You are on page 1of 48

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA HÓA

BÁO CÁO DỰ ÁN
HÓA HỌC ỨNG DỤNG – APPLIED CHEMISTRY
Đề tài: TỔNG HỢP BIODIESEL TỪ DẦU ĐẬU PHỘNG.

Lớp học phần: 21Nh52 Sinh viên thưc hiện:


1. Nguyễn Thị Diễm Phúc MSSV: 107210202
2. Nguyễn Ngọc Mai MSSV: 107210198
3. Trần Đình Bảo Kha MSSV: 107210194

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Đình Minh Tuấn

Đà Nẵng, tháng 06 năm 2023.


LỜI NÓI ĐẦU
Vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu là vấn đề đang được mọi quốc gia
trên thế giới quan tâm và đang trở thành mối e ngại lớn cho toàn thể xã hội, trong đó ô
nhiễm không khí là một trong những dạng ô nhiễm môi trường được quan tâm nhiều
nhất, chủ yếu là do khói thải từ các nhà máy, khu công nghiệp và từ các phương tiện giao
thông. Đặc biệt, khi các phương tiện giao thông ngày càng gia tăng thì nguy cơ thải ra
môi trường các chất độc hại cũng tăng theo.
Trong giai đoạn hiện nay và tương lai, thế giới đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt
năng lượng và sự ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng năng lượng có nguồn gốc hoá
thạch như dầu mỏ và than đá... Việc sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch thải ra môi
trường một lượng lớn các khí SO2, CO2, NO2 là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính.
Chính vì vậy việc tìm ra nguồn nguyên liệu thân thiện với môi trường để thay thế cho
nguồn nguyên liệu truyền thống là hết sức cần thiết. Trong đó nhiên liệu sinh học được
biết đến như là một dạng năng lượng mới, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và bảo
vệ môi trường.
Nhiên liệu sinh học đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học trên thế
giới, bởi nó mang lại nhiều lợi ích như đảm bảo an ninh năng lượng và đáp ứng được các
yêu cầu về môi trường. Trong số các nhiên liệu sinh học thì nhiên liệu diesel sinh học
(Biodiesel) được quan tâm hơn cả, do xu hướng diesel hóa động cơ và giá diesel khoáng
ngày càng tăng cao. Hơn nữa Biodiesel được xem là phụ gia rất tốt cho nhiên liệu diesel
khoáng, làm giảm lượng đáng kể khí thải độc hại, nguồn nguyên liệu có thể tái tạo được.

Hình 1: Vòng tuần hoàn tái tạo của Biodiesel. [1]

TỔNG HỢP BIODIESEL 2


Trong quá trình phát triển của các loại thực vật, chúng hấp thụ CO 2 từ môi trường thông
qua quá trình quang hợp. Một lượng CO 2 tương đương được giải phóng khi thực vật bị
phân hủy tự nhiên hoặc đốt cháy. Ðiều đó có nghĩa là NLSH có nguồn gốc từ thực vật
không đóng góp vào quá trình phát thải CO 2 - khí nhà kính. Hơn nữa, sự cân bằng trong
phát thải CO2 đối với NLSH còn thể hiện qua chu trình khép kín: NLSH sau khi sử dụng
sẽ thải khí CO2, cây trồng hấp thụ khí CO2 cùng với năng lượng mặt trời lại phát triển, tạo
ra nguồn nguyên liệu cho sản xuất NLSH.

Hình 2: Sản lượng dầu đậu phộng trên toàn cầu (tính bằng triệu tấn). [2]
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về sản xuất biodiesel từ nhiều nguồn nguyên liệu
khác nhau và đã thu lại được kết quả khá tốt song nguồn nguyên liệu để sản xuất
biodiesel ở quy mô lớn vẫn chưa được đáp ứng. Vì vậy, việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu
phù hợp để sản xuất là một vấn đề nan giải. Từ hình 2, ta thấy được trữ lượng dầu đậu
phộng trên thế giới hiện nay là rất lớn, điều này đồng nghĩa với việc nghiên cứu tổng hợp
Biodiesel từ dầu đậu phộng là một đề tài đầy tính khả thi.
Dựa trên những phân tích trên, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài tổng hợp Biodiesel từ dầu
đậu phộng để nghiên cứu.

TỔNG HỢP BIODIESEL 3


CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của dự án này do chính chúng tôi thực hiện, tìm
kiếm tài liệu, tham khảo từ nguồn tài liệu, triển khai thực nghiệm, thu thập và phân tích
số liệu thực nghiệm như được trình bày trong báo cáo này là đúng sự thật. Không có sao
chép từ bất cứ bài tập, đồ án khác, tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn
và tham chiếu đầy đủ. Chúng tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.

TỔNG HỢP BIODIESEL 4


SƠ ĐỒ GANTT
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIODIESEL..............................................................11
1.1 Định nghĩa............................................................................................................11
1.2 Ưu, nhược điểm của Biodiesel.............................................................................11
1.3 Phân loại Biodiesel [5].........................................................................................12
1.4 Lịch sử hình thành và phát triển của Biodiesel....................................................12
1.5 Sản xuất Biodiesel................................................................................................13
1.6 Tính khả thi của dự án:.........................................................................................13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP BIODIESEL. 14
2.1 Nguyên liệu..............................................................................................................14
2.2 Phương pháp tổng hợp Biodiesel [5]........................................................................15
2.3 Cơ chế phản ứng [5].................................................................................................16
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp Biodiesel.........................................17
2.4.1 Ảnh hưởng của độ ẩm và các acid béo tự do.....................................................17
2.4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng.....................................................................18
2.4.3 Ảnh hưởng của tốc độ khuấy.............................................................................19
2.4.4 Ảnh hưởng của thời gian phản ứng....................................................................19
2.4.5 Ảnh hưởng tỉ lệ mol acol/dầu............................................................................19
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH TỔNG HỢP BIODIESEL...............................................20
3.1. Nguyên liệu, hóa chất..............................................................................................20
3.2. Nguyên tắc an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm và an toàn hóa chất.......21
3.3 Dụng cụ, thiết bị.......................................................................................................23
3.4 Quy trình tổng hợp Biodiesel...................................................................................25
3.5 Tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm và phương pháp kiểm tra, đánh giá..............26
3.6 Sản phẩm phụ, phản ứng phụ...................................................................................28
CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNG GIÁ KẾT QUẢ.......................................30
4.1 Tổng hợp, chế tạo sản phẩm tại phòng thí nghiệm..................................................30
4.2 Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế:..............................................................................40
CHƯƠNG 5. THIẾT KẾ BAO BÌ VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM............................42
5.1 Thiết kế bao bì..........................................................................................................42
Hình 24: Thiết kế bao bì.................................................................................................42
5.2 Giới thiệu sản phẩm.................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................47
TỔNG HỢP BIODIESEL 7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thành phần phần trăm các gốc acid béo có trong dầu đậu phộng. [7].................14
Bảng 2: GHS của hóa chất.................................................................................................21
Bảng 3: Các dụng cụ, thiết bị trong phòng thí nghiệm để tổng hợp Biodiesel..................24
Bảng 4: Quy trình tổng hợp Biodiesel từ dầu đậu phộng trong phòng thí nghiệm...........25
Bảng 5: Tiêu chuẩn chất lượng đối với Biodiesel TCVN 7717:2007 [8]..........................27

TỔNG HỢP BIODIESEL 8


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1: Vòng tuần hoàn tái tạo của Biodiesel. [1]..............................................................2
Hình 2: Sản lượng dầu đậu phộng trên toàn cầu (tính bằng triệu tấn). [2]..........................3
Hình 3: Dầu Diesel sinh học. [1].......................................................................................10
Hình 4: Một số loại Biodiesel. [4].....................................................................................11
Hình 5: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hiệu suất tổng hợp Biodiesel. [8]............................17
Hình 6: Ảnh hưởng của thời gian lên hiệu suất tổng hợp Biodiesel. [8]...........................18
Hình 7: Ảnh hưởng của tỷ lệ mol (methanol/dầu). [8]......................................................18
Hình 8: Hỗn hợp Biodiesel và glycerin sau khi đã tách lớp (3:1).....................................29
Hình 9: Glycerin thu được sau khi chiết (3:1)...................................................................30
Hình 10: Biodiesel đã được rửa qua nước cất nhiều lần (3:1)...........................................30
Hình 11: Độ pH của Biodiesel sau khi rửa (3:1)...............................................................31
Hình 12: Biodiesel được kiểm tra hàm lượng nước bằng CuSO4 khan (3:1)....................31
Hình 13: Lượng Biodiesel thu được khi tổng hợp theo tỉ lệ Methanol:dầu (3:1)..............32
Hình 14: Hỗn hợp Biodiesel và glycerin sau khi đã tách lớp (4:1)...................................33
Hình 15: Biodiesel đã được rửa qua nước cất nhiều lần (4:1)...........................................34
Hình 16: Độ pH của Biodiesel sau khi rửa (4:1)...............................................................34
Hình 17: Biodiesel được kiểm tra hàm lượng nước bằng CuSO4 khan (4:1)....................35
Hình 18: Lượng Biodiesel thu được khi tổng hợp theo tỉ lệ Methanol:dầu (4:1)..............35
Hình 19: Hỗn hợp Biodiesel và glycerin sau khi đã tách lớp (6:1)...................................37
Hình 20: Biodiesel đã được rửa qua nước cất nhiều lần (6:1)...........................................37
Hình 21: Độ pH của Biodiesel sau khi rửa (4:1)...............................................................38
Hình 22: Biodiesel được kiểm tra hàm lượng nước bằng CuSO4 khan (6:1)....................38
Hình 23: Lượng Biodiesel thu được khi tổng hợp theo tỉ lệ Methanol:dầu (6:1)..............39
Hình 24: Thiết kế bao bì....................................................................................................40
Hình 25: Sản phẩm hoàn thiện...........................................................................................40

TỔNG HỢP BIODIESEL 9


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ gốc Từ viết tắt

Karl Fischer KF

Khối lượng phân tử KLPT

Khối lượng riêng KLR

Phòng thí nghiệm PTN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN

Nhiên liệu sinh học NLSH

Globally Harmonized System GHS

European Standard EN

American Society for Testing and Materials ASTM

1
TỔNG HỢP BIODIESEL
0
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIODIESEL
1.1 Định nghĩa
Biodiesel hay dầu Diesel sinh học, là một loại nhiên liệu được sản xuất từ dầu thực vật
hoặc mỡ động vật. Chúng là các mono ankyl ester dẫn xuất từ acid béo mạch dài của dầu
mỡ động thực vật.
Biodiesel là loại nhiên liệu được sử dụng làm cơ sở để thay thế cho nhiên liệu Diesel
truyền thống mà không cần bất kỳ sửa đổi nào đối với động cơ Diesel, nồi hơi hoặc các
thiết bị đốt khác. Nó là loại nhiên liệu thân thiện với môi trường, có thể tái tạo và được
coi là nhiên liệu thay thế đầy hứa hẹn cho giao thông vận tải.

Hình 3: Dầu Diesel sinh học. [3]


1.2 Ưu, nhược điểm của Biodiesel
Ưu điểm:
- Có chỉ số cetan cao hơn Diesel.
- Biodiesel có điểm chớp cháy cao hơn diesel, đốt cháy hoàn toàn, an toàn trong tồn
chứa và sử dụng.
- Sử dụng nhiên liệu Biodiesel ngoài vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường nó còn
thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, tận dụng tiềm năng sẵn có của ngành nông
nghiệp như dầu phế thải, mỡ động vật, các loại dầu khác ít có giá trị sử dụng trong
thực phẩm.
- Dầu Diesel sinh học được sử dụng tích cực như một chất bổ sung cho dầu Diesel
để cải thiện các đặc tính bôi trơn. Chỉ cần thêm 2% dầu Diesel sinh học vào có thể
làm tăng độ bôi trơn lên tới 50%.
- Biodiesel hầu như không có lưu huỳnh, giảm lượng khí thải hydrocarbon, carbon
monoxide, từ đó giảm hiệu ứng nhà kính.
- Hàm lượng các hợp chất khác trong khói thải như: CO, SO X, HC chưa cháy, bồ
hóng giảm đi đáng kể nên có lợi rất lớn đến môi trường và sức khoẻ con người.
- Có khả năng tự phân huỷ và không độc (phân huỷ nhanh hơn Diesel 4 lần, phân
huỷ từ 85, 88% trong nước sau 28 ngày).
- Biodiesel làm giảm lượng bụi thải ra từ động cơ.
- Khi được thêm dưới dạng hỗn hợp với xăng dầu, dầu Diesel sinh học có thể giúp
hòa tan các chất cặn trong động cơ.
- Giảm sự tiêu dùng các sản phẩm dầu mỏ.

1
TỔNG HỢP BIODIESEL
1
Nhược điểm:
- Nhiệt trị của dầu Diesel sinh học là 33 MJ/L, thấp hơn 9% so với dầu Diesel
truyền thống.
- Hàm lượng NOx cao trong khí thải.
- Biodiesel có nhiệt độ đông đặc cao hơn Diesel một ít gây khó khăn cho các nước
có nhiệt độ vào mùa đông thấp. Tuy nhiên đối với các nước nhiệt đới, như Việt
Nam chẳng hạn thì ảnh hưởng này không đáng kể.
- Hiện nay Biodiesel thường được sản xuất chủ yếu là theo mẻ. Đây là điều bất lợi
vì năng suất thấp, khó ổn định được chât lượng sản phẩm cũng như các điều kiện
của quá trình phản ứng.
- Trở ngại lớn nhất của việc thương mại Biodiesel là chi phí sản suất cao.
- Dầu Diesel sinh học chỉ có hạn sử dụng khoảng 6 tháng do bị oxy hóa bởi đặc
điểm thành phần hóa học. [4]
1.3 Phân loại Biodiesel [5]
- B5 gồm 5% Biodiesel pha với 95% dầu Diesel.
- B10 gồm 10% Biodiesel pha với 90% dầu Diesel.
- B15 gồm 15% Biodiesel pha với 85% dầu Diesel.
- B20 gồm 20% Biodiesel pha với 80% dầu Diesel.
- B100 là Biodiesel nguyên chất.

Hình 4: Một số loại Biodiesel. [6]


1.4 Lịch sử hình thành và phát triển của Biodiesel
Rudolf Diesel đã phát minh ra động cơ Diesel vào những năm 1890. Ngay từ đầu,
động cơ này có thể chạy bằng nhiều loại nhiên liệu, kể cả dầu thực vật. Năm 1900, một
trong những động cơ Diesel mới được trưng bày tại Triển lãm Paris được cung cấp năng
lượng từ dầu lạc. Tuy nhiên, vì nhiên liệu xăng dầu rẻ tiền luôn sẵn có nên ít người quan
tâm đến các lựa chọn thay thế. [7]
Do đó, nhiên liệu làm từ dầu thực vật ít được chú ý, ngoại trừ trong thời kỳ giá dầu
cao và thiếu hụt. Chiến tranh thế giới thứ hai và cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm
1970 đã chứng kiến sự quan tâm ngắn gọn đến việc sử dụng dầu thực vật để làm nhiên
liệu cho động cơ Diesel. Các nhà khoa học ở Áo, Hoa Kỳ, Nam Phi và nhiều quốc gia
khác đã khám phá ra rằng dầu thực vật nguyên chất có thể được sử dụng để chạy động cơ
1
TỔNG HỢP BIODIESEL
2
Diesel. Tuy nhiên, chất lượng phun nhiên liệu kém do độ đặc (độ nhớt) của dầu thực vật
đã gây ra hư hỏng cho động cơ. Cần có một cách để giảm độ nhớt của dầu thực vật đến
mức chúng có thể được đốt cháy hoàn toàn trong động cơ Diesel. Nhiều phương pháp
được đề xuất để thực hiện nhiệm vụ này, năm 1937, một nhà phát minh người Bỉ đã đề
xuất sử dụng quá trình transester hóa để chuyển hóa dầu thực vật thành alkyl este của axit
béo và sử dụng chúng làm nhiên liệu thay thế cho dầu Diesel. Quá trình transester hóa
chuyển đổi dầu thực vật thành ba phân tử nhỏ hơn, độ nhớt thấp hơn và dễ cháy trong
động cơ Diesel. Phản ứng transester hóa là cơ sở để sản xuất dầu Diesel sinh học hiện
đại. [8]
Vào đầu những năm 1980, những lo ngại về môi trường, an ninh năng lượng và sản
xuất nông nghiệp quá mức một lần nữa đã đưa việc sử dụng dầu thực vật lên hàng đầu,
lần này với quá trình chuyển hóa este là phương pháp ưa thích để sản xuất các chất thay
thế nhiên liệu như vậy.
Do đặc tính phát thải sạch, dễ sử dụng và nhiều lợi ích khác, dầu Diesel sinh học đang
nhanh chóng trở thành một trong những loại nhiên liệu thay thế phát triển nhanh nhất trên
thế giới. Tương lai của dầu Diesel sinh học nằm ở khả năng của thế giới trong việc sản
xuất các nguyên liệu tái tạo như dầu thực vật, chất béo để giữ cho chi phí dầu Diesel sinh
học cạnh tranh với dầu mỏ mà không cần thay thế đất sản xuất lương thực hoặc phá hủy
các hệ sinh thái tự nhiên. Tạo ra dầu Diesel sinh học bền vững, loại nhiên liệu sạch có thể
tái tạo và tiết kiệm chi phí này có thể giúp thế giới giảm bớt tình trạng thiếu xăng dầu,
đồng thời mang lại lợi ích kinh tế và giảm ô nhiễm môi trường trong thế kỷ 21. [7]
1.5 Sản xuất Biodiesel
Ngày nay, Biodiesel có thể được sản xuất cả ở phòng thí nghiệm và trong công nghiệp:
 Trong phòng thí nghiệm: Tổng hợp Biodiesel bằng phản ứng transeste hóa với
ancol có mặt chất xúc tác KOH/NaOH.
 Trong công nghiệp: Nhà máy lọc dầu Diesel sinh học Thái Bình Dương ở đảo
Hawaii: Sản xuất Biodiesel từ dầu ăn phế thải bằng phương pháp transeste dùng
công nghệ chưng cất tiên tiến.
1.6 Tính khả thi của dự án:
Biodiesel là một sản phẩm có thể dễ dàng tổng hợp tại phòng thí nghiệm khoa Hóa do
có đủ các điều kiệu về các trang thiết bị cần thiết, môi trường thực hiện an toàn và có đủ
thời gian để tổng hợp sản phẩm. Có nguồn nguyên liệu dồi dào, dễ tìm.
Tuy nhiên, khi thực hiện quá trình tổng hợp Biodiesel tại phòng thí nghiệm cần phải
hết sức thận trọng trong việc tiếp xúc với các hóa chất gây ăn mòn như NaOH, hóa chất
gây độc như CH3OH.

1
TỔNG HỢP BIODIESEL
3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP
BIODIESEL
2.1 Nguyên liệu
Dầu đậu phộng: Đậu phộng là loại cây thực phẩm, cây có dầu quan trọng. Trong
số các loại cây có dầu được trồng hàng năm trên thế giới, đậu phộng đứng thứ hai chỉ sau
đậu tương về diện tích trồng cũng như sản lượng. Trong dầu đậu phộng có chứa các loại
acid béo: Oleic, Linoleic, Palmitic,…

Kí hiệu
Thành phần Hàm lượng (%)
(Số nguyên tử C : Số liên kết đôi)

Acid Oleic C18:1 54.15

Acid Linoleic C18:2 27.46

Acid Palmitic C16:0 8.17

Acid Behenic C22:0 2.92

Acid Gadoleic C20:1 2.42

Acid Lignoceric C24:0 1.83

Acid Stearic C18:0 1.73

Acid Arachidic C20:0 0.90

Acid Erucic C22:1 0.23

Acid Linolenic C18:3 0.19

Bảng 1: Thành phần phần trăm các gốc acid béo có trong dầu đậu phộng. [9]
 Tính chất vật lí
- Dầu đậu phộng là một loại dầu ăn phổ biến có vị béo ngậy, nhẹ và nhiệt độ sôi
cao.
- Có mùi đặc trưng, mùi của dầu lạc như hương thơm của xà phòng, giống mùi đậu
phộng, không có mùi ôi, hôi, khét hay mùi lạ khó chịu nào.
- Có màu vàng nhạt, dầu tốt sẽ có màu vàng sẫm.
 Tính chất hóa học
- Thành phần hóa học của dầu thực vật chủ yếu là este của axit béo với glyxerin. Do
vậy, chúng có đầy đủ tính chất của một este.
 Phản ứng xà phòng hóa
- Trong những điều kiện nhất định (nhiệt độ, áp suất, xúc tác thích hợp) dầu có thể
bị thủy phân.

1
TỔNG HỢP BIODIESEL
4
C3H5(OCOR)3+ 3H2O ⇌ 3RCOOH + C3H5(OH)3

- Phản ứng thủy phân qua các giai đoạn trung gian tạo thành các diglyxerit và
monoglyxerit. Trong quá trình thủy phân, axit béo sẽ phản ứng với kiềm tạo thành
xà phòng.

RCOOH + NaOH⇌ RCOONa + C3H5(OH)3

Đây là phản ứng cơ bản trong quá trình sản xuất xà phòng và glyxerin từ dầu thực
vật.
 Phản ứng cộng hợp
- Phản ứng này có tác dụng cộng hydro vào các nối đôi trên dây carbon của axit béo
của sự hiện diện của chất xúc tác thích hợp nhằm làm giảm số nối đôi trên mạch
carbon, làm cho dầu ổn định hơn, hạn chế quá trình oxy hóa. Ngoài ra phản ứng
này còn có tác dụng giữ cho dầu không bị trở mùi khi bảo quản.

−¿CH¿CH−¿+ H2 → −¿CH2−¿CH2−¿
 Phản ứng este hóa
- Các glyxerit trong điều kiện có mặt của xúc tác vô cơ (H2SO4, HCl hoặc NaOH,
KOH) có thể tiến hành este hóa trao đổi với các rượu bậc một (như methanol,
ethanol)…tạo thành các alkyl este của axit béo và các glyxerin:

C3H5(OCOR)3+ 3CH3OH ⇌ 3RCOOCH3 + C3H5(OH)3

Phản ứng này có ý nghĩa thực tế rất quan trọng vì người ta có thể sử dụng các
ankyl este này làm nhiên liệu do giảm đáng kể khí thải độc ra môi trường. Đồng
thời cũng thu được một lượng glycerin cho sử dụng cho ngành công nghiệp mỹ
phẩm, hàng tiêu dùng,…
 Phản ứng oxy hóa
- Dầu thực vật có chứa nhiều loại axit béo không no dễ bị oxy hóa bởi oxi không
khí, đa số phản ứng xảy ra tại nối đôi của các hydrocarbon.

Ceton
Chất béo + O2 → hydroperoxit → Aldehyde
Acid
Ester
Alcohol

2.2 Phương pháp tổng hợp Biodiesel [5]


Khi sử dụng nhiên liệu dầu thực vật như là một loại nhiên liệu để thay thế cho dầu
Diesel, điều người ta lo ngại nhất đó chính là độ nhớt của dầu thực vật. Độ nhớt của dầu

1
TỔNG HỢP BIODIESEL
5
thực vật cao hơn rất nhiều so với dầu Diesel, độ nhớt cao sẽ gây ảnh hưởng đến dòng
phun và hạt sương (dòng phun dài và hạt sương lớn) nên tạo hỗn hợp cháy không tốt,
cháy không hoàn toàn, tạo cặn, gây kẹt vòng dầu và làm đặc dầu nhờn nếu bị lẫn dầu thực
vật. Do đó, cần phải có giải pháp để giảm độ nhớt của dầu. Bốn phương pháp sau đã
được nghiên cứu để giải quyết vấn đề độ nhớt cao đó là:
- Phương pháp pha loãng.
- Phương pháp nhiệt phân.
- Phương pháp transeste hóa dầu thực vật để điều chế Biodiesel.
- Phương pháp tạo vi nhũ tương.
Trong đó phương pháp chuyển hóa este tạo Biodiesel là sự lựa chọn tốt nhất vì đặc
tính của các alkyl este rất gần với nhiên liệu Diesel thông dụng và các quá trình này cũng
tương đối đơn giản, chi phí không cao. Hơn nữa, các alkyl este có thể cháy trong động cơ
mà không cần thay đổi chi tiết của động cơ với sự tạo cặn thấp. Bản chất hóa học của
phản ứng trao đổi este như sau:
R1COOCH2 CH2−¿OH R1COOR
│ xt │
R2COOCH2 + 3ROH ⇌ CH−¿OH + R2COOR
│ │
R3COOCH2 CH2−¿OH R3COOR
Dầu thực vật Rượu mạch thẳng Glycerin Biodiesel
Thực chất quá trình chuyển hóa này gồm một loạt phản ưng thuận nghịch nối tiếp
nhau. Tức là Triglyxerit chuyển hóa từng bước thành Diglyxerit, rồi từ Diglyxerit chuyển
hóa tiếp thành Monoglixerit và cuối cùng là Glyxerin.
Triglycerit + ROH ⇌ Diglycerit + R1COOR
Diglycerit + ROH ⇌ Monoglycerit + R2COOR
Monoglycerit + ROH ⇌ Glycerin + R3COOR
2.3 Cơ chế phản ứng [5]
Cơ chế phản ứng sử dụng xúc tác NaOH được mô tả như sau:
Hai xúc tác bazơ được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình transeste hóa là NaOH và
KOH. Các chất này hoạt động bằng cách phản ứng với rượu theo phản ứng được đưa ra
dưới đây.
CH3OH + NaOH ⇌ CH3O-Na + H2O
Tương tự như H2O gồm H và OH, CHO-Na có thể được coi là bao gồm CHO - (alkoxide;
alkylate) và Na+. Gốc CH3O- tấn công vào nhóm cacbonyl của phân tử triglyceride tạo
thành hợp chất trung gian theo phản ứng sau:

1
TỔNG HỢP BIODIESEL
6
Trong khi phân tử este hoàn thành sau phản ứng này, anion của chất béo trung tính cần
nhận một proton để tạo ra sản phẩn ổn định (trong trường hợp này là diglyceride). Nếu
proton này được lấy từ methanol, thì chất xúc tác alkoxide sẽ được thu hổi như trong
phương trình sau:

Sau đó xúc tác KOH lại tiếp tục phản ứng với rượu tạo alkoxit ion, các ion này phản ứng
với các diglyceride và monoglyceride giống như cơ chế trên, cuối cùng tạo thành các
alkyl este và glycerol.
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp Biodiesel
2.4.1 Ảnh hưởng của độ ẩm và các acid béo tự do
Nguyên liệu cho quá trình este hóa triglycerit với xúc tác kiềm cần phải thỏa mãn
các yêu cầu sau: Nguyên liệu cần phải có trị số acid thấp, phải được làm khan hoàn toàn;
hàm lượng nước phải rất nhỏ. Sự hiện diện của nước ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình
chuyển hóa ester vì anion chất béo sẽ phản ứng với nước để tạo thành OH, có thể hoạt
động theo kiểu tương tự như CH3O- nhưng sẽ tạo ra một acid béo tự do thay vì methyl
este.

1
TỔNG HỢP BIODIESEL
7
Acid béo tự do có thể phản ứng với Na+ để tạo thành xà phòng, làm giảm hiệu suất
phản ứng.
Mặc khác, glycerol sinh ra làm tăng độ nhớt, tạo gel làm quá trình tách pha
glycerol gặp khó khăn. Nếu lượng glycerol nhiều có thể làm cho khối phản ứng đông đặc
lại.
Như vậy hàm lượng nước và acid béo tự do trong nguyên liệu có ảnh hưởng rất
mạnh đến hiệu suất chuyển hóa của quá trình trao đổi este. Do vậy công nghệ sản xuất
Diesel sinh học phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu. Nếu nguyên liệu có hàm
lượng nước và acid béo tự do cao thì nhất thiết phải qua công đoạn xử lí sơ bộ trước khi
đưa vào phản ứng.
2.4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng
Phản ứng trao đổi este có thể tiến hành ở các nhiệt độ khác nhau phụ thuộc vào
loại dầu sử dụng. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ tạo thành metyl este càng cao. Đối với các
loại dầu thông dụng, nhiệt độ thường nằm trong khoảng 55 oC đến 70 oC. Thông thường
phản ứng xảy ra tốt nhất ở gần nhiệt độ sôi của rượu. Vì khi nhiệt độ quá cao, tốc độ tạo
thành glycerin sẽ tăng lên, vì nhiệt độ sôi của methanol là 64,7 oC nên nhiệt độ quá cao sẽ
làm bay hơi methanol dẫn đến độ chuyển hòa của phản ứng sẽ giảm xuống.

1
TỔNG HỢP BIODIESEL
8
Hình 5: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hiệu suất tổng hợp Biodiesel. [10]
2.4.3 Ảnh hưởng của tốc độ khuấy
Do các chất phản ứng tồn tại trong hai pha cách biệt nên tốc độ khuấy trộn đóng
vai trò rất quan trọng. Để tăng khả năng tiếp xúc pha, người ta thường sử dụng cách
khuấy trộn cơ học. Có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng: với cùng một điều kiện phản
ứng, phản ứng trao đổi este mỡ cá chỉ đạt hiệu suất chuyển hóa 40% sau 8 giờ với tốc độ
khuấy 300 vòng/phút, trong khi ở tốc độ khuấy 600 vòng/phút, độ chuyển hóa đạt 97%
chỉ sau gần 2 giờ.
2.4.4 Ảnh hưởng của thời gian phản ứng
Thời gian bắt đầu phản ứng từ khi bắt đầu đến khi đạt cân bằng rất khác nhau đối
với từng loại xúc tác. Vì đây là phản ứng thuận nghịch nên thời gian quá ngắn phản ứng
chưa đạt đến cân bằng, độ chuyển hóa thấp, còn nếu thời gian quá dài sẽ xảy ra phản ứng
xà phòng hóa đối với xúc tác kiềm.

Hình 6: Ảnh hưởng của thời gian lên hiệu suất tổng hợp Biodiesel. [10]
2.4.5 Ảnh hưởng tỉ lệ mol acol/dầu
Một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa phản ứng là tỉ lệ
mol ancol và triglycerit. Tỉ lệ phụ thuộc vào loại xúc tác sử dụng. Theo lý thuyết, tỉ lệ này
là 3 mol ancol và 1 mol triglycerit để tạo thành 3 mol este của acid béo và 1 mol glycerol.
Trên thực tế, hiệu suất phản ứng sẽ đạt được cao hơn nếu sử dụng một lượng thừa rượu
để phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận.

1
TỔNG HỢP BIODIESEL
9
Hình 7: Ảnh hưởng của tỷ lệ mol (methanol/dầu). [10]
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH TỔNG HỢP BIODIESEL
3.1. Nguyên liệu, hóa chất
Nguyên liệu: Dầu đậu phộng
Hóa chất: KOH, NaOH, CH3OH, HCL.

STT HÓA CHẤT GHS TÁC HẠI

GHS05
Natri Hydroxit hay còn gọi là
1 NaOH xút ăn da, nó là một hóa chất
khá nguy hiểm, gây ăn mòn và
phỏng rộp da.

GHS05

2 KOH
Là một kiềm mạnh có tính ăn
mòn, tên thông dụng là potash
ăn da. Nó là một chất rắn kết
GHS07 tinh màu trắng, ưa ẩm và dễ
hòa tan trong nước.

GHS02
Methanol là chất cực độc, với
một lượng nhỏ có thể gây mù
mắt, thậm chí có thể gây tử
vong khi cơ thể tiếp xúc với
lượng nhiều hơn. Methanol là
GHS06 chất dễ cháy.
3 CH3OH

2
TỔNG HỢP BIODIESEL
0
GHS08

GHS05

HCl có khả năng ăn mòn các


4 HCL mô con người, gây tổn thương
cơ quan hô hấp, mắt, da và
GHS07 ruột.

Bảng 2: GHS của hóa chất.


3.2. Nguyên tắc an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm và an toàn hóa chất.
Nguyên tắc an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm:
Về trang phục:
- Nên mặc quần dài và sử dụng loại giày kín mũi.
- Tránh những trang phục làm bằng loại vải dễ bắt lửa.
- Tháo trang sức và các loại phụ kiện không cần thiết để tránh làm ảnh hưởng đến
quá trình thao tác trong phòng thí nghiệm.
- Sử dụng áo blouse dùng trong thí nghiệm, luôn đóng khuy áo và giữa cổ tay áo
nằm trong găng tay.
- Sử dụng găng tay y tế trong quá trình thao tác.
- Sử dụng loại khẩu trang y tế để bảo hộ nếu cần thiết.
Khi sử dụng phòng thí nghiệm:
- Đọc kỹ tài liệu thực tập, nắm vững nguyên tắc, vật liệu, phương pháp thực hành
bài tập trước khi bước vào phòng thí nghiệm và thực hiện đúng theo nội quy của
phòng thí nghiệm trong quá trình thực tập, nghiên cứu.
- Mặc áo blouse trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu tại phòng thí nghiệm.
- Không ăn uống, hút thuốc, trang điểm, nghe nhạc, đùa giởn trong phòng thí
nghịêm.
- Phải vệ sinh thật sạch vị trí làm thí nghiệm, thiết bị, dụng cụ thí nghiệm trước và
sau khi nghiên cứu.
2
TỔNG HỢP BIODIESEL
1
- Đổ hoá chất ra ngoài phải lau sạch ngay, chai hoá chất phải có tên hoá chất. Tuyệt
đối không dùng dụng cụ lấy cùng lúc nhiều loại hoá chất.
- Cấm tuyệt đối không dùng miệng để hút hoá chất, không dùng mũi ngửi hoá chất.
Pha các dung môi và các chất độc hại trong tủ hút khí độc có mang khẩu trang và
găng tay chống khí độc.
- Tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn của cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm trong
việc sử dụng hoá chất, dụng cụ và thiết bị…. Nếu có trường hợp xảy ra tai nạn, sự
cố phải báo ngay cho cán bộ phụ trách để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Chỉ được sử dụng các thiết bị đã đăng ký. Khi sử dụng thiết bị phải đăng ký trước,
kiểm tra tình trạng thiết bị và ghi sổ nhật ký sử dụng thiết bị. Trong khi sử dụng
nếu gặp sự cố gì phải báo ngay cho cán bộ PTN để khắc phục, không được tự ý
điều chỉnh.
- Khi ra khỏi phòng phải tắt đèn, quạt.
An toàn hóa chất
An toàn đối với hóa chất là điều cơ bản đối với phòng thí nghiệm. Ngoài những
hóa chất an toàn không gây độc hại thì còn có những chất cực kì độc nếu tiếp xúc sẽ dễ
gây nên ăn mòn da, bỏng da, gây mù lòa nếu rơi vào mắt và nguy hiểm hơn có thể gây
cháy nổ. Vì vậy, khi thao tác với những hóa chất này phải cực kỳ cẩn thận. Cụ thể:
Thí nghiệm với các chất dễ ăn mòn:
- Acid đặc, kiềm đặc, kim loại kiềm, photpho trắng, phenol,… là những chất ăn
mòn có thể kể đến trong phòng thí nghiệm. Khi sử dụng các chất này chúng ta cần
lưu ý:
 Điều đầu tiên khi tiếp xúc với hóa chất này là phải đeo găng tay bảo hộ,
tránh xa không để dây vào tam người, quần áo.
 Nên dùng kính bảo hộ để tránh hóa chất bắn vào mắt.
 Không đựng acid đặc trong bình đựng quá to, khi rót không nên nâng bình
quá cao so với mặt bàn.
 Khi đun nóng các dung dịch dễ ăn mòn, phải tuyệt đối tuân thủ theo quy tắc
đun nóng hóa chất trong ống nghiệm (hướng miệng ống nghiệm về hướng
không có người).
Thí nghiệm với các chất dễ cháy, nổ:
- Chỉ được phép đun nóng hay chưng cất trên nồi cách thủy hoặc cách không khí
trên bếp điện kín.
- Không để gần nguồn nhiệt, cầu dao điện và các chất dễ cháy khác
- Khi làm việc với các chất dễ gây nổ như H 2, dung dịch kiềm, kim loại kiềm, axit
đặc, các chất hữu cơ dễ cháy nổ,… chúng ta cần phải đeo kính bảo vệ (làm bằng
thủy tinh hữu cơ) để che chở cho mắt và các bộ phận quan trọng khác trên gương
mặt
- Khi đun nóng các dung dịch trong ống nghiệm phải dùng cặp và luôn hướng
miệng ống nghiệm về phía không có người, đặc biệt khi nung nóng axit đặc hoặc
kiềm đặc
Quy tắc làm việc với chất độc: Methanol (CH3OH).

2
TỔNG HỢP BIODIESEL
2
- Vì methanol là một chất độc, có thể gây chết người nếu uống phải dù một lượng
rất nhỏ, nếu tiếp xúc trực tiếp với mắt có thể gây mù mắt. Methanol là chất dễ bay
hơi, hơi của nó kích ứng thần kinh rất mạnh, gây đau đầu, chóng mặt, ảnh hưởng
rất lớn đến sức khỏe. Do đó tất cả các thao tác với methanol cần phải thực hiện
trong tủ hút, đeo khẩu trang phòng độc, đeo găng tay, đeo kính mắt, dùng phễu rót,
không để methanol đổ ra ngoài.
3.3 Dụng cụ, thiết bị

Dụng cụ, thiết bị Số lượng

Cân 1

Bếp từ 2

Nồi 1

Bình tam giác 250mL 2

Phễu chiết 250mL 1

Tủ sấy 1

Bình cầu 3 cổ 250mL 1

Bình tam giác 125ml 1

Ống đong 10mL 1

Ống đong 100mL 1

Cốc 50mL 2

Cốc 100mL 1

2
TỔNG HỢP BIODIESEL
3
Màng bọc thực phẩm 1

Nhiệt kế thủy ngân 2

Giấy pH 1

Nước cất 1

Pipet 25mL 1

Con từ 2

Ống sinh hàn 1

Bảng 3: Các dụng cụ, thiết bị dùng trong phòng thí nghiệm để tổng hợp Biodiesel.

2
TỔNG HỢP BIODIESEL
4
3.4 Quy trình tổng hợp Biodiesel
Bảng 4: Quy trình tổng hợp Biodiesel từ dầu đậu phộng trong phòng thí nghiệm.
Bình cầu 3 cổ
Nguyên liệu ệu Bếp điện
Ống sinh hàn, nhiệt kế
Bình cầu 3 cổ
Nhiệt kế thủy ngân Dầu đậu phộng 75mL Hòa tan 12 mL Methanol
Ống sinh hàn Với 1g NaOH
Bếp điện Nhiệt kế thủy ngân
60 oC Phản ứng Traneste hóa Bếp điện
2 giờ Bình cầu 3 cổ
Ống sinh hàn
Phễu chiết quả lê
Để nguội
24 giờ

Chiết tách Phễu chiết quả lê


Bình tam giác 125mL
Lớp trên
Bình tam giác 250mL
Biodiesel thô

Nước cất Giấy pH


Rửa sạch nhiều lần

Tủ sấy Làm khan 60 oC, 24 giờ

CuSO4 khan Kiểm tra


hàm lượng nước

TCVN 7717:2007 Phân tích chất lượng


Biodiesel

Biodiesel sạch Tính hiệu suất

2
TỔNG HỢP BIODIESEL
5
 Cách tiến hành: Tổng hợp tỉ lệ 3 methanol:1 dầu.
Lấy 75mL dầu, 12mL methanol và 1g NaOH.
Cho 1g NaOH và 12mL CH3OH vào bình cầu 3 cổ có con từ.
Lắp bình cầu 3 cổ:
- Cổ giữa lắp ống sinh hàn.
- Cổ bên phải lắp nhiệt kế.
- Cổ bên trái đậy nút.
Khuấy ở tốc độ 300 vòng/phút cho đến khi nó hòa tan hoàn toàn trong khoảng 2 phút.
Đồng thời, cho 75mL dầu vào bình cầu 3 cổ và gia nhiệt cho nó đến 60 oC.
Sau đó, đổ nhẹ nhàng 75mL dầu đã được gia nhiệt vào bình cầu 3 cổ có chứa Natri
methoxide. Khấy hỗn hợp này ở tốc độ 500 vòng/phút trong 2 giờ ở áp suất xung
quanh. Sau đó, hỗn hợp được rót vào phễu chiết và để yên trong vòng 24 giờ để hỗn
hợp tách thành hai pha lỏng, pha lỏng phía trên có màu vàng là Biodiesel, pha lỏng
phía dưới có màu tối là glycerin.
Tách Biodiesel và glycerin ra bằng cách cho glycerin chảy vào một cốc thủy tinh khác
qua đáy có khóa vòi của phễu chiết.
Để thu được Biodiesel tinh khiết, ta cần phải loại bỏ rượu dư thừa và chất xúc tác
bằng cách rửa qua với nước cất nhiều lần, dùng giấy quỳ để kiểm tra độ pH của
Biodiesel, khi thấy giấy quỳ ở độ pH bằng 7 thì dừng rửa. Đem phần Biodiesel đã rửa
đi sấy ở nhiệt độ 60 oC trong vòng 24 giờ.
Sau 24 giờ, lấy Biodiesel ra và kiểm tra lại hàm lượng nước có trong Biodiesel bằng
cách cho nó tiếp xúc với CuSO 4, nếu thấy CuSO4 chuyển sang màu xanh thì tiếp tục
mang đi sấy, nếu thấy không màu thì ta thu được Biodiesel sạch.
Tiến hành lặp lại thí nghiệm với tỉ lệ 1 dầu:4 methanol và 1 dầu:6 methanol để lấy
được kết quả có hiệu suất cao nhất và nhận xét.
3.5 Tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm và phương pháp kiểm tra, đánh giá
Tiêu chuẩn chất lượng

Tên chỉ tiêu Mức Phương pháp thử

Hàm lượng este, % khối lượng min 96,5 EN14103

Khối lượng riêng tại 150oC, kg/m3 850 – 900 TCVN 6594 (ASTM D1298)

Điểm chớp cháy (cốc kín), 0C min 130,0 TCVN 2693 (ASTM 93)

Nước và cặn, % thể tích max 0,050 TCVN 7757 (ASTM D2709)

Độ nhớt động học tại 400C, mm2/s 1,9 – 6,0 TCVN 3171 (ASTM D445)

Tro sulphat, % khối lượng max 0,020 TCVN 2689 (ASTM D874)

Lưu huỳnh, % khối lượng (ppm) max 0,05 (500) ASTM D5453
TCVN 6701 (ASTM 2622)

Ăn mòn đồng loại N01 TCVN 2694 (ASTM 130)

2
TỔNG HỢP BIODIESEL
6
Trị số cetane min 47 TCVN 7630 (ASTM D613)

Điểm vẩn đục, 0C Báo cáo ASTM D2500

Cặn carbon, % khối lượng max 0,050 ASTM D4530

Trị số acid, mg KOH/g max 0,50 TCVN 6325 (ASTM D664)

Chỉ số Iốt, g Iốt/100g max 120 EN 14111


TCVN 6122 (ASTM D3961)

Độ ổn định oxy hóa tại 1100C, giờ min 6 EN 14112

Glycerin tự do, % khối lượng max 0,020 ASTM D6584

Glycerin tổng, % khối lượng max 0,040 ASTM D6584

Photpho, % khối lượng max 0,001 ASTM D4951

Nhiệt độ cất, 90% thu hồi, 0C max 360 ASTM D1160

Na và Ka, mg/kg max 5,0 EN 14108 và EN 14109

Không có
nước tự Quan sát bằng mắt thường.
do,cặn và
Ngoại quan tạp chất lơ
lửng.

Bảng 5: Tiêu chuẩn chất lượng đối với Biodiesel TCVN 7717:2007 [9]
Phương pháp kiểm tra, đánh giá
NaOH trong Biodiesel thô
Biodiesel thô sau khi được chiết tách, ta tiến hành rửa sạch Biodiesel bằng nước ấm sau
mỗi lần rửa thì kiểm tra lại lượng NaOH trong hỗn hợp bằng giấy quỳ, cho đến khi không
còn thấy NaOH lẫn trong Biodiesel nữa thì dừng lại và đem Biodiesel đi sấy khô.
Kiểm tra hàm lượng nước
Theo TCVN 7717:2007 thì hàm lượng nước trong Biodiesel phải nhỏ hơn 0,05% thể tích,
vì vậy, sau khi rửa sạch Biodiesel qua nước cất nhiều lần để loại bỏ NaOH mang đi sấy
thì ta phải tiến hành kiểm tra hàm lượng nước, cụ thể là:
- Biodiesel sau khi được rửa sạch nhiều lần và đem đi sấy khô, ta tiến hành lấy ra kiểm
tra lượng nước dư bằng CuSO4 khan, nếu CuSO4 chuyển sang màu xanh thì tiếp tục
sấy, còn màu trắng thì thu được Biodiesel sạch.

2
TỔNG HỢP BIODIESEL
7
Ngoài ra, sau bước này, muốn biết chính xác hàm lượng nước có trong Biodiesel, nhóm
tác giả đề xuất có thể phân tích hàm lượng nước bằng phương pháp Karl Fischer điện
lượng.
Đo tỷ trọng: Ta tiến hành cân cốc đựng Biodiesel. Sau đó cho Biodiesel sạch vào cốc, ta
tiến hành đem Biodiesel đi cân, lúc này khối lượng ta cân được bao gồm khối lượng của
cốc đựng và khối lượng của Biodiesel.
Lúc này, KLR của Biodiesel được tính theo công thức:

m−mbình
ρ biodiesel= (g/ml)
V biodiesel

Tỷ trọng được tính theo công thức:

ρ biodiesel
SG=
ρ nước

Dựa vào các công thức trên, ta xác định được tỷ trọng của Biodiesel, ta đem tỷ trọng của
Biodiesel so sánh với TCVN 7717:2007 để đánh giá chất lượng của Biodiesel.
Đo độ nhớt:
Độ nhớt là một trong những đặc điểm cần quan tâm khi tổng hợp dầu Biodiesel từ
nguyên liệu có nguồn gốc từ dầu thực vật vì các nguồn nguyên liệu này có độ nhớt khá
cao, khi sản phẩm Biodiesel tạo thành, ta cần phải tiến hành xác định độ nhớt của dầu
Biodiesel xem thử có đạt chuẩn chất lượng hay không. Việc xác định độ nhớt này tuân
theo phương pháp thử ASTM D445.
Ở đây, để đo độ nhớt của Biodiesel, nhóm tác giả sử dụng máy đo độ nhớt động học
KV3000 có trên phòng thí nghiệm D210, Khoa Hóa, trường Đại học Bách Khoa – Đại
học Đà Nẵng.
Tóm tắt phương pháp:
- Thời gian chảy đo được của một thể tích chất lỏng xác định dưới tác dụng của trọng
lực chảy qua mao quản của nhớt kế đã hiệu chuẩn và ở nhiệt độ cho trước được kiểm
soát chặt chẽ. Độ nhớt động học là tích của thời gian chảy đo được và hằng số hiệu
chuẩn nhớt kế. Cần hai lần xác định để tính kết quả độ nhớt động học, kết quả đó là
giá trị trung bình của hai lần xác định được chấp nhận.
3.6 Sản phẩm phụ, phản ứng phụ
Sản phẩm phụ
Sau khi thu được Biodiesel, chúng ta còn lại hỗn hợp gồm Glyxerin, Trimono Glyxerol,
NaOH dư, các chất cặn,… Nên Glyxerin thu được không tinh khiết khi chúng ta làm thí

2
TỔNG HỢP BIODIESEL
8
nghiệm tại phòng thí nghiệm. Hiện nay người ta đang chuyển đổi hỗn hợp đó thành các
sản phẩm nhiên liệu.
Phản ứng phụ
RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O

2
TỔNG HỢP BIODIESEL
9
CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNG GIÁ KẾT QUẢ
4.1 Tổng hợp, chế tạo sản phẩm tại phòng thí nghiệm
Tổng hợp tỉ lệ Methanol:dầu (3:1)
Tại phòng thí nghiệm khu D, trường Đại học Bách Khoa – ĐHĐN, để tổng hợp
Biodiesel theo tỉ lệ 3:1, ta thực hiện các bước sau:
Lấy 75mL dầu, 12mL CH3OH và 1g NaOH.
Cho 1g NaOH và 12mL CH3OH vào bình cầu 3 cổ có con từ.
Lắp bình cầu 3 cổ:
- Cổ giữa lắp ống sinh hàn.
- Cổ bên trái lắp nhiệt kế.
- Cổ bên phải đậy nút.
Khuấy ở tốc độ 300 vòng/phút cho đến khi nó hòa tan hoàn toàn trong khoảng 2 phút.
Đồng thời, cho 75mL dầu đậu phộng vào bình tam giác 250mL, bịt kín miệng bình và
gia nhiệt cho nó đến 60 oC.
Sau đó, đổ nhẹ nhàng 75mL dầu đã được gia nhiệt ở 60 oC vào bình cầu 3 cổ có chứa
Natri methoxide. Khấy hỗn hợp này ở tốc độ 400 vòng/phút trong 2 giờ ở áp suất
xung quanh. Sau đó, hỗn hợp được rót vào phễu chiết và để yên trong vòng 24 giờ để
hỗn hợp tách thành hai pha lỏng, pha lỏng phía trên có màu vàng là Biodiesel, pha
lỏng phía dưới có màu tối là glycerin.

Hình 8: Hỗn hợp Biodiesel và glycerin sau khi đã tách lớp (3:1).
Tách Biodiesel và glycerin ra bằng cách cho glycerin chảy vào một cốc thủy tinh khác
qua đáy có khóa vòi của phễu chiết.

3
TỔNG HỢP BIODIESEL
0
Hình 9: Glycerin thu được sau khi chiết (3:1).
Để thu được Biodiesel tinh khiết, ta cần phải loại bỏ rượu dư thừa và chất xúc tác
bằng cách rửa qua với nước cất nhiều lần.

Hình 10: Biodiesel đã được rửa qua nước cất nhiều lần (3:1).
Dùng giấy quỳ để kiểm tra độ pH của Biodiesel, khi thấy giấy quỳ ở độ pH bằng 7 thì
dừng rửa.

3
TỔNG HỢP BIODIESEL
1
Hình 11: Độ pH của Biodiesel sau khi rửa (3:1).
Đem phần Biodiesel đã rửa đi sấy ở nhiệt độ 60 oC trong vòng 24 giờ. Sau 24 giờ, lấy
Biodiesel ra và kiểm tra lại hàm lượng nước có trong Biodiesel bằng cách cho nó tiếp
xúc với CuSO4 khan.

Hình 12: Biodiesel được kiểm tra hàm lượng nước bằng CuSO4 khan (3:1).
Nếu thấy CuSO4 chuyển sang màu xanh thì tiếp tục mang đi sấy, nếu thấy không màu
thì ta thu được Biodiesel sạch.

3
TỔNG HỢP BIODIESEL
2
Hình 13: Lượng Biodiesel thu được khi tổng hợp theo tỉ lệ Methanol:dầu (3:1).
Kết quả
Thể tích Biodiesel thu được: 57mL
Hiệu suất thu sản phẩm:
V biodiesel 57
H= × 100= × 100=76 %
V dầu 75
Tỷ trọng tại: 30 oC:
m−mbình 27 , 13−18 , 47
ρ biodiesel= = =0.866 g/ml
V biodiesel 10
ρ biodiesel 0.866
SG= = =0.87
ρ nước 0.9957
Độ nhớt: μ=4.67 c . St .
Hàm lượng nước: Khoảng ¿0.05%.
Tổng hợp tỉ lệ Methanol:dầu (4:1)
Tại phòng thí nghiệm khu D, trường Đại học Bách Khoa – ĐHĐN, để tổng hợp
Biodiesel theo tỉ lệ 4:1, ta thực hiện các bước sau:
Lấy 75mL dầu, 16mL CH3OH và 1g NaOH.
Cho 1g NaOH và 16mL CH3OH vào bình cầu 3 cổ có con từ.
Lắp bình cầu 3 cổ:
- Cổ giữa lắp ống sinh hàn.
- Cổ bên trái lắp nhiệt kế.
- Cổ bên phải đậy nút.
Khuấy ở tốc độ 300 vòng/phút cho đến khi nó hòa tan hoàn toàn trong khoảng 2 phút.

3
TỔNG HỢP BIODIESEL
3
Đồng thời, cho 75mL dầu đậu phộng vào bình tam giác 250mL, bịt kín miệng bình và
gia nhiệt cho nó đến 60 oC.
Sau đó, đổ nhẹ nhàng 75mL dầu đã được gia nhiệt ở 60 oC vào bình cầu 3 cổ có chứa
Natri methoxide. Khấy hỗn hợp này ở tốc độ 400 vòng/phút trong 2 giờ ở áp suất
xung quanh. Sau đó, hỗn hợp được rót vào phễu chiết và để yên trong vòng 24 giờ để
hỗn hợp tách thành hai pha lỏng, pha lỏng phía trên có màu vàng là Biodiesel, pha
lỏng phía dưới có màu tối là glycerin.

Hình 14: Hỗn hợp Biodiesel và glycerin sau khi đã tách lớp (4:1).
Tách Biodiesel và glycerin ra bằng cách cho glycerin chảy vào một cốc thủy tinh khác
qua đáy có khóa vòi của phễu chiết.
Để thu được Biodiesel tinh khiết, ta cần phải loại bỏ rượu dư thừa và chất xúc tác
bằng cách rửa qua với nước cất nhiều lần.

3
TỔNG HỢP BIODIESEL
4
Hình 15: Biodiesel đã được rửa qua nước cất nhiều lần (4:1).
Dùng giấy quỳ để kiểm tra độ pH của Biodiesel, khi thấy giấy quỳ ở độ pH bằng 7 thì
dừng rửa

Hình 16: Độ pH của Biodiesel sau khi rửa (4:1).


Đem phần Biodiesel đã rửa đi sấy ở nhiệt độ 60 oC trong vòng 24 giờ.
Sau 24 giờ, lấy Biodiesel ra và kiểm tra lại hàm lượng nước có trong Biodiesel bằng
cách cho nó tiếp xúc với CuSO4 khan .
3
TỔNG HỢP BIODIESEL
5
Hình 17: Biodiesel được kiểm tra hàm lượng nước bằng CuSO4 khan (4:1).
Nếu thấy CuSO4 chuyển sang màu xanh thì tiếp tục mang đi sấy, nếu thấy không màu
thì ta thu được Biodiesel sạch.

Hình 18: Lượng Biodiesel thu được khi tổng hợp theo tỉ lệ Methanol:dầu (4:1).
3
TỔNG HỢP BIODIESEL
6
Kết quả
Thể tích Biodiesel thu được: 60mL
Hiệu suất thu sản phẩm:
V biodiesel 60
H= × 100= × 100=80 %
V dầu 75
Tỷ trọng tại: 30 oC:
m−mbình 26 , 96−18 , 47
ρ biodiesel= = =0.849 g/ml
V biodiesel 10
ρ biodiesel 0.849
SG= = =0.853
ρ nước 0.9957
Độ nhớt: Ở 40 oC:
μ=4.67 c . St
Hàm lượng nước: Khoảng ¿0.05%.
Tổng hợp tỉ lệ Methanol:dầu (6:1)
Tại phòng thí nghiệm khu D, trường Đại học Bách Khoa – ĐHĐN, để tổng hợp
Biodiesel theo tỉ lệ :1, ta thực hiện các bước sau:
Lấy 75mL dầu, 24mL CH3OH và 1g NaOH.
Cho 1g NaOH và 24mL CH3OH vào bình cầu 3 cổ có con từ.
Lắp bình cầu 3 cổ:
- Cổ giữa lắp ống sinh hàn.
- Cổ bên trái lắp nhiệt kế.
- Cổ bên phải đậy nút.
Khuấy ở tốc độ 300 vòng/phút cho đến khi nó hòa tan hoàn toàn trong khoảng 2 phút.
Đồng thời, cho 75mL dầu đậu phộng vào bình tam giác 250mL, bịt kín miệng bình và
gia nhiệt cho nó đến 60 oC.
Sau đó, đổ nhẹ nhàng 75mL dầu đã được gia nhiệt ở 60 oC vào bình cầu 3 cổ có chứa
Natri methoxide. Khấy hỗn hợp này ở tốc độ 400 vòng/phút trong 2 giờ ở áp suất
xung quanh. Sau đó, hỗn hợp được rót vào phễu chiết và để yên trong vòng 24 giờ để
hỗn hợp tách thành hai pha lỏng, pha lỏng phía trên có màu vàng là Biodiesel, pha
lỏng phía dưới có màu tối là glycerin.

3
TỔNG HỢP BIODIESEL
7
Hình 19: Hỗn hợp Biodiesel và glycerin sau khi đã tách lớp (6:1).
Tách Biodiesel và glycerin ra bằng cách cho glycerin chảy vào một cốc thủy tinh khác
qua đáy có khóa vòi của phễu chiết.
Để thu được Biodiesel tinh khiết, ta cần phải loại bỏ rượu dư thừa và chất xúc tác
bằng cách rửa qua với nước cất nhiều lần.

Hình 20: Biodiesel đã được rửa qua nước cất nhiều lần (6:1).

3
TỔNG HỢP BIODIESEL
8
Dùng giấy quỳ để kiểm tra độ pH của Biodiesel, khi thấy giấy quỳ ở độ pH bằng 7 thì
dừng rửa.

Hình 21: Độ pH của Biodiesel sau khi rửa (4:1).


Đem phần Biodiesel đã rửa đi sấy ở nhiệt độ 60 oC trong vòng 24 giờ.
Sau 24 giờ, lấy Biodiesel ra và kiểm tra lại hàm lượng nước có trong Biodiesel bằng
cách cho nó tiếp xúc với CuSO4 khan.

3
TỔNG HỢP BIODIESEL
9
Hình 22: Biodiesel được kiểm tra hàm lượng nước bằng CuSO4 khan (6:1).
Nếu thấy CuSO4 chuyển sang màu xanh thì tiếp tục mang đi sấy, nếu thấy không màu
thì ta thu được Biodiesel sạch.

Hình 23: Lượng Biodiesel thu được khi tổng hợp theo tỉ lệ Methanol:dầu (6:1).
Kết quả
Thể tích Biodiesel thu được: 68mL
Hiệu suất thu sản phẩm:
V biodiesel 68
H= × 100= × 100=90 ,6 %
V dầu 75
Tỷ trọng tại: 30 oC:
m−mbình 27 , 02−18 , 47
ρ biodiesel= = =0.855 g/ml
V biodiesel 10
ρ biodiesel 0.855
SG= = =0.859
ρ nước 0.9957
Độ nhớt: μ=4.7 c . St
Hàm lượng nước: khoảng ¿0.05%.
Nhận xét: Hiệu suất thu sản phẩm ở tỷ lệ 6:1 tăng mạnh so với tỷ lệ 3:1 khi tăng tỷ lệ
Methanol:Dầu

4
TỔNG HỢP BIODIESEL
0
4.2 Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế:
Kết thúc quá trình thực nghiệm nhóm chúng em đã tổng hợp được Biodiesel có các tính
chất đạt được một số tiêu chuẩn của TCVN 7717-2007, Biodiesel thu được có độ nhớt
nhỏ hơn nhiều so với nguyên liệu là dầu đậu phộng, hiệu suất thu sản phẩm tăng đáng kể
khi tăng tỉ lệ của Methanol trong cùng một điều kiện sản xuất.

Nguyên liệu Khối lượng Giá thành Thành tiền

Dầu đậu phộng 110mL 120.000 VND/Lít 13.200 VND

NaOH 1g 47.000 VND/1Kg 47 VND

Methanol 35,2 mL 60.000 VND/ 0.5lít 4.224 VND

Điện năng 5,6KWh 2.500 Đồng/KWh 14.000 VND

Nước 0.02 m3 6.700 VND/m3 134 VND

Tổng 31.605 VND

Bảng 6: Chi phí để tổng hợp 100mL Biodiesel từ dầu đậu phộng theo tỉ lệ 6:1
trong phòng thí nghiệm.
Chi phí sản xuất chưa tính đến nhân công, đầu tư máy móc, thiết bị, dụng cụ, chi phí
đóng gói, vận chuyển, bảo quản…

4
TỔNG HỢP BIODIESEL
1
CHƯƠNG 5. THIẾT KẾ BAO BÌ VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
5.1 Thiết kế bao bì
Sau khi tổng hợp được Biodiesel và tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm, đạt được
theo những yêu cầu của TCVN 7717:2007, nhóm tác giả tiến hành tạo nhãn hiệu thiết kế
bao bì cho sản phẩm. Việc sản phẩm có nhãn hiệu góp phần rất lớn cho việc tăng sự uy
tín của sản phẩm, tác động trực tiếp đến lòng tin của khách hàng, việc đưa những thông
tin cần thiết của sản phẩm vào nhãn hiệu giúp người khách hàng dễ dàng tiếp cận và có
những thông tin cần biết về sản phẩm, hạn sử dụng và hướng dẫn sử dụng.

Hình 24: Thiết kế bao bì.

4
TỔNG HỢP BIODIESEL
2
5.2 Giới thiệu sản phẩm

Hình 25: Sản phẩm hoàn thiện.


5.2.1 Công dụng
Biodiesel là loại nhiên liệu được sử dụng làm cơ sở để thay thế cho nhiên liệu Diesel
truyền thống mà không cần bất kỳ sửa đổi nào đối với động cơ Diesel, nồi hơi hoặc các
thiết bị đốt khác.
5.2.2 Hướng dẫn sử dụng
Sản phẩm Biodiesel được nhóm tác giả tổng hợp từ phòng thí nhiệm khoa Hóa, trường
Đại học Bách Khoa – ĐHĐN không được sử dụng trực tiếp cho động cơ Diesel mà cần
được phối trộn với Diesel truyền thống trước khi sử dụng cho động cơ.

4
TỔNG HỢP BIODIESEL
3
PHỤ LỤC
Phân tích hàm lượng nước bằng phương pháp Karl – Fischer [11]
Vào năm 1935, nhà khoa học người Đức Karl Fischer đã công bố phương pháp xác định
hàm lượng nước trong các mẫu. Đây là một phương pháp chuẩn độ dựa trên phản ứng
Bunsen được sử dụng để xác định sulfur dioxide trong dung dịch nước:
SO2 + I2 + 2H2O → H2SO 4 + 2HI
Karl Fischer đã phát hiện ra rằng nếu lưu huỳnh đioxit được thêm vào với lượng dư thì
phản ứng tương tự có thể được sử dụng để xác định nước bằng cách chuẩn độ các axit
được tạo ra.
Trong những năm tiếp theo, cả phương pháp cân bằng hóa học ban đầu và thuốc thử đều
được sửa đổi.
Fischer đã trình bày phản ứng đưa ra tỷ lệ mol không chính xác giả sử phản ứng Bunsen
có nước trong đó metanol chỉ đóng vai trò là dung môi.
Sai lầm đã được sửa chữa bởi Smith, Bryant và Mitchell, những người đã phát hiện ra
rằng pyridin chỉ hoạt động như một chất đệm, cho chúng ta phản ứng được sử dụng ngày
nay:
H2O + I2 + [RNH]+SO3CH3+ + 2RN → [RNH]+SO4CH3- + 2[RNH]+I-
Lúc đầu, việc chuẩn độ được tiến hành thủ công. Điểm kết thúc được báo hiệu bằng sự
bền màu nâu do lượng iốt dư thừa được thêm vào. Điều này không chỉ chậm mà còn
không phù hợp với các mẫu màu.
Ngày nay, chuẩn độ KF được tự động hóa và sử dụng rộng rãi để xác định nước
trong các ngành công nghiệp khác nhau.
Có hai kỹ thuật khác nhau để xác định nước của Karl Fischer: Chuẩn độ KF thể tích
(100ppm – 100%) và chuẩn độ KF điện lượng (1ppm – 5%).

Hình 3: Máy chuẩn độ KF thể tích và chuẩn độ KF điện lượng.


Trong dự án lần này, dựa vào TCVN 7717:2007, kỹ thuật xác định lượng nước Karl
Fischer mà ta dùng là chuẩn độ KF điện lượng.

4
TỔNG HỢP BIODIESEL
4
Chuẩn độ KF điện lượng gồm có chuẩn độ KF điện lượng có màng ngăn và không có
màng ngăn.
Màng ngăn cách ngăn anot và catot. Mục đích của nó là ngăn không cho iot được tạo ra
bằng phương pháp điện hóa chuyển ngược trở lại thành iođua ở cực âm thay vì phản ứng
với nước. Máy chuẩn độ không màng ngăn sử dụng một cấu trúc hình học khác để ngăn
không cho iot tạo ra đảo ngược thành iođua (hình 4). Khi khí hydro được tạo ra trong
ngăn catot, nó sẽ tạo ra một lớp bọt khí trên bề mặt catot. Lớp khí này ngăn không cho iot
bị khử ở cực âm. Tuy nhiên, một lượng nhỏ iot vẫn có thể bị đảo ngược thành iođua khi
tới cực âm.

Hình 4: Cấu hình màng ngăn và không màng ngăn.

4
TỔNG HỢP BIODIESEL
5
KẾT LUẬN
Trong khuôn khổ dự án PBL1: Hóa học ứng dụng, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài
“TỔNG HỢP BIODIESEL TỪ DẦU ĐẬU PHỘNG”. Sau gần 5 tháng tìm hiểu và thực
hiện đề tài, dưới sự chỉ dẫn tận tình của quý thầy cô, nhóm chúng em đã thực hiện được
nội dung đề tài, tổng hợp được sản phẩm và tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm. Quá
trình xây dựng bài báo cáo dự án nhóm chúng em đã giải quyết tốt các vấn đề sau:
Bầu nhóm trưởng. Sau đó, nhóm trưởng sẽ lập sơ đồ gantt và phân chia công việc cho
từng thành viên sao cho nội dung công việc của nhóm đảm bảo được thực hiện theo đúng
tiến độ đã đề ra trong sơ đồ gantt. Về phần tài liệu phục vụ cho dự án, nhóm tác giả đã
dựa vào những tài liệu của thầy/cô cung cấp và cũng đã tiến hành tìm những nguồn tài
liệu chính thống trên mạng internet dựa trên đề tài dự án.
Sau khi thảo luận, nhóm chúng em đã tiến hành phân tích đề tài thông qua những kiến
thức đã học và những tài liệu nghiên cứu sẵn có mà nhóm đã tổng hợp được, bài báo cáo
đã được chia thành 5 chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan về Biodiesel.
Chương 2: Cơ sở lí thuyết của quá trình tổng hợp Biodiesel.
Chương 3: Quy trình tổng hợp Biodiesel.
Chương 4: Thực nghiệm và đánh giá kết quả.
Chương 5: Thiết kế bao bì và hoàn thiện sản phẩm.
Thông qua dự án PBL1: Hóa học ứng dụng lần này, nhóm chúng em đã có cái nhìn tổng
quan hơn về sản phẩm Biodiesel và ứng dụng của nó. Ngoài ra, thông qua dự án lần này,
mỗi thành viên trong nhóm đều đã được trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích,
những kỹ năng làm word, làm powerpoint và hơn hết là kỹ năng làm việc nhóm. Thông
qua quá trình làm việc nhóm chung với nhau, các bạn thành viên trong nhóm chúng em
đã có cơ hội để hiểu nhau hơn, từ những lập luận được đưa ra trước mỗi vấn đề, chúng
em đã có cơ hội để nhìn nhận sự việc từ nhiều khía cạch khác nhau, học hỏi được nhiều
điều từ các bạn thành viên khác trong nhóm.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tình của TS. Nguyễn Đình Minh
Tuấn cùng các thầy/cô giáo trong bộ môn Công nghệ Dầu Khí và Khai thác Dầu đã tạo
mọi điều kiện, giúp đỡ chúng em để chúng em có thể hoàn thiện đề tài này tốt nhất.

4
TỔNG HỢP BIODIESEL
6
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] “https://hr.linkedin.com/posts/chrissymhudson_biodiesel-energy-fintech-activity-
6977953357005017088-3Nk1?fbclid=IwAR10OQKmdHiyqsf-
ltVsSMSG9FvJEtQ3PaLWEV_xwLsLNoRRvxsTZV1DKJI” (truy cập lúc 20h30
ngày 28/02/2023).

[2] Ali Asghar Rastegari, Ajar Nath Yadav, Arti Gupta, Prospects of Renewable
Bioprocessing in Future Energy Systems, 2019 (truy cập lúc 18h00 ngày
28/02/2023).

[3] “https://gapki.id/en/news/20107/indonesia-becomes-worlds-largest-producer-of-
biodiesel” (truy cập lúc 20h30 ngày 07/03/2023)..

[4] “https://congtynangluongmoi.com/ung-dung-cua-nhien-lieu-biodiesel-trong-cong-
nghiep” (truy cập lúc 6h30 ngày 8/06/2023)..

[5] J. Van Gerpen, B.Shanks, and R. Pruszko, Biodiesel Production, August 2002–
January 2004 (truy cập lúc 23h15 ngày 01/05/2023)..

[6] “https://paultan.org/2020/02/20/biodiesel-b20-kini-mula-dilaksanakan/” (truy cập


lúc 20h30 ngày 28/02/2023)..

[7] “https://farm-energy.extension.org/history-of-biodiesel/”(truy cập lúc 2h30 ngày


28/01/2023)..

[8] “https://www.biodiesel.com/history-of-biodiesel-fuel/”(truy cập lúc 22h30 ngày


06/03/2023)..

[9] “https://thuvienphapluat.vn/TCVN/Tai-nguyen-Moi-truong/TCVN7717-2007-
Nhien-lieu-diezen-sinh-hoc-goc-B100-Yeu-cau-ky-thuat-909997.aspx”, 2007 (truy
cập lúc 19h30 ngày 28/02/2023)..

[10] L. C. L. B. T. B. H. D. K. H. Y. T. P. Đ. P. V. T. N. V. N. L. V. T. Nguyễn Văn Đạt,


“TỔNG HỢP DẦU DIESEL SINH HỌC TỪ DẦU THẦU DẦU,” Tạp chí Khoa
học 2012:24b 147-155 , p. 150, 2012 (truy cập lúc 16h15 ngày 07/01/2023)..

[11] “https://www.machinerylubrication.com/Read/594/karl-fischer-coulometric-
titration” (truy cập lúc 11h00 ngày 04/03/2023)..

[12] J. V. Gerpen, Fuel Processing Technology, University of Idiho, Moscow, 2015 (truy
cập lúc 11h00 ngày 04/03/2023)..

[13] Anthony Oyerinde, E. I. Bello, Use of Fourier Transformation Infrared (FTIR)

4
TỔNG HỢP BIODIESEL
7
Spectroscopy for Analysis of Functional Groups in Peanut Oil Biodiesel and Its
Blends, 2016 (truy cập lúc 14h30 ngày 30/04/2023)..

[14] “https://daubiodiesel.wordpress.com” (truy cập lúc 14h00 ngày 30/04/2023)..

[15] “https://www.carlist.my/news/faqs-on-b10-biodiesel--what-you-need-to-know-
before-b10-is-introduced-61929/61929/”(truy cập lúc 20h30 ngày 28/02/2023)..

[16] Ángel Pérez, Abraham Casas, Carmen María Fernández, María Jesús Ramos,
Lourdes Rodríguez, “Winterization of peanut biodiesel to improve the cold flow
properties”, 2009 (truy cập lúc 6h30 ngày 20/01/2023).

[17] Canan Kaya, Candan Hamamci, Akin Baysal, Osman Akba, Sait Erdogan,
Abdurrahman Saydut, Methyl ester of peanut (Arachis hypogea L.) seed oil as a
potential feedstock for biodiesel production, 2008 (truy cập lúc 9h00 ngày
15/05/2023).

[18] S. R. M. A. K. M. Z. S. S. a. S. G. Mushtaq Ahmad*, “Optimization of base


catalyzed transesterification of peanut oil biodiesel,” p. 443, 2009 (truy cập lúc
20h30 ngày 08/06/2023).

4
TỔNG HỢP BIODIESEL
8

You might also like