử lý, phân phối than đá sẽ ảnh hưởng tiêu cực rất
lớn đến hệ sinh thái tự nhiên và môi trường xung quanh. Quá trình khai thác than
đá, dù bằng nhiều phương pháp khác nhau như lộ thiên hay phương pháp hầm lò
đều tác động xấu đến tài nguyên đất và nước. Đặc điểm của 2 cách khai thác than đá
này:

 Khai thác lộ thiên: Hủy hoại toàn bộ thảm thực vật, lớp đất mặt gây xói mòn
đất, mất nơi cư ngụ của nhiều nguồn sinh vật có ích.
 Khai thác than hầm lò: Khai thác bằng phương pháp này sẽ gây nên hiện
tượng lún đất, ô nhiễm nguồn nước,...

Hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta hiện nay góp phần vào phát triển nhiệt
điện. Mà điện là nguồn năng lượng mà con người sử dụng nhiều trong cuộc sống
hiện nay. Do đó việc khai thác dầu khí ngày càng bị lạm dụng. Khai thác dầu khí sẽ
tạo ra các vấn đề ô nhiễm như ô nhiễm không khí, nước, dầu loang, sự cố tràn dầu,
gây lún đất,... hoặc nghiêm trọng hơn việc tranh giành khai thác dầu khí còn có thể
xảy ra xung đột giữa các quốc gia với nhau.

Ngoài tác động đến môi trường, khai thác nguồn năng lượng hóa thạch cũng
ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Ô nhiễm không khí do than là
nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch và đường hô hấp. Người thường xuyên
tiếp xúc với bụi than sẽ bị mắc bệnh phổi đen hay còn gọi là bệnh bụi phổi, đây là
một chứng bệnh đến nay vẫn chưa có cách điều trị triệt để. Do đó, việc tăng cường
sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và phát triển các công nghệ mới để tận dụng năng
lượng một cách triệt để là một phần quan trọng của bước chuyển đổi năng lượng
toàn cầu.

Các nguồn năng lượng hóa thạch chính bao gồm than đá, dầu mỏ, khí đốt và
các năng lượng trên đều là năng lượng hữu hạn, một điều rất đáng để chúng ta lưu

2
tâm nếu con người cứ tiếp tục sử dụng loại năng lượng này. Vì vậy chúng ta có giải
pháp mới là dùng nguồn năng lượng tái tạo [2].

1.2. Năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn
năng lượng liên tục vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, hydro, oxy, thủy
triều, sóng và địa nhiệt.

Hình 1.2. Năng lượng tái tạo


So với năng lượng được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch thì năng lượng tái tạo có
nhiều lợi ích hơn rất nhiều, có thể kể đến như:

 Là nguồn năng lượng sạch hoàn toàn, thân thiện với thiên nhiên và hạn chế
tối đa ô nhiễm đến môi trường, ngoài ra chúng còn là nguồn năng lượng vô tận nên
con người có thể tận dụng được ưu điểm này mà phát triển các nguồn năng lượng
tái tạo làm nhiên liệu chính thay các nhiên liệu như than, khí đốt,... trong tương lai.
 Năng lượng tái tạo cũng rất phong phú và đa dạng như gió, mặt trời, thủy
triều, hydro... chúng có tiềm năng cạnh tranh với năng lượng hóa thạch trong tương
lai.
 Năng lượng tái tạo có độ bền cao, khi sử dụng sẽ giúp tiết kiệm điện năng
cho hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà máy,...

Các nguồn năng lượng tái tạo sẽ là nguồn năng lượng chính của thế giới trong
vòng hai thập niên tới và đang tạo dựng chỗ đứng trong hệ thống năng lượng toàn

3
cầu nhanh hơn bất kỳ nhiên liệu nào trong lịch sử. Từ đó, khuyến khích sự đổi mới
là thách thức sự đổi mới và phát triển công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng tái
tạo. Ngoài ra, còn tạo ra các cơ hội việc làm mới trong lĩnh vực phát triển năng
lượng xanh và công nghiệp tái tạo.

Tóm lại, năng lượng xanh đang là hướng đi mới để giảm thiểu sự ảnh hưởng
của năng lượng hóa thạch đối với toàn cầu. Và trong các nguồn năng lượng xanh,
năng lượng hydro đang là một nguồn năng lượng mới, hướng đi mới mà con người
chúng ta đang đầu tư vào trong nhiều lĩnh vực.

2. TÍNH CHẤT CỦA HYDRO

2.1. Tính chất vật lý

Hydro là nguyên tố có số electron là 1, thấp nhất trong tất cả các loại khí có
mặt ở hiện tại. Đây là chất khí không màu, không mùi, không vị và đặc biệt là
không độc hại. Khí hydro đã và đang được coi là nhiên liệu sạch của tương lai, được
tạo ra bởi nước và chuyển thành nước khi bị oxy hóa. Nó có mặt trong tất cả các
phân tử của sinh vật sống và cũng có trong nước. Khí hydro luôn luôn liên kết với
các nguyên tử cacbon và oxy cùng với đó nó cũng là nguyên tố phong phú nhất
trong vũ trụ.

Khí hydro có trong khí quyển với thể tích một phần triệu. Nó có thể sản xuất
an toàn từ các nguồn khác nhau và được coi là nhiên liệu vận chuyển trong tương
lai thay vì dầu mỏ như hiện tại. Lần đầu tiên vào thế kỷ 16, khí hydro được sản xuất
nhân tạo. Sự khác biệt giữa các khí hydro được tạo ra bởi spin tương đối của hạt
nhân, khí hydro hiện diện trong hai đồng phân spin không giống nhau của các phân
tử hydro diatomic. Khí hydro bao gồm 75% orthohydrogen và 25% còn lại là
parahydrogen ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn.

Hydro rắn, hydro lỏng và hydro khí là ba trạng thái hydro khác nhau. Khí
hydro có nhiệt độ sôi là -252,8 oC và nhiệt độ nóng chảy là -259,14 oC. Vì hydro
bao gồm một electron và một proton nên nó là nguyên tố nhỏ nhất có mặt ở hiện tại,
đồng thời là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố có trong bảng tuần hoàn [5].

4
2.2. Tính cháy

Hydro là chất hóa học mà nguyên tử chỉ có một electron. Do đó, nó có thể kết
hợp nhanh chóng với các nguyên tố khác để tạo thành hợp chất hoàn toàn mới.
Hydro thường tồn tại ở dạng khí ở trong tự nhiên, được tạo bởi liên kết H-H khá
yếu. Nhờ vào sự liên kết yếu của mình, hydro dễ dàng bị oxy hóa khi gặp nguyên tố
oxy. Do đó, hydro rất dễ bốc cháy. Chính vì khi cháy khí hydro sinh ra lượng nhiệt
lớn hơn gấp nhiều lần so với các nguyên liệu khác như: xăng, dầu nên khí hydro
được sử dụng làm nhiên liệu chính cho nhiều động cơ như: động cơ xe ô tô, tên lửa,
máy bay… Đây là nguồn nguyên liệu quý giá mà con người đang tìm kiếm để thay
thế cho xăng, dầu. Ngoài ra, khí hydro còn duy trì được sự cháy, là loại khí rất nhẹ
nên thường được sử dụng làm nguyên liệu để bơm vào quả khinh khí cầu, bóng
thám hiểm [6].

Hình 2.1. Ngọn lửa hydro


Quá trình cháy của hydro với oxy để tạo thành hợp chất mới: nước (H2O) và
sinh ra nguồn năng lượng nhiệt vô cùng lớn. Đó chính là lý do để con người sử
dụng vào làm nguyên liệu cho con tàu vũ trụ có thể phóng thành công ra bên ngoài
không gian của Trái Đất. Tuy có nhiều ưu điểm về tính cháy là vậy nhưng khí hydro
vẫn có một số nhược điểm nhất điểm nhất định, có thể kể đến như nó dễ cháy hơn
khí đốt tự nhiên và ngọn lửa gần như vô hình nên ta cần có các cảm biến đặc biệt để
có thể nhận biết chúng. Khi bảo quản những bình chứa khí hydro, bình khí hydro
5
cần phải cho vào kho chứa chuyên dụng hoặc để ở những nơi râm mát. Nếu bắt
buộc phải để các bình khí ngoài trời, đòi hỏi chúng ta phải có những phương tiện
bảo vệ để che nắng, mưa. Tránh để những bình khí hydro này chịu ảnh hưởng môi
trường như hấp thụ mức nhiệt cao làm tăng áp suất của bình và gây nổ. Và đặc biệt
là nên cách xa các nguồn nhiệt. Khi bảo quản trong kho hay khi vận chuyển thì
không để lẫn những bình khí hydro chung với dầu, mỡ hay các chất dễ cháy nổ
khác. Đèn chiếu sáng trong kho chứa bình khí hydro phải là loại đèn chuyên dụng
để phòng và chống nổ. Đảm bảo an toàn cho quá trình lưu trữ và sử dụng [7].

Hình 2.2. Tính cháy của hydro


Hydro có tốc độ cháy của hydro là 3500m/s và nhiệt độ 3100 oC khi mật độ
chỉ còn 4%. Hydro phản ứng cực mạnh với clo và flo, tạo thành các axit hydrohalic,
có thể gây tổn thương cho phổi và các bộ phận khác của cơ thể.

Vì vậy để đảm sức khỏe cho bản thân và cộng đồng, không nên sử dụng hydro
để bơm bong bóng hoặc cổng hơi vì dễ xảy ra tình trạng cháy nổ. Chúng ta nên sử
dụng khí heli thay thế để an toàn hơn [8].

2.3. Mật độ năng lượng của hydro

Cho dù đã được chứng minh là giúp giảm thiểu phát thải CO2, việc chuyển đổi
sang sử dụng khí hydro làm nhiên liệu cho tuabin khí vẫn phải đối mặt với những
thách thức và khó khăn do sự khác biệt giữa hydro và các loại nhiên liệu
hydrocacbon truyền thống.

6
Mật độ theo khối lượng của hydro xấp xỉ 143 MJ/kg. Tính theo khối lượng,
hydro có mật độ năng lượng cao gấp hơn 2 lần khí metan. Tuy nhiên, tính theo thể
tích, hydro lại có mật độ năng lượng thấp hơn 3 lần khí metan. Điều đó có nghĩa là
cần một thể tích khí hydro lớn gấp 3 lần thể tích khí metan để cung cấp cùng một
nhiệt lượng (năng lượng) đầu vào cho tuabin khí. Do đó, để vận hành tuabin khí sử
dụng 100% hydro, đòi hỏi một hệ thống đường dẫn nhiên liệu được thiết kế phù hợp
với lưu lượng khối lượng khí hydro cần thiết [9].

Hình 2.3. Mật độ năng lượng hydro

Hình 2.4. Mật độ năng lượng metan

7
Mật độ năng lượng hydro theo thể tích khá thấp nên ta cần thay đổi trạng thái
khí của hydro để đạt hiệu quả cao hơn. Có thể kể đến các phương pháp như hóa
lỏng hydro. Lợi ích của quá trình hóa lỏng là mật độ tăng lên 71 kg/m3 ở dạng lỏng.
Khí hydro được hóa lỏng bằng cách làm lạnh nó xuống dưới -253°C (-423°F). Sau
khi hóa lỏng, nó có thể được lưu trữ trong các bể cách nhiệt, kể cả các tàu chở dầu
cũng có thể vận chuyển một cách dễ dàng.

Hoặc nén khí hydro và lưu trữ trong bình áp suất cao. Cách tiếp cận này cho
phép lưu trữ một lượng lớn hydro với thể tích tương đối nhỏ. Tuy nhiên, quá trình
nén đòi hỏi tiêu tốn nhiều năng lượng [10].

3. CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT HYDRO HIỆN NAY


3.1. Công nghệ Reforming/Khí hóa khí thiên nhiên
*Tại sao thường dùng khí tự nhiên Metan (C H 4) trong sản xuất Hydro?
4×1
Hàm lượng hydro trong metan (C H 4): H %= ×100 %=25 %
16 ❑

8× 1
Hàm lượng hydro trong propan (C 3 H 8): H %= ×100 %=18.18 %
44 ❑

10 × 1
Hàm lượng hydro trong butan (C 4 H 10): H %= ×100 %=17.24 %
58 ❑

Từ đó ta thấy sản xuất hydro bằng khí metan cho nhiều hydro hơn so với các khí tự
nhiên khác.
Nguyên lý: Reforming hơi nước - metan là một quy trình sản xuất mà trong đó hơi
nước ở nhiệt độ cao (700°C - 1000°C) được sử dụng để sản xuất hydro từ nguồn khí
metan. Trong reforming hơi nước - metan, khí metan phản ứng với hơi nước dưới
áp suất 3 - 25 bar với sự có mặt của chất xúc tác để tạo ra hydro, carbon monoxide
và một lượng carbon dioxide tương đối nhỏ. Quá trình tái sinh hơi nước là quá trình
thu nhiệt - tức là nhiệt phải được cung cấp cho quá trình để phản ứng diễn ra. Sau
đó, trong “phản ứng dịch chuyển nước - khí”, carbon monoxide và hơi nước được
phản ứng bằng cách sử dụng chất xúc tác để tạo ra carbon dioxide và nhiều hydro
hơn. Cuối cùng đến bước “hấp phụ dao động áp suất”, carbon dioxide và các tạp
chất khác được loại bỏ khỏi dòng khí, để lại hydro tinh khiết. Reforming hơi nước
cũng có thể được sử dụng để sản xuất hydro từ các loại nhiên liệu khác (chẳng hạn
như ethanol, propan, hoặc thậm chí là xăng).

Phản ứng reforming hơi nước - metan: C H 4 + H 2 O t→° CO+3 H 2 (SMR)

Phản ứng dịch chuyển nước - khí: CO+ H 2 O t→° C O2+ H 2 (lượng nhiệt nhỏ)

8
Hình 3.1. Nhà máy sản xuất hydro bằng phương pháp SMR
Ưu điểm: có chi phí thấp nhất, hiệu suất phản ứng cao nhất nên được ứng dụng phổ
biến nhất.
Nhược điểm: tạo sản phẩm phụ có chứa khí độc CO và CO2 gây ra hiệu ứng nhà
kính, phụ thuộc nhiều vào nguồn khí tự nhiên đòi hỏi nguồn cung cấp khí tự nhiên
ổn định và phong phú để hoạt động hiệu quả. Sự thiếu hụt hoặc biến động trong
nguồn cung cấp có thể tạo ra khó khăn và ảnh hưởng đến sự ổn định của quá trình
reforming, phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch do phản ứng cần một lượng nhiệt cao
mà thông thường năng lượng này được cung cấp bằng cách đốt các nguyên liệu hóa
thạch như dầu mỏ hoặc than đá [11].
3.2. Công nghệ khí hóa than

Hình 3.2. Nhà máy sản xuất hydro bằng công nghệ khí hoá than

9
Nguyên lý: Hiện nay, khí hóa than cung cấp khoảng 18% tổng lượng hydro trên thế
giới và là phương pháp sản xuất hydro lớn thứ hai và tiết kiệm chi phí nhất. Hydro
được tạo ra từ phương pháp khí hóa than sẽ qua các bước sau: Đầu tiên thông qua
quá trình khí hóa, than sẽ biến thành khí tổng hợp rất nóng (Syngas) ở nhiệt độ
khoảng 1800 oC, là hỗn hợp của carbon monoxide, hydro và carbon dioxide cùng
với các loại khí vi lượng khác như sulfur dioxide và các hạt vật chất. Ở giai đoạn
tiếp theo, khí tổng hợp được làm mát và làm sạch để loại bỏ các khí và hạt dạng vết.
Trong quá trình này, lưu huỳnh, thủy ngân, chất dạng hạt và các chất ô nhiễm khác
được loại bỏ. Sau đó khí tổng hợp đã được làm sạch sẽ chuyển sang thiết bị phản
ứng chuyển dịch. Thông qua phản ứng dịch chuyển, CO được chuyển thành CO 2 và
sau đó dòng sản phẩm chủ yếu là H2 và CO 2. Cuối cùng, CO 2 và H2 được tách thành
hai dòng. Nếu nhà máy được trang bị công nghệ Carbon Capture and Storage
(CCS), C O2 sẽ được thu giữ, lưu trữ và sử dụng.
Ưu điểm: than là một nguồn năng lượng dồi dào trên toàn cầu và rẻ tiền.
Nhược điểm: có thể tạo ra các khí thải như C O2, CO, SO2, NOx và các chất gây ô
nhiễm khác [12].
3.3. Công nghệ điện phân nước
Nguyên lý: Bằng cách dùng dòng điện để tách nước thành khí H2 và O2. Quá trình
gồm hai phản ứng xảy ra ở hai điện cực và H2 được sinh ra ở điện cực âm và O2
được sinh ra ở điện cực dương:
2H2O + Điện năng → 2H2 + O2

Hình 3.3. Nhà máy sản xuất hydro bằng công nghệ điện phân nước

10
Hiện nay có 3 công nghệ điện phân phổ biến gồm:
 Công nghệ điện phân thông thường được tiến hành với chất điện phân là
nước hay dung dịch kiềm. Hai phần điện cực âm và điện cực dương được
tách riêng bởi màng ngăn ion để tránh hòa lẫn hai khí sinh ra.
 Công nghệ điện phân nước ở nhiệt độ cao khoảng 800 – 1000 oC làm cho
quá trình điện phân diễn ra với hiệu suất cao hơn, nhiệt năng cung cấp chủ
yếu được sử dụng từ nguồn năng lượng mặt trời hoặc nhiệt thừa từ các quá
trình năng lượng công nghiệp phù hợp khác.
 Công nghệ điện phân nước bằng điện năng từ các nguồn năng lượng tái
tạo như điện mặt trời, điện gió, thủy điện tích hợp. Công nghệ này được
đánh giá là sạch, bền vững và là xu hướng phát triển của tương lai.
Ngoài ra, trong tự nhiên một số loại tảo và vi khuẩn có thể sản sinh ra H2 như là một
sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất của chúng. Tuy nhiên để làm chủ được các
quá trình này và phát triển thành quy mô công nghiệp sản xuất H2 vẫn còn đang
được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.
Ưu điểm: điện năng có thể được cung cấp từ các nguồn năng lượng tái tạo như điện
mặt trời, gió, thủy điện, tạo ra hydro sạch và không gây khí thải cacbon gây ô
nhiễm.
Nhược điểm: chi phí hạ tầng khá cao [13].
3.4. Phân loại Hydro
Tùy vào các phương pháp sản xuất trên, hydro có thể được phân loại thành 3 nhóm
như grey hydrogen (hydro xám), blue hydrogen (hydro xanh lam), green hydrogen
(hydro xanh lá) [14].

11
Hình 3.4. Các loại năng lượng hydro hiện nay
Hydro xám: Khoảng 95% hydro hiện nay đến từ quá trình tái tạo khí metan ( C H 4)
bằng hơi nước. Tuy nhiên quá trình này cũng tạo ra một lượng khí cacbonic nên sản
phẩm hydro của quá trình này được gọi là hydro “xám”. Lượng khí nhà kính được
tạo ra trong quá trình sản xuất hydro “xám” không được thu giữ lại và xử lý. Và nếu
tiếp tục, thì rõ ràng đây là một hành động mâu thuẫn với các mục tiêu phát thải bằng
0 mà thế giới đang hướng đến [15]. Những loại hydro xám cụ thể hơn là hydro đen
và hydro nâu. Hydro đen là khi than đen được sử dụng (thường là trong quá trình
khí hóa) để tạo ra hydro. Hydro nâu là khi than non (than nâu) được sử dụng để tạo
ra hydro (cũng là một quá trình khí hóa) [21].
Hydro lam: “Blue Hydrogen” hay hydro xanh lam được tạo ra từ quá trình phân
tách khí tự nhiên thành hydro và C O2 bằng phương pháp reforming khí metan
(SMR) hoặc cải cách nhiệt tự động- Autothermal reforming (ATR), khí C O2 thoát ra
được thu giữ và lưu trữ lại thông qua một quy trình được gọi là CCS. Do khí C O2
được lưu giữ lại nên loại nhiên liệu này được cho là thân thiện với môi trường cộng
với việc khi sử dụng làm nhiên liệu cho các động cơ thì khí này chỉ thải ra hơi nước.
Tuy nhiên Jacobson Đại học Stanford tin rằng việc sử dụng “Blue Hydrogen” nó có
thể gây hại cho khí hậu hơn là đốt nhiên liệu hóa thạch, lượng khí thải gây hiệu ứng
nhà kính từ hydro xanh lam lớn hơn 20% so với đốt khí tự nhiên hoặc than đá [16].
Hydro xanh: hydro xanh là hydro được tạo ra bằng phương pháp điện phân. Điều
này chỉ tạo ra hydro và oxy. Chúng ta có thể sử dụng hydro và thải oxy vào khí
quyển mà không có tác động tiêu cực. Để đạt được sự điện phân, chúng ta cần điện,
chúng ta cần năng lượng. Quá trình sản xuất hydro xanh này được cung cấp năng
lượng từ các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như gió hoặc mặt trời. Điều đó
12
làm cho hydro xanh trở thành lựa chọn sạch nhất – hydro từ các nguồn năng lượng
tái tạo không có sản phẩm phụ là C O2 [17].
Ngoài ra trong ngành năng lượng, các màu khác có thể được sử dụng để phân biệt
các loại hydro. Mặc dù màu xám, xanh lam và xanh là những màu phổ biến nhất
nhưng hydro vẫn còn tồn tại các màu sắc khác như: vàng, xanh ngọc và trắng.

Hình 3.5. Phân biệt màu hydro từ các phương pháp sản xuất
Hydro vàng: màu vàng của hydro đôi khi biểu thị nó được tạo ra thông qua điện
phân bằng năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, nó cũng được sử dụng để chỉ ra rằng
điện sử dụng cho quá trình điện phân đến từ các nguồn hỗn hợp. Sự kết hợp các
nguồn này đến từ lưới điện, dựa trên tình trạng sẵn có và có thể bao gồm năng
lượng tái tạo cũng như nhiên liệu hóa thạch [18].
Hydro xanh ngọc: mặc dù nó vẫn chưa được chứng minh ở quy mô lớn. Hydro xanh
ngọc được tạo ra bằng quy trình gọi là nhiệt phân metan để tạo ra hydro phân tử và
cacbon rắn. Trong tương lai, hydro xanh ngọc có thể được đánh giá là loại hydro có
lượng phát thải thấp, phụ thuộc vào quá trình nhiệt được cung cấp từ năng lượng tái
tạo và lượng cacbon được lưu trữ hoặc sử dụng vĩnh viễn [19].
Hydro trắng: hydro trắng tương ứng với hydro địa chất xuất hiện tự nhiên có thể
được tìm thấy trong các trầm tích dưới lòng đất và được tạo ra thông qua fracking.
Tại thời điểm này, chưa có chiến lược rõ ràng để khai thác loại hydro này nên chi
phí ước tính của việc chiết xuất hydro trắng vẫn chưa được xác định. Tận dụng
hydro trắng có thể là một bước quan trọng giúp các phương pháp sản xuất hydro với
lượng phát thải cacbon thấp vượt qua các phương pháp truyền thống và gây ô nhiễm
[20].
Như vậy, trong các phương pháp sản xuất, con đường tốt nhất là dùng phương pháp
điện phân nước sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời hay năng lượng
gió để tạo ra nguồn nhiên liệu hydro hoàn toàn xanh (green hydrogen).

13
4. ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG HYDRO

4.1. Pin nhiên liệu hydro

4.1.1. Nguyên lý hoạt động

Loại pin nhiên liệu phổ biến nhất cho các ứng dụng trên là Polymer electrolyte
membrane fuel cells (PEMFC). Trong pin nhiên liệu PEM, màng điện phân được
kẹp giữa điện cực dương (cực âm) và điện cực âm (cực dương). Hydro được đưa
vào cực dương và oxy (từ không khí) được đưa vào cực âm. Các phân tử hydro vỡ
ra thành proton và electron do phản ứng điện hóa trong chất xúc tác pin nhiên
liệu. Các proton sau đó di chuyển qua màng đến cực âm. Các electron buộc phải di
chuyển qua một mạch điện bên ngoài để thực hiện công (cung cấp năng lượng cho ô
tô điện) sau đó kết hợp lại với các proton ở phía cực âm nơi các proton, electron và
phân tử oxy kết hợp với nhau tạo thành nước [22].

Hình 4.1. Nguyên lý hoạt động của PEMFC


4.1.2. Giao thông vận tải

PEMFC có thể được sử dụng trong nhiều phương thức vận chuyển khác nhau.
Trong đó, nhiều mẫu xe hơi sử dụng PEMFC thay thế nhiên liệu đốt trong truyền

14
thống đã được đưa vào thương mại hóa. Trong đó, Toyota Mirai là một chiếc xe
mang tính cách mạng và là tiền thân trong việc sản xuất xe sử dụng pin nhiên liệu
hydro - Hydrogen Fuel Cell Electric Vehicle (HFCEV) hàng loạt [23].

Hình 4.2. Cấu tạo của xe sử dụng pin nhiên liệu hydro
Ngoài ra, cũng có rất nhiều loại xe buýt, xe tải sử dụng PEM là nguồn năng
lượng chính như là xe buýt Caetano H2 City Gold, Toyota Sora và xe tải Nikola Tre
[24] [25] [26].

Alstom Coradia iLint là tàu chở khách chạy bằng pin nhiên liệu hydro, là tàu
đầu tiên trên thế giới hoạt động thương mại. Nó được giới thiệu lần đầu tiên ở Đức
vào năm 2016 và được sử dụng ở một số quốc gia khác, bao gồm Pháp, Áo và Thụy
Điển nhưng hiện tại đang dừng hoạt động do chi phí vận hành cao hơn tàu chạy
bằng pin thông thường.

15
Hình 4.3. Tàu Alstom Coradia iLint
Toyota phát triển hệ thống pin nhiên liệu cho tàu quan sát năng lượng. Tàu
quan sát năng lượng- Energy Observer được thiết lập để hưởng lợi từ hệ thống pin
nhiên liệu hàng hải Toyota có khả năng cung cấp nhiều năng lượng, hiệu quả và
đáng tin cậy hơn [27].

Hình 4.4. Tàu Energy Observer

16
4.1.3. Lưu trữ năng lượng

Tập đoàn Toshiba đã phát triển H2One™ Multi Station, một hệ thống năng
lượng hydro toàn diện tích hợp khả năng sản xuất, lưu trữ và phân phối hydro. Các
trạm này có thể phục vụ nhiều ứng dụng, bao gồm tiếp nhiên liệu cho xe pin nhiên
liệu, cung cấp điện cho các tòa nhà và cung cấp hydro cho mục đích công nghiệp
[28].

Vào năm 2017, Toshiba đã lắp đặt hệ thống cung cấp năng lượng hydro tự
động tại ga Musashi-Mizonokuchi, đánh dấu một bước quan trọng hướng tới hiện
thực hóa một xã hội sử dụng năng lượng hydro. Hệ thống thắp sáng cho các sân ga
trong công tác vận hành hằng ngày. Vào mùa hè, nước sinh ra trong quá trình phát
điện được đưa đến các cột phun sương để làm mát nhà ga. Đến mùa đông, nước
nóng được chạy qua làm ấm các băng ghế, giúp hành khách thoải mái dễ chịu hơn
trong khi chờ tàu. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc sự cố mất điện, H2One sẽ tự vận
hành độc lập, cấp nguồn điện liên tục ngoài lưới để thắp sáng một số nơi trong
phòng đợi của nhà ga cũng như khu vực vệ sinh [29].

Hình 4.5. Hệ thống H2One tại ga Musashi-Mizonokuchi


4.2. Hydro được sử dụng làm nhiên liệu (chất đốt)

Ngoài việc trở thành ion H+ và lưu trữ năng lượng dưới dạng điện năng, H2
còn được lưu trữ dưới dạng lỏng và đốt trực tiếp với O2 ở dạng hơi.

17
4.2.1. Nhiên liệu động cơ tên lửa

Trong nhiều thập kỷ, NASA đã dựa vào khí hydro làm nhiên liệu tên lửa để
đưa phi hành đoàn và hàng hóa lên vũ trụ. Với Centaur, Apollo và các phương tiện
tàu con thoi, NASA đã phát triển kinh nghiệm sâu rộng trong việc xử lý hydro an
toàn và hiệu quả. Ví dụ, các động cơ tên lửa của mỗi chuyến bay con thoi đốt cháy
khoảng 500.000 ga-lông hydro lỏng (~1,9 triệu lít) với 239.000 ga-lông khác
(900.000 lít) [30].

Hình 4.7. Bể chứa hydro tại trung tâm vũ trụ Kenedy


4.2.2. Tua bin đốt hydro

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stavanger, Na Uy tuyên bố họ đã tạo ra một
tuabin khí đốt 100% hydro từ giữa tháng 5 năm nay [31]. Hiệu quả khi chạy tuabin
khí bằng hydro sẽ kém hơn một chút. Tuy nhiên, lợi ích lớn là tận dụng được cơ sở
hạ tầng sẵn có. Ngoài ra, cách sản xuất năng lượng này không thải ra CO2.

18
Hình 4.8. Tuabin khí chạy bằng hydro đầu tiên trên thế giới

19

You might also like